khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

30 tháng 4 năm 1975 - Tác giả Duyên Anh



17 giờ. Đường phố Sài gòn ngập đầy bộ đội miền Bắc nón cối và giải phóng quân mũ tai bèo và cỏ đuôi chó. Cỏ đuôi chó mỗi lúc một đông thêm! Chắc ăn rồi, chắc ăn lắm rồi, lính sư đoàn 304 gây khí thế cách mạng. Xe tăng của cộng sản, trước sau chỉ có mười chiếc, nghiến xích sắt thị uy khắp đường phố Sài gòn. Xe tăng thị uy xong đến mô-lô-tô-va Liên xô và GMC Trung Quốc. Máy phóng thanh oang oang bài ca Giải phóng miền Nam của Lưu Hữu Phước.

  Giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước

 Giết lũ đế quốc

 Phá tan bè lũ bán nước

 Ôi xương tan máu rơi

 Lòng hận thù ngút trời

 -------

 Vùng lên nhân dân Việt Nam anh hùng

 Vùng lên xông pha vượt qua bão bùng

 Thề cứu lấy nước nhà

 Thề Chiến đấu tới cùng

 Cầm gươm ôm súng xông tới

 Vận nước đã tới rồi

 Bình minh chiếu khắp nơi

 Nguyền xây non nước vững yên muôn đời...

Và bài ca Tiến về Sài gòn:

 Tiến về Sài gòn

 ta quét sạch giặc thù

 Tiến về Sài gòn

 ta giải phóng thành đô *…

Cỏ đuôi chó hát theo. Vì hai bài hát lải nhải hoài nên cỏ đuôi chó thuộc lòng. Tôi nhớ lại: Hoạt cảnh này đã ba lần tôi được chứng kiến trong đời. Lần thứ nhất, buổi chiều 19-8-1945, năm tôi lên mười. Và tôi đã diễn tả thật trung thực trong cuốn Con Thúy, cuốn sách đã đưa tôi vào nhà tù cộng sản để chịu đựng những hệ lụy tự khai. Lần thứ hai, buổi sáng giữa tháng 7-1954. Một thị xã được giải phóng. Bộ đội cộng sản tiến vô thong thả. Cỏ đuôi chó mọc nhanh, tung hô những khẩu hiệu nịnh bợ. Bài hát thuộc nhanh của cỏ đuôi chó hồi ấy là bài Bàn tay chúng ta:

  Hoan hô bàn tay anh Komsomol

 đã khơi dòng Volga đông.

 đã khơi nguồn hạnh phúc cho toàn dân..

 Hoan hô bàn tay anh bạn Trung Hoa

 chắn sông Hoài

 ngăn đau thương

 nước không về toàn dân no ấm

 Raymondielle ngăn xe cho ngừng máu rơi

 ngăn chiến tranh cho đời huy hoàng

 ta nhớ ghi tên người tươi sáng

 bàn tay anh đem về thêm bông

 bàn tay anh đem về thêm lúa

 bàn tay ta băng miền thương xót

 dắt dìu nhau tiến lên...

Hoạt cảnh giải phóng lần hai, tôi đã viết ở cuốn Vẻ buồn tỉnh lỵ chưa kịp xuất bản và bản thảo đã bị tịch thu. Hôm nay, lần thứ ba, tôi biết thêm hoạt cảnh giải phóng 1975. Ba mươi năm. Vẫn thế. Vẫn thế ở mỗi biến động lịch sử trên quê hương tôi. Nếu cái vẫn thế còn làm cho tôi xúc động là, ngay cả tâm hồn cỏ đuôi chó, đã không dấy lên giông bão thù hận khi họ được khích lệ tuyết hận bừa bãi. Có phải tình nghĩa Việt Nam mãi mãi chế ngự chủ nghĩa cộng sản. Sài gòn chỉ bị cộng sản và cỏ đuôi chó quấy rầy ngoài phố. Sài gòn không hề bị cỏ đuôi chó đập phá nhà cửa, giết người. Cộng sản không dám ra mặt hành động. Cộng sản bất lực thủ đoạn châm lửa phẫn nộ cho người Sài gòn sát hại người Sài gòn. Không có bạo động đổ máu vô lý cho hợp lý khi cộng sản vào Sài gòn. Đừng bao giờ nghĩ cộng sản nhân đạo. Mà nên hiểu miền Nam nhân bản. Sài gòn nhân bản không chấp thuận tàn sát theo ý cộng sản hay theo ý của bất cứ một chủ nghĩa phi nhân nào: Lịch sử nào sẽ ghi chép chính xác? Thứ lịch sử gian dối của Mỹ và Tây phương thân cộng đã toa rập cộng sản, đã giả vờ quên tình nghĩa Việt Nam mà đề cao sự khoan dung, đạo lý cộng sản khi cộng sản xuất hiện ở Sài gòn. Đạo lý làm người của cộng sản đã thể hiện rõ nét ở Huế vụ Mậu Thân. Nó sẽ thể hiện rõ nét hơn, sẽ "phanh thây uống máu quân thù', sẽ "cờ in máu chiến thắng" ở Sài gòn 30-4-75 nếu người Sài gòn muốn. Nhưng người Sài gòn không muốn, cả cỏ đuôi chó đáng ghét cũng không muốn, cộng sản đành thúc thủ. Để được tiếng nhân đạo. Cộng sản nói nhân đạo như tư bản nói nhân đạo, còn đốn mạt hơn cả đĩ điếm, ma cô giảng giải luân lý. Người ta cố tình quên rằng, chỉ cần mảy may lương tâm, cộng sản hết là cộng sản. Và người ta nên sáng suốt, nên thức tỉnh nhớ ràng, cái vỏ ngoài của cộng sản giống hệt áo thầy tu chân chính, những lời cộng sản nói hay hơn Chúa nói, Phật nói. Cộng sản quán triệt bí kíp "một thời im lặng và một thời lên tiếng" ở bất cứ không gian nào. Cộng sản xúi dục người quốc gia lăng nhục người quốc gia, chia rẽ người quốc gia rồi hô hào đoàn kết. Cộng sản nằm vùng, cộng sản hải ngoại còn tinh vi đến độ biết ẩn thân thật lâu, dám sống nghèo hèn, cố tình phô bày tác phong đạo đức, trình diễn đạm bạc, khuất thân hòa hoãn với những kẻ chống cộng dữ dội nhất. Để trở thành biểu tượng gương mẫu của người quốc gia chống cộng. Và, sau hết, đòn muôn thuở nằm trong bản chất cộng sản: Tìm mọi cách hạ bệ uy tín các tài năng của quốc gia để vô hiệu hóa sự chống cộng sản của các tài năng này; công khai đề cao tài năng của quốc gia trên các cơ quan truyền thông cộng sản để cô lập các tài năng này với quần chúng thù ghét cộng sản.

