khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2021

Chuyện cô giáo Thơ, một chữ Nhục tích cực, cần thiết! - Tác giả Liêu Thái

 

Chữ nhục khi thấy sự việc tiêu cực, buồn, không đáng có là chữ nhục tích cực,cần thiết trong phát triển quốc gia, dân tộc.

Một đất nước muốn tốt đẹp, con người, dân tộc ấy phải biết nhục trước những chuyện tiêu cực, chuyện không đáng có. Và chữ Nhục ấy là tích cực, cần thiết. Nếu không có chữ Nhục ấy, đất nước sẽ ì ạch, phát triển như một đứa trẻ béo phì, chỉ biết ăn mà không cần, không biết suy nghĩ.

Một nền giáo dục tốt, trước tiên là nền giáo dục biết dạy con người phân biệt rõ hai chữ Nhục và Vinh. Chữ Nhục để phát triển và chữ Vinh để học hỏi. Đánh lận hệ hình giữa Nhục và Vinh là một sự sai lầm.

Và một nền giáo dục tốt đẹp, ở đó đạo đức, kỹ năng con người được hoàn thiện thông qua hoạt động có tôn trọng tri thức, tôn trọng đạo đức và phẩm hạnh, cởi mở về tư tưởng, thầy cô lấy tri thức và đạo đức làm kim chỉ nam, học trò lấy ước mơ tri thức, ước mơ sáng tạo và lấy đạo đức, sự tôn trọng thầy cô làm mục tiêu hướng tới.

Tôi không tin rằng nền giáo dục có thể tồn tại lành mạnh nếu thiếu các yếu tố cơ bản và thô sơ trên đây. Nói như vậy để thử đặt lại vấn đề về cô giáo Thơ.

Ở khía cạnh chính trị, nếu cô giáo Thơ phát biểu “nỗi nhục” công khai trước cộng đồng mạng bằng một livestream trong lúc đất nước dầu sôi lửa bỏng vì dịch, nhà nước và nhân dân đang cố gắng chống dịch để đảm bảo an toàn tính mạng toàn dân và phục hồi, phát triển kinh tế… thì quả là cô Thơ quá sai, cô làm vậy là cố ý đổ thêm dầu vào lửa, làm cho mọi sự trở nên rối rắm hơn. Cô xứng đáng bị kỷ luật và đuổi việc.

Nhưng, nếu như đây là cuộc thảo luận nhóm, đặc biệt là thảo luận khoa học về văn hóa ứng xử, chuẩn mực quản lý và phương cách ứng xử, quản lý… Thảo luận để hiểu thêm vấn đề và không đưa ra bất kỳ phương án nào nhằm chống lại chính quyền, nhà nước, không ủ mưu phản động đất nước, dân tộc… Thì đây lại là câu chuyện của Quyền Tự Do Ngôn Luận và điều đó phải được tôn trọng.

Trong trường hợp thảo luận (dưới bất cứ hình thức nào) giữa hai người, thì câu chuyện đó phải được bí mật giữa hai người nếu như đó không phải là lời rủ rê, âm mưu chống đối hay lật đổ chính quyền từ một trong hai người đó (trường hợp có rủ rê thì người bị rủ rê phải mang mọi bằng chứng đến cơ quan an ninh để tố cáo chứ không được công bố công khai làm ảnh hưởng đến an ninh tâm lý cộng đồng) thì câu chuyện phải được đảm bảo quyền riêng tư của nó.

Trong trường hợp buổi thảo luận giữa cô Thơ và các học trò, đặc biệt là cuộc thảo luận riêng giữa cô Thơ với cậu sinh viên, sau đó cậu sinh viên mang video clip đã ghi tung lên mạng xã hội mà không có sự đồng ý của cô Thơ là một sự xúc phạm đối với cô giáo của cậu ta về mặt đạo đức và là sự vi phạm quyền cá nhân về mặt pháp luật.

Lẽ ra, Ban giám hiệu trường Đại học Duy Tân phải nhắc nhở, thậm chí có biện pháp kỷ luật thích hợp đối với cậu sinh viên này và khéo léo nhắc nhở cô Thơ không nên sơ xuất bởi vấn đề quan điểm luôn có sự nhạy cảm của nó. Câu chuyện chừng đó là đủ, vừa hợp pháp, hợp nhân tình lại vừa đúng pháp luật và tinh thần giáo dục.

Và, phía cơ quan điều tra đã bỏ qua một bước rất quan trọng là điều tra nguồn gốc phát tán video. Bởi đem một cuộc trò chuyện ra phát tán lên mạng xã hội là vi phạm quyền cá nhân của người trò chuyện, thảo luận nếu người đó chưa đồng ý. Muốn phát tán phải có sự đồng thuận của đối phương (người trò chuyện trong video).

Hơn nữa, phải điều tra làm rõ động cơ phát tán video nhằm bảo toàn an ninh tâm lý của nhân dân (vì chắc chắn một điều, ở bất kỳ quốc gia tiến bộ, hiện đại nào cũng có những lời ta thán từ phía người dân về nhà nước, chính phủ của họ. Việt Nam cũng không ngoại lệ, nếu như người ta biến những lời phát biểu trong các cuộc trò chuyện cá nhân trở thành đề tài chính trị, ghi bằng chứng rồi phát tán, đấu tố thì mọi chuyện sẽ trở nên rối như canh hẹ, đất nước sinh loạn…) và bảo toàn quyền cá nhân của người dân.

Ở đây, chưa thấy động cơ nào từ phía cơ quan an ninh với người phát tán videoclip. Chỉ mới thấy hàng loạt sự chụp mũ chính trị hết sức lạ lùng và ngớ ngẩn từ phía cơ quan chức năng, trong đó có cả cơ quan chủ quản của cô giáo Thơ.

Tôi vẫn luôn tin Việt Nam tốt đẹp, nhưng một đất nước tốt đẹp không có nghĩa là đất nước không có những tiêu cực, tệ lậu hay sai lầm từ phía cơ quan quản lý. Mà tôi tin rằng ở đất nước tốt đẹp, mọi sai lầm sẽ được điều chỉnh, sửa sai trên tinh thần cầu tiến, mọi xấu xa sẽ được giảm thiểu, tiêu trừ trên tinh thần tôn trọng con người và mọi tiêu cực sẽ được xóa bỏ trên tinh thần yêu nhân dân, trách nhiệm và lương tri của các nhà lãnh đạo.

Và một đất nước tốt đẹp không thể cứ mọi thứ đều là vinh quang, sáng lòa, chói ngời, con người chỉ luôn thấy vinh quang mà không thấy nhục trước những sai lầm, trước những điều không đáng có!

Tôi xin trích đoạn câu hỏi của cậu sinh viên với cô Thơ:

– Cô không thích là người Việt Nam đúng không?

– Em cũng đã từng đi học xa, đã có nhiều bạn bè trên thế giới nhưng cô là trường hợp đầu tiên em cảm thấy bị xúc phạm nặng nề.

– Tất cả những gì cô thấy chỉ là bề nổi, cô có biết không?

– Nếu cô không muốn sống ở đây thì cô nên dừng việc dạy ở ĐH Duy Tân.

– Ý cô nói là người Việt Nam ngu dốt hay sao?

Những câu hỏi trên nói lên điều gì?

Nó cho thấy cách hỏi và thái độ xấc xược, không tôn trọng thầy cô và đó không phải là tinh thần thảo luận.

Bởi tinh thần thảo luận phải dựa trên khoa học và căn cứ trên những luận cứ, luận chứng, luận đề, quan điểm, đánh giá… người ta có thể tranh luận nảy lửa trên tinh thần tôn trọng danh dự đối phương và khoa học, tuyệt đối không mạo phạm, xúc phạm và đương nhiên là tuyệt đối không cố ý bẻ vấn đề lệch lạc nhằm chụp mũ chính trị, tuyệt đối không được công khai buổi thảo luận khi chưa có sự đồng ý của các bên. Mượn cái mũ chính trị để chụp lên các buổi thảo luận khoa học là trò chơi bịp bợm, bẩn thỉu, không thể chấp nhận được với người trí thức.

Ở đây, cách đặt câu hỏi của cậu sinh viên này đã phạm vào tất cả những lỗi thảo luận, và đáng sợ hơn là cậu đã mượn buổi thảo luận để làm bằng chứng đấu tố cô giáo của mình, trưng ra video clip để đẩy cô giáo đến chỗ “xúc phạm người Việt, xúc phạm đất nước”.

