khktmd 2015
Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016
Lời cáo buộc: Tiến sĩ TRÒ bắn chết Tiến sĩ THẦY tại đại học UCLA, vì THẦY "thuổng" software codes của TRÒ, rồi đưa cho kẻ khác. "Xử" THẦY xong xuôi, TRÒ tự sát. Trước đó, trò đã "xử con vợ không còn sống chung" tại Minesota, đi về bên kia thế giới. Một tiến sĩ THẦY khác thoát chết vì "nghỉ dạy" hôm đó
Lời Của Hai Tấm Hình - Tác giả Nguyễn thị Cỏ May
Người dân Việt Nam ở hai thành phố lớn đứng đầy hai bên lề đường, dưới trời mưa lớn, vẫy tay chào đón tổng thống Hoa Kỳ đi ngang qua, với những tiếng reo hò đồng thanh “Obama! Obama!”. Tên của ông tràn ngập cả trên vỉa hè, quán café, quán nhậu, … trong những ngày qua.
Hình ảnh đó quả thật là một sự bất ngờ, khó có ai có thể hình dung được người dân Việt Nam lại bày tỏ tình cảm nồng nhiệt như vậy đối với tổng thống Hoa Kỳ, một quốc gia thù địch như chế độ ra rả tuyên truyền cho tới ngày 30/04 vừa qua. Trong khi đó, chánh quyền Việt Nam dành cho quốc khách một sự đón tiếp với nghi thức tối thiểu phải có.
Về phía khách, ông Obama vẫn thản nhiên, hoàn toàn không để ý đến nghi lễ ngoại giao, vẫn thoải mái, chân tình, cười hồn nhiên, ngồi lê hàng quán, bắt tay mọi người đứng gần một cách thân thiện, … Trọng tâm thật sự của ông là muốn đo lường thái độ của người dân đối với chánh phủ huê kỳ và dân huê kỳ. Có ý kiến cho tất cả đó là sự giàn cảnh tinh vi của Holywood nhưng thực tế là đã thu hút nhơn tâm của mọi từng lớp người dân Việt nam. Ngoại trừ nhà cầm quyền bởi theo biện chứng hể cái gì dân hoan nghênh thì họ đề cao cảnh giác. Do từ nguyên lý nhà cầm quyền cộng sản là không phải của dân và vì dân.
Obama đã đi rồi
Giới cầm quyền ở Hà nội, cũng như đồng chí vàng của họ ở Bắc kinh, khi tới thăm viếng Hoa thạnh đốn hay Paris, chẳng những không được kiều bào của họ đón tiếp nồng nhiệt, mà còn bị la ó, phản đối sự thăm viếng, tố cáo những hành động dã man của chế độ ở trong nước, làm cho họ nhiều lúc đã phải ra về bằng cửa hậu.
Trái lại, ông Obama, sau bốn ngày viếng thăm Việt nam, ra về còn để lại trong lòng người Việt nam, nhứt là tuổi trẻ, những tình cảm trân quí.
“Hỏi vì sao dân tôi mến mộ ngài
Có phải vì ngài là tổng thống
Hay vì xứ ngài đôla chất đống
Không! Chúng tôi yêu vẻ đẹp toả từ ngài.
…. Nụ cười tươi và những cái bắt tay...dệt lối chân tình
….. Mà rung động hàng triệu con tim người Việt
Ngài bàn việc đại sự bằng lời chân thành tha thiết
Chẳng buộc tội ai...nhưng bao kẻ phải cúi đầu.” ….(Thơ của Thương Hoài )
Và người phụ nữ Phượng Trần bị sự chơn tình của khách đã làm cho trái tim của bà rung động sâu xa:
“…Em như đang trong mơ
Khi nghe Anh nói đến
Nam Quốc Sơn Hà ấy
Chỉ có Nam Đế cư
Anh muốn nói gì ư?
Dẹp dã tâm Khựa nhé!
Anh ơi lời Anh khẽ
Chạm đến triệu lòng dân!”… (Thơ của Phượng Trần)
Và cả chơn dung của ông cũng được sinh viên hội họa tự ý thực hiện với lời ghi chú đầy thiết tha quí mến.
Obama và tấm hình ở Tòa Bạch ốc
Ông Obama có gốc gác từ một gia đình da màu nghèo, cha mẹ xa nhau, thuở nhỏ từng sống ở Nam dương, một xứ đông nam á kém mở mang, tức ý muốn nói ông thuộc thành phần xã hội không lấy gì làm khá hơn đám cộng sản lãnh đạo ở Hà nội nhưng ông lại hoàn toàn không cùng bản chất với họ. Nhờ hấp thụ môt nền giáo dục nhân bản, khai phóng, tự do.
Chính giáo dục đào tạo con người. Nhìn tấm hình dưới đây để hiểu tại sao ông Obama qua Việt nam lần đầu tiên mà được dân chúng dành cho ông những tình cảm quí trọng sâu xa như vậy. Thực tế này là phản ứng nghịch lý của những điều mà dân chúng tiếp thu được từ truyền thông chánh quyền. Cũng là kết quả trái chìu của sự giáo dục quần chúng về bạn và thù của chế độ.
Nhiều thập kỷ qua, Nhà Trắng treo rất nhiều ảnh chụp các đời tổng thống, hoặc làm việc hoặc vui chơi. Tấm mới thay chỗ tấm cũ. Nhưng tấm ảnh này chụp Tổng thống Barack Obama đã yên vị suốt 3 năm qua, không bị tháo xuống.
Bé trai trong ảnh là Jacob Philadelphia, sống ở Columbia, bang Maryland. Khi chụp tấm ảnh này vào tháng 5 của ba năm trước, Jacob mới 5 tuổi. Lúc đó, cha cậu là ông Carlton Philadelphia, một cựu lính thủy, rời Nhà Trắng sau hai năm làm việc trong Hội đồng An ninh quốc gia. Như nhiều nhân viên khác, ông Philadelphia cũng đề nghị tổng thống chụp ảnh cùng gia đình ông trước khi ra đi.
Ảnh chụp xong, gia đình Philadelphia sắp giã từ thì ông Carlton nói với ông Obama rằng hai con trai của ông có hai câu hỏi tổng thống, mỗi đứa một câu.
Jacob nói trước: “ Cháu muốn biết tóc cháu có giống tóc tổng thống không? ”. Cậu bé nói nhỏ đến nỗi ông Obama phải bảo nhắc lại. Sau khi nghe rõ, ông Obama trả lời: “ Sao cháu không sờ thử đi, xem có giống tóc cháu không ”? Rồi Obama hạ thấp đầu ngang tầm với của Jacob. Cậu bé ngần ngừ, tổng thống khuyến khích: “Sờ đi, anh bạn! ”.
“Cháu thấy sao? – ông Obama hỏi.
- “Dạ, cũng giống nhau”, Jacob đáp lời.
Cậu bé Isaac, nay đã 11 tuổi, thì hỏi ông Obama tại sao lại loại trừ chiến đấu cơ F-22. Ông Obama cho biết vì quá tốn kém.
Theo thông lệ có từ thời Tổng thống Gerald R. Ford, mỗi tuần các phóng viên ảnh Nhà Trắng lại chọn ảnh ấn tượng để trình bày. Tuần đó, tấm ảnh của Jacob là số một. (Theo Bằng Vy, The New York Times)
Đỗ Mười, cựu Bộ trưởng, cựu Thủ tướng và cựu Tổng Bí thư đảng cộng sản hà nội, khi tìếp thanh niên Ngô Bảo Châu vừa kết thúc Trung học với thành tích hoc tập xuất sắc, thể hiện rỏ thái độ câm thù những người có học và học giỏi. Theo quan điểm của ông thì chính cách mạnh mới nâng cao con người chớ không gì khác hơn hết cả. Quan điểm này phát xuất từ bản thân của ông và từ quá trình học tập giáo lý của người cách mạng.
Đỗ Mười tên thiệt là Nguyễn Cống, người làng Đông Phủ, gọi quen thuộc là làng Nhót, Thanh Trì, Hà Đông. Giáo sư Đại Học Khoa học Sài gòn, ông Nguyễn Trọng Ba, nhỏ hơn Nguyễn Cống vài tuổi, cùng làng nên quen bìết Nguyễn Cống và kể chuyện lại (Bảo Giang). Cụ Tiên chỉ là thân sanh của Giáo sư Ba, có mở lớp chống mù chữ miển phí dành cho trẻ trong làng. Thù lao thầy giáo do sự đóng góp vì lòng hảo tâm của viên chức và những nhà có tiền trong làng. Nhờ đó Nguyễn Cống tới học được ít lâu.
Người được làng mời dạy học là thầy giáo Dư. Vốn đã được bổ làm giáo học, Dư hoạt động cho Việt Minh, bị bắt, sau hơn một năm tù, được tha và trở về làng Nhót, không có công ăn việc làm.
Dư được đề nghị lãnh dạy trẻ con nhà nghèo, với thù lao khiêm tốn của dân làng đóng góp nhưng với điều kiện không được hoạt động và tuyên truyền cho Việt Minh nữa.
Vài năm sau, Cống đã biết đọc, biết viết và có thể làm được những bài toán cộng, toán trừ đơn giản. Khi ấy, mẹ Cống ngửa mặt lên trời: trước là cám ơn Trời Phật, sau là cám ơn các viên chức làng đã cho bà một niềm vui ngoài sự ước mong của bà.
