khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2022

Chuyện Tình Ông Vương Hồng Sển - Tác giả Nguyễn Phương

 

Nhân đọc hai câu thơ của ông Vương Hồng Sển “Khóc em Năm Sadec” làm năm 1988:
* Trăm năm dầu lỗi hẹn hò,
* Chén cơm Bà Chiểu, con đò Sóc Sa
* (Sóc là Sóc Trăng; Sa là Sadec)
Tôi bồi hồi nhớ đến mối tình già của ông Vương Hồng Sển, ông già năm mươi năm mê cải lương và mê cô đào Năm Sadec, người chuyên đóng vai Mạnh Phu Nhơn, Tô Ánh Tuyết, Đổng Trác, Lữ Phụng Thiên… trên sân khấu hát bội và sân khấu Phụng Hảo.
Ông Vương Hồng Sển trong những dịp trà dư tửu hậu, kể những kỷ niệm ngày đầu gặp gỡ, những khó khăn trở ngại và những lúc hạnh phúc nhất trong cuộc đời chồng vợ của ông và bà Năm cho tôi và một số ít nghệ sĩ thân thiết trong Ban kịch Phương Nam nghe khi chúng tôi đến nhà ông ở số 9 đường Nguyễn Thiện Thuật gần chợ Bà Chiểu, Gia Định, để tập kịch thu truyền hình (năm 1967).
Ông Sển cho biết sau khi người vợ thứ hai của ông là bà Dương Thị Tuyết bỏ ông, rồi lấy cái hộp sắt đựng 360 viên hột xoàn từ 3 đến 4 ly của bà Phủ An cho hai vợ chồng ông hưởng gia tài để sang thuyền khác (lấy ông bạn Hà Văn Thân), ông Sển ra tòa ly dị với bà Tuyết xong nên về Saigon ở để kiếm việc làm. Ông ở nhờ nhà của bà Hai Hẩu ở đường Aviateur Garros tức đường Thủ Khoa Huân và ông được nhận cho làm việc ở Viện Bảo Tàng trong Thảo Cầm Viên năm 1948, ăn lương công nhựt, mỗi tháng $1,173.
Ông Sển nhắc lại “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy…”: Tôi quen biết Năm (khi nói đến vợ ông, ông thường gọi là Năm, tức là cái thứ Năm của bà Năm Sadec) lúc năm 1943, khi đoàn hát Phụng Hảo hát Sóc Trăng. Nhà tôi rộng rãi nên tôi rước anh chị em đào kép về nhà tôi ở. Lúc đó có chị Bảy Phùng Há, vợ chồng anh Tư Út (Phạm Văn Đẩu và vợ là Sáu Ngỗng), cô Kim Thoa, cô Thanh Tùng, cô Sáu Ngọc Sương, cô Tường Vi, anh Hai Tiền và Năm đây… Tôi làm công chức, đứng bàn ông chánh tỉnh trưởng Tây nên ở Sadec, tôi cũng thuộc về hạng có máu mặt. Tôi mê coi hát bội, hát cải lương hồi còn đi học trường Tây, giờ đây được dịp gần gũi chuyện trò với những anh chị đào kép hát mà tôi qúy mến thì còn gì thích cho bằng? Bởi vậy trong nhà tôi cứ ba ngày có một tiệc lớn, bảy ngày có tiệc nhỏ theo kiểu Tào Tháo chiêu đãi Quan Vân Trường, Tam nhật đại yến, thất nhật tiểu yến… tôi thật sự mến mộ đặc biệt với Năm đây…
Lúc Năm hát bội thì được giới hát bội nhà nghề đánh giá là thuộc về nhóm Ngũ Châu tức là năm viên ngọc quý: đó là các cô Năm Đồ, cô Cao Long Ngà, cô Ba Út, cô Hai Nhỏ và cô Năm Sadec đây (hồi hát bội có nghệ danh là Năm Nhỏ). Khi qua lãnh vực hát cải lương thì Năm đây đổi nghệ danh là Năm Sadec, Năm cũng được báo chí và khán giả khen tặng là tài danh thinh sắc lưỡng toàn. Tôi chú ý tới Năm là vì lúc đó Năm vừa đẹp, vừa hát hay mà lại là con người chịu khó làm lụng chuyên cần. Mỗi khi tôi bày cuộc tiệc ăn nhậu cho các bạn đào kép thì Năm là người đầu tiên xăn tay áo nhào vô lo việc bếp núc. Khi cuộc tiệc tàn thì Năm xăn tay áo lo thu dọn, rửa chén bát, quét nhà, dọn dẹp như chính là cái nhà của Năm. Lúc đó thì con vợ của tôi, bà Tuyết đó, bả lo đi đậu chến, đi từ sáng tới tối mịt, đứt chến mới mò về, nhà cửa bất biết, thằng chồng no hay đói cũng không hỏi han tới… tôi thương vợ tôi thiệt nhưng mà sao trong lòng hỏng thấy quý bà ta như quý em Năm…
Bà Năm cằn nhằn: “Thôi mà! Chuyện đã mấy chục năm rồi, tuồng cũ rồi mà ông hát hoài sao ông?
- Tuồng cũ nhưng mà tuồng hay, hát hoài coi càng hấp dẫn, đâu có ngán…
- Hồi đó anh chị đều có gia thất riêng (1943), bốn năm sau, ông Tơ bà Nguyệt làm sao mà lấy dây tơ hồng cột gút hai anh chị vậy?– tôi tò mò hỏi vậy!
- Tui nói là số trời, duyên thiên định. Bả hỏng chịu. Bả nói là tại bả ưng tui… Lúc đó, cái năm 1947, tui buồn cho cái thân tui bị vợ cặm sừng, nó bỏ tui… Cái tự ái của thằng đàn ông, tính hỏng thèm lấy vợ nữa… Còn bả thì bả bị thằng chồng nó theo con vợ bé, nó cũng bỏ bả… Tui thì ra tòa chờ tòa tuyên bố cho ly dị, còn bả khi có chồng thì hồi đó nghệ sĩ đâu có làm hôn thơ giá thú chi cho nó tốn tiền mà lại giấy tờ rắc rối. Bởi vậy khi thằng chồng nó quất ngựa chuối truy phong thì cô vợ xách rương ôm trấp kiếm chỗ khác mà sống. Bởi vậy bả hận đàn ông, còn tui hận đàn bà…
- Thôi mà ông! Chuyện cũ nhắc hoài… tui đi lo nấu cơm đây. Nguyễn Phương ở lại ăn cơm canh chua cá kho tộ nghe!
- Tôi: Dạ, cám ơn chị Năm…
- Rồi thì trời xui đất khiến, cái đêm tôi đi coi hát bội gánh Tấn Thành Ban hát ở chùa Dọn Bàn, Dakao, bỗng nhiên tôi gặp lại em Năm trong vai Lữ Phụng Tiên… Khi nghe em hát… Giỏ lá vai mang nhè nhẹ, em xuống giọng “thoàng”… tôi nghe thiệt là mê man trong dạ. Vãn hát rồi tôi chưa chịu về, còn nấn ná ở cửa hậu trường để gặp Năm khen mấy tiếng thì mới đành bụng. Ai ngờ gặp nhau, nói đủ thứ chuyện, tôi dắt chiếc xe đạp, dẫn bộ theo em lại cầu Mac Mahon, em nói em ở xóm Cù Lao nằm bên nầy đường Võ Di Nguy. Đêm đó tôi nhất quyết đi theo cho biết nhà em ở đâu và trong bụng cũng tính khi có dịp thuận tiện thì sẽ lại mời em xuống Chợ Cũ lại tiệm Cao Lâu ăn một bữa cơm Tàu.
