khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023

Những hệ quả của vụ drone Mỹ bị phi cơ Nga làm rơi trên Hắc Hải





Luật về ‘lợi dụng tự do dân chủ’ khiến dân ngại bày tỏ ý kiến





Quảng Ngãi công nhận tác quyền các bức ảnh của phóng viên Mỹ về vụ Mỹ Lai





ICJ can thiệp việc LS Đặng Đình Mạnh bị VN điều tra liên quan vụ án Thiền Am





Mỹ truy nã một công dân Việt Nam với cáo buộc rửa tiền 3 tỷ đô la





Tranh cãi Nga-Mỹ về sự cố ở Biển Đen: Ngũ Giác Đài công bố video





Sinh viên ở Mỹ và cơ hội hướng nghiệp thực tế





Trung Quốc đả kích kế hoạch của Mỹ bán tên lửa cho Đài Loan





Hàng nghìn người Tây Tạng biểu tình phản đối Trung Quốc, đánh dấu 64 năm ngày nổi dậy

<0br/>


Giới trẻ hạn chế tương tác trên MXH vì sợ “vạ lây”





Hà Nội tiêu hủy toàn diện văn hóa phẩm phản động, đồi trụy vào năm 1996





Hà Nội: Căng thẳng tại các trung tâm đăng kiểm





Đặt tên đường là viết sử - Tác giả Ngô Nhân Dụng

 

Một dấu hiệu cho thấy một quốc gia còn non trẻ, chưa trưởng thành, là mỗi lần thay đổi chính quyền thì người ta cũng thay đổi tên các đường, thậm chí đến tên các tỉnh, thành phố hoặc trường học. Xem như vậy thì nước Việt Nam còn rất non trẻ! Năm 1975, sau khi đảng Cộng Sản chiếm được miền Nam họ đã đặt thêm bao nhiêu tên đường mới – với những tên, họ mà người dân không ai từng nghe đến! Bao giờ chế độ cộng sản chấm dứt, chắc chắn sẽ còn một vụ đổi tên đường, đổi tên trường, đổi tên các thành phố nữa. Tản Đà còn sống chắc vẫn viết lại câu thơ, “Dân 25 triệu không người lớn / Nước 4 ngàn năm vẫn trẻ con!” (bây giờ chỉ đổi lại thành ‘dân gần trăm triệu’ không người lớn!)

Đổi tên đường là một cách sửa lịch sử. Các đảng Cộng Sản từ thời Stalin vẫn liên tục sửa đổi sách sử theo nhu cầu giai đoạn. Sau khi Leo Trotsky chống Stalin rồi trốn ra nước ngoài, những tấm hình ông ta đứng bên Lenin bị bôi xóa hết. Tên những lãnh tụ cộng sản trong Bộ Chính Trị hay Trung Ương đảng cũng biến mất trong sách vì đã bị Stalin thủ tiêu. Sau khi chế độ cộng sản sập tiệm, thành phố mang tên Stalingrad nằm bên sông Volga được đổi tên thành Volgagrad.

Cộng Sản Việt Nam bắt chước Nga đổi tên Sài Gòn thành Thành Phố Hồ Chí Minh, mà viết theo kiểu Nga là… Hochiminhgrad. Trong thành phố đó bây giờ vẫn còn một con đường mang tên Lê Văn Tám, một nhân vật hoàn toàn tưởng tượng. Tác giả đẻ ra “Liệt sĩ Lê Văn Tám” là Trần Huy Liệu, trước khi chết đã thú nhận mình sáng tác ra câu chuyện liệt sĩ này chỉ cốt để tuyên truyền. Nhưng đảng Cộng Sản không dám xóa bỏ tên con đường Lê Văn Tám. Họ không dám thú nhận lịch sử do họ viết đầy những chuyện gian dối như thế.