Cũng từ dạo ấy, bà không bao giờ ngớt lời khuyên Cống phải biết ơn, phải giữ lễ nghĩa đối với những người đã ban ơn cho gia đình nó. Và bà cũng tính đến việc, vì Cống đã biết làm toán cộng toán trừ, sẽ mua chịu phần thịt thặng dư và lòng lợn của bà phó Hồi để mẹ con bà gánh đi bán, thay vì tiếp tục gánh thuê bán mướn như trước giờ.
Phần Cống, từ ngày được đi học, nó vẫn không thấy thiết tha việc học. Tuy nhiên, nó cảm thấy cũng dễ chịu phần nào vì được ra khỏi nhà trong những giờ giấc nhứt định mà mẹ không thể la mắng nó. Hơn nữa, nó nhờ những con số cộng trừ giúp mẹ trong việc bán thịt như một lá bùa cho phép nó tự do rong chơi với bè bạn, và mặc tình đi sớm, về trễ.
Riêng thầy giáo Dư, tuy đã có lời cam kết với viên chức trong làng là sẽ chuyên tâm dạy dỗ cho lũ trẻ thoát nạn mù chữ, nhưng cứ mỗi khi nhìn thấy thầy thông, thầy phán hoặc các viên chức và những nhà phú hộ trong làng là uất khí hận thù giai cấp vụt bốc lên nghẹn cổ. Do đó, thay vì dạy cho trẻ chữ nghĩa, lễ phép, Dư lại lén tuyên truyền Việt Minh cho chúng. Đám trẻ được Dư sớm nhồi sọ lòng thù hận, dạy dùng mã tấu để giành lấy phần cơm ăn áo mặc từ những người có chút ăn, chút để ngay trong làng.
Học được những điều mới mẻ này, Cống như mở bừng con mắt. Trí nó linh động nghĩ đến ngày đi làm Việt Minh, với mã tấu trong tay. Quả thật, chỉ ít lâu sau đó, nó liền hăng hái đứng dậy, đi theo bọn thằng Chân, thằng Khắc, cùng bỏ học, đi làm cách mạng dưới sự dìu dắt của thầy Dư.
Trong khi ấy, bà đậu Tiến, tức mẹ của Cống, lại không thể hiểu và cũng không bao giờ biết cậu con trai của mình đang nuôi dưởng giấc mơ đi làm cách mạng. Bà nghĩ đến việc phải cưới vợ cho Cống. Bà chọn được một người con gái trong làng, báo tin cho mừng cho con. Nghe qua, Cống chẳng vui và cũng chẳng buồn. Nó chỉ muốn bỏ nhà đi theo Việt Minh. Nhưng chưa đi được nên đành tạm nghe lời khuyên của mẹ. Cưới vợ xong, Nguyễn Cống giữ lấy một phản thịt heo trong chợ cho mẹ. Nhơn đi tìm heo mua đem về làm thịt, Cống lảnh luôn thiến heo. Thiến con nào chết, Cống mua đem về làm thịt cho mẹ bán. Lúc nào không có heo, Cống đi lãnh sửa ống khóa và cửa nhà cho người trong làng. Giá cả do Cống đề nghị. Nhưng sau này, khi thật sự cán bộ đảng viên, Cống thường lấy bản thân minh chứng giới lao động bị tư bản, cường hào bốc lột!
Một hôm, vợ Cống hớt hãi để đôi quang gánh xuống trước cửa, chạy bay vào trong nhà báo tin cho bà đậu Tiến:
- U ơi! thầy thông Ký chết rồi! Tất cả mọi người ở chợ đều chuyền tai, bảo nhau rằng chồng của con và đám thằng Khắc, thằng Chân, đã giết ông ấy! Anh Cống đã bỏ đi từ nửa đêm... Lợn thì đêm qua không mổ.
Nhờ thành tích giết “cường hào” trong làng, Cống được sớm kết nạp vào đảng. Và đời Cống cũng phất lên từ đây, dưới tên Đỗ Mười.
Hai tấm hình, mỗi tấm có lời nói của nó. Người nghe hiều chắc không khác nhau lắm.
Đi "Xe Đò Hoàng" - Tác giả Wayne Nguyễn
"Cuộc đời của chúng ta giống như một chuyến xe đò, mỗi chuyến xe đón những hành khách khác nhau, tuy nhiên hành khách nào cũng mong muốn chuyến xe được an toàn xa lộ, để tất cả hành khách được về với gia đình, nơi đó lúc nào cũng bình an và hạnh phúc…
Tôi là đứa con Út sinh ra trong một gia đình gồm mười hai người. Vài tháng sau khi tôi ra đời, VNCH không còn nữa, và Việt Nam rơi vào tay của chế độ XHCN.
Trước năm 1975, ba tôi làm Trưởng Ty Kinh Tế tỉnh Ngãi, xét về địa lý tỉnh Quảng Ngãi nằm giữa hai tỉnh Quảng Nam và Bình Đình. Sau 1975, ba anh chị em lớn của tôi cuối cùng cũng "tỵ nạn" ở Hoa Kỳ sau những chuyến vượt biển đầy gian khổ và nguy hiểm, một người chị lớn của tôi đã mất tích trong một lần vượt biển vào năm 1989. Cuối cùng, gia đình tôi đặt chân đến LAX vào tháng 2, năm 1992 theo chương trình ra đi có trật tự gọi chung là "ODP"
Thấm thoát mà đã trên 41 năm, sau ngày 30 tháng Tư 1975 và 23 năm định cư ở Hoa Kỳ. Tôi giật mình tỉnh dậy sau năm phút lim dim trên "Xe Đò Hoàng" từ Rosemead lên San Jose, California.
Vào những dịp lễ thì "Xe Đò Hoàng" lúc nào cũng đông người, ngồi sát tôi là một chị khoảng 55 tuổi gốc người Cần Thơ, nên tôi tạm gọi là chị Tư Cần Thơ. Ngồi sát hàng ghế sát bên kia là một chị khoảng 60 tuổi, đi du lịch từ Việt Nam mới qua làm nghề mua bán Bất Động Sản ở Sài Gòn, tôi không nhớ tên nên gọi là bà Hai Địa Ốc.
"Xe Đò Hoàng" bây giờ có lẽ khác với "Xe Đò Hoàng của 10 năm về trước", không những là người Việt Nam đi xe đò, mà ngay cả những người từ nơi khác cũng biết về "thương hiệu" của xe đò. Phía trước hàng ghế tôi ngồi có hai vợ chồng người Singapore. Phía sau có hai vợ chồng người Pháp. Xe chạy đến phố Tàu hay thường gọi là Chinatown, ghé vào parking sát bên tiệm Phở Hòa để tiếp tục đón thêm những hành khách khác.
Bước lên xe lần này là một anh thanh niên Việt Nam vào khoảng 25 tuổi đi du học, riêng cậu thanh niên này thì tôi nhớ cậu ta tên là "Kiên", những người sinh sau năm 1975 và gia đình có máu cách mạng hay bộ đội thì lúc nào cũng đặc tên cho con với những cái tên như "Nam", "Bắc", "Thắng", "Lợi", "Kiên" và "Trực". Măc dù tên của cậu ta là "Kiên", tôi vẫn thích cái cái nick name tôi đặt cho cậu ta là "Cậu Út Du Học".
Kế đến là một người trung niên vào khoảng 60 tuổi với đôi nạng gỗ, nhìn mang máng giống anh Việt Dzũng, khuôn mặt đẹp trai, tôi cũng không nhớ tên anh ta, nên đành đặc tên anh là "Anh Năm đẹp trai". Hàng ghế đầu tiên trên xe có bảng ghi dành cho "disabled" (người tàn tật), tuy nhiên anh không ngồi hàng ghế này và cho rằng còn nhiều người già hơn, tàn tật nặng hơn mình, nên anh quyết định ngồi ở hàng ghế cách tôi khoảng 2-3 cái ghế gì đó.
Cuối cùng là một thanh niên người Nigerian từ bên Châu Phi, có bạn là người Việt Nam giới thiệu về Xe Đò Hoàng, đi một lần cho biết.
Như vậy, chung quanh tôi nào là "Chị Tư Cần Thơ", "bà Hai Địa Ốc", "Cậu Út Du Học", "Anh Năm đẹp trai", "Hai vợ chồng người Singapore", "Hai vợ chồng người Pháp", và anh chàng người Nigerian. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là đây: Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Tây, Tàu, Âu, Mỹ gì chúng ta điều có đủ.
Xe chuẩn bị rời khỏi đường Broadway hướng về freeway 5 North thì bác tài xế xe bắt đầu phát cho mỗi người một ổ bánh mì Lee's sandwiches hoặc là một bịch xôi, một chai nước lọc hiệu "Kirkland" mua từ Costco, một tờ báo "Người Việt", một tờ báo "Việt Báo" nếu người nào muốn đọc báo bằng tiếng Việt.
Hành khách có sự lựa chọn một là ổ bánh mì Lee's sandwiches hoặc là bịch xôi, chứ không được cả hai. Buổi sáng, cảm thấy còn no, nên tôi đem ổ bánh mì Lee's sandwiches vừa được phát bỏ vào bịch ni-lon ở sát bên, trước khi lên xe, tôi đã chuẩn bị mua xôi, bánh mì, và vài trái táo ở một tiệm "food to go" sát thành phố Rosemead, tất cả cho vào ba lô để ở dưới chỗ ngồi dành cho hành khách.
