khktmd 2015
Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014
"Quy Mã": Mỹ đi rồi Mỹ lại về ?
Ông Obama nói: “Một hành động gây hấn dù là ở Nam Ukraine, Biển Đông hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới đều có ảnh hưởng đến đồng minh của Hoa Kỳ và có thể kéo theo hành động quân sự của nước Mỹ”.
Khách sạn Park Royal tại Singapore
Khách sạn Park Royal Singapore được mệnh danh là "thành phố vườn" trên không. Nó gồm 12 tầng nhưng có tận 6 vườn ngoài trời với nhiều loại cây đa dạng sẽ khiến khách hàng được tận hưởng không khí thiên nhiên trong xanh như ở vùng ngoại ô.
Những phi trường trên thế giới có phi đạo ngắn nhất
Các sân bay như Tenzing-Hillary, Princess Juliana có đường băng ngăn cách với bãi biển bằng hàng rào sắt hay nằm trên đỉnh núi... được cho là nguy hiểm nhất thế giới.
1. Gustaf III, St BartsSân bay Gustaf III chủ yếu phục vụ máy bay tư nhân của các tỷ phú, nhà tài phiệt thế giới khi ghé thăm hòn đảo Saint Barthélemy thuộc vùng biển Caribbean. Đường băng của nó không chỉ ngắn, hẹp, dốc mà còn có một đầu hướng thẳng ra biển, đòi hỏi kỹ thuật của phi công thật sự điêu luyện khi muốn cất và hạ cánh từ đây. |
2. Tenzing-Hillary, NepalSân bay Tenzing-Hillary được xây dựng trên đỉnh núi có độ cao gần 3.000 m so với mực nước biển. Đây được cho là một trong những nơi nguy hiểm nhất thế giới. Đường băng của nó rộng 20 m, dài 460 m, thấp hơn gần 13 lần so với tiêu chuẩn dài 5.500 m tại các sân bay thông thường. Sân bay này thậm chí còn không được trang bị các thiết bị định vị hay radar. Nguy hiểm như vậy, nhưng hàng năm nó vẫn đón một lượng lớn khách du lịch là những người muốn chinh phục đỉnh Everest. |
3. Barra, ScotlandNằm trên đảo Barra, thuộc Outer Hebrudes, Scotland, Barra là một trong hai sân bay hiếm hoi trên thế giới hạ cánh trực tiếp xuống bãi biển. Khi thủy triều lên, đường băng sẽ biến mất, vì thế, thời gian bay đến và đi từ đây thường không cố định. Tuy nhiên, Barra vẫn thường xuyên được bình chọn là một trong những sân bay tuyệt vời nhất thế giới, bởi trải nghiệm hiếm có khi được cất và hạ cánh ngay tại bờ biển. |
4. Madeira, Funchal, Tây Ba NhaSân bay Madeira - nổi tiếng có đường băng ngắn với chiều dài chỉ 1.400 m - nằm trên địa hình hiểm trở giữa các dãy núi cao và đại dương. Trong quá khứ, từng có vụ tai nạn xảy ra với chiếc Boeing 727 của hãng hàng không TAP, do không kiểm soát được tốc độ và lao xuống vực khi hạ cánh. Cho tới năm 2003, sân bay này mới được cải tạo và mở rộng chiều dài đường băng. |
5. Gibraltar International, GibraltarSân bay quốc tế Gibraltar có đường băng dài hơn 2.000 m. Tuy nhiên, nó bị cắt ngang bởi đại lộ Winston Churchill, con đường duy nhất hướng về đất liền, phía giáp biên giới với Tây Ban Nha. Mỗi khi có máy bay cất hoặc hạ cánh, các phương tiện giao thông đang di chuyển phải dừng lại. Chính vì thế, Gibraltar được xếp hạng là sân bay nguy hiểm nhất tại châu Âu. |
6. Courchevel, PhápĐường băng dài 525 m tại sân bay Courchevel được thiết kế để phục vụ những máy bay tư nhân nhỏ. Tuy nhiên, với độ dốc lên tới 18% và một đầu đường băng kết thúc bên khe núi, sẽ vô cùng khó khăn cho phi công để hạ hay cất cánh tại đây. |