Sài gòn động bên ngoài, tĩnh bên trong - cái tĩnh lo âu. Cái động đã tôn vinh cái tĩnh. Đã không có "đấu tranh giai cấp" tình nguyện, tự nguyện và... tự học tập như cộng sản mong muốn. Điều đó đã "giải phóng" biển máu đe dọa của Mỹ và biển máu toan tính của cộng sản. Chúng tôi thả xuống chợ Bến Thành. Ngạc nhiên vô cùng, tôi thấy, ở các đầu đường, góc phố, người ta đã bán cờ đỏ sao vàng và cờ trên đỏ, dưới xanh, giữa sao vàng. Cờ may ở đâu nhanh thế? Vải của chúng ta nhập cảng cả đấy. Chúng ta đã có những thằng bán thuốc âu Mỹ cho kẻ thù, bán súng đạn cho kẻ thù, chúng ta còn những thằng sản xuất cờ cho kẻ thù nữa. Cờ bán đắt như tôm tươi. Kẻ hân hoan chào mừng cộng sản mua cờ, kẻ sợ hãi cộng sản cũng mua cờ. Những người bán cờ trúng mối lớn. Con buôn biết cách khai thác... cách mạng vô sản! Đã nhiều nhà treo hai mầu cờ, hai thứ cờ. Tôi thấm mệt:

 - Về chứ, Côn?

- Tao nghĩ mày nên đi quan sát thêm.

- Không đủ sức. Chỗ nào ở Sài gòn chiều nay cũng giống chỗ nào thôi.

Chúng tôi trở lại. Tòa Đô Sảnh đã treo cờ kẻ thù. Công viên trước Hạ Viện đã hết náo động. Xác chết của Trung tá Long đã được kéo đi vất ở xó xỉnh nào. Pho tượng thủy quân lục chiến Mỹ đổ rạp nằm úp xuống đất. Chẳng thể diễn tả nỗi ngậm ngùi. Chúng tôi cắm cúi bước qua nhà thờ Đức Bà. Giáo đường đóng cửa kín mít. Bưu Điện đã treo hai thứ cờ và giải phóng quân kè kè AK canh gác. Trong khuôn viên Dinh Độc Lập, "nhân dân" đông đầy. Cánh cổng dinh mở rộng, "nhân dân" tự do ra vào, tự do chạy nhẩy, tự do la hét. Và đó là chiêu thức giải phóng đánh đúng tâm huyệt bầy cừu. Người ta có một sự so sánh giản dị: Nguyễn văn Thiệu phong tỏa Dinh Độc Lập, cách mạng giải phóng Dinh Độc Lập. Dinh Độc Lập, cái triều đình của những tên cầy cáo, rồi sẽ có một hồ sơ đầy đủ về nó như một thâm cung cố sử. Thiệu cấm dân lai vãng quanh Dinh. Cộng sản mở bung cho dân vào Dinh. Sự mị dân của cộng sản, ít nhất, đã làm trí thức Lý Chánh Trung bồi hồi, cảm động mà rên rỉ "xin được nhận Hồ chủ tich làm Bác". Tôi không thích nhìn cái Dinh ấy. Nó mang tên Độc Lập. Không, nó phải mang tên Nô Lệ. Nhưng không thích nhìn Dinh... Nô Lệ - còn nô lệ dài dài - tôi lại phải nhìn cách mạng tuyết hận danh nhân Trương Vĩnh Ký. Ơ cuối vườn sao góc phố Duy Tân - Thống Nhất, đối diện với hãng xe Peugeot, pho tượng Trương Vĩnh Ký đã bị giật sập. Trương Vĩnh Ký có tội gì với cách mạng vô sản? Kẻ thừa thãi công lao với nền văn hóa Việt Nam, kẻ tiên phong mở đường văn chương quốc ngữ cũng là kẻ thù của cộng sản ư? Người ta sẽ được trả lời ngay khi nghe bài hát này:

  Ta là người nông dân

 mặc áo lính

 chiến đấu vì giai cấp bị áp bức

 từ bốn nghìn năm* ...

Từ bốn nghìn năm đã có... cộng sản. Và các nhà nghiên cứu mác xít bảo là cộng sản nguyên thủy. Hùng Vương là kẻ thù của giai cấp vô sản. Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt... đều là kẻ thù của giai cấp vô sản cả. Địa chủ Lê Lợi đã bóc lột giai cấp nông dân kỹ nhất? Thế thì Trương Vĩnh Ký, người đã tích cực đóng góp vào công cuộc làm thăng hoa chữ quốc ngữ để, từ chữ quốc ngữ, cộng sản Việt Nam xử dụng như võ khí tư tưởng mà truyền bá chủ nghĩa của mình, có bị thù hận là... "lô gích" rồi. Với cộng sản Việt Nam, tổ tiên của họ là Karl Marx, là Freiderich Engels, là Lénine... Họ rất nên vô ơn tiền nhân và rất nên thù hận tiền nhân tự bốn nghìn năm. Họ là quốc tế. Họ phủ nhận quốc gia. Những kẻ thân cộng sản làm dáng, những kẻ theo cộng sản ở hải ngoại nghĩ gì về "giai cấp bị áp bức từ bốn nghìn năm"? Pho tượng Trương Vĩnh Ký bị giật sập nằm úp mặt xuống đất vườn sao. Cuốn sách trên tay ông chưa bị đập nát. Tôi mở mắt ngắm pho tượng. Nước mắt tôi ứa ra. Tôi lại nghĩ đến thân phận những nhà văn chống đối tư tưởng mác xít hai mươi năm Sài gòn tự do. Và, hôm nay, khi ngồi viết những giòng chữ này ở thị trấn lrvine của Orange County thuộc tiểu bang California, tôi còn nghĩ đến thân phận những kẻ làm tay sai cho cộng sản Việt Nam trong lãnh vực chữ nghĩa và nghệ thuật. Họ có hiểu vì lý do gì Trương Vĩnh Ký cũng bị xóa bỏ. Và họ, họ là cái thứ gì, giá trị bao nhiêu để hy vọng tồn tại.