- Tới xóm cù lao, muốn vô trong xóm phải đi qua một cái cầu làm bằng các miếng ván như đòn dài bắc cho người ta đi lên đi xuống ghe chài, có chổ kê bằng mấy tấm dalle sắt, cầu bắc đi xiên qua xẹo lại chớ không có thẳng băng một đường từ lộ vô xóm.
Tới đây thì Năm không cho tôi theo qua bên kia cù lao để vô xóm, vô nhà. Tôi tới đây rồi đâu có lẽ chịu về không. Nhứt là thời buổi chiến tranh, lính Pháp đi tuần, gặp chúng nó mà biết tiếng Tây tiếng u cũng dễ… rồi còn một nỗi lo khác nữa, bọn cướp trộm cũng lộng hành và cũng còn phải sợ một nỗi khác nữa là các ông công tác thành về ám sát hay liệng lựu đạn, bởi vậy tôi kèo nài để tôi đưa Năm về tới trước cửa, Năm vô nhà đóng cửa khóa chốt cho an toàn rồi tôi sẽ đạp xe máy về nhà của tôi.
- Năm thấy tôi lo cho Năm chí tình chí cốt vậy, Năm cũng xiêu lòng, nói: “Ừ! Muốn tới cho biết nhà thì tui cho đi theo. Mà điều giao trước, tui ở nhà lá, nghèo lắm, thấy cái nhà dột cột xiêu, trống trước hở sau không được chê à nghen. Nhìn thấy cái nhà rồi là anh trở ra lộ về liền à nghen…
Muốn gặp tui thì tới rạp hát, mua giấy coi hát thì gặp, đừng có tới nhà, kỳ lắm à nghen…”
- Được rồi…được rồi… tôi y hẹn mà…
- Ai mà dè, ông trời đã định trước hết mọi sự rồi. Tôi theo Năm vô tới trong xóm, mới nhìn thấy cái nhà, còn đứng dang ca nhìn trước nhìn sau để ghi nhớ hình dáng cái nhà của Năm và những căn nhà lá kế bên ra sao để ban ngày có tới đây thì tôi kiếm được nhà của Năm liền, khỏi phải hỏi bà con lối xóm, mất công họ dị nghị, lời ra tiếng vào. Bỗng đâu tiếng tu huýt thổi rét rét rân trời, bốn phương tám hướng…
Lính partisan bao vây cả xóm, bắt ra ngồi trước hiên nhà, hai tay để lên đầu, trình giấy laisser – passer cho nó xét. Chỉ huy nhóm lính nầy là một thằng thiếu úy Pháp và hai thằng xét dăng (sergent) người Pháp. Nhờ nói tiếng Tây rốp rốp, tôi bỗng thành ra thông dịch viên tình nguyện cho mấy thằng Tây đó. Nó cũng nể, có người có học ở trong xóm nầy, biết tiếng Pháp nên xét qua loa rồi kéo ra lộ”.
Đã gần 12 giờ khuya, giới nghiêm rồi làm sao mà về nhà đây… Năm cũng biết vậy nên biểu tôi vô nhà ngủ, sáng sớm sẽ về. Mà trong nhà chỉ có một chiếc chõng tre một người nằm, tôi ngủ chung trên chõng đó sao được. Bởi vậy tôi kiếm giấy nhựt trình trải dưới đất, tính dọn một chỗ để ngã lưng qua đêm. Ai dè Năm cười cười: “Bộ tính ngủ ở dưới nền đất thiệt sao? Ngủ như vậy, tới sáng thì bịnh đó”
- Thì cũng ráng chịu, bụng làm dạ chịu, đâu có than van… Tôi trải giấy nhựt trình xong, sửa soạn nằm xuống.
- Năm nói: “Nè, hỏi thiệt, anh có thương tui hông? Có muốn thiệt tâm làm vợ làm chồng với tui hông? Nói thiệt đi…
- Thiệt tình tôi thương Năm, tôi thề…
- Khỏi thề! Lên giường đây ngủ. Anh đàng hoàng hay không đàng hoàng, tui biết liền…
Ông Sển kể tới đó, chúng tôi ôm bụng cười nghiêng ngửa. Bà Năm dọn cơm lên, hỏi: “Nè cái ông già mắc dịch nói bậy gì mà các anh cười dữ vậy?”.
Tôi đỡ lời cho mọi người: “Dạ, ông Năm kể chuyện ông Trượng với Tiên Bửu, chuyện hát cương hồi xưa đó mà…”
- Thôi, lại ăn cơm đi, đừng nghe ổng nói chuyện đời xưa nữa…
Ông Sển vẫn thích nói chuyện đời xưa, ông nhắc:
Hồi 1947, 48, 49, đang hồi chiến tranh Việt Pháp còn sôi động, công tác thành của Việt Minh liệng lựu đạn vô các dancing, quán nhậu, rạp hát vì nơi đó có bóng dáng của lính partisan, lính mã tà, lính rờ sẹt… Anh Năm Bằng, lính rờ sẹt, chồng của cô bé Hoàng Vân, diễn viên đoàn Hậu Tấn – Năm Nghĩa bị ban ám sát VM bắn chết trước cửa rạp hát Thuận Thành Dakao.
Lần khác, anh Thomas, người Việt lai Pháp, ở bên kia cầu Bông, vừa qua khỏi cầu, quẹo lại rạp hát Thuận Thành, bị bắn ngã trọng thương. Chở tới bệnh viện thì chết. Rạp hát bóng Asam (Dakao), tiệm cơm tây La cigalle bị liệng lựu đạn… Còn nhiều vụ bắn lộn, ám sát, liệng lựu đạn nữa nên trước tình hình lộn xộn đó, ông Sển dù đang làm công chức, lương bổng dư sống nhưng đêm đêm ông cũng phải đạp xe đạp hiệu Peugeot đưa vợ ông là bà Năm Sadec đi hát và rước về khi vãn hát.
Ông sợ những tai nạn dọc đường, những bọn cướp cạn và bọn lính Tây đi ruồng bố. Ông biết nói tiếng Tây, lại đang là một công chức nên coi như ông là một bảo đảm cho vợ khỏi bị hoài nghi có dính dáng tới bên kháng chiến.
Bà Năm Sadec tên thật là Nguyễn Kim Chung, sanh năm 1907 (Mậu Thân) tại Sadec. Cha là ông bầu gánh hát bội tên Nguyễn Duy Tam, gọi là bầu Tam. Bà Năm Sadec được cha dạy hát từ nhỏ, từng hát trên sân khấu nhà. Lúc nổi danh, hát trên sân khấu Bà Ba Ngoạn ở rạp hát Palikao, Chợ lớn, bà Năm Sadec nổi danh là cô Năm Nhỏ, sau qua hát cho gánh hát Bầu Thiềng và vài gánh hát bội khác. Đến khi chuyển qua hát cải lương thì mới dùng nghệ danh Năm Sadec cũng như các bạn cô Ba Trà Vinh, cô Ba Bến Tre, cô Năm Cần Thơ…
