khktmd 2015
Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020
Kỷ Niệm Với Nhạc Sĩ Lam Phương- Tác giả Hòang Oanh
Thứ Hai, 28 tháng 12, 2020
Hiện Trạng Dân Trí, Quan Trí Và Dân Khí Của Người Việt- Tác giả Trần Văn Chánh
Một ngày nọ, tôi có dịp vào một hiệu sách nhỏ (chủ yếu bán theo phương thức online) ở quận Bình Thạnh (TP. HCM), tình cờ gặp một em sinh viên đang học khoảng năm thứ III khoa Sử. Em tìm mua quyển Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán (bản dịch của Ban Tu thư Đại học Huế trước 1975) đã được tái bản vài năm gần đây. Em cho biết nhà đã có bản in cũ (trước 1975), giờ muốn mua thêm bản mới. Tôi ngạc nhiên hỏi tại sao chịu tốn tiền vô ích vậy, thay vì dùng bản cũ thậm chí còn tốt hơn (vì là ấn bản quý hiếm), thì được em cho biết, đại khái: Cháu đã có bản cũ nhưng không dám dùng nó để trích dẫn trong các bài viết, vì sợ bị “đánh giá” đã dùng cuốn sách liên quan tới chế độ cũ, trong khi lý lịch gia đình cháu không được tốt (hiểu là cha chú có dính tới ngụy quân ngụy quyền sao đó). Tôi ngạc nhiên thở dài nói với em đó: “Em là sinh viên thuộc lớp trẻ, đại diện cho tương lai của đất nước, mà nhát vậy sao?”. Rồi thôi, không tiếp tục câu chuyện nữa, sợ em buồn, hoặc nói thêm nữa có lẽ cũng không hiểu hết ý, vì em đã “định kiến” như vậy rồi. Thật tội nghiệp!
Về nhà, tôi hỏi lại một bạn trẻ khác đã từng dạy đại học khoa Sử, rằng câu chuyện về em sinh viên kể trên là cá biệt hay có tính phổ biến, thì người bạn cho biết: Hiện tượng đó là có thật, nhưng cũng có phần nào cá biệt.
Tôi ngẫm nghĩ: Tuy không phổ biến, nhưng có thật, và phần nào cá biệt, như thế cũng đủ rầu lắm rồi. Sinh viên là thành phần trí thức trẻ, mà nhếch nhác như vậy, thì còn trông mong gì! Và dân khí (chí khí của dân) tệ hại, là do đâu? Em sinh viên kể trên, nhờ thông qua bậc đại học, có thể phát triển tri thức khá, nhưng có tri thức mà chí khí tầm thường nhếch nhác quá thì phỏng có thể đóng góp được gì cho xã hội? Khi ra đời làm việc, em có dám phát biểu chính kiến thật của mình về một vấn đề gì đó không? Hay cũng giống như mấy ông cán bộ CS có chức có quyền?
Giới trẻ Việt
Lại nói về “quan trí”. Hai chữ này tra trong từ điển tiếng Hán và tiếng Việt đều không có. Đây là một từ mới (có ý nghĩa hơi tếu) đặt ra gần đây để chỉ trình độ tri thức, hay còn gọi cái tầm nhìn, của giới quan lại, tức các cán bộ đảng viên CS giữ chức vụ từ tương đối cao đến rất cao trong bộ máy nhà nước. Quan trí Việt
Tôi có ông bạn nhà báo, kể lại, anh ta gặp một ông đã nguyên là Thường trực Ban Bí thư trung ương. Trong lúc hàn huyên, bạn tôi hỏi ông này có theo dõi thông tin trên các mạng xã hội không, thì ông cho biết hằng ngày chỉ đọc báo Nhân Dân và xem tivi thôi. Tôi nghe vậy kêu trời, luận rằng nếu ông ta nói thật thì có nghĩa ông quá kém, trong thời đại bùng nổ thông tin mà ông kém năng động như vậy thì làm sao đủ kiến thức để điều khiển các cấp dưới và quản lý điều hành xã hội (vốn từng bước thay đổi, diễn biến rất nhanh); còn nếu như ông ta nói dối (có đọc báo mạng mà giấu) thì lại là quá hèn! (cần gì phải nói dối?). Lúc đó, vừa xảy ra vụ Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) chừng vài tuần, công an huy động đại quân tấn công vào cánh đồng Sênh giết chết cụ Lê Đình Kình làm xôn xao dư luận, hỏi ông có nhận định thế nào không thì ông giơ hai tay lên nói: “Cho tôi xin”. Có nghĩa là ông “mũ ni che tay”, vô cảm và vô trách nhiệm, tuyệt đối tuân thủ theo chủ nghĩa sống chết mặc bây, hay còn gọi là “mặc kệ nó” (mackeno). Ông là đại thần trong triều, mà quan trí và quan khí của ông như vậy, thử hỏi những kẻ cấp dưới làm việc xung quanh ông lúc ông còn đang cầm quyền là thế nào?