***

18 giờ 30. Chúng tôi có mặt ở ngã tư Hiền Vương - công Lý. Quân trang, quân dụng, võ khí vẫn xếp đống ngổn ngang trên vỉa hè. Súng đạn sẵn sàng, thừa mứa, tha hồ lượm mà bắn giết nhau vô tội vạ. Nhưng, người Sài gòn không giết người Sài gòn. Nhiều thanh niên biết xử dụng M16 đã lượm súng, bắn chỉ thiên vung vít. Bắn cho hả giận. Bắn cho quên nỗi nhục. Bắn rồi liệng súng, nước mắt ròng ròng. Thành phố rền vang tiếng đạn nổ chỉ thiên...Chúng tôi thản nhiên đi. Lúc này, vẫn còn nhiều người lính trên đường chạy về nhà mình. Tôi nhận ra những kẻ chiến bại bất đắc dĩ và tội nghiệp ấy, vì họ mình trần, quần xà lỏn, chân đất. Làm sao tôi biết chia xẻ tâm sự uất nghẹn của người lính quốc gia đường chiều 30-4? Những trang sách nào của những ông đại tá, trung tá của Cục tâm lý chiến "không chịu đứng chung đẳng cấp xã hội và văn học nghệ thuật" với người khác đã soi tỏ tâm sự uất nghẹn này? Bầy hạc gỗ của vua Vệ, bọn ý gẩy bút cùn chỉ đủ khả năng xướng họa thơ con cóc và vấy bẩn thiên hạ thì làm nổi trò trống gì mà cũng hiệu hiệu khẩu khí ôm mối thù nặng nghìn cân? Cho nên, chúng ta có hơn một nghìn trang "Việt Nam máu lửa quê hương tôi", gần một nghìn trang "Hồ sơ dinh Độc Lập", vẫn còn thiếu một trang viết về người lính buông súng, lột bỏ quân phục chạy về nhà mình tức tưởi, phẫn nộ và lo âu. Chưa bao giờ tôi thấm thía thơ Đặng Trần Côn bằng lúc này:

  Hồn tử sĩ gió ù ù thổi

 Mặt chinh phu trăng rõi rõi soi

 Chinh phu, tử sĩ mấy người

 Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn...

NHỮNG TỬ SĨ KHÔNG CẦN AI GỌI HỒN

Xe tăng cộng sản từ Long Khánh qua Gia Kiệm, Hố Nai định ra xa lộ Biên Hòa đã bị chặn đánh tại Tam Hiệp trước lệnh đầu hàng của Dương văn Minh. "Chiến lũy Tam Hiệp", phải coi như thế, được sáng tạo bởi một số lính nhẩy dù, lính thủy quân lục chiến mà đại đơn vị đã tan hàng từ đêm 29-4. Họ phối hợp cùng nhân dân tự vệ và dân chúng Tam Hiệp, dùng máy cầy ủi đất đắp mô ụ nghênh địch. Mẩu chuyện này nghe kể và xem những thước phim của đài truyền hình Pháp ghi lại.

Trận chiến thật ngắn ngủi nhưng rất anh dũng. Không cần hỏa tiễn Tow của Mỹ viện trợ, không cần không lực Hoa Kỳ yểm trợ. Lúc ấy, người Mỹ đã "cút", ông đại sứ Martin cũng cuốn cờ sao xọc leo lên trực thăng bay ra hạm đội số 7. Thế giới nên công bình ghi nhận rằng, Mỹ đã "cút", ngụy đã "nhào", chỉ còn quân dân miền Nam chiến đấu chống cộng sản xâm lăng. Xe tăng cộng sản phải dừng lại. Chúng nổi giận bắn thẳng vào chiến lũy. Đạn của T-54 khạc tới tấp, khạc không thương xót. Quân dân ta chống trả kịch liệt. Những em nhỏ trên 10 tuổi bám sát các anh lính để được sai bảo. Một em trúng đạn giặc, máu me đầy mặt. Hai anh lính dìu em vào chỗ an toàn, băng bó cho em. Em bé khóc. Khuôn mặt hai anh lính ưu tư. Một hình ảnh đẹp nhất, nhân bản nhất của lính quốc gia. Cuộc chiến vẫn tiếp tục. Những người lính mà tướng lãnh đã bỏ trốn phóng lên phía trước. Đạn thù bắn như mưa. Lính của ta gục ngã trên những vũng máu danh dự, trách nhiệm, tổ quốc. Họ chết hết. Họ yên lòng vì họ thật sự biết họ chết vì tổ quốc, vì dân tộc. Trận chiến kết thúc mau lẹ. Xe tăng cộng sản nghiến lên xác lính của ta, nghiến lên xác của dân ta, san bằng mô ụ.

Chúng ngạo nghễ bò ra xa lộ và tiến vào Sài gòn. Bất ngờ, đến cây cầu nhỏ gần nhà máy xi măng Hà Tiên, xe tăng cộng sản bị lính chi khu Thủ Đức chặn đánh thêm. Súng phóng lựu đạn, súng mọc chê, súng đại liên của lính chi khu dũng cảm đã bắn cháy một T54. Chiến trận cũng không thể kéo dài. Cộng sản làm chủ tình hình và kết thúc lẹ. Chúng khẩn trương chạy vô thành phố.

Những người lính nhẩy dù, thủy quân lục chiến và chi khu Thủ Đức đã hy sinh vào buổi sáng 30-4. Họ không cần ai mạc mặt, gọi hồn cả…


ASIA 76 - Hành Trình Một Giấc Mơ







Chủ Thuyết Donald Trump (Phần 4)







Chủ Thuyết Donald Trump (Phần 3)







Chủ Thuyết Donald Trump (Phần 2)







Chủ Thuyết Donald Trump (Phần 1)







Phỏng vấn ca sĩ Mai Thanh Sơn







Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2019

Chúng Nó Sắp Hàng Đi Tàu Suốt




Liền anh liền chị sắp hàng
Địa ngục cửa mở Sa Tăng đón vào



Người Mỹ có khi không hiểu cách mĩa mai của người Anh



YouGov đã tiến hành cuộc khảo sát này với khoảng 1.700 người Anh và 1.900 người Mỹ, và hỏi họ những cụm từ giải nghĩa nào phù hợp nhất theo cách hiểu của họ.

