khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2019

Phỏng vấn nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn và ca sĩ Thái Tài







Trung Tá Hải Quân Hoa Kỳ Josephine Nguyễn Cẩm Vân







Tim Allen: "I ended up translating the Vietnamese classic that helped me learn the language"




"Foreign powers might think before invading a country whose population is fortified by this story"


I arrived into Ho Chi Minh City at twilight on a weekday evening, late November 1999, the dying days of the last millennium. I’d never been to Vietnam before. I’d been sent there to look at some grassroots community-based projects funded by my NGO.
 
My Vietnamese counterparts picked me up from the airport, and as they drove me into town we started chatting. I explained how I wanted to learn more about the local language and culture, to help me understand the background to the projects.
 
I asked about Vietnamese literature, and one of them mentioned a book that was about to make a dramatic impact on my life. At that time it was just a name: Truyen Kieu, the tale of Kieu. Written by the diplomat-poet Nguyen Du, it was first published in 1820. I’d never heard of it.
 
We dropped my bags at my lodgings and then headed to a restaurant in downtown Saigon. I was immediately struck by the sense of solidarity, community and family that pervades all Vietnamese life and interactions. You get a feel for it even just crossing the street. Broad avenues host an incessant flow of bicycles, motorbikes, cars, taxis – if you waited for a European-style break-in-the-traffic you’d be standing there all night.
 
What you have to do is simply pitch yourself into the current, trusting that the riders and drivers will avoid you, and sure enough, the waters part, as if you are Moses crossing the Red Sea. The system depends entirely on trust: avoid whomever is in front of you, and trust those behind and around you to do the same for you. It creates a scary kind of magic, as I mentioned to one of my new colleagues. “Foreigners always notice that,” she said. “But what happens in your own country when someone steps out into the road? Do you just knock them over?”
 
This commonality is rooted also in the language itself. In Vietnamese, personal pronouns are replaced with family relationship markers – that’s why the Vietnamese tend to ask a stranger’s age as soon as they meet you. They’re deciding what to call you. Most of the people I met called me “older brother” or “younger brother” when they spoke in Vietnamese.
 
This family feeling is strengthened at mealtime, with plates arranged in the centre of a round table for everyone to share. At the restaurant that first evening, one of my new colleagues reached across, picked up a tasty morsel with her chopsticks, and dropped it into my bowl of rice, rather than her own. I was slightly miffed; it felt like a mother cutting up the rashers for her children at home. But then I realised that I was interpreting it all wrong: for the Vietnamese, this is a mark of respect and friendliness. On finding a bite that looks especially delicious, you give it to an honoured guest, rather than eat it yourself. How pleasant it was to reciprocate. How welcoming and intimate it made that first meal.

“So tell me about this famous book,” I said. “Truyen Kieu. What’s it all about?”

It’s the story of a girl, they said. A Chinese girl, it’s set in China. She meets a boy and they fall in love, but the boy is called away on family business and the girl gets tricked into working in a brothel. She escapes, she has a series of adventures, she never forgets her first love. It’s a love story, it’s an adventure story. It’s full of beautiful poetry. All Vietnamese people are familiar with it. Some people even use it to foretell the future – open it at random and put your finger on a verse: that’s what life has in store for you.

It sounded fascinating. I was ashamed of my own ignorance in never having come across it before.

Over the next few weeks, as I travelled the length and breadth of the country, wherever I went I found locals who knew the poem well and were happy to educate me about its significance: the peasant women with their income-generation project out in the jungle, the rice farmer in his paddy field, the government officials up in Hanoi. And there in Hanoi I picked up a bilingual copy of Kieu for myself, and began to decipher it, line by line. I was delighted with the text’s freshness and its modernity, with how its sense of fun leavened the telling of its tragedy. And it struck me that foreign powers might have thought twice before invading a country whose population is fortified by this story, whose message is that you must keep going, no matter what life throws at you. Stay true to yourself and you will come through the worst torments. And those cruel ones who consider themselves powerful will wither and fade, like the best and the rest of us.

When my field trip was over, I brought Kieu home with me, along with a dictionary and the prison diaries of Ho Chi Minh. I wasn’t planning anything so grand as a translation; I was simply trying to keep my rudimentary knowledge of the language up to speed.

In some ways, my reworking of The Song of Kieu into English has resulted from this imperfect attempt to improve my Vietnamese. Nevertheless I got a good book out of it. What I have tried to capture is the flow of the story, the vividness of the characters, the sparkle and wit of its lyricism. I wanted also to create something that Nguyen Du had achieved so brilliantly in his original: a book that you can pick up at random and wherever it falls open it will captivate you, luring you into Kieu’s life, the challenges she faces, her ingenuity in overcoming them. It is a great shame that Vietnam’s national epic has for too long been neglected outside of its home country (apart from among the Vietnamese diaspora). I hope however that my little translation will go some way towards redressing that omission, and that English-speaking readers may be enriched and rewarded as they discover the enduring power of the fabulous world of Kieu.
 
 

Hội thảo Chiến Tranh Vietnam tại Vietnam Center & Archive Lubbock năm 2019







Phỏng vấn ông Seiichi Kuriki: so sánh giữa hai nền văn hóa Nhật và Việt



BBC: Theo ông, văn hóa Việt Nam và Nhật Bản có điểm gì tương đồng?

Seiichi Kuriki: Điểm tương đồng quan trọng nhất giữa văn hóa Việt Nam và Nhật Bản là cả hai đều chịu ảnh hưởng của văn hóa đến từ Trung Quốc, và Phật giáo và Nho giáo.
Ngôn ngữ của hai nước này cũng chịu ảnh hưởng của Trung Quốc rất nhiều. Tư tưởng cũng có nền tảng chung.

So với các nước châu Âu và Trung Đông thì Việt Nam và Nhật Bản không có sự va chạm về văn hóa và hai nước có thể dễ hiểu nhau.

BBC: Có điểm gì ông thích và không thích về tính cách người Việt?

Seiichi Kuriki: Theo nhận xét của cá nhân tôi, nói chung người Việt Nam giỏi về giải quyết vấn đề trước mắt, nhưng xử lý vấn đề lâu dài thì không giỏi như người Nhật.
Người Nhật có tầm nhìn xa hơn cho tương lai. Đây là nhận xét nói chung còn tất nhiên đối với từng người thì khác nhau.

BBC: Người Việt sang du học và làm việc ở Nhật cần lưu ý những điểm gì về văn hóa giao tiếp của người Nhật?

Seiichi Kuriki: Như tôi nói, Nhật Bản và Việt Nam rất may mắn là có nền tảng văn hóa chung, nên nói chung là dễ hiểu nhau. Nhưng vấn đề là vẫn có sự khác biệt.

Khi tôi đi Việt Nam, tôi rất để ý đến câu "Nhập gia tùy tục". Đó là cái rất quan trọng. Nên người Việt phải học hỏi những luật lệ và quy định của Nhật Bản, và tập quán của người Nhật. Phải luôn quan tâm đến cái văn hóa của họ như thế nào và học hỏi. Thái độ như thế sẽ làm cho người Nhật thân thiện và gần gũi hơn.

Một ví dụ là người Việt Nam cũng thích tiếp xúc cơ thể con người. Khi tôi đi chơi với người Việt Nam, con trai Việt Nam hay bá vai bá cổ, nhưng đối với người Nhật, kể cả bạn bè thì không có cái tập quán như thế này. Nên tôi rất là hoảng sợ (cười lớn). Thường người Nhật có thể nghĩ anh này có phải đồng tính luyến ái hay không, nhưng mà hóa ra không phải như thế.

BBC: Người Nhật có tác phong rất khác người Việt. Vậy theo ông, người Việt sang đây gặp khó khăn gì khi giao tiếp và hòa nhập với người Nhật?

Seiichi Kuriki: Chắc là ban đầu người Việt sang đây gặp khó khăn là họ không biết nên giao tiếp với người Nhật chúng tôi như thế nào.

Có lẽ khi sang Nhật Bản, người Việt có ấn tượng ban đầu là họ cảm thấy người Nhật Bản lạnh nhạt với người Việt Nam. Đặc biệt là ở các đô thị thành phố lớn như Tokyo, Osaka, nếu nhìn bên ngoài thì người Nhật có vẻ cách biệt và cô lập, không có quan hệ mật thiết. Người Việt Nam chắc là cảm thấy như thế.

Nhưng thực chất là không phải. Người Nhật cần thời gian dài hơn để xây dựng quan hệ với nhau. Lúc đầu, người Nhật tránh biểu hiện sự thân mật rõ ràng.

Cho nên chắc là người Việt ban đầu không biết làm cách nào để tiếp xúc với người Nhật, và nên biểu hiện sự thân mật tới mức nào.