Khi hát cho đoàn hát Phụng Hảo, bà Năm Sadec hát vai Mạnh Phu Nhơn trong tuồng Mạnh Lệ Quân thoát hài, bà đã hát khiến cho khán giả khóc mùi mẫn. Khi hát vai Đổng Trác trong tuồng Phụng Nghi Đình, bà làm cho khán giả cười nôn ruột. Khán giả ái mộ nhớ hoài vai bà Phán Lợi trong tuồng Đoạn Tuyệt. Thanh Nga vào vai cô giáo Loan, Việt Hùng vai Thân, thằng chồng khờ và Ngọc Nuôi trong vai Bích, cô em chồng đanh đá. Bà Năm Sadec trong vai bà Phán, không cần có thái độ hầm hừ, những cử chỉ hung dữ, chỉ cần giọng nói ngọt mà đay nghiến đủ cho khán giả thấy rõ tánh chất của một bà mẹ chồng phong kiến, ỷ giàu hà hiếp con dâu. Một hình tượng khắc sâu vào tâm khảm của khán giả, mấy chục năm sau cũng khó quên.
Bà Năm Sadec được mời đóng các vai bà má nông dân, bà Phán, bà Huyện trong các chương trình Thép Súng, chương trình Gia đình Bác Tám và các chương trình của các Ban kịch Kim Cương, Túy Hồng, Thẩm Thúy Hằng, Phương Nam. Khi vào vai hiền hay vai dữ, vai người phụ nữ giàu sang hay bần cùng, vào vai nào bà Năm Sadec cũng diễn tả như mẫu người thật mà chúng ta có nhiều dịp gặp trong cuộc sống. Không bao giờ cường điệu, hát quá lố nhưng không có nghệ sĩ nào diễn hay như bà.
Đối với đồng nghiệp, bà Năm Sadec được sự nể trọng của mọi người. Làm việc luôn luôn đúng giờ, chu đáo và không bao giờ gây khó dễ cho bầu show hay các nghệ sĩ cùng trong một suất hát.
Ngoài tài năng và đức độ của một người nghệ sĩ lão thành đáng kính như bà Năm Sadec, tôi nhớ về bà có một chuyện mà suốt đời tôi không thể nào quên.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, các nghệ sĩ nghe tin loan trên đài phát Thanh là phải đến đăng ký tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon cũ, kế bên Bộ Sắc Tộc ở đường Nguyễn Du, ai không đăng ký sẽ bị cấm hành nghề. Tôi đến vào khoảng 12 giờ trưa, thấy có nghệ sĩ của đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga, đoàn Dạ Lý Hương… các nghệ sĩ lão thành: anh Năm Châu, anh Văn Lâu, Tám Lắm, Bà Năm Sadec, chị Kim Cúc, Kim Lan, Tám Vân, Minh Tơ, Thành Tôn, chị bảy Ngọc Hương…
Ngồi bàn thơ ký ghi chép tên nghệ sĩ đến đăng ký, tôi thấy có anh kép Năm Sơn mà chúng tôi quen gọi là Năm Thịt. Năm Sơn là anh kép hát nằm vùng, bây giờ mới lộ mặt ra. Tôi vừa đăng ký xong, người đi kế tôi là bà Năm Sadec. Khi bà Năm Sadec tới ghi tên thì kép Năm Sơn chận lại, nói: “Chị tố Cộng trong Ban Thép Súng Đài Truyền Hình quân đội Ngụy, chưa bắt giam chị là phước cho chị rồi. Không được đăng ký!”
Bà Năm Sadec như bị một gáo nước dơ dội vô mặt, loạng choạng như muốn té sụm xuống trước bàn viết của tên kép hát nằm vùng đó, mặt bà xanh dờn, đôi môi run run, tôi vội dìu bà bước ra ngoài vì không biết bà sẽ phản ứng ra làm sao, e gặp rác rối. Ra tới trước cửa bà Năm Sadec nói với tôi, giọng nói bình tĩnh trở lại: “Được rồi. Nguyễn Phương về đi. Tôi không sao đâu. Để tôi kiếm xe đi về nhà”.
Tôi nói: “Ở đây khó kiếm xe lắm. Để tôi chở chị về nhà nghỉ cho khoẻ”. Tình cờ, nhìn vô nơi các nghệ sĩ đăng ký, tôi thấy anh Năm Châu, chị Kim Cúc, Kim Lan, anh Thành Công, anh Chín Sớm, soạn giả Mộc Linh ra về, mắt nhìn xuống đất… Tôi nói: Chị Năm coi kìa, anh Năm Châu, chị Kim Cúc, ca sĩ Thành Công…
Bà Năm nhìn theo tay tôi chỉ, cười buồn: “Tôi thì không sao, mấy người đó chắc sẽ khổ. Anh Năm Châu bị họ ghim vì anh lập gánh hát Ánh Chiêu Dương, được ông Hồ Văn Châm, Bộ Thông Tin Chiêu Hồi giúp đỡ tiền bạc…”
Sau đó mấy tháng, tôi được biết anh Năm Châu bị mời đi học tập kiểm thảo tập trung trong tòa tỉnh trưởng Gia định trong ba tháng. Ca sĩ Thành Công, soạn giả Mộc Linh, Chín Sớm bị đi học tập cải tạo 7 năm ở trại cải tạo Hàm Tân.
Theo các bạn của tôi kể lại, năm 1986, khi ông Nguyễn Văn Linh tuyên bố cởi trói cho văn nghệ sĩ thì bà Năm Sadec mới được mời vô Đồng Tháp Mười đóng phim, trong vai bà già nông dân. Bà đóng được ba phim ở Nha Mân, Sadec, nơi chôn nhau cắt rún của bà và ở Đồng Tháp Mười bà đóng phim Phù Sa trong mùa nước nổi, giữa nắng lửa và muỗi mòng, hai ngày sau khi bà hết đóng phim, bà trở về Saigon và chết vì kiệt sức. Khi bà mất, không có ai thông báo cho nghệ sĩ biết để đi viếng, phúng điếu, tiễn đưa bà. Chỉ có những người trong xóm của bà và các bạn nghệ sĩ làm phim chung với bà, biết bà mất, đến tiễn đưa.
Bà cũng không được quàn ở nhà Hội Nghệ Sĩ ở đường Cô Bắc, không được chôn ở nghĩa trang nghệ sĩ ở Gò Vấp. Ông Vương Hồng Sển di quan của bà, đem về chôn cất ở Nha Mân, quê hương của bà.
Trong bài điếu văn của ông Vương Hồng Sển khóc vợ, có đoạn kết như sau:
* Trăm năm gì nữa? Muôn thuở là đây;
Trời quên mất đời còn một lũ, quyết thư hùng vì ấn tướng ngôi vua;
Bà đi rồi, tôi khổ muôn phần, sống cô độc giữa bình xưa lọ cổ;
Thôi, thôi;
Bà vào cửa hư vô bất diệt, nhớ đến thăm Năm Phỉ, Bảy Nhiêu;
Tôi đợi tin Bắc Đẩu, Nam Tào, sẽ tìm đến Năm Chung, Tư Bốn.
Ô hô!
Đây sầu riêng, đây vú sữa, của chồng công vợ, kẻ mất người còn, nghẹn ngào dâng một lễ đơn sơ;
Đây rượu cúc, đây hương trầm, kẻ mất người còn, đau đớn khóc ngàn thu vĩnh biệt.
Hỡi ôi, Thương thay; Có linh xin hưởng.

