khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

Người Ở Lại Biển Đông







Kê Minh Thập Sách







TÀ Ý, thơ Bắc Phong





chàng đến phòng mát-xa hé cửa
thấy nàng nằm phô những đường cong
tuyệt mỹ quá làm chàng ngơ ngẩn
muốn biến mình thành những hot stones



Chương trình “Ngày buồn Việt Nam” - thắp nến và cầu nguyện tưởng nhớ biến cố 30/4 tại Cabramatta, Sydney







Vùng biển Châu Á - Thái Bình Dương có thể sẽ không còn cá vào năm 2048




Trong cuộc khảo sát toàn diện các chủng loại động vật cảnh báo, tính đến năm 2100, có khả năng hơn phân nửa số loài chim và các loài động vật có vú ở Châu Phi sẽ biến mất, vùng biển Châu Á - Thái Bình Dương có thể ‘cạn’ cá trong vòng 30 năm tới.

Phúc trình của IPBES được trình bày tại một trong những hội nghị quan trọng về môi trường ở Colombia, sau hơn 3 năm làm việc của gần 600 nhà khoa học vào thứ Sáu ngày 23/3/2018.

Trong cuộc điều tra về sự đa dạng sinh học năm 2005, lời cảnh báo đã từng được nêu lên, nhấn mạnh việc cần phải có những hành động quyết liệt để ngăn chặn sự suy thoái nghiêm trọng trong thế giới động vật hoang dã.

Sẽ có 90% rặng san hô ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hứng chịu sự vôi hóa tính đến năm
2050, và Châu Phi sẽ mất đi lượng thực vật và hồ nước đáng kể, làm cho hệ sinh thái khu vực đó giảm hiệu quả đi 20-30% tính đến năm 2100.

Châu Âu và Trung Á có thể mất đi 1/3 lượng cá, trong khi đó phân nửa số động vật và thực vật trên cạn cũng dần biến mất. Trong khu vực châu Á, các nước có nền ngư nghiệp lớn có thể kể đến là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Nam Triều Tiên. Những vùng biển quanh các nước này đang phải chịu đựng tình trạng bị lạm dụng khai thác.

Tại Châu Âu, chỉ có 7% chủng loại động vật biển ở trong tình trạng ‘bảo tồn thuận lợi.’

Ở Châu Mỹ, quần thể các loài đã giảm đi 31% so với thời điểm khi người Châu Âu lần đầu tiên đặt chân đến khu vực này, và sẽ tiếp tục giảm khoảng 40% tính đến năm 2050.

Theo phúc trình, ô nhiễm, thay đổi khí hậu và việc khai phá rừng để làm đất nông nghiệp là những mối đe dọa chính đến môi trường tự nhiên.

Robert Watson, Chủ tịch Tổ chức Hợp tác Khoa học-Chính phủ Liên Chính phủ về Đa dạng sinh học và Dịch vụ Hệ sinh thái (Intergovernmental Science-Policy Platform on Biodiversity and Ecosystem Services - IPBES) chia sẻ, những phát hiện đã cho thấy được việc loài người đang “phá hoại chính tương lai của chúng ta”.

Ông còn nói thêm, “Sự đa dạng sinh học sẽ tiếp tục giảm đi tại khắp các khu vực trên toàn cầu.”

“Chúng ta đang mất dần rất nhiều chủng loại, chúng ta làm suy giảm hệ sinh thái…và nếu chúng ta cứ tiếp tục ‘kinh doanh như chẳng hề có gì xảy ra’, chúng ta sẽ còn mất đi nhiều hơn thế, và làm gia tăng tỉ lệ suy giảm đa dạng sinh học.”

Nhu cầu khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên sẽ tiếp tục tăng, kết quả cho sự tăng trưởng của nền kinh tế các nước, cũng như việc dân số thế giới sẽ liên tục tăng không ngừng tính đến năm 2050.

Thiên nhiên cung cấp cho loài người không chỉ chỗ ở, thức ăn, nguồn nước, năng lượng và khí hậu, đầy đủ để loài người có thể sinh tồn. Thế nhưng chúng ta chưa dành đủ sự quan tâm đến những vấn đề bảo tồn môi trường sống của mình, cũng như những lời kêu gọi của rất nhiều các nhà khoa học trên thế giới.

Các chính phủ, doanh nghiệp và mỗi cá nhân nên cân nhắc đến những tác hại từ chính hành động của mình lên môi trường tự nhiên, trước khi quyết định làm bất cứ dự án kinh doanh, khai thác nông nghiệp, đánh bắt thủy hải sản, vv…

Mỗi khu vực khác nhau đòi  hỏi những giải pháp khác nhau, tuy nhiên vẫn chưa muộn để chúng ta hành động.

“Chúng ta có thể ngăn chặn sự suy thoái này? Không. Vậy chúng ta có thể làm chậm nó hết mức có thể? Có,” ông Watson nói.

Phúc trình đã đưa ra các giải pháp như phục hồi các khu vực bị suy thoái, tạo ra nhiều khu bảo tồn hơn, cũng như xem xét lại các khoản trợ cấp dành cho các lĩnh vực khai thác nông nghiệp không bền vững.


Ủy hội Hoa kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế viết tắt là USCIRF sẽ ánh dấu 20 năm hoạt động bằng Hội nghị Thượng đỉnh ngày 18 tháng 4 tại thủ đô Washington Hoa kỳ, tại sự kiện nầy Việt Nam sẽ được nhắc đến một cách nổi bật.







Kelly Clarkson hát Catch My Breath







I Won't Let You Go







I'll Be Loving You Forever







Vicky Leandros hát Tango d'amour







Always & Forever







Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018

Hoàng Ngọc Tuấn KHÚC NGẪU HỨNG CHO TRƯỜNG CŨ







VN Tuần Qua, 14/4/2018







Facebook trả lời Thư ngỏ của giới Xã Hội Dân Sự Việt Nam - Tác giả Helena Lersch




Ngày 11 tháng Tư, 2018

Thân gửi Cô Nguyễn,

Chúng tôi cám ơn lá thư của cô. Ông Mark hiện thời đang ở Washington, nhưng có nhận lá thư này và nhờ tôi trả lời ngay.

Chúng tôi cam kết bảo vệ quyền hạn của người dùng Facebook tại Việt Nam, và cung cấp một nơi để người dùng có thể biểu đạt một cách tự do và an toàn.

Tiêu Chuẩn Cộng Đồng của chúng tôi đề ra những điều gì được và không được chấp nhận trên Facebook, nhằm khuyến khích việc biểu đạt và tạo ra một cộng đồng an toàn trên Facebook. Chúng tôi sẽ tháo gỡ những nội dung nào vi phạm các tiêu chuẩn này khi được thông báo.

Cũng có những lúc chúng tôi phải tháo gỡ hay chận không cho truy cập nội dung vì nó vi phạm luật pháp của một quốc gia nào đó, mặc dầu nội dung đó không vi phạm Tiêu Chuẩn Cộng Đồng của chúng tôi. Chúng tôi có một thủ tục xử lý đã quy định rõ, không có gì khác biệt cho Việt Nam so với trên thế giới. Tất cả yêu cầu tháo gỡ mà chúng tôi nhận được đều được xem xét có phù hợp pháp lý hay không. Chúng tôi yêu cầu giới chức nhà nước cung cấp lý do chi tiết dựa trên nền tảng pháp lý và dữ kiện, và chúng tôi không đồng ý nếu xét thấy không đủ lý do pháp lý hoặc yêu cầu quá bao quát hay mơ hồ. Chúng tôi có tường trình số lượng nội dung bị chận vì vi phạm luật pháp địa phương trong bản Báo Cáo Minh Bạch của chúng tôi.

Chúng tôi đang xem xét lý do tại sao mà những người ký tên trong thư ngỏ đã từng bị tháo gỡ nội dung và/hoặc tài khoản bị chận. Vào thời điểm này, chúng tôi xác nhận là chúng tôi chưa có biện pháp nào đối với các tài khoản này theo yêu cầu của chính quyền.

Chúng tôi muốn tiếp tục làm việc với các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam và trên thế giới để bảo vệ cộng đồng của chúng ta không bị chính quyền can thiệp không cần thiết hoặc quá mức.
Thân kính,

Helena LerschGiám Đốc Chính Sách của Facebook
 



Những người vận động dân chủ ở Việt Nam cáo buộc Facebook giúp chính quyền đàn áp những người bất đồng quan điểm







Linh Hồn Và Cõi Âm - Tác giả Bs Bùi Duy Tâm




Thứ tư, ngày 19 tháng một năm 2011

Người ta đã sinh ra thì tất sẽ chết. Nên mọi người đều rất quan tâm và đa số sợ chết. Do đó sinh ra các triết nhân và triết thuyết về cái chết, các thánh nhân và tôn giáo về thiên đàng, địa ngục, các mê tín dị đoan về ma quỷ. Chúng tôi cũng như mọi người thường suy nghĩ về Cái chết, về Linh hồn, về cõi đời sau khi chết, nhưng hơi nhiều hơn mọi người.

Tôi, Bùi Duy Tâm, sinh ra trong một gia đình ba đời theo Đạo Thiên Chúa, đã đọc Thánh Kinh (Cựu Ước và Tân Ước) ba lần, đi nhà thờ rất đều mỗi sáng chủ nhật cho đến năm 30 tuổi. Sau này làm bạn tâm giao với cố Linh mục Bửu Dưỡng và Hoà thượng Thích Mãn Giác, nên tôi có điều kiện đàm luận về Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo. Tôi đã được hiểu cái tinh túy của Lý Dịch và Đạo Nho với cố Bác sĩ Nguyễn Văn Ba. Tôi đã đọc rất kỹ các cuốn Tử Thư của Ai Cập và Tây Tạng cũng như nhiều sách khác cùng loại.

Tôi đã sang Ai Cập, Ấn Độ, Tây Tạng… để tìm hiểu thêm về Huyền Bí Học và Siêu Hình Học. Nhưng tất cả đều mù mờ về “Linh hồn” và “Cõi đời sau khi chết”. Không có đủ chứng cứ cụ thể có thể thuyết phục tôi. Tôi không chấp nhận các giáo điều của chính trị và tôn giáo. Tôi không yên tâm với tín ngưỡng và chán ngấy các loại sách viết huyên thuyên xích đế chẳng có gì cụ thể. Tôi trở thành một người theo phái bất khả tri: “Con người nhận biết thế giới và vũ trụ với khả năng rất giới hạn nên không thể biết được sự tuyệt đối về Thượng Đế, Linh hồn và Cõi đời sau khi chết”.

Và như vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu sự hiện hữu của Linh hồn và Cõi Âm của tôi chưa đi đến đâu cả, chưa thấy một sự kiện gì đủ thực tế để bấu víu.
Đầu thế kỷ 21, tình cờ cầm tờ Y Tế Nguyệt San số 5, tháng 5, 2001 của Hội Y Sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ và đọc bài viết “Thế giới vô hình và việc tìm kiếm mồ mả ở Việt Nam” của Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên (nguyên Phó thủ tướng đặc trách Văn hoá, Giáo dục, Y tế, Xã hội thời Việt Nam Cộng Hoà).

Trong bài báo, Bác sĩ Viên tả lại việc tìm mộ gia đình của Kỹ sư Trần Lưu Cung (nguyên Tổng giám đốc Giáo dục kỹ thuật và Thứ trưởng Đại học thời Việt Nam Cộng Hoà) do hướng dẫn của các nhà ngoại cảm (ông Ngà, cậu Liên, cậu Nguyện…). Các nhà ngoại cảm tìm mộ đều nói chính vong linh của người quá cố đã chỉ cho họ những chi tiết để hướng dẫn gia đình tìm mộ. Đặc biệt trong bài báo, Bác sĩ Viên còn đề cập đến bài tự thuật “Tôi đi gặp người thân đã mất” (áp vong) tại nhà cô Phương ở Bắc cầu Hàm Rồng tỉnh Thanh Hoá của Ông Nguyễn Hùng Phong.

Ông Phong đã tường thuật lại việc ngày 16-12-1999 đến nhờ cô Phương giúp cho được gặp lại vong linh của vợ là bà Vũ Thị Hạnh, nguyên Trưởng phòng Giáo dục quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, đã mất đột ngột tại nơi làm việc tháng 3 năm 1999 do bệnh tim…

Sau khi đọc xong bài báo, tôi mừng quá, liền gọi điện thoại ngay cho ông Trần Lưu Cung. Ông Cung xác nhận sự kỳ diệu của việc tìm mộ và còn gửi cho tôi xấp tài liệu riêng của gia đình kèm theo rất nhiều hình ảnh. Như vậy là đề tài “Linh hồn và Cõi âm” đã có cơ hội hé mở sau bao thất vọng. Còn đợi gì nữa mà không về Việt Nam , đến cầu Hàm Rồng để tìm gặp cô Phương cho ra nhẽ?

*

Tháng 10 năm 2003 tôi về Hà Nội để làm lễ Cửu Tuần Đại Thọ cho mẹ tôi. Tới Hà Nội đêm hôm trước, thì sáng sớm hôm sau tôi lên đường đi Thanh Hoá để gặp cô Phương. Tôi mời mẹ tôi đi cùng, lấy cớ đưa mẹ đi Sầm Sơn để ôn lại các kỷ niệm xưa.

Trước khi rời Hà Nội, mẹ con tôi ghé lại tiệm may áo dài. Tôi mang từ Mỹ về xấp vải 104 nhung đỏ để may cho mẹ một áo dài mặc trong lễ Cửu Tuần Đại Thọ sắp tới. Trên đường đi Thanh Hoá, tôi ghé vào em Bùi Duy Tuấn nhằm cầu xin cha tôi (mất năm 1990 tại Sài Gòn) về điện cô Phương, cầu Hàm Rồng để các con và mẹ được gặp cha.

Chúng tôi không dám nói với mẹ mục đích của chuyến đi vì mẹ tôi sùng Đạo Chúa (Tin Lành), không chấp nhận những chuyện “ma quỷ” như vậy. Khi đến nơi, hai anh em tôi thấy quang cảnh đúng như trong bài báo của Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên: Khoảng 30-40 người ngồi im lặng, nghiêm chỉnh, có vẻ lo âu chờ đợi trước một cánh cửa đóng kín. Một người đàn bà (sau này tôi biết là chị chồng cô Phương) dáng mập ngồi chắn trước cửa, thỉnh thoảng hô lên “Nhà ai có vong tên… thì vào”. Thế là vài ba người hay dăm bảy người mừng rỡ hấp tấp đi vào…

Chúng tôi mời mẹ vào ăn sáng tại một nhà nghỉ khá lớn ở ngay trước điện cô Phương (nhà nghỉ này của nhà chồng cô Phương tiếp các khách ở xa đến phải chờ đợi vong nhà mình có khi tới ba ngày, cả tuần lễ hay đôi khi thiếu may mắn không gặp được vong, đành phải ra về tay không). Hai anh em tôi lén đi thắp nhang trước điện để cầu khẩn cha tôi về theo thủ tục như mọi người. Thỉnh thoảng cửa hé mở để dăm ba người đi ra. Người thì tỏ ra hớn hở. Người thì nước mắt sụt sùi. Tôi sốt ruột đi hỏi xem có phải đăng ký hay làm thủ tục gì nữa không, thì mọi người đều xác nhận không phải làm gì cả, mà cứ kiên nhẫn ngồi chờ. Khi vong nhà mình về thì người ta gọi vào. Tôi thắc mắc là tôi chưa khai tên của cha tôi thì ai biết mà gọi. Mọi người cười, chế nhạo tôi là hỏi thật ngớ ngẩn!

Chúng tôi chờ từ 10 giờ sáng đến ba giờ chiều thì người đàn bà ngồi trước cửa đứng lên nói to: “Cô Phương nghỉ làm. Xin mời quý vị ngày mai trở lại”. Thế là anh em tôi ngao ngán cùng với vài ba chục người đứng dậy ra về.

Chúng tôi đưa mẹ ra Sầm Sơn nghỉ ngơi và thăm lại cảnh xưa chốn cũ. Thật cảm động khi trở về nơi mà tôi đã sống những ngày thơ ấu cách đây hơn nửa thế kỷ (gần 60 năm). Sáng hôm sau chúng tôi trở lại điện cô Phương. Lần này chúng tôi phải thú thật với mẹ chuyện hai anh em đang làm. Mẹ tôi dẫy nảy lên: “Đến chỗ ma quỷ! Tao không vào đâu!”. Chúng tôi lại phải đành mời mẹ ngồi ăn sáng ở nhà nghỉ như ngày hôm trước.

Lần này tôi sốt ruột lắm rồi. Tôi đi ra đi vào, hỏi chuyện người này người nọ. Tôi gặp bố mẹ chồng cô Phương. Ông Nghinh (bố chồng) mời tôi uống nước, đang kể chuyện cô Phương thì bỗng nghe có tiếng gọi: “Bà Tỉnh đâu, người nhà ông Tỉnh đâu?” (cha tôi tên là Bùi Văn Tĩnh, nhưng vì nói giọng Thanh Hoá nên nghe gọi tên là Tỉnh). Phải gọi đến vài ba lần thì anh em tôi mới biết là gọi mình. Tôi chạy tới cánh cửa. Em Tuấn chạy ra hối hả gọi mẹ: “Mợ ơi, Cậu về gọi mợ đấy!”. Mẹ tôi hốt hoảng đứng bật dậy chạy theo em tôi, quên mất lập trường chống ma quỷ của mình.

Qua cánh cửa, chúng tôi bước vào một căn phòng khá rộng rãi, trống rỗng. Ngoài cái bệ trên tường để trái cây và các phong bì (chắc là tiền thưởng), thì không có bàn thờ hay trang trí gì khác của một cái am, cái điện. Cô Phương ăn mặc diêm dúa như các cô gái Hà Nội, mặt hoa da phấn, đang ngồi tỉnh táo trên chiếu cùng với một gia đình đông trên chục người. Cô cất tiếng: “Gọi mãi mà các bác không vào, nên vong nhà khác tranh vào trước. Thôi, các bác vui lòng ngồi chờ nhé!”. Thế cũng tốt, chúng tôi có dịp được quan sát thêm.

Cô Phương gọi tên hết người này đến người nọ trong gia đình ngồi chung quanh cô. Khi gọi trúng tên ai thì giơ tay thưa: “Dạ, con đây (hay em đây, cháu đây…)”. Và người đó nói chuyện với vong (qua miệng cô Phương). Tôi nghe thấy đa số trả lời: “Dạ, đúng vậy…” có vẻ cung kính lắm.

Có một chuyện cười ra nước mắt. Vong gọi: “Thằng Thanh đâu?”. Một thanh niên chừng 25 tuổi đứng bật dậy: “Dạ, con đây!”. Vong nói: “Mày không biết thương vợ con. Mày tằng tịu với con Mai ở cùng cơ quan”. Chàng thanh niên sợ hãi líu ríu nhận tội. Người phụ nữ ngồi cạnh (chắc là vợ) oà lên khóc nức nở. Sau gần một giờ, gia đình đó mới kéo nhau ra.

Bỗng cô Phương nhìn chằm chằm vào mẹ tôi rồi kêu to lên: “Mợ ơi! Con của Mợ đây! Thắng đây! (Thắng là đứa em út của chúng tôi, mất lúc chưa đầy một tuổi.) Mẹ tôi vừa xúc động vừa ngạc nhiên: “Trời ơi! Con tôi… Nhưng con mất từ hồi mới… tám tháng…”.

Vong nói qua miệng cô Phương: “Bây giờ con lớn rồi. Hôm qua con biết Mợ và hai anh đến, nhưng con phải đi mời Cậu. Cậu không chịu về. Con phải nói: Mợ già yếu, còn anh Tâm ở xa về nên Cậu mới chịu. Cậu và Ông Nội cũng về đây với con”.

Rồi quay sang phía hai anh em tôi, cô Phương nói: “Hai anh chẳng nhớ gì đến em. Hai anh chỉ khấn Cậu thôi!”. Đúng vậy! Chúng tôi đâu có nghĩ đến thằng em út đã mất từ lúc tám tháng. Thật bất ngờ cho chúng tôi.

Quay trở lại mẹ tôi, cô Phương nói: “Con thích tên là Bùi Duy Thắng như các anh con là Bùi Duy Tâm, Bùi Duy Tuấn. Sao Mợ lại đặt tên con là Bùi Tất Thắng?”. Mẹ tôi luống cuống: “Tại bố con đấy! ”. (Hồi đó cả nhà trách bố tôi vì đặt tên thằng út là Tất Thắng. Tất còn có nghĩa là hết, tức là chết. Nên nó mới mất sớm.

Nhân tiện tôi nói thêm là việc đặt tên rất quan trọng, còn quan trọng như thế nào thì tôi không biết. Nhưng tôi có biết ông Đỗ Trí ở Sơn Tây có tài chỉ cần đọc tên là ông biết con người ấy như thế nào, như xem chỉ tay hay số tử vi vậy.) 106 Vong em tôi nói tiếp qua cô Phương: “Thôi, Mợ đã khắc tên con trên bia mộ rồi!”. Đúng thế. Tên em tôi đã được khắc trên bia mộ, nằm cạnh ông bà ngoại tôi trong nghĩa trang Bất Bạt.

Đến lượt bố tôi vào. Vong bố tôi qua thân xác cô Phương nắm tay mẹ tôi, rồi nói: “Hơn mười năm rồi mới gặp lại bà. Tôi nhớ bà lắm…”. Mẹ tôi khóc nức nở. Chúng tôi cũng khóc. Bố tôi bỗng trách đùa mẹ tôi: “Bà diện lắm! Mới đi may áo đỏ…”.

Trời ơi! Sao bố tôi biết nhanh thế? Trong gia đình tôi đã có ai biết chuyện may áo đỏ của mẹ tôi đâu! Tôi mới về Hà Nội tối hôm trước thì sáng hôm sau trên đường đi Thanh Hoá ghé qua tiệm may, bỏ xấp vải nhung đỏ để may áo cho mẹ kịp mặc vào Lễ Đại Thọ.

Mẹ tôi đương líu ríu chống chế thì bố tôi bồi thêm một câu đùa yêu tiếp: “Bà còn muốn tô son đánh phấn nữa!”. Mẹ tôi rên rỉ: “Cái gì ông cũng biết! Đúng rồi! Tôi vừa xin con cháu Trinh Hương, con gái Bình Minh, một chút son phấn để hôm Lễ Đại Thọ thoa một chút. Mặt mũi răn reo quá, sợ thằng con trai cả của ông nó ngượng với bạn bè”. (Chuyện này mẹ tôi giấu kín mọi người, trong khi anh em tôi không hay biết gì, thế mà bố tôi cũng biết!)”

Rồi cô Phương quay sang tôi: “Tâm ơi! Cậu buồn quá vì chuyện con Hà nhà con. Nó lôi thôi với chồng nó thì chỉ khổ cho ba đứa con thôi”. (Hà là con gái tôi. Chuyện của nó mới xảy ra trước khi tôi về Hà Nội. Vợ chồng tôi nghe phong phanh, nhưng chưa có dịp trao đổi với nhau. Thế mà mọi chuyện người Âm đều biết, không giấu giếm được!)

Một lúc sau thì ông nội tôi về. Qua miệng cô Phương: “Tao là Bùi Văn Khanh, ông nội đây. Cả bà nội Nguyễn Thị Ngọt cũng về đây!”. Tôi vội thưa: “Thưa Ông, con nghe anh Đại con cô Hai nói tên Ông là Khánh, nhưng lâu ngày trên giấy khai sinh của Bố con mất dần dấu sắc, nên đọc là Khanh” (cô Hai là chị ruột bố tôi.)

Ông nội tôi gắt lên: “Tên tao là Khanh, chứ không phải là Khánh”. Rồi quay sang mắng mẹ tôi: “Chị về làm dâu nhà tôi mà không đoái hoài mồ mả tổ tiên nhà chồng. Từ ngày cưới chị, chị chỉ về quê nội có một lần!”. Mẹ tôi sợ hãi chống chế: “Gia đình con ở Hà Nội, Hải Phòng. Quê nội ở mãi Bái Đô, Lam Kinh – Thanh Hoá, nên đi lại khó khăn. Và, con sinh con đẻ cái đều đều ba năm hai đứa nên không về thăm quê được. Con xin nhận tội với ông bà”.

Cứ như thế trong 90 phút vui buồn, khóc lóc… Hai anh em tôi và mẹ hớn hở ra về. Có lẽ vì cao hứng nên chúng tôi ghé thăm nhà thơ Hữu Loan, người bạn cũ ở Thanh Hoá. Đáng nhẽ về thẳng Hà Nội, nhưng chắc còn luyến tiếc những giờ phút quý báu xúc động buổi sáng đó nên chúng tôi quay trở 107 ngược lại cầu Hàm Rồng để chụp ảnh với cô Phương.

Kỳ này mẹ tôi không phản đối nữa mà còn hăm hở muốn gặp cô Phương. Cô Phương vui vẻ cho biết thêm: “Cụ ông lại vừa về cho biết đã đăng ký chỗ dạy học cho bà rồi”. Lại thêm một ngạc nhiên: Mẹ tôi vốn là một giáo viên hồi hưu. Ngày xưa, mẹ tôi là người đàn bà Tây học. Khi lấy chồng, sinh con thì ở nhà. Khi các con khôn lớn thì bà mới đi dạy lại vì sự khuyến khích của bố tôi. Thôi, không còn nghi ngờ gì nữa. Đúng là vong linh của bố tôi rồi! Lúc nào bố tôi cũng muốn mẹ tôi sử dụng cái trí thức của mình. Ngày hôm đó là ngày trọng đại của đời tôi. Tôi thấy cụ thể sự hiện hữu của Linh Hồn và Cõi Âm.

Dù cho sau này cô Phương có nói bậy gì đi nữa, các cô gọi hồn khác, các nhà ngoại cảm khác đôi khi có nói bậy vì mưu sinh thì kết quả của ngày hôm đó vẫn không thể chối cãi được, nếu không nói là được tuyệt đối chấp nhận. Khác nào như ta cố gắng gọi điện thoại cho người thân, đường dây rất khó khăn, rất xấu, nhưng chỉ một lần thôi ta nghe rõ tiếng người thân trò chuyện với ta về những chuyện gia đình mà người ngoài không thể biết được, thì cũng khá đủ cho ta biết rằng người thân của ta vẫn tồn tại. Tuy ta không nhìn thấy được vì giới hạn của ngũ quan, nhưng người thân quá cố của ta vẫn tồn tại với các ký ức, với các kỷ niệm dưới một dạng nào đó mà ta không biết, ta tạm gọi là “Linh Hồn”, trong một thế giới nào đó mà ta cũng không biết, tạm gọi là “Cõi Âm” (để phân biệt với Cõi Dương mà ta đang sống) hay theo kiểu Tây Phương gọi là “Cuộc đời sau khi chết” (“Life after death”).

Sau này mỗi lần về thăm quê hương, tôi đều đưa mẹ tới gặp cô Phương. Lần sau cùng mẹ tôi gặp cô ấy là cuối năm 2005. Khi đó mẹ tôi vẫn còn khoẻ mạnh, nhanh nhẹn. Trước khi ra về, cô Phương nói nhỏ với tôi: “Cụ ông nhớ bà lắm. Cụ ông sắp đưa bà về rồi. Một cách bình yên”. Ít lâu sau, mẹ tôi mất rất nhanh.


Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ bất ngờ xuất hiện trong phiên tòa cộng sản







Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

Formosa







Ngôi làng không điện, không xe ở Mỹ







Xoài cát xứ biển Cần Giờ







Vianney - Je m'en vais







Duy Quang hát Mười Hai Tháng Anh Đi, nhạc Phạm Duy phổ thơ Phạm Văn Bình







CSVN nhận giặc Tàu Cộng làm cha







Câu chuyện về tượng Đức Mẹ hay làm phép lạ Long Beach, miền Nam Cali Hoa Kỳ, được đặt trước cổng Chùa Trừơng Đê Thánh Tử







Làm ăn với Tàu Cộng: Chuyện cạnh tranh bất chính - Tác giả Vũ Kim Hạnh




Anh bạn tôi, Việt Kiều Canada về làm ăn trong nước đã lâu, hẹn tôi đi ăn tối. Anh nói, thấy chị ca ngợi công nghệ Phigital của Aliba...ba hai số liền của Thế giới Tiếp thị, tôi muốn gặp chị, nói chuyện thực tế làm ăn với họ. Tôi có một câu hỏi cho anh và anh có một lời chê cho tôi. Tôi hỏi anh về dự báo cuộc chiến mậu dịch Trung-Mỹ. Anh nói, Mỹ-Hoa đánh nhau hả, cứ từ từ, chuyện đâu còn có đó (anh quen gọi là Mỹ-Hoa, không gọi là Trung quốc, cũng không gọi là Tàu). Còn lời chê cho tôi, anh thẳng thắn, chị viết về cách buôn bán với người TQ không thực tế: chuyển từ tiểu ngạch qua chính ngạch, nói thiệt với chị, chơi với Hoa, không dễ như nói lý thuyết nhé. Tôi làm thinh nghe.
 

Anh hỏi, chị biết là chưa nổ ra cuộc chiến thương mại là CP Hoa đã buộc thực phẩm Việt nhập vô xứ họ phải có CO không? Đó là chặn trước hàng Mỹ đi vòng qua Việt Nam vô xứ họ. Tôi cãi, họ mới là chúa rửa nguồn, toàn nhập bán thành phẩm hay nguyên liệu qua Việt Nam rồi đóng gói dán nhãn “made in VN” xuất đi mát trời. Anh nói tại VN không cấm hay phạt, nhiều khu công nghiệp còn chào đón. Nhưng hôm nay tôi nói chuyện thực tế của tôi,“chơi với Hoa nhiều chuyện khó đỡ” đây. Chị biết là tôi có mấy trang trại hữu cơ trên Daklak, Bảo Lộc, Gia Lai, đúng không? Tôi nhổ neo khỏi Gia Lai vì dính chưởng của Hoa.
 

Tôi trồng mít cả trăm hecta ở đây. Mở 2 xưởng sơ chế. Họ đến, nói muốn mua lại vì thấy mít tốt quá. Dĩ nhiên tôi không bán. Rồi bỗng một hôm mọc lên ba cái xưởng sơ chế mít chung quanh và nông dân thì tìm đủ cớ không bán cho mình nữa. Họ đã lặng lẽ bỏ tiền đặt cọc mua mít giá cao hơn và dựng xưởng với chính công nhân của tôi, lương gấp đôi.
 

Trang trại tôi ở Bảo Lộc cũng suýt bị y chang vậy. Một nhóm người Hoa khác cũng xin mua trang trại. Tôi không bán và lập tức đề phòng, siết chặt ngay hàng ngũ nông dân vệ tinh, báo động với chính quyền địa phương chuyện phải coi chừng những xưởng chế biến không giấy phép được mở.
Tôi chặn anh, hỏi. Ở Việt Nam, địa phương quản lý lỏng lẻo nên họ dám quậy vậy thôi, nơi khác họ dám không? Anh cười, truyền thống mà chị. Bài của họ ở đâu cũng vậy. Tôi có hùn với anh bạn làm nhà máy chip điện tử ở Đài Loan. Bọn thương nhân Hoa thấy làm ăn được là “cướp người” ngay. Các quản đốc của chúng tôi được trả lương gấp đôi, rồi họ bơm tiền cho mở nhà máy ngay bên cạnh. Mất người coi như mất hồn, ứng biến không kịp, nhà máy chúng tôi sập.
 

Anh bạn kể tiếp, một người bạn khác của tôi có một mặt hàng bán chính ngạch rất thành công bên họ. Là họ mò về tận cái nôi sản xuất, gom các đầu mối sản xuất nguyên liệu, mở nhà máy (máy móc thì họ luôn sẵn) và ác hại hơn là cả bộ máy phân phối cũng bị họ mua đứt luôn từ hồi nào. Đó, tụi tôi gọi là chơi kiểu “cướp 3 trong 1”: cướp nguồn nguyên liệu, công nghệ sản xuất và cả thị trường. Tất cả bằng kỹ năng mua chuộc và...tiền, tiền vô thiên lủng là tiền. Họ chỉ thiếu một thứ: đạo đức kinh doanh. Cho nên tôi vẫn làm ăn với họ nhưng bây giờ, biện pháp an ninh bảo toàn tình mạng cho trang trại, cho nhà máy tôi giương lên 24/24. Ngơ ngơ như mấy ông Mỹ với Úc là bị nó ăn thịt chị ơi.

Tôi chợt nghĩ tới cô bạn trẻ năng động tài hoa, chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Đà Lạt, cô Hà Thúy Linh có trang trại và xưởng trà Ôlong ở Cầu Đất của tôi, thân gái dặm trường một mình qua xứ đó đòi nợ và phải bỏ mạng. Anh bạn tôi nói, thị trường họ lớn qua, ai cũng ham nhưng sức mua không cao và trận đồ bát quái thì quá nguy hiểm, doanh nhân Việt cần hiểu rõ để khỏi sập tiệm hay bỏ mạng.
 

Tôi lại hỏi anh bạn về kinh nghiệm mà môt anh bạn Mỹ kinh doanh công nghệ ở TQ thành công đã truyền lại. Rằng nếu bạn muốn đem sản phẩm qua kinh doanh ở TQ, ngoài các chi phí chính thức thì phải tính thêm: chi phí dưới bàn, chị phí thiệt hại khi hàng bị nhái, bị làm giả, chi phí đi kiện tụng, chi phí thuê vệ sĩ khi đi kiện đối tác...Cộng tất cả, cộng cho đủ, nếu mà thấy còn lời thì OK, go!
 

Anh cười, cũng có lý, tuy nhiên, những khoản chi phí “đặc thù” đó lại quá linh hoạt, đâu dễ tính đủ. Chắc thấy mặt mày tôi có phần ủ dột, anh an ủi. Nhưng đừng lo chị, miễn mình biết trước và đề phòng đầy đủ. Vỏ quít dày có móng tay nhọn. Vả lại, đừng bỏ hết trứng vô một giỏ, giỏ của anh Hoa này khó chơi, vừa tham vừa ác. Chị giúp doanh nghiệp mở thêm thị trường đi Hàn, Nhật, Úc, Mỹ, châu Âu...họ không có khó chơi như chơi với Hoa đâu.


Bún đậu phụ chiên chấm mắm tôm Hà Nội







Gián điệp trong các trường Đại học tại Mỹ







Robots trong công nghiệp xây dựng







Tàu Cộng phản đối bất thành qua vụ bán đồ hương hỏa









Môt bình nước bằng đồng, thuộc loại rất hiếm của Trung Quốc, được cho là có niên đại từ khoảng 2.200 đến 3.600 năm trước, đã được đem bán bất chấp sự phản đối của chính phủ Trung Quốc.
 
Chiếc bình đồng có tên Hổ Doanh (Tiger Ying) mới được phát hiện trong thời gian gần đây vừa được bán với giá 410 ngàn bảng Anh (tương đương khoảng 596 ngàn đô la Mỹ) trong phiên đấu giá tại tỉnh Kent, Anh Quốc, hãng bán đấu giá Canterbury Auction Galleries nói.

Cơ quan Quản lý Di sản Quốc gia của Trung Quốc đã lên án việc tổ chức bán và nói thánh tích thiêng liêng này đã bị đưa ra khỏi đất nước bất hợp pháp hồi thế kỷ 19.

Cho đến nay, người ta mới chỉ biết đến sự tồn tại của sáu chiếc bình tương tự như thế.

Chiếc bình đồng có từ triều Tây Chu, 1027-771 trước Công nguyên, và được đặt tên là Hổ Doanh bởi có vòi và nắp được làm theo hình con hổ, nhà tổ chức bán đấu giá nói.

'Tôn trọng tình cảm dân tộc'


Chiếc bình do một lính Anh cướp được trong vụ cướp bóc Di Hòa Viên, khi đó mang tên Thanh Y Viên, ở Bắc Kinh năm 1860.

Nhà tổ chức bán đấu giá nói rằng những lá thư của một đại úy quân đội Hoàng gia Anh gửi gia đình có kể chi tiết việc cướp bóc nơi này.

Một trong các thư viết: "Tôi đã lấy được một số bình đồng và bình gốm mà tôi hy vọng là sẽ có lúc mang được chúng về [Anh quốc]."

Chiếc bình này được tìm thấy cùng ba tác phẩm nghệ thuật bằng đồng khác có từ thời nhà Thanh trong một ngôi nhà ở tỉnh Kent, Anh quốc, và ban đầu được ước tính có giá từ 120 đến 200 ngàn bảng Anh, phát ngôn viên hãng bán đấu giá Canterbury Auction Galleries nói.

Đại diện chính phủ Trung Quốc nói họ đã liên hệ với nhà tổ chức bán đấu giá "thông qua nhiều kênh khác nhau", đòi hủy việc bán và nói hãng bán đấu giá phải "tuân thủ thỏa thuận quốc tế và đạo đức nghề nghiệp, đồng thời phải tôn trọng quyền văn hóa và tình cảm dân tộc của người dân Trung Quốc".

Hajni Elias, một sử gia chuyên nghiên cứuu văn hóa, nghệ thuật Trung Quốc, nói: "Chúng ta không thể đánh giá thấp sự phong phú và tinh tế của nền văn hóa thời hậu Chu, là thời đã tạo ra chiếc bình đồng tuyệt vời này. Chỉ có những người có địa vị cao quý, như bậc vương hầu hoặc quan lại đầu triều, mới có được chúng."

"Chúng đại diện cho một số chiếc bình tinh tế nhất được các nhà sưu tập toàn cầu lưu giữ."

Cơ quan Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc nói họ sẽ "tiếp tục dùng mọi biện pháp cần thiết để lấy lại các thánh tích văn hóa đã bị đem đi bất hợp pháp khỏi Trung Quốc".

Hãng tổ chức đấu giá nói họ không bình luận về các yêu cầu mà phía Trung Quốc đưa ra.



Tú Uyên, thơ Bắc Phong





tú uyên thức sau hồi ân ái
nhớ ngất ngây da thịt xuân thì
bỗng thất sắc nhận ra nàng biến
vào trong tranh quên mặc xiêm y



Cựu Đại Sứ Mỹ Ted Osius dối trá trước công luận?







Ngồi Xổm Đón Giặc







Hợp Ca Bài Ca Tuổi Trẻ, nhạc Phạm Văn Hưng







Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

Bi hài vụ án Lộc Vàng, 50 năm trước - Tác giả Nguyễn Hồng Long




Năm 1968 là ngã rẽ cuộc đời của ông Lộc Vàng, nhóm nhạc của ông bị bắt. 8 năm sau, năm 1976, ông được trả tự do.

“Cung đàn số phận” hay còn được hiểu là “sách về người đi tù vì hát nhạc vàng” là cuốn hồi ký về cuộc đời thăng trầm của ca sĩ Nguyễn Văn Lộc, nghệ danh Lộc Vàng. Ông được biết đến từ thập niên 1960 với dòng nhạc tiền chiến và những nhạc phẩm của Văn Cao, Đoàn Chuẩn – Từ Linh, Đặng Thế Phong, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Văn Thương.

Trả lời RFA một ngày sau khi cuốn hồi ký có quyết định tạm dừng phát hành, ca sĩ Lộc Vàng cho biết về lý do “Cung đàn số phận” được ra đời:

Nó là thế này. Chuyện của tôi thì tôi cũng không muốn nói đến làm gì. Nhưng tôi chỉ biết là trong cuộc đời của tôi gặp nhiều chuyện oan trái. Tôi kể chuyện tâm sự với bạn bè. Nhiều khi người ta đến, người ta thắc mắc gặp tôi, hỏi chuyện. anh như thế nào, tù tội, rồi tại sao hát như thế bán hết nhà cửa đi chỉ để được hát thôi? Một số nhà văn nghe chuyện của tôi họ thích quá, họ muốn viết, thì tôi nói nếu vậy thì tôi kể lại cho viết, trong tình yêu của tôi với vợ tôi, cuộc đời của tôi chỉ đam mê âm nhạc bảo tồn cả nền tân nhạc Việt Nam trước năm 54 thôi.

Những thăng trầm, sóng gió, cũng như mười mấy năm tù tội cũng vì “dám” đam mê gìn giữ, bảo tồn một dòng nhạc của Việt Nam được ông xác nhận là 100% chuyển tải trong cuốn hồi ký.

“Cung đàn số phận” – Hồi ký Lộc Vàng như chứa đựng nét đẹp tâm hồn một thời của con người lãng tử, khiến ta chạm được vào điều đó và vui mừng nhận ra xung quanh ta luôn có những tiếng hát đẹp mượt mà cất lên, dẫu chỉ ở một góc nhỏ yên tĩnh của Hồ Tây.

***
Đoạn đối thoại giữa quý tòa (chánh án) với các bị cáo, ở đây là bị cáo Toán Xồm, ngay tại phiên tòa năm đó:

Chánh án: Anh có nhận là đã đánh nhạc của tư sản, là đồi trụy không/

Toán Xồm: – Dạ thưa quý tòa, con chỉ đánh những gì in trên đĩa của Liên Xô, của Tiệp Khắc, của Cộng hòa Dân chủ Đức thôi ạ!

Chánh án: – Anh nói láo! Thế Paloma, Santa Liucia là của ai?

Toán Xồm: – Dạ! Paloma là của nước bạn Cu Ba ạ! Còn Santa Liucia là dân ca Ý ạ! Nhà xuất bản của nhà nước đã in và sân khấu nhà nước đã có nhiều ca sỹ lên biểu diễn ạ!

Chánh án: – Vậy anh có biết “cha cha cha” là cái gì không?

Toán Xồm: – Dạ! Có ạ! Đây là một nhịp điệu xuất xứ cũng tại nước bạn Cu Ba ạ!

Chánh án: – Thế còn Tango bleu chắc anh cũng đổ cho Cu Ba hết hả?

Toán Xồm: – Dạ không! Tango là điệu nhảy Ác-giăng- tin nhưng đã được quốc tế hóa. Vừa giờ Đoàn xiếc Tiệp Khắc sang ta và các nước XHCN đều xử dụng cả ạ!

Chánh án: – Thế nhưng người ta đánh khác, còn anh đánh khác. Đừng ngụy biện!

Toán Xồm: – Dạ! Đánh y hệt ạ! Chỉ thua họ về nhạc cụ họ tốt hơn … chứ chúng con có đầy đủ nhạc cụ như họ thì chúng con chẳng thua gì họ ạ!

Chánh án: – Anh hãy im miệng! Đồ ngoan cố!

Và cứ như vậy, suốt phiên tòa Chánh án chỉ sử dụng câu “Hãy im miệng! Đồ ngoan cố!” để ngắt lời

Toán Xồm – kẻ tội lỗi.

Không hề có ai bào chữa.

***
Ấn tượng nhất và khó quên nhất với Lộc Vàng và cũng là điều ông sững sờ kinh ngạc là những lời kết tội họ của ông N.

Ông N là giám định viên về âm nhạc. Lúc đó ông là vụ trưởng Vụ Nghệ thuật (Bộ Văn hóa) . Cứ nghĩ ông là nhạc sỹ có tên tuổi, thì ông phải biết phải trái, dở hay. Nhưng tại phiên tòa này ông N là người kết tội nhóm “Nhạc Vàng” mạnh mồm nhất.

Theo ông N, màu vàng là màu hủ bại, màu của bệnh tật.

Ông đãn chứng: Ngày xưa chiếc tàu nào cắm cờ mầu vàng là không quốc gia nào cho tàu cập bến, vì trên đó là những người mắc bệnh dịch tả, không thể chữa trị được… Nhạc vàng cũng vậy. Nó là nhạc mang mầu sắc ủy mị, màu của bệnh tật, hủy hoại sức sống con người …

Ngồi dưới, nóng mặt quá, Lộc Vàng giơ tay lên phía Chánh án: – Thưa quý tòa, xin cho bị can ý kiến ạ!

Ông Chánh án hỏi: – Bị can Lộc Vàng muốn có ý kiến gì?

Lộc Vàng: – Thưa quý tòa! Theo như lời ông Giám định viên âm nhạc nói màu vàng là màu của bệnh tật. Tại sao lá cờ lại có ngôi sao màu vàng?

Ông Chánh án rung chuông như hét lên: -Lộc Vàng! Ngồi xuống! Giọng ông nghiêm lạnh. Đằng đằng sát khí.




Tản Mạn Văn Học với nhà văn Phan Nhật Nam










Du Ca Việt Nam Saigon đồng ca Đoàn Kết! Đoàn Kết!, nhạc Trần Huân







XÂY NHÀ CHO TPB VNCH MỒ CÔI








Kính thưa Quý vị Chức Sắc Trưởng thượng,

Kính thưa Quý Ông Bà Anh Chị Em,...

Như đã chia sẻ với anh chị em vào những ngày Tri ân TPB VNCH năm 2017 - 2018 vừa qua, hiện ở Sài Gòn có khoảng 80 quý ông TPB mồ côi, tức là những ông TPB không có vợ con, không có nhà cửa, phải sống này đây mai đó. Quý ông này càng ngày càng già hơn và suy kiệt hơn, nhiều ông không còn khả năng kiếm sống, không còn khả năng di chuyển, không còn khả năng tự lo liệu.

Hiện nay chúng tôi đang thuê 5 căn phòng, cho được 12 ông tạm cư, và những ông ở nơi xa khi đi Sài Gòn có việc riêng tá túc qua đêm. Nhưng về lâu dài, các ông TPB mồ côi cần có chổ định cư. Do vậy, chúng tôi đã tiến hành vay tiền mua đất và bắt đầu khởi công xây dựng các căn phòng ở theo tiêu chuẩn người nghèo, nhưng đủ nhân phẩm.

Theo tính toán, chúng tôi sẽ xây dựng 6 căn phòng cho 24 ông TPB, mỗi căn sẽ tiêu tốn khoảng 80 triệu vnđ cho vật tư và công thợ. Hiện nay đã có 2 quý vị đang sống tại Sài Gòn, mỗi vị góp cho chúng tôi đủ tiền xây dựng một căn phòng, còn 4 căn nữa và tiền đất chưa có người đóng góp.
 
Vậy, xin quý ông bà anh chị em cầu nguyện xin Chúa ban phươc lành cho, nếu quý vị thấy đây là công việc chính đáng cần phải làm.

Quý vị nào muốn đóng góp xin liên lạc:

Linh mục Giuse Trương Hoàng Vũ, DCCT
tại 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn, Việt Nam, 

phone: (+84) 093-200-8601
Xin ghi rõ trong tin nhắn: Xây nhà TPB mồ côi.
 


 

Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thả tất cả tù nhân lương tâm ngay lập tức, và cho phép tất cả cá nhân ở Việt Nam tự do bày tỏ quan điểm của họ và tụ họp một cách ôn hòa mà không lo sợ bị trừng phạt.




Spokesperson for US Department of State Heather Nauert: The United States is deeply troubled that a Vietnamese court has convicted and sentenced peaceful activists Nguyen Van Dai, Le Thu Ha, Pham Van Troi, Nguyen Trung Ton, Nguyen Bac Truyen and Truong Minh Duc to harsh prison sentences under the vague charge of “activities aimed at overthrowing the people’s administration.” We note with concern that Vietnamese authorities held Nguyen Van Dai and Le Thu Ha in pre-trial detention for over two years.

Individuals have the right to the fundamental freedoms of expression, association, and peaceful assembly, both online and offline. The United States is deeply concerned by the Vietnamese government’s efforts to restrict these rights, through a disturbing trend of increased arrests, convictions, and harsh sentences of peaceful activists.

The United States calls on Vietnam to release all prisoners of conscience immediately, and to allow all individuals in Vietnam to express their views freely and assemble peacefully without fear of retribution.

We also urge the Vietnamese government to ensure its actions and laws, including the Penal Code, are consistent with the human rights provisions of Vietnam’s Constitution, and Vietnam’s international obligations and commitments.


Lão già liệt dương?




Chân dài khoe mông, chàng làm ngơ



Lara Fabian hát Je suis malade







Jacques Brel hát Quand on n'a que l'amour







101 Strings - The Soul Of Spain







Speaking Out - Tác giả Ted Osius




When John Kerry swore me in as U.S. ambassador to Vietnam in 2014, I said it was a “dream come true” to be able to serve as America’s representative in a country I have loved for more than two decades.

A three-year tour as ambassador in Hanoi was the high point of my 30-year career in the Foreign Service and the honor of a lifetime. The high-water mark of that tour was hosting President Barack Obama during a history-making visit to Vietnam. In Ho Chi Minh City one million people turned out to welcome him, and I knew we had done something right.

I am deeply grateful to the Foreign Service, not only for the privilege and joy of three decades of adventures (mostly in Asia), but also for my family. Thirteen-and-a-half years ago I met my future spouse in a business meeting of GLIFAA (formerly Gays and Lesbians in Foreign Affairs Agencies), an employee affinity group. By extension the Foreign Service gave us our 4-year-old son and 3-year-old daughter.

A diplomatic career also allowed me the great privilege of serving something bigger than myself: the United States of America. So it was with mixed emotions that I decided in 2017 to resign and join a number of other senior Foreign Service officers headed for the exit. While each of us has a different reason for departing, many of my friends and former colleagues are deeply worried about the policy direction of the current administration, as am I. I fear that some policies are diminishing America’s role in the world, and decided that I could not in good conscience implement them.

Many of us who were determined to strengthen America’s role in Asia considered that abandoning the Trans-Pacific Partnership trade agreement was a self-inflicted wound. America left the playing field to those who do not share our values, and left American jobs there, too. Others grieved the U.S. abdication of responsibility regarding climate change, especially in a year marked by multiple storms so immense that they are supposed to happen only once in 500 years. A large number of colleagues voiced their dissent regarding the so-called “Muslim travel ban,” abhorrent in a country whose true strength derives from its diversity. What happened to the nation that welcomed “your tired, your poor, your huddled masses yearning to breathe free”?

Closer to Home


And then the outrages came even closer to home. I was asked to press the government in Hanoi to receive from the United States more than 8,000 people, most of whom had fled South Vietnam on boats and through the jungle in the years immediately following the war.

The majority targeted for deportation—sometimes for minor infractions—were war refugees who had sided with the United States, whose loyalty was to the flag of a nation that no longer exists. And they were to be “returned” decades later to a nation ruled by a communist regime with which they had never reconciled. I feared many would become human rights cases, and our government would be culpable.

I assessed that this repulsive policy would destroy our chances of success in pursuing President Donald Trump’s other goals for relations with Vietnam: reducing the trade deficit, strengthening military relations and coping with regional threats to peace such as those emanating from North Korea. I voiced my objections, was instructed to remain silent, and decided there was an ethical line that I could not cross if I wished to retain my integrity. I concluded that I could better serve my country from outside government, by helping to build a new, innovative university in Vietnam.

At a ceremony in the Treaty Room at State, with a portrait of Thomas Jefferson looking on, I had the opportunity to reflect on three decades of service, behind me the flags of countries where I had served as a junior-, mid-level and senior officer. My spouse, an African American man, stood at my side. Our children, Mexican-American, rode on our shoulders while Deputy Assistant Secretary Constance Dierman acknowledged the sacrifice of service, including the sacrifices that families make. My mentor of 26 years, Ambassador (ret.) Cameron Hume, presented a U.S. flag to my spouse.

I reminded the mentors, mentees, colleagues, friends and family members attending of what another departing diplomat, Tom Countryman, said at his retirement: “We [must be] firm in our principles, steadfast in our ideals, and tireless in our determination to uphold our oath—to ‘defend the Constitution against all enemies, foreign and domestic.’”

Now more than ever. The challenges to the Foreign Service, and to our democracy, are existential. Some who remain at State feel besieged and demoralized. Yet I urge those Foreign Service officers who believe in making a difference to remain, if possible, because it is still a privilege to serve our country. I continue to believe the experienced diplomat’s language, regional expertise and deep understanding of a global challenge will pay off, and give that individual the chance to change a bit of history.

The Power of Respect


For those who choose to remain and who love diplomacy as I do, I offer a few thoughts on what can be done to best serve the United States, even in difficult times. I learned in my last three posts—India, Indonesia and Vietnam—about the power of respect, trust and partnership. The United States casts a long shadow, and when we show respect it has a big impact. Showing respect means figuring out what is really, truly important to our partners and taking that seriously. It costs America almost nothing and gets us almost everything.

Showing respect builds trust. Real, powerful partnership comes when you build trust. And you build trust by finding where interests converge, and then doing things together. The diplomat’s job is to find those shared interests and make them the bases of our actions. All those cables, all that contact work, the outreach—all of it should lead to action.

Here are three examples:

India. India’s nuclear tests put it outside the nonproliferation regime. A real partnership was only possible if we ended the ostracism. So the United States showed respect and built trust by pursuing a civil-nuclear initiative with India.

Indonesia. Indonesian special forces committed atrocities during the Suharto regime, so we didn’t engage them. A real partnership was only possible if we ended the ostracism. We showed respect and built trust with Indonesia by re-engaging with the special forces, while respecting international human rights norms.

Vietnam. The war left massive scars. A real partnership was only possible if we dealt honestly with the past. We showed respect and built trust with Vietnam by pursuing the fullest-possible accounting of those lost, removing unexploded ordnance and cleaning up dioxin. And we were honest and respectful about even our most profound differences over human rights.

Building a Partnership


When I first visited Vietnam in 1996, the year after we normalized diplomatic relations, our countries could hardly envision a partnership. The past was a heavy burden, and the differences in our political systems were irreconcilable. But Vietnam had, and still has, leaders who are committed to finding where interests converge and then doing things together. And the United States had leaders like Senator John McCain (R-Ariz.), former Secretary of State John Kerry and, later, President Obama, who were also committed to our comprehensive partnership.

So, together, our two countries deepened trade and security and people-to-people ties. During my tour as ambassador, we prepared for not one, but two presidential visits to Vietnam, as well as visits to the United States by Vietnam’s General Secretary Nguyen Phu Trong and Prime Minister Nguyen Xuan Phuc.

Building trust wasn’t easy, because we had to keep earning it. We had to do what we said we’d do. For example, we promised the Vietnamese people we would continue cleaning up dioxin, also known as Agent Orange, left from the war. Because the process for cleaning up dioxin is very expensive, it took three years to find the resources to remediate the largest, worst hot spot. That we are proceeding is a result of determined, persistent leadership spanning several administrations. And by keeping our promise, we strengthen trust, to the benefit of Vietnam, the United States and the world.

Respect and trust are not zero-sum, nor are they transactional. They involve relationships, not just money and power. Military dominance alone won’t build the strong alliances and partnerships that we need in the Indo-Pacific region.

Those partnerships provide real, tangible benefits to the United States. Strong partnerships with India, Indonesia and Vietnam create jobs for Americans, contribute to regional stability and help us address global challenges to human health, the environment and international security.

When we commit to these partnerships—and I have seen this again and again—we facilitate commercial deals worth hundreds of billions of dollars and boost educational exchange, creating or supporting hundreds of thousands of jobs in the United States. We form security partnerships with countries that share our interest in open sea lanes and upholding international law. We create a more prosperous and safer America.

Don’t Give Up


Before leaving post, I urged my embassy colleagues not to give up. Even if as ambassador (and therefore the president’s personal representative) I could not in good conscience implement certain policies, I thought my younger colleagues might face a different choice. Early in my career, I had considered leaving State when, serving on the Korea desk, I disagreed strongly with the administration’s approach to North Korea. But I held on, believing that the pendulum would swing again and that I could do more good by remaining with the department than by quitting. There have been many difficult periods for the Foreign Service, and we have ridden through the ups and downs.

Now, from the perspective of a former FSO, I offer the following suggestions to those who continue to pursue diplomacy:

• As long as you can remain true to your beliefs and ethics, don’t give up. We’ve been through tough cycles before. This will end.

• Develop language and regional expertise. It continues to matter.

• Show respect in ways large and small. It matters when a representative of the United States—no matter what rank—shows respect.

• Build trust by engaging with counterparts in endeavors that are of mutual interest.

• Build partnerships based on respect, as they are essential for America’s future and will enable us to recover when the clouds pass.

• Keep relationships going. Those who argue that only interests matter, and that relationships don’t, have been proven wrong by history before and will be proven wrong again.

When the United States shows respect and builds trust, we build relationships that benefit enduring shared interests. After 30 years in Asia, I know that is the only way to make America even greater.


Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ và Trung quốc - Tác giả Bs Trần Xuân Ninh