Trần Huy Liệu từng làm bộ trưởng Bộ Tuyên Truyền nhưng đã đứng đầu Viện Nghiên Cứu Lịch Sử ở Hà Nội tới năm 1969 khi ông qua đời. Cho nên chuyện bịa đặt lịch sử với mục đích tuyên truyền rất dễ hiểu. Năm 1963 ông đã phát động một phong trào đã kích Phan Thanh Giản, người đã tự vẫn khi quân Pháp đánh chiếm tỉnh Vĩnh Long năm 1867. Có thể coi như Trần Huy Liệu đã mở một phiên tòa “xử án Phan Thanh Giản.” Mục đích của những bài đăng trên tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử, từ số 48 đến số 55 là kết tội xu hướng “chủ hòa” của triều đình Huế trong thời quân Pháp tấn công chiếm các tỉnh miền Nam. Phan Thanh Giản bị coi là người chủ hòa số một! Đảng Cộng Sản mở chiến dịch “chống chủ hòa” vì lúc đó Lê Duẩn quyết liệt chủ chiến, đưa quân miền Bắc vào miền Nam gây nên cuộc nội chiến chết hàng triệu thanh niên! Trần Huy Liệu đóng vai cán bộ tuyên truyền, cổ võ cho chính sách của Lê Duẩn, bằng cách bôi nhọ một nhân vật lịch sử.

Một cuốn sách của Luật sư Phan Đào Nguyên viết về Phan Thanh Giản mới xuất bản năm 2021 đã bác bỏ tất cả các luận điệu, bằng chứng giả mạo, xuyên tạc, trong phiên tòa của tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử! Đây là một phiên tòa mới, xử án một phiên tòa cũ sau gần 60 năm, trong đó bị cáo nổi bật là ông Trần Huy Liệu!

Khi đảng Cộng sản đã chiếm được miền Nam, vấn đề chủ chiến hay chủ hòa không cần đặt ra nữa. Nhưng họ vẫn không muốn dân Việt nhắc đến tên Phan Thanh Giản. Sáu năm sau khi Trần Huy Liệu qua đời, đường Phan Thanh Giản ở Sài Gòn còn bị đổi thành Điện Biên Phủ; đường Phan Thanh Giản ở Cần Thơ đổi thành Xô Viết Nghệ Tĩnh. Trường trung học Phan Thanh Giản bị đổi tên thành Châu Văn Liêm, một trong sáu người thành lập đảng Cộng Sản! Ông Châu Văn Liêm bị Pháp bắn chết năm 28 tuổi. Nhưng trong thời gian đó hàng ngàn thanh niên Cần Thơ bị sát hại như ông, người cộng sản thì ít, người quốc gia nhiều hơn. Châu Văn Liêm không thể so sánh với Phan Thanh Giản!

Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn giữ nguyên chủ trương sửa đổi lịch sử, cho nên chế độ kiêng tên bây giờ còn giữ. Ngày 5 tháng 1 năm 2022, Ban Tuyên Giáo trung ương Việt Cộng vẫn viết một công văn, ra lệnh các tỉnh và thành phố không được lấy tên Phan Thanh Giản đặt tên đường, tên trường học, vân vân.

Tại sao đảng Cộng Sản “thù dai,” đến bây giờ vẫn không cho nhắc đến Phan Thanh Giản? Một lý do thầm kín, là ngày 30 tháng Tư năm 1975, hai vị tướng chỉ huy Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng ở Cần Thơ đã theo gương Cụ Phan. Hai ông tự sát, không đầu hàng. Dân Cần Thơ chắc chắn sẽ nhớ đến tấm gương tuẫn tiết của hai vị tướng Việt Nam Cộng Hòa, mỗi khi nhìn thấy tên Phan Thanh Giản.

Bây giờ nhiều tài liệu lịch sử mới đã được trình bày cho thấy Phan Thanh Giản đã chịu cho quân Pháp chiếm Vĩnh Long là do một quyết định trước đó của triều đình Huế. Trong cuốn sách viết nhan đề “Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của nhà Nguyễn,” Giáo sư Nguyễn Quốc Trị cho biết (trang 1084) Cơ Mật Viện ở Huế đã đề nghị, nếu Pháp đánh Vĩnh Long thì “xin tư cho quan kinh lược không đánh nhau với quân Pháp, tự phải rút lui;” và nếu “bị người Pháp bức lấy tất cả (hai tỉnh An Giang và Hà Tiên) thì “tất phải chuyển về Bình Thuận đợi lịnh triều đình.” Họ tin rằng nhân dân sáu tỉnh miền Nam “lũ lượt tức giận nổi lên” chống Pháp. Được chỉ thị rút lui để bảo toàn mạng sống, nhưng cụ Phan đã tuyệt thực mà chết, một hành động tuẫn tiết vì nước, làm gương hy sinh cho nhân dân sáu tỉnh.

