khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019

Phỏng Vấn Ca Sĩ Bạch Yến







Phỏng vấn ca sĩ Hoàng Oanh và nhạc sĩ Mai Châu







Phỏng Vấn Ca Sĩ Hoàng Oanh







Yến Tử Đi Sứ - Tác giả Cao Thoại Châu




 
Thời Xuân Thu ( 770 - 403 trước công nguyên) nước Tề nhỏ, nước Sở lớn có quan hệ với nhau, thường thực hiện giao lưu nhân dân, đôi khi trao đổi đoàn cấp cao…Lần nọ vua Tề phái Tể tướng Yến Tử đi sứ sang Sở. Bọn cận thần vua Sở đua nhau hiến kế cốt để làm nhục sứ giả và chứng tỏ nước Sở mạnh.

 Yến Tử tới, cổng vào hoàng cung đóng kín, cạnh đó có khoét một lỗ nhỏ vừa một người chui. Quan chủ nhà mời... sứ qua lỗ ấy, Yến Tử thản nhiên nói lớn “Đây là lỗ chó không phải cổng thành, vậy đây là thành Chó chứ không phải hoàng cung Sở! Tôi đi sứ sang nước Sở chứ không sang nước Chó, xin cho biết đây là nước gì, nước Chó hay nước Sở?”

Vua Sở nghe tâu lại thấy hơi bị nhục, ra lệnh mở cổng thành rước sứ. Khi tiếp sứ vua Sở hỏi “Nước Tề không có ai hơn ông hay sao?”. Yến Tử thản nhiên đáp “ Vua nước tôi tùy việc mà chọn người, tôi là loại tầm thường nên được chọn đi sứ sang quý quốc”.

Vua Sở nhục quá, sau buổi tiếp sứ bèn kêu bọn cận thần chóp bu lại nói “Giờ ta biết nước Tề nhỏ nhưng rất mạnh nhờ có những người khí tiết như Yến Tử. Sở ta lớn mà yếu vì có một bọn ngu dốt, hèn kém như các ngươi. Cút!". Nghe theo bọn hèn kém thì vua nước Sở cũng là đồng bọn! Nước mạnh hay yếu không phải ở diện tích hay dân số! Mình cúi thấp thì người ta cao, thế thôi! Thời nay có Israel đó!.


 
Xưa có, Yến Tử…. Nay, "vua" nước mạnh kém khí tiết bị nước yếu làm nhục
 
 




Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

NỖI ÁM ẢNH TỪ MỘT TẤM HÌNH TRONG CHIẾN TRANH- Tác giả Uyên Thao






+svn bị chỉ trích tại Hội Nghị Thăng Tiến Tự Do Tôn Giáo







Nạn Nhân Bị Đàn Áp Đến Hội Nghị Thăng Tiến Tự Do Tôn Giáo Toàn Cầu Tại Bộ Ngoại Giao Mỹ







Chuyện gì đang xảy ra ở Bãi Tư Chính?







Hội Luận Tháng 7/2019: Thời Sự Mỹ và Thế Giới






.

Người Việt tỵ nạn tại Cali kỷ niệm 40 năm ngày quốc tế giải thuyền nhân. 20/7/2019









Hai nhà hoạt động tôn giáo tại VN gặp Tổng thống Trump







IDEOLOGY IN URBAN SOUTH VIETNAM, 1950-1975 - Luận án tiến sĩ cũa Hoàng Tuấn






Ách tắc Hàn Nhật







Một trận tuyến mới của Hoa Kỳ - bảo vệ quyến tự do tín ngưỡng







Việt Nam tuần qua , 20/7/2019







Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

Biển người chuyển hàng lậu từ Tàu Cộng tràn vào lãnh thổ Việt Nam







Thanh niên Quê Bác: "Côn đồ Trại 6"- Tác giả Dương thị Tân



Ngày hôm qua 12 -7-2019. Một ngày kinh hoàng với những anh chị em (ACE) đồng hành với gia đình tù nhân lương tâm (TNLT) đi đòi quyền sống cho thân nhân của họ đang tuyệt thực gần một tháng trong Trại 6, Thanh Chương, Nghệ An.

Buổi sáng, ba chị em chúng tôi gồm cô Châu vợ TNLT Nguyễn Ngọc Ánh, cô Lê Thị Thập, vợ TNLT Lưu Văn Vịnh và tôi. Chúng tôi vào đến Trại 6, K2 lúc 10 giờ sáng.

Trên quãng đường gần vào đến trại, cho đến căn tin trước cổng, chúng tôi thấy rất đông một lực lượng áo thun, quần cụt, nón cối, khẩu trang với danh nghĩa “xe ôm” xúm lại gạ mời dai dẳng. Khi chúng tôi dứt khoát không đi thì câu gạ gẫm trở lên thô thiển, với cam kết bao toàn bộ “ăn uống và nhà nghỉ từ A đến Z.” Tôi bực mình mở khăn trùm đầu cho hắn nhìn rõ tôi đã đáng tuổi mẹ hắn, đồng thời tôi nói gằn giọng: Tôi nói tiếng Việt. Cậu có hiểu không? Hắn quê nên bỏ đi sau khi cố nói vớt: cho em kiếm cuốc để lấy tiền mua sữa.

Ngồi đợi ngoài rìa đường đến hơn 13 giờ, thấy cô Thanh nhắn cả đoàn ACE ngoài Hà Nội đã bị chặn xe ngoài đường khi vào gần đến K2 . Chỉ mình cô Thanh có sổ thăm gặp nên chúng để cho vào và đang ngồi chờ trước cổng K2. Chị em tôi quyết định đi bộ tới K2 để ngồi chờ cùng cô ấy. Tới nơi ngồi cùng cô Thanh được một lúc thì tới giờ làm việc. Cô Thanh vào gởi sổ và đi ra nói với chúng tôi rằng: Họ đồng ý cho hai cô em đi cùng vào thăm. Cô Châu và cô Mười vội đứng lên đi cùng cô Thanh đi vào sau cánh cổng trại. Tôi ngồi lại giữ đồ. Một lát thấy Vũ Hùng đi tới, chào hỏi xong, cậu ngồi xuống cùng tôi và chờ đợi.

