khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

Sài Gòn của tôi, 50 năm trước - Tác giả Nguyễn Đạt




Ðặt chân tới Sài Gòn năm 1954, lúc ấy tôi là đứa bé 9 tuổi, theo gia đình từ miền Bắc di cư vào miền Nam tự do. Ký ức của đứa bé 9 tuổi hẳn nhiên không thể ghi nhận được gì nhiều; nhưng đứa bé lớn lên và sinh sống tại Sài Gòn từ thuở ấy tới bây giờ, đã giúp tôi dễ dàng gợi dậy trong ký ức, ít nhất là những hình ảnh đậm nét của Sài Gòn, 50 năm về trước.

Ấn tượng về Sài Gòn trong tôi từ lúc ấy tới bây giờ cũng không phai nhạt bao nhiêu, dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua. Ấn tượng sâu đậm, bởi Sài Gòn những ngày tháng ấy quá mới lạ trong tâm trí tôi, đứa trẻ đã trải qua một đoạn đời ấu thơ tại Hà Nội.

Ðiều đầu tiên tôi nhận biết lúc ấy, tôi nói với cha tôi, là Sài Gòn có vẻ rất Tây so với Hà Nội. Cha tôi bảo, bởi vì một trăm năm Pháp thuộc, Sài Gòn và miền Nam là thuộc địa; trong khi Hà Nội của miền Bắc là bảo hộ.

Cha tôi làm thông ngôn trong quân đội Liên Hiệp Pháp, dạy tiếng Pháp cho các con từ nhỏ; nên tôi nhớ được rành rõ những tên Pháp ngữ đặt cho nhiều đường phố lớn của Sài Gòn lúc ấy. Căn nhà đầu tiên của gia đình chúng tôi khi vào Sài Gòn ở đường Bà Hạt, quận 10. Ðường Bà Hạt là đường phố nhỏ, một đoạn chạy ngang đường phố lớn mang tên Tây, là Lacaze – tức đường Nguyễn Tri Phương.

Vài năm sau, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm cho thay thế tên Tây; vẫn giữ lại tên những danh nhân thế giới, dù danh nhân ấy là người Pháp, như Calmette, Pasteur, Alexandre de Rhodes… Những đường phố mang tên Tây, đa số là quan chức Pháp, được thay thế, như: Bonard – Lê Lợi; Charner – Nguyễn Huệ; Galliéni – Trần Hưng Ðạo; De la Grandrière – Gia Long; Catinat – Tự Do; Lacaze – Nguyễn Tri Phương… Tuy nhiên, nhiều năm sau đó, dân Sài Gòn vẫn nói: Ði bát phố Bô-na, Catinat; đi mua hàng ở thương xá Charner…, luôn là gọi tên Tây, cho 3 đường phố đẹp bậc nhất của Sài Gòn.

Phố phường Sài Gòn lúc ấy đa số là những con đường lớn rộng, dài dằng dặc. Và rất nhiều cổ thụ. Ðặc biệt loại cây có tên rất bình dân là cây dái ngựa – tên khoa học là Meliaceae – thân to nổi mấu gồ ghề, tỏa rộng cành lá, bóng mát ngợp đường Lê Ðại Hành, trước mặt Trường Ðua Phú Thọ, quận 11. Hàng cây me xanh mát mắt suốt con đường Gia Long, con đường có bệnh viện Grall do người Pháp lập nên, giữa vườn cây rộng rinh. Rừng cao su bát ngát, chạy dài theo con đường Nguyễn Văn Thoại, từ Trường Ðua Phú Thọ tới ngã tư Bảy Hiền…

Năm tôi còn nhỏ tuổi, cha vẫn dẫn đi chơi mỗi Chủ Nhật. Vào Vườn Ông Thượng, còn có tên Tây là Bờ-rô, sau đó mới gọi tên là Vườn Tao Ðàn; dẫn đi chơi ở Sở Thú-Thị Nghè… Cây trồng ở Sài Gòn phong phú là nhờ công sức của vị giám đốc Sở Thú đầu tiên, người Pháp; ông từng là chuyên viên nghiên cứu về cây trồng ở nhiều nơi trên thế giới; nhất là vùng nhiệt đới ở Phi Châu, có nhiều loại cây thích hợp với thổ nhưỡng Sài Gòn. Những năm sau này, lớn thêm vài tuổi, lại được anh cùng cho đi “bát phố Bô-na,” để thấy rõ Sài Gòn quả là rất Tây; tôi tha hồ thưởng ngoạn vẻ đẹp “Paris” của nó.

Tản bộ trên đường Catinat, từ nhà thờ Ðức Bà tới bến Bạch Ðằng, nhìn ngắm các cửa hiệu sang trọng thời thượng dọc con phố. Và Passage Eden, rất nên gọi là “Hành Lang Ði Bộ,” chính diện nhìn ra đường Catinat. Passage Eden gồm trong đó: bát phố; xem chiếu phim – trong rạp Eden giữa lòng hành lang; mua sắm; ăn kem uống cà phê ăn tối ở quán Givral liền bên… và để ngắm nhìn trai thanh gái lịch, quý ông quý bà Sài Gòn, cũng ở trong đó.

Trai thanh – quý ông thì áo sơ mi quần tây trắng lốp; mũ flechet; giày deux couleurs; đồng hồ quả quít đeo ở dây lưng. Gái lịch – quý bà thì áo dài Lemur-Cát Tường không thua phụ nữ Hà Nội, hoặc vận jupe như “bà đầm”; tay xách porte feuille, chân đi guốc cao gót; tóc búi cao hoặc uốn dợn sóng, cổ đeo kiềng vàng…

Ra vào Passage Eden nhiều lối, ưa thích ra vào lối nào cũng được. Anh tôi dẫn tôi vào lối cửa ở đường Charner, rồi đi vòng qua Bonard, rồi ra cửa Catinat… Rồi chúng tôi ghé hiệu sách Albert Portail – sau có tên là Xuân Thu – sát cạnh đó, toàn là sách từ bên Tây đưa sang, tha hồ mà đọc mà ngắm.

Rồi với bạn học cùng lớp cùng trường Chu Văn An, Trường-Trung-Học-Di-Chuyển- Bắc-Việt (có ghi ở bảng hiệu của trường như vậy, vì trường cũng di cư từ Hà Nội vào Sài Gòn) đi chơi và chụp ảnh lưu niệm Sài Gòn.

Bất cứ buổi sáng Chủ Nhật nào, góc thân thuộc nhất, tập trung nhiều nhất các “bác phó nhòm,” chính là quảng trường trước mặt quán Givral. Mái hiên cong kiều diễm của quán Givral, và con đường Catinat thẳng tắp, với hai hàng cây hai bên chạy dài ngút mắt, đã đi vào không biết bao nhiêu tấm ảnh lưu niệm Sài Gòn. Hoặc những tấm ảnh của cả gia đình, lưu niệm ngày đi mua sắm ở thương xá Charner; buổi dùng bữa cơm Tây ở một nhà hàng Pháp trên phố Bonard…

Những ngôi đền Ấn Ðộ giữa lòng Sài Gòn lúc ấy, cũng đi vào ký ức của đứa bé miền Bắc di cư khá đậm nét. Sao mà Sài Gòn nhiều đền đài của Ấn Giáo, với kiến trúc tinh tế kỳ công đến thế. Những ngôi đền uy nghi tọa lạc ở các con đường Tôn Thất Thiệp-Trương Ðịnh-Công Lý của quận 1, trung tâm Sài Gòn. Người Ấn Ðộ sinh sống tại Sài Gòn khá đông, chỉ không nhiều bằng người Hoa, ở cả một vùng Chợ Lớn. Tôi nghe dân Sài Gòn gọi họ là Chà Và. Sau này tôi mới hiểu, Chà Và là đọc trại từ Java, gọi chung cho người Ấn Ðộ và người Mã Lai; họ thường làm nghề mại bản, quản lý nhà đất, cho vay tiền, làm trung gian giữa người Việt và người Pháp…

Ðường Tôn Thất Thiệp, vào năm 1954 vẫn được xem là một tiểu Ấn Ðộ, với những ông Chà Và cho vay tiền, chủ quán cà ri nị, mở tiệm kim hoàn. Những người Ấn Ðộ gốc ở Bombay thường kinh doanh ngành vải; họ có nhiều cửa hiệu ở đường Catinat, Bonard, Hàm Nghi, Galliéni, và chợ Bến Thành. Từ lâu trước đó, cộng đồng người Ấn Ðộ ở quận 1 còn đông đảo hơn nhiều; đã có một đợt người Ấn Ðộ rời Sài Gòn sang định cư tại Pháp, vào năm 1945.

