khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Xã hội Chủ nghĩa: Phụ nữ anh hùng - Đàn ông bạc nhược







Đau lòng chữ nghĩa







Tráng, MOVE ON!



 
 


Tráng: mau lành bênh và trở lại sinh hoạt bình thường nhanh chóng.  Một mùa lể cuối năm 2014 và Tết 2015 nhiều hạnh phúc. Và, lời ước hẹn: gặp lại anh em K1-VN tại Houston, TX, US.

"Move On"
"They say a restless body can hide a peaceful soul.
A voyager, and a settler, they both have a distant goal.
If I explore the heavens, or if I search inside.
Well, it really doesn't matter as long as I can tell myself
I've always tried."

Like a roller in the ocean, life is motion
Move on
Like a wind that's always blowing, life is flowing
Move on
Like the sunrise in the morning, life is dawning
Move on
How I treasure every minute
Being part of it, being in it
With the urge to move on

I've travelled every country, I've travelled in my mind
It seems we're on a journey, a trip through space and time
And somewhere lies the answer
To all the questions why
What really makes the difference
Between all dead and living things, the will to stay alive

Like a roller in the ocean (la la la la la la-la)
Life is motion (la la la la la la-la)
Move on (la la la la-la)
Like a wind that's always blowing (la la la la la la-la)
Life is flowing (la la la la la la-la)
Move on (la la la la-la)
Like the sunrise in the morning (la la la la la la-la)
Life is dawning (la la la la la la-la)
Move on (la la la la-la)
How I treasure every minute (la la la la)
Being part of it (la la la la)
Being in it (la la la la)
With the urge to move on

The morning breeze that ripples the surface of the sea
The crying of the seagulls that hover over me
I see it and I hear it
But how can I explain
The wonder of the moment
To be alive, to feel the sun that follows every rain

Like a roller in the ocean (la la la la la la-la)
Life is motion (la la la la la la-la)
Move on (la la la la-la)
Like a wind that's always blowing (la la la la la la-la)
Life is flowing (la la la la la la-la)
Move on (la la la la-la)
Like the sunrise in the morning (la la la la la la-la)
Life is dawning (la la la la la la-la)
Move on (la la la la-la)
How I treasure every minute (la la la la)
Being part of it (la la la la-ah)
Being in it
With the urge to move on

La la la la la la-la, la la la la la la-la, la la la la-la
Like a wind that's always blowing
La la la la la la-la
La la la la la la-la (life is flowing)
La la la la-la (move on)
Like the sunrise in the morning
La la la la la la-la
La la la la la la-la (life is dawning)
La la la la-la (move on)
How I treasure every minute (la la la la)
Being part of it (la la la la-ah)
Being in it
With the urge to move on
La la la la la la-la, la la la la la la-la, la la la la-la
Like a wind that's always blowing...




Hầm đường bộ qua Đèo Cả sau 2 năm khởi công



Được đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng, hầm đường bộ qua Đèo Cả khi hoàn thành sẽ rút ngắn một nửa thời gian cho các xe qua đèo trên quốc lộ 1 (Phú Yên - Khánh Hoà).
 
ham1-7423-1412651219.jpg


Hầm đường bộ qua Đèo Cả nằm trên quốc lộ 1 qua hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa với chiều dài 13,4 km. Trong đó, chiều dài hầm đèo Cả là 3,9 km; hầm Cổ Mã 500 m; đường dẫn và cầu trên tuyến dài 9 km. Hầm được thiết kế theo tiêu chuẩn đường thiết kế cao tốc với tốc độ 80 km/h. 
 
ham2-8329-1412651219.jpg


Dự án được khởi công vào cuối năm 2013, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2016. Công ty Sông Đà 10 đang triển khai thi công mố cầu số 5 phía nam đường hầm đèo Cổ Mã và khẩn trương khoan các miệng hầm phía nam của đường hầm chính qua đèo Cả.
 
ham3-7683-1412651219.jpg


Tại cửa hầm đèo Cả phía bắc, đơn vị thi công đã khoan sâu hai cửa hầm đến gần 20 m. Do ở phần cửa hầm địa chất yếu, nên phải thi công chậm.
ham7-7219-1412651220.jpg


Công nhân khoan và đưa đất ra ngoài tại cửa hầm.
 
ham4-5340-1412651219.jpg


Lực lượng công nhân và máy móc, thiết bị hoạt động liên tục 3 ca thay phiên nhau 24/24h.
 
ham10-9190-1412651220.jpg


Dự án hầm đường bộ đèo Cả có 19 gói thầu, đến nay tất cả các gói thầu đều đã được thi công để kịp tiến độ dự kiến.
 
ham6-9271-1412651220.jpg


Công trường thi công đường dẫn vào hầm Cổ Mã.
 
ham8-4709-1412651220.jpg


Hầm Cổ Mã đã đào được khoảng 455/500m, dự kiến đưa vào khai thác thử nghiệm vào dịp chào mừng Quốc khánh năm 2015.

CHÁT ĐẠM WHEY CHO NGƯỜI LỚN TUỔI -- B.S. Phạm H. Liêm



Làm người ai cũng muốn được mạnh khoẻ và sống lâu. Ở phương Đông trước thế kỷ thứ 20, các đạo sĩ vào núi luyện cách trường sinh và có tuổi thọ cao hơn người thường (70-80 tuổi thay vì 50-60 tuổi). Theo khoa học ngày nay, các đạo sĩ Lão Giáo đạt được tuổi thọ nhờ dinh dưỡng tốt vì ăn nhiều trái dâu và những loại quả nhỏ mọng nước không có hạt (berries) mọc hoang trong núi chứa nhiều chất kháng oxy hoá và tập thể dục (quyền Võ Đang) thường xuyên.

Ngày nay nhờ vệ sinh thường thức và y khoa tân tiến, tuổi thọ trung bình ở các nước tiên tiến đã đạt đến gần 80 cho nam giới và hơn 80 cho các cụ bà. Than ôi, với số tuổi đời chồng chất, người già thường bị các bệnh kinh niên và chứng lão suy nên trong nhiều trường hợp, có thọ nhưng không mấy vui vì bệnh tật và ốm yếu. Vì vậy, tại các cộng đồng người Việt ở hải ngoại, báo chí, truyền thanh và truyền hình có nhiều quảng cáo kiểu lang băm bán thuốc dạo lừa đảo người Việt cao niên để bán các loại thuốc thực phẩm phụ gia vô căn cứ.

Ngoài ra, chúng ta vẫn thường nghe các cụ dùng Sâm và Nhung là các món đắt tiền để tẩm bổ chống lại lão suy theo truyền thuyết Đông Y.Nhân sâm Cao Ly có tác dụng kích thích làm người dùng cảm thấy hưng phấn nên vẫn được truyền tụng nhưng kết quả trên cơ thể, bắp thịt và tim mạch thì không có gì đáng kể; thậm chí dùng nhiều có thể làm tăng huyết áp, có hại cho tim mạch và não bộ.
Khảo cứu tại Hoa Kỳ trong 30 năm trước cho thấy thú vật sống lâu và khoẻ mạnh khi chúng được nuôi ăn đủ chất dinh dưỡng nhưng với lượng calorie hạn chế hơn 30% của mức bình thường; đó là một điều không thực tế cho con người.

May thay, mấy năm gần đây, khoa học đã cho thấy ngoài dinh dưỡng tốt và tập thể dục thường xuyên, các cụ có thể dùng chất đạm Whey (phát âm là Guây) phụ gia để giúp tăng tuổi thọ, thêm lành mạnh và bớt bệnh tật.

Chất đạm Whey là gì?

Sữa (trên thị trường là sữa bò) có nhiều chất đạm.

