khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

Phỏng vấn cựu thiếu tá Cảnh Sát Đặc Biệt Nguyễn Thanh Thủy







Mười hai tháng anh đi (Hành trình TQLC) - Phạm Duy phổ thơ Pham văn Bình. Ca Sĩ Khánh Ly




Tháng Giêng xuôi quân ra Huế
Cố Đô hoang vu điêu tàn
Bãi học chiều, em vắng bóng
Tóc thề đã quấn khăn tang
Tháng Hai về trấn ven đô
Chong mắt hỏa châu, giữ cầu
Gió thoảng vào hơi rượu mạnh
Qua làn sương ánh đèn mầu ...

Ba lô lên vai tới miền Tây Đô
Quê hương em xanh, xanh ngợp bóng dừa
Đêm ngủ bìa rừng, thèm làn môi ấm
Ngọt trái sầu riêng, này lúc sang mùa
Bây giờ trời mây vào Hạ
Mẹ em bận đi lễ chùa
Em cầu nguyện cho chiến sĩ
Trên đường sớm nắng chiều mưa.

Tháng Năm theo vì sao biếc
Hoa phượng nở quanh sân trường
Ngày xưa những tờ lưu bút
Bây giờ phong thư gói quà
Tháng Sáu anh vẫn miệt mài
Hành quân chưa về thăm em
Đừng khóc, ve sầu mùa Hạ
Xa thì xa, vẫn chưa quên.

Sang Thu mưa Ngâu, nước mù bay mau
Ô hay sao ta trong lòng rưng sầu?
Tráng sĩ xưa hề vượt cầu sông ấy
Người đứng đầu sông, người cuối sông này!
Bây giờ còn đâu huyền thoại
Hằng Nga của em bé thơ
Tất cả bầu trời thơ ấu
Ai làm tháng Tám cằn khô
Tháng Chín ta về Cửu Long
Vú sữa căng của mẹ hiền
Anh đi cho đồng tươi thắm
Tặng em này chiến công vang
Về Cà Mau ...
Một phong thư
Gửi cho em
Lời gió thương mây, lời chim nhớ rừng
Lời gió thương mây, lời chim nhớ rừng
Lời ta chờ nhau!

Cuối năm, mùa Đông đan áo
Cuối năm trời đã lạnh rồi
Thiên hạ thì may áo cưới
Ta thì hẹn tới năm sau.
Hoa mai nở đầy
Em đang chờ đợi
Mười hai tháng rồi
Dài ước mơ say
Nhớ má cho hồng
Nhớ môi em ngọt
Anh về cùng em,
Vui đón giao thừa
.





 

Dù cho mưa tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời !




Dù cho mưa tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời
Dù cho mây hay cho bão tố có kéo qua đây
Dù có gió, có gió lạnh đầy, có tuyết bùn lầy
Có lá buồn gầy, dù sao, dù sao đi nữa tôi vẫn yêu em



SaiGon Trong Trái Tim Tôi - Nhạc sĩ Anh Nguyên - Ca sĩ Hà Thanh







Cờ Tàu Cộng bị hạ xuống trước tòa nhà Quốc Hội tiểu bang Washington, Hoa Kỳ



Washington State Flies Chinese Communist Flag At State Capitol - US Patriots Come Out And Take It Down, Assisted By Law Enforcement

In a video that should be the feel-good story of the day and a sign that shows Americans who still love America that we still have many members of law enforcement on our side, a group of US patriots arrived at the state capitol in Washington and proceeded to take down a Chinese/communist flag that was flying between the American flag and the Washington state flag, assisted by a Washington State trooper who obviously loves our country as much as we do.

In honor of his meeting with Chinese Ambassador Cui Tiankai, the governor of Washington Jay Inslee decided to fly the Chinese flag at the state capitol building; with a hat tip going out to Washington state representative Elizabeth Scott, anti-American progressive communist liberals better get out their tissues for this one. Let's all hope this goes viral...the communists in the White House and the US Capitol building need to see this. Is this how Americans have to take our country back, one state at a time? Huge props go out to this law enforcement officer and to all military and law enforcement across the country who uphold their oaths to America.

(Source: http://allnewspipeline.com/Chinese_Flag_Taken_Down_From_Washington_Capitol_Building.php#.VSQmnoVkrdE.facebook)




Adieu mon pays - Enrico Macias


Adieu Mon Pays
 
 
J'ai quitté mon pays
J'ai quitté ma maison
Ma vie, ma triste vie
Se traîne sans raison

J'ai quitté mon soleil
J'ai quitté ma mer bleue
Leurs souvenirs se réveillent
Bien après mon adieu

Soleil! Soleil de mon pays perdu
Des villes blanches que j'aimais
Des filles que j'ai jadis connues

J'ai quitté une amie
Je vois encore ses yeux
Ses yeux mouillés de pluie
De la pluie de l'adieu

Je revois son sourire
Si près de mon visage
Il faisait resplendir
Les soirs de mon village

Mais du bord du bateau
Qui m'éloignait du quai
Une chaîne dans l'eau
A claqué comme un fouet

J'ai longtemps regardé
Ses yeux qui fuyaient
La mer les a noyés
Dans le flot du regret.
 
 


Một đô la Mỹ đủ đễ no bụng ở hè phố Thành Hô`




Chè túi nhà nấu

Chè ở Sài Gòn đa dạng lắm. Nào là chè chuối, chè đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, chè bắp, chè thưng, chè bà ba, chè táo xọn, chè đậu trắng,... Món nào cũng là đặc sản và là những loại chè đặc trưng của người miền Nam. Vì thế các món chè này gần như đã đi hết vào ký ức tuổi thơ của hầu hết người Sài Gòn với hình ảnh của những món chè đơn giản, thơm ngon mà lại rất rẻ.
Với những loại chè thế này, nếu bạn đi vào những hàng chè lớn, có tiếng thì đôi khi chúng được bán với giá 12.000 - 15.000/chén. Nhưng nếu bạn có vô tình bắt gặp những hàng chè lưu động của các cô hay đẩy xe ba bánh quanh các tuyến đường Võ Văn Tần, Nguyễn Đình Chiểu, Cách Mạng Tháng Tám hay trên đường Đinh Tiên Hoàng có một hàng chè nổi tiếng hơn 20 năm thì chúng chỉ có 7.000 - 10.000/túi mà thôi. Thông thường tất cả những hàng chè như thế này đều được nấu tại nhà, nên chúng rất rẻ và thật sự rất ngon và đảm bảo. Với bạn nào hảo ngọt thì thật sự không thể bỏ qua khi đến Sài Gòn.
Chè chuối, chè táo xọn, chè bắp, chè đậu đen, chè thưng,... món nào cũng có và cũng rẻ.


Bánh mì ốp la

Có thể một ổ bánh mì thịt với giá 10.000 VND thì hơi khó để tìm được chỗ mua. Nhưng với một ổ bánh mì ốp la thì bạn có thể mua ở bất kỳ hàng bánh mì lề đường nào ở khắp Sài Gòn này.
Ốp la 1 trứng nhưng vẫn chất lượng như ai. Ổ bánh mì nóng giòn, được kẹp bên trong là quả trứng ốp la tươi nóng, lòng đỏ còn dẻo và thơm phức, phết với lớp patê bơ và đồ chua vào nữa thì cũng cực ngon đấy. Không chỉ là người Sài Gòn mà đặc biệt là các vị khách du lịch nước ngoài rất thích dùng kiểu bánh mì ốp la này cho bữa sáng của mình.

 



Tarrega: Carnival of Venice







La Paloma







Lý Quang Diệu và Phạm Văn Đồng - Tác giả Nguyễn văn Tuấn



Thế là ông Lý Quang Diệu đã về cõi vĩnh hằng ở tuổi 91. Đã có rất nhiều bài báo viết về cuộc đời và sự nghiệp to lớn của ông, những gì chúng ta viết có nguy cơ cao bị rơi vào sự thừa thải. Nhưng viết về ông dựa trên cái nhìn của VN thì chắc không thừa. Ông Lý Quang Diệu làm thủ tướng Singapore khoảng 31 năm. Ông Phạm Văn Đồng cũng làm thủ tướng [một phần và sau này toàn phần VN] được 32 năm. Nhưng hai người để lại những di sản rất khác nhau.

Ông Lý đúng là một kiến quốc sư thật sự. Ông “hoán chuyển” một làng chài chỉ độ 100 dân nghèo khó và không có tài nguyên thành một quốc đảo giàu có, một trung tâm thương mại và trung chuyển quốc tế. Ông cầm lái “con thuyền Singapore” đi từ nghèo đói đến thịnh vượng, sang chế độ dân chủ [dù chỉ nửa vời], đến toàn cầu hoá. Ông không bao giờ tự xưng là "cha gia dân tộc", nhưng người dân Singapore xem ông như là một cha đẻ của Singapore hiện đại. Ông ra đi và để lại một Singapore đầy tự tin, xán lạn. Trên trường quốc tế, ông được hầu như tất cả các lãnh tụ quốc gia xem như là một “statesman” – chính khách. Người ta ca ngợi ông là người có viễn kiến sáng suốt, về tính quyết đoán, về cách nói trực tiếp và trong sáng, về trí thông minh, và tính dí dỏm của một người có học. Ông còn để lại những câu phát ngôn trứ danh, những phát ngôn mà thế giới sẽ còn nghiền ngẫm trong tương lai.