Quyết định của Ban giám hiệu sẽ gây hiệu ứng xấu trong giáo dục. Bởi lẽ, hình ảnh, thân phận của người thầy bị đẩy đến chỗ lạc lõng, đơn độc và thấp cổ bé miệng trong sinh quyển xã hội họ đang sống. Bằng chứng là chỉ cần phát biểu rằng cảm thấy nhục (quyền căn bản của con người, nó cho thấy lương tâm biết tự vấn trước hiện tình đất nước, xã hội và dân tộc) khi người Việt Nam phải chạy trốn dịch trong khó khăn, đau khổ… sau đó bị một đứa học trò bêu ra mạng xã hội thì bị đuổi việc ngay, đuổi trong lúc dịch giã, khốn khó và đuổi không cần làm sáng tỏ về các quyền con người.

Và chữ “nhục” của cô Thơ đã hàm ý một đường hướng lương tri và khoa học cao hơn hiện thực. Bởi lẽ, người ta thấy nhục khi đất nước có nạn trộm cắp, nghĩa là người ta ước mơ đất nước sạch sẽ, không có trộm cắp và người ta không chấp nhận trộm cắp và đã hình thành một ý thức/hệ thống/đường hướng khoa học cá nhân nhằm xóa bỏ vấn nạn này. Cũng như người lãnh đạo cảm thấy nhục khi đất nước có nạn tham nhũng, chứng tỏ vị lãnh đạo ấy đã có đường hướng khoa học và lương tri trong lãnh đạo của ông/bà ta. Chữ nhục khi thấy sự việc tiêu cực, buồn, không đáng có là chữ nhục tích cực, cần thiết trong phát triển quốc gia, dân tộc.

Panic as thousands flee Taliban onslaught in Afghanistan





“Humanitarian catastrophe” as thousands flee Afghan fighting





Scale of Russian mercenary mission in Libya exposed





Should schools require pupils to wear masks?





Lũ lụt ở Tàu, 21 người chết





Thành hồ: Đến lượt người dân Quận Bình Tân bức xúc đòi tiền hỗ trợ của nhà nước





Tổ Ấm, thơ Anh Tuyến

 

Nhà lá ba gian mát

Đường đi rợp bóng dừa,

Mái hiên lên khói nhạt

Giàn mướp nắng 

Hoa trang cười trước ngõ

Gió thoảng mát hương cau

Ngoài sân vàng vạn thọ

Bên hè xanh liếp 

Đàn gà bươi gốc dứa

Ngỗng trắng lội ao sen.

Dưới tàn cây vú sữa

Đưa võng bà ru em.

Bên hiên ngồi lẳng lặng

Ông lão  Tàu,

Cô em cười trong nắng

Áo trắng phơi hàng rào

Mấy thằng cu để chỏm

Đuổi bướm quanh đống rơm

Có tiếng ai đầu xóm

– “Tý ơi về ăn cơm”.


Tăng vọt hàng hóa gởi về Việt Nam





Vật giá leo thang, dân chúng buộc phải tiết kiệm





Đêm hè ở Little Saigon





Sao lại dọa cắt vắc xin chích ngừa của dân chúng?





Cuộc sống mới của những chú gấu con được giải cứu





‘Tôi chưa từng biết hoà bình là gì…’ – Người tị nạn Afghan





Thú chơi băng video VHS





Nghề làm đẹp ở Little Saigon 'hồi hộp' trước biến thể Kung Flu





Boyband thập niên 1990 - Bao giờ cho đến ngày xưa





Hình sự hóa nạn ấu dâm, một bước tiến lớn ở Vatican





Giới chức y tế nêu ba nguyên nhân tử vong vì Kung Flu tại thành hồ





Người dân thành hồ bỏ về khi nghe tiêm vắc-xin của Tàu cộng





Thành hồ: Chưa nhận được tiền hỗ trợ, hàng chục người dân kéo nhau phản đối





Nga-Tàu phô diễn tập trận, đe dọa EU





Hoàng Oanh hát Mẹ Từ Bi, nhạc Minh Trân





Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2021

Nhân sự kiện một cô giáo ở Đại Học Duy Tân bị đuổi việc, tản mạn về phần tử trí thức đại học - Tác giả Trần văn Chánh

 

Trong những ngày chống dịch Covid-19 đang bùng phát dữ dội (đợt IV từ 27.4.2021) tại TP. HCM, tôi cũng đã tham gia vừa tiêu cực vừa tích cực vào chiến dịch “chống dịch như chống giặc” đại quy mô này bằng cách… ở yên tại nhà, nhờ vậy có thì giờ theo dõi kỹ hơn các thông tin về dịch bệnh, thấy được chỗ hay chỗ dở trong hành động của chính quyền, sự tích cực của đội ngũ y tế, công an, tình cảnh khốn đốn của người dân, kể cả những chuyện thế thái nhân tình trong thời đại loạn, và những thông tin khác nữa rất đa tạp liên quan các vấn đề chính trị, xã hội mà các loại hình truyền thông đưa tin đôi khi trái ngược nhau, chưa kể một số tin giả giật gân lừa đảo gây xôn xao dư luận…

Trong mớ bề bộn kể trên, một trong những sự kiện nổi bật gây chú ý dư luận mấy ngày gần đây là việc một cô giáo ở trường đại học Duy Tân (Đà Nẵng) vừa bị đuổi việc và sau đó phải ra chầu hầu công an vì trên lớp học trực tuyến cô đã dám bày tỏ cảm xúc bất bình về sự thiếu trách nhiệm của nhà cầm quyền trước tình cảnh khó khăn của hàng ngàn người dân phải tự đàn đúm tháo chạy đến hàng ngàn cây số để trốn khỏi vùng dịch hiểm nguy về quê với hi vọng tìm được một chỗ trú ẩn an toàn hơn trong vòng tay bảo bọc của người thân hoặc bè bạn. Lời phê phán của cô giáo trung thực và đầy lương tri kia, dù có thể còn vướng vài sơ suất trong cách diễn đạt trong khi nóng nảy, đã bị một sinh viên ghi âm ghi hình lại rồi báo cáo. Không phải nói, ai cũng có thể đoán ra được anh sinh viên kia là thuộc thành phần nào rồi. Xem đoạn video clip tranh luận giữa cô và trò, người nghe có cảm tưởng anh sinh viên như một bậc bề trên đang gằn giọng chầm chậm vặn hỏi một kẻ cấp dưới bằng một thái độ cố ý trầm tĩnh, còn khoe mình đã từng được đi du học nhiều nước trên thế giới! Phía cô giáo cũng chẳng chịu nhường, thẳng thắn lớn tiếng bảo vệ ý kiến, biến thành một cuộc tranh luận được ghi âm mà hồi kết là cô bị đuổi việc! 

Nghe qua câu chuyện, nhiều người trước hết tỏ nỗi bất bình vì thái độ hỗn xược của trò đối với thầy, từ đó nói qua tình trạng xuống cấp văn hóa-giáo dục-đạo đức của xã hội Việt Nam, lên án gay gắt thái độ của trường đại học Duy Tân. Nhưng theo tôi, trong câu chuyện cụ thể này, yếu tố anh sinh viên nêu trên có lẽ ít quan trọng, vì anh này chắc chắn không phải sinh viên thuần túy cầu học, hoặc ít ra cũng là một thứ tương đối cá biệt, đầu óc vô minh, hay một loại đoàn viên đặc biệt tích cực nào đó. Thoạt đầu tôi cũng giống mọi người, giận như muốn sôi gan, nhưng chỉ vài phút sau thì cơn giận biến thành nỗi vui mừng: mừng cho cô giáo có được cơ hội quá tốt để thoát khỏi một môi trường giáo dục tệ hại, và ban giám hiệu qua việc này đã bộc lộ nguyên hình cho mọi người thấy rõ hơn bản chất xấu xa. Nếu họ không phải nhóm người bất hảo thì cũng là một tập thể mang danh trí thức đại học nhưng hèn kém, cô giáo được tách ra khỏi họ chẳng khác gì được giải phóng khỏi nơi lầy lụa, vì trường đại học Duy Tân cũng chẳng phải nơi tử tế, trái lại nó còn là một cơ sở kinh doanh giáo dục đáng đào đất đổ đi, đã từng phạm nhiều chuyện bê bối mà bẩn nhất là vụ trường này hồi tháng 9.2020 đã từng bị Công an Đà Nẵng kết luận về thủ đoạn đã dùng 900 lá thư nặc danh bôi nhọ các đồng nghiệp đại học khác trên địa bàn Đà Nẵng trong mùa tuyển sinh đại học, cốt để thu hút sinh viên về cho trường mình!