7. Kai Tak, Hong KongNgoài đường băng ngắn, hẹp, nhô ra biển, các máy bay đến và đi từ sân bay Kai Tak của Hong Kong còn phải bay ngang qua nhiều tòa nhà, khu dân cư cạnh đó. Sau quá nhiều tai nạn xảy ra, sân bay này đã bị đóng cửa vào năm 1998. |
8. Juancho E. Yrausquin, SabaMột sân bay khác nằm trên hòn đảo Caribbean xinh đẹp là Juancho E. Yrausquin có đường băng dài chỉ 400 m. Dù chưa một lần xảy ra sự cố nghiêm trọng, nhưng sân bay này vẫn được đánh giá là nguy hiểm nhất thế giới, bởi cả hai đầu của nó đều lao thẳng xuống biển. |
9. Princess Juliana International, St Maarten, Hà LanLà sân bay duy nhất kết nối đảo Saint Martin, Hà Lan với các vùng khác trên thế giới, Princess Juliana thường xuyên phải đón tiếp các máy bay cỡ lớn. Vấn đề ở đây là đường băng ngay sát bãi biển và chỉ được ngăn cách bằng... hàng rào sắt. Hàng ngày có nhiều khách du lịch tới đây tắm biển. Trong khi đó, các máy bay khi hạ cánh đều buộc phải giảm độ cao tối đa đế tiếp đất an toàn. Chính vì thế, hình ảnh máy bay lơ lửng trên đầu người diễn ra như "cơm bữa" tại đây. |
10. Mariscal Sucre, Quito, EcuadorMột sân bay nguy hiểm khác là Mariscal Sucre nằm tại Ecuador, được bao quanh bởi các ngọn núi lửa khổng lồ và nằm ở độ cao gần 300 m so với mặt nước biển. Kể từ khi hoạt động cho đến nay, đã có ít nhất 10 vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra, hầu hết đều do phi công không kiểm soát được tốc độ khi hạ cánh trên đường băng quá ngắn và lao xuống vực. |
11. Paro, BhutanĐể được chiêm ngưỡng hết khung cảnh núi non hùng vĩ của dãy Himalayas và dòng sông Paro, du khách sẽ phải nín thở trên chuyến bay đến sân bay Paro, ở độ cao 1,5 dặm so với mực nước biển, bao quanh bởi vô số ngọn núi cao, hiểm trở. |
Ngọn đuốc soi đường -- Nhạc Trần chí Phúc -- Tác giả hát
“… Lửa,
Lửa cháy,
Cho sống còn dân tộc
Đây Bạch Đằng, lửa chảy theo ngọn sóng
Kìa Nam Quan, lửa thắm máu quân thù
Lửa từ Hồng Bàng,
Lửa đến thiên thu
Lửa Độc Lập: phá tan xiềng nô lệ
Lửa Thống Nhất: triệu con tim là một
Quyết chung lòng giữ toàn vẹn non sông
Lửa sục sôi cuồn cuộn chốn biển Đông
Lửa căm hờn đón chờ quân cướp nước
…
Lửa,
Lửa cháy,
Một bóng hình nhi nữ
Trang trải tình thương của Mẹ: Mẹ Việt Nam
Đại nguyện người bao phủ cả trời Nam
Giặc phương Bắc ngông cuồng rồi tan tác …”
Mũi Kê Gà, Phan Thiết, Việt Nam
Nơi đây nổi tiếng với ngọn hải đăng cổ được người Pháp xây dựng và hoàn thiện vào năm 1899 |
Ngoài biển xanh cát trắng, ở đây còn có những bãi đá lớn nằm rải rác. Những tảng đá màu trắng hoặc vàng nhạt được tạo hóa xếp đặt ấn tượng. |
Sự bào mòn của nước biển, thời tiết đã khiến nhiều vách đá nhẵn, dựng đứng giữa biển trời. |
Phía đảo Bà, nơi có ngọn hải đăng, sở hữu nhiều khu vực đá lớn hơn cả. |
Bạn có thể đi thuyền hoặc đi thúng một đoạn trước khi chuyển sang thuyền để sang đảo. |
Khác với Mũi Né, Phan Thiết, khu Kê Gà vẫn còn vắng người. Cảnh quan tuyệt đẹp nơi đây là nơi để bạn có thể thỏa sức chụp hình |
Không chỉ có đường bờ biển dài, ở đây còn có những doi cát trắng ăn sâu ra biển. Phan Thiết là một trong những vùng ít mưa nhất ở Việt Nam. Khí hậu quanh năm nắng nóng thích hợp cho các kỳ nghỉ. |
Nước biển ở đây biến đổi theo thời tiết, độ xa gần so với bờ nhưng màu xanh thẫm là phổ biến nhất. |