Ông Phạm Văn Đồng sau hơn 30 năm làm thủ tướng và khi ra đi chẳng để lại một di sản gì đáng để xưng tụng. Suốt 30 năm làm thủ tướng hình như ông chẳng có dấu ấn gì đáng nói. Nước VN do ông lãnh đạo từ nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói. Ông để lại cái văn bản ngoại giao đầy tai tiếng và có thể nói là sẽ làm nhơ danh ông rất rất lâu. Ông chỉ được tiếng là người trong sạch và giản dị. Nhưng ông chẳng có những phát ngôn gì để có thể xem là "wisdom".

Về qui mô, nói cho cùng, tôi nghĩ ông Lý là người chỉ tương đương với vai trò của một thị trưởng mà thôi. Nên nhớ rằng trong quá khứ, ông Lý Quang Diệu từng bị báo chí Nhà nước Việt Nam chửi như tát nước. Ông được cho đội đủ thứ “nón”: nào là tay sai đế quốc, là chống cộng, là chống nhân dân Việt Nam. Thế nhưng đùng một cái, Việt Nam “mặn nồng” với ông Lý Quang Diệu. Ông Võ Văn Kiệt từng mời ông Diệu làm cố vấn và cộng tác. Nhưng ông Lý từ chối, và nói rằng nếu không có Mĩ gật đầu thì VN vô phương phát triển. Ông Lý nói rằng Mĩ là chìa khoá, Mĩ là động cơ để phát triển. Ngay cả Tàu cũng phải ôm lấy Mĩ mà phát triển, thì VN không nên xem thường Mĩ. 

Mà, ông cho ý kiến rất thành thật. Có thể nói ông Lý là một "fan" của Việt Nam, nhưng không phải là fan của giới lãnh đạo VN. Ông Lý khen người Việt Nam thông minh, học hành giỏi, và khi ra nước ngoài thường thành công. Ông tiếc nuối rằng đáng lẽ VN phải là số 1 của Đông Nam Á, hay thậm chí hàng đầu của Á châu, vì VN có đủ điều kiện từ địa dư, tài nguyên đến con người để trở thành một cường quốc.

Thế nhưng ông tiếc cho VN, và ông chê lãnh đạo VN. Khi được hỏi ý kiến, ông khuyên là cải cách kinh tế cần phải đi đôi với cải cách chính trị, nhưng giới lãnh đạo VN không chịu nghe. Ông nói rằng giới lãnh đạo VN không thể khá lên được vì họ bị "giam tù" bởi vòng kim cô ý thức hệ cộng sản. Theo ông, giới lãnh đạo VN không có khả năng đổi mới bản thân họ, không có khả năng đổi mới tư duy chính trị kịp thời đại, và do đó họ làm trì trệ sự phát triển của đất nước, họ kéo đất nước họ xuống hàng lạc hậu và nghèo đói. Tôi nghĩ nếu tôi là lãnh đạo của VN, tôi cảm thấy nhục khi nghe ý kiến như thế của một ông chỉ xứng tầm thị trưởng. Nhưng vấn đề là ông nói đúng.

Nhưng cũng phải nói thẳng là cái xã hội mà ông Lý kiến tạo chưa hẳn là “tối ưu” đâu. Nên nhớ rằng có thời ông ấy theo đuổi chủ nghĩa ưu sinh, khuyến khích người có bằng đại học lấy nhau. Ông hạn chế tự do báo chí và tự do ngôn luận. Ông tạo ra một “Anh Cả” (big brother) quan sát mọi hành vi của công dân. Ông can thiệp thô bạo vào đời sống riêng tư của người dân. Bởi thế, có lần một nhà báo hỏi tôi là đại học Việt Nam nên học đại học Singapore, tôi trả lời là không, bởi vì theo tôi biết qua vài trường hợp thì các đại học Singapore không có tự do học thuật như ở phương Tây. Nghe nói cái mô hình cai trị của ông Lý được giới lãnh đạo Tàu rất thích, và như thế thì cũng đủ để chúng ta cẩn thận với "mô hình Singapore".

Nhưng có một điểm sáng của Singapore mà tôi thích, đó là phi ý thức hệ. Nói về ý thức hệ, ông Lý cho biết Singapore là một quốc gia phi ý thức hệ (ideology-free). Nếu có thì ông gọi đó là "Ý thức hệ Singapore", thấy cái gì tốt và có lợi cho quốc gia dân tộc thì làm, chứ không bị trói buộc vào bất cứ một ý thức hệ nào cả. Ông nói thêm rằng nếu nó [ý thức hệ Singapore] có hiệu quả, thì chúng ta hãy thử nghiệm nó xem sao. Nếu nó tốt thì chúng ta tiếp tục. Nếu nó không có hiệu quả thì chúng ta quẳng nó đi và thử cái khác. Một "triết lí" thực dụng và đơn giản thế mà tại sao những người đang lèo lái con thuyền VN không nhận ra. Tại sao phải bám theo một chủ nghĩa đã lỗi thời và hết sức sống.


PS. Biểu đồ so sánh thu nhập bình quân giữa Singapore và Việt Nam từ 1960-2011



Phát minh của người Việt khiến thế giới 'ngả mũ'? - Tác giả Nguyễn văn Tuấn



Báo chí Việt Nam, chẳng biết từ bao giờ, quen thói ca ngợi một cách quá đáng. Có khi một giải thưởng bình thường, thậm chí cấp trung học, mà cũng tốn biết bao giấy mực suốt năm này sang năm khác. Việc làm đó làm cho đương sự nếu là người biết điều thì cảm thấy ngượng ngùng, còn người không biết điều thì tưởng mình là rất vĩ đại. Lại có những "người trẻ nhất", "người lớn tuổi nhất", "người Việt Nam đầu tiên" nghe hết sức … trẻ con. Trong dòng viết đó, đọc bài này (1), nếu không chú ý đến chi tiết, thì rất dễ bị hiểu lầm về sự tài giỏi của người Việt. Trong 4 phát minh mà bài báo này đề cập đến, tôi thấy có 2 phát minh không phải là của người Việt.

Bài báo viết rằng "Cha đẻ phát minh ra máy ATM trong hệ thống ngân hàng là người Việt Nam, đó là ông Đỗ Đức Cường" (1). Tuy nhiên, theo tôi tìm hiểu được thì người phát minh ra máy rút tiền ngân hàng (ATM) không phải là người Việt Nam. Người sáng chế ra máy ATM, theo wikipedia, là John Shepherd-Barron, người Anh. Ông này qua đời năm 2010 ở tuổi 84. Báo The Telegraph có bài tri ân ông, và có đề cập rằng máy ATM đầu tiên được lắp đặt ở Anh từ 1967 (2). Tuy nhiên, có nguồn khác cho biết người sáng chế ra máy ATM là người Mĩ tên là Don Wetzel. Thêm nguồn tin khác cho biết người sáng chế ATM là John D. White (3). Nói chung, nhìn qua các nguồn thông tin này thì lịch sử máy ATM đã có khá lâu, còn ý tưởng thì có thể lâu hơn nữa, nhưng một điều chắc chắn là người Việt không phải là người đầu tiên sáng chế ra máy ATM.

Phóng viên bài báo còn viết rằng bác sĩ Randal Pham (ở Mĩ) là người "đã phát minh ra phương pháp mới giúp những người có bệnh về mắt không phải đeo kính" (1). Nhưng tôi nghĩ đây là thông tin không đúng. Trên trang linkedin (4), chúng ta biết rằng "Dr. Pham, founder of Aesthetic & Refractive Surgery Medical Center, is the first surgeon in Northern California to implant the AcrySof® IQ ReSTOR® multifocal intraocular lens" (tạm dịch: Bs Phạm Hoàng Tánh, người sáng lập trung tâm phẫu thuật Aesthetic & Refractive là phẫu thuật viên đầu tiên ở vùng Bắc bang California đã ghép thủy tinh thể Acrysof ReSTOR). Thuỷ tinh thể là một sản phẩm của công ti Alcon (myalcon.com). Thú thật, tôi không biết câu "phẫu thuật viên đầu tiên" ở vùng (Bắc) thuộc một bang (California) nó có ý nghĩa gì! Nếu là đầu tiên ở nước Mĩ hay trên thế giới thì may ra còn có một ý nghĩa nào đó, nhưng ở một địa phương thì tôi thấy chẳng có ý nghĩa gì cả. Cũng cần nói thêm chữ "Center" hay "trung tâm" có nhiều nghĩa, có thể là một trung tâm nghiên cứu, nhưng cũng có nghĩa là một phòng mạch.