Nhưng ở vùng quê thì khác hẳn. Ở vùng quê, thái độ của người Nhật gần giống như vùng quê ở Việt Nam, rất là hiếu khách.

Phải để ý là người ở vùng quê cũng rất là bảo thủ. Mến khách thì lúc đầu họ rất là mến khách, nhưng nếu không hiểu cái văn hóa của họ, mà không thân mật với nhau thì họ sẽ né tránh những người đó.
Nên ở vùng quê và ở thành phố phải có thái độ hơi khác nhau.

BBC: Có ý kiến cho rằng người Nhật coi thường người các nước châu Á khác nhưng lại vừa thích vừa e ngại người Phương Tây. Anh nghĩ sao về ý kiến này?

Seiichi Kuriki: Trong lịch sử Nhật Bản, có một thời gian dài dưới thời đại Edo, thì Nhật rất hạn chế giao lưu với bên ngoài. Chỉ có giao thương với Trung Quốc và Hà Lan thôi. Khoảng gần 300 năm như vậy.

Sau đó, Nhật Bản chỉ mới mở rộng lưu được 200 năm thôi. Thế cho nên người Nhật chúng tôi nói chung là không khéo léo khi giao lưu với người nước ngoài. Có một số người Nhật nghĩ là không nên cho nhiều người nước ngoài vào Nhật Bản, và họ rất ái ngại với việc giao lưu với người nước ngoài.
Nhưng bây giờ quốc tế hóa rồi, cho nên cũng có những người nói phải tăng cường giao lưu nhiều hơn.

Có một số người suy nghĩ là nếu mà đất nước Nhật Bản và con người Nhật Bản không thể có quan hệ tốt với người nước ngoài, thì người nước ngoài cũng sẽ không thấy nước Nhật có sự hấp dẫn, và họ sẽ đi nơi khác.

Như vậy thì tình trạng thiếu lao động ở Nhật Bản hiện nay sẽ không thể cải thiện được. Thế cho nên dù thế nào cũng phải xây dựng quan hệ tốt với người nước ngoài để chúng ta cùng tồn tại, cùng phồn vinh được.

Cho nên bây giờ có vấn đề với thực tập sinh kỹ năng, có không ít trường hợp kiểu như là bóc lột ở các cơ sở. Để cải thiện tình hình như thế thì bây giờ có cái tư cách mới. Việt nam và Nhật Bản đang xem xét chi tiết về tư cách này để có thể thu hút lao động nước ngoài nhiều hơn, với cái điều kiện tốt hơn, ngăn chặn những bất đồng như hiện nay xảy ra nữa.

(*Tháng 12/2018, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức thông qua chính sách mới với 2 tư cách lao động dành riêng cho chương trình Thực tập sinh kỹ năng. Luật mới có hiệu lực từ tháng 4/2019 nhưng thời điểm áp dụng là khác nhau cho từng nước và từng ngành nghề.)

BBC: Nhiều phụ nữ Việt theo chồng sang Nhật Bản cảm thấy khó thích nghi với xã hội Nhật vì Nhật Bản là xã hội nam trị và phụ nữ được trông đợi phải ở nhà nuôi dạy con cái. Họ nên làm gì để hòa nhập với xã hội Nhật dễ dàng hơn?

Seiichi Kuriki: Cơ cấu của xã hội Nhật Bản không thay đổi được nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng rất nhiều phụ nữ vừa đi làm vừa chăm sóc con cái. Nên nếu họ tìm được chỗ nào đi làm việc thì làm việc cũng được.

Còn nếu không thì tôi khuyên các bạn ấy nên tham gia vào các sinh hoạt tình nguyện hay sinh hoạt xã hội. Các mamasan (các mẹ) ở Nhật cũng thế đó. Có thể thông qua sinh hoạt ở trường học của các con, xây dựng quan hệ bạn bè với các mẹ. Không nên ở nhà buồn.

BBC: Còn vai trò của đàn ông Nhật Bản trong việc nuôi dạy con cái thì như thế nào?

Seiichi Kuriki: Theo truyền thống của Nhật Bản, vai trò của người cha theo trong việc nuôi dạy con cái là rất ít. Từ xưa tới nay, nói chung người cha Nhật thường là tấm gương và chỉ cho con cái con đường chúng phải đi. Người cha Nhật ít khi chơi với con hay dạy con học.

Nhưng truyền thống đó bắt đầu có sự thay đổi rồi. Họ tham gia nuôi dạy con nhiều hơn. Tôi cũng là một ví dụ. Trường hợp của cá nhân tôi, tôi công tác ở Tokyo, gia đình tôi ở Nagoya. Nhưng mỗi khi về thăm nhà, tôi đều dạy con cái học hành.

Tô Thuỳ Yên, một Hành Giả trong thi ca Việt







Nên Chủng Ngừa?







Nhạc Đề: Chiều Trên Phá Tam Giang







Vì sao sẽ không có chiến tranh giữa Iran và Hoa Kỳ? (Phần 4)







Vì sao sẽ không có chiến tranh giữa Iran và Hoa Kỳ? (Phần 3)







Vì sao sẽ không có chiến tranh giữa Iran và Hoa K? (Phần 2)







Vì sao sẽ không có chiến tranh giữa Iran và Hoa Kỳ? (Phần 1)







CAMBODGE







SIEM REAP







BATTAMBANG







Mời thưởng thức mười bài thơ của thi sĩ Tô Thùy Yên qua giọng đọc cũa ông



https://www.lyrikline.org/de/gedichte/canh-ng-con-ng-chuyn-tau-3584


Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019

Chữ “mình” trong tiếng Việt - Tác giả Ngô Nguyên Dũng



Từ nhiều năm nay, tôi là giảng viên một lớp Việt ngữ cho người bản xứ tại Học viện Bách khoa Bình dân của thành phố. Học viên ghi tên không đông, thường chỉ vừa đủ chỉ số cho một lục cá nguyệt. Có lúc thiếu, đôi khi khít khao chỉ một học viên, chính ông giám đốc phân khoa sinh ngữ bày cho tôi diệu kế: tìm một học viên… ma (tiếng bản xứ gọi là “người rơm”); nếu là học sinh, sinh viên hay ai đó đang nhận trợ cấp xã hội càng tốt, vì họ được bớt từ 25 tới 50 phần trăm học phí.
 
Tôi không phải là người tốt nghiệp một trường đại học sư phạm nào, cũng không phải là một nhà Việt học có bằng cấp hẳn hoi, mà chỉ là một kẻ yêu văn chương và có vài tác phẩm được xuất bản, tôi chỉ xâm mình liều mạng vì nghe theo lời khuyên của người bạn.

Không có nhiều sách giáo khoa Việt ngữ cho người bản xứ, tôi mầy mò tự soạn bài lấy, nhặt nhạnh từ những tài liệu kiếm được trên tin mạng, qua vài cuốn sách chỉ dẫn cho người du lịch, và theo mớ kiến thức ít oi và chủ quan. Sau khoá học căn bản, tôi nhận thấy, trở ngại lớn nhất cho học viên là sáu cách phát âm dấu giọng trong tiếng Việt. Vài học viên có cảm tình đặc biệt với đất nước Việt nam kiên trì theo học với tôi từ lớp đầu tiên cho tới khi… hết lớp, vậy mà phát âm vẫn chưa nhuyễn. Tôi thường xuyên nhắc nhở, nếu gặp dịp nói chuyện với người Việt, có vài trường hợp anh chị phải triệt để đề phòng, nhớ nói cho đúng âm giọng, không thôi họ cười cho đấy. Chẳng hạn khi nói cụm từ “các anh”: “Các anh mệt rồi phải không? Thôi, cho nghỉ!” Hoặc lợn: “Lợn to hay nhỏ gì cũng bị bắt đi cạo lông hết.” Những từ các và  lợn này, nếu phát âm sai, dễ bị hiểu lầm thành những từ nghe không mấy êm tai.

Còn khó khăn cho giảng viên là phải giải thích một vài thắc mắc không ngờ của học viên. Có lần tôi “bị” hỏi về sự khác biệt giữa hai nhân xưng đại danh từ “chúng ta” và “chúng tôi”. Không chuẩn bị trước, tôi trả lời ấm ớ rồi bí rị, đành thối thoát, để tôi về nhà suy nghĩ và tra cứu lại, tuần tới sẽ trả lời.
Trong ngôn ngữ bản xứ, không có khác biệt nào giữa hai nhân xưng đại danh từ nêu trên. Trong tiếng Việt, có: “Chúng ta” là danh xưng đại danh từ dùng chỉ tất cả những người hiện diện, còn “chúng tôi” cũng là nhân xưng đại danh từ, nhưng chỉ dùng cho một số người, từ hai trở lên, có mặt trong số những người hiện diện đó.
 