80% chất đạm trong sữa là casein; phần còn lại (20%) là Whey. Whey là một hỗn hợp của nhiều chất đạm hoà tan, đặc biệt là có rất nhiều chuỗi amino acids phân nhánh (branched chain amino acids- BCAA) như leucine, iso-leucine và valine so với các chất đạm khác. Các amino acids quan trọng này làm bắp thịt phát triển nẩy nở và lành lặn như có đề cập trước đây trong bài Chống Sarcopenia đăng mấy năm trước trên svqy.org (Aging well by fighting Sarcopenia; A tribute to Jack LaLanne) http://www.svqy.org/agingwell.html

Trong kỹ nghệ chế tạo phó mát (cheese), chất đạm Whey trở thành dung dịch phế thải tự nhiên sau khi casein được làm rắn (solid) trong phó mát. Ngày nay, chất đạm Whey được giữ lại để làm thực phẩm phụ gia cho các lực sĩ tập tạ vì có thể giúp họ trở nên lực lưỡng nhanh chóng.
Tại sao chất đạm Whey phụ gia lại tốt cho người lớn tuổi?

Đại đa số đàn ông gốc Âu và Á bắt đầu có đề kháng (resistance) Insulin ở tuổi 40 trở lên, phụ nữ thì ở khoảng tuổi 50 sau khi tắt kinh (menopause). Từ đó họ bắt đầu có nhiều mỡ trong bụng (phát tướng) dẫn đến một vòng  luẩn quẩn khắc nghiệt cuả Hội Chứng Biến Dưỡng (Metabolic Syndrome) với tăng huyết áp, lượng mỡ cholesterol và triglyceride trong máu cao, dễ bị Tiểu Đường loại 2 và các biến chứng tim mạch. Vòng luẩn quẩn này còn có liên hệ đến chứng teo bắp thịt, loãng xương và bệnh lãng trí của lão suy. Ngăn ngừa hội chứng biến dưỡng sẽ giúp cho người cao niên được lành mạnh sống lâu để hưởng thêm hạnh phúc ở tuổi già.

Trong các thí nghiệm gần đây trên thú vật và cả trên người già, chất đạm Whey đã chứng tỏ khả năng giúp người lớn tuổi ngăn ngừa và chế ngự sự  lão suy và Hội Chứng Biến Dưỡng vì giúp giảm mập phì, giảm mỡ trong bụng, xuống cân, giảm hiện tượng đói cồn cào, giảm cholesterol, điều hoà huyết áp, bớt đề kháng với insulin, bớt nguy cơ tiểu đường loại 2. Điều đáng chú ý là trong một thí nghiệm dùng hợp chất pha trộn các amino-acids cùng tỷ lệ như tìm thấy trong Whey đưa ra kết quả không tốt như chất đạm Whey thiên nhiên từ sữa, nhất là trên tác dụng giảm cholesterol. Chuột nuôi với chất đạm Whey phụ gia sống lâu hơn mặc dù chúng không bị hạn chế về calorie.

Bệnh nhân đã bị tiểu đường loại 2 có lượng glucose trong máu điều hoà tốt hơn sau khi dùng chất đạm Whey thường xuyên. Lượng insulin giảm xuống và các chỉ số về viêm (inflammation) và oxy hóa cũng giảm bớt nhiều.

Bệnh nhân vừa qua bệnh nặng (nhiễm trùng, sưng phổi, đột quỵ ….) hay sau một cuộc giải phẫu lớn, cơ thể lâm vào tình trạng thoái dưỡng (catabolism) sẽ bình phục nhanh hơn khi dùng chất đạm Whey phụ gia vì cơ thể sẽ tổng hợp protein dễ dàng đạt tới thế tiến dưỡng (anabolism) nhanh chóng trong phục hồi.

Cách dùng chất đạm Whey trong Lão Khoa

Muốn ngăn ngừa Hội Chứng Biến Dưỡng thì nên bắt đầu dùng chất đạm Whey phụ gia ở tuổi 40, dùng khoảng 10 hoặc 20 gram một lần mỗi ngày (2 hay 4 muỗng cà phê, một muỗng cà phê là tương đương với 5 gram).

Các cụ trên 65 tuổi nên dùng 10 đến 12 gram, hai lần mỗi ngày (20 đến 24 gram mỗi ngày).
Đang phục hồi sau giải phẫu hay bệnh nặng nên dùng 15 gram mỗi lần, hai lần mỗi ngày (30 gram mỗi ngày). Thường thường các bệnh nhân này có dùng các bột sữa thực phẩm như Ensure, Sustacal vv…. có chứa chất đạm từ đậu nành hay sữa nhưng vẫn nên dùng Whey phụ gia để có tác dụng phục hồi nhanh chóng hơn như đã nói ở trên.


Chất đạm Whey isolate có bán tại các tiệm thông thường như General Nutrition, Wal-Mart, Costco etc… 15 tới 30 đô la Mỹ có thể mua một hay hai hũ to tướng cho các cụ khuấy bột Whey vào ly nước dùng mỗi ngày trong cả tháng.

Tóm lại, ngoài dinh dưỡng tốt và thể dục đều, chất đạm Whey được khoa học cho thấy có thể giúp chúng ta sống lâu và lành mạnh để hưởng Phước Thọ mà giá lại rẻ hơn Sâm và Nhung rất nhiều. Tài liệu thống kê cho thấy gần 23%  người Việt lớn tuổi ở California  bị Tiểu Đường loại 2; chất đạm Whey có thể giúp chúng ta tránh được cái đại nạn đó luôn.

Lễ hội đu dây: Monte Piana, Italy





The International Highline Meeting là một trong những lễ hội đu dây quốc tế đáng sợ nhất thế giới khi người tham gia dành phần lớn thời gian lơ lửng trên những sợi dây cáp được nối bắc qua những ngọn núi.
 
Untitled-4-8347-1412392209.jpg

Tất cả các vận động viên từ trẻ cho đến lớn tuổi tham gia lễ hội đều là những nghệ sĩ xiếc đu dây và có niềm đam mê với những thử thách mạo hiểm. Họ đã đến Monte Piana trước cả tuần để tập luyện cho quen với vực sâu hàng trăm mét tại đây.
 
Untitled-5-7445-1412392209.jpg

Lễ hội này không phải là một cuộc thi phân bại thắng thua. Mọi thứ được tổ chức là để giúp những người ưa thích mạo hiểm có những trải nghiệm tuyệt vời khi đi trên dây ở độ cao trên 1.000m và chinh phục những đỉnh núi. Không những đi trên dây, những nghệ sĩ tham gia còn ăn uống và nghỉ ngơi trên những chiếc võng được treo trên những sợi cáp.
 
Untitled-6-1512-1412392209.jpg

Những chiếc võng được mắc san sát, nối tiếp nhau giữa vách núi sâu thăm thẳm.
 
Untitled-7-2083-1412392209.jpg

Con người bé nhỏ giữa thiên nhiên bao la rộng lớn nơi đây.
 
Untitled-8-6961-1412392209.jpg

Một vận động viên đang thể hiện tài nghệ giữ thăng bằng đi trên dây rất tài tình.
 
Untitled-9-8087-1412392209.jpg

Một chàng trai thư thái nằm nghỉ ngơi trên chiếc võng hưởng thụ phong cảnh hữu tình.
 
Untitled-10-4205-1412392209.jpg

 
Untitled-11-6960-1412392210.jpg

Những chiếc vòng đầy màu sắc điểm xuyết khung cảnh núi rừng nơi đây thêm sinh động.
 
Untitled-12-9645-1412392210.jpg

 
Untitled-13-5431-1412392210.jpg

Những bức ảnh này được ghi lại bởi nhiếp ảnh gia người Áo, Sebastian Wahlhuetter.

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Thi Vũ Võ văn Ái nói về Nhất Hạnh




Thi Vũ bắt những con rận trong chăn của Nhất Hạnh



Lê Thị Huệ: Nói về Nhất Hạnh, hình như ông có thời gian rất thân với Thích Nhất Hạnh ?

Võ Văn Ái : Vâng, chúng tôi ăn chung mâm, ở chung nhà, cùng chung hoạt động trên thế giới cho hòa bình Việt Nam  - nền hòa bình dân tộc không cộng sản –  từ năm 1966 đến 1970. Nhưng chúng tôi biết và quen nhau từ đầu thập niên 50 ở Đà Lạt. Thời ấy tôi dạy tại trường Trung học tư thục Tuệ Quang ở Cây số 4 do thầy Thiện Tấn, là anh trai của ông, làm hiệu trưởng.