Người Anh nói...Ý của người Anh là...Người khác hiểu...
I hear what you say (Tôi nghe anh nói rồi)I disagree and do not want to discuss it further (Tôi không đồng ý và không muốn thảo luận thêm nữa)He accepts my point of view (Anh ta chấp nhận quan điểm của tôi).
With the greatest respect... (Với sự tôn trọng lớn nhất...)I think you are an idiot (Tôi nghĩ anh là một thằng đần)He is listening to me (Anh ta đang lắng nghe tôi).

That's not bad (Nó không tệ)
That's good (Nó tốt đấy)That's poor (Nó tệ)

That is a very brave proposal (Đó là một lời đề nghị dũng cảm)
You are insane (Anh bị điên à)He thinks I have courage (Anh ta nghĩ tôi dũng cảm)

Quite good (Khá tốt)
A bit disappointing (Hơi thất vọng)Quite good (Khá tốt)
I would suggest... (Tôi muốn đề nghị...)Do it or be prepared to justify yourself (Hãy làm theo đi hoặc là chuẩn bị tinh thần để mà tự lý giải cho bản thân)Think about the idea, but do what you like (Thử nghĩ về ý tưởng này, nhưng hãy làm cái anh muốn)
Oh, incidentally/by the way (Oh, và tiện thể...)
The primary purpose of our discussion is... (Mục đích chính của cuộc trò chuyện của chúng ta là...)
That is not very important (Oh, và cũng không quan trọng lắm đâu...)

I was a bit disappointed that(Tôi khá là thất vọng là...)
I am annoyed that(Tôi khá là khó chịu là...)It doesn't really matter(Nó không thực sự quan trọng lắm - vì chỉ khá là thất vọng thôi)

Very interesting (Rất thú vị)

That is clearly nonsense (Rõ ràng là vớ vẩn)
They are impressed (Họ rất ấn tượng, thích thú)

I'll bear it in mind (Tôi sẽ suy nghĩ)

I've forgotten it already (Tôi quên ngay rồi)
They will probably do it (Họ có thể sẽ cân nhắc điều đó)
I'm sure it's my fault (Tất nhiên đó là lỗi của tôi)It's your fault (Đó là lỗi của anh)Why do they think it was their fault? (Tại sao họ lại nghĩ đó là lỗi của họ nhỉ?)
You must come for dinner (Bạn phải đến ăn tối với chúng tôi đấy)It's not an invitation, I'm just being polite (Đây không phải là lời mời, tôi chỉ lịch sự thôi)I will get an invitation soon (Tôi sẽ sớm nhận được giấy mời từ họ)

I almost agree (Tôi gần như đồng ý)

I don't agree at all (Tôi không đồng ý chút nào)
He's not far from agreement (Anh ta cũng khá đồng ý rồi)

I only have a few minor comments (Tôi chỉ thấy có một vài vấn đề nhỏ)
Please re-write completely (Làm ơn viết lại từ đầu đi)He has found a few typos (Anh ta tìm thấy vài lỗi đánh máy)

Could we consider some other options? (Chúng ta có thể cân nhắc các lựa chọn khác không?)
I don't like your idea (Tôi không thích ý tưởng của anh)They have not yet decided (Họ vẫn chưa quyết định)

Tuy họ vẫn có một điểm chung là cả người Mỹ và Anh đều hiểu câu "I was a bit disappointed that" (Tôi khá là thất vọng ...) là một cách lịch sự để nói "I am annoyed that" (Tôi khá là khó chịu ...)

Nhưng hầu hết người Anh đều dùng hai câu "I'll bear it in mind" (Tôi sẽ suy nghĩ) và "I hear what you say" (Tôi nghe anh nói rồi) là một cách để dập tắt cuộc đối thoại.

Người Anh hay có cách nói châm biếm, mỉa mai (passive-aggressive) trong khi người Mỹ thì có cách nói và tư duy thẳng thắn hơn

Nhiều người Mỹ làm việc tại Anh cũng than phiền về cách nói ẩn ý, nói giảm nói tránh và hay nói vòng vo của người Anh.

Nhưng người Mỹ đâu phải là không biết nói mỉa mai, họ đôi khi cũng nói giảm nói tránh vì muốn lịch sự.


Người Mỹ nói...Có nghĩa là....
I love it! You just don't CARE, do you? (Tôi thích nó! Anh đúng là chẳng hề ngại ngùng tí nào nhỉ?)What the hell did you just do? I'm dying of embarrassment here (Anh vừa làm cái quái gì vậy? Tôi muốn chết vì xấu hổ đây)

Oh, you can get away with it, you're British (Ồ, anh sẽ được bỏ qua thôi, vì anh là người Anh mà)
An American wouldn't be seen dead wearing what you're wearing or doing what you just did (Một người Mỹ sẽ không bao giờ mặc cái anh đang mặc, hay làm cái điều anh vừa làm đâu)
Bless her heart! (Phước lành cho trái tim cô ấy)

This phrase is a bit of a put down, effectively allowing the speaker to slag off someone without recrimination. (Một kiểu nói coi thường, chỉ trích, chê bai nhưng không muốn nghe có vẻ đả kích.)


 

Phúc trình của Ủy hội Hoa kỳ về Tự do Tôn giáo: Tình trạng xấu đi tại Việt Nam trong năm 2018







Việt Nam tuần qua, 4/5/2019







"Tôi quá sợ hãi và chỉ muốn chạy trốn cho nhanh, chúng đánh tôi rách mặt"







Á Châu Ngày Nay, 5/5/2019







Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và dấu ấn khai dân trí







Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

Hội Thảo Về Việt Nam Hoá Chiến Tranh Tại Texas Tech University - Lubbock, TX







Phỏng vấn Nam Lộc (phần cuối)







HỘI LUẬN: 30 THÁNG 4, AI "RỤNG RỜI CHÂN TAY"?







Khi lãnh tụ khủng bố tái xuất hiện...







