khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Phóng sự về người Việt Nam tại Thụy Sĩ : "Hai Quê Hương Một Tấm Lòng"



Đố Vui: "Bác nào tìm ra được bác PV Tráng ở đâu trong hình, sẽ hậu tạ"





Ta ở trời Tây nhớ trời Đông



                                                             


 
 
Ta ở Trời Tây Nhớ Trời Đông
Thơ Kim Tuấn
 
Ta ở trời tây, ôi ta nhớ, nhớ trời đông
Nhớ trong sợi khói, cuốn phiêu bồng
Có muôn trùng núi, ngăn người đến
Có một nguồn xa, chia mấy sông

Ta ở trời tây, ôi nhớ trời đông
Nhớ nhau nghìn nỗi, xót xa lòng
Sao ta chợt thấy, men đời đắng
Thấy một mình trong, nỗi nhớ mong

Ta, ta ở trời tây, ta nhớ trời đông
Nhớ như con nước, trôi thành dòng
Ta, như chim mỏi cánh, bay tìm về núi
Có một mình riêng, hoài trông ngóng

Ta ở trời tây, ôi ta nhớ, nhớ trời đông
Nhớ mưa nhòa phiếm, nắng tơ hồng
Nhớ đôi dòng tóc, chia đường gió
Cõi mình ta mù, như hư không

COGNAC VÙNG ĐẤT THẦN TIÊN CỦA CÁC ĐỆ TỬ LƯU LINH



http://www.thegioiruou.vn/vn/tu-van-ruou/cognac-vung-dat-than-tien-cua-cac-de-tu-luu-linh/

Uống môi em ngọt: "Giải khát Sài Gòn xưa.... "



"Hòn ngọc Viễn Đông" vào giữa thế kỷ 20. 
 
Bạn đã bao giờ mường tượng ra 50, 70 năm trước người Sài Gòn giải khát thế nào chưa?
 
Qua những khung ảnh sinh động, cùng khám phá thêm nhiều điều thú vị về ẩm thực Sài Gòn xưa nhé.
 
 

Một xe sinh tố trên đường Nguyễn Cư Trinh (quận 01)
 

Xe chè của người Hoa bên góc đường. Trên xe có rất nhiều các họa tiết truyền thần như thường thấy ở các xe mì, hủ tiếu
 
 
Một xe nước mía với cách ép mía bằng tay truyền thong
 
 
Quầy nước với những bịch nước ngọt được để sẵn trong bao nylon (thường là loại không có ga)
 

Một xe đẩy bán nước bên cạnh một quầy cà phê nhỏ trên vỉa hè Sài Gòn
 

Nụ cười hồn nhiên của cô bé bán nước bên bờ kênh
 

Nước ngọt Con Cọp lừng danh một thời
 

Nhãn bia La De Trái thơm từng rất được yêu thích. Gọi là "La De Trái thơm" vì  trên nhãn là hình đầu con cọp vàng ở giữa - hai bên có tràng hoa houblon (là loại hoa tạo nên vị
nhẫn đắng của bia). Vì tràng hoa có hình như trái thơm nên gọi là Le De Trái thơm luôn.

 

Nhãn bia 33, là tiền thân của bia 333 ngày nay
 

Nước ngọt Con Cọp, bia 33 hay bia La De (Larue) đều là sản phẩm của công ty BGI (viết tắt của Brasseries Glacières d’Indochine)
 

Một đại lý bia và nước ngọt các loại vào những năm 60.
Chữ "Lave Larue" ở góc trái cũng là lý do vì sao bia Larue hay được gọi là bia "La De"
 

Năm 1960, hãng nước ngọt CoCa Cola chính thức có mặt ở Việt Nam
 

Những xe bán nước dạo trên đường phố Sài Gòn những năm 40
 

Cậu bé bán nước lấy khay nước ngọt làm ghế ngồi
 

Nước cam không ga Bireley's cũng từng rất được yêu chuộng, đặc biệt là phái nữ
 

Nước mía rất được yêu thích tại Sài Gòn
 

Xe đẩy bán rau má, nước ngọt. Có thể thấy người bán đang chặt đá, kế bên là thanh gỗ để làm đá bào (dành cho món xi rô đá bào mà học sinh rất yêu thích)