Từ Lư Hương Của Thánh Trần Hưng Đạo Sài Gòn Đến Vụ Lật Xe Tử Nạn Của Phó Chủ Tịch Thành Hồ





Gặp gỡ người Việt tại Ukraine





Người dân đề nghị giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu





Bất chấp căng thẳng, phi hành gia Mỹ trở về Trái đất trên tàu Nga





Chủ khách sạn Nga đón nhận người tị nạn Ukraine





Đầu bếp Ukraine trứ danh nuôi người tị nạn miễn phí





Chiến sự Ukraine: Người Mỹ gốc Việt dõi theo cách đáp ứng của Mỹ





Nguyên liệu tăng, nông dân xoay xở nguồn cung tại chỗ





Các nhà tài phiệt Nga ở Israel có thể cố gắng lách lệnh trừng phạt





Tiếng nói người Việt từ vùng đất bị tàn phá nặng nề của Ukraine





Vụ Việt Á: Hàng loạt quan chức, tướng tá bị xem xét kỷ luật





Điện Kremlin: Cuộc tấn công của Ukraine tạo khó khăn cho hòa đàm





Biệt thự cổ, di sản độc đáo của Đà Lạt





Người dân Việt mong muốn hỗ trợ nhân đạo Ukraine





Cậu bé Ukraine khóc đòi cha trên giường bệnh





Đài Loan cấp thêm 1 triệu đôla cho Ukraine, các nước láng giềng





Bé trai gốc Việt từ vùng lửa đạn Ukraine: ‘Nga là phát xít xâm lược Ukraine





Chính sách ‘Không COVID’ của tàu cộng ‘gieo sầu’ cho nông dân Đông Nam Á





Mũi vắc-xin thứ tư chỉ dành cho ai trên 50, vì sao?





Bầu cử tổng thống Pháp : Phát thanh, truyền hình và tính công bằng cho các ứng viên





Bất trắc bao trùm bầu cử tổng thống Pháp: Ứng viên cực hữu có thể gây bất ngờ





Mỹ xuất kho dự trữ dầu hỏa chiến lược để ghìm giá nhiên liệu





Chiến tranh Ukraina : Thuyết phục tàu cộng từ bỏ Nga, Liên Hiệp Châu Âu ảo tưởng ?





Chiến tranh Ukraina : Ấn Độ ở thế khó xử vì gần gũi với Nga





Biểu tình trên biển ngăn tàu chở dầu của Nga bán dầu





Nga nói bắn hạ hai trực thăng chở thành viên cấp cao của Azov





Ukraine không kích kho xăng dầu của Nga gần biên giới





Ukraine không kích kho xăng dầu của Nga gần biên giới





Việt Nam nói gửi ‘bức tranh đầy đủ về nhân quyền’ cho Liên Hiệp Quốc.





Singapore mở cửa sau 2 năm vì Kung Flu





Khẩu đội súng cối Ukraine dùng drone chỉ điểm mục tiêu pháo kích





Người Nga bỏ nước vì phản đối chiến tranh





Người tị nạn Mariupol: đau thương kết nối con người





Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022

War in Ukraine: The Economist interviews President Zelensky




br/>

Nga thông báo ngừng bắn để tranh thủ củng cố lại lực lượng





Bầu cử Quốc Hội Hungary đột ngột gây cấn dưới bóng cuộc chiến Ukraina





Đức ảo tưởng về lá chắn chống tên lửa để phòng vệ trước đe dọa từ Nga





Ukraina : Cuộc sống dưới lòng đất của hàng ngàn dân Kharkov





Chiến tranh Ukraina : Putin bị cố vấn "lừa", lính Nga rệu rã tinh thần •





Tình báo yếu kém và tham vọng Đại Nga đẩy tổng thống Nga Vladimir Putin thành “đồ tể” ở Ukraina





Chiến tranh Ukraina : Với tàu cộng, "sự bất ổn là kẻ thù số 1"





Em bé Ukraine bị thương gọi tên cha





Hiệp hai trận Việt Nam - Nhật Bản chiếu chậm 15 phút vì có cờ vàng.