Có lẽ cái mới lạ, và thấy thân thương nhất, đối với người miền Bắc di cư vào Sài Gòn như tôi, là những quán tiệm bình dân, tiệm Hoa kiều. Hai thứ quán tiệm này khá giống nhau. Buổi sáng tới quán, những ông già Sài Gòn đọc-nhựt-trình, nói chuyện ưa chêm tiếng Pháp, xưng tôi là mỏa (moi); những bà già hút thuốc điếu; những anh tài xe xích lô máy chở cả vợ con trong lòng xe rộng bè, tới quán ăn hủ tíu uống cà phê, xong chở về nhà rồi mới đi chở khách. Một thời gian trong năm 1954-55, khi có xài tiền 5 cắc bằng kim loại; thì tại Sài Gòn, cứ việc lấy giấy bạc một đồng – có hình Nam Phương hoàng hậu – mà xé làm hai, xài một nửa tương đương 5 cắc! Thật là thuận tiện, đơn giản.

Người Sài Gòn-Nam Bộ không cần thiết phải biết tên người mới quen; chỉ hỏi người này là con thứ mấy trong gia đình, để kêu anh Hai, anh Ba… Thân thương biết mấy! Chuyện trò với người Sài Gòn-Nam Bộ, câu chuyện của họ giản dị, rõ ràng, không úp úp mở mở; không bắt người cùng trò chuyện với mình phải chịu đựng sự vòng-vo-tam-quốc, sự rào trước đón sau, như rất nhiều người miền Bắc và miền Trung, trong đó có dân di cư năm 1954 thường như vậy.





Hợp Ca HÁT VỚI TÔI, nhạc Phạm Duy







Phỏng Vấn Đặc Biệt Cựu Đại Sứ Bùi Diễm Nhầm Tìm Hiểu Về Vai Trò Của TT Trump , 25/8/2017







Phỏng vấn Lm Nguyễn Văn Khải, 26/8/2017







Vietnam president's mysterious absence raising eyebrows




Vietnamese President Tran Dai Quang has not been seen in public for nearly a month with no explanation from the government, fueling speculation about a power struggle and talk that the nation's top leader -- the head of the Communist Party -- could step down next year.

Breach of protocol


The itinerary of Turkish Prime Minister Binali Yildirim's visit to Vietnam was abruptly revised Tuesday night. The amended version sent out to the media left out a meeting with Quang originally scheduled for the next day. The Ministry of Foreign Affairs gave no reason for the change.

State guests typically meet with the general secretary of the Communist Party, the president, the prime minister and the speaker of parliament. The president plays a particularly important role, handling such events as arrival ceremonies and parties. The lack of any indication that Quang is outside Vietnam means he probably is still in the country, making his absence all the more extraordinary in a communist nation that places great weight on the political pecking order.




Quang's last public appearance was July 25, when he met with Nikolai Patrushev, secretary of Russia's security council. The president has since missed such important events as last Friday's anniversary of the establishment of the People's Public Security Force, the core of Vietnam's police.

This occasion is of particular significance to Quang. The force is under the purview of the president and Quang was previously public security minister after spending decades in that field. His presence at the event was also vital from a political standpoint, to solidify his influence. Yet he failed to show up, simply sending a congratulatory message with words of encouragement.

Communist Party General Secretary Nguyen Phu Trong has stepped up diplomatic activities as if to cover for the apparent absence of the president, who typically takes on such duties. Trong visited Indonesia from Tuesday through Thursday, meeting with President Joko Widodo. Next up is a three-day trip to Myanmar, where Trong will speak with President Htin Kyaw. This marks the first visit to Myanmar by a sitting general secretary in 20 years, since Do Muoi went there in 1997.

Coincidence?

Quang's disappearance from the public eye is not the only odd development in Vietnamese politics over the last few months. It was announced July 30 that Dinh The Huynh, a standing member of the secretariat of the party's Central Committee who was tipped as a candidate to succeed Trong, would be replaced by Politburo member Tran Quoc Vuong due to illness. The odds of Huynh returning to his position are dim, an expert on Vietnamese politics said, citing rumors that he is seeking cancer treatment.

The following day, authorities detained Trinh Xuan Thanh, a former chairman of state-run PetroVietnam Construction, for allegedly causing $150 million in losses at the company. The German government accused Vietnam a few days later of abducting Thanh from Berlin. Hanoi called the statement regrettable without addressing the claim's veracity.

Thanh is said to have ties to former Prime Minister Nguyen Tan Dung, who was forced out last year, and to Dinh La Thang, who was ousted as party secretary of Ho Chi Minh City in May.

Vietnam's leaders are chosen at twice-a-decade party congresses, with the next one scheduled for 2021. But the 73-year-old Trong's advanced age and the fact that he took the helm back in 2011 have fueled speculation that he could hand over power to a successor next year.

The most likely option is Quang, now seemingly absent. Huynh's illness has effectively taken him off the list. Thanh's apparent kidnapping ties into this as well, given his connection to Dung, a former political rival of Trong's. Whether all these developments can be chalked up to coincidence remains unclear.

Thanh is said to have ties to former Prime Minister Nguyen Tan Dung, who was forced out last year, and to Dinh La Thang, who was ousted as party secretary of Ho Chi Minh City in May.

Vietnam's leaders are chosen at twice-a-decade party congresses, with the next one scheduled for 2021. But the 73-year-old Trong's advanced age and the fact that he took the helm back in 2011 have fueled speculation that he could hand over power to a successor next year.

The most likely option is Quang, now seemingly absent. Huynh's illness has effectively taken him off the list. Thanh's apparent kidnapping ties into this as well, given his connection to Dung, a former political rival of Trong's. Whether all these developments can be chalked up to coincidence remains unclear.

Thanh is said to have ties to former Prime Minister Nguyen Tan Dung, who was forced out last year, and to Dinh La Thang, who was ousted as party secretary of Ho Chi Minh City in May.

Vietnam's leaders are chosen at twice-a-decade party congresses, with the next one scheduled for 2021. But the 73-year-old Trong's advanced age and the fact that he took the helm back in 2011 have fueled speculation that he could hand over power to a successor next year.


The most likely option is Quang, now seemingly absent. Huynh's illness has effectively taken him off the list. Thanh's apparent kidnapping ties into this as well, given his connection to Dung, a former political rival of Trong's. Whether all these developments can be chalked up to coincidence remains unclear.


The next big occasion is National Day, which celebrates Vietnam's declaration of independence. Hanoi watchers will be looking to see whether Quang puts in an appearance Sept. 2.


Source: Nikki Asian review


"Chính Danh" ở xứ thiên đàng được hiểu bằng một định nghĩa khác qua phần trả lời của Pgs Ts Trần Đức Cường !







BIỂN ĐÀ NẲNG ĐEN NGÒM VÌ CỐNG XẢ THẢI







Ba giọng hát tiên phuông, Thanh Thúy, Hòang Oanh và Phương Dung, của dòng nhạc Bolero trước năm 1975 tại Saigon




Các giọng hát Boléro ngày xưa dạt dào cảm xúc, diễn tả Boléro qua nhiều khía cạnh khác nhau. Ba cô Thanh Thúy - Hoàng Oanh - Phương Dung mỗi người một vẻ, cùng hợp sức đẩy mạnh dòng Nhạc Vàng nói chung và nhạc Boléro nói riêng (khi ấy còn có tên là “nhạc thời trang”) thành một trào lưu mới. Ngoài ba cô, trong giai đoạn nầy còn có nhiều giọng ca rất hay: Nữ ca sĩ Tuyết Mai, Lệ Thanh, Minh Hiếu, Trúc Mai, Nhật Thiên Lan, Hà Thanh (chuyên về nhạc Nguyễn Văn Đông nhiều hơn là nhạc Boléro)… Nhưng ba cô là ba giọng ca nổi bật nhất về nhạc Boléro được thính giả mến chuộng, được mời thu dĩa nhiều nhất, có sức thu hút mạnh và có tầm ảnh hưởng lớn nhất. Có thể nói ba cô là những giọng ca tiên phong tiêu biểu, là thế hệ đầu tiên của nền Tân nhạc có công khai phá dòng nhạc Boléro Việt Nam.

Ngày xưa, người ta chỉ gọi đơn giản là "ca sĩ": Ca sĩ Thanh Thúy, ca sĩ Hoàng Oanh, ca sĩ Phương Dung, ca sĩ Trúc Mai, ca sĩ Minh Hiếu… Không có các danh hiệu “nữ hoàng”, “bà chúa”, cũng không gọi là “nhạc Boléro”, chỉ gọi chung là “nhạc thời trang”. Thời ấy, chẳng có ai được tôn vinh là “nữ hoàng Boléro” như một số người hiện nay ngộ nhận.

