khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015

Tàu ngầm của Tàu Cộng




 Để thị uy các nước láng giềng và dằn mặt Hải Quân Hoa Kỳ đang có mặt tại vùng biển Đông, Trung Cộng đã điều vài chiếc tàu ngầm nguyên tử tân tiến- phiên bản mới nhất của thế hệ tàu ngầm Type 091, được khoe là có khả năng tác chiến cao và tàng hình, chẳng dễ dàng gì mà phát hiện. Quả thật, đây là thế hệ tàu ngầm rất nguy hiểm của Trung Cộng vì có vận tốc nhanh hơn... tàu đánh cá và có khả năng bị... rò rỉ chất phóng xạ, làm ô nhiễm biển Đông. Nhưng điều các nước láng giềng than phiền nhiều nhất là việc Trung Cộng điều các tàu ngầm nguyên tử đến các vùng tranh chấp không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà chúng còn nổ máy... quá lớn, quá ồn ào, làm người dân các nước trong vùng bị mất ngủ. Hải Quân Hoa Kỳ thì cho rằng cần phải thông cảm cho các thế hệ "tàu nguyên tử tàng hình" của Trung Cộng đã được chế tạo theo các kỹ thuật từ 50 năm trước, có lẽ chạy bằng nhiều động cơ... máy cày gắn lại nên hơi bị ồn. Dẫu có ồn ào tí chút nhưng đừng xem thường.



Type 091 submarine

The Type 091 (Chinese designation: 09-I; NATO reporting name: Han-class) was the first class of nuclear-powered submarines (SSN) deployed by the China's People's Liberation Army Navy Submarine Force and the first class of nuclear powered submarine built in Asia.

Background


The first chief designer of the submarine was an engineer and scientist of nuclear propulsion engineering, Peng Shilu (彭士禄), then in 1983 succeeded by Mr. Huang Xuhua (黄旭华). The first submarine in the class was commissioned in 1974[ and the fifth and final boat of the class was commissioned in 1991.

The Han class have primarily operated in local waters. However since the 1990s, Hans have been used more aggressively. A Han shadowed a U.S. carrier battle group in the mid-1990s. In November 2004, a Han made an incursion into Japanese territorial waters and prompted Japan's maritime forces to go on alert for only the second time since the end of World War II. The incursion was through the Ishigaki, Okinawa island group, a lightly populated group of islands very near Taiwan. China later apologized for the incursion saying for "technical reasons", it ventured into Japanese waters.

The Han class have gone through major upgrades and numerous refits since their commissioning. The boats have six 533 mm torpedo tubes and carry 20 torpedoes. Alternatively, they can carry 36 mines in their tubes. The Han class is capable of firing sub-launched variants of the C-801 anti-ship missile as well as a range of indigenous and Russian torpedoes or mines. All remaining hulls have been refitted with new sonars, with Type H/SQ2-262B sonar manufactured by No. 613 Factory replacing the original Type 603 sonar on board. Anechoic tiles were added later to reduce noise levels.

Criticism

The Han-Class is well known for having a noisy reactor and poor radiation shielding, which causes health hazards for her crew as nuclear radiation levels are higher than they should be aboard the submarine. The submarine is also inhibited by an inability to launch missiles while submerged. This creates a tactical disadvantage against opponents that have well-developed anti-submarine warfare systems.

Their design and weapons appear to be inadequate for confronting modern warships. It is believed that long refits have often meant that these submarines have spent more time in port than out at sea, greatly affecting their operational capacity.

Boats of the class



 Pennant Number  Launched  Completed  Status 
40119701974Decommissioned 2000
40219771980Decommissioned 2004
40319831984Active
40419871988Active
40519901991Active

Boat 401 has had its nuclear reactor removed and disposed of. The submarine will be fitted out and serve as a museum exhibit.

(Source: https://en.wikipedia.org/wiki/Type_091_submarine)


Thi không ăn ớt




Xong một năm đèn sách, các "sĩ tử" có cười khóc với mùa thi gay go thế nào thì chúng cũng đã qua đi. Nhưng với cô sinh viên y tá Jennifer Burbella thì "mùa thi" chỉ mới bắt đầu. Số là cô thi cuối mùa cả hai lần mà cứ hỏng. Giận quá, cô đâm đơn kiện trường đại học Misericordia University tại Pennsylvania nơi theo học, là cô bị hồi hộp, lo sợ, trầm cảm, "sì-trét"... đủ thứ mà trường hổng có giúp gì, để cô cứ... thi rớt. Cô biểu giữa buổi thi, làm bài không được mà gọi điện thoại... hỏi các giáo sư thì hổng ai trả lời, còn làm bài thi không kịp giờ mà giám thị hổng cho thêm giờ. Vậy là... bất công, vậy là... kỳ thị, phải bồi thường "thiệt hại" cho cô $75,000. "Thi không ăn ớt thế mà cay", cụ Tú Xương cũng từng ta thán như vậy. Có lẽ cụ sinh bất phùng thời chứ phải sinh vào thời nay thì kiện chúng ra tòa cũng được bộn bạc. Vì dù được xem là hay chữ, nhưng cụ thi hỏng đến... 8 lần. Kiện xỉu xỉu cũng kiếm cả triệu tiền tươi chứ chẳng chơi.

Thay đổi thần thoại

Không phải chỉ mình cô sinh viên Jennifer Burbella đi học bị "sì-trét" rồi kiện, mà bốn sinh viên đại học Columbia danh tiếng cũng khiếu nại với trường học về những tranh ảnh, thần thoại Hy Lạp và La Mã quá ư là... "nhạy cảm". Học về văn thơ cổ xưa, các nàng sinh viên này khiếu nại với trường rằng vì mà tranh ảnh thời Hy Lạp và La Mã  quá... sexy, các thần thoại và thi ca thì quá mức "nhạy cảm", yêu đương ái tình lăng nhăng (chắc lỗi thần ái tình Cupid),  lại lắm khi "bạo lực" (như thần thoại Con ngựa Thành Trojan) , ảnh hưởng đến suy nghĩ và tâm tình của sinh viên ngày nay. Các giáo sư đại học Columbia biểu rằng thần thoại xưa nó là... vậy, chứ họ không dám thay đổi thần thoại như các giáo sư bên Việt Nam đã cho Thánh Gióng xuống hồ Gươm tắm sau khi đánh giặc (cũng có lý nghen, Thánh Gióng đánh giặc xong thì phải tắm cái cho mát chứ sức đâu mà bay về trời).

Quyền tự do

Học hành, thi cử khó khăn như vậy nên Simon Schrader, một học sinh 17 tuổi tại Đức mới có sáng kiến rất là... tối (dạ). Trước cuộc thi cuối khóa cho các học sinh trung học, Simon xem ra rất rành về luật pháp nên đã gởi thư cho Bộ Giáo Dục, vịn vào luật Tự Do Được Thông Tin cho người dân, yêu cầu nhà trường phải cho học sinh biết trước đề thi... một tuần để các học sinh có thể làm bài được tốt hơn. Quả là một học sinh thông minh và rành rẽ luật lệ. Bộ Giáo Dục trả lời rằng họ sẽ đáp ứng theo yêu cầu của Simon, nhưng thay vì cho biết trước một tuần thì họ sẽ cho biết... lúc vào phòng thi.


Tuổi già với vấn đề sinh lý - Bs Nguyễn Ý Đức



Chào bác sĩ, Tôi thường tới sinh hoạt với mấy ông bà già tại Trung tâm Cao Niên. Thấy đa số họ rất quyến luyến nhau. Với người khỏe mạnh thì không sao, nhưng thấy một số ông bà đau bệnh kinh niên mà cũng có những cử chỉ âu yếm, làm tôi thắc mắc, không hiểu tình trạng sinh lý của họ ra sao, nhất là khi một số cụ lại đang bị cao huyết áp, tiểu đường hoặc mới giải phẫu. Xin bác sĩ vui lòng giải thích. Cảm ơn bác sĩ. ĐĨNH TRẦN

Đáp

Thưa ông Trần Ðĩnh

Chúng tôi nhớ là nhà thơ Vũ Hoàng Chương có viết:

“Tuổi đó tuổi vàng hay tuổi ngọc
Yêu nhau ai tính tuổi bao giờ”

Xuân Diệu thì: “Tình không tuổi và Xuân không ngày tháng”   
      
Coi vậy thì ta thấy rằng tình yêu trai gái là một cái gì tự nhiên và còn mãi mãi, dù ở tuổi nào. Cho nên ông thấy mấy ông bà già “giao du” thân mật với nhau ở các trung tâm cao niên là chuyện cũng dễ hiểu thôi. Vì giải quyết sinh lý là một phần trong cuộc sống, trong các hoạt động của con người. Khác chi nhu cầu thỏa mãn thực phẩm, không khí, giải trí, bạn bè. Có người đã ví làm tình như đi xe đạp: đã biết đi xe đạp thì chẳng bao giờ quên được, ngoại trừ không có xe mà đi hoặc xe đổi kiểu. Ðang đi xe ghi đông cao, mà đổi sang xe cuốc, xe đua, thì phải làm quen với kiểu xe mới. Chỉ có một điều khác là, ngược lại với động tác làm tình, ta phải bơm bánh xe xẹp trước khi cưỡi nó. Còn làm tình thì cưỡi lên xe rồi mới bơm. Người tuổi cao không là ngoại lệ. Và họ cũng tìm hiểu. Ngày nay, nhiều thầy thuốc đã mạnh dạn và cởi mở hơn để giải thích các nhu cầu, hậu quả giao hợp cho bệnh nhân. Cho nên, kiếm được ông bà thầy thích phát ngôn, giải thích thì cũng là điều hay. Ðược biết về các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng tới sự giao hợp ra sao, thì cũng nên biết để mà cẩn tắc vô ưu. Lý do là, như ta biết, giao hợp cũng là một vận động của cơ thể, mạnh nhẹ tùy theo từng người, từng trường hợp và hoàn cảnh. Chúng tôi lấy mấy ví dụ:

Cụ bị cao máu ư? Nếu đang điều trị mà huyết áp bình thường, thì cũng chẳng sao. Áp suất có thể nhích lên một chút ở thời điểm cực khoái, nhưng xong việc, nghỉ ngơi vài phút là bình thường trở lại. Thống kê cho hay, xuất huyết não xảy ra khi ngọa triều, tĩnh tại nhiều hơn là lúc hoạt động mạnh, huống chi lại chỉ có nhẹ nhàng trong khi làm tình.