Bi kịch của Nhất Hạnh là suốt đời ông đi tìm đệ tử, nhưng không tìm con người tự do.

Ông là người hiền lành, tình cảm, nhiều thi tính, tuy độc tài ngầm, bị tham vọng và thanh danh làm hỏng. Phải chăng đời không nương chìu khi còn bé nên biến ông thành con người không giải thoát, nếu không nói là con người hằn thù (l’homme de ressentiment). Tôi đoán thế do nhận xét hai sự kiện. Một là ông rất thương mẹ, nhưng lại chủ tâm biến mẹ thành thánh mẫu trong giới tay chân thân cận. Chắc có gì bí ẩn trong gia đình thuở thiếu thời chăng ? Việc thứ hai xẩy ra vào cuối thập niên 40, thời ông là học tăng tại chùa Bảo quốc, Huế. Chẳng biết phạm lỗi gì rất nặng, nên bị đuổi ra khỏi chùa. Cố Hoà thượng T.T. gửi thư đến các chùa từ miền Trung vào tới Nam ra lệnh cấm không được chứa chấp ông. Thế nhưng ông vẫn giữ bộ áo tăng sĩ, không ra đời. Tôi nghĩ những hành động đi riêng sau này của ông đối với Phật giáo Việt, phải chăng là một cách “trả thù” sự ép chế trước kia ?

Giữa lúc chiến tranh ngút ngàn năm 1966, ông rũ tôi lập một “Giáo hội Trẻ” chống lại “các ông già” trong nước. Tôi khuyên ông không nên, phải lo giải quyết chuyện chiến tranh trước đã. Kéo dây động rừng sẽ làm tan nát Phật giáo vào lúc Cộng sản Bắc Việt uy hiếp miền Nam. Nên chuyện bỏ qua.
 
Lê Thị Huệ: Who is Nhất Hạnh ?  Xin lỗi tôi phải dùng tiếng Anh ở đây để phản ảnh vai trò bệ vệ quốc tế của Thích Nhất Hạnh

Võ Văn Ái : Ông là một nhà thơ, một nhà văn. Nghệ sĩ tính của ông mạnh hơn tính đạo sĩ. Đạo sĩ chỉ là khía cạnh trình diễn cải lương của ông ấy.
 
Lê Thị Huệ: Vụ xung đột giữa ông và ông Nhất Hạnh, ông có nghĩ là đời sống đã không công bằng với ông và với ông Nhất Hạnh ?

Võ Văn Ái : Có những lúc chúng tôi thấy cùng nhau đồng hành về một hướng trên quan điểm Phật giáo và dân tộc. Rồi đến lúc, cũng từ quan điểm Phật giáo và dân tộc, tôi không thể đồng hành với ông ấy nữa. Giản dị thế thôi. Tôi chia tay ông đầu năm 1970, sau 6 năm chia sẻ ngọt bùi. Không có xung đột. Đường ai nấy đi, tôi sòng phẳng và nói thẳng lý do với ông khi chia tay. Ông ấy biết rõ hơn ai về sự trao đổi lần cuối này vào một đêm tháng giêng năm 1970. Bài thơ đánh dấu sự chia tay ấy là bài “Nhật ký băng sa mạc Bắc Mỹ Châu” (đại khái thế, không chắc tôi nhớ đúng các chữ trong đề bài) đăng trên Tạp chí Văn ở Saigon năm ấy. Đọc lên chẳng ai biết chuyện riêng giữa chúng tôi đâu. Mặt khác tôi chưa hề công khai hóa việc này, ngoại trừ bức thư xin từ chức tôi gửi về Viện Hoá Đạo trong nước. Vì vậy tôi nói không có xung đột. Tuy nội tâm tôi khủng hoảng dữ dội. Trên phạm vi tư tưởng, tôi bị khủng hoảng hai lần. Năm 1955, tôi phát hiện người Cộng sản phục vụ Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh chứ không tranh đấu cho dân tộc. Lần này, 1970, niềm tin của tôi vào giới Tăng lữ bị khủng hoảng mà Nhất Hạnh là đại biểu.

Cuộc chia tay giữa bằng hữu, bỏ đạo này theo đạo khác, chọn ý thức hệ này bỏ ý thức hệ kia là hành trình tự giác hay chọn lựa từng đời người. Chuyện bình thường. Vợ chồng khắn khít còn ly dị kia mà. Gần đây, nhân chuyến ông về Việt Nam, hai chúng tôi có lúc trở nên như to chuyện là vì các đệ tử cuồng tín của ông ấy do không hiểu nguồn cơn nên vọng động. Họ không hiểu rằng, từ năm 1970, Nhất Hạnh là đám mây đen đã bay mất trong đời tôi. Do không hiểu có người gán cho tôi hai chữ « phản thầy ». Tôi không hề là đệ tử của Nhất Hạnh thì sao gọi « phản thầy ». Mà phản gì ? Bất đồng ý kiến thì chia tay như thường xẩy trong xã hội dân chủ. Đã lâu, tôi không còn nghĩ tới ông ấy. Tuy nhiên sự biến bất ngờ xẩy ra khi ông và bà Phượng rời phi trường Charles de Gaulle lên đường về Hà Nội. Bỗng dưng bà Phượng, tức Chân Không, tuyên bố một câu xanh rờn với hãng thông tấn AFP liên quan tới Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) khiến tôi phải phản ứng. Lời tuyên bố của bà Chân Không được bản tin AFP phát hành chiều ngày 11.1.2005 có đoạn viết rằng : "Nhà sư (tức Sư Ông Thích Nhất Hạnh) không là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, là Giáo hội đang bị chính quyền cấm không cho hoạt động từ năm 1981, vì Giáo hội này từ khước sự kiểm soát và điều khiển của Đảng Cộng sản. Hơn một năm trước đây, Công an Việt Nam đã mở cuộc đàn áp sâu rộng Giáo hội này, hàng giáo phẩm bị bắt quản chế và hàng trăm ngôi chùa bị phong tỏa. Khi được hỏi vì sao một số phong trào tôn giáo bị cấm đoán tại Việt Nam, Sư cô Chân Không trả lời : "Vì một số các Giáo hội này tàng trữ những lá cờ của chế độ cũ (sic). Còn chúng tôi, thì chúng tôi chẳng có một tham vọng chính trị nào cả".

Hai ngày sau tại Hà Nội, ông Nhất Hạnh tuyên bố trên báo Nhân Dân phát hành ngày 13.1.2005, rằng : "Ông đã từng đấu tranh với những thái độ căng thẳng của chính quyền một số nước phương Tây về "vấn đề tôn giáo ở Việt Nam". Ông kể, ông đã từng nói với một số quan chức Hoa Kỳ rằng : "Người Việt Nam muốn được giải phóng khỏi cái mà người Mỹ gọi là sự giải phóng cho người Việt Nam".
 
Phản ứng tôi thông qua thông cáo báo chí của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế dây dưa tới chuyến đi Việt Nam của ông Nhất Hạnh cùng 100 Tăng thân Làng Mai. Trước đó tôi không có ý định nhắc tới phái đoàn của ông. Dù tôi biết rất rõ Hà Nội đang sử dụng lá bài Tuệ Sỹ - Lê Mạnh Thát trong nước, ngoài nước là lá bài Nhất Hạnh để được rút tên khỏi danh sách CPC (Countries of Particular Concern, danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo) mà chiếu theo Đạo luật 1998 của Quốc hội Hoa Kỳ các nước nằm trong danh sách này sẽ bị chế tài trên lĩnh vực kinh tế và tài chánh.