Trong xã hội Việt Nam vài chục năm nay, văn hóa-giáo dục xuống cấp thê thảm là điều trông thấy rõ đến mức không cần phải mất công tranh cãi chứng minh, để được thay thế bằng một loại tân văn hóa (văn hóa mới) của nước CHXHCNVN. Theo đó, trên tất cả mọi lĩnh vực hoạt động, người trung thực có nhiều ý kiến phản biện bị trù dập trong các cơ quan, trường học từ lâu đã trở thành một lẽ tự nhiên, tương tự trường hợp cô giáo trẻ tài năng Nhã Thuyên 5-6 năm về trước ở Đại học Quốc dân Hà Nội cũng bị đuổi việc vì đã làm được một bản luận văn thạc sĩ đầy sáng tạo về đề tài “thơ mở miệng”.  Nền tân văn hóa này được biểu thị qua thành ngữ “đấu tranh tránh đâu” hay câu ca dao bình dân “trung thực thực thà thì thiếu thốn/ lọc lừa lèo lá lại lên lương”…, mà ai cũng thuộc nằm lòng, thậm chí đã trở thành triết lý sống dân gian được coi là khôn ngoan đem ra áp dụng một cách phổ biến, lâu ngày trở thành một thứ văn hóa Việt mới tạm gọi là văn hóa vô sản, có sức áp đảo tràn lấn từ giới bình dân qua tới cả các thành phần có học vấn cao trong xã hội. Loại văn hóa mới này vốn có gốc nguồn sâu xa từ trong lịch sử lâu dài của người Việt, với những thói xấu đặc trưng cố hữu, tương tự nước láng giềng Trung Quốc, nhưng nó đặc biệt phát triển nổi bật kể từ dấu mốc lịch sử năm 1954 chiến thắng Điện Biên Phủ, thiết lập chế độ toàn trị ở miền Bắc XHCN với những bước đi tiêu biểu cụ thể như cải cách ruộng đất, tập thể hóa nông nghiệp, quốc hữu hóa công thương nghiệp… dưới sự hướng dẫn của chủ nghĩa Mác-Lênin đã được giáo điều hóa trước khi du nhập và thông qua tư tưởng của Stalin ở Nga và của Mao Chủ tịch ở Trung Quốc, mà phương tiện phổ biến để biện minh cho nó là một nền văn học nghệ thuật minh họa giả dối,  bao gồm cả báo chí cách mạng, với bộ máy tuyên truyền đồ sộ đến nay vẫn tồn tại dưới hình thức sự chỉ đạo thống nhất của cái gọi là Ban tuyên giáo trung ương. Từ đây, lối sống giả dối hai mặt đã bắt đầu phát triển, đức tính trung thực thực thà trong con người Việt Nam truyền thống tuy chưa mất hẳn nhưng đã trở thành thiểu số, để qua giai đoạn chuyển hình lịch sử 1975, dẫn tới 1986 “đổi mới” chấp nhận một phần kinh tế thị trường, thì bao nhiêu những tính cách tệ hại và điều kiện tha hóa con người lại có thêm cơ hội được chắp cánh, xã hội coi lợi quyền là tiên là phật, diễn biến nhanh thành quốc nạn tham nhũng vô phương cứu chữa, tội ác và tệ nạn xã hội gia tăng, bất công xã hội/ hố ngăn cách giàu nghèo ngày một thêm sâu sắc, đạo đức truyền thống xuống cấp, môi trường thiên nhiên bị hủy hoại nghiêm trọng…, trên cái nền của một thứ chủ nghĩa xã hội (CNXH) dị dạng (socialisme perverti), mà cách diễn đạt lịch sự gọi là CNXH thân hữu, hay khác nữa thì gọi CNTB cuồng nhiệt, đẻ ra các nhóm lợi ích, được bảo bọc bởi một nền luật pháp mị dân chỉ có trên giấy, kể cả trên tất cả những bản hiến pháp cũ và mới, tính từ năm 1946 trở đi.

Xin lỗi, phải nhắc lại dài dòng một số điều cũ rích nghe muốn nhàm tai như trên thì mới ra được vấn đề.  

Khi vụ việc cô giáo vừa xảy ra, đã có vài vị nhân sĩ trí thức kịp thời lên tiếng phê phán nặng nề trường đại học Duy Tân với lời lẽ và cách nhìn vấn đề vô cùng xác đáng, chắc chắn sẽ đem lại cho cô giáo một chút niềm an ủi, tương tự như trường hợp cô giáo trẻ Nhã Thuyên trước đây cũng được không ít người  công tâm bênh vực để vặc lại một số đông quan chức hèn kém trong Bộ Giáo dục-Đào tạo và trong cái gọi là Hội đồng lý luận trung ương. Nhưng ở đây, tôi không muốn đi sâu vào câu chuyện cô giáo, anh sinh viên và cái tập thể BGH đáng đào đất đổ đi kia, vì anh em đã nói khá đủ rồi, mà muốn đề cập trách nhiệm/ vai trò của phần tử trí thức nói chung và đặc biệt của giới trí thức đại học nói riêng, đối với cuộc hưng suy của xã hội.

Không kể các trí thức nhà văn nhà báo nhà khoa học, nếu đã thầy giáo đại học thì đương nhiên phải được xã hội coi là trí thức rồi, thậm chí còn là nơi tập trung của phần tử trí thức tinh hoa nữa là khác. Đó là nơi đại diện cao nhất nền học thuật của một quốc gia, cũng là cái nôi sản sinh ra những tư tưởng cải cách thúc đẩy tiến bộ xã hội. Nhưng xét kỹ suốt khoảng gần nửa thế kỷ nay trong giới trí thức đại học Việt Nam, họ đã nói, đã viết và đã làm được những gì đáng kể, để giúp cải thiện cho các tình trạng hiện hữu, nhất là về phương diện chính trị-tư tưởng… để không còn có những cô giáo như Nhã Thuyên, Trần Thị Thơ… bị đuổi việc vì những lý do như đã được biết? Cũng như các hội nghề nghiệp khác, chưa từng thấy Hội nhà giáo Việt Nam, giới giáo chức đại học có một lời tuyên bố hay kiến nghị tập thể gì liên quan những vấn đề quốc kế dân sinh hệ trọng; thậm chí nhiều lần Trung Quốc lấn hiếp Việt Nam ở Biển Đông trong khoảng chục năm gần đây cũng thấy họ im phăng phắc, thủ khẩu như bình… Trái lại, cãi nhau thậm chí đấm vào mặt nhau giữa các ông tiến sĩ, thạc sĩ, giáo sư trong hội đồng quản trị để tranh giành quyền lợi ngay trong văn phòng một số trường đại học dân lập là hiện tượng kỳ quặc khá phổ biến đã từng được báo chí đưa tin rộng rãi. Ở các đại học công lập thì có phần đỡ hơn, nhưng giáo chức nói chung cũng im như thóc trước các vấn đề lớn về cải cách chính trị-xã hội. Thảng hoặc, nếu có ai thẳng thắn phát biểu trung thực điều gì đó trong cuộc họp hay khi đứng lớp thì trước sau cũng được hiệu trưởng mời lên làm việc, vì BGH các trường vốn đã được tính toán cơ cấu sẵn, bầu lên là để đóng vai trò kiểm soát đề phòng sự tự chuyển biến, tự chuyển hóa… về mặt tư tưởng, hành vi của các nhân viên cấp dưới. Cứ như vậy, kéo dần lên trên thành một dây hệ thống cho tới ông bộ trưởng giáo dục và cả đến cấp lớn hơn ông ta nữa. Tuy nhiên, nếu chỉ trách riêng ông bộ trưởng thì xem ra cũng không được công bằng, vì trong thể chế chính trị, mọi ông bộ trưởng đều không có quyền tự ý quyết định như nhau. Các trường đại học cũng vậy, nếu không được tự trị và tự do học thuật trên thực tế thì cũng chẳng làm gì được ngoài việc truyền thụ đơn thuần kiến thức mà một số bộ môn đã bị làm méo mó đi vì chủ nghĩa giáo điều.