Chừng 10 phút sau thấy mấy cô đi ra. Tôi hỏi sự việc thế nào? Cô Thanh nói: Họ nói, đã hết lịch thăm gặp và không có tuyệt thực gì ở đây hết. Sau đó họ đuổi ra. Mấy chị em tôi cứ ngồi ngoài quán nước trước cổng K2 mà chưa tính được gì hơn. Sau cùng tôi quyết định, tôi sẽ đi ra ngoài để gặp ACE đang bị ngăn chặn ngoài đường để cho họ biết tình hình của chúng tôi trong này. Vũ Hùng lên tiếng cản tôi, nói rằng: chị đừng đi !

Nhưng không đi thì không ai biết tình thế của chúng tôi, ( vì hoàn toàn chúng tôi không thể liên lạc với bên ngoài, kể cả gọi đt trực tiếp.) Một mình tôi đi xe ôm từ K2 đến gần K1 thì cô gái chở tôi thả xuống với khẩn cầu: Cô còn làm ăn nên không thể đưa tôi ra ngoài đường lộ được. Tôi đành xuống đi bộ vì không có cách nào khác. Trên con đường có một mình tôi với bầy “xe ôm” áo thun, nón cối lượn lờ. Thấy cũng ơn ớn, tôi cúi xuống lượm cục đá bên đường cầm chắc và dấn bước.

Đi đến đoạn thấy có mấy cái xe đậu dọc con đường, tôi mừng thầm tưởng gặp được ACE Hà Nội. Chưa đi đến gần cái xe thì bất ngờ một lũ phía trước tiến tới, lũ phía sau rồ ga tiến lên, lũ đứng rải rác ngoài rìa đường lao sang. Tôi nắm chặt cục đá theo bản năng. Một thằng áp sát phía trước :
Hỏi: đi đâu?
 

Tôi trả lời: tôi đi kiếm xe về.
Cầm đá làm gì ?
 

Tôi mới bị con chó đằng kia cắn, tôi cầm để phòng xem có con chó nào cắn nữa không.

Lập tức tay tôi bị một tên bẻ quặt. Tên trước mặt táng một đấm vào hàm. Thằng bên hông dứt một cùi trỏ vào ngực. Tôi lăn quay xuống đường cố gào lớn (vì nghĩ trong cái xe 50 chỗ kia có người của mình.) Nhưng tôi đau điếng chịu thêm những cú đá vào bụng. Tai ù đi vì bị đập (hay đạp) vào đầu. Sau đó chúng xốc tôi lên xe, chạy ra hướng đường mòn Hồ Chí Minh. Ra đến ngã ba. Một lần nữa, chúng xúm lại như bầy chó dại. Những đứa đáng tuổi con, thậm chí tuổi cháu, mà xông vào. Đứa bươi móc cái ba lô nhỏ xíu tôi đeo trên người. Đứa thọc tay vào người tôi sờ nắn… Vẫn chưa yên tâm, khi thằng chỉ huy ra lệnh. Một thằng lột áo. Một đứa lột giày. Rồi, chúng ra lệnh cho tôi phải lột đôi vớ. Tôi nói thẳng. Nếu muốn thì cứ tự lột như đã lột áo. Tôi không tự làm đâu. Chúng như những con linh cẩu săn mồi. Vừa bươi moi, cào xé, vừa gầm gừ chửi bới.

Chúng nói: Về Thanh Chương là hết sống. Nhớ nhé! Kèm luôn sau những cú đấm, đá, đạp, là những câu chửi bẩn thỉu. Chúng là những thanh niên còn trẻ, đã thể hiện đúng đẳng cấp của thanh niên Quê Bác như chúng vỗ ngực tự hào. Tôi đứng đó đón xe về thành Vinh. Nghĩ sao đó, thằng chỉ huy ra lệnh cho một tay chạy xe ôm (chắc xe ôm thiệt) chở tôi chạy đi xa chỗ đó để đón xe. Tôi vừa leo lên hắn lại thay đổi chiến thuật. Hắn sai một tên áo thun, nón cối chở tôi. Tôi nói, anh này chở tôi cũng được. Lập tức, tôi bị hai con quỉ cái giật mạnh hai bên tay về phía sau làm tôi bật ngửa.

Chúng lại xốc tôi lên cho tên kia chạy đi, với theo sau là mấy cái đập và mấy câu chửi khốn nạn của một con quỉ cái. Hắn chạy được một lúc tôi hỏi: Tôi về Vinh sao cậu lại chở tôi về hướng này? Hắn nói: lối này đi Vinh. Hắn đâu biết tôi đã mấy năm ra vào trại 6. Nhưng thôi! Có nói thì mình cũng chỉ một mình. Còn hắn có để tôi ở đâu với tôi chẳng thành vấn đề. Chạy khoảng 30 phút, hắn tấp vào lề đường, thả tôi xuống và nói: Từ đây đi đến chỗ bắt xe về Vinh còn 10 km nữa, chị cứ đi đi. Tôi cũng chẳng còn muốn tranh cãi gì với những cái đầu đã được quán triệt tư tưởng của Bác, coi dân là kẻ thù.
Tưởng đã xong, ai ngờ hắn còn cố nói: Chị trả cho tôi 100 ngàn tiền xe ôm. Tôi bật cười: Sao cậu đòi tiền tôi. Cậu về về bảo mấy thằng sai cậu chở tôi ra đây, nó trả cho. Nó giở giọng xe ôm chính hiệu ra: Ôi lấy được tiền của mấy người đấy khó lắm. Tôi nói luôn : mấy thằng đó làm cái nghề đó lắm tiền lắm! Nghề gì? Hắn hỏi lại. Nghề đánh dân thì luôn có nhiều tiền, tin tôi đi. Cậu cứ về mà đòi. Hắn vớt vát: Chị không có tiền sao đi xe được. Tôi trả lời: Cậu khỏi lo. Tôi lên xe như nào là việc của tôi. Thấy không thể doạ được tôi dù vứt bỏ tôi giữa đường mòn Hồ Chí Minh rừng rú. Nhây nhúa thêm chừng 5 phút hắn bỏ đi.