Năm 1977, trên tạp chí Quê Mẹ lần đầu tiên chúng tôi đề cập tới ông Nhất Hạnh và bà Cao Ngọc Phượng qua vụ con tàu đi vớt người vượt biển mà ông bà thực hiện một cách vô trách nhiệm tại Singapore. Lên tiếng vì thảm cảnh người Vượt Biển lúc bấy giờ, chứ chẳng vì chuyện cá nhân. Tạp chí Quê Mẹ phản ảnh sự vụ sau khi hai tờ báo lớn Straits Times ở Singapore và New York Times ở Nữu Ước khui ra trước tiên. Nguyên tổ chức Hội nghị Thế giới cho Tôn giáo và Hoà bình (World Conference on Religion and Peace) bỏ ra sáu mươi nghìn Mỹ kim giao cho ông Nhất Hạnh tổ chức việc cứu người vượt biển Đông với chức vụ Giám đốc Điều hành, bà Phượng làm phụ tá. Tổ chức này có phòng ốc làm trụ sở ở Singapore, nhưng hai ông bà lại đi thuê villa ở riêng. Thay vì đi vớt người, thì hai ông bà thuê một chiếc tàu cũ bệ rạc không còn khả năng ra khơi, nên chỉ nằm tấp bờ. Bà Phượng đưa những người đã nhập trại tiếp cư ở Thái Lan lên tàu ấy cho có màu sắc “vớt người tị nạn”. Theo New York Times các người tị nạn ở Thái phải trả một khoảng tiền cho bà Phượng mới được đưa lên tàu. Tàu lại không có khả năng tới các quốc gia tị nạn thứ ba. Việc lôi thôi xẩy ra từ đó. Người tị nạn ngày ngày dưới sức nóng nhiệt đới ngồi trên bong nghe thơ Nhất Hạnh hay kinh tụng theo giáo phái Làng Mai (lúc ấy còn gọi là Làng Hồng) phát ra từ máy. Nhưng chờ mãi chẳng thấy tương lai định cư về đâu nên họ sinh ra bất mãn. Tôi còn trong tay bản phúc trình 28 trang của ông Homer Jack, Tổng thư ký Hội nghị Thế giới cho Tôn giáo và Hoà bình phúc trình việc bê bối và lấy quyết định cách chức hai ông bà Nhất Hạnh và Phượng đồng thời tống xuất họ khỏi Singapore. Sau này, có số người hiểu lầm rằng tôi tranh giành con tàu của ông ta. Họ đâu biết rằng con tàu chưa hình thành đã thất bại của ông Nhất Hạnh xẩy ra giữa năm 1977. Con Tàu Đảo Ánh Sáng do cơ sở Quê Mẹ xướng xuất vào cuối năm 1978 là sự biểu tỏ đồng tình của lương tâm thời đại, với sự tham dự của gần 200 nhân sĩ quốc tế. Từ con tàu của chúng tôi đẻ ra hàng loạt tàu đi vớt người khác ở Đức, ở Ý, ở Na Uy…

Nhìn lại việc này, tôi thấy Quê Mẹ công khai hóa sự vụ là đúng, bởi liên quan tới sinh tử của phong trào Người Vượt Biển vào thời điểm dầu sôi lửa bỏng ấy, cũng như cung cách làm việc tài tử cố hữu và vô trách nhiệm của hai người. Tuy nhiên loạt bài viết trên Quê Mẹ gây sốc cho giới Phật tử. Một số Phật tử quan niệm rằng cư sĩ (tôi) không được “phạm thượng” động tới Tăng sĩ là ông Nhất Hạnh. Thế nhưng cơ sở và tạp chí Quê Mẹ do tôi chủ trương không thuộc bất cứ đảng phái hay tôn giáo nào, kể cả Phật giáo, dù tôi là Phật tử. Một cơ quan ngôn luận phải làm đúng chức năng thông tin và hướng dẫn dư luận. Sau cuộc chia tay ông Nhất Hạnh, năm 1970, tôi đã làm đơn gửi Viện Hóa Đạo trong nước từ nhiệm tất cả mọi chức vụ trong giáo hội, mãi cho tới hai mươi hai năm sau, năm 1992, do Hoà thượng Thích Huyền Quang thúc đẩy tôi mới trở về với Giáo hội Phật giáo.

Tuy  nhiên, nếu vấn đề cần đặt lại, có thể là cách viết loạt bài thời ấy. Loạt bài này do ông nhà báo HTA của tòa soạn viết theo sự quyết định của Chủ biên Tin quốc tế là ông TN. Ký giả này xưa làm báo ở Saigon, nên cung cách viết cũng là cung cách viết của nền báo chí Saigon thượng vàng hạ cám trước kia. Đành rằng tôi trách nhiệm trong vai trò Chủ nhiệm, Chủ bút. Song phải nói thời gian khổ sở ấy, tôi vừa cáng đáng điều hành nhà in, vừa làm thợ chạy máy. Mỗi ngày lao động 18, 19 giờ nên không đọc hết các bài vở để nhuận chính.

Sự khó khăn ở nhà in của tôi gián tiếp đến từ bà Phượng. Khoảng năm 1968 do thiếu nhân sự ở Văn phòng Phật giáo, bà Phượng gửi một nhân viên từ Saigon sang Paris giúp tôi. Do tin cẩn tôi không đặt vấn đề lý lịch. Mãi sau này, đầu thập niên 70 khi tôi thành lập nhà in làm kế nuôi thân và nuôi mộng làm báo văn hóa, làm nhà xuất bản. Nhân viên này theo tôi, vì anh bảo xưa anh là thợ in ở Saigon. Mua xong nhà in mới biết anh chẳng biết tí ti nghề nghiệp, khiến tôi phải tự học như một khổ ách trong đời. Đến khi nhà in bắt đầu chạy việc, thì một đêm anh ta phá hoại máy in mới mua, phá luôn máy cắt xén, là hai bộ phận cơ bản của một nhà in nhỏ. Rồi bỏ đi. Lúc ấy chúng tôi mới vỡ lẽ, hóa ra anh là người của bên kia, lâu nay nằm vùng trong cơ sở chúng tôi để bắn phát đạn cuối cùng vào lúc chúng tôi kiệt quệ. Do đó mà tôi trở thành thợ in bất đắc dĩ. Nói dài dòng như thế để hiểu rằng, tôi đã tin cậy vào Chủ biên Tin quốc tế TN và anh nhà báo nọ. Nên không xem lại bài viết để chỉnh đốn lời văn. Tuy sự kiện đưa ra đúng như sự thật.
 
Lê Thị Huệ: Có một điều tế nhị nhiều người không muốn nói, nhưng tôi nghĩ với những vấn đề của trí thức, nó chẳng phải là một điều gì ghê gớm. Có phải ông Nhất Hạnh muốn cách mạng Phật Giáo Việt Nam, có phải ông Nhất Hạnh đã yêu bà Chân Không và thăng hoa tình yêu ấy khi muốn Phật Giáo Việt Nam chấp nhận chuyện sư có vợ con. Với tôi, đây là một điều tốt cho tôn giáo của ông ấy. Tôi không phản đối điều này. Liệu có một sự thật nào đó trong câu chuyện này, hay đây chỉ là một lời đồn lừa dối 

Võ Văn Ái : Nói rằng ông Nhất Hạnh muốn cách mạng Phật giáo Việt Nam thì không đúng. Đại sư Thái Hư mới là người xứng danh và là nhân vật lịch sử của Phật giáo từ những năm đầu Dân quốc thế kỷ XX ở Trung quốc, khởi xướng cuộc tân vận động của Phật giáo cận đại và hiện đại. Trước Dân quốc, Tăng sĩ bị xã hội khinh rẻ vì thiếu học, chỉ lo việc cúng kiến, mê tín, nên Đại sư Thái Hư gióng lên cuộc cách mạng Phật giáo trên ba lĩnh vực cơ bản là Cách mạng Giáo lý – Cách mạng Giáo chế - Cách mạng Giáo sản trong hoàn cảnh bế tắc và tiêu trầm của Phật giáo Trung quốc. Tư tưởng cách mạng này vượt biên cương chi phối toàn thể sinh hoạt Phật giáo từ Á sang Âu Mỹ. Nhờ những chuyến đi thuyết pháp của Đại sư Thái Hư mà các Hội Học Phật được thiết lập khắp Âu Mỹ Á đầu thế kỷ XX.