Chè, thơ và nơi lưu giữ ký ức

Linh hồn của thạch chè Hiển Khánh là nước đường cát có thả hoa lài

       Có lẽ tên gọi "thạch chè Hiển Khánh" cũng thân thuộc với nhiều người như tên gọi của chợ Bàn Cờ vậy. Tiệm chè ra đời vào năm 1959 bởi hai đồng sở hữu là bà Trần Nghệ và ông Nguyễn Quý Quyền. Về sau, hai người giao tiệm lại cho chị Nguyễn Thị Nguyệt Minh (con ông Quyền) tiếp quản. Tên quán “Hiển Khánh” cũng là tên của một ngôi làng ở Hải Dương, quê của bà Trần Nghệ.
     Ban đầu, tiệm chè Hiển Khánh mở ở Đa Kao, gần rạp Cầu Bông nhưng quá chật nên ông Quyền mở thêm một tiệm nữa ở đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) từ năm 1965 và duy trì đến bây giờ cho đến ngày nay. Tiệm Hiển Khánh ở Đa Kao thì không còn nữa.
“Tôi chứng kiến có những ông bố dẫn con mình đến ăn chè và nói với con ngày xưa ba má mới quen nhau thường ngồi ở đâu, rất thú vị. Tôi hiểu rằng, quán chè còn là nơi lưu giữ những kỷ niệm học sinh rất khó phai mờ, vì vậy, quán của tôi cố gắng giữ nguyên những hình ảnh câu thơ, nét chữ từ ngày xưa để có nơi đi về cho người ưa kỷ niệm”, chị Minh chia sẻ.
      Chắc nhiều người rất tò mò, không biết quán chè Hiển Khánh có gì hay mà thu hút nhiều người đến như vậy. Thời của bà Nghệ những năm 70 thế kỷ trước, món thạch chè rất đơn giản và chỉ có đúng ba món: thạch trắng cắt sợi, chè đậu xanh và chè kho ướp lạnh. Hồi đó ở Sài Gòn, chỉ có một quán duy nhất là Hiển Khánh bán món chè này.
 
 
Bánh lá gai
 

Bánh phu thê
 
Linh hồn của món chè là nước đường cát có thả hoa lài, do vậy, khi ăn chè, hương hoa lài cứ phảng phất và có một mùi thơm rất khó quên. Chị Minh công nhận rằng, bây giờ hoa lài của quán không thơm bằng hoa lài trước đây, đó là do cách trồng hoa đã thay đổi, chị không có cách gì can thiệp được. Chứ ngày xưa, hương hoa lài thơm lắm, thơm đến nao lòng, chính mùi hương này đã để lại dấu ấn trong khách tới ăn chè.
 
       Món thạch, chè đậu xanh từ lúc mới mở tới bây giờ vẫn y nguyên hương vị. Nếu muốn ăn kiểu xưa, khách đến quán có thể gọi thạch rưới nước đường ướp hoa lài, hoặc thạch cộng với đậu xanh cũng rưới nước đường ướp hoa lài. Sau khi Hiển Khánh xuất hiện khoảng 10 năm thì Sài Gòn mới có thêm những quán khác bán món thạch chè giống như vậy.
       Những món bánh nhỏ xinh cũng lưu luyến thực khách qua bao năm nay. Là bánh lá gai, bánh phu thê, bánh đậu xanh… cùng những vần thơ không phai nhòa theo năm tháng được treo hai bên tường:
 
Bánh lá gai
Da đen có tấm lòng vàng
Dùng làm đám cưới biếu làng ngày xưa
Dù ai đi sớm về trưa
Ghé vào Hiển Khánh mà mua bánh này
Bánh này ý nghĩa hay hay
Trông thời đen mướt không thay lòng vàng

Bánh phu thê
Bánh ăn nên vợ nên chồng
Ăn vào con cháu Lạc Hồng mến nhau
Từ Nam Quan đến Cà Mau
Yêu nhau ta nhớ dặn nhau nên dùng
Tứ thân phụ mẫu kính chung
Mối tình khắn khít khắp vùng đều khen

 
 
