khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

Blastoff! Historic SpaceX Demo-2 mission launches to space station





Violent George Floyd protests at CNN Center, Atalanta, GA





Việt Nam, Đài Loan, Hồng Kông trong tâm bão cuộc đọ sức Mỹ - Trung





Dầu hỏa rẻ như nước lã ?





The Beatles và album "Let it be" - Sức sống vượt thời gian





Thiếu văn minh với loài vật, Tàu Cộng khó bước lên hàng đại cường





Giọng Việt Kiều


“Em người Việt hả? Nghe tiếng Việt em lơ lớ, anh tưởng em người Hàn”. “Em Việt kiều hả? Biết ngay! Giọng cứng như vậy, anh biết em không phải người Việt rồi”. Những lời này đã trở thành điệp khúc quen thuộc tôi nghe mỗi lần đi taxi.
Một đêm ăn tối với hai bạn Việt kiều sống tại Sài Gòn, chị J. kể chị từng phải giải thích với tài xế rằng nhiều Việt kiều cố gắng nói tiếng Việt, những lời nhận xét như vậy có thể làm họ buồn, ngại không dám nói nữa. Anh B. thì đã chịu thua, nhiều lần mặc kệ tài xế nghĩ anh là người Nhật đang học tiếng Việt để được… khen!
Tôi thì sao? Tôi từng ước gì ngày mai mình thức dậy với một 
giọng khác...
Tên tôi là Hải Anh, tôi sinh ra và lớn lên bên Pháp. Dù đã 26 tuổi, tôi nói tiếng Việt như học sinh cấp 1. Ông bà nội tôi sang Pháp cuối những năm 1930 sau khi họ cưới nhau. Ông tốt nghiệp hai bằng tiến sĩ luật và văn khoa ở trường đại học nổi danh Sorbonne. Cùng lúc, bà tôi mở một trong những nhà hàng Việt đầu tiên ở Paris tên Âu Cơ, đối diện trường đại học. Ba tôi sinh ra ở Pháp, mẹ tôi làm việc ở Việt Nam.
Chuyện trên taxi là một ví dụ trong nghìn hoàn cảnh mà Việt kiều đối mặt mỗi ngày khi về nước. Tôi biết những lời đó không có ý xấu hay kỳ thị, chỉ là chút tò mò hay cái cớ để bắt đầu cuộc chuyện trò. Nhưng bạn không hình dung được học tiếng Việt vốn không dễ chút nào, mà hằng ngày đi đâu cũng nghe những lời nhắc tiếng Việt của mình… còn dở!
Vị trí Việt kiều đúng là đặc biệt và kỳ lạ. Luôn luôn đứng giữa, có lúc bị đánh giá không đủ ở bên này hay ở bên kia. Ngôn ngữ là một ví dụ khá rõ ràng. Người nước ngoài học tiếng Việt sẽ được khen và khuyến khích, còn Việt kiều có “ba mẹ ông bà người Việt thì biết nói tiếng Việt là chuyện tự nhiên”. Tôi đã buồn và mặc cảm khi nghĩ giọng Việt kiều chứng tỏ mình chưa đủ Việt Nam. Nghĩ lại, tôi thấy đã sai khi gắn liền hai chuyện đó.
Theo tôi, một đứa bé Việt kiều có nói được tiếng Việt hay không, trôi chảy hay bập bẹ là một điều phức tạp hơn nhiều. Tôi may mắn lớn lên trong môi trường có đủ điều kiện để giờ đây có thể nói, viết và đọc tiếng Việt. Ở Pháp, nhiều cha mẹ đã chọn nói tiếng Pháp ở nhà để con cháu hòa nhập dễ dàng hơn, hoặc đã chịu thua vì sau một ngày dài đi làm về họ không còn sinh lực và kiên nhẫn để buộc con nói tiếng Việt. Bạn bè Việt kiều tôi không ai có hoàn cảnh và trình độ tiếng Việt giống nhau. Nghĩ đến họ, tôi nhận ra quan niệm cho rằng trình độ ngôn ngữ hay giọng nói có thể xác định ta là người Việt hay không là vô lý.
Vậy thì thế nào là giọng Việt kiều? Theo tôi, có nhiều giọng Việt kiều khác nhau tùy hành trình của mỗi người. Nhưng có vài điểm chung: Giọng Việt kiều là giọng lai, pha lẫn nét đặc biệt của ít nhất hai ngôn ngữ, nếu ta chú ý sẽ đoán được đó là Việt kiều Pháp, Mỹ hay Đức… So sánh với người Việt, Việt kiều vì không quen phát âm với dấu sẽ ít nhấn vào ngữ điệu, giọng bằng phẳng hơn. Tôi nói tiếng Việt như đi hát karaoke, hát một lúc hết sức thì tuột tông tùm lum và sau một ngày dài tập trung phát âm rõ ràng, về nhà tôi mỏi miệng. Nhưng tôi công nhận tiếng Việt là một ngôn ngữ đẹp, có từ vựng phong phú.
Tôi biết không tránh được lời nhận xét về giọng của mình vì nó khác, lạ. Điều duy nhất tôi có thể làm là đổi cách phản ứng và thấy giọng mình như mọi giọng khác, không có gì thiếu sót. Cô giáo tiếng Việt của tôi từng nói “giọng em sẽ không giống người Việt, nhưng quan trọng là em nói có giỏi không và người ta có hiểu em không”. Lúc đó tôi cảm thấy buồn, nhưng cô giáo đã đúng. Giọng Việt kiều là một vấn đề giả, tức một vấn đề do mình tự tạo ra.
Vậy có cần đổi giọng hay không ?
Thay đổi giọng nói là một lựa chọn cá nhân vì lý do việc làm hay vì sở thích. Quan trọng nhất là ta nên rõ ràng, thoải mái với những lý do đó. Về sau, ta cũng có thể thay đổi ý kiến vì giọng nói cũng như ngôn ngữ, có thể chuyển qua lại.
Trong tiểu thuyết Americanah của Chimamanda Ngozi Adichie, nhân vật chính, Ifemelu, là sinh viên gốc Nigeria du học bên Mỹ. Giống như diễn viên đang tập một vai, Ifemelu cố gắng hết sức bỏ giọng gốc của mình và đã thành công, chị nói tiếng Anh như một người Mỹ.
Sau nhiều năm định cư, Ifemelu nhận được một cuộc điện thoại làm thay đổi suy nghĩ của mình. Người ở đầu dây ngạc nhiên khi biết chị là người Nigeria vì nghe chị phát âm y chang người Mỹ. Sau khi gác máy, Ifemelu suy nghĩ, tự hỏi quyết định che giấu giọng Nigeria là đúng hay sai. Chị thấy có lỗi vì đã tự hào giọng mới của mình chứng tỏ chị đã thành công ở Mỹ.
Đó là lúc chị vỡ lẽ rằng khi che giấu giọng gốc, chị đã che giấu chính mình và quê hương, gia đình mình. Vài ngày sau, Ifemelu quyết định trở lại giọng nói cũ. Khi đọc Americanah, tôi nhận ra không có lý do nào để tôi đổi giọng và che giấu lịch sử gia đình tôi.
Tôi viết bài này tại Paris sau hai tháng dài cách ly ở nhà. Trong hai tháng đó, tôi tiếp tục học tiếng Việt trong lúc chờ đại sứ quán cấp giấy phép về nước. Tôi có kế hoạch về sống và làm việc ở Việt Nam, mà lần này sẽ nhẹ đi một mối lo lắng. Tôi ý thức rằng tôi sẽ không thể có được giọng của người Việt, bởi tôi mang hai dòng văn hóa Pháp - Việt. Bản sắc của tôi ở chỗ đó. Và sống thoải mái với hai nền văn hóa cũng là sống thoải mái với giọng lai của mình.