Và câu chuyện bắt đầu từ đây.
Sau khi mỗi người đã có trong tay ổ bánh mì hoặc bịch xôi, "Cậu Út Du Học" xin thêm bịch xôi, tuy nhiên bánh mì thì còn nhưng xôi thì hết. "Cậu Út Du Học" đòi cho bằng được bịch xôi, nếu không có, cậu bắt buộc xe phải ngừng lại hoặc trả tiền refund $40 dollars cho cậu. Cậu Út bảo "như thế là không chuẩn nhé", "khách hàng là thượng đế nhé", "khách hàng muốn ăn xôi là phải có xôi nhé". Miệng thì lẩm bẩm chửi bác tài xế "Đúng là đồ Việt Kiều lưu vong, bị thất nghiệp nên đi lái tài xế cho xe đò".
Trong cái ba lô của tôi còn có một bịch xôi gà nóng, tôi đưa nửa bịch xôi gà cho Cậu Út Du Học và nhắc nhở rằng "rồi mọi việc sẽ đâu vào đó, cố gắng ăn đỡ xôi gà cho ấm bụng". Tôi bảo cậu ta, khi xe đến thành phố Bakersfield, xe sẽ dừng lại break 15 phút, ở chỗ này có tiệm Subway, McDonald và ngay cả tiệm Chinese Food tha hồ mà ăn.
Tôi được biết, Cậu Út Du Học này xuất thân từ gia đình ở tỉnh Thanh Hóa. Sau "Giải Phóng", gia đình Cậu Út Du Học vào nam, và tịch thu được hai căn nhà trên đường "Đồng Khởi" (đường Tự Do trước năm 1975), mà người Cộng Sản gọi là "tiếp thu". Xin thưa với Cậu Út Du Học, chính là từ hai căn nhà trên con đường Tự Do chiếm đoạt được mà cha mẹ cậu mới có tiền trang trải cho cậu đi du học ở đất nước Hoa Kỳ. Cậu Út à, bác tài xế xe không bị thất nghiệp, nếu như bị "thất nghiệp" thì nghỉ ở nhà, chứ đâu có đi lái xe, "thất nghiệp" tức là không có việc làm. Mà không phải ai muốn lái xe khách 40 chỗ ngồi cũng được! Phải trải qua nhiều kỳ thi lý thuyết và thực hành để được cấp cho bằng lái xe 40 chỗ ngồi Cậu Út ạ!
Xin thưa với Cậu Út Du Học, chúng tôi là những người "lưu vong" đúng vậy, và chúng tôi cố gắng xây dựng một Little Sài Gòn vững mạnh phi cộng sản. Nhờ có kinh tế vững mạnh hàng năm, chúng tôi cố gắng góp tiền bạc giúp đỡ cho đồng bào trong nước, nên lúc nào truyền thông trong nước gọi là "Việt kiều là khúc ruột ngàn dặm thương yêu của tổ quốc Việt Nam". Bởi vì chúng tôi "lưu vong", nên chúng tôi cố gắng góp phần không ít vào khu công nghệ "Silicon Valley" gồm những thành phố San Jose, Cupertino, Palo Alto… Cupertino chính là nơi của công ty số một thế giới "Apples" (Cậu Út gọi là Quả táo, thay vì người miền nam gọi là Trái Táo. Nhờ có "Quả Táo" này mà Cậu Út mới có được Iphone, Ipad để tha hồ lướt web ở bất cứ nơi nào.
…
Xe chạy vừa pass qua junction xa lộ I-5 và I-118. Tôi nhìn qua phía bên trái: Chị Tư Cần Thơ vẫn còn thức, tuy nhiên người chị bủn rủn và mệt mỏi, Chị Tư Cần Thơ thuộc loại người tròn trịa, nhìn qua tôi cũng biết "bà này chắc bị tiểu đường rồi" và chợt nhớ đến hai câu thơ "Ngày xưa bụng bự thì sang, ngày nay bụng bự viêm gan và tiểu đường".
Chị Tư Cần Thơ đón xe đò lên San Jose để thăm đứa con gái duy nhất của chị vừa hạ sinh được đứa con đầu lòng. Tôi biết rằng Chị Tư Cần Thơ bị "hypoglycemia" (lượng đường thấp) có lẽ lúc tối chị chích glargine insulin nhiều quá, nên bây giờ bị phản ứng phụ của insulin. Tôi nhanh chóng đưa cho chị nửa nắm xôi gà còn lại lúc sáng, chị ăn được một chút và người chị tỉnh hẳn ra. Ăn xong Chị Tư Cần Thơ nói "Em là bác sĩ hay sao nhìn qua là biết chị bị tiểu đường rồi". Tôi chỉ cười và không nói gì, chị tiếp tục im lặng, chắc có lẽ chị "Có những niềm riêng… có điên cũng không dám nói", "niềm riêng" của chị là gì đây? Nhìn cuốn sách "Viết Về Nước Mỹ lần thứ 14" của tôi ở trước mặt, sau khi đọc một vài trang đầu tiên, chị bắt đầu kể về cuộc đời của chị.
Chị Tư Cần Thơ đi vượt biên năm 1987, tàu xuất phát tại bến Ninh Kiều. Cha mẹ chị, đứa em gái chị, và chồng của chị chết trong chuyến đi ấy. Cả con tàu còn vỏn vẹn 18 người sống xót trong đó có hai mẹ con chị. Nhìn qua cách cư xử và cách nói chuyện của chị, tôi có thể biết rằng chị là một người biết chia sẻ, biết chấp nhận quá khứ và hài lòng với hiện tại. Ngay cả bà con nội ngoại của chị không còn ai, phần lớn đã bỏ mình ngoài đại dương trên đường tìm tự do. Bây giờ chị còn lại đứa con gái duy nhất và đứa cháu ngoại mới sinh được một tuần rưỡi.
Chị nói với tôi rằng, bây giờ chị cố gắng cười thật nhiều, bởi vì đối với chị "cuộc đời không còn gì để mất nữa", cứ thế vui vẻ mà sống. Xin thưa là em rất nể chị, chị là một người vượt qua số phận trớ trêu, những gian khổ của cuộc sống, một thân một mình nuôi con, để bây giờ chị có đứa con gái ra trường làm "Registered Nurse". Chị dẹp bỏ những đau buồn và bất hạnh trong cuộc đời, và cố gắng tận hưởng những gì hạnh phúc niềm vui ông trời đã ban cho chị.
Người bạn thân của tôi làm nghề bác sĩ tâm lý psychologist Dr. Hạnh Trương ở miền nam California thường nói về cuộc đời rằng, tất cả những gì trên đời này điều là "Trời cho", nếu không được thì nói ngược lại là "Trò chơi". Một người bạn bác sĩ tâm thần psychiatrist Dr. Gandi ở bệnh viện University of Illinois at Chicago thường nói "Life is joke, take it easy". Chị Tư Cần Thơ thì nói "nói thì dễ, làm thì khó lắm", tuy nhiên "mình phải làm", chị cố gắng làm nhiều viêc để quên đi quá khứ đau buồn. Và ước mơ của chị là được làm bà ngoại đi đây đi đó du lịch cùng với con cháu của chị.
Hàng ghế bên kia Bà Hai Địa Ốc đang mải mê nói chuyện với cô con gái qua hệ thống viber của Iphone, và lúc nào cũng căn dặn là phải "nhanh tay lẹ mắt" để kiếm được nhiều tiền, nào là phải chạy tiền và đút lót như thế nào cho Sở Tài Nguyên Môi Trường, rồi đến công an quận, làm sao cho trót lọt.
Sài Gòn thời mở cửa cho những người có cơ hội muốn "chụp giật" trong ngành địa ốc, danh từ chính xác ở Việt Nam bây giờ thường gọi là "Kinh Doanh Bất Động Sản" (KDBDS). Ở Việt Nam, nơi mà "quyền sử dụng đất" khác với "quyền sở hữu đất", nơi mà giấy tờ nhà đất được gọi là "sổ hồng", "sổ đỏ", nơi mà luật lệ thay đổi qua nhiều tầng lớp nào là luật lệ của nhà nước, rồi đến luật lệ thành phố, luật lệ của tỉnh, của quận và huyện, hay nói tóm lại là luật lệ của XHCN.
Tôi rời xa Sài Gòn năm tôi 16 tuổi, nên không hiểu mấy về từ ngữ "luật lệ", Bà Hai Địa Ốc giải thích rằng "luật là có trong sách vở" "lệ tức là hối lộ, đút lót". Thì ra là vậy. Người đi, người ở, người về, người thì về Việt Nam làm ăn, người thì bán nhà để ra đi nước ngoài định cư. Bà Hai Địa Ốc cũng chả cần để ý đến những khu vực nào người dân nghèo sắp bị giải tỏa, nhưng lúc nào cũng căn dặn đám công an cố gắng ém giá đền bù cho dân càng ít thì càng tốt. Bà Hai Địa Ốc lúc nào cũng chê về nước Mỹ trên phone khi nói chuyện với cô con gái, nào là "Xe Đò Hoàng" không có hàng ghế dành cho "thương gia." Chắc bà thuộc loại người "thượng lưu" nên chỗ ngồi cũng phải tương xứng với cái "thương hiệu" của bà. Bà Hai Địa Ốc còn nói rằng bác tài xế lái xe đáng lẽ phải lễ phép đưa hai tay khi phân phát ổ bánh mì cho bà. Bà Hai Địa Ốc chê đồ ăn ở khu Little Sài Gòn Westminster. Bà cũng nhắc tới hai con chó cưng của bà vừa mới được một đại gia đi du lịch từ Phú Quốc về tặng cho. Cặp chó quý Phú Quốc này được những người osin chăm sóc hết sức chu đáo trong nhà của bà ở khu Phú Mỹ Hưng.