Nhãn nhục trong chè thạch nhãn là loại ngon nhất từ Hưng Yên
     
Thơ chè hoa quyện cùng nhau, chắc là chỉ có ở thạch chè Hiển Khánh. Có giai thoại kể lại rằng, khách của quán còn có thêm nhiều học sinh của trường Gia Long và Petrus Ký (trường Minh Khai và Lê Hồng Phong bây giờ) đến ăn chè, học sinh nào đối được câu đối chủ quán sáng tác treo trên tường thì được tặng bánh, tặng chè.
      Chị Minh được má giao cửa hàng từ 20 năm nay, sau khi tiếp nhận quán, chị sáng tạo ra thêm nhiều món chè mới được khách rất ưa chuộng như thạch sen nhãn, sâm bổ lượng, thạch thốt nốt, tổng cộng khoảng 20 món chè…Điều tôi khâm phục nhất là quán vẫn giữ được phong cách dùng hoa lài tươi thả vào nước đường để tạo hương cho món chè chứ không dùng hương liệu. Chị Minh kể, mỗi tháng, chị mua khoảng 1 triệu tiền hoa lài. Khi cơn lốc trà trân châu, chè Thái Lan tràn về Sài Gòn, quán có vắng hơn, doanh thu có thấp đi nhưng nhìn chung, lượng khách quen tới quán vẫn ổn định vì họ ưa hương vị tự nhiên hơn là hương liệu, ưa vị đường không quá ngọt của chè ở đây.
       Bí quyết những món chè ngon và quà vặt ngon ở quán còn nằm ở khâu chọn nguyên liệu. Nhãn nhục dùng nấu chè được chị Minh chọn loại ngon nhất từ Hưng Yên, đậu xanh chọn loại đắt tiền nhất, hạt sen và củ sen mua ở Đồng Tháp, hạt thốt nốt dùng loại của Thái Lan. Món bánh gai đặt người Bắc ở vùng Hố Nai Biên Hòa làm theo tiêu chuẩn chị Minh đặt ra, bánh xu xuê (phu thê), bánh đậu xanh nướng đặt người Huế làm.
 
      Tôi kêu một ly chè thạch chan nước đường ướp hoa lài, như cách đây 54 năm. Thạch giòn giòn, nước đường nấu khéo thơm mát, thoảng mùi hoa lài. Lấy một bông hoa lài ngậm ở đầu môi, tôi thấy một mùi thơm thật quyến rũ, như đưa mình trở về những ngày xưa cũ... Cây hoa lài nằm đâu đó ở một góc vườn thơ, không phô trương mà lặng thầm tỏa hương thơm ngát cả đêm.
 

Khỉ Rừng Xanh !



1975, từ rừng xanh về...





2014, đâu vẫn hoàn đó,...!
Phải chăng người Việt có thói quen ăn cắp nên dễ đồng cảm với hành vi ăn cắp? Phải chăng tuổi thơ chúng ta đã từng ăn trộm trái ổi, trái táo nên coi hành vi ăn cắp của trẻ vị thành niên là việc rất bình thường trong xã hội?”

Từ những sự việc không mong muốn

Vụ việc một học sinh THCS ở thị trấn Chư Sê (huyện Chư Sê, Gia Lai) bị trói và đeo tấm biển “Tôi là người ăn trộm” vì hành vi lấy cắp 2 cuốn truyện trong siêu thị đã gây nên sự phẫn nộ trong dư luận. Hầu hết các ý kiến đều lên án mạnh mẽ hành vi “thiếu nhân tính” và “làm nhục trẻ em” của nhân viên siêu thị.

Bắt đầu từ một hình ảnh được một trang mạng xã hội. Báo chí đã ồ ạt khai thác và đăng tải thông tin về vụ việc tới độc giả. Hàng nghìn ý kiến của dư luận trên các trang báo mạng và các mạng xã hội. Phần lớn đều đều cảm thông và đồng tình với hành vi ăn trộm sách của nữ sinh và lên án mạnh mẽ hành động “làm nhục” nữ sinh của nhân viên siêu thị.

Sau khi sự việc xảy ra, theo thông tin báo chí, phía gia đình và cô giáo chủ nhiệm đã đến siêu thị nộp phạt và đưa nữ sinh về. Gia đình nữ sinh cũng đã xin lỗi lãnh đạo siêu thị về hành động dại dột của con họ.