Lời Ca Xuân Cũa Người Già và Từ Hội Đạp Thanh- Tác giả Tạ Ký





Đại Dịch và Dịch Đại- Tác giả Trần Trung Chính


Tháng 12 năm 2019, siêu vi trùng Corona Virus đã xuất hiện tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (miền Trung của Hoa Lục). Nhưng với chủ trương bưng bít và dấu nhẹm để giữ cho bộ mặt của chính quyền Trung Cộng được bình ổn (về mặt tuyên truyền đánh bóng cho sự ưu việt tự sướng của các chế độ Cộng Sản) nên mãi gần cuối tháng 1/2020, chính quyền Trung Cộng mới ban hành lệnh “nội bất xuất, ngoại bất nhập” thì đã quá trễ : hiện nay số quốc gia có dân chúng bị bệnh này lan tới đã có tổng số gần 200 quốc gia, số người nhiễm bệnh trên 01 triệu người và số tử vong cũng trên 100, 000 người (đó là chưa tính đến con số thống kê của chính quyền Trung Cộng đưa ra thì không đáng tin cậy chút nào).
Bài viết này không đưa ra diễn tiến của căn bệnh, cũng không đưa ra con số thống kê của từng quốc gia, cũng như không nêu lên các nỗ lực tìm tòi thuốc trị bệnh hay tìm ra được thuốc chủng ngừa áp dụng cho mọi người, vì quý độc giả đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền, các hãng thông tấn cũng như các đài truyền thanh truyền hình và báo chí đưa ra cập nhật hàng ngày rồi. Nhưng trước hết quay lại định nghĩa căn bản, thế nào là PANDEMIC :
1/ Theo WHO, “Pandemic” được giải thích một cách đơn thuần theo phạm vi địa lý và đợi tới ngày 11 tháng 3 năm 2020, WHO mới chính thức công bố bệnh dịch do CORONA VIRUS gây ra là Pandemic, căn cứ trên quan niệm “khi một bệnh mới – mà mọi người không có khả năng miễn dịch – lan truyền khắp thế giới ngoài mong đợi.”
2/ Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật của Hoa Kỳ lại định nghĩa khác hơn. Từ điển Webster định nghĩa Pandemic = occurring over a wide geographic area and affecting an exceptionally high proportion of the population (dịch ra Việt ngữ, Đại Dịch là dịch lan truyền đến nhiều quốc gia và lục địa, thường là ảnh hưởng tới một lượng lớn người dân)
Cái vấn đề tức thời hiện nay là các quốc gia sử dụng các biện pháp ngăn chận sự lan truyền của dịch bệnh đồng thời các nhà bác học, các bác sĩ, các viện nghiên cứu…cố gắng (có phối hợp quốc tế) để tìm ra phương thuốc trị bệnh, nhưng vấn đề lớn mà các nhà chính trị trên toàn thế giới quan tâm là phương cách quản trị “đại dịch của chính quyền Trung Cộng “cũng như sự đồng lõa “bao che” của WHO.
Siêu Vi Khuẩn CoranaVirus sẽ bị trấn áp không còn có thể tác oai tác quái như hồi tháng giêng năm 2020 nữa, đó là điều tất yếu của y khoa và khoa học hiện đại. Theo sau đó, thế giới lại sẽ diễn tiến theo một “TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI” mà chỉ cách nay vài tháng, các nhà lập thuyết cũng như các chính trị gia chưa nghĩ đến :
1. Trung Cộng và các quốc gia độc tài hoàn toàn bị mất tin tưởng (bad credit) vì chính sách bưng bít và che dấu đã đưa toàn cầu đến thảm họa. Nhất là không chịu nhận lỗi, lại còn tung tin Fake News để lừa dối thiên hạ và bao biện cho lỗi lầm của họ.
2. Châu Âu đoàn kết với mưu định thành lập Liên Âu có diện tích ngang bằng với Hoa Kỳ (bằng cách xóa bỏ biên giới), mưu toan thành lập quân đội Liên Âu để không phụ thuộc vào Hoa Kỳ, về mặt kinh tế đã có đồng EURO đối trọng với Hoa Kỳ…Lo âu của các nhà lãnh đạo Âu Châu là sự xâm lăng bằng vũ lực của nước Nga, nhưng khi bị Trung Cộng tung đòn “một vòng đai, một con đường” và đại dịch Corona Virus thì các nước Âu Châu không có biện pháp dự phòng. Khi số người bị bệnh tăng cao, các nước Âu Châu phải tự dựng biên giới và cấm người nước khác vào nước mình.
3. Các đảng tả phái lần lần chiếm đa số tại các nước như Italia, Spain… cho nên số người chết vì Corona Virus cao nhất Âu Châu (tính theo tỷ lệ), lý do Trung Cộng đã mua lại một số đại Công Ty mà đem nhân công người Hoa đến thay thế nhân công bản xứ, đây là nguồn gốc gieo bệnh quá nhanh. Ngay việc thiếu thốn máy trợ thở và mask che mặt, Italia và Spain cầu cứu 2 anh lớn là Pháp , Đức thì 2 nước này im lặng không trả lời. Trong khi ở Hoa Kỳ, Tổng Thống có thẩm quyền sử dụng tài nguyên dự trữ liên bang để giúp các tiểu bang có số bệnh nhân cao, Tổng Thống HK có quyền tái động viên khối quân nhân trừ bị cũng như sử dụng tiện nghi quân đội để giúp các tiểu bang chống đỡ đại dịch.
4. Ngân sách quốc gia thì eo hẹp mà các chính quyền tả phái lại sử dụng vào các viện trợ nhân đạo như định cư số di dân từ Trung Đông và Phi Châu, cho nên không còn tiền để mua thêm các phương tiện y tế chống đỡ bệnh dịch. Đây cũng là vấn đề tương tự như 2 tiểu bang New York và California đã vấp phải : cả 2 Thống Đốc New York và California lo chống ông Trump là chính, đến lúc Đại Dịch xảy ra thì phải chìa tay nhận sự trợ giúp của liên bang (đứng về mặt đạo đức thì 2 ông Thống Đốc này hơi thiếu liêm sỉ, nhưng ông Trump phớt lờ vì ông nghĩ đến việc bảo vệ cho dân chúng HK là ưu tiên, dĩ nhiên sự giúp đỡ này không chứng tỏ là ông Trump hoàn toàn có TÂM BỒ TÁT, biết đâu sự giúp đỡ sốt sắng của ông sẽ giúp ông được thêm phiếu bầu cho bầu cử tháng 11/2020 tới đây)
5. Khẩu hiệu của ông Trump khi ra tranh cử hồi 2016 là MAGA, gần đây nhiều ý kiến trên internet đưa ra là “không nên bỏ tất cả các trứng vào một giỏ” có nghĩa là quan niệm để Trung Hoa là một công xưởng của thế giới bị phá sản. Thủ Tướng Đức và Tổng Thống PHÁP đã lên tiếng là nước Đức chỉ nên tiêu dùng sản phẩm MADE IN GERMANY và nước Pháp chỉ nên tiêu dùng sản phẩm MADE IN FRANCE, điều lạ là không thấy các lý thuyết gia kinh tế thị trường nào kết án 2 lãnh tụ Đức – Pháp là những kẻ bảo hộ mậu dịch !
Ngoại trưởng POMPEO của Hoa Kỳ gợi ý là siêu vi trùng CoronaVirus giúp cho các hãng xưởng của Mỹ sẽ đem công việc trở lại Hoa Kỳ vì hàng hóa MADE IN CHINA sẽ bị tẩy chay, mà các hãng xưởng sẽ không còn sinh lời khi công nhân bị cô lập phải ở nhà lâu như vậy.
6. Nhiều người (kể cả Mỹ và Việt) đã trách các Tổng Thống Clinton, Bush, Obama là đã nâng đỡ Trung Cộng trong suốt hơn 20 năm, bây giờ Trung Cộng đủ vây cánh mạnh mẽ rồi làm phản, mưu toan đoạt ngôi vị số một của thế giới vào năm 2025. Căn cứ vào sự điều phối các tuyển thủ giỏi của các đội bóng rổ và các đội football của Hoa Kỳ, người viết nhận ra rằng cứ 2-3 năm một lần, các tuyển thủ giỏi được điều động đến các đội kém với mục đích các cuộc tranh giải của các đội vẫn hào hứng và bất ngờ, chính yếu là giữ được số lượng đông đảo khán giả xem truyền hình, chứ nếu một đội quá giỏi đấu với một đội quá dở thì đâu còn ai đánh cá và xem truyền hình nữa.
Cuộc tấn công Trung Cộng của ông Trump từ 2017 là nằm theo chiều hướng này, nay có thêm Đại Dịch Corona Virus nữa tác động vào thì thời gian Trung Cộng đoạt chức bá chủ thế giới không thể diễn ra vào năm 2025 như Tập Cận Bình đã ươm mơ từ khi lên cầm quyền được (nói theo kiểu của ông Nguyễn Hùng Trương – chủ nhân nhà sách Khai Trí : Trung Cộng sẽ đoạt chức bá chủ thế giới vào năm 3,000).
7. Hoa Kỳ cũng đã chuẩn bị build-up một quốc gia khác để “balance” với Trung Cộng (và thay thế nếu Trung Cộng bị tan vỡ làm 5-6 mảnh như Liên Sô hồi 1992). Cứ xem cuộc viếng thăm của TT Trump đến Ấn Độ hồi tháng giêng 2020 thì độc giả có thể đồng ý với sự phỏng đoán của người viết không phải là sự viễn tưởng. Dẫn chứng, ngay tại Silicon Valley, số kỹ sư gốc Trung Hoa bị nghi ngờ làm gián điệp thì nay đã có rất nhiều kỹ sư người Ấn Độ làm việc trong các công ty Google, Apple…cũng như các bác sĩ Ấn Độ (nam và nữ) làm việc trong các bệnh viện Stanford, Kaiser, Bascom, O’Connor, Palo Alto..cũng như các tổ hợp y tế của hệ thống Medical hay Santa Clara Health Care.
Dĩ nhiên, tốc độ tiến nhanh của Ấn Độ sẽ không kém gì Trung Hoa nhưng Hoa Kỳ an tâm hơn vì thể chế chính trị của Ấn Độ là một thể chế dân chủ từ 1947 đến giờ , trong khi Trung Cộng do Đảng Cộng Sản nắm giữ quyền lực và rất nhiều lần lạm dụng sự phát triển kinh tế để mưu đồ bất chính với các nước láng giềng.
Khi vừa mới độc lập, các lãnh tụ của Ấn Độ như Nehru bị ám ảnh bởi chủ nghĩa thực dân nên chọn đường lối XHCN thân Liên Sô. Con gái của Nehru là Indira Gandhi cũng theo đường lối chính trị của bố. Bà Indira Gandhi bị ám sát hồi 1984 vì lý do tôn giáo và sắc tộc, con trai bà Indira Gandhi là ông Rajip Gandhi lên thay mẹ nắm chức Thủ Tướng chính phủ Ấn Độ , ông này cũng bị ám sát vì lý do sắc tộc. Vợ ông là Sonia Gandhi cũng là đại biểu quốc hội, thủ lãnh của Đảng Quốc Đại nhưng không được làm Thủ Tướng Ấn Độ vì bà là người Ấn nhưng khai sinh ở Italia. Từ đó Đảng Quốc Đại yếu dần và những Đảng cánh hữu mới thay thế nắm quyền như hiện nay. (Ghi chú : bà Indira Gandhi mang họ của người chồng, và người chồng bà Indira không có liên hệ thân tộc gì với Mahatma Gandhi – người Việt thường gọi là Thánh Gandhi).
Đảo ngữ của Đại Dịch là Dịch Đại, chữ Dịch của Đại Dịch có nghĩa là bệnh truyền nhiễm trong khi chữ Dịch của Dịch Đại là translate, là chuyển từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. (Ghi chú : cũng nằm trong dịch bệnh , nhưng đa số người Việt Nam chúng ta khi nói một người nào “mắc dịch” thì nên hiểu là người đó thiếu đứng đắn trong lãnh vực tình ái)
Dịch Đại là chuyển ngữ một cách bừa bãi không theo quy luật văn phạm hay ngữ nghĩa truyền thống gì cả. Bài viết này người viết chỉ nêu ra những trường hợp điển hình mà không phải là tài liệu giáo khoa bắt buộc độc giả phải tuân theo, ai thích thì sử dụng, ai không thích thì đọc qua rồi…bỏ. Nhớ đâu viết tới đó nên không theo thứ tự và cũng ngừng khi không nhớ thêm nữa, xin độc giả thông cảm.
Thi dụ 1/ Mua 1 tặng thêm 1 trái = Buy one take one left (người bán hàng chắc tra từ điển Google, thấy trái tiếng Việt, tiếng Anh là left)
Thí dụ 2/ Một anh Mỹ học tiếng Việt qua sách của GS Nguyễn Đình Hòa, khi gặp người Việt trong sở, anh ta chào Good morning rồi nói tiếng Việt luôn Chào ông (hay chào bà tùy trường hợp). Người Việt phì cười hỏi anh học ở đâu ra vậy, anh ta dơ sách chỉ phần dịch ra tiếng Việt của Good morning. Té ra anh đọc được tiếng Việt nhưng không hiểu gì cả.
Thí dụ 3 : hồi 1964, khi người viết còn học Pháp Văn, bọn học trò chúng tôi quy ước là ai có bản mặt khó ưa thì dịch là “tableau de la figure”.
Thí dụ 4 : học trò con gái thì thích chụp ảnh, cô nào xinh và ăn ảnh, chúng tôi dịch là “manger photo” (tiếng Pháp, động từ manger = ăn, danh từ photo =ảnh)
Thí dụ 5 : nhà văn Hoàng Hải Thủy khi phê bình Xuân Diệu khi đem bố mẹ của mình là ông bà Ngô Xuân Thu ra đấu tố, cũng dịch đại thành ngữ Hết Nước Nói ra tiếng Pháp = Finir l’eau dire.
Thí dụ 6 : Food to go = cơm chỉ ( muốn ăn món nào chỉ món đó)
Thí dụ 7 : to whistle = tu huýt , cái còi của cảnh sát.
Thí dụ 8 : bougie trong động cơ nổ, nhưng teo bougie ám chỉ tình trạng sợ sệt
Thí dụ 9 : Wash hair = gội đầu
Thí dụ 10 : máu lưu thông = blood goes around
Thí dụ 11 : Đêm 7, ngày 3 , ra vô không kể = Night 7, Day 3, In and Out no count.
Thí dụ 12 : Up and down = lên lên xuống xuống.
Thí dụ 13 : Buffet = ăn bao bụng.
Thí dụ 14 : Lâu quá không gặp = long time no see
Thí dụ 15 : Không sao đâu = no star where.
Thí dụ 16 : Oral sex = đi đường lưỡi.
Thí dụ 17 : Flip flop = Tráo trở.
Thí dụ 18 : Trứng lộn = incubated eggs (động từ incubate là ấp trứng, trứng lộn là trứng đang ấp dở dang chưa xong)
Thí dụ 19 : Rice = gạo, steamed rice = cơm.
Thí dụ 20 : Poule de luxe = đĩ hạng sang (gà móng đỏ)
Thí dụ 21 : Tae Kwon Do dịch đại là Thái Cực Đạo, đúng nghĩa là “nghệ thuật sử dụng chân tay để chiến đấu”. Tae = tay, Kwon = Chân, Do = nghệ thuật) dịch đại là Thái Cực Đạo vì thấy quốc kỳ của Đại Hàn có quẻ Thái Cực.
Thí dụ 22 : Karatedo dịch đại là Không Thủ Đạo, trong tiếng Nhật prefix Kara có nghĩa là không, đúng ra phải dịch là “nghệ thuật chiến đấu không dùng vũ khí”. Tuy vậy, từ đai đen trở lên, phải học sử dụng vũ khí như đoản côn, côn nhị khúc nunchaku, đoản kiếm, dao găm…
Thí dụ 23 : karaoke, prefix kara có nghĩa là không, oke có nghĩa orchestra = ca sĩ hát nhạc mà không cần dàn nhạc. Cái này mới, dịch ra thì lòng thòng vô ích nên người ta dùng nguyên chữ không cần dịch.
Thí dụ 24 : môn phái Đường Lang, nhiều người VN lầm tưởng môn phái võ thuật này do một người đàn ông họ Đường làm sáng tổ (thí dụ Ngưu Lang = chàng chăn trâu). Người Tàu gọi con bọ ngựa là “đường lang”, do dó môn phái Đường Lang là môn phái áp dụng chiêu thức của con bọ ngựa để hạ sát địch thủ, điển hình là binh khí của họ là cặp song đao, cách cầm và sử dụng như 2 cái càng của con bọ ngựa.
Thí dụ 25 : Đại trà = trồng trọt theo lối đồn điền có tổ chức và trồng trọt trên diện tich lớn (culture plantation). VC dùng chữ đại trà vì cây trà là loại cây trồng theo lối đồn điền ở VN thời Pháp thuộc, nhu cầu về trà rất lớn, đế quốc Anh đã trồng trà ở Tich Lan ( tên cũ Ceyland, tên mới là Sri Lanka) với công ty Lipton nổi tiếng tới bây giờ.