Đến đây, vấn đề đang xét đã tỏ ra dễ hiểu. Rằng tính cách hèn kém hiểu như tội đồng lõa bằng thái độ thờ ơ với các hiện tượng tiêu cực xã hội của giới trí thức đại học là một thực tế khó lòng phủ nhận, nhưng nói cho công bằng chính xác thì hẳn không phải do bản chất của giới trí thức đại học Việt Nam tự nhiên nó trở thành như vậy. Vẫn có không ít người trung thực khí khái, ưu tư thời cuộc, nhưng nếu biểu hiện công khai sẽ bị loại trừ dẫn tới bản thân, gia đình phải chịu đời khốn khổ. Bởi vì họ đã từng trông thấy tấm gương tày liếp của một số bậc tiền bối như các GS Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo… thời Nhân Văn Giai Phẩm (1955-1956), và của các cô giáo Nhã Thuyên, Trần Thị Thơ… thời hiện tại, mà ít có ai đang còn làm việc lại dám đứng ra công khai bênh vực đồng nghiệp của mình, do cũng sợ bị vạ lây mất việc theo.

Giả định, qua vụ cô giáo trường Duy Tân, nếu tập thể giáo chức đại học trên toàn quốc có thư kiến nghị can thiệp, hoặc thậm chí bãi khóa để phản đối cách ứng xử của đám BGH tồi tệ  kia, thì tình hình chắc chắn phải hoàn toàn chuyển khác. Nhưng giả định trước sau cũng chỉ là giả định, vì trong điều kiện chính trị-luật pháp như hiện tại, nếu có ai phát động làm kiến nghị tập thể chẳng hạn, chắc chắn sẽ bị quy chụp có thế lực thù địch nào đó đứng sau lưng xúi giục, nên chẳng ai còn dám ho he. Suy ra không chỉ giới giáo chức đại học rụt rè gà phải cáo, mà các giới nhà văn, nhà báo, nhà khoa học cũng tương tự vậy thôi, vì trong chế độ độc tài toàn trị không có tự do dân chủ cũng như không có một nền pháp luật minh bạch để con người và công lý được bảo vệ. Sở dĩ có tình trạng đáng bi quan như vậy vì giới trí thức trẻ Việt Nam ngày nay không chỉ đã bị tẩy não bằng những tư tưởng sai lạc từ khi ngồi học ở bậc tiểu học mà còn bị tiêm nhiễm thói xấu của các bậc cha mẹ dân trong một nền chính trị thối nát, đi cùng với một nền dân khí bệ rạc đã được cố ý tạo ra để dễ bề cai trị, khiến con dân ai ai cũng chỉ bo bo tranh đấu cho phần quyền lợi ích kỷ riêng của mình. Điều này có thể hiểu là nhà cầm quyền đã rất thành công trong chính sách ngu dân và hèn hạ hóa các phần tử trí thức trong nước, bằng cách thông qua kỹ thuật tuyên truyền và ràng buộc kinh tế, đã điều kiện hóa tư tưởng hành vi con người dựa theo nguyên lý phản ứng có điều kiện của nhà bác học Nga Pavlov (1849-1936/ giải Nobel năm 1904).  

Rốt cuộc chỉ có hạng trí thức nô dịch mới được trọng dụng cất nhắc lên cao, cho hưởng nhiều quyền lợi; trong số họ cũng có không ít người tài năng và thiện chí, nhưng tài năng và thiện chí đó đã bị tha hóa sang một hướng khác, không phải để phục vụ cho quyền lợi của nhân dân lao động, và ngay cả điều này đôi khi chính họ cũng không tự nhận ra do luôn bị bao vây bởi những vòng hào quang danh dự thông qua những danh hiệu mỹ miều, những tấm bằng khen, huân chương lao động này khác. Trong khi người ta được biết, trong giai đoạn những năm 45-60 của thế kỷ trước, giới trí thức tinh hoa không đi theo đường lối của chính quyền cách mạng phần lớn đều bị tiêu diệt hoặc bị vô hiệu hóa bằng nhiều thủ đoạn tinh vi khôn khéo.  Người trung kiên thiện chí vì thế ngại phát biểu thẳng thắn, nếu không xu phụ quyền lực cũng không dám treo ấn từ quan chỉ còn cách cố giữ cho tư cách mình được tương đối trong sạch, giả dại qua ải, không xu phụ quyền lực cũng không dám dũng cảm ăn ngay xổ thẳng, chỉ lo làm tròn bổn phận nghề nghiệp, hi vọng có chút đóng góp, chờ tới tuổi về hưu lãnh lương hưu để sống cho hết tuổi đời còn lại. Hạng trí thức này chiếm số khá đông, nhận ra được hết thảy các hiện trạng chính trị-xã hội nhưng tính tình cẩn trọng. Triết lý sống bình nhật của họ là nếu tiến được thì lo cho cả thiên hạ, không thì chỉ lo hoàn thiện bản thân mình (đạt tắc kiêm thiện thiên hạ, cùng tắc độc thiện kỳ thân), giữ cho được lòng tốt trong quan hệ xử kỷ tiếp vật. Họ thường thường hiền lành dễ thương, có thể gần được. Để được yên tâm, người trí thức trong sạch thường tự biện hộ, “ngụy tín” (tin giả) rằng trong bối cảnh lịch sử khó khăn, lực bất tòng tâm, không thể làm theo lý tưởng được thì phải khôn khéo biết ẩn nhẫn để có thể phục vụ cho đồng bào mình được lâu hơn nhiều hơn thay vì nói năng ngay thẳng để bị đuổi việc sớm (nếu là nhà báo thì bị rút thẻ nhà báo…), cho nên vì chiếm số đông, vô tình họ cũng trở thành một loại đồng lõa bất đắc dĩ cho chính sách đi ngược lòng dân của các nhà đương cuộc. Hạng trí thức thứ ba còn lại, từ lúc trẻ thường bị thu hút bởi những chủ thuyết hứa hẹn cứu đời, họ khó hòa hợp với số đông, về già thường trở nên thất vọng, buồn bã, trước hiện thực nghiệt ngã của chính trị vốn đầy tính thủ đoạn và giả trá.   

Thông thường, chỉ những người trí thức hưu trí về già rồi hoặc đã thoát được ra nước ngoài rồi mới dám cất lên tiếng nói trung thực phản biện chính sách bênh vực quyền lợi của nhân dân, bằng cách vạch ra những điều sai trái trong đường lối căn bản của chính quyền; một số khác, mãi đến khi sắp nhắm mắt xuôi tay mới dám trối lại vợ con, bạn bè, học trò… mình những điều cần nói, như có thể dẫn chứng khá nhiều vị trí thức khả kính tên tuổi, mà kẻ bài viết này cảm thấy bất tiện hoặc không cần phải kể tên ra vì ai quan tâm thời cuộc cũng có thể tự biết đến họ. Nhưng rất tiếc số này tính ra vẫn còn quá ít, không trở thành lực lượng đối trọng đáng kể. Giả định (lại giả định!) những người trí thức trẻ còn đầy nhiệt huyết chưa nghỉ hưu mà biết nêu gương đám già kể trên để đồng loạt có thái độ phản biện trước những hiện tượng bất công, chẳng hạn như việc bắt bớ cầm tù một số nhà hoạt động dân chủ đấu tranh trong hòa bình và hợp hiến, hay như các vụ án Đồng Tâm, vụ án Hồ Duy Hải… thì tình hình đã có thể chuyển khác, như thế sẽ góp phần xây dựng, vừa thúc đẩy tái lập sự công bằng xã hội vừa giúp cho các nhà đương cuộc điều chỉnh chính sách để họ trị dân được tốt hơn mà không bị mặc cảm tội lỗi mình là thế lực tà ác, mang lại niềm yên vui cho tất cả mọi gia đình người dân Việt, đồng thời tạo được sức mạnh đoàn kết nhất trí cao trong nước để đối phó hữu hiệu với bất kỳ ngoại bang nào đang đe dọa chủ quyền dân tộc… 