Tại Việt Nam, Cư sĩ Lê Đình Thám cùng các Đại sư Phước Huệ, Trí Độ, v.v… do đọc sách của Thái Hư mà phát động Phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam từ thập niên 20 đầu thế kỷ XX lan truyền khắp Nam, Trung, Băc kỳ. Sự xuất hiện uy dũng của Phật giáo Việt Nam hai thập niên 50, 60, là thành quả của phong trào Chấn hưng Phật giáo gợi hứng từ công trình, công đức và công hạnh kỳ vĩ của Thái Hư Đại sư.

Bản thân ông Nhất Hạnh có một số phát kiến canh tân Phật giáo sau thời gian du học ở Mỹ. Tôi nghĩ ông chịu ít nhiều ảnh hưởng từ giáo phái Tin Lành và thần học Paul Tillich trong các phát kiến của ông. Tôi từng viết bài ca ngợi cuốn sách “Hiện đại hóa Phật giáo” của ông trên tạp san Hải Triều Âm ở Saigon giữa thập niên 60. Trái lại, Bùi Giáng thì chê Nhất Hạnh về cuốn sách này trong “Đi vào Cõi Thơ” do Ca Dao ấn hành, Saigon năm 1969, ở trang 63 như sau : “Nhất Hạnh có nguồn thơ chứa chan. Chúng ta không hiểu vì lẽ gì nguồn thơ đó lại không đủ sức ngăn cản ông, khiến ông hì hục hiện đại hóa Phật Giáo Uyên Nguyên. Trường hợp Nhất Hạnh là trường hợp một thi sỹ thiên tài bị vướng phải cạm bẫy của triết học Tây phương”.

Từ năm 64, 65 tại Saigon, ông thiết lập dòng Tiếp Hiện cho phép người tu lập gia đình, phát triển trong giới Phật tử thuộc Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội ở Phú Thọ Hoà. Trong giới thân cận ông có một người không đồng ý là Nhất Chi Mai, tức cô giáo Phan Thị Mai tự thiêu cho Hòa bình năm 1966. Tôi còn giữ bức thư thủ bút của cô ấy về sự bất đồng này. Ông Nhất Hạnh dự tính công khai dòng Tiếp Hiện qua một cuộc họp báo ở Saigon, đưa Phạm Công Thiện làm người đầu đàn phát huy Dòng mới (thời gian này Phạm Công Thiện là Đại đức Thích Nguyên Tánh). Nhưng Phạm Công Thiện bỏ rơi cuộc họp báo rồi sau đi du học Mỹ, nên việc không thành. Khoảng năm 1967, thời ông đón bà Cao Ngọc Phuợng ở Việt Nam ra cùng sang ở Tokyo, nói là đi nghiên cứu “kinh tế hậu chiến”, ông viết thư cho tôi kèm cương lĩnh và giới luật Dòng Tiếp Hiện mong tôi tham gia thực hiện và phát triển dòng tu mới. Nhưng tôi không trả lời.

Thực tế là vào giai đoạn giữa thập niên 60, ngoài Nhất Hạnh, tôi biết vài vị Tăng vai vế có khuynh hướng phát động phong trào Tân Tăng Nhật Bản tại Saigon, như cố Hoà thượng TMG là một. Nhưng sau vài thử nghiệm họ gặp phản ứng chống đối quá lớn của quần chúng Phật tử, nên phong trào vụt tắt. Sau này nhờ hoàn cảnh khách quan ở nước ngoài dễ phát triển hơn trong khung cảnh Làng Mai ở Pháp.

Về giới Tân Tăng cho phép lấy vợ, thì Nhật Bản là nước tiên phong và có truyền thống từ thế kỷ XIII. Đọc truyện Kinkakuji của Yukio Mishima sẽ thấy bối cảnh của đời sống Tân Tăng này.
Đại sư Thân Loan (Shiran, 1173-1262) tổ khai sáng Tịnh độ Chân tông Nhật bản (Jōdo-shinshū / Shin Buddhism), sau khi làm đệ tử ngài Pháp Nhiên (Hōnen) được Thầy cho phép lấy Ni cô Huệ Tín làm vợ, khởi nguồn cho chế độ Tăng lấy vợ của phái Chân tông Nhật bản.

Hơn mười năm trước tôi đến thăm chùa Higashi Honganji (Đông Bản Nguyện tự) ở cố đô Kyoto là bản sơn của phái này. Vị sư dẫn tôi đi thăm chùa giải thích rằng : “Thấp thoáng sau lưng các vị Sư có bóng người đàn bà. Tại sao không công khai hóa mà cứ giấu giấu diếm diếm ?”. Rồi ông thuật cho tôi nghe việc ra đời của phái Tân Tăng của ngài Thân Loan. Chuyến thăm ấy tôi còn chú ý tổ chức Nhân quyền của Tịnh độ Chân tông ngay trong ngôi bản tự này. Có đến 450 nhân viên túc trực. Họ lo cho nhân quyền của giới cùng đinh Burakumin Nhật bản, khoảng 3 triệu người sống trong cảnh kỳ thị xã hội. Ban ngày các sư đi làm lụng như người thường (cư sĩ) trong các công xưởng, văn phòng hay quán ăn. Về chùa khi lễ lượt mới mặc y áo tăng sĩ.

Cuối thập niên 60, trong mấy năm dài chúng tôi chung sống với nhau dưới mái nhà làm trụ sở Phật giáo ở số 11, rue de Vénus, thị xã Maisons-Alfort, ngoại ô Nam Paris. Thời ấy, ông Nhất Hạnh và bà Cao Ngọc Phượng (sau này cạo đầu xuất gia lấy tên Chân Không) sống đời sống đôi cặp tự do, không giấu diếm, tuy ông không cổi áo công khai hóa ngoài xã hội. Cùng sống với chúng tôi lúc ấy có 7 vị Tăng và 6 cư sĩ. Sau này 5 trong số 7 vị Tăng này đã hoàn tục (một vị hiện sống ở Paris và một vị nay ở Saigon).

Kinh Phật dạy y pháp bất y nhân, nghĩa là y vào Pháp Phật mà học và tu, đừng nệ tới con người. Người bình dân cũng nói ai tu nấy chứng. Quan điểm tôi, việc lấy vợ hay không chẳng quan trọng cho bằng đức hạnh, trình độ tu chứng và nỗ lực cứu đời.
 
Lê Thị Huệ: Đạo Bụt của ông Nhất Hạnh, ông nghĩ sao ?

Võ Văn Ái : Ông Nhất Hạnh có công giới thiệu đạo Phật theo giáo phái Làng Mai của ông ấy cho giới thị dân Âu Mỹ. Những người mà đời sống bị thúc bách, đè nén thường xuyên vì công ăn việc làm hay đời sống bon chen ở các thị trấn. Nên họ bị Stress. Các khóa tu học cuối tuần của đạo Bụt cấm dùng điện thoại, không được xem Tivi, bắt hít thở trong không khí miền quê hay rừng núi, vừa đi vừa hít thở thiền hành, tập cười, tập ôm nhau thân ái (Thiền Ôm) khi có nhu cầu, làm cho con người thư giản, làm an dịu thân tâm. Một lối tu tập Yoga. Song tiến xa hơn vào đời sống tâm linh của đạo Phật, thì dường như Đạo Bụt không thành công. Tôi gặp một số bạn Tây phương thích thú theo học giáo phái Làng Mai nhưng bỏ nửa chừng để quay sang đường lối tu tập Phật giáo Tây Tạng. Đạo Bụt của ông dịu dàng, thiên về tự kỷ ám thị hơn là khai mở chân tâm. Đánh một tiếng chuông mỉm miệng cười, dán những câu thơ / kệ trong phòng tắm, phòng ngủ, trẻ em đi học về ôm mẹ nói “Mẹ ơi, con thương mẹ lắm”, v.v… có cái gì rất Pavlov, không tự nhiên. Chứng tỏ phương pháp này xuất phát từ những con người sống quá lâu trong dồn nén, ẩn ức, bất bình thế sự, không thỏa mãn tình dục.
Trong truyền thống tu học Phật giáo của giới xuất gia từ nghìn xưa thì các bộ Luật Sa di và Sa di ni nghiêm túc, trang nghiêm, cẩn trọng và có phương pháp hơn nhiều.