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

Suốt đời Hồ Chí Minh thật sự có bao nhiêu các hôn? -Tác giả Nguyễn thị Cỏ May


Tuần này, Việt nam tổ chức kỷ niệm lần thứ 130 ngày sanh của Hồ Chí Minh   Trước ngày sanh, tức hôm 18/5, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng lập lại điệp khúc củ «Tư tưởng Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng vô cùng phong phú, vĩ đại của Người không những là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam của cách mạng Việt Nam mà còn là đóng góp quý báu của Người vào sự nghiệp cách mạng của các dân tộc bị áp bức trên thế giới".

Lập tức có nhiều người phản ứng như nhà nghiên cúu Lê văn Sinh, nhà văn Võ thị Hảo, Bloger Nguyễn Hữu Vinh (Trả lời BBC) . Với mức độ khác nhau nhưng tất cả đều không chấp nhận được lời ca tụng Hồ Chí Minh của Nguyễn Phú Trọng. Không phải vì lập lại bản in cũ rít mà vì không nói đúng sự thật, chỉ cố tình nói lây được. Nghe qua, bà Võ thị Hảo không tự kìm chế được, đã phải bật cười một mình.

Người ta nghĩ nếu có báo chí tư nhơn, có tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, thì mọi người sẽ thấy Hồ Chí Minh hoàn toàn khác. Hồ sẽ trở lại đúng con người thật của Hồ, với bản chất đại gian đại ác và dâm dục. Chẳng riêng gì Hồ Chí Minh mà cả cái nhóm chóp bu của đảng cộng sản ở Hà Nội đó, từ lúc ra đời cho tới ngày nay, cũng chỉ là những tên tội phạm hình sự hoặc tội phạm chống nhơn loại. Đặc biệt với nhơn dân việt nam, thì còn là tội phá hoại xã hội và ngày nay, là tội bán nước.

Thật ra nhắc về Hồ Chí Minh, thì chỉ thấy ở ông ta toàn là tội ác, chớ không có công cáng gì cả. Và nói ra không biết  bao giờ cho hết được. Nói sự thật về Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ không còn lâu lắm nữa !

Trong tuần trước, Cỏ May tôi có nói qua những cái hôn của Hồ. Nay nói thêm cũng về những cái hôn của Hồ nhưng lại giới hạn ở « hai cái » hay hai thứ mà thôi. Vì nó tiêu biểu rõ nét con người của Hồ hơn hết. Đó là cái hôn Mao Trạch-Đông và Châu Ân-Lai (trên vidéo ta còn coi thấy được), hoặc những cái hôn những lãnh tụ cộng sản anh em khác. Và cái hôn đàn bà, con  gái, cả trẻ em, khi có dịp tiếp xúc, gần gũi.
Nên Hồ Chí Minh có tiếng là «kẻ hôn nhiều nhứt thế giới» .Và báo chí thế giới đã phải viết Hồ là «The dirtiest Old Vi Xi " !

Để tìm hiểu ý nghĩa thật của Hai cái hôn đó, hay hai thứ hôn đó, tưởng nên nhắc sơ lược tiểu sử của Hồ.

Về nguồn gốc Hồ Chí Minh

Theo lịch sử của nhà cầm quyền cộng sản hà nội thì Hồ Chí Minh có tên khai sanh là Nguyễn Sinh Cung, con ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng thị Loan, cháu nội ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà thị Hy.

