khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2019

Chạy vào lánh nạn trong tòa đại sứ Mỹ là Chánh Pháp?





Võ văn Ái: "Nghĩa là ngài có nói năng, có phê bình, có xuống đường, có biểu tình, hay là không có tất cả những việc đó, tất cả những điều đó đều là Chánh pháp, chân lý của Đạo Phật"




Mai thanh Truyết thuyết trình về Petrus Trương Vĩnh Ký






Quang Dũng hát Ngày Về, nhạc Nguyễn văn Dũng






Nổ Như Tạc Đạn- Tác giả Trần Đình Thục



Nhân câu chuyện người Họa sĩ Trịnh Cung từ Việt Nam, (nơi thai nghén toàn “Đỉnh Cao Trí Tuệ ” của loài người ) về thăm Tiểu Saigòn , tuyên bố là những sáng tác của những nghệ sĩ đang trưng bày tại Viet Art Center này toàn là loại tranh tào lao, tranh chép, tranh chợ, hầm bà lằng, đáng vứt đi, rồi vùi dập cô Phương Thảo, chủ nhân Trung Tâm Viet Art Center, lớp đàn em, thuộc hàng con cháu của ông, là vô kiến thức, mù tịt về nghệ thuật, cần phải đi học lại một lớp về Hội Họa để có khả năng thưởng thức và phân loại những tranh sáng tạo với những tranh rác rưởi , Ông ngang nhiên phê phán : Viet Art Center là một cái tên quá nổ,cần phải đổi lại tên mới vì nó sẽ chết , chỉ vì sẽ không được những nghệ sĩ thứ thiệt như ông ủng hộ vv...
Tôi không quen ông Trịnh Cung. Hình như ông là họa sĩ thuộc môn phái Lập Thể... Ngay từ khi còn là sinh viên, tôi vẫn ghét gọi môn phái Cubisme qua tiếng Việt là Lập Thể. Tôi nghĩ : Nên gọi nó là Môn phái “Khối Thể ” thì đúng hơn.
Hai khuôn mặt tiêu biểu cho môn phái Cubisme vẫn là Pablo Picasso và Georges Braque. Cả hai , vào khoảng năm 1912 đã nghe người họa sĩ bậc đàn anh của họ là Paul Cézanne ( tuổi đời hơn họ tới 43 tuổi ) áp dụng những hình ống, hình tròn và hình chóp nhọn , vào những hình vẽ của họ , để tạo chiều sâu thứ ba, trong nét hội họa thường phẳng lì. Giai đoạn thứ 2 của phái Lập Thể còn chủ trương Dán và Ghép những vật dụng tìm trong cuộc sống hằng ngày để tạo thêm mầu sắc, hình thể và chiều sâu... Trước khi bước vào môn phái riêng biệt này, họ đã phải tinh suốt tường tận về mônhội họa cổ truyền, từ đường nét, mầu sắc tới bố cục.
Bạn mến,
Bạn có biết là tôi đã có cái may được gặp Pablo Picasso, ông Tổ của họa sĩ Trịnh Cung không?... Đồng thời tôi cũng đã tìm thấy ở con người thiên tài đa dạng này một điểm chung mà các Thiên Tài thứ thiệt đều có, đó là sự Khiêm Tốn trong cách sống và lòng Thành Thật với chính mình.
Tôi qua Pháp năm 1970. Học thêm về Kiến Trúc tại Họa Thất Zavaroni, trước khi chuyển qua Họa Thất Le Maresquier . Môn Kiến Trúc được giảng dạy ngay trong Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Paris, có rất nhiều môn học như Hội Họa, Điêu Khắc, Đồ Gốm, Kính mầu (Vitraux) vv...Sinh viên KT cùng học chung với các SV Mỹ Thuật... Trường có cửa trước nằm trên đường Bonaparte, thuộc khu Saint Germain Des Prés. Cửa sau đâm thẳng ra Sông Seine, thuộc Bến Malaquais. Đi khoảng 200 thước về tay mặt sẽ gặp Institut de France, trụ sở của những Ông Hàn Lâm Viện, những khối óc vĩ đại của nước Pháp. Trước mặt Hàn Lâm Viện là một chiếc cầu bằng sắt lát gỗ, chỉ dành cho bộ hành đi qua Bảo Tàng Le Louvre : Pont des Arts .
Cầu Mỹ Thuật , là nơi hẹn hò của các SV đủ mọi ngành. Họ tới đây để hóng mát, tắm nắng hay tán gái...Tôi đã từng lê lết tại cầu này. Sau này, tôi mới biết những danh họa như Picasso, Matisse, Salvador Dali cũng đã lê lết và để lại biết bao kỷ niệm trên chiếc cầu này.
Mỗi năm, khi hết mùa học, tôi thường lấy xe lửa xuống Côte d’Azur, vừa để nghỉ hè, vừa để làm việc kiếm tiền cho khóa học tới. Gia đình bà Cô ruột tôi có một tiệm ăn tại Cannes, thành phố điện ảnh xa hoa.
Cô tôi rời VN hồi 16 tuổi, trước Đệ Nhi Thế Chiến 2. Cô qua Pháp nghỉ hè với một gia đình Pháp , rồi ở lại luôn. Cô lập nghiệp, lấy chồng, đẻ 2 người con cũng ở thành phố Cannes này... Tiệm ăn nằm trong một con đường nhỏ, nhưng bước 3 bước là ra tới đường La Croisette, đại lộ chính của thành phố Điện Ảnh, của những minh tinh, của những khách sạn 5 sao.
Một hôm, vào đúng ngày nghỉ của quán ăn, cô tôi dặn dò : “ Cô nhờ con tới nhà một người khách quen, lấy một tấm hình mà người ta đã hứa từ lâu...Con biết Pablo Picasso không ? ”. Tôi sửng sốt . Hóa ra, Picasso cũng là khách hàng của gia đình. Cô tôi nói tiếp : “Cô có xin ông ký vào cuốn sổ vàng của tiệm, nhưng ông nói sẽ biếu cô một tấm hình vẽ, có chữ ký luôn...Nhưng phải tới nhà ông ấy lấy...”
Cô đưa cho tôi một hộp giấy, trong đó có một gói trà mạn sen, 2 chiếc bánh hạnh nhân sản xuất tại Lyon, để vừa uống trà, vừa ăn bánh , món tráng miệng hợp khẩu của ông.
Tôi lấy xe bus lên vùng Le Cannet, một vùng đồi nằm gác đầu lên thành phố Cannes, nhìn xuống biển. Đổi xe bus qua miền Vallauris. Đi sâu vào trong núi. Leo vài con dốc thì tới biệt thự của ông Picasso, lại thuộc về vùng Mougins, nằm yên tịnh giữa một đồi thông. Cửa kín bưng, nhưng bấm chuông chỉ 2 phút sau, giai nhân trong nhà đã ra mở cửa. Họ cho biết là cô tôi có gọi báo tin và họ đã biết là tôi sắp tới. Tôi theo chân người gia nhân qua một khoảng sân rộng được lát đá và đổ sỏi, chung quanh trồng loại thông “lọng” ( Pin Parasol) và cây oliviers. Tiếng ve sầu nỉ non, mùi phấn thông ngào ngạt làm tôi nhơ tới những cảnh đã được tả trong những tác phẩm của Marcel Pagnol , văn sĩ chuyên viết về miền Nam nước Pháp..
Tôi không vô phòng khách, nhưng được đưa thẳng vào khu nhà dưới, xưởng làm việc của chủ nhà. Một loại nhà kho, la liệt những khung hình, đủ loại đồ gốm. Ông Picasso từ trong bước ra, tươi cười nói với tôi : -“ Xin lỗi, tôi đang giở tay …“
Ông vui vẻ chỉ những đống bát, lọ, bình, bình to, bình nhỏ, toàn đồ gốm -”Đấy, đam mê hiện tại của tôi là những thứ này “. Ông bỗng hỏi tôi : -”Tu veux un Pastis ?” ( Cậu dùng Pastis không ?)
Pastis là một loại rượu mạnh, rút từ hạt hồi ( anis , mà mình thường dùng để nấu Phở ) pha với nước đá, chất rượu trở thành trắng đục, uống không quen có mùi bọ xít, nhưng uống quen rồi, rất thơm, đã khát và hình như rất nhuận trường. Đây là loại nước giải khát cố hữu của người dân miền Nam nước Pháp...