Đạo là thông lưu không trở ngại. Thiền là hành động tự nhiên hơn sự giải thích bằng ngôn ngữ hay cử điệu. Một cái vỗ vai với người bạn, một ánh mắt đối với mẹ sẽ ý nhị và làm thay những câu nói hay cử động cải lương kia.

Ngay việc sử dụng chữ Bụt thay cho chữ Phật thường dụng trong quần chúng Việt Nam qua nhiều thế kỷ, tôi thấy như có gì trình diễn, cải lương, lập dị hơn là một thay đổi có tính bản thể.

Sự thất bại của đạo Bụt thấy rõ ở các nước Á châu như Nhật Bản, Nam Hàn, Việt Nam. Mười mấy năm trước, chuyến đi thuyết trình của ông Nhất Hạnh tại Nhật thất bại nên ông không còn trở lại. Hai Thượng toạ Hộ Tùng Nghĩa Tình và Hoàn Sơn Chiếu Hùng mà tôi gặp tại Tâm Quang Viện ở Tokyo, thành viên Phật giáo Quốc tế Hiệp lực và ở trong ban tổ chức chuyến đi một tháng cho ông Nhất Hạnh nói với tôi như thế. Hỏi lý do, hai vị bảo rằng người Nhật không chấp nhận lối Pháp đàm và cách trình bày về Phật giáo của ông Nhất Hạnh. Loại “Thiền ôm hít thô sơ” chạm trán với dòng Thiền thâm hậu Nhật Bản vốn có truyền thống tu chứng thành nếp văn hoá tâm linh cao cả, ắt phải tiêu ma. Cho nên đạo Bụt của ông Nhất Hạnh chỉ thành công phần nào tại các nước phương Tây cho giới thị dân và giới cựu quân nhân Mỹ có vấn đề tâm thần sau cuộc chiến khủng khiếp tại Việt Nam.

Đó là nói chuyện trong thế giới. Trở về cố hương, Huế là pháo đài của ông Nhất Hạnh, chùa Từ Hiếu là sở hữu kế thừa của ông. Trước chuyến về Việt Nam lần đầu năm 2005, đa số Phật tử Huế xem ông là thần tượng, nếu không là Bụt sống. Họ xem Làng Mai như cõi Tịnh độ. Thế nhưng hành xử của ông khi được tiếp xúc, cùng với cung cách giáo phái Làng Mai đã thất bại nặng nề tại Huế. Tôi chợt nhớ lời phê bình của Bùi Giáng nhắc tới lúc nãy. Một Tăng sĩ ở Huế viết thư cho tôi có câu : “Chư Tăng ở Huế rất náo nức và hả dạ ngày Thầy Nhất Hạnh mới trở về. Nhưng nay khi Thầy Nhất Hạnh ra đi thì ai nấy đều ê chề, oán hận thấu trời xanh, mà không nói được nên lời”. Chuyến đầu về Huế năm 2005 hàng bao nhiêu nghìn Phật tử đón rước, thế nhưng mấy lần sau rất tiêu điều theo lời thuật của Phật tử Huế. Phải chăng đạo Bụt và người dạy đạo Bụt thích hợp với một số thị dân Âu Mỹ, nhưng không hợp với tạng người Việt ?

Sự mơ mộng hão huyền của ông còn thấy qua lời ông khuyên Tổng thống George W. Bush ngày quân khủng bố Al Qaida đánh sập hai cao ốc Twin Towers ở New York (11.9.2001). Ông lên tiếng trên truyền thông báo chí khuyên Tổng thống Bush đi gặp Ben Laden, hai bên hãy lắng nghe nhau để giải quyết việc đời theo cái điệu “Hiểu và Thương” của giáo phái Làng Mai ! Nội bộ những tín đồ Làng Mai còn chưa “hiểu và thương” nhau, nói chi những người ở xa vạn dặm ? Ở đây tôi không muốn đào sâu việc trước ba nghìn người chết thảm thương trong vụ Twin Towers ở New York, ông Nhất Hạnh chẳng quặn lòng, lại nhân dịp ấy đưa những con số khổng lồ mấy trăm nghìn dân Bến Tre bị chết vì không quân Hoa Kỳ oanh tạc ! Cộng đồng người Việt Tị nạn đã phẫn nộ và phản ứng mạnh mẽ vụ tuyên bố tuỳ hứng này.

Ông Nhất Hạnh giải quyết “chính trị thế giới” hay “đạo lý thế giới” như vậy quả là “tuyệt tác”. Song không kém phần ngây thơ nếu không nói lẩm cẩm. Giá dụ cách thế ấy là chìa khoá cho nhân loại đại đồng, hẳn trái đất đã là Thiên đường hay Niết Bàn từ bao đời, Chúa Jesus, đức Phật, Khổng Khưu, Lão Tử… chắc đã lấy hưu non từ lâu ?

Tôi bỗng nhớ lời Mai Thảo phê bình cuốn sách “Nói với Tuổi Hai mươi” [8] của Nhất Hạnh trên tạp chí Nghệ Thuật. Cuốn sách gây sôi nổi một thời trong giới trẻ ở Saigon, mà mục tiêu nhằm đánh phủ đầu Phạm Công Thiện với ý thức nổi loạn chống thế hệ cha anh làm cho đất nước điêu linh hai mươi năm trường, mà họ Phạm viết trong sách “Ý thức Mới trong Văn nghệ và Triết học”. Ông Nhất Hạnh khuyên Tuổi Hai Mươi “ Thương nhau, chúng ta sẽ tìm thấy con đường. Thương nhau, chúng ta sẽ làm nên lịch sử”. Mai Thảo phê thứ triết lý ấy khác chi nói “sau cơn mưa trời sẽ nắng” ! Còn Bùi Giáng thì phản ứng bằng bài viết “Nói với tuổi Chín mươi”.
 
Lê Thị Huệ: Ông Nhất Hạnh là người Việt đầu tiên thành công trong việc mang Phật Giáo Việt Nam ra cùng thế giới ? Ông có đồng ý với điểm này không ?

Võ Văn Ái : Vâng, trong số hàng trăm Tăng Ni Việt ra hải ngoại hoạt động tôn giáo hơn ba chục năm qua, thì ông Nhất Hạnh và bà Thanh Hải Vô thượng sư coi như nổi tiếng nhất trên thế giới.
Một nhận xét mà tôi thường suy nghĩ vẫn chưa tìm ra lời đáp, là khi các nhà tôn giáo lớn Ấn Độ (Vivekananda, Krishmanurti…), Trung quốc (Thái Hư Đại sư…), Nhật Bản (Suzuki, và rất nhiều Thiền sự được gửi ra nước ngoài), Tây Tạng (Đức Dalai Lama) sang phương Tây hoạt động, họ góp công nói lên niềm tin phương Đông họ theo đuổi, vén mở các điều Tây phương còn mù mờ. Những điều Tây phương cần thông tỏ cho việc tỉ giảo và hoà đồng. Không bao giờ các vị này móc nối các tín ngưỡng Tây phương vào pha trộn với giáo lý của họ.

Trái lại, ông Nhất Hạnh cũng như bà Thanh Hải Vô thượng sư thì luôn nỗ lực ghép đức Phật vào với Chúa Jesus để truyền đạo. Một nỗ lực hoà đồng tôn giáo ? Muốn lôi cuốn tín đồ đạo khác thần phục mình ? Muốn làm Giáo chủ cả hai tôn giáo ?
 
Lê Thị Huệ: Là một trí thức ngang ngửa với Nhất Hạnh, đã từng là bạn của Nhất Hạnh, ông cho tôi hỏi một câu, sự thành công, cái hấp lực của ông Nhất Hạnh nằm ở đâu, ở điều ông ấy viết hay như một nhà thơ, hoặc ở lời ông ấy giảng hay như một ông thầy chùa.