Nhưng theo «Lời truyền miệng dân gian về Nỗi Bất Hạnh của một số nhà trí thức nho gia” (Kinh nghiệm điền dã) của sử gia Trần Quốc Vượng (Trong Cõi, nhà xuất bản Trăm Hoa, California, Huê kỳ, 1/1993, trg 233-261), thì nguồn gốc thật sự của Hồ Chí Minh lại khác hẳn từ ông bà nội.

Khoảng đầu những năm 60 thế kỷ XIX, cử nhơn Hồ Sĩ Tạo tới ở nhà họ Hà dạy học, quê quán làng Sài, cùng một xã Chung Cự, Tổng Lâm Thinh, Huyện Nam Đàn, với làng Sen, tức Kim Liên. Họ Hà là gia đình nghệ nhơn dân gian, trong nhà có phường hát ả đào.

Gia đình họ Hà có cô con gái tên là Hà thị Hy, tài hoa, nhan sắc lộng lẫy, hát hay, đàn ngọt, múa đẹp, đặc biệt là tài múa đèn : đội đèn trên đầu, để đèn trên hai bàn tay, vừa hát, vừa múa mà dầu trong dĩa không sánh ra ngoài nên người làng gọi cô Hy là cô Đèn.

Vào thuở ấy, kỷ cương xã hội còn lắm khắc khe. Quan niệm xã hội thông thường chỉ trọng sĩ nông trên hết nên nghề ca xướng thường bị xã hội khinh rẻ, cho là phường “xướng ca vô loài” . Phải chăng vì vậy mà cô Đèn, con người tài hoa, nhan sắc như vậy, mà đã 30 tuổi vẫn chưa có được chồng ?
Trong lúc đó, cùng ở ngay trong nhà, lại có cử nhơn Hồ Sĩ Tạo, cũng là bực tài hoa, văn hay, chữ tốt, đa tình. Người ta thường bảo lửa gần rơm lâu ngày không cháy, cũng chèm nhèm. Trai tài, gái sắc lại là nghệ sĩ, thì làm sao ngăn được ngọn lửa lòng không bốc cháy ?

Thế là cô Đèn Hà thị Hy bỗng một hôm thấy bụng của mình tự nhiên phình ra. Gia đình giựt mình hoảng sợ. Cô là gái không chồng mà làm sao lại chửa ? Trong lúc đó, ông cử Hồ Sĩ Tạo lại có vợ con rồi.

Lệ làng ngày trước phạt vạ rất nặng nề tội gian dâm, dư luận không khỏi bêu ríếu hạng gái “chửa hoang”, lên án là thứ “gian phu dâm phụ” . Cứ theo Luật Hồng Đức, chương Thông gian, điều 2, thì họ sẽ bị xử phạt tội gian dâm.  Cả hai bên đều xấu hổ, nhứt là ông cử nhơn làm sao sống được với dư luận làng xóm, khi phải ra trước chánh quyền ? Và còn nữa, khi phải đối mặt với bà vợ ở nhà ?

Nhà họ Hà phải tìm gấp giải pháp cho cái bụng của cô con gái !

Lúc bấy giờ ở làng Sen cùng xã có ông Nguyễn Sinh Nhậm, dân cày, tuổi cao mà góa vợ. Bà vợ mất để lại cho ông một người con trai là Nguyễn Sinh Thuyết. Và người con trai này cũng đã có vợ. Nhà họ Hà bèn cho gọi ông Nguyễn Sinh Nhậm đến điều đình, “cho không” cô Hy về làm vợ kế của ông, coi như một người con gái xuớng ca, quá lứa lỡ thời, ế chồng nên phải chịu lấy ông già góa vợ, để nhằm mong ém nhẹm chuyện cô gái tự nhiên có cái “bụng phình to ra”.

Ông Nguyễn Sinh Nhậm vốn là người tử tế, hiền lành, nên  vui lòng đón nhận làm phước.

Về nhà, chỉ ít tháng sau, bà vợ kế này đã vội sinh cho ông Nhậm một mụn con trai, đưọc ông đặt tên là Nguyễn Sinh Sắc, lấy họ Nguyễn của ông.

Sau này, người ta để ý thấy ông Nguyễn Sinh Sắc gắn bó vi họ hàng làng quê bên vợ, làng Chùa, hơn là làng Sen “quê nội”, nhưng là quê cha hờ. Con cái của ông, từ Nguyễn Thị Thanh, qua Nguyễn Sinh Khiêm, đến Nguyễn Sinh Cung (hay Nguyễn Tất Thành, sau này là Hồ Chí Minh) đều được sinh ra và lớn lên ở làng Chùa bên quê mẹ hay quê ngoại.

Như vậy, dựa theo khám phá của sử gia Trần Quốc Vượng, ông nội và bà nội thật, tức theo huyết thống, của Hồ Chí Minh là ông cử nhơn Hồ Sĩ Tạo và bà Đèn Hà thị Hy.  Nếu xét tánh tình của Hồ giống ai, thì phải nói giống ông bà nội thật. Và gần, là giống cha.

Ý nghĩa “hai cái hôn”

Hồ Chí Minh chạy tới ôm hôn Mao, xong vội phóng qua chụp Châu Ân-Lai. Hai người đều muốn né cái hôn của Hồ nhưng không né kịp. Cách hôn của Hồ biểu lộ sự háo hức tột cùng. Như thèm khát từ lâu lắm vậy. Qua thái độ của Mao và Châu, thấy quả thật hai người này không lấy gì làm mặn mà cho lắm cái hôn của đồng chí. Hồ phải biết nhưng Hồ cố hôn cho bằng được để nhằm tuyên truyền, vừa với đảng cộng sản và dân chúng việt nam, vừa với phe công sản anh em. Bản tánh của Hồ mà ! Tự biết bản thân mình chẳng có vốn liếng gì nhiều. Tiếng đi làm cách mạng cộng sản, thật ra chỉ làm tà lọt cho Staline, qua thông dịch cho Mikhail Borodin ở Hồng Kông. Mà có chắc thông dịch không, vì cũng là lúc Hồ học tiếng tàu. Borodin giao dịch bằng tiếng anh vì ông là người âu châu, có nhiều năm công tác ở Anh và cả Huê Kỳ.  Trở lại Tàu, Hồ làm chỉ điểm hoạt động của quân Tưởng Giới-thạch cho Mao sau khi liên hiệp quốc cộng tan rả. Và chỉ điểm cho Tây bắt thanh niên Việt Nam qua học trường Hoàng phố trên đường trở về nước, lấy tiền chia với Lâm Đức Thụ. Cũng như chỉ điểm cho Tây bắt Cụ Phan Bội Châu lấy tiền, nói là để tổ chức cách mạng.

Hồ nổi tiếng đóng kịch. Chính cựu Hoàng Bảo Đại, có gặp Hồ nhiều lần, thường nói Hồ có biệt tài đóng kịch, khóc và cười đều giống nhau. Trong vụ xử Bà Năm, Hồ trước đó tỏ vẻ phản đối, bảo vệ người phụ nữ yêu nước, đóng góp nhiều cho kháng chiến. Hồ nói “không thể nào được, khai diễn chiến dịch cải cách ruộng đất lại bằng cái chết của một phụ nữ”. Và Hồ đã khóc !

Nhưng khi Bà Năm bị kết án tử hình, Hồ bịt mặt, cùng với Trường Chinh, lẻn đi quan sát để kiểm soát việc thi hành vụ án (Trần Đĩnh, Đèn Cù, Người Việt, Huê kỳ). Về nhà, Hồ còn viết bình luận “Địa chủ ác ghê”, cho đăng trên nhựt báo đảng Nhân Dân để biện minh cho việc kết án tối đa Bà Năm là đúng với chủ trương thổ địa cách mạng theo Trung quốc .Năm 1946, ở Paris, ký giả Guérin gặp Hồ hỏi tại sao ông giết Tạ Thu Thâu ? Hồ vội đưa tay lau nước mắt, nói “Ông Tạ Thu Thâu là người yêu nước vĩ đại”.

Nhưng Hồ liền đanh mặt lại, nói tiếp “Nhưng ai không đi theo đường lối của tôi đều bị tiêu diệt hết”.

Tài đóng kịch này chắc chắn do gène của bà nội mà Hồ thừa hưởng. Tuy Hồ ở thế hệ cháu nội, nhưng về ảnh hưởng di truyền, có khi xuống nhiều thế hệ sau do hiện tượng “trở lại” trong ảnh hưởng di truyền. Ở Marseille, vào thập niên 50, có xảy ra một vụ án ly kỳ. Hai vợ chồng người pháp da trắng. Bà vợ lại sanh đứa con lai đen. Anh chồng đau khổ cùng cực, chịu không nổi, bèn bắn bà vợ. Ra Tòa, ông bị kết  án tối đa. Nhưng luật sư dựa vào một án lệ cũ và nhờ xét nghiệm y khoa, chứng minh được đứa bé thật sự là con ruột vì bà vợ tuy da trắng nhưng bà thừa hưởng dòng máu da đen. Đây là trường hợp gène trở lại. Người chồng được giảm án.

Còn cái hôn đàn bà, con gái của Hồ ? Đó là cái hôn thèm khát, do được chất chứa từ trong vô thức, do ái dục bừng lên thúc đẩy. Nên cứ thấy gái là chụp. Già không bỏ, nhỏ không tha. Hồ quơ gái, từ Nguyễn thị Minh Khai ở Hồng Kông, ...đến Nông thị Xuân ở Hà Nội.