Bệnh tim thì tùy mức nặng nhẹ. Nếu đang thuốc thang ổn định, thì ta cứ từ từ thử coi có mệt thêm gì không rồi dần dần gia tăng sức lực. Theo nhiều nhà chuyên môn, nếu bước lên được dăm bậc thang lầu mà không thở dốc thì cứ yên ổn mà phòng the. Khôn ngoan hơn là hành động theo hướng dẫn của thầy thuốc. Vài nghiên cứu bên Nhật cho hay, say mê với tình nhân dễ có vấn đề hơn là với người bạn đường lâu năm. Vì với ngựa nhà, quen tính nết của nhau, nương tựa nhau mà du dương, tận hưởng. Ngược lại sau một bữa cơm lén lút, hẹn hò rượu thịt ê chề với người tình tạm bợ thì hồi hộp, xúc động nhịp tim nhanh chậm bất thường, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Sau cơn tai biến não, cũng không có hậu quả mấy, ngoại trừ vùng não điều khiển chức năng này bị tổn thương. Nhiều nạn nhân e ngại bị từ chối vì động tác cơ thể vụng về, tê liệt nên có mặc cảm và giảm kích thích, khoái cảm một phần nào.

Trong vữa xơ động mạch, máu tới cơ quan sinh dục nam ít đi với hậu quả là bớt cương dương chút đỉnh.

Trở ngại nhiều cho động tác phòng the, chắc phải nói tới viêm xương khớp, giới hạn các cử động nhịp nhàng, nhất là của cặp xương hông. Có điều lạ là lão nữ thường than phiền chuyện này nhiều hơn đối tác. Ðau nhức thường xảy ra ở ban đêm, nên có ý kiến gợi ra là, ta hãy phòng the ban ngày, thời điểm ít đau, hoặc sau khi tắm nước nóng, thoa bóp cho nhau, rồi kiếm vị thế thích hợp. Ðể tránh đau nhức gia tăng.

Lão nam tiểu đường thường có rối loạn cương cứng cho nên đã có những tam tinh hải cẩu, những Viagra, Levista, Cialis, MUSE hỗ trợ và các ngài vẫn yêu đời, chồng uống, vợ khen. Các nhà bào chế cũng đang có thuốc tương tự để giúp lão bà lạnh nhạt với giao hoan. Ðôi khi các cụ ông cũng than phiền đáng lẽ ngoại xuất tinh thì nó lại chạy ngược vào bọng đái, nên sao thấy nó khô khốc à!
Lão bà thì sự cực khoái không thay đổi vì tiểu đường nhưng có thể “nơi đó” ít nhờn trơn, dễ nhiễm trùng đường tiểu cho nên giao hợp hơi đau. Do đó các cụ thoái thác, tránh né. Một chút kích thích tố, vài chất nhờn KY jelly có thể giải quyết vấn đề. Có điều xin nhắc là cần giữ đường trong máu bình thường nếu không thì khó khăn tình dục sẽ nhiều hơn.

Tuyến giáp giảm hoạt động đều làm giảm ước muốn tình dục ở cả nam lẫn nữ; và 50% nam lão bị loạn cương dương. Dùng kích thích tố tuyến giáp giúp lấy lại chức năng.

Còn các giải phẫu, dược phẩm thì sao?

Một vài giải phẫu cũng có ảnh hưởng ít nhiều tới chức năng tình dục, nhất là mổ xẻ ở cơ quan sinh dục, hoặc đụng chạm tới dây thần kinh, mạch máu liên hệ tới cơ quan này. Thành ra trước khi giải phẫu, thầy thuốc bệnh nhân nên có một cuộc giải thích với nhau.

Giải phẫu nhiếp tuyến khi bị sưng hoặc ung thư thường đưa tới rối loạn cương dương vì tổn thương tới dây thần kinh điều khiển chức năng này; đồng thời cũng đưa tới tinh dịch dội ngược vào bọng đái. Cho nên đây là một vấn nạn. Người ta đã nghĩ tới việc ghép nối dây thần kinh và hy vọng có kết quả tốt. Nếu không lại chạy ù ra chợ mua vài viên thuốc thượng kỳ.

Cắt tử cung, buồng trứng vì ung thư có đôi chút ảnh hưởng tới hoạt động phòng the, như bớt cảm giác; giảm kích thích tố làm âm hộ khô teo; cắt bớt cổ tử cung làm âm hộ ngắn khiến hơi đau khi tiếp cận. Nhưng lại có thoải mái vì không còn sợ có bầu, mang thai.

Cắt nhũ hoa người đẹp chẳng có ảnh hưởng gì tới tình dục, ngoại trừ một chút ưu tư tâm lý, sợ chồng cho là không còn đường cong. Nhưng phẫu thuật thẩm mỹ bồi đắp mấy hồi.

Còn thiến quách đi như hoạn quan hoặc để chữa ung thư nhiếp tuyến thì lão nam mất nguồn cung cấp chính là testosterone, ước muốn tình dục giảm dần, xuất tinh ít đi nếu không được thay thế kích thích tố này.

Về dược phẩm thì hầu như đa số thuốc chữa cao huyết áp, bệnh tim, bệnh kinh phong, tâm thần, bao tử, thuốc đau nhức đều có ảnh hưởng tới hành động phòng the. Nên nếu có khó khăn khi dùng thuốc phải cho bác sĩ hay ngay. Bác sĩ cũng có bổn phận giải thích tác dụng phụ của các dược phẩm cho bệnh nhân.

Trên đây là mấy hiểu biết căn bản về sinh lý người tuổi cao, hy vọng thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu của ông Ðĩnh cũng như của độc giả.

SIÊU KINH !







MỘT "THOÁNG" HÀ NỘI






Nông Thị Xuân with Ho Chi Minh







Liêm Chính







Thư Viện tại Saigon trước 1975 - Tác giả Võ Hiếu Nghĩa







Mùa Thu Saigon- Tác giả Võ Hiếu Nghĩa







Từ Saigon đến Thành Hồ- Tác giả Lâm Thanh Liêm







15 phương cách tăng vận tốc đường truyền dử kiện vào máy điện toán cá nhân







Mục tiêu của Putin ở Syria







Quỳnh Giao hát HABANERA với hai giọng nam phụ họa : Anh Dũng và Nguyễn thành Vân







L’amour est un oiseau rebelle
Que nul ne peut apprivoiser,
Et c’est bien in vain qu’on l’appelle
S’il lui convient de refuser.
Rien n’y fait, menace ou prière.
L’un parle bien, l’autre se tait.
Et c’est l’autre que je préfère.
Il n’a rien dit mais il me plait.
L’amour! L’amour! L’amour! L’amour!
L’amour est enfant de Bohême,
Il n’a jamais jamais connu de loi.
Si tou ne m’aimes pas, je t’aime.
Si je t’aime, prends garde à toi!
Si tou ne m’aimes pas, si tou ne m’aimes pas, je t’aime,
Mais si je t’aime, si je t’aime, prends garde à toi!
L’oiseau que tu croyais surprendere
Battit d’aile et s’envola.
L’amour est loin, tu peux l’attendre.
Tu ne l’attends pas, il est là.
Tout atour de toi, vite vite,
Il vient, s’en va, puis il revient.
Tu crois le tenir, il t’evite.

Tu........



Ngọn Hải Đăng Mù





Ngọn hải đăng chính tâm này điên đảo
Tâm vô minh cuồng bạo của Trung Hoa
Chọn bá quyền ưa độc tài thống lĩnh
Chiến tranh dậy sóng chôn vùi thước sâu



CỤ SỜ CU: UN CERTAIN SOURIRE




Cũng khởi đầu Xê (C) đứng đầu tiên
Sao cho rằng CỤ lớn hơn Chim ?
Râu ria rậm rạp Chim như CỤ
Da dẻ nhăn nheo CỤ khác Chim
Chớ cậy ngày nay lên mặt CỤ
Mà quên thuở nọ vốn “ còn nguyên “
Lạ gì chim già , nên  thành CỤ
Mà CỤ không  râu,  CỤ  là “bà “
Thế sự đảo huyền  Chim , cụ chuyển .
Lộn sóng “Chim  CỤ” với “ Chim non ”
Chim  “toang hoác  bự ” là “Chim  CỤ”
Chim “ chửa biết cu “: là chim trinh .
Ra chốn đình trung, ưng gọi CỤ
Giữa vòng hương phấn vẫn là chim
Anh hùng  có hỏi Chim còn bót ?
“Ngũ thập niên tiền , rộng chút thôi “ .
Năm nay tuổi tớ sáu mươi tư
Rằng CỤ rằng Chim  tớ cũng ừ!
Với bọn nhóc thì, ừ! Lão: CỤ
Cùng hàng tiến bối, dạ! Con: CHIM
Nhơn sanh ảo ảnh, đời là mộng
Thế sự vô thường, khôn giả ngu
Thành bại nhục vinh, mây khói cả


 



Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

Phó Giám Đốc Sở Giao Thông Hà Nội Nguyễn xuân Tân: "Nhiều nhà mua siêu xe chỉ để cho oách"







SOUL OF THE TANGO - Cellist YO YO MA







Building Robots and Gadgets Is Now Easier and Cheaper







BÁO ĐỘNG VƯỢT LẰN RANH ĐỎ: sương mù thán khí ở VN vì cây rừng bị đốn hết!