Và, bất ngờ từ đó tôi đụng phải “chúng mình”.

Cái “ta”, cái “tôi” và cái “mình” khi đánh đôi với “chúng” đâm ra khác, khác lắm. Người bản xứ có thể phân biệt rành rẽ khi sử dụng ba nhân xưng đại danh từ nói trên, nhưng tôi nghĩ, họ khó lòng nắm bắt thứ tình cảm thâm trầm, sâu kín ẩn giấu trong đó. Đặc biệt với hai chữ “chúng mình”. Độc đáo ở chữ “mình”. Chỉ một từ thôi, đủ nói lên mối tương quan giữa hai hoặc nhiều người. Lại đôi lúc, thay vì “chúng” nói “tụi” hay “bọn”, thành ra khang khác. Hay thảng hoặc, trụi lủi trụi lơ “mình” trơn, nghe lại khác.

Đã có lần có người cười tôi khi nghe tôi nói giữa bạn bè với nhau:

“Mình ăn xong, đi ra phố chơi.”

Họ sửa, chỉ có đàn bà con gái với nhau mới xưng hô như vậy. Tôi lấy làm lạ, vì tôi vẫn quen thói nói tắt như vậy thay vì “chúng mình”. Còn cách xưng hô, giữa bạn gái thường hơn, gọi tên hay “bạn” xưng “mình”, tôi biết chứ: “Mình kể cho bạn nghe chuyện này vui lắm!”, hay “Bạn đi với mình ra phố nghe!”

Từ đó tôi đâm ra ngờ ngợ, không biết có ai dùng chữ “mình” như… mình không?

Ở Việt nam hiện giờ, chữ “mình” được dùng mọi lúc mọi nơi, tuỳ tiện. Vào quán nhậu, thực khách hỏi người phục vụ: “Hôm nay quán mình có món gì đặc biệt?” Người phục vụ đáp: “Dạ, quán mình hôm nay có món vú heo nướng chấm muối ớt xanh… ạ!” Và sau khi ăn xong, nếu may mắn gặp phải nhân viên phục vụ lịch sự, sẽ được hỏi: “Nhà mình ăn có ngon miệng không… ạ?”

Tôi nhớ thời tiểu học, môn cách trí có bài học thuộc lòng: “Thân thể người ta gồm ba phần: đầu, mình và tứ chi…” Mình, vì vậy, có phải bắt nguồn từ đấy? Vợ chồng người (Việt) mình, lúc cơm lành canh ngọt, vẫn âu yếm gọi nhau “Mình ơi!”, nghe sao đậm đà tình tứ. Suy ra, không phải không có ý nghĩa: trân quí xem người bạn đời như một phần của chính thân thể mình. “Mình ơi, hôm nay em mệt, mình nấu cơm, rửa chén giùm em!” Nghe, khó từ chối. Không biết có thứ ngôn ngữ nào khác, những người phối ngẫu xưng hô với nhau như vậy?

Trong âm nhạc, tôi thích ca khúc “Mình ơi!” của nhạc sĩ Diệu Hương, lời lẽ tuy não nuột da diết nhưng vô cùng tha thiết:

“Đôi chim là chim ríu rít trên cành. Em yêu là yêu tiếng gọi của Mình là Mình, Mình ơi!…”

Ở một vài địa phương miền Nam, thường nghe nói hai chữ “mình ên” để diễn tả trường hợp “một mình tuyệt đối”, như một lời phân bua, than thở nhẹ nhàng, nhưng mong đợi được người khác thông cảm. Từ “ên” nghe lạ tai, và chỉ được dùng chung với “mình”. Tôi không biết có phải bắt nguồn từ tiếng Miên? Tôi không được đọc quyển “Nguồn gốc Mã lai của dân tộc Việt nam” của cố nhà văn Bình Nguyên Lộc, không rõ trong đó ông có giải thích gốc tích từ “ên” hay không?

Tuy nhiên, có một cách sử dụng chữ “mình” trong văn viết mà cá nhân tôi cho rằng không được chính xác lắm. Chẳng hạn: “Thời gian gần đây có (nhiều) nhà văn nữ đề cập táo bạo tới vấn đề tình dục trong tác phẩm của mình.” Các sử dụng chữ “mình” trong trường thí dụ trên, không sai, nhưng tôi nghĩ rằng, trong trường hợp này, dùng chữ “họ” cho số nhiều và “bà” hay “chị” cho số ít, chính xác hơn. (Với lời lý giãi này, tôi xin được phép mở một dấu hỏi lớn ở đây.)

Miếng ăn miếng nói, vì vậy theo tôi, phát sinh từ bản sắc, hay nói theo cách bình dân từ tạng người. Mà tạng người thấm nhuần đậm đà phong thổ địa phương. Bóng bẩy cầu kỳ hoặc bộc trực chất phác là do đất đai, sông ngòi, nắng mưa, cây trái, … từ thâm căn vạn kiếp mà thành. Tạng người xứ khác có thể học hiểu, bắt chước được, nhưng khó cảm. Và, có lẽ không bao giờ thấu hiểu tại sao cái ngôn ngữ Việt nam nó oái oăm, kỳ cục như vậy.

Cứ vậy, từ lục cá nguyệt này qua lục cá nguyệt nọ, tôi thường xuyên đụng độ nhiều trường hợp khó lòng giảng giải sao cho xuôi tai, để những người bản xứ nào “phải lòng” đất nước và con người Việt nam hiểu thấu. Mà tôi, một kẻ tha hương dầm dề ngần ấy năm dài nơi đất khách, vẫn mộng mị và suy nghĩ, vẫn nói và viết bằng tiếng mẹ đẻ trơn tru hơn ngôn ngữ bản xứ, là điều tôi nên tự hào hay tự trách?
 
 
 

Nguyễn Cát Thảo và hành trình thay đổi xã hội đa văn hóa







Hãy nói chuyện với người thân về cái chết







Trần Huỳnh Duy Thức, hôm nay là đúng 10 năm ở tù







Việt Nam tuần qua, 25/5/2019







Cộng đồng Việt và Đức tưởng niệm ân nhân của người Việt tị nạn Rupert Neudeck







Bộ Tư pháp Hoa Kỳ truy tố Julian Assange thêm tội danh







Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

Phỏng vấn Lm Phạm hữu Tâm







Bảo Yến hát Nhà Đâu Anh Về, nhạc Nhật Ngân







Chân Dung Người Lính Việt Nam Cộng Hòa - Tác giả Tô Thùy Yên







Trường Sa Hành, thơ Tô Thùy Yên



,br/>

,br/>

Thi ca Tô Thùy Yên







Ta Về, thơ Tô Thùy Yên







Thùy Dương hát Chiều Trên Phá Tam Giang, nhạc Trần Thiện Thanh phổ thơ Tô Thùy Yên







"Hai tiến sĩ khoa ăn mặc học" tại Hà Nội, luận về trang phục của Ngọc "Chinh" ở đại hội điện ảnh Cannes 2019!







NỖI BUỒN CỦA AUCHAN - Viet Nam



Hôm qua Auchan có sale và Auchan rất cảm ơn mọi người đến cùng Auchan chia bớt gánh nặng về tài chính khi đã dẹp tiệm có lẽ do Auchan chưa đủ tốt với khách hàng nên chưa được lòng khách hàng. Mà có thế mọi người cũng đừng làm đau Auchan chứ

Dân mình lạ lắm ! Hôm qua nhiều người cũng xếp hàng ngay ngắn đợi tính tiền thế nhưng có không ít người chen lấn xô đẩy. Cãi nhau ỏm tỏi

Dân mình lạ lắm! Auchan dẹp rồi đã sale các mặt hàng rồi nhưng các bạn bóc vỏ vứt ngay tại chỗ ăn luôn. Đỉnh điểm có những người phụ nữ khui cả lốc sữa cho con uống tại chỗ rồi vứt ngay tại chỗ không đem ra tính tiền.

Dân mình lạ lắm! Họ làm vỡ đồ đạc của Auchan mà không hề xin lỗi thậm chí còn nhét xuống dưới gầm tủ của mình để đó cho nhân viên mình dọn, chưa kể họ mua thịt xong họ không ưng họ nhét ở dưới đó luôn.

Dân mình lạ lắm! Tương ớt nước mắm họ vào họ làm vỡ tràn ra đó nó bốc mùi họ không xin lỗi bồi thường, họ còn hạch sách với nhân viên của Auchan nữa. Hôm qua nhân viên Auchan phải tăng ca làm đến 12h đêm để tính tiền cho quý khách hàng ủng hộ Auchan

Dân mình lạ lắm! Con cái họ tháo tung đồ chơi Auchan bán rồi vứt tùm lum cả lên, lũ trẻ thi nhau gào thét giữa rừng cha mẹ đang lượm hàng giảm giá.