Ông Picasso đã ngoài 80, nhưng vẫn còn tràn đầy sinh lực, ông mặc quần đùi, gần như ở trần, trên mình chỉ có tấm tablier (áo che làm việc ), vừa để tránh bụi, vừa để chùi tay. Tôi ngạc nhiên là ông biết rất nhiều về tôi, có lẽ vì bà cô đã nói qua về tôi, trước khi tôi từ Paris xuống đây giúp việc tại nhà hàng. Ông hỏi thăm về trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Paris. Ông đã rời Paris từ thời Đức Quốc Xã xâm chiếm và về ẩn dật tại khu làng Mougins này. Quả thật, theo như cô tôi nói, suốt thời loạn ly của Đệ Nhị Thế Chiến, Côte d’Azur là nơi an bình ít bị ảnh hưởng của chiến tranh.
Ông Picasso “ cậu, tớ ” ( tutoyer) với tôi một cách tự nhiên. Hai thế hệ cách nhau cả 60 tuổi, vậy mà mỗi khi khoe một đồ vật, ông vẫn chăm chú hỏi ý kiến tôi : -“ Cậu nghĩ thế nào ?” ( Qu’est - ce que tu en penses ? )
Rất chân thật. Lúc đầu tôi còn dụt dè ái ngại, nhưng ánh mắt và nụ cười của ông đã trấn an tôi dần dần và tôi đã đưa ra nhiều góp ý rất riêng tư á đông của tôi. Ông gật gù lắng nghe lớp trẻ, khác văn hóa, khác ngôn ngữ, khác lối nhìn về nghệ thuật.
Ông đã bỏ vẽ tranh trên vải. Ông đang đam mê đồ gốm, có lẽ vì đồ gốm gần gũi với điêu khắc, trong đó sự sáng tác được khai thác cả 4 chiều : Phía mặt, phía ngang, phía sau và phía trên.
Đã có lúc ông hỏi tôi về tranh của ông, tôi trả lời, tôi không hiểu tranh Trừu Tượng và cách nghĩ của Môn Phái Lập Thể. Tôi nói tôi thích giai đoạn “Tiền Lập Thể ” của ông hơn, hồi mà những nét vẽ còn mang nhiều sắc thái Thần Thoại Hy Lạp, hay thời dùng mực đen để vẽ những người đấu bò Tây Ban Nha. Ông mỉm cười ôn tồn : -” Cậu rất thành thật. Đáng quý. Tranh Lập Thể không dễ hiểu . Người đời khen tranh cũng chỉ vì tôi đã thành danh...Par snobisme ! ( vì học làm trưởng giả ). Cậu thích giai đoạn vẽ tranh Đấu Bò vì tôi đã vẽ như người Á Đông, đưa khoảng trắng vào trong bố cục , và cọ chỉ đi một một đường, theo cảm xúc “... Ông bỗng la lên một cách hồn nhiên : -” Merde, j’ai oublié une chose ! “ ( Chết cha! chút xíu nữa quên mất một chuyện !..)
Ông chạy vô trong tủ, lấy ra một ống carton cứng, từ trong đó ông rút ra một tờ giấy bản. -“ Đây là quà của tôi cho cô của cậu ”... Tôi trải tờ giấy bản ra : một bản vẽ to hơn loại giấy viết thơ thường, trên đó thấy một ngọn cỏ, được kéo nhanh bằng một nét cọ, từ cánh trái chéo lên góc mặt , nét quệt sắc sảo, tinh vi. Điểm khởi và đểm dứt của nét cọ rất hài ḥòa. Rồi trên nhánh cỏ, vài nét chấm phá mộc mạc cho thấy hình thù của một con cào cào đang nằm yên hưởng lạc.
Tất cả đều vẽ bằng mực tầu, theo nét thủy mạc...Picasso đã dùng ngay sở trường hội họa Á Đông để làm quà tặng cho người Á Đông. Hình ảnh con cào cào nằm trên ngọn cỏ, tượng trưng cho “cái Tôi” khiêm tốn mà ông đã tự đặt mình vào. Thế giới phù phiếm của danh vọng mà ông đang có, cũng chỉ là một ngọn cỏ đang đong đưa trước gió…
Lại nghe một câu hỏi cố hữu của ông : -“ Qu’est-ce que tu en penses ? ” ( Cậu thấy thế nào ? ) Tôi nhìn ông, mỉm cười nói nhỏ như buột miệng : -“ C’est superbe !, Mr Picasso ” ( Tuyệt vời, ông ơi !.. }
Chúng tôi cùng phá lên cười, thích thú. Cả hai vẫn biết mình khác biệt nhau nhiều quá : một bên, tuổi hạc đã quá cao, tên tuổi lại lẫy lừng, một bên thì vẫn còn là thư sinh, 2 bàn tay trắng; một bên đã nặng trĩu Văn Minh Âu Châu, một bên còn đặc sệt tinh thần Á Đông.
Nhưng mọi khác biệt về Văn Hóa và Tư tưởng đều biến mất, không ranh giới , sau ly Pastis thứ 3. Ông xin lỗi, vô trong mặc một chiếc áo ấm rồi kéo tôi ra phía vườn. Cả 2 nhìn xuống sườn đồi. Ánh chiều đã chênh chếch. Thung lũng miền Mougins phía dưới đã cắt thành 2 mảng tương phản, phần nắng chát chúa buổi chiều như đang nhận chìm phần bóng mát...Tự nhiên chúng tôi bắt qua chuyện Triết Lý Đông Phương , ông hỏi tôi thích ai nhất, tôi trả lời, với bản chất nghệ sĩ, tôi thấy Lão Tử đi sát với Thiên Nhiên , đi sát với Bản Năng con người nhất. Ông trả lời : -“Một Lão Tử thụ động có nói ”Muốn tránh thất bại thì đừng nên bắt đầu”. Nếu tôi đã nghe theo lão già này, thì giờ này đã không có Môn Phái Lập Thể, không có Picasso. Hồi đó, chúng tôi đã gặp nhiều chê bai, nhưng chúng tôi đã bắt đầu và đã không gặp thất bại ”...
Ông Picasso đang bỏ vẽ trên vải và nhảy vào lãnh vực đồ gốm. Đồ gốm sẽ cho ông rờ mó được những khối, những tảng,những hình thù mà Phái Lập Thể đã chủ trương. Trên đồ gốm, sẽ có những nét vẽ, nét khắc mà ông thích. Lửa, hơi nóng sẽ mang lại những mầu sắc kỳ diệu trên men gốm, không đoán trước được.
Ông lại đang đi ngược lại Lão Tử, đang bắt đầu một trò chơi mới khác. Ông dẫn tôi tới một góc vườn đầy chum vại, có cái bị bể, có cái méo mó. Ông sắp xếp chúng một cách hài hòa, rồi trồng hoa trong đó, rất sáng tạo. Tôi góp ý, nên dọn lại một góc sát đó để thảnh thơi ngồi hóng gió mát hay ngắm trăng. Ông kêu lên thích thú: “ Lại Lão Tử nữa rồi !”...
Tôi cáo từ ông, để kịp bắt chuyến xe bus cuối trở về lại dưới Cannes. Ông cười đáp: -“ Tài xế tôi sẽ đưa cậu về. Ở thêm chút nữa đi..”
Cô tôi đã nhận được một bức vẽ. Tôi cũng nhận được một món quà : Danh họa Picasso đã đưa cho tôi một cái tách nhỏ, bằng đất sét còn thô sơ, chưa nung lửa, trên đó ông vừa mới thảo , nét mực vẫn còn ướt : một vừng trăng, một cánh hoa và một chấm nhỏ. Ông cắt nghĩa : Thiên, Địa và Picasso. 3 điểm vẽ kết hợp thành một tam giác, cân xứng, hài hòa : Thiên, Địa, Nhân. Tôi muốn bật khóc. Tôi thấy tôi bỗng trở thành nhỏ bé hẳn đi, hơn cả trước khi bước chân vào đây, trước một “cây cổ thụ ” sừng sững... Sự khiêm tốn của ông làm tôi rối loạn. Ông còn Á Đông hơn cả một người Á Đông. Ông đã cho tôi một bài học: Thiên Tài sẽ trở thành Vĩ Nhân nếu sống được trong sự Khiêm Tốn và lòng Thành Thật với chính mình. Ông đã biết hạ mình xuống thành con châu chấu , thành một điểm nhỏ trong vũ trụ, để từ đấy con người của ông tự được nâng cao hơn, uy nghi, lẫm liệt. Vĩ Nhân khác tiểu nhân ở chỗ đó...