Nhưng báo VN không phải là nơi duy nhất viết sai, báo người Việt ở hải ngoại cũng viết quá đáng như "Lần đầu tiên trong lịch sử y học về mắt của Hoa Kỳ và thế giới, một bác sĩ người Mỹ gốc Việt là Dr. Randal Pham đã nghiên cứu và ứng dụng một phương pháp mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật do ông phát minh …" (5). Tuy nhiên, chỉ cần 1 phút tìm trong PubMed, bạn sẽ không thấy công trình nghiên cứu nào của tác giả "Randal Pham" liên quan đến thủy tinh thể Acrysof ReSTOR.

Tôi nghĩ giới báo chí Việt Nam nên chịu khó kiểm tra chứng cứ trước khi đăng những bài có thể làm cho nhiều người hiểu lầm. Thật là khôi hài và ấu trĩ khi viết trên báo chí những phát minh của người khác là của người Việt.

(1) http://phapluattp.vn/thoi-su/nhung-phat-minh-cua-nguoi-viet-khien-the-gioi-nga-mu-542551.html
(2)http://www.telegraph.co.uk/finance/newsbysector/banksandfinance/7743635/John-Shepherd-Barron-cash-machine-inventor-dies.html
(3) http://www.atminventor.com/
(4) https://www.linkedin.com/in/randalpham
(5) http://www.thoi-nay.com/tam_guong_sang/PhamHoangTanh.asp

"Định cư" và "tị nạn": trường hợp Kim Phúc - Tác giả Nguyễn văn Tuấn



Sắp đến ngày 30/4 báo chí VN đang đi tìm những nhân vật lừng danh một thời. Báo Người đô thị có phóng sự ảnh về Phan Thị Kim Phúc, nhưng có một thông tin tôi thấy không đúng và có thể làm người đọc hiểu sai vấn đề. Trong ảnh, phóng viên chú thích rằng "Kim Phúc cùng con trai và chồng (phía sau). Năm 1992, trong chuyến nghỉ trăng mật ở Moscow, Nga sau khi kết hôn, vợ chồng Kim Phúc xin định cư tại Ajax, Ontario, Canada." (1) Sự thật thì không phải như thế; sự thật là Kim Phúc và chồng xin tị nạn chính trị tại Canada.
 
Có lẽ tôi phải nói qua về cái "tị nạn" để các bạn hiểu chút. Thời thập niên 1980 trong các trại tị nạn ở Thái Lan, các nhân viên thiện nguyện và người đi trước lúc nào cũng dặn dò người đến sau là phải chứng minh tư cách tị nạn chính trị. Tiếng Anh là "political refugee". Trong thực tế thì khi các viên chức phỏng vấn người xin đi tị nạn cũng xoáy vào những thông tin để đương sự khai cho hợp với tư cách đó. Đại đa số người Việt không có vấn đề gì, nhưng những người như người Việt gốc Tàu có khi có vấn đề. Vấn đề là khi họ đến trại tị nạn, họ vênh mặt lên và khai rằng họ là "Chinese" (người Hoa) chứ không phải người Việt. Có lẽ họ nghĩ người Hoa cao hơn người Việt? Mà, đối với các viên chức phương Tây thì nếu họ là người mang quốc tịch Tàu, họ không có tư cách tị nạn chính trị, và giao họ về cho … China! Nhiều người chết dở sống dở vì lời khai người Hoa đó, nhưng lời khai đó cũng nói lên phần nào bản chất của một số người Hoa là họ không trung thành gì với VN cả cho dù họ sinh ra và lớn lên và mang quốc tịch Việt Nam. Câu chuyện đó nói rằng rất quan trọng phải phân biệt "định cư" và "tị nạn". Cho đến nay ở Úc sự phân biệt đó vẫn quan trọng, và theo đó nếu đương sự chứng minh được là tị nạn chính trị thì được phép cho vào Úc tị nạn, còn không thì bị gửi qua Kampuchea.

Quay lại câu chuyện của Kim Phúc, một thời nổi tiếng là "em bé Napalm" trong bức ảnh do phóng viên Nick Út chụp vào năm "mùa hè đỏ lửa" (1972). Bức ảnh nói lên sự dã man của chiến tranh và bom đạn, làm xúc động cả thế giới, và Mĩ bị phản đối dữ dội. Bức ảnh cũng đem đến cho Nick Út giải thưởng danh giá. Sau 1975, Kim Phúc được giới tuyên truyền VN sử dụng như là một vật thể cho tuyên truyền chống Mĩ. Chính Kim Phúc từng viết "The Communists had other plans, and used me as a propaganda tool" (người cộng sản có kế hoạch khác, và họ dùng tôi như là một công cụ tuyên truyền) (2).
 
Cô được Nhà nước ưu ái cho đi học ở Cuba vào năm 1986. Theo Kim Phúc kể lại (1), cô gặp người chồng tương lai ở Cuba, và sau khi thành hôn, họ được phép đi Moscow. Sau khi thành hôn họ được phép đi hưởng tuần trăng mật ở Moscow. Trên đường từ Moscow về lại Cuba, máy bay tạm đáp ở Newfoundland (Canada) để tiếp nhiên liệu, và nhân dịp này Kim Phúc và chồng xin tị nạn chính trị ở Canada. Trước đó, Kim Phúc đã có ý định xin tị nạn chính trị, nhưng cô chưa nói cho chồng biết. Hai vợ chồng được chấp nhận cho tị nạn và họ sống ở Ontario từ đó cho đến nay. Kim Phúc còn cho biết cô trở thành một tín đồ đạo Tin Lành từ đó.
 
Tôi nghĩ phóng viên báo Người đô thị thừa biết Kim Phúc xin tị nạn chính trị, chứ không đơn thuần "xin định cư", nhưng phóng viên phải viết như thế để được đăng báo. Tôi có cảm giác cho đến nay, sau 40 năm ngày thống nhất đất nước, Nhà nước VN vẫn chưa chấp nhận hai chữ "tị nạn", và do đó, họ không muốn nhắc đến hai chữ đó trên báo chí (?)
 
Nhưng "định cư" và "tị nạn" chính trị khác nhau xa. Sự kiện "thuyền nhân" tị nạn là một vết nhơ trong lịch sử VN (chưa bao giờ người Việt bỏ nước ra đi nhiều như thế), nó nói lên bản chất của chế độ thời đó, và do đó, nhiều người trong chính quyền cũng như nhiều người ngoài Bắc vẫn chưa thoải mái khi nói về người tị nạn. Cho đến ngày nay, không ít người miền Bắc vẫn cho làn sóng người Nam vượt biển đi tị nạn là những kẻ chạy theo bơ thừa sữa cặn của đế quốc. Dĩ nhiên, người biết chuyện chỉ thấy tội nghiệp cho những kẻ có suy nghĩ như thế. Đối với họ thì không thể nào nói gì thêm được do tế bào trí tuệ đã bị đột biến hư hỏng rồi. Và, chính những kẻ có suy nghĩ như thế này là lực cản để người trong và ngoài nước hoà giải, hoà hợp -- tôi nghĩ thế. 
 
Lí do Kim Phúc xin tị nạn thì có thể đọc trong bài qua chính chữ của cô ấy (2), nhưng thiết nghĩ các bạn không đọc cũng thừa thông minh hiểu tại sao Kim Phúc quyết định như thế. Thời đó ở miền Nam có câu "cái cột điện mà biết đi, chúng cũng đi". Tuy nhiên, sự việc nhỏ này có ý nghĩa lớn, bởi vì thế hệ sau vẫn cứ nghĩ là Kim Phúc xin định cư ở Canada, và đó là một sự nói dối làm cho sự thật lịch sử bị lệch lạc. Nhiều người đòi hỏi khi viết sử phải dựa vào thông tin chính thống và điều đó cũng chẳng có gì sai (có lẽ họ mới đọc một cuốn sách giáo khoa nào đó bên phương Tây dạy về sử học nên đòi hỏi như thế), nhưng ở VN cái gọi là "thông tin chính thống" thường bị xuyên tạc, làm cho lệch lạc, và đổi trắng thay đen. Câu chuyện của Kim Phúc trên báo chí VN chỉ là một nhắc nhở người đọc nên cảnh giác trước những thông tin gọi là "chính thống".
 
====
 

Chuyện Riêng Của Chúng Tôi & Những Anh Hàng Xóm - S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến



Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.
Tôn Nữ Thị Ninh

Đèn Cù II phát hành cuối tháng 11 năm 2014. Tôi muốn đọc quá nhưng không thể đặt mua. Gửi thư cầu cứu Đinh Quang Anh Thái, nhận được hồi đáp (vô cùng) hứa hẹn: “Cứ yên tâm, sẽ nhận được sách trong thời gian ngắn nhất.”

Tôi “tưởng” thiệt nên mượn địa chỉ văn phòng của một cơ quan thiện nguyện ở Phnom Penh gửi ngay cho ông bạn (vàng) đầy thiện tâm và thiện chí. Chờ dài cổ cũng chả thấy sách vở gì ráo trọi mới vỡ lẽ là mình đã ... “trao duyên lầm tướng cướp!”

Rồi Đèn Cù II cũng được phát tán tùm lum trên mạng. Tiếc là những nơi tôi đi qua, trong mấy tháng rồi, đều quá xa chốn thị thành nên vào được internet không dễ dàng gì. Nói chi đến chuyện đọc gần ngàn trang giấy.

Tuần rồi về lại Nam Vang mới có dịp “tiếp cận” thoải mái với tác phẩm mà mình mong đợi. Nói nào ngay cũng có hơi thất vọng chút xíu. Đọc cuốn sau không “đã” bằng cuốn trước, dù vẫn có rất nhiều trang thú vị:

“Tôi quen ba người dạy tiếng Anh và tôi muốn nói tới các anh như những người từng chịu hẩm hiu lúc đất nước sập cửa lại với thế giới, tiếng Anh bị miệt thị. Thật ra chả phải chỉ tiếng Anh mà là bất cứ tiếng nói của kẻ thù nào.

Chị P. T. M., dạy tiếng Trung Quốc ở Đại học Sư phạm đã ngồi làm thường trực mãi ở cống trường cho tới khi Trung Quốc hết là thù mới lên truyền hình dạy lại. Ông Nghĩa dạy tiếng Trung Quốc ở Cao đẳng sư phạm Hà Nội thì đi làm bảo vệ. Khi đánh xét lại, các giáo viên tiếng Nga nghỉ dài dài.
Đầu tiên nói tới Đặng Chấn Liêu. Cùng tội ‘xét lại’. Treo giò, mất chức chủ nhiệm khoa tiếng Anh Đại học Sư phạm. Liêu cho hay hồi ấy chả ai thiết cái thứ tiếng phản động này.... Liêu ở Pháp làm viên chức của Liên Hợp Quốc. Theo Cụ Hồ kêu gọi, anh về nước và bị Hoàng Văn Hoan nghi là tình báo Anh...

Người thứ hai là Mỹ Điền. Học ở Anh từ 1947-48... Sau Điện Biên Phủ về nước, anh theo Ung Văn Khiêm, thứ trưởng ngoại giao đến chào bộ trưởng Phạm Văn Đồng. Trong chuyện trò, Đồng dặn Khiêm chú ý để Mỹ Điền sinh hoạt chi bộ. Nhưng rồi chả ai nhắc tới, có lẽ thấy anh không bập.
Sớm ngán thế cuộc, bắt đầu từ đọc báo cáo mật của Khrushchev trên báo Le Monde, Mỹ Điền trở thành một trong hai ba trung tâm lan, yến, kỳ hoa dị vật ở Hà Nội những năm 60, khi thú chơi này bị coi là ‘tư sản, đồi truỵ’ rồi bị cấm. Minh hoạ đúng cho câu thơ của Bertolt Brecht ‘Thời thế gì / Mà nói đến cỏ cây...’. ‘Chả ai thích dùng tôi, Mỹ Điền nói…” (Trần Đĩnh. Đèn Cù, tập II. Người Việt, Westminster, CA: 2014).

Theo tôi thì cách mạng cũng không đến nỗi khe khắt gì lắm trong việc dùng người, kể cả những kẻ đã (lỡ) sống ở nước ngoài và am tường ngoại ngữ. Những nhân vật vừa kể – chả qua – chỉ bị xui thôi, hay nói một cách văn hoa là họ sinh bất phùng thời.

Chớ gặp phải vận may thì cái vốn liếng sinh ngữ vẫn có thể giúp cho một công dân X.H.C.N.V.N trở thành hiển đạt. Trường hợp bà Tôn Nữ Thị Ninh là một thí dụ điển hình. Theo Wikipedia:

"Tôn Nữ Thị Ninh (sinh ngày 30 tháng 10 năm 1947) từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Liên minh Châu Âu (EU) và một số quốc gia như Bỉ, Hà Lan, v.v... Bà cũng từng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam. Bà có vai trò tích cực trong lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam...

Bà trở thành nhà ngoại giao bắt đầu bằng công việc phiên dịch và bà đã học được nhiều kinh nghiệm khi đi dịch cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Xuân Thuỷ, ông Nguyễn Cơ Thạch... Bà đã làm đại sứ ở ba nước Bỉ, Hà LanLuxembourgLiên minh châu Âu (EU). Bà còn giữ cương vị là người đứng đầu đại diện của phái đoàn Việt Nam ở Liên minh châu Âu tại Brussel (Bỉ) và đã từng giữ một nhiệm kỳ trong Ủy ban Trung ương của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Cương vị gần đây nhất mà bà nắm giữ là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội. Trên cương vị đó bà đã có một số những phản bác tương đối mạnh mẽ trước một số cáo buộc về vấn đề nhân quyền từ phía Hoa Kỳ và Quốc hội Hoa Kỳ.”

Đã chưa?

Con đường công danh của bà T.N.T.N. chỉ “bắt đầu bằng công việc phiên dịch” mà đi lên tuốt tới chức vụ “Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Đối Ngoại Quốc Hội” đâu phải chuyện nhỏ. Ở vị trí này, trong chuyến công du nhằm cải thiện mối tương giao (vốn chưa bao giờ tốt đẹp) giữa Việt Nam với Mỹ, và với cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở đất nước này – hồi năm 2004 – bà T.N.T.N đã tuyên bố nhiều câu (bất hủ) có thể được coi như danh ngôn của ngành ngoại giao của nước C.H.X.H.C.N.V.N:
-Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.

Hay:

- Mình là thế thượng phong của nguời chiến thắng, mình cần chủ động, người ta không thể chủ động được do mặc cảm, cũng không thể yêu cầu ngươi ta đi trước, họ đứng ở vị trí không thuận lợi trong tiến trình lịch sử.

Tôi thì e rằng chính bản thân bà Ninh cũng “đứng ở vị trí không thuận lợi (mấy) trong tiến trình lịch sử.” Vẫn theo Wikipedia:

“Tháng 8 năm 2007, bà đã thôi giữ chức tại quốc hội và tham gia vào lĩnh vực giáo dục với tư cách Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trường Đại học Tư thục Trí Việt. Tuy nhiên dự án này bị thất bại.”

Sao lại “thất bại” cà?

Tôi nhớ lúc khởi đầu dự án (“Bắt Tay Xây Dựng Trường Đại Học Tư Thục Trí Việt”) ngó bộ hoành tráng lắm mà:

“Sáng 7.11.2007, tại trụ sở Ủy ban về người VN ở nước ngoài (NVNƠNN) TP.HCM, Câu lạc bộ Khoa học và Kỹ thuật NVNƠNN (OVSCLUB) và Hội đồng sáng lập Dự án trường Đại học tư thục Trí Việt đã ký kết Thỏa thuận hợp tác: xây dựng một trường đại học chính quy hiện đại, trên tinh thần thực học để đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước.

Đại diện cho Hội đồng sáng lập Dự án Đại học tư thục Trí Việt là bà Tôn Nữ Thị Ninh, Chủ tịch Hội đồng và đại diện của OVSCLUB là TSKH Trần Hà Anh, Trưởng Ban điều hành. Buổi lễ ký kết diễn ra với sự chứng kiến của Ban Chủ nhiệm Ủy ban NVNƠNN, Ban Liên lạc NVNƠNN TP.HCM...
Giới thiệu về Dự án trường Đại học tư thực Trí Việt, bà Tôn Nữ Thị Ninh cho biết, trường sẽ được xây dựng trên địa bàn huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trên diện tích đất rộng 55 ha. Tâm huyết của những người xây dựng dự án này là xây dựng tại VN một trường đại học đạt chuẩn quốc tế và phi lợi nhuận, tạo được một không gian xanh với thiên nhiên hài hòa và những trang thiết bị đủ để thầy và trò có được những điều kiện học tập và nghiên cứu tốt nhất.”


Bà Tôn Nữ Thị Ninh (bên trái) trong buổi ra mắt Viện Trí Việt. Ảnh và chú thích: Dân Trí

Sao “tâm huyết” cỡ đó mà lại trở thành một chuyện “đầu voi đuôi chuột,” hả Trời?

Ngồi rà lại chút xíu tôi mới thấy có hai điểm khiến cho dự án xây dựng Đại Học Trí Việt khó được hanh thông:

- Luật chơi của Trí Việt là: nói không với thiếu trung thực.

- Gọi là trường quốc tế bởi vì sẽ dạy bằng tiếng Anh kể từ năm thứ 2, với lập luận rằng thanh niên Việt Nam thời hội nhập phải có tiếng Anh như là một ngôn ngữ làm việc của mình, ngoài tiếng mẹ đẻ...

Coi: sống trong một chế độ mà lường gạt, dối trá và nghi ngờ là chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà Nước mà bà Tôn Nữ Thị Ninh lại đặt ra “luật chơi là nói không với thiếu trung thực” và còn nói bằng tiếng Anh nữa (cơ) thì không “thất bại” mới là chuyện lạ.

Bà Ninh, lẽ ra, nên thức thời chút xíu. Bầy đặt màu mè “trung thực” làm chi – vậy má? Thử nhớ lại coi: trong suốt thời gian làm thông dịch cho Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Xuân Thủy, Nguyễn Cơ Thạch ... mấy chả có nói một câu nào “trung thực” không? Hay tất cả đều  dối trá (như Vẹm) hết trơn – đúng không?

Đại học Trí Việt vẫn còn có cơ may “chuyển bại thành thắng” nếu sửa lại chương trình học chút xíu thôi: “Gọi là trường quốc tế bởi vì sẽ dạy bằng tiếng Trung Hoa kể từ năm thứ 2, với lập luận rằng thanh niên Việt Nam thời hội nhập phải có tiếng Tầu như là một ngôn ngữ làm việc của mình, ngoài tiếng mẹ đẻ...

Ráng nhịn chút xíu như vậy đi, chị Ninh.  Chảnh quá, thường khi, dễ trở thành lố bịch: “Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.”

Sau Hội Nghị Thành Đô thì nhiều anh hàng xóm, khỏi cần gõ cửa, cũng đã (dám) chui luôn vô mùng của đám ái nữa của lắm vị Ủy Viên Bộ Chính Trị rồi. Bởi vậy, Đại Học Trí Việt (với sứ mệnh Trí Cao – Tâm Rộng –  Tầm Xa) sao không dậy bằng tiếng Tầu đi cho nó hợp thời?    

Tương tự, cái “thế” mà mấy năm trước chị Ninh mô tả là “thượng phong của nguời chiến thắng” đó, với thời gian – rõ ràng – mỗi lúc một thêm chênh vênh dữ. Với con số xí nghiệp phá sản, cùng với nợ công mỗi lúc một nhiều thì trong tương lai gần – rất có thể – bầy sâu của Đảng lại phải nhờ chị Ninh chạy qua Hoa Kỳ “công du” chuyến nữa.

Lần này, làm ơn nhỏ họng lại chút xíu nha – chị Ninh. Đã bị gậy đi ăn xin mà còn lớn giọng (nghe) kỳ lắm. Hàng năm nếu không có hàng chục tỉ đô la của đám người “ở vị trí không thuận lợi trong tiến trình lịch sửcứu trợ thì cái Đảng và Nhà Nước (thổ tả) hiện nay đã chuyển qua từ trần tự lâu rồi, đúng không?

Bốn mươi năm và “Gì cũng cười”.



Có một điểm rất đặc biệt, người Việt Nam, kể từ sau 30 tháng 4 năm 1975 về sau, đặc biệt là sau này, có thể nói là đa phần dân số có chung một đặc điểm: Dễ cười! Vui cũng cười, buồn cũng cười, ngã đau cũng cười, bị người ta mắng cũng cố mà nhoẻn miệng cười, thấy người ta ngã đau cũng cười, thấy người khác bị sỉ nhục cũng cười… Nói chung là cười. Không biết có phải dựa trên đặc điểm này mà có tổ chức nghiên cứu chỉ số hạnh phúc từng công bố Việt Nam hạnh phúc nhì thế giới?!

Và cũng có một điểm khá đặc biệt là người Việt Nam rất ưa các sự kiện xuất hiện của các ngôi sao bóng đá và ưa nghe Nick Vujicic. Những người này hoặc sang Việt Nam để nói chuyện, để quảng cáo một thương hiệu nào đó hoặc sang để thuyết giảng về kinh tế, về lẽ sống, nghị lực sống và giá trị làm người. Và người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ trực thuộc đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh rất hâm mộ anh này. Mỗi khi anh ta xuất hiện, đăng đàng thì ít chi cũng hơn 80% người tham dự là thanh niên đoàn.

Thử giải mã, tại sao người Việt Nam lại ưa cười? Và cười có phải là biểu hiện của hạnh phúc? Đương nhiên, cười là biểu hiện của tâm lý an nhiên, hạnh phúc và viên mãn. Nhưng không phải lúc nào cười cũng cho thấy điều đó. Nếu không dưng ngồi mà bật cười thì người bị yếu thần kinh; Bị người ta đánh mà vẫn cười thì hoặc là thánh nhân hoặc là kẻ không có lòng tự trọng, nếu thấy người khác bị sỉ nhục mà nhoẻn miệng cười thì rõ là người không có lương tri, nếu bị người ta sỉ nhục mà vẫn cười thì hoặc là câm điếc hoặc là không còn biết tư duy, thấy người ta ngã đau mà cười được thì không còn tính người… Chẳng lẽ người Việt Nam lại tệ hại đến thế?

Có lẽ là không. Nhưng cái thói quen nhoẻn miệng cười để mua lấy sự an toàn trong suốt bốn mươi năm bị cấm cửa mọi ngóc ngách, từ chỗ xếp hàng chầu chực miếng ăn cho đến đội trên đạp dưới để được việc, thậm chí bị cấp trên sờ mó, xoa đầu vẫn cắn răng mà cười để giữ chỗ bổng lộc, cấp dưới bợ đỡ cấp trên, cấp trên lại bợ đỡ cấp trung ương, cấp trung ương lại bợ đỡ một trung ương đàn anh khác… Cứ thế, người ta nhoẻn miệng cười với nhau như đang rất hạnh phúc, như đang vô cùng mãn nguyện trước thực tại mặc dầu có đôi lúc người ta không hề biết mình đang nhoẻn miệng. Cái nhoẻn miệng trở thành một loại phản xạ có điều kiện trong xã hội Việt Nam. Nếu không nhoẻn miệng, người ta sẽ chửi bới nhau, đập nhau, thậm chí giết nhau.

Gần đây nhất, chặt hạ một loạt cây xanh của thành phố Hà Nội, khi dân phản đối, các quan chức cũng nhoẻn miệng cười trước khi phát biểu. Kể cũng lạ, trong một xã hội mà hoặc là nhoẻn miệng cười, hoặc là sẽ đập nhau, thù hận nhau. Hai trạng thái này xuyên suốt nhiều thế hệ, chi phối cả một đất nước rộng lớn thì chuyện không còn bình thường được nữa rồi!

Cái không bình thường cũng thể hiện rất rõ. Trong các sự kiện, người ta thường nghĩ đến những ngôi sao bóng đá đầu tiên. Và nhà nước sẵn sàng bỏ ra hàng ngàn chiếc mô tô phân khối lớn cùng vài ngàn cảnh sát giao thông để đi dẹp đường, tạo khoảng trống cho các đám thanh niên nam nữ loi choi reo hò cổ động bóng đá mỗi khi đội Việt Nam xuất hiện trên cầu trường khu vực. Nhưng nhà nước chưa bao giờ chấp nhận để một đám đông căng biểu ngữ chống bành trướng, bảo vệ biển đảo. Có lẽ đó cũng là nguyên nhân, động lực để trò cá độ bóng đá, đề đóm ở Việt Nam thành một cái nghề ăn nên làm ra. Thanh niên siêng theo dõi bóng đá, siêng cá độ và siêng hưởng thụ, đánh nhau nhưng lại chưa bao giờ hoặc rất lười suy nghĩ về quốc gia, dân tộc hay chí ít cũng là xã hội chung quanh mình.

Và tại sao chỉ mỗi Nick Vujicic sang Việt Nam nói chuyện vượt khó, vượt bệnh tật và cách làm người lại được lăng xê hết mức? Tại sao các doanh nhân Việt Nam cũng tổ chức một diễn đàn cho anh này diễn thuyết về sức mạnh của người làm kinh tế? Đương nhiên, khi đưa ra những ý kiến này, tôi ngầm xin lỗi anh Nick bởi tôi không có ý nói rằng anh là người dị tật không đủ chuẩn để thuyết giảng chuyện làm kinh tế cho những doanh nhân Việt. Tôi chỉ lấy làm lạ là tại sao người ta không mời những nhà cựu lãnh đạo, như ông Bill Clinton, các cựu Thủ tướng Nhật Bản hoặc cựu Thủ tướng Singapore chẳng hạn mà phải mời anh Nick?

Phải chăng nền kinh tế Việt Nam, doanh nhân Việt Nam cũng đang trong tình trạng tàn tật, muốn được thoát ra bằng cách này hay cách khác thông qua bài giảng của anh Nick? Và đây cũng là một loại tâm lý mặc cảm, không bao giờ dám đối mặc với những người tiến bộ hơn mình mà chỉ lấy những biểu tượng có tính khuyết tật nào đó nhằm tôn vinh cái lành lặn của mình?! Nói nghiêm túc, đó cũng là một loại bệnh hoạn, người ta tự giam mình vào nỗi mặc cảm, sự qua loa và lép vế, nhược tiểu. Đó là một loại nhà tù của linh hồn, của trí đức.

Có thể nói rằng, sau bốn mươi năm được gọi là “giải phóng”, gia tài lớn nhất của đại đa số người Việt là sự mặc cảm và tâm lý nhược tiểu, là tù đày từ linh hồn tới thể xác. Một linh hồn yếu nhược, thấp cổ bé miệng, một thể xác không được coi trọng trong chế độ công an trị cùng với hàng loạt các loại qui định áp đặt và hà khắc, một nền văn hóa, kinh tế mà ở đó, kẻ có quyền sẽ có tiền và có tiền sẽ có văn hóa và cuối cùng, văn hóa Trung Hoa vẫn bao trùm mọi ngóc ngách Việt Nam. Thử hỏi, có bao giờ miền Nam Việt Nam được giải phóng? Và giải phóng cái gì?

Không lẽ bảo rằng miền Nam Việt Nam, Sài Gòn được đảng Cộng sản Việt Nam giải phóng khỏi một thể chế dân chủ, giải phóng khỏi một nền văn hóa phương Nam, giải phóng khỏi cái nơi giàu có, con người hành xứ với nhau có văn hóa để được sống trong một chính thể độc tài và sự lưu manh ngày càng hiện rõ trong từng gương mặt, từng cái nhoẻn miệng cười của giới quan chức nhà nước, để nhân dân được sống như thú vật?! Vậy là giải phóng ư?!

CỰU KIM SƠN CHƯA HỀ GIÃ BIỆT - Tác giả Ngô Thế Vinh



Thế rồi, cái gì phải đến cũng đến. Ngày trở về Việt Nam đã tới. Mấy tuần trước đó có vài người khuyên tôi nên ở lại. Nếu tôi muốn họ sẽ giúp tôi trốn sang Canada. Tôi lưỡng lự mãi. Một bên là cám dỗ của một đời sống mới, tự do và đầy đủ tiện nghi. Một bên là nỗi nhớ nhung, mái tóc bạc của bà mẹ già, ngọn gió rì rào trong bụi tre ngà, một tô phở nóng, một cái gì rưng rức khó tả. Và nhất là cuộc đối thoại ngắn ngủi giữa bác sĩ Rieux và Rambert trong La Peste của Camus : “Il n’y a pas de honte à préférer le bonheur, mais il peut avoir de la honte à être heureux tout seul”. T

Tôn Kàn, Quan hai lang tây lính thủy đánh bộ.


Tiếng leng keng của chiếc tàu điện đang đổ dốc với chật ních du khách đứng lan cả ra thành tàu, trên một nền xa mờ thấp thoáng chiếc cầu Golden Gate: cảnh ấy như biểu tượng của Cựu Kim Sơn không đổi thay từ bao năm trên tấm Postcard gửi đi từ thành phố thanh lịch mỹ miều này. Từ ngày hôm ấy, mười lăm năm sau, chẳng thể nghĩ rằng hơn một lần Phan trở lại nơi đây. Cảm giác như không hề có thật.

Cuộc hành trình qua suốt 15 tiểu bang, trong một khoảng thời gian không dài, để thấy cái mông mênh của tân lục địa và những cơ hội cho người lưu dân mới tới. Mỗi nơi là một quyến rũ bào chữa bảo chàng không về. Cùng chuyến đi với Phan, có Chính. Không thắc mắc vấn nạn, Chính đã có ý định ở lại ngay từ ngày còn bên nhà. Biết nhau từ hồi Đại học xá Minh Mạng. Chính học giỏi nhưng chẳng may Tú tài chỉ đậu bình thay vì ưu hạng nên đã một lần lỡ mộng du học. Sau đó Chính chọn Y khoa, là một trong số những nội trú xuất sắc, được chọn vào Ban Giảng huấn và cho đi du học Mỹ sau đó. Khi tới thăm Walter Reed, có dịp gặp lại Chính ở Hoa Thịnh Đốn giữa mùa hoa anh đào nở. Chính cũng đang bay qua nhiều tiểu bang cho những cuộc Interviews để được chọn vào chương trình Nội trú các bệnh viện. Câu chuyện rồi cũng lại xoay quanh chuyện ở hay về. Hắn thuyết phục Phan bằng vô số những "bởi vì", rằng không chấp nhận cộng sản phía bên kia, cũng không thể chấp nhận thối nát của bên này, rằng sớm muộn Mỹ cũng sẽ bỏ rơi miền Nam. Chính đã dứt khóat khôn ngoan xử dụng trí thông minh và cơ hội để chọn một cuộc sống lưu dân êm ấm. Không phán đoán mà rất thản nhiên với chuyện lựa chọn của Chính. Phan còn lý luận tốt cho bạn, rằng thông minh như nó lại có cơ hội, biết đâu hắn chẳng trở thành một giáo sư y khoa lỗi lạc. Trường hợp Chính cũng như nhiều nhân viên giảng huấn được gửi đi mà không trở về chỉ nằm trong hiện tượng "brain drain" rất phổ quát của trí thức năm châu. Người ta luôn luôn nhắc tới một bà mẹ Teresa yếu đuối tận tụy hy sinh giúp những người bệnh nghèo ở Ấn nhưng chẳng ai chú ý tới sự hiện diện của hàng chục ngàn bác sĩ Ấn độ không thiếu những thành phần lỗi lạc vẫn tiếp tục hàng năm đổ thêm vào nước Mỹ. Chính cũng chỉ là một giọt rất nhỏ nhoi giót thêm vào lượng nước của một chiếc ly chẳng bao giờ biết đầy.

Bước vào tuổi 30, chưa xa lâu sân trường đại học nhưng những năm thực sự lăn lộn với những người lính chiến trận, Phan thấy mình vĩnh viễn bước ra khỏi đời sống sinh viên tự bao giờ. Cảm giác ấy thật rõ ràng khi vào ngày cuối tuần, Phan thường sang bên khu Đại học Berkerley hiện đại và cổ kính, tìm sự hoà mình để càng thấy rõ là người đứng bên lề. Khá đông sinh viên Việt ở nội trú trong Campus, đa số gốc con ông cháu cha ở Sài Gòn nhưng phản chiến hơn cả sinh viên Mỹ. Chưa hề biết đồng quê là gì nhưng lại biết mặc đồng phục bà ba đen khi lên sân khấu hát "Quảng bình Quê ta ơi" và tích cực quyên tiền giúp Mặt trận Giải phóng. Không, chẳng phải vì cái sân khấu ấy mà Phan có mặt; thực ra Phan có phần đời sống riêng tư ở bên đó. Phương Nghi em gái một đồng nghiệp, thông minh ngây thơ và mong manh trẻ đẹp, có thể chỉ là hình ảnh giấc mộng trăm năm của đời chàng. Làm sao nỡ đem cái mong manh dễ vỡ ấy trở về để mà bắt chia xẻ với chàng những giông bão và bất chắc. Lần gặp Phương Nghi tối qua rất khuya đi giữa các đường phố nhỏ chỉ có những nam nữ sinh viên, chưa hề nói câu từ biệt nhưng Phan cảm tưởng rất rõ đó là chuyến gặp nhau lần cuối cùng…

Buổi sáng nắng đẹp, cầu Golden Gate rực rỡ ửng hồng, nơi mỏm sương mù gần bệnh viện Letterman vẫn như còn sương khói ẩn hiện mờ mờ. Đứng trên chiếc du thuyền, phơi mình trong nắng chan hòa nhưng vẫn thấm lạnh vì từng đợt từng đợt những cơn gió từ biển thổi sâu vào trong vịnh. Không suy nghĩ, như một cử chỉ dứt khoát, Phan ném chiếc máy ảnh, cả những cuộn phim rơi sâu xuống lòng vịnh. Hành động trong khoảnh khắc tưởng như chẳng có ai có thể chứng kiến. Một bà Mỹ già, đôi mắt vui và rất sáng đang tiến lại phía chàng. Hình như ông đã để rơi chiếc máy hình xuống biển. Thay cho câu trả lời Phan nói rất bâng quơ. Gió thổi vào vịnh lớn quá thưa bà. Một tay giữ cổ áo, bàn tay trắng đẹp đẽ kia xuôi vuốt mái tóc bạch kim lấp lánh ánh nắng. Chả thế mà tôi cũng vừa bị thổi băng chiếc mũ lông xuống mặt nước. Rồi bà lân la gợi chuyện. "Ông có phải từ Việt Nam không? Tôi cứ nghĩ ông là người Việt Nam, tôi muốn hỏi tin tức và tình hình bên đó. Cứ theo tin truyền hình CBS thì rối mù, chỉ thấy cảnh lính Mỹ châm lửa đốt nhà dân quê, lại tới vụ thảm sát cả đàn bà trẻ em ở Mỹ Lai. Đến bây giờ tôi cũng chẳng hiểu tại sao thằng con trai tôi phải có mặt bên đó". Thấy Phan không hào hứng bắt chuyện, người đàn bà vẫn lại vui vẻ đi về phía những du khách đang tụ lại nơi mũi tàu. Tuổi già, du lịch giúp bà trốn chạy ra khỏi căn nhà rộng trống trải của mình. Không ngờ cái xứ sở Việt Nam nhỏ bé xa hơn nửa vòng trái đất ấy đã bắt đầu để hằn sâu những dấu ấn trên lục địa này. Hôm sang Palo Alto tới thăm đại học Stanford, như mọi campus khác trên khắp nước Mỹ đang hừng hực những phong trào Sit-in, Teach-in phản chiến. Đốt cờ, đốt thẻ trưng binh, trốn ra nước ngoài, đến vụ tự thiêu chết ở Hoa Thịnh Đốn, xã hội Mỹ đang phân hóa đến cực điểm giữa cao độ của cuộc chiến tranh đã lan ra cả Đông Dương. Sau Thích Quảng Đức, tự thiêu không còn là một hình thức phản đối bất bạo động của Phật giáo mà đã trở thành phương thức đấu tranh của cả sinh viên Mỹ.
 