Đại biện Lâm thời Ukraine xúc động trước những ủng hộ của người Việt Nam





Bắc Kinh: quan hệ Nga-Trung “không giới hạn"





"Lính Nga như thú cướp bóc và giết khắp nơi" - Bà lão Ukraine ở thị trấn mới giải phóng





Tổng thống Ukraine: "Chúng tôi sẽ bảo vệ từng tấc đất của mình trước Nga!"





Ông Võ Văn Thưởng: Vụ bà Nguyễn Phương Hằng "thách thức đường lối, chủ trương của Đảng”





Thứ Tư, 30 tháng 3, 2022

Những bài hát hay về Tháng Tư Đen 1975





Bà mẹ New York sang Ba Lan giúp người tị nạn Ukraine





Báo Mỹ: VinFast sẽ xây nhà máy sản xuất ô tô điện ở North Carolina





Lễ hội thả diều ở thủ đô Mỹ





Việt Nam xây dựng cơ sở dữ liệu để kiểm soát tài sản, thu nhập





Hai cách xử lý trái ngược nhau với người tị nạn Ukraine, Nga ở biên giới Mỹ





Người Mỹ gốc Việt nói gì về cuộc chiến ở Ukraine





Những loại vũ khí tiêu biểu trong cuộc chiến Ukraine





Vật giá leo thang, dân nghèo thêm vất vả trong cuộc mưu sinh





Ukraine trưng vũ khí nói là chiếm được từ Nga





Nhà ở xã hội cho công nhân Bình Dương





Người dân Ukraine đón mừng đoàn quân giải phóng





Cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine ảnh hưởng ra sao đến giá thực phẩmtoàn cầu





Mũi vắc-xin thứ tư chỉ dành cho ai trên 50, vì sao?





Thủ đô Mỹ bước vào mùa anh đào





On patrol with Ukrainians using drones to monitor Russian troops





Russia launches new strikes despite peace promise





Bị cấm vận, hàng không Nga thụt lùi 30 năm





Truyền hình Nga tố cáo lính Ukraina trà trộn vào khu dân cư





Doanh nghiệp phương Tây tháo chạy khỏi Nga, ai hưởng lợi ?





Trước nguy cơ đối mặt với gọng kềm Nga-Trung, Nhật Bản bám chặt theo phương Tây





Nam Hàn lần đầu tiên bắn thử thành công tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn





Bangladesh cải tạo thành phố tiếp đón tị nạn khí hậu





Chiến tranh Ukraina: Cam kết xuống thang chiến sự, Nga muốn “câu giờ”?





Ukraina : Cuộc sống dưới lòng đất của hàng ngàn dân Kharkov





Facebook, YouTube, TikTok gỡ bỏ hàng nghìn nội dung “nói xấu” chính quyền Việt Nam





Chết rồi! Còi Báo Động Không Kích Vang Lên. Bác John chạy xuống tầng hầm. Không kịp sửa cửa vào nhà





Nga dội bom văn phòng chính phủ Mykolaiv: 7 người chết





Mỹ nói "không nên bị lừa" bởi tuyên bố rút quân của phía Nga





Phóng viên báo Nhà nước và công an ra tòa vì ‘ lợi dụng tự do dân chủ nói xấu lãnh đạo Quảng Trị’.





Bắc Ninh: Bố cải tiến “xe tăng gỗ” cho con





Chuyện chiến tranh, chuyện đời thường, với người Ukraine nói tiếng Việt ở vùng chiến sự Kyiv





Thứ Ba, 29 tháng 3, 2022

Cơ hội nào cho đàm phán Ukraina-Nga đi đến kết quả ?





Ukraina giải phóng được nhiều vùng, sẵn sàng đàm phán về quy chế trung lập





Chiến tranh Ukraina làm tăng giá phân bón, gây khó khăn cho nông dân Việt Nam





Belarus có khả năng hỗ trợ Nga đưa quân tham chiến tại Ukraina ?





Chiến tranh tại Ukraina và nguy cơ nạn đói trên thế giới





HLV Park Hang Seo bất bình vì Nhật Bản khắt khe với tuyển Việt Nam





Chiến tranh Ukraina : Giải phóng Donbass hay ý đồ chia cắt Ukraina theo kiểu Nam-Bắc Triều Tiên ?





Tin tức thời sự quốc tế ngày 28/03/2022





Mỹ và Philippines tập trận quy mô lớn ở biển Đông





Tỷ phú Trịnh Văn Quyết bị bắt vì “Thao túng thị trường chứng khoán”.





"Không cần phải đóng cửa không phận Ukraine, hãy đưa cho chúng tôi vũ khí!"





Quân đội Ukraine "bắt sống" xe tăng Nga sau khi tái chiếm ngôi làng gần Kyiv





Nữ sinh “ngán ngẩm” trò sàm sỡ trên xe buýt





Hoa Kỳ và Philippines khởi sự đợt tập trận lớn nhất trong bảy năm qua





Hà Nội: Nghìn người dự lễ cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine, công an không ngăn trở





Hà Nội: Nhà thờ Thái Hà cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine





Tàu hải cảnh tàu cộng bị chỉ trích vì áp sát tàu Philippines ở Biển Đông





Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2022

The Rescue Express - the trains helping millions of Ukraine’s people reach safety





Las Vegas Residency : Cỗ máy kiếm tiền bằng âm nhạc





Chiến tranh Ukraina : Điện Kremlin siết thông tin, truyền thông độc lập lách kiềm tỏa





Tài chính : Bài toán hóc búa của các ứng viên tổng thống Pháp





Chiến tranh Ukraina : Phương Tây tự đặt cho mình lằn ranh đỏ





Chính quyền hiếu chiến, khách du lịch Nga lãnh đủ





Người cao niên gốc Á học võ tự vệ đề phòng nạn thù ghét





Tướng Nga thừa nhận có trên 5.000 binh sĩ nước này thương vong ở Ukraine





Ukraine: Biểu diễn âm nhạc dưới ga tàu điện ngầm ở thành phố Kharkiv





Ký-Ức-Về-Cõi-Tạm Trên Vỉa Hè Sài Gòn - Tác giả Huy Tưởng

 

Câu hỏi của Bạn như ngọn gió mạnh thổi thốc tháo vào chốn trú ẩn bình yên, như hồi chuông vỡ úng lửa làm chóa lóa tâm trí, biết bao hình ảnh trái nghịch chồng chất nháo nhào xô liếp lên nhau của một thời kỳ hàm hồ hỗn hào có thật, thật đến không sao có thể tin được cho dù chính mình chứng kiến và kể lại, giữa những cùng cực cam khó, bị dọa dẫm, răn đe tra tấn tinh thần,... bên cạnh một vài đốm sáng ít ỏi và nhỏ nhoi mà kín đáo tội nghiệp của tình bằng, tình người, tình động vật,..
Với giới hạn của một bài viết ngắn, tôi chỉ xin nói thoáng qua, một cách sơ sài với rất nhiều thiếu sót khó thể tha thứ (mà lẽ ra phải được kể suốt từ vài trăm đến hàng ngàn trang) vì thế nên đã nhiều lần tôi xin được thoái thác nói về nơi chốn & thời điểm “đa cảm” lắm ngậm ngùi này.
Tên hiệu “Quán Vỉa Hè” hay những tên hiệu khác như: Quán Mái Đình, Quán Văn Nghệ, Quán Cõi Tạm, Quán một-trượng-vuông,... đều do quý khách thân yêu cảm nhận mà đặt cho, tùy theo cảm khái riêng của họ về một xéo đất bé nhỏ nhưng luôn thay biến bất ngờ từng phút, từng giờ, từng…
Quán được hình thành khoảng những năm 80' thế kỷ trước, trên một ô vuông thuộc mái đình Phú Hòa, trên đường bà Lê Chân, góc đường Trần Quang Khải, Q.1 Sài Gòn. Thời ấy, có được một “mặt bằng” dù không đủ cho một chỗ đứng như thế cũng vô cùng quý hóa: có một điểm để gặp gỡ, thăm thính hỏi han nhau mà không phải mắc trọng tội “tụ tập bất hợp pháp”.
Ban sơ, chúng tôi mời các Bạn, buổi sáng uống trà, buổi chiều cùng nhau góp “củi”, gọi một vài xị rượu quốc lũi rẻ tiền, cùng nhau lai rai nhâm nhi tiêu sầu, tỉ tê tâm sự hay câm lặng mặc lôi,…
Chỉ đơn sơ vậy thôi, nhưng đã tạo nên một bầu khí vô cùng hấp dẫn, đơn cử trường hợp một người chưa bao giờ có thể nhấm nỗi một giọt rượu như nhà văn NguyễnmộngGiác, thế nhưng cứ đợi đến chiều là anh có mặt trước, trang trọng sửa soạn một mâm riêng, kêu trước nửa hay một xị rượu ngâm, tùy theo tài chánh hôm đó, tôi gọi mồi, gồm đậu rang, dưa chua,... và đợi hai ông thần thân yêu là NguyễntônNhan, HoàngngọcTuấn (nhà văn) đến, thế là đủ... một sòng. NguyễnmộngGiác tuy chỉ phá mồi rất chừng mực nhưng lại “say” nhanh nhất, phát ngôn điềm đạm với nhiều ẩn dụ, nhất là sau lần vượt biên thất bại, ba chúng tôi phụ họa tếu táo nhưng đầy thân ái. Nhiều lần ôm nhau khóc tỉ tê đến nghẹn lòng!
Sau một thời gian, các bạn đồng loạt yêu cầu chúng tôi cho uống cafe', giá rẻ. Đề nghị đó, quả đã khiến chúng tôi vô cùng bối rối vì, trước nay chỉ biết uống chứ có biết gì về pha chế. Các bạn làm khó mình quá. Đúng là... “được voi lại đòi...hai bà Trưng”!
Thế nhưng, đúng một tuần sau, chúng tôi chính thức khai trương Quán-Vỉa-Hè, Tân Định.
“Quán” được bạn bè văn nghệ hưởng ứng, bà con trong vùng giúp đỡ. Nhộn nhịp đến bất thường!
Như truyện hài hước của nhà văn trào phúng Thổ Nhĩ Kỳ Ezit Nexin trong “Những Người Thích Đùa” kể rằng, một quán xá nào có nhiều khách thuộc giới văn nghệ sĩ thì đồng thời tháp tùng theo đông đảo khách Công an Văn hóa, An ninh chìm nổi các thứ…
Và quán cafe' một-trượng-vuông nhỏ nhất thế giới của chúng tôi bất chợt đông khách đến phát ngợp, bá tánh chen chúc tự “kê bàn chiếm đất”, ghép riêng từng tụ, từng tụ. Biết tụ nào phe ta, tụ nào sẽ bắt phe ta... làm việc?!
Thuở ấy, con đường này còn rất tối tăm, vắng vẻ về chiều và đêm, hai bên vệ đường nhấp nham ẩn hiện hàng trăm tụ, thì thào to nhỏ như họp bàn sắp lao vào trận đánh lớn. Nhưng, với thời điểm ấy, 99% bàn soạn chung quanh một chủ đề thời thượng sống chết duy nhất là: vượt biên.
Quán có hai bức tường nhỏ, thay nhau treo các tranh nghệ thuật của NguyễnTrung, NguyênKhai, ĐinhCường, NguyễntríMinh, NguyễnQuỳnh, KhánhTrường, TháiTuấn, Rừng,… thỉnh thoảng có các guitarist như PhùngtuấnVũ, ChâuđăngKhoa, VũngọcGiao, TrầnvănPhú,... cao hứng trình diễn nhạc cổ điển Tây Phương, hoặc NguyễntrọngKhôi, HồngNga,... với những ca khúc tiền chiến. Giai đoạn đáng ghi nhớ nhất có lẽ là những ngày-tháng-đứt-đoạn với sự xuất hiện của nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn (Úc Châu) sau hoặc thời gian bị cầm tù hoặc vượt biên thất bại, xuất hiện cùng nhóm của anh như VõquốcLinh, HoàngđìnhBình,.. trình bày những ca khúc do anh sáng tác, trong đó có Bài Hát Chào Hàng viết riêng cho Quán Vĩa Hè, ca khúc Cánh Diều Thưở Nhỏ,... được nhà phê bình nghệ thuật TháiBáVân, dịch giả (kiêm nhạc sĩ) TrươngđìnhCử hết lời ca ngợi.