Ngọn hải đăng cao 35m có 183 bậc cầu thang xoáy trôn ốc. |
Để trèo lên đỉnh ngọn hải đăng, bạn sẽ cảm thấy chút mệt mỏi. |
Tuy nhiên, bạn sẽ thấy hoàn toàn hài lòng khi được ngắm toàn cảnh biển Kê Gà từ trên cao. |
Sau giờ phút vui chơi thỏa thích, bạn có thể thưởng thức những trái dừa "ba nhát", đặc sản ở Bình Thuận. Tên gọi dân dã này bắt nguồn từ việc, chủ hàng chỉ cần chặt ba nhát là bạn có nước dừa uống. |
Vẻ đẹp hoang sơ ở đảo Lý Sơn
Thắng cảnh chùa Đục dưới dấu tích hàng triệu năm miệng núi lửa Giếng Tiền với tượng Phật bà Quan âm hướng ra biển cả mênh mông ở thôn Tây, xã An Vĩnh. |
Du khách thả mình trong dòng nước biển trong veo bên cạnh hòn Đụn ở xã đảo An Bình (đảo Bé). |
Bãi đá trầm tích núi lửa ở đảo Bé nhìn về phía đảo Lớn. |
Cánh đồng hành, tỏi bên các làng chài ở thôn Đông, xã An Hải, dưới ánh bình minh. |
Vẻ đẹp huyền ảo trong ánh hoàng hôn. |
"Vũ điệu hải âu" bên vách đá. |
Thủ đoạn mập mờ -- Người viết: Ngô nhân Dụng
Một bạn đọc, ký tên Dang Nguyen , đã góp ý kiến về bức công hàm Phạm Văn Ðồng 1958 như sau: “Ðiểm khác biệt cần làm rõ là chế độ chính trị ở hai miền Nam-Bắc và cả hai đều được quốc tế công nhận là hai nước. Vì thế, nó không như lập luận của tác giả (Ngô Nhân Dụng) rằng ông Phạm Văn Ðồng nhân danh nước Việt nam - có lãnh thổ từ ải Nam Quan đến Cà Mau. Sự toàn vẹn lãnh thổ và chế độ chính trị là hai khái niệm riêng biệt - trong thời điểm lịch sử của Việt Nam.” Một độc giả khác, ký tên Tran, nhận xét: “Bức công hàm của Phạm Văn Ðồng làm người đọc cảm thấy không rõ ràng, mập mờ khó hiểu, nhất là không đề cập gì tới Hoàng Sa và Trường Sa...”
Trong bài trước, ký giả không bàn đến dư luận hay ý kiến của thế giới đối với bức công hàm Phạm Văn Ðồng gửi Chu Ân Lai năm 1958. Tranh chấp pháp lý về chủ quyền lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ dựa trên ý nghĩa bức công hàm đó trong tương quan giữa hai đảng cộng sản, và giữa hai quốc gia do họ đang cai trị vào thời điểm họ trao đổi văn thư này.
Về điểm thứ nhất, vào năm 1958, chính quyền Cộng Sản Việt Nam tự coi họ làm làm chủ cả hai miền Nam, Bắc (hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa cũng theo quan niệm này). Trong việc giao thiệp giữa hai bên, Cộng Sản Trung Quốc (Trung Cộng) chấp nhận quan điểm này của Cộng Sản Việt Nam (Việt Cộng). Trung Cộng chỉ lập bang giao với miền Bắc. Họ không công nhận chính quyền miền Nam, dù trong thời gian Hội Nghị Genève 1954, Chu Ân Lai đã tỏ ra muốn bắt cá hai tay, chính phủ Ngô Ðình Diệm từ chối.
Vì vậy, khi Phạm Văn Ðồng viết cho Chu Ân Lai, ông ta nhân danh toàn thể nước Việt Nam, không riêng miền Bắc. Bây giờ đảng Cộng Sản Việt Nam muốn “nói lại,” rằng ông Ðồng không thể đem tặng Trung Cộng những quần đảo mà ông ta không có quyền quản lý, lý luận này không thể đứng vững vì mâu thuẫn với điều Việt Cộng chủ trương năm 1958.
Chúng tôi đồng ý với vị độc giả ký tên Tran, là văn thư của Phạm Văn Ðồng có vẻ mập mờ, tính chất mập mờ này chắc là do cố ý. Ðúng là bức công hàm không nhắc đến tên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, Nam Sa). Tuy nhiên, bản văn đã viết rằng: “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.”