Công trình nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Quốc Trị đã trình bày các tài liệu cho thấy rõ hơn về cuộc đời chính trị của Nguyễn Văn Tường, một trong hai phụ chính đại thần, cùng với Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi trốn khỏi kinh thành Huế để chống quân Pháp. Nguyễn Văn Tường được cử trở về Huế mưu cuộc điều đình, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện và bị giữ lại, các con ông chết khi nhà vua bị bắt. Vì thế, ông Tôn Thất Thuyết được mô tả là chủ chiến, còn Nguyễn Văn Tường bị coi là chủ hòa.

Vua Hàm Nghi lệnh cho Nguyễn Văn Tường về Huế gặp người Pháp vì ông “Kỳ Vĩ Quận Công” đã có kinh nghiệm trong các cuộc thương thuyết với người Pháp từ thời vua Tự Đức, trước khi ký các hiệp ước 1874 và 1884. Ông bị coi là “chủ hòa,” nhưng, khi bàn dự thảo hiệp ước, ông thực sự đã chống lại không chấp nhận nước Pháp “bảo hộ” triều đình nhà Nguyễn, tức là nắm quyền chỉ huy cả việc nội trị. Ông chấp nhận chữ “bảo trợ,” nhường cho Pháp quyền ngoại giao, tức là giao thiệp với Trung Quốc. Ông có lúc còn đề nghị thay đổi các hiệp định cũ, để triều đình Huế hoàn toàn độc lập cai trị miền Trung; đổi lại, miền Bắc trở thành thuộc địa của Pháp như Nam Kỳ.

Quân lực Pháp lúc đó quá mạnh, quân ta quá yếu, ông Nguyễn Văn Tường không thể thuyết phục được người Pháp mà còn bị tướng de Courcy bắt giam. Trong hai tháng, ông mời được bà Hoàng Thái Hậu Từ Dũ cùng Hoàng Hậu Lệ Thiên (mẹ và vợ vua Tự Đức) đứng ra “chấp chánh” tạm thời, không để cảnh một triều đình “không có vua” kéo dài.

Sau đó, ông bị đưa xuống tàu thủy chở đi Côn Đảo vì “đã chống (nước Pháp) nhiều năm…” Sau hai tháng ông bị đầy ở đảo Tahiti, thuộc địa Pháp ở Thái Bình Dương. Sau khi tới nơi lưu đầy một tháng, ông Tường lại viết thư gửi chính phủ Pháp, nhắc lại đề nghị cũ của mình, chứng tỏ trong lòng ông lúc nào cũng lo toan vận nước. Bức thư không được trả lời; bốn tháng sau thì ông mất.

Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, các chính phủ miền Nam không bị ám ảnh về vấn đề chủ chiến hay chủ hòa như Việt Cộng ở miền Bắc, nhưng cũng thiên vị; các thành phố thường đặt tên đường Tôn Thất Thuyết nhưng Nguyễn Văn Tường thì không.

Sự nghiệp của hai ông Tường, Thuyết đối với Triều Nguyễn và với nước Việt Nam thực sự không ai hơn ai. Sẽ có ngày dân Việt được tự do, phán xét công bằng các nhân vật lịch sử; không để cho một chính phủ, một đảng nào độc quyền xuyên tạc. Sẽ có ngày thành phố Huế phải có đường mang tên Nguyễn Văn Tường; Cần Thơ dựng lại Trường Phan Thanh Giản và các con đường mang tên Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng.  Lúc đó, có thể nói nước Việt Nam đã trưởng thành.



Thanh Tâm Tuyền Và Hoàng Hạc Lâu - Tác giả Tô Thẩm Huy

 

Trong lời phát biểu hôm tang lễ Thi sĩ Tô Thùy Yên, tôi có kể câu chuyện là trong một lần ngồi uống trà tại hàng hiên nơi vườn sau nhà ông, nhân đang nói chuyện về Đường thi, và về các bài thơ tôi dịch, Tô tiên sinh bảo theo ông thì bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu là bài thơ hay nhất từ xưa đến giờ, và kể với tôi là từ lâu ông vẫn có ý định sẽ viết một bài về bài thơ ấy, về cái sự u uất của trời đất và của dòng thời gian, cũng như là kể với tôi là Thanh Tâm Tuyền cũng đã dịch Hoàng Hạc Lâu, là ông có được Thanh Tâm Tuyền đọc cho nghe bài dịch ấy, rất hay, nhưng tiếc là ông không còn nhớ.  

