"Hôm qua buồn rờ chim Thoáng cụ hồ nom thấy Hỏi mi mần chi đấy Anh nói lấy lồng chim Đem cất sợ mưa chìm" thơ Nguyễn đăng Thường |
Lời giới thiệu
Ở đâu đó, tôi thấy người ta viết rằng: “Một quyển sách hay là một quyển sách gieo đầy những dấu chấm hỏi”. Tôi cũng thấy một câu khác: “Cuốn sách nào buộc bạn phải suy nghĩ nhiều hơn các cuốn sách khác là cuốn sách có ích hơn cả.”. Thứ tôi có thể liên hệ được từ những câu trên đó chính là chủ động đọc sách. Chủ động đọc sách theo tôi là tự thân suy ngẫm, tìm lời giải đáp cho mỗi dấu chấm hỏi mà bạn có thể thấy được.
Theo trải nghiệm của tôi, một quyển sách có ba kiểu đọc. Thứ nhất là kiểu đọc dễ dãi, khi đọc sách đơn giản chỉ là đọc để thư giản. Thứ hai, kiểu đọc chắt lọc, khi ta đặt mục đích của việc đọc sách là để biết thêm những điều mà ta chưa biết, học hỏi nó nhưng chẳng làm gì sau đó. Thứ ba, kiểu đọc ngâm cứu, đọc sách lúc này không chỉ đơn thuần là đọc mà còn phải nói chuyện với sách. Nói chuyện với sách cũng chính là nói chuyện với tác giả. Sau những màn đối thoại điều bạn có được là sự đồng cảm, và tôi nghĩ rằng sáu chiếc mũ tư duy[1] giúp bạn có thể viết lại cuốn sách tốt hơn bằng màu sắc của riêng mình.
Cuốn sách này là lời bộc bạch của tác giả khi cô còn khá trẻ. Tuy là những lời tâm sự nhưng nó không được thể hiện bằng lối kể chuyện. Các mối quan tâm đến chính trị, xã hội của cô được tái diễn theo kiểu “ung dung ta nói điều ta nghĩ”, có lẽ vậy mà tôi nghĩ các bạn phải đọc cuốn sách này bằng cách nói chuyện với nó. Điều cốt lõi để có được sự đồng cảm theo cách đọc này không chỉ là cùng tác giả đi tới trang sách cuối cùng, mà phải nói chuyện nhiều lần với tác giả, nghĩa là phải đọc nó nhiều hơn một.
Khi thế giới vỡ òa, bắt đầu bằng tiếng van lơn thảm khóc cho sự xuống cấp về đạo đức và nhân bản tôi nhận ra mình gặp tác giả qua điểm giao nhau nằm ở chữ “Nhân”. Và chính điều này khiến tôi muốn viết lời giới thiệu cho Ước Mơ Của Thủy. Mong muốn những ai tiếp xúc được với nó, nếu không đủ khả năng đồng cảm thì chí ít cũng sẽ đọc đến trang cuối cùng… Bởi vì đây là cả một tâm huyết được viết ra từ đứa con Việt mang nhiều trăn trở. Với suy nghĩ này tôi xin chân thành giới thiệu cuốn sách đến các đọc giả. Chúc các bạn có một bữa ăn tinh thần hữu ích!
Nguyễn Phương Uyên
Bình Thuận, 07/06/2015
[1] Sáu chiếc mũ tư duy: là một mô hình tích cực hóa tư duy. Được Edward de Bono phát triển vào năm 1985 nhằm hướng mọi người cùng tập trung vào vấn đề từ cùng một góc nhìn. Do đó, sẽ triệt tiêu hoàn toàn các tranh cãi xuất phát từ các góc nhìn khác nhau, và để một vấn đề được giải quyết nhanh hơn.
|
Hàng không mẫu hạm USS Ranger (CVA-61) của Hải Quân Hoa Kỳ. (Hình: Getty Images) |
Hỏa tiễn địa-hải (chống chiến hạm) Ðông Phong DF-21D của Trung Quốc đặt trên xe di động. (Hình: Andy Wong - Pool /Getty Images) |