Nói như vậy tức là tán thành cả văn bản lẫn ý nghĩa tổng quát trong bản tuyên bố của Trung Cộng. Mà trong bản tuyên bố đó, Bắc Kinh nêu rõ ràng tên các quần đảo trên như thuộc quyền của họ. Tán thành bản tuyên bố tức là đồng ý họ làm chủ Hoàng Sa, Trường Sa, không thể nào chối bỏ hay giải thích đã hiểu lầm được.
Trong bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Bắc Kinh đoạn mang số một nói rõ ràng là các hòn đảo và chu vi quanh các đảo Ðài Loan, Bành Hồ, các quần đảo Ðông Sa, Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa, đều thuộc Trung Quốc.
Văn thư của Phạm Văn Ðồng viết mập mờ, không nói gì đến những tên Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng nội dung cả bức thư viết rõ ràng là chính quyền Cộng Sản Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Cộng trên các quần đảo này. Phạm Văn Ðồng còn viết rằng chính phủ ông ta “tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa trên mặt bể.” Bây giờ, những người thừa kế Phạm Văn Ðồng tìm cách giải thích bằng cách dẫn chứng riêng một đoạn “tôn trọng hải phận 12 hải lý,” để nói rằng bức thư trên chỉ nói về chủ quyền 12 hải lý do Bắc Kinh nêu ra thôi, chứ không đồng ý Hoàng Sa hay Trường Sa thuộc Trung Quốc. Nhưng nói như vậy chỉ là cắt lấy một đoạn nói về một vấn đề kỹ thuật (hải phận 12 dặm biển chứ không phải 14, 15 hoặc 120 dặm). Trung Cộng sẽ nhắc Việt Cộng không nên “đoạn chương thủ nghĩa,” chỉ cắt một câu mà bỏ quên những câu quan trọng hơn trong văn thư của Phạm Văn Ðồng. Họ sẽ vạch ra ông Ðồng đã “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958;” mà nội dung đầy đủ như đã nêu trên. Không những thế, ông Ðồng nói sẽ ra lệnh cấp dưới “tôn trọng quyết định ấy,” “trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể.”
Viết những chữ “trong mọi quan hệ ... trên mặt bể” này là ký một “văn tự bán nước.” Bây giờ, Trung Cộng ngang nhiên đem giàn khoan HD-981vào hải phận nước ta, họ nói chỉ là thể hiện câu văn “tôn trọng quyết định ấy ... trong mọi quan hệ với nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa trên mặt bể.” Tóm lại, Việt Cộng không thể nào “cãi chày, cãi cối với Trung Cộng về bức công hàm năm 1958 được, dù Phạm Văn Ðồng đã cố ý viết một cách mập mờ.
Mập mờ là một thủ đoạn chính trị, đã được các đảng cộng sản sử dụng triệt để, nhất là khi nói với dân. Một câu nói mập mờ được ghi vào lịch sử là câu viết trong lời kêu gọi các cựu sĩ quan, công chức Việt Nam Cộng Hòa đi trình diện “học tập cải tạo;” trong đó mập mờ nói rằng họ hãy đem theo đồ dùng cá nhân và lương thực “đủ trong 30 ngày.” Nghe vậy, ai cũng tưởng thời gian “cải tạo” chỉ kéo dài 30 ngày là dài nhất. Mấy trăm ngàn người đã bị mắc lừa vì câu nói mập mờ này. Nhưng trong nghề nói mập mờ thì Việt Cộng chỉ là học trò của Trung Cộng.
Trong điều kiện nào thì thủ đoạn nói mập mờ sẽ thành công? Khi kẻ nói mập mờ cũng là kẻ nắm dao đằng chuôi. Một câu mập mờ, nước đôi hay nước ba, có thể giải thích bằng nhiều lối khác nhau. Khi đó, anh nào đeo khẩu súng to hoặc nắm còng số 8 trong tay, anh ấy sẽ bắt anh yếu phải chấp nhận nghe theo lối giải thích của mình.
Năm 1975, 76, các tù binh “cải tạo” đã vào trong hàng rào kẽm gai rồi thì không thể đòi hỏi Việt Cộng hiểu câu “đủ trong 30 ngày” theo lối mình, hiểu rằng chỉ đi tù 30 ngày. Năm 2014 bây giờ Việt Cộng cũng không thể bắt Trung Cộng hiểu bức thư của Phạm Văn Ðồng không nói đến tên Hoàng Sa, Trường Sa tức là không dâng cùng Hoảng Sa, Trường Sa cho Bắc Kinh. Họ quên rằng trong các thủ đoạn lưu manh thì Trung Cộng vẫn chỉ là thày của Việt Cộng. Học được thói nói năng mập mờ, đem áp dụng để đánh lừa dân chúng trong nước mình thì dễ. Nhưng không thể đánh lừa cả tên “đồng chí anh em” đã dạy trò gian trá đó cho mình; trong khi nó viện trợ cho từng cây kim, từng hạt gạo, và súng, đạn, mìn, bẫy, để theo đuổi cuộc chiến tranh “chống Mỹ tới người Việt cuối cùng!”