Lê chân nặng nhọc đi bộ chừng hơn cây số giữa cái nắng Nghệ An tháng 6. Tôi cũng vẫy được chuyến xe khách đi hướng quốc lộ 1A. Xe chạy được gần chục cây số thì gặp được xe của ACE Quỳnh Lưu. Các cháu chỉ biết tôi sơ sơ nhưng cũng nhiệt tình mời lên xe để đưa tôi về Đô Lương. Xe chạy được một chút thì gặp xe của ACE Hà Nội đậu bên đường. Lui xe lại, 2-3 nhóm ACE gặp nhau. Chưa kịp mừng vui thì đau xót thấy mọi người ai cũng bị đánh đập bất kể già trẻ. Anh Huỳnh Ngọc Chênh mặt mũi xưng vù, anh Trương Dũng một bên tai chảy máu, cô Thuý Hạnh môi miệng cũng chảy máu… còn các chị Nguyên Bình, chị Hoàng Hà, vợ chồng cô Cấn thị Thêu … dù lớn tuổi vẫn bị lũ côn đồ của Đảng và của Bác đánh đập không kiêng nể.

Tôi, người đã từng chịu biết bao trận đòn thù từ đám côn đồ giả dạng, và của biết bao địa phương tôi từng đi qua. Nhưng phải xác nhận một điều, côn đồ Trại 6 Nghệ An, đã vượt lên một tầng nấc mới ở độ điên cuồng, lưu manh và hèn hạ đúng danh hiệu thanh niên Quê Bác.

Lại nhớ và tâm đắc câu nói của nhà báo Phạm Đoan Trang: Tôi không bao giờ tin công an cộng sản có thể thay đổi ! TÔI CŨNG VẬY!


Chủ nghĩa quốc gia dân tộc







Lo ngại về ảnh hưởng của Tàu Cộng tại Tonga, Phi Châu







Ông Trump chỉ trích các nữ dân biểu Dân chủ là ‘những kẻ gây rối sinh ra ở ngoại quốc’







Turkey và Hỏa tiễn S-400 của Nga







Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2019

Văn Hóa Lon - Tác giả Nguyễn thị Cỏ May



Nói «Văn hóa lon» vì tiếng «LON» trong câu quảng cáo của Coca Cola «Mở lon Việt Nam» bị bà Ninh thị Thu Hương, Cục Trưởng Cục Văn hóa Cơ sở, phê phán là «thiếu văn hóa . Vậy «Lon» vốn có sẵn tính văn hóa mà nay do dùng không đúng mà nó thiếu . Vì cách sử dụng làm thiếu văn hóa nên «Lon» bị Cục Trưởng Văn hóa lến án thêm là «phản cảm, trái thuần phong mỹ tục» . Sẵn đà, bà Cục trưởng còn phán tiếp theo «trong tiếng việt không có từ lon . Chưa kể bản thân chữ «lon» đặt cạnh cái khác… . Ví dụ như có thể thêm mũ thêm rất nhiều thứ . Nó mà ở các phương tiện quảng cáo ngoài trời, có nhiều tình huống có thể thêm mũ thêm dấu vào từ đó . Vì vậy nó rất là khủng khiếp nếu chữ đó nó chềnh ềnh ra trên biển quảng cáo ngoài trời » (Thanh Niên, 29/6/2019, Chu Mộng Long trích dẩn trong «Thân phận cái lon») .

Với vc văn hóa là vô cùng quan trọng bởi nó định hướng cho mọi sanh hoạt của chế độ và của nhơn dân . Không thấy sao, ở Việt Nam nhan nhản những tấm bảng lớn kẻ chữ đỏ lòm «Nếp sống văn hóa, Khu phố văn hóa, … » . Nghĩa là Việt Nam dưới chế độ ta là nước đầy văn hóa . Không có ở đâu bằng !
 

Do tính siêu văn hóa đó nên tưởng nay có nói thêm đôi chút về câu chuyện «lon» của bà Cục Trưởng Thu Hương để hiểu quan niệm văn hóa của ta, chắc sẽ không đến nổi bị bạn đọc quở . Vẫn biết không thiếu bạn đọc sẽ quát lên rằng «Thứ chuyện tào lao, hơi đâu làm mất thì giờ» !

Lon của Việt Nam
 

Bà Thu Hương, Cục Trưởng Văn hóa Cơ sở, cho rằng từ «lon» không có trong tiếng việt nam . Cục Trưởng Văn hóa nói, lời của bà phải có trọng lượng về văn hóa . Cỏ May tôi thiệt tình không dám nói «Trong tiếng việt nam có từ «lon» và càng không dám nói từ «lon đúng là tiếng việt nam» . Mà chỉ dám nêu ra vài trường hợp từ «lon» được người việt nam, không lai căng tàu hay cu-ba hay vénézuela, dùng rất phổ thông, trên đất nước việt nam không xhcn và từ khá lâu, phải từ trước khi bà Cục Trưởng Thu Hương sanh ra đời .
Trẻ con từ trước 1950, từ thành thị tới thôn quê, có trò chơi tập thể «tạc lon» . Chắc quí vị bạn đọc có mặt ở thời điểm đó còn nhớ hoặc cũng có chơi . Vì lúc bấy giờ Việt Nam đang chiến tranh, đồ chơi của trẻ con, như xe hơi, banh, búp bế,…chỉ dành riêng cho con em nhà giàu, tây tà, … Muốn đá cầu, lấy lông gà, kết với những khoanh giấy cạc-tông mỏng cắt tròn, giây thung cột lại . Đá banh, lấy trái bưởi rụn, quấn thêm giấy hoặc rơm làm banh, …


«Tạc lon» là trò chơi khá phổ biến trong giới trẻ xóm lao động của thành phố . Lấy cái lon sữa bò (lon bơ hiếm, lon coca cola hay bia, nước ngọt chưa có), dĩ nhiên hết sữa, đặt giữa một vòng tròn, khoanh lớn nhỏ tùy theo sự đồng ý chung, cách mức qui định cho chỗ đứng của người chơi, cũng tùy sự đồng ý chung (chừng 3,4m) . Tham dự trò chơi «tạc lon» phải từ 2 người tới 4, 5 người mới hào hứng . Chơi lần lượt từng người một . Người chơi đứng vào mức qui định, tay cầm chiếc dép của mình hoặc mượn dép nếu đi chơn không, mắt nhắm cái lon là mục tiêu, tay ném chiếc dép thẳng vào cái lon. Cái lon văng ra khỏi cái vòng tròn là thắng . Trò chơi «tạc lon» mang tính thuần văn hóa vô sản, vì chơi vui, không ăn tiền vì trẻ con nhà nghèo cũng không có tiền để cờ bạc .