Nhạc Lưu Vong







Đoàn Phi hát Nhân Danh Việt Nam, nhạc Trúc Hồ







Tân Thiên Hoàng của Nhật Naruhito mở đầu triều đại Lệnh Hòa









Phỏng vấn nhà văn Tâm Phan ở Úc





Thắp nến tưởng niệm 30 tháng Tư tại Sydney và Melbourne






Bàn Chuyện Thời Sự, tháng 4 năm 2019






Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019

Nguyễn Duy Xuân, Cựu Tổng Trưởng Bộ Giáo Dục VNCH - Tác giả Nguyễn Thái Long





Nền Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa chấm dứt ngày 30 tháng 4, năm 1975 khi Cộng Sản Bắc Việt xua quân cưõng chiếm miền Nam. Kể từ đó, biết bao quân, dân, cán chính và gia đình của họ đã phải chịu cảnh tù đày, ly tan. Đối với Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên (Bộ VHGD&TN), vị Tổng Trưởng cuối cùng, Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân, cũng đành phải cam phận như bao nhiêu người dân miền Nam khác.

Tôi còn nhớ, sau ngày 1 tháng 5, 1975, Giáo Sư Xuân gọi tôi và hẹn cùng nhau đến Bộ trên đường Lê Thánh Tôn. Tôi gặp ông cách cổng vào Bộ không xa. Chúng tôi tiến vào cổng Bộ. Tôi trình thẻ căn cước cho cô nhân viên phụ trách nhưng cô không xem, trả lại và mời ‘Xin mời thầy vào’. Cô vừa dứt lời thì cả toán bộ đội Cộng Sản đứng bên giận dữ, la hét, quở trách cô. Tôi trình lại căn cước. Sau khi họ xem kỹ, hất mặt cho tôi vào.

Giáo Sư Xuân và tôi định lên văn phòng cũ của Tổng Trưởng ở trên lầu nhưng bị chận lại. Tôi hướng dẫn Giáo Sư Xuân đi về phía văn phòng cũ của tôi, nhưng cũng không đuợc phép vào. Chúng tôi đi ra phía sau sân của Bộ. Bộ đội Cộng Sản ngồi, nằm ngổn ngang. Một số đang nấu ăn. Khi đi ngang qua chỗ nấu ăn, Giáo Sư Xuân ngừng lại, hỏi thăm vài câu xã giao, đoạn móc bóp ra tặng các ‘anh em’ một số tiền nhỏ để mua thêm thức ăn. Giã từ Bộ lần cuối, nhưng cho đến nay, lòng tôi cảm thấy vẫn còn thiếu cô nhân viên phụ trách gác cổng Bộ lời cám ơn và xin lỗi. Cám ơn, vì cô đã dành cho tôi sự dễ dãi. Xin lỗi, vì tại tôi mà cô bị cán bộ Cộng Sản xỉ mắng.

Khi lệnh trình diện theo diện ‘ngụy quyền’ tại Trường Trung Học Gia Long được ban ra, Giáo Sư Xuân gọi tôi và nhắn tôi gọi các anh em khác cùng đến trình diện tập thể vào ngày Thứ Sáu, 13 tháng 5, năm 1975. Tôi chuẩn bị hành trang. Sau đó tôi được một vị có kinh nghiệm với Cộng Sản khi còn ở miền Bắc cho biết, khi Cộng Sản vào, chúng sẽ tịch thu những đồ dùng trong nhà không có biên lai. Tôi phải chạy kiếm giấy biên lai nên không đến trình diện cùng ngày như đã hẹn với Giáo Sư Xuân.

Hạn cuối trình diện là ngày 15 tháng 5, 1975. Đúng ngày, tôi từ nhà bước qua đường đến Trường Trung Học Gia Long. Mới khoảng một tuần trước khi Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, trường Gia Long đã ‘ưu ái’ nhận được hai quả đại pháo của ‘Bác’ tặng. Bà Hiệu Trưởng Trường Trung Học Gia Long, Phạm Thị Tất, chạy qua hỏi ý kiến tôi xem phải làm thế nào. Mặc dầu trong lòng đang ngổn ngang, tôi cố giữ nét bình tĩnh khuyên bà Hiệu Trưởng nên cùng gia đình tạm rời khỏi ngôi trường ngay. Từ trước đến nay tôi vẫn dành sự kính mến cho bà Hiệu Trưởng. Lòng kính mến của tôi lại dâng cao hơn khi tôi nhìn thấy bà, trong lúc gần giờ thứ 25, vẫn còn cố muốn bảo vệ ngôi trường thân yêu.

Trường Trung Học Gia Long, một ngôi trường lớn nổi tiếng ở miền Nam, nơi đã đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước thì nay được dùng làm nơi tập trung những thành phần gọi là ‘ngụy quyền’ để bắt đi tù cải tạo. Khác với những lần trước ghé thăm trường, lần này tôi đến với ba lô lính mà tôi còn giữ lại khi thụ huấn tại quân trường Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung và Trường Bộ Binh Thủ Đức. Vào trường, tôi không gặp Giáo sư Xuân vì nhóm người trình diện ngày đầu đã được di chuyển lên trại cô nhi Long Thành. Sau vài hôm ở trong trường, tất cả chúng tôi được tâp trung ra sân. Bốn vị được đọc tên và yêu cầu đứng về một bên: Kỹ sư Dương Kích Nhưỡng, cựu Phó Thủ Tướng, nội các Nguyễn Bá Cẩn; cố Giáo Sư Bùi Xuân Bào, Cựu Thứ Trưởng Bộ VHGD&TN, nội các Trần Thiện Khiêm; ông Nguyễn Long Châu, cựu Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng, nội các Nguyễn Bá Cẩn; và Đại Tá Văn Văn Của, cựu Đô Trưởng Sàigòn. Số còn lại cho về, chờ lịnh sau.

Cụ Đỗ Văn Rở, đã mất, cựu Phụ Tá Văn Hóa Tổng Trưởng VHGD&TN nói với tôi nếu họ cho về mà mình không có giấy tờ thì sợ sẽ bị công an Phường bắt giữ lại. Cụ bàn với tôi nên đi gặp Thủ Trưởng trại để xin giấy chứng nhận. Chúng tôi gặp anh Thủ Trưởng ở cuối hành lang trường. Anh đang nhìn trời, ngắm mây. Cụ Rỡ cất tiếng:


- Thưa anh Thủ Trưởng, chúng tôi muốn xin anh tờ giấy chứng nhận cho về để trình với công an Phường, Khóm.