Một lần khác, có dịp trò chuyện với một cô có bằng tiến sĩ, giữ chức Phó giám đốc một nhà xuất bản (hiện đã lên Giám đốc), cô hỏi tôi đạo Cao Đài có khác với đạo Hòa Hảo không. Một anh Tổng biên tập một nhà xuất bản khác, khi người ta đưa tập bản thảo có tên là “Đạo uyển” tới để duyệt xin giấy phép xuất bản, anh ta hỏi một nhân viên cấp dưới “Đạo uyển là đạo gì?”, vì tưởng “Uyển” là tên của một tôn giáo! (như đạo Khoai, đạo Dừa…).
Tôi không có thói quen hoặc lấy làm hứng khởi biếm nhẽ chỗ dốt của người khác, dù người đó là ai, trái lại hết sức thông cảm với họ, vì cho rằng hiện trạng quan trí-quan khí kém cỏi như vài thí dụ kể trên không phải do chính bản thân họ, mà chủ yếu do thể chế chính trị độc tài toàn trị mang tính giáo điều và chính sách ngu dân tạo nên. Nó có gốc tận từ bên Liên Xô (cũ) và nhất là bên Tàu, mà các nhà lãnh đạo chính trị Việt Nam đã có thời kỳ cho du nhập vào để làm phương tiện trị dân theo đường lối tập thể hóa trấn áp dân chủ và quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
Như chúng ta đều biết, trong suốt thời kỳ Mao Trạch Đông cầm quyền, lời nói của Mao luôn được coi là thiên kinh địa nghĩa. Trong thời kỳ Đại cách mạng văn hóa, ở Trung Quốc lưu hành rộng rãi một cuốn sách nhỏ loại bỏ túi, gọi là Mao Chủ tịch ngữ lục, mà cán bộ tuyên huấn hoặc các chính trị viên Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh cũng có người dùng làm sách cẩm nang, coi là khuôn vàng thước ngọc phải noi theo.
Để hiểu thế nào là chủ nghĩa giáo điều, tưởng cũng nên nhắc lại một định nghĩa lấy từ trong bộ từ điển triết học cũ của Liên Xô (cũ), được biên soạn đồng thời với thời kỳ Mao Trạch Đông làm cách mạng văn hóa, ở mục GIÁO ĐIỀU, CHỦ NGHĨA GIÁO ĐIỀU: “Giáo điều là một nguyên lý mà người ta tiếp thu một cách mù quáng, bằng sự tín ngưỡng, không có phê phán, không chú ý đến những điều kiện ứng dụng nó. Chủ nghĩa giáo điều là đặc điểm của tất cả những hệ thống lý luận bảo vệ cái lỗi thời, cũ kỹ, phản động và chống lại cái mới, cái tiến bộ…” (Từ điển triết học, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1960, tr. 312). Nếu hiểu theo nghĩa này, thì Việt
Chí khí hèn kém của dân cộng với chí khí bại hoại của quan, hợp chung lại thành “dân khí” Việt
Muốn thay đổi hiện trạng dân trí và dân khí để xây dựng đất nước hiệu quả hơn, thiết nghĩ, cái công thức “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” (Mở mang dân trí, chấn hưng dân khí, chú trọng dân sinh) do cụ Phan Châu Trinh phát biểu một thế kỷ trước đây vẫn còn thích hợp để đem ra áp dụng.