'Cho tôi thắp một nén nhang. Khóc người đồng chí. Mà bấy lâu nay tôi cứ đinh ninh là ngụy. Tha thứ cho tôi, một thế hệ bị lừa'











Thế Nào Là Người Hà Nội? - Tác giả Lê Phú Khải



Nhân 1000 năm Thăng Long, nhà thơ Hoàng Hưng ba đời là người Hà Nội (bản thân, cha, ông nội )….đã viết bài “ Thử nêu vài đặc điểm phổ biến của lối sống người Hà Nội”. Hoàng Hưng đã lấy sự quan sát chính dòng tộc của ông, một gia đình trí thức khá nổi tiếng qua ba thế hệ sống ở Hà Nội, từ đời ông nội, cha và bản thân, tức khoảng thời gian từ cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20 đến nay….cùng với việc quan sát nhiều người Hà Nội khác sống trong khoảng thời gian đó, để “ thử” nêu vài đặc điểm phổ biến của lối sống người Hà Nội.
 
Ông nêu  những nhận định khái quát về bản sắc người Hà Nội, đó là sự kết hợp giữa những nét của tính cách người Kinh Kỳ cộng với văn minh phương Tây đầu thế kỷ 20, sau đó là những biến động sau cach mạng Tháng Tám 1945, những cái còn và mất của lối sống Hà Nội cho đến hôm nay.
 
Là  một người có năm cái “ đồng ” với nhà thơ Hoàng Hưng: Sinh đồng năm (1942), đồng hương người Hà Nội, đồng học một trường ( Đại học Sư Phạm Hà Nội), đồng nghiệp ( dậy học và làm báo), đồng chính kiến ……hơn thế nữa, tôi không những ba đời mà gốc gác không biết bao nhiêu đời đã sống tại Hà Nội, vì theo ông nội tôi, thì làng Cơ Xá Nam, chính là làng tôi, có từ trước cả khi vua Lý dời đô về Thăng Long, nay làng còn đền thờ Lý Thường Kiệt ở phố Nguyễn Huy Tự, vừa được trùng tu  và được công nhận là di tích lịch sử Quốc Gia nhân kỉ niệm 1000 năm Thăng Long
 
Chính vì vậy tôi mạo muội thử bàn về lối sống của người Hà Nội nhân 1000 năm Thăng Long để mong cung cấp một vài tư liệu sống về người Hà Nội cho các nhà nghiên cứu như nhà thơ Hoàng Hưng đã từng làm.
 
Để viết ra những dòng này, tôi đã chiêm nghiệm từ hàng trăm, hàng ngàn người Hà Nội từ dòng tộc nhà tôi đến  “ Trong làng ngoài phố” Hà Nội, với thói quen nghề nghiệp một nhà báo là quan sát tỉ mỉ các đối tượng mình gặp. Tôi cũng nêu những ví dụ sống về những người Hà Nội để chứng minh cho “ luận điểm” của mình.
 
Trước hết nói về tính cách tốt đẹp của người Hà Nội

Tôi  đồng ý với nhà thơ Hoàng Hưng, là người Hà Nội có nét tính cách nổi bật là “ thanh lịch ” và theo tôi hơn thế nữa, người Hà Nội thanh lịch đến lịch lãm. Họ rất hào hoa, phong nhã, có trí thông minh, có tư duy sắc bén, lập luận chặt chẽ, có ngôn ngữ trong sáng, gọn gàng, có sức hấp dẫn với……mọi ngươi. Nếu ở một thời đại thanh bình, người Hà Nội sẽ là những nhà khoa học trung thực, họ có phẩm chất của những vị “ tôi hiền” trong một triều đình có “vua sáng”, có minh quân! Nhưng nếu vua là những tên hôn quân bạo chúa thì người Hà Nội  không dám chặt đầu vua để “thế thiên hành đạo” như người Quảng Ngãi dám làm khởi nghĩa Ba Tơ !
 
Người Hà Nội ưa thích sự liêm chính trong sạch không có “máu” tham nhũng, không thích hà hiếp kẻ dưới. Ông nội tôi trước CM tháng 8 làm nhân viên vaguemestre cho Toàn Quyền Đông Dương, đến khi năm mươi tuổi, quan Bảy toàn quyền bảo rằng, mày đã đến tuổi hưu theo ngạch của Pháp, nhưng nếu muốn làm quan  An Nam thì tao cho ra làm tri huyện, nhưng vì các chức tri huyện đã kín, nếu mày muốn làm tri châu thì tao ký cho mày đi nhận chức. Ông nội tôi xin về và đi chăn bò ở Bãi Giữa, tức bãi Phúc Xá giữa Sông Hồng (Vẫn theo ông nội tôi thì vua Lý lấy “làng mình” làm đất kinh đô nên cho dân làng ra ở Bãi Giữa, đất tốt lại rộng rãi…) Có người trong gia tộc hỏi ông nội tôi sao không nhận làm quan ? Cụ trả lời : Lúc làm thông ngôn cho quan Bảy những ngày quan ta lên lễ tết, thấy họ biếu quan trên nhiều thứ lắm. Nếu mình làm quan không ăn của đút thì lấy đâu tiền bạc để biếu quan trên! Đến ngày toàn quốc kháng chiến tháng 12 – 1946, ông nội tôi đã đem cả gia quyến lên quê của người  con dâu thứ ba ở thôn Chí Tiên, xã Chí Chủ, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ để “trường kỳ kháng chiến” theo tiếng gọi của cụ Hồ. Đến ngày Hòa Bình 1954 về Hà Nội, Pháp kêu những công chức cũ có sổ hưu đi theo Việt Minh tam năm, nếu xuống Hải Phòng, Pháp vẫn cho truy lĩnh 8 năm lương hưu mà không đòi hỏi một điều kiện gì khác, vì đây là món tiền Chính phủ Pháp nợ các công chức đã làm việc cho Pháp! Nhưng ông nội tôi không đi. Cụ nói “Nước đã độc lập rồi dù ăn cơm, dù ăn cháo cũng sướng, không cần gì nữa” !
 
Là  một công chức mẫn cán cho thực dân, nhưng khi có cơ hội thì ông nội tôi sẵn sàng bỏ hết để đi theo chính nghĩa dân tộc. Người Hà Nội là thế, nhưng người Hà Nội không dám tự đứng lên làm một cuộc khởi nghĩa cách mạng như người Thái Bình, người Nghệ Tĩnh! Người Hà Nội không có chí tiến thủ, không dám làm việc lớn “khai sơn phá thạch” “lay thành nhổ núi” như các cụ Phan, cụ Hồ ở miền sông Lam núi Hồng. Người Hà Nội sống khép kín, lo gia đình vợ con, không xâm phạm của ai, quan hệ thì có đi có lại, không hào phóng như người Nam Bộ. Họa sĩ điêu khắc gia Nguyễn Hải vào những năm 90 ( TK 20) gặp tôi ở ngoài phố, ông dắt tay tôi về nhà và chỉ vào một đống bao tải để trong phòng, ông bảo : Tao cho mày một bao ! Tôi hỏi đó là bao gì. Ông nói :Đó là tiền ngân hàng trả cho tao, bản quyền cái tượng ở Nghĩa Trang Thành phố. Tôi  ngạc nhiên hỏi : Sao lại có nhiều bao tải tiền thế! Ông nói : Vì là tiền lẻ nên to như thế, bao này tao cho mày là 10 triệu! Số tiền đó quá lớn đối với tôi nên tôi kiên quyết không nhận, lấy cớ là tôi “không ưa” tiền lẻ! Ông nổi cáu: Tao trả công mày chớ có cho mày đâu mà không lấy, mày không nhớ cái vụ Tượng Thủ Khoa Huân ở Mỹ Tho, mày đã thiện chí với tao à ? Thực ra tôi chỉ phát biểu cái tượng đó là đẹp trong phiên họp xét thông qua mẫu tượng TKH, vậy thôi. Vậy mà cũng thành cớ để để họa sĩ Nguyễn Hải cho tôi tiền. Ít lâu sau tôi được bà chị ruột ở đường Nguyễn Trãi gần nhà họa sĩ Nguyễn Hải nhắn: Cậu lên ngay để nhận tiền của ông Hải, vì ông đã đổi tiền lẻ thành tiền chẵn rồi! Cậu phải lên không ông ấy buồn lắm, sang nhà tôi nhắn hoài!

Ông Nguyễn Hải không phải là một người Hà Nội !!!
 
Người Hà Nội không có máu tham, không dám dấn thân làm việc khó, anh ta e ngại đủ điều, chỉ  thích sống bình yên, không muốn xa “ba mươi sáu phố phường”! Tôi có người bà con dòng tộc, được cấp trên cử làm chức vụ cao hơn chức vụ trưởng mà anh ta đang làm, với hy vọng tài đức của anh sẽ “dẹp loạn!” trong nghành thuế đang “loạn”. Anh ta nhất định từ chối với lý do “Tôi sợ mình chưa dẹp người ta thì người ta đã dẹp mình rồi!” Tôi có cô bạn được ngành Nông nghiệp giao cho một cơ sở vật chất lớn ở TP.HCM có thể làm giầu nhờ quản lý cơ ngơi đó. Cô ta nhất định không nhận vì lo phải “trả giá”! Tôi có thằng cháu nội sinh ở Mỹ Tho nay đã 16 tuổi, hiện đang học ở thành phố Atlanta thuộc bang Georgia bên Mỹ, lớp của cháu học có rất nhiều bạn da đen, cháu không dám chơi với ai cả, vì sợ “mất công!”. Cái gien Hà Nội đã theo cháu sang tận nước Mỹ xa xôi! Tôi có một người bạn học phổ thông, sau khi tốt nghiệp lớp mười, đi học lái máy cày ở Hòa Bình, cách Hà Nội bốn mươi km. Cứ một tuần anh ra lại viết thư về cho mẹ, giọng sướt mướt, bi ai như bị đi đầy biệt xứ tận Xi-bê-ri, ít lâu sau anh ta bỏ về vì…..nhớ nhà ! Tôi có ông bạn năm nay đã ở tuổi “cổ lai hy”, người Hà Nội gốc, ông ta bao giờ cũng để điện thoại di động cách xa 6 thước vì sợ…..nhiễm từ ! Một ông bạn Hà Nội khác của tôi cầm điện thoại lên nghe một tiếng “ cộc”, vội vàng bỏ điện thoại xuống vì sợ….công an nghe trộm! Người Hà Nội ba đời như nhà thơ Hoàng Hưng từng bị ba năm tù không án vì một “ tai nạn” văn chương, đã đi Châu Au ba lần, đi Mỹ ba lần, đi Trung Quốc ba lần, ba lần cạo đầu trọc lóc đi bụi ở An Độ là hiếm lắm, là một người Hà Nội “phá cách”. Tôi có người chú ruột là thiếu tướng  Công an Lê Hữu Qua tên thật của ông là Lê Phú Cường, được coi là “người hùng” trong CM tháng 8 ở Hà Nội. Ông vào sinh ra tử, đã hai lần cứu cụ Hồ thoát nạn, đã phá “vụ án phố Ôn Như Hầu” nổi tiếng, đó là một người Hà Nội “phá cách”!
 