Phan được hướng dẫn dặn rất kỹ không bao giờ mang quân phục hay có dấu hiệu của quân đội vì có thể bị hành hung và cả đốt xe. Cũng ngày hôm đó một đám sinh viên Mỹ kéo tới nằm trên đường rầy xe lửa chặn không cho các chuyến tàu chở vũ khí bom đạn tới cảng Oakland để chuyển đưa sang Việt Nam. Vĩnh biệt Cựu Kim Sơn. Thanh thản nhẹ nhàng không lưu luyến buồn vui, để rồi ngày mai chưa biết ra sao nhưng chàng sẽ trở về với bà mẹ già, những người lính đồng đội và cánh đồng lúa thơm chín vàng của Việt Nam. Chẳng phải Cựu Kim Sơn, Phan đã để trái tim mình ở Sài Gòn. Chàng mơ ước cho xứ sở cái sung túc mà người Mỹ đang có nhưng bằng niềm tin tạo dựng với sức lao động vốn siêng năng của người dân mình…
 
Những năm sau hồi hương, trở lại cuộc sống của một bác sĩ quân y bình thường. Lương sĩ quan, không thể gọi là dư gỉa, cuộc sống người thầy thuốc bận bịu với những người lính và gia đình họ nhưng thanh thản. Vốn không nhiều lý luận, không mang nặng luân lý hy sinh của các bà sơ, nhưng Phan nhạy cảm sống nhiều bằng trực giác. Gặp khó khăn, phải làm việc trong những điều kiện thiếu thốn như một hoàn cảnh chung của cả nước, Phan vẫn tìm cách giải quyết mà anh cho là tốt nhất có thể được khi anh xem mỗi người bệnh ấy như phần ruột thịt thân yêu của gia đình mình. Không quá nhiều tham vọng, lại không thích chánh trị mà anh cho là thời cơ và giả dối; bằng những cố gắng bình thường mỗi ngày, Phan thấy mình có ích và nghĩ như vậy là hạnh phúc. Những tháng ngày sống ở Mỹ như một thế giới rất xa xôi với hiện tại của chàng…
 
Ngày hôm đó đang nghỉ phép giữa một Sài Gòn đầy xao xuyến, về chuyện ở đi, Phan lại có một quyết định, có thể gọi là lầm lẫn được không, lần thứ hai thay đổi cả hướng đi của đời mình. Chiếc máy ảnh và cả cuộn phim nằm sâu ở một nơi nào đó trong lòng vịnh Cựu Kim Sơn, vẫn ám ảnh Phan như một lời nguyền ngăn chàng không thể trở lại nơi ấy lần thứ hai. Khi mà cứ điểm cuối cùng là Sài Gòn cũng không còn hy vọng đứng vững, thì người ta bắt đầu chạy tứ tán ra các vùng biển, nhào vào các hải cảng và phi trường để tìm phương tiện thoát thân. Bọn du kích đã ra mặt kiểm soát các trục lộ ra Vũng Tàu, xuống Rạch Giá. Từ cảng Sài Gòn đa số tàu Hải quân đã theo đội hình tác chiến bắn phá dữ dội dọc hai bên sông trên đường ra biển từ hai hôm trước. Còn lại phi trường Tân Sơn Nhất, tuy lác đác bị pháo kích nhưng vẫn còn những chuyến bay lên xuống. Chuyến bay dân sự cuối cùng đã phải trở lại Hồng Kông. Số máy bay thưa dần nhưng lượng người đổ vào trong phi trường càng đông cho dù đám quân cảnh ra sức mạnh tay ngăn cản. Bây giờ chỉ những chuyến xe có người hướng dẫn với Manifest của chuyến bay mới được phép vào cổng phi trường. Đây là cơ hội cho những nhân viên trung cấp của toà Đại sứ Mỹ qua trung gian của các bà vợ Việt tung hoành. Cũng chẳng cần có liên hệ mật thiết với chánh phủ Hoa Kỳ hay toà Đại sứ Mỹ, nếu có tiền đô la hay vàng, là có thể thêm tên vào danh sách hành khách cho một chuyến bay nào đó sắp tới. Xứ sở này đã hơn một lần được báo Mỹ mệnh danh có một nền văn hóa tham nhũng/ culture of corruption, đã rất sớm dạy cho những người Mỹ cách tham nhũng, kể cả những vụ đổ hàng PX lậu từ Tân Cảng tới các bãi rác, đủ mọi thứ hàng gì, kể cả súng. Và bây giờ ở trận chiến tàn, trong chuyến tàu vét, họ đang thản nhiên ra giá cho những tấm vé nếu chưa phải để tới thiên đường thì ít ra cũng thoát ra khỏi quần đảo ngục tù hay cả cái chết.
 
Phan với vợ và con nhỏ, cùng bốn năm gia đình khác, mỗi người với túi hành lý nhẹ, ngồi kín chiếc xe van chờ bốc họ nơi sân sau của một khách sạn gần trung tâm thành phố. Mỗi người bước lên xe là một trao đổi sòng phẳng. Không biết bằng cách nào, có lẽ qua giúp đỡ của gia đình, vợ Phan đã đưa được tên cả ba người vào danh sách. Người đàn bà quá hiểu chồng, sống bằng trực giác phụ nữ, nàng tìm cách chuyển con sang tay Phan. Như vậy nàng có thể yên tâm cho tới khi vào được bên trong của phi trường. Dù lẫn cả trẻ con nhưng sao không khí thật nặng nề và im lặng. Chiếc xe lầm lũi chạy nhanh trên các đường phố nhao nhác. Đám người trên hè phố tụ tập bàn tán, chỉ chỏ nhìn dõi theo chiếc xe mà chắc họ cũng biết là đang hướng về phía phi cảng.
 
Xe tới gần Bộ Tổng Tham mưu, vẫn còn rải rác những người lính đứng canh giữ. Canh giữ cho một tổng hành dinh trống trơn. Không ra khỏi cổng, nhưng các ông tướng còn lại đã thoát khỏi bộ Tổng tham mưu bằng những chiếc trực thăng cuối cùng. Con bé lại làm xấu, nước đái thơm ấm thấm xuống cả đùi chàng. Chuyền lại đứa con sang tay vợ, như có linh tính con bé nhất định ôm chặt lấy bố, oà khóc khi lọt sang vòng tay mẹ nó. Khi chiếc xe vừa dừng lại nơi trạm kiểm soát, do một quyết định rất nhanh, không biết có tự bao giờ, Phan mở cửa bước xuống, dặn vói vợ. Em và con đi trước, rồi anh sẽ gặp hai mẹ con. Phan tránh không nhìn thẳng vào khuôn mặt vợ, vì biết mình chẳng thể cứng lòng quyết định dứt khoát về một cuộc chia ly như vậy…
 
Gần trưa ngày 30 tháng 4. Tướng Big Minh qua đài phát thanh kêu gọi buông súng. Hoang mang, ngỡ ngàng, rồi bàng hoàng đau đớn. Lệnh đầu hàng là "phát súng thi ân" cho những đơn vị quyết tâm tử thủ cho tới viên đạn cuối cùng… Trên đường Công Lý, từ hướng phi trường Tân Sơn Nhất, không biết từ bao giờ, chuẩn uý Ngộ và tiểu đội của anh vẫn trật tự lầm lũi theo hàng một tiến về hướng Dinh Độc Lập. Trước đó nhiều ngày đơn vị anh và các tiểu đoàn Nhảy Dù đã bám trụ ngày đêm từ Ngã tư Bà Quẹo tới cổng Phi long, như nút chặn vững chãi cho cửa ngõ đi vào Sài Gòn và cả bảo vệ vòng đai phi trường. Người chuẩn úy da sạm đen, gương mặt xương gầy với đôi mắt rất sáng nhưng buồn. Súng lục trễ bên hông, trên tay một cây gậy nhỏ, dẫn đầu tiểu đội 12 nguời lính da cũng đen sạm trong những bộ rằn ri lấm bụi bạc sờn. Không chút ảnh hưởng nao núng bởi những khuôn mặt dân chúng hoảng loạn giữa một thành phố xao xác, họ vẫn đều bước theo chân người chuẩn úy, với ba lô trên vai và mũi súng chúc xuống. Có điều gì đó rất thiết thân và thiêng liêng ràng buộc giúp họ thắng mọi sợ hãi trong nỗi sống chết không rời. Cuộc diễn hành kỳ lạ với không trống chiêng không cờ xí, hoàn toàn vắng mặt hàng Tướng lãnh đẹp đẽ trong nhung phục với ngực đầy huy chương trên kỳ đài, mà chỉ có những sĩ quan cấp thấp như chuẩn úy Ngộ và các đồng đội vô danh của anh vẫn can đảm bình thản tới gần tuyến lửa, đi tới trong kỷ luật đội ngũ, diễn qua rải rác những đám đông dân chúng lớn nhỏ tụ tập nhao nhác trên các con phố của một Sài Gòn đang chết dần.
 
Đã bao năm rồi, biết bao nhiêu nước chảy qua cầu, có quá nhiều điều để không thể nào quên. Ngay trong tù đày, những hình ảnh hồi tưởng chưa bao giờ là cuộc duyệt binh vĩ đại đày màu sắc và ồn ào của ngày Quân Lực; mà luôn luôn là những bước chân diễn hành thầm lặng của một tiểu đội lính vô danh ở ngày giờ cuối cùng của một thành phố trước khi mất tên Sài Gòn. Người chuẩn úy ấy bây giờ ở đâu, trong một trại cải tạo nào, còn sống hay đã chết, số phận những người lính can đảm kỷ luật tới giờ phút chót ấy bây giờ ra sao, cũng không ai được biết. Liệu có thêm được một giòng chữ nào giữa những trang quân sử viết dở dang để nói về cuộc diễn binh kỳ lạ cấp tiểu đội mang biểu tượng hào hùng của quân lực ở ngày giờ cuối cùng trước khi cả toàn quân tan hàng rã ngũ…
 
Ở cái tuổi gần 50 không còn trẻ nữa, mái tóc đã pha chút điểm sương, khi người thầy thuốc là con bệnh, lần thứ hai trở lại lục địa cơ hội này, lẫn trong đám đông phức tạp của những người tỵ nạn mà Phan tưởng rằng đã có thể tách ra từ bao lâu rồi. Được các nhân viên xã hội dắt từ sân bay tới trạm tiếp đón, đó là một hangar trống trải nhưng rộng mênh mông ngay trong phi trường, với trang trí chỉ là một lá cờ vĩ đại ba màu xanh trắng đỏ sặc sỡ những sao và sọc. Rồi cũng như mọi người, Phan chờ cho được kêu tên để đứng vào hàng làm thủ tục giấy tờ, để được phát chiếc áo ấm cùng một màu nâu đồng phục, để được hướng dẫn bước đầu hội nhập vào xã hội Mỹ. Người đàn ông cán sự xã hội rất nhanh nhẹn và hoạt bát, thao thao bất tuyệt với giọng Bắc nhưng vẫn là âm gốc Huế. Anh dí dỏm kết luận bài học công dân đầu tiên: "Xin nhớ cho đây không còn là ở Việt Nam nữa, quý vị bây giờ đang ở trên đất Hoa Kỳ, đã có hoàn toàn tự do, kể cả tự do phê bình tổng thống hay quốc hội, nhưng – anh ta ngưng lại một chút như để tự tán thưởng bằng một nụ cười riêng thú vị: nhưng quý vị sẽ không có tự do trốn thuế. Trốn thuế ở Mỹ thì chỉ có ở tù và được coi là tội nặng nhất…"
 
Phan vẫn còn ngạc nhiên không hiểu lý do nào vấn đề đóng thuế lại được quan tâm đến như vậy ở đám người tỵ nạn mới tới mà nguồn sống lợi tức trước mắt chỉ là đồng tiền "oen phe". Quanh Phan, mấy chú ba gốc Chợ Lớn có vẻ rất tập trung và nghiêm túc tiếp thu bài lên lớp đầu tiên ấy. Mũi dao trên trái tim, đó là Chữ Nhẫn Phan học được ở những tháng ngày dài đẵng vô ích và lãng phí của tù đày. Lúc này, không có chỗ cho cảm giác mỏi mệt, không buồn bã, không cả dư vị đắng cay, như một thói quen vô cớ Phan tự mỉm cười và hơn bao giờ hết anh hiểu rất rõ vị trí của mình khi chưa có được "một tấm căn cước" để bước vào cuộc sống mới. Khoảng cách mười lăm năm ấy bỗng dưng bị xóa nhoà. Phải chăng có một ràng buộc định mệnh, Phan đã trở lại Cựu Kim Sơn như chưa hề nói một câu giã biệt.
 

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Lại Chuyện Vòi Vĩnh Ở Sân Bay Quốc Tế VN - Tác giả Cô Tư SaiGon


Bạn hữu mình vẫn kể chuyện qua phi trường là phiền... Đó là chuyện quan chức nói lịch sự là vòi vĩnh, không phải chuyện hối lộ, cũng không phải chuyện “mãi lộ” vì bị “cướp đường.”

Trong tận cùng, vẫn là moi tiền trong túi hành khách. Nếu là ngoài chợ, là bị quy chụp tội móc túi, hay cưỡng ép móc túi... Đằng nào, cũng là lấy tiền người khách bằng tư cac1h cán bộ.

Bây giờ, sau vài thập niên, mới được chú ý... vì “bức xúc” nhiều quá.

Báo Tuổi Trẻ có bản tin tựa đề “Sẽ đưa ra khỏi ngành nếu cán bộ sân bay vòi vĩnh” hôm 9-4-2015.

Bản tin nói, cơ quan hải quan sẽ xử lý nghiêm, đưa ra khỏi ngành những công chức có hành vi vòi vĩnh, nhũng nhiễu gây phiền hà người dân.

Bản tin TT ghi rằng vào chiều 8-4, ông Nguyễn Văn Lịch - phụ trách đường dây nóng chống tiêu cực của đội giám sát kiểm tra Tổng cục Hải quan - cho biết sẽ có ngay văn bản yêu cầu Cục Hải quan TP.SG báo cáo về việc báo Tuổi Trẻ phản ánh cán bộ hải quan vòi vĩnh, làm khó người dân.

Bản tin TT viết:

“Theo ông Lịch, cơ quan hải quan sẽ xử lý nghiêm, đưa ra khỏi ngành những công chức có hành vi vòi vĩnh, nhũng nhiễu gây phiền hà người dân.

Theo Tổng cục Hải quan, chủ trương của VN là khuyến khích xuất khẩu, hàng xuất khẩu không thuộc diện phải kê khai và tính thuế. Nếu có việc cán bộ hải quan yêu cầu người xuất cảnh phải xuất trình hóa đơn bán hàng để tính thuế là hoàn toàn sai quy định.”

Bản tin trước đó một ngày, cũng trên tờ Tuôi Trẻ, tựa đề “Việt kiều than phiền về tình trạng vòi vĩnh ở sân bay,” trong đó ghi lời ông Phó chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài TP.SG cho biết bà con Việt kiều than phiền về tình trạng vòi vĩnh ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Ông Trần Hòa Phương, phó chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài TP.SG cho biết tuy không có văn bản chính thức về tình trạng vòi vĩnh, xin tiền ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nhưng tại các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa ủy ban và bà con Việt kiều, vấn đề này đều được bà con nhắc đến.

Theo ông Hòa Phương, phần lớn các than phiền và thắc mắc với hải quan TP.SG đều liên quan đến các quy định phải khai báo hàng hóa nhập cảnh.

Bản tin này viết:

“Nhiều bà con Việt kiều mang rượu, thuốc uống, hàng hóa... với số lượng hơi nhiều để làm quà cho người thân nên khi về đến sân bay không được phép nhập cảnh. Do đó, đã xảy ra tình trạng nhân viên hải quan “vui thì cho đi”, hôm nào anh nhân viên "không được vui" thì yêu cầu người nhập cảnh phải khai báo...

Theo ông Hòa Phương, tâm lý của bà con Việt kiều khi trở về mong muốn mang thật nhiều hàng hóa, quà cho người thân của mình mà không để ý đến các quy định của nhà nước, chẳng hạn số lít rượu cho một người khi nhập cảnh hay số điếu thuốc được mang vào VN…nên phần lớn là vi phạm quy định.

Một khi đã vi phạm thì mong muốn cho qua nên cũng có xảy ra tình trạng “bồi dưỡng” nhân viên hải quan.”

Ông Hòa Phương cũng kể có lần ông đi từ Mỹ về VN quá cảnh tại Đài Loan, chặng bay từ Đài Loan về TP.SG cả máy bay xôn xao, bà con liên tục nhắc nhau “bỏ tiền vào hộ chiếu đi”, “không bỏ vào sẽ bị làm khó”, nhiều người còn khuyên cả ông nên chủ động làm theo, nếu không sẽ không được nhập cảnh...

Nghĩa là, cả một ông sếp của Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài cũng được khuyên cúng tiền mãi lộ.

Nhìn cho rộng hơn xem: có phải từ cấp phường, cấp xã ở gần như tất cả địa phương đều có vấn đề cúng tiền mãi lộ, có phải không?

Dĩ nhiên, tai tiếng nhất là phi trường Tân Sơn Nhứt, vì không ai muốn đứng ở cửa hải quan sân bay lâu quá 5 phút đông hồ.

Nhưng sao lại gọi là “vòi vĩnh”?