khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016

Ferdinando Carulli độc tấu guitar, Fandango







Eagles trình diển Lyin' Eyes







Van Morrison hát Brown Eyed Girl







Pink Floyd hát Another Brick In The Wall







Geri Halliwell hát Calling







VNCS tổ chức Quốc tang cho Fidel Castro







Phỏng Vấn Hòa Thượng Thích Không Tánh






Thời Sự Việt Nam Tuần Qua, 2/12/2016





Thời Sự Á Châu Tuần Qua, Dec 2, 2016






Nói về nhạc phẩm Biệt Ly cũa nhạc sĩ Doãn Mẩn






Cu Ba Thức, Việt Nam Ngủ… Nay Cu Ba Ngủm, Việt Nam?- Tác giả Nguyễn thị Cỏ May







Câu nói thời danh của Cựu Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam khi qua viếng thăm chánh thức Cu ba năm 2009 “Có người ví von, Việt Nam Cuba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới. Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghỉ”.

Điều lạ là Nguyễn Minh Triết khai đậu Tú Tài ở Sài gòn, tức theo học chương trình giáo dục của Miền Nam, chớ không phải học trường đảng Nguyễn Ái Quốc như Nguyễn Tấn Dũng hay Nguyên Phú Trọng, và cũng khai có văn bằng Cử nhơn Toán ở Đại Học Khoa học Sài gòn (xạo) mà vẫn có thể nói được một câu như vậy, với tư cách Chủ tịch nước, quốc khách của Chủ tịch Fidel Castro. Phải chăng vì ông là cộng sản và làm tới Chủ tịch nước nên mới có được bộ óc phi thường như vậy?

Nhắc lại giai thoại này để nói chuyện về người chủ nhà mời ông hồi tháng 9/2009 qua thăm viếng Cuba vừa đi chầu Mao và Staline. Và vô duyên là ngày 4/12 này, đảng của ông Triết ban hành quốc tang tưởng niệm đồng chí ở Cu ba. Tại sao không phải “đảng tang” vì dân Việt nam có mắc mớ xa gần gì với tên cộng sản ác ôn Fidel Castro đó?

Chiếc Rolex vượt biển tỵ nạn cộng sản

Vừa có tin lãnh tụ cách mạng cộng sản xứ Cu ba chết, tuần báo chánh trị Le Point của Pháp liền nhắc lại câu chuyện hi hữu về chiếc đồng hồ Rolex Submariner 6536, năm 1959, đã may mắn thoát khỏi bàn tay của Fidel Castro trong chiến dịch tịch thâu và càn quét sạch tàn dư tư bản, nhờ giới buôn lậu, nay vừa tái xuất hiện.

Năm 1959, Fidel Castro cướp được chánh quyền cu ba, thiết lập ngay chế độ cộng sản độc tài ác ôn nhứt thế kỷ XX. Những gia đình khá giả tìm cách chạy trốn cộng sản, mang theo chút ít của cải trước khi bị chế độ cướp đoạt. Trong hoàn cảnh đó, một cách kỳ lạ, nhờ giới buôn lậu, chiếc Rolex Submariner 6536 của nhà Jyeria Riviera trên Đại lộ Galiano ở La Havane chuyên bán đồng hồ và nữ trang đắt tiền, thoát khỏi bàn tay cộng sản và từ đó bị quên lảng suốt hơn 50 năm. Nay sau khi có tin Fidel Castro chết lại tái xuất hiện và trở thành môt vật vô giá của giới sưu tầm đồng hồ xưa.

Chiếc Rolex Submariner 6536 ra khỏi hảng ở Suisse năm 1955, tới La Havane trước khi hạ cánh an toàn và bí mật trên đất Mỹ. Người ta nghĩ có lẽ chiếc Rolex ấy đã nằm ngủ yên trong một học tủ suốt hơn 50 năm dài. Điều đáng ngạc nhiên là chiếc Rolex lại hoàn toàn trong tình trạng nguyên vẹn. Như mới trong xưởng đem ra vậy. Lạ lùng hơn nữa là bắt gặp món đồ xưa với cả khai sanh gốc ghi năm 1955, giấy cũng không rách, không bị hư hỏng, hoen ố vì thời gian.

Hiện nay, một chiếc Rolex Submariner 6536 mới giá từ 20 000 tới 30 000 usd. Nhưng chiếc Rolex kia là vô giá vì lịch sử gian truân của nó. Nó còn là biểu hiện của lịch sử phong trào tỵ nạn cộng sản của dân cu ba. Trước đó vài năm, đồng bào Bắc Việt đã bỏ nhà cửa, chạy bán mạng, trốn cho khỏi gặp Hồ Chí Minh. Nhưng thân phận người Việt nam lại bất hạnh. Hai mươi năm sau, gặp lại tên Hồ Chí Minh ở trong Miền Nam và từ đó, cả nước sống dưới địa ngục, tới nay đưọc 41 năm.

Chiếc Rolex phước đức hơn. Tái xuất hiện khi đất nước Cu ba bắt đầu chuyển mình tiến lên dân chủ tự do. Và hạnh phúc nhứt là đúng vào lúc tên ác ôn Castro mà cả nước đã chạy trốn vừa đi chầu Mác. Dân chúng cả xứ, cả ở hải ngoại, đều hết mực vui mừng, như được hồi sanh, túa ra đường nhảy múa chào mừng cái chết của Chủ tịch nước của họ.

Những nhà độc tài và những chiếc đồng hồ đắt tiền

Độc tài không phải là cái nghề, như nghề làm chánh trị, nghề cai trị một quốc gia, mà là một “nếp sống”. Nói cho văn chương, là một “nghệ thuật sống”! Người độc tài say mê quyền lực, say mê “nghệ thuật sống” của họ giống như người nghệ sĩ say mê nghệ thuật. Trong đời sống vật chất, họ cũng có những thú say mê như tiền bạc, sự xa hoa, gái đẹp, …

Những nhà độc tài gần đây mà nhiều người biết như Hitler, Kadhafi, Saddam Hussein, Castro có chung thú đam mê đồng hồ đắc tiền. Họ có những chiếc đồng hồ mang hình ảnh của họ hoặc những nét riêng đặc biệc của họ, ai bắt gặp là biết ngay người chủ.

Nhưng thử hỏi liệu có ai dám hoặc muốn mang trên cổ tay mình gương mặt một nhà độc tài khát máu không? Hay giử một món đồ từng thuộc về một tên tội phạm chống nhơn loại?

Nếu không thì chỉ có thể khêu gợi sự tò mò của những người sưu tầm vật hiếm mà thôi.

Saddam Hussein đặt Suisse làm cho ông một số đồng hồ hiệu Eterna, vỏ vàng và thép, mặt kiếng khắc chân dung Saddam Hussein, chỉ dành để tặng những thuộc hạ thân tín. Còn ông, ông mang chiếc Rolex Day-Date toàn nạm kim cương, vỏ, dây đeo đều bằng vàng y. Những lúc xuất hiện, Saddam Hussein thường huơi tay cao lên để khoe chiếc đồng hồ đắc tiền mà hiếm người có thể có được.

Năm 2009, để kỷ niệm 40 năm triều đại của mình, Đại tá Kadhafi đặt nhà Chopard mươi chiếc đồng hồ với mặt kiếng có hình của ông. Kadhafi còn có riêng một chiếc đồng hồ bằng vàng trắng, nạm kim cương và ngọc bích. Hôm 25 tháng 10 vừa qua, chiếc đồng hồ này bổng xuất hiện trong một vụ trưng bày và bán đấu giá ở nhà Antiquorum. Nhưng kỳ lạ là không có nhà sưu tập nào muốn mua mặc dầu giá chỉ từ 30 000 tới 60 000 euros mà thôi.

Castro chết đế lại gì?