Đại khái, cần bãi bỏ chính sách ngu dân qua việc ép buộc phải học phổ biến chủ nghĩa Mác-Lênin trong các trường đại học và trung học chuyên nghiệp (chỉ giữ lại bộ phận triết học Mác-Lênin như một phần của bộ môn lịch sử triết học thế giới). Phê phán chủ nghĩa giáo điều kiểu Liên Xô cũ và kiểu Mao Trạch Đông. Chống tệ sùng bái cá nhân và “giải thiêng” một vài nhân vật chính trị thuộc thế hệ tiền bối.
Về đường lối xây dựng chính trị-kinh tế-văn hóa-xã hội, cần bãi bỏ phương pháp lãnh đạo-chỉ đạo bằng các bản nghị quyết và các bản kế hoạch 5 năm đầy tính giáo điều, rập khuôn theo kiểu Liên Xô, Trung Quốc, trên thực tế là chưa bao giờ được thực hành đúng, và vì những thứ này trước nay đều làm cho sự vận hành của bộ máy hành chính trở nên xơ cứng không đạt hiệu quả thiết thực. Thay vào đó, chỉ cần những chính sách lớn cơ bản đúng là được, linh động thay đổi tùy theo tình hình thực tế của mỗi lúc mỗi thời.
Bãi bỏ một số đoàn thể vô dụng và có hại cho dân trí-dân khí như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ… Thay vào đó là những tổ chức có tính định hướng và giáo dục, tương tự như hiệu đoàn nhà trường hoặc tổ chức Hướng đạo trước đây.
Thực hiện một cách thực chất dân chủ hóa rộng rãi đời sống xã hội như những điều đã được ghi trong Hiến pháp Việt Nam 2013, đặc biệt về các quyền tự do dân chủ, như tự do bầu cử ứng cử, tự do báo chí, lập hội, biểu tình… Cho phép thành lập báo chí và nhà xuất bản tư nhân hoạt động trong khuôn khổ của Luật Báo chí và Luật Xuất bản (có sửa đổi, bổ sung theo hướng tiến bộ hơn). Khuyến khích xuất bản nhiều loại sách trong tủ sách tinh hoa nhân loại về chính trị, văn hóa… (như phần nhiều các sách của nhà xuất bản Tri Thức trong thời kỳ ông Chu Hảo làm giám đốc).
Với sự phân tích khách quan về dân trí, quan trí và dân khí cùng vài gợi ý đề nghị sơ lược như trên, các nhà đương cuộc có trách nhiệm hiện nay tất yếu đang phải đứng trước một trong hai lựa chọn quyết định mang tính lịch sử: Hoặc quý vị cứ tiếp tục ngu dân và làm thui chột dân khí bằng tất cả những gì cũ kỹ đã làm từ trước tới nay (như trấn áp dân chủ…) để tiếp tục giữ được chính quyền nhưng dân tộc thì bị lụn bại; hoặc quyết tâm chuyển hướng sang phương châm “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, mà trong tình hình hiện nay, “chấn dân khí” là vô cùng quan trọng, để đất nước Việt Nam trở nên hùng cường có thể sánh vai cùng các bè bạn năm châu trên thế giới.
Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020
Bánh Phồng- Tác giả Anh Tú
Sai Một Ly Đi Một Dặm !
Rất nhiều ca khúc nhạc Việt khi đối chiếu lời ca phổ biến qua thu âm, thu hình của ca sĩ hiện nay với văn bản gốc có sự khác biệt. Đáng nói là sự sai lời này làm sai lệch ý nghĩa mà tác giả diễn đạt qua từ ngữ tiếng Việt như những dẫn chứng sau đây.
Ca khúc làm thay đổi số phận của nhạc sĩ Lam Phương, "Thành phố buồn", lâu nay người ta vẫn hát: "Rồi từ đó, chốn phong ba, em làm dâu nhà người", liệu có đúng?