Đến đây, chắc có người sẽ có người bảo: Những điều phân tích nhận định như trên đây xưa quá rồi, chẳng có gì mới, lại còn chứng tỏ chỉ là nói suông, kiểu hoạt ngôn không thức thời vụ. Tôi nhất trí phần lớn với loại ý kiến này, tuy nhiên vẫn bảo lưu một niềm xác tín cho rằng lớp trẻ nhiệt huyết vẫn còn có nhiều chỗ đáng tin, không loại trừ trong số những “hạt giống đỏ” ưu tú là con cháu các ông lớn, có học vấn và tư tưởng tiến bộ hơn các lớp cha anh. Nếu phần lớn trí thức trẻ Việt Nam hiện nay ý thức đầy đủ sứ mệnh lịch sử của mình dám dắt tay nhau đi cùng một hướng đấu tranh cho lý tưởng tốt đẹp họ đã cưu mang, thì chắc chắn sẽ không có những chuyện xảy ra ở các trường đại học dân lập như  Duy Tân (Đà Nẵng), Đông Đô (Hà Nội, bán bằng giả), Tôn Đức Thắng (TP. HCM, hiệu trưởng bị ép từ chức)…, bởi vì một số kẻ cường quyền dù thủ đoạn cao sâu đến đâu cũng không thể tự ý tung hoành nếu không có xung quanh họ một lực lượng trí thức đồng lõa vô tình hoặc hữu ý. Vì thế tôi chia sẻ được ý này với nhân vật trí thức khả kính Lưu Hiểu Ba (1955-2017), một nhà đấu tranh cho hoạt động nhân quyền chống độc tài ở Trung Quốc được giải Nobel Hòa Bình rồi cuối cùng cũng lâm nạn, vì thể chế chính trị của Việt Nam và Trung Quốc là rập khuôn nhau kể từ những năm 50 của thế kỷ trước dưới sự lãnh đạo độc tài trái với thiên lý nhân tình của họ Mao gian độc: “Tôi tuyệt đối không tin rằng sự lạc hậu của Trung Quốc là do một số vị hôn quân nào đó gây nên, mà trước hết do tất cả mọi người, vì hệ thống do con người tạo ra. Mọi tấn bi kịch Trung Quốc đều do chính người Trung Quốc tự biên, tự diễn, tự dàn dựng và tự hân hoan thưởng thức. Vì vậy đừng đổ lỗi cho ai khác. Trí thức không nên đóng vai nạn nhân, một mình Mao Trạch Đông thì không thể làm nên cuộc Cách mạng Văn hóa…”.

Người ta nói, dân nào thì chính phủ đó, điều này có ứng hợp với ý kiến phát biểu trên đây của Lưu Hiểu Ba hay không?

Phim Hong Kong, Boat People - Thuyền Nhân 1982 - Lâm Tử Tường & Lưu Đức Hoaddo'ng vai chính





Úc phong toả thủ đô vì Kung Flu, dân hoảng loạn mua sắm, tích trữ





Sau 2 mũi vaccine Tàu, dân Campuchia được tiêm thêm vaccine AstraZeneca





FDA Mỹ cân nhắc mũi vaccine thứ 3 cho ai miễn dịch kém





Chùa bắt đầu tiếp nhận tro cốt nạn nhân Kung Flu





Cho vay nặng lãi nở rộ thời Kung Flu ở Malaysia





Cơ hội mới cho visa lao động Mỹ





Nguy cơ đại dịch làm đứt gãy kinh tế Việt Nam và sự thông thương với thế giới





Israel mở rộng chiến dịch tiêm vaccine tăng cường cho người trên 50 tuổi





‘Thái tử’ triều đại Samsung được phóng thích có quản chế





Tesla hy vọng xuất xưởng xe đầu tiên tại nhà máy ở Berlin vào tháng 10





Khi Trung Cộng phản công bằng vũ khí tư pháp





Tường Berlin, những "vết cắt" lịch sử





Afghanistan : Phiến quân Taliban tiến gần thủ đô Kabul





Thái Lan: Taxi và xe tuk-tuk chết vì Kung Flu





‘‘Xét nghiệm kháng thể’’ có thể giúp Việt Nam có chính sách chống Kung Flu phù hợp hơn





Litva : Nước duy nhất trong nhóm Trung và Đông Âu quay lưng với Trung Quốc





Dấu ấn của cố danh họa Mai Trung Thứ tại nhà thờ Thánh Phêrô ở Macon, Pháp





Gây căng thẳng với Litva về Đài Loan, Trung Cộng sẽ bị “già néo đứt dây” ?





Cháy rừng cháy cả nhà, người dân California rơi vào cảnh vô gia cư





Một ông dương tính với Kung Flu bị vây bắt như phim hành động





Người lao động bị “chôn chân” trong khu trọ giữa đại dịch





Quận 12 bác tin dân phản đối tiêm vắc-xin Trung Quốc và bỏ về, quận 1 nói có thật.





Cô giáo bị đuổi việc vì nói thật: chặn tiếng nói phản biện!





Thứ Năm, 12 tháng 8, 2021

Đường đến Việt Nam của Kim Dung - Tác giả Nguyễn Viện

 

Không nghi ngờ gì, có thể nói nhà văn vừa qua đời, tác giả của 15 bộ truyện, Kim Dung (6/2/1924 - 30/10/2018) là người được đọc nhiều nhất châu Á với trên 300 triệu bản in, không kể sách in lậu và những người đọc trên feuilleton các nhật báo, từ Hongkong tới Việt Nam.

Tôi còn nhớ những năm trước 1975, Sài Gòn với vô số tờ báo tư nhân, không chỉ hấp dẫn độc giả bằng những thông tin nóng, từ chiến sự đến chính trị, mà còn chính bởi những tiểu thuyết nhiều kỳ, đăng hàng ngày trên các nhật báo (không dưới 4 tiểu thuyết mỗi báo), trong đó đáng kể nhất phải là những tiểu thuyết kiếm hiệp theo những chuyến bay từ Hongkong đến Tân Sơn Nhứt và được dịch ngay sang tiếng Việt, hàng ngày. Cũng xin nói ngay, dịch giả nổi tiếng nhất lúc đó là Hàn Giang Nhạn. Và tác giả tài năng nhất là Kim Dung.

Đôi khi, những chuyến bay đó cũng trễ, báo ra không kịp. Người đọc không khỏi hụt hẫng. Có lẽ không một ai, khi đã đọc tiểu thuyết kiếm hiệp, đặc biệt với Kim Dung, lại không khỏi mất ăn, mất ngủ vì ghiền.

Vì sao Kim Dung hấp dẫn?

Điều đầu tiên có thể nói về tiểu thuyết Kim Dung là sự uyên bác về kiến thức cùng sự sâu sắc về triết lý của ông. Trong hầu hết tác phẩm của Kim Dung đều có bối cảnh lịch sử với những con người thật bên cạnh các nhân vật hư cấu. Điều ấy khiến cho lịch sử trở nên gần gũi hơn. Những bàn luận của ông theo kiểu trà dư tửu hậu cũng mang đến cho độc giả những bất ngờ thú vị. Nó cung cấp cho người đọc không những sự hiểu biết về y học, võ công mà còn cả những thú vui tao nhã như uống rượu hay sự lãng mạn của tình yêu.

Một bất ngờ khác của Kim Dung còn là nỗ lực đề cao nữ quyền, một khái niệm rất mới trong bối cảnh tùng phục truyền thống trọng nam khinh nữ của Trung Hoa. Một Hoàng Dung ranh mãnh của anh "trâu nước" Quách Tĩnh. Một Triệu Minh dịu dàng nhưng quyết liệt của kẻ si tình Trương Vô Kỵ. Một Nhậm Doanh Doanh bất chấp của lãng tử Lệnh Hồ Xung… Dường như những nhân vật nữ của Kim Dung đã không ngại ngần gì trước hung hiểm của giang hồ, cũng như những gã trai lang bạt, võ công cái thế.

Kim Dung là người Trung Hoa, vì thế cái gọi là võ học Trung nguyên, cũng chỉ là một tinh thần Đại Hán. Mặc dù, trong tiểu thuyết của Kim Dung không thiếu những nhân vật Tây Vực, Mông Mãn phía bắc, hay những truyền nhân phía Nam. Trung nguyên vẫn được đề cao như minh chủ võ lâm.