Vụ việc một học sinh THCS ở thị trấn Chư Sê (huyện Chư Sê, Gia Lai) bị trói và đeo tấm biển “Tôi là người ăn trộm” vì hành vi lấy cắp 2 cuốn truyện trong siêu thị gây xôn xao, và phẫn nộ, trong dư luận những ngày vừa qua

Về phía lãnh đạo siêu thị, sau biết sự việc xảy ra và sự bức xúc của dư luận, họ đã đã trực tiếp đến nhà xin lỗi nữ sinh và gia đình; đồng thời cũng đến trường học của nữ sinh nhờ Ban giám hiệu thông báo lời xin lỗi của họ tới học sinh của trường. Lời xin lỗi còn được thể hiện bằng một bức thư có chữ ký của người đại diện và đóng dấu của doanh nghiệp. Có thể thấy đây là việc làm có trách nhiệm của siêu thị để bù đắp cho việc làm phản cảm của nhân viên họ, vì họ có thể từ chối làm việc đó và đổ hết trách nhiệm lên đầu nhân viên vi phạm

Nhà trường, gia đình và đại diện siêu thị đã động viên, giúp đỡ để nữ sinh tiếp tục đến trường, tránh gây ra những ảnh hưởng tâm lý cho nữ sinh lẫn sự chê bai, kỳ thị của bạn bè và xã hội. Có thể thấy, mặc dù sự việc xảy ra là đáng tiếc, nhưng các bên liên quan về cơ bản đã khắc phục được.

Đến những sự “phẫn nộ” và dung dưỡng cho hành vi ăn cắp

Cứ tưởng cái kết của sự việc sẽ có hậu khi các bên liên quan đều cầu thị và cố gắng giải quyết hậu quả với tinh thần trách nhiệm cao, hạn chế thấp nhất những tác động tâm lý và ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt của em nữ sinh. Thế nhưng dư luận xã hội lại tiếp tục bị xới lên khi có những “hành động” của những người có trách nhiệm, có uy tín trong xã hội.

Đối với dư luận, sự phẫn nộ đối với sự việc là điều dễ hiểu. Bởi vì hành động của nhân viên siêu thị đối với nữ sinh là rất “phản cảm” cho dù vì bất cứ lý do gì. Mặt khác, dư luận xã hội tại Việt Nam lâu nay vẫn mang nặng cảm tính và a dua bầy đàn. Những sự tranh luận thường mang tính bảo thủ và thiếu tri thức, ví dụ như: “Nếu con bạn bị như vậy, bạn sẽ thế nào?” hay “Bạn có chắc rằng hồi nhỏ bạn chưa từng ăn trộm?”.

Nhưng đối với những người có trách nhiệm, có uy tín thì lại khác. Bởi vì những ảnh hưởng của họ tác động lớn đến dư luận xã hội, và đôi khi tác động ngược đến đối tượng họ bảo vệ như trong vụ việc này.

Trả lời báo chí, bà Phan Thị Hằng Nga - Phó giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai - nói: “Sở Giáo dục đề nghị nhà trường và Phòng Giáo dục huyện làm yêu cầu đề nghị toàn bộ nhân viên siêu thị và lãnh đạo siêu thị đến trường em S. vào ngày thứ hai, có giờ chào cờ, đứng xếp hàng xin lỗi em S. trước toàn bộ học sinh trong trường, và cũng phải xin lỗi nhà trường vì đã làm ảnh hưởng đến nhà trường”.

Không hiểu bà Nga vì quá “phẫn nộ” nên thiếu sáng suốt hay thực sự thiếu hiếu biết mà đưa ra một lời đề nghị rất vô lý thậm chí vi luật như vậy?

Nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà báo theo đánh giá của dư luận và bạn đọc là “nổi tiếng” cũng lên tiếng trên các blog và Facebook cá nhân rằng, hành vi ăn cắp sách của nữ sinh trên là đáng biểu dương, vì “ăn cắp sách không có tội”, nữ sinh này yêu sách như thế là “hồng phúc cho đất nước”, và đến mức “khát khao yêu cháy bỏng sách đến bất chấp nhục hình”. Họ hứa sẽ mua sách, gửi tiền mua sách để tặng cho nữ sinh gây dựng tủ sách.

Không hiểu những người này hiểu biết pháp luật đến đâu nhưng chắc chắn rằng, việc dung dưỡng cho hành vi ăn cắp chỉ vì đó là ăn cắp sách là một sự ngụy biện đáng khinh bỉ. Bởi vì, ăn cắp là ăn cắp, không thể trong một xã hội pháp quyền hành vi ăn cắp sách được xem là không ăn cắp. Mặt khác, tri thức của mỗi con người được hình thành qua nhiều con đường khác nhau và sách chỉ là một. Việc yêu sách mà bất chấp pháp luật thì chắc chắn sách không giúp ích được gì cho người đó, bởi vì đọc sách là để bồi đắp tri thức, và một người có tri thức phải có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật.