«Lon - Gáo gì cũng vậy» mà, con ơi ! Một bà già trầu từ xẻo rô lặn lội, khăn gói lội lên Sài Gòn tìm thăm con gái. Bà tới xóm lao động bên Xóm Chiếu, Quận IV (Thời Tây là Quận VI), tay cầm tờ giấy có ghi địa chỉ của con gái. Bà tới đúng nhà nơi con gái của bà ở. Không thấy con, bà hỏi người trong nhà lạ hoắc với bà . Một cô gái, trạc tuổi con gái của bà, bước ra tiếp chuyện với bà, trả lời :
 
Bác ơi, ỏ đây, không có ai tên Gáo hết. Ở đây có chị tên Thanh Loan, quê ở Rạch giá, ở đậu ở đây được mấy tháng rồi, để đi làm . Mà tối chị ấy mới đi làm . Chị vừa ngủ dậy, đi ra ngoài trước đường ăn sáng, chút xíu về . Bác bước vô, ngồi nghỉ tạm, đợi chị ấy về, bác coi có phải con gái của bác không? .
 
Bà già thấy cô gái nói chuyện tử tế, không ngần ngại, vào nhà ngồi chờ. Bà vừa uống xong tách nước, cô Thanh Loan cũng về tới.
 

Thấy mẹ, cô gái kinh ngạc, lo sợ mà không kịp mừng rỡ :

Trời ơi ! Má đi đâu vậy ? Con đã dặn, con gởi tiền về cho má. Lâu lâu, con về thăm má.

Đi chi vậy. Cho khổ thân.
 

Nói xong, cô gái ôm chầm lấy mẹ.

Bà già cảm động, mừng gặp con, cũng sục sùi nước mắt. Kéo cái khăn trên cổ, chậm nước mắt, vuốt tóc con gái, vừa nói :
 
Má hỏi, may có cô chủ nhà nói ở đây có cô L…on, quê ở Rạch giá ở đậu …Má nghi nghi nên ngồi chờ. May ra. Đi bộ lâu, cũng mỏi cẳng rồi.
 

Ai ngờ là con ở đây. Mà con ơi, con đổi tên của cha mẹ đặt chi vậy ?

«L…on – Gáo» gì, cũng vậy, chớ có gì khác đâu. Con đổi tên làm chi vậy, cho má khó kiềm con nữa. May mà có cô ở đây …tử tế …(Loan, bà già không phát âm được nên với bà, đó là LON) .
 
Gáo là dụng cụ múc nước rất thông dụng ở nhà quê miền nam, làm bằng cái vỏ cứng của trái dừa khô, sau khi đã lấy uuớc và cơm dừa rồi. Hai bên, người ta đục 2 cái lổ thẳng hàng, xỏ vào một thanh tre làm cáng cầm khi sử dụng. Múc nước xong, gáo được móc lên cây đinh đóng vào cây cột hoặc vách ván cạnh lu nước.
 

Cái Gáo bên cạnh lu nước là hình ảnh quên thuộc của xóm nhà là ở nhà quê miền nam .
 
Lon và tiếng việt
 

Trong thực tế đời sống xã hội việt nam từ xa xưa, ít lắm cũng cách nay hơn nửa thế kỷ, đã có từ LON và rất phổ thông .
 

Từ LON được đem vào Từ điển Việt Nam, nghĩa là nó đã trở thành chánh thức cho sử dụng. LON được Từ điển Việt am (internet) định nghĩa rất chi tiết :
        
LON là danh từ có nghĩa như dưới đây :

-thú rừng cùng họ với cầy móc cua, nhưng nhỏ hơn.

-hộp đựng sữa hoặc nước giải khát, thường bằng kim loại

-bia lon

-lon nước ngọt

-bơ (phương ngữ)

-đong mấy lon gạo nếp

-nấu ba lon gạo

-vại nhỏ, chậu nhỏ bằng sành

-lon nước gạo

-nén một lon cà

-phù hiệu quân hàm (khẫu ngữ)

-đeo lon đại uý . Xin nói thêm khi được lên Lon, được móc Lon, người này phải đãi bạn bè một chầu nhậu, gọi là «Rửa Lon» .

Thông thường, khi một tiếng được đưa vào Từ điển, tiếng ấy đã trải qua một thời gian dài trong sử dụng . Tiếng LON được nhắc lại trong trò chơi của đám trẻ con nhà nghèo cách nay hơn nửa thế kỷ, như vậy tiếng LON phải xuất hiện trước đó khá lâu. Và chắc từ thời Tây ở Việt Nam, dùng đồ hộp. Trước khi cái Bộ Văn hóa ra đời. Hay còn trước cả cái Việt nam Dân chủ Cộng hòa nữa kìa ! Chắc chắn Lon là tiền bối của Cục Trưởng Cục Văn hóa Cơ sở !

Như người Bắc gọi cái cốc, dân Nam kỳ kêu cái ly . Cái «cốc» (cup - tasse) do người Hòa-lan đem tới Miền Bắc rất sớm, từ thế kỷ XVII .
 
Phản cảm, thiếu Văn hóa, trái Thuần phong mỹ tục
Đó là khẳng định của Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT-DL) trong công văn gửi các Sở VH-TT-DL các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương về việc chấn chỉnh hoạt động quảng cáo sản phẩm Coca-Cola, được đăng trên Cổng thông tin Điện tử của Bộ VH-TT-DL vào chiều 28/6/2019. Ngay lập tức công văn này vấp phải ý kiến trái chiều của dư luận. Một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam có ý kiến : « Không phản cảm, không thiếu Văn hóa, không trái Thuần phong mỹ tục » .