Một vài bạn văn sau đấy có viết thư hỏi tôi về mẩu đối thoại ấy, và tỏ vẻ nghi ngờ về mức xác thực của câu chuyện. Có người nêu lý luận với tôi rằng nhạc sĩ Cung Tiến thân với Thanh Tâm Tuyền dường ấy, thì không có lý gì khi Cung Tiến phổ nhạc Hoàng Hạc Lâu lại không dùng bản dịch của Thanh Tâm Tuyền, nếu bản dịch ấy là có thật, mà lại dùng bản dịch của Vũ Hoàng Chương. Thật ra giữa Vũ Quân và Cung nhạc sĩ cũng có mối giao tình thầy trò từ những năm Cung Tiến theo học ở Chu Văn An, và nghe đâu trong lòng nhạc sĩ Cung Tiến từ lâu vẫn muốn phổ nhạc một bài thơ của Vũ Hoàng Chương.  Nhưng điều ấy vẫn không đủ để xóa đi mối nghi ngờ về sự có mặt của bản dịch Hoàng Hạc Lâu của Thanh Tâm Tuyền, chỉ vì Cung Tiến đã dùng bản dịch khác khi phổ nhạc Hoàng Hạc Lâu. Tôi không tin là anh Tô Thùy Yên đã nhớ lầm khi kể tôi nghe chuyện ấy, và tôi cũng không tin là mình nhớ lầm chuyện anh kể.

Kịp may, một thời gian ngắn sau khi anh Tô Thùy Yên mất thì thi sĩ Nguyễn Thanh Châu từ Arizona ghé thăm chị Huỳnh Diệu Bích và các cháu. Được biết qua lời kể của chị Bích là anh Nguyễn Thanh Châu vốn trước là bạn tù cùng anh Tô Thùy Yên, và là người sau khi ra tù trước anh Yên, đã chép lại nhiều bài thơ TTY làm trong tù mà anh thuộc lòng, nên tôi mang chuyện Hoàng Hạc Lâu ra hỏi anh Châu. Anh xác nhận chuyện ấy đúng, chính anh cũng đã được nghe Thanh Tâm Tuyền đọc cho nghe, và cũng đã nhận được bản chép tay từ dịch giả.  Rồi anh mở điện thoại, lục ngay ra bài thơ và đọc cho tôi nghe tại chỗ. Hóa ra anh Nguyễn Thanh Châu không những chỉ có bài Hoàng Hạc Lâu mà còn có nhiều bài khác mà Thanh Tâm Tuyền đã dịch thơ của Shakespeare, Dickinson, Prevert...từ trước cũng như sau 1975. Và hơn thế nữa, anh lại còn có một bộ sưu tập đồ sộ gồm thơ của nhiều người khác nữa như Tạ Tỵ, Nguyễn Quang Hiện v.v. mà anh thu góp từ các tờ tạp chí như Sáng Tạo, Văn, Khởi Hành...

Dưới đây là nguyên văn bản Thanh Tâm Tuyền dịch Hoàng Hạc Lâu mà tôi nhận được từ Nguyễn Thanh Châu, kèm theo sau một câu cảm khái của dịch giả:  𝑀𝑜̂̃𝑖 𝑡ℎ𝑒̂́ ℎ𝑒̣̂ 𝑐𝑎̂̀𝑛 𝑐𝑜́ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑏𝑎̉𝑛 𝑑𝑖̣𝑐ℎ 𝑐ℎ𝑜 𝑚𝑖̀𝑛ℎ. (Ý 𝑐𝑢̉𝑎 𝐸.𝑃𝑜𝑢𝑛𝑑 )

      HOÀNG HẠC LÂU, Thôi Hiệu

     𝑁𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑥𝑢̛𝑎 𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖𝑚 ℎ𝑎̣𝑐 đ𝑖 𝑘ℎ𝑢𝑎̂́𝑡

     Đ𝑎̂́𝑡 𝑐𝑢̃ đ𝑒̂̉ 𝑡𝑟𝑜̛ 𝑙𝑎̂̀𝑢 𝑣𝑎̆́𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔

     𝐻𝑜𝑎̀𝑛𝑔 ℎ𝑎̣𝑐 𝑡ℎ𝑢𝑜̛̉ 𝑏𝑖𝑒̣̂𝑡 𝑟𝑜̃𝑖 𝑡𝑢𝑦𝑒̣̂𝑡 𝑑𝑎̣𝑛𝑔

     𝑀𝑎̂𝑦 𝑛𝑔ℎ𝑖̀𝑛 𝑘𝑖𝑒̂́𝑝 𝑡𝑟𝑎̆́𝑛𝑔 𝑚𝑎̃𝑖 𝑏𝑜̂𝑛𝑔 𝑙𝑜̂𝑛𝑔

     𝑇𝑎̣𝑛ℎ 𝑞𝑢𝑎𝑛𝑔 𝑐𝑎̂𝑦 𝑏𝑒̂́𝑛 𝑙𝑢𝑛𝑔 𝑙𝑖𝑛ℎ 𝑛𝑎̆́𝑛𝑔

     𝑋𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔𝑎́𝑡 𝑐𝑜̉ đ𝑜̂̀𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑖𝑒̂𝑚 𝑡ℎ𝑖𝑒̂́𝑝 ℎ𝑜𝑎𝑛𝑔

     𝑋𝑒̂́ 𝑚𝑢𝑜̣̂𝑛 𝑙𝑎̀𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑒̂ 𝑛𝑜̛𝑖 𝑛𝑎̀𝑜 𝑛ℎ𝑖̉?

     𝑀𝑎̣̆𝑡 𝑠𝑜̂𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜́𝑖 𝑞𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝑏𝑢𝑜̂̀𝑛 𝑙𝑎̣ 𝑙𝑢̀𝑛𝑔.

Quả là một bản dịch độc đáo và xuất sắc. Nó lột tả rất thực, rất sát, cái thần của nguyên tác. Nó khác hẳn bản dịch của Vũ Hoàng Chương.  Bản dịch của VHC rất tài hoa, nhưng bản dịch ấy rất khác với cái thần của nguyên tác. Trong một dịp khác tôi sẽ xin so sánh hai bản dịch này, cùng các bản dịch khác của Tản Đà, Ngô Tất Tố...



Vụ sụp đổ ngân hàng ở Mỹ: tại sao và cú sốc đối với nền kinh tế





John Denver hát Back Home Again





Thứ Năm, 16 tháng 3, 2023

Nhà hàng Nhật dùng camera AI ngăn ngừa thực khách mất vệ sinh





Thư viện mini miễn phí ở các góc phố Mỹ





Chính quyền tưởng niệm Gạc Ma, giới quan sát bày tỏ nghi ngờ





Hội thảo về Việt Nam Cộng Hoà ở Little Saigon





Tham quan khu mô phỏng về phối hợp tác chiến giữa Hoa Kỳ và NATO





Các đoàn du khách Trung Quốc bắt đầu đổ vào Việt Nam





Đảng viên được yêu cầu đấu tranh với ‘quan điểm sai trái’ trên mạng





Bảo tàng Ảo giác ở thủ đô Mỹ





Litva chuẩn bị sẵn sàng cho mối đe dọa từ Nga





Một phiên tòa Nuremberg cho chủ nghĩa cộng sản ?





Drone của Mỹ "bị rơi" ở Biển Đen, lỗi tại ai ?





Mỹ đối đầu với Nga và Trung Quốc ở hai chiến tuyến cùng một lúc





Hóa chất ''vĩnh cửu'' PFAS : Mối đe dọa hóa học lớn nhất cho loài người trong thế kỷ XXI ?





Tập trận Flintflock : Mỹ Nga tranh giành ảnh hưởng "chống khủng bố" ở Tây Phi





SVB và Credit Suisse báo trước một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ?





Quan hệ Teheran - Riyad: Trung Quốc bước đầu khẳng định tham vọng cường quốc hàng đầu





Thứ Tư, 15 tháng 3, 2023

'Tị nạn' là kị huý? - Tác giả Nguyễn Văn Tuấn

 

Chẳng rõ tại sao báo chí Việt Nam khi viết về hai diễn viên Quan Kế Huy và Hồng Châu đều không hề đề cập đến nguồn gốc 'tị nạn' của họ. Có báo sửa tài tử Quan Kế Huy từ 'gốc Việt' thành 'gốc Á' hay 'gốc Hoa'. 

Ít ai chú ý rằng trong danh sách được đề cử giải Oscar năm nay còn có tên của một minh tinh khác cũng gốc Việt: Hồng Châu. Cô ấy cũng là một người tị nạn. Hồng Châu (hình), theo các trang điện ảnh Mĩ, sanh ra ở trại tị nạn Thái Lan vào năm 1979. Trang wiki mô tả chuyến vượt biên đầy nguy hiểm: "Năm 1979, gia đình cô là một trong số những thuyền nhân rời bỏ đất nước, xuyên suốt chặng đường vượt biên, bố cô bị bắn đến suýt chết trong khi mẹ đã mang thai cô được sáu tháng." 