Nhiều ý kiến của các nhà chuyên môn cũng rất “phẫn nộ”, họ nói về hành vi “xúc phạm quyền trẻ em” và “làm nhục người khác” hùng hồn đến mức dư luận cảm giác rằng, mấy nhân viên siêu thị có thể bị kết án và đi tù vài năm. Trong khi đó, hình như họ quên mất rằng ăn cắp cũng là một hành vi phạm tội. Cho dù đối với vụ việc này, hành vi đó chỉ ở mức cảnh cáo trong nội bộ hẹp.

Việc báo chí vào cuộc là rất cần thiết để lên án cái xấu, kể cả hành vi ăn trộm sách của nữ sinh lẫn hành vi “làm nhục” của nhân viên siêu thị. Và nếu báo chí biết dừng lại ở việc bảo vệ quyền trẻ em, phản đối hành vi trừng phạt thiếu nhân văn đối với trẻ em ăn cắp thì sẽ rất có ý nghĩa và trách nhiệm. Đằng này, báo chí lại đang bênh vực, bảo vệ cho hành vi ăn cắp. Đây chính là một sự dung dưỡng cực kỳ nguy hiểm vì tính lan tỏa và định hướng dư luận của báo chí.

Ai có lỗi và ai là người cần xin lỗi?

Để có góc nhìn khách quan hơn, chúng ta hãy xem xét mức độ vi phạm và những hình thức xử lý theo quy định.

Về nữ sinh, việc lấy trộm sách bị bắt quả tang là không chối cãi. Theo Thông tư 08/TT của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về khen thưởng và thi hành kỷ luật đối với học sinh các trường phổ thông, hành vi lấy trộm sách của nữ sinh sẽ bị khiển trách trước hội đồng kỷ luật của nhà trường nếu vi phạm lần đầu (khoản 2, điều 3) và cảnh cáo trước toàn trường nếu là tái phạm (khoản 3, điều 3).

Về các nhân viên siêu thị trực tiếp “làm nhục” nữ sinh, nếu phía nữ sinh và gia đình nữ sinh có đơn tố cáo và cơ quan điều tra xác định đó là hành vi “làm nhục” thì những nhân viên này sẽ bị phạt từ 1 đến 3 triệu đồng (quy định tại khoản 1, điều 17 của Nghị định 91/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em).

Như vậy, trong trường hợp này, nữ sinh và nhân viên siêu thị đều là người có lỗi. Và nếu phải xin lỗi thì nữ sinh là người phải xin lỗi trước gia đình, nhà trường và đại diện siêu thị về hành động có thể coi là “dại dột” đó. Và những nhân viên siêu thị “làm nhục” nữ sinh này cũng phải xin lỗi nữ sinh, gia đình nữ sinh và cán bộ, công nhân viên siêu thị về hành vi “làm nhục” nữ sinh của họ.

Gia đình nữ sinh cũng đã xin lỗi lãnh đạo siêu thị về việc làm dại dột của con họ, lãnh đạo siêu thị đã công khai xin lỗi nữ sinh và gia đình nữ sinh tại nhà và tại nhà trường như đã nói ở trên. Có thể thấy, đây là một động thái rất nhân văn và đầy trách nhiệm của cả phụ huynh nữ sinh và lãnh đạo siêu thị.

Ấy thế mà bà Nga lại “muốn lãnh đạo siêu thị cùng toàn bộ nhân viên xếp hàng trước trường trong giờ chào cờ để xin lỗi em S”. Lãnh đạo siêu thị và những nhân viên không tham gia vào vụ “làm nhục” hoàn toàn có thể kiện bà Nga để yêu cầu bà ta công khai xin lỗi họ vì phát ngôn đó. Đồng thời bà Nga nên thay mặt nghành giáo dục Gia Lai xin lỗi dư luận về lỗi của “sản phẩm giáo dục” mà họ đã và đang tạo ra.

Thêm vào đó, để sự việc trở nên “nóng” và gây bức xúc trong dư luận không thể không nói đến trách nhiệm của một “bộ phận không nhỏ” báo chí. Đáng ra khi đưa tin về vụ việc, hình ảnh nữ sinh bị làm nhục không được đăng tải trên các trang báo (cho dù là lấy từ các trang mạng hay Facebook cá nhân). Chính họ cũng cần phải công khai xin lỗi nữ sinh, gia đình nữ sinh và độc giả.