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ Hoàng Tuấn Công, tác giả sách “Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu” cho biết: Những cuốn từ điển trước năm 1930, ví dụ như cuốn “Việt Nam từ điển” của Hội Khai trí Tiến Đức đã ghi nhận từ “lon”.

Giải nghĩa của chữ “lon” theo Từ điển này như sau: “Lon là một chậu lòng nông, thành cứng”. Ví dụ như “lon giã cua”, hay câu “Cái lon xách nước, cái lược chải đầu..”.
Trong các câu hát đồng giao thì từ lon cũng đã được sử dụng từ lâu trong dân gian và quá thông dụng.
 

Theo từ điển ghi nhận đến bây giờ từ “lon” cũng đã xuất hiện gần 100 năm. Và từ “lon” đã tồn tại từ trước đó rồi, không phải đến khi từ điển ghi nhận thì nó mới xuất hiện.
Trả lời câu hỏi của Phóng viên Báo NNVN về cụm từ “Mở lon Việt Nam” theo đánh giá của Cục Văn hóa cơ sở là “vi phạm thuần phong mỹ tục”, ông Hoàng Tuấn Công khẳng định:


“Theo tôi, cụm từ “Mở lon Việt Nam” không có gì trái thuần phong mỹ tục cả, đấy đều là những từ thông dụng. Chẳng qua trong ngữ cảnh “lon Việt Nam” thì nghe nó lạ, đáng nhẽ nếu gọi là “lon Coca - Cola Việt Nam” thì sẽ không gây nên sự nghi ngại gì. Việc gọi tắt là “Mở lon Việt Nam” thì tự các nhà quản lý văn hóa nghĩ nó trái thuần phong mỹ tục thế thôi, còn về nguyên tắc cụm từ “Mở lon Việt Nam” không có gì là trái thuần phong mỹ tục cả”.

Còn PGS. TS Phạm Văn Tình, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam khẳng định : Tổ hợp “Mở lon Việt Nam” của Coca - Cola không có vấn đề gì . Luật Quảng cáo được áp dụng cho tất cả người Việt Nam và những đối tác kinh doanh với người Việt Nam ở trên đất nước Việt Nam, cho nên sử dụng từ Việt Nam chẳng có vấn đề gì là vi phạm.
 

Honda họ sử dụng slogan “Tôi yêu Việt Nam”, Bitis có slogan “Nâng niu bàn chân Việt”, hay những chương trình khác vẫn dùng 2 chữ Việt Nam đi cùng đấy chứ. Một trong những nguyên tắc người ta làm slogan hay làm quảng cáo, người ta có quyền rút gọn hoặc tạo ra các cấu trúc mới, lạ, gây ấn tượng, miễn là nó không đi quá xa . Cho nên cấm không cho sử dụng từ Việt Nam, từ Hà Nội hay bất kỳ từ nào đi kèm trong quảng cáo sản phẩm nghe nó không ổn. Ông Tình, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, quả quyết thêm : “Trong tất cả các từ “lon” tồn tại trong tiếng Việt thì không hề có nghĩa xấu” (Báo Nông Nghiệp, Khải Mông – Như Đông).
 

Thế mà khi thực hiện chỉ đạo của Cục Văn hóa cơ sở, Sở VH-TT-DL Hà Nội đã chỉ đạo tháo dở biển quảng cáo với slogan “Mở lon Việt Nam” ở khu vực Ô Chợ Dừa và phạt hành chính 25 triệu đồng với sự việc này

(Báo Nông Nghiệp, Khải Mông – Như Đông).
 
Văn hóa LON
 

Bà Cục Trưởng Ninh thị Thu Hương cho rằng «mở lon là phản cảm, thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục» vì bà nghĩ khi nói LON là bà phải thêm dấu, đội nón cho nó . Làm Văn hóa tới Cục Trưởng Cục Văn hóa, bà không thể nghĩ gì khác hơn . Không nghĩ phải thêm dấu, đội nón chữ Lon là chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Là tha hóa, là mất lập trường giai cấp.
 

Nhơn cơ hội này, tưởng cũng nên nhắc lại Người với vài «thành tích Lon» theo nghĩa «lon» của bà Cục Trưởng Thu Hương, để nhờ đó làm toát lên thêm nghĩa của từ «Lon và văn hóa lon» của bà .

Bác Hồ của Cục Trưởng, năm 1924 ở Quảng châu, được gia đình bên vợ cửa Lâm Đức Thụ cho ăn ở và qua sự giới thiệu của Lâm Đức Thụ, bác lấy cô Lý Huệ Khanh là em của bà Lý Huệ Quần, vợ của Lâm Đức Thụ, tuy Hồ đã có Tăng Tuyết Minh rồi. Số Hồ hên về Lon, có 2 Lon «ma - zê in china» cùng lúc.
 

Sau khi vượt ngục Hồng kông được tổ chức an toàn năm 1932, Hồ Chí Minh qua Nga dưõng bịnh. Ở đây, Hồ có cô bồ người nga, Vera Vasilievna, người đã hết lòng bảo vệ Hồ khi Hồ bị Ban Thẩm Tra ở Quốc Tế Cộng Sản điều tra, và bị bắt buộc học tập cải tạo tập trung, có thời gian khá dài, bị Staline cho đi lao động tại nông trường. Nơi đây, Hồ có bắt bồ với một nữ nông dân nga, có với cô bồ này một người con trai . Khi Hồ làm Chủ tịch, người con trai này sống ở Nga và được Tòa Đại sứ Hà Nội tại Moscou trợ cấp hàng tháng . Cứ mỗi đầu tháng, anh chàng tới Tòa Đại sứ lãnh tiền (Vũ Thư Hiên kể, do lúc Vũ Thư Hiên học ở Nga; nhờ bạn sắp xếp, được trông thấy 1 lần) .
 