Âm nhạc cần có thời gian để thẩm thấu. Các giọng hát vàng của chúng ta cũng cần có thời gian để len lỏi, thấm đậm vào tâm tư người thưởng ngoạn, phải có một số bài khơi mạnh mạch cảm xúc, ngấm sâu vào cõi lòng người nghe thì mới có thể tạo dựng nên tên tuổi, mới có thể khẳng định vị trí của mình. Không thể nào chỉ qua một hai tác phẩm mà có thể nổi như cồn. Cô Thanh Thúy phải mất hơn 3 năm miệt mài ở các phòng trà mới đủ sức lực khua bước Nửa Đêm Ngoài Phố. Cô Hoàng Oanh phải tích lũy kinh nghiệm từ thuở các ban thiếu nhi mới tiến bước lên được Chuyến Tàu Hoàng Hôn. Cô Phương Dung phải gian nan khoảng ba năm trời từ giải trí trường Thị Nghè đến phòng trà, vũ trường mới tới được Những Đồi Hoa Sim. Chẳng có phép màu nào đâu, tất cả phải qua một quá trình. Nhưng khi họ đã ngồi vững rồi thì tầm ảnh hưởng của họ mạnh mẽ vô cùng.










Nửa đầu thập niên 60, giới âm nhạc chứng kiến thời kỳ ba cô Thanh Thúy - Hoàng Oanh - Phương Dung vẫy vùng trên thị trường dĩa nhựa. Chưa thống kê được trong khoảng thời gian nầy ba cô thâu bao nhiêu dĩa nhựa nhưng ước lượng số dĩa của ba cô thâu trước 75 tổng cộng gần cả ngàn bài. Bởi vì các nhạc sĩ, các hãng dĩa đã tin tưởng mới nhờ đến các cô là người đầu tiên giới thiệu các tác phẩm của mình đến người yêu nhạc, vì các cô là một bảo đảm doanh thu cho các dĩa hát thời đó, cho các tờ nhạc in rất phổ biến trong giới thanh niên và cả những người lớn tuổi. Nếu kể luôn số bài được ba cô “lăng xê” trên Đài phát thanh, trên các sân khấu ca nhạc trước 75 thì con số lên đến vài ngàn bài, mới thấy ảnh hưởng của các cô rất lớn, sức lan tỏa nhanh chóng và vô cùng hiệu quả. Chỉ trong vòng vài năm đầu của thập niên 60, ba cô đã dẫn đầu đoàn người lăn bánh chuyến xe nhạc vàng (dĩ nhiên trong đó có nhạc Boléro) chạy bon bon trên con đường đầy hoa gấm.


Điều đặc biệt là cho đến nay cả ba cô vẫn còn cất tiếng hát và được đông đảo khán giả khắp nơi ái mộ. Nửa thế kỷ không làm phai mờ công lao khai phá một dòng nhạc bất hủ trong lòng mến mộ của khán thính giả. Có nhiều bài nổi tiếng của ba cô vẫn được xem là kinh điển của dòng nhạc Boléro Việt Nam.

Khán thính giả của ba cô bây giờ có rất nhiều người đã lớn tuổi. Họ nghe Boléro từ khi các bạn trẻ hiện nay chưa sinh ra đời. Họ vẫn thường nghe và giữ thói quen xem các cô trên băng dĩa, xem ngày này qua ngày nọ không chán. Họ lặng lẽ tua đi tua lại, trầm ngâm thưởng thức từng chữ, từng lời. Họ cất giữ đĩa hát từ xưa đến nay, băng mới băng cũ, dĩa gốc hay dĩa lậu, miễn sao nghe được tiếng hát của thần tượng. Trong khi các bạn trẻ của thời công nghệ thông tin có thói quen nghe hay xem bằng phone, bằng máy vi tính, vào xem online, Youtube… Xem xong thì bấm like, có khi còn cố gắng bấm view nhiều lần để ủng hộ thần tượng (tự điển mới gọi là “cày view”). Số lượt views ghi dưới các bài hát trên Youtube vì vậy chưa phải là thước đo thật chính xác số lượt người nghe hay xem của từng bản nhạc, từng ca sĩ. Làm sao đếm được số khán giả thầm lặng nhưng rất trung thành với thần tượng? Các cô chắc cũng thấu hiểu điều nầy và trân trọng tình cảm khán giả của mình trong thầm lặng.

Rồi đến khoảng nửa sau của thập niên 60, làng Nhạc Vàng mới đón nhận thêm sự xuất hiện của nhiều tiếng hát xuất sắc mới tiếp nối theo sau đó như: Nữ ca sĩ Thanh Tuyền, Kim Loan, Phương Hồng Hạnh, Giao Linh, Trang Mỹ Dung, Hương Lan, Phương Hồng Quế, Phương Hoài Tâm, Dạ Hương, Bạch Lan Hương, Xuân Thu, Giáng Thu… họp thành một lực lượng hùng hậu cho dòng nhạc Boléro Việt Nam trước 75.


Justin Bieber Luis Fonsi and Daddy Yankee trong bài hát Despacito







Top 5 Billboard: Despacito đã trở thành Macarena thứ 2







Người tiêu thụ của xứ thiên đường không ưa hàng Tàu Cộng, còn quan chức thì muốn khom lưng trước quân xâm lược. Source: VOA Vietnamese




Cô Hà Trần ở thành phố Hồ Chí Minh mỗi khi đi mua đồ ăn, quần áo hay đồ điện tử, thường tránh mua hàng nhập từ nước láng giềng khổng lồ phương Bắc. Cô nói hàng “thì dổm,” còn Trung Quốc thì chẳng tử tế gì với Việt Nam.

“Trung Quốc xuất nhiều hàng chất lượng kém sang Việt Nam. Chúng tôi biết rằng họ không xuất khẩu hàng kém chất lượng như vậy cho các nước khác trên thế giới. Do đó chúng tôi tránh mua hàng Trung Quốc,” cô Hà, 24 tuổi, nhân viên của một hãng thiết kế ở Sài Gòn. Người Việt chuộng hàng Nhật và hàng Âu, Mỹ hơn. “Chúng tôi đã nhiều lần xài hàng Trung Quốc trước đây, và nhận thấy chúng rất dễ hư, vỡ.”

Cô Hà nói quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc còn là “một yếu tố” nữa khiến người tiêu dùng không muốn mua hàng Trung Quốc.

Cô Hà không phải là một khách hàng hiếm hoi không thích hàng Trung Quốc. Người tiêu dùng trên cả nước Việt Nam thường tránh mua hàng “Made-in-China” để bày tỏ bất mãn đối với hàng chất lượng thấp từ một nước từ bao đời nay hay tranh chấp, xâm lấn đất nước của họ. Hai nước thường xuyên mâu thuẫn với nhau, chẳng hạn như tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông hiện nay mà trước đó đã từng xảy ra những trận hải chiến vào năm 1974 và 1988. Hai bên cũng đã xung đột trên bộ hồi thập niên 1970.

Việt Nam cảm thấy Trung Quốc lấn át trong tranh chấp lãnh hải với việc Bắc Kinh dùng quân đội hùng mạnh hơn kiểm soát quần đảo Hoàng Sa đang trong tranh chấp.

Theo dự báo của nhóm tư vấn Bostom Consulting Group, người tiêu dùng đang trở thành một thế lực ngày càng lớn mạnh ở Việt Nam với hơn một phần ba của dân số 93 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu và những con số đó sẽ tăng mạnh từ nay cho đến năm 2020. Xuất khẩu hàng hóa tăng nhanh góp phần vào sự giàu có đang tăng của Việt Nam bằng việc tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm kể từ năm 2012.

“Nếu người mua tìm được một sản phẩm cùng giá, và họ xác định được là một cái là hàng Trung Quốc và một cái là hàng Nhật, Hàn Quốc hay của nước nào khác, quý vị sẽ đoán được là họ chọn hàng nào,” ông Oscar Mussons, một chuyên gia kỳ cựu của nhóm tư vấn doanh nghiệp Dezan Shira & Associates ở Sài Gòn, nhận xét. “Người Việt không xem Trung Quốc là một nước đàn anh, mà là đối thủ.”

Ông Mussons nói: “Điều này là do những vấn đề xảy ra hồi gần đây, như việc Trung Quốc tấn công những biểu tượng của quốc gia như chiếm các hải đảo trên Biển Đông. Đối với người Việt Nam, đó là những điều không thể nào chấp nhận được, cho dù công chúng không được nghe nói đến nhiều, hay chính phủ tìm cách bưng bít những thông tin đó.”

Các giới chức Việt Nam tìm cách giảm nhẹ những tranh chấp chính trị với Trung Quốc kể từ khi xảy ra những vụ bạo loạn chống Trung Quốc năm 2014 đã khiến hơn 20 người thiệt mạng và làm cho các nhà đầu tư nước ngoài lo sợ. Việc Trung Quốc đưa dàn khoan dầu trong vùng biển tranh chấp đã châm ngòi cho các cuộc bạo động.