Hậu quả nhãn tiền và những câu hỏi ngỏ

Thời gian qua, truyền thông trong nước đề cập nhiều đến tệ nạn ăn cắp của người Việt ở nước ngoài, đặc biệt là ở Nhật Bản. Cách đây không lâu, báo chí trong nước đưa ra thông tin có tới 40% kẻ cắp ở Nhật Bản trong năm 2013 là người Việt. Hay sự kiện một cô tiếp viên hàng không bị cảnh sát Nhật Bản bắt tạm giam để điều tra về tội tiêu thụ hàng ăn cắp. Và chỉ ngày hôm qua (15.4), báo chí lại đưa tin từ kênh truyền hình Nippon TV về việc cảnh sát Nhật Bản bắt giữ 2 nghi phạm người vì tình nghi ăn cắp mỹ phẩm tại một cửa hiệu ở tỉnh Kagawa.

Ở trong nước, nạn “ăn cắp” đang hiển hiện trong mọi hoạt động của đời sống xã hội; từ việc ăn cắp thời gian ở các công sở đến gian lận trong kinh doanh, từ tham nhũng của quan chức đến rút ruột công trình của nhà thầu,… Những sự việc như vậy không chỉ còn được bàn luận trong xã hội, mà đã đưa đưa ra tại các phiên họp của Quốc hội. Điều đó cho thấy, bệnh ăn cắp đã và đang là quốc nạn, góp phần kéo lùi sự phát triển và văn minh của người Việt.

Thế nhưng người ta lại bao che và ngụy biện cho hành vi ăn cắp vì lương thấp, vì xã hội thiếu công bằng, vì cuộc sống khó khăn,… Thậm chí như vụ việc nói trên, người ta bao che, ngụy biện cho hành vi ăn cắp là “làm giàu cho văn hóa”.

Phải chăng người Việt có thói quen ăn cắp nên dễ đồng cảm với hành vi ăn cắp? Phải chăng tuổi thơ chúng ta đã từng ăn trộm trái ổi, trái táo nên coi hành vi ăn cắp của trẻ vị thành niên là việc rất bình thường trong xã hội? Phải chăng vì dân Việt thiếu thốn tri thức và văn hóa nên dung dưỡng cho hành vi ăn cắp sách để “bồi đắp” tri thức và văn hóa? Phải chăng một bộ phận không nhỏ người Việt vô cảm và thiếu nhân cách nên phải kêu gào lên để thể hiện rằng họ luôn nhân ái và có nhân cách?

Và phải chăng, chúng ta đều thấy bình thản trước việc móc tiền ra hối lộ trong xử lý các vụ việc hành chính? Phải chăng chúng ta vô tư hối lộ tiền cho cảnh sát giao thông vì quên bật xi-nhan xe máy? Phải chăng chúng ta vui lòng đi vào bệnh viện chữa trị do tai nạn vì yếu tố khách quan do công trình xuống cấp vì bị rút ruột? Phải chăng chúng ta vui cười hớn hở khi bị một trẻ vị thành niên ăn cắp ví của mình?

Và phải chăng, chúng ta tự hào nói tôi là người Việt ở nước ngoài mà tại đó có treo biển cảnh báo người Việt ăn cắp? Phải chăng chúng ta thấy dửng dưng khi báo chí, truyền thông đưa những hình ảnh, thông tin về người Việt ăn cắp ở nước ngoài? Phải chăng chúng ta hồ hởi cảnh báo với một người bạn nước ngoài, rằng phải hết sức chú ý khi ra đường ở Việt Nam, vì bạn có thể bị ăn cắp bất cứ lúc nào?

Lời kết

Vụ việc nên dừng lại ở một cái kết có hậu, sau khi gia đình em nữ sinh, nhà trường và siêu thị đã cầu thị và giải quyết hợp tình hợp lý. Cả em nữ sinh và nhân viên siêu thị đều có lỗi và đều đã nhận lỗi, vì thế không nên tiếp tục truy cứu những lỗi lầm đó.

Đây cũng là bài học để những người có trách nhiệm, những người có ảnh hưởng xã hội nên nhìn lại bản thân mình. Đừng vì xúc cảm tức thời mà thiếu suy xét, mà có những phát ngôn và hành động phản cảm, không xứng đáng với trình độ, vị trí và uy tín của họ.