Võ Văn Ái : Sự thành công đặc biệt của ông ấy kết hợp giữa tài văn thơ với bộ áo ông thầy tu. Cổi bộ áo thấy tu ra, ông sẽ không thành Krishmanurti. Chuyện tuy phụ nhưng thành yếu tố chủ yếu cho sự thành đạt của ông ta, đó là âm hưởng của cuộc nổi dậy Phật giáo năm 1963 cộng với sự vang động chiến tranh Việt Nam trong lòng thế giới.

Mặt khác, hiện nay, từ cuối thế kỷ XX sang đầu thế kỷ XXI nhân loại lâm cuộc khủng hoảng văn hóa và tinh thần rất lớn. Con người khao khát một niềm tin, chờ đợi một niềm tin. Ai dám đứng ra chỉ đường dẫn lối, mang lại một niềm tin, tất con người nối đuôi đi theo. Ở Mỹ chắc chị nhớ phong trào ông Guru Rajneesh, người Ấn độ, chứ ? Đã có thời ông ta lôi kéo hàng chục hàng trăm nghìn người theo ông tu học, kể cả giới thượng lưu bác sĩ, kỹ sư, luật gia… nối đuôi xe Limousine đến học đạo với ông... Cho tới ngày ông ta bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ, phong trào mới chấm dứt.

Nói gì đâu xa, cách đây không lâu, tôi có những bạn bác sĩ, kỹ sư, thương gia… bỗng một sớm bỏ vợ, bỏ con, bỏ nhà cửa đi theo bà Thanh Hải Vô Thượng sư. Mỗi lần bà này thuyết pháp có cả chục nghìn người đi nghe. Nghe nói người ta xin uống nước tắm của bà ấy ?! Đến khi bà để tóc, ăn mặc thời trang, lấy chồng, mà tín đồ vẫn cứ mê. Tôi có người bạn bác sĩ fan của bà ở Dallas nói với tôi rằng mỗi khi gặp khó khăn ông chỉ niệm danh hiệu bà là mọi sự qua khỏi. Đấy, niềm tin của con người. Tôi có dịp xem trên truyền hình Pháp về một phái thờ đá, thờ búp bê bên Mỹ. Xem ra cũng bộn tín đồ.

Cái chính hiện nay là con người khao khát một niềm tin, chờ đợi một niềm tin, và con người còn vô minh. Chị đóng kịch giỏi chị sẽ tha hồ thu hút tín đồ làm nạn nhân. Chị đạo cao đức trọng, chị sẽ cứu vớt hàng hà sa số chúng sinh.

Neak Leoung, the Longest Bridge, in Cambodia, 2014




Để thông thương Phnom Penh với VietNam được thuận lợi, và để khỏi qua phà Neak Lương từ thời thuộc địa Pháp cho tới nay, người ta vừa cất cây cầu mới.





Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Giao trứng cho ác



Đường lên đèo Hải Vân


                                                              

Tàu Cộng làm ô nhiểm môi trường địa cầu một cách vô trách nhiệm trong mười năm tới



Tàu Cộng thải khí độc vô tư !

Q&A with Leading China Expert, Asia Foundation Trustee Elizabeth Economy

By 2030, more than 55 percent of the population of Asia will be urban. Another 1.1 billion people will live in the region’s cities in the next 20 years. What are the implications of this urbanization?

Clearly in China there is an enormous push to continue to urbanize the population – urbanization is viewed as one of the most important elements contributing to the growth of the middle class. The question that remains is what form will this urbanization take? Will China be able to build sustainable cities? Currently China’s urban residents consume three and a half times more energy and two and half times more water than rural residents do; so when you’re talking about taking China from 50 percent urban to 70 percent urban by 2030, that is going to be a substantial challenge to what is already a very resource-stressed environment. As China urbanizes, the hope is that it will begin to adopt best practices in improving energy and water efficiency and conservation. The problem is that urbanization takes place so rapidly – half of all new buildings being built now are being built in China and it is very difficult to enforce implementation of best environmental practices in the process.

You traveled extensively for the research of your new book, By All Means Necessary, in which you explore the expansion of the Chinese economy and the global effects of its growth. What surprised you most in your research?

What wasn’t a surprise was the uniform admiration for what the Chinese have accomplished in the past few decades in terms of their economic growth. What did surprise me was the extent to which there was concern about how the Chinese do business overseas. Many Chinese companies have not yet incorporated principles of corporate social responsibility into their overseas development projects. As a result, they struggle with environmental and labor practices, as well as general issues of governance and transparency. Of course, these are significant problems at home in China as well, and when China goes abroad, they simply export these problems. From one country to the next, I heard a lot of concern about this issue. It wasn’t simply “we welcome Chinese investment no matter what” or “we recognize that China is an important engine of our economic growth” – both of which are certainly true in some cases. Instead they really wanted multinationals from other countries to come in and compete with the Chinese to help raise standards.

A second thing that surprised me in my research was that there were many cases in which the Chinese companies are trying to get it right. There is a new understanding in China right now that in fact their methods have provoked significant discontent – that the Chinese way of doing business by going in and dealing with the governments and thinking that they don’t need to engage with the people of the country where they are doing business isn’t working well. If you look at countries in Africa and in Myanmar for example, contracts have been abrogated under new governments because people protested that deals were signed that benefited the previous government officials and the Chinese companies but didn’t benefit the people of the country.

The last thing that I had not fully appreciated was the fact that so much of what the Chinese do overseas is not controlled by the Chinese government. In some sectors, such as the mining sector, the vast majority of investment overseas comes from the private sector. Some of the problems that China encounters might not be from state-owned enterprises but from 4 or 5,000 gold miners, say, that came from a few villages in Guangdong and went to Ghana and eventually the Ghanaian government kicked them out because their environmental practices were poor. Much of the negative image developing around how China does business is the result of private investment, and the Chinese government has virtually no control over that.

Do you see potential benefits that China can bring as a new donor?

The possibility certainly exists. We’ve seen some good examples of China’s aid effectiveness in Africa already. For example, China has been very active in developing early stage technologies like solar water heaters in Africa. Parts of China are still considered to be like a developing country, so there is a closeness in terms of development level and experience between China and the developing world that is difficult for industrialized countries like the US, the EU, and even Japan to appreciate in the same way. Just recognizing opportunities for simpler, lower-end technologies that can be easily adapted by other developing country landscapes is something that the Chinese can do quite effectively.
I think we’ve also seen this to some extent in the agriculture sector where the Chinese will not only do short-term training stints, but will also send agricultural experts to live with African farmers for a few years to work with them. That doesn’t necessarily differ from the way that many Western NGOs would operate, but it’s all value added, and if there’s one thing that the Chinese can provide with relative ease, it is farmers with agricultural expertise.

What role do you see China’s environmental NGOs playing?

It has been two decades since the establishment of the first environment NGO in China, Friends of Nature. The NGO sector has probably been one of the most exciting spaces to watch in terms of what has been going on in the environment realm. These NGOs began as simply an effort to educate people on the environment and to advance biodiversity protection. Now there are thousands of environmental NGOs that work on everything from anti-dam protests and recycling initiatives, to promoting more transparency and better local governance. They are still involved in education and biodiversity protection, but they now tackle the full range of environmental issues, including environmental lawsuits. It’s very exciting. But the challenge is that that they are always operating in a little bit of a grey area. Funding is scarce – China is still developing its philanthropic base, so most environmental NGOs overwhelmingly rely on the international community for funding. And there’s a sense that there’s a little bit of a tighter political environment, which means that communication, including via the internet, becomes a little more fraught. The space for an environment NGO has narrowed a bit in the past year and a half. But over the last decade the environment has attracted a wonderfully talented group of young Chinese, which has been incredibly inspiring.

While it seems most headlines on China and the environment are pretty gloomy, at the same time, we’re seeing health concerns related to pollution spur changes in environmental law and policy. What are your thoughts on this?