Mùa hè năm đó, tôi chỉ gặp lại ông đôi ba lần tại quán ăn. Ông bị ung thư nhiếp hộ tuyến. Ông trông yếu hẳn đi. 2 năm sau, 1973, ông qua đời. Thọ 91 tuổi. Những đồ gốm, trò chơi dang dở của ông được biếu trọn cho Viện Bảo Tàng thành phố Antibes, nằm giữa Cannes và Nice, sát bờ biển Méditerranée. Năm 83, khi tôi di dân qua Mỹ, chiếc đĩa Thiên Địa Nhân chưa được nung của tôi đã bể vụn trong đám hành lý. Nhưng một chiếc đĩa khác bằng cẩm thạch, đĩa tinh thần, vẫn còn được ấp ủ trong lòng tôi. Mãi mãi trọn vẹn.
Làm Nghệ Sĩ thì dễ lắm, ai có máu Văn Nghệ, ai yêu Văn Nghệ, ai thích hát, thích đàn, thích trồng hoa, thích văn chương , thích thiên nhiên cũng có thể được gọi là Nghệ Sĩ. Một danh tước giản dị, có thể gán ghép cho bất cứ ai. Chỉ cần có một Tâm Hồn nhậy cảm ,biết rung động trước cái Đẹp . Ở mức độ cao hơn, những người nằm trong Giới Cầm Kỳ Thi Họa hiển nhiên được coi như những Nghệ Sĩ của đám đông. Nhóm này đông đảo lắm : khó đánh giá, khó xếp hạng, đủ mọi trình độ, đủ mọi khuynh hướng. Tuy nhiên, ai cũng đáng được khích lệ, vì họ phục vụ quần chúng, họ phục vụ Chúng Sinh. Những gì họ làm, không có cái Xấu hay cái Dở, chỉ có cái Vụng hay cái Chưa Tới mà thôi...
Có Ngài Nghệ Sĩ , họ Trịnh tên Cung, từ quê nhà qua đây thăm con, đã huênh hoang tuyên bố là : địa điểm sinh hoạt nghệ thuật của tư nhân Viet Art Center cao ngạo quá, dám dùng cái tên đầy tham vọng cho những sinh hoạt quá tầm thường , rồi những sản phẩm Nghệ Thuật được trưng bày ở đây đều là sao chép, cóp nhặt, rác rưởi, đáng vứt đi. Ông còn chê chủ nhân là thất học, mù tịt về Nghệ Thuật, nên cắp sách tới trường, học lại căn bản. Ông tự cao tự đại kiểm nhận là trong cái quốc gia 90 triệu dân bên kia, chỉ có 5 người là thiên tài, trong số đó, ông là 1.
Mẹ nó !..Tục ngữ Pháp đã có câu : “Con gà trống thường đứng gáy trên đống phân...” ( Le Coq chante sur un tas de fumier...) Người dốt thường hay gáy, để chứng minh là mình không dốt. Nhưng giá ông họa sĩ kia đừng tuyên bố gì ở bên này, ông nên trở về gáy trên đống rác của Đỉnh Cao Trí Tuệ bên kia đi, cho phù hợp với câu châm ngôn của Pháp, thì tôi sẽ không đả động gì tới ông.
Viet Art Center, dịch từ tiếng Anh ra, chỉ là một Trung Tâm Sinh Hoạt Nghệ Thuật, của người Việt, cho người Việt, còn hiểu xa hơn nữa , là để đến được với Cộng Đồng Người Việt . Đây không có cao vọng đại diện cho cả một Nền Văn Hóa nước nhà...Trung Tâm chủ trương bất cứ sinh hoạt văn hóa nào, trong mọi lãnh vực, không nhất thiết chỉ là Hội Họa. Người chủ trương của Trung Tâm chỉ là một cô gái trẻ, thuộc thế hệ thứ 2, trí thức, có tinh thần độc lập, cứng đầu như bất cứ một cô gái nào thấm nhuần tư tưởng cầu tiến tại Mỹ, nhưng đầy nghị lực và quyết tâm thực hiện được những gì mình muốn.
Tôi không bao giờ tha thứ được những ai, vì ganh tuông, vì mặc cảm tự ti, vì vụ lợi chính trị, đang tâm vùi dập Lớp Trẻ, nhất là lớp trẻ đàn em của mình, đang tâm hủy hoại những giấc mơ đầy hữu ích, đầy xây dựng của họ. Tôi cũng không tha thứ cho những ai tự vỗ ngực xưng danh là Nghệ Sĩ tài ba, để chê bai, phê phán những người Nghệ Sĩ khác, để gây hiềm khích giữa nhóm này với nhóm kia. Nếu điều ông Trịnh Cung mới làm đây, thực sự là cố ý cho nổ một trái bom với dụng ý chia rẽ anh em Nghệ Sĩ Hải Ngoại với nhau, và rồi mang cách biệt giữa Anh Em bên này với bên kia, thì tôi, một nghệ sĩ hạng bét ở đây, sẽ không tha thứ được cho ông .
Tôi chưa hề biết ông Trịnh Cung, nhưng tôi đã diện kiến được Sư Tổ của ông, cách đây quá một phần tư thế kỷ... Ông Trịnh Cung tự đặt mình vào môn phái Lập Thể hay Trừu Tượng, thì ông cũng chỉ nhái lại con đường mà Pablo Picasso đã đi qua. Ông lấy tư cách gì để phê bình các anh em khác là làm tranh cóp, tranh sao, tranh chép ? Chúng tôi, ở Quận Cam này, chưa có dịp lãnh hội những tác phẩm của ông. Làm sao chúng tôi ý thức được thế nào là tranh rác rưởi ? Tác phẩm thì ông chưa mang khoe, nhưng ông đã khoe mình mới có được đứa con 7 tháng, ở cái tuổi 70 này...Ông đã mang khả năng sinh dục của ông ra trình làng, thay thế trí tuệ và tài năng sáng tạo của ông. Trời đã cho con người, vật thụ tạo, một khối óc, vượt lên trên bản năng thông thường của những vật thụ tạo khác, để suy nghĩ, để thăng tiến, để già đi trong sự khôn ngoan và sau cùng để truyền lại cho lớp người sau những thất bại, những khổ đau và nhất là những thành công của mình.
Ông Trịnh Cung với mớ tóc bạc phơ trên đầu, vẫn chưa cho được lớp hậu sinh một bài học nào về khổ đau, về thất bại ,về những thành công của chính mình, chưa cho chúng nó được những tư tưởng Nhân Sinh Quan mà ông có thể đặt vào những tác phẩm Lập Thể của ông. Ông chưa dùng khối óc của ông để bắt nó làm việc, ông chỉ già đi với tuổi tác với mớ tóc bạc. Tiếc thay tác phẩm mà ông mang khoe, cũng chỉ là kết quả của Bản Năng của loài thụ tạo : cái mà con chó cái FiFi ở nhà tôi cũng có thể làm được.
Nghĩ lại 35 năm trước, tôi đã được dịp may gặp gỡ và đàm đạo với Pablo Picasso, một Thiên Tài về Hội Họa, một Vĩ Nhân trong tư tưởng và lối sống……. Ông xuất hiện , ở trần, trong tấm tablier dính đầy đất sét và vết tay dơ , đơn sơ, bình dị. Kẻ hậu sinh đạm bạc này, đã lãnh hội được một bài học quý báu từ phía ông .
35 năm sau, nghe được hành vi và những lời tuyên bố của một “Đại Họa Sĩ”, cũng cùng trong môn phái Lập Thể của ông Picasso, tôi...tôi... có cảm tưởng như mình đang “ Lên Voi xuống Chó ” !..
Bạn mến,
Tôi thích đọc Kim Dung, vì trong những tác phẩm của ông, chúng ta vẫn còn tìm thấy được tất cả các khuôn mặt kiếm hiệp trong xã hội hiện tại mà chúng ta đang sống. Khuôn mặt Trịnh Cung làm tôi liên tưởng tới nhân vật Kha Trấn Ác. Kha Trấn Ác là lãnh tụ của Giang Nam Thất Quái , hắn mù, võ công thì ôi thôi, tầm thường như bất cứ tiểu ma đầu nào. Hắn chỉ có cái miệng.
Trịnh Cung cũng mù, vì hắn chưa nhìn ra cái phong cách mà một nghệ sĩ chân chính phải có, đối với đồng nghiệp, đối với lớp đàn em.
Hắn mù vì đã tuyên bố, trong cả nước 90 triệu người, chỉ kiếm được 5 người là Thiên Tài đích thực và hắn là 1 trong số 5 người đó. Hắn thuộc Nhóm “ Annam Ngũ Quái ”.
Ai sẽ là người đốt đuốc đi giữa ban ngày để tìm ra sự thật đây ?!..
Mẹ kiếp !..Sao mà cái xứ Đỉnh Cao Trí Tuệ Loài Người lại có thể thai nghén một tên Kha Trấn Ác láo toét và phét lác đến như vậy !!!...