Đồng thời, gia đình, nhà trường và xã hội cần phải chung tay trong việc dạy dỗ cho lớp trẻ, không chỉ về kiến thức mà còn về nghĩa vụ, trách nhiệm và đạo đức xã hội. Chúng ta cần phải nghiêm khắc, không được bao che, dung dưỡng cho những hành vi ăn cắp để không còn những vụ việc đáng tiếc như vậy xảy ra.

Bởi vì, việc bao che, dung dưỡng cho hành vi ăn cắp của trẻ em hôm nay sẽ là tội lỗi đối với sự phát triển và văn minh của dân tộc trong tương lai.

Trường Yên


Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Điện thư của bạn Lâm quốc Dân (ĐC2) về KHKTMĐ Global Reunion vào trung tuần tháng chín năm 2015 tại Hoa Kỳ


Chúng tôi cần các bạn HỒI ĐÁP rỏ ràng (trước ngày 31 tháng 7-2014):            
 
Response:
 
   1. Số người tham dự (chồng, vợ): Dan Lam và bà xã  
2. Tên họ, khoá học (ví dụ: Điện Cơ khoá 4 [1974]): ĐC4)
 
All,
 
I happened to see the show: "Tôn Sư Trọng Đạo" of VN TV Channel (Fountain Valley, CA) directed by Director: Bruce Tran and his wife Tiffany Tran. The reunion was very emotional to have the speeches from Teachers and Students. It'd be nice to see the reunion more often.
 
Happy the Fourth of July to All !!!

Regards,
 
Lâm quốc Dân (ĐC2)


Nhạc Tuổi Xanh -- Phạm Duy và Duy Quang song ca




Anh Hùng Vô Danh
(Tặng những chiến sĩ vô danh tranh đấu cho tổ quốc)

Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh,
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước.

Họ là kẻ tự nghìn muôn thuở trước
Đã phá rừng, xẻ núi, lấp đồng sâu
Và làm cho những đất cát hoang vu
Biến thành một giải san hà gấm vóc.

Họ là kẻ không nài đường hiểm hóc,
Không ngại xa, hăng hái vượt trùng sơn
Để âm thầm chuẩn bị giữa cô đơn
Cuộc Nam Tiến mở giang sơn lớn rộng

Họ là kẻ khi quê hương chuyển động
Dưới gót giày của những kẻ xâm lăng,
Đã xông vào khói lửa, quyết liều thân
Để bảo vệ Tự Do cho Tổ Quốc,

Trong chiến đấu, không nài muôn khó nhọc,
Cười hiểm nguy, bất chấp nỗi gian nan,
Người thất cơ đành thịt nát xương tan
Những kẻ sống lòng son không biến chuyển.

Và đến lúc nước nhà vui thoát hiểm,
Quyết khước từ lợi lộc với vinh hoa,
Họ buông gươm quay lại chốn quê nhà
Để sống lại cuộc đời trong bóng tối.

Họ là kẻ anh hùng không tên tuổi
Trong loạn ly như giữa lúc thanh bình
Bền một lòng dũng cảm, chí hy sinh
Dâng đất nước cả cuộc đời trong sạch.

Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách,
Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên,
Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên
Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật,

Nhưng máu họ đã len vào mạch đất,
Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông.
Và anh hồn chung với tấm tinh trung
Đã hòa hợp làm linh hồn giống Việt.

Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy
 
Một mùa thu năm xưa Cách mạng tiến ra,
Đất Việt bừng ngàn tiếng thanh niên tung gông phá xiềng.
Đoàn người trai ra đi, miệng hô lớn quyết chiến,
Quyết chiến, chân oai nghiêm đều tiến.

Một ngày qua thanh niên giã từ giấc mơ,
Phất cờ hồng nhuộm máu, đấu tranh cho muôn kiếp sầu.
Đời người trai gian lao, vì non nước quyết chiến,
Quyết chiến, lúc chưa phai tuổi xanh.

Tuổi xanh như lúa mai, đời thanh niên sáng tươi,
Thuở nay chinh chiến chờ đợi người.
Về đây tay nắm tay, đài gươm ta đắp xây,
Miệng hô câu hát vang trời mây.

Cùng đi, đem máu lên đỏ ngọn cờ,
Cùng đi, đem sức trai đổ xuống bờ, bờ ruộng xanh.
Tôi cùng anh, ta tranh hùng chờ ngày hoà bình,
Đời màu hồng, nồng nàn sống vui tuổi xanh.

Đường ta, ta cứ đi.
Nhà ta ta cứ xây.
Ruộng ta, ta cứ cày.
Đợi ngày,
Ngày mai bao ấm no,
Diệt xong quân Pháp kia,
Cười vang ta hát câu tự do.

Diệt xong quân Pháp kia,
Cười vang ta hát câu tự do


Dựng lại nhà, dựng lại người : Mầm Non Sơn Ca Chín




                                                                




Thư Mời quí bạn K1 tham dự họp mặt kỷ niệm 45 năm thành lập trường đại học KHKTMĐ (1970-2015)



Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Hình ảnh những gánh hàng rong, và hình ảnh của cả những "tiếng rao Hà Nội" hiện đang được gìn giữ, trân trọng tại thư viện EFEO, thành phố Paris (Pháp).


Tiếng rao của những gánh hàng rong là một nét đặc trưng riêng biệt trên những góc phố ở Việt Nam. Với các du khách nước ngoài khi đến Việt Nam, dù rào cản ngôn ngữ khiến những âm thanh đó có phần khó hiểu, nhưng tiếng rao cùng với sự giản dị của các gánh hàng vẫn khiến họ cảm thấy thích thú, ấn tượng.
 
Tại thư viện EFEO, thành phố Paris (Pháp) hiện đang lưu giữ rất nhiều bản thảo quý giá với tựa đề “Những gánh hàng rong và tiếng rao trên những con phố ở Hà Nội”. Tác phẩm được thực hiện bởi những học sinh của trường Mỹ thuật Đông Dương và tác giả người Pháp F de Fénis, năm 1929.
 
Dưới định dạng 39x20 cm, một số bức tranh còn được tô màu vô cùng sinh động cùng với những đoạn trích tiếng rao bằng tiếng Việt là phần diễn giải bằng tiếng Pháp giúp các độc giả quốc tế có thể cảm nhận được phần nào nét văn hóa đặc trưng của người dân Việt Nam.
 
Dưới đây là toàn bộ hình ảnh có trong tác phẩm đã được chụp lại:
 
Hình ảnh những “tiếng rao Hà Nội” quý giá ở Paris
Hình ảnh những “tiếng rao Hà Nội” quý giá ở Paris Hình ảnh những “tiếng rao Hà Nội” quý giá ở Paris
Trang bìa và phần mở đầu của cuốn sách. Lời dẫn cũng như phần chú giải có trong cuốn sách đều được viết tay với 2 ngôn ngữ Việt và Pháp.
 
Hình ảnh những “tiếng rao Hà Nội” quý giá ở Paris

Hình ảnh những “tiếng rao Hà Nội” quý giá ở Paris 

Hình ảnh những “tiếng rao Hà Nội” quý giá ở Paris

Hình ảnh những “tiếng rao Hà Nội” quý giá ở Paris

Hình ảnh những “tiếng rao Hà Nội” quý giá ở Paris

Hình ảnh những “tiếng rao Hà Nội” quý giá ở Paris

Hình ảnh những “tiếng rao Hà Nội” quý giá ở Paris

Hình ảnh những “tiếng rao Hà Nội” quý giá ở Paris

Hình ảnh những “tiếng rao Hà Nội” quý giá ở Paris

Hình ảnh những “tiếng rao Hà Nội” quý giá ở Paris

Hình ảnh những “tiếng rao Hà Nội” quý giá ở Paris

Hình ảnh những “tiếng rao Hà Nội” quý giá ở Paris

Hình ảnh những “tiếng rao Hà Nội” quý giá ở Paris

Hình ảnh những “tiếng rao Hà Nội” quý giá ở Paris
Mỗi trang tranh là hình ảnh minh họa cho từng loại gánh hàng cùng những tiếng rao có âm tiết trầm bổng trên những khuông nhạc.
 
Phan Hạnh

Phan Hạnh

Phan Hạnh

Phan Hạnh

Phan Hạnh

Phan Hạnh

Phan Hạnh

Phan Hạnh

Phan Hạnh

Phan Hạnh

Phan Hạnh

Phan Hạnh

Phan Hạnh

Phan Hạnh

Phan Hạnh

Phan Hạnh

Phan Hạnh

Phan Hạnh

Phan Hạnh