Ôi, cửa hàng Auchan mang tính "nhân văn" !





 

Hong Kong hết là Cảng Thơm!







Một trận tuyến Mỹ-Hoa khác - đất hiếm







Bị chọn làm di tích lịch sử rồi mất luôn nhà...






Đó là nhà của anh Phạm Anh Tuấn ở Hóc Môn trước 75 từng nuôi giấu 5 tổng bí thư và nhiều ủy viên trung ương đảng.

Ba anh Tuấn đã đoán trước sẽ có ngày nhà của mình được cấp bảng địa chỉ đỏ, khi đó sẽ ko còn là nhà của gia đình anh Tuấn nữa, mà là của "toàn dân", coi như gia đình anh Tuấn mất quyền sở hữu... nên đã tìm cách bán đi phần đất từng nuôi cán bộ, và tìm cách xin giấy chứng nhận những phần đất còn lại nhưng địa phương k...o cho và vẫn quyết tâm dùng nhà anh làm di tích lịch sử mặc dù gia đình anh ko chấp nhận việc này.

Đến giờ vẫn đang tranh chấp và làm khó dễ gia đình anh Tuấn, ko cấp giấy chứng nhận nhà đất cho gia đình anh. Ba anh Tuấn nhiều lần bị triệu tập lên đồn và địa phương đòi bắt ba anh đi cải tạo. Thiệt bó tay cộng sản.

Mời xem phần livestream của anh Tuấn ở đây:

https://www.facebook.com/100011570862978/videos/756987418030280/?fref=mentions&__tn__=K-R

Anh Tuấn còn tố cáo sách, báo viết sai về lịch sử của ông, bà anh. Anh cho biết sự thật bà của anh ko bị Pháp bắt giam nhưng sách, báo lại viết là bà anh bị bắt giam.

 

Chúng ta có gì sau khi thông xe cầu Vàm Cống được hoàn thành từ viên trợ Nam Hàn?






Hôm nay thông xe cầu Vàm Cống, chấm dứt 100 năm hoạt động của phà Vàm Cống. Cụm phà này, là của người Pháp để lại, và bây giờ thay thế bằng cây cầu của người Đại Hàn, với vốn tài trợ gần 300 triệu đô la.

Thông xe cầu Vàm Cống , người dân miền Tây bao đời lam lũ sẽ có thêm một cây cầu để đi mà không phải tốn tiền. Trước đó là cầu Cần Thơ, do người Nhật tài trợ, miễn phí cho dân. Rồi cầu Mỹ Thuận, do Úc tài trợ, miễn phí cho dân. Rồi cầu Cao Lãnh, do Úc tài trợ, cũng miễn phí cho dân. Dự án nào cũng nhiều ngàn tỷ đồng, được xây nên bởi mồ hôi, nước mắt của bọn đế quốc sài lang, của bọn tư bản giãy chết (mà ta được học).

Thông xe cầu Vàm Cống, người dân An Giang và dân vùng khác đi ngang đây sẽ không tốn xu nào để hưởng lợi, vì họ xứng đáng được nhân dân quốc tế yêu thương, hỗ trợ.

Nhưng thưa các bạn, trạm BOT T2 đã dựng sẵn bên dưới cầu, bạn vừa qua cầu sẽ phải đóng phí cho T2 – dù nó không liên quan gì đến dự án.

Công ty cổ phần Đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ – An Giang là nhà đầu tư xây dựng mở rộng, nâng cấp đoạn Quốc lộ 91 từ km 00 – km 50 (từ TP. Cần Thơ về tỉnh An Giang trên 50 km) theo hình thức BOT, hoạt động vào đầu tháng 1/2017.

Theo đó, Trạm thu phí số 2 trên Quốc lộ 91 (Ngã ba Lộ Tẻ về hướng phà Vàm Cống) thu phí các phương tiện xe qua trạm này. Cho dù trạm không liên quan gì đến chúng ta, chúng ta không sử dụng, vẫn phải trả tiền.

Nhìn lại những cây cầu vĩ đại – thực sự vĩ đại, chúng ta đã làm gì?

Trạm thu phí cầu Mỹ Thuận đưa vào hoạt động cùng thời điểm khánh thành năm 2000. Phía Úc đã phản đối quyết liệt việc thu phí do cầu được xây từ vốn viện trợ không hoàn lại của họ, và họ buộc phải miễn phí vì nhân dân.

Rồi cầu Cần Thơ, do Nhật tài trợ, đã phải ngừng thu phí vì nước Nhật phản đối quyết liệt.

Hay Trạm thu phí hầm Thủ Thiêm vốn ODA Nhật Bản được ta lắp 12 cabin hoành tráng để thu phí vào tháng 9/2012. Thu được vài ngày, phía Nhật phát hiện gởi công hàm phản đối kịch liệt. Kết quả: ngày 22/11/2012, UBND TP HCM quyết định dừng thu phí hầm Thủ Thiêm “để chia sẻ khó khăn với người dân”. …

Chúng ta làm được gì, ngoài việc ngồi chờ nước ngoài đổ mồ hôi xương máu ra làm sẵn và chúng ta lập trạm thu?

Rút kinh nghiệm những trạm thu khác bị nước ngoài phản đối, cái trạm T2 này phía Hàn không thể phản đối được, vì nó nằm… kế bên.

Chúng ta khôn như thế này, bảo sao tất cả các đế quốc sang đây đều phải chào thua!

Chúng mày khôn lắm, nhưng nhân dân biết hết chúng mày ạ.

Hôm nay thông xe cầu Vàm Cống, xin chúc mừng nhân dân được đi qua miễn phí.

Và xin chia buồn ngay lập tức vì BOT T2 đang giăng barie chờ sẵn dưới dốc cầu!



Má tôi, người đi tìm tự do - Tác giả Trúc Xanh


Có nhiều điểm má tôi không giống với những người phụ nữ cùng thế hệ. Đầu tiên và rõ nhất là cái tiếng “má”. Ba má tôi đều là người miền Bắc, lớp người bỏ quê vào Nam di-cư-đi-tìm-tự-do.
 
Gia đình tôi vẫn nói bằng giọng Bắc đặc sệt, rõ ràng từng chữ một. Nhưng tôi chỉ ý thức được điều đó năm học lớp Tư, khi lên đọc bài cửu chương. Nghe tôi đọc “chín lần một là chín” đám bạn ngồi dưới cứ khúc khích cười hoài. Hồi sau hỏi ra mới biết tại số 9 của tôi nghe không giống số 9 của tụi nó; số 9 của mấy đứa Nam Kỳ có thêm chữ “h” đàng đuôi. Ấy vậy mà anh chị em chúng tôi vẫn gọi cha mẹ là “ba má” thay vì “bố mẹ” hay “cậu mợ” theo lối thông thường của người miền Bắc. Khi tôi hỏi thì má bảo “Tại chữ ‘ba má’ nghe dễ chịu hơn”. Tôi không biết tại sao dễ chịu hơn nhưng không hỏi tiếp nữa vì cũng thích hai chữ “ba má” hơn, nhất là khi tôi dài giọng “má ơi má, con muốn…” Thì chữ má hình như hợp với cái miệng nhõng nhẽo của tôi hơn.

Má rất cưng tôi, có lẽ vì tôi là con gái út. Mà không cưng sao được vì tôi trông mũm mĩm trắng trẻo với cái mặt tròn quay, nhưng cũng còn vì tôi ngoan, nghe lời, chăm học, biết làm việc nhà. Nhà đông con, nhưng không hiểu từ lúc nào sự phân công trong nhà cho mấy đứa con đã trở thành cái lệ. Tôi tuy không phải ẵm em đến trẹo hông (như chị Hai tôi thường than thở) nhưng vẫn phải làm mấy thứ lặt vặt như phơi quần áo, rửa chén buổi trưa, và ủi đồ. Mãi sau này, khi nói chuyện với thằng bạn cũng là con út, mới hiểu người miền Bắc vốn có tính chuyên cần, thường dạy con cái chăm làm việc ngay từ lúc nhỏ. Ngày nhỏ tôi ham chơi lắm, nhìn chồng tô chén lủ khủ trong lòng thiệt ngán thấy mồ, chỉ mong sao mấy chị dễ thương “ra tay tế độ dùm em” nhưng rồi vẫn phải phụng phịu đứng rửa cho hết chồng chén dĩa.