That is another really exciting and important area of environmental politics in China right now. China has not done many epidemiological studies over the past few decades, though over the past five to seven years, many more Chinese scientists are studying the relationship between population and health. Tracking this relationship is not that easy in any case, and the Chinese are just a little bit late to the game. But I think the former minister of public health was quite interested in the link between the environment and public health. And certainly from the perspective of the Chinese people, there is nothing more important than thinking about the health of your children, your family, and how the environment impacts that. Of course that has contributed in good measure to the social unrest that surrounds the environment. The environmental linkages to health are by far the largest source of recent social unrest. Either pollution has already damaged people’s health and they’ve tried to get legal recourse and can’t and protest, or they’re fearful that a new factory is going to be placed too close to where they live and work and there won’t be the proper safeguards to keep that factory from polluting neighborhood and making them sick. That linkage is probably the number one force driving action on the environment.


Businessinsider: "The country (VN) ranks near the bottom for healthcare and quality of life for children. " Không là chốn dung thân của người già và trẻ thơ?




16. Vietnam

16. Vietnam


While Vietnam ranks highly in economics, the country really shines in disposable income, ranking second. Everything costs less, from transport to entertainment, and great public transportation makes domestic travel easy.

Food is a major plus in the country, as 87% of expats say they enjoy the food compared with 72% globally. The country ranks sixth in diet and third in local food. Vietnam ranks fourth in social life and first in making friends. 

Vietnam is not without its problems, however. The country ranks near the bottom for healthcare and quality of life for children. 


 http://www.businessinsider.com/the-20-best-countries-for-expats-2014-10?op=1#ixzz3IsWtCGDx


Từ biển Đông đến Singapore, quan và dân y chang!











Tạ Ơn toàn thể anh em Khóa 1 nhân dịp lể Thanksgiving 2014





Nhân mùa lể Thanksgiving 2014, cảm ơn Khoa, Tùng, Tráng và Hoàng đã đóng góp bài vở, âm nhạc, hình ảnh, và videos. Ngoài ra, cũng cảm ơn tất cả anh em Khóa Một Khoa Học Kỹ Thuật Minh Đức đã bỏ chút thì giờ để đọc và góp ý cho trang blog.  Một mùa lể Tạ Ơn đầy tràn hạnh phúc đến với quí bạn và gia đình.



Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Quỳnh Thi luận chuyện: " Khánh Ly về hát ở VN"



Khánh Ly trong một lần ra Huế hát phục vụ cho binh sĩ VNCH



Tôi chợt băn khoăn nhớ lại, ngày đầu tháng Năm, ca sĩ Khánh Ly về thăm Việt Nam. Không biết ca sĩ có nghĩ đến cuộc đấu tranh cho Tự do Dân chủ và nhân quyền đang diễn ra rất gay gắt và khốc liệt giữa người Việt Nam đang sống ở hải ngoại và nhà cầm quyền độc tài Cộng sản Việt Nam hay không?

Tôi cũng còn nhớ, trên đĩa dvd của Trung tâm Thúy Nga khi chị Khánh Ly mặc trang phục đen hát bài Kỷ Vật Cho Em, và nhiều bài hát nữa để cho mọi người đau buồn nhớ về cuộc chiến tang thương đầy mất mát đã qua.

Như chúng ta đã biết, Chính phủ Việt Nam đang luôn cố gắng muốn che dấu ách độc tài Đảng trị, đồng thời muốn làm thay đổi bộ mặt “lương thiện” của họ trước thế giới nói chung và Hoa kỳ nói riêng, để mong đạt được mục tiêu ưu đãi thương mại TPP.

Tôi đoan chắc, sự đắn đo và băn khoăn sau một thời gian dài cân nhắc, có nên về Việt Nam để hát cho khán giả hâm mộ (fan) chị nghe hay không?

Nếu chỉ vì khán giả hâm mộ hay vì tiền (nghe nói bên VN họ trả cát sê rất cao), có lẽ chị sẽ không về, dù lòng nhớ thương người hâm mộ có da diết cách mấy đi chăng nữa. Có lẽ vì một lý do thiêng liêng, bí ẩn nào khác nữa chăng? Vì suy bụng ta ra bụng người, ai là người sinh ra lại không thương nhớ quê hương mình? Nhất là kẻ ly hương “nơi đất khách quê người,” hơn thế nữa chị lại là một nghệ sĩ đa cảm, làm sao không nhớ nhung, mong ước được trở về để thăm nơi chôn nhau cắt rốn, nơi ghi dấu bao nhiêu là kỷ niệm đẹp, hay những kỷ niệm chua xót đắng cay.

Có lẽ vì dư luận thính giả thầm lặng hay chống đối ở hải ngoại, khiến quyết định về hay không về nước, là một khó khăn cho một người nghệ sĩ nổi tiếng từ hồi còn sống ở trong nước, trong thời kỳ chiến tranh Quốc Cộng đến ngày Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam, đến nay đã 40 mươi năm. Và hơn nửa thế kỷ làm nên tên tuổi lớn lao bên cạnh một tên tuổi lừng danh khác: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Thật khó có cặp ca nhạc sĩ nào nổi tiếng, được người nghe nhạc ‘Yêu và Ghét’ đến như vậy trong lịch sử âm nhạc hiện đại Việt Nam.

Dù cho bạn có thích hay không thích, hoặc vì quan điểm chánh trị có bất đồng đi chăng nữa, thì tên tuổi của Khánh Ly đã gắn liền với tên tuổi của người nhạc sĩ có tâm huyết, hết lòng yêu đất nước, yêu dân tộc mình – Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – qua những hoạt động đấu tranh đòi hỏi những thế lực tham chiến, phải chấm dứt một cuộc nội chiến tương tàn vừa qua. Hóa ra Trịnh Công Sơn là người đã phải hứng chịu hai làn đạn Quốc, Cộng lúc sinh thời!

Thiết nghĩ phải có một sự thôi thúc nào mãnh liệt ghê gớm ở trong lòng, mới khiến chị Khánh Ly quyết định đi về Việt Nam, nhất là trong lúc này, quân Tàu phỉ đang nhe nanh, dơ vuốt muốn nuốt trửng Biển Đông của chúng ta. Mà nhà cầm quyền hiện tại lại hèn nhát không giám đương đầu quyết liệt chống lại chúng. Nếu không vì tình yêu mến quê hương và người bạn thủy chung đã một thời tuổi trẻ làm nên tên tuổi cho chị, như có không ít lần, và mới đây chị bộc lộ  “Anh (TCS) là một nửa đời sống của tôi” thì có lẽ Khánh Ly sẽ không về? (Đây chỉ là một suy đoán riêng của một số người hâm mộ và của cá nhân người viết) Vì chuyện về nước của chị, đã gây nên một làn sóng ngộ nhận trái chiều bất lợi nhiều hơn là thuận lợi ở hải ngoại.

Dầu sao thì tên tuổi Khánh Ly có được ngày hôm nay, cũng là do những khán thính giả sống ở miền Nam Việt Nam tự do trước đây, và hiện đang sinh sống ở hải ngoại đã nuôi dưỡng và gắn bó, đồng thời một lần nữa làm nên tên tuổi cho chị mang tầm vóc quốc tế. Phải thế không?

Không ít người cho rằng, việc Khánh Ly về nước sẽ có ảnh hưởng đến việc đấu tranh chung của đồng bào hải ngoại đang nỗ lực đấu tranh đòi tự do nhân quyền cho Việt Nam.

Việt cộng sẽ có lợi thế để rêu rao tuyên truyền trước dư luận ở trong nước và quốc tế, về Dân chủ Tự do và Nhân quyền ở Việt Nam hiện nay. Rằng việc gán cho Việt Nam không có tự do và nhân quyền là do một số phần tử phản động chống phá chế độ mà thôi, còn đại bộ phận người Việt hải ngoại đều ủng hộ chúng. Bằng chứng là nhiều ca nhạc sĩ đã về trình diễn ở Việt Nam mà không bị cản trở gì về phía nhà cầm quyền, cộng với một số người có tiếng đã về việt Nam làm ăn sinh sống.