Hoàng Ngọc-Tuấn lao vào cuộc trốn thoát tìm tự do với một sức hút mãnh liệt, lập một kỷ lục chưa từng có, & lần thứ 28 anh mới cập bến Úc Châu. Và không thể không kể đến đệ nhị kỷ lục là VõquốcLinh với 27 lần mới vượt thoát! Sau mỗi lần thất bại hay bị nhốt tù, các bạn ấy lại về với quán chúng tôi, ngày phục vụ bưng bê, tối tản mát tìm chỗ ngủ tạm, riêng VõquốcLinh về ở “bất hợp pháp” với chúng tôi, nhỏ nhẹ, lẻn lút rất khổ sở, tội nghiệp.
Những nhân vật nổi cộm thường thầm lặng chọn cho nhóm mình một góc quen, TrịnhcôngSơn, TháibáVân, ƯngLang, TônthấtVăn,.. ở một góc bên kia đường. ĐinhCường, DươngnghiễmMậu, LữQuỳnh,... DiễmChâu, LêkhắcCầm, ChânPhương, MinhNgọc,... DươngTường, DươngThụ, TrầnTiến,… khách thường trực của chúng tôi không sao kể xiết, từ NghiêuĐề, NguyễnchíKham, NguyễnquốcTrụ, ThànhTôn, NguyễnnguyênPhương, HoàngtrúcLy, BéKý, HuỳnhhữuỦy, TrầnÁng Sơn, NguyễnđìnhThuần, HồthànhĐức, PhạmviệtCường, TrầnquangLộc,... đến TrươngđìnhCử, MaiChửng, CaoxuânHạo, PhùngQuán, NguyễnvănTý, LêThương, BùixuânPhái, ThanhtâmTuyền, ĐỗhồngNgọc, NguyễnđìnhToàn, HữuLoan, Ýnhi, VũthưHiên, ĐỗlongVân, NhãCa, HoatưởngDung, NgọcthứLang, HuỳnhphanAnh, TrụVũ,…
Cùng với những nhân vật văn hóa đáng quý kính, quán cũng phải tiếp nhiều khách “quen mà lạ, lạ mà quen”, thỉnh thoảng tuôn ra những phát ngôn đa nghĩa bí ẩn khó hiểu, vừa gây hoang mang vừa như đe dọa, dễ khiến nghi kỵ, tránh né & thủ thế, có lần chính họ lại lớn tiếng thách thức nhau đến mức phải động thủ, gây thương tích, sứt đầu mẻ trán chỉ vì cuộc “lục súc tranh công” lấy điểm với chế độ mới, vô cùng hăng say, thảm thiết, đáng xấu hổ! Nó ngược hẳn cuộc thư hùng giữa hai nhà thơ trong hồi suy kiệt, tán đởm vì thế cuộc, vì tình cố cựu thân mến, cuộc thư hùng không gây trọng thương, chỉ nối thêm tình yêu mến mà, KhánhTrường đã cười vang, biếm nhẽ một cách thú vị: đây là cuộc tỉ đấu ngoại hạng chưa từng có giữa hai võ-sĩ-suy-dinh-dưỡng thời kỳ cuối! Mọi người vừa cười vừa... lau nước mắt. Ai ngờ, cuộc bể dâu đến nỗi gây ra bao hung hiểm quá cùng như thế?!
Và cả KhánhTrường nữa, một trưa nắng như đổ lửa, đã dồn hết nộ khí, ức chế, ném vùi dập, ném ngất vỡ những chai lọ để “quyết xô xát, ăn thua đến cùng” không khoan nhượng với chỉ một... bức tường (câm)!
Phải chăng, khi con người (nhạy cảm) bị rơi vào những tình cảnh quá cùng của cô độc, thì bạo động có phải là mối tương quan cứu rỗi duy nhất để tự giải thoát trong nhất thời?!
Nhân vật đặc biệt thứ nhất là, thi sĩ TôthùyYên, anh đúng hẹn với các bạn thuyền của bào đệ tôi vào một buổi sáng ChúaNhật, ngồi ngay ngắn kín đáo phía bên trong quán, chuẩn bị trực chỉ bãi Cần Giờ, đợi đến giờ ra khơi, nhưng ác thay, sau đó bị (tự) bại lộ vì chính TôthùyYên thầm lặng cắt tĩnh mạch để tự sát (bất thành), khiến cho…vỡ tổ!
Đầm Tôm Cua Cá của chúng tôi bị quản thúc, bị tịch thu.
Nhân vật nổi cộm mà ai cũng phải biết đến, đó là đười-ươi-trung-niên-thi-sĩ BùiGiáng. Anh có mặt tại quán tự buổi ban đầu, chăm chỉ từ sáng tinh mơ đến khi đóng cửa, anh vừa như ảo vừa như thực, “trình diễn” đa phong cách, từ thi ca, triết học đến võ thuật, từ kiếm hiệp kỳ tình đến trần trụi xót xa thời sự ,... không ngừng nghỉ. Thỉnh thoảng Anh vắng mặt vài hôm vì, hoặc bị bệnh hoặc bị dân phòng vứt vào hố rác nào đó hoặc đang bận bịu rong chơi Sài Gòn-Chợ Lớn cho “đã đời du côn” ít hôm. Anh biến quán thành một sân khấu, gây nên cuộc đại náo đến mức an ninh luôn cật vấn, theo dõi, và nghi ngờ chúng tôi là kẻ bày trò, “chủ trương phản động” như vậy.
Nhưng dù gì, anh cũng đã để lại một dấu son lớn, bạo liệt mà trầm thống về thế sự, của một giai đoạn lịch sử. Anh rực rỡ náo nhiệt đến lặng lẽ hùng tráng, trong một đoạn đời quán, tình cờ ngắn ngủi, nhiều cay cực thê thiết của chúng tôi.
Cũng không thể không nhắc đến những nhân vật thứ ba, đó là những người sáng chiều lui tới với rất nhiều lo toan cho cuộc sống nhưng vẫn luôn ấp ủ giấc mơ học thuật mà, về sau cũng đã thực hiện được nơi viễn xứ, chẳng hạn như KhánhTrường (với tạp chí Hợp Lưu), KhếIêm (với tạp chí Thơ), NguyễnmộngGiác (với Văn Học), Hoàng Ngọc-Tuấn (với Tập Họp, Việt, Tiền Vệ), Diễm Châu (với Trình Bày), NguyễnxuânHoàng (với Văn),... tất cả đều được thai nghén từ trong giấc mộng vỉa hè ngột ngạt này mà bước ra, nói như Chân Phương, Thường Quán, nó đã trở thành “Miễu Thờ” của những cơn mơ cứu rỗi...