Anh Thủ Trưởng vẫn đứng nhìn trời cao, miệng lẩm bẩm:

- Trời hôm nay đẹp quá!

Cụ Rỡ lại thưa. Anh Thủ Trưởng vẫn nhìn trời. Cho đến lần thưa thứ ba thì anh Thủ Trưởng, không nhìn, trả lời ngắn gọn:

- Viết đi.

Cụ Rỡ quay sang tôi:

- Anh Long, mình phải đi kiếm giấy.

Tôi nhanh chân bước vòng quanh sân trường lượm được hai bao thuốc lá không. Tôi xé ra, dùng phần giấy trắng bên trong viết:

‘Cho về. Trình diện sau. Thủ Trưởng tại Trường Gia Long. Ký tên.’

Anh Thủ Trưởng chả cần xem, không cần nhìn, lấy bút quẹt ký. Tôi chia tay với cụ Rỡ để rồi vài tuần lễ sau, tôi lại được lịnh trình diện theo diện ‘nguỵ quân’ tại trường Trung Học Taberd.

Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân được di chuyển về trại cô nhi Long Thành. Sau đó ít tuần lại được chuyển đến trại giam nữ tù Thủ Đức.

Theo bác sĩ Đinh Văn Trúc, cựu Bác Sĩ Trưởng Phòng Y Tế Sinh Viên, Viện Đại Học Cần Thơ thì:

... bác tài xế cũ lái xe cho Giáo Sư Viện Trưởng  có đến gặp bác sĩ để chuyển lời nhắn của Giáo sư Viện Trưởng xin ít thuốc trị bịnh dị ứng ngứa. Bác sĩ Trúc đã lên Sàigòn, trao thuốc cho gia đình Giáo Sư Xuân để nhờ chuyển vào cho ông.

Theo ông Triệu Huỳnh Võ, cựu Phụ Tá Tổng Trưởng Thông Tin và Chiêu Hồi, người đã cùng chung trại tù với Giáo sư Xuân cho đến ngày ông mất thì:

Khoảng giữa năm 1976, chiếc máy bay C-130 đã chuyển một số tù từ trại giam Thủ Đức ra trại tù Hà Tây, Bắc Việt Nam, trong đó có ông và Giáo Sư Xuân. Khi cuộc giao tranh với Trung Cộng tại biên giới bùng nổ vào năm 1979, các trại tù ‘nguỵ quân’ nằm gần biên giới Hoa-Việt được Cộng Sản Việt Nam đưa về giam chung với ‘nguỵ quyền’ tại Hà Tây.

Trong bài “Người Nằm Lại Ba Sao”, ông Phan Văn Minh, cựu Đại Tá Đổng Lý Văn Phòng Phủ Phó Tổng Thống viết:

Khi được chuyển về trại tù Hà Tây, tôi gặp ông Tiến Sĩ. Tôi nhìn ông bằng một cái nhìn chào hỏi kính mến nhưng ông nhìn tôi với đôi mắt không thần sắc, như đang sống với một quá khứ của hồi gần đây mà giờ đã xa vời vô hạn.

… chân dung của ông Tiến Sĩ đã trở nên bệ rạc một cách quá đau thương trước mắt tôi, mặc dù danh tiếng cũ của ông vẫn còn được trân trọng trong thâm tâm tôi.

Trong một đoạn khác, Đại Tá Minh viết:

Nhân tài xã hội chủ nghĩa chắc là thừa mứa hoặc gỉa trình độ trí thức của họ quá cao nên một ông Tiến Sĩ Kinh Tế, tốt nghiệp tại Hoa Kỳ nay bị họ đày xuống làm kinh tế cò con, chia cơm cho tù… Ông Tiến Sĩ Kinh Tế, ngày xưa cân đai áo mão giờ đây lưng trần trụi, bên dưới là chiếc quần đùi nhà tù, mồ hôi nhể nhại đang khệ nệ bưng những cái soong để lấy cơm cho cả buồng giam từ 50 đến 70 người.

Khi ở trại tù Hà Tây, theo ông Triệu Huỳnh Võ:

Mặc dù trời rét lạnh nhưng sáng nào Giáo Sư Xuân cũng ra giếng tắm cùng ông Trần Văn Tuyên (đã mất trong tù). Và mặc dầu tuổi cao, sức yếu nhưng ông vẫn bị xếp làm lao động nặng trong đội gạch.

Năm 1983, trại tù Hà Tây được giải tỏa và tù cải tạo thuộc đủ mọi thành phần khác nhau được chuyển về trại tù Ba Sao ở Nam Hà. Bước vào tuổi lục tuần, phần vì lao động cải tạo, phần vì thiếu dinh dưỡng lại thêm những muộn phiền riêng tư, sức khỏe của Giáo Sư Xuân bắt đầu sa sút nhiều. Nhưng theo Đại Tá Minh thì:

Thỉnh thoảng ông cũng được một vài người bạn cố tri, nhưng có chút thế lực trong chế độ mới, nghĩ đến tình cũ nghĩa xưa, ghé qua trại thăm hỏi nhân một chuyến công tác nào đó ở Hà Nội. Một số bạn bè khoa bảng của ông ngày trước, đang sinh sống tại ngoại quốc, cũng có can thiệp với Thủ Tướng Phạm Văn Đồng khi ông này sang Úc qua một chuyến công du, để xin cho ông Tiến Sĩ sớm được tự do. Tiếc thay, những can thiệp đó cũng chỉ là một loại nước đổ đầu vịt, mưa xuống lá khoai.

Giáo Sư Xuân bị bệnh. Nhiều người cho rằng bịnh căn bản của ông là bịnh tim, nhưng ông lại cố tập thể dục với những động tác mạnh để cho máu vận chuyển. Đại Tá Minh mô tả:
Mỗi giờ thể dục buổi sáng của ông, cán bộ bên ngoài vòng rào khu giam đều hay biết vì ông có điệu thở ra, hít vào thật ồn ào nên cán bộ cho ông cái biệt danh ‘tàu Thống Nhất vào ga Hàng Cỏ’.