Riêng Nguyễn Thị Minh Khai vẫn khẳng định mình là vợ của Nguyễn Ái Quốc, tức Hồ Chí Minh sau này (lúc này, Hò còn mượn tạm tên Nguyễn Ái Quốc) . Một cuộc tình rất tình !

«Theo địa chỉ tìm thấy trong cuốn sổ Voyageur Représentant Placier của Cách mạng (VRP de la Révolution), cảnh sát Anh ở Hồng kông, vào 2 giờ sáng ngày 6/6/1931, đột nhập tầng lầu 2, nhà của T.V.Wong mướn tại số 168 đường Tam Công (Tam Kung), khu người Hoa ở Cửu Long (Kowloon) . Nhà chức trách Anh bắt được 2 người cùng nằm chung trên một giường, thiếu y phục.

Người đàn ông khai tên là Sung Man Sho (Tống Văn Sơ). Người đàn bà trẻ, tự khai là người Quảng Đông, tên Li Sam (Lý Tam)  Cuộc thẩm vấn tại chỗ cho biết Wong, người thuê nhà, và Sung, người ngủ trên giường cùng người nữ, chỉ là một, có tên Nguyễn Ái Quốc, tức Hồ Chí Minh (Roger Faligot et Rémi Kauffer , L’Hermine Rouge de D Shanghai, Paris 2005, trang 296)

Nên để ý Nguyễn thị Minh Khai có nhiều tên khác nhau cùng họ Lý. Như  Lý Tam, Lý  Phương Thuận, Lý Huệ Phương. Có thể do Lý Thụy (HCM) đặt cho các bí danh này để như thế 2 người cùng họ Lý, thêm phần gần gũi nhau hơn, gắn bó khít khau với nhau hơn. Vì họ là cặp tình nhân. Hai vợ chồng như Nguyễn thị Minh Khai từng khai báo khi lấy phòng tham dự Đại hội QTCS ở Moscou năm 35.Và chung sống với Hồ tại đây cho tới năm 38!

Trong tự truyện “Vừa đi đường vừa kể chuyện” (NXB Trẻ, Sàigòn 2007,  trang 49-52), tác giả T.Lan cũng chính là Hồ Chí Minh, viết “Ngày 6/6/1931, Bác bị bắt ở nhà số 186 phố Tam Lung (Cửu Long )… Khoảng cuối tháng 1/1933, gần Tết âm lịch, «Hội đồng nhà vua «xóa án …”.

Như vậy chính Hồ thú nhận đã ngủ chung giường với Nguyễn thị Minh Khai và bị cảnh sát Anh bắt.

Lúc lấy Nguyễn thị Minh Khai, sống với nhau công khai như vợ chồng, Hồ Chí Minh đã có vợ chánh thức, cưới hỏi đàng hoàng, là Tăng Tuyết Minh. Và bà vợ này giữ tiết hạnh cho tới cuối đời, một mực chờ đợi tái ngộ với người xưa !    

Với Nông thị Xuân, hai người có một con trai với nhau, tên Nguyễn Tất Trung, sau đưa cho ông Vũ Kỳ, Bí thư của Hồ, nuôi và đổi họ theo họ Vũ . Nhưng về sau này, Vũ Trung lấy lại tên cũ Nguyễn Tất Trung, được đảng cộng sản đồng hóa sĩ quan để hưởng trợ cấp theo cấp Thuợng tá.

Tất cả những người đàn bà từng đến với Hồ, sau cùng đều bị Hồ bỏ rơi để giữ tiếng là người cách mạng vô sản, suốt đời bác không vợ, không con, hiến thân cho đất nước ... Đặc tánh ăn quịt này chắc do ảnh hưởng ông nội !

Còn tánh ác của Hồ ? Do cha truyền lại vì ông Nguyễn Sinh Sắc vốn là người say rượu. Trong cơn say mà ông vẫn xử án, ông đương tay đánh chết phạm nhơn. Một vị tri Huyện mà có thể tự tay mình đánh chết phạm nhơn, quả thật là người bạo ác. Do ảnh hưởng cha mà Hồ khi nắm quyền chỉ biết vâng lệnh Xịt và Mao, vì Quốc tế Cộng sản, mà ra tay giết hằng triệu người dân vô tội không thương tiếc. Nên Hồ được báo Anh và báo Ba-lan xếp vào hạng thứ 10 trong danh sách những tội phạm chống nhơn loại.

Hà Nội tổ chức sanh nhựt của Hồ, nhắc nhở đảng viên sống theo gương Hồ và học tập tư tưởng của Hồ. Để giống như Hồ. Nhưng đảng cộng sản ngày nay có đông đảo đảng viên đã vượt Hồ về tư tưởng và tác phong mất đạo đức, còn tác hại làm băng hoại xã hội thì cực kỳ nghiêm trọng, vô phương cúu chữa.

Tóm lại trong cả ngàn cái hôn của Hồ trong suốt đời Hồ, có bao nhiêu là cái hôn thuận tình, chia sẻ, hợp tác như hôn Nguyễn thị Minh Khai, hôn Nông thị Xuân, … Còn bao nhiêu cái hôn khác do cưởng chế ? Ai biết rõ ?

Đảng cộng sản có trách nhiệm điều tra, thống kê cho đầy đủ để đưa vào lịch sử đảng và Hồ Chí Minh Toàn tập, Bộ mới.
Nhưng nếu phân tích thì Hồ trước sau chỉ có hai cái hôn. Hay hai thứ hôn. Hôn để tạo cho mình thứ uy tín nào đó mà bản thân Hồ không thể có được, như hôn Mao và Châu. Cái hôn thứ hai là hôn thỏa mản dâm tánh di truyền cúa Hồ .

Trump announces China sanctions over Hong Kong, termination of WHO relationship





Tù Nhân Lương Tâm Phan Kim Khánh khiếu nại chính quyền Việt Nam lên Liên Hiệp Quốc





Khách nước ngoài vào Phú Quốc 30 ngày miễn thị thực





Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

Người Tàu tại Việt Nam - Tác giả Trần Giao Thủy





Minnesota violence: Clashes over death of black man in police custody


Officers responding to reports of the use of counterfeit money had approached Mr Floyd in his vehicle.

According to police he was told to step away from the vehicle and physically resisted officers.
A police statement said: "Officers were able to get the suspect into handcuffs and noted he appeared to be suffering medical distress."
The video taken at the scene does not show how the confrontation started.
It shows a white officer using his knee to pin Mr Floyd to the ground by the neck.


There have been violent clashes between police and protesters in the US city of Minneapolis following the death of an unarmed black man in police custody.
Police fired tear gas and protesters threw rocks and sprayed graffiti on police cars.
Video of the death shows George Floyd, 46, groaning "I can't breathe" as a policeman kneels on his neck.
Four police officers have been fired, with the mayor saying that being black "should not be a death sentence".

What happened at the protests?







They began in the afternoon on Tuesday, when hundreds of people came to the intersection where the incident had taken place on Monday evening.
Organisers tried to keep the protest peaceful and maintain coronavirus social distancing, with demonstrators chanting "I can't breathe," and "It could've been me".
Protester Anita Murray told the Washington Post: "It's scary to come down here in the middle of the pandemic, but how could I stay away?"
A crowd of hundreds later marched to the 3rd Precinct, where the officers involved in the death are thought to have worked.
Squad cars were sprayed with graffiti and protesters threw stones at the police building. Police fired tear gas, flash grenades and foam projectiles.
One protester told CBS: "It's real ugly. The police have to understand that this is the climate they have created."
Another said: "I got on my knees and I put up a peace sign and they tear-gassed me."
Police said one person had suffered non-life-threatening injuries after being shot away from the protest area but gave no further details.

Inside the SpaceX Dragon capsule





What is SpaceX and why is it working with Nasa?





Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

Tôi đã vỡ lẽ vì sao Việt Nam sẽ mãi không có giao thông công cộng- Tác giả Lâm Thế Mai


Tôi đã vỡ lẽ ra vì sao Việt Nam mãi sẽ chẳng có giao thông công cộng thật sự, mãi sẽ vẫn là đàn đàn xe máy chen chúc trên những con đường nhỏ ngoằn ngoèo đặc quánh. Mãi vẫn là kiểu giao thông dùng thịt da bao lấy sắt thép, chứ không phải sắt thép che chắn thịt da, như có người từng nói trên mạng xã hội.
Sau dịch, Sài Gòn lại ngoan cường trở về với đặc sản kẹt xe. Anh tài xế Grab chở tôi từ quận Bình Tân (tách ra từ Tân Bình trước kia) về quận 1, chấm than một câu khẳng định: “Anh đặt xe trễ chút xíu là em hủy luôn Đấy, không chạy đâu. Vì xíu nữa là nó kẹt cứng ngắc thì cũng quá cha ông nội à”.

Hên quá, nếu tôi không đặt kịp cuốc xe này thì thay vì mất độ hơn nửa tiếng cho quãng đường dài 10 km, có lẽ sẽ phải mất hơn tiếng đồng hồ khi dòng người đi đón con ùa ra đường giờ cao điểm, chen lấn nhau từng gang tay đường dưới cơn mưa rào đột ngột của Sài Gòn. Và số tiền thì tăng thêm chừng ¼ nữa.
Hầu hết các xe máy đều chỉ chở một người. Nếu quy đổi lượng người di chuyển cho những chiếc xe buýt nhiều kích cỡ thì mặt đường sẽ được giải phóng không ít, chắc chắn đủ chỗ cho xe buýt chạy thoải mái.