Sư Cộng Trí Quang Từ Trần- Tác giả Trần xuân Ninh



Ngày 8 tháng 11/2019, sư tranh đấu Thích Trí Quang từ trần. Đài BBC tiếng Việt đã cho chạy một bài có thể kể là điếu văn của Cao Huy Thuần, một trí thức thiên cộng sống ở Pháp. Mở đầu là “Thầy tôi, Trưởng lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, vừa thị tịch hôm qua, 8/11/2019. Di huấn để lại: không bàn thờ, không bát nhang, không báo tang, không phúng điếu, không vòng hoa, không đưa đám. Tôi chỉ xin phép Thầy thắp một nén nhang tưởng niệm”. Bài viết dài trên 5000 chữ ngoài sự ca tụng đề cao là những hình ảnh và tóm lược thành tích của người chết. Trò ca tụng thầy là thường, nhất là khi trò nhận thầy là người “khai sinh mở đạo” cho mình như trường hợp Cao huy Thuần. Nhưng đối với người Việt nói chung đại đa số là “đi lương” nghĩa là thờ cúng tổ tiên, và tôn kính Trời Phật một cách không cuồng tín, không nhắm mắt tin rằng cái áo làm nên thầy tăng, thì Thích Trí Quang chỉ là một người đầu trọc áo cà sa, nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam với những động thái chính trị trái nghịch khó hiểu, mà dân thường không đoán được là cán bộ VC hay là nhân viên CIA ( tức là trung ương tình báo Mỹ). Có thắc mắc như vậy vì tuy ông là lãnh tụ Phật giáo đấu tranh quyết liệt, nhưng lại được cho vào tòa đại sứ Mỹ ở Sài gòn tị nạn, khi chính phủ Ngô đình Diệm truy nã.
Tang lễ của TTQ đã được nhà nước VC cử hành một cách quy mô trọng thể, với đông đảo sư mô tham dự mặc dầu lời TTQ để lại là không đưa đám theo như Cao huy Thuần viết. Diễn tiến đám táng được máy bay thu hình từ trên cao để làm phóng sự truyền đi rộng rãi. Người ta biết rằng VC có thể dùng, hay ca tụng, những thân hào nhân sĩ và trí thức mà Lenin gọi chung là thành phần “ngu xuẩn hữu ích”, nhưng không dễ dàng phủ lên những hào quang rực rỡ lúc chết. Sự kiện này cho thấy TTQ có công lớn với chế độ VC.
Để hiểu rõ ngọn ngành tự sự và rút kinh nghiệm, tưởng nên nhắc lại vắn tắt hình thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất. Giáo hội được thành lập tháng 1/1964, tức là hai tháng sau khi ông Ngô đình Diệm bị lật đổ, sau những thảo luận giữa 13 tổ chức Phật giáo toàn miền Nam lúc đó. Lãnh đạo gồm: hòa thượng Thích Tịnh Khiết, là tăng thống; tổng thư ký viện tăng thống là thượng tọa Thích Trí Quang, ở chùa Ấn Quang được chọn là nơi sinh hoạt giáo hội; viện trưởng viện hóa đạo, là thượng tọa Thích Tâm Châu ở chùa Từ Quang. Tuy ở tư thế điều hành hàng giáo phẩm nhưng Thích Trí Quang không hài lòng vì không chính thức ở vị trí điều động được quần chúng Phật tử như viện trưởng viện hóa đạo. Thực tế thì Trí Quang nắm chắc những tăng ni ở chùa Ấn Quang và Phật tử ở Huế, do gốc gác ở chùa Từ Đàm mà như Cao huy Thuần nói ra là “nơi đã khởi đầu và tạo nội dung, hình hài, ngọn lửa cho cuộc tranh đấu Phật giáo”.
Phải nhắc lại cho rõ rằng một nguyên nhân quan trọng của cuộc đảo chánh ông Diệm, là cuộc đấu tranh Phật giáo, bắt đầu từ vụ 8 người bị chết trong cuộc biểu tình của Phật tử trước đài Phát thanh Huế ngày 8 tháng 5/1963.
Sau khi ông Diệm bị lật đổ, nghĩa là sau khi chính sách biệt đãi Công giáo kỳ thị Phật giáo chấm dứt, Thích Trí Quang còn viết cho tờ báo Lập Trường ngày 23 tháng 5/1964 của nhóm sinh viên thiên Cộng Cao Huy Thuần, trong “Thư về Huế”, nhân dịp giỗ đầu những người bị chết trong cuộc biểu tình trước đài phát thanh Huế ngày Phật đản 1963. Rằng "Tôi, cho đến bây giờ, vẫn không sao nguôi ngoai được tâm trạng của một người nhìn thấy đống xương thịt máu huyết bị hất vào một góc tường, xương thịt máu huyết của những kẻ thân yêu mới cười nói với mình trước đó không quá 10 phút! Biết bao giờ, hay sẽ không bao giờ, con người bớt tàn bạo, biết xấu hổ vì tội ác của mình, để con người đừng kinh hãi vì con người". Đọc đoạn này, người ta biết rằng TTQ ở trong đám biểu tình vì đã nói chuyện với những người trong đám biểu tình bị chết.
Sự khích động căm thù, không cần có, hiển lộ rõ ràng trong mấy giòng này, và theo kiểu tuyên truyền VC như hình ảnh đứa bé “bò lên vú mẹ bú giòng máu tươi” vì người mẹ đã bị trúng đạn địch vào ngực mà chết. Bởi vì người dân miền Nam biết rằng không thể có chuyện “đống xương thịt máu huyết bị hất vào một góc tường” như TTQ nói, vì ai cũng biết là người chết, vì bom đạn hay tai nạn, ở các thành phố miền Nam thì đều có xe cứu thương tới chở mang đi.
Trong cái tình hình chính trị bất ổn sau khi đảo chính ông Diệm, vì các tướng tá tranh đoạt quyền hành, nhóm thiên cộng Cao huy Thuần với tờ Lập Trường, cho ra đời Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc ở Huế, và tiếp theo lẻ tẻ ở một vài nơi khác miền Trung, mà Cao huy Thuần gọi là “tự động đẻ, tự phát, tự phất”. Nhưng thực chất thì người ta dư hiểu rằng là được khuyến khích thúc đẩy ngầm và bởi bài khích động của TTQ trên tờ Lâp Trường, mà chính Cao huy Thuần cho hiểu trong bài điếu văn. Cho nên miền Trung, khởi đầu từ Huế với TTQ, dần dần trở thành một vùng chính trị ly khai, vì sự do dự thời cơ của một số chỉ huy quân đội và dân sự dưới áp lực hay hùa theo Phật Giáo TTQ.
Trong khi tình hình chiến sự sôi động vì các áp lực quân sự VC, thì TTQ đòi chấm dứt chiến tranh, và bầu cử quốc hội lập hiến. Yêu cầu này có nghĩa đầu hàng VC nên không thể được chấp nhận. Thủy quân lục chiến được gửi ra giải quyết tình trạng ly khai này. TTQ phản ứng lại bằng cách ra lệnh cho quần chúng Phật tử cuồng tín mang bàn thờ ra đường cản lối. Chuyện đem tượng Phật ngăn đường này chẳng có tác dụng gì đối với những quân nhân chỉ biết tuân lệnh tiến lên chiếm lại vùng mất kiểm soát, dẹp bỏ hay không bàn thờ tùy trường hợp. Đối với đa số quần chúng, phản ứng này như một trò hề. Kết quả là TTQ bị bắt về Sải gòn. Cao Huy Thuần kể rằng TTQ tuyệt thực không ăn không uống 100 ngày, và thực hiện theo hai nguyên tắc mà TTQ nêu ra với Cao Huy Thuần, là:
“Một là phải có một tâm thức thanh thản, không buồn, không giận, không cầu hồ gì. Không cầu chết cũng không sợ chết, tiếp cận hoàn toàn với đức hỷ xả của Phật. Hai là tuyệt đối không ăn, dĩ nhiên, cũng không uống, không chích bất cứ thứ gì".
Chỉ có những kẻ cuồng tín mới nghe lọt tai. Bởi không ai sống nổi 100 ngày không có nước. Thực sự là TTQ ở dưỡng đường Duy Tân của bác sĩ Nguyễn Duy Tài, được sang nước biển, và thuốc bổ. Sau 1968 thì TTQ lặn và sau 30 tháng 4/1975 thì hoàn toàn yên. Chỉ còn có băng âm thanh của TTQ đọc “Công phu khuya” buổi tối được truyền đi trong dúm đệ tử trung thành.
Nhìn lại các sự kiện như vậy thì ai cũng thấy rằng Trí Quang là một cán bộ VC sảo quyệt, mà tướng tinh đã được đệ tử Cao Huy Thuần chỉ ra rõ ràng, để ca tụng. Là “Mắt Thầy sáng quắc, dữ. Sau 1963, quần chúng thần tượng hóa lãnh tụ, kháo nhau "mắt Thầy có điện". Cặp mắt ấy quyến rũ tôi ngay từ phút đầu, không phải vì "có điện" mà vì nó trở nên hiền hòa ngay khi Thầy cười. Hai con mắt Thầy cùng cười với miệng, cái dữ biến đi đâu mất”. Và chỉ suy nghĩ thêm một chút thì phải thấy rằng tiếng vậy, nhưng Thích Trí Quang quá lắm là khuấy đảo được tình hình chính trị Việt Nam Cộng hòa, mà đặc biệt là tại Huế với vài tỉnh miền Trung, nhưng thật ra không làm sụp đổ miền Nam, nếu nhìn lại toàn cảnh. Một cách khách quan thì phải nói rằng sự sụp đổ miền Nam là có nhiều nguyên cớ, mà các chính trị gia cũng như các nhà lãnh đạo chính quyền phải chịu trách nhiệm.
Có người đã cho rằng nếu không có đàn áp Phật giáo thì ông Diệm không sụp đổ . Ông Diệm không sụp đổ thì miền Nam không rơi vào tay CS mà sẽ phát triển mạnh. Nói thế vì không biết rõ vụ gọi là đàn áp Phật giáo nhân ngày Phật đản 1963 ở đài phát thanh Huế ra sao. Chi tiết về vụ chết người này được mô tả khác nhau, không thống nhất. Và cũng không ai để ý chi tiết là lúc đó tin truyền miệng đi trong giới Phật tử Huế là nhân ngày Phật đản, thượng tọa TTQ sẽ đọc một bài diễn văn trên đài phát thanh về chính sách đối xử với Phật giáo của ông Diệm. Vì không có bài diễn văn truyền đi nên Phật tử được khích động đến đài phát thanh hỏi nguyên do, và chúng ta biết là có TTQ trong đó, tức là dẫn đạo. Do đó mới sinh ra biểu tình. Rõ ràng là một việc làm có dụng ý tạo rối loạn, mà đầu mối là TTQ trên đám Phật tử. Lý do làm chết người thì thông thường là bị đạn bắn, nếu do lực lượng giải tán là an ninh cảnh sát, nhưng tin có loan đi là do chất nổ plastic. Và như thế thì rất có thể là do VC dùng để khủng bố gây rối loạn. Về sau này, còn có giả thuyết là chất nổ do tình báo Mỹ dùng để gia tăng bất mãn với chinh phủ ông Diệm nhằm tạo điều kiện tâm lý quần chúng thuận lợi cho việc đảo chánh ông Diệm mà bây giờ người ta biết rõ là Mỹ chủ trương.
Luận cứ cho rằng ông Diệm không bị lật đổ thì miền Nam vững mạnh thêm và không mất vào tay CS cũng không hẳn đúng. Bởi vì ông Diệm tuy đã làm cho miền Nam ổn định và phát triển nhanh chóng, nhưng có những sai lầm chính sách quan trọng trong lãnh vực tôn giáo. Chính sách này tuy không thể gọi là chính sách đàn áp Phật giáo, nhưng phân biệt đối xử, biệt đãi Công giáo thì là điều rõ ràng. Nhiều người biết thời đó mọi người được khuyến khích theo Công giáo, ít ra là để giữ chức hay lên chức. Vì thế, lúc đó nẩy ra mấy chữ có tính cách coi thường là “thành phần đạo theo”. Nguyên nhân đơn giản chỉ vì ông Diệm là người sùng đạo trong một gia đình đạo gốc. Tự đáy lòng ông tin rằng muốn chống VC hiệu quả thì chỉ có Công giáo. Bởi vì Công giáo là đạo có tổ chức, có tín đồ đủ niềm tin mạnh mẽ, sẵn sàng chết vì đạo để chống CS vô thần. Phật giáo thì không có tổ chức, và tuy có những tăng ni chống Cộng, nhưng có thể có CS trà trộn đóng vai sư sãi. Và thực tế là có phần như thế.
Ngoài ra thì tuy việc hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu là do TTQ chủ trương, như đã nói với Cao huy Thuần, và hình ảnh trên các phim truyền đi cũng cho thấy có người đổ săng vào TQĐ để đốt, chứ không phải chính TQĐ châm lửa. Nhưng quần chúng chẳng ai để ý đến chi tiết này mà chỉ xúc động vì một nhà sư tự thiêu. Tình hình đã trở thành tồi tệ hơn vì những tuyên bố phi chính trị tạo khó chịu của bà Nhu trong chuyến đi sang Mỹ gọi là “giải độc”, khi gọi chuyện này là “barbecue”, tức là “nướng thịt”.
Hơn nữa còn có những toan tính tranh giành quyền lực của giới chính trị đảng phái, thường trực chỉ trích ông Diệm là gia đình trị. Không mấy ai bình tĩnh mà nghĩ rằng người cầm quyền có toàn quyền chọn lựa nhân sự tin cẩn để dùng. Và không có luật nào cấm kỵ dùng người trong gia đình. Những tranh giành quyền lực này đã biểu hiện ra bằng vụ ném bom dinh Độc lập ( năm 1962) bởi Nguyễn Văn Cử là Đại Việt quốc dân đảng và Phạm phú Quốc là bạn của Cử bị Nguyễn văn Cử lôi kéo, khiến bà Nhu bị thương nhẹ. Trước đó là vụ đảo chính thất bại 11/11/1960 do Vương Văn Đông, Nguyễn Triệu Hồng và Nguyễn chánh Thi thực hiện. Ngoài Nguyễn Triệu Hồng bị trúng đạn chết trong cuộc đảo chính, Vương Văn Đông và Nguyễn chánh Thi trốn sang Cao mên. Muốn cho đầy đủ thì còn phải kể đến những tham vọng quyền lực cũng như những hiềm khích cá nhân dẫn đến những đồn thổi tiêu cực về chính phủ ông Diệm và ông Nhu, bà Nhu. Bắt nguồn từ việc ông Diệm khi bắt đầu làm thủ tướng chỉ có một mình và một số các nhân vật thân cận đếm trên đầu ngón tay, một lực lượng quân sự là Bảo an đoàn chẳng có mấy ngoe, và một số cha xứ trông coi các vùng dân Công giáo di cư. Vi nhu cầu củng cố quyền hành ông Diệm đã phải loại bỏ sự chống đối của nhiều nhân vật giáo phái do Tây lập ra, những tướng tá ít nhiều trung thành với Pháp và cả một hệ thống quan liêu phong kiến của Tây xử dụng để cai trị Sài gòn và miền Nam. Nhìn ra như vậy, thì phải thấy cái khó của ông Diệm ban đầu và hiểu được chính sách biệt đãi Công giáo tiếp theo của ông. Nó đã giúp ông thành công giai đoạn nhưng cũng đã làm ông thất bại. Ông Diệm ra đi có thể là hơi sớm và đáng tiếc, nhưng miền Nam xuống dốc chính là vì những người tiếp nối trách nhiệm không ra chi, mà đầu lãnh trong quân đội cũng như chính trị đều cùng một ruộc. Kể tên ra không ích gì mà làm cho nhiều người buồn phiền không cần thiết. Trong chuyện ông Diệm ra đi, người Mỹ đóng vai trò chủ chốt khuyến khích các tướng lãnh. Tại sao? Trả lời thì sẽ ra ngoài đề cho nên xin để dịp khác.
Bài học kinh nghiệm chung là tôn giáo do con người lập ra để giải quyết các vấn đề tâm linh của con người. Nhưng tôn giáo cũng nhiều phen trong lịch sử thế giới đặc biệt là Tây phương được dùng như những phương tiện chính trị để chiếm đoạt quyền hành, hay khống chế, lũng đoạn, sát hại lẫn nhau. Âu cũng là điều nên suy nghĩ.