Trước năm 1959, ở Cu ba, người Mỹ muốn làm mưa, làm gió gì cũng được. Chính điều này đã làm dân chúng cu ba bắt mản, điều kiện khai sanh phong trào cộng sản lớn mạnh và cướp chánh quyền. Giai đoạn đầu, lực lượng của Fidel Castro được dân chúng cu ba hoan nghênh thật tình vì đã đem lại cho xứ sở nền độc lập. Nhưng chỉ 5 tháng sau, bộ mặt thật của nhà cách mạng cộng sản liền hiện rỏ. Thế mà nhà văn Régis Debray của Pháp lấy vé máy chỉ cho chuyến đi để tới Cu ba hưởng ứng cách mạng thành công và gia nhập vào nhóm nhỏ thân cận của Castro. Triết gia Jean-Paul Sartre đi qua La Havane trở về Paris đầy hân hoan, phấn khởi. Ông thuật lại La Havane đang sống ngày hội lớn của dân tộc. Cu ba tự do là liều thuốc tiên cho cả thế giới. Nhưng ngay tại La Havane, nhiều hố sâu vừa được đào lên theo lệnh của Che Guevara, những cột hành quyềt cũng vừa được dựng lên bên cạnh hố để xử tử những”kẻ thù của cách mạng”. Fidel Castro lập danh sách. Che Guevara tự tay hành quyết một cách thản nhiên nên được biệt danh là Carnicerito – tên đồ tể con. Có ai nghĩ đó lại là người có nụ cười dịu dàng rất lảng mạn, được giới trẻ Âu châu, nhứt là Pháp, ngưởng mộ như vị anh hùng cách mạng. Ngày nay, hình, áo thung in hình Che còn bày bán ở nhiều nơi.

Khi kêu gọi dân chúng tham gia và ủng hộ cướp chánh quyền, Fidel Castro đã long trọng tuyên bố “Cách mạng cướp đươc chánh quyền, tổ chưc tổng tuyển cử tự do”. Nhưng chỉ 5 tháng sau, Castro vứt sọt rác lời tuyên bố, giải táng Quốc Hội, hủy bỏ Hiến pháp năm 1896. Hội Đồng Bộ trưởng tập trung tất cả quyền hành. Thanh trừng bắt đầu ác liệt. Tử hình không dưới 15 000 người bị kết án là kẻ thù cách mạng. Nhà tù mở rộng vẫn không đủ chổ cho tù nhơn.

Những người thân cận với Castro tỏ vẻ lo sợ cho đường lối sắt máu của cách mạng liền bị Castro ra lệnh thanh toán. Che Guevara rời khỏi Cu ba vì không đồng ý với Castro, cho rằng Castro không đi đúng đường lối cách mạng. Nhũng người bất mản nhưng không trốn được đành chọn cái chết cho yên thân.

Chuyện cu ba chưa ồn ào ra bên ngoài. Đến năm 1971, xảy ra vụ án Heberto Pedilla, người lúc đầu nhiệt tình ủng hộ Castro, làm cho dư luận bắt đầu mở mắt về Cu ba. Năm 1968, ông cho phổ biến một bài thơ kín đáo mô tả sự thật của chê độ cách mạng ở Cu ba. Ba năm sau, ông bị An ninh Nhà nước bắt, đưa ra Tòa án nhơn dân. Ông phải làm tự kiểm, tự kết án mình một cách nhục nhả. Nhưng ông vẫn cảm ơn An ninh đã khoan hồng, đưa ông vào con đường ngay chánh của cách mạng, tố cáo bạn bè và cả vợ là những kẻ thù của cách mạng.

Sau vụ án này, nhiều người bắt đầu không còn mơ hồ về chế độ cúa Fidel Castro là của dân, vì dân nữa.

Huê kỳ khi thấy Cu ba tiến hành cải cách ruộng đất, quốc doanh công ty xăng dầu Texas Oil thì hiểu là Castro chọn hướng kinh tế theo liên-sô nên liền cắt đứt viện trợ cho Cu ba và cả ngoại giao, ban hành lệnh phong tỏa. Dỉ nhiên Castro lập tức ngã theo Mạc-tư-khoa và Krouchtchev chỉ có đợi chừng đó.

Năm 1961, Castro tuyên bố cách mạng cu ba là cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Huê kỳ oanh tạc Cu ba nhưng cuộc đổ bộ tiếp theo thất bại vì Liên sô đặt giàn hỏa tiển trên đảo chỉ cách bờ biển Florida 150 km. Kennedy cho hạm đội bao chung quanh và cảnh báo Krouchtchev hể đụng tới lực lượng của Huê kỳ thì khó tránh chiến tranh giửa hai nước sẽ bùng nổ.

Sau cùng, Castro thất vọng vì Krouchtchev ra lệnh rút về.

Năm 1963, Castro thăm viếng Liên sô được hoan nghênh nhiệt liệt và được tưởng thưởng huy chương “anh hùng cách mạng liên sô”. Năm 1968, Castro là một trong hiếm những nhà lãnh đạo cộng sản hoan nghênh lực lượng của khối Warsovie tiêu diệt cuộc nổi dậy của dân chúng Prague.

Cu ba sống qua ngày nhờ dựa vào sự giúp đở của Mạc-tư-khoa. Đến năm 1989, Liên sô sụp đổ, Cu ba kiệt quệ.

Castro để lại được gì sau khi chết? Cái tài sống lâu, kéo dài chế độ cộng sản độc tài ác ôn!

Còn vài người thương tiếc Castro

Ngoài Hà nội, có Tổng Bí thư đảng cộng sản Pháp, Pierre Laurent, ca ngợi Castro là “người làm một trong những cuộc cách mạnh xã hội chủ nghĩa của thế kỷ XX, Castro có thể thiết lập một xã hội công bình và có chủ quyền hơn”. Jean-Luc Mélenchon, cựu Bộ trưởng chánh phủ Mitterrand, vội ôm bông và nhang đèn chạy tới Tòa Đại sứ Cu ba cúng Castro và chia buồn. Nhưng TT Hollande, phe xã hội chủ nghĩa, lại nhận định “chế độ thiếu nhơn quyền, ảo tưởng, một trong những chế độ cảnh sát trị ác ôn của hành tinh. Thật đáng buồn!”.

Triết gia Pháp, ông Michel Onfray, nhắc lại vài chi tiết lạ lùng về cái chết của Castro như tiền định tuy ông vẫn ngờ vực (25/26?). Castro khởi đầu cách mạng ngày 26 / 11 / 1956 và chết ngày 26 / 11 / 2016.

Castro thuờng tuyên bố “nghèo lắm vì cả đời làm cách mạng nên chỉ có căn chòi câu cá mà thôi”. Nhưng chòi câu cá của ông là cả một cơ ngơi đồ sộ, cả về trang thiết bị cho tiện nghi.

Theo ông Michel Onfray, Castro lúc sống thì như “ông Hoàng dầu hỏa, lúc chết thì như nhà trọc phú”.

Đừng quên “Một người độc tài, nhứt là độc tài cộng sản, dù có hứa điều gì, tuyên bố điều gì, thì trước sau vẫn là độc tài sát khát máu”!



Nghĩa Trang Liệt Sĩ lính Tàu Cộng tại Lạng Sơn, VN










Lịch sử dân tộc Việt Nam là triền miên kháng cự quân Phương Bắc, từ xa xưa là thời Phù Đổng nhổ tre đánh tan giặc Ân, cho tới các trận vang danh thời vua Quang Trung thời Tây Sơn...

Trong đó, có một người chỉ huy 2 đợt đánh tan quân Phương Bắc: Vua Trần Nhân Tông, vị hoàng đế thứ ba của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ngày 7/12 trong tuần này là sinh nhật của vua Trần Nhân Tông.

Một số người liệt kê ra rằng Việt Nam đã đánh tan quân Phương Bắc tới hơm chục lần, kể từ cổ đại cho tới các trận do Vua Quang Trung chỉ huy.