Gia đình Hồng Châu được một nhà thờ Công giáo bảo trợ và định cư ở New Orleans. Cô ấy theo học điện ảnh ở ĐH Boston, và theo đuổi sự nghiệp màn bạc cho đến nay. Ngoài những giải thưởng lớn trước đây, được đề cử giải Oscar là một vinh dự và một thành tựu đối với Hồng Châu. 

Báo chí Việt Nam có những bài viết về Hồng Châu và Quan Kế Huy, nhưng điều đáng chú ý là họ tránh đề cập đến nguồn gốc tị nạn của họ. Những bài viết nhân dịp họ được đề cử hay nhận giải thưởng chỉ viết chung chung như 'sang Mĩ định cư'. Chẳng hạn như đối với Quan Kế Huy, có báo viết như sau: "Quan Kế Huy là diễn viên gốc Việt, còn được biết đến với nghệ danh Jonathan Ke Quan. Nam diễn viên sinh ra tại Sài Gòn vào năm 1971 nhưng sớm cùng gia đình di cư sang Mỹ từ năm 1975." (Thật ra, anh ta cùng thân phụ vượt biên vào năm 1978). 

Một số báo thoạt đầu đề cập đến Quan Kế Huy là 'diễn viên gốc Việt', nhưng một ngày sau thì đổi thành 'gốc Á' hay 'gốc Hoa'. 

Động thái của báo chí Việt Nam liên quan đến Quan Kế Huy và Hồng Châu rất khác với trường hợp ca sĩ Sangeeta Kaur (Mai Xuân Loan), người mới được trao giải thưởng âm nhạc Grammy danh giá. Báo chí Việt Nam có vẻ rất tự hào về cô ấy như là một 'người gốc Việt'. Cha mẹ cô ấy là người Việt tị nạn, và cô ấy sanh ra và lớn lên ở Mĩ. 

Có lẽ điều khác nhau giữa hai người là Quan Kế Huy nhắc đến thân phận tị nạn của mình trước thế giới. Câu chuyện thuyền nhân tị nạn vào thập niên 1970 và 1980 là một chương sử lớn và tan thương của dân tộc. Gần đây, chánh phủ Việt Nam kêu gọi mấy người làm phim ở Nam Hàn là hãy tôn trọng lịch sử. Tôi thiết nghĩ nếu mình kêu gọi người ngoài tôn trọng lịch sử thì mình trước tiên hãy tôn trọng lịch sử của nước mình. 

Sự thật là báo chí phương Tây vẫn ghi anh ấy là một diễn viên Mĩ gốc Việt (“Vietnamese-born American actor”) có cha mẹ gốc Hoa. Anh ấy sanh ở Sài Gòn vào năm 1971, và chắc từng mang quốc tịch Việt Nam trước khi vượt biên tìm tự do. Anh ấy mang một cái tên rất Việt: Huy. Anh ấy nói tiếng Việt. Khi sang Mĩ, gia đình anh ấy sống trong khu đông người tị nạn gốc Việt. Do đó, cách báo chí Mĩ và phương Tây đề cập đến anh ấy như là một diễn viên Mĩ gốc Việt theo tôi là bình thường. 

Những tranh cãi về ‘Người Mĩ gốc Việt’ và ‘Người Mĩ gốc Hoa’ không thể làm lu mờ sự thật: anh ấy là người tị nạn từ Việt Nam.  

Tôi nghĩ thế giới chú ý đến anh ấy vì thân phận tị nạn, chứ không vì anh là người gốc Việt hay gốc Hoa. Tôi nghiệm ra là đối với người phương Tây, những chữ như 'tị nạn' và 'tìm tự do' có thể gây cảm xúc rất mạnh. Có lẽ từ trong tiềm thức, những người sanh ra và lớn lên trong những nước có lịch sử tương đối 'trẻ' như Mĩ và Úc, họ nhìn người tị nạn đi tìm tự do như là tấm gương phản chiếu của những thế hệ ông cha đầu tiên cũng đi tìm tự do và vươn lên từ nghịch cảnh. 