Nhưng Việt Nam vẫn xem Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất. Theo truyền thông báo chí tại Việt Nam, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước trong bốn tháng đầu năm nay lên dến 25,5 tỉ đôla. Các nhà sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng phải lệ thuộc vào nguyên liệu thô của Trung Quốc.

Ngoài những vấn đề chính trị, đa số người tiêu dùng Việt Nam cho rằng Trung Quốc xuất hàng chấp lượng kém sang Việt Nam. Các công ty khổng lồ của Trung Quốc, lớn hơn các đối thủ Việt Nam nhiều, thường bán tháo hàng tồn kho, hàng thừa của họ sang Việt Nam.

Ông Jason Moy, chủ nhiệm nhóm tư vấn Bostom Consulting Group ở Singapore, nhận xét: “Đối với người tiêu dùng Việt Nam nói chung, hàng Trung Quốc bị xem là hàng chất lượng thấp. Một số đúng như vậy trong thực tế, nhưng cũng có những thông tin bị mạng xã hội lèo lái tạo ra thành kiến xấu.” Người có thu nhập thất, học thấp có thể bị chi phối bởi những thông tin định kiến đó, ông Moy nói thêm. “Do đó, hàng Trung Quốc thường đứng chót trong ưu tiên chọn lựa, hay chỉ trong danh sách dự phòng.”

Giày dép, đồi chơi, nhu yếu phẩm bán qua biên giới với giá rất rẻ có thể đã làm hàng Trung Quốc bị tai tiếng ở Việt Nam, nhưng người có thu nhập thấp mua chúng với giá rẻ, theo nhận định của Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia của Viện nghiên cứu ISEAS Yusof Ishak ở Singapore. Hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc bán qua đường biên giới vào Việt Nam có nhiều trường hợp đã bóp chết thị trường truyền thống của Việt Nam, ông Hiệp nói thêm.

Tẩy chay có tổ chức đối với hàng Trung Quốc tiếp theo sau các vụ bạo động hồi năm 2014 không kéo dài được bao nhiêu, bởi vì người nghèo ở Việt Nam không kham nổi giá cả đắt đỏ hơn của những nguồn hàng khác.

Mặc dù điện thoại di động Trung Quốc đang tạo được uy tín đáng kể trên thị trường Việt Nam, cô Hà nói rằng cô đã từng mua một chiếc điện thoại Trung Quốc cho mẹ của cô chỉ đơn thuần là giá của nó rẻ, hợp với túi tiền. “Xài được vài tháng thì hỏng,” cô nói, và gia đình phải mua một chiếc điện thoại khác.

Chỉ có dép kẹp của Trung Quốc là đáng giá, vì chỉ một đô la một đôi, nên có thể dùng vài lần rồi bỏ cũng không sao.

Tiến sĩ Hiệp nói: “Người tiêu dùng hiểu rõ tiêu chuẩn thấp, chất lượng kém của hàng Trung Quốc. Theo tôi, một trong những lý do là đa số hàng Trung Quốc là hàng tiểu thủ công nghệ được nhập theo đường tiểu ngạch, không theo đường chính ngạch.”

Người tiêu dùng nhiều tiền hơn đánh giá hàng Nhật có chất lượng cao nhất, nhất là xe máy và đồ dùng điện tử, theo nhận định của ông Moy. Thực phẩm và đồ điện tử của Hàn Quốc cũng giành được uy tín trên thị trường Việt Nam.





Xứ thiên đường chi viện neo (nail) sĩ sang xứ giẫy chết







Phỏng vấn nhà báo Nguyễn Vũ Bình







TỰ DO TÔN GIÁO HAY LÀ CHẾT







Guitarist Lê Hoàng Minh cùng nhóm Tứ tấu Guitar Trektrong bài Alfonsina and the Sea, tác giả Ariel Ramirez







Những bản độc tấu guitar lãng mạn hay nhất của Guitarist Lê Hoàng Minh







Guitar Passion Recital series on Saturday 4th June 2016







Guitarist Lê Hoàng Minh, Canberra, Úc







Bosch Keyless







Chưa hết, và tự hào đã bán Biển Đông cho quân Tàu Cộng xâm lược không một xu teng





Ngày 6.9.1978 Thủ Tướng Phạm Văn Đồng qua thăm hữu nghị nhà nước Thái Lan. Ông được Thủ Tướng Thái Lan là Đại tướng Kriangsak Chomanan dẫn vào gặp nhà vua Bumibol Adulyadej. Trước mặt nhà vua ông nói: "Tôi rất tự hào vì dân tộc tôi đã đánh thắng 2 đế quốc sừng sỏ đó là Pháp và Mỹ để giành độc lập". Nhà vua Thái điềm tĩnh trả lời: "Tôi cũng rất tự hào vì dân tộc tôi chẳng phải đánh nhau với đế quốc nào cả".

 

Hãnh diện là kỹ sư "NGỤY": Cả xứ thiên đường của các đỉnh cao trí tuệ chỉ có 5 bằng sáng chế thua xa số bằng sáng chế, 26 patents (link: uspto.gov), của Gs Khoa Trưởng đại học Khoa Học Kỹ Thuật Minh Đức (đại học "NGỤY")







Theo thống kê của PEW RESEARCH, dân xứ thiên đướng đa số "mê" Putin







Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Vụ án Trịnh Vĩnh Bình và uy tín của VN với giới đầu tư quốc tế







Điện thoại di động không dùng pin







Mỹ bắt một tin tặc Tàu Cộng tại Hoa Kỳ







Vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình ở Paris, phái đoàn CSVN né truyền thông







Vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình sẽ là niềm hy vọng cho nhiều án tù oan sai tại VN







VN REVIEW, 25/8/2017







ASIA TODAY, 26/8/2017







Saigon còn ai khóc kẻ lên đường?







Chuẩn bị tiền lẻ trả phí BOT Cai Lậy







Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Ngày Long Tân tại thành phố St.Marys, Úc







Ông Nguyễn Xuân Nghĩa phản hồi những phát biểu "linh tinh" trong chương trình Bàn tròn BBC







Về Bolero - Tác giả Ngân Hà Trần




Lứa hậu sinh chúng tôi, thế hệ hậu chiến, không chỉ tôi mà phần lớn đều nghe nhạc đỏ từ nhỏ.
Sinh nhật lên mười, tôi nghe nhạc Phạm Duy: Tuổi thần tiên, Tuổi mộng mơ, Ông trăng xuống chơi... và ba tôi chiều nào cũng chơi đàn Mandolin hát các bài hát của Lê Thương, trong đó bài mà tôi thuộc làu là "Thằng cuội". "Lặng yên ta nói Cuội nghe: Ngồi trên trăng mãi làm chi..."- Đó là hình ảnh vừa đẹp lại vừa buồn bã nhất mà tôi được biết.

Lớn lên, tôi buổi sáng tôi nghe Bảo Yến, Nhã Phương ở loa phường... Buổi trưa tôi nghe Tuấn Vũ, Chế Linh ở loa nhà hàng xóm... và mười lăm tuổi thôi thuộc lòng "Rừng lá thấp", "Nó và tôi"...
Rồi đến "Hai mùa mưa"...


 Mười sáu tuổi, còn gì thơ mộng hơn khi nghe:

 ... Này cây phượng vĩ bên đường che nắng ban trưa
Này con đường dẫn vào sân ga tắm trăng mơ..."


Có ai đã một lần "tắm trăng mơ" mới thấm được vào lòng ánh trăng tưới lên "đường ga nhỏ bé nằm đợi mong đã bao lâu"
...
Không có lời thơ nào đẹp hơn để mô tả sự cô độc thèm tình người đến như vậy..."


Đã có khoảng thời gian làm sinh viên, khi bắt đầu biết đọc Dostoievsky, L. Tolstoy, Suzuki, Kawabata... hay Nieztsche, Heidderger, Phạm Công Thiện, A. Camus, J.P. Sartre... tôi bắt đầu lúc "điên loạn" với Wagner ,, Schubert , Bethooven, Chopin lúc trầm ngâm với Brahms, Schumann ... lúc vui vẻ, êm ái với Mozart, Liszt...

Nổi loạn hơn là với đủ các thể loại Rock, Metal Rock mà tôi nghe trong Club N đầu tiên mở trên đường Lý Chính Thắng ngày trước hay tối về quái quái với Prince, sau này là Amy Winehouse...vv...
Nhưng rồi mỗi lần đi đâu xa, trở về quê nhà, điều đầu tiên là tôi bật nhạc Bolero, để trái tim biết xúc động trở lại, để cảm nhận mùi quê hương, để nhận ra mình đã được sinh ra từ nơi này.