Theo địa chỉ tìm thấy trong cuốn sổ Voyageur Représentant Placier Cách mạng (VRP de la Révolution) , cảnh sát Anh ở Hồng Kông, vào 2 giờ sáng ngày 6/6/1931, đột nhập tầng lầu 2, nhà của T.V.Wong mướn tại số 168 đường Tam Công (Tam Kung), khu người Hoa ở Cửu Long . Nhà chức trách bắt được 2 người cùng nằm trên một giường, y phục thiếu, có lẽ vì Hồng Kông oi bức do người đông đúc, nhà cửa chật hẹp . Người đàn ông khai tên là Sung Man Sho (Tống Văn Sơ) . Người đàn bà trẻ tự khai là người Quảng Đông , tên Li Sam (Lý Tam). Cuộc thẩm vấn tại chỗ cho biết Wong, người thuê nhà, và Sung, người ngủ trên giường cùng người nữ, chỉ là một và đó là Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh sau này.
 

Về Li Sam , tên thật là Ly Ung Thuan (Lý Phương Thuận hay Lý Huệ Phương). Theo Nguyệt Tú (Chị Minh Khai, NXB Phụ Nữ , Hà Nội 1980 , trang 42) : “Từ ngày đặt chân lên đất Trung Quốc , với bộ quần áo cải trang làm người con gái Trung Hoa, dưới cái tên Duy, rồi Trần Thái Lan, rồi Lý Huệ Phương khác nhau, Minh Khai nhiều lần vượt qua lưới mật thám Anh, Pháp ”.

Thế là bác của Cục Trưởng Thu Hương có thêm 1 cái Lon “ma-zê in liên-xô ” và 1 cái Lon “ma–zê in việt nam”. Sau đó, bác đẩy qua cho đồng chí Lê Hồng Phong. Từ đó, bác còn thêm bao nhiêu cái Lon nữa ? Phải Bộ Chánh trị ở Hà Nội mới biết .
 

Như vậy phải nói bác Hồ đứng là người của văn hóa lon . Nhưng vốn con người cộng sản tinh rồng, bác chỉ xử dụng Lon, mà không bao giờ giữ Lon. Vì giữ riêng Lon cho mình là nặng tinh thần sở hũu, thứ văn hóa tư sản, mất quan điểm giai cấp. Với cộng sản, tất cả là của ta cả mà !

Năm 1990, rất tiếc Unesco đã không chọn Hồ Chí Minh là nhà văn hóa. Nay Cục Trưởng Cục Văn hóa Cơ sở còn đợi gì nữa mà không suy tôn bác là nhà văn hóa Lon trác tuyệt ?


The Tank Man







Nha Trang: Phát triển du lịch và những hậu quả nhãn tiền



Trong thời gian gần đây, báo giới quốc nội đồng loạt đưa tin về các dự án lấn biển, phá núi ở Nha Trang để thực hiện các hạng mục công trình phục vụ du lịch của các đơn vị du lịch tư nhân, tuy nhiên các dự án này phần đông đi ngược với Đồ án quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Vịnh Nha Trang.

Một lần nữa, dư luận tiếp tục gióng lên hồi chuông báo động kêu gọi cần phải gìn giữ và bảo vệ thiên nhiên ở Vịnh Nha Trang trước khi quá muộn.

Những ngọn núi bị “băm nát”

Truyền thông trong nước, vào trung tuần tháng 7 đăng tải hình ảnh núi Chín Khúc ở thành phố Nha Trang bị san ủi nham nhở trên diện tích hàng trăm héc-ta mà người dân địa phương mô tả ngọn núi này đang bị “cạo trọc” và bị “xẻ thịt”.
Đơn vị “xẻ thịt” núi Chín Khúc bị báo chí phanh phui không ai khác là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Sản xuất và Xây dựng Khánh Hòa (Công ty Khánh Hòa-PV) làm chủ đầu tư. Dự án này được cấp phép để thực hiện du lịch kết hợp tâm linh viếng cảnh “Chùa Cửu Long Sơn Tự” và xây dựng các căn biệt thự nghỉ dưỡng trên núi Chín Khúc, cách trung tâm thành phố khỏang 6 km. Từ đây, khách tham quan du lịch có thể nhìn trọn vẹn thành phố và vịnh biển Nha Trang – còn được ghi nhận là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới.
Công ty Khánh Hòa đã được Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Khánh Hòa cấp tổng cộng 513 héc-ta đất trên núi Chín Khúc để làm dự án này và đang tiến hành đào đất, xẻ núi làm đường. Báo giới quốc nội ghi nhận việc thi công của Công ty Khánh Hòa làm thay đổi gần như toàn bộ hiện trạng của núi Chín Khúc.

Không chỉ mỗi núi Chín Khúc trở thành “nạn nhân” bị “băm nát” mà báo giới quốc nội còn đăng tải thông tin la liệt các dự án khác đã và đang manh nha làm thay đổi “diện mạo” của những ngọn núi có vị trí đẹp ở thành phố Nha Trang để kinh doanh du lịch và bất động sản như Dự án Haborizon Nha Trang, rộng hơn 13 héc-ta trên núi Hòn Rớ, Dự án Nhà ở cao cấp Hoàng Phú rộng gần 11,6 héc-ta trên núi Hòn Xện hay các dự án ở núi Cảnh Long (bao gồm Dự án Khu biệt thự cao cấp Ocean View Nha Trang và Dự án Anh Nguyễn Ocean Front Villas).

Điều đáng chú ý mà dư luận đặc biệt quan tâm là khu di tích Bảo Đại nằm trên đồi Cảnh Long với 5 tòa biệt thự cấu trúc kiểu Pháp, được xây dựng hồi đầu thế kỷ 20, hiện nay đang bị phá tan hoang cũng như toàn bộ ngọn núi đang bị biến dạng sau khi UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt quy hoạch và giao gần 14 héc-ta đất cho Công ty Cổ phần Đầu tư Khánh Hà cải tạo khu di tích Bảo Đại và xây thêm khách sạn, nhà hàng, trung tâm hội nghị, bến du thuyền và biệt thự để bán.

Bờ biển bị xâm lấn


Bên cạnh những ngọn núi đang bị tàn phá, nhiều khu vực bờ biển Nha Trang cũng đang bị xâm lấn một cách nghiêm trọng. Nhiều dự án xây biệt thự, lấn biển trong hai thập niên qua không có xu hướng giảm dù một số dự án bị chính quyền tỉnh Khánh Hòa đình chỉ thi công. Một trường hợp điển hình là dự án tại khu di tích Bảo Đại, xây dựng công trình sai với giấy phép được cấp, và dù bị các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa ra quyết định đình chỉ nhưng chủ đầu tư Cổ phần Đầu tư Khánh Hà được nói là vẫn tiến hành thi công (?!).