Có cần phải nhắc đến các “biệt hữu” Nàng tiên nâu của chúng tôi không? NgọcthứLang (đã qua đời trong trại cải tạo Xuyên Mộc), NguyễnquốcTrụ (hiện sống tại Canada), và HoàngtrúcLy, đã may mắn cai nghiện được nhờ bác sĩ Tuấn (Tuấn, con trai nhà văn BìnhnguyênLộc?) tại TT2NN, sau khi bị một “thi sĩ” khác tố cáo về tình trạng vừa trốn quân dịch vừa nghiện thuốc phiện, trong khi chờ lãnh giải thưởng về bộ môn thơ năm đó (theo tin từ giám khảo Tam Ích), phải “nhường” lại cho... thi-sĩ-khác!
HoàngtrúcLy đã sống một cuộc đời chót vót như người thi sĩ. Anh có “nét đẹp” không sao tả được, vừa thơ mộng vừa ngông cuồng khoáng đạt, thông thái mà ngờ nghệch trẻ thơ, đăm đuối…
Riêng NgọcthứLang, anh nức tiếng với bản dịch “Bố Già” thì ai cũng biết, nhưng kề cận bên anh nhiều năm tháng, tôi luôn đặt ra một câu hỏi mà không sao có thể trả lời: Tại sao anh không là thi sĩ?
Bầu khí bình dân và nghèo khó đượm chút thanh nhã ấy đã được các bạn hữu xa gần quan tâm, từ Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc xuyên qua miền Trung, rồi Cao Nguyên cho đến đồng bằng sông Cửu Long, và... hải ngoại, nhưng “quan tâm” nhất vẫn là chính quyền địa phương, là an ninh từ cấp phường đến thành phố. Họ vây khốn chúng tôi, tra hỏi xục xạo đời tư, vòi vĩnh lẫn hăm dọa dưới nhiều cách thức,… lệnh cấm đoán bằng miệng, buộc đóng cửa bất thường nhưng vẫn phải nộp thuế, mua công khố phiếu, đóng góp ủng hộ các phong trào,… nên thỉnh thoảng bị các thân hữu cười mỉa vì những “thông báo” (chảnh chọe, tay chơi, nghệ sĩ, nhà giàu giả dạng,…) tạm đóng cửa vì những lý do... vô cùng hài hước và không tưởng! Tất cả đều không sao hiểu nỗi, riêng chỉ một chàng công an khu vực là... biết tuốt. Mỗi tuần, hết ủy ban đến công an phường, phòng thuế,... gọi lên “làm việc”. Một lần duy nhất bị công an thành phố gọi lên sau buổi họp mặt mừng thôi nôi con của một thi sĩ bạn, người Hà Nội, chúng tôi chỉ nói về một chủ đề duy nhất: các khuynh hướng Thi Ca mới của Việt Nam & thế giới. Tất cả chỉ có bốn nhà thơ, hai Nam hai Bắc & cặp vợ chồng họa sĩ nghiệp dư người Hà Nội. Vậy mà sau này, nhà thơ chủ nhà bị bắt tù tận ngoài Bắc vì một lý do nào đó, chúng tôi (gần như) lần lượt bị gọi riêng lên Sở. Không ai nói về ai gì cả nhưng đã nảy sinh lòng nghi kỵ trong nhau vô cùng xót xa (!). Ai cũng đau buồn và luôn tự hỏi: Chỉ có năm người anh em thân thiết, vậy mà ai kẻ nỡ lòng vu họa, bịa đặt hãm hại lên nhau?!
Quả là một thời kỳ của bất hạnh & khốn đốn! Thời của nghi hoặc & chia rẻ trầm trọng. Gian lận, đánh tráo mọi giá trị, giữa sự chính trực ngạo nghễ và những ton hót nịnh bợ, tự bôi đen phẩm cách.
Sau mỗi lần bị gọi lên “làm việc” như thế, tôi hốc hác nghe xương thịt mình suy nhão, hồn phách lửng lơ thất tán như con ma lạc giữa ban ngày, cho dù tôi đã vận dụng hết năng khiếu u mặc vốn có để giữ cho thân thủ được vững vàng trước những cơn sóng bạo lực sấn sổ thường xuyên. Nhiều lần, vì thương cho nỗi nhục nhằn, bầm-dập-vô-ích của chúng tôi mà các bạn thiết như giáo sư TônThất TrungNghĩa, các nhà thơ HànguyênThạch, PhannhựThức,... vừa phụ giúp phục vụ quán vừa thực lòng khuyên giải chúng tôi nên “bỏ phứt Quán đi cho khỏi phải khổ tâm mệt trí, ích gì mà tự đày đọa như thế”. Biết vậy, nhưng các Bạn có thể chia sẻ điều quỷ mị này trong tôi được chăng: ban sơ, tôi tự xét lượng mình không sao đủ “sức khỏe” để đấu đôi công với cái thực tế bạo ngược này, dù chỉ nửa hiệp, chắc là phải đầu hàng sớm mất thôi, nhưng sau một vài lần xung trận, trạng thái chuyển đổi từ khiếp đảm sang “nghiện ngập” lúc nào không hay. Mỗi lần bị gọi lên, tôi lại nghĩ thêm ra được những trò hí lộng khác để tự chọc cười, tự “động viên”, trấn an mình và cho cả các hung thần; bao dung và vị tha cho cả một hệ thống trong thời kỳ gọi là “quá độ”: bước từ hèn kém này sang nhỏ mọn, bần tiện khác, rất đáng tội nghiệp! Tôi “nghiện” đến mức, lâu không bị hỏi han, bị la lối ne nẹt thì lại cảm thấy thiếu thốn, hao hụt sao ấy, mất cơ hội phát huy năng khiếu trào phúng lẫn tính kham nhẫn chịu đựng, vì chính nó đã huân tập cho tôi lòng thương cảm, tính vị tha & buông xả. Bất diệc lạc hà? Thế chẳng vui sao?
Sau này, đến khi mất lạc hẳn cái trượng-vuông-quý-hiếm ấy cũng vì cái triết lý tiêu cực thổ tả trên. Tôi chán & hận nó tận óc, nhưng Bạn ạ, tôi còn lay lắt đến hôm nay cũng nhờ cái mớ... thổ tả đó, nó “dinh dưỡng” tôi bằng các thứ cặn bã cám heo thời đại, nó thúc bách trong tôi niềm u phẫn lẫn trịch thượng trước những đòn roi tra tấn bởi thói đời phản trắc như rắn độc. Thì, Bạn ơi, ngoài kia từng liếp nắng chiều đang trĩu nặng nhánh cành, tiếng chim cóng cớt gọi nhau, can cớ chi cứ phải gây gổ với số phận cho nhọc lòng mênh mang mây trắng?