Những cái chết khó hiểu

Từ nhiều năm nay, các nhà nghiên cứu giao thông, nhà nghiên cứu xã hội và báo chí Việt Nam la làng lên rất nhiều lần về vấn nạn xe máy. Mọi nỗ lực mở rộng đường sá và giao thông công cộng đều tuyệt vọng vì mở rộng đến đâu xe máy lại phủ kín mặt đường đến Đấy, chạy ẩu tả bất chấp luật lệ, dễ gây tai nạn giao thông, gây ô nhiễm môi trường cao độ. Nhưng, cũng đã gần 30 năm từ cái ngày có một dự thảo ra đời nhằm cố gắng kiểm soát và giảm bớt mật độ xe máy tại Việt Nam-và đã bị bóp chết trong trứng nước.
Cách đây hai ba năm, Hà Nội rầm rộ, quyết liệt lập một đường ưu tiên riêng trong nội thành cho xe buýt nhanh-gọi là BRT, hy vọng sẽ chấm dứt được trở ngại lớn nhất khiến người dân không ưa chuộng xe buýt, Đấy là quá tốn thời gian. Các quan chức khẳng định sẽ mạnh tay xử phạt mọi phương tiện khác lấn vào làn xe buýt. Thôi khỏi phải tả cái sự mừng vui của người dân đến thế nào-dĩ nhiên, vẫn có nhiều người hoài nghi.
Có mặt ở Hà Nội vào những ngày đầu tiên quy định này được triển khai, tôi không tin vào mắt mình. Chiếc buýt BRT vừa chạy qua, để lại phía sau một mặt đường trống, lập tức vài xe máy mon men tiến vào. Thêm một chiếc xe ba gác máy. Thêm một chiếc xe hơi biển trắng. Rồi .. một chiếc biển xanh. Một chiếc biển xanh nữa. Ban đầu người ta chỉ dám lấn vào mặt đường sau khi xe buýt chạy qua. Sau thì tới luôn bác tài, họ lấn cả mặt đường phía trước xe buýt. Thế là xong! Đường riêng ngay lập tức thành đường chung, như vẫn!
Bao nỗ lực suy nghĩ, “chém gió” hứa hẹn, tính toán phân làn của giới chuyên môn và sự hy vọng tin tưởng của người dân, chỉ trong vỏn vẹn một hai tuần, cứ thế tiêu tan như một cơn gió.
Thực ra nếu muốn thì chỉ cần theo dõi camera giao thông, công khai biển số xe và hình ảnh vi phạm, phạt thật nặng tiền và bằng lái là đủ khiến những kẻ vi phạm khiếp vía không dám lặp lại nữa. Mà còn mang lại khoản thu ngân sách khơ khớ cho thành phố). Thế nhưng, trừ vài lần lên tiếng của người dân và báo chí thì chẳng thấy cơ quan nhà nước nào nhón tay xử phạt cả.
Ai dám phạt? Biết đâu cái xe ba gác máy là của ông anh chị chồng hàng xóm bạn học chi dâu đồng nghiệp cháu gái ruột của ngài quan chức nào Đấy. Mà cái xe biển xanh ngông nghênh chạy vào làn BRT, đã dám ngông như thế hẳn người ta phải cốp cỡ nào. Lơ mơ sờ vào lại chẳng có bánh mì mà ăn, thôi, không dại.
Nỗ lực cải cách giao thông công cộng cứ thế chết lịm không kèn không trống. Theo báo chí Việt Nam, nó khoảng đâu có ngàn tỉ; 53,6 triệu USD thôi.
Đến cuối năm ngoái, lại thấy vài tờ báo mon men bảo phải tái lập không gian riêng cho xe buýt.
Ở Sài Gòn, hai tuyến Metro tiếp tục dời thời hạn hoàn thành tiếp từ 1-2 năm nữa. Báo Tuổi Trẻ ngày 17/9/2019 dẫn lời ông Hà Ngọc Trường - phó chủ tịch Hội Cầu đường cảng TP.HCM, thành viên hội đồng thẩm định hai dự án metro TP, cho hay cứ 1 năm lùi tiến độ, Sài Gòn thiệt hại khoảng 1,3 tỷ USD do kẹt xe Ngoài ra còn có thể bị các nhà thầu kiện và đòi bồi thường hàng ngàn tỉ đồng.
Thế nhưng, chậm thì vẫn cứ chậm. Cái mốc cuối năm 2021 cho tuyến Metro số 1 có thể thành hiện thực, mà cũng có thể lại dời tiếp. Tiền là của Nhà nước, mà Nhà nước Việt Nam thì còn có tên thường gọi là Không Ai Sất, cho nên mất chừng ấy chứ có mất nữa thì cũng hóa bùn tuốt tuột.
Mà ai bảo mất nào? Nó chỉ chuyển từ túi này sang túi khác mà thôi.
Trong bài phỏng vấn đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 24/5/2020, ông Trần Nguyên Đán, viện trưởng Học viện Đào tạo bảo hiểm và quản trị rủi ro tài chính nói cách thức triển khai bảo hiểm cho người tham gia giao thông hiện nay không làm bật lên vai trò bảo vệ lợi ích người bị nạn mà “dường như đang bảo vệ lợi ích của ai đấy”.
Ai Đấy là ai thì ai cũng biết, nhỉ!

Vì Ai Đấy không muốn

Những sự thất bại kỳ quặc, công nhiên, liên tục và bền vững suốt mấy chục năm nay của tất cả các dự án giao thông công cộng Việt Nam khó có thể có cách giải thích nào khác ngoài lý do: Ai Đấy không muốn phát triển giao thông công cộng.
Vì, nguồn lợi từ các phương tiện giao thông cá nhân đang quá bẫm cho Ai Đấy.
Dư luận Việt Nam thời gian ngã ngửa ra với thông tin được Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm công bố: năm 2019 doanh thu bảo hiểm xe máy là 765 tỉ đồng, bồi thường chỉ 45 tỉ đồng (chưa tới 6%). Lý do là thủ tục để được bảo hiểm quá phức tạp, rắc rối, khó khăn nên người mua bảo hiểm thà vứt quách còn hơn.
Thế hơn 700 tỉ đồng còn lại đi đâu?
Với thực tiễn Việt Nam, câu hỏi này thuộc dạng câu hỏi tu từ, nghĩa là hỏi cho có vậy thôi, chứ câu trả lời thì ai cũng biết (Ai Đấy lại càng biết!).
Thông tin trên hé lộ một phần bộ máy kiếm tiền trên các phương tiện giao thông cá nhân của Ai Đấy. Nó gồm rất nhiều khoản: tiền bán xe, tiền bán bảo hiểm, bán xăng, bán mũ bảo hiểm (chả ích lợi gì khi tại thành phố người ta phải rẽ nhau ra mới có đường mà đi), bán phụ tùng và dịch vụ sửa chữa, bán các loại thuế phí ăn theo khác trong xăng dầu, cầu đường…. Tất cả, ngoài chi phí mua xe thì đều bắt buộc. Và tuy bắt buộc nhưng hầu hết đều vô dụng, giống như khoản bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy vừa kể trên.
Thế rồi tất cả các khoản tiền đó, thu đều đặn suốt hàng chục năm nay, nó đi đâu? Hay nó được chuyển thành biệt thự siêu sang và tài sản nổi, tài khoản chìm ngấm ngầm ở ngân hàng nước ngoài, của rất nhiều Ai Đấy?
Dĩ nhiên đây cũng lại là một câu hỏi tu từ nốt.

Cho nên, dân Việt Nam đừng hy vọng sẽ có rất nhiều những tuyến buýt nhanh, sạch, đẹp, rẻ như ở Tây. Đừng hy vọng sẽ nhanh chóng có những tàu điện ngầm chạy 200 km chỉ trong một tiếng đồng hồ, để sáng sáng ở Cần Thơ uống cà phê xong thì lên Sài Gòn đi làm việc. Chúng ta sẽ cứ tiếp tục xe máy, bò kín khắp đường như một đàn bọ, lấy thịt da che sắt thép, đầu đội trời mưa, chân đạp nước cống, phía trước là đứa con nhỏ gặm cái bánh mì và tu hộp sữa rồi ngủ gục sau tay lái của cha hay mẹ nó. Các chàng trai trẻ tha hồ dành dụm tiền để thay những đời xe máy đắt tiền và được quảng cáo rầm rộ nhất; các chàng sẽ được hệ thống quảng cáo và truyền thông ve vuốt cực độ. Và tất cả những ai lên tiếng đòi bỏ xe máy để phát triển giao thông công cộng sẽ luôn luôn được đông đảo “người dân” tuyên chiến, với những lý lẽ phổ biến như “quân lạnh lùng vô cảm không biết thương người nghèo chỉ có mỗi chiếc xe máy để mưu sinh”, hay “xe buýt chiếm 1/3 mặt đường nhưng hiệu suất thấp, vô cùng chậm”, hay “dùng phương tiện công cộng làm sao đón con, ship hàng, đi chợ, chạy vào ngõ hẻm”, thậm chí “xe buýt là hung thần”.
Không! Yên chí đi những con cừu tự nguyện ơi! Chẳng bao giờ, hay chí ít trong vòng nửa thế kỷ nữa, Ai Đấy đố dám bỏ xe máy. Cả cỗ máy in tiền khổng lồ như thế chỉ có cái quân ngu muội mới đi kêu gào đòi bỏ. Nhất là khi đàn cừu cứ hết đời nọ đến đời kia còng lưng làm giàu cho chúng, đã thế còn xem lý tưởng đời mình là lâu lâu được đổi con xe tay ga chất ngầu mới nhất!