Đại Hội Nhạc Trẻ tại sân Hoa Lư, Saigon, vào năm 1971






Ngoai Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nhận định về Tàu Cộng



AMBASSADOR TICHENOR:  Thank you.  Very well said.  In recent weeks, you have also spoken about how the United States has a long, cherished tradition of friendship with the Chinese people, and that’s still so today.  While there are opportunities in the relationship, to be sure, you have also spoken about how the Trump administration and the United States are taking on the challenges from the People’s Republic of China in a way that the time is calling for.
Could you please speak to what those challenges are and how we in the U.S. and our allies across the world who share our values should and must confront these multifaceted challenges from the PRC head on?
SECRETARY POMPEO:  So it’s a complex challenge with China, a challenge that has similarities to what – to challenges America has faced before from authoritarian regimes, but different in material respects as well.  We’ve never had another nation that had five times as many people as we had and an economy that is the scale of what the Chinese had that is interconnected to our economy as ours is with China today.  It is absolutely the case that we have – the people of China are working to make their lives better, and what we’re confronting today is a challenge from the Chinese Communist Party, which has also changed even in the last handful of years and engaged in activity that is deeply inconsistent with not only what I think is best for the world or what America thinks is the best for the world, but inconsistent with what they have promised.
I could tick through a handful of examples.  One country, two systems in Hong Kong – we hope the Chinese will continue to abide by that commitment.  President Xi made a commitment that he wouldn’t put weapons systems in the South China Sea.  He has done so.
So in the first instance, we need the Chinese Communist Party to behave in a way that is consistent with the commitments that they have made, and then we need to make sure that everyone understands the challenges that China presents.  If we are going to all go out and compete in an open, fair, transparent way, American companies will win a lot, French companies will win, Chinese companies win.  That all seems very reasonable and fair, a rules-based commercial trading system, but that’s not what’s been going on for the last decades.
It has been a – they have been a country that’s stolen our stuff, taken intellectual property, forced companies that invested in China to transfer technology.  They are making loans – I use that word loosely – to countries around the world that are unrepayable and then threatening foreclosure for political gain.  They use their state-owned enterprises in ways that deeply subsidize their businesses that are inconsistent with the way both any other country behaves and the way the World Trade Organization permits.
I could go on, and for an awful long time – and I am happy to take some responsibility for this too – America has not done enough, and President Trump has now said we’re going to do this.  We’re going to be candid and honest and transparent, we’re going to work with China where we can, but we’re going to make sure that America addresses each of those challenges in a way that is appropriate.  We could go on for a long time about the efforts that we have underway to do that.


Con Chuột Nhắt Tật Nguyền- Tác giả Hoàng Chính







“Chú mua cây quạt đi chú; mua dùm con...”

Tôi trở về. Hai mươi năm sau tôi mới trở về. Chợ Bến Thành, thời trẻ chưa lần nào ghé qua. Lẩn thẩn thế nào mà lại lạc vào đây. Chắc tại nắng gắt, đôi giầy mòn gót đưa tôi trốn vào đây chăng. Ngoài kia trời trong nhưng oi. Và nắng bong da. Trong này, những chiếc quạt vắt vẻo trên trần ném chút gió ong óng vào khoảng hành lang hẹp.

“Trời nóng, chú mua dùm con cây quạt đi chú.”

Tôi cúi xuống. Một con bé loắt choắt bám lấy chân. Bàn tay chỉ còn ngón cái xùi lên như cái dùi trống, bốn ngón kia dính vào nhau chằng chịt những xớ thịt xám ngắt. Hai cái dùi trống kẹp chắc một chiếc quạt nan. Thấy tôi để ý tới, hai con mắt hạt nhãn lấp lánh những tia vui. Hai cái dùi trống cử động, chiếc quạt mở ra. Hình gì thế này. Tôi không dám nhìn vào đôi hạt nhãn long lanh. Tôi chăm chú vào tranh vẽ trên nền quạt giấy. Con bé mở rồi xếp những nan quạt một cách thiện nghệ như đang làm ảo thuật. Hình gì thế nhỉ. Những nan quạt khép mở. Hình ảnh nhập nhòe. Chùa Một Cột. Đúng là Chùa Một Cột. Vua nào đó nhà họ Lý năm xưa đã có công xây lên ngôi chùa cho hậu thế có cảnh mà vẽ vào những tranh sơn mài, lên những tà áo, vào những chiếc quạt giấy bán rong trên đường phố.

“Chú mua dùm con cây quạt đi chú. Trời nóng chú ơi.”

Thì trời nóng. Cũng may mà ban nãy còn có những cơn mưa bóng mây. Tôi rờ rẫm những nan quạt mỏng như giấy. Tôi chần chừ. Sẽ làm gì với cái quạt mỏng như đồ chơi thế này. Tôi không nhìn Chùa Một Cột nữa. Khẽ đẩy con bé sang một bên, tôi dợm bước. Con bé lẻo mép; con chuột nhắt tật nguyền lẵng nhẵng đi theo tôi.

“Chú ơi!”

Tôi bước chậm lại, “Bao nhiêu?”

“Mười lăm ngàn chú ơi.”

Tôi chớp mắt, đếm thầm. Mười lăm ngàn tiền Việt Nam là bao nhiêu tiền Canada nhỉ. Một trăm đồng Canada hôm qua đổi được một triệu mốt tiền Việt Nam. Vậy thì mười lăm ngàn tiền Việt Nam là bao nhiêu tiền Canada. Tôi dốt toán từ hồi còn đi học. Ông thầy toán gọi lên bảng hai đứa học trò, một trai một gái. Vạch phấn trắng ngăn đôi cái bảng đen. Biên giới thọ thọ bất thân. Một đề toán chung.

“Mua dùm con nghe chú.”

Con mắt hạt nhãn long lanh. Bao nhiêu tuổi mà bé như con chuột nhắt. Đã thế lại còn tật nguyền. Tôi không dám nhìn vào đôi hạt nhãn long lanh. Để chú tính cái đã. Tôi lầm thầm. Chung một đề toán. Đứa con trai và đứa con gái. Thầy đọc cái đề. Hai đứa cùng giải trên bảng, trước mặt bàn dân thiên hạ. Cả lớp hồi hộp. Chỉ sai một cái dấu là bàn tay của ông thầy chắc như cái vồ vỗ lên lưng rát bỏng. Con trai thì như vậy. Con gái, thầy đánh lên mông. Chắc cũng rát bỏng. Tôi chưa có dịp hỏi bất kỳ cô bạn học nào đã từng bị thầy đánh xem có rát như cái vỗ lên lưng những đứa học trò con trai ốm o xương cốt.

“Chú mua dùm con.” Con chuột nhắt nhắc nhở, cái quạt nan mở ra, đóng lại. Hình ảnh Chùa Một Cột nhập nhoè như khung cảnh trên màn ảnh lúc đoạn phim sắp đứt. “Có mười lăm ngàn, chú ơi. Chưa tới một đô Mỹ mà chú, mua dùm con đi chú.”

Tôi nhìn quanh. Một cô bán hàng nhìn tôi, cười. Quầy hàng thời trang phụ nữ. Tôi biết nhờ hàng chữ Shop Thời Trang vằn vèo trên tấm bảng chữ nhật treo ở lối vào. Những chiếc áo ngực ren đen đung đưa mỗi lần chiếc quạt máy xoay qua, ném cho một vụn gió.

“Chưa tới một đô Mỹ mà chú,” con chuột nhắt tội nghiệp léo nhéo bên tai. Hai cái dùi trống cặp chiếc quạt nan, dúi vào tay tôi.

Tôi liếc nhìn cô bán hàng. Nụ cười vẫn còn đó. Cái mụn ruồi nhảy nhót trên cánh môi trái. Chắc cô cười tôi dốt toán. Ngày xưa mà như vậy, bàn tay thầy đã vỗ vào lưng. Rát bỏng.

Tôi bối rối luồn bàn tay vào túi quần, mò mẫm từng tờ giấy mềm nhũn. Tờ giấy bạc nhỏ nhất là tờ hai chục ngàn. Tôi rút ra một tờ. Giấy hai chục ngàn màu xanh. Tia sáng nào lấp lánh trong đôi mắt trẻ thơ. Con chuột nhắt kẹp cái quạt nan vào nách, để bàn tay dùi trống thọc vào cái túi ni-lông nhàu nát.

“Để con thối tiền cho chú.”

“Khỏi.”

“Khỏi hả chú?” Con chuột nhắt ngơ ngác.

“Khỏi thối tiền.”

“Dạ, cảm ơn chú.” Con chuột nhắt dúi chiếc quạt nan vào tay tôi.

Tôi khẽ đẩy nó ra, “Khỏi.”

“Sao vậy chú?” Mây mù chợt giăng trong con mắt trẻ thơ. Chút sợ hãi thất thần. Bé con, không bán được món hàng, tối về có được ăn cơm không? Tôi thầm nghĩ.

“Giữ dùm chú.”

Tôi đẩy nhẹ con chuột nhắt qua một bên. Chiều rồi. Tôi còn bao nhiêu chỗ phải đi. Nghĩ cũng buồn cười. Ngày xưa ở Sài Gòn hai mươi mấy năm trời mà chưa một lần bước chân vào chợ Bến Thành. Bây giờ thì ghé thăm cứ như là khách lạ.

“Chú ơi!”

Gì nữa đây, con bé lẵng nhẵng này.

“Không mua nữa mà!”

“Hỏng có,” con chuột nhắt nhanh nhảu.

“Vậy cháu muốn gì?” Tôi vừa hỏi vừa liếc cô gái trong quầy 
hàng quần áo thời trang phụ nữ. Bao nhiêu áo quần xanh xanh, đỏ đỏ. Bao nhiêu là áo nịt ngực ren trắng trắng, đen đen. Cái mụn ruồi trên khóe môi lăng xăng khóe cười.

“Con giữ dùm chú rồi biết chú ở đâu mà trả.” Con chuột nhắt liến thoắng cái miệng.

“Khỏi trả.”

“Khỏi trả hả chú?”

“Khỏi.”

Con bé cười và xoay người lẩn thật nhanh vào đám đông. Bây giờ tôi mới nhận ra cái đầu tóc rối bù, chiếc áo vải hoa lòe loẹt rộng thùng thình có miếng vá hình vuông màu tím to như bàn tay sau lưng. Con chuột nhắt mang trên lưng khoảnh vườn có hoa tím nở giữa loài hoa dại.

“Mua quần áo đi anh.”

Tiếng cô gái trong quầy hàng thời trang phụ nữ vọng ra. Cái giọng đăng đắng vị cà phê pha đặm làm những bước chân người đàn ông sựng lại.

Người đàn ông nhìn những chiếc áo ngực ren đen, “Tôi đâu mặc được những thứ này.”

Cô gái uốn éo thân người, luồn lách giữa những sạp quần áo, thoăn thoắt bước về phía người đàn ông. Những bước chân nhún nhảy. Chiếc mụn ruồi rung nhẹ như giọt nước lăn tăn. Mái tóc buông vào không gian lâng lâng mùi vải mới quyện chút hồ thơm tho như trang vở người học trò buổi đầu niên khóa.

“Thì mua cho bạn gái.”

Người đàn ông lúc lắc cái đầu. Những quầy hàng sặc sỡ vải vóc xoay vòng vòng. Tôi thấy chóng mặt. Thì ra người đàn ông là tôi. Tôi ngúc ngắc cái đầu. Bạn gái. Tôi có bạn gái không nhỉ. Anh đi bao lâu. Người con gái nào hỏi thế lúc đi với tôi ra phòng bán vé trung tâm dịch vụ du lịch. Biết có an toàn không mà đi. Ánh mắt nào ngại ngần. Ánh mắt người con gái. Ánh mắt theo tôi tới tận chốn này.

“Mua quần bò này đi anh.” Cô gái vung vẩy ống chiếc quần jeans xanh nhạt treo trên sợi dây dăng ngang trần hàng quán, “Mua cho bạn gái đi anh.”

Nhớ cẩn thận. Người con gái nào bên kia đại dương đã dặndò như thế.

“Em nghĩ size này vừa chị ấy đó anh.”

Cô gái tháo hẳn chiếc quần jeans từ cái móc treo trên trần xuống. Cái size của người con gái ấy thế nào nhỉ. Cái người đã dặn dò tôi ấy mà. Tôi ngẫm nghĩ. Chiếc quạt trần ném ra những vuông gió mỏng mảnh. Những vuông gió mỏng mảnh đẩy đưa những chiếc bọc ni-lông loạt xoạt.

Cô gái bán hàng nhìn lướt những mặt hàng trên sạp, bốc lên một món và nhanh nhẹn gỡ chiếc áo ngực ren đen ra khỏi cái bọc nhựa. Và một tay mảnh áo ngực một tay chiếc quần jeans, cô ướm hai thứ ấy lên ngực tôi. Tôi đứng sát quầy hàng, không còn chỗ nào để tháo lui. Mùi vải mới nồng nàn. Cô dựa sát người tôi. Cái đầu có những sợi tóc ngã màu vàng nâu. Mái tóc nồng mùi thứ dầu thơm lạ lẫm. Những sợi tóc chạm nhẹ lên má tôi.

“Em cũng cao bằng chị ấy phải không nào? Để em thử dùm chị ấy nhé.”

Tôi lắp bắp. Tôi nghe tôi nói gì đó. Cũng có thể tôi chẳng nói gì. Chỉ có những lời lao xao trong đầu. Và môi tôi mấp máy.
“Anh coi cửa tiệm dùm em, em thử mấy thứ này cho anh xem.”
Cô gái quay mặt thoăn thoắt bước đi. Chiếc bóng thon gọn ấy mất hút sau bức vách. Tiếng soạt của chiếc màn vải thô kéo ngang, che kín cái khoảng vuông hẹp tối tăm. Tôi đứng ngẩn ra đó. Tôi bối rối nhìn quanh. Vài người khách đi qua, nhìn những món hàng gói trong giấy bóng kính xếp cạnh nhau trên mặt quầy hàng. Tôi trở thành kẻ canh giữ quầy hàng. “Cái áo này bao nhiêu vậy chú?” Giọng một người đàn bà. Tôi bối rối. “Hả chú?” Tôi lúng túng. Tôi nói, “Hình như có ghi giá ngoài cái bọc mà chị.” Người đàn bà cầm chiếc áo gói trong bọc giấy bóng kính lên, lật qua, lật lại, chăm chú nhìn. Rồi người đàn bà đặt món hàng xuống. “Mắc thấy mụ nội!” Và vùng vằng bước đi.

Chiếc màn cửa lay động. Cô bán hàng bước ra. Ngực đầy. Mông cũng đầy và cặp chân thon. Cái áo ngực ren đen bên dưới chiếc áo thun trắng và chiếc quần jeans màu xanh nước biển ôm gọn thân hình.

“Vừa khít đó anh.” Cô nói, giọng reo vui.

Tôi nhìn. Tôi không biết nói gì. Về bên đó, nhớ cẩn thận. 

Người con gái nào dặn dò như thế lúc đưa tôi ra phi trường.

“Anh mua cho bạn gái nhé,” cô gái nhắc.

Tôi gật đầu. Tôi biết làm gì khác hơn là gật đầu. Chiếc áo ngực ren đen vun đầy hai đồi ngực. Chiếc quần Jeans tô đặm những đường nét hình học không gian thời trung học. Cô gái tung tăng bước vào cái khung hẹp góc quán. Tiếng loạt xoạt lại vang lên lẫn trong tiếng còi xe ngoài phố.

“Anh ấy ơi.” Từ trong góc hẹp, tiếng cô gái vọng ra. Tôi giật mình. Ở đây ngoài tôi ra đâu còn ai khác. Chắc anh ấy là tôi. Tôi nhìn quanh để trấn an tôi, và tôi lầm lũi bước về phía cái khoảng hẹp hình vuông ở góc quán. Tôi đứng lại ở lằn vạch vô hình. Tôi đếm những bông hoa vàng trên tấm màn màu tím. Những bông hoa làm tôi hoa cả mắt. Chợt tấm màn bị gạt qua một bên. Cô gái chỉ cho tôi cái móc gài trước ngực trên mảnh áo ngực ren đen đang ôm cứng hai bộ ngực trắng như ngọc thạch. Tôi dán mắt vào nốt ruồi son. Nốt ruồi son tròn như đồng hai mươi lăm xu Xứ Tuyết, trên cái vòm cong bên trái. Gần chỗ của trái tim.

Nốt ruồi son không biết nhảy nhót như nốt ruồi trên cánh môi trái, nhưng biết phập phồng theo nhịp đập trái tim.

“Em quên nói anh là loại áo ngực của Hồng Kông gài móc phía trước chứ không phải ở phía sau như loại áo ngày xưa. Nhớ nói chị ấy...”

Tôi chớp mắt. Tôi gật đầu lí nhí cảm ơn. Và tôi vội vã xoay người len lỏi giữa những sạp hàng, bước ra phía trước. Bởi cô gái vừa bắt đầu gỡ chiếc áo ngực ấy ra khỏi khung da thịt bán thân màu cẩm thạch chói chang mắt nhìn.

“Anh mua luôn một cặp cho chị ấy nhé,” cô gái thuyết phục.

Tôi vội vã gật đầu.

Xếp gọn ghẽ chiếc áo ngực ren đen, cẩn thận nhét vào trong cái bọc ni-lông, chung với hai chiếc quần jeans, cô gái giúi gói hàng vào tay tôi. Chiếc mụn ruồi lại nhảy nhót trên cánh môi, “Em đã thử kỹ rồi đấy, chắc chắn là vừa với chị ấy.”

Ra tới đầu con phố, tay ôm chắc gói hàng có hai chiếc quần jeans và hai chiếc áo ngực ren màu đen, tôi cố nhớ lại xem mình có bạn gái hay không. Nốt ruồi son theo tôi suốt quãng đường. Nốt ruồi son lượn lờ như cánh diều giữa vùng trời lộng gió.

Về tới khách sạn tôi vẫn nghĩ không ra tên cái người mà mình sẽ đem hai chiếc áo ngực ren đen và cái quần jeans này về làm quà. Và lúc trả tiền tôi cũng quên hỏi giá cả bao nhiêu. Và hình như lúc tôi trả tiền cô bán hàng đòi đô Mỹ, tôi nhớ đoạn này bởi lúc nhìn những đồng tiền Canada, cô ấy hỏi tiền nước nào vậy anh.

Tôi mở khóa, đẩy cánh cửa, luồn nhanh vào phòng để tránh cái nóng hừng hực ngoài hành lang. Tôi quăng cái bọc có hai chiếc quần jeans và đôi áo ngực ren đen xuống giường. Tôi gỡ bỏ áo quần như kẻ vừa ngã vào vũng hóa chất độc hại tháo bỏ lớp da. Mồ hôi dán vải áo lên lưng tôi. Tôi lột, tôi gỡ, tôi tháo cuống cuồng. Tôi mở vòi nước lạnh. Tôi bước ngay vào giữa cơn mưa phùn lạnh toát. Cái lạnh nhắc nhớ những ngày mùa đông Xứ Tuyết. Cái lạnh nhắc nhớ những chuyến đón đưa nghiêng ngả trong bão tuyết. Hình như có một người con gái yêu tôi. Tôi đoán vậy.

Đêm xuống vội. Tôi mở tất cả những ngọn đèn trong phòng khách sạn. Tôi vặn máy điều hòa không khí tối đa. Tôi đứng bên cửa sổ nhìn xuống phố phường bên dưới. Muộn lắm rồi nhưng đường phố vẫn náo nhiệt người qua lại và tiếng còi xe vẫn láo nháo liên hồi. Tôi mở ti vi. Đang có chương trình đố vui gì đó. Người dẫn chương trình đặt câu hỏi. Một bé gái ngập ngừng câu trả lời. Khán giả vỗ tay rào rào. Người dẫn chương trình gật gù, tay xua tới tấp như đuổi ruồi. “Đáp án của em chỉ đúng một nửa.” Tôi nghểnh cổ nhìn. Người này đặt câu hỏi, người kia trả lời. Sao lại có án với lệnh gì ở đây. Mãi tôi mới ngộ ra. Ý anh ta muốn nói: Câu trả lời của em đúng một nửa.