Nhà báo tự do Võ Văn Tạo, chia sẻ với RFA rằng, một trong những hậu quả trước mắt mà bản thân ông là một cư dân ở Nha Trang cảm thấy rất đau lòng đến mức phải khóc, đó là bờ biển của Vịnh Nha Trang bị Tạp chí National Geographic xếp hạng ở một trong 10 vị trí cuối bảng của 99 bãi biển đẹp nhất thế giới hồi năm 2010. Nhà báo Võ Văn Tạo nhấn mạnh:

“Năm 2010, Tạp chí địa lý du lịch có trụ sở chính ở Hoa Kỳ, theo kết quả bình chọn của hơn 340 chuyên gia du lịch và sinh thái uy tín trên thế giới đã xếp hạng Nha Trang vào trong nhóm 10 bãi biển tệ hại nhất trong danh sách 99 bãi biển nổi tiếng trên toàn thế giới. Đây là một đòn rất nặng cho thành phố du lịch Nha Trang. Cảnh báo của Tạp chí địa lý du lịch Hoa Kỳ, nếu người nào làm trong lãnh vực du lịch có nghiên cứu nhiều thì sẽ nhận thấy cách thức quản lý như thế làm cho Nha Trang-Khánh Hòa đang tự sát và đến một ngày nào đó những khách du lịch có nhu cầu cao có thẩm mỹ sẽ không đến nữa.”

Lợi ích từ du lịch


Đài RFA ghi nhận không thể phủ nhận với sự phát triển quá nhanh tại vịnh Nha Trang, nhằm khai thác và phục vụ không chỉ cho ngành du lịch mà còn là nơi được xem như một “thiên đường” nghỉ dưỡng của công dân toàn cầu, tỉnh Khánh Hòa đạt được nhiều lợi ích như thu hút rất đông du khách nội địa và quốc tế cũng như đạt được doanh thu hàng năm từ du lịch rất lớn.

Số liệu mới nhất được công bố trên truyền thông, Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa cho biết năm 2018 ngành du lịch Nha Trang-Khánh Hòa đón gần 6,3 triệu lượt khách và doanh thu đạt khoảng hơn 20,5 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2017. Và, trong 3 tháng đầu năm 2019, tỉnh này đã đón 1,6 triệu lượt khách, chủ yếu đến tham quan Nha Trang.

Trong đó, khách Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu danh sách du khách quốc tế và có xu hướng tăng với mức bình quân từ 200.000 đến 220.000 ngàn lượt khách mỗi tháng. Trong khi đó, dòng khách truyền thống đến từ Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc…vẫn chiếm một con số khiêm tốn.

Ngành du lịch phát triển ở Nha Trang nói riêng và Khánh Hòa nói chung trong vài năm trở lại đây được cho là quá tải. Giới chức địa phương nói với báo giới rằng dù có bước tăng trưởng mạnh về quy mô, số lượng và chất lượng nhưng việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng kịp với sự tăng đột biến của du khách.

Bên lề kỳ họp thứ 8 Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa VI, Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa, ông Nguyễn Tấn Tuân khẳng định với Báo mạng Zing.vn rằng quan điểm của tỉnh là cần thiết phát triển kinh tế nhưng không vì thế mà không giữ gìn những thắng cảnh sông, núi, biển hồ…

Nói là vậy nhưng theo ghi nhận của không chỉ riêng nhà báo Võ Văn Tạo –người con của đất Khánh Hòa mà còn của không ít người rằng môi trường thiên nhiên ở Vịnh Nha Trang đang bị phá hủy bởi làn sóng phát triển xây dựng vô tội vạ, dưới sự quản lý bị buông lỏng của chính quyền địa phương.

Nhà báo Võ Văn Tạo kể ông là người được tiếp xúc và tận tai nghe giới chuyên gia của Chính phủ nói về quy hoạch ở Nha Trang từ đầu năm 1980 và ông nhận xét đó là những quy hoạch rất tốt và rất hay. Nhưng ông lấy làm tiếc khi quy hoạch “chuẩn” đó không được áp dụng đúng trên thực tế. Nhà báo Võ Văn Tạo nói:

“Theo quy hoạch mà các chuyên gia ở Hà Nội nói là nên dành khoảng 40 đến 50 mét từ mặt đường Trần Phú lùi vào phía trong để làm sân đậu xe hoặc nhà hàng một tầng thôi. Và sau cự ly đó mới cho xây tòa nhà, khách sạn và bắt buộc các tòa nhà đó phải chạy theo hướng từ Đông sang Tây và các khối nhà được giản cách hợp lý để cho thông thoáng thành phố Nha Trang vì gió biển lùa từ phía Đông vào Nha Trang. Còn nếu như chạy theo hướng Bắc Nam thì sẽ chắn hết gió biển và khoảng cách quá hẹp cũng không được. Đấy là quy hoạch ban đầu. Nhưng theo thời gian gần 40 năm tính từ năm 1980, qua rất nhiều nhiệm kỳ của các giới chức địa phương và vì quyền lợi cá nhân, ‘tham bát bỏ mâm’…thì chủ đầu tư nào có tiền cứ chạy chọt, lo lót… kể cả Trung ương nữa chứ không chỉ địa phương đâu, chạy ra tận Chính phủ luôn. Cho nên xây cất rất bừa bãi, thiển cận, chỉ thấy trước mắt mà không thấy lâu dài.”

Hậu quả của phát triển “không theo quy hoạch”


Song song với những số liệu thống kê cho thấy ngành du lịch ở Nha Trang-Khánh Hòa đạt được đầy phấn khởi thì Đài Á Châu Tự Do cũng ghi nhận vẫn chưa có một báo cáo hay nghiên cứu chính thức nào phản chiếu những hậu quả bởi ngành du lịch hái ra tiền gây ra ở Vịnh Nha Trang được công bố.