Xin thưa với Bà Hai Địa Ốc rằng, đồ ăn ở nơi đây không ngon bằng đồ ăn của bà ở Phú Mỹ Hưng, nhưng bảo đảm an toàn vệ sinh bởi vì nơi đây thức ăn được kiểm tra bởi Department of Public Health, mỗi nhà hàng điều được đánh giá rating A,B,C,D thích hợp. Luật lệ ở những nước tư bản lúc nào cũng bảo vệ người dân, chứ không phải như thực thẩm ở Việt Nam bị đầu độc bởi Trung Quốc, đó là chưa kể đến hàng loạt nhiều loại cá bị chết dọc bờ biển Miền Trung kéo dài từ bờ biển Quảng Bình đến tận bãi biển Đà Nẵng, khi những người thợ lặn lặn xuống thăm dò sau đó bị ngứa và chết đi, như vậy chất độc đó nặng như thế nào. Xin mời Bà Hai đọc bài thơ "Đất nước mình ngộ quá phải không anh" viết bởi nhà thơ Trần Thị Lam. Sau khi đọc bài thơ này tôi không biết nói gì hơn, chỉ đành nói tóm gọn là "Đất nước mình bậy quá phải không Bà Hai Địa Ốc".
Bà Hai Địa Ốc chê nước Mỹ nhưng lại muốn ở lại nước Mỹ. Chuyến đi lên San Jose kỳ này với mục đích làm hôn nhân giả với một kỹ sư người Mỹ ở San Jose, và ước mơ của bà là "hạ cánh an toàn" sau khi tiền vô đầy túi.
Nhìn những cánh đồng strawberry, pumkin ở thành phố Lamont trên con đường từ Bakersfield đến San Jose, tôi chợt nhớ đến những chuyến xe đò từ miền Trung vào Sài Gòn hoặc là từ Sài Gòn xuống miền Tây. đã 41 năm rồi sau ngày 30/4 nhưng lúc nào xe cộ cũng chen lấn, tai nạn thì xảy ra thường xuyên. Việt Nam, đất nước mà nhân nghĩa đạo lý con người chưa bao giờ được nói đến, mà người dân chỉ toàn là nói đến những chuyện "cung đình" và "Hùng Dũng Sang Trọng" bây giờ như thế nào (Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng). Khi người dân lúc nào cũng lo sợ sự bành trướng từ Trung Quốc, thì làm sao an tâm làm ăn được.
Đối với hai vợ chồng người Singapore đây cũng là chuyến đi "Xe Đò Hoàng" đầu tiên, cả hai đều không có ý kiến gì, nhưng lúc nào cũng trầm trồ khen rằng hệ thống "Xe Đò Hoàng" tốt, giống như đi máy bay, có chỗ gác chân, có chỗ để hành lý, dù không có hiện đại xài script card giống như hệ thống xe điện ngầm bốn tầng thường gọi là MRT (Mass Rapid Transit) ở Singapore. Tuy không cùng chung ngôn ngữ, nhưng hai ông bà rất vui vì thái độ thân thiện của tất cả hành khách người Việt trên xe. Mặc dù không sang trọng như hệ thống MRT ở Singapore, nhưng tinh thần phục vụ chu đáo là niềm vui trọn vẹn của ông bà trong xuốt chuyến đi.
Không giống như hai vợ chồng người Singapore, ông bà người Pháp thì lúc nào cũng ôm hành lý vào người mình, ảo tưởng về tệ nạn cướp giật giống như ở Paris. Còn anh thanh niên họa sĩ người Nigerian thì kể rằng lúc du lịch ở Việt Nam vào thành phố Huế, Iphone và cái bóp của anh ta đã không cánh mà bay, mặc dù anh cũng rất thích cảnh đẹp thơ mộng của thành phố này. Trong đầu tôi liền "xuất khẩu thành thơ" hai câu thơ về Huế: "Huế mộng, Huế mơ, Huế lơ mơ mất cái bóp". Ôi! một nỗi buồn cho cả một chế độ.
…Cuối cùng tôi cũng không quen nhắc đến "Anh Năm đẹp trai" với đôi nạng gỗ, anh đang mải mê đọc cuốn sách "Principle of General Surgery" bởi tác giả Schwartz tạm dịch là "Nguyên lý của giải phẫu tổng quát". Anh là một bác sĩ tốt nghiệp trước năm 1975. Lúc đó Sài Gòn chỉ có một trường đại học y, sau này đổi tên là Đại Học Y Dược, vẫn là con đường cũ Hồng Bàng. Sau 1975, gần 700 trường đại học các ngành lớn nhỏ ra đời trên toàn đất nước (đại học công lập, đại học bán công, đại học quốc gia, đại học viện, đại học thành phố). Anh Năm gọi tất cả "đại học" điều là "học đại", và gia đình nào cũng muốn cho con cái đi du học ở nước ngoài.
Như Bác Sĩ Huỳnh Phước Sang (nickname Anh Tư Sang) một bác sĩ trong nước trên facebook thường nói về tình trạng giáo dục và y tế ở Việt nam "thời buổi này làm gì có lương y từ mẫu như Hải Thượng Lãn Ông nói, lương lậu phong bì thì có", "lương" thì ít nhưng "lậu" thì nhiều. "Từ mẫu" à!! Bác sĩ làm cho bệnh nhân "từ trần" và đem vứt xác ở Sông Hồng thì có, giống như bác sĩ thẩm mỹ Nguyễn Mạnh Tường ở Hà Nội.
"Xe Đò Hoàng" rẻ phải đường King Road để tấp vào thành phố San Jose, laptop của tôi viết cho bài này từ từ khép lại. Cuộc chiến 41 năm trước đã kết thúc, chúng ta là những người trước cuộc chiến, và sau cuộc chiến, hiện tại chúng ta đang sống ở đất nước Hoa Kỳ.
Bốn mươi người hành khách trên xe điều có những quá khứ khác nhau, xuất thân từ những mãnh đời khác nhau với những ngôn ngữ khác nhau (tiếng Tàu, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nigeria) và những nghề nghiệp khác nhau (Cậu Út Du Học-kỹ sư, Chị Tư Cần Thơ-đầu bếp, Bà Hai Địa ốc-thương gia, hai vợ chồng người Singapore-giáo viên dạy học, anh thanh niên người Nigeria-họa sĩ, hai vợ chồng người Pháp-sản xuất rượu vang, tôi và Anh Năm đẹp trai-bác sĩ), mặc dù có nhiều điểm khác nhau, nhưng ai trong mỗi chúng ta điều mong muốn được hạnh phúc.
Ai trong mỗi chúng ta đều có những giấc mơ, ai cũng ao ước sống trong một xã hội công bình, nhân ái. Giấc mơ nào cũng cần có thời gian để đạt đến, cho dù không hoàn hảo, nhưng mọi việc trên đời rồi sẽ đến như chúng ta mong đợi mặc dù nó không đến cùng một lúc, do đó chúng ta nên kiên nhẫn.
Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016
Tranh cãi xung quanh Chủ tịch của Đại học Fulbright Việt Nam
Reconciliation (Merriam Webster Dictionary)
1. the restoration of friendly relations.
2. the action of making one view or belief compatible with another.
Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016
Giáo sư Zinoman và diễn văn của Tổng thống Obama – Tac gia Bùi Văn Phú
Bài diễn văn của Tổng thống Barack Obama hôm 24/5 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội đã làm rung động con tim của rất nhiều người Việt Nam.
Từng câu nói của ông Obama mang những hình ảnh, ngôn từ, mang những vần thơ, nét đẹp gắn liền với lịch sử nhiều nghìn năm, với những nhân vật thật gần gũi với dân Việt. Điều đó đã khiến bài diễn văn của lãnh đạo nước Mỹ được hơn hai nghìn khách tham dự, đa số là thanh niên, sinh viên nồng nàn đón nhận qua những tràng vỗ tay.
Giáo sư Tiến sĩ Peter Zinoman, chuyên ngành sử Việt thuộc khoa Sử của Đại học Berkeley, California là người đã có những góp ý cho bài diễn văn của Tổng thống Obama. Ông đã đề nghị gì và cảm nhận của giáo sư về bài diễn văn, cũng như về chuyến đi của Tổng thống Obama, được ông kể lại trong cuộc phỏng vấn dưới đây.
Bùi Văn Phú: Được biết giáo sư có góp ý cho nội dung bài diễn văn của Tổng thống Barack Obama đọc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình hôm 24/5. Giáo sư có thể cho biết đóng góp của mình vào sự kiện đó như thế nào?