Và không biết, Trinh Gia Kiet còn nhớ không, đêm trăng đó, trên Cù Lần, cả bọn vừa dò dẫm đường đi trong rừng tối vừa cùng hát "Chuyến đò vĩ tuyến":

"Đêm nay trăng sáng quá anh ơi
Sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu
Lênh đênh trên sóng nước mông mênh
Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng"...


Và giờ đây, sau khi quay vòng tất cả các thể loại nhạc trên đời, sự lựa chọn cuối cùng của tôi, cho một thân thể và tâm hồn êm dịu, là một bản nhạc rất tình tứ có tên "Hoa mười giờ", kể về chuyện tình bất hủ của đôi lứa: yêu nhau và rồi người ấy... đi với người khác... hắt hủi cô gái mà anh ta đã từng yêu.

Có lẽ Bolero cũng vậy. Khi người ta đã chán chê rồi, người ta sẵn sàng khoác tấm áo khác để ra đi...

Không sao, sẽ có lúc, màu hoa mười giờ lại đỏ rực trong tim, như dòng máu quê hương lại chảy tràn trong mình.

Bolero, là máu của trái tim Nam Việt- nơi Vua Nguyễn Ánh đã đi mở cõi từ ngàn xưa



 

Nam Lộc: Đâu là sự thật về vụ "Dạ vũ Welcome Viet Khang to USA"?







Bình luận về bộ sách 'Lịch sử Việt Nam’







Phan Vân Bách bị cưỡng chế lên công an Hà Nội!







Đại án: Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính Phủ Việt Na. Ai sẽ thắng?- Tác giả Huỳnh Ngọc Chênh







"NGHĨA TỬ LÀ NGHĨA TẬN" LÀ THẾ NÀY SAO?




Tướng Trần Độ



15 năm sau ngày mất cha, ông Trần Thắng - con trai của Cố Trung tướng Trần Độ hồi tưởng lại đám viếng cha của anh như sau:

Hà Nội sắp vào thu, một mùa “vu lan báo hiếu” sắp đến. Tôi lại nhớ tới những ngày này của 15 năm trước. Sau Tết Nhâm Ngọ (2002), Cha tôi – Trần Độ trở bệnh nặng.

Cha tôi lại vào bệnh viện Hữu Nghị với chẩn đoán ung thư bàng quang. Nằm ít lâu, sức khoẻ ông xuống rõ do suy hô hấp, tháng 5/2002 ông phải đưa ống xông vào để thở và nằm ở phòng cấp cứu. Mặc dù nằm một chỗ, không nói được, đi tiểu qua ống dẫn nhưng ông vẫn tỉnh táo. Ông rất vui khi có người thân, bạn bè tới thăm. Không nói được nhưng ông ra hiệu hoặc bút đàm với mọi người. Giữa tháng 7/2002, ông ra hiệu cho tôi về lấy di chúc của ông ra đọc và thực hiện các việc ông dặn. Trong di chúc ông viết: xin được hoả thiêu và hài cốt đưa về nằm bên mẹ ở nghĩa trang làng Thư Điền, xã Tây Giang, huyện Tiền Hải.

Vào 14g 10p ngày 9/8/2002 (tức 1 tháng 7 năm Nhâm Ngọ) Cha tôi trút hơi thở cuối cùng tại phòng cấp cứu, bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội.

Ngày hôm sau, Văn phòng Quốc hội họp với gia đình bàn về lễ tang cho ông. Các vấn đề lễ tang, hoả táng, đưa hài cốt về quê… được thống nhất. Lời điếu của Ban tổ chức lễ tang, và lời cảm ơn của gia đình sẽ được soạn trước và đưa hai bên thống nhất. Gia đình đề nghị có 4, 5 quyển sổ tang để mọi người chia buồn, Văn phòng Quốc hội đồng ý. Đám tang được lùi lại 5 ngày vì… Quốc hội đang họp.
Ngày 11/8, anh Hùng phó Ban lễ tang mang tới nhà cho tôi xem lời điếu. Trong đó có một đoạn khoảng chục dòng tôi yêu cầu bỏ vì nó “không thích hợp” và trái đạo lý “nghĩa tử nghĩa tận” của ông bà ta. Tối đó anh Hùng đưa tôi bản sửa, chỉ còn lại hơn một dòng “không thích hợp” và tôi cương quyết đòi bỏ. Anh Hùng nói: Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư cho ý kiến là không bỏ, nhưng tại lễ tang sẽ đọc rất nhỏ hoặc tạm tắt tăng âm… Tôi nói: Tuỳ các ông, nhưng nếu xảy ra chuyện gì gia đình không chịu trách nhiệm. Còn lời cám ơn của gia đình tôi đã soạn và đánh máy. Anh Hùng xem và không có ý kiến gì.

Sáng 14/8/2002, gia đình, họ hàng, thân bằng quyến thuộc của Cha tôi đã có mặt rất sớm ở nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông.

Cảm nhận đầu tiên là vấn đề an ninh: không hiểu sao công an, bộ đội, người đứng chỉ trỏ… rất đông. Cảm nhận tiếp theo là: không khí rất căng thẳng như có gì đó chống đối nhau. Cảm nhận nữa là: tại sao việc kiểm soát vòng hoa tang, băng tang, các bức trướng… lại nghiêm ngặt đến vậy? Nhiều vòng hoa phải thay băng tang hoặc sửa câu chữ, nhiều bức trướng bị thu giữ…

Tôi và mọi người tang phục chỉnh tề bước vào nhà tang lễ. Đập thẳng vào mắt tôi là dòng chữ “Lễ tang ông Trần Độ” trên một tấm bảng lớn phủ kín dòng chữ “Vô cùng thương tiếc…” lâu nay vẫn gắn trên tường. Đi tới bàn ghi sổ tang tôi thấy trên 5 bàn có 5 tập giấy trắng khổ A4. Tôi hỏi cán bộ Ban lễ tang: Sổ tang đâu? Anh ta nói: Sau đám tang sẽ đóng thành sổ. Tôi nói: Đã thống nhất sổ tang là sổ tang, ban tổ chức không có gia đình sẽ đưa tới. Một lúc sau, 5 quyển sổ tang đã đóng được đưa vào thay cho 5 tập giấy rời.

Đám tang được cử hành, các đoàn, các nhóm, các cá nhân lần lượt vào viếng. Băng tang hầu hết không có chữ “vô cùng thương tiếc” hoặc “Trung tướng Trần Độ”.

Xen kẽ là các bức trướng:

 – “Nhân văn danh tướng. Trung dũng vẹn toàn”;

 – “Công thần không làm phách/Danh toại chẳng cầu nhàn/Bút thần vung mấy độ/Ðáng mặt đại nghĩa quân”

 – “Vì đại nghĩa nhân chân, thân mấy độ trần thân/Tướng dẫu không nguyên giáp, hồn vẫn vẹn tình dân”.

 – “Vô tình vị tất chân hào kiệt/Hữu độ phương vi đại trượng phu”…

Theo sau là các cụ già, các cựu chiến binh, các nhân sĩ… Họ mang trướng theo hoặc giấu trong người. Khi tới gần quan tài họ giương lên hoặc phủ lên áo quan. Cả phòng tang lễ im phăng phắc, không khí căng thẳng dần.

Khi các cụ đi khỏi, có vị nói với mấy cậu lính gì đó. Hai cậu lính chạy lên, thu mấy bức trướng, cuộn lại và ném vào góc phòng. Tôi gằn giọng: các cháu đâu? Lập tức cháu Đan, cháu Tuấn… lao lên góc phòng, mang tất cả các bức trướng sắp xếp lại như cũ. Không một tiếng động nào, không một hành động nào xảy ra trong lúc đó, nhưng ngột ngạt đến tức thở.

Các đoàn viếng đã gần xong. Bỗng anh Nghiêm Hà đến bên tôi nói: Ban tổ chức định thu giữ mấy quyển sổ tang, anh ra xem sao? Tôi đi đến thì thấy một anh đang gom giữ mấy quyển sổ tang. Tôi nói: anh để tôi xem. Mở một quyển tôi thấy có những trang bị xé nham nhở. Tôi hiểu ngay họ muốn gì. Tôi lấy lại 5 quyển sổ tang và chợt nhìn thấy em Lãng (chồng em Hạnh), một bác sĩ quân y đã qua các chiến trường. Tôi nói lớn: Lãng! Em giữ 5 quyển sổ này không cho ai lấy. Em có làm được không? Lãng cũng nói lớn như đang nhận lệnh: Rõ, em làm được.

Tôi vội về vị trí để làm lễ truy điệu. Ông Vũ Mão đọc lời điếu. Ông đọc to, rõ toàn văn lời điếu kể cả câu mà theo anh Hùng nói hôm trước là sẽ đọc nhỏ nhất có thể. Hội trường im lặng, có tiếng ho, tiếng khóc ấm ức cứ lớn dần.