Một chi tiết khác rất đáng lưu ý, nhân vật Vi Tiểu Bảo về cuối truyện Lộc Đỉnh Ký, đã chọn Senkaku (tên gọi theo Nhật Bản) hay đảo Điếu Ngư (tên gọi theo Trung Quốc) để vui hưởng trần gian với 7 cô vợ xinh đẹp của mình. Phải chăng, đây cũng là cách khẳng định chủ quyền?

Trong số các nhân vật của Kim Dung, theo tôi không phải Lệnh Hồ Xung, Quách Tĩnh, Đoàn Dự, Trương Vô Kỵ, Tiêu Phong… những tay võ công siêu quần bạt chúng, khí tiết anh hùng, mà chính Vi Tiểu Bảo mới là nhân vật bất ngờ nhất, quái đản nhất. Kẻ lưu manh, thời cơ ấy tiêu biểu cho tính thời đại nhất, phản kiếm hiệp nhất, phản anh hùng nhất. Bên cạnh đó, một thành tựu khác phải kể đến là nhân vật Nhạc Bất Quần, đại diện cho mẫu người "ngụy quân tử" đầy rẫy trong xã hội đương đại. Một hình ảnh sống động nhất mô tả các chính khách ngày nay.

Sự thâm sâu của Kim Dung có lẽ có cội nguồn từ truyền thống gia đình. "Dòng họ Kim Dung có một nhà để sách gọi là "Tra thị tàng thư" nổi tiếng khắp vùng Chiết Tây, chứa rất nhiều sách cổ..." (Theo Wikipedia). Sau này, ông cũng có thời gian làm việc ở Thư viện Trung ương. Kim Dung là người đọc nhiều sách từ nhỏ và đã viết từ rất sớm. Năm 15 tuổi, ông đã viết "Dành cho người thi vào sơ trung" và được một nhà xuất bản chính qui phát hành.

Kim Dung trở lại Việt Nam thế nào?

Sau biến cố 30/4/1975, cũng như các văn hóa phẩm khác của Miền Nam, tiểu thuyết của Kim Dung cũng bị thiêu hủy và đưa vào hàng sách cấm.

Mãi đến khoảng 1994-1995, những nỗ lực đầu tiên để mang Kim Dung trở lại với độc giả Việt Nam phải kể đến công đầu của bà Phan Thị Lệ, Tổng Giám đốc Công ty sách Phương Nam ở Sài Gòn. Ngoài những vận động trong nước, bà Lệ còn sang Hong Kong gặp trực tiếp Kim Dung để thương thảo bản quyền.

Có thể nói đó là một hành động dũng cảm. Bên cạnh vấn đề tư tưởng văn hóa chính trị của chế độ mà bà Lệ phải đối phó, vấn đề tác quyền là một cố gắng lớn của Phương Nam vào thời điểm đó. May mắn thay, được biết nhà văn Kim Dung đã tỏ ra rất hào phóng với độc giả Việt Nam. Ông chỉ tính tiền tác quyền trên từng tác phẩm sau khi phát hành và theo số lượng bản in. Ông cũng hứa sẽ sang Việt Nam dự buổi ra mắt sách. Nhưng rất tiếc, do sức khỏe, ông đã không thể gặp gỡ bạn đọc ái mộ ở Việt Nam.

Nhân tiện, tôi cũng muốn nói điều này: Để cho các tác phẩm có giá trị của thế giới có thể xuất bản ở trong nước sau thời kỳ hủy diệt văn minh nhân loại, chúng ta cần tri ân những người làm sách ở Sài Gòn.

Những người một thời bị báo chí gọi bỉ bôi là "đầu nậu sách". Chính họ đã bằng mọi cách, bất chấp rủi ro, từ an toàn chính trị đến tài chánh, để vận động cho in những tác phẩm "khó ăn" nhất như triết học (tất nhiên ngoài hệ thống tư tưởng chủ đạo của nhà cầm quyền) đến các loại sách mà chúng ta bây giờ gọi là "khai dân trí". Những vận động ấy, trong cơ chế này, không chỉ là thuyết phục, bên cạnh những chiêu trò không chỉ nghiêm túc như trường hợp bà Lệ với tiểu thuyết Kim Dung, có thể còn là những thứ khác … 

Bí mật đằng sau chương trình đào tạo phi hành gia Nga - Tác giả Richard Hollingham

 

Trong lúc những gương mặt trong nhóm du hành gia Mercury Seven của Nasa xuất hiện tràn ngập trên báo chí toàn cầu thì các nhà du hành vũ trụ người Nga lại được huấn luyện trong bí mật, công chúng không hề biết đến họ.

Vào ngày 13/4/1961, phóng viên đặc biệt Georgi Ostroumov của tờ báo Liên Xô Izvestia gặp người đàn ông đầu tiên bay vào không gian. Một ngày sau khi trở về Trái Đất, "phi công vũ trụ" Yuri Gagarin, theo lời tường thuật của Ostroumov, "có tinh thần hứng khởi, khỏe mạnh và tráng kiện… một nụ cười tuyệt vời tỏa rạng trên gương mặt anh."

Liên Xô từng tuyên truyền nhiệt tình về thành tích khoa học

Korolev, thiên tài trong cuộc đua chinh phục vũ trụ của Liên Xô

Số phận 'chó du hành vũ trụ' của Liên Xô

"Thỉnh thoảng lúm đồng tiền lại xuất hiện trên má anh," Ostroumov viết. "Anh ấy trân trọng sự tò mò của mọi người khi sấn sổ hỏi chi tiết về những gì anh thấy và trải nghiệm trong một giờ rưỡi anh ở ngoài Trái Đất."

Trong cuốn sách nhỏ xuất bản để kỷ niệm chuyến bay, "Người Xô Viết trong Vũ Trụ", cuộc phỏng vấn với Gagarin kéo dài nhiều trang viết.

Nhà du hành vũ trụ mô tả trải nghiệm: "Chân trời có vẻ đẹp khác thường và cực kỳ độc đáo." Ông cũng ca ngợi Liên bang Xô Viết: "Tôi dâng hiến chuyến du hành của mình cho… tất cả nhân dân chúng ta, những người đã hành quân đến tiền phương của nhân loại và xây dựng xã hội mới."

Trong một hệ thống chính trị nơi báo chí có xu hướng tuyên truyền thay vì miêu tả thực tế về sự kiện, người ta dễ dàng cho rằng lời nói của Gagarin là bịa đặt. Nhưng dù chúng có thể đã bị điều chỉnh lại bởi bộ phận kiểm duyệt, thì có khả năng đó vẫn là những lời nói thật của nhà du hành vũ trụ.

Là phi công lái máy bay chiến đấu lớn lên từ ngôi làng nhỏ ở Nga, Gagarin là người đàn ông của gia đình được mọi người yêu mến. Thật sự là ông điển trai, duyên dáng và đặc biệt là có thẻ đảng, thể hiện sự trung thành với đảng cộng sản.

Dù những kịch tính trong giai đoạn đầu của chương trình đưa người vào không gian của Nasa đã được công chúng biết đến, nhưng mãi đến gần đây câu chuyện đầy đủ về cách Liên Xô tuyển chọn và huấn luyện phi hành gia của họ mới được biết đến.

Đế chế cộng sản thích người ta cho rằng quá trình tuyển chọn là dành cho tất cả mọi người, và những người đầu tiên bay vào không gian - cũng như nữ phi hành gia đầu tiên Valentina Tereshkova - đều là tự nguyện. Nhưng điều đó không hẳn là sự that

Liên bang Xô Viết đổ vào chương trình không gian nguồn lực khổng lồ, nhưng trên giấy tờ thì chương trình đó không tồn tại

Sau khi đạt tiêu chuẩn làm phi công lái chiến đấu cơ, Gagarin được chỉ định đóng quân tại một phi trường xa xôi nằm gần biên giới với Na Uy, và lái chiến đấu cơ MiG-15 trong mặt trận phía tây thời kỳ Chiến Tranh Lạnh.

Các phi hành gia nghĩ gì trước khi bay vào vũ trụ?

Chinh phục Mặt Trăng: Mỹ vung tiền để thắng Liên Xô

Cuối mùa hè năm 1959, hai bác sĩ đến căn cứ không quân này, tổ chức phỏng vấn để chọn trước một nhóm phi công.