Gs. Peter Zinoman: Đôi ba tuần trước chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama, những người viết diễn văn cho ông có hỏi tôi là có thể giúp góp ý về một vài nét văn hóa cho bài diễn văn của tổng thống sẽ đọc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Cùng với nhà tôi, là Nguyễn Nguyệt Cầm, tôi đã đưa ra khoảng hơn chục đề nghị.
Ngoài việc nhắc đến tác phẩm của Trịnh Công Sơn và Văn Cao mà họ đã chấp nhận, tôi cũng còn đề nghị những dòng thơ, nhạc khác như của Phạm Duy với “Tình ca”, Nguyễn Du với “Truyện Kiều”, Xuân Diệu với “Giục giã”, Tô Thùy Yên với “Ta về”, Trần Thị Lam với “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” và một ca khúc nữa của Trịnh Công Sơn là “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”.
Bùi Văn Phú: Tổng thống Obama đã nhắc đến nhiều nhân vật lịch sử Việt Nam từ Lý Thường Kiệt đến Văn Cao, Trịnh Công Sơn. Theo giáo sư điều đó mang lại những thông điệp gì? Thí dụ như nhắc đến “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn.
Gs. Peter Zinoman: Những người chấp bút cho tổng thống không đưa cho tôi hướng dẫn mà chỉ cho biết “hòa giải” là một chủ đề của diễn văn. “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn là bài hát về hòa giải giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam, nhưng ca từ đó thì đủ bao quát để gợi lên những thí dụ khác của hòa giải, chẳng hạn như giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Tôi cũng thích ý tưởng dùng ca từ Trịnh Công Sơn vì ông là nghệ sĩ có tầm vóc quốc tế và là một người có tiếng vì quan điểm chính trị phức tạp trong lịch sử Việt Nam. Qua nhiều góc nhìn, tôi cảm nhận Trịnh Công Sơn là biểu hiện những gì đẹp nhất của văn hóa Việt trong thế kỷ 20.
Bùi Văn Phú: Còn “Từ đây người biết quê người; từ đây, người biết thương người” trong “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao mang những ý nghĩa gì?
Gs. Peter Zinoman: Tôi chọn những lời ca đó trong bài hát của Văn Cao cũng với những lý do giống như tôi chọn ca khúc của Trịnh Công Sơn. Đó cũng là về hòa giải. Văn Cao được nhiều người biết đến là một nhạc sĩ lỗi lạc nhất về thể điệu nhạc mới. Nhưng ông cũng là người với thanh danh chính trị hỗn tạp. Ông là tác giả của quốc ca Việt Nam nhưng đã bị nhà nước Hà Nội kết tội vì có liên quan đến Nhân Văn Giai Phẩm trong thập niên 1950. Tôi hy vọng Tổng thống sẽ không chỉ nhắc đến những giòng thơ nhạc “an toàn và nhàm chán” mà là những gì thích thú hơn.
Bùi Văn Phú: Bài diễn văn của ông Obama cũng nhắc đến triết học Phan Châu Trinh, giáo sư có thể giải thích điều này?
Gs. Peter Zinoman: Tôi đã không đề nghị Phan Châu Trinh. Nhưng tôi nghĩ ông cũng là một nhân vật đáng được nhắc đến. Là một người cải cách và ủng hộ cho một nền dân chủ, cho dân được nhiều quyền hơn trong thời đại của mình, ông chỉ trích mạnh mẽ chủ nghĩa thực dân Pháp, nhưng ông cũng ngưỡng mộ những nguyên lý trong văn hoá chính trị châu Âu và ông tin rằng một số nguyên lý đó có thể áp dụng một cách chọn lựa cho Việt Nam.
Bùi Văn Phú: Thích Nhất Hạnh cũng được ông Obama nhắc đến. Tư tưởng của thiền sư đạo Phật này mang ý nghĩa gì với người Việt?
Gs. Peter Zinoman: Tôi không có đề nghị gì về thơ văn của Thích Nhất Hạnh. Thật tình tôi cũng không biết nhiều về tư tưởng của nhà sư. Cảm nhận của tôi là, ông là một nhân vật quan trọng đối với người Việt hải ngoại và cư dân thành phố Berkeley, California, nơi tôi sinh sống, hơn là với những người Việt sinh ra và lớn lên tại Việt Nam.
Bùi Văn Phú: Cuối bài diễn văn, Tổng thống Obama đọc hai câu thơ Kiều. Cũng như năm ngoái, khi Phó Tổng thống Joe Biden đón tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Washington, ông cũng đã lẩy Kiều. Trước đây với Tổng thống Bill Clinton hay Tổng thống George W. Bush khi đến Việt Nam không nhắc đến Kiều. Thân phận nàng Kiều đâu có gì vui mà phải nhắc đến, thưa giáo sư.
Gs. Peter Zinoman: Tôi không chắc lý do vì sao. Theo ý tôi, Truyện Kiều là một thi phẩm tuyệt vời, được trích dẫn càng nhiều càng tốt.
Bùi Văn Phú: Là một nhà nghiên cứu và giảng dạy sử Việt, giáo sư có nhận xét gì về chuyến đi của Tổng thống Barack Obama?
Gs. Peter Zinoman: Tôi có những cảm nhận lẫn lộn về chuyến đi của Tổng thống Obama. Một mặt tôi cho rằng nét đẹp của chuyến đi là ông đã đưa ra mẫu người thu hút mà một nhà chính trị dân chủ hiện đại cần biết cư xử. Ông đã biểu lộ sự giản dị, công bằng, sâu sắc, tính hài hước và chú ý đến nếp sống của người dân thường. Ông cũng tỏ ra biết thưởng thức món ăn khi đi ăn bún chả, nhưng nếu ông ăn trưa ở số 38 đường Mai Hắc Đế thì tuyệt vời hơn.
Tôi cũng thích ông ở điểm là ông thành thật với truyền thông và với công chúng cho dù có nguy cơ làm mất lòng chủ nhà, như khi ông thừa nhận một số lãnh đạo của xã hội dân sự Việt Nam đã bị công an ngăn cản không cho đến gặp ông. Đó là tất cả những điều tích cực.
Ở một mặt khác, cá nhân tôi không phải là một người ủng hộ việc Mỹ bán thêm vũ khí cho Việt Nam và tôi không nghĩ rằng chính quyền Obama đã đảm bảo được những nhượng bộ thỏa đáng trong lãnh vực nhân quyền. Tôi thừa nhận rằng chuyến đi của Tổng thống Obama có nhiều mục đích quan trọng, nhưng tôi nghĩ, với những đàn áp gần đây của nhà nước đối với những người chỉ trích ôn hòa, ông nên lên tiếng mạnh hơn, rõ hơn và chi tiết hơn về nhân quyền.
Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016
Elizabeth Phù
Trong câu chuyện mà ông Obama chia sẻ khi ở Việt Nam. Tôi nhớ nhất câu chuyện về người đàn bà tên Liz (Elizabeth Phu), người hiện tại đang là cố vấn cao cấp của Tổng thống da màu về các vấn đề ở khu vực Đông dương và Châu Á, mà trước đó là ông Goegre Bush. Theo lời kể của sự thật, Bà ấy phải vượt biên cùng người thân những năm 1975 khi Sài Gòn bị đánh chiếm và cho đến khoảng năm 1978 mới tới được California, Hoa Kỳ. Và sau sự việc đó hình như bà ấy đã mất đi người t...hân mà phải tự lập bằng 20 đô trên người. Nhưng nước Mỹ là vậy, nơi cứu giúp những người cần cứu giúp, nơi cho bất kỳ ai trên thế giới này cũng đều có cơ hội được sống, được làm người và được mưu cầu hạnh phúc, phát huy tài năng và phẩm chất của mình, một cách tối đa nhất.
Vì như thế, nước Mỹ lớn mạnh và phát triển, nhờ sự tự do tư duy và khác biệt của những tư duy.
Nhà toán học John Nash có nói một câu: sáng tạo là phẩm chất quý báu nhất của con người. Nhà vật lý học Muler thì nói: Tự do là cội nguồn của mọi sáng tạo.
Nhìn vào nền giáo dục của chúng ta, nó giống như những hệ thống cầm tù tư duy và trí não con người. Vì không có tự do tư duy, nên không có sáng tạo, không có sáng tạo tức không có phẩm chất quý báu nhất của con người. Và tất cả đã được giáo dục để trở nên tầm thường hơn bao giờ hết.
Chúng ta không những không có tự do tư duy, mà còn hoang phí chất xám quốc gia một cách khủng khiếp chưa từng có.
Chỉ khi bước chân ra thế giới mới thấy trí thức Việt Nam bé nhỏ và hèn mọn, tư duy lợi ích cá nhân, an phận, vật chất. Nếu hỏi về tự do và nhân quyền, chắc được mấy người hiểu thực sự đúng nghĩa những giá trị phổ quát ấy là gì và như thế nào?
Và tôi tự hỏi, nếu bà Liz năm đó không đến được Hoa Kỳ và may mắn được hưởng nền tự do, dân chủ bậc nhất thế giới ấy, thì giờ này bà ấy sẽ làm gì và là ai trong xã hội lạc hậu mà chúng tôi đang khổ sở vì ngập lụt?