Nhưng những công việc đó không đáng gọi là “công dung ngôn hạnh”. Công dung ngôn hạnh hiểu theo nghĩa con gái phải biết nữ công gia chánh, biết làm bánh làm trái, biết may quần may áo, lại còn biết đi đứng sao cho uyển chuyển, ăn nói sao cho dịu dàng. Nói chung, những thứ các bà mẹ thường chuẩn bị kỹ lưỡng cho con gái trước khi về nhà chồng. Má tôi chẳng bao giờ nói với tôi 3 chữ “về nhà chồng” hay 4 chữ “mai mốt lấy chồng”. Ngược lại, má phán một câu xanh rờn: “Học giỏi, làm ra tiền là xong hết!”

Vào những năm 70, lúc quần áo vẫn còn ra tiệm may hay may lấy ở nhà, ít ai ra chợ mua đồ may sẵn thì câu nói của má tôi đáng là một lời tiên tri vĩ đại, bởi bây giờ dù làm ra tiền tôi cũng vẫn không đủ tiền để vào tiệm may hay không đủ thì giờ để tự may lấy quần áo. Ra tiệm mua đồ là rẻ nhứt. Chắc chắn má tôi không có quả cầu thủy tinh, cũng chẳng phải là chiêm tinh gia Huỳnh Liên để thấy tương lai, má chỉ có ý muốn nói: “Ráng học cho giỏi để có tương lai.” Đời má đã không được học. Dù sinh ra trong một gia đình khá giàu có, ông bà ngoại tôi vẫn cho các con gái lấy chồng sớm thay vì học nhiều. Thương chồng con, má tôi tự học may quần áo, học nấu các món ăn ngon, học buôn bán, nhưng má vẫn không cho đó là những phẩm chất cao quý mà người phụ nữ phải có. Bỗng dưng, tôi là đứa được hưởng lợi nhứt nhờ vào cái “trào lưu tư tưởng” của má.

Rồi tới Tháng Tư năm 75, như bao gia đình khác gia đình tôi mất rất nhiều thứ của những ngày trước. Tôi phải làm việc nhà nhiều hơn. Rồi cũng phải tập nấu ăn, phải tập may quần áo. Chẻ củi, xách nước, chuyện nhỏ! Tôi còn vác cái thang sắt dài ngoằng đi quét mạng nhện khắp nhà thay các anh đã đi xa. Rồi tới ngày gia đình tôi qua Mỹ. Tôi không “học cho giỏi” nữa mà phải lo “làm cho giỏi”, nói theo kiểu người Việt mình là “cày 2, 3 dóp”.

Còn má tôi thì ngày kia được giấy báo được căn phòng chung cư trong một “nhà già”. Má mừng, khăn gói tức tốc lên đường “di cư” lần nữa. Lần này má hoàn toàn “tự do độc lập”. Hết còn nhức đầu vì nghĩ tới món ăn nào cho ngày mai, hết còn lo lắng đứa con nào đi sớm về trễ. Từ nay, má tôi có thể đường hoàng nói rằng mình đã hoàn thành được một nửa câu tục ngữ nước Nam: “Sống mỗi người mỗi nhà”. Sự tự do được má diễn tả thiệt thoải mái, “Tha hồ vào buồng tắm, muốn ngồi bao lâu cũng được, chả phiền ai”. Nghe dễ sợ, nhưng mà đúng!

Tới lúc này tôi mới hiểu, má tôi không hẳn cho rằng hai chữ “ba má” nghe dễ thương hơn “bố mẹ” hay “cậu mợ”, nhưng một cách gián tiếp, má tôi dùng 2 chữ “ba má” như một hành động đoạn tuyệt với cái quá khứ, cái quá khứ của một miền Bắc êm đềm nhưng cũ kỹ, đầy thành kiến, trong đó có một cô bé thông minh nhưng không được gia đình xã hội tạo cho điều kiện mở mặt với đời. Và rồi bây giờ, hành động dứt khoát “ra riêng” của má lại là cách đoạn tuyệt với cái quá khứ của một miền Nam sung túc nhưng lộn xộn, đầy thương đau. Bây giờ má tôi bắt đầu một cuộc đời mới, cuộc đời như một bà Mỹ già, tách biệt với con cái, cô độc nhưng tự do.

Từ đó má thành một “đại sứ lưu động”, một tàu con thoi đi đi lại lại giữa nhà mấy đứa con. Má đáp xe bus đi chợ, đi nhà thờ, đi Hội Người Già rất nghề. Nếu như có ai hỏi đi xe bus vậy có phiền không, má đáp, tỉnh rụi: “Phiền gì mà phiền, xe đưa rước có tài xế Mỹ, còn muốn gì nữa”. Và như những người bà, người mẹ Việt Nam trên đất Mỹ, có lúc má cười khoe rằng “Mình bây giờ giỏi hẳn ra!” vì những món bánh trái khó làm như bánh khúc, bánh dày, những món nem chua, giò chả, ngày xưa ở Sài Gòn má vẫn phải ra chợ mua nay ở nhà tự tay làm lấy mà ăn vẫn thấy ngon ra phết.

Má làm thức ăn rồi tiếp tế cho các con. Chẳng phải để giữ con giữ cháu mà vì đó là cách vận động tay chân. Còn con cái đứa nào muốn đến chơi thì đến, không ai đến thì má đọc báo, coi ti vi. Má thường đến nhà tôi, ở chơi cuối tuần. Một tối điện thoại reng, thì ra bà chị dâu. Má nói chuyện với chị, câu chuyện về đứa con trai lớn của anh chị tôi, từ nhỏ không học tiếng Việt, nhưng bây giờ đi làm, ở Cali, thằng nhỏ bỗng dưng muốn học tiếng Việt. Má tôi lên tiếng “cảnh báo”, giọng sôi nổi hẳn: “Coi chừng đó con ơi, bây giờ nhiều tiếng của Việt Cộng lắm, học lầm thì nguy lắm. Như là cái chữ “bức xúc” đó. Bức xúc là cái gì? Tại sao không nói là “khó chịu lắm” hoặc “rất bực mình”. Rồi còn cái gì mà “nợ trần”? Tại sao không nói là “giới hạn mức nợ lên”? Rõ là vô duyên”.

Tôi nằm buồng bên, hình hịch cười. Nhớ lời của một người bạn làm báo, anh ta bảo nếu có lấy bài viết từ các báo trong nước đều phải đọc và sửa cẩn thận, đừng tưởng bạn đọc không để ý mà lầm to, có nhiều người đọc không chịu được mấy chữ mới của việt cộng thì sẽ không thèm mua báo luôn. Đó, “bạn đọc khó tánh” đó đang ở ngay trong nhà tôi đây nè. Nhưng nói cho ngay, chính tôi cũng rất “bức xúc” vì cái chữ “bức xúc”, nghe kỳ kỳ thế nào, nó làm tôi nghĩ tới một cảnh quái quái, cứ như là vì trong người khó chịu bực tức quá mà phải bứt cả nút, xút cả áo ra. Tôi dù khó chịu bực mình cách mấy cũng nhất định không “bức xúc”.

Rồi tôi nghe má nói tới chuyện mê-đi-keo. À ra cái vụ đám lừa đảo ở Cali bị túm. Má đọc báo hàng tuần nên theo sát tin tức thời sự lắm. Má kể cho chị dâu nghe, giọng hào hứng thấy rõ:

“Trời ơi, cái tụi đó làm trắng trợn lắm. Như năm ngoái năm kia kìa, có mấy tay tự xưng là nhóm y tế này nọ, đến hội người già của má. Họ bảo sẽ xin cho, người thì cái thắt lưng, người thì đôi giày, người thì cái gậy,… Sau đó gởi biu tính tiền Medicare. Mà đâu có ít, tính gì mà ra tới cả ngàn bạc. Vậy mà chả thấy cái giầy, cái dép nào hết. Thế là má bảo con Trúc gọi phone cho văn phòng Medicare báo cho họ biết. Con còn nhớ ông Th. không? Ông đó cũng gọi cho Medicare nữa. Mấy cái tụi lừa đảo đó cứ tưởng bở, ai ngờ đụng phải mấy ông bà khó nhai rồi … hì hì”

Hèn chi có câu “kẻ cắp gặp bà già”, đụng tới má tôi là xong game! Gần một tiếng đồng hồ, má tôi khi im lặng nghe, khi đáp trả lời, khi kể lể, có khi còn cười to “há há há”. Dù đã hơn 80, giọng nói má vẫn không suy giảm “cường lực”, vẫn sang sảng như tự thuở nào. Tôi bỗng giựt mình nhận ra hình như tôi được thừa hưởng cái cười của má. Không những vậy, còn phát triển nó thêm lên mấy bực, nên khi nào tôi khoái chí cười ha hả mấy đứa bạn thường trợn mắt, cười gì mà cứ như xé quần xé áo người ta.