Sau khi bắt đầu với danh sách khoảng 3.500 ứng vin tiềm năng, các bác sĩ thu hẹp danh sách số người mà họ tìm kiếm xuống còn khoảng 300 phi công khắp miền tây nước Nga.

"Những người được phỏng vấn không hề biết vì sao họ được phỏng vấn," Stephen Walker, tác giả cuốn sách "Beyond"[Ngoại vi], đã dành nhiều năm lục tung các kho lưu trữ của Nga để kết nối thành câu chuyện đầy đủ về sứ mệnh của Gagarin.

Cuộc phỏng vấn có nội dung khá thân mật như hỏi han về sự nghiệp, khát vọng và gia đình. Một số người được mời quay trở lại phỏng vấn lần hai. Tuy các bác sĩ hé lộ rằng họ đang tìm kiếm ứng viên cho một thiết bị bay loại mới, nhưng không bao giờ họ tiết lộ ý định thực sự.

"Họ tìm phi công quân sự, những người chấp nhận khả năng sẵn sàng chết vì tổ quốc, đây thực sự là điều mà ta phải đối mặt, vì khả năng còn sống để quay về không hẳn là cao," Walker nói.

Trong khi Nasa tuyển phi công quân sự chuyên lái thử để làm phi hành gia đợt đầu tiên bay trong tàu vũ trụ phức hợp Mercury, thì khoang lái tàu của Xô Viết Vostok được thiết kế với điều khiển từ xa từ mặt đất. Ngoại trừ khi xảy ra tình huống khẩn cấp, phi công không làm gì nhiều để vận hành bay.

"Họ không tìm những người có nhiều kinh nghiệm đến vậy," Walker nhận định. "Điều mà họ tìm kiếm đơn giản là phiên bản người thay cho một con chó - một người có thể ngồi yên đó và chịu đựng sứ mệnh, ứng phó với lực tăng tốc và trở lại an toàn."

Và cũng giống như chó phi hành gia mà những nhà khoa học tên lửa người Nga đã phóng vào vũ trụ hơn một thập niên trước, các phi hành gia cũng phải có thể lực tốt, nghe lời và đủ nhỏ con để ngồi vừa trong khoang lái chật hẹp.

Cuối cùng, 134 người được chọn - tất cả đều là phi công trẻ, cao dưới 1m68 - được có cơ hội "tình nguyện" cho nhiệm vụ mới và cực kỳ bí mật.

Một số người được cho biết nhiệm vụ là tập huấn để lái tàu vũ trụ, một số khác tin rằng đó là phiên bản mới của máy bay trực thăng.

Không ai trong số các phi công được phép thảo luận về công việc với đồng nghiệp hay tham khảo ý kiến gia đình.

Trong khi đó, vào tháng 4/1959, Hoa Kỳ công bố tên bảy phi hành gia đầu tiên lái tàu Mercury. Các ứng viên phải trải qua hàng loạt bài tập thể chất mệt nhoài, các kiểm tra về y tế và tâm lý - những nội dung này được viết trong quyển sách của Tom Wolfe (theo sau đó là một bộ phim và loạt phim truyền hình) có tên The Right Stuff.

Khi được hỏi trong cuộc họp báo là họ không thích bài tập luyện nào nhất, phi hành gia John Glenn nói: "Rất khó để chọn xem bài nào bởi vì nếu bạn phát hiện ra có bao nhiêu lỗ, hốc trên cơ thể con người và bạn có thể tiến sâu vào tới mức nào ở mỗi lỗ hay hốc đó… thì bạn nói xem, lỗ nào khiến bạn ngần ngại tiến vào nhất."

Nhưng với nhiều câu hỏi còn lại về việc làm sao con người có thể thích nghi được với môi trường cực đoan trong chuyến bay vào vũ trụ - như gia tốc, tình trạng không trọng lực và sự cô độc - thì lý do bắt buộc cần được cân nhắc khi chọn người, đó là người được chọn phải có thể chất tốt nhất và tâm lý vững vàng nhất.

Người phụ trách phần kiểm tra ứng viên làm phi hành gia Xô Viết là Vladimir Yazdovsky, giáo sư Học viện Y học Hàng Không và Không Gian Moscow.

Trước đó, ông từng là người giám sát chương trình đưa chó phi hành gia vào không gian. Đồng nghiệp miêu tả (ở chốn riêng tư) rằng ông là người ngạo mạn và khắc nghiệt.

"Ông ta giống kiểu nhân vật kinh khủng trong phim James Bond," Walker cho biết, "và ông cực kỳ tàn nhẫn với những người này."

Trong gần như hầu hết các trường hợp, bài tập của Liên Xô kéo dài hơn, khó hơn và khắc nghiệt hơn bài tập của các phi hành gia người Mỹ.

Trong vòng một tháng, các ứng viên phải trải nghiệm việc bị gây áp suất tại các hốc, lỗ trên người, bị kiểm tra sức chịu đựng ở mọi bộ phận trên thân thể, và bị khiêu khích để dễ trở nên kích động.

Họ được đưa vào phòng có nhiệt độ cao đến 70 độ C, hoặc phòng dần dần bị rút cạn khí oxy và buộc phải ngồi trên ghế gây rung lắc giả lập như khi phóng tàu. Một số ứng viên gục ngã, một số người khác bỏ cuộc.

Trong suốt quá trình, những người tham dự bị cấm không được kể cho gia đình và bạn bè nghe họ đang làm gì. Thậm chí trong tháng tham gia xét tuyển, một số người vẫn không biết họ tham gia xét tuyển để làm gì.

Cuối cùng 20 người trong số những người trẻ đó vượt qua quá trình huấn luyện tại một trung tâm huấn luyện phi hành gia.

Nơi này về sau được đổi tên là Star City (Thành phố Ngôi Sao) nhưng ban đầu nó chỉ là nơi có vài căn lều quân sự trong một cánh rừng gần Moscow.

Không ai tổ chức họp báo hay công bố gì. Chính thức là, chương trình đưa người lên không gian của Liên Xô không hề tồn tại trên giấy tờ.

"Nếu họ rời căn cứ, họ được yêu cầu không kể cho ai nghe họ đang làm gì, tại sao họ ở đó, nếu ai đó hỏi, họ sẽ nói họ là thành viên của đoàn huấn luyện thể thao," Walker mô tả. "Mọi thứ đều bị kiểm soát, mọi thứ đều bí mật. Mọi thứ đều ẩn giấu sau cánh cửa đóng kín."

Bản thân chương trình huấn luyện tương tự với chương trình của Mỹ, nhưng lại có ít nội dung liên quan đến điều khiển tàu vũ trụ.

GIống như chó phi hành gia, những người này bị xoay tròn với tốc độ tăng dần trên thiết bị xoay ly tâm, bị nhốt trong buồng lái kín cách âm trong nhiều ngày và được kiểm tra liên tục về tình trạng thể chất và tinh thần.

Một khác biệt điển hình nữa so với chương trình không gian của Mỹ, đó là lượng bài tập huấn luyện nhảy dù mà phi hành gia Nga phải tập. Đó là vì họ cần phải thoát khỏi tàu vũ trụ khi rơi nhanh xuống mặt đất để tránh bị chấn thương nặng vì tác động. Thực tế là khoang tàu và phi công sẽ đáp xuống riêng biệt là một bí mật khác không được tiết lộ mãi đến nhiều năm sau.

Với việc ngày càng nhiều người rơi rụng, nhóm đầu tiên gồm sáu phi hành gia được chọn tham gia chuyến bay đầu tiên.

Khi Nasa công khai tuyên bố hy vọng sẽ phóng người vào không gian lần đầu tiên năm 1961, lãnh đạo chương trình không gian của Xô Viết, Sergei Korolev biết rằng ông có cơ hội trong một khoảng thời gian hẹp.

Vào ngày 5/4/1961, các phi hành gia đến nơi được gọi là bãi phóng tàu vũ trụ Baikonur trong sa mạc Kazakh, nơi tên lửa R7 khổng lồ của Korolev đã sẵn sàng.

Cho đến lúc đó, vẫn không ai trong số họ biết ai sẽ là người đầu tiên bay vào vũ trụ. Cuối cùng, chỉ vài ngày trước đợt phóng tàu, Gagarin được phép bay.

Mãi cho đến khi có truyền thông chính thức là Gagarin đã ở trong quỹ đạo Trái Đất thì không ai ngoài những người thân cận nhất với chương trình không gian được biết tên ông.