Tôi lên đọc lời cảm ơn. Tôi đọc bản soạn sẵn đã đưa Ban lễ tang duyệt. Gần về cuối, hình ảnh tập giấy A4 thay sổ tang, hình ảnh người lính ném mấy bức trướng vào góc phòng, hình ảnh đòi thu giữ sổ tang và nhiều chi tiết đau lòng khác làm tôi nghẹn giọng. Vẫn cầm tờ giấy như đang đọc nội dung có sẵn, tôi nói to, chậm, rõ: “…gia đình và dòng họ chúng tôi không chấp nhận bài điếu văn này…”.
Lập tức tiếng tôi chìm trong tiếng vỗ tay, tiếng hô vang của mọi người dự tang lễ. Lúc đó tôi không cảm nhận hết không khí của buổi lễ, tôi cố gắng làm tròn bổn phận của mình, nhưng trong tôi mọi thứ như vỡ vụn. Thật không ngờ tôi phải tham gia một đám tang… rất buồn như vậy.


------------------------------------------


Quoc Viet Bui :  Vậy rút cục đoạn không phù hợp trong điếu văn là gì?  Có vẻ là mấu chốt câu chuyện?

RFA Viet: Là kể tội người quá cố bạn ạ




Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

Giờ Giải Ảo Nguyễn Xuan Nghĩa: chủ đề "Tình Hình Tại Chỗ Của Afghanistan" kỳ 1, ngày 23/08/2017







Quan ngại về EU-Vietnam Free Trade Agreement giữa EU và VN qua vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc







Vàm Thuật: Dòng sông chết







Cách hành xử của công chức Việt Nam







Gs Nguyễn Nhã nhận định: Thừa nhận VNCH, có lợi cho chủ quyền biển đảo







Nguyên Khang, giọng ca không bị khuất phục







Hợp Ca ĐÃ ĐẾN LÚC, nhạc sĩ Trúc Hồ







Hội luận với Lm Đinh Hữu Thoại, 23/8/2017







Cuộc chiến VN vẫn chia rẽ người VN







NGHE QUEN QUEN: Vạch mặt giáo sư, tiến sĩ dỏm!- Nguồn: Vietnamnet



Công an tỉnh Bình Thuận vừa thu giữ bằng tiến sĩ (được xác định giả mạo) của Trường ĐH Valderthilt, Mỹ cấp ngày 17/12/2010 cho ông Nguyễn Thành Tín, tức Tommy Tín cùng một số tài liệu để mở rộng điều tra vụ việc liên quan đến Viện Chiến lược kinh tế xã hội do ông Tín làm viện trưởng.

Ông viện trưởng “nổ”

Năm 2012, ông Tín cùng vợ thành lập Công ty Khảo thí và Phát triển giáo dục Việt Nam, trụ sở đặt tại TP Phan Thiết và được Sở KH&ĐT tỉnh Bình Thuận cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tiếp đến, vợ chồng ông Tín mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Unesco chuyên dạy tiếng Anh, Hoa, Nga. Toàn bộ giấy tờ thủ tục thành lập công ty, trung tâm đều do người vợ đứng tên.

Theo hồ sơ của cơ quan chức năng, vào tháng 10/2013, UBND tỉnh Bình Thuận cấp giấy phép cho Viện Chiến lược kinh tế xã hội (thuộc một hội liên hiệp khoa học kinh tế) được phép trú đóng trên địa bàn tỉnh. Viện này do ông Tommy Tín làm viện trưởng, có đăng ký mẫu con dấu tại cơ quan công an.
Sau khi trở thành viện trưởng, ông Tommy Tín được nhiều tờ báo viết bài lăng xê ca ngợi ông là “Người tiến sĩ bén duyên với Bình Thuận”, còn Trung tâm Ngoại ngữ Việt Unesco là “Nơi bắc chiếc cầu văn hóa Việt-Anh”… Với tư cách viện trưởng, ông Tín còn ký được hợp đồng dạy tiếng Anh cho cán bộ, đoàn viên nhiều cơ quan trong tỉnh Bình Thuận. Lễ khai giảng khóa học, logo của Viện Chiến lược kinh tế xã hội được treo giữa hội trường của tỉnh.

Ngoài ra, ông Tín còn đứng tên tác giả bài báo “Bình Thuận: Dưới góc nhìn của nhà kinh tế”, hướng dẫn cách để tỉnh Bình Thuận phát triển gây xôn xao dư luận. Khi viết bài báo này, ông Tín lấy tư cách là thạc sĩ tài chính của Học viện Massachusett, Mỹ và là người từng viết hai cuốn sách “bom tấn” về kinh tế (Kinh tế chiến lược toàn cầu và Tài chính phố Wall và nền kinh tế nước Mỹ).

Thừa nhận mua bằng dỏm

Những lời lẽ đao to búa lớn cùng cách hành xử của ông viện trưởng khiến nhiều người nghi ngờ. Từng giới thiệu sinh năm 1980, năm 17 tuổi săn được học bổng sang Mỹ du học và ở quốc gia này hơn 10 năm trước khi trở về quê hương nhưng ông Tín lại… quên luôn tiếng mẹ đẻ, phát âm lơ lớ rất khó nghe. Tiếng Việt đã vậy, tiếng Anh còn chán hơn. Nhiều người giỏi tiếng Anh từng trao đổi với ông viện trưởng này đều cho hay hai bên giao tiếp rất khó khăn. Lý do ông Tín đưa ra là mình nói giọng vùng Tây Bắc nước Mỹ nên khó nghe!

Chính những dấu hiệu bất bình thường trên khiến ông viện trưởng Viện Chiến lược kinh tế xã hội lọt vào tầm ngắm của cơ quan công an. Khi bị cơ quan an ninh triệu tập, Tommy Tín thừa nhận mình sinh năm 1989, còn CMND có năm sinh 1980 là giả mạo để phù hợp với thời gian “du học” ở Mỹ! Ông Tín cũng thừa nhận mình thành lập Viện Chiến lược kinh tế xã hội nhằm bảo trợ chuyên môn cho Trung tâm Ngoại ngữ Việt Unesco. Để được các cơ quan liên quan tin tưởng, năm 2012 ông Tín đã mua bằng tiến sĩ dỏm tại TP.HCM.

Mở rộng điều tra, cơ quan an ninh được biết ông viện trưởng Tín có hộ khẩu tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông này chẳng đi du học ngày nào và cũng chẳng phải là Việt kiều. Ngoài việc thu giữ bằng tiến sĩ dỏm, cơ quan công an cũng đã lập biên bản thu giữ giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và con dấu “Viện Chiến lược kinh tế xã hội”; mẫu dấu và con dấu “Hội đồng viện” để tiếp tục làm rõ.




Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

GIỜ GIẢI ẢO NGUYỄN XUÂN NGHĨA - Hoa Kỳ Dị & Khi Chúng Ta Đang Ngủ #2







Vì sao VNCH không còn là ‘ngụy quân ngụy quyền’? - Tác giả Ts Phạm Chí Dũng -




Tháng Tám năm 2017, lần đầu tiên từ thời điểm “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, đã diễn ra một sự kiện rất đặc biệt và hoàn toàn chưa có tiền lệ: Bộ sách Lịch sử Việt Nam - đã “nhìn nhận công lao nhà Mạc cùng chúa Nguyễn và các vương triều nhà Nguyễn, không gọi chính quyền Việt Nam cộng hoà là ngụy quân, ngụy quyền như trước, chỉ đích danh quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam...”.

Tin tức trên được báo Tuổi Trẻ đăng ngày 18/8/2017.

“Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam”

PGS. TS Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện sử học, chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sách Lịch sử VN, đã trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ với một nội dung đáng chú ý: “Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam… Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng hoà, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn. Lịch sử phải khách quan, phải viết thế nào để mọi người chấp nhận”.

Diễn giải của ông Trần Đức Cường cũng là phát ngôn đầu tiên, hoặc đã có nhưng rất hiếm hoi, của một quan chức bậc trung về “Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam”, dù được báo Tuổi Trẻ cẩn trọng giải thích là “bên lề buổi giới thiệu sách…”, tức có thể hiểu là phát ngôn này không phải được phát ra trên diễn đàn chính thức.