-- Năm 1218 trước Tây lịch, Giặc Ân vào VN, bị quân Phương nam do Ngaà Phù Đổng đánh tan.

-- Năm 214 trước Tây lịch, Tần Thủy Hoàng sai tướng Đồ Thư dẫn 50 vạn quân xâm lăng đất Việt. Bị quân Việt đánh tan, Đồ Thư bị giết.

-- Năm 181 trước Tây lịch, nhà Hán sai tướng Chu Táo kéo quân đánh Nam Việt, thua chạy về bắc.

-- Năm 40 Tây lịch, Hán Quang Vũ đưa binh chiếm, cai trị đất Nam. Dân Việt kháng chiến dưới cờ bà Trưng Trắc, chiếm lại 65 thành.

-- Năm 541 Tây lịch, Lý Bôn khởi nghĩa, giành độc lập, năm 544 xưng là Nam Việt Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân.

-- Năm 938 Tây lịch, nhà Hán sai Hoằng Tháo kéo quân xâm lăng, bị Ngô Nam Đế, tức Ngô Quyền, dàn trận cọc gỗ bọc sắt trên sông Bạch Đằng, đánh tan quân Hán, giết Hoằng Tháo.

-- Năm 981, Lê Đại Hành đánh tan quân nhà Tống, với trận Chi Lăng, giết Hầu nhân Bảo.

-- Năm 1076, vua Tống sai Quách Quì và Triệu Tiết kéo hơn 30 vạn quân vào Nam xâm lăng, bị Tướng Lý Thường Kiệt đánh tan ở sông Như Nguyệt.

-- Năm 1257-58, quân Mông Cổ tấn công Đại Việt, chiếm Thăng Long, đốt phá và giết quân dân trong thành. Vua Trần thái Tông với tướng Trần Thủ Độ chỉ huy quân Nam, đánh tan quân Mông Cổ trong trận Đông Bộ Đầu, quân Mông Cổ rút và bị chận đánh ở Qui Hóa.

-- Năm 1284, quân Nguyên Mông đưa các danh tướng Thoát Hoan, Toa Đô, Ô Mã Nhi, kéo 50 vạn quân xâm lăng nước Nam. Vua Trần Nhân Tông mở hội nghị Diên Hồng, toàn quôc kháng chiến, cùng các tướng Hương Đaọ Vương Trần Quốc Tuấn và nhiều danh tướng đánh tan quân phương Bắc, giết Toa Đô ở Tây Kết, dẫn đại quân chiếm lại bến Vạn Kiếp, Thoát Hoan chạy kịpvề Tàu.

-- Năm 1287-88, quân Nguyên Mông hai đường thủy bộ, kéo thêm 50 vạn quân xâm lấn, với hơn 800 chiến thuyền, cùng với đoàn tàu 100 chiếc chở lương thực đánh chiếm nước Nam, chiếm được Thăng Long. Tháng 3/1288, cạn lương, Thoát Hoan sai Ô mã Nhi mở đường theo sông Bạch Đằng. Hưng Đạo Vương dùng kế đóng cọc bịt sắt xuống sông Bạch Đằng, diệt hoàn toàn thủy quân của giặc Nguyên. Thoát Hoan bỏ chạy, bị quân Nam đánh tan ở Lạng Sơn.

-- Quân nhà Minh chiếm nước Nam từ 1406, bắt đầu đồng hóa dân ta với dân Tàu... Năm 1418, Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, Thanh Hóa. Năm 1427, giặc Minh đưa thêm 2 đạo quân vào Nam. Các tướng quân Bắc do Liễu Thăng, Mộc Thạnh chỉ huy. Liễu Thăng bị giết ở Chi Lăng. Mộc Thạnh bỏ chạy.

-- Nước Nam lại bị quân Nhà Thanh chiếm từ 1788, do Tôn Sĩ Nghị kéo 20 vạn quân chia làm 3 đạo, đánh Đại Việt, chiếm Thăng Long.

Năm 1789, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ mộ được 10 vạn quân binh, 100 con voi, đánh thần tốc, chỉ trong mấy ngày, quân Tây Sơn thắng liên tục, qua Phú Xuyên, Hà Hồi, Ngọc Hồi... Mùng 5 Tết, quân Tây Sơn vào Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị không kịp mặc giáp, lên ngựa chạy, quân Tàu chạy, chết đuối chật sông Hồng.

Bây giờ, nghe chuyện Biển Đông, lòng bỗng bùi ngùi...

Còn chuyện Hiệp định Thành Đô nữa...



Thai Thanh hát Hỏi Người Còn Nhớ Đến Ta, nhạc Hoàng Thi Thơ







Đồng bào VN Dallas- Fort Worth, TX biểu tình chống văn công cộng sản Đàm Vĩnh Hưng







Thế Giới giữa hai thế Quốc Gia và Quốc Tế







The story behind the Vietnamese national flag and national anthem







Kinh tế Tàu Cộng sẽ ra sao dưới thời Trump- Tác giả Ngô Nhân Dụng



Tuần trước, giáo sư Dư Vĩnh Định (Yu Yongding, 余永) nguyên  cố vấn Ngân hàng trung ương ở Bắc Kinh đã viết trên tờ báo chính thức của đảng khuyên Trung Cộng hãy ngưng cố gắng bảo vệ giá trị đồng nguyên. Hãy để cho đồng tiền tụt giá so với đô la Mỹ, trước khi ông Donald Trump nhậm chức đầu năm 2017. Bởi vì dù cố gắng đến mấy để giữ giá, đồng nguyên sẽ còn xuống nhanh hơn nữa, khi chính sách kinh tế của vị tân tổng thống Mỹ được thực hiện.
Theo hứa hẹn của ông Donald Trump khi tranh cử, trong năm đầu tiên ông sẽ cắt giảm thuế cho các công ty và những người lợi tức cao nhất nước Mỹ, đồng thời sẽ bắt đầu một kế hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở như đường xá, cầu cống, vân vân. Hai biện pháp đó sẽ tăng số tiền lưu hành ở nước Mỹ, thúc các hoạt động kinh tế lên cao, nhưng lạm phát chắc chắn lên cao hơn. Ngân hàng trung ương Mỹ (Fed) sẽ phải tăng lãi suất để ngăn chặn lạm phát. Khi lãi suất ở Mỹ tăng, giá trị của đồng đô la sẽ lên theo.
Từ sang năm, ngân sách Mỹ sẽ khiếm thêm hụt, số nợ công sẽ tăng, khi chính phủ vay thêm, mà Quốc hội Mỹ cùng một đảng Cộng Hòa kiểm sẽ không ngăn cản. Sau các nguồn vốn nội địa sẵn sàng cho chính phủ Mỹ vay nợ, ngoài các quốc gia xuất cảng dầu lửa còn có các nước Á Đông. Từ hai chục năm nay, tiền từ các nước Á Đông đem cho nước Mỹ vay vì đó là nơi gửi tiền an toàn nhất, mà cũng vì người dân các nước đó bị “cưỡng bức tiết kiệm.” Người tiêu thụ Trung Hoa lục địa và Nhật Bản đều chi tiêu rất ít so với dân Mỹ, không phải vì họ muốn như vậy nhưng vì chính sách của các chính phủ ưu đãi việc xuất cảng, bỏ rơi thị trường nội địa, bắt dân phải tiết giảm tiêu thụ. Thí dụ, vào năm 2014, trong khi dân Mỹ tiêu dùng 68% GDP thì số chi tiêu của dân Nhật Bản lớn bằng 60% tổng sản lượng nội địa, dân Tàu chỉ được tiêu hơn 37% số tiền họ tạo ra.


