khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

Biếu tình trước tòa lảnh sự Trung Cộng ở San Francisco, Hoa Kỳ, vào tháng 5 năm 2014



Đừng tin những gì...nói mà hãy nhìn những gì ... làm


Ca sĩ Hà Anh Tuấn bảo anh được Khánh Ly tiết lộ riêng rằng năm 2000, Hiệp hội âm nhạc thế giới có một cuộc khảo sát theo đó Khánh Ly là một trong 20 giọng ca hát nhạc Tango hay nhất thế giới.
http://www.baomoi.com/Khanh-Ly-Ra-di-tro-ve-va-xin-loi/71/13772301.epi
 


Có ít xít ra nhiều.

Chỉ hát một bài nhạc Tango Việt nằm bên cạnh "những ông Tây bà Đầm"  trong một CD  và được một cuốn sách viết về nhạc Tango nhắc đến; và "sự cố" này đã được phóng đại, bốc lên thành một chuyện kể nóng hực lửa !

http://www.rockpaperscissors.biz/index.cfm/fuseaction/current.press_release/project_id/362.cfm

CÓ MỚI NỚI CŨ




Sống trong đời sống cần có một tấm lòng : "Để gió cuốn đi"


NƯỚC MẮT CÁ SẤU






Trịnh công Sơn và Khánh Ly : "Giọt nước mắt cho quê hương"

Ngô nghê ta hát... nghênh ngang -- Nguyễn đăng Thường

 
Ở đời có lắm cái khôn liền.
 
Rất cám ơn anh/chị Chu Hà đã đọc và phản hồi về bài viết “Còn nhớ hay đã quên?“ của tôi, tôi viết nhân ngày trở về nước trình diễn, trình làng của ca sĩ Khánh Ly sau 40 năm xa quê, trong đêm 9/5 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội. Bài đối thoại của Chu Hà đáp ứng nguyện vọng mở rộng thêm đường dư luận của tôi, khi tôi gõ phím.
 
Lối viết đối thoại của Chu Hà rất minh bạch. Nhẹ nhàng. Dí dỏm. Duyên dáng. Cười cợt mà không khiếm nhã. Có pha trộn thêm vài tiếng Anh rất đúng mốt, đúng gu thời thượng trong ngoài, kiểu “quá date”, “3h30”... dù tiếng Việt có “quá hạn”, “3g30”... Thiệt tình. Thiệt tâm. Thiệt đúng. Tuyệt mỹ và tuyệt vời. Trăm trận trăm thắng.
 
Nói thiệt, trong quá khứ tôi chưa có dịp đọc sáng tác hay đối thoại của Chu Hà. Sáng nay vào Tiền Vệ, nhìn lướt qua thấy cái tựa bài đối thoại của Chu Hà, tôi chợt nghĩ chết mẹ mày rồi, hình như bài đối thoại có liên hệ đến bài đối thoại của mày. Tôi vào đọc quả đúng vậy, và khám phá cái tài của Chu Hà. Và cái tật của tôi. Ngô nghê, ngốc nghếch coi trời hổng bằng vung.
 
Tuy nhiên, xin phép cho tôi được nói rõ thêm. Cũng trong tinh thần khai thông xa lộ in-tờ-nết trong ngoài. Rằng tôi đã không nghe tin vịt cồ hay nghe tin nhảm nhí, của ai hết hay từ đâu cả, khi sử dụng hai từ hiện tượngbiểu tượng. Xin thưa, hai từ đó đã có mặt trong bài đối thoại, là qua suy nghĩ rất chín chắn, và qua suy luận rất chính xác, của tôi khi tôi gõ phím viết. Chu Hà, nếu có thì giờ, xin vui lòng vào đọc kỹ hơn bài đối thoại của tôi.
 
Khi phản hồi tôi, Chu Hà đã nhấn mạnh rằng: Khánh Ly nếu có là hiện tượng và biểu tượng thì CHỈ (Chu Hà nhấn mạnh) là “một hiện tượng, một biểu tượng của một thời đó... đối với một số đám đông nào đó”. Tôi rất đồng ý với Chu Hà về điểm này.
 
Nhưng cũng xin nhắc lại, tôi có viết: “cặp đôi Khánh Ly-Trịnh Công Sơn dù muốn dù không đã dính líu tới chính trị”, nghĩa là hiện tượng và biểu tượng tôi đã nói đến, gồm cả Khánh Ly và Trịnh Công Sơn. Tất nhiên “hiện tượng” và “biểu tượng” nào cũng thuộc về một thời kỳ và một số người. Nhưng “hiện tượng” và “biểu tượng” Khánh Ly-Trịnh Công Sơn ở cái thời kỳ trước 75, vẫn chưa thật quá xa xôi, và “một số đám đông nào đó” (chữ của Chu Hà”), nhiều vị vẫn còn sống, kể luôn tôi và Chu Hà, trong hay ngoài nước.
 
Đó là chưa kể hệ quả cánh bướm, hoặc nói đi nhắc lại trong đời thường, trong văn chương, văn nghệ, văn hóa về cái thời điểm đó. Và nếu đẩy xa thêm, dù chỉ thêm một tí xíu thôi, thì tên tuổi Khánh Ly-Trịnh Công Sơn, hay Trịnh Công Sơn-Khánh Ly, đã đang và sẽ trở thành “huyền thoại”, hay chí ít thì cũng là “giai thoại”. Mà cả hai cái “thoại” này đều sẽ khó chết.
 
Như tôi có nói trong bài đối thoại của tôi , tôi đã “dứt khoát” với tiếng hát Khánh Ly và ca khúc Trịnh Công Sơn lâu rồi. Và có thể nhiều người khác nữa, trong đó tất nhiên phải có Chu Hà, đã “dứt khoát”. Nhưng dù muốn hay không, “huyền thoại” Trịnh Công Sơn-Khánh Ly không chỉ sống dai, mà càng ngày càng thêm nhiều chi tiết ly kỳ. Điều này chứng minh sự sống của huyền thoại.
 
Thật ra bài đối thoại của Chu Hà, phản ứng lại bài viết của tôi, đại khái chỉ dựa trên lập luận tiếng tăm Trịnh-Ly chỉ “quanh quẩn trong ba cái ao làng”. Tựu trung, đó cũng là lý luận kiểu gọi Khánh Ly là “xướng ca vô loài”, của cây bút nữ mà tôi đã cực lực phản đối, trong bài đối thoại của tôi.
Ngược lại, tiếng vang của tiếng hát và của tiếng nhạc Janis Joplin và The Beatles, thì có thể cũng chỉ quanh quẩn mấy cái bể bơi, không đông người lắm của thế giới. Một “fan” của Ly-Trịnh có thể chưa từng nghe Joplin và Beatles lần nào. Và ngược lại.
 
Thiển nghĩ của tôi là trong mỗi con người Việt Nam thuộc giới trí thức trung lưu thành phố khắp ba miền đất nước, đều có nửa ta nửa tây. Hay ngược lại, nửa tây nửa ta, tùy thuộc vào sự ngang bằng, hay chênh lệch giữa hai cái nửa đó, sau khi người Pháp đến nước ta, mang theo văn hóa và văn minh Tây phương. Con người Việt Nam tạp chủng và đa văn hóa. Tôi mang hai dòng máu: Việt và Tàu. Ba phần Việt phía bên nội, một phần Tàu phía bên ngoại. Bên nội ở miền Bắc xa xôi. Bên ngoại ở miền Nam yêu quý. Tôi biết hai ngoại ngữ Anh, Pháp. Tôi có lối sống, tư duy, cách hành văn Việt nhiều tây hơn ta.
 
Khác với Chu Hà, tôi không mặc cảm, không tự sỉ vả mình “vong bản”, “sính ngoại”, “diêm dúa”, “chảnh”. Tôi cũng không hãnh diện về cái “tây” của tôi. Tôi là tôi. Thế thôi. Như Juliette Gréco hát nhạc Léo Ferré: Je suis comme je suis/I am like I am. Ai muốn nghĩ thế nào về cái tôi của tôi thì là chuyện riêng của họ.
 
Tôi là một người đồng tính trong tình dục qua đường với những người Pháp trong giới giáo sư, sứ quán, lãnh sự ở Sài Gòn trước 75. Nhưng tình yêu, chỉ vỏn vẹn một hai lần tình dục trong những ngày đầu gặp gỡ, với người tình về sau sẽ trở thành bạn đời của tôi, là một nhà báo người Anh. Chúng tôi đã may mắn được gặp nhau ở Sài Gòn vài năm trước Tết Mậu Thân. Đã chung sống trong căn phố của tôi ở ngay sau sứ quán Đức trên đường Võ Tánh, gần chợ Thái Bình, vào thời kỳ ca khúc da vàng phản chiến của ông nhạc sĩ họ Trịnh, và lúc đó phong trào sinh viên yêu nước hát cho đồng bào tôi nghe, nghĩa là cũng phản chiến, đang dâng cao ở thủ đô miền Nam, do ảnh hưởng trực tiếp của nhạc Trịnh Công Sơn, và ảnh hưởng gián tiếp của sinh viên Mỹ phản chiến biểu tình ngồi trong khuôn viên Đại học Berkeley, hát nhạc Bob Dylan, nhạc Joan Baez.
 
Tôi có đưa anh bạn phóng viên tới quán Queen Bee nghe, xem Khánh Ly trình diễn. Anh có kể lại đêm nghe nhạc đó trong chương cuối của cuốn truyện The Mother-of-Pearl Men, anh viết về Việt Nam. Chương cuối này tôi có dịch sang tiếng Việt, “Cô ca sĩ phòng trà Queen Bee“, và đã được Tiền Vệ đăng. Tiếng hát Khánh Ly lúc đó đã bị/được thương mại hóa. Nhưng trong cuốn truyện, bạn tôi đã muốn mô tả lại hình ảnh cô “ca sĩ học trò” hát những tình khúc yêu quê hương của Trịnh Công Sơn trong khuôn viên đại học Văn Khoa, dù ngay cả lúc đó cũng đã có một cô cán bộ cộng sản nằm vùng trà trộn toan đoạt sô. Tôi chỉ nghe tin đồn, nhưng chắc chắn không là tin vịt cồ, hay tin nhảm nhí.
Tôi xin để qua một bên ảnh hưởng của các ca khúc phản chiến trên tinh thần binh sĩ miền Nam, cũng như việc tại sao chính quyền Sài Gòn đã không cấm các bài hát đó. Tuy thế, vẫn xin nói thêm rằng chính quyền Sài Gòn không độc tài trăm phần như chính quyền Hà Nội lúc bấy giờ. Thời Ngô Đình Diệm độc tài hơn, bà cố vấn Ngô Đình Nhu có cấm các ca khúc “ủy mị” hướng về Hà Nội. Sau vụ Cẩm Nhung bị tạt át xít rợn người, bà đã ra lệnh đóng cửa các vũ trường, tàn dư của thời Pháp thuộc “đồi trụy”.
 
Tôi biết nghe, có nghe, nhạc nhẹ, nhạc rock, nhạc pop, nhạc cổ điển, nhạc ô-pê-ra, và vẫn còn nghe trong những lúc rảnh rỗi hay khi muốn hoài niệm cái thời trẻ tuổi. Thời đó, mỗi tháng tiền lương học bổng tôi để ra vài trăm tới cái tiệm gắn “máy lạnh” bán dĩa nhạc ngoại quốc của Madame Bonneau phấn son loè loẹt, dầu thơm nghẹt mũi, đối diện quán Cái Chùa. Từ bên ngoài trời đang nắng chang chang bước vào tiệm muốn phát run. Thấy dĩa nhạc nào tôi cũng muốn ôm mang về nhà. Gréco. Brassens. Ferré, Maria Callas, Mario Del Monaco. Tchaikovsky. Beethoven. Mozart. Chopin. Puccini. Ngon trớn kể lể tùm lum tà la để khoe khoang chào hang.
 
Tôi chưa nghe Janis Joplin vì dị ứng với cái chết do sử dụng quá liều chất ma túy. Bài Imagine của nhóm Beatles tôi có nghe vài câu đầu. Không nghe tiếp vì thấy nó quá dịu ngọt. Rồi cũng dị ứng luôn vì nó đã trở thành “nhãn hiệu” của cặp Ono-Lennon, cởi truồng nằm trên giường ngủ khách sạn để chống “chiến tranh xâm lược” của Mỹ với băng-rôn “Lyndon B. Johnson, how many children have you killed today?”. Và để bênh “chiến tranh giải phóng” của Hà Nội với khẩu hiệu “Ho Ho Ho Chi Minh”. Không thật chính xác theo các diễn biến đã thật sự xảy ra, nhưng đại khái là như vậy.
Bài Imagine, dù chưa nghe hết, nhưng tôi có thể phỏng đoán nội dung “nối vòng tay” tình ái thế giới của John Lennon, có thể cũng tương tự như “nối vòng tay” viễn khơi ba miền Bắc Trung Nam của Trịnh Công Sơn. Tất nhiên John Lennon chỉ tưởng tượng và yêu cầu mọi người cũng tưởng tượng như mình và hiền thê. Ono con nhà giàu, Lennon thuộc giai cấp lao động tay làm hàm không nhai. Khi chung sống với nhau cả hai đều chê tiền bạc, nhưng vẫn sống trong nhung lụa bạc tiền và danh tiếng. Không muốn thiên hạ nhận ra mình, ra đường Ono đeo cái kính râm to tổ bố nhìn cách xa mười mét cũng thấy rõ.
 
Chu Hà đã nhân danh tiếng hát Joplin, tình khúc Lennon, để hạ bệ tiếng hát Khánh Ly “chẳng là cái đing cái đoong gì cả... Khánh Ly, bà là ai thì hu ke?”. Chu Hà không “đi quanh quẩn ba cái ao làng để mà nghe” nhạc Trịnh Công Sơn, Phạm Duy. Tốt cho Chu Hà (dịch tạm câu “Good for Chu Hà”), cho độc giả mít “nô xì pí kinh en gờ lích” hiểu.
 
Trên một trang báo mạng trong nước, một tác giả viết nhận định về đêm hát duy nhứt của Khánh Ly ở Hà Nội có tiết lộ “ca sĩ Hà Anh Tuấn bảo anh được Khánh Ly tiết lộ riêng rằng năm 2000, Hiệp hội âm nhạc thế giới có cuộc khảo sát theo đó Khánh Ly là một trong 20 giọng ca nhạc Tango hay nhất thế giới”. Cái tin này, anh Hoàng Ngọc-Tuấn có cho biết là tin vịt và tin nhảm, vì chẳng có cái “Hiệp hội âm nhạc thế giới” nào mà “khảo sát” nhạc Tango vào năm 2000 cả! Thôi ta không nên vuốt má hồng của mỹ nhân dù chỉ vuốt nhẹ với một cành hoa.
 
Ông nhà báo trong nước viết tiếp: “Có khán giả đứng lên vỗ tay, có người hô tên nữ danh ca nhưng phần đông, họ muốn chiêm nghiệm về giá trị trong sự trở về của một người Hà Nội”. Giá trị gì, nếu không phải là giá trị “chính trị” trong sự trở về với “chế độ độc tài” của một người Hà Nội?
Tiếng hát Juliette Gréco là “hiện tượng” và “biểu tượng” của Saint Germain-des-Pré thời chủ nghĩa hiện sinh của Jean-Paul Sartre sau thế chiến thứ hai. Tiếng hát Al Jolson là “hiện tượng” và “biểu tượng” của thập niên 30 khi ca sĩ Mỹ da trắng hát nhạc jazz da đen lần đầu tiên. Tiếng hát Elvis Presly là “hiện tượng” và “biểu tượng” của ca sĩ da trắng hát nhạc rock-and-roll da đen lần đầu tiên thập niên 50 ở Mỹ. Tiếng hát Khánh Ly là “hiện tượng” và “biểu tượng” của ca sĩ hát nhạc phản chiến Việt Nam thập niên 60 ở Sài Gòn trong thời nội chiến.
 
Chu Hà nói “cũng như người ta đã quen đi xe Mẹc thì thật là khổ sở khi phải leo lên chiếc Ladalat.” Tôi thì chỉ mong được bước lên bất cứ cái xế nào cho đỡ mỏi đôi chưn vịt cồ già. Chu Hà khen, trong lãnh vực “chuyên môn hơn, hòa âm của nhạc Việt nói chung, hòa âm như thế, nhất là (trước “giải phóng”) thì làm sao nghe cho sướng đây, chưa kể là còn quá thấp kém để đem so với hòa âm Âu Mỹ”. Tôi trích gần hết nguyên văn vì tôi mê văn đối thoại của Chu Hà. Xin phép cho tôi được thưa gởi bậy bạ thêm rằng nghe chưa sướng nhưng hình như Chu Hà nghe không bỏ sót bài ca mít nào cả, nam hay nữ ca sĩ mít nào cả. Tôi dám chắc rằng Chu Hà nghe thanh nhạc Việt nhiều hơn tôi lúc còn trẻ và ngay cả trong lúc này.
 
Chu Hà nói “một khi người ta biết appreciate giọng ca của Janis Joplin thì ai hơi đâu tối ngày chỉ lảng vảng bên Khánh Ly cùng thời [với Janis Joplin]”. Xin thưa vào cái thời đó chưa có bán dĩa nhạc Joplin ở Sài Gòn thì làm sao mà nghe cho được. Tôi cũng đoan chắc rằng Chu Hà nghe Khánh Ly-Trịnh Công Sơn trước khi nghe Joplin và Beatles. Với các lý lẽ hùng mạnh ngon lành như vậy, thì tôi thiệt tình không hiểu nổi tại sao Chu Hà đã bỏ công để vào đọc bài viết của tôi, bài viết chỉ nhắm tới các độc giả ngang tầm với mình, nghĩa là để tâm đến các “vấn đề” Việt Nam trong ngoài. Tôi thiết nghĩ họ cũng không khác tôi mấy vì họ chưa biết “appreciate” giọng ca của Janis Joplin. Họ chỉ biết thưởng thức tiếng hát cây nhà lá vườn của Khánh Ly, nếu có cơ hội. Có thể Chu Hà là “hiện tượng” và “biểu tượng” cùa nhóm người phi thường nào đó, biết rõ và đã nghe nhiều hòa âm Âu Mỹ chăng?
Như đã nói ở trên, cá nhân tôi có nhị trùng bản ngã ta tây. Thời trẻ tôi thích ăn cơm tây khi gặp dịp và muốn làm sang. Nhưng trong xó bếp những hôm đói meo, lục cơm nguội ăn bóc với một miếng thịt kho, miếng cá khô thừa, thì tình quê hương, tình thương mẹ già nó rất mênh mông sông lúa mênh mông lúc trời mà rạng đông rạng đông.
 
Tôi biết thưởng thức phim Âu Mỹ để tránh nói là mê. Nhưng xem cải lương, nghe vọng cổ sáu câu mùi mẫn ràn rụa nước mắt dân gian miền Nam tình quê hương đơn sơ thì tôi cũng không chê. Hồi nhỏ không có tiền, mê cải lương chờ lúc xả giàn, vào coi cọp được màn chót. Trưng Trắc Trưng Nhị đánh Mã Viện vắt giò chạy vô rừng, mệt quá anh chệt thấy gốc cây ngồi xuống nghỉ chưn khựa, đâu dè đó là cái lưng cọp nên bị chúa sơn lâm xơi tái. Khán giả người lớn và con nít vỗ tay hò hét vang trời tình quê hương muôn năm.
 
Hai bà Trưng đeo kiếm báu, đội khăn hoàng hậu Nam Phương lên ngai vàng trước khi màn hạ. Khán giả ra về hả hê. Đó là chưa kể Thạch Sanh đu bay như Tác-Dăng nhưng bị đứt dây té cái phịch xuống sàn gỗ sân khấu. Đào kép nghèo không tiền thuê phòng khách sạn, nằm ngồi la liệt trên ban-công ban ngày. Tối đến khi đã vãn hát, thì nằm ngủ trên sân khấu. Thằng bạn của một thằng bạn tôi, gia đình làm gác dan cho rạp hát, nói Bích Thuận và Bà Đầm mái tóc ngắn đàn ông, bà bầu gánh Bích Thuận lúc đó còn lưu diễn, chờ đêm khuya khoắt làm cái chuyện đó mí nhau. Tất nhiên là tin vịt cồ nhưng nó hay hơn tin nhảm nhí.
 
Chị Ba tôi, sinh ở Hà Nội và sống tuổi “teen” ở đó, cho tới khi ba tôi chống Phạm Quỳnh theo Tây, bị đổi lên Nam Vang. Chị Ba nói các ông bầu gánh hát ngoài Bắc vào làng chọn mua con gái đẹp của các gia đình nghèo, đem về Hà Nội dạy ca hát. Khi trở thành đào hát ra mắt khán giả vài lần thì có người “rước” ngay. Bích Thuận xinh nhứt bọn, hay văn hoa hơn, Bích Thuận chỉ là á hậu hạng ba không kẻ đoái người hoài, nên mới có thể tiếp tục cái kiếp xướng ca vô loài.
 
Có thể chỉ là tin nhảm nhí vì gánh hát Bắc Kỳ làm sao mà hát cải lương. Nhưng oai nốt? Thành thật xin lỗi độc giả, vì tôi đã kể lể dài dòng. Nhưng muốn nhân dịp ngàn năm một thuở, ghi lại vài giai thoại về cái nghề ca hát cho người mua vui. Nếu không ghi lại, e khi nhắm mắt xuôi tay phải mang theo xuống tuyền đài, quá tải hành lý không tiền nộp phạt, thì không được leo lên chuyến tàu suốt, phải ở lại trần thế đời đời kiếp kiếp mình yêu nhau nhé suốt ngày nghe anh thì sẽ chịu không thấu.
Bà ngoại tôi theo chồng công chức bị thuyên chuyển ra Bắc, cũng có “mua” hai đứa bé, một trai một gái, thằng Phích và con Tiệc không là anh em, cha mẹ mang ra trả nợ cho chủ. Khi má tôi lấy chồng năm 16 tuổi, ngoại cho hai đứa tớ nhỏ đi theo, ở Hà Nội, lên Nam Vang, rồi theo về Cần Thơ nơi ông bà ngoại tôi có xây một biệt bên bờ sông để nghỉ hưu, khi ba tôi mất năm tôi lên một. Anh Phích về sau trốn nhà đăng lính Tây qua Pháp. Chị Tiệc, chị vú của tôi cho tới khi tôi lên 5, 6 tuổi, cũng trốn theo một anh thợ điện. Bị bà ngoại và má tôi bắt về hạch tội dưới bếp, chỉ có tôi là kẻ duy nhứt khóc rống. Tôi có viết mấy khổ thơ vần vè trong trang “Thơ bất tận” của tôi:
anh phích và chị tiệc
 
bố mẹ bán trừ nợ
bị ai mắng ai nhiếc
trả lại tôi tuổi thơ
 
thơ bỗng thoát ra ngoài
hiên cũ không mưa thu
thánh thót rơi sân ngoại
bàn tay trẻ sờ vú
 
mẹ tôi trong giấc ngủ
ngàn thu trong sương mù
tôi bước theo chân gã
du đãng tới cuối ga
 
a pô li ơi xinh
khúc ca gã lụy tình
ba lan vẫn xác xơ
quê cha anh có nhớ
 
con tàu đen lầm lũi
chở thời gian xuyên núi
thơ ai hay thơ tui
sao mà nghe bùi ngùi
 
Tôi biết thưởng thức Proust, Joyce, Faulkner. Nhưng tôi không chê Hồ Biểu Chánh, truyện Tấm Cám, truyện thơ lục bát Lý Thông Thạch Sanh, Phạm Công Cúc Hoa. Chúng là tuổi ấu thơ của tôi. Chúng đã tạo nên một phần lớn con người của tôi.
 
Chu Hà không cần biết Phạm Duy là ai. Ô kê, không có vấn đề. Tôi thì biết ca khúc Phạm Duy thời tiểu học chân đất, miệng mút mút cái cà-rem cây, buổi trưa nắng nóng trước cổng trường. Ôi nó thơm, nó ngon, nó mát miệng làm sao. Bên tai văng vẳng tiếng hát trên sông Lô thuyền ơi ta hát say sưa/quân Pháp tham ô ngày nào đã chết không mồ. Và tiếng gọi:
 
nào đoàn người vui vẻ gái cùng trai
đang say sưa tranh đấu cho ngày mai
muôn bước tiến nhịp hùng cường
muôn tiếng hát điệu quật cường
đi theo nhau đến phương trời tươi sáng
 
là đoàn người vui vẻ quyết xung phong
đây thanh niên ôm ấp sâu trong lòng
một lý tưởng: phụng thờ nước
một ý chí: bảo toàn nhà
một phong trào: tuổi trẻ đứng vùng lên
 
đoàn ta là sắc hồng tươi thắm
của bầu trời đỏ rực lửa đấu tranh
đoàn ta là sắc hồng tươi mới
của sao mai chiếu rạng ánh bình minh
 
Ca khúc này là của Phạm Duy, nếu tôi không nhớ bậy. Bốn mươi năm ánh sáng bình minh đã chiếu rọi trên quê hương. Lên đường mang ánh sáng văn minh tới thôn xa xóm vắng, hẻo lánh ba cái ao làng tôi đã uống ngụm nước trong, khi theo gia đình tản cư năm 1945, trốn lính Nhựt rồi trốn lính Tây, khi Nhựt cút Pháp trở lại Đông Dương.
 
Khi viết đối thoại, xin nói lại, tôi nhắm tới các độc giả quan tâm đến chuyện Khánh Ly về hát tại Hà Nội. Dù bị Chu Hà coi rẻ, nhưng chuyện Khánh Ly về nước là một “hiện tượng” và một “ biểu tượng” thật sự. Nếu không là biểu tượng, dẫu chỉ là biểu tượng vang bóng một thời đã về chiều, thì không ai “mời” khánh Ly về nước hát mà làm chi, với một số tiền thù lao kếch sù. Nó cũng là “hiện tượng” vì sự nôn nóng trong lúc đợi chờ, xôn xao khi đón tiếp Khánh Ly, khá rềnh rang. Khánh Ly về nước với một đoàn tùy tùng chăm sóc từ miếng ăn, thức uống, đến giấc ngủ. Nếu không như Nữ Hoàng Khả Ái của nước Anh, thì cũng là Nữ Hoàng Chân Đất Khánh Ly của nước Việt.
Chu Hà coi thường Phạm Duy. Nhưng trong một bài đối thoại thẳng với Duy Quang, con trai lớn của ông nhạc sĩ ngàn lời ca chịu chơi, Chu Hà đã phỏng đoán rằng danh tiếng của Phạm Duy-Duy Quang có thể đã lan lây qua tên tuổi Julie, nếu chính nó đã không tạo nên tên tuổi Julie Quang. Chu Hà tung hô Julie Quang: Với “Mùa Thu Chết”, theo như tôi thấy, chị đã thực sự “vùng lên” y như Jeanne d'Arc không bằng... 
 
Một so sánh, có thể qua liên tưởng “vùng lên”, tôi thấy hơi bị lấn cấn, hơi bị kỳ cục. Jeanne d'Arc đứng lên để cứu nước. Chẳng lẽ Julie Quang “vùng lên” để cứu... nhạc Việt hay nhạc Phạm Duy? Tôi vào Tiền Vệ lướt thật nhanh các đối thoại của Chu Hà để “biết người biết ta”, hầu chuyển bại thành xuội, nói theo một câu nói vô duyên rất thịnh hành ở Sài Gòn trước khi nó trở thành Hồ Chí Minh xi-ty.
 
Đối với Chu Hà và một nhóm người khác, bộ ba Khánh Ly-Trịnh Công Sơn-Phạm Duy chả là cái thá gì cả. Chu Hà và nhóm người đồng điệu đó có thể xóa tên của họ dễ dàng như chùi vài chữ phấn trắng viết trên bảng đen.
 
Đối với một số đông gấp ngàn, vạn người, xin chỉ lấy con số khiêm tốn nhứt, thì tên tuổi của ba nghệ sĩ kia đã ghi vào tâm khảm của họ, và có thể cha truyền con nối. Thiếu nhi, giới trẻ, ca sĩ trong nước sẽ tiếp tục hát Em bé quê, Tình ca, Mùa thu chết, Diễm xưa, Tình nhớ, Hạ trắng..., nhứt là khi quê hương Việt Nam không còn chế độ độc tài. Nhưng đồng thời, tôi thiển nghĩ, họ cũng cần phải biết rõ, phải nhớ rõ lời nói, hành động của ba nghệ sĩ ấy lúc sinh thời. Như khi đọc thơ Tố Hữu, hay đọc Nhân Văn Giai Phẩm.
 
Nghênh ngang, nghênh ngang ta viết nghênh ngang...
Ao làng, giấy rộng ta cứ nghênh ngang sông hồ...
 
Chấm hết.
 

Ngô nghê, ngô nghê, ta hát ngô nghê... -- Chu Hà

Ở đời có lắm cái ngô nghê.
 
Một trong những thứ ngô nghê nhất, theo tôi, do kinh nghiệm bản thân, là đi tin ba cái tin thiệt là nhảm nhí. Thứ nhảm nhí không thể nào nhảm nhí hơn. Vâng, cái tôi đang nói đây là tin nhảm nhí, chứ không phải là tin vịt cồ. Là bởi vì, theo tôi, đi tin những tin vịt cồ, những tin bá láp là còn đỡ ngố hơn là đi tin ba cái tin nhảm nhí.
 
Tin vịt cồ, tin bá láp, theo tôi, là như thế này, như là một thí dụ: “Ông Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam đi lấy vợ, tu trên giường, không tu trên cây dừa nữa.”
 
Trong khi đó, tin nhảm nhí là đại loại như: “Quân ta đã từ Mỹ về tới... Mỹ Tho rồi, do tướng Ngô Quang Trưởng chỉ huy, súng ống đầy mình; dân theo rầm rập.“ Những tin nhảm nhí như thế có lúc xuất hiện đều chi chỗ tôi “học tập cải tạo”, một “trại cải tạo” tại Tuy Hòa, nơi Lý Tống đã từng trốn đẹp.
 
Có người tin những tin như thế hay không, cũng như có nhiều hay có ít, nhiều là bao nhiêu, ít là bao nhiêu; rồi người đầu tiên loan truyền những tin như thế là ai, gốc gác có phải là đã nhận chỉ thị nào đó từ phía trại hay từ phía ai khác; vân vân thì đương nhiên là tôi không rõ. Nhưng hầu như chắc một điều là thường thường tin được loan truyền, lại nữa là được loan truyền một cách kín đáo, nghiêm túc, trọng đại, cẩn mật..., như tôi đã từng chứng kiến là tin đã có người... tin, hay bán tín bán nghi, ít ra là cũng có thể phải có trường hợp như thế. Mà đã bán tin bán nghi thì theo tôi cũng đã là ngô nghê một nửa...
 
Một cách riêng tư hơn, nói về tin nhảm nhí, cách đây không lâu có người phát tán qua điện thư cho tôi tin nói rằng một trong 5 vị tướng tuẫn tiết khi xưa... hiện nay còn sống, mà sống theo kiểu sống chui sống nhủi, tức là tuẫn tiết ba xạo, bên Australia. Thế mới thiệt là vô ý thức và vô cùng xúc phạm! Và đương nhiên là nhảm nhí hết sức!
 
Nguyên ủy của những sự ngô nghê đó, theo tôi, một phần là do người nghe nhiều hơn là người (đầu tiên) loan truyền hay phát tán.
 
“Quân ta đã về tới Mỹ Tho”, mà mọi sự nơi tôi “cải tạo”, ở Tuy Hòa, nơi không xa Mỹ Tho là bao, nhất là khi xét về mặt binh biến, mọi sự vẫn bình chân như vại: người ta cả mấy trăm nhân mạng là ít, vẫn sáng ra bị phát cho cái cuốc đi “lao động” như hoàn toàn chẳng có chuyện gì xảy ra...
Rồi ngô nghê do xác tín cũng có, mức độ ngô nghê kiểu này có phần nhẹ hơn:
 
Có một số người, ít nhiều hay điều gì đã khiến họ một mực xác tín như thế thì tôi lại cũng không rõ nốt, cứ bù lu bù loa mãi cho đến thời gian gần đây và có lẽ hiện vẫn còn đang âm ỉ, rằng là có một số nhạc phẩm, mà tiêu biểu nhất là nhạc phẩm có tên “Kỷ vật cho em”, thơ Linh Phương, nhạc Phạm Duy đã làm tổn hại tinh thần chiến đấu của binh sĩ miền Nam. Những người này tin chắc như đinh đóng cột như thế.
 
Tôi xin phản bác lại điều đó: (1) một nhạc phẩm “nguy hiểm” nhất định, làm tổn hại tinh thần chiến đấu của binh sĩ, tức là đụng chạm tới an ninh quốc gia giữa thời chiến như thế, sao người ta không cấm phứt nó đi, người ta có quyền mà, và người ta đã từng làm thế, bộ Tổng tham mưu hay Cục Tâm lý chiến bộ người ta đui hết chắc, nên không thấy ra sự độc hại của nhạc phẩm này? (2) Rồi lính, như lính Nhảy dù chẳng hạn, thì có bao nhiêu người nghe nhạc Phạm Duy? Hay chỉ đa phần là Duy Khánh, Trần Thiện Thanh, rồi Hùng Cường, Mai Lệ Huyền, Trung Chỉnh...? (3) Rồi bộ lính nói chung, yếu, ủy mị, “ướt át” lắm sao, hoàn toàn không có một ý thức chiến đấu nào cả, mới có nghe nhạc như thế, mà đã, ngay tức thì hay dần dà, lơi tay súng?
 
Xác tín một điều vu vơ như thế, nếu không gọi là ngô nghê thì gọi là gì?
 
Rồi mới vừa đây khi xem bài đối thoại có tựa “Còn nhớ hay đã quên?” của nhà thơ tên tuổi Nguyễn Đăng Thường, tôi thấy ra một sự ngô nghê không kém, lại cũng sự ngô nghê do xác tín, một xác tín văn nghệ. Ông viết như thế này:
 
Dù muốn dù không, do sự ngẫu nhiên hay do hoàn cảnh xã hội đưa đẩy, Khánh Ly là một hiện tượng, một biểu tượng của một thời kỳ...
 
Theo tôi, đây là một xác tín quá táo bạo. Mà càng táo bạo thì có lẽ là, theo tôi, càng ngô nghê, xin lỗi ông. Ông tin là Khánh Ly là một hiện tượng, một biểu tượng của một thời kỳ. Mà ông quên hay sơ ý đã không viết rõ mồn một ra để cho cá nhân tôi có thể hiểu rằng: Khánh Ly, nếu cứ cho là một hiện tượng, một biểu tượng của một thời kỳ nào đó đi chăng nữa, thì bà ta cũng CHỈ là một hiện tượng, một biểu tượng của một thời kỳ đó đối với những ai, đối với một số đám đông nào đó (fan hay không fan) trong giới nghe nhạc do bà ta hát (nhạc Trịnh); vậy thôi. Period.
 
Tôi tin là dù cho có là Giê-su đi chăng nữa thì Ngài cũng chỉ là đấng Tối Cao đối với những người Thiên Chúa Giáo. Còn ngoài ra thiếu gì kẻ không biết đến Ngài.
 
Như trên tôi có đề cập, lính Nhảy Dù đâu có cần biết tới Phạm Duy mần chi, ngoại trừ có thể là có một số sĩ quan tiêu biểu nào đó như một số sĩ quan võ bị hay được nhắc tới trong các tác phẩm văn chương của Phan Nhật Nam trước kia, thì may ra. Không cần biết tới Phạm Duy thì cũng có thể có nghĩa là không cần biết tới Trịnh Công Sơn, rồi từ đó “Khánh Ly, bà là ai?” thì hu ke? Có phải thế không ạ?
 
Rồi không nhẽ cả miền Nam lúc đó chỉ biết tìm tới có bấy nhiêu âm nhạc, bấy nhiêu ca sĩ? Hạn hẹp trong lãnh vực nhạc pop thôi, thì như tôi biết thiếu gì người như thế này: họ nghe The Beatles không sướng hơn sao là đi quanh quẩn ba cái ao làng để mà nghe Phạm Duy, Trịnh hay tiếng hát Khánh Ly? Yesterday hay Imagine không musically nức lòng nhân loại bằng những thứ như Hạ Trắng, Cát Bụi... Mà nào chỉ có mỗi một mình The Beatles thôi đâu?
 
Rồi cũng hạn hẹp trong lãnh vực pop thôi, nhưng một cách chuyên môn hơn, hòa âm của nhạc Việt nói chung, hòa âm như thế, nhất là trước kia (trước “giải phóng”) thì làm sao nghe cho sướng tai đây, chưa kể là còn quá thấp kém để đem so với hòa âm Âu Mỹ? Không nhẽ nghe nhạc là chỉ cần nghe giai điệu không thôi, không cần nghe nhạc đệm (hòa âm) chi cả? Thôi, hãy cứ cho những kẻ này là “vong bản”, hay “sính ngoại”, hay "vô cảm", nhưng ít ra là họ biết nghe nhạc theo tính cách thế nào mới là appreciate music một cách đúng đắn, bài bản, đầy đủ và tinh túy nhất...
 
Rồi cũng hạn hẹp trong pop không thôi, nói về giọng ca, một khi người ta đã biết appreciate giọng ca của Janis Joplin thì ai hơi đâu tối ngày chỉ lảng vảng bên Khánh Ly cùng thời. Cũng như người ta đã quen đi xe Mẹc thì thật là khổ sở khi phải leo lên chiếc Ladalat. Hãy cứ cho những kẻ này là “vong bản”, hay “sính ngoại”, hay “diêm dúa”, hay ngay cả "chảnh" đi nữa, nhưng ít ra họ hiểu thế nào là giá trị không bờ bến, không biên cương, và ngay cả không ngôn ngữ của một giọng ca. Chưa kể, âm nhạc tức là không biên giới mà lị! Hơi đâu quẩn quanh trong ba cái ao làng. Xin được lập lại như thế.
Do đó, đối với những kẻ này, Khánh Ly chẳng là cái ding cái doong gì cả. Thế thì làm sao mà đăng quang bà ta lên hàng hiện tượng hay biểu tượng này nọ mà không nói rõ ra mồn một ra, tối thiểu như tôi vừa nêu thì coi sao được!
 
Ngô nghê, ngô nghê ta hát ngô nghê...
Cái quần rộng rinh mà rộng rang...
 

Còn nhớ hay đã quên-- Tác giả Nguyễn đăng Thường

 
Lớn thuyền tất nhiên phải lớn sóng.
 
Đã từng tuyên bố nọ kia lúc ra đi thì ắt phải có chuyện rùm beng khi trở về.
Ca khúc khải hoàn trước khi bước lên máy bay với đoàn tuỳ tùng? Bước lê trên xa lộ Phạm Văn Đồng để đến hí viện dưới những con mắt tò mò tinh nghịch? Thú hiếm? Hay thú sút chuồng bị nhử mồi?
 
Một cây bút nữ nọ muốn tỏ ra rằng mình “cool”, “nhân từ”, “sáng suốt”, đã tuyên bố một cái rụp, tôi xin vắn tắt:”Hãy đặt cô sĩ sắp về nước hát vào đúng vị trí bé nhỏ của xướng ca vô loài, không đáng kể, không nên bận tâm thái quá, cứ để mặc cho họ được tự do ca hát.” Đại khái. Hy vọng tôi tóm lược không sai quá nhiều để sẽ bị chất vấn, kiện thưa.
 
Ô hay! Ngủ mê hay là u mê? Lập luận của “kẻ cả” (xin lỗi)... chả biết gì cả. Xin thưa: Ca sĩ bây giờ, nếu nổi tiếng thì thuộc loài tỷ phú đô-la, chủ nhân những căn hộ triệu đô. Đi tới đâu cũng có một đám đông xin chữ ký, vài bác phó nhòm bấm máy. Kể lại một câu nói dân gian quá xa xưa, quá cũ kỹ, có tính cách miệt thị, của thời kỳ nghệ sĩ còn nghèo đói lang thang hát rong, trước cả thời ca nhi lãng mạn... đối gương ôm sầu riêng bóng, để lập luận là quá hay ho.
 
Không thể vô loài, một ca sĩ vang bóng một thời, tiếng tăm khắp nước qua nhiều thế hệ, tiếng tăm lan qua một nước láng giềng, xưa cũng như nay được báo chí, truyền hình, truyền thanh phỏng vấn, chụp ảnh, thu thanh giọng hát để phát sóng, thì xin thưa chỉ “vô loài” đối với tác giả bài viết kể trên thôi. Một tác giả, xin nói thẳng thừng, tôi chưa rõ thuộc loài nào, nhưng chắc chắn trăm phần là chưa thuộc loài được phỏng vấn, được chụp ảnh.
 
Một ông bầu sô tuyên bố khi được hỏi: “Tôi nghĩ chuyện ca nghệ sĩ ở đây về Việt Nam hát, được đón tiếp nồng hậu thì điều đó chứng tỏ chúng ta là người chiến thắng... Văn hoá không biên giới, âm nhạc chỉ đơn thuần là nghệ thuật, không có xu hướng chính trị gì cả...”
 
Những nhận định rất thú vị... rất đơn thuần nghệ thuật. Không xu hướng chính trị “nhạc phản chiến”, ca khúc “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người”? Chỉ xin kể hai trường hợp dễ nhận thấy nhất.
Người chiến thắng. Được đón tiếp nồng hậu. Văn hoá không biên giới. Tôi thấy thật không cần chứng minh ngược lại, mất thì giờ của tôi, mất thì giờ của độc giả. Chỉ xin nói vắn tắt: Không biên giới khi vẫn còn phân chia trong ngoài, được đón tiếp nồng hậu bởi những ai sau hơn một thập niên dọ đường hay xin xỏ, các ca khúc dự định trình diễn phải nộp danh sách trước để kiểm duyệt.
 
Một bầu sô khác tuyên bố nửa nạc nửa mỡ, hai phải: “Tôi thất vọng vì không ngờ ca sĩ Khánh Ly đã không giữ lời khi trước đây bà nói ‘Không về Việt Nam hát khi đất nước còn cộng sản’. Dẫu sao chị tuổi cũng đã cao, ước vọng về Việt Nam hát cho trên 80 triệu đồng bào là nỗi khắc khoải của bà, cho dù về đó hát chỉ một lần rồi thôi...”
 
Bốn hay năm vị bầu sô được hỏi ý kiến về việc Khánh Ly về nước hát chỉ có vị đầu tiên (âm nhạc chỉ đơn thuần là nghệ thuật) có ý kiến minh bạch. Các vị còn lại tuy “không có ý kiến” nhưng đều đồng thanh ca Khánh Ly về nước hát thì... ô kê.
 
Tôi thử hình dung trên 80 triệu đồng bào ngồi xem (tôi nhấn mạnh) trong một rạp hát trong một đêm hát duy nhất. Vấn đề và câu hỏi cần được đặt ra ở đây là khán giả trong cái đêm hát đó là ai? Trước tiên là họ phải có tiền, con cái, vợ yêu, tình nhân của đại gia, của lãnh tụ, hoa hậu, siêu mẫu..., vân vân và vân vân..., chắc chắn sẽ di chuyển bằng “xế khủng” và chưng diện “hàng hiệu” để tới rạp hát vỗ tay hoan hô nhiệt liệt để tỏ ra mình thuộc giới thượng lưu, văn minh, sành điệu, tất nhiên sẽ rất tiêu biểu cho trên 80 triệu con rồng cháu tiên. Giá vé chắc sẽ không hạ, sẽ có giành giựt, bán chui, chợ đen chợ đỏ.
 
Nếu ước mơ của ca sĩ Khánh Ly lúc về chiều là hát “sống” cho trên 80 triệu đồng bào trong nước nghe, nghĩa là cả nước không phân biệt già trẻ bé lớn, giàu nghèo, thành thị thôn quê, để phục vụ nghệ thuật, phục vụ đồng bào, thì chí ít là bà và ban tổ chức cũng có thể chọn một cái stadium hay một bãi đất trống rộng như các festival nhạc rock của các ca sĩ Anh Pháp Mỹ, và hát miễn phí cho một số khán giả sẽ đông gấp bội, gấp mười lần khán giả trong một rạp hát. Và tại sao không ở lại hát nhiều lần? Vì chắc bà không cần tiền, di chuyển từ tỉnh này qua tỉnh nọ, hay chí ít là ba lần như vậy, ở Hà Nội, ở Huế, ở Sài Gòn - hay theo thứ tự Huế-Sàigòn-Hànội của ca khúc da vàng (phản chiến) vang vang một thời. Dù sao Huế cũng là quê hương của Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ “đồng cảm” với bà (lời Khánh Ly) mà bà muốn vinh danh một lần cuối qua tiếng hát của mình. Nếu độc mồm độc miệng thì có thể nói “bản cũ soạn lại”. Bản cũ của Sài Gòn trước 75, bản cũ của hải ngoại sau 75, nhưng bản mới cho những kẻ thừa tiền trong nước hiện nay, sính bỏ tiền ra sưu tập các thứ để bày biện trong phòng khách, phòng ngủ.
 
Không thể so sánh Khánh Ly với các ca sĩ khác, ngoài và trong, về ra, ở lại, hay ở luôn, khi họ được phép “giao lưu” văn hoá. Họ cũng nổi tiếng, họ cũng hát hay. Nhưng họ không phải là Khánh Ly. Không thể vơ đũa cả nắm, hay đồng hoá trong trường hợp này. Dù muốn dù không, do sự ngẫu nhiên hay do hoàn cảnh xã hội đưa đẩy, Khánh Ly là một hiện tượng, một biểu tượng của một thời kỳ, của một cuộc chiến, dù hoà bình đã đến, không những vẫn chưa lụn tàn, chưa nguôi, mà càng ngày càng thêm nóng bỏng.
 
Khi ra quân, chính Khánh Ly cũng dư biết rằng bà là một con thú hiếm, và hãnh diện tự hào về điều đó. Tiền cát-sê nếu không thật vĩ đại thì cũng phải thật dồi dào cho bõ công, cho xứng đáng với danh tiếng của mình. Dù món tiền đó Khánh Ly có thể sẽ không bỏ túi hết mà có thể sẽ chia bớt cho các hội từ thiện như bà đã làm nhiều lần ở hải ngoại, một hành động tôi rất khâm phục vô cùng và mong nó đã giúp ích được cho nhiều người trong cảnh khó khăn cần sự đùm bọc.
 
Trịnh Công Sơn đã chọn ở lại. Khánh Ly đã chọn ra đi. Ở xứ người lúc mới di tản, đồng tiền của cộng đồng đã tưới nước, nuôi dưõng tiếng hát Khánh Ly cho nó khỏi bị mai một. Các đồng nghiệp thiếu may mắn, không thoát thân được sau 75, như Thái Thanh, Lệ Thu... hoặc bị cấm hát, hoặc không muốn hát. Lúc còn ở trong nước, Lệ Thu cuối cùng vì chén cơm manh áo đã hát và thu bài “nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng... nếu là người tôi sẽ chết cho quê hương...”, một bài hát tuyên truyền của miền Bắc rỉ rả sau “giải phóng”, không đến nỗi tệ, không quá chói tai. Việc này khiến Khánh Ly đã bày tỏ sự bất bình của mình khi viết một bài về phòng trà/quán rượu Queen Bee Sài Gòn xưa, ca tụng Thái Thanh và Ngọc Minh, một ca sĩ bậc đàn chị vô hại, và một ca sĩ mới nổi tiếng, bạn thân nhưng ít nổi tiếng hơn mình. Khánh Ly, Lệ Thu lúc ấy (trước 75 trong nước) đang tranh ngôi nữ hoàng nhạc thời trang. Sau khi ra được hải ngoại mang theo những vết thương khó hàn gắn, Lệ Thu có được Khánh Ly mời hát chung, hoặc là để giúp đồng nghiệp, hay là với mục thương mại, tôi không rõ. Dù sao, khán giả mua vui, nếu mua “một mà được hai”, thì sẽ hể hả hơn. Sắc tài thế mấy đi nữa mà cứ solo mãi cuối cùng khán giả cũng phải chán. Trịnh Công Sơn thì đã bị/được miền Bắc lợi dụng trước và sau chiến tranh, lúc còn sống và sau khi chết. Nhưng từ “nội chiến” tới nay vẫn còn là điều cấm kỵ.
 
Bảo rằng ca sĩ hải ngoại về nước hát là một chiến thắng, vì họ mang theo sự tự do hay cái gì đó, là tự cao tự đại, nếu đó không phải là ngụy biện. Chiến thắng trong trường hợp này xin hiểu là chiến thắng chế độ. Cái chế độ hiện hữu thì nó đã tự coi, tự vỗ ngực xưng mình là kẻ chiến thắng độc nhất, vĩnh hằng, bất di bất dịch rồi. Cái mà nó muốn là số tiền đô mà khúc ruột ngàn dặm mang về. Vắt chanh xong nó sẽ bỏ vỏ.
 
Điều mà tôi thích ở Khánh Ly là tiếng hát “có hồn” của cô/bà ta. Khánh Ly “đồng cảm” với con người Trịnh Công Sơn và nhạc Trịnh Công Sơn. Có thể Khánh Ly hát chưa đúng theo nốt nhạc, như bà đã tâm sự, vì kém nhạc, vì tự học. Vài ca sĩ hải ngoại, và hầu hết ca sĩ trong nước bây giờ, theo thiển nghĩ của tôi, là họ cố rống, cố rung tiếng hát cho thật cao, để khoe khoang cái kỹ thuật điêu luyện của mình, mà họ lầm tưởng là tài năng. Ca sĩ trong nước hiện nay đều có học nhạc, được luyện giọng ở trường nhạc. Nhiều “nghệ sĩ nhân dân” đã về chiều, từng được cho sang Nga hay các nước cộng sản bạn để huấn luyện thêm tiếng hát. Hát nhạc nhẹ, nhạc buồn, nhạc tình mà sử dụng kỹ thuật hát nhạc ô pê ra tôi nghĩ là khó nghe. Nói tóm lại, Khánh Ly hát theo con tim, nên tiếng hát Khánh Ly không thể thay thế. Ca sĩ trong nước bây giờ thì chỉ là những cái “máy hát” không hồn, với kỹ thuật càng ngày càng thêm tinh vi.
 
Nhạc Trịnh Công Sơn, tiếng hát Khánh Ly là nỗi đau khổ, trong xã hội cũng như trong tình yêu, âm vọng của “nỗi buồn chiến tranh”. Nhưng “nỗi buồn hoà bình” thì chính Trịnh Công Sơn cũng không bậm tâm, dù nó có thể đã sâu đậm hơn cả nỗi đau chiến tranh rồi. Khánh Ly “ăn mày quá khứ” sống trong dĩ vãng, điều đó chẳng khó hiểu, chẳng đáng trách. Nhưng về nước, Khánh Ly ít nhất cũng phải bày tỏ chút ít mối quan tâm về “nỗi buồn hoà binh” chứ, bằng thái độ, hay bằng ám chỉ, nếu không trong hành vi, thì cũng phải qua tiếng hát. Một trong những hành vi tỏ ngầm thái độ ấy là mặc chiếc áo dài đen, đeo vòng cổ thánh giá, không đeo hoa tai, chuỗi ngọc, vòng cẩm thạch, để tiếp tục “để tang” trên phương diện hình thức cho các nạn nhân của chiến tranh và hoà bình, như tôi đã gợi ý trong một bài đối thoại trước đây. Tiếng hát Khánh Ly đã “để tang” cho đất nước trong thời khói lửa, theo lời giới thiệu trong một băng cassette cũ, bán tại Sài Gòn. Khánh Ly về nước có dám hát, có được cho phép hát “Huế Hà Nội ôi quê hương ta sao vẫn lầm than” hay không? Không thể viện cớ đứng bên lề chính trị, vì cặp đôi Khánh Ly-Trịnh Công Sơn dù muốn dù không đã dính líu tới chính trị. Bom đạn thời chiến tranh và bom đạn của chế độ thời hoà bình chí ít là cũng ngang bằng nhau. Bom đạn chiến tranh đốt phá xóm làng. Bom đạn khách sạn, sân gôn, xa lộ, cưỡng chế đã và đang tiêu diệt ruộng đồng khắp nước. Tôi có viết trong trang “thơ bất tận” của tôi, chưa được trình làng bốn câu vần vè sau đây:
 
khách sạn với sân gôn
tượng đài ngộp bóng cờ
xế khủng và xeo phôn
quê giàu thêm xác xơ
 
Sau đêm 9 tháng Năm, sau đêm hát duy nhất của Khánh Ly ở Hà Nội, xin hỏi trên 80 triệu “đồng bào” của Khánh Ly hay của ông bầu sô đã kể trên, có hạnh phúc hơn không? Khán thính giả ưu tú của Khánh Ly trong đêm hát kia chắc sẽ không được 1 phần trăm của 1 phần trăm của trên 80 triệu dân Việt hiện nay.
 
Khánh Ly về nước hát, hay không về, là chuyện ngoài thẩm quyền của cá nhân tôi, và tôi thật tình không bận tâm. Tôi đã dứt khoát với tiếng hát Khánh Ly và nhạc Trịnh Công Sơn từ lâu rồi. Tôi viết bài này là chỉ trong tinh thần thuần tranh cãi mà thôi. Nếu không có những tiếng nói, những bài viết thảy đều bênh vực về ngày trở về của Khánh Ly, viện lý kia lẽ nọ, thì sẽ không có bài viết này. Viết để cho có thêm ý kiến, có đối thoại hai chiều hầu rộng đường luận.
 
Vài nhạc sĩ sau nhiều lần cố gắng nhưng không trốn thoát, và đã bị bắt lại, thất nghiệp, ngày càng sa sút, vô gia cư, lang thang cô độc cho tới cuối đời. Đó là chưa kế thêm vài tiểu thuyết gia nổi tiếng của miền Nam trước 75 bị chế độ kỳ thị, rẻ rúng, không cho viết, kiếm sống qua ngày bằng cách bán thuốc lá lẻ từng điếu một, trong thời kỳ còn bao cấp. Quan niệm nghệ thuật, văn chương, âm nhạc không biên giới, thuần nghệ thuật ơi, hãy đi chỗ khác coi ta có mặt ở đó hay không.
 
Phạm Duy về nước sống được vài năm, mong tiếng tăm mình thêm lẫy lừng với “đồng bào”, nhưng thật ra chỉ bị mất thêm vài cái lông đã thưa thớt. Vẫn là cái ego to tổ bố già của một kẻ rất chú trọng đến cái bề ngoài “nghệ sĩ với cây đàn hát rong trên con đường cái quan” phục vụ nghệ thuật và phục vụ đồng bào. Nhiều bài hát của Phạm Duy tới nay vẫn còn bị cấm. Viết 10 bài tục ca “vì thấy những cái xấu xa và đồi trụy của xã hội miền Nam lúc đó” (trước 75). Nhưng khi trở về nước được nhìn tận mắt, nghe tận tai, thì bỗng dưng “cánh chim bỏ xứ” oang oang ngày nào lại theo “triết lý 3 con khỉ”, tự bịt mắt bịt tai bịt miệng. Có nhiều khi đời nghệ sĩ (danh thơm) chóng tàn vì... bắt cá hai tay. Và hai lần. Cuối đời, hứng cảm đã khô cạn, tìm cách núp bóng Nguyễn Du mong được chút thơm lây. Nhưng có ai hát, có ai nghe, những bài Kiều phổ nhạc? Tính chơi khôn nhưng lại hoá dại. Câu thơ lục bát Kiều tự nó đã có nhạc điệu “buồn rưng rưng cuối đường của một ngày” (Thanh Tâm Tuyền) rồi.
Em còn nhớ hay em đã quên?

CÒN GẶP NHAU


Nhạc : Võ Tá Hân
Thơ : Tôn Nữ Hỷ Khương
Ca sĩ : Hoàng Quân
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời

Còn gặp nhau thì hãy cứ thương
Tình người muôn thuở vẫn còn vương
Chắt chiu một chút tình thương ấy 
Gửi khắp muôn phương vạn nẻo đường

Còn gặp nhau thì hãy cứ chơi
Bao nhiêu thú vị ở trên đời
Vui chơi trong ý tình cao nhã
Cuộc sống càng thêm nét tuyệt vời

Còn gặp nhau thì hãy cứ cười
Cho tình thêm thắm, ý thêm tươi
Cho hương thêm ngát, đời thêm vị
Cho đẹp lòng tất cả mọi người

Còn gặp nhau thì hãy cứ say
Say tình, say nghĩa bấy lâu nay
Say thơ, say nhạc, say bè bạn
Quên cả không gian lẫn tháng ngày

Còn gặp nhau thì hãy cứ chào
Giữa miền đất rộng với trời cao
Vui câu nhân nghĩa, tròn sau trước
Lấy chữ chân tình gửi tặng nhau

Còn gặp nhau thì hãy cứ đi
Đi tìm chân lý - lẽ huyền vi
An nhiên tự tại - lòng thanh thản
Đời sống tâm linh thật diệu kỳ



TAI NẠN NGHỀ NGHIỆP



Paris co gì lạ không em?




 


Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Gia tài của vợ




Ca sĩ Don Hồ nói 'không' với 'Made in China'





Đã quyết định tẩy chay, không mua bất cứ hàng hoá "Made In China" nào từ 3, 4 năm trước. Khi ấy hùng hồn biên status lên như thế, rồi bị một vài người nào đó tự trong nước Việt mắng xa xả vào mặt. Bị nói gì gì lâu quá mình không còn nhớ, nhưng đại khái là... bênh vực anh China hàng xóm láng giềng ghê lắm cơ...

Nói chi thì kệ, mình vẫn tiếp tục không ủng hộ!

Cần mua bất cứ thứ gì cho dù lớn nhỏ, rẻ mắc, đồ ăn-đồ dùng, cũng chịu khó bỏ thêm chút thời gian ra đọc tìm xuất xứ trên hộp, trên bao bìa. Thấy "Made In China" hay "Made In PRC (People's Republic of China)" là bỏ ngay xuống, là dẹp ngay qua một bên. Đã thế còn đi ra ngoài kiếm người quản lý để "thèo lẻo": "Tui cần mua 'đồ này đồ này' nhưng không mua đồ xuất xứ từ China vì chất lượng... kém, chẳng bền! Chỉ cho tui món này nhưng 'làm' từ nơi khác đi thì tui sẽ mua ngay." Và cứ thế mà bền bỉ mình ên làm tự ấy tới chừ...

Một người thì tiếng nói chẳng ai thèm nghe. Nhưng thử cả trăm ngàn người, cả bao triệu người Việt ở ngoại quốc cùng làm, cùng lên tiếng tẩy chay hàng "Made In China" ở tất cả các tiệm vòng quanh nơi mình cư ngụ thì "cấp trên" của các tiệm rồi cũng sẽ nghe tới, cũng sẽ bị nhức đầu, bị hoang mang, sợ mất khách mà kiếm nguồn khác hơn "China" mà nhập vào bán không?

Chẳng biết làm thế có đi đến đâu xa hơn không? Một sớm một chiều chắc chẳng kết quả, nhưng kiên nhẫn lâu dài thì có thể lắm chứ, kiến nhỏ xíu thế tha lâu cũng còn đầy tổ mà.
Không làm được chuyện lớn hơn thì ta bắt đầu bằng chuyện nhỏ rồi hy vọng góp gió thành bão. Còn đỡ hơn là "chả làm gì", ngồi nhà gõ gõ bàn phím mắng suông, la hoảng rồi xong xuôi... tắt máy, tắt đèn trùm chăn đi ngủ...

Và như thế ít ra lòng sẽ tránh được cái băn khoăn thắc mắc "Không biết mình có từng đã góp phần cho anh hàng xóm hung hăng đóng tàu chiến, xây dàn khoan kéo lòng vòng ngoài biển khơi?"
Và sẵn, hơi trớt quớt tí nhưng xin tuyên bố luôn:

Cái tên của món "Thịt Kho Tàu" mà mình mê từ bé tới giờ, cả gia đình quen gọi tự bao năm nay, xin được khai tử và trân trọng đổi thành "Thịt Kho Hột Zịt" hay "Thịt Kho Hột Gà" bắt đầu từ lúc này nha!
 

Hợp Ca Hội Nghị Diên Hồng








Nổi lọan ở Bình Dương

 

CÔNG NHÂN CỦA CÔNG TY TRUNG QUỐC ĐỒNG LOẠT NGHỈ VIỆC, TẨY CHAY

 
 
HẰNG NGHÌN NGƯỜI CHỐNG TRUNG QUỐC TẠI BÌNH DƯƠNG, NHIỀU CƠ SỞ , HÀNG QUÁN TRUNG QUỐC BỊ ĐẬP PHÁ
 
 

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

MỘT BÀI THƠ HAY (được phóng dịch phía dưới)


Nominated by UN as the best Poem Written by an African Kid
When I born, I black
When I grow up, I black :
When I go in Sun, I black
When I scared, I black
When I sick, I black
And when I die, I still black

And you white fellow
When you born, you pink
When you grow up, you white
When you go in sun, you red
When you cold, you blue
When you scared, you yellow
When you sick, you green
And when you die, you grey
And you calling me colored??

Bài thơ được tổ chức UN bình chọn là bài thơ hay nhất . Bài thơ được viết bởi một đứa bé Châu Phi
 
 
Khi tôi sinh ra, tôi màu đen
Khi tôi lớn lên, tôi màu đen
Khi tôi đi dưới mặt trời, tôi màu đen
Khi tôi sợ, tôi màu đen
Khi tôi đau, tôi màu đen
Và khi tôi chết, tôi cũng màu đen
.
Anh nói rằng anh trắng
Khi anh sinh ra, anh màu hồng
Khi anh lớn lên, anh màu trắng
Khi anh đi dưới mặt trời, anh màu đỏ
Khi anh lạnh, anh màu xanh
Khi anh sợ, anh màu vàng
Khi anh đau, anh màu tái (lục)
Và khi anh chết, anh màu xám
Và tại sao anh lại nói tôi là da màu !
 

Cameraman NV Hòang gửi video clip thu hình bửa tiệc nhẹ ngày thứ hai 12/5/2014 tổ chức tại nhà Thạnh (gần chợ bà Chiểu, Q. Bình Thạnh, TpHCM) nhân dịp Dũng Nha Trang thăm bạn hiền tại Sài Gòn






Thạnh đi chợ và nấu bếp có thêm món Mắm cá trèng, bún và rau… Tiệc đãi với chai rượu tên gọi là “Suối Tiên Đệ Nhất Tửu”. Giới thiệu bạn Rượu này dành cho đãi khách VIP ở TPHCM (Chỉ sản xuất và bán duy nhất tại Khu Du Lịch Suối Tiên, Xa lộ Biên Hòa, Quận 9, TPHCM với giá tiền khoãng 800.000đ/chai 65cc, 800.000/22.000 = 36 US dollars, bằng giá chai rượu Hennessy bán ở chợ VN tại Cali.  Xịn thật !)


Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Tiệc hội ngộ nhóm anh em Khóa 1 tại nhà Thạnh ở Saigon vào ngày 11 tháng 5 năm 2014



Từ trái : Lâm, Dũng, thầy Tốt, Hoàng, và Thạnh

Saigon nóng dữ hén? Nhưng, không sao, vui thôi mà ! Dô thêm một cái nửa đi !

Đến với Đức Mẹ ‘Măng Đen’ (Mẹ của núi rừng đại ngàn Tây Nguyên) -- Phượng Vũ . Thân tặng Dũng hai bài viết về Nha Trang và bài viết này. Mong bạn nhiều niềm vui.




Sáng hôm sau, A nhắc tôi chuẩn bị kỹ lưỡng vì trên đó là vùng đồi núi nên rất lạnh. Tôi mặc áo ấm, ngoài khoác thêm chiếc áo Jacket dày có mũ che đầu, khăn len dày quấn cổ. Bên ngoài đội thêm cái nón có khăn che cổ và cả mặt, chỉ còn chừa 2 con mắt để mang kính mát. Khi cài giùm dây nón bảo hiểm, đội ngoài cùng, em gái A cười bảo:

- Bây giờ trông chị “kín mít” giống mấy bà Hồi giáo (Bin Ladin) đi khủng bố, không ai nhận diện nổi.
- Đâu cần ai “nhận diện”, chỉ cần Đức Mẹ “nhận diện” là đủ rồi! Tôi sẽ cầu nguyện theo ý nguyện của mỗi người trong nhà.
- Chị chưa cần cầu nguyện, từ hôm có chị ra, chị A em vui vẻ cuời nói nhiều hơn là em đủ thấy vui rồi.
Sau khi máng thêm túi đồ ăn (bắp luộc, chuối) vào xe, phòng hờ khi hữu sự, chúng tôi lên đường sớm. Đường đi hôm nay tốt hơn hôm qua đi Pleiku, hai bên đường là những buôn làng người dân tộc, gió thổi ù ù bên tai như tiếng đàn thiên nhiên của rừng núi đại ngàn. Tôi thích nhất là khi đi ngang những khu đồi núi hoang vu, nhìn những cụm lau sậy cao, trắng nuốt, uốn theo chiều gió lung lay!
Những bông sậy long đong rời ra, rồi tình cờ kết lại thành chùm xoay tròn là là trên mặt đất, khiến tôi chợt nhớ tới đoạn văn của Nguyễn Ngọc Tư viết về nó:
“... thấy buồn, chúng nhỏ nhoi đến mắt thường nhìn còn khó, mà biết tìm kiếm và quấn quít thương nhau, mà mấy bạn mình cũng long đong xứ khác lại không thèm ngó mặt mình, mà chính mình cũng đang muốn tránh xa người.”

...Tha thiết sống, bất chấp yêu ghét, lau sậy cũng trổ bông. Bông cũng không níu kéo bất cứ cái nhìn nào. Bông lau sậy đẹp nhất là lúc đang tàn, lúc đang phai. Dường như có vài thứ giống vậy, như mùa thu, pháo hoa, giao thừa, tiếng chuông chùa... lúc đẹp là lúc mất. Chẳng hiểu đẹp để mất hay vì biết sẽ mất nên đẹp?”
Đang chạy, tôi bỗng thấy nổi lên hình ảnh một ngôi thánh đuờng uy nghi quá đẹp, nhất là kiểu dáng nhà Rông ngay ở mặt truớc nhà thờ, chúng tôi bèn dừng lại ghé thăm. Đó là giáo xứ Kon Xơm Luh, ngôi nhà thờ cao rộng, hai cánh cửa gỗ to vào nhà thờ, được khắc bảng 8 mối Phúc thật bằng hai thứ tiếng Việt và Tây Nguyên, mỗi thứ tiếng ở mỗi bên cánh cửa gỗ. Nhà thờ không mở cửa nên không vào được bên trong, chung quanh nhà thờ đất rộng mênh mông.
Tôi hỏi thăm, anh T cho biết đường lên Măng Đen còn xa, mới đi được nửa đường, sẵn dịp ngừng xe, tôi muốn đi toilet cho chắc ăn, vì sáng trước khi đi uống nước hơi nhiều, nhưng đi vòng quanh nhà thờ tìm hoài chẳng thấy. May quá có 3 chị người Thượng địu con sau lưng đang đi tới, tôi bèn hỏi thăm:
- Làm ơn chỉ giùm chỗ đi toilet.
Tôi phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần chữ toilet, cuối cùng họ cũng hiểu! Một chị hỏi lại tôi :
- Mắc cái lớn hay cái nhỏ?
Tôi chợt hiểu và trả lời ngay: “Cái nhỏ”.
Họ cười và đưa tay chỉ bao quát chung quanh: “Cái nhỏ thì mênh mông, chỗ nào chẳng được” rồi bỏ đi. Thì ra cuộc sống họ thật đơn sơ, chẳng nhiêu khê như những người “văn minh” phố thị chúng ta
Rời huyện Kơn Rẫy, chúng tôi bắt đầu đi vào huyện Kon Plong, càng lên cao, gió càng lạnh. Nhìn cảnh núi liền núi bên đường đi, tôi mới cảm nghiệm hết được hình ảnh trong một bài hát của TCS. Có đoạn, các công nhân đang khai thác núi đất đỏ, nhờ vậy tôi mới khám phá ra có 2 loại núi: núi đá và núi đất. Từ trước tới nay tôi cứ nghĩ hễ núi thì phải là núi đá, đúng là “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Trước khi lên đến Đức Mẹ Măng Đen, chúng tôi phải vượt qua đèo Măng Đen ngoằn ngoèo, cong queo dài hơn 10 cây số. Càng lên cao, tôi càng thấm cái lạnh của “gió núi”, lạnh run thấu xương, mặc dù tôi đã “bọc” mấy lớp rất kỹ, hai bàn tay tôi cóng lại muốn hóa đá, vì ỷ y không mang theo bao tay. Hết đoạn đèo, kìa xa xa hình dáng Đức Mẹ nhỏ xíu đã hiện ra trên ngọn đồi giữa rừng thông lộng gió, với đại ngàn mênh mông chung quanh
Lịch sử Đức Mẹ Măng Đen
Măng Đen là tên một làng dân tộc bình thường như bao làng dân tộc khác của núi rừng Tây Nguyên. Nó nằm trên đỉnh Trường Sơn, giao điểm giữa Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây, vị trí cao hơn mặt nước biển 1200m.
Vào năm 1971, Linh Mục tuyên úy Giuse Phạm Minh Công được giao nhiệm vụ chăm sóc đời sống tinh thần cho quân nhân tiền đồn Măng đen. Thời đó, Măng đen là vùng chiến sự ác liệt, mọi người luôn ở trong tình trạng căng thẳng giữa cái sống và cái chết! Có một cha bạn tặng cho cha Công một bức tượng đức Mẹ Fatima cao hơn 1 mét, cha Công nghĩ các quân nhân nơi đây cần một nơi cầu nguyện để nâng đỡ tinh thần trong lúc nguy nan khốn khó, nên quyết định dựng tượng Đức Mẹ tại đây. Thế là các quân nhân bèn đi tìm và nhặt những hòn đá to và đẹp nhất về làm bệ và dựng lên tượng đài Đức Mẹ để làm chỗ cầu nguyện và nương tựa cho đời sống tâm linh.
Năm 1974, chiến tranh càng lúc càng ác liệt, các quân nhân được lệnh rút đi, rồi sau biến cố 1975, tượng đài Đức Mẹ bị lãng quên, mọi người tưởng tượng đài đã bị hủy hoại theo chiến tranh. Nhưng không, Mẹ vẫn đứng đó thầm lặng chờ đợi một ngày đoàn con sẽ trở về bên Mẹ.
Năm 1987, Măng Đen hồi sinh do những người từ miền Bắc vào khai khẩn lập khu kinh tế mới. Một lần đi khai rẫy, chị Hương (ngoại đạo, quê ở Hà Tĩnh) đã phát hiện ra tượng Mẹ vẫn còn nguyên vẹn. Sau đó thỉnh thoảng chị vẫn ghé thăm tượng đài, làm cỏ chung quanh... Đến năm 2002 một lần ghé thăm, chị ngạc nhiên khi thấy Đức Mẹ bị mất đầu và mất cả hai tay. Thật là đau xót khi Mẹ đứng đó trong thinh lặng, không làm tổn hại ai, ngược lại còn phù giúp những ai đến khấn xin cùng Mẹ, nhưng vẫn bị người ta cam tâm xúc phạm và phá hoại.
Năm 2002, huyện Kon Plong được thành lập, người ta muốn mở đường và nới rộng quốc lộ 24 nối liền với Mộ Đức -Quảng Ngãi. Khi 3 xe ủi đất tiến lên san bằng khu đồi để mở đường thì bỗng nhiên tất cả 3 xe đều bị khựng lại, không thể nhúc nhích, dù đã thử đi thử lại nhiều lần. Họ liền xuống xe đi lên phía trước để tìm hiểu thì khám phá ra tượng đài Mẹ, họ liền báo cáo với cấp trên. Sau đó khi biết rằng không có cách gì có thể san bằng khu tượng đài Đức Mẹ được, họ bèn phải thay đổi bản vẽ, để làm đường cong tránh khu tượng đài.
Năm 2005, anh Lê văn Hoàng, một công nhân Công Giáo làm việc cho nông trường, cùng hai người bạn khi biết tin về tình trạng “khiếm khuyết” của tượng Mẹ, bèn xin xi măng và cát để đắp lại đầu và 2 bàn tay Đức Mẹ (nhưng sau này 2 bàn tay lại bị đập phá một lần nữa). Sau khi “tôn tạo” lại tượng Đức Mẹ, 3 anh đã bị công an bắt tạm giam 3 ngày vì “dám làm một việc chưa được cho phép”, rồi thời gian tiếp theo họ thường xuyên bị công an mời lên điều tra, hạch hỏi làm khó dễ, nên các anh phải rút về quê để được yên ổn làm ăn.
Gương mặt Đức Mẹ do anh tạo ra, không đẹp như những gương mặt Đức Mẹ xinh đẹp ở các trung tâm hành hương khác. Có lẽ ý Mẹ muốn mượn tay 1 người thợ không chuyên phục chế gương mặt Mẹ, một gương mặt sầu bi, mà nhiều người cho rằng mang đầy nét đau khổ chịu đựng của người phụ nữ Việt Nam trải dài qua bao năm tháng từ thời chiến tới thời bình.
Mẹ là Mẹ của những người đau khổ khốn cùng, trái tim Mẹ luôn mở ra để ôm ấp những ai sầu khổ chạy đến với Mẹ. Từ đó tiếng đồn Đức Mẹ linh thiêng lan tỏa ra khắp nơi, mọi người không phân biệt Kinh - Thượng và Lương - Giáo kéo đến khấn xin cùng Đức Mẹ, và được Đức Mẹ linh thiêng nhậm lời, nhất là với những người ngoại đạo và nghèo khổ.
Năm 2007 Đức Giám Mục Giáo phận Kon Tum và hơn 2000 người (Kinh - Thượng) từ các nơi xa xôi (Gia Lai, Nha Trang, Xuân Lộc...) cùng hành hương đến viếng Đức Mẹ và chính thức thành lập Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Măng Đen. Từ đó hằng năm, sau 8/12 lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời, ngày 9/12 là cuộc hẹn hằng năm mọi người cùng hành hương tìm về kính viếng Đức Mẹ Măng Đen
 
Năm 2008 Sứ thần Tòa Thánh đến viếng Đức Mẹ Măng Đen, ngài nhắc nhở mọi người: “Tượng đức Mẹ thiếu bàn tay, ý Đức Mẹ muốn chúng ta là bàn tay nối dài của Đức Mẹ để giúp đỡ những người khốn khó, bị bỏ rơi . “Hãy cho Mẹ mượn đôi tay” để nâng đỡ những người sắc tộc, những người tật nguyền đau khổ chung quanh ta...”

Sau cuộc viếng thăm và hội ý với Sứ thần Tòa Thánh, Tòa Giám Mục Kon Tum quyết định từ nay chọn ngày kính Đức Mẹ Sầu Bi ( 15/9) để làm ngày hành hương hằng năm đến kính viếng Đức Mẹ và đặt tên là “Trung Tâm Hành Hương Mẹ Sầu Bi Măng Đen.”

Leo lên đến nơi tượng đài Đức Mẹ, điều đầu tiên đập mắt tôi là hằng mấy trăm ghế đá “Tạ Ơn” la liệt chung quanh tượng đài Đức Mẹ (nên nhớ đây là nơi núi đồi cao, nhiều xa xôi cách trở, do đó mang được chiếc ghế đá nặng lên tận nơi đây, không phải là điều dễ dàng như ở vùng xuôi). Còn những bảng đá “Tạ Ơn” khắc cả tên vợ, chồng thì nhiều vô số không thể nào đếm hết! Nghe nói phần lớn từ những người ngoại đạo, đã có lòng tin tưởng khấn xin Mẹ giúp đỡ trong cơn ngặt nghèo, khốn khó. Tất cả những điều này nói lên sự linh thiêng của Đức Mẹ biết là dường nào!

Mẹ vẫn đứng đó nhỏ bé, khiêm cung giữa vô số những chậu hoa tươi đủ loại, với sắc vàng tươi thắm, mà mọi người mang lên đây đặt chung quanh để bày tỏ lòng tôn kính Đức Mẹ. Tôi đọc được bài thơ dài khắc chữ vàng nổi trên một bảng đá đen to, dựng bên hàng rào:

“Con vừa ở dưới xuôi lên,
Rét run chờ nhóm lửa đêm ngủ rừng
Nghẹn ngào đôi mắt rưng rưng
Lệ vui hay giọt lệ mừng, lệ thuơng...
Mẹ về ngự giũa mênh mông
Âm vang rừng núi tiếng cồng, tiếng chiêng
Lạy ơn Đức Mẹ Măng Đen
Mẹ là Mẹ của Tây Nguyên Đại Ngàn...”

Lời thơ đọc lên lúc này nghe sao hợp cảnh, hợp tình đến thế!

Tôi lấy từ trong giỏ ra một chậu hoa xương rồng, nhỏ bé xinh tươi của một học sinh cũ vừa mới tặng tôi ngay trước khi đi Kon tum. Tôi cất công gìn giữ mang từ Saigòn lên đây để kính dâng Đức Mẹ. Có thể chậu hoa xương rồng này sẽ phù hợp với khí hậu đại ngàn Tây Nguyên và tồn tại được lâu hơn những loại hoa tươi khác. Tuy là ngày thường, nhưng vẫn liên tục có khách hành hương từ các nơi xa đến kính viếng Đức Mẹ, thắp nhang, đọc kinh, cầu nguyện.

“Măng Đen là đâu? mà bao đôi mắt dõi tìm
Vì Mẹ ở đó, thầm ủi an ai đó khổ đau lầm than…”

Sau khi đọc kinh, khấn nguyện, tôi đến một căn lều nhỏ gần đó để mua một số dĩa VCD về Đức Mẹ Măng Đen, và CD thánh ca. Nhân cơ hội đó, hỏi thăm bà bán hàng về lịch sử Đức Mẹ Măng đen vì bà là cư dân địa phương ở đây.

Trên đuờng về, tôi quan sát thấy Măng Đen có nhiều biệt thự xinh xắn, nhiều hotel, nhà hàng để phục vụ cho khu du lịch sinh thái, vì nơi đây đuợc xem là Đà Lạt thứ hai. Nhưng tôi thấy không khí vắng vẻ, còn nhiều ngôi nhà, biệt thự xây dở dang hoặc bỏ trống. Có lẽ tất cả sẽ trôi vào quên lãng, nếu không có sự hiện diện của Đức Mẹ, dù con người đã bỏ hết công sức đầu tư vào nó. Có thể vì ý thức được điều này nên năm 2013 chính quyền đã đồng ý cấp 10 hecta rừng để giáo phận Kon Tum xây dựng “Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Sầu Bi Măng Đen”. Đức Giám Mục Hoàng Đức Oanh đang cần sự hỗ trợ của mọi người ở mọi nơi để có thể tiến hành xây dựng công trình lớn này. Một công trình tôn vinh Đức Mẹ đứng vững giữa đại ngàn Tây Nguyên, dù gắp bao nhiêu gian nguy, hiểm độc, để tiếp tục phù trì đoàn con cái Mẹ

Nghe nói khu du lịch sinh thái ở đây rất đẹp, người ta mang về trồng những loại hoa đặc trưng của Đà Lạt, vì khí hậu cũng tuong tự, nên chúng tôi ghé vào thăm cho biết, và quả là lời đồn không sai! Vừa mới quanh vào vùng hồ Dak Long, tôi đã bị hớp hồn vì những cây Mimosa to, hoa vàng rực cả một khung trời, mà trước đây tôi nghĩ nó chỉ có ở Đà Lạt. Dọc theo bờ hồ là những cây hoa Đào màu hồng phấn tỏa nét đẹp nhẹ nhàng, duyên dáng soi mình bên hồ nước trong veo, tạo cho người ngắm một cảm giác bình yên, nhẹ nhàng trong một không gian thiên nhiên tươi mát:

“Bình yên để đóa hoa ra chào
Bình yên không ngờ
Lòng ta se sẻ hát câu Bình yên”

Đi một vòng quanh hồ Dak Long, khi trở ra hướng khác, tôi sững sờ thấy trước mặt một nhà sàn cao là một cây hoa Đào nở rực đỏ một màu hồng xác pháo tưng bừng. Ôi chao! Vẻ đẹp huy hoàng của nó khiến tôi cầm lòng không đặng, phải xuống xe để chụp hình. Vì trước đó tôi đã “bao bọc” nhiều lớp cẩn thận để tránh lạnh trên đường về, nên rất ngại ngần khi phải “cởi tháo” nó ra! Đúng là vẻ đẹp thiên nhiên có sức thu hút mạnh mẽ tuyệt vời, thật là “kỳ công của tạo hóa”. Tạ ơn Chúa vì đồi nương, núi rừng đẹp xinh, vì những bông hoa tươi thắm rực rỡ sắc màu mà con được chiêm ngưỡng hôm nay!

Về tới Kon Tum, sau khi ăn trưa anh T đề nghị đưa tôi đi thăm Cầu Treo của Kon Tum, sau đó đi thăm một “buôn” người Thượng gần đó cho biết! Thật là hiếm hoi khi có một “thiện nguyện viên” nhiệt tình và hăng hái như anh T, Chúa sẽ trả công cho anh.

Đường vào “buôn” nhỏ cũng có những căn nhà sàn xinh đẹp chắc chắn và cũng có những nhà sàn xiêu vẹo sắp đổ, nhưng họ vẫn sống thanh bình với nhau. Đặc biệt là trên con đường nhỏ chạy giữa làng, tôi thấy trẻ con chạy chơi với đàn gà mẹ lẫn gà con cùng các con chó, và lạ là cả những chú heo mọi cũng lon ton chạy khắp xóm. Tôi thắc mắc là sao họ để những chú heo mọi chạy lung tung khắp nơi mà không sợ bị mất? Vì dân trong làng sống rất trung thực, không ai lấy của ai bao giờ. Nhà của họ không cần đóng cửa

Bên đường có con heo mẹ đang nằm cho một bầy 10 con heo con bú. Tôi phải dừng lại xuống xe chụp hình, heo mẹ bèn đủng đỉnh đứng dậy, đàn heo con lúp xúp chạy theo và rồi mẹ con thong thả dắt nhau đi dạo xóm. Nghe kể có nhà nuôi heo nái thả rông, tới kỳ sinh nở heo mẹ ủi vô bụi lang nào đó sinh 10 heo con, rồi nuôi con lớn. Sau phải có người đi tìm, chủ mới tới mang cả đàn heo mẹ lẫn con về!

Ngược lại ở phố thị “hở ra là mất” thậm chí còn bị giật cả trên tay. Như vậy không biết lối sống “văn minh tình người” của hai nền văn hóa quá khác biệt.

Thử hỏi “nhịp điệu” lối sống “tử tế tình người” bên nào cao hơn bên nào???

Cuối cùng trước khi về nhà, anh T đưa tôi ghé thăm Tòa Giám Mục Kon Tum, Vào đến sân là biết tòa giám mục của vùng Tây Nguyên, hình ảnh những chiếc gùi, những bình nước, nhà sàn, chiêng cồng... và cả con trâu rừng nằm bên vũng nước hiện điện đây đó trong sân trông rất mỹ thuật. Nhưng đặc biệt hơn hết vẫn là “Đức Mẹ Sơn Nữ” trông thật duyên dáng đứng ngay trước sân, nơi trang trọng nhất của Tòa giám mục. Mẹ mặc bộ váy của nàng sơn nữ, trán thắt dây tua, vai đeo gùi, tay bồng Chúa Jesu, cũng mặc áo em bé sắc tộc. Đúng là nền văn hóa Kitô hôm nay là nền văn hóa hội nhập và tan chảy trong nền văn hóa các dân tộc. Tôi chắp tay cầu nguyện trước Đức Mẹ sơn nữ, có chút bỡ ngỡ vì mới gặp lần đầu, nhưng Mẹ vẫn là Mẹ Maria của chúng con;

“Xin cám ơn Mẹ đã cho con một ngày hành hương tràn đầy viên mãn, được biết thêm về Mẹ với nhiều hình ảnh khác nhau! Đặc biệt cám ơn Mẹ đã dẫn đưa con tới chốn này, gặp được người tử tế giúp đỡ con trong chuyến hành hương tìm về với Mẹ Măng Đen hôm nay. Hình ảnh Mẹ Măng Đen cụt cả hai bàn tay nhắc nhở con phải luôn là “bàn tay nối dài” của Mẹ để đỡ nâng, giúp đỡ những ai cần đến con trong cuộc sống hằng ngày. Hình ảnh Mẹ Măng Đen kiên cường đứng vững, dù gặp bách hại hiểm nguy giúp con mạnh dạn dấn thân hơn mà không hề sợ sệt trước bất kỳ áp lực nào, để con luôn một niềm cậy trông:

“Khi con an vui, con dâng lên Mẹ,
Khi con cô đơn, xin dâng về Mẹ
Đời những gian truân, Mẹ sẽ ủi an
Trong khi âu lo, xin dâng lên Mẹ
Lời yêu con dâng một niềm phó thác...”

Kết thúc chuyến hành hương Măng Đen 1/2014
Phượng Vũ