Bằng chứng quá rõ về tính hiếm hoi trên là kể từ Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị đảng cầm quyền về “thực hiện công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài” từ năm 2003, kèm theo chủ trương “hòa hợp hòa giải dân tộc”, chỉ đến năm 2015 mới le lói một cách nhìn ngấm ngầm trong nội bộ đảng về “thực thể Việt Nam Cộng Hòa”, nhưng từ đó đến nay lại chưa có một phát ngôn chính thức nào của giới quan chức về điều này, càng không có bất kỳ đảng văn hay văn bản pháp quy nào đề cập đến vấn đề được xem là rất nhạy cảm chính trị này. Trong thời gian đó, hệ thống tuyên truyền của tuyên giáo đảng và công an vẫn sắt máu duy trì cụm từ “ngụy quân ngụy quyền”, đặc biệt thể hiện trên các diễn đàn của giới dư luận viên, tuy mật độ nhắc đến cụm từ này có thuyên giảm đôi chút.

Nhưng dù “thực thể Việt Nam Cộng Hòa” không hoặc chưa phải là phát ngôn hay chủ trương được chính thức công bố, hiện tượng bộ sách Lịch sử Việt Nam không còn xem Việt Nam Cộng Hòa là “nguỵ quân ngụy quyền” vẫn là một sự xác nhận gián tiếp về tính chủ trương chưa được công bố, cùng lúc được “bật đèn xanh” từ một cấp trên nào đó.

Vậy “cấp trên” đó là cơ quan nào? Là ai?

Ai và vì sao?

Thông thường và theo “đúng quy trình”, người ta nghĩ ngay đến Ban Tuyên giáo trung ương. Còn “cao” hơn nữa chỉ có thể là Ban Bí thư hoặc Tổng bí thư.

Thế nhưng điều trớ trêu là từ trước đến nay, hầu hết phát ngôn công khai của giới chóp bu Việt Nam, từ Tổng bí thư Trọng trở xuống Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng hay các quan chức cấp cao khác…, đều chưa từng xác nhận “thực thể Việt Nam Cộng Hòa”.

Dấu chỉ duy nhất về “hòa hợp dân tộc” liên quan đến Tổng bí thư Trọng được tiết lộ chỉ là việc vào đầu năm 2017, nhân vật này đã “gật” với đề xuất của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh về “mời tất cả các nhà văn hải ngoại, kể cả những người đã cầm bút phục vụ chế độ cũ, về dự ‘Hội nghị hòa hợp dân tộc’ dịp giỗ tổ Hùng Vương”.

Chưa có bằng chừng nào để khẳng định rằng Nguyễn Phú Trọng là người chủ xướng cho hội nghị đặc biệt trên, trong khi từ đó tới nay ông Trọng còn phải “căng mình” đối phó với đủ thứ chuyện đấu đá trong nội bộ đảng cùng nhiều mầm mống khủng hoảng kinh tế và xã hội. Và cả với cuộc khủng hoảng đối ngoại mới nhất mang tên “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”…

Cần nhắc lại, “Hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học” đã phải gánh chịu một thất bại - một phá sản cay đắng. Ngay sau khi ông Hữu Thỉnh phát ra tuyên bố về này, khắp các diễn đàn trong nước và đặc biệt ở hải ngoại đã phản ứng như sóng lừng. Rất nhiều ý kiến của nhà văn, nhà báo hải ngoại cho rằng sự kiện này về thực chất chỉ mang tính “cuội.” Họ tung ra một câu hỏi quá khó để trả lời rằng Nghị Quyết 36 của Bộ Chính Trị về “công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài” đã ra đời mười mấy năm trước mà hầu như chưa làm được gì cả, nhưng tại sao đến nay mới sinh ra mới cái cử chỉ như thể “chiêu dụ người Việt hải ngoại” như thế?

Nhiều ý kiến từ hải ngoại cũng thấu tim gan “đảng quang vinh” về chuyện suốt từ năm 1975 đến nay, đảng chỉ quan tâm đến “khúc ruột ngàn dặm” nhằm hút đô la “làm giàu cho đất nước” càng nhiều càng tốt, nhưng ai cũng hiểu là không có đô la thì chế độ không thể nào tồn tại.

Nhưng lại quá hiếm trường hợp trí thức của “khúc ruột ngàn dặm” được đảng ưu ái tạo cho đất dụng võ ở quê nhà. Sau hơn bốn chục năm “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước,” vẫn còn quá nhiều cảnh kỳ thị của nhà cầm quyền Việt Nam đối với giới trí thức và văn nghệ sĩ hải ngoại. Nhiều trí thức hải ngoại ôm mộng trở về Việt Nam để “cống hiến,” nhưng cuối cùng đã phải chua chát biệt ly khỏi “vòng tay của đảng.” Nếu tạm gác lại nhu cầu đô la, “khúc ruột ngàn dặm” đã chẳng có gì khác hơn là “ruột dư”…

Một câu hỏi “day dứt” khác: tại sao không phải những năm trước mà đến năm nay - 2017 - đảng mới lấp ló xác nhận gián tiếp về “thực thể Việt Nam Cộng Hòa”?

Sự thật quá hiển nhiên là giờ đây, tình trạng chính trị và kinh tế của đảng cầm quyền là khó khăn hơn bao giờ hết. Sự bế tắc gần như toàn diện như thế đã khiến đang manh nha phát sinh một luồng tư tưởng cùng một số quan chức buộc phải nghiêng dần theo xu hướng “cải cách”. Trong những “cải cách” đó, lần đầu tiên từ sau năm 1975 đã bộc lộ tín hiệu có vẻ đôi chút thực chất về “lấy lòng người Việt hải ngoại”.

Kể cả làm thế nào để đạt được một thâm ý sống còn hơn hết thảy: cộng đồng người Việt ở các quốc gia, đặc biệt ở Mỹ, sẽ “để yên” cho nhiều quan chức và thân nhân quan chức Việt Nam ung dung rửa tiền, mua sắm nhà cửa, kinh doanh và hưởng thụ cuộc sống ở xứ sở tượng trưng cho lối thoát, nếu tình hình trong nước “có biến”?

“Những người lính ở phía bên kia chiến tuyến”

Nằm trong khoảng giữa của “hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học” tháng 4/2017 và bộ sách giáo khoa Lịch sử Việt Nam tháng 8/2017, lễ kỷ niệm “Ngày thương binh liệt sĩ 27/7” năm 2017 lại có cái gì đó là lạ…

Ngày 25/7/2017, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Quỹ Mãi mãi tuổi 20… tổ chức hội thảo khoa học “Những bức thư thời chiến với truyền thống và văn hóa dân tộc”.

Điểm nhấn của cuộc hội thảo trên là nhà văn Lê Thị Bích Hồng tìm được ở những lá thư thời chiến tinh thần và khát vọng hoà hợp dân tộc của những người lính “Việt cộng” và cả những người lính Việt Nam Cộng hòa “phía bên kia”.

Báo chí nhà nước bình luận: Khát vọng hòa hợp dân tộc, góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh cũng là động lực để nhà văn Đặng Vương Hưng đưa vào tuyển tập những lá thư thời chiến của những người lính ở phía bên kia chiến tuyến.

Khác với một số lần “trình diễn” trước với cụm từ “chế độ cũ”, lần này có đôi chút “cách tân” hơn khi cuộc hội thảo trên và được báo chí nhà nước đưa tin đã lấp ló cụm từ “Việt Nam Cộng Hòa” như một hàm ý thừa nhận chế độ chính trị ở miền Nam trước năm 1975.

Chỉ sau hội thảo trên một ngày, Đài truyền hình Việt Nam như thể “vô tình” phát hình ảnh những người lính VNCH và lính quân giải phóng lồng với nhau, nhân kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7…

Một tiền đề “tự chuyển hóa”?

Tháng Tám năm 2017. Hiện tượng bộ sách Lịch sử Việt Nam gián tiếp xác nhận “thực thể Việt Nam Cộng Hòa” có thể được xem là một sự kiện lịch sử, và có thể là một tiền đề dẫn đến một giai đoạn “tự chuyển hóa” về quan điểm chính trị của đảng, hay nói chính xác hơn là bắt đầu từ một bộ phận nào đó của đảng cầm quyền. Tiến trình chuyển đổi này có thể nhanh hơn hoặc tăng tốc vào năm sau - 2018.

Ngân sách đang hiện ra nhiều dấu hiệu cạn kiệt nhanh khó lường. Trong tình thế hầu hết các nguồn “ngoại viện” đều đóng cửa, không “tự chuyển hóa” thì đảng thì đảng sẽ.. hy sinh.