Trong một đoạn viết khác, Đại Tá Minh cho biết:

Một hôm, vào sáng sớm mùa đông, cả buồng giam đang trùm kín mền để chờ kẻng thức thì nghe có tiếng người té trong phòng vệ sinh và có tiếng la to ‘Anh Xuân xỉu rồi anh em ơi’. Một vài anh em chạy vào phòng khiêng Giáo Sư Xuân ra. Lăng xăng, người xoa bóp, kẻ cạo gió, anh khác la to: báo cáo cán bộ, phòng 2 xin cứu cấp. Một anh bạn lực lưỡng của buồng tình nguyện cõng ông đưa xuống trạm xá. Thường trực trạm xá là ông bác sĩ của Sàigòn cũ, cũng là tù cải tạo. Bác sĩ tên Quýnh nhưng rất bình tĩnh, vì ngoài bản tính bình tĩnh ra ông còn có thêm chứng mắt bị cườm. Nhưng vì quá rành trình độ kỹ thuật của các đồng nghiệp Cộng Sản nên bác sĩ không đồng ý đi mổ mắt lấy cườm ra vì ông cho rằng để chúng nó mổ thì cầm chắc là sẽ bị mù luôn.

Theo ông Triệu Huỳnh Võ:

Bác sĩ Trương Quang Quýnh, đã mất, cựu Giám Đốc Bệnh Viện Đô Thành Sàigòn, đã định bệnh cho Giáo Sư Xuân là bệnh Hodgkin’s disease.

Bịnh Hodgkin’s disease là một chứng bệnh tương tự như ung thư vì các hạch phát triển một cách bất bình thường. Ngoài ra, Giáo Sư Xuân còn bị bịnh dị ứng ngứa.

Khi bịnh đã chuyển qua giai đoạn trầm trọng hơn, Giáo Sư Xuân đã tự chữa lấy bằng cách ngồi thiền, tập phép dưỡng sinh, trị bịnh bằng nước lạnh, ăn cơm cháy thay cơm thường. Nhưng rồi bịnh cũng không thấy thuyên giảm. Đại Tá Minh viết:

Bịnh xá trạm chịu thua, đưa ông đi bịnh viện Phủ Lý giám định. Từ khi đi Phủ Lý về, vốn đã ít nói, ông lại càng ít nói hơn nữa. Dung nhan đượm nhiều nét ưu tư. Ông chỉ sống âm thầm như một cái bóng trong đội, trong buồng. Tôn trọng nếp sống riêng tư của ông, một con người mà anh em trong đội, trong buồng ai ai cũng kính mến mà không ai dám xen vào…

Khi cổ ông bị mọc bướu, bụng ngày càng to, anh em trong đội khuyên ông đi bệnh viện thì ông mỉm cười, chẳng nói chẳng rằng, nhưng với vài chỗ thân tình thì ông cho biết rằng bệnh của ông hiện nay không sao chữa được, sống đành chịu, chết đem theo. Nhưng rồi mấy tuần sau ông đành phải xuống bệnh xá của trại để nằm, không phải để hy vọng chữa trị mà chỉ vì không muốn để căn bệnh của ông phiền hà anh em trong buồng. Trạm đưa ông đi bệnh viện cấp cao ở Phủ Lý, nhưng sau khi giám định, người ta cho ông biết rằng Phủ Lý lẫn Hà Nội cũng không làm gì được, hơn nữa là cho một người tù cải tạo. Ông xin nằm ở trạm xá vì ở đây còn có bạn bè chạy tới chạy lui chăm lo săn sóc.

Vì được sự thương mến của anh em trong trại và vì nhờ sự mua chuộc cán bộ của anh em nên đã có một anh bạn tù tình nguyện được phép cho xuống bệnh xá để túc trực săn sóc ông. Người bạn tù có lòng hào hiệp này là vị Thiếu Tá Cảnh Sát Phạm Hữu Trung, nay là một vị Đại Đức đang ẩn tu tại một ngôi chùa ở vùng miền đông Hoa Kỳ.

Khi ông còn nằm ở bệnh xá, Đại Tá Minh viết:

Trung thực với bản tính của chính mình, ông Tiến Sĩ can đảm chịu đựng một cách thầm lặng niềm đau, nỗi khó của thân tù tội, của tình cảm hời hợt cũng như của căn bệnh ngặt nghèo… Có lúc ông đã tâm sự: ở đời đã khó, ở tù lại càng khó hơn. 

Đại Tá Minh viết tiếp:

Sáng sớm hôm đó, như mọi sáng trong những ngày ông Tiến sĩ nằm bệnh xá, sau khi ‘cửa chuồng’ vừa mở, một số anh em trong đội vừa chạy thể dục vừa ghé qua bệnh xá để thăm ông. Vừa đến nơi thì anh em đã nghe tiếng khóc tiếc thương của anh Trung. Một tiếng khóc hiếm có của người tù cải tạo sau hơn mười năm cay đắng mùi đời, đã gây niềm xúc động mạnh mẽ trong lòng người tiếp nhận và đã thê thảm nói lên lời ái tín đau buồn chưa từng có bao giờ… Từ lúc nào đó, có lẽ từ khi ông Tiến Sĩ trút hơi thở cuối cùng hồi đêm, anh Trung đã chít trên đầu chiếc khăn tang làm bằng miếng vải trắng xé ở chiếc áo của ông Tiến sĩ, mà phần còn lại đã được mặc vào cho ông để làm y phục về nơi vĩnh viễn.

Thân xác của Giáo Sư Xuân đã được vùi chôn bên kia ngọn đồi của trại tù Ba Sao, Nam Hà. Theo Đại Tá Minh, Giáo Sư Xuân mất ngày 10 tháng 12, năm 1986. Tiến Sĩ Huỳnh Long Vân ghi ngày mất của ông là ngày 10 tháng 11, năm 1986.

* * *

Ngược thời gian, trước ngày 30 tháng 4, năm 1975, trong những năm còn làm Viện Trưởng Viện Đại Học Cần Thơ, Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân đã đặt trọng tâm vào việc phát triển các ngành sư phạm và canh nông. Ông đã đẩy mạnh việc đào tạo giáo chức trung cấp để mở rộng việc nâng cao dân trí; đào tạo cán bộ chuyên môn với kiến thức về khoa học và kỹ thuật nông nghiệp để gia tăng tiềm năng sản xuất của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trường Cao Đẳng Nông Nghiệp đã được đổi thành trường Đại Học Nông Nghiệp, đào tạo cấp kỹ sư. Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân còn có dự tính thiết lập một trường Đại Học Y Khoa cho miền Tây.