Julie Quang hát Thư Em Đến, nhạc Phạm Duy phổ thơ Cao Tần





Ký Ức Thuở Mộng Mơ- Tác giả Đặng Mai Lan


Tôi tắt máy sau khi đọc lại một bức thư dài gửi cho một người bạn phương xa. Thật không ngờ  mình lại có thể ngồi gõ một khung thư lê thê,  tỉ mỉ bao nhiêu chuyện cho một người đằng đẵng nhiều thập niên chưa một lần gặp lại. Tệ hơn nữa, cái trí nhớ đã âm u mù mịt như sương cũng chẳng gợi lại một hình ảnh nào trong tháng ngày xa xưa có tôi và bạn. Một người bạn cũ nhưng lại đang rất mới.

Tháng ba, dường như mùa đông chỉ mới bắt đầu sau một tháng thời tiết  ấm áp. Nấc đo màu đỏ của hàn thử biểu nằm trên dương độ và có khi vượt qua khỏi con số mười. Mọi người hân hoan cho rằng Paris năm nay không có mùa đông. Nhưng những cơn mưa ướt át, những luồng gió lạnh lẽo từ một cơn bão nào đó đã ào ạt thổi về trên phố từ mấy ngày nay.
    
Con đường trước nhà lúc nào cũng vắng hay tôi chỉ nhìn thấy nó mỗi khi không còn ai. Thói quen trước khi vào giường ngủ và thức dậy khi đêm chuẩn bị tạ từ. Đèn vàng và sương mù, những ngôi nhà, cây cành đổ bóng ngoài khung cửa là nơi của quá khứ tôi, nơi hồi tưởng, dù vui dù buồn.
    
Nhớ lại trong đêm nay… cả trăm điều muốn khóc1, một lời hát lấy từ một bài thơ của một nhà thơ quá cố mà tôi rất thích và tôi nghĩ đâu phải riêng tôi mới có cả trăm điều muốn khóc. Của chúng ta, bao người ly hương, làm gì lại chẳng có những đêm nhớ lại với trăm điều.
    
Tôi đang nhớ tới những người bạn cũ. Những người bạn cách tôi bao nhiêu biển rộng nên đêm của họ là ngày của tôi.
    
Thực ra chỉ cần nhấc điện thoại là nghe tiếng nói của nhau. Có thể bày tỏ một điều gì đó, chóng vánh. Nhưng chúng tôi chỉ trò chuyện bằng ngôn ngữ viết trên mặt phẳng. Thời đó, Viber và whatsApp chưa được thịnh hành. Nếu có, chắc hẳn chúng tôi cũng phải dùng đến những chương trình nhanh gọn này thôi. Bởi đời sống với những dòng chảy văn minh, con người cũng bị cuốn trôi theo, khó mà giậm chân tại chỗ hay ngược dòng khi đã trót lao mình trong dòng cuồng lưu hối hả.
    
Email bây giờ hầu như chỉ dùng để gửi tài liệu, bài viết. Nhắn tin, thăm hỏi, trò chuyện dăm ba câu với bạn tôi thường dùng Viber. Người nhận chỉ cần nghe điện thoại rung lên một âm thanh rất nhẹ, mở màn hình ra là đọc tin nhắn ngay tức khắc. Bởi điện thoại di động bây giờ, hầu như gắn liền với con người như một phần thân thể. Đương nhiên chỉ là những câu ngắn ngủi, đôi khi là những emoji biểu lộ cảm xúc.
    
Và có phải ngần ấy văn minh trên mạng lưới viễn thông đã khiến chúng ta hay riêng tôi bỗng trở thành cạn lời, mà ngôn ngữ chính là phương tiện bày tỏ tình cảm?
    
Những người bạn xưa kẻ còn, người mất. Thời gian đã bào mòn, đã đẩy chúng tôi vào những hao hụt, chán chường, gần như lãng quên nhau. Cuộc vui chơi nào lại chẳng đến  hồi chấm dứt.
    
Cái thú của mỗi tối đi làm về hay mỗi sáng thức dậy, mở máy nhận những trang thư hiện trên màn ảnh máy điện toán tưởng không còn nữa. Thế mà như thuở mới biết dùng email. Tôi đang lặp lại những thói quen cũ của ngày xưa với một người mà ký ức không gợi lên một nét chấm phá nào để tôi mường tượng về bạn, ngoài cái hành lang trước cửa lớp. Sân trường với con đường xeo xéo bên hông, có khu chợ ồn ào tấp nập. Một nơi lý tưởng cho các nữ sinh thích lê la ăn quà vặt của ngôi trường đó.
    
Qua một tấm màn quá khứ của nhiều thập niên, bạn trở lại như một kẻ đang chơi trò cút bắt với tôi. Bạn đứng đâu đó tôi không thấy. Nhưng bạn đã vén cái  bức màn sờn cũ ấy để tôi nhìn lại tôi xưa. Và thêm một tương quan giữa bạn với một người tôi cũng chưa hề gặp mặt, làm tôi nao lòng thao thiết nhớ về những ngày có thể nói với tôi là những ngày tươi đẹp nhất. Ngày biết mê đắm một tiếng nói, một câu văn.

Tiếng nói

Tôi đang nhớ lại những đêm Sài Gòn.
    
Xóm  đêm, các ngôi nhà đã then gài cửa đóng trong bóng tối im thinh, nhưng vẫn còn đâu đó những ngọn đèn toả sáng dưới những mái nhà ngủ muộn. Thỉnh thoảng có tiếng cười của ai đó đi về trong con ngõ.   
    
Căn gác luôn được mở rộng bởi một cửa sổ có cánh là một khung kẽm sợi dầy, đan kết thành những mắt lưới tròn. Cửa được đóng mở bằng cách nâng lên hạ xuống cái khung lưới ấy. Từ khoảng trống đó có thể nhìn thấy cả một khoảng trời bao la phía ngoài. Lý tưởng cho những đêm trăng sáng hay những đêm mùa hè khi mà khí hậu tột cùng oi bức. Nửa đêm thức giấc hay trằn trọc, chẳng cần bật đèn đêm cũng có thể nhìn thấy mọi thứ đồ đạc trong phòng.
    
Nhưng những đêm thứ năm, cái khung lưới ấy luôn được xập xuống. Cả bức màn vải bên trong cũng được kéo kín để ngăn chắn luồng ánh sáng hắt vào từ phía ngoài. Như thể bóng tối cũng là một cánh cửa của mỗi người thao thức được khép kín riêng tư. Sự khép lại, đắm mình trong bóng tối của chủ nhân căn  gác nhỏ này như chỉ để gìn giữ riêng cho mình một điều gì đó đắm đuối mê say, như nó chỉ là của riêng mình, phải nâng niu cất giấu.
    
Kỳ thực, điều ấy chỉ là một khoảnh khắc thời gian. Mà thời gian nào có phải của riêng ai. Chỉ là một giọng nói, là những âm thanh được phát đi từ một làn sóng điện lan toả trong đêm, trên khắp mọi miền đất nước.
    
Những đêm thứ năm hò hẹn, những phút giây hò hẹn của những người yêu nhau. Của tình đầu, tình xa, tình nhớ. Những ai đã yêu, chưa yêu cũng cảm ra được một thứ tình yêu vào buổi ấy dù chỉ bằng những lời nói, câu ca.
    
Dù Sài Gòn chỉ có hai mùa mưa nắng, nhưng giọng nói dịu dàng ấm áp như chuyên chở thời tiết của bốn mùa. Mùa bàng bạc trong những bản tình ca. Tiếng xào xạc của những chiếc lá thu rụng đầy trên phố. Những sợi  mưa rơi ẩm ướt những thềm nhà, long lanh trên cây lá. Sương mù, bóng tối và những con đường có ai đó, đang chia tay ai. Nghe qua một giọng nói mà tưởng như có thể ngửi thấy cả mùi hương hoa trên cây, mùi cỏ dại bên đường. Vị ấm nóng của ly cà phê hay hương thơm khói thuốc trong góc quán đêm về.
    
Tiếng nói không chỉ làm đêm thành phố êm đềm thơ mộng hơn. Những bài hát đã xoa dịu  đêm quê hương đầy ánh hoả châu, ấm áp đêm tiền đồn heo hút.
    
Có bao nhiêu người đã thả hồn trong âm thanh ấy vào những đêm thứ năm như thế? Những đêm khó quên.

Văn chương

Giờ ra chơi, hành lang trước lớp nhìn như là một trung tâm văn hoá.
    
Đông-Tây gặp gỡ với những cuộc họp mà hội viên tham dự đông lắm chỉ chừng năm sáu người. Các cô trường Tây hỏng tú tài Tây, đổi qua trường Việt học ban C, hòng lấy nhiều điểm về sinh ngữ để bù đắp lại các môn yếu kém thì chuyền tay nhau những tạp chí như Salut Les Copains, Elle...
    
Các anh, các chị lớn thì nào Bách Khoa, Khởi Hành, Thời Tập…
    
Đề tài hội họp là những cuốn phim vừa được trình chiếu ở trời Tây. Là những cuốn sách vừa được giải Nobel. Những cuốn sách mới phát hành, được dịch ra từ tác phẩm của những đại văn hào, triết gia nào đó, ở những nơi xa xăm ngàn dặm.
    