"Chốn phong ba", nghe cũng có lý, nghĩa là nơi nhà chồng cô ấy sắp về làm dâu ("phong ba bão táp"), vì thế mới "âm thầm anh tiếc thương đời". Nhưng chẳng phải vậy, ở đây, tác giả dùng từ "trốn" (trốn chạy/ trốn tránh) khỏi cuộc tình lắm phong ba để yên bề gia thất, "làm dâu nhà người" nhằm kết thúc cuộc tình đó, khiến cho "anh" đau buồn sững sờ, ngay cả "Tiếng chuông chùa chầm chậm thê lương, tiễn đưa người quên núi đồi, quên cả tình yêu". Ta thấy rõ "em" chủ động trong sự chia tay này, vì thế cung bậc cảm xúc của Lam Phương mới đớn đau, da diết tiếc nuối đến vậy.
Tương tự, "Bài thánh ca buồn" của nhạc sĩ Nguyễn Vũ có câu mà nhiều ca sĩ hát: "Rồi một ngày áo trắng phai màu", tất nhiên, theo cách hiểu theo năm tháng trôi đi, chiếc áo nhuốm màu thời gian không còn trắng như xưa. Thật ra, chính xác phải là "thay" chứ không phải "phai". Nếu "phai" sẽ không ăn nhập gì với câu kế tiếp: "Em qua cầu xác pháo theo sau". Nghĩa là cô gái mà tác giả yêu say đắm nay đi lấy chồng (hình ảnh tượng trưng qua cụm từ "xác pháo"). "Thay" ở đây không chỉ nhằm nói lên sắc màu của áo sử dụng trong ngày "lên xe hoa", mà còn nằm trong chuỗi từ "thay lòng đổi dạ" nữa. Ngụ ý sâu xa là thế.
Văn bản ca khúc “Thành phố buồn”, xuất bản 1973
Với sự cân nhắc có chủ đích, người nhạc sĩ đã gửi gắm dù chỉ trong một từ nhiều ẩn ý của mình, vì vậy khó có thể thay đổi. Điều này còn thấy qua "Bông bí vàng" của Bắc Sơn, có một câu mà nhiều người đã hát: "Hái bông bí em trồng, anh đem luộc cầu xin". Ai đời, đi hỏi con gái người ta mà lại hái bông bí đem luộc làm quà sính lễ?
Vậy, đúng là "anh đem lụa cầu xin"? Cho dù anh nghèo ("Nhà anh, dậu đổ bìm leo") nhưng cũng không vì thế mà không có quà sính lễ tương xứng với em là "lụa". Từ "lụa" rất đắc địa khi nó còn là hình ảnh để nói về người thiếu nữ như ca dao có câu: "Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai". Thì nay, em vào tay anh đấy, ngụ ý qua hành động "anh đem lụa cầu xin". Ấy là ý tại ngôn ngoại.
Khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết: "Thành phố hoang vu như một lần qua cuộc tình", ta hiểu rằng khi tác giả trải qua cuộc tình - cuộc tình đó đã xa, đã trở thành quá khứ thì ngay cả thành phố, chốn phồn hoa đô hội đó cũng trở nên hoang vu, vì rằng cảm giác này thuộc về tâm lý: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" (Truyện Kiều). Chỉ "một lần" đó thôi mà đã thấy "thành phố hoang vu", thế mới buồn xiết bao, tâm tư xiết bao. Thế nhưng có người lại hát: "Thành phố hoang vu như đời mình trong cuộc tình". Như thế là nói vống lên, không sát thực tế, hoàn toàn không thể xảy ra, thành phố ăn nhập gì với "đời mình trong cuộc tình" mà nó trở nên hoang vu? Nó chỉ hoang vu khi chính mình cảm nhận bằng cảm giác và so sánh "như một lần qua cuộc tình". Chỉ "một lần đó" mà thôi. Còn nếu thành phố hoang vu như đời mình, suốt cả đời mình thì không thể.