Bối cảnh của thái độ dần thừa nhận “khúc ruột ngàn dặm” lại đậm đà dấu ấn “thu nhập ngân sách”: sau 23 năm tăng trưởng liên tục, lượng kiều hối do “kiều bào ta” gửi về Việt Nam đã sụt giảm nặng nề vào năm 2016, chỉ còn 9 tỷ USD so với 13,5 tỷ USD của năm 2015. Vào nửa đầu của năm 2017, lượng kiều hối thậm chí còn “suy thoái tư tưởng” ghê gớm hơn, đến mức cho tới thời điểm này Tổng cục Thống kê còn không dám công bố con số kiều hối về Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2017.
Trong khi đó, một dự báo của Trung tâm nghiên cứu Pew của Mỹ còn cho thấy trong năm 2017 này, lượng kiều hối về Việt Nam có thể chỉ còn 5,4 tỷ USD. Tức “tụt hậu” đến chẵn một thập kỷ…

Một bài toán quá khốn quẫn đang dựng đứng: nếu không thu hút được đủ nhiều kiều hối của “kiều bào ta”, chính phủ đào đâu ra ngoại tệ mạnh để bù đắp hố nhập siêu đến năm chục tỷ đô la từ Trung Quốc và trả nợ nước ngoài hàng chục tỷ Mỹ kim mỗi năm?


Tranh luận chung quanh từ ‘ngụy quân’, ‘ngụy quyền’  - Source VOA Vietnamese




Có những ý kiến khác nhau về việc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phát hành bộ sách Lịch sử Việt Nam, công nhận Việt Nam Cộng hòa (VNCH) là một thực thể, và không còn gọi chính quyền ở Sài gòn trước 1975 là “ngụy quân, ngụy quyền” nữa. Có người cho đây là một dấu hiệu tích cực, có người hoài nghi động cơ phía sau việc loại bỏ cụm từ “ngụy quân, ngụy quyền”, có người cho là điều này không có nghĩa lý gì, và cũng có người cho đây là “một sự kiện lịch sử”, có thể báo hiệu những sự thay đổi khác trong tương lai.

Giáo sư Nguyễn Thanh Trang, người từng cộng tác với Viện Đại học Huế thời Việt Nam Cộng hòa, hiện cư ngụ ở bang California, nói rằng việc Việt Nam Cộng Hoà được công nhận là một tín hiệu đáng mừng:

“Họ công nhận thực thể Việt Nam Cộng hòa, không còn gọi là ngụy quân, ngụy quyền nữa, theo thiển ý của chúng tôi, đó là một dấu hiện đáng mừng.”

Cho đến nay, chính quyền Hà Nội vẫn gọi chính quyền miền Nam là “ngụy quyền” và những người lính miền Nam là “ngụy quân.”

Ông Phan Ngọc Lượng, một cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa đang sinh sống ở bang California, bày tỏ nghi vấn về động cơ phía sau việc công nhận “Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam.”

“Khó mà tin được điều họ làm. Tôi không biết động cơ, chương trình của họ là gì. Lúc nào tôi cũng đặt sự nghi ngờ đối với Cộng sản, vì họ lừa nhiều lần rồi. Điều gì họ làm đều có mục đích phía sau.”
Ông Lượng cho rằng chữ “ngụy” trong “ngụy quân, ngụy quyền” đã sai ngay từ đầu:

“Cái chữ ngụy họ từng dùng không biết để chỉ ai cho đúng? Tôi biết chính phủ Việt Nam Cộng hòa không lừa gạt ai. Tôi là một quân nhân. Tôi tham gia quân đội từ lúc bé, 12 tuổi tham gia thiếu sinh quân cho tới khi cuộc chiến tàn. Tôi không bao giờ chấp nhận người Cộng sản. Cũng không quan tâm họ gọi mình như thế nào. Tôi nghĩ anh em cựu quân nhân ở đây cũng không nhạy cảm với từ ‘ngụy quân, ngụy quyền’ vì họ biết họ không là ‘ngụy’ mà chính người Cộng sản mới là ‘ngụy.’ Dân chúng đều hiểu rõ chuyện này. Đó là điều quan trọng đối với chúng tôi.”

Trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ hôm 18/8, ông Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện sử học, chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam, tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam, nói: “Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam.”

Ông Cường còn nói rằng nhóm viết sách lịch sử đã từ bỏ cách gọi ‘ngụy quân’, ‘ngụy quyền,’ mà thay vào đó, gọi là ‘chính quyền Sài Gòn’, ‘quân đội Sài Gòn.’

Giáo sư Nguyễn Thanh Trang nhận định rằng thông thường các cơ quan, viện nghiên cứu Việt Nam phải thể hiện quan điểm thống nhất của Đảng, và ông cho rằng lần xuất bản này được thực hiện trong một hoàn cảnh khá đặc biệt:

“Đây là một bước tiến mà Viện Hàn lâm Khoa học đã thực hiện. Có thể đây là một công việc vì nhu cầu, vì hoàn cảnh đặc biệt mà Hà Nội sẵn sàng cho cơ quan này lên tiếng.”

Giáo sư Trang nói có thể tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong Biển Đông là nguyên nhân buộc cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam phải chỉnh đổi cách gọi chính quyền Sài gòn trước năm 1975:

“Sau năm 1954 khi Việt Nam bị chia đôi, thì chủ quyền biển đảo là chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa, chứ không phải của Hà Nội. Cho nên bây giờ họ xác nhận Việt Nam Cộng hòa là một thực thể chính trị, một quốc gia độc lập, có chủ quyền, được quốc tế thừa nhận thì đó là một điều quan trọng.”
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng trong một bài viết cho VOA nhận định: ‘thực thể Việt Nam Cộng Hòa không hoặc chưa phải là phát ngôn hay chủ trương được chính thức công bố, nhưng hiện tượng bộ sách Lịch sử Việt Nam không còn xem Việt Nam Cộng Hòa là ‘nguỵ quân ngụy quyền’ vẫn là một sự xác nhận gián tiếp về tính chủ trương chưa được công bố, cùng lúc được ‘bật đèn xanh’ từ một cấp trên nào đó.”

Luật sư Lê Công Đinh ở thành phố Hồ Chí Minh viết trên trang Facebook của ông rằng việc bộ sách công nhận VNCH “không có ý nghĩa gì”, vì đây chưa phải là “sự công nhận chính thức của nhà nước cộng sản hiện nay.”

Tuy nhiên, liên quan đến cộng đồng người Việt trong và ngoài nước về cách gọi tên và việc công nhận này, Giáo sư Nguyễn Thanh Trang nói rằng chính quyền Hà Nội cần phải đối xử bình đẳng với tất cả mọi người.

“Đây là một việc làm rất đáng khích lệ nhưng cũng quá trễ. Qúa trễ, nhưng có còn hơn không! Tuy vậy, điều này không có nghĩa là lịch sử sang trang thì xóa hết tất cả mọi chuyện. Chắc chắn rằng cộng đồng người Việt hải ngoại mong muốn Việt Nam có những chủ trương và hành động cụ thể đối xử với tất cả người Việt Nam, nhất là những người phục vụ dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa một cách bình đẳng. Có như vậy mới hy vọng lôi kéo sự hưởng ứng và đóng góp của người Việt hải ngoại, nhất là trong mặt trận bảo vệ chủ quyền đất nước trước nạn xâm lăng của Trung Quốc.”

Trên trang Facebook, Luật sự Định chia sẻ rằng công nhận VNCH là “hành động chính trị đơn thuần,” chứ không mang lại giá trị hay ý nghĩa pháp lý gì và không giúp ích gì thêm cho lập luận xác nhận chủ quyền đối với hai quần đảo đang trong vòng tranh chấp.

Trên trang VNTB.org xuất hiện bài viết được cho là của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, nguyên Cục Trưởng Cục Tuyên huấn, Bộ Quốc phòng, không chấp nhận việc công nhận chính quyền Sài gòn, tác giả cho rằng công nhận chế độ VNCH là “đánh tráo lịch sử” và “yêu cầu Đảng, Nhà nước phải kiểm tra xử lý kiên quyết thu hồi, đính chính trở lại tập sử và làm rõ trách nhiệm những người gây nên hậu quả sai trái.”

Gần đây nhất, hồi tháng 6/2017, báo Quân đội Nhân dân, trong một bài ca ngợi Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn như là “người truyền lửa cho cộng đồng người Việt trong và ngoài nước”, vẫn tố cáo “tội ác của chế độ Mỹ-Ngụy”. Bài báo nói ông Tuấn từng được phân công để “lên lớp chính trị cho gần một vạn binh lính, nhân viên ngụy quân, ngụy quyền.”

Trên Blog VOA, nhà báo Phạm Chí Dũng dự báo hiện tượng xác nhận “thực thể Việt Nam Cộng Hòa” có thể được xem là một sự kiện lịch sử, và có thể là một tiền đề dẫn đến một giai đoạn “tự chuyển hóa” về quan điểm chính trị của Đảng, hay nói chính xác hơn, là bắt đầu từ một bộ phận nào đó của đảng cầm quyền. Tiến trình chuyển đổi này có thể nhanh hơn hoặc tăng tốc vào năm sau - 2018.”






Tìm kiếm sự sống trên Titan - mặt trăng của Sao Thổ







Nhật thực tại thủ đô Washington DC







Lang thang phố đêm Washington DC