Nhưng tôi sẽ chẳng bao giờ thừa hưởng được tài nấu bếp hay tài may quần áo của má như các chị tôi. Nhưng các chị cũng vì thích nấu ăn, may đồ nên mới học mấy thứ nữ công gia chánh đó chứ họ vẫn được học chụp hình, học vẽ, học thể dục thẩm mỹ cơ mà. Những đứa con gái của má được học những thứ mà nó thích chứ không phải những thứ để làm vừa lòng người khác. Nhìn ở góc độ nào đó, các chị và tôi đã được má cho nếm mùi vị của Tự Do ngay trong lòng một xã hội còn rất nhiều gò bó.
Ở góc độ nào đó, má tôi, cũng giống như người mẹ da đen trong bài thơ “The Negro Mother” của Langston Hughes, hy vọng những đứa con rồi sẽ vươn lên từ kinh nghiệm đau thương của cha mẹ.

Remember my sweat, my pain, my despair.

Remember my years, heavy with sorrow,

And make of those years a torch for tomorrow.

Make of my past a road to the light,

Out of the darkness, the ignorance, the night.

Và câu nói “Học giỏi – Kiếm nhiều tiền” của má tôi nên được hiểu là “Nhỏ lo học, lớn lo làm, tự mình làm chủ đời mình”. Đó là quan niệm về tự do – giản dị, thực tiễn như chính cuộc đời của má tôi.




Mua cục gạch giá $700USD!







Học dốt, đi ngõ tắt vào trường giỏi. Nhưng học trường trung bình ở Mỹ, vẩn thành công nếu đứng vũng hai chân với năng lực cá nhân và làm việc siêng năng







côn an biểu tình đòi nhà







Phim: The Kite Under Rain







Tác Hại Của Việc Nhổ Lông Mũi



Hàng triệu người nhổ lông mũi mà không biết tác hại kinh hoàng này! Mũi nằm trọn trong vùng "tam giác chết" trên khuôn mặt. Do đó, việc nhổ lông mũi cũng có thể khiến bạn gặp nguy hiểm đến tính mạng đấy!

Trong sinh hoạt thường ngày, đôi khi có những thói quen tuy nhỏ nhưng nếu không để ý, chúng có thể gây tác hại tới sức khỏe rất nhiều. Ví thử như việc bẻ khớp ngón tay này, để điện thoại đầu giường này, thả rông mọi lúc mọi nơi với nữ giới này... hay thói quen "lần sờ" rồi phựt - một chiếc lông đã lìa khỏi mũi ở đấng mày râu nữa.

Nằm ở trung tâm của khuôn mặt và ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, nên mũi là một trong những bộ phận được chăm chút tỉ mỉ. Rất nhiều người có thói quen thò tay ngoáy mũi hay nhổ lông mũi như một phương thức để "dọn dẹp", tân trang lại vẻ đẹp của mình.

Thế nhưng, hãy dừng ngay thói quen này lại trước khi rước họa vào thân bởi thứ gì tồn tại trên cơ thể chúng ta đều có tác dụng riêng của nó và lông mũi cũng vậy.

Tác dụng không ngờ của lông mũi vừa đen, vừa xấu:

Cần khẳng định rằng lỗ mũi là lỗ thông hơi quan trọng của cơ thể, đảm nhiệm chức năng hô hấp. Mỗi ngày, chúng ta thở ra, hít vào khoảng 10.000 lít không khí. Tất nhiên với số lượng lớn như thế chắc chắn sẽ tồn tại rất nhiều vi khuẩn, bụi bặm, hay chất bẩn.

Nhưng lông mũi đang hiện diện trong mũi bé nhỏ vậy lại đóng vai trò lớn trong việc giữ cho bạn khỏe mạnh.

Tiến sĩ Erich Voigt - người nghiên cứu các bệnh rối loạn liên quan đến tai, mũi, họng thuộc Đại Học New York - cho biết trong mũi tồn tại hai loại lông mũi. Loại thứ nhất bạn có thể nhìn thấy và thường lăm lăm muốn nhổ. Loại thứ hai là lông mao vi có trách nhiệm lọc chất nhầy và ngăn chúng di chuyển từ khoang mũi xuống họng.

Các phần lông mọc gần phía trước mũi có nhiệm vụ như "người gác cổng" giữ lại một số hạt bụi lớn để chúng không thể tiến sâu vào bên trong. Lông mũi như "người gác cổng" - giữ lại một số hạt bụi lớn để chúng không thể tiến sâu vào bên trong.

Và việc loại bỏ những sợi lông mũi phía ngoài này sẽ tạo đà cho mầm bệnh và hạt bụi vao sâu hơn vào niêm mạc mũi, gây nhiễm trùng.

Hậu quả kinh hoàng nếu bạn hồn nhiên ngoáy, nhổ lông mũi?

Bạn cần nhớ rằng mũi nằm trọn trong " tam giác chết" trên gương mặt . Đây là vùng đặc biệt nguy hiểm trên khuôn mặt do chứa rất nhiều tĩnh mạch nối đến các dây thần kinh khu vực xương sọ.

Các tĩnh mạch thông thường đều có van để ngăn máu chảy ngược chiều, tuy nhiên tĩnh mạch ở khu vực này đều là loại không van.

Mũi nằm trọn trong vùng "tam giác chết" trên khuôn mặt: Do đó, nếu vô tình để nhiễm trùng vết thương ở khu vực này, điều đó đồng nghĩa với việc phần máu độc bị nhiễm khuẩn sẽ đi ngược lên não, tiến vào các khu vực dây thần kinh và hậu quả cực kỳ khôn lường.

Việc nhiễm trùng tại khu vực này có thể tạo thành một khối máu độc bên trong các mạch máu dẫn đến hang xoang. Khối máu này sẽ chèn ép các dây thần kinh, từ đó gây áp lực tác động lên mắt và bộ phận khác trên gương mặt.

Triệu chứng của bệnh nghẽn hang xoang.

Đến đây bạn sẽ thắc mắc vì sao việc nhổ cọng lông mũi bé tí lại có thể khiến bạn gặp nguy hiểm, "đi gặp Tử thần" sớm ư?

Đơn giản thôi, đó là bởi bao phủ trong hốc mũi là một lớp niêm mạc mỏng, chứa nhiều mạch máu nhỏ, đặc biệt dễ bị tổn thương.

Chỉ cần hành động nhỏ như ngoáy mũi mạnh hay nhổ lông mũi cũng sẽ làm niêm mạc mũi bị trầy, rách, làm vỡ mạch máu, gây hiện tượng "chảy máu cam", gây nhiễm trùng, hoặc suy giảm chức năng khứu giác.

Mà chưa hết, việc bạn thò tay vào lỗ mũi ngoáy hay "lần sờ" lông mũi cũng đã vô tình đưa hàng triệu vi khuẩn bên ngoài từ móng tay vào khoang mũi rồi.

Triệu triệu vi khuẩn này còn có thể khiến bạn bị viêm nang lông, hình thành những cục mụn trong mũi - đau chảy nước mắt hay dần dần di chuyển đến xoang, chờ điều kiện thuận lợi để sinh sôi, tạo ra ổ nhiễm trùng.

Tiến sĩ Erich Voigt chia sẻ: chỉ một hành động nhỏ - nhổ/cắt lông mũi thôi - cũng có thể khiến vi khuẩn xâm nhập sâu bên trong, gây nguy cơ viêm màng não, áp xe não - một dạng khác của chứng viêm, sưng xảy ra trong não, liên quan đến nhiễm trùng.

Có rất nhiều loại bệnh nhiễm trùng hiếm gặp và chúng có thể là nỗi ám ảnh kinh hoàng với người có hệ miễn dịch suy yếu. Với trường hợp nhiễm trùng huyết, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.

Vì vậy, khi quyết định cắt tỉa lông mũi, hãy chú ý sử dụng kéo thật sự cẩn thận. Đừng cắt tỉa quá sâu và tuyệt đối không lấy tay nhổ lông mũi bởi có thể làm tổn thương niêm mạc, gây trầy xước, chảy máu... Đừng tự đào hố chôn cho mình bởi sự thiếu hiểu biết không đáng có.





Đất Thủ Thiêm là "sở hữu của toàn dân"







Đau thần kinh tọa







Gần 1000 người Việt tị nạn còn vất vưởng tại Thái Lan







Google cắt đứt giao thương với Huawei







Alabama thông qua dự luật hạn chế phá thai nghiêm ngặt nhất Hoa kỳ







Á Châu Ngày Nay, 19/5/2019







Mai Thanh Sơn hát Cõi Buồn, nhạc Anh Bằng







Phương Dung hát Hai Kỷ Niệm Một Chuyến Đi, nhạc Tuấn Khanh và Hoài Linh







Dòng nước khí từ miền Bắc vào Tây Âu!