Người Hà Nội không ưa sự ồn ào phô trương, rất ghét thói “trưởng giả hoc làm sang”  kệch cỡm lố bịch. Họ sống bình lặng, nhưng rất sành điệu ăn chơi. Có người lấy sự sành điệu ăn chơi làm lẽ sống của mình hơn là làm những việc ích nước lợi dân ! Tôi có người bà con trong dòng tộc, anh ta đi ô tô từ Bắc vô Nam. Vào đến TP.HCM rồi, vội đến nhà tôi để khoe: Tao đi từ Hà Nội vào đây, đến thành phố nào nghỉ chân cũng kiếm khách sạn thật xịn, có phòng nhẩy ( khiêu vũ ), ở đâu người ta cũng chịu tao là “đôi giầy vàng” (ý nói nhảy  đẹp nhất!). Năm 2007 tôi ra Hà Nội để dự kỉ niệm 40 năm tốt nghiệp ra trường (Đại học Sư Phạm), mới 6 giờ sáng đã nhiều cô bạn cũ gọi di động mời đi khiêu vũ ở sàn nhảy này, sàn nhảy nọ…Tôi phải từ chối là chỉ quen khiêu vũ… “trên giường”! Người Hà Nội còn có một đức tính nổi bật là mượn sách không bao giờ trả. Thậm chí còn cho việc trả sách là ngu (!) Nhưng nợ tiền thì anh ta ngày đêm lo trả, không hề có ý định ăn quỵt! Món ăn Hà Nội rất ngon và phụ nữ Hà Nội nấu ăn thì tuyệt vời, số phụ nữ Hà Nội biết nấu ăn ngon có tỷ lệ cao so với các miền khác của đất nước (Có thể là tôi võ đoán trong nhận định này!). Bà cụ Nguyễn Mai Dung, vừa qua được NXB Phụ Nữ mời viết cuốn sách nhan đề “Món ăn Hà Nội xưa” dày 135 trang về hơn 100 món ăn Hà Nội từ cỗ bàn đến món ăn bình dân nhân 1000 năm Thăng Long. Đọc những món ăn Hà Nội xưa trong cuốn sách như các món: cá trê nấu dưa, canh thịt nạc nấu sấu, canh thịt bò thuôn hành dăm, nộm sứa, nộm hoa chuối, dưa giá, củ cải dầm, chè bà cốt, cốm xào…Tôi nhớ mẹ tôi quá !
 
Tóm lại, sống bình lặng, lịch lãm, tôn trọng lẽ phải đạo đức và chính nghĩa, không dám dấn thân, không dám làm việc lớn, hay hoài vọng và mơ mộng, thích gặm nhấm nỗi cô đơn, buồn tủi của kiếp người. . . Đó là đặc trưng phổ quát của người Hà Nội. Tôi có thể dẫn ra đây cả một trăm, một ngàn ví dụ sống về những tính cách đó của người Hà Nội. Không phải nhà lý luận, chỉ có thói quen nghề nghiệp (nhà báo) hay quan sát, tôi cung cấp những chi tiết, vậy thôi!
 
Bây giờ mười người Hà Nội thì có đến tám người từ các nơi khác đến “ngụ cư”! Họ làm quan, làm thơ, làm dân thường. Họ mang lối sống “hỗn tạp” (từ dùng của nhà thơ Hoàng Hưng) đến đất ngàn năm văn vật! Chính vợ nhà thơ Hoàng Hưng kể với vợ chồng tôi rằng, hai vợ chồng bà đi chợ mua một ngàn đồng lá chè tươi, được người bán vốc cho một nắm. Thấy một ngàn mà cũng được một vốc, bà khen :
 
Có một ngàn mà được nhiều nhỉ! Thế này thì nấu được mấy ấm hả chị?

Câu trả lời làm bà sững người và đỏ mặt vì xấu hổ (không phải xấu hổ cho bản thân!)

-    Mua có một ngàn mà đéo gì lắm thế, cút mẹ nó đi cho người ta bán hàng !

Ít lâu sau tôi được biết vợ chồng nhà thơ Hoàng Hưng đã bán căn hộ ở bán đảo Linh Đàm để quay về TP.HCM . Chấm dứt “ước mơ” cuối đời quay về cố đô sau nhiều năm lưu lạc (!).
 

Thằng con trai cả của tôi định cư ở Cần Thơ, ra Hà Nội chơi cùng với hai người bạn đều là công an ở Cần Thơ. Vao một tiệm ăn, lúc trả tiền, thấy chủ quán tính gấp mười lần so với bàn bên cạnh cũng ăn những thứ như thế! Nó không chịu, chủ quán sừng sộ quơ dao phay lên. Hai người bạn dân Nam Bộ cùng đi chìa tiền ra trả cho yên chuyện! Nổi máu “điên” thằng con tôi đập ngay một chai bia, cầm cổ chai chĩa vào mặt chủ quán, nó quay ra nói giọng Hà Nội thứ thiệt :
- Địt mẹ mày! Định ăn cướp à, bố mày là dân Hà Nội gốc một trăm đời đây, muốn gì?! Cuối cùng thì Công an 113 phải đến để dẹp loạn! Người ăn hàng được trả đúng giá, nhưng chủ quán cũng chẳng được “nhắc nhở” câu nào (!) Thằng con tôi chính là dân Hà Nội gốc, đi giang hồ tứ xứ nên học được thói du côn phương xa, nó đủ bản lĩnh để đương đầu với người Hà Nội mới hôm nay! Một ông bạn tôi là quan chức ở TP.HCM mỗi lần ra Hà Nội xin giấy tờ, xin dự án, tôi thấy ông bạn tôi chuẩn bị nhiều “bao thư” lắm!!! Bây giờ người Hà Nội nói ngọng, không phân biệt phụ âm n và l là chuyện… vô tư ! Có ông cán bộ lớn kếch xù ở Đài TNVN cũng nói ngọng!!!
 
Hà  Nội của tôi bây giờ “hỗn tạp” là  thế ! Vì vậy có ai hỏi tôi về Đại lễ 1000 Thăng Long, tôi sẽ trả lời : Về thời gian, 1000 năm không hơn gì 500 năm về giá trị tuyệt đối. Ví như, 1000 cái mụn ghẻ thì không hơn gì 500 cái mụn ghẻ ! Vấn đề là sau 1000 năm dân tộc ta rút ra là đã làm được những điều gì tốt đẹp, cái gì còn chưa tốt, còn chưa làm được. Lấy cớ kỉ niệm 1000 năm để đem tiền ngân sách, tức tiền đóng thuế của dân tiêu xài lãng phí là điều bỉ ổi nhất sau 1000 năm!
 
Cuối cùng, tôi muốn bắt trước một nhà văn hài hước Pháp để kết luận như thế này: “ Cũng giống như các miền khác trên đất nước, người Hà Nội sinh ra để đi tìm hạnh phúc, nhưng chẳng biết nó ở đâu mà tìm …” !!!./.

GUAYULE, LOẠI CÂY BỤI RẬM SA MẠC CÓ TRIỂN VỌNG TRỒNG KỸ NGHỆ ĐỂ SẢN XUẤT CAO SU THIÊN NHIÊN - Tác giả Nguyễn văn Khuy




GUAYULE


Hằng năm, Hoa Kỳ đã phải chi ra gần một tỉ dollars, để nhập cảng cao su thiên nhiên cho nhu cầu trong nước. Trái đất có hơn 2,000 giống cao su cho mủ (latex), nhưng chỉ có hai giống Hevea brasiliensis, và Parthenium argentatum (guayule) là được khai thác thương mại. Trong thế chiến thứ hai, khi Nhật phong tỏa Thái Bình Dương, làm gián đoạn nguồn nhập cảng cao su đến từ Á Châu, Guayule đã được trồng tại Mễ Tây Cơ, và Hoa Kỳ trong một thời gian ngắn.  Hiện nay, chỉ có giống Hevea brasiliensis được trồng để cung cấp cao su cho các nhu cầu sản xuất các sản phẩm kỹ nghệ trên thế giới. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn tiến hành khảo cứu và phát triển. để có thể trồng guayule cho nhu cầu dùng trong nội địa và bán ra nước ngoài.

Hằng năm, Hoa Kỳ đã phải chi ra gần một tỉ dollars, để nhập cảng cao su thiên nhiên cho nhu cầu trong nước. Trái đất có hơn 2,000 giống cao su cho mủ (latex), nhưng chỉ có hai giống Hevea brasiliensis, và Parthenium argentatum (guayule) là được khai thác thương mại. Trong thế chiến thứ hai, khi Nhật phong tỏa Thái Bình Dương, làm gián đoạn nguồn nhập cảng cao su đến từ Á Châu, Guayule đã được trồng tại Mễ Tây Cơ, và Hoa Kỳ trong một thời gian ngắn.  Hiện nay, chỉ có giống Hevea brasiliensis được trồng để cung cấp cao su cho các nhu cầu sản xuất các sản phẩm kỹ nghệ trên thế giới. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn tiến hành khảo cứu và phát triển. để có thể trồng guayule cho nhu cầu dùng trong nội địa và bán ra nước ngoài.

Với hơn 60 năm khảo cứu và phát triển, trung tâm The Rubber Research Institute of Malaysia, thành lập năm 1925 đã thành công tăng năng xuất thu hoạch và sản xuất ra những sản phẩm kỹ nghệ đáng tin cậy cho việc trồng thương mại giống Hevea. Về guayule, các cuộc khảo cứu đã nhiều lần bị gián đoạn rồi đi vào quên lãng, bởi vậy hiện nay, các nhà khảo cứu phải khởi sự lại từ đầu.

Thế kỷ thứ 20, ngành sản xuất vỏ bánh xe, đã tìm kiếm loại cây tương tự có thể sản xuất cao su thiên nhiên, trồng tại các đồn điền vùng Đông Nam Á Châu. Sự thiếu hụt cao su trầm trọng là do nguồn cung cấp phụ thuộc vào điều kiện của từng vùng địa lý, mà thiên tai hay thời tiết bất lợi, hoặc sâu bọ tàn phá, chính trị bất ổn, chiến tranh, đã là những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc sản xuât cao su thiên nhiên.

Khi thế chiến thứ hai xảy ra, Nhật phong tỏa đường biển, thì nguồn cung cấp cao su của Hoa Kỳ bị ngưng trệ. Các khoa học gia đã nỗ lực khảo cứu để phát minh ra cao su nhân tạo, thay thế cho cao su thiên nhiên. Tuy nhiên, cao su nhân tạo không đạt được độ vững bền và dắn chắc như cao su thiên nhiên. Vì thế các vỏ bánh xe phi cơ và xe vận tải hạng nặng, vẫn phải dùng cao su thiên nhiên, và guayule đã được trồng thử nghiệm tại các vùng Tây Nam Hoa Kỳ.

Guayule có tên khoa học  Parthenium  argentatum. Hoa Kỳ đã lựa chọn guayule là nguồn cung cấp cao su thiên nhiên, vì giá cả quá cao của Hevea, sản xuất từ vùng Amazon, Nam Mỹ.  Khởi sự, Continental Rubber Company thu thập guayule tại các vùng hoang dã ở Mễ Tây Cơ, trích lọc ( extraction ) ra mủ cao su và lấy được 40 kg để xuất cảng sang Hoa Kỳ vào năm 1904.                                

Năm 1907 Mễ Tây Cơ đã có 20 nhà máy hoạt động hoặc đang xây cất, và năm 1910 sản xuất 10,000 tấn cao su xuất cảng, chiếm 24% tổng số nhập cảng vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, năm 1912 Continental Rubber Company phải hủy bỏ sản xuất thương mại vì cuộc cách mạng ở Mễ Tây Cơ.  Đây cũng là một dịp may, vì phần lớn guayule mọc thiên nhiên đã bị gặt hái, không được bảo tồn, có thể dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng.

Sau đó,  Continental Rubber Company chuyển qua Hoa Kỳ, tiếp tục dự án sản xuất cao su tại hai tiểu bang  Arizona và California.  Đến năm 1920, đã trồng được 3,200 ha, sản xuất được 1,400 tấn. Tuy nhiên vì  khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929, nên việc sản xuất bị đình chỉ .

Thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ phát triển dự án Emergency Rubber Project trồng guayule. Dự án lớn này bao gồm 1,000 scientists và technicians với 9,000 nhân công. Hơn 13,000 ha guayule được trồng tại 13 địa điểm trong ba tiểu bang California, Azirona và Texas. Trong bốn năm của dự án, hơn 1,000 tấn cao su được thu hoạch. Sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt, vận chuyển đường biến Thái Bình Dương được khai thông trở lại, cao su lại tiếp tục được nhập cảng từ Đông Nam Á Châu.  Khoảng 10,000 tấn guayule chưa được  trích lọc đã bị hủy bò.

Dư án được đánh gía là thành công, vì các nhà khảo cứu đã khám phá được đặc tính sinh học của cây cũng như kỹ thuật trồng và phương pháp lai giống. Nếu dự án tiếp tục, thì ngày nay guayule đã được canh tác thương mại.

Guayule là loại cây bụi rậm đa niên, mọc nhiều tại vùng đất đá vôi, dưới chân núi và sườn đồi ở sa mạc Chihuahuan, thuộc vùng trung bắc Mễ Tây Cơ, và vùng Big Bend của Texas. 

Guayule chịu đựng khí hậu sa mạc nóng, vùng đất cát tương đối ít chất dinh dưỡng, và không bị úng thủy. Phân bón chỉ có tác dụng rất nhỏ đối với sự tăng trưởng và guayule cũng chịu đựng được vùng đất có độ mặn thấp. Nhiệt độ cao không ảnh hưởng đến tăng trưởng, nhưng dưới 4 độ C, guyayule trong trạng thái miên kỳ, và nếu nhiệt độ đông lạnh kéo dài, cây có thể chết.

Vũ lượng hàng năm từ 280-640 mm thích hợp cho canh tác guayule. Tuy nhiên muốn đạt năng xuất tối đa thì cần thiết tưới một mức độ thích hợp. Năng xuất thu hoạch tỉ lệ với lượng nước tưới. Tưới cây rút ngắn thời gian thu hoạch, nhưng tưới qúa độ cũng gây bệnh cho cây. Giảm độ thoáng trong đất, và nhiều cỏ dại cũng ảnh hưởng xấu cho cây còn non.

Hiện nay, công tác diệt cỏ dại, và bài trừ sâu bệnh, còn là một vấn đề, vì tại Hoa Kỳ chưa có hóa chất nào được mang nhãn hiệu để dùng cho guayule. Tuy nhiên,  nếu khu vực trồng được chọn lựa kỹ lưỡng, và sửa soạn đúng cách, cũng như diệt trừ cỏ dại, thì không có vấn đề sâu bệnh.  Sau khi thu hoạch, thì phải cắt cành cách mặt đất 10 cm cho cây tăng trưởng trở lại, hầu giảm bớt phí tổn bứng cây cũ lên để  trồng cây mới. Khoảng  2- 3 năm sau, cây mới đủ lớn, để có thể thu hoạch trở lại.

Guayule không thể áp dụng phương pháp cạo mủ như cây Hevea, bằng cách rạch vỏ cây để hứng mủ vào chén hay thùng.  Mủ cây guayule bị kẹt giữa các tế bào nên phải cắt toàn thể cây gần sát gốc, để cây mọc trở lại, rồi sau đó, dùng phương pháp hóa học để trích mủ ra.  Một trong những phương pháp này, là dùng hỗn hợp dung môi acetone với hexane hoặc pentane.  Sau khi trích mủ, phần xác bã còn lại có thể dùng làm biomass trong kỹ nghệ biến chế xăng sinh học ( biofuel ).

Các nỗ lực khảo cứu hiện nay của Hoa Kỳ không nhằm mục đích thay thế loại Hevea brasilensis hiện hữu. Trồng guayule trong nội địa, là để sản xuất bổ xung  cho sự thiếu hụt nguồn nhập cảng cao su thiên nhiên, trong những trường hợp khẩn cấp như chiến tranh, dịch bệnh làm chết cây, hay những cây già cỗi không còn khả năng sản xuất. Việc trồng lại cây Hevea thì phải tốn thời gian tới 8 năm, để cây  trưởng thành, có thể khai thác mủ, và cung cấp cho thị trường.

Mặc dầu với nguồn  nhân lực và tài trợ khảo cứu hạn chế, nhưng năng xuất đã cải thiện đáng kể, và đã gây được nhiều giống tốt. Một khi việc trồng thương mại cần thiết do thị trường đòi hỏi, thì phương pháp canh tác và trích lọc đã có sẵn, cùng với những chuyên gia khảo cứu kinh nghiệm, sẽ không còn phải e ngại những khó khăn về kỹ thuật trong tiến trình sản xuất.





Ted Nguyễn:"ĐỒ BÀ BÓNG!"







Ở VN, làm sao chứng minh bị hiếp dâm- Tác giả Cô Tư viết từ Saigon



Làm thế nào một phụ nữ tự chứng minh bị hiếp dâm? Hãy hỏi tất cả các phụ nữ trên đời này, xem làm sao có thể chứng minh là bị hiếp dâm?

Đối với một thiếu nữ châm trí, hiển nhiên rằng cô không có đủ suy nghĩ để thuận tình.

Đối với một bé gái dưới 18 tuổi, cũng hiểu được là bị hiếp dâm vì còn trong tuổi được xem là cần bảo vệ của ba mẹ và chưa đủ tuổi tự đưa ra các quyết định lớn trong đời.

Đối với một thiếu nữ sau một bữa tiệc rượu say mèm, và tỉnh dậy thấy mình mất đời con gái... có đi ra công an khiếu nại, cũng không chỉ ra được cậu nào trong tiệc rượu mai phục và hại đời mình.

Đối với một thiếu nữ bị người thân trong nhà cưỡng bức, và có khi đành phải im lặng để gìn giữ sự an toàn bản thân và nhiều người thân khác, làm sao nói gì về chuyện bị hiếp dâm.

Đối với một nữ tiếp viên nhà hàng, khi bị khách đưa tới nơi vắng cưỡng bức, có ra công an khiếu kiện cũng có khi công an móc ngoặc với hung thủ, và có khi công an chẳng tin đâu, sẽ nói rằng đó là chuyện bán dâm nhưng tiền bạc tranh chap.

Làm thế nào, chứng minh bị hiếp dâm?

Báo Pháp Luật Thành Phố có bản tin “Muốn phá thai, phải chứng minh bị hiếp dâm” trong đó nói về một dự thảo Luật, trích:

“Nhiều ý kiến cho rằng dự thảo Luật Dân số cho phép phá thai trên 12 tuần tuổi do hiếp dâm, loạn luân là khó khả thi.

Dự thảo Luật Dân số được xây dựng để thay thế Pháp lệnh Dân số đang được đưa ra xin ý kiến xã hội. Dự thảo Luật Dân số đề xuất cho phép phá thai theo nguyện vọng nếu tuổi thai dưới 12 tuần, trừ trường hợp phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi, phá thai gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe phụ nữ. Ngoài ra, phụ nữ được phá thai do loạn luân, do bị hiếp dâm nếu tuổi thai từ 12 tuần trở lên.
Chiều 7-10, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Trần Đình Bách, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra, Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), cho rằng hai trường hợp do bị hiếp dâm hay loạn luân nếu không được phá sẽ gây những hậu quả về mặt xã hội và con người, vì vậy luật đã để những đối tượng này được phá thai.

Còn ý kiến khác nhau

Trả lời băn khoăn phải chứng minh do loạn luân hay hiếp dâm, đây là việc nhạy cảm, chứng minh không hề dễ dàng, thậm chí khi chứng minh được thì thai quá to, không thể phá, ông Bách cho rằng: “Nếu như nhìn vào trường hợp này ta thấy phức tạp nhưng nếu nhìn vào một cách tổng thể các trường hợp được phá thai, trong đó có trường hợp vị thành niên, thanh niên chưa lập gia đình dù thai dưới hay trên 12 tuần tuổi đều được phá thai. Như vậy đối tượng vị thành niên và thanh niên chưa có gia đình được loại bỏ khỏi trường hợp này vì đều được phá. Lọc ra trong quy định loạn luân, hiếp dâm chỉ còn trường hợp những người đã có gia đình. Như vậy đối tượng hẹp lại”.

Ông Bách cũng thừa nhận đây là vấn đề còn ý kiến khác nhau. Khi đưa vào dự thảo, cơ quan soạn thảo cũng nghi ngại những người dính vào các trường hợp này không muốn khai mà muốn giấu. Ví dụ loạn luân giữa cha và con riêng của vợ, cha chồng với con dâu… không ai muốn đưa ra.

“Về mặt thời gian, lẽ ra phát hiện thai 12 tuần tuổi nhưng để cơ quan xác minh xong có thể thai đã 16, 17 tuần tuổi, thậm chí thai to không thể phá được nữa. Đây là ý kiến dư luận đang đặt ra, quy định này có thiết thực hay không, có đi vào cuộc sống hay không. Nhưng dù sao vẫn phải đưa vào dự thảo, vì nó nằm trong quy định tổng thể điều kiện phá hay không phá thai” - ông Bách nói....”(ngưng trích)
Hiển nhiên rằng chúng ta phải hạn chế phá thai, và nếu cấm ngặt được sẽ là tốt, nhưng cuộc đời luôn luôn có luật trừ.

Hiển nhiên là, giáo dục để tự ngừa thai là tốt nhất, nhưng không phải lúc nào cũng ngừa an toàn 100%.

Có một câu hỏi khác: khi người đàn ông sử dụng quyền lực xã hội hay chính trị để buộc một cô gái thuận tình hiến dâng sex, có nên gọi là hiếp dâm hay không? Thí dụ, như ông Hồ Chí Minh trên an toàn khu đã được cô Phương Mai phục vụ tình dục -- có nên gọi là hiếp dâm? Có một phần thuận tình? Có nhiều phần bị áp lực chính trị? Chưa thấy các luật sư cãi về chuyện này.

Du học Mỹ (phần 6): Đời sống du học sinh







Những trang mạng dành cho những người muốn ngoại tình







Hải quân Mỹ sẽ thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông ( Source:Navy will challenge Chinese territorial claims in South China Sea. By David Larter, Navy Times, 8 Tháng 10 2015.)



Theo tin giới quân sự Mỹ đã nói với Hải quân Thời báo thì Hải quân Hoa Kỳ đang chuẩn bị gửi một tàu chiến vào bên trong vùng lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố ở chuỗi đảo nhân tạo vừa thiết lập; hoạt động quân sự này có thể diễn ra trong vòng vài ngày tới nhưng đang chờ được phép chính thức của chính quyền Obama.


Khu trục hạm Lasen (trái) và tàu khu trục nhỏ Supreme (phải) của Singapore hộ tống Chiến hạm Littoral USS Fort Worth (LCS 3). Nguồn: MC2 Joe Bishop / Navy)
Khu trục hạm Lasen (trái) và tàu khu trục nhỏ Supreme (phải) của Singapore hộ tống Chiến hạm Littoral USS Fort Worth (LCS 3). Nguồn: MC2 Joe Bishop / Navy)
 
 
Những kế hoạch gửi một tàu chiến vào vùng biển đang có tranh chấp đã được biết từ tháng Năm, nhưng ba viên chức Lầu Năm Góc nói chuyện với Hải quân Thời báo khi thảo luận về các chiến dịch trong tương lai, cho hay giới chức Hải quân tin rằng họ sẽ có sự vụ lệnh trong nay mai.
 
Nếu được chấp thuận thì đây sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 2012 Hải quân Hoa Kỳ trực tiếp thách thức tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc ở những quần đảo tại Biển Đông.
 
Các dự án xây dựng đảo trong vùng lân cận quần đảo Trường Sa là trọng tâm của sự tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ cùng với các đồng minh trong khu vực, trong đó có Philippines, kể từ khi các báo cáo về các dự án đáp đất xây đảo bắt đầu xuất hiện vào năm 2013. Tuy nhiên, Mỹ và các quốc gia khác không công nhận tính hợp pháp của các hòn đảo do Trung Quốc xây dựng và coi đó như là một hành động xâm lược trong khu vực.
 
Một phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia chuyển những câu hỏi liên quan đến kế hoạch của Hải quân Mỹ cho Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng, nhưng cũng lưu ý báo giới về những nhận xét của Tổng thống Obama trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 28 tháng 9, khi ông nói rằng Mỹ
 
“quan tâm đến việc giữ gìn nguyên tắc cơ bản của tự do hàng hải và tự do thương mại, và trong việc giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế, chứ không bằng luật của sức mạnh.”
 
Phát ngôn viên của Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng, Trung tá. Bill Urban từ chối bình luận về các hoạt động quân sự trong tương lai, nhưng nhắc lại ý kiến ​​Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter từ 1 tháng 9, khi ông cho rằng,
 
“Hoa Kỳ sẽ bay trên không, di chuyển trên biển, và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, như chúng tôi đang làm khắp nơi trên toàn thế giới.”
 
Tin tức về hoạt động hải quân này đến chỉ một ngày sau khi Đô đốc Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift tuyên bố ở một hội nghị hàng hải tại Australia rằng “một số quốc gia” đã hành xử một cách không phù hợp với luật pháp quốc tế, rõ ràng ngụ ý nói tới các tranh chấp đang diễn ra với Trung Quốc. Theo một bản tin của Reuters Đô đốc Swift cho biết:
“Tôi có cảm giác rằng một số quốc gia xem tự do trên biển như của ai muốn cướp cũng được, như một cái gì đó có thể lấy đem về và định nghĩa lại bằng luật pháp trong nước hoặc diễn giải lại luật pháp quốc tế. Một số quốc gia tiếp tục áp những cảnh cáo thừa thãi và hạn chế tự do trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế của họ và tuyên bố chủ quyền lãnh hải không phù hợp với (Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển). Xu hướng này đặc biệt nghiêm trọng tại vùng biển đang có tranh chấp.”

 
Bản đồ khu vực Biển Đông. Nguồn: John Bretschneider.
Bản đồ khu vực Biển Đông. Nguồn: John Bretschneider.
 
 
Vào tháng Chín, David Shear, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về An ninh châu Á-Thái Bình Dương, nói với Ủy ban Quân vụ Thượng viện rằng Hải quân Hoa Kỳ đã không đưa chiến hạm hoặc máy bay vào trong vòng 12 hải lý của những quần đảo (ở Biển Đông) từ năm 2012, đó là trước khi những dự án xây dựng đảo của Trung Quốc đã bắt đầu ráo riết. Sáu quốc gia quanh bờ biển vùng Biển Đông đã có tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trong vùng đang tranh chấp mà Trung Quốc đã xây dựng đảo nhân tạo.
 
Cùng ngày hôm đó, thành viên của Uỷ ban Quân vụ Hạ viện Randy Forbes, R-Va. đã gửi một lá thư có chữ ký của 29 dân biểu lưỡng đảng gọi các dự án xây dựng đảo của Trung Quốc là một mối đe dọa đối với tự do hàng hải và trật tự quốc tế hòa bình tại khu vực kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Trong bức thư yêu cầu chính phủ có hành động thật tượng trưng với một cuộc hải hành bằng tàu chiến và máy bay trên không qua vùng quần đảo để gửi một thông điệp cho Trung Quốc có đoạn:
 
“Để ngăn chặn những hành động này và ngăn chặn sự xói mòn sự ổn định trong khu vực hơn nữa, Hoa Kỳ phải tuyên bố rõ ràng rằng là sẽ hoàn toàn cam kết duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông.”
 
Theo một bản tin trên tờ Wall Street Journal, khi biết rằng Hoa Kỳ đang có kế hoạch để thách thức tuyên chủ quyền biển đảo của Trung Quốc hồi tháng Năm, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi “các nước có liên quan cần tránh có những hành động nguy hiểm và khiêu khích.” Tờ Foreign Policy đưa tin hôm 2 tháng 10 là giới chức Mỹ đã lên kế hoạch để có lập trường cứng rắn hơn tại Biển Đông, gồm tăng cường tuần tra tự do hàng hải tàu chiến và máy bay trong vùng lân cận của quần đảo.
 
Bryan Clark, một sĩ quan tàu ngầm và một chuyên gia phân tích đã nghỉ hưu của Trung tâm Chiến lược và Thẩm định Ngân sách, nói rằng di hành qua qua lãnh hải là một hoạt động hải quân thường được sử dụng để lập hồ sơ hợp pháp theo luật quốc tế về tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, và quyền hàng hải vô hại (innocent passage) trong các lãnh hải.
 
Ông Clark nói, sự di chuyển vô hại, quyền của một nhà nước đi qua vùng lãnh hải của nước khác, thường được tiến hành không phô trương. Nhưng điều khiến cho việc thông qua kế hoạch di hành qua lãnh hải mới được Trung Quốc tuyên bố lần này có ý nghĩa lớn là vì chính quyền Mỹ trước đó đã cấm Hải quân Hoa Kỳ làm như thế ở quần đảo Trường Sa,.
 
“Nếu cứ xử sự như họ có một lãnh hải giới hạn 12 dặm hợp pháp, mặc dù Mỹ đã cho biết là không nhận nó, cũng giống như mặc nhiên thừa nhận những tuyên bố (chủ quyền của TQ) là hợp pháp,” ông Clark nói, và thêm rằng ngay cả khi tuyên bố chủ quyền lãnh hải hợp pháp thì Mỹ sẽ vẫn có quyền đi vùng lãnh hải bằng quyền di chuyển vô hại (innocent passage).
 
Chính phủ Trung Quốc tuyên bố quyền tương tự khi tàu hải quân của họ đã vượt qua biển trong vòng 12 hải lý của quần đảo Aleutian của Mỹ ngoài khơi Alaska hồi tháng Chín, sau một cuộc tập trận chung với quân đội Nga.
 
Những quốc gia láng giềng của Trung Quốc trong khu vực và Mỹ đang lo ngại rằng Trung Quốc đang thiết lập những căn cứ quân sự trên các hòn đảo. Trong tháng sáu, đã có hình ảnh của một phi đạo gần như hoàn chỉnh trên một trong những hòn đảo, dài 10.000 bộ, đủ lớn để máy bay quân sự sử dụng.
 
Trung Quốc tuyên bố gần như toàn bộ Biển Đông, một vị trí đã gây bất hòa với các nước láng giềng và khiến các nước trong khu vực, gồm cả kẻ thù xưa như Việt Nam, phải quang sang Mỹ để tìm sức đối trọng với sự hung hãn mới của Trung Quốc.
 
Hành động của Trung Quốc cũng đã khiến quan hệ quân sự-với-quân sự mới giữa Hoa Kỳ và Philippines, được lập lại sau hơn hai mươi năm từ khi Mỹ bị đuổi khỏi Philippines trong một phong trào chống Mỹ ở thuộc địa cũ này của Mỹ.
 
Một thỏa thuận quân sự ký kết năm ngoái, cho phép quân đội Mỹ sử dụng các cơ sở quân sự của Philippine đã được một thành tựu biểu trưng cho chiến lược xoay trục về châu Á của chính quyền Obama.
 
 

Vì sao kế hoạch xây tượng đài Ho chi Minh tại Anh bị phản đối?







Sống lâu: Đêm bẩy, ngày ba, ra vào không kể.



* Ðêm Bảy : ngủ trên 7 giờ trong một đêm
* Ngày Ba : một ngày ăn ba bữa hay nhiều hơn.
* Vô ra không tính : mỗi lần đi ra hoặc đi vô, nhớ uống nhiều nước.

1. Câu châm ngôn thứ nhất:

“Trong thiên hạ, không có chuyện làm being mà có thể có một thân thể khỏe mạnh.”

2. Câu châm ngôn thứ hai:

-Ði với những việc không vui vẻ của dĩ vãng và nghịch cảnh, không thấy khó chịu.
-Ðối với những ngày sắp tới không có ước vọng quá cao, nhưng luôn cầu bình an hạnh phúc.


Ba DƯỠNG

1.Bảo dưỡng.
2.Dinhdưỡng.
3.Tu dưỡng.


Bốn QUÊN

1. Quên tuổi tác.
2. Quên tiền tài.
3. Quên con cái.
4. Quên buồn phiền.


Năm PHÚC

1. Có thân thể mạnh khỏe, gọi làphúc.
2. Có vui thú đọc sách, gọi là phúc.
3. Có bạn bè tri kỷ, gọi là phúc.
4. Có người nhớ đến anh, gọi làphúc.
5. Làm những việc mà mình thích làm, gọi là phúc.


Sáu VUI

1. Một vui là hưu nhưng không nghĩ.
2. Hai vui là con cái độc lập.
3. Ba vui là vô dục tắc cương.
4. Bốn vui là vui vẻ vấn tâm mà không xấu hổ..
5. Năm vui là có nhiều bạn hữu.
6. Sáu vui là tâm tình không già.


Bẩy SUNG SƯỚNG

1. Biết đủ thường sung sướng.
2. Biết giải trí khi nhàn rỗi.
3. Biết đắc chí tìmniềm vui.
4. Khi cấp thời biết tìm niềm vui.
5. Biết dùng người làm vui.
6. Biết vui khi hành thiện.
7. Bình an là vui nhất.


Tám CHÚT XÍU

1. Miệng ngọt ngào thêm một chút nữa.
2. Ðầu óc hoạt động thêm một chút nữa.
3. Nóng giận ít thêm một chút nữa.
4. Ðộ lượng nhiều hơn một chútnữa.
5. Lòng rộng rãi thêm một chút nữa.
6. Làm việc nhiều thêm một chút nữa.
7. Nói năng nhẹ nhàng thêm chút xíu nữa.
8. Mĩm cười nhiều thêm chút nữa.


Chín THƯỜNG

1. Răng thường ngậm.
2. Nước miếng thường nuốt.
3. Mũi thường vê.
4. Mắt thường động.
5. Mặt thường lau.
6. Chân thường xoa (bóp).
7. Bụng thường xoay.
8. Chi thường vươn.
9. Hậu môn thường co bóp.


MƯỜI NGUYÊN TẮC KHỎE MẠNH

1. Ít thịt, nhiều rau.
2. Ít mặn, nhiều chua.
3. Ít đường, nhiều trái cây.
4. Ít ăn, nhai nhiều.
5.Ít áo, tắm nhiều.
6. Ít nói, làm nhiều.
7. Ít muốn, bố thí nhiều.
8. Ít ưu tư, ngủ nhiều hơn.
9. Ít đi xe, đi bộ nhiều.
10. Ít nóng giận, cười nhiều hơn.


Lưu ý 10 điều trên nếu thấy quá nhiều và khó nhớ; xin Quý vị chỉ cần nhớ :

* Ðêm Bảy : ngủ trên 7 giờ trong một đêm

* Ngày Ba : một ngày ăn ba bữa hay nhiều hơn.

* Vô ra không tính : mỗi lần đi ra hoặc đi vô, nhớ uống nhiều nước.



Tị nạn việt nam - Bến bờ tự do










Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Từ Vực Sâu U Tối






'CHANGE, WE DO BELIEVE IN'
(Ô-Ba-Ma)

 



Dân oan biểu tình trước trụ sở Đài truyền hình VN, tại Hà Nội, ngày 6/10/2015







Cuộc đời và sự nghiệp của Tu Youyou, giải Nobel Y Học năm 2015- Tác giả Nguyễn văn Tuấn



Có thể nói rằng trong 3 người được trao giải Nobel y học năm nay, cụ bà Đồ U U (Youyou Tu) là người thu hút nhiều chú ý hơn hai người đồng nghiệp giáo sư từ hai nước giàu có hơn (William Campbell và Satoshi Omura). Tôi nghĩ điều này cũng dễ hiểu, vì bà là người mang quốc tịch Tàu đầu tiên được trao giải thưởng cao quí này, và cuộc đời & sự nghiệp của bà cũng rất khác so với các đồng nghiệp trong giới khoa học quốc tế. Tôi mới đọc hai bài về những công trình của bà (1), và có cảm hứng viết vài dòng chia xẻ cùng các bạn.

Người xưa nay hiếm

Bà Đồ U U bây giờ là người chiếm kỉ lục thứ 2 về độ tuổi khi được trao giải Nobel y sinh học. Trước đây, bà Peyton Rous được trao giải Nobel y sinh học năm 1966, lúc đó bà đã 87 tuổi, và giữ kỉ lục này cho đến năm nay. Bà Đồ U U sinh ngày 30/12/1930, năm nay đã 85 tuổi. Khi trao giải cho bà, Uỷ ban Nobel không liên lạc được bà, vì chẳng ai biết số điện thoại. Khi liên lạc được và nhận được tin, bà thản nhiên nói "Tôi đã quá già cho cái giải này". Cần nói thêm là trước đây 4 năm, năm 2011, bà được trao giải Lasker ~ DeBakey của Mĩ, và lúc đó bà đã 81 tuổi.

Bà Đồ U U cũng là một trong những nữ khoa học hiếm hoi được trao giải này. Trong y khoa, có khoảng 40% nhà khoa học là nữ giới, nhưng trong số 106 người được trao giải Nobel thì chỉ có 12 người là nữ.

Xuất thân bình dân

Cuộc đời và sự nghiệp của bà Đồ là một câu chuyện rất thú vị. Trong bài viết về bà Đồ nhân dịp bà nhân giải Lasker ~ DeBakey, tác giả chỉ cho biết bà xuất thân từ một gia đình lao động bình thường, thân mẫu là nội trợ, và thân phụ là một viên chức cấp thấp. Gia đình có 5 người con, và bà là con gái duy nhất.

Bà thi vào Đại học Bắc Kinh năm 1951, và tốt nghiệp cử nhân dược học năm 1955. Sau khi tốt nghiệp, cũng như bao nhiêu người thời đó, bà được "phân công" về công tác ở Viện y học cổ truyền. Bà cho biết thời gian đó, Viện y học cổ truyền cố công nghiên cứu tìm ra những thuốc để điều trị các bệnh phổ biến như nhiễm trùng, gan, thận, tiêu hoá. Bà quyết chí theo đuổi sự nghiệp y học cổ truyền, một phần là do thân phụ bà có chút kiến thức về lĩnh vực này, và một phần lớn khác là khi còn nhỏ bà thấy người dân chung quanh dùng những bài thuốc dân gian xem ra rất có hiệu quả. Bà muốn dùng kiến thức dược học để tìm hiểu thêm về cơ chế của các bài thuốc cổ truyền.

Dự án 523

Nhưng sự nghiệp của bà rẽ sang một hướng khác khi Dự Án 523 ra đời. Nguồn gốc của Dự án 523 là từ cuộc chiến chống Mĩ của miền Bắc Việt Nam, và lúc đó Tàu là đồng minh và cũng là người đỡ đầu cho "người em bé nhỏ". Lúc đó, phía VN than phiền là có quá nhiều bộ đội hi sinh trong rừng vì bệnh sốt rét, và hỏi Chu Ân Lai có cách gì giúp không. Chu Ân Lai báo cho Mao Trạch Đông, và Mao thấy đây là một "nhiệm vụ chính trị" giúp đàn em Bắc Việt Nam. Mao và Chu thành lập dự án tìm thuốc điều trị bệnh sốt rét vào ngày 25/3/1967. Do đó, theo truyền thống cộng sản, họ lấy bí số 523 để đặt tên cho dự án bí mật này. Bà Đồ U U được chỉ định đứng đầu Dự Án 523.

Đến đây thì thiết nghĩ vài dòng về bệnh sốt rét chắc cũng cần thiết để đặt câu chuyện trong bối cảnh. Bệnh sốt rét là một bệnh truyền nhiễm quan trọng, vì nó là thủ phạm gây tử vong cho hơn 500000 nạn nhân mỗi năm. Bệnh này dĩ nhiên không mới, vì y văn đã ghi nhận từ 2700 trước Công Nguyên. Trước đó, người ta không có phương pháp điều trị, và bệnh nhân chỉ đơn giản chờ chết!

Tiến bộ về chinh phục bệnh sốt rét bắt đầu vào thập niên 1880s. Vào thời đó, Bs người Tô Cách Lan là Ronald Ross chứng minh rằng muỗi là thủ phạm lan truyền bệnh sốt rét, và ông đã hệ thống hoá toàn bộ chu trình gây nhiễm của muỗi. Ông được trao giải Nobel cho công trình nghiên cứu này vào năm 1902. Sau ông là một bác sĩ người Pháp Charles Laveran chứng minh rằng kí sinh trong rbc từ bệnh nhân sốt rét, và do đó protist chính là thủ phạm của bệnh. Năm 1907, Leveran được trao giải Nobel y sinh học vì công trình đó. Nay thì chúng ta biết rằng đa số những bệnh nhân sốt rét là do 4 loài kí sinh Plasmodium: P. falciparum, P. vivax, P. ovale, và P. Malariae.

Qua hiểu biết về cơ chế gây bệnh của các loài kí sinh trên, các nhà khoa học đã phát triển được thuốc điều trị. Thuốc đầu tiên là quinine, bào chế từ vỏ cây canh-ki-na (cinchona), hay thấy ở Nam Mĩ. Thuốc này được dùng cho đến năm 1940. Sau đó, tập đoàn dược Bayer bào chế thuốc chloroquine, thoạt đầu có hiệu quả cao hơn quinine, và được quân đội Mĩ đưa vào sử dụng trong Thế chiến thứ II.

Dựa vào y văn cổ

Quay lại Dự án 523, bà Đồ U U và 3 đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu bắt đầu bằng cách đọc y văn cổ. Họ thu thập được gần 2000 bài thuốc, và sau cùng thì khu trú chỉ 640 loại dược thảo, và trong số này chỉ có một số ít là có triển vọng. Một trong những hợp chất có triển vọng nhất là Artemisia Annua (hay cây ngải), mà người Tàu đã dùng để điều trị nhiều bệnh qua hàng ngàn năm. Một trong những y văn cổ nêu đích danh cây ngải được dùng cho điều trị sốt.

Sau nhiều lần thất bại trong việc chiết xuất và thí nghiệm, cuối cùng thì nhóm nghiên cứu cũng đạt được thành công bước đầu trên chuột. Họ dùng ethanol để chiết xuất hoạt chất từ cây ngải, và khi thí nghiệm trên chuột thì thấy nó có khả năng ức chế rất tốt. Nhóm nghiên cứu nhận được điện chúc mừng của Thủ tướng Chu Ân Lai. Nhưng sau đó, nhóm nghiên cứu thử thêm trên khỉ và một nhóm chuột khác thì kết quả không khả quan, và ai cũng ngạc nhiên, chẳng hiểu chuyện gì xảy ra.

Bà Đồ cho biết bà lại tìm cổ thư để đọc. Bà phát hiện 1 đoạn ngắn trong y văn cổ viết rằng "Một bài thuốc khác là: một nhóm cây ngải, ngâm trong 2.2 lít nước, bóp chặt lại, lấy nước ép, và uống hết nước ép." Từ câu văn này, bà Đồ nghĩ rằng quá trình chiết xuất dùng nhiệt độ cao chắc có vấn đề vì làm tan biến hết hoạt chất, và hạ nhiệt độ có thể giúp giữ lại hoạt chất. Bà thiết kế lại thí nghiệm, và lại thử nghiệm trên chuột và khỉ, và lần này thì khả năng ức chế là 100%! Đây là một sự đột phá đầu tiên.

Nhưng thời đó chẳng ai nghĩ đến việc công bố kết quả, vì đây là một dự án quân sự và bí mật. Vả lại, cho dù muốn công bố, bà cũng chẳng biết công bố ở đâu trong khi Cách mạng Văn hoá đang hoành hành cả nước.

Vấn đề đặt ra là thuốc có hiệu quả trên người hay không? Để trả lời câu hỏi này, bà và cộng sự ... tự thí nghiệm. Họ tự gây sốt rét và uống thử thuốc. Kết quả y như ý muốn. Nhưng để tìm hiểu thêm, bà và cộng sự đi Hải Nam, nơi có nhiều bệnh nhân sốt rét, để thử nghiệm. Họ làm thử nghiệm trên 21 bệnh nhân bị nhiễm P. vivax và P. falciparum, và kết quả cũng rất ư khả quan. Tất cả 21 bệnh nhân hết bệnh trong vòng chỉ 2 tuần. Sau đó, họ còn dùng mô hình nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (RCT) để thử nghiệm thêm, và kết quả cũng rất tốt. Bà cho biết sau chuyến công tác ở Hải Nam về, đứa con gái không nhận ra bà vì đen đúa quá sau mấy tháng trời phơi nắng. Còn chồng bà thì đi cải tạo ở vùng quê trong cơn lốc Cách mạng Văn hoá.

Thành quả của họ được tập đoàn dược Roche (Thuỵ Sĩ) chú ý. Ts Keith Arnold, lúc đó là một chuyên gia của Trung tâm thí nghiệm của Roche ở vùng Viễn Đông, tiến hành một công trình RCT qui mô lớn và có hệ thống hơn. Năm 1982, họ công bố kết quả nghiên cứu về hiệu quả của Artemisinin trên tập san y khoa lừng danh là Lancet. Ngạc nhiên thay, bài báo trên Lancet không có tên của Đồ U U! Sau khi thành công với Artemisinin, nhóm nghiên cứu của Arnold tiếp tục thử nghiệm bằng cách điều trị với Artemisinin + mefloquine hoặc Fansidar, và kết quả thậm chí còn tốt hơn so với Artemisinin. Cho đến nay thì phương pháp điều trị phổ biến nhất là dùng Artemisinin cùng với một trong hai loại thuốc trên.

Người khiêm nhường

Dù thành tựu quan trọng như thế, bà Đồ U U là người rất khiêm nhường và lúc nào cũng nhỏ nhẹ. Trong một hội nghị quốc tế về bệnh sốt rét ở Thượng Hải vào năm 2005, một chuyên gia người Mĩ nổi tiếng về bệnh này là Louis Miller hỏi đồng nghiệp ai là người phát hiện Artemisinin, thì ngạc nhiên thay, chẳng ai biết! Thế là Miller và đồng nghiệp người Mĩ gốc Hoa là Xinzhuan Su bắt đầu tìm hiểu quá khứ, và họ phát hiện chính bà Đồ U U là người có công đầu. Nhưng họ cho biết rất khó khai thác thông tin từ bà, vì bà không nói về mình (dù qua người con rể là bác sĩ ở Mĩ làm thông dịch). Hai nhà nghiên cứu này phát hiện rằng năm 1977 bà Đồ và nhóm nghiên cứu mới công bố kết quả đầu tiên trên một tập san y học Tàu, và bài báo không có tác giả cá nhân mà chỉ tác giả tập thể, theo cách làm của các nước cộng sản thời đó là tập thể quan trọng hơn cá nhân.

Nhưng lịch sử khoa học khá công bằng. Các nhà khoa học Mĩ nhận ra được tầm quan trọng của khám phá, và đã giúp bà làm hồ sơ để được trao giải Lasker ~ DeBakey. Năm 2011, bà được trao giải thưởng danh giá này, và năm nay thì Uỷ ban giải thưởng của Viện Karolinska quyết định trao giải thưởng Nobel Y sinh học 2015. Như vậy, Bà Đồ U U là người thứ 3 được trao giải Nobel vì công trình liên quan đến bệnh sốt rét.

Nhưng giải thưởng Nobel cho bà Đồ U U cũng xảy ra một sự cố. Số là Ts Keith Arnold (người làm RCT như tôi đề cập trên, và người dịch Dự án 523 sang tiếng Anh) viết thư phản đối rằng việc trao giải Nobel chỉ cho bà Đồ U U là một sự bất công. Theo ông Arnold, bà Đồ U U rõ ràng là xứng đáng được giải, nhưng hai người cộng sự khác của bà là Luo Zheyuan và Li Guoqiao cũng đáng được giải. Một chuyên gia nổi tiếng khác là Gs Nicholas J White cũng đồng ý là Luo Zheyuan và Li Guoqiao nên được ghi công. Tuy nhiên, Uỷ ban giải Nobel có nghe họ hay không là chuyện khác, và Uỷ ban này không có tiền lệ trao giải cho hơn 3 người.

Nếu tìm trong Pubmed về những công trình của bà Đồ U U, bạn sẽ thất vọng vì chẳng thấy đâu cả. Bà là người được mệnh danh là "Giáo sư 3 Không": Không có bằng sau đại học, không có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học ở nước ngoài, và không là thành viên của bất cứ viện hàn lâm nào. Dù là giáo sư của "Ba Không", nhưng công trình của bà giúp cứu sống hàng triệu người trên thế giới, và khoa học đã rất công bằng với đóng góp của bà.


===========

Tên của bà (Tu Youyou) nghe là lạ, nhưng có câu chuyện đằng sau cái tên đó (Youyou). Trong một trả lời phỏng vấn trên tập san JCI (qua thông dịch của người con rể) bà cho biết cái tên đó là do thân phụ đặt cho. Lí do là thế này: Ông nói trong sách cổ của Tàu có đoạn mô tả khi con nai nó ăn cây qinghao (thanh hao hoa vàng, tức thuộc giống cây ngải), nó phát ra tiếng kêu "yu yu". Không ngờ cái tên đó gắn liền với định mệnh của bà, vì khám phá Artemisinin là từ cây qinghao!