khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2020

Con Bênh Bố ?





Chồng già vợ trẻ là "duyên 3 đời" - Tác giả Nguyễn thị Cỏ May

 

Người xưa thường nói «Chồng già vợ trẻ là tiên, Vợ già chồng trẻ là duyên 3 đời» . Nhưng trong trường hợp cặp uyên ương Marc Lavoine và Line Papin, tưởng nên nói lại «Chồng già vợ trẻ là duyên 3 đời» mới hợp .

Đúng vậy. Vì họ yêu nhau hết mình . Không ai thấy có sự chênh lệch tuổi tác. Chàng rể trong ngày cưới ở Paris V, được Bà Thị trưởng Paris vừa tái đắc cử làm lễ, một vinh hạnh lớn, tuyên bố với báo chì «Tôi đã ném qua cửa sổ tuổi tác của ông và cả của cô dâu để cả hai chỉ biết sống cho tình yêu và hạnh phúc lứa đôi».

Trong thực tế, ngay như ở Pháp, không phải không có  nhiều cặp "đôi đũa lệch" như vậy. Những cặp này rất hạnh phúc bằng tình yêu chân thật của mình. Bởi họ từ hai người xa lạ mà yêu nhau là nhờ «duyên», nhưng đến được với nhau, thành vợ thành chồng phải là «phận» 3 đời .

Gần đây, ông cụu Tổng thống  François Mitterrand có bà vợ 2, Bà Anne Pingeot, nhỏ hơn ông 27 tuổi.

Vì đã đổi câu ca dao xưa mà chắc ông bà không chịu, nên phải xin trả lại cho cặp uyên ương đang ngự trị nước Pháp hiện nay, ông Tổng thống Emmanuel Macron «Vợ già, chồng trẻ là duyên 3 đời» . Ông chỉ kém bà có 24 tuổi. Nhỏ tuổi hơn con của bà. Bà vô cùng hài lòng làm Đệ I  Phu nhơn và thường tìm cơ hội xuất hiện trên truyền thông hay công chúng.

Trong tình yêu, hai người càng khác biệt càng dễ thu hút, bù trừ cho nhau để đối phương tự hoàn thiện hơn. Vợ lớn tuổi sẽ điềm đạm, dịu dàng, đảm đang, như người mẹ, không giận dỗi vì những điều nhỏ nhặt. Bà ấy giúp người đàn ông trẻ con muốn trưởng thành, mà mạnh mẽ hơn, để che chở và bảo vệ cho người vợ gìà mà mình yêu bằng cả tấm lòng. Đàn ông trẻ mang đến những cảm xúc mới mẻ, nhiệt huyết, giúp bà vợ già luôn cảm thấy ấm áp và trẻ trung. Anh giống như nắng ấm an nhiên, em có thể bình yên dựa vào, lúc nào cũng có thể mỉm cười hạnh phúc.

Vả lại chẳng có quy luật nào cho một cuộc hôn nhân. Muốn bền vững và hạnh phúc, điều này phải xuất phát từ cả hai phía. Vì vậy “chồng già vợ trẻ là tiên, “vợ già chồng trẻ là duyên ba đời”!

Cái đẹp là họ yêu nhau và kết hôn thành vợ chồng, trước luật pháp và trước họ hàng . Trong lúc đó, cũng là Tổng thống Cộng hòa Pháp, ông François Hollande, chỉ yêu và lấy -lấy nhưng không biết có yêu hay không ? Và yêu tới đâu?- đặc biệt là không bao giờ làm đám cưới. Thế mà cũng dám đem vào Điện Élysée để bà ấy tự lập  Đệ I  Phu nhơn của nước Pháp. Ghê thật! Nhưng Hollande vốn là dân chơi nhà nghề nên từ dinh Élysée, đêm xuống, trùm mặt tuy lúc đó chưa có coronavirus, lái moto một mình đi bắt trộm mèo. Truyện đổ bể, Tổng thống bèn nhờ AFP loan tin Tổng thống từ nay «bye bye em» Đệ  I  Phu nhơn . Và em đành rời khỏi ghế Đệ I Phu nhơn, không kèng không trống !

Chuyện tình giựt gân hay gay cấn của giới lãnh đạo quốc gia chỉ có xảy ra ở Pháp vì «Pháp là nước trước kia có vua, nên ông Tổng thống có nhiều vợ hay nhiều bồ là chuyện bình thường». Như lời Bà Tổng trưởng Tư Pháp thời Mitterrand trả lời báo chí.

 

Line Papin và Marc Lavoine

Nhà báo Christine Ferniot (ngày 15/07/20) giới thiệu «Line Papin là nhà văn nữ đáng chú ý trong kỳ khai giảng mùa văn học năm nay (2016)».

Quyển sách đầu tiên của Line là «L' Éveil» do nhà Stock xuất bản năm 2016, 256 trang, được giải thưởng «Thiên chức» (Prix de la Vocation) và tiếp theo, được giải thưởng «Cành Dương liễu Xanh» (Prix des Lauriers Verts). Năm đó, Line mới 21 tuổi. Tiếp theo, «Toni» và «Les os des filles» lần lược được xuất bản.

L' Éveil ra đời lúc Line mới 21 tuổi nhưng sách đã cho thấy sự trưởng  thành chính chắn của tác giả. Thật xuất thần !

Line sanh ở Hà Nội, mẹ là người Hà Nội, cha là người Pháp, sử gia chuyên về Việt Nam, Khoa trưởng Lịch sử Trường  Pratique des Hautes Etudes, Paris.

Lúc nhỏ ở Hà Nội, Line thường vào Thư viện khu phố đọc sách. Trước cha mẹ, cô đọc sách của cô. Khi một mình, Line say mê đọc thơ, tiểu thuyết cổ điển, những tác phẩm cận đại. Line có thể kể về Valéry Larbaud (nhà thơ, tiểu thuyết gia, nhà bình luận, dịch thuật của Pháp) trong lúc các cô  gái cùng lứa tuồi thì mê đọc Harry Potter. Có lẽ vì vây mà Line sớm thành người lớn.

Năm 10 tuổi, Line cùng cha mẹ qua Pháp sống. Giữa cảnh nên thơ của khu phố Paris, cô cơ hồ như quên hẳn Hà nội . Bổng những mùi thơm quyến rủ của hoa, cái nóng ẩm ướt của Việt nam hâm nóng ký ức của cô.  Những cảm xúc đó làm chất liệu cho quyển sách đầu tay của cô về tình yêu và sức hấp dẫn của sách .

Vế học vấn, Line học văn chương và lịch sử nghệ thuật.

Trước khi hoàn chỉnh tác phẩm, Line trở về Hà Nội một mình để tim lại kỷ niệm, những vết tích xưa . Nhưng tất cả đã thay đổ . Ngôi nhà cũ và khu phố đều bị san bằng. Line thất vọng thốt lên «Việt nam của tôi đã không còn nữa»!

Còn Marc Lavoine ? Marc sanh năm 1962, con một nhơn viên Buu điện, cộng sản và vô thần và mẹ làm thư ký, theo công  giáo.

Học Trung học kỹ thuật về nghề in, chuyên đóng sách mạ chữ vàng. Marc vẫn luôn luôn mê hài kịch và ca hát. Có lẽ do ảnh hưởng cha thích thổi kèn nhạc jazz, mẹ mơ làm vũ nữ.

Bỏ học năm 16 tuổi, Marc bắt đầu viết bài hát. Lên Paris sanh sống, Marc tìm cách xin vào làm ca kịch. Một cô bạn tìm cho chàng một việc làm soát vé và dẫn khán giả vào chỗ ngồi ở rạp Olympia ở Paris. Và cũng từ đây, Marc được giới thiệu lao hẳn vào ca kịch.

Marc ăn khách nhờ có giọng nói truyền cảm dễ làm rung động lòng người.

Nay thì Marc đã thành danh là ca sĩ, kịch sĩ, ký giả và sống thật sự bằng những đam mê này.

 

Đám cưới Line và Marc 

Hôm 25 tháng 7 vừa qua, Bà Anne Hidalgo, Thị trưởng Paris vừa tái đắc cử hôm cuối tháng 6, tới Tòa Thị xã Quận V làm đám cưới cho ca sĩ Marc Lavoine và nữ tiểu thuyết gia Line Papin. Lễ cưới hành chánh xong, Bà Thị trưởng nhìn tân lang và tân giai nhơn, niềm nở tuyên bố «Marc và Line là 2 người rất đẹp mà tôi yêu quí và ca ngợi».

Bà Thị trưởng thuộc đảng Xã hội chủ nghĩa nên làm đám cưới cho người khác mà không bao giờ làm đám cưới cho chính mình. Chị bắt bồ và nghe nói đã từng là bồ với ông cựu Tổng thống xã hội chủ nghĩa François Hollande.

Đám cưới của Line và Marc diễn ra thât đẹp, thật ấm cúng, chỉ có vài người trong gia đình của 2 bên và nhơn viên nhà xuất bản của cô dâu có mặt để làm chứng ký hôn thú.

Ngoài ra có 2 ký giả của tuần báo Paris Match, nhiếp ảnh gia Fred Meylan và phóng viên Arthur Loustalot đặc biệt được tham dự. Điều trùng hợp, không biết tự nhiên hay có chủ ý, cũng chính tuần báo này trước đây đã được ông Mitterrand chọn để cho phổ biến câu chuyện tình «Năm anh 27, em sanh ra đời» thầm kín của ông với bà Anne Pingeot?

Quên tuổi tác sai biệt, chàng và nàng chỉ biết yêu nhau mãi mãi và cho mãi mãi. Còn nữa. Họ còn nói với nhau những lời yêu nhau, không biết  cạn lời ! 

Theo tập quán, Marc không có quyền thấy áo cưới của cô dâu trước ngày J. Áo của Line do nhà thời trang Delphine Manivet ở Paris thực hiện.   

Được cưới người đẹp Line, Marc Lavoine chắc chắn không phải chỉ vì đã ném qua cửa sổ tuổi tác mà thôi .Theo đương sự kể lại, chàng đã 3 lần cầu hôn mới thành công. Lần đầu tiên trong xe taxi, lần thứ nhì, thưa với cha mẹ của Line. Nhưng phải tới lần thứ ba, một hôm trước bạn bè, chàng bèn quì xuống đất, chấp tay, cung kính cầu xin nàng chấp thuận lời cầu hôn.

Tưởng đây cũng đánh làm bài học cho những anh chàng cầu hôn gặp khó khăn mà đem áp dụng.

Mối tình của Marc và Line rất đẹp kéo dài suốt hai năm đến khi đám cưới.  Thật ra Marc bị cú sét ái tình tuy trước đó, anh đã có 2 đời vợ và có 2 dòng con. Con dòng trước nay khá lớn. Khi nói «Chồng già vợ trẻ la duyên ba đời», theo một cách suy diễn nào đó, nghĩ cũng đúng với trường hợp của Marc vì đây là mối duyên thứ ba. Mà đúng là duyên với cái ý nghĩa đẹp của nó. 

Tháng 10/2016, trên chương trình «Carte blanche» của đài France Inter do Marc điều hành, Line được mời tới để nói về quyển sách đầu tay  « L' Éveil » của cô vì Marc đã đọc kỹ tác phẩm  và say mê chuyện kể trong sách. Phải nói lúc bấy giờ, Marc đâ si tình tác giả. Yêu người qua văn chương. Thật đẹp. Thật lãng mạn ! 

Tình của văn nhân và nghệ sĩ có khác.

Line nói chuyện xong về quyển sách của mình nhưng nàng lại không ra về ngay. Cố ý nán lại để nói chuyện thêm với nhà báo. Marc đã không chịu nổi cú sét sau khi đọc truyện thì nay Line cũng khó xa lạ với giọng nói nhiệt tình, truyền cảm mạnh liệt của ca sĩ, kịch sĩ và ký giả.

Họ yêu nhau một phần họ cùng cảm thông với nhau về quá khứ của họ mà nay họ không được sống nơi đó. Line mất Hà Nội năm 10 tuổi. Marc mất Algérie. Hai xứ như hai chị em song sinh của Pháp thuộc địa. Nhưng Marc về lại quê hương của cha và mẹ. Còn Line mất hẳn quê Mẹ. Cả kỷ niệm xưa cũng không còn.

Sau thời gian ngắn sống ở Paris, Line bị chứng bịnh nguy hiểm là «chán ăn» (anorexie) nhưng may mắn, Line đã  vượt qua được, nên trong ngày cưới, Marc nói «Tôi sẽ đem lại hạnh phúc cho người mất gốc và sống còn qua chứng chán ăn» . Nay họ cưới nhau còn có ý nghĩa cùng nhau xây dựng lại : quá khứ của 2 gia đình đã mất làm một !

Đám cưới tổ chức trong vòng thân mật và gia đình nhưng cũng rất giới hạn vì mùa dịch vũ hán. Mọi người bỗng cảm thấy xúc động khi cùng nghe một tiếng nói ngắn gọn «Oui» (Đồng ý) . Tiếng vỗ tay nhẹ nhàng cất lên sau câu «Tôi tuyên bố 2 người là … » . Hai gia đình và cả mọi người có mặt siết tay nhau làm thành một vòng tròn tình thân.

Trước Tòa Thị xã Quận V là Văn miếu Panthéon ; nơi đây hai năm trước họ lần đầu tiên trao nhau cái hôn tình yêu.

"Xinomics", chủ nghĩa tư bản nhà nước kiểu mới của Tập Cận Bình





Phát hiện coronavirus trên sản phẩm đông lạnh và bao bì

 

Tàu Cộng phát hiện coronavirus trên thực phẩm đông lạnh, New Zealand xuất hiện những ca nhiễm không rõ nguồn gốc nghi ngờ từ bao bì hàng hóa, điều này càng dấy lên nghi vấn một khả năng lây nhiễm COVID-19 mới.

Cánh gà đông lạnh được nhập khẩu từ Brazil, còn các mẫu bao bì có chứa coronavirus là từ sản phẩm tôm đông lạnh nhập khẩu từ Ecuador.

Liệu thực phẩm đông lạnh có phải là một nguồn lây nhiễm đáng sợ?

Kết quả xét nghiệm này đã dẫn đến việc Trung Quốc phải tiến hành việc xét nghiệm ở toàn bộ những cảng nhập khẩu, đồng thời truy tìm nguồn tiếp xúc sau đó. Thế nhưng cho đến nay hầu hết các ca tiếp xúc đều cho kết quả âm tính.

Những phát hiện này đã làm dấy lên lo ngại rằng coronavirus có thể lây lan qua các sản phẩm đông lạnh, do trước đây cũng đã từng có suy đoán coronavirus có khả năng tồn tại một thời gian trong môi trường nhiệt độ thấp.

Vai trò của thực phẩm đông lạnh và nhiệt độ thấp trong việc lây nhiễm virus đã trở thành tâm điểm khi New Zealand mới đây phát hiện các ca nhiễm COVID-19 mới không rõ nguồn gốc. Công tác điều tra hiện đang tập trung vào khả năng virus tồn tại trong các lô hàng nhập khẩu.

Tổng giám đốc y tế New Zealand Ashley Bloomfield cho biết việc xét nghiệm bề mặt hàng hóa đang được tiến hành ở một kho hàng đông lạnh ở Auckland, là nơi mà một thành viên trong gia đình bị nhiễm COVID-19 đang làm việc.

WHO trấn an người dân đừng sợ nhiễm COVID-19 từ thức ăn

Phía WHO hôm qua đã lên tiếng trấn an người dân không nên lo sợ việc nhiễm virus từ thực phẩm, sau khi Trung Quốc báo cáo tìm ra dấu vết virus trên thực phẩm và bao bì.

WHO nói không cần thiết phải hoảng loạn, và không có minh chứng của việc các bệnh hô hấp lây nhiễm qua thức ăn.

“Người dân đã có đủ nỗi sợ hãi rồi và cũng đủ sợ về đại dịch COVID-19 rồi, người dân không nên sợ thức ăn hay bao bì thực phẩm hay quy trình đóng gói cũng như đừng sợ cả việc giao hàng.

“Không hề có bằng chứng cho thấy thức ăn hoặc chuỗi thức ăn góp phần vào việc lan truyền virus.”

Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật COVID-19 của WHO, nói cơ quan y tế của Liên Hiệp QUốc này đã được biết về những báo cáo ở Trung Quốc và cũng hiểu là Trung Quốc đang tìm kiếm virus trên bao  bì thực phẩm.

“Họ đã làm xét nghiệm vài trăm ngàn mẫu bao bì thực phẩm và chỉ tìm ra rất ít, chưa tới 10 ca dương tính,” bà nói.

“Và chúng tôi cũng biết rằng virus có thể vẫn tồn tại trên bề mặt một thời gian.”

Tình Ca Hoài Niệm





Bang giao giữa Israel và bảy Tiểu vương quốc Á Rập





"Dám" bạo gan qua mặt Tàu Cộng !





Khách sạn tại Việt Nam trong mùa đại dịch Kung Flu





China restaurant apologises for weighing customers

 

A restaurant in central China has apologised for encouraging diners to weigh themselves and then order food accordingly.

The policy was introduced after a national campaign against food waste was launched.

The beef restaurant in the city of Changsha placed two large scales at its entrance this week.

It then asked diners to enter their measurements into an app that would then suggest menu items accordingly.

Signs reading "be thrifty and diligent, promote empty plates" and "operation empty plate" were pinned up.

The policy caused uproar on Chinese social media.

Hashtags about the restaurant have been viewed more than 300 million times on the social platform Weibo.

The restaurant said it was "deeply sorry" for its interpretation of the national "Clean Plate Campaign".

"Our original intentions were to advocate stopping waste and ordering food in a healthy way. We never forced customers to weigh themselves," it said in an apology posted online.

President Xi Jinping ignited the campaign this week, calling the levels of national food wastage "shocking and distressing".

Following Mr Xi's message, the Wuhan Catering Industry Association urged restaurants in the city to limit the number of dishes served to diners - implementing a system where groups have to order one dish fewer than the number of diners.

State TV also criticised livestreamers who filmed themselves eating large amounts of food.

Protesters chant anti-government slogans in a show of defiance





Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2020

Không phải là chuyện đùa khi tung clips từ camera gia đình lên các trang mạng xã hội





Khó khăn của công nhân ở vùng tâm dịch Kung Flu





Nỗi niềm tiểu thương gốc Quãng ở chợ Bà Hoa, Sài Gòn trong mùa đại dịch Kung Flu





Sài Gòn lập chốt kiểm tra thân nhiệt ngừa dịch Kung Flu





Công nghệ giúp nơi làm việc an toàn hơn thời đại dịch Kung Flu





Belarus : Phong trào chống tổng thống Loukachenko lan rộng





Trước Cảnh Hoang Tàng Đế Thiên Đế Thích -Tác giả Lê văn Trương





Thứ Năm, 13 tháng 8, 2020

Ngưới Huế - Tác giả Võ Phiến

 « Nước Đại Việt, phong thổ khí hậu, đại ước khí âm thịnh, khí dương suy. Nghiệm chứng : muôn vật phát sinh về thu đông, làm viec dùng ban đêm, con trai thông minh không bằng con gái (1).

Cái "nước Đại Việt" , của ông hòa thượng Thích Đại Sán thật ra là xứ Huế đó. Vị tu sĩ Trung-hoa này sang « Đại Việt » một năm rưỡi, ngoài bốn tháng vào Hội-an mang bệnh nằm khoèo, hầu hết thời gian còn lại đều ở Huế.

Và điều ông ta viết về xứ Huế trên đây, ai nấy tha hồ mim cườ, vì nó thật ngộ ngĩnh. Nhận định đã ngộ: âm thịnh dương suy ? Nghiệm chứng cũng ngộ nữa: « Làm việc dùng ban đêm. (Làm việc gì cũng vậy cả sao ? Lẽ nào ? Chắc hòa thượng chů ý nói riêng một vài việc nào đó thôi chứ !) « Con trai thông minh không bằng con gái » (Liệu hòa thượng biết được bao nhiêu về gái Huế mà nói nghe chắc nịch, rành rẽ quá vậy ?)

Cười hòa thượng thì tha hồ cười, tuy nhiên nhận xét của khách phương xa ấy dường như cũng không phải là hoàn toàn vô căn cứ đâu. Dường như cái giọng Huế có thể giúp cho ông ta một « nghiệm chứng nữa: một giọng nói có âm vực hẹp, nghe ngọt ngào, dịu dàng, uyển chuyền, không thể oai dũng (2), một giọng nói đầy âm tính. Và nếu vui tươi, phan phát, nhanh nhẹn v.v... là thuộc tính của dương, thì những điệu hò điệu hát lững lờ, buồn thảm, chùng chình, chậm chạp, kéo dài lê thê của Huế (2) cũng có thể nói chứa nặng âm chất.

Nhưng chuyện âm dương khí hóa là các sở trường của một người Tàu ba trăm năm truớc. Chúng ta ngày nay, dù nghĩ về giọng Huế hay người Huế, thiết tuởng cũng không nên dừng lại quá lâu ở vấn đề âm dương ấy.

o0o

Giọng Huế dịu dàng, hò Huế nghe thê thiết : có nhiều cách giải thích.

Có cách giải thích của các nhà nhạc học, bằng sự truy tầm nguồn gốc xa xôi của một cung điệu, như Trần văn Khê và Phạm Duy đã làm: « Âm giai hò mái đẩy là yếu tố còn sót lại của một hệ thống âm nhạc độc đáo phổ biến trên đất Việt, truớc khi người Việt chấp nhận hệ thống âm giai ngũ cung của nhạc Trung hoa » (...) « Tiếng hát (của Hò mái đẩy hay Hò mái nhì) xây dựng trên một hệ thống âm giai Ấn-độ, mẹ đẻ của âm nhạc Chàm, vì những cung bực lơ lớ mà thể hiện ra được sự thầm bí của cõi lòng, và vì vậy mà đi sâu vào tâm hồn chúng ta hơn nhạc miền Bắc. (1)

Có cách giải thích bằng hình thể sông núi, bằng cảnh trí địa phương, như Nguyễn xuân Khoát và Thanh Tịnh đã làm « Cũng một điệu hò chèo thuyền nghe ở một khoảng phá hay ở một khúc sông là đã khác nhau : giọng hò lan dài rộng trên mặt phá, nghe thanh thoát hơn giọng hò vẳng trên sông: giọng hò trên sông nghe « mùi hơn, gần gũi hơn. Làng nào ở khúc sông, hay khoảng phá hẹp, giọng hò của người làng này nghe ngắn và trong; ở khúc sông hay khoảng phá rộng, giọng hò nghe trầm và mạnh ».(2)

Có cách giải thích bằng sinh hoạt địa phương: Điệu hò khoan thai vì điệu sống bình thản. (3)

Có cách giải thích giọng Huế bằng người Huế: giọng nói giọng hát biều biện tâm tình, ngưoi nào giọng ấy v.v...

Lướt qua các lời giải thích trên, lời thứ nhất quá chuyên môn, kẻ phàm tục nên tránh xa: Tại sao âm giai Ấn độ chọn một vùng Trị Thiên con con mà không chọn nơi khác đề đánh rơi lại những cung bực lơ lớ ? Ai mà hiều?

Lối thứ hai quá xa vời : Con sông Hương có tiếng lững lờ thật. Nhưng còn những sông Bồ, sông Thu rơi v.v... đều thế chăng ? đều khác biệt với sông ngòi trong Nam ngoài Bắc cả chăng ? Người thiếu phụ ru con giữa đêm khuya trên chiếc võng trong gian nhà chật hẹp, giọng ru cũng chịu ảnh hưởng của giòng nước lững lờ các con sông chăng ?

Rốt cuộc, kẻ phàm tục đành lắc đầu trước những cái hóc búa, và quay về với những điều gần gủi giản dị hơn : vài nét đặc biệt trong tính tình và sinh hoạt của người địa phương.

o0o

Sự sinh hoạt ở Huế không giống ở các nơi khác khắp miền Trung. Hồi cuối thế kỷ thứ XVII, vẫn theo lời Thích Đại Sán, « trong nuớc dân rất khồ, đất ruộng ít ỏi, lúa chẳng đủ ăn. Dân thồ trước một dãi Thuận hóa Hội an đều sống nhờ lúa của các hạt khác. Thổ âm gọi « phạn là « cơm », kiếm đủ cơm ăn không phải chuyện dễ... » (4)

« Trong nước dân rất khổ », cál « nước mà hòa thượng nói đó là « một dãi Thuận hóa Hội an ", hay chẳng qua là một vùng xung quanh Huế. (Bởi vì « các hạt khác đã thừa lúa đưa đen nuôi sống vùng này thì đâu có « đất ruộng ít ỏi " ).

Sau Thích Đại Sán ba thể kỷ, nhà văn Phan Nhật Nam than rằng giặc đánh chỗ nào trên đất nước cũng chết người dân Trị Thiên cả (3) : nói cách khác, là dân Trị Thiên tản mác đi làm ăn khắp nơi. Một nhà văn khác, cũng người Huế, là Hoàng Ngọc Tuấn, viết: « Bà ngoại tôi có thông lệ rải con cái khắp các tỉnh trên toàn lãnh thồ » (1).

Thông lệ ấy chắc chắn có liên hệ với cái tình trạng đất ruộng ít ỏi. Đã vậy, Huế cũng không phải là nơi đề kinh doanh buôn bán. Sàigòn, Nha trang, Qui nhoơn, Đà-nẵng v.v... mỗi năm mỗi khác ; đường mới, phố mới, nhà mới mọc thêm lung tung... Nhưng kẻ xa Huế năm năm mười năm, ngày về thấy cảnh cũ vẫn còn nguyên, có thêm chăng là mấy ngôi trường, một khu bệnh viện, mấy cơ sở hành chánh, chứ hoạt động kinh tế yếu ớt không đủ sức làm thay dồi xáo trộn bộ mặt thành phố.

Cửa tiệm chỉ tập trung ở vài đường phố; còn lại là nhà ở. Không có đô thị nào mà « khu gia cư chiếm phần rộng lớn như vậy. Sống ở dây như là để nghỉ ngơi : mỗi nhà một khoảnh vườn, có cây có kiềng... Nhiều biệt thự quá: biệt thự nguy nga và biệt thự lup sup, biệt thự lợp ngói và biệt thự lợp tôn, biệt thự vách bê-tông và biệt thự vách phên tre v.v... Giữa phố thị mà giàu nghèo đều đuợc hưởng thú ần dật trong khung cảnh tĩnh mich. Cuộc sống « bình thản là vậy đó chăng ?

Như thế, bình thån là do thiếu hoạt động. Đây không phải là nơi đến để làm ăn, dù là làm ruộng, hay làm thợ, hay bán buôn. Đây là đất "thần kinh", là chỗ đặt triều đình trong nhiều thế kỷ, là cứ điềm của bộ máy cai trị đông đảo nhất nước thời trước. Bộ máy khổng lồ ấy dung nạp từ những nhân tài học rộng tài cao giữ các địa vị rường cột quốc gia cho đến những tùy phái, lao công, những ông đội, thầy cai..., nó nuôi sống một giới khá lớn trong thời thịnh phát của nó.

Và dĩ nhiên, nó cũng ghi lại it nhiều nét riêng trọng nếp sống, trong tính người. Sao cho khỏi ?

o0o

Người nông dân khác ngưoi thư lại.

Trên các cánh đồng Nam Ngãi Bình-Phú Khánh-Thuận, nông phu lam lũ vất vả. Có vài danh từ quen thuộc để mô tả dân quê : cục mịch, chất phác. Không phải không có lý do : sự láu lỉnh ranh mãnh hay lời nói khôn khéo ngọt ngào điều vô ích đối với khoai, lúa. Muốn hoa màu được tốt, chỉ cần có công phu chăm sóc hì hục.

Trái lại, người buôn bán không thể không lém linh, ngưoi thư lại không khéo léo khó tiến thân. Làm quan phải có chữ nghĩa đã đành, nhưng còn phải biết giao thiệp. Biết ăn chơi chút ít: nghe hát, đánh bài..., biết rượu trà chút ít, biết lựa lời cho đẹp lòng cấp trên vui lòng cấp dưới; biết thuật đàm đạo ở những chỗ hội họp bạn bè, biết cách yến tiệc đãi đẳng để kết giao v.v... Do sự đòi hỏi của nghề nghiệp, xã hội thư lại phải chăm sóc cái ăn, cái mặc, lời ăn tiếng nói, trau dồi nghệ thuật xử thế... Về cái ăn, Huế dồi dào nhất miền Trung. Mâm cơm Huế trông cảnh vẻ, mỗi món một chút, nhưng thật nhiều món, nhiều màu sắc. Chất liệu có thể nghèo nàn nhưng món ăn thật phong phú. Người đàn bà Huế sau này được rải khắp toàn lãnh thổ » ở các miền nam Trung Việt và Cao nguyên họ toàn làm chủ những quán ăn ngon nhất, truyền dạy các món ăn được ưa chuộng: tré, nem ( nem Ninh hòa, nem Tuy phurớc cùng một vị và chắc cùng làm theo một cách thức của nem Hue ), bún bò v.v...

Về cái mặc, tục ngữ còn xếp hạng Huế trên xứ Bắc : « An Bắc mặc Kinh ". Có lẽ câu nầy ra đời vào thời kỳ mà triều đinh Huế với các đại thần, mệnh phụ, các vương tôn công tử còn giữ vai trò hướng dẫn kiểu thức trang phục cho cả nước.

Thời ấy qua rồi; nhưng cho đến ngày nay trông áo quần ở Huế vẫn trang trọng hơn ở các nơi: Không một người đàn bà Huế nào – hoặc gánh hàng rong bán dạo, hoặc ngồi ở đầu chợ v.v...-mà chịu bằng lòng với cái áo bà ba chẳng hạn. Dù sờn dù rách, ra khỏi nhà họ vẫn giữ chiếc áo dài.

Và khắp miền Trung thời xưa có lẽ cũng chỉ có ở Huế việc làm đẹp của người đàn bà mới đuợc đưa xa hơn chuyện áo quần. Ở Huế có thứ phấn nụ : đây có phải là thứ mỹ phẩm cổ truyền duy nhất sản xuất ở xứ ta mà các hàng Âu Mỹ nhập cảng vẫn chưa giết chết chăng ? Ở Huế, có những người đàn bà cao tuồi, rất cao, vẫn đánh phấn bôi son hàng ngày: cũng là trường hợp duy nhất ở miền Trung nữa chăng ? Cũng lại ở Huế, nghề kim hoàn đạt đến mức tinh xảo nhất. Khi được "rải khắp toàn lãnh thổ ", người đàn ông Huế đến làm ăn tại nam Trung Việt và Cao nguyên đều làm chủ những tiệm vàng, tiệm nữ trang : đân địa phương đâu dám dại dột mon men cạnh tranh với họ trên lãnh vực này!

Cái ăn cái mặc như thế, còn về lời nói ? - Dân ta có một nguyên tắc về sự khôn ngoan trong lời ăn tiếng nói : « Chim khôn hót tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng đễ nghe.» Trong xã hội thư lại xưa kia, nghề nghiệp bắt buộc phải khôn. Gì chứ “ dịu dàng » thì người Huế ăn đứt: lời nói dịu, giọng nói càng dịu. Họ còn đi xa hơn sự dịu dàng một bậc nữa : họ nhỏ nhẹ, (theo cách phát âm địa phương là « dỏ dẹ ».) Trong con mắt những người nông dân, cục mịch khắp các tỉnh khác của miền Trung, người Hue tiêu biểu là đúc kết của sự thanh tú: Hinh vóc månh mai, nói năng nhỏ nhẹ. Một hình ảnh như thế, thật không có gì khác lạ với người nông dân hơn.

Đây, một người dân quê tỉnh khác nói về sắc diện một người đàn bà Huế : «Chèn ơi, cô có bà má chồng thiệt ngộ mà lâu nay giấu tui há. Bã già mà còn diện đẹp mê hồn vậy đó (...) Đôi môi thoa son đỏ chét, má dồi phấn trắng chạch y chen mấy cô đào thương của ông « Bang Bạnh » (1)

Và đây là người đàn bà Huế nói về ngôn ngữ của dân quê tỉnh khác : « Cũng thì chửi, mà xứ tui họ chưởi dễ dàng như ca hát, họ chưởi thanh tao, có mô mà tục tằn, hàm hồ hàm Chứa như con mụ nó. »

o0o

Chưởi dễ dàng còn như ca hát, huống hồ nói dỏ dẹ thì êm tai biết bao. Do đó mà có một thành kiến về người Hue. Vì lời nói êm tai có thể khiến ta nuốt trôi những điều cay dắng mà không kịp nhận ra, có thể khiến ta chấp thuận những điều thiệt thòi mà khi nghĩ ra thì đã muộn, lời nói dễ nghe có thể là thuốc đắng bọc đường.

Về phía phụ nữ, lời nói dễ nghe tăng thêm mức quyển rũ. Học trò trong Quảng ra thi > mới trông thấy hình dáng đã mê rồi, nghe nói năng càng quýnh lên. Cho nên bảo : «Sơn bất cao, thủy bất thâm... Thực ra, cái khéo léo của dàn ông không nhất thiết phải là trí trá, còn cái ngọt ngào nào của đàn bà cũng cho là tình tứ cả thì có ngày hố to ! Đó chẳng qua là kết quả của một nề nếp sinh hoạt trong đó sự giao tế có vai trò quan trọng.

Nếu phục sức sơ sài hó hênh của người đi cấy đi cày bắt cua mo ốc được ca ngợi là nét hồn nhiên thì trong xã hội thư-lại sự ăn mặc cẩu thả có thể đua đến một thất bại nghề nghiệp. Nếu lời nói sống sượng của nông dân được ca ngợi là bộc trực chất phát, thì trong xã hội thư lại nó có thể làm hỏng một tuơng lai nghề nghiệp.

Do đó, hồn nhiên bộc trực v.v... là những cái cấm ky. Ở đây, cũng như ở mọi xã hội “ văn minh , ước lệ giao tế trấn áp các phản ứng tự nhiên. Ngưới đàn ông tập quên những cơn phẫn nộ, người đàn bà tập dằn nén tình cảm, dìm nó xuống thật sâu tận đáy lòng. Ai nấy tập luyện làm chủ lấy mình, khắc phục ức chế bản năng... « Bình thản » là vậy đó chăng ?

Nếu thế bình thản chi là cái mặt ngoài. Nó che giấu những cơn sóng ngầm. Dấu sao, ở bề ngoài , người Huế sống thật chững chạc, khuôn phép. Họ chống lại những gì sôi nổi, vụt chạc, phiêu lưu. Người Huế có đánh bạc, thật nhiều, nhưng đánh nhỏ để giao thiệp, đề tiêu khiền thôi : không có lò sát phạt điên cuồng phu ở Đại thế giới trong Chợ-lớn độ nào. Trong năm ba năm gần đây, phong trào đánh số đề hoành hành điên đảo khắp miền Trung : đến đèo Hải vân nó dừng lại, cúi đầu. Người Huế không say mê, không mạo hiềm.

o0o

Đó là phong thái của người cách mạng miền Trung đó sao ?

Thực ra, miền Trung cách mạng lâu nay chỉ nổi tiếng ở hai vùng Nghệ Tịnh và Nam Ngãi. Còn Huế chỉ được chú ý từ vụ 63, một biến cố có nhiều màu sắc tôn giáo, mà dân Trị Thiên vẫn có một lực lượng Phật tử đông và ngoan.

Thế thường người thư lại không có thói quen chống đối, nồi giận. Có một thời người ta đặt ra cái « Liên đoàn công chức cách mạng»... Đó là một sự đùa giễu : Công chức với cách mạng là hai thứ kỵ nhau như nước với lửa. Một bên là tuân phục một bên là chống đối; một bên hòa mình vào mọi chế độ, một bên lật đổ chế độ đó.

Một người dân Hue phản kháng, tranh đấu, dữ dằn ? Hình ảnh ấy không có trong trí tưởng tượng của người miền Trung đâu; chỉ có hình ảnh ngưoi Hue thanh tú. Riêng ở người đàn bà nét thanh tú nọ có thề che giấu những tình cảm không ngờ. Lại một dip nhớ đến nhà sư Trung hoa : Âm là thu liễm vào bên trong. Tình cảm ẩn ức thu liễm vào, phải chăng đã ngấm qua những điệu hát buồn thê thiết, thấm thía tinh thần nhẫn nhục...

o0o

- Sao có thể nói về người Huế như về giới thư lại ? Đâu phải ở Hue ai cũng làm quan ? Phong thái nhà quan ảnh hưởng đến kẻ ăn người ở trong nhà phong thái của vị đại thần ảnh hưởng đến kẻ hầu người hạ xung quanh. Từ đó, lan truyền đến gia đình quyến thuộc của họ, thẩm thấu khắp dân gian. Giới quan lại đã đông đảo, lại có địa vị then chốt trong cuộc sống địa phương, là mối hãnh diện của địa phương. Ảnh hưởng của nếp sống giới ấy là tự nhiên.

Nhưng từ một thể kỷ, khi thực quyền cai trị đã về tay người Pháp, từ ba mươi năm nay, khi chế độ vua chúa đã chính thức cáo chung...

Huế mất cái đặc điểm nọ của một thời, Huế đang hòa đồng vào nếp sống chung của các tỉnh khác tại miền Trung. Phải, mấy nét cá tính kia đang tự xóa dần. Những nét mới đang thành hình. Những ghi nhận trên đây sắp lỗi thời. Và truớc khi lỗi thời, nó đã là những ghi nhận thiếu sót : Nó chỉ căn cứ ở một khía cạnh của cuộc sinh hoạt mà thôi. Đâu có thực tai nào giản dị đến thế ?

Con Đường Thiên Lý - Tác giả Nguyễn Hiến Lê





Tứ Quái Saigon





Người chết vì nóng sẽ nhiều hơn nạn nhân đại dịch Kung Flu tại Mỹ và Liên Âu





Harris, lá chủ bài đa năng của Joe Biden trong mùa tranh cử 2020 tại Hoa Kỳ





Twitter gắn nhãn cảnh báo trên các phương tiện truyền thông Nga và Tàu Cộng





Úc nghiêng về phía Mỹ, nhưng độc lập về chiến lược





Hình Bề Mặt Hỏa Tinh Được Thực Hiện Bởi The Curiosity Rover





"Mẹ Có Hay Chăng Con Về? Chiều Nay Thời Gian Đứng Im Để Nghe!...."








Không Gì Quý Hơn Độc Lập (?) Tự Do (?)





Duy Quang hát Hát Cho Người Ra Đi, nhạc Ngô Thụy Miên





Tên thật của bánh Le Paté Chaud? - Tác giả Trần văn Ngô

 

Có người gọi tên bánh là bánh pâté chaud làm như là bánh của người Pháp viết bằng tiếng Pháp. Rồi chuyển ngữ qua tiếng ta là bánh pa tê nóng. Không phải vậy đâu.

Hôm sau khi đến Paris hơn bốn mươi năm về trước, tôi chạy ra hiệu bánh mì gần nhà tìm mua bánh này. Nhìn đi nhìn lại tủ kiếng và bánh để bên ngoài chẳng thấy tên.

Bèn hỏi và được cái lắc đầu. Và mấy người bán bánh hỏi chuyện với nhau, paté chaud là bánh gì ? Bây giờ nhớ lại thấy rằng mình lạc lỏng.

TÊN THẬT LÀ GÌ ?

Tra tự điển Wiki trên mạng mới biết bánh này là bánh của người Việt Nam mang tên là Pa tê sô, còn có tên tiếng Pháp là...Pâté Chaud. Chắc chắn không phải là bánh Pháp.

Bánh được bọc bên ngoài một lớp bột mỏng nướng cháy vàng ở trong là gan ngỗng hay thịt bằm. Thường thì là thịt heo nhưng sau này người ta cũng dùng tới cả thịt gà hay bò.

Nghe nói bánh được chế biến trong nước từ nguồn cảm hứng lấy từ bánh Pháp trong thế kỷ trước nhưng người Pháp không làm, trên nước Pháp không đâu có.

SÁCH 142 NĂM TRƯỚC

Trong cuốn La Cuisine Classique năm 1868 của Urbain Dubois (1818-1901) là cuốn sách căn bản về các món ăn, có biên về món này với tên là Le Pâté Chaud à la Manière...nhưng sau đó biến mất trong đời người Pháp.

Nói pâté chaud, người sành ăn biết có pâté chaud Saint Etienne, pâté chaud antillais, alsacien, pâté en croute... không có thứ nào như là pa tê sô của người Việt Nam.

Lúc này thì pa tê sô xuất hiện nhiều nơi trong hiệu bánh của người Hoa trong các siêu thị bánh đông lạnh đặt bán cùng với chả giò hay các bánh khác.

Còn được gọi là friands au porc hay pâté chaud viêtnamien hay là vietnamese savory meat pie.Không còn xa lạ…nhưng vẫn không ngờ rằng pa tê sô là của Việt Nam và người Pháp một trăm năm đô hộ nước ta hoàn toàn không biết đến.

Jana Lipman: Tị nạn, ký ức và đương đại

 

Giáo sư Jana Lipman vừa xuất bản cuốn sách mới nhất về người Việt Nam tị nạn giai đoạn từ thập niên 1970 đến đầu những năm 1990. Mục đích của cuộc phỏng vấn này là giúp độc giả hiểu sâu hơn nghiên cứu mới này về một chương trong lịch sử hiện đại mà nhiều người Việt Nam ngày nay có thể chưa biết đến. Bản gốc bài phỏng vấn bằng tiếng Anh, trên trang tiếng Anh của Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ

(1) Thưa Giáo sư, trong lịch sử nghiên cứu về Việt Nam thời hậu chiến, cuốn sách “Trong trại tị nạn: Người Việt Nam tị nạn, người xin tị nạn và người hồi hương (Nhà xuất bản Đại học California, 2020), rất quan trọng vì nó cung cấp một tài liệu mới về giai đoạn lịch sử còn chưa được nghiên cứu thấu tỏ đó. Giáo sư cũng đã đồng dịch một cuốn hồi ký xúc động của cựu chỉ huy hải quân Nam Việt Nam Trần Đình Trụ, “Con tàu định mệnh: Hồi ký của một người Việt hồi hương” (Honolulu: University of Hawaii Press, 2017). Xin giáo sư cho biết lý do bà quan tâm đến đề tài nghiên cứu này.

À, chủ đề này đã đưa tôi trở lại nhiều năm, bắt đầu từ quyết định đi du học Việt Nam khi tôi còn là một sinh viên đại học. Năm 1994, tôi học tại Thành phố Hồ Chí Minh / Sài Gòn ở School of International Training (Trường Đào tạo Quốc tế). Tôi là một trong những nhóm sinh viên Mỹ đầu tiên đến Việt Nam học sau chiến tranh. Nghe có vẻ sáo rỗng nhưng chuyến du học này đã thay đổi cuộc đời tôi. Tôi học tiếng Việt mỗi sáng và đi xe đạp khám phá thành phố vào các buổi chiều. Mặc dù tôi không tiếp tục học ngôn ngữ, nhưng những câu hỏi nảy sinh từ trải nghiệm đó về di sản chiến tranh, mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam và vấn đề di cư đã thúc đẩy sở thích nghiên cứu của tôi kể từ đó.

Cảm ơn bạn đã nhìn nhận cuốn “Con tàu định mệnh: Hồi ký của một người Việt hồi hương” của Trần Đình Trụ. Sau khi xuất bản cuốn sách đầu tiên về căn cứ hải quân Hoa Kỳ ở Vịnh Guantánamo, tôi bắt đầu nghiên cứu xem các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ đã được sử dụng làm trại tị nạn cho nhiều nhóm dân cư khác nhau (người Hungary, Việt Nam, Cuba và Haiti) như thế nào.

Trong quá trình nghiên cứu này, tôi tìm hiểu xem Hoa Kỳ đã biến Guam thành trại tị nạn vào giai đoạn cuối cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ ở Việt Nam như thế nào. Như hầu hết mọi người đều biết, vào tháng 4 năm 1975, khoảng 120.000 người Việt Nam đã rời khỏi miền Nam Việt Nam, và phần lớn định cư ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trước khi họ đến lục địa Hoa Kỳ, quân đội đã gửi hầu hết số họ đến đảo Guam để xử lý.

Khi đọc Báo cáo “After Action reports” của quân đội, tôi bắt gặp những bức ảnh đáng chú ý về những người Việt Nam ở đảo Guam, những người muốn trở về Việt Nam và không muốn đến Hoa Kỳ. Những hình ảnh đó gây ấn tượng mạnh. Chúng bao gồm hình ảnh các cuộc biểu tình, cạo đầu tập thể và biểu tình đông người. Những người này tự gọi mình là những Người hồi hương, và họ muốn trở về Việt Nam.

Tôi đã tưởng rằng mình sẽ không thể tìm thêm thông tin về những Người hồi hương này, nhưng tôi đã rất sai lầm. Không chỉ có hàng trăm tài liệu của Hoa Kỳ về chủ đề này, mà sau đó tôi còn tìm thấy hồi ký của Trần Đình Trụ trong Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington, DC. Tôi tin rằng đó là tác phẩm trực tiếp duy nhất của một người Việt Nam hồi hương từng ở tại Guam. Trần Đình Trụ là một thuyền trưởng cấp cao của hải quân Nam Việt Nam, và ông trở thành thuyền trưởng của con tàu mang tên Việt Nam Thương Tín, đưa hơn 1.500 người trở về Việt Nam vào tháng 10 năm 1975.

Buồn thay, chính phủ mới của Việt Nam đã kết án ông hơn một thập kỷ lao động cưỡng bức và giam giữ ông trong các “trại cải tạo”. Tôi và đồng nghiệp Trần Hòai Bắc đồng ý rằng câu chuyện này có sức hút mạnh mẽ và chúng tôi muốn đưa nó đến với nhiều độc giả hơn. Chúng tôi đã làm việc cùng với Trần Đình Trụ để dịch hồi ký của anh sang tiếng Anh. Tôi vô cùng tự hào rằng độc giả tiếng Anh giờ đây đã có thể tiếp cận câu chuyện và trải nghiệm của anh ấy. 

(2) Nhiều người Việt Nam sinh ra ở miền Bắc Việt Nam sau 1975 không hiểu câu chuyện người Việt Nam tị nạn trong thời gian 1975-1989. Xin giáo sư cho chúng tôi một cái nhìn khái quát về thảm kịch lịch sử này: điều gì đã xảy ra và tại sao nhiều người muốn rời Việt Nam?

Có rất nhiều câu chuyện khác nhau. Một trong những mục tiêu của tôi là đi tìm những nguyên nhân nhiều người Việt Nam rời bỏ đất nước. Điều đó có nghĩa là, tôi đồng ý với sự nhất trí chung của nhiều học giả là có ba giai đoạn hay “làn sóng” chính. 

Đầu tiên, vào năm 1975, khoảng 120.000 người Việt Nam đã rời đi vào tháng 4 năm 1975. Hầu hết những người đàn ông và phụ nữ này có liên hệ với chính phủ Hoa Kỳ và có quan hệ với miền Nam Việt Nam. Họ sợ hậu quả phải gánh chịu nếu lại trong nước. Mặc dù đã có những người hồi hương trở về Việt Nam vào cuối năm đó, như tôi đã nghiên cứu, nhưng phần lớn định cư ở Hoa Kỳ, Canada và Úc. 

Thứ hai, vào cuối những năm 1970, có một “làn sóng” người Việt di cư khác. Sau năm 1975, chính quyền cách mạng mới đã gửi quân nhân ARVN (Quân lực Việt Nam Cộng hòa) đến các trại được gọi một cách hoa mỹ là “cải tạo”. Đây là những trại tù. Đặc điểm chung là chế độ ăn uống nghèo nàn, tuyên truyền chính trị và lao động cưỡng bức. Nhiều người trong số họ được trả tự do sau hai đến ba năm, và do đó vào cuối những năm 1970, có một nhóm người Việt Nam muốn rời khỏi đất nước.

Ngoài ra, chính phủ đã tăng tốc kế hoạch xóa bỏ quyền sở hữu tư nhân trong những năm này. Chính phủ đưa nhiều gia đình đến các Vùng Kinh tế Mới. Nhiều người miền Nam Việt Nam vốn vẫn đang chờ đợi xem chính phủ mới sẽ mang đến điều gì, và đến thời điểm này, họ trở nên vỡ mộng và lại muốn bỏ đi. Cuối cùng, trong những năm này, nhiều người Việt gốc Hoa đã được khuyến khích ra đi. 

Chính phủ Việt Nam cũng đã tấn công vào sinh kế của những người làm kinh doanh. Tiếp đó, chính phủ tạo điều kiện cho họ di cư bằng cách nhận hối lộ và tổ chức những con tàu lớn mang họ rời khỏi đất nước. Nhiều người đã vượt biển rời khỏi đất nước trên những con tàu thương mại lớn như tàu Skyluck và tàu Hải Hồng, chứ không phải chỉ là những chiếc thuyền ọp ẹp như hầu hết người Mỹ hình dung. Chính sách chống Trung Quốc giai đoạn này cũng là một phần trong cuộc chiến ngắn ngủi giữa Việt Nam và Trung Quốc vào năm 1979. Những biến động dồn dập này đã gây ra cuộc khủng hoảng “thuyền nhân” đầu tiên ở Đông Nam Á, dẫn đến hàng chục nghìn người chạy sang Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Hong Kong.

Cuối cùng, vào những năm 1980, hàng nghìn người tiếp tục rời Việt Nam, nhưng đến thời điểm này, vì một loạt lý do thậm chí còn lớn hơn. Những người phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và bị ngược đãi do từng tham gia vào chính quyền miền Nam Việt Nam tiếp tục rời bỏ đất nước, bao gồm một số lượng lớn những người sống sót trong trại cải tạo. Những người khác ra đi từ miền Bắc Việt Nam, vì họ đã xung đột với các lãnh đạo địa phương. Một số là cựu đảng viên cộng sản, những người ban đầu đã ủng hộ cách mạng, và một số người phản đối chính phủ khác. Tuy nhiên, các quan chức Hoa Kỳ thường không thể “coi” những người này là “người tị nạn”, vì họ không liên quan gì với miền Nam Việt Nam.

Cuối cùng, một số lượng lớn người ra đi vì tổng hòa các lý do chính trị và kinh tế. UNHCR (Cao ủy người tị nạn Liên Hiệp quốc) và Mỹ thường cố gắng phân biệt giữa đàn áp chính trị và lý do kinh tế, nhưng trên thực tế, hai điều này thường được đan xen với nhau. Mỹ và Việt Nam cũng thành lập Chương trình Ra đi Có trật tự. Điều này giúp người Việt Nam có thể rời khỏi đất nước và tái định cư tại Hoa Kỳ mà không phải mạo hiểm tính mạng của họ bằng một chuyến hải hành nguy hiểm. Chương trình này bị đình trệ vào đầu những năm 1980, nhưng đã tăng tốc vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Nó cũng gắn liền với cuộc tái định cư của những người con lai Việt Mỹ và gia đình của họ. 

Nói tóm lại thì đó không phải là một câu chuyện đơn lẻ.   

(3) Nhiều người Việt Nam ngày nay ủng hộ cuộc đấu tranh dân chủ và tự do của người Hồng Kông vì Hồng Kông trước đây đã giúp đỡ người Việt tị nạn. Giáo sư đã viết trong một bài báo rằng hoạt động của những người bảo vệ nhân quyền ở Hồng Kông, những người đã giúp đỡ người tị nạn Việt Nam “[chứng minh rằng] việc đấu tranh cho nhân quyền của một nhóm thiểu số dễ bị tổn thương ở bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ tạo nên những nền tảng pháp lý và xã hội giúp bảo vệ quyền tự do dân sự mà tất cả mọi người đều được hưởng”. Xin giáo sư cho biết lịch sử của người Việt tị nạn ở Hồng Kông, và hãy giải thích mối quan hệ giữa hoạt động bảo vệ nhân quyền cho người Việt tị nạn ở Hồng Kông 30 năm trước và việc bảo vệ tự do, dân chủ ở Hồng Kông ngày nay.

Tôi xin bắt đầu với một điểm là lịch sử tị nạn của người Việt Nam ở Hồng Kông khá phức tạp, kéo dài hơn hai thập kỷ.

Từ năm 1975 đến đầu những năm 1980, Hồng Kông đã cung cấp một số lợi ích và trợ giúp hào phóng nhất cho những người tị nạn Việt Nam vào lãnh thổ này. Không giống như ở Thái Lan, Malaysia hay Indonesia, chính quyền Hong Kong không bao giờ “đẩy” thuyền đi hay xua đuổi họ, thay vào đó, cung cấp những khu tị nạn đầu tiên.

Tuy nhiên, chính quyền Hồng Kông sớm nhận ra họ quá tải. Nhiều người Việt Nam đã sống ở các trại này trong nhiều năm. Điều này khiến chính quyền Hồng Kông đưa ra chính sách “trại khép kín” để không khuyến khích những người mới đến. Hồng Kông cũng tiếp nhận nhiều người hơn từ miền Bắc Việt Nam, nhiều người có thể đã phải đối mặt với sự đàn áp, nhưng câu chuyện họ kể không khớp với những gì Hoa Kỳ (hoặc UNHCR hay các quan chức Hồng Kông) coi là một câu chuyện tị nạn hợp pháp, chẳng hạn đó thường là chuyện một thành viên trong gia đình đã từng phục vụ trong quân đội VNCH và có quan hệ mật thiết với quân đội Hoa Kỳ.

Kết quả là Hong Kong phải đối mặt với vấn đề “những người lưu lại dài hạn”, với hàng nghìn người Việt Nam sống trong tình trạng lấp lửng, không rõ số phận đi về đâu, trong các trại tị nạn.

Hồng Kông cũng từng là thuộc địa của Anh. Người Anh và Trung Quốc đã thỏa thuận rằng Hồng Kông sẽ được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi về quyền tự trị chính trị và nền pháp quyền của Hồng Kông (những xung đột vẫn gay gắt cho đến ngày nay). Các quan chức Hồng Kông (gồm người Anh và người Hong Kong) cảm thấy có nghĩa vụ duy trì các tiêu chuẩn nhân đạo. Đồng thời, họ muốn đóng cửa các trại trước ngày bàn giao Hong Kong cho Trung Quốc là ngày 1 tháng 7 năm 1997.

Điều này dẫn đến quyết định gây tranh cãi của Hồng Kông là bắt đầu “sàng lọc” những người Việt Nam đến lãnh thổ này. Những người có thể “chứng minh” họ là người tị nạn sẽ được tái định cư ở Hoa Kỳ, Canada, Úc hoặc Tây Âu. Những người không thể “chứng minh” họ là người tị nạn thì bị đưa đến các “trại khép kín”, gần giống như nhà tù, và sau đó phải hồi hương trở về Việt Nam.

Vào những năm 1990, người Việt Nam trong trại và người Việt Nam ở nước ngoài bắt đầu phản đối các chính sách mới của Hồng Kông. Các quan chức chính quyền Hồng Kông lập luận rằng họ cung cấp các trại tị nạn nhân đạo. Họ đã đáp ứng các nghĩa vụ của mình với Cao ủy Liên Hiệp quốc về Người tị nạn (UNHCR), và họ phải đối mặt với áp lực lớn tại địa bàn. Họ tranh luận rằng họ đã làm tất cả những gì cần thiết. Mặt khác, Hồng Kông đã trở thành một nơi cực kỳ khắc nghiệt, và người Việt Nam trong các trại đã tổ chức những cuộc biểu tình lớn, tuyệt thực và phản đối quy trình sàng lọc bắt buộc hồi hương.

Lúc đó, người Mỹ gốc Việt thường cho rằng Hong Kong đã vi phạm nhân quyền của người Việt Nam. Ngoài ra, nhiều nhà hoạt động Hồng Kông đã lên tiếng ủng hộ và đấu tranh để cải thiện quy trình sàng lọc và chống lại việc bắt buộc hồi hương về Việt Nam. Họ nhận ra rằng việc bảo vệ các quyền của người Việt Nam theo đúng thủ tục và tinh thần pháp quyền sẽ là vấn đề quan trọng đối với Hồng Kông sau khi Trung Quốc thu hồi chủ quyền.

Trong cuốn sách của tôi, cuốn “In Camps”, tôi phân tích cách Hồng Kông trở thành tâm điểm của các cuộc tranh luận về chủ nghĩa nhân đạo và nhân quyền trong những năm 1990.

(4) Cuốn sách của giáo sư cũng nhấn mạnh rằng tấn thảm kịch thuyền nhân Việt Nam hơn hai thập kỷ trước đã định hình lại chính sách tị nạn quốc tế của Liên Hợp Quốc và Hoa Kỳ. Xin giáo sư vui lòng giải thích về điều này.

Đúng. Việc di cư của người Việt Nam nhận được sự quan tâm của Cao ủy Liên Hiệp quốc về Người tị nạn (UNHCR) và Hoa Kỳ hơn bất kì cộng đồng người tị nạn nào khác vào thời điểm đó. Hoa Kỳ quan tâm lớn đến vấn đề này rõ ràng là do họ can dự vào cuộc chiến ở Việt Nam.

Đối với UNHCR, đây là hoạt động trợ giúp người tị nạn lớn đầu tiên của tổ chức này ở châu Á, và nó đã tiêu tốn nhiều nguồn lực tài chính và nhân sự của tổ chức này trong hơn hai thập kỷ. UNHCR cũng làm việc với Việt Nam, các khu tị nạn đầu tiên và các nước tái định cư để phát triển các giải pháp mang tính khu vực cho người tị nạn.

Có hai hiệp định chủ chốt mang tính khu vực. Năm 1979, có một hiệp định cung cấp cho mọi người Việt Nam quy chế tị nạn trên thực tế, quyền được tị nạn lần đầu và quyền được tái định cư ở một nước thứ ba. Sau đó vào năm 1989, UNHCR đã hỗ trợ cho Kế hoạch Hành động Toàn diện (Comprehensive Plan of Action), chuyển sang các phiên điều trần cho từng người tị nạn riêng lẻ. Đây là công thức theo đó những người Việt Nam đến sau năm 1989 sẽ không mặc nhiên là người tị nạn trên thực tế, và thay vào đó, họ sẽ phải “chứng minh” trường hợp của mình thông qua các phiên điều trần cá nhân. Kế hoạch Hành động Toàn diện đã gây tranh cãi gay gắt, và hầu hết các tổ chức của người Việt Nam ở nước ngoài đều phản đối nó, vì nó bao gồm cả nội dung phải hồi hương trở về Việt Nam. 

UNHCR khẳng định họ làm việc với các đối tác trong khu vực, cung cấp tiền cho những người hồi hương trở về và bắt đầu sinh kế mới, đồng thời chấm dứt cuộc khủng hoảng “thuyền nhân”. Đối với UNHCR, cần phải có một giới thuyết định nghĩa về người tị nạn, không phải tất cả những người trốn khỏi đất nước họ bằng đường biển đều là người tị nạn theo công ước Geneva 1951. UNHCR lo ngại nếu họ khẳng định tất cả người Việt Nam đều là người tị nạn, không tính đến thời điểm họ ra đi, thì các nước Đông Nam Á sẽ ngừng cung cấp các điểm tị nạn tuyến đầu. 

UNHCR coi Kế hoạch Hành động Toàn diện là một giải pháp khu vực có giá trị, với sự hỗ trợ tài chính lớn từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu. Mặc dù có rất nhiều sai sót nhưng họ đã xây dựng được một thỏa thuận có tính khu vực. Đối với những người nghiên cứu như tôi, những người quan tâm đến người tị nạn ngày nay, thật khó có thể tưởng tượng sẽ xây dựng được một thỏa thuận khu vực tương tự ở Trung Đông hay Trung Mỹ hiện nay. 

Đối với Hoa Kỳ, cuộc tị nạn của người Việt Nam trong những năm 1970 về cơ bản cũng đã định hình lại chính sách tị nạn của Hoa Kỳ. Số người khổng lồ chạy khỏi Việt Nam vào năm 1978 và 1979 đã tràn ngập các trại tị nạn tuyến đầu ở Malaysia và Thái Lan. Hoa Kỳ ban đầu thừa nhận những người Việt Nam tị nạn dựa trên những cơ sở ngoại lệ. Họ lúc đó không có luật tị nạn, do đó, người tị nạn Việt Nam trở thành vấn đề của quyền tổng thống hay quyền hành pháp.

Điều này đã khiến Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Người tị nạn (the 1980 Refugee Act) năm 1980, điều chỉnh chính sách người tị nạn của Hoa Kỳ. Đạo luật Người tị nạn cho phép Hoa Kỳ tự định vị mình là một quốc gia hào phóng chào đón người tị nạn. Tuy nhiên, chính sách tị nạn của Hoa Kỳ luôn mang tính chính trị, và với việc Hoa Kỳ đổi mới quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào giữa những năm 1990, Hoa Kỳ bắt đầu đối xử với người Việt Nam di cư như đối với người mang các quốc tịch khác.

Trên thực tế, các phiên điều trần cá nhân của người tị nạn và chính sách giam giữ mà tôi đã nói ở trên ở Hồng Kông, khá giống với các chính sách giam giữ và tị nạn mà Hoa Kỳ thiết lập cho người Haiti ở Florida (trung tâm giam giữ Krome) và căn cứ hải quân Hoa Kỳ ở vịnh Guantánamo. 

Ngày nay, dưới thời Tổng thống Trump, Hoa Kỳ có tỷ lệ tái định cư cho người tị nạn thấp nhất kể từ khi luật được thông qua vào năm 1980. Thay vào đó, chính sách của Hoa Kỳ trông giống Hồng Kông vào năm 1989-1997 hơn, nhấn mạnh vào việc giam giữ và trục xuất.

(5) Dù đã mấy chục năm trôi qua, người Việt hải ngoại vẫn giữ mối quan hệ thân thiết với bà con ở Việt Nam và nhiều người thường xuyên về thăm quê cũ. Tuy nhiên, vẫn còn đó rất nhiều nỗi giận dữ trong một bộ phận lớn cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như sự ngờ vực sâu sắc giữa họ và chính phủ Việt Nam. Giáo sư giải thích điều này như thế nào, và bà có lời khuyên nào cho cộng đồng hải ngoại hay chính phủ Việt Nam để cải thiện mối quan hệ giữa họ hay không?

Đây là một câu hỏi tuyệt vời, tuy nhiên, nó hơi nằm ngoài chuyên môn của tôi. Thay vào đó, cuốn sách của tôi xem xét cách người Mỹ gốc Việt đã giúp vận động và hỗ trợ người Việt Nam trong các trại tị nạn. Rất nhiều tài liệu học thuật cho rằng người tị nạn là người thụ động về mặt chính trị, và tôi muốn cuốn sách của mình xóa tan cách nhìn này.

Ví dụ, vào năm 1979, người Việt Nam tại Hoa Kỳ đã vận động UNHCR và ủng hộ hiệp định năm 1979 công bố quy chế tị nạn cho tất cả người Việt Nam, và họ bắt đầu xây dựng các mạng lưới để vận động cho việc tái định cư người tị nạn.

Trong những năm 1980 và 1990, người Mỹ gốc Việt càng tích cực hơn về mặt chính trị. Có những tổ chức vận động ở Washington, DC để Hoa Kỳ hỗ trợ nhiều hơn cho người tị nạn, có những tổ chức thì cử luật sư và người bào chữa đến Hồng Kông, và nhiều tổ chức khác thì làm việc để giúp người dân Hoa Kỳ hiểu về tình trạng các trại tị nạn. 

Tác phẩm của tôi cho thấy người Việt Nam ở hải ngoại xác định mối quan hệ như thế nào giữa họ với người Việt Nam trong các trại tị nạn. Ngoại trừ “thời gian” hay “sự may rủi”, không gì có thể tách rời những người Việt ở Mỹ hoặc Úc ra khỏi những người đồng bào của họ đang chờ đợi trong các trại tị nạn ở Malaysia hoặc Philippines. 

Có nhiều lý do chính đáng để các nhà báo và nhà văn khi ghi lại cuộc khủng hoảng tị nạn thì thường tập trung vào những người đang tuyệt vọng trong những chiếc thuyền nhỏ lênh đênh trên biển; tuy nhiên, tôi muốn thu hút sự chú ý của độc giả đến cả hoạt động của những người Việt Nam ở hải ngoại và các chiến lược chính trị của họ. Kết quả là, cuốn sách “In Camps” luận giải về cách người Mỹ gốc Việt (và những người Việt Nam ở các nước khác) đã tích cực hỗ trợ tái định cư cho đồng bào tị nạn như thế nào, và cách họ phát triển các chiến lược đa dạng để đưa câu chuyện của người Việt Nam trong trại tị nạn ra ánh sáng.

Hội Luận: Nguyễn Đức Chung bị tạm đình chỉ công tác, sự nghiệp Lê Khả Phiêu





Thứ Tư, 12 tháng 8, 2020

Ngỡ Ngàng - Tác giả Mạc văn Trang

 






Mỗi lần đi trên đường Huyền Trân Công Chúa mình lại ngỡ ngàng đến ngây ngất ngắm hàng cây DẦU (có người gọi là cây SAO) đều tăm tắp, cao vun vút hàng mấy chục mét, toả bóng mát rộng khắp xung quanh.

Những hàng cây trên hè phố như thế này trên nhiều tuyến đường ở Sài Gòn đã được người Pháp trồng cách đây hơn 100 năm. Những hàng cây này đã trải qua bao nhiêu mưa bão không hề đổ gãy, mà rễ nó cũng đâu có cày phá mặt đường hay vỉa hè như người ta thường hình dung?
Chợt nghĩ, sao người Pháp từ nơi xa lạ đến xứ này mà họ khôn ngoan thế, nhìn xa trông rộng, trồng những hàng cây không tính chuyện 10 năm mà lo tới 100 năm. Thế rồi sao ngày nay dân ta lại không tính chuyện trồng tiếp những hàng cây DẦU như người Pháp, mà cứ quanh quẩn trồng những hàng cây như phượng vĩ, mới được chừng 10 năm đã phải chặt trụi hết cành lá, sợ gãy đổ, nom rất thảm hại!? Liệu ta có trồng được những hàng cây nào để trăm năm sau con cháu mê ngắm ngất ngây không?

Lại ngỡ ngàng, bần thần đứng nhìn đường Tôn Đức Thắng, bao nhiêu cây cổ thụ rợp mát bây giờ đâu hết, trơ trụi, hoang vắng chẳng khác nào đường Nguyễn Trãi ở Hà Nội đến Hà Đông!

Nhiều lúc không hiểu được đầu óc những người quản lý đô thị ngày nay ra sao!


Một Trí Thức Có Tâm- Tác giả Đinh Đức Long

Cách nay 43 năm, lũ chúng tôi ở tuổi 18 đang háo hức chờ đến ngày lên đường đi du học trời Tây.

Nhưng theo quy định thì tất cả lưu học sinh đại học, thực tập sinh cùng nghiên cứu sinh sau đại học đều được học chính trị trước khi xa tổ quốc.

Sau mỗi buổi học, thì trưởng đoàn phải báo cáo tình hình trực tiếp về mọi khía cạnh nội dung, tư tưởng, phản ứng của học viên với lãnh đạo đoàn 871 và cục cán bộ.

Chỉ cần một dấu hiệu khả nghi ai đó kém lập trường chính trị, thì đương sự có thể bị gạt ra ngoài danh sách du học, để thay bằng kẻ khác “tin cậy” hơn.

Trưởng đoàn của tôi là đại uý, bác sĩ L. Dung, bằng tuổi bố tôi, và từng tham gia chống Pháp rồi về công tác tại khoa tim mạch viện 103.

Mỗi buổi chiều muộn, sau khi đi báo cáo tình hình thu hoạch, nhận thức trong ngày của các thành viên trong đoàn, thì ông đều nán lại dặn dò bọn trẻ chúng tôi cách ứng xử cho phải phép...

Một lần ông buồn rầu than vãn rằng nước sông Hồng đã ngập gần hết nhà của ông tại bãi đất bồi ngoài chân đê, nhưng ông vẫn phải tham dự học chính trị vô bổ, thảo luận và báo cáo mọi mặt đầy đủ, không thể về dọn nhà chạy nước lụt được.

Sát ngày lên đường, ông gọi riêng mấy đứa chúng tôi tới dặn dò cặn kẽ, ân cần như người cha với các con của mình vậy.

Ông nói :”Ngày mai tất cả sẽ vào lăng viếng Bác Hồ trước khi đi du học, đây là thủ tục bắt buộc, dù các cậu có ai từng đi rồi, thì cũng vẫn phải tỏ ra vui vẻ, chớ có dại mà nói tôi đi rồi, thì xin miễn nhé, nói như vậy rất nguy hiểm đấy...”.

Chúng tôi ngoan ngoãn thực hiện đúng lời tâm huyết gan ruột của trưởng đoàn mình, và tất cả đều cùng lên tầu hỏa liên vận đúng kế hoạch.

Đó là lần đầu tiên và duy nhất tôi vào lăng viếng Bác, vì chấp hành nhiệm vụ chính trị được cấp trên giao phó.

Sau ba năm sống cùng đại uý L. Dung tại Budapest, tôi mới hiểu những lời khuyên quý báu của ông là kinh nghiệm xương máu từ những đêm đấu tố, chỉnh huấn, chỉnh quân trong rừng rậm Việt Bắc năm xưa.

Beethoven - Piano Concertos





Đà Nẵng đi chợ “tem phiếu” thời dịch Kung Flu





Tấu Hài: Phỏng vấn hai ca sĩ Thu Hương và Bạch Yến





Vì sao Biden chọn bà Harris đứng phó cho liên danh tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ 2020?





Rửa Tay Cho Mẹ


Please tell me your feelings." | Reading between the lines


Một chàng trai vừa tốt nghiệp đại học thuộc loại xuất sắc. Anh tự tin dự tuyển vào vị trí quản lý tại một công ty lớn. Anh vượt qua các vòng đầu tiên và đến vòng cuối cùng, đích thân giám đốc phỏng vấn anh để đưa ra quyết định tuyển dụng.

Khi xem qua hồ sơ xin việc của chàng trai, vị giám đốc nhận thấy trong suốt các năm học, anh luôn đạt thành tích xuất sắc trong học tập. Từ trường trung học cho đến khi vào đại học và thi tốt nghiệp, không năm nào chàng trai này không đạt danh hiệu xuất sắc.

Vị giám đốc hỏi :

- Trong bốn năm đại học, anh có đi làm thêm không?

- Dạ không thưa ông - Chàng trai trả lời.

- Vậy là cha anh đã trả toàn bộ học phí cho anh phải không?

- Cha tôi mất từ năm tôi một tuổi, vì vậy toàn bộ tiền học phí là do mẹ tôi gánh vác.

- Mẹ anh đang làm công việc gì?

- Mẹ tôi giặt quần áo thuê cho người ta.

Vị giám đốc nghe vậy bèn đề nghị chàng trai trẻ đưa bàn tay ra cho ông xem. Hai bàn tay của anh khá đẹp và mềm mại.Ông hỏi

- Anh đã bao giờ giúp đỡ mẹ trong việc giặt quần áo chưa?

- Chưa bao giờ - chàng trai thẳng thắn đáp. Tôi cần tập trung học cho thật tốt. Hơn nữa, mẹ tôi giặt thì nhanh hơn tôi chứ.

Nghe vậy, vị giám đốc nói :

- Tôi có một yêu cầu nhỏ. Hôm nay về nhà, anh hãy rửa hai bàn tay cho mẹ. Rồi sáng hôm sau anh đến đây gặp tôi.

Chàng trai trẻ cảm giác cơ hội trúng tuyển của mình rất cao. Anh vui vẻ về nhà gặp mẹ và đề nghị rửa tay cho mẹ. Người mẹ cảm thấy khó hiểu trước yêu cầu của con trai nhưng vẫn đưa hai tay ra cho con rửa.

Chàng trai chầm chậm rửa sạch bàn tay của mẹ mình. Từng giọt nước mắt của anh rơi xuống khi anh rửa tay cho mẹ. Lần đầu tiên, anh nhận ra đôi bàn tay của mẹ không chỉ nhăn nheo, mà còn chằng chịt những vết sẹo và chai sạn. Những vết sẹo này hẳn là rất đau đớn vì anh cảm nhận được mẹ khẽ rùng mình mỗi khi anh nhúng tay mẹ vào nước.

Đó cũng là lần đầu tiên chàng trai nhận ra chính đôi bàn tay này đã ngày ngày cần mẫn giặt quần áo để có thể trang trải tiền học phí cho anh. Những vết sẹo trên đôi bàn tay mẹ cũng là cái giá cho những bảng điểm xuất sắc của anh.

Sau khi rửa sạch đôi bàn tay mẹ, chàng trai trẻ lặng lẽ giặt nốt chỗ quần áo còn lại trong ngày.

Tối hôm đó, mẹ con anh đã trò chuyện với nhau rất lâu.

Sáng hôm sau, chàng trai quay lại công ty.

Vừa nhìn thấy anh, vị giám đốc hỏi :

- Anh có thể cho tôi biết anh đã làm gì và học được gì trong ngày hôm qua không?

- Tôi đã rửa tay cho mẹ và cũng giặt nốt chỗ quần áo còn lại.

- Cảm giác của anh như thế nào? Vị giám đốc hỏi.

Chàng trai trả lời trong nước mắt:

- Thứ nhất, tôi hiểu rằng nhờ có mẹ mà tôi mới có được ngày hôm nay.

- Thứ hai, tôi hiểu kiếm tiền vất vả thế nào.

- Và thứ ba, tôi đã nhận thức được tầm quan trọng và giá trị của tình cảm gia đình.

Vị giám đốc nói:

“Đó cũng chính là điều tôi cần tìm ở một quản lý. Tôi muốn tìm những ứng viên biết ơn khi được người khác giúp đỡ, thấu hiểu công sức lao động của người khác và không xem tiền bạc là mục đích sống duy nhất. Anh đã hiểu được những điều đó, vì vậy chào mừng anh gia nhập công ty chúng tôi.”