Thứ Ba, 21 tháng 5, 2019

Đọc lại truyện ngắn DỌC ĐƯỜNG của Thanh Tâm Tuyền - Tác giả Cao Thoại Châu



DỌC ĐƯỜNG , truyện ngắn của nhà văn Thanh Tâm Tuyền in trên báo (1965) lúc tôi 26 tuổi, và đọc nó với một cảm giác nổi da gà. Giờ, 54 năm qua đi nhưng cảm giác ấy vẫn còn rất sắc sảo.

Không gian và cảnh tượng chỉ là một buổi chiều chạng vạng ở một dãy phố chợ tạm bợ nằm dọc quốc lộ ( không tên) chạy qua một khu rừng cao su không có tên. Và cũng như cái không gian không tên riêng, những nhân vật của “Dọc Đường” cũng chỉ được gọi theo giới tính, độ tuổi... hoặc một nét nhận dạng bất kỳ nào đó. “Người đàn ông mặc áo lá quần xà lỏn…”, “Người đàn ông liền bên vận quần áo kaki sờn rách cầm chiếc muỗng nhỏ xíu gõ nhịp lên bàn” “ Người ngồi tách riêng tóc tiêu muối…”. Họ đánh bạc bằng… biển số những chiếc xe! Vào thời buổi ấy, trời càng về chiều xe càng chạy bán sống bán chết cho kịp tránh bóng đêm khi đường , rừng được “bàn giao”. Không khí chiến tranh được dẫn vào truyện đơn giản như một thói quen chờ đợi như vậy.

Nghệ thuật hiển thị sự việc của Thanh Tâm Tuyền là rất điêu luyện, chúng cứ lộ diện từ từ từng chút một, từ câu nói vu vơ “Tối nay thế nào cũng có hành quân” đến “Đậu cái này rồi về tía” ,“Tụi bay tuột dù hết rồi. Máy bay trực thăng đó.” Chiếc trực thăng bay sà thấp ngang qua quán. Hai người dân vệ từ trong lối xóm trở ra, chân mang giầy bó túm ống quần bám sình vì bụi đất: một người đeo súng hai tay bưng trên miệng húyt vào chiếc lá tre non kêu chít chít từng hồi như tiếng chim, một người quàng hai tay trên hai đầu súng đặt nằm ngang cần cổ ngó phía trước, cả hai mặc đồ đen đội những chiếc nón vải đen có lưỡi. Lính chuẩn bị co rút vào đồn vì đã tới giờ bóng đêm không là của họ, còn một số người dân thì sửa soạn về ngủ tạm tại một thành phố gần đó, như loài chim di trú trốn tuyết. Người đàn bà không có cái ưu tiên...được sợ chết này, nói với chồng:

- Mấy cha chỉ bầy chuyện đi chơi không à!

- Tao là đàn ông mầy nghe chưa? Ở nhà để lỡ như lần trước... Tao ở nhà… Đ. m. thứ đàn bà ngu!

 Ngay lúc ấy một chiếc xe có thể là cuối cùng từ từ đi qua hết đoạn đường rào kẽm gai đậu trước quán hớt tóc. Người lơ xe nhảy xuống đất kêu vô trong:


- Xuống lẹ lên cha nội.

Một người đàn ông tay ôm bọc giấy dầu, lom khom bước xuống. Tới đất, người đàn ông lại muốn trở lên, nói

- Không phải đây…

Và chiếc xe đò rồ ga chạy thẳng vào. Người đàn ông đứng lại bên đường ngơ ngác. Vận bộ bà ba đen, chân đi săng-đan, tóc cắt ngắn, mặt mũi gồ ghề xanh xao, anh ta đi dần và dừng lại trước nhiều căn nhà mong tìm một chốn nương thân qua đêm. Nhưng nào có ai chứa anh ta? Hai chiếc xe be kềnh càng rần rần từ trong rừng cao-su, xe chạy chậm. Người đàn ông đưa tay lên cao vẫy kêu: Cho quá giang… Hai người tài xế đưa tay vẫy chào và xe vẫn chạy.

Người đàn ông thất vọng lẩm lũi trở vô quán. Người đàn bà chủ quán hỏi

- Chú ở đâu tới?

- Tôi đi kiếm thằng em của tôi làm đồn điền cao-su.

Nhưng cái khổ là anh ta không nhớ tên nơi mình muốn đến.

- Chú nói chuyện trời đất không à. Bộ khi không chú ngồi đó không cho tôi đóng cửa tiệm đi ăn cơm hả? Chú tính chuyện gì?

Người đàn ông sửng sốt, giật hai tay ôm gói đồ vào bụng ngó trân người đàn bà:

- Thím cho tôi ngủ đậu. Thím làm phước. Người đàn bà kêu lên:

- Đâu có được chú... Biết chú là người thế nào mà cho ngủ đậu. Lỡ đêm chú cắt cổ tôi sao? Người khách lạ, nhìn mọi thứ, là một người lương thiện bị đánh đồng với những kẻ bất lương bởi người ta sợ hãi hơn là dành chỗ cho lòng nhân ái

- Tôi đi đâu? Thím nghĩ coi…

- Tôi không biết. Mấy người rắc rối lắm.

Người đàn ông ngập ngừng bước ra khỏi quán tiến tới bên cửa một tiệm sửa xe. Và điệp khúc lặp lại

- Anh Hai cho tôi ngủ đậu. Dưới đất cũng được. Mơi tôi đón xe về sớm.

- Bộ anh cho là tôi khùng hả. Cha này kỳ quá…

Ngoài rừng trời chạng vạng nhá nhem. Người đàn ông đi tới bên lề đường. Một vài tiếng đại bác nổ ầm ở xa. Gõ nhẹ lên cánh cửa một căn nhà rồi nghe ngóng, người đàn ông cúi nghiêng xuống ngang mặt với lỗ hổng:

- Tôi lỡ độ đường.

Một tiếng nổ ầm rung chuyển đất. Mọi cửa đều đóng vội. Những tiếng nổ tiếp theo còn cách xa.

Người đàn ông dáo dác ngó ra đường. Trên trời phía rừng cao su trái hỏa pháo bắn vọt lên lơ lửng vài phút rồi tắt. Tiếp theo một trái hoả pháo khác.

Người đàn ông đứng ôm bọc giấy bên lu nước .        
                                                                      
“Tôi lỡ độ đường”. Bây giờ đây, 54 năm sau, tôi có thể nói được câu nào khác hơn câu của người đàn ông không tên ấy?




Đế Quốc Mỹ Ghê Thật! - Tác giả Mạnh Kim




Phải có những sự kiện chấn động như vụ Google làm rung chuyển “đế chế” Huawei mới có thể thấy rõ sức mạnh kinh khủng của nền kinh tế sáng tạo Mỹ. Không chỉ Trung Quốc, không chỉ châu Á, mà thậm chí châu Âu, người ta vẫn dùng Amazon, Google, Facebook, iOS, Dropbox, Microsoft, Netflix… để thỏa mãn nhu cầu làm việc lẫn giải trí. Mặt trời không bao giờ lặn trên “đế quốc Mỹ”.

Tất cả đều được kết nối chằng chịt và tạo ra cái gọi là “hệ sinh thái” khổng lồ vừa phục vụ vừa ràng buộc người tiêu dùng.

Dùng Windows, người ta vào trang Amazon để mua sắm, chia sẻ món hàng mua được trên Facebook, chat với bạn về món hàng mua được trên điện thoại dùng hệ điều hành Android hoặc iOS, lưu lại bức ảnh món hàng kỷ niệm trên iCloud hoặc Dropbox… Mặt trời mọc mỗi ngày, từ nước Mỹ.

Chỉ những sự kiện như vụ Google “làm khó” Huawei mới thấy nền kinh tế nào mới thật sự là nguồn dưỡng khí cho các nền kinh tế lệ thuộc. Nó không chỉ cho thấy sức mạnh. Nó còn cho thấy giá trị, giữa một quốc gia mà hàng hóa sản xuất tại nước đó có mặt khắp thế giới, từ cái quẹt gas đến con đinh tán, với một quốc gia đã xóa sổ các nhà máy ống khói với băng chuyền sản xuất hàng loạt để cung cấp cho thế giới những hệ thống dịch vụ khổng lồ và trói chặt người tiêu dùng bằng các tiện ích miễn phí.

Rất dễ dàng để thấy mặt hàng nào giá trị hơn, giữa cái quẹt gas có thể thấy bằng mắt thường, với phiên bản nâng cấp của một ứng dụng mà chẳng ai biết mặt mũi nó như thế nào. Thế giới có thể sống không cần quẹt gas. Thế giới không thể sống thiếu các ứng dụng. Nếu Trung Quốc ngưng sản xuất quẹt gas, nhiều nước khác có thể thay thế. Khi Google ngưng cung cấp dịch vụ, nền kinh tế online hàng loạt quốc gia sẽ “từ chết đến bị thương”.

“Đế quốc Mỹ” không phải là một quốc gia. “Đế quốc Mỹ” ngày nay là sự quy tụ của những đế chế phi biên giới, đế chế của Google, của Microsoft, của Facebook.

Bất luận thế giới có phẳng hay không, xét về bang giao chính trị và địa chính trị, mặt trời vẫn sẽ mọc từ các “đế chế” đang nằm ở nước Mỹ. Hàng không mẫu hạm là hình ảnh rất kinh điển nhưng thật ra rất cũ khi nói đến sức mạnh “đế quốc Mỹ”.

Nước Mỹ ngày nay là quốc gia với các “hàng không mẫu hạm” Google, Microsoft, Apple, Intel... Hình ảnh của chúng không hề có tính đe dọa nhưng sức mạnh của chúng thì kinh khủng gấp nhiều lần. Châu Á vẫn phải để chuông báo thức canh giờ từ nước Mỹ.


 

Tại Sao Tri Ân Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa? - Tác giả Lê Ngọc Thanh






Tôi nhận thấy mình có bổn phận trình bày cho chính tôi và mọi người về một việc có liên quan đến tôi trong một thời gian dài. Nội dung trình bày này không áp dụng phổ quát cho những ý niệm khác có cùng những hạn từ hoặc tương tự, mà chỉ áp dụng duy nhất cho Chương trình Tri ân TPB VNCH (từ nay gọi tắt là Tri ân) đã được chúng tôi - một số tu sĩ DCCT, giáo dân và anh chị em lương dân - thưc hiện từ 29.07.2013 đến 15.05.2019.

Trước đây, tại Chùa Liên Trì, hoạt động chăm sóc TPB VNCH không mang tên Tri ân. Chỉ từ ngày 29.07 nói trên, mới có tên Chương trình Tri ân như đa số đã biết.

1. Tại sao làm việc bác ái hay từ thiện mà lại tri ân (cám ơn)?

1.1. "Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung" (1Cr 12,7). Đây là chỉ thị của Chúa qua thánh Phaolô cho dân thánh, để mọi người không tự cao tự đại mình có nhiều khả năng, nên mình làm gì giúp ai thì người thụ ơn phải biết ơn. Không! "Thần Khí [ơn riêng, khả năng,... - AT] tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung". Thiên Chúa ban ơn cho tôi vì lợi ích của mọi người, không phải nhằm kiến tạo uy tín hay giá trị riêng của tôi. Do đó tôi không có quyền gì để đòi người khác phải chịu ơn tôi. Ngược lại, tôi phải chịu ơn người đón nhận sự phục vụ của tôi, vì nhờ họ, Thiên Chúa mới ban ơn cho tôi, để tôi sống cuộc đời trọn vẹn chứ không nhàm chán hay sợ hãi. Phải tri ân là vậy!

1.2. Tri ân TPB VNCH, ngoài ý nghĩa cốt yếu tâm linh vừa đề cập, chúng tôi biết rằng những ông bà TPB đã đổ máu và đã bỏ lại một phần thân thể để chu toàn trách nhiệm công dân của họ, nơi tôi đã được sinh ra và đang sống. Đa số các vị đáng kính trong các tôn giáo đã được xã hội ủy thác một trách nhiệm khác, nên đã không đổ máu mình ra trong các trận chiến khốc liệt mà quý ông bà TPB phải đối diện và phải trả giá. Có thể vài người sẽ cho rằng mỗi người một trách nhiệm, họ trả giá bằng thân xác, còn tôi thì cũng đã trả giá bằng tâm linh,... Vậy bình đẳng, sao lại phải tri ân? Trọng kính quý vị cao nhân vĩ đại ấy, chúng con nghiệm được máu là sự sống, máu đổ ra là sự sống đổ ra cho những người không đổ tí máu nào được sống an nhiên tự tại. Quý ông bà TPB đã hoàn thành sứ mạng công dân khi quốc gia cần. Phải tri ân là vậy!

2. Tại sao tri ân lại có sự phân biệt đối xử VNCH với CHXHCNVN?

2.1. Trước nhất, nếu bàn đến phân biệt đối xử thì TPB VNCH đang bị phân biệt đối xử. Tất cả các anh chị thương binh của CHXHCNVN đã được hưởng lương hàng tháng, an sinh sức khỏe và an sinh xã hội với chính danh là thương binh. Thậm chí những người là mẹ, cha, con cái của các anh chị thương binh cũng được hưởng một phần nào đó. Mọi chi phí cho các hoạt động này đều được trích từ nguồn tiền thu thuế quốc gia. Trong khi đó, các ông bà TPB VNCH không được hưởng bất cứ thứ gì sau cuộc chiến, mà ngươc lại còn bị miệt thị là "ngụy quân ngụy quyền", "làm tay sai cho giặc",...
Như vậy, đúng ra chính phủ phải lo chung cho tất cả thương binh, cả VNCH và CHXHCNVN, vì sau khi thống nhất đất nước, chính thể này thừa hưởng mọi phúc lợi của quốc gia bị sát nhập vào như ngân khố, tài nguyên, và các lợi thế khác. Tuy nhiên, chính phủ CHXHCNVN chỉ chăm lo thương binh của VNDCCH và CHXHCNVM mà thôi, còn TPB VNCH bị bỏ mặc và kỳ thị.

2.2. Với khả năng tài chánh giới hạn của DCCT (mỗi tháng, DCCT Sài Gòn tài trợ cho Phòng công lý hòa bình 5 triệu và các chi phí chung về điện nước, phòng ốc) và các ân nhân, Chương trình Tri ân không thể đủ sức lo cho mọi người thương binh, mà buộc chúng tôi phải biện phân và chọn lựa.
Căn cứ Hiến pháp DCCT, điều 4 viết: "Trong những nhóm cần đến sự trợ giúp thiêng liêng hơn cả, chúng ta đặc biệt chăm sóc người nghèo, người thấp hèn và người bị áp bức. Việc rao giảng cho những người này là một dấu chỉ của sứ vụ thiên sai (x.Lc 4,18), và Chúa Kitô cách nào đó, đã muốn đồng hoá chính mình Người với họ (x.Mt 25,40) - Among groups of people more in need of spiritual help, they will give special attention to the poor, the deprived and the oppressed. The evangelization of these is a sign of messianic activity (cf. Luke 4:18), and Christ, in a certain sense, wished to identify himself with them (cf. Matt. 25:40)".

Dựa theo Quy luật chung DCCT, điều 09b viết: "Tu sĩ DCCT không bao giờ được giả điếc làm ngơ trước tiếng kêu của người nghèo và người bị áp bức, nhưng phải có nhiệm vụ tìm kiếm những phương cách giúp đỡ họ, để chính họ có thể lướt thắng những sự ác đang đè nặng họ. Yếu tố chủ đạo của Tin Mừng này phải không bao giờ được thiếu vắng trong việc rao giảng Lời Chúa - Redemptorists can never be deaf to the cry of the poor and the oppressed, but have the duty to search for ways of helping them, so that they themselves will be able to overcome the evils that oppress them. This essential element of the Gospel must never be lacking in the proclamation of the word of God".

Chúng tôi chọn thực hiện Chương trình Tri ân TPB VNCH sau khi đã biện phân. Chọn lựa này chỉ là một phân khúc nhỏ trong bối cảnh nước Việt Nam "không chịu phát triển", nên chúng tôi khuyến khích và rất vui mừng, nếu có những cá nhân và tổ chức khác thực hiện việc tri ân cho các anh chị thương binh CHXHCNVN.

3. Chương trình Tri ân TPB VNCH của cá nhân, của nhóm linh mục hay của cả DCCT?

Với nguồn kinh phí rất khiêm tốn của DCCT Sài Gòn chi cho Phòng công lý hòa bình (mỗi tháng, DCCT Sài Gòn tài trợ cho Phòng công lý hòa bình 5 triệu và các chi phí chung về điện nước, phòng ốc) và với sự ghi nhận của Giáo hội cũng như xã hội qua cách nói: "DCCT làm", "các cha DCCT thực hiện", "mấy ông DCCT",... cho thấy đây là công cuộc chung, tuy nhiên do một số anh em với những đặc sủng riêng trực tiếp thi hành.