Đồng đô la Mỹ sẽ lên giá; khi các nước Á Đông đem tiền cho Mỹ vay vì lãi suất lên cao hấp dẫn. Nhưng đô la lên mãi sẽ tới lúc phải xuống; đến khi chính phủ Mỹ trả lại lãi và vốn các món nợ cũ thì những nước cho vay sẽ thiệt vì nhận đồng tiền giá trị thấp hơn. Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt dân nhịn tiêu thụ để đem tiền cho vay, cuối cùng sẽ thiệt.
Cố giữ cho đồng nguyên vững giá so với đô la Mỹ là trái ngược với quyền lợi của chính nước Tầu! Nhưng cộng sản Trung Quốc đang cố làm công việc đó, trong khi tổng thống tân cử Donad Trump vẫn lớn tiếng chỉ trích Trung Cộng “âm mưu” hạ giá đồng tiền của mình để hàng xuất cảng sang Mỹ giá rẻ hơn.
Trước khi ông Trump nhậm chức, tiền ở Trung Quốc vẫn tiếp tục được đổi sang đô la Mỹ, $US, để chuyển ra nước ngoài, khiến đồng nguyên xuống giá nhanh hơn. Ngân hàng trung ương Bắc Kinh đã can thiệp mạnh mẽ trong mấy tuần cuối tháng 11 để ngăn ngừa, khi thấy đồng nguyên mất 7% giá trị so với đô la trong một năm qua. Ngân hàng Nhân Dân cấm dùng thẻ tín dụng xài đô la; ra lệnh dân Tàu không được mua bảo hiểm của nước ngoài; không cho phép các xí nghiệp trong nước Tàu đầu tư quá 10 tỷ mỹ kim; không cho các doanh nghiệp nhà nước mua các xí nghiệp ngoại quốc hoặc mua các cơ sở địa ốc ở nước ngoài với giá cao hơn một tỷ $US. Một lệnh khác của Ngân hàng trung ương cấm các xí nghiệp không được chuyển ra nước ngoài số tiền cao hơn 30% số vốn.
Tất cả các biện pháp đó đều nhằm ngăn cản việc đổi đồng nguyên lấy đô la, cốt giữ vững giá đồng tiền và ngăn chặn thất thoát ngoại tệ. Nguyên nhân chính khiến quỹ dự trữ ngoại tệ Trung Quốc giảm sụt là tiền vốn chạy ra nước ngoài. Năm 2014, số dự trữ này lên cao nhất, tới gần 4,000 tỷ mỹ kim, hiện nay chỉ còn hơn 3,000 tỷ. Riêng trong tháng 11 vừa qua, quỹ đã giảm bớt 46 tỷ $US.
Lý do chính khiến đồng nguyên mất giá là kinh tế Trung Quốc không còn tăng trưởng với tốc độ cũ. Trong năm 2016, GDP sẽ chỉ tăng 6.7%, so với tỷ lệ 6.9% đạt được năm ngoái. Ông Tập Cận Bình đã tuyên bố chấp nhận tỷ lệ thấp, nhưng vẫn muốn sẽ không xuống dưới 6.5%, là tỷ lệ tối thiểu để không gây nạn thất nghiệp trầm trọng.
Nhưng đồng nguyên sẽ tiếp tục xuống giá so với đô la Mỹ trong thời gian tới. Một lý do khác là số nợ chồng chất trong nền kinh tế đã lên quá cao, Ngân hàng trung ương sẽ phải tiếp tục giữ lãi suất ở mức thấp để các con nợ không bị phá sản; khi họ phải vay nợ mới trả nợ cũ. Trong khi đó, lãi suất ở Mỹ sẽ tăng lên thì đổi tiền Tàu lấy tiền Mỹ cho vay lợi hơn nhiều.
Lý do thứ hai là số lượng hàng xuất cảng của Trung Quốc đang xuống. Nhiều công ty quốc tế, kể cả các công ty Trung Quốc, đã chuyển cơ xưởng sản xuất qua những nước còn giữ đồng lương thấp hơn. Để giảm bớt tốc độ đi xuống của ngành xuất cảng, Bắc Kinh không thể cho giá đồng nguyên tăng lên để mất lợi thế.
Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ phải đối phó trước viễn tượng đồng nguyên xuống giá. Vì trong năm tới đồng đô la Mỹ sẽ lên giá, khi Quỹ Dự Trữ Liên Bang (Fed) sẽ phải tăng lãi suất trước mối đe dọa của lạm phát khi ngân sách Mỹ khiếm hụt vì vừa cắt giảm thuế vừa tăng công chi.
Theo lời khuyên của giáo sư Dư Vĩnh Định, họ có thể chọn hành động mạnh, chính thức hạ giá đồng nguyên một lần trước khi ông Trump nhậm chức. Làm sớm để tránh phản ứng nặng nề, vì ông Trump vẫn kết án Trung Cộng âm mưu hạ thấp đồng tiền để bán hàng. Nhưng năm ngoái, Bắc Kinh đã phá giá đồng nguyên một lần khi thị trường chứng khoán sụp đổ. Một hành động mạnh bây giờ không phải chỉ khiến Mỹ và các nước Tây phương đồng loạt phản đối, mà còn khiến người dân nước Tàu nghi ngờ khả năng điều khiển kinh tế của giới lãnh đạo!
Cho nên, có thể đoán rằng Bắc Kinh sẽ còn cố tỏ thiện chí với ông Trump bằng cách bảo vệ giá trị đồng nguyên, như Nhân Dân Ngân hàng đang làm trong mấy tuần qua. Sau đó, họ sẽ chấp nhận cho đồng nguyên xuống giá từ từ, biện minh rằng đó là do áp lực của thị trường.
Trong số những người được ông Trump bổ nhiệm trong các vai trò điều khiển kinh tế, tài chánh có rất nhiều người xuất thân từ công ty tài chánh Goldman Sachs, mà chính công ty này từ đầu năm 2016 đã tiên đoán đồng nguyên phải xuống giá, vì các lý do kinh tế khách quan chứ không phải do chính sách của Cộng sản Trung Hoa. Tình trạng đồng nguyên xuống giá là điều chính quyền Bắc Kinh không thể cưỡng lại được; nó chỉ chứng tỏ kinh tế Trung Quốc vẫn còn yếu.
Một điều Trung Cộng có thể an tâm là kế hoạch kinh tế của ông Trump trong năm tới sẽ khiến chính phủ Mỹ phải vay nợ nhiều hơn; và Trung Quốc là một nguồn vốn cho vay sẵn sàng chấp nhận lãi suất thấp. Ông Trump có thể đưa ra những biện pháp tức thời nhằm “trừng phạt” Trung Cộng để làm vui lòng những cử tri đã bàu cho ông, như tăng thuế nhập cảng hàng sắt thép và nhôm từ Trung Quốc. Nhưng không một nhà kinh tế nào lại nghĩ nước Mỹ sẽ làm lấy những thứ hàng rẻ tiền như dân Trung Quốc hoặc Việt Nam đang làm. Ông Trump sẽ chỉ yêu cầu Trung Cộng cũng như các nước Á châu mở cửa cho hàng hóa Mỹ được bán vào dễ dàng hơn.
Đây có thể là một cơ hội cho Trung Cộng. Trước các áp lực đó, họ có cơ hội thực hiện việc cải tổ kinh tế nhanh hơn. Bao lâu nay, Trung Cộng vẫn đặt ưu tiên cho các xí nghiệp quốc doanh đầu tư trong khi dân không được tiêu thụ, gây ra tình trạng mất thăng bằng. Ở một nước với bao nhiêu xí nghiệp sản xuất dư thừa ,không bán được hàng, trong khi đó giá hàng hóa vẫn cao khiến người dân không được tiêu thụ, đó là do chính sách của đảng Cộng sản gây ra từ hàng chục năm nay. Cuộc cải tổ cơ cấu mà ông Tập Cận Bình vẫn hô hào hai năm nay nhưng không tiến được, vì bị các thủ lãnh địa phương trì hoãn. Bao nhiêu nhà máy quốc doanh lỗ lã được lệnh đóng cửa nhưng vẫn hoạt động, trung ương không làm gì được! Sang năm họp đại hội đảng, Tập Cận Bình có thể nhân thời cơ thay thế hết các thủ lãnh địa phương!
Cộng sản Trung Hoa sẽ phải thay đổi cơ cấu kinh tế lỗi thời. Phải chấm dứt chính sách cưỡng bức tiết kiệm, trả lại đồng tiền vào tay dân chúng tiêu thụ, thay vì cứ đưa cho các cán bộ nhà nước phung phí trong những dự án đầu tư không có lời. Những đe dọa của ông Trump có thể giúp đảng Trung Cộng bắt đầu cải tổ nhanh hơn.
Nước Mỹ đang sản xuất một phần tư giá trị kinh tế trên địa cầu (25% GDP thế giới) dù dân số chỉ lớn bằng 5% toàn thể nhân loại. Ngược lại, dân Trung Hoa lục địa lớn bằng 18% dân số toàn cầu nhưng hiện nay sức sản xuất chỉ bằng 15% toàn thể. Không ai có thể chối cãi rằng Trung Quốc sẽ phải trở thành một cường quốc kinh tế. Trong hiện tại, họ đã là nước buôn bán nhiều nhất với thế giới bên ngoài. Trong tương lai, khi giới trung lưu Trung Hoa giầu hơn, họ sẽ là khối người tiêu thụ lớn nhất, bất cứ nhà kinh doanh hoặc ông tổng thống Mỹ nào cũng không thể bỏ qua!
Đứng trước viễn tượng đó, người Việt Nam chỉ có một con đường để thoát khỏi cảnh lệ thuộc là tự mình cải tổ, sớm hơn và nhanh hơn Cộng sản Trung Quốc. Không nên mơ tưởng các nước lớn sẽ đấu đá nhau cho nước mình thừa cơ thủ lợi. Chỉ có một đường đi là làm sao kinh tế nước Việt Nam hưng thịnh. Guồng máy chính trị độc tài là nguyên nhân chính khiến kinh tế chậm lụt. Cho nên, phải cải tổ triệt để, nghĩa là trên cả hai lãnh vực, kinh tế và chính trị. 
 
 

Fidel Castro từng bán máu tù nhân Cuba cho VNCS - Tác Giả Thùy My



« Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình ». Câu nói đầy cảm động của Fidel Castro lâu nay vẫn được lưu truyền, và báo chí Việt Nam thường xuyên nhắc lại. 
 
Sự thật có lẽ phũ phàng hơn nhiều: Cuba đã từng chuyển giao máu cho Việt Nam, nhưng máu không phải được hiến mà được bán! 
 
Tác giả Gilles William Godlnadel trong bài viết mang tựa đề « Cái chết của Fidel Castro : Chống cộng là nhân đạo, ngoại trừ tại Pháp » đăng trên trang web của nhật báo cánh hữu Le Figaro ngày 28/11/2016, kịch liệt phê phán những tên tuổi Pháp đã khóc thương lãnh tụ Cuba vừa qua đời.
 
Luật sư kiêm nhà văn, chủ tịch Hội Pháp-Israel tố cáo : « Castro không chỉ là một nhà độc tài Nam Mỹ, mà còn là một đao phủ. Không tự hài lòng với việc tra tấn và hành quyết các nhà đối lập, ông ta còn bán máu của họ. Tờ Wall Street Journal trong một bài viết đề ngày 30/12/2005 cho biết: Ngày 27/05/1966, theo lệnh của Fidel Castro, 166 người tù đã bị rút ba lít rưỡi máu mỗi người và bán cho nước Việt Nam cộng sản với giá 100 đô la một lít. Sau khi bị lấy máu, 166 tử tội trong tình trạng thiếu máu não, tê liệt và bất tỉnh, bị đưa đi trên các băng-ca và giết chết. » 
 
Tác giả bài viết không dẫn link, nhưng một số trang web khác như truthbarrier.com, blog cubaexilequarter có trích nguồn. Bạn đọc nào có đăng ký Wall Street Journal có thể tham khảo bài « Counting Castro’s Victims » tại link sau: http://www.wsj.com/articles/SB113590852154334404
 
Báo cáo bằng tiếng Tây Ban Nha của Ủy ban Nhân quyền Liên Mỹ ngày 07/04/1967, mục E « Extracción de sangre a condenados a muerte » (Lấy máu của tử tù), có ghi rõ sự việc. Nhờ Google dịch giùm từ tiếng Tây Ban Nha sang tiếng Pháp, thì được biết nội dung đại thể như sau : 
  1. Chúng tôi nhận được các thông tin từ Cuba cho biết, thân nhân các tù nhân chính trị bị đòi hỏi phải « hiến » máu nếu muốn được đi thăm họ. Những ai từ chối thì không được thăm người thân đang ở tù.
  2. Ngày 27/05/1966 từ khoảng sáu giờ sáng đến sáu giờ chiều, đã diễn ra cuộc hành quyết tại trại Cabana ở La Habana. Đội thi hành án gồm ba quân nhân và một sĩ quan, tử tội là các chính trị phạm, quân nhân và thường dân. Vấn đề càng trầm trọng hơn khi biết rằng những người bị xử bắn trước đó đã bị rút lấy máu hàng loạt để cung ứng cho ngân hàng máu. 
Số 166 thường dân và quân nhân Cuba đã bị lấy trung bình 7 pint máu mỗi người. Số máu này được đem bán cho nước Việt Nam cộng sản với giá 50 đô la một pint, với hai mục đích cùng lúc là kiếm ngoại tệ đồng thời đóng góp cho cuộc chiến của Việt Cộng. 
 
Một pint tương đương khoảng nửa lít máu. Trích xuất 7 pint, tức ba lít rưỡi máu dẫn nạn nhân đến cái chết – não thiếu máu, bất tỉnh và tê liệt. 
 
Một khi máu đã được rút, người tù bị hai dân quân cùng với đội hành quyết khiêng trên băng-ca đến nơi xử bắn. 
 
Tại trại Cabana có một đơn vị y tế gồm các nhà huyết học Cuba và Liên Xô, phụ trách các thủ tục y khoa, thử nghiệm khoa học với máu và các nhân viên được đào tạo để trợ thủ (…) 
 
Cùng ngày với việc hành quyết 166 người Cuba, khoảng bảy chuyến xe tải đã chở xác đi chôn tại một khu vực ở ngoại ô thành phố Marianao, gần La Habana, trong một hố chôn tập thể. Địa điểm chôn xác người này của chế độ Castro không được người dân biết đến. 
 
Động cơ của vụ xử bắn hàng loạt hôm 27/5, không chỉ nằm trong loạt các hành động tàn bạo, thủ lợi (máu của người Cuba bị xử bắn đã bị bán đi), mà còn nhằm triệt tiêu các đối thủ đáng gờm nhất của chế độ, dù là dân sự hay quân sự, bị cầm tù vì đã tranh đấu chống lại chủ nghĩa Castro cộng sản. 
 
Các cao nhân tiếng Tây Ban Nha nếu có thời gian có thể kiểm tra giúp tiết lộ động trời này tại link sau đây, xin cảm ơn rất nhiều :
 
http://www.cidh.org/countryrep/Cuba67sp/cap.1a.htm#E

Đêm Havana, Ngày Hà Nội - Tác giả Tưởng Năng Tiến



Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ đắng cay như ở đây?
Chín người – mười cuộc đời rạn vỡ.
Bị ruồng bỏ và bị lưu đầy…
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ yêu thương như ở đây?
Mỗi tấc đất có một người qùi gối
Dâng trái tim và nước mắt
Cho nỗi đau của cả loài người … 
Phùng Quán
Tôi chưa bao giờ đến Hà Nội, và cũng chưa bao giờ cảm thấy có chút xíu nào hào hứng khi nghĩ đến chuyện phiêu lưu tới một nơi xa xôi, lôi thôi và tai tiếng (tùm lum) như thế. Đã thế, đường thì xa, vé tầu thì mắc, thủ tục thì lôi thôi rườm rà, và lỡ mà kẹt luôn thì… chết mẹ!
Tôi sinh trưởng ở miền Nam, nghĩ sao là nói vậy. Và cứ như vậy mà nói, chắc chắn, sẽ làm mích lòng cả đống người. Tôi biết vậy nhưng không thể nào nói khác vì những điều mà tôi được nghe kể về Hà Nội (thường) không có gì là đàng hoàng hay tử tế – đại loại như:
“Lời ăn tiếng nói lễ độ cũng khó gặp, chứ đừng nói gì đến văn vẻ… Một cô gái có thể nói oang oang giữa chợ:
- Nó rủ tao đi nhưng tao đ… đi.

- Sáng nay mẹ mày qua xin lửa bố tao, bố tao đ… cho…”

“Một cái gì đó đã phá vỡ lòng tin của con người rằng xã hội luôn luôn cố gắng đem lại sự tốt đẹp cho mình, và chính mình phải có bổn phận phải gìn giữ các công trình xã hội để mình và mọi người cùng hưởng. Người ta thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao… con người đối xử với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ tệ quá. (Phạm Xuân Đài. Hà Nội trong mắt tôi. Thế Kỷ: Hoa Kỳ 1994, 32-33).



Trời đất, đó là chuyện nhỏ và chuyện cũ (rích) rồi – từ hồi thế kỷ trước lận – bới móc ra làm chi nữa, cha nội ?
Thì rành rành là chuyện bây giờ, thế kỷ XXI đây nè, Hà Nội vẫn cứ y chang như hồi đó – chớ có khác (mẹ) gì đâu:
“Những đứa bé trai và gái bưng thức ăn cho khách vẫn là những đứa bé đã được mô tả trong tiểu thuyết Nam Cao hay Trương Tửu cách đây năm sáu thập niên, còm cõi, nhọc nhằn, cơ cực, chỉ biết cúi đầu vâng dạ và sống quen với lo âu, sợ hãi….”

“Những anh chị phu hồ vẫn làm việc bằng những cung cách từ nửa thế kỷ trước. Họ chuyền tay nhau mọi thứ vật liệu. Cát, đá và sạn đựng trong những cái rổ, đà gỗ vác trên vai. Một ngày dầm mưa hay đổ mồ hôi như thế của một người phu hồ trị giá một đô la và một bữa ăn trưa thanh đạm. Hơn một phần tư thế kỷ thực hiện ‘chủ nghĩa xã hội ưu việt’ trong nước, hơn một phần tư thế kỷ kêu gào tự do và nhân quyền của khối người việt lưu vong hải ngoại, chẳng có chút ánh sáng nào rọi vào những góc đời phiền muộn tối tăm này” (Bùi Bích Hà, “Nhìn lại quê hương,” Thế Kỷ 21, Sep. 2003:63-65).

Phạm Xuân Đài và Bùi Bích Hà, nói nào ngay, không phải là người Hà Nội. Họ là dân bá vơ, tha phương cầu thực, cù bơ cù bất, ở tận California hay đâu đâu đó. Cả hai chỉ tạt ngang, ghé chơi Hà Nội năm ba ngày hay vài ba tuần lễ gì thôi. Biết (khỉ mốc) gì đâu mà nói hành nói tỏi (nghe thấy ghét) dữ vậy chớ?
Nguyễn Huy Thiệp thì khác à nha. Ông ta là niềm hãnh diện của Hà Nội (nói riêng) và của cả nước Việt (nói chung). Ổng có dư thẩm quyền và thừa tư cách để nói về thủ đô “mến yêu của ta.” Trong tác phẩm Tuổi hai mươi yêu dấu, nhà văn đã mượn lời một nhân vật để tuyên bố như sau:

“Thời của tôi đang sống là thời chó má. Tin tôi đi, một trăm phần trăm là như thế đấy.”

Ý, trời đất, quỉ thần, thiên địa ơi! Giữa Thời đại Hồ Chí Minh (quang vinh), và trong lòng thủ đô Hà Nội – nơi mà cách đây chưa lâu người ta vẫn còn phải nhai rón rén khi ăn – mà thằng chả nói năng ồn ào, lạng quạng và bạt mạng (quá cỡ) như vậy thì kể như là… hết thuốc!
Và Hà Nội không phải là nơi duy nhất hết thuốc (chữa) như thế trên thế giới này. Tôi nghe kể là ở thủ đô của Cuba – một nước anh em xã hội chủ nghĩa – tình trạng cũng bết bát, và bệ rạc không kém:
“Ở La Havanne vài ngày dần dần bạn hiểu cái khang trang, sầm uất ở những nơi có du khách chỉ là bộ mặt bên ngoài che không nổi một xã hội lở lói, mệt mỏi… Cuba có hai thế giới, thế giới tưng bừng náo nhiệt của du khách, của những người có tiền xanh, bên cạnh thế giới mệt nhoài của dân địa phương. Sau 50 năm cách mạng, cái mơ của đa số dân Cuba là vượt biển qua Miami hay có bà con thỉnh thoảng gởi về một cái ngân phiếu” (Trần Công Sung,” Cuba Sí, Cuba No,” Thế Kỷ 21, Dec. 2003:78).

Đó cũng là cái ước mơ thê thảm, vượt quá tầm tay, của rất nhiều người dân Việt – bây giờ! Trong quá khứ, Cuba và Việt Nam cũng có rất nhiều điểm (bất hạnh) tương tự như nhau. Hai quốc gia này đều có thời gian dài là thuộc địa, và cả hai đều đã tin tưởng rằng sẽ giành lại được độc lập và tự do bằng con đường… cách mạng! Chung cuộc, cả hai đều sống dở (và chết dở) trong lòng cách mạng!
Ví von mà nói thì Havana và Hà Nội như hai cô bé lọ lem, song sinh, trong một gia đình khánh tận. Cả hai cùng có chung ước mơ là lấy được một tấm chồng đàng hoàng, lương thiện nhưng (chả may) đều phải lòng đúng đồ phải gió, và đã trao duyên lầm… tướng cướp! Và quí vị tướng cướp này đang làm cái công việc mà họ mệnh danh giữ hoà bình cho thế giới – nếu trích theo nguyên văn lời của ông Nguyễn Minh Triết, nguyên chủ tịch nước Việt Nam:
Có người ví von, Việt Nam – Cuba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới! Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghỉ…”

Havana, tuy thế, vẫn còn “có phước” hơn Hà Nội. Bi kịch của La Havanne chỉ xẩy ra vào lúc có mặt trời – theo lời của Trần Công Sung:
“Đêm xuống, dân Cuba quên cái cực nhọc ban ngày, đổ ra đường nhộn nhịp… Quên dollars, quên cách mạng, quên những bài diễn văn dài tám giờ, quên embargo, người ta đàn hát nhẩy múa náo nhiệt. Không phải chỉ ở những khu du khách, ngay cả ở những khu bình dân, đen tối, trong những tiệm cà phê rẻ tiền…, đâu đâu cũng có tiếng nhạc, giọng hát…”

Nói cách khác là ban đêm thì dù Việt Nam có gác hay không, Cuba vẫn nghỉ.
Cho nó khoẻ!
Vẫn theo như nhận xét của Trần Công Sung thì ở Havana “có một cái gọi là cái hồn (“âme”)”. Cái hồn này đang nâng đỡ cho mọi người sống qua những ngày tháng cơ cực, đắng cay của thời mạt kiếp. Tôi còn tin rằng nó cũng sẽ giúp cho dân tộc Cuba hồi sinh chóng vánh, sau khi họ chôn xong cái Chủ nghĩa Xã hội (đang muốn “chuyển qua từ trần”) ở đất nước này.
Hà Nội (dường như) không có một cái hồn như thế để chuẩn bị hồi sinh, dù CNXH cũng chỉ còn sống thoi thóp ở nơi này. Tôi chưa bao giờ nghe ai nói đến có một đêm nào đó (dù chỉ một đêm thôi) người dân Hà Nội đã đổ ra đường, đàn hát, nhẩy múa nhộn nhịp, một cách hồn nhiên và vô tư như vậy cả.
Tình trạng của Hà Nội có vẻ tuyệt vọng hơn, theo như nhận xét của nhà văn Bùi Bích Hà – qua bài báo thượng dẫn: “Người ta chỉ cần một hai thập niên để vực dậy một nền kinh tế sa sút nhưng để xây dựng lại niềm tin cho cả dân tộc, cụ thể như dân tộc tôi, nay chỉ còn cầu phép lạ gieo xuống thưả đất hoang hoá này những hạt giống mới để bắt đầu lại.”

Cách đây không lâu – trên diễn đàn talawas – khi được hỏi “phải hình dung thế nào về văn hiến Thăng Long,” giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã (rơm rớm nước mắt, tôi đoán thế) kể lại rằng: “Gần đây có một vị viện sĩ định nghĩa văn hiến là văn học để hiến dâng cho Đảng.”

Thiệt, nghe mà… hết hồn luôn! Havana là một thành phố non trẻ, mới có mặt từ đầu thế kỷ thứ XVI mà khí phách và hồn phách vẫn còn lai láng qua từng bước chân nhún nhẩy của người dân – dù nơi đây công an (chắc) không ít hơn Hà Nội. Không lẽ mảnh đất ngàn năm văn vật, lừng lẫy cỡ như Thăng Long, mới đụng chuyện với cường quyền và bạo lực (có vài chục năm) mà đã “mất hồn mất vía” và “chết tiệt” hết thế sao?
Tôi không tin như vậy đâu. Và tôi cũng không chịu như vậy nữa. Đảng CSVN quả thực đã hớp được hồn của một mớ “viện sĩ” ở Bắc Hà nhưng những chú lính gác cửa của Bắc Kinh (hay còn có tên gọi mới, dễ thương hơn, là “những kẻ canh giữ cho hoà bình thế giới”) chưa bao giờ thực sự nhìn ra được cái hồn của đất Thăng Long, chớ đừng nói chi đến chuyện họ “đụng” được tới nó.
Do tình cờ, tôi có lần (may mắn) cảm thấy được cái hồn của Hà Nội trong một căn hộ nhỏ – ở ngõ Ánh Hồng, cạnh một nhà xí công cộng, luôn luôn ngập ngụa cứt đái – của một người đàn bà tên Sợi.
Chị Sợi có một mẹt hàng ở đầu ngõ, bầy bán các thứ linh tinh: ấm nước chè, gói thuốc lào, bao thuốc lá, lọ ô mai, gói bánh bích qui. Chị không có vốn nên hàng hoá lèo tèo, thảm hại.
Chị Sợi bán hàng không đủ thu nhập để nuôi mình, và nuôi người mẹ bệnh đang nằm chờ chết nên – đôi lúc – buộc phải bán cả thân. Mẹt hàng, cũng như thân xác “xuống cấp” của người đàn bà đã quá thời xuân sắc này, chỉ hấp dẫn được một loại khách hàng duy nhất: đám ăn mày.
“Trong số những người chồng hờ ấy, chị đặc biệt yêu quý một anh ăn mày trẻ, còn ít tuổi hơn chị. Anh ta đến với chị không như người đến với gái làng chơi.

Anh đã kể cho chị nghe chuyện chân anh. Còn chị kể cho anh chuyện mẹ chị. Khi bị ngã gẫy xương hông, nằm liệt, ba năm đầu cụ hát. Ba năm sau cụ chửi. Và một năm nay cụ yên lặng. Mỗi khi có khách lên gác lửng cùng chị, cụ nhắm mắt giả cách ngủ.

Anh thương chị. Chị thương anh. Chính anh đã mượn cưa, bào ở đâu về cưa, bào, đo, cắt mộng mấy tấm gỗ cốp pha, ráp thành cái áo quan cho cụ. Và cũng chính anh, dù què một chân cũng đã bắc ghế trèo lên, xây thêm hai hàng gạch quanh tường bao cho nó cao thêm, chắn bớt cái hơi nhà xí tạt vào.

Người thứ hai chị Sợi yêu quý là một phụ nữ. Một bà già. Bà cụ Mít. Đó là một bà già thấp bé, lại còng, mặt chằng chịt vết nhăn, chẳng biết bao nhiêu tuổi nữa. Chính bà Mít cũng không biết mình bao nhiêu tuổi…

Bà ở vùng Hà Nam, Phong Cốc. Anh con trai duy nhất của bà a dua với bọn xấu trong làng đi ăn trộm lợn. Án xử hai năm. Trong tù bị bọn đầu gấu đánh chết. Người con dâu bỏ đi lấy chồng, để lại cho bà hai đứa cháu gái, đứa chín tuổi, đứa bảy tuổi.

- Bây giờ một đứa lên tám, một đứa lên mười rồi cô ạ. Vài năm nữa, chúng nó lớn khôn là tôi không lo gì nữa. Tôi có chết cũng không ân hận.

Một lần bà Mít đến, nắm lấy bàn tay chị:
Em ơi. Chị nhờ em một cái này được không.

Bà ngập ngừng. Chị Sợi không hiểu chuyện gì. Nhưng rõ ràng là một việc hệ trọng, rất hệ trọng đối với bà.

- Giúp chị với em nhé. Chị tin ở em.

Thì ra bà muốn gửi chị tiền. Tiền là vàng, là cuộc sống của hai đứa cháu côi cút của bà ở quê. Chúng còn bé lắm. Chúng mồ côi, chúng mong bà. Chúng cần tiền của bà. Bà phải nuôi chúng. Chúng chưa thể tự kiếm sống được, chưa thể tự lo liệu được. Để nhiều tiền trong người, bà sợ. Suốt ngày đi bộ rạc cẳng mà đêm cứ ngủ chập chờn. Nên nghe chừng thấy nằng nặng hầu bao, bà phải mang tiền về quê.
……
Mùa rét bao giờ cũng là thời gian gay go của chị. Hàng họ ế ẩm. Khách đến nhà cũng ít. Bù lại với đám ăn mày, mùa rét là mùa cưới xin, mùa bốc mả. Trong khi hiếu, hỷ, người ta rộng rãi với ăn mày. Bà cụ Mít vẫn thỉnh thoảng tới chỗ chị để cho chị hòn xôi, miếng thịt. Bà kêu rét và gửi chị thêm một ít tiền. Chị bảo bà đã gửi bốn lần tiền rồi sao không mang về cho các cháu kẻo chúng nó mong, đã lâu rồi bà chưa về nhưng bà Mít nói:
- Tôi cố thêm ít ngày nữa. Rồi về ở với chúng nó một thời gian. Ngoài giêng tôi mới ra. Bà cháu xa nhau lâu quá rồi. Lại còn phải cố mua cho mỗi đứa một bộ quần áo mới mặc Tết.

Nhưng cả tháng sau bà Mít vẫn không quay lại. Chị Sợi biết rằng có chuyện chẳng lành nhưng vẫn hy vọng được thấy dáng người nhỏ còng còng của bà trong tấm ni-lông vá víu chống gậy, khoác bị bước tới. Chị chưa chờ ai đến như vậy. Lo lắng. Hy vọng. Tuyệt vọng. Chắc chắn bà Mít đã chết ở đâu rồi!

Chị Sợi kiểm lại số tiền bà Mít gửi một lần nữa. Rồi gấp những tờ giấy xi-măng, những túi ni-lông. Cho tất cả vào một cái túi xách. Bây giờ chị không chờ bà Mít nữa. Chị chờ anh què đến. Chị bảo anh:
- Bà Mít chết thật rồi. Anh phải giúp em. Ở đây trông nom, cơm nước, rửa ráy cho mẹ em vài ngày. Em phải đi đây.

- Em biết quê bà ở đâu mà tìm?

- Cứ về Hà Nam, Phong Cốc hỏi. Thế nào cũng ra. Hỏi dân. Hỏi tòa án.

Phải đem chỗ tiền này về cho hai đứa trẻ mồ côi. Phải thực hiện nguyện ước của bà cụ, kể cả việc mua hai bộ quần áo mới cho chúng nó…”

Chị Sợi, anh què – cũng như bà Mít – cho đến lúc chết vẫn chưa có đêm nào ôm đàn ngồi hát, hay đổ ra đường nhẩy nhót nhộn nhịp, như những người dân ở Havana. Ngày cũng như đêm họ sống ẩn nhẫn, thầm lặng trong những con hẻm hôi thối luôn ngập ngụa phân người giữa lòng Hà Nội.
Chính ở những nơi tăm tối này, họ đã giấu kín được nguyên vẹn cái hồn của cả một dân tộc qua từng nhịp thở và nhịp đập của tim. Và tôi cũng cảm được cái hồn lai láng (như thế) khi viết những dòng chữ này, dù nơi tôi đang sống cách xa Việt Nam hơn nửa vòng quả đất.
Sau khi đọc xong “Truyện không tên,” tôi đã viết thư cảm ơn tác giả vì đã mở cho tôi thấy cái hồn của dân tộc Việt. Nhà văn Bùi Ngọc Tấn nói rằng ông không viết truyện mà chỉ kể lại chuyện đời của chị Sợi, theo như lời chính chị tâm sự – thế thôi.

Bùi Ngọc Tấn đã ra người thiên cổ nhưng chị Sợi, anh Què vẫn còn đang sống tại Hà Nội. Nơi đây, không phải lúc nào ra ngõ cũng gặp anh hùng hay gặp một ông (hoặc một bà) tiến sĩ. Đôi khi, chúng ta vẫn gặp được những mảnh hồn của mảnh đất này nhưng không có cơ duyên để nhận biết thôi.
 
 

CUBA LIBRE







TÂM XUÂN







Người được Trump chọn làm Bộ trưởng Thương Mại, Wilbur Ross, nói “Sẽ không có chiến tranh thương mại.” - Tác giả Rick Newman




Lo lắng lớn nhất của những công ty Hoa Kỳ về Tổng thống tương lai Donald Trump là ông ta sẽ châm mồi cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, Mexico và các nước xuất cảng lớn khác.

Người được Trump chọn vào ghế Bộ trưởng Thương mại, tỷ phú cổ phần tư Wilbur Ross, nói rằng chuyện đó sẽ không xảy ra.
 
Ross nói với Yahoo Finance, “Sẽ không có chiến tranh thương mại” ngày sau cuộc bầu cử. “Có rất nhiều chuyện có thể làm được mà không phải đôi diện với ngày tận thế đất nhưng sẽ giúp cân bằng cán cân thương mại của chúng ta.”
 
Trong cuộc vận động tranh cử, Trump đã lớn tiếng đòi áp dụng hạn ngạch trên hàng nhập khẩu giá rẻ và trừng phạt Trung Quốc nếu đồng Yuan bị hạ giá thấp. Nếu những điều này xảy ra, nó sẽ làm cho hàng nhập cảng vào Mỹ đắt hơn cho người tiêu dùng ở Mỹ, và sẽ khiến hàng xuất cảng của Mỹ bị hạn ngạch tương tự và có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế ngắn kỳ. Do đó mới có những lo lắng trong giới thương mại Mỹ.
 
Nhưng Ross, khi là Bộ trưởng Thương mại sẽ dẫn đầu trong bất kỳ cuộc đàm phán thương mại nào của Mỹ, đua ra một phương pháp lành tính hơn. Với Mexico, ông nói rằng Hoa Kỳ mua 80% hàng Mexico xuất cảng; điều này cho Hoa Kỳ thuận lợi và sức ép đối với nước láng giềng phía Nam để họ mua thêm các sản phẩm của Mỹ. Ross nói.“Nếu tôi là khách mua 80% hàng của họ thì họ sẽ gây chiến với tôi sao? Không, họ sẽ thương lượng.”
 
Mục tiêu không phải là để trừng phạt các công ty Mỹ đang sản xuất hàng hoá ở Mexico, nhưng nhằm giảm thâm hụt 60 tỉ đô-la cán cân thương mại của Mỹ với Mexico. Điều đó có thể được thực hiện theo hai cách: một, Mexico xuất cảng ít hơn sang Hoa Kỳ, hoặc hai, mua nhiều hàng của Hoa Kỳ hơn trước. Ross nói, thực hiện cách nào cũng được mà không cần phá bỏ các Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, NAFTA.
 
Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là khoảng 335 tỉ đô-la. Ross đưa ra ít nhất hai cách để giảm đó thâm hụt đó. Thứ nhất, thuyết phục Trung Quốc mua nhiều hơn hàng hoa/dịch vụ của Hoa Kỳ so với số TQ hiện đang nhập khẩu từ các nước khác. Ví dụ: các sản phẩm năng lượng, như khí đốt lỏng (LNG). “Trump sẽ thúc đẩy LNG và nâng mức xuất cảng nó. TQ sẽ không gặp khó khăn khi mua LNG nhiều hơn của chúng ta hơn là mua từ các nước vùng Vịnh.” (Lời khuyên cho giới đầu tư: Để ý giá các cổ phiếu năng lượng.)
 
Điều thứ hai của Hoa Kỳ có thể làm là thuyết phục Trung Quốc giảm bớt hạn ngạch của mình đối với nguyên liệu nhập cảng từ Mỹ. Ross giải thích, “Họ xuất cảng sang Mỹ rất nhiều quần áo và rất nhiều giày dép, nhưng họ có hạn ngạch xuất khẩu sợi bông của Mỹ. Họ có thể thản lỏng với những hạn ngạch đó.”
 
Ross nói nghe tưởng dễ, nhưng không bảo đảm những đối tác thương mại sẽ đồng lòng. Nếu họ không làm, đó là lúc Trump thay củ cà rốt bằng cây gậy. Ross nói, “Nếu họ sẽ không đàm phán, thì nó có thể trở nên cần thiết như một biện pháp đàm phán để đe dọa họ với một mức thuế nhập cảng có thể lên tới 45%. Đó không phải là một tuyên bố vung vít. Nó cho người ta thấy đường lối và vị trí đàm phán của Trump.” Trong khi vận động, Trump thường đề nghị biện pháp đó như một bước khởi đầu, nhưng thực ra theo Ross cho thấy họ coi đó là một phương sách sau cùng trong đàm phán.
 
Chính sách thương mại của Trump sẽ tạo ra những bên thua cuộc, đặc biệt là nếu các đối tác như Trung Quốc và Mexico sẽ mua sản phẩm của Mỹ nhiều hơn trong khi giảm mua hàng từ các nước khác. Nga bán rất nhiều khí đốt cho Trung Quốc và chắc chắn sẽ không để bị Mỹ đẩy sang một bên mà không phản đối. Nhiều thị trường mới nổi cũng xuất cảng sang Mexico và Trung Quốc, và họ có thể bị giảm xuất cảng, cùng những tác động tiêu cực đối với thị trường tài chính. Nhưng mục tiêu đã nêu của Trump là đặt nước Mỹ lên trên hết. Chúng ta đang bắt đầu thấy nó như thế nào.