Những cô cậu học trò thanh xuân phơi phới, đang đặt những bước chân non nớt vào cõi chữ nghĩa Hàn Lâm này hầu như đã quên mất những bài văn chương chữ Nôm, quên mất Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát..., quên mất Phạm Quỳnh, Nhất Linh của Nam Phong Tạp Chí, Tự Lực Văn Đoàn  trong những bài Cổ Kim, hay những bài nghị luận văn chương mà có thể họ đã chăm chú lắng nghe thầy giảng trước đó không lâu.

    
Nhưng ngoài những những âm thanh cuồng nộ2, những xao xuyến của một thời để yêu và một thời đã chết3 hay là cái giờ thứ hai mươi lăm4 bi thảm một đời người, với ngàn cánh hạc5,  thì ở một góc khuất trong một lớp học có dăm ba mái tóc dài kề cận, chuyện trò. Các cô gái cũng  đang trao gửi cho nhau từng câu văn của một cuốn sách. Họ bị cuốn hút, đắm mình vào không khí, thổ ngơi của truyện, vào thứ chữ nghĩa đầy thơ mộng, linh động. Họ tưởng như mình đang sống thở ở nơi chốn ấy, một Đà Lạt rất thật, rất gần. Ngay cả thấy mình trong tâm tư, tình cảm của nhân vật. Bởi nhân vật là tôi, là một cô gái.
    
Những thiếu nữ đang khám phá từng cái đẹp trong ngôn ngữ, tiếng nói của quê hương.

Faulkner, Erich Maria Remarque, Gheorghiu hay Kawabata và những chân trời xa lạ, đối với họ chẳng là gì hết.

Khuya, tôi trở dậy xuống vườn sau nhà ngồi. Chiếc ghế gỗ ẩm sương và cây lựu trên đầu quệt những chiếc lá ướt vào mặt. Có lẽ mẹ tôi cũng không ngủ được, nên nghe tiếng chân tôi xuống vườn, một lát sau tôi thấy bà ra theo. Tôi hỏi, mẹ không ngủ à ? Bà ngồi xuống sát bên tôi bảo, mẹ nghe tiếng chân con ra đây. Trời lạnh làm tôi nhớ tới bà bạn trên Đà Lạt. Tôi kể chuyện bà bạn với mẹ tôi. Tôi nói và cầm lấy bàn tay bà. Bà quàng tay ôm lấy vai tôi. Những ngón tay bà quả đã bắt đầu khô, nhăn. Hơi ấm của người bà truyền sang tôi cùng với cái mùi vị đặc biệt, cái mùi của mẹ, tôi đã không được ngửi thấy từ bao nhiêu năm. Ngày còn bé, khi mẹ tôi mới bỏ đi, nhiều đêm tôi đã khóc vì nhớ cái mùi đó, cái mùi đã cho tôi những giấc ngủ êm đềm. Từ khi tôi không còn ngửi thấy nó, tôi cũng mất luôn những giấc ngủ ngọt ngào, buổi sáng thức dậy luôn thấy sợ hãi, cho đến ngày tôi đủ trí khôn thì tôi biết, nó là cái mùi của mẹ tôi, tôi thiếu cái mùi ấy chứ không phải là thiếu ngủ.

Người con gái cầm cuốn sách, giở từng trang dò kiếm và đọc lại cái đoạn mà có lẽ cô vừa mới đọc đêm qua. Giọng miền Nam nhưng khi cô đọc, đôi mắt miên man lướt theo từng câu từng chữ. Ngừng lặng đúng lúc như đang diễn tả một bài nhạc của một người am hiểu về nhạc lý, làm chơi vơi tâm tưởng những người bạn quanh cô.
    
Đó chẳng phải là một cuốn sách duy nhất đã được đọc trong những giờ ra chơi. Nhưng những cô học trò hiện diện vào những buổi ra chơi của bao ngày tháng đó, chắc chắn sẽ chẳng bao giờ quên được cuốn sách và nhân vật nữ không tên, người con gái có một vết nám trên mặt. Cuộc sống của nhân vật nữ này có thể như là một hình mẫu, một giấc mộng tương lai, mà họ, những cô học trò ngoan hiền như chim non còn nằm trong tổ đã từng mơ được bay bổng, được sống những ngày đời như thế. Một đời sống tư lập, tự do đầy quyến rũ, không nằm trong lệ ước của đời thường.
    
Một trong những thiếu nữ năm ấy chính là tôi.
   
Chỉ là một đoạn văn, nhưng tôi đã cảm nhận thêm một thứ mùi hương khác. Khác với cái mùi của không gian-cảnh vật, của tình cảm yêu đương mà tôi hằng nghe diễn tả từ một tiếng nói trên đài phát thanh vào những đêm thứ năm. Cái mùi mẫu tử này ai lại chẳng từng hít thở, nâng niu bằng một cách nào đó trong đời sống. Cái mùi thiêng liêng, nồng nàn và ấm áp.

Tôi biết đến nhà văn Nguyễn Đình Toàn qua tiếng nói, rồi đến văn chương. Dù cái  biết về  văn chương       thuở ấy chỉ là một “con đường” không dài, không ngắn mà đi qua là mãi hoài lưu luyến.
     
Mãi mãi, cho đến tận bây giờ…
     
Có những đêm mất ngủ, tôi vẫn tìm thấy lại mình của những đêm thứ năm xưa. Những đêm nằm cong mình, đắm chìm theo tiếng nói, trong bóng tối của căn gác nhỏ.
     
Chỉ là hồi tưởng, vậy mà tôi cũng tìm lại được cái cảm giác khi nằm nghe những bản tình ca, cùng với âm thanh của gió, mưa, của tiếng lá khô rơi trên đường… Dù thứ cảm giác thuở ấy chỉ là sự mường tượng,    dù thực tại bên ngoài ngập đầy băng tuyết của mùa đông.
     
Vẫn nhớ chiếc radio xinh xắn như một hộp bánh biscuit hình chữ nhật bằng nhựa cứng màu hồng pha  trắng, mà  trên mặt có khắc một hàng chữ: Chính phủ quốc gia Nhật Bản kính tặng những chiến sĩ của quân lực Việt Nam Cộng Hoà.
     
Chiếc radio thời chiến chẳng phải chỉ dành cho những chiến sĩ nơi tiền đồn heo hút, mà cả người nhà chiến sĩ là tôi  cũng may mắn được sở hữu.
     
Vẫn nhớ đến hình vẽ trên một bìa nhạc mà tôi đã dùng để bọc cuốn nhật ký viết cho một người đã chết.
     
Ngày thần tiên em bước lên ngôi, đã nghe son vàng tả tơi6 Chẳng có lời hát nào hay hơn mà tôi nghe      được năm tôi mười bảy tuổi.
     
Bây giờ thì tiếng nói đã thành tiếng hát. Bàn tay ngồi viết từng trang sách giờ lướt trên những cung đàn. Và văn chương làm rung động bao tâm hồn thiếu nữ thành những khúc bi ca, tiếng nói của kiếp người trên một quê hương khốn khổ.

Đêm quê hương, đêm treo trên một cành ngang
Chôn nhau xong làm dấu nhớ chỗ ai nằm
Cơn mưa giông, đêm qua đông trời lạnh lắm
Gió khắp bốn bề, cây rừng núi run hình bóng
Mai rạng đông đến lượt ai đem chôn
Cố thắp cho em một ngọn đèn
Bằng nhọc nhằn cay đắng
Của hình hài rã trong trại giam7

Tôi đã lắng nghe tiếng hát và bùi ngùi với những câu ca, trong những bản nhạc như thế. Cũng với bóng đêm, cũng là những khoảnh khắc một mình, hay những đêm trở giấc.
    
Tôi vui mừng khi biết tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Đình Toàn được tái bản. Ngoài hai chữ “vui mừng” đơn giản nói lên cái cảm xúc của mình, không biết phải dùng từ nào khác cho đúng nghĩa.
    
Hai cuốn sách dầy cả bảy trăm trang gồm sáu truyện dài. Có những truyện tôi chưa hề đọc, hay có đọc chỉ loáng thoáng đâu đó một vài chương.
    
Có thể có những dòng chữ lôi cuốn hơn những gì tôi đã đọc ngày xưa. Nhưng khi cầm  hai cuốn sách đặt mua từ Amazon, cái trang đầu tiên tôi giở ra là tìm đến “con đường”, tìm đến đoạn văn tả về một đêm chia tay của hai mẹ con, của  người con gái có vết chàm trên mặt.

Tìm, như tìm lại đời mình những ngày tháng cũ tươi hồng.
    
Nghĩ lại, tôi đã đến miền nam Cali rất nhiều lần, gặp bao nhiêu người trong giới văn nghệ sĩ. Sao chưa bao giờ tôi gặp được ông, nghe được cái tiếng nói mà không qua một âm thanh sàng lọc nào của máy móc.
    
Bạn thân mến, tôi sẽ gửi cho bạn một điện thư để nói với bạn rằng, bạn hãy đi gặp ông ấy. Hãy nói với ông rằng, từ Sài Gòn tới Paris, gần cả nửa thế kỷ dài, có một người đã lắng nghe tiếng nói của ông và vẫn nghe mãi cho đến bây giờ. 

Mong ông nhiều sức khoẻ.