Theo Ostroumov, phóng viên đặc biệt của báo Izvestia, trong buổi sáng ngày 12/4, Gagarin đã "vẫy tay lần cuối chào bạn bè và đồng chí bên dưới [tên lửa] khi anh bước vào tàu vũ trụ, vài giây sau đó lệnh chỉ huy được ban ra… chiếc tàu khổng lồ bay lên từ đám mây hừng lửa đến các vì sao."

Ông trở về Trái Đất và trở thành người con Xô Viết xuất hiện tràn ngập trên cách poster - phi hành gia kiểu Nga.

Ngoại giao CSVN từ Nguyễn Cơ Thạch đến hiện tại





Canada-Trung Quốc : Các nạn nhân của "ngoại giao con tin"





Samsung ra mắt điện thoại gấp màn hình thế hệ mới nhất





Indonesia: Robot tiếp tế tận nhà người bị cách ly Kung Flu





California: Cháy rừng lan rộng, hàng trăm người sống tạm ở bãi đậu xe





Các dấu hiệu vướng Kung Flu, dính Delta’





Cách xin thực tập sau khi du học sinh tốt nghiệp





Giải đáp thắc mắc về học bổng Mỹ





Trăm ngàn người mất cơ hội có thẻ xanh vì dịch Kung Flu





Drone nhỏ nhất thế giới có thể cách mạng hóa công việc tìm kiếm cứu trợ





Hải quân của 21 quốc gia bắt đầu cuộc tập trận do Mỹ dẫn đầu ở Đông Nam Á.





>

Mô hình “san sẻ yêu thương” trong mùa dịch ở Đà Nẵng ra sao?





Thứ Tư, 11 tháng 8, 2021

Pháp : Dùng gỗ trong xây dựng, giải pháp tối ưu chống biến đổi khí hậu ?





Nhiêt độ không tăng quá 1,5°C : Mục tiêu gần như bất khả, nhưng vẫn phải giữ





New Yorkers Unite to Find Nurse’s Lost Dog





Protesters Clash With Riot Police in Thailand





Friends trapped in flooding elevator during US storm





Climate emergency report: Chinese, US and Indian response





Đọc sách cho trẻ trong dịch Covid-19





Sài Gòn chưa dùng vaccine Trung Quốc, dân hưởng ứng chích ngừa





Trại giam bùng phát Kung Flu, gia đình tù nhân lương tâm quan ngại





Dân sẵn sàng trả tiền thay vì đợi tiêm chủng miễn phí





Công chức Liên bang Mỹ phải chứng nhận tình trạng tiêm vaccine COVID-19





Tấn công mạng : Vũ khí lý tưởng để các cường quốc mở rộng ảnh hưởng





Chia tay đẫm lệ với Barça, Messi đến với Paris-Saint-Germain





Cuba buộc phải cải cách kinh tế xoa dịu phẫn nộ của dân chúng





Giúp trẻ tăng trưởng chiều cao





Nông phẩm Việt Nam xuất sang Tàu: bao giờ bình đẳng?





Trung Cộng tập trận lớn chưa từng có trên Biển Đông.





Giảng viên bị sa thải vì chỉ trích cách chống dịch của chính phủ





Thứ Ba, 10 tháng 8, 2021

Mưa Sài Gòn

 


Sài Gòn bắt đầu mùa mưa
Người nhìn thấy mưa rơi
Không phải trên màu cờ của Trần Dần
Không phải trên mặt người
Mưa sa trên xác người
Mưa rơi trên bọc khâm liệm...
Mi nhớ Sài Gòn
Nhớ tiếng kéo cửa sắt mỗi buổi sáng
thương
im lìm Sài Gòn ngày
im lìm Sài Gòn đêm
tìm đâu quán cóc
tìm đâu bạn bè tụm năm tụm bảy...
Cậu nói rằng
Mi sinh sau năm 1975
Nghĩa là mi sinh sau ngày giải phóng
Và mi cho dù có sinh trước đó mấy năm
Cũng chưa đủ lớn để cảm nhận Sài Gòn lúc ấy
Rất không may và cũng rất may cho mi
Không sống ở Sài Gòn lúc này
Bởi với ông
Cái cảm giác sống những ngày sau 1975
Đang trở lại
“Mùa dịch, cậu phải ăn gấp đôi, gấp ba lần ngày bình thường
khổ lắm con à!”
Mi trộm nghĩ
Vì cậu còn mang trong mình dòng máu cũ
Nên thấy khổ
Bởi lúc này nhiều người không có ăn
“Mà thức ăn thì chẳng có gì
rau cũng héo úa
thịt cũng khó nói
giá tăng đôi ba lần
mọi thứ cứ như thời bao cấp
nhưng mức độ giới nghiêm cao hơn nhiều
chưa bao giờ thành phố này như vậy
thời chiến cũng hiếm hoi lắm mới gặp giới nghiêm
đôi ngày là mệt chết bỏ
đằng này suốt cả tháng dài
đương nhiên với nhà giàu
cậu nghĩ chắc sẽ không nặng nề như mình
bởi họ có hồ bơi, bồn tắm và khoảng sân…
à, cậu mới chích mũi thứ nhất
phản ứng gây chóng mặt, đau đầu…”
Mi dặn cậu nhớ uống nhiều chanh, trái cây
Ăn cháo thịt gà để trợ lực
Ông cười méo xẹo trên điện thoại
“Mày cứ làm như đang ở Quảng Nam
Đi ăn bê thui Cầu Mống
Ra chuồng bắt con gà mà ăn!
Mịa, giờ bánh mì tao còn không có mà ăn
Chích được mũi thuốc là mừng muốn khóc,
Đâu phải ai cũng may mắn có mà chích
Mà giữ cái mạng
Mà chưa chắc giữ được con ơi!”
Mi giật mình
Mi vừa hiểu nhầm ông
Bởi hình như với đà này
Nếu thành phố tiếp tục vỡ trận
Người chết nối người chết
Con quì xa lạy xác mẹ
Chỉ có mưa và nước mắt
Gầm gào
Thì không chừng đến một lúc nào đó
Vàng mang làm đai cuốc
Không phải để cuốc đất trồng rau
Bởi chỗ ở chật như nêm
Nếu xác người trôi sông
Sông chảy qua thành phố
Sau một cây mưa…
Chỉ có Sài Gòn mới gọi mưa bằng cây
Nó hiện hữu như một loài sinh vật
Cho đến khi thành phố ngập lụt
Người ta không gọi mưa là cây nữa
Điều này như một biến dạng
Về niềm tin và sự bình an
Sài Gòn bắt đầu mùa mưa
Người nhìn thấy mưa rơi
Không phải trên màu cờ của Trần Dần
Không phải trên mặt người
Mưa sa trên xác người
Mưa rơi trên bọc khâm liệm
Mưa qua quýt và tuyệt vọng
Mưa thì thụp lạy mẹ
Mưa kêu gào gọi cha
Mưa lơ ngơ mắt trẻ
Mưa âm trầm tuổi già
Mưa lâm râm cầu nguyện
Mưa lưỡng lự thoát xác
Mưa chần chừ đầu thai
Mưa
Mưa
Mưa
Sài Gòn dai dẳng mưa
Dai dẳng đau
Dai dẳng sống
Dai dẳng tuyệt vọng những đời nghèo
Dai dẳng chờ đợi ngày hửng nắng
Dai dẳng màu trời tử khí
Dai dẳng nguyện cầu một sớm mai…
Sài Gòn
Mưa như nước mắt mẹ
Khóc cha ngày tàn cuộc
Khóc con ngày ly biệt
Mưa hốt hoảng
Như mắt người lên xe cách ly
Chẳng biết đời về đâu
Người thân tứ tán
Gia đình phân ly
Nỗi đoạn trường hiện đại
Giữa thời không khói đạn
Người nguyện cầu được nhìn thấy nhau
Trước lúc chết
Sài Gòn cô đơn
Người chết không lời hấp hối
Người chết không hồi chuông cầu nguyện
Người chết như cây mưa
Đổ xuống đất Sài Gòn
Sài Gòn ơi
Mi chắp tay cầu nguyện
Mẹ hãy dang tay che chở chúng con
Mẹ Sự Sống hiển linh và bao dung
Hãy nhìn chúng con qua cơn mưa này
Hãy thôi là mưa nước mắt!