Cuộc đời và sự nghiệp của Quan Kế Huy là khá tiêu biểu của những người đi tìm 'Giấc mơ Mĩ'. Đó là giấc mơ được sống trong một xã hội tôn trọng các giá trị như dân chủ, nhân quyền, tự do và bình đẳng; là môi trường mà trong đó mọi người -- bất kể xuất thân từ thành phần nào -- đều có thể thành công, có cuộc sống tốt đẹp hơn, đầy đủ hơn, thịnh vượng hơn qua làm việc chăm chỉ. 

Tuyệt đại đa số người tị nạn Việt Nam, bất kể là người gốc Hoa hay 'Việt thuần tuý',  đến Mĩ thời thập niên 1970 và 1980 đều nghèo hay rất nghèo. Có rất nhiều người đến Mĩ với hai bàn tay trắng sau một cơn biến động lịch sử. Họ không biết tiếng Anh. Ấy vậy mà họ đã sống sót, ổn định, và vươn lên. Theo tôi biết, có nhiều văn nghệ sĩ gốc Việt tị nạn đã thành danh ở Mĩ, dù họ ít khi nào nhắc đến quá khứ tị nạn của mình. Không nhắc đến không có nghĩa là quên.  

Những người từ Việt Nam đến Mĩ sau này không thể nào cảm nhận được những khó khăn của người tị nạn thời đó -- và điều này cũng dễ hiểu vì họ không được dạy về chương sử đau buồn thời đó. Nhưng họ nên biết rằng người ta có câu "Những kẻ nào quên lịch sử sẽ bị buộc lặp lại lịch sử" (Those who forget their history are condemned to repeat it.)

Ngày nay, có khá nhiều người Việt Nam xin đi định cư ở các nước như Mĩ, Úc, Canada bằng tiền. Những người có nhiều tiền có thể thành đạt ở nước ngoài nhưng họ không bao giờ nhận được sự ngưỡng phục như những thuyền nhân thành đạt như Quan Kế Huy. Điều này đặc biệt đúng ở các xã hội như Mĩ và Úc, có lẽ họ (những người vươn lên từ nghịch cảnh) là hiện thân của Giấc mơ Mĩ, còn những người giàu có thường bị công chúng nhìn với sự nghi ngờ của Honore de Balzac ("Đằng sau mỗi tài sản kết xù đều là một tội ác").


Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2023

Nhật-Hàn cải thiện quan hệ để đối phó với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên





Tái đắc cử, Tập Cận Bình trong thế mạnh thách thức Hoa Kỳ ?





Thắng lợi ngoại giao của Bắc Kinh : Ả Rập Xê Út-Iran khôi phục bang giao





Từ bài học khủng hoảng nhiên liệu, Pháp tăng tốc phát triển năng lượng tái tạo





Dolce Vita : Các thần tượng nhạc Ý biểu diễn tại Paris





Xoay trục kinh tế bất đối xứng, Nga ngày càng lệ thuộc vào châu Á





Máy chế tạo chíp: Quyết định cấm xuất của Hà Lan, đòn đau với Trung Quốc





Tâm sự của nữ luật sư Czech gốc Việt ở Prague về gia đình và hai nền văn hóa





Nạn nhân buôn người bị mắc kẹt bốn tháng trong sòng bài Campuchia





Cạm bẫy ở sòng bài Campuchia và trò lừa tình ‘mổ heo lấy thịt’





Ninh Thuận: Dân bất bình vì cưỡng chế đất với giá đền bù 18.000/m²





Tập đoàn Singapore nhắm đến Việt Nam trong chiến lược ‘Trung Quốc+1’





Biểu tình phản đối Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan lạm thu





Sài Gòn dự kiến thu phí sử dụng vỉa hè





Sài Gòn dự kiến thu phí sử dụng vỉa hè





Tình nguyện viên Nga giúp người tị nạn Ukraine vì có cảm giác tội lỗi





Khi thủ thư đi đầu trong cuộc chiến chống ma tuý





Quá khứ kinh hoàng phủ bóng đen lên tương lai người dân Kharkiv





Tuyển Tập Thơ Tô Thùy Yên

 

Tuyển tập thơ Tô Thùy Yên. Thực hiện Flipbook: THT (fliphtml5.com)



Tuyển Truyện Sơn Nam

 

https://tranhoaithu42.com/2022/05/19/thu-quan-ban-thao-98-giai-pham-tuyen-truyen-son-nam/