Báo giới nhiều năm qua thường xuyên nhắc đi nhắc lại điệp khúc của dân chúng ở Nha Trang kêu ca về tình trạng ô nhiễm rác thải và nước thải công nghiệp ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường nhật không chỉ của cư dân mà cả khách du lịch.

Bên cạnh đó, giới chuyên gia cũng lên tiếng cảnh báo về “lợi bất cập hại” của tình trạng xây cất tràn lan tại Nha Trang gây nhiều hệ lụy cho quy hoạch đô thị cũng như phá hủy môi trường thiên nhiên ở đây.

Báo mạng Zing.vn vào trung tuần tháng 4 năm 2019, dẫn lời của Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng cách phát triển hiện tại ở Nha Trang rất ngắn hạn và có hại cho thành phố. Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn nhấn mạnh với Zing.vn rằng nếu chỉ tập trung xây nhà cao tầng dọc theo bờ biển thì phía trong mất tầm nhìn, mất gió và khu vực dọc bờ biển bị ô nhiễm bụi bẩn, khói xe.

Một số chuyên gia còn chỉ ra tình trạng khai phá núi để xây dựng các dự án dẫn đến hậu quả sạt lở khi mưa bão xảy đến, như trong trận mưa ngày 18/11/18 đã có 18 người tư vong và 3 người mất tích đều do sạt lở đất từ trên núi gây ra.
Chủ tịch Hội Kiến trúc sư tỉnh Khánh Hòa, Kiến trúc sư Nguyễn Văn Lộc được Báo mạng Zing.vn trích lời rằng nếu Nha Trang cứ nhắm vào phát triển theo giá trị bất động sản thì thành phố và nhất là cư dân sẽ trả giá.

Ban Quản lý Dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa hồi năm 2014 từng phát động cuộc thi nhằm mục đích bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái ở Vịnh Nha Trang. Nhiều người tham dự cuộc thi này bày tỏ mối quan ngại nguồn tài nguyên thiên nhiên như các rạn san hô hay rừng ngập mặn bị suy giảm nhanh chóng bởi tình trạng xây dựng lấn biển ồ ạt, mặc cho giới chuyên gia cảnh báo là “cháy rừng dưới biển” hay các khẩu hiệu tuyên truyền “còn rừng là còn sự sống” của các cơ quan chức năng.

Thạc sĩ Lâm nghiệp Nguyễn Huỳnh Thuật từng lên tiếng giải thích với RFA về chức năng của rừng ngập mặn là thanh lọc không khí và nước được quân bình, còn rừng cây là lá phổi xanh mà nếu như mất đi những nguồn thiên nhiên đó hậu quả rất nghiêm trọng. Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật cho rằng không chỉ ở Nha Trang nói riêng, mà khắp nơi ở Việt Nam và trên cả toàn cầu cần phải nghiêm túc trong việc bảo vệ thiên nhiên:

“Chúng ta chia sẻ một bầu không khí chung. Chúng ta sống trong một mái nhà xanh chung của toàn thế giới chứ không phải của riêng ai. Cho nên chúng ta không thể làm những điều gì gây tổn hại đến cây rừng, đến muôn loài và đến đất mẹ. Bởi vì cây cối và núi rừng che chở chúng ta. Nếu chung ta làm tổn thương thiên nhiên, giết hại muôn loài thì chúng ta đang tự tử một cách từ từ khi làm như vậy.”

Trong một email gửi cho RFA vào tối ngày 11 tháng 7, Tiến sĩ Sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã cho biết ông lấy làm tiếc trước thông tin và hình ảnh Dinh Bảo Đại ở Nha Trang bị phá tan hoang do sự thiếu trách nhiệm của chính quyền địa phương. Tiến sĩ Nguyễn Nhã kêu gọi cần có sự khẩn trương bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử này không bởi vì lý do lịch sử còn lưu lại dấu tích của Vua Bảo Đại mà còn rất lợi cho du lịch văn hóa lịch sử, một thắng cảnh đẹp của Việt Nam.

Giới chuyên gia, trong đó có Kiến trúc sư Nguyễn Văn Lộc và Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn đề nghị tỉnh Khánh Hòa nên mạnh dạn điều chỉnh lại hiện trạng và tìm giải pháp, phương án cho quy hoạch đô thị thành phố Nha Trang, dựa theo những ý kiến đóng góp của các chuyên gia về xây dựng, quy hoạch đô thị hàng đầu trong nước và ngoài nước.
Thành phố Nha Trang được quy hoạch với mục đích để phục vụ cho ngành du lịch, thế nhưng sau bốn thập niên phát triển chỉ thu hút được nguồn lợi từ du lịch giá rẻ, còn giấc mộng “thiên đường nghỉ dưỡng của công dân toàn cầu” dường như không nằm trong danh sách được ưu tiên lựa chọn của những người ưa chuộng “sản phẩm cao” như đánh giá của nhà báo Võ Văn Tạo rằng “họ sẽ không đến nữa”.

Chúng tôi xin được kết thúc bài ghi nhận hạn hẹp này qua chia sẻ của ông Chánh Nguyễn, một người Mỹ gốc Việt sau chuyến về thăm quê ở Nha Trang hồi tháng 5 vừa qua rằng:
“Trời đất ơi, toàn là khách sạn cao tầng, nó phát triển quá nhiều làm mình ngộp với sự tăng trưởng như vậy. Hòn Tre bây giờ thì bị cạo núi hết, mình nhìn thấy khủng khiếp luôn. Hồi xưa về xứ mình để đi biển, tham quan phong cảnh…Còn bây giờ các đảo (ở Nha Trang) toàn là du khách Trung Quốc. Không còn gì nữa rồi. Nếu có chuyện gì cần thiết phải về thì mình về. Còn như về để an dưỡng thì không muốn đi nữa.”


Người Bắc có đáng ghét không (?!) - Tác giả Nguyễn Ngọc Già






Crafting Stories Of Vitual Reality







Dân Cồn Dầu đinh cư tại Mỹ kể lại cảnh bạo quyền đàn áp cướp đất







Người bị hành hung gần trại 6 Nghệ An kể gì?







Tội phạm trực tuyến đến từ đâu và nguy hiểm ra sao?







Á Châu ngày nay, 14/7/2019