Chán! Tôi tắt ti vi. Tôi nằm dài ra giường, dỗ giấc. Giờ này ở xứ sở bên kia trái đất đang là trưa mùa hạ, và đang có một người ngồi đếm thời gian.

Mà người đó có thật hay chỉ là tôi tưởng tượng ra đấy thôi.

Bất chợt ánh sáng tan biến. Những bóng đèn tối mù. Tiếng rì rầm của máy lạnh tắt ngấm. Cúp điện mất rồi. Tôi nói một mình. Tôi nhổm dậy, ngóng qua cửa sổ. Đường phố bên dưới chỗ sáng, chỗ tối đan vào nhau. Ánh đèn xe kẻ vạch trên mặt nhựa. Tôi trở về giường. Tôi thả tôi xuống mặt nệm. Xuôi tay, xuôi chân. Làm gì được bây giờ. Cố giỗ giấc. Mai còn nhiều việc phải làm. Tôi nhìn đăm đăm khoảng trần nhà lờ mờ ánh đèn chiếu lên từ dưới phố. Tôi tỉnh táo như thể đã uống hàng chục ly cà phê pha đặm. Tôi nhắm chặt hai mắt. Phố phường vẫn nhộn nhịp. Những ngã tư đường vẫn rõ nét trong trí tưởng. Những quầy hàng vẫn tràn xuống mặt đường. Những người gánh hàng rong vẫn mắt trước mắt sau. Những bàn tay vẫn tua tủa mọc lên như những cành khẳng khiu. Những tấm vé số vẫn xòe ra như chùm lá đầu cành. Những gã áo quần nửa công an nửa dân thường vẫn lom lom con mắt sắc. Con chuột nhắt vẫn có những ngón tay xùi lên như dùi trống. Cái mụn ruồi vẫn tinh nghịch nhảy nhót. Nốt ruồi son vẫn nôn nóng phập phồng.

Tôi ngồi bật dậy, tháo tung gói hàng. Tôi chọn cái áo ngực ren đen. Tôi úp hai dốc đồi lên hai con mắt khô lạnh. Tôi nhắm mắt dỗ dành giấc ngủ. Tôi bơi lội lặng lờ như con cá an phận trong khung lưới ren đen. Mùi vải mới thơm non. Mùi vải mới gây gây, lạ lẫm. Nốt ruồi son nhún nhẩy. Nốt ruồi son nhòe nhẹt như giọt mực loang lổ dưới mưa.

Chợt, con ruồi, con muỗi, con dán, con chuột nào đó bò lên cổ tôi. Tôi ngồi bật dậy. Sợi dây chiếc áo ngực ren đen vướng ở vành tai. Tôi vuốt mặt, vuốt cổ. Chỉ là những dòng chảy ngoằn ngoèo của mồ hôi. Ngứa ngáy, nhột nhạt.

Tôi bò dậy, đứng bên cửa sổ đón chút gió. Con phố mịt mù bên dưới. Vài bóng người lướt đi dưới những lùm cây. Cái đồng hồ ở đầu giường mất điện nên không còn chỉ giờ. 

Dường như tôi đã ngủ được ít nhiều bởi dưới kia phố đã vắng xe cộ. Tôi chùi những giọt mồ hôi đang từ thái dương bò xuống cằm. Biết vậy hồi chiều đừng trả lại chiếc quạt nan cho con chuột nhắt tật nguyền.

Cơn khát sấy khô cổ họng. Chắc phải mò xuống phố kiếm thứ gì ăn. Hay kiếm cái gì đó uống. Nơi này chắc không có giờ giới nghiêm.

Tôi thả bộ đi dài con phố. Hơi nóng vắt lên vai nặng trĩu. Tôi nhìn quanh bóng tối. Những khung cửa sắt đóng kín. Tiếng cười rúc rích trên vỉa hè. Tiếng chửi thề lanh lảnh của đứa con gái nào đó vang vọng trong đêm. Tôi đảo mắt nhìn quanh. Tôi nhớ hồi chiều bắt gặp một xe bán đủ loại nước giải khát trên khúc đường này. Tôi cần một thứ gì đó vừa lạnh vừa ngọt. Tiếng con mèo nào đó gào vang đêm vắng từ một ngõ hẻm tôi vừa đi qua. Tôi rảo bước trên vỉa hè lam nham những mảnh gạch vỡ. Những giấy vụn, những lon nước, những ống hút bằng nhựa lao xao dưới gót giầy. Tôi vướng vào một chiếc dép đứt quai ai đó quăng trên lề đường.

“Mua quạt hông chú? Trời nóng, chú ơi.”

Giọng nói quen vọng ra từ xó tối. Tôi bật người quay lại. Trong cái xó tối tăm bên lề đường, tôi thấy một đống người lúc nhúc vắt lên nhau. Như những con chó nhỏ trong cái ổ của một lứa mới lọt lòng mẹ. Một cái bóng mọc lên từ cái ổ chó con ấy. Hai ba giờ sáng rồi mà ổ chó con còn thức. Tôi thầm nghĩ.

Con bé chạy nhanh đến bên tôi. Cái đầu tóc rối bù, chiếc áo vải hoa rộng thùng thình. Chiếc quạt nan xòe ra thật điệu nghệ. Hệt như người ta làm ảo thuật. Tôi ngỡ ngàng nhìn nó. Những ngón tay xùi lên như cái dùi trống.

“Mua dùm con cây quạt đi chú.”

Hai con mắt long lanh trong bóng đêm. Hai con mắt đẹp. Hai con mắt lôi xềch xệch tôi về cái thời thơ ấu. Những dùi trống sần sùi khép mở thật nhanh những nan quạt. Chùa Một Cột nhấp nhóa ánh đèn đường. Tôi không dám nhìn lâu vào hai con mắt ấy. Nhưng tôi dám chắc không đôi mắt của bất kỳ hoa hậu Việt Nam nào đẹp bằng đôi mắt con chuột nhắt tật nguyền trên đường phố của một Sài Gòn đã cũ ấy. Ánh mắt ấy tỏa sáng những khung hình một thiếu nữ. Không còn chiếc áo vải hoa rộng thùng thình có miếng vá hình vuông màu tím to như bàn tay ở sau lưng, không còn ngón tay dùi trống. Một thiếu nữ tươi cười của buổi lễ tốt nghiệp nào đó, trong một trường đại học nào đó, ở một tương lai nào đó. Như ở xứ sở đang cưu mang tôi chẳng hạn.

“Cháu thích Canada không?” Kẻ nào đó trong tôi buột miệng.

“Chú nói chi con hổng hiểu.” Con bé tròn xoe con mắt, hỏi.

Tôi giật mình. Và tôi lắc đầu quầy quậy.

“Không có chi, Ơ... Bán cho chú một cái quạt.”

Con chuột nhắt chợt reo lên mừng rỡ, “À, con nhớ rồi, hồi chiều chú nhờ con giữ dùm cây quạt...”



Chờ ông chủ tiệm vịt quay ở Lạng Sơn trã lời trước công luận







“Những mảng xương và những món đồ cá nhân của họ đã được thu thập, tất cả hài cốt đã trộn lẫn vào nhau để có thể đưa vào trong một quan tài và được chuyển đến Bankok, Thái Lan. Những quân nhân Mỹ đã được xác định danh tính bằng phương pháp thử nghiệm DNA và được an táng chu đáo".


“Thế nhưng đối với những người lính VNCH vì họ không có tên trong bản kê khai trên chuyến bay nên vào năm 1986 hài cốt của họ được gửi tới phòng thí nghiệm POW/MIA ở Hawaii và đã được cất giữ tại đó suốt 33 năm qua.


“Đã hai lần nhà cầm quyền Hà Nội từ chối nhận những hài cốt này để an táng tại Việt Nam, và vì họ cũng không phải là công dân hay quân nhân Hoa Kỳ nên cũng không có cách nào khác để vinh danh và chôn cất họ tại Hoa Kỳ.”


“Họ là những người lính vô danh và thực sự là những người vô tổ quốc sau khi họ đã chiến đấu và hy sinh cho một đất nước mà hiện nay đã không còn.”


“Chúng ta có thể không bao giờ biết những hài cốt này là ai, chỉ biết họ là những đồng minh của chúng ta.” 


Thưa các ông Jim Webb,  Richard Spencer, Thomas J. Umberg, “Họ là những người lính vô danh và thực sự là những người vô tổ quốc sau khi họ đã chiến đấu và hy sinh cho một đất nước mà hiện nay đã không còn.” Chúng tôi thật là đau đớn.


Thượng nghị sĩ Jim Webb đã hai lần gặp Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc, hai lần ông đưa ra đề nghị an táng 81 hài cốt ở Việt Nam (có lẽ ở Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa), nhưng bị từ chối. Vì sao chính phủ Việt Nam từ chối?