Nhà toán học John Nash có nói một câu: sáng tạo là phẩm chất quý báu nhất của con người. Nhà vật lý học Muler thì nói: Tự do là cội nguồn của mọi sáng tạo.
Nhìn vào nền giáo dục của chúng ta, nó giống như những hệ thống cầm tù tư duy và trí não con người. Vì không có tự do tư duy, nên không có sáng tạo, không có sáng tạo tức không có phẩm chất quý báu nhất của con người. Và tất cả đã được giáo dục để trở nên tầm thường hơn bao giờ hết.
Chúng ta không những không có tự do tư duy, mà còn hoang phí chất xám quốc gia một cách khủng khiếp chưa từng có.
Chỉ khi bước chân ra thế giới mới thấy trí thức Việt Nam bé nhỏ và hèn mọn, tư duy lợi ích cá nhân, an phận, vật chất. Nếu hỏi về tự do và nhân quyền, chắc được mấy người hiểu thực sự đúng nghĩa những giá trị phổ quát ấy là gì và như thế nào?
Và tôi tự hỏi, nếu bà Liz năm đó không đến được Hoa Kỳ và may mắn được hưởng nền tự do, dân chủ bậc nhất thế giới ấy, thì giờ này bà ấy sẽ làm gì và là ai trong xã hội lạc hậu mà chúng tôi đang khổ sở vì ngập lụt?
Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016
Obama vẫn không biết gì về chủ nghĩa cộng sản - Tác giả Seth Lipsky, NY Times
Tổng thống Obama, đứng ở phía trước của lá cờ Hoa Kỳ và Cộng sản, công bố tại Hà Nội trong tuần này rằng ông kết thúc lệnh cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam đã kéo dài 50. Động thái này, ông nói, sẽ kết thúc sự "kéo dài vết tích của chiến tranh lạnh."
Giữa Bắc Triều Tiên, Trung Cộng, Cuba và Việt Nam thì đây là một thủ thuật nhỏ nói về một di tích còn sót lại khác. Nhưng còn cái di tích còn sót lại của đảng Cộng sản thì sao? Khi nào chúng ta sẽ kết thúc nó?
Ở đây không phải là ý định của tôi nhằm tái khởi sự phán xét về chiến tranh Việt Nam. (Theo ý kiến của tôi, lịch sử sẽ minh oan cho phe diều hâu và nghiêm khắc với Quốc hội Hoa Kỳ, nơi mà những chiến thắng ở chiến trường của Hoa Kỳ đã được đổi lấy một nền hòa bình ảo tưởng.)
Tuy nhiên, thật là kỳ lạ khi Tổng thống Obama và Ngoại trưởng John Kerry dường như nghĩ rằng lệnh cấm vận của chúng ta lại có nhiều vấn đề hơn so với chủ nghĩa cộng sản. Thậm chí nếu Trung cộng ngứa ngáy khởi động một cuộc chiến tranh ở Biển Đông.
Vũ khí cho Việt Nam có một logic nhất định. Nó giống như Winston Churchill nói rằng, khi Đức quốc xã tiến vào nước Nga của Stalin, nếu Hitler xâm chiếm địa ngục, hắn sẽ tạo nên một viện dẫn thuận lợi cho ác quỷ trong Hạ viện.
Ở Đông Nam Á, lý thuyết cho rằng mối đe dọa bởi Cộng sản Tàu đối với quyền lợi của Mỹ là nhiều hơn so với Cộng sản Việt Nam, kẻ thù truyền thống của Trung cộng. Tuy nhiên, Obama đã phủ nhận việc chấm dứt cấm vận vũ khí có liên kết với vấn đề Trung cộng. Obama nhấn mạnh, dựa trên "mong muốn của chúng tôi để hoàn thành một quá trình lâu dài hướng tới bình thường hóa với Việt Nam." Nhưng ông ta đã gạt qua một bên tất cả các thứ cờ đỏ về bản chất của chế độ.
Gần một tháng trước, Human Rights Watch đã gửi cho TT Obama một bức thư cảnh báo về những gì ông đã làm với bè đảng Cộng sản Việt Nam. Lá thư gọi chính phủ của Việt Nam "là một trong những chế độ áp bức nhất trên thế giới."
Lá thư lưu ý rằng sự tự do biểu lộ, lập hội và hội họp là "vô cùng hạn chế", báo chí bị kiểm soát, kiểm duyệt và đảng Cộng sản "điều khiển tất cả các tổ chức quần chúng và sử dụng chúng để duy trì giữ quyền lực."
Human Rights Watch nêu lên bản chất của các cuộc bầu cử ở Việt Nam là "một hình thức sân khấu chính trị," rằng Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người mà Obama gặp gỡ, là tên côn đồ đứng đầu tập đoàn "khét tiếng của Bộ Công an."
Tại Hà Nội trong tuần này, Tổng thống Obama nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận vũ khí sẽ phải đáp ứng các yêu cầu thông thường, bao gồm cả các quyền con người. Nhưng ai tin ông ta sau sự việc ông ta hối hả nhượng bộ Iran?
Obama dường như không hiểu rằng chủ nghĩa Cộng sản chính là vi phạm nhân quyền. Phát biểu với các học sinh ở Argentina cách đây hai tháng, ông Obama đã bác bỏ sự phân biệt giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản và xem đó là "lý luận trí tuệ thú vị."
"Chỉ cần chọn những gì có thể làm được", ông Obama nói. Đó là một trong những phát biểu vô lý nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông ta, khi mà nếu một thế kỷ qua, kể từ khi cuộc cách mạng Bolshevik, đã dạy chúng ta điều gì, thì đó chính là chúng ta biết điều gì có thể thực hiện được.
Ngay cả những người Cộng sản cũng biết. Họ chỉ không biết - hoặc quan tâm - những gì làm cho chủ nghĩa tư bản vận hành. Đó là sự hiểu rõ rằng tự do và thịnh vượng phải được liên kết. Không có sự khác biệt giữa tự do kinh tế và chính trị.
Ồ, đã có những lời tốt đẹp khi Trần Đại Quang và Obama nâng rượu chúc nhau tại Hà Nội.
Chủ tịch nhà nước Việt Nam trích lời kêu gọi Tổng thống Harry Truman được sử dụng bởi Hồ Chí Minh, cha đẻ của cuộc cách mạng Cộng sản Việt Nam.
Hồ kêu gọi sự ủng hộ của Mỹ dành độc lập. Mỹ từ chối một phần vì ông đã không có một thế đứng rõ ràng. Hồ từ lâu đã trở thành một tác nhân cộng sản. Ông ta chưa bao giờ đứng trước người dân của mình trong một cuộc bầu cử.
Những gì mà các nhà lãnh đạo đã làm là những điều được tìm thấy, như ở Hàn Quốc và Cộng hòa Trung Hoa tự do Đài Loan.
Họ đã xây dựng được quốc gia giàu có, nơi mà các đảng chính trị cạnh tranh, báo chí đăng tin về họ và mọi người có thể thờ phượng Thượng đế. Và họ đến và đi.
Không nghi ngờ gì Trung Quốc là mối đe dọa chiến lược lớn hơn, nhưng nó sẽ là một sự mỉa mai nếu chúng ta vũ trang cho Việt Nam để họ đi vào một cuộc chiến với Trung Quốc. Tên lửa của Mỹ có thể rơi lên đầu Trung Cộng thay vì tên lửa Chicom rơi vào người Mỹ.
Và một lần nữa, bán vũ khí của chúng ta cho Việt Nam cũng có thể dẫn đến việc chế độ Cộng sản sử dụng chúng chống lại nhân dân Việt Nam, bao gồm cả những người ở miền Nam mà chúng ta đã từng cung cấp vũ khí - và cho 58.209 người Mỹ - để bảo đảm di tích còn sót lại của họ về tự do.
San Jose Tuyên Dương Nhà Văn Nổi Tiếng Nguyễn Thanh Việt
Trong buổi họp thường lệ của hội đồng Nghị viên vào lúc 1g30 chiều thứ Ba ngày 17 tháng Năm, 2016, thành phố San Jose hân hạnh đón tiếp một nhà văn nổi tiếng đã từng lớn lên và tốt nghiệp trung học tại San Jose, đó là Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thanh Việt, một ngôi sao vừa nổi bật trên bầu trời văn chương thế giới khi ông đón nhận huy chương cao quý giải Pulitzer cho năm 2016.
Giải thưởng Pulitzer về văn chương, báo chí và truyền thông là một giải thưởng cao qúy và vinh dự chỉ đứng sau giải Nobel. Trong hàng ngũ những người đọat giải thưởng nầy phải nhắc đến một số văn hào tên tuổi như Ernest Hemmingway, William Faulkner, Harper Lee, John Steinbeck, v.v.. mà tất cả sinh viên học sinh Việt Nam đều có dịp biết đến qua những bài học về anh ngữ trung học thời VNCH.
Sự kiện một người Á châu đoat giải văn chương Hoa kỳ đã là một điều hiếm, nhưng lại là một người Việt Nam tị nạn, trở thành giáo sư tiến sĩ văn chương của đại học hàng đầu Hoa Kỳ, nay lại đọat giải thưởng cao qúy nhất nước Mỹ, đã đem lại sự khâm phục khắp thế giới và niềm hãnh diện cho cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản.
GS Nguyễn Thanh Việt năm nay 45 tuổi, sanh năm 1971 tại Ban Mê Thuột, theo cha mẹ tị nạn qua Mỹ năm 1975. Gia đình lang thang vài tiểu bang trước khi định cư tại San Jose và mở tiệm tạp hóa. Ông theo bậc trung học tại trường Bellamine Prepetory School, sao đó lên đại học tại nam Cali trước khi chọn Berkeley. Ông tốt nghiệp cử nhân văn chương năm 1992 và sau đó tốt nghiệp tiến sĩ năm 1997 lúc 26 tuổi. Ông được mời làm giáo sư dạy học tại đại học USC.
Tác phẩm “The Synpathizer” (Cảm tình viên) là một tác phẩm nói về hòan cảnh khó khăn phức tạp của một người Việt Nam bị giằng co giữa hai chiến tuyến, và thuộc lọai khó đọc vì đề tài và những khúc mắc của câu chuyện. Tuy nhiên, đối với thế giới văn chương của Mỹ thì đây là một siêu phẩm vì nó khiến cho độc giả phải lao mình vào một cuộc phiêu lưu về lý luận và suy tư dằn vặt.
Cuộc gặp gỡ đón chào một người con tị nạn làm vinh danh cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, nhất là San Jose, được thu xếp gấp rút vào giờ chót vì lịch di chuyển khắp thế giới của GS Việt quá bận rộn, và ông chỉ ghé được San Jose một ít thời gian quý báu. Ông sẽ từ phi trường đi thẳng đến tòa thị chính để tham dự buổi vinh danh nầy.
Bruce Springsteen - Chimes of Freedom (East Berlin 1988, with speech)
Chimes Of Freedom
By Bruce Springsteen
Well, far between sundown's finish and midnight's broken toll
We ducked inside the doorway, thunder crashin'
As majestic bells of boats struck shadows in the sun
Seeming to be the chimes of freedom crashin'
We ducked inside the doorway, thunder crashin'
As majestic bells of boats struck shadows in the sun
Seeming to be the chimes of freedom crashin'
Flashin' for the warriors whose strength is not to fight
Flashin' for the refugees on their unarmed road of flight
And for each and every underdog soldier in the night
We gazed upon the chimes of freedom flashin'
Flashin' for the refugees on their unarmed road of flight
And for each and every underdog soldier in the night
We gazed upon the chimes of freedom flashin'
Well, in the city's melted furnace, unexpectedly we watched
With faces hidden here while the walls were tightenin'
As the echo of the wedding bells before the blowing rain
Dissolved into the wild bales of lightnin'
With faces hidden here while the walls were tightenin'
As the echo of the wedding bells before the blowing rain
Dissolved into the wild bales of lightnin'
Yeah, tollin' for the rebel, yeah, tollin' for the raked
Tollin' for the luckless, the abandoned and forsake
Yeah, tollin' for the outcasts, burnin' constantly at stakes
And we gazed upon the chimes of freedom flashin'
Tollin' for the luckless, the abandoned and forsake
Yeah, tollin' for the outcasts, burnin' constantly at stakes
And we gazed upon the chimes of freedom flashin'
And then through a cloud-like curtain, in a far off corner flashed
There's a hypnotic, splattered mist was slowly liftin'
Well, electric light still struck like arrows
Fired but for the ones, condemned to drift or else be kept from driftin'
There's a hypnotic, splattered mist was slowly liftin'
Well, electric light still struck like arrows
Fired but for the ones, condemned to drift or else be kept from driftin'
Well, tollin' for the searching ones on this speechless, secret trail
For the lonesome haunted lovers with too personal a tale
And for each young heart, for channeled soul misplaced inside a jail
Yeah, we gazed upon the chimes of freedom flashin'
For the lonesome haunted lovers with too personal a tale
And for each young heart, for channeled soul misplaced inside a jail
Yeah, we gazed upon the chimes of freedom flashin'
Well, starry eyed and laughin' I recall when we were caught
Trapped by an old track of vows for the hands suspended
As we listened one last time, and we watched with one last look
Spellbound and swallowed "Has the tollin' ended?"
Trapped by an old track of vows for the hands suspended
As we listened one last time, and we watched with one last look
Spellbound and swallowed "Has the tollin' ended?"
Yeah, tollin' for the achin' ones whose wounds cannot be nursed
For the countless, confused, accused, misused strung out ones at worst
And for every hung out person in the whole wide universe
Yeah, we gazed upon the chimes of freedom flashin'
For the countless, confused, accused, misused strung out ones at worst
And for every hung out person in the whole wide universe
Yeah, we gazed upon the chimes of freedom flashin'
Nhìn ánh mắt hân hoan, bàn tay dang rộng, nụ cười niềm nở của người dân Sài Gòn khi đón chào TT Mỹ Barack Obma chiều 24 tháng 5 vừa qua, trừ phi lãnh đạo CSVN đui mù câm điếc hết, họ phải biết chế độ độc tài toàn trị CS diễn ra suốt 41 năm trên đất nước Việt Nam đang vào đoạn kết.
Ngày nào, tháng nào hay năm nào chế độ sẽ sụp có thể không ai trả lời chính xác nhưng chắc chắn bức màn tuyên truyền lừa dối sẽ bị xé nát, mọi tội ác của CSVN từ năm 1930 sẽ được phơi bày ra ánh sáng, nước mắt sẽ ngừng rơi và cây tình thương dân tộc sẽ hồi sinh trên quê hương khốn khổ.
Người viết tiên đoán một cách quá lạc quan chăng?
Không phải. Lịch sử nhân loại và lịch sử tranh đấu của nhân dân Việt Nam suốt 41 năm qua đã chứng minh điều đó một cách hùng hồn.
Bruce Springsteen và E Street Band của ông được phép trình diễn một chương trình nhạc tại Đông Bá Linh. Số người tham dự theo ước lượng chính thức của chính phủ Đông Đức là 160 ngàn người có vé và một số gần tương đương tràn vào không vé. Thay vì dùng chương trình “Bruce Springsteen and E Street Band” như tại Mỹ hay nhiều nơi khác, chính phủ CS Đông Đức lợi dụng cơ hội để tuyên truyền nên đổi tên thành “Concert for Nicaragua” để ủng hộ chế độ CS Sandinista ở Nicaragua, Nam Mỹ.
Bruce Springsteen rất giận khi nghe tin chương trình nhạc của ông bị dán chồng lên bằng một nhãn hiệu tuyên truyền CS nhưng không phản ứng. Vào giữa chương trình, Springsteen bất chấp những hạn chế mà lãnh đạo CS Đông Đức đưa ra trước, đã rút ra một mảnh giấy và đọc lớn bằng tiếng Đức “Tôi đến đây không phải vì chính quyền hay chống chính quyền. Tôi đến để chơi nhạc “rock and roll” tặng các bạn, với niềm hy vọng rằng một ngày mọi rào cản sẽ bị phá bỏ”. Chữ “rào cản” mà Bruce Springsteen muốn nói không gì khác hơn là Bức tường Bá Linh. Chương trình được phép truyền hình sau vài phút kiểm duyệt nên câu nói của Springsteen bị khám phá và cắt bỏ nhưng tiếng vỗ tay của 300 ngàn khán giả, đa số là thanh niên, có mặt tại chỗ vang dội một góc trời.
Có nguồn tin cho rằng chính quyền CS Đông Đức cho phép Bruce Springsteen trình diễn là để đo lường thái độ và lòng tin của người dân vào đảng CS và qua đó có những biện pháp trấn áp cũng như các chính sách tuyên truyền thích nghi.
Chương trình nhạc của Bruce Springsteen là điểm báo cho lãnh đạo CS Đông Đức biết chế độ sụp đổ chỉ là vấn đề thời gian. Sau những cuộc biểu tình của dân chúng, Egon Krenz lên thay thế Erich Honecker và hứa sẽ đem lại nhiều “đổi mới” từ trung ương đến địa phương nhưng những con cá gỗ “đổi mới” đã không còn lừa gạt được người dân Đông Đức. Chỉ hơn một năm sau, Bức tường Bá Linh sụp đổ.
Sài Gòn chiều 24 tháng 5, 2016
Hàng trăm ngàn dân Sài Gòn đứng dọc hai bên đường từ phi trường Tân Sơn Nhất vào trung tâm thành phố để chào đón TT Barack Obama bằng mắt sáng ngời, nụ cười rạng rỡ và bàn tay vẫy gọi ân cần. Tất cả đều phát xuất từ tấm lòng trong sáng, không hận thù, không sợ hãi.
Eric Schultz, phụ tá báo chí Tòa Bạch Ốc xúc động nhận xét "hàng trăm nghìn người tập trung trên các tuyến phố chào đón TT Hoa Kỳ" và "tôi chưa từng chứng kiến điều này trong 5 năm làm việc tại Tòa Bạch Ốc". Đoạn phim do phóng viên Pete Souza đăng lên Instagram của ông cho thấy hàng hàng lớp lớp người dân chào đón TT Obama. Ben Rhodes, Phụ Tá Cố Vấn An ninh Quốc gia Mỹ ngạc nhiên và cho biết họ sẽ không bao giờ quên sự chào đón mà người dân Sài Gòn đã dành cho họ. Những hiện tượng đó rất hiếm thấy trong những buổi đón tiếp các lãnh đạo ngoại quốc.
Người dân Sài Gòn hiếu khách? Không đúng hẳn. Người dân Sài Gòn hiếu tự do và họ chào mừng TT Hoa Kỳ nồng nhiệt bởi vì ông ta là đại diện của thế giới tự do.
“Bầu cử Quốc Hội” tại Đông Đức và Việt Nam
Giống như tại Việt Nam, sau khi Bruce Springsteen đến, Đông Đức cũng có một cuộc “bầu cử quốc hội” tổ chức vào tháng 5, 1989.
Các nhà phân tích chính trị châu Âu ngày đó cho rằng cuộc” bầu cử quốc hội” tại Đông Đức là một thất bại của đảng CS vì chỉ có 98.5% “cử tri” đi bầu. Trùng hợp một cách thích thú, tháng 5, 2016, Việt Nam cũng có một cuộc “bầu cử quốc hội” và kết quả gần giống như Đông Đức với chỉ có 98.7% “cử tri” đi bầu. Dưới chế độ CS toàn trị, một phần trăm “cử tri” không đi bầu là đã quá nhiều và là một thất bại của đảng.
Mục đích của lãnh đạo CS khi tổ chức bầu cử quốc hội, Đông Đức hay CSVN, không phải để bầu nên một cơ quan lập pháp mới mà là một công việc thuần túy tuyên truyền. Chính sách tuyên truyền thay đổi theo chủ trương của đảng, bằng chứng tại Việt Nam, sau lần “bầu cử” 1946, đảng CSVN không thấy cần có quốc hội nên suốt 14 năm sau đó, họ chẳng màng nghĩ đến chuyện bầu bán làm gì.
Nhưng chính 300 ngàn người dự chương trình nhạc của Bruce Springsteen và mấy trăm ngàn dân Sài Gòn sắp hàng chào đón TT Obama mới thật sự đã đi bầu. Sự có mặt của người dân là một hình thức bỏ phiếu công khai, cụ thể và rõ rệt nhất. Người dân hai nước đã bầu cho tự do dân chủ. Đông Đức bầu cho Bruce Springsteen và Việt Nam bầu cho Barack Obama. Hai đại biểu tự do đắc cử tại Đông Đức và Việt Nam đều là người Mỹ.
Ẩn ý của TT Obama
Trong thời gian thăm viếng Việt Nam tuy ngắn ngủi, TT Obama đã nhiều lần nhấn mạnh đến quan điểm “vận mệnh Việt Nam nằm trong tay người Việt”. Đây không phải là câu nói riêng của TT Obama và chỉ mới nghe được lần đầu. Nhiều người, quốc tế cũng như Việt Nam, trong nước cũng như ngoài nước quan tâm đến Việt Nam đã phát biểu tương tự. Không ai cứu được Việt Nam ngoài chính dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên có một điểm khác. TT Obama muốn nhấn mạnh rằng vai trò của Mỹ thông qua các chính sách hợp tác kinh tế và đối ngoại tại Á Châu là một cách góp phần tạo ra không gian và kéo dài thời gian để người Việt Nam có thêm cơ hội chọn lựa một cơ chế chính trị cho mình.
Trong cương vị tổng thống, TT Obama không thể kêu gọi người dân Việt Nam xuống đường hay đứng lên lật đổ chế độ độc tài nhưng trong ẩn ý, ông mong muốn nhân dân Việt Nam, bằng mọi cách thích nghi, hãy mạnh dạn chọn lựa một tương lai chính trị cho đất nước Việt Nam. TT Obama cam kết “Và trong khi các bạn theo đuổi tương lai mà các bạn muốn, tôi muốn các bạn biết rằng nước Mỹ sẽ ở ngay bên cạnh các bạn, như một đối tác, và một người bạn.”
Hơn bất cứ một quốc gia nào khác, vì lý do lương tâm (58 ngàn người Mỹ đã chết để bảo vệ tự do của miền Nam Việt Nam), chính trị (góp phần tạo dựng cơ chế chính trị đối lập với Trung Cộng) và quân sự (lấp kín nút chặn trên cả đường bộ lẫn đường biển ra Biển Đông và Nam Á Châu của Trung Cộng), chính phủ Mỹ muốn thấy Việt Nam thật sự là nước tự do dân chủ, phát triển, hợp tác chiến lược với Mỹ.
TT Harry Truman đã không gởi chiến hạm lừng danh USS Missouri viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ năm 1946 nếu chính phủ Thổ không cam kết theo đuổi con đường dân chủ và chống lại Liên Xô. Thổ Nhĩ Kỳ dân chủ đã làm cán cân sức mạnh quân sự nghiêng hẳn về phía Tây Phương và quốc gia có lợi nhất cũng chính là Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong Thông Cáo Chung của G7 (Canada, Pháp, Đức, Anh, Ý, Nhật và Mỹ) tại Nhật vừa được công bố hôm 27 tháng 5, Hoa Kỳ và sáu cường quốc đồng minh khẳng định sẽ tiếp tục duy trì các nguyên tắc hàng hải phù hợp với UNCLOS và xác định quyền của các quốc gia phải được dựa trên luật pháp quốc tế thay vì các hành động đơn phương. Thông cáo chung cũng bày tỏ sự quan tâm một cách cụ thể và chi tiết của G7 về tình trạng tại Biển Đông. Thông Cáo Chung còn quá mới nên chưa đọc được phản ứng của Trung Cộng nhưng theo báo chí quốc tế đó là một cái tát vào mặt Tập Cận Bình.
Mặc dù lợi thế quân sự của Mỹ vẫn còn trên rất cao so với Trung Cộng, với quan hệ kinh tế vô cùng phức tạp và tinh tế trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, ngoài việc tạo không gian, điều kiện và kéo dài thời gian như đang làm qua TPP hay tại hội nghị G7 vừa bế mạc, chính phủ Mỹ, trước đây, hiện nay và trong tương lai gần, sẽ không thể can thiệp trực tiếp vào nội bộ chính trị Việt Nam hay đương đầu trực tiếp với Trung Cộng về quân sự. Chỉ có sức mạnh của người dân Việt Nam mới là yếu tố quyết định. Một Việt Nam dân chủ sẽ làm thay đổi hẳn khuôn mặt chính trị tại Á Châu và giống như Thổ Nhĩ Kỳ trước đây, sẽ rất có lợi cho Việt Nam.
Chuyển động xã hội làm thay đổi cơ chế chính trị
Như người viết đã trình bày trong bài “Để thắng được Trung Cộng” chính sự chuyển động đi lên của nhận thức con người là lý do chính dẫn đến sự sụp đổ của chế độ CS.
Sự chuyển hóa tri thức nhanh hay chậm tùy theo điều kiện mỗi nước nhưng là một tiến trình không thể bị ngăn chận bởi bất cứ một cơ chế độc tài nào. Giáo sư Archie Brown thuộc đại học Oxford, Anh quốc, trong tác phẩm Sự vươn lên và sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản (The Rise And Fall Of Communism) nêu ra 8 lý do khiến chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ, trong đó lý do hàng đầu không phải là kinh tế hay quân sự mà là sự thay đổi nhận thức xã hội.
Người Việt quan tâm đến vận mệnh đất nước có lý do chính đáng để nóng lòng nhưng nếu nhìn lại sẽ thấy các phong trào xã hội, phong trào dân chủ tại Việt Nam đã lớn lên, tuy chậm nhưng không ngừng lớn lên và mở rộng. Dây chùm gởi CSVN ăn bám quá lâu và quá sâu vào thân cây Việt Nam nên phải cần nhiều thời gian hơn những nước khác để gỡ chúng ra.
Thật vậy, nếu chọn thời điểm Bác sĩ Nguyễn Đan Quế chính thức công bố "Lời Kêu Gọi của Cao Trào Nhân Bản" vào năm 1990 làm mốc thời gian, sau 26 năm Việt Nam đã có hàng trăm, hàng ngàn đoàn thể xã hội, từ dân oan, báo chí, phụ nữ, lao động được hình thành. Khu vườn dân chủ ngày đó chỉ có một bông hoa nở ra trong mưa bão. Hôm nay đã khác. Mưa bão chưa qua nhưng khu vườn đã có nhiều bụi hoa thơm nở ra từ hy vọng và niềm tin vào tương lai dân tộc.
Khát vọng của con người dù Đông Đức hay Việt Nam giống như những mạch nước nhỏ chảy một cách khó khăn xuyên qua bao kẽ đá nhưng không hề ngưng chảy. Và các lãnh đạo phong trào dân chủ cũng thế, có người bước xuống nhưng đã có người khác bước lên, chuyến tàu lịch sử vẫn tiếp tục tiến về phía trước.
Lịch sử nhân loại cho thấy không một sức mạnh bạo lực nào có thể ngăn được sự chuyển động đi lên của nhận thức con người. Như người viết đã mở đầu, trừ phi lãnh đạo CSVN đui mù câm điếc hết, họ phải biết chế độ độc tài CSVN diễn ra trên đất nước Việt Nam sắp sửa cáo chung.
Bruce Springsteen và Barack Obama là hai cánh én tự do nhưng mùa xuân không đến từ cánh én ghé qua một đôi ngày mà phải được mang về bằng bầy én Việt Nam.
Mùa xuân rồi sẽ đến.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)