Trong việc bang giao, khi nào thì người ta hay dùng thủ đoạn nói mập mờ? Thường người ta nói với nhau những điều không rõ ràng khi cả hai bên đều bị kẹt, không ai muốn nhường ai nhưng không ai muốn quyết liệt nói thẳng. Người lãnh đạo nhiều nước vẫn hay nói mập mờ để đánh lừa người nước khác. Chúng ta vẫn còn nhớ đặc sứ của ông Richard Nixon khi dụ chính phủ miền Nam tham dự hội nghị Paris đã hứa hẹn những gì với ông Nguyễn Văn Thiệu. Trong quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa thời đó, ai cũng biết bên nào mạnh hơn, có khả năng để nói mập mờ, sau thành tráo trở. Ngày nay, ông Karzai, tổng thống Afghanistan chọn một cách đối xử khác đối với chính phủ Mỹ. Ông đòi hỏi các thỏa thuận phải viết theo ý của mình, viết rõ ràng, không thể hiểu lầm được. Ðịa vị của ông Karzai, đối với chính phủ Mỹ, cũng không mạnh hơn bao nhiêu so với ông Nguyễn Văn Thiệu thời 1970, hoặc ông Phạm Văn Ðồng đối với Trung Cộng vào năm 1958.
Nhưng tại sao Karzai dám tỏ thái độ cứng rắn như vậy? Bởi vì ông ta không sợ, và tin rằng việc ông làm mang lại lợi ích cho dân ông. Tại sao chính phủ Mỹ phải chiều theo ý ông Karzai và người lên kế nhiệm ông?
Vì chính quyền Mỹ phải hành sử theo cung cách một chế độ tự do dân chủ, với lối sống dựa trên tính chất minh bạch, công khai. Sau thời ông Nixon, Quốc Hội Mỹ đã làm nhiều thứ luật hạn chế quyền quyết định của các vị tổng thống; trong đó có những quyền thương thuyết và thỏa hiệp trong vòng bí mật. Ở các nước khác, dù họ không làm ra những đạo luật bắt người cầm quyền phải làm mọi việc công khai, nhưng dư luận dân chúng, báo chí, các nhà chính trị đối lập, cũng có giá trị ngăn cản hoặc ràng buộc như những đạo luật.
Cũng vậy, chính quyền các nước dân chủ tự do rất khó dùng lối nói mập mờ đối với người dân của họ. Chúng ta có thể thông cảm rằng con người hay tránh không nói thẳng, không nói rõ ràng, nếu không bị bắt buộc. Vì người ta muốn tránh không quả quyết nói về bổn phận, trách nhiệm của mình đối với người khác cho rõ ràng; vì làm thế là bị ràng buộc. Các nhà chính trị trên thế giới đều thực hành câu tục ngữ của người Việt: “Làm trai cứ nước hai mà nói.”
Cho nên, trong chế độ tự do dân chủ các đại biểu của người dân phải làm ra những luật lệ bắt buộc bên hành pháp phải nói rõ ràng, chính sách của nhà nước thì không được mập mờ. Người ta tự nhiên làm như vậy vì những người nắm quyền, hành pháp cũng như lập pháp đều chịu trách nhiệm trước dân, do dân cử ra bằng lá phiếu tự do.
Ngược lại, thủ đoạn nói mập mờ chuyên được đem áp dụng trong các chế độ độc tài chuyên chế. Kẻ cầm quyền nói nước đôi, nước ba, rồi đến lúc cần đem giải thích theo một ý nghĩa phù hợp với quyền lợi của phe đảng họ nhất. Bọn lãnh tụ độc tài chuyên chế quen thói đánh lừa dân như thế mãi cũng được; vì họ có còng số tám. Nhưng khi tính đem áp dụng mưu mẹo lừa bịp đó với những kẻ mạnh hơn mình thì cuối cùng chỉ thiệt. Thiệt hại cho riêng họ không nói làm gì, họ còn gây tai hại cho cả nước Việt Nam nữa!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)