Khi Giáo Sư Xuân về đảm trách Bộ VHGD&TN, ông phải đối phó với nhiều vấn đề cấp bách. Một trong những vấn đề đó là việc định cư hàng ngàn học sinh, giáo chức và gia đình di tản từ miền Trung. Ông giao cho tôi phụ trách phần cứu trợ. Một trung tâm tiếp nhận và cứu trợ đã được thiết lập tại Sàigòn và một trung tâm tạm định cư các giáo chức được lập tại Thủ Đức. Vì lý do an ninh, các giáo chức và gia đình di tản từ miền Trung không được phép vào đất liền mà phải tạm trú tại đảo Phú Quốc cho đến khi có sự xác nhận của Bộ VHGD&TN. Ông yêu cầu tôi hướng dẫn một phái đoàn Thanh Tra ra Phú Quốc cứu trợ vá cố giúp đưa các gia đình giáo chức vào đất liền. Một ngân khoản 10 triệu đồng đã được xuất ra để đem theo cứu trợ. Khi gần đến giờ máy bay cất cánh thì tôi được thông báo chi phiếu của Bộ không được Tổng Nha Ngân Khố cho lãnh và đây là lệnh chung cho mọi cơ quan. Tôi điện thoại cho bà Lý Hoa, đã mất, cựu Tổng Giám Đốc Ngân Khố. Vì được xác nhận và vì chỗ quen biết nên bà Lý Hoa đã cho lệnh đặc biệt phát tiền. Trong một đêm đang ngồi trên sàn gỗ, nơi từng giam các cán binh Cộng Sản, để cùng anh em trong phái đoàn làm việc dưới ánh sáng mờ ảo của những ngọn nến, tôi chợt nghe radio phát thanh cuộc bàn giao giữa Tổng Thống Trần Văn Hương và Đại Tướng Dương Văn Minh. Chúng tôi quyết định làm việc suốt đêm để tạm kết thúc công tác chứng nhận và phát tiền cứu trợ. Sáng sớm ngày hôm sau, chúng tôi đi Honda ôm ra phi trường Phú Quốc để về Sàigòn. May mắn, chúng tôi tìm được đủ chỗ ngồi trên sàn của một vận tải cơ Úc.

* * *

Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân sinh năm 1925 tại Ô Môn, Cần Thơ. Ông là cựu học sinh Collège de Cần Thơ, sau này là trường Trung Học Phan Thanh Giản. Sau khi đậu bằng Diplome (Trung Học Đệ Nhất Cấp), ông sang Pháp tiếp tục học và đã tốt nghiệp bằng Cử Nhân Kinh Tế. Ông đậu bằng Cao Học Kinh Tế tại Anh và Tiến Sĩ Kinh Tế tại Đại Học Vanderdbilt, Nashville, Tennessee, Hoa Kỳ.

Giáo Sư Xuân đã từng phục vụ trong Bộ Kinh Tế khi ông Nguyễn Ngọc Thơ làm Tổng Trưởng, thời Đệ Nhất Công Hòa. Ông là Tùy Viên Báo Chí Phủ Thủ Tướng, nội các Nguyễn Ngọc Thơ, kiêm Tổng Giám Đốc Việt Nam Thông Tấn Xã. Ông đã giữ các chức vụ Tổng Ủy Trưởng Phủ Tổng Ủy Hợp Tác và Nông Tín; Tổng Trưởng Kinh Tế, nội các Nguyễn Văn Lộc; cố vấn Kinh Tế cho Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu. Trước khi về Bộ VHGD&TN, ông là Viện Trưởng Viện Đại Học Cần Thơ. Giáo Sư Xuân còn giảng dạy tại các trường Đại Học Luật Khoa và Quốc Gia Hành Chánh.

Là một nhân tài, với tính tình hòa nhã, hiền hậu, khiêm nhường; với tính trẻ trung, thân thiện; với tinh thần cởi mở, Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân đã đóng góp nhiều cho các ngành sư phạm, canh nông, ngân hàng, hành chánh và kinh tế. Cuộc cưỡng chiếm miền Nam của Cộng Sản đã gây biết bao cảnh tang tóc, phân ly, hận thù cho nhân dân miền Nam. Dù Cộng Sản Việt Nam có dựng lên bao nhiêu nhà tù cải tạo để cố tìm cách “thay óc, đổi hồn” những quân, dân, cán, chính của Việt Nam Cộng Hòa, họ không bao giờ đạt được ý nguyện hão huyền đó.

Cũng như bao nhiêu bạn tù thầm lặng khác, dù bị đày đọa về tinh thần lẫn vật chất, dù lâm vào cảnh thiếu ăn, bệnh tật, nhưng Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân, không than van, vẫn nín lặng, vẫn cam phận với số mệnh của mình cho đến ngày nhắm mắt lìa trần như nhà văn Alfred de Vigny đã mô tả chủ nghĩa khắc kỷ (stoicisme) qua bài ‘Cái Chết Của Con Chó Sói’ (La Mort du Loup): Rên rỉ, khóc than, cầu xin đều là hèn nhát (Gémir, pleurer, prier, est également lâche). Ông đã chấp nhận số phận an bài cho mình (Dans la voie où le sort a voulu t’appeler). Và cuối cùng, đau khổ, chết không một lời than trách (Puis après, comme moi, souffre et meurs sans parler).
 



Thương chiến Mỹ-EU tái bùng phát: Nguyên nhân và hậu quả







Thu phí người nuôi bệnh: Vô cảm và vô lý







Người Khmer Krom tại Việt Nam muốn được bình đẳng







Có hợp lý khi cấm học sinh, giáo viên dùng mạng xã hội đưa tin tiêu cực?







Sự khác biệt giữa báo chí Nhà nước Việt Nam và báo chí thế giới







Quỳnh Giao hát Những Lời Ru Cuối, nhạc Tuấn Khanh phổ thơ Nguyễn Đình Toàn







Cờ Lờ Mờ Vờ "khuyên" các tổ chức chống đối "quay về con đường lương thiện",..., "phải không?, hiểu không?, nghe rõ chưa?"







Em bé bán chuối ở Lăng Vua Minh Mạng thời Cờ Lờ Mờ Vờ hô hào Việt Nam ra biển lớn









Dean Trần, Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Massachusetts