khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

Xóm kỹ nử - Tác giả Hiệp Nguyễn


Sau Tết 1969, tôi cùng các bạn đồng khóa xuống núi, về Sàigòn tìm tài liệu để làm luận án cá nhân và nhóm, chuẩn bị thuyết trình mãn khóa. Từ năm đệ tam, tôi đã học ở Sàigòn, nên không lạ gì thành phố này. Cậu út tôi từ Qui Nhơn đổi về Sàigòn, làm trưởng phòng Tâm Lý Chiến-Dân Sự Vụ kiêm Nhân Dân Tự Vệ thuộc Đăc Khu 3 Sàigòn. Đặc Khu này nằm trong Ty Cảnh Sát Quận 3.Thím tôi và các con ở tại Phan Thiết, nên cậu tôi thuê một căn gác cho hai cậu cháu. Căn gác này nằm trong con đường hẻm trên đường Lê Văn Duyệt, đối diện với Quân Vụ Thị Trấn. Đầu hẻm là tiệm hủ tíu của chú Ba, chạy dọc theo bờ tường gạch cao, phân chia hai khu; khu bên phải là khu "thượng lưu",Cư Xá Hoả Xa, dành cho các viên chức cao cấp của ngành với những ngôi biệt thự kiểu Pháp nhỏ, xinh xắn và yên tĩnh, Bên trái là khu "lao động", nơi tôi sẽ nương thân. Con hẻm này rộng khoảng hơn hai thước, nối liền từ đầu Lê Văn Duyệt, băng qua đường rầy xe lửa (thời đó bị bỏ hoang phế.Đường rầy này chạy lên Cống bà Xếp-ga Hoà Hưng) đụng đường Nguyễn Thông (khúc đầu chợ Trời) và Yên Đỗ. Đầu hẻm này có gánh bún bò Huế ngon đến mức mà các cậu ấm cô chiêu, ăn mặc Híp-pi, ghé ăn nườm nượp. Quán chỉ có tám, chín cái ghế và hai bàn nhưa thấp. Một nét đặc trưng về ăn uống của vĩa hè Sàigòn.
Khoảng 10 giờ sáng, với túi hành trang nhỏ để trên bình xăng chiếc xe Yamaha đàn ông màu đỏ, tôi chạy vào xóm. Tôi dừng xe lại trước một căn nhà đúc hai tầng có vẻ còn mới. Dọc con đường hẻm vào đây, tôi thấy rải rác vài em bé đứng như chờ đợi ai. Tôi bước vào nhà, hỏi tên bà Tư, chủ nhà. Khoảng vài phút sau, một người đàn bà khoảng 40, thân hình tròn trịa trong bộ bà ba bông màu xanh, ra gặp tôi, bên cạnh là cô bé khoảng mười tuổi "Cậu là cháu ông Đại Uý phải không?" Tôi gật đầu xác nhận.Bà bảo cháu bé chào tôi. Cháu vòng tay, cuối đầu lể phép chào. Tôi theo bà, đi bọc bên hông nhà (đường rộng chỉ đủ cho một chiếc xe gắn máy),đi ra cửa sau, mở cửa có cầu thang đúc dẫn lên lầu. Căn phòng có một tủ gổ cao, đựng quần áo và hai chiếc giường sắt nhà binh. Một phòng tắm có hồ chứa nước bằng xi măng và một lổ thoát nước xuống dưới và cũng là lổ để giải quyết "tâm sự ". Nước tắm giặt được chuyền từ ống bơm nước của cái giếng phía bên khu "thượng lưu" kéo lên lầu tôi. Không có bếp. Thực ra, nhu cầu nấu nướng không cần. Cậu tôi suốt ngày ở trong quận, tôi thì "cơm hàng cháo chợ".Sau vài ngày tôi thấy quen với sinh họat của xóm .Từ sáng đến trưa của các ngày trong tuần, yên tĩnh. Buổi chiều sau giờ tan sở, hơi nhộn nhịp. Ì xèo nhất là những chiều cuối tuần.Tiếng xe gắn máy, tiếng gọi Lan Cúc, tiếng chửi nhau...Tất cả quyện vào như hơi thở, như sức sống của những phần tử đáng thương và đáng yêu của khu xóm này. Lúc đầu tôi không quen, cảm thấy nghi ngờ,hỏi cậu tôi, cậu chỉ cười và nói "cho mướn cũng như không". Có một bửa xế trưa, tôi ở trên lầu thì nghe tiếng chuông len ken dồn dập ở phía trước nhà và tiếng la báo động "bố! bố!". Vài tiếng xe gắn máy rồ mạnh, vút băng qua đường rầy xe lửa, thoát ra Nguyễn Thông. Khoảng mười phút sau, một toán tuần tiểu hổn hợp gồm cảnh sát, quân cảnh, lính đi ngang qua. Tôi nhìn xuống. Toán nhìn lên. Cả hai giơ tay chào, cười: huề tiền. Bửa đó là bửa hẻm bị "bố" bất tử. Cái chuông treo trước nhà tôi là đoạn cuối của một đường dây báo động treo cao trên tường từ đầu hẻm vào. Có người canh ở đoạn đầu. Thấy có toán tuần tiểu là giựt dây. Những bữa "bố" bất tử như thế này rất hiếm vì bà Tư, chủ nhà, có "tay trong".Tay trong đó không ai khác, chính là cậu tôi (vì con đường Lê Văn Duyệt thuộc hai quận, một bên thuộc quận 3, bên kia thuộc quận 10). Có lần bà Tư khoe với tôi " tối hôm qua, ông đại úy dẫn lính qua nhà mình" Vì vậy, những ngày rằm, mồng một hay có món ngon vật lạ thì bà Tư "cậu giữ giùm cho ông đại úy nghe". Tui no được mấy ngày. Chiếc xe gắn máy tôi dựng cạnh tường nhà dưới thì Thi, cô gái khoảng 19 tuổi, coi như "an ninh" xóm này, răn đe tụi nhỏ "tụi bay không được phá xe cậu H. nghe". Bảo kê xóm này là một anh Thượng Sĩ Người Nhái, tướng tá đô con, xâm mình, bặm trợn, có cô vợ nhỏ con, xinh xắn. Gặp nhau, chào cậu (cậu em), chào anh, thân thiện. Lâu lâu, cô vợ ghen, cãi nhau ỏm tỏi, cuối cùng ông người nhái "đục" vài cái. Im. Kế bên nhà là nhà của một ông Thiếu Tá. Căn nhà thấp, tường gạch mái ngói củ kỹ. Nhà có hai vợ chồng và một đứa con gái, nữ sinh trung học. Gia đình này hình như ít giao thiệp với lối xóm. Chắc có lẻ, họ sợ ảnh hưởng đến cô con gái rượu. Khoảng một tuần sau khi tôi dọn tới, khi tôi mở cửa định lên gác, có tiếng chào "anh H." ở phiá sau.Tôi quay lại. Cô gái chào tôi, xưng tên là Loan, khoảng 19, da trắng, mặt khá xinh, nụ cười quai xách. Em chỉ căn nhà vách ván, lợp tôn nằm xéo góc với cửa lên gác phòng tôi, mời tôi vào nhà chơi.Tôi đã thấy căn nhà này kế cận với hai căn khác từ khi mới dọn đến. Hành lang vớí tay vin làm bằng gổ. Cuối hành lang là một cái chòi thấp, tường chung quanh bằng cói, thấp ngang lưng; trần che bằng tấm bạt ni lông. Phía bước vào chòi, gọi là cửa, thì để trống. Hướng này quay về thượng nguồn của giòng nước từ trên Cống Bà Xếp chảy xuống. Vì vậy, những căn nhà này đều cất trên nước.Thỉnh thoảng, những con cá phóng mình lên khoe bụng trắng xám, tranh nhau đớp mồi từ trong chòi này xả xuống...Khi tôi bước vào phòng, Loan giới thiệu tên hai cô gái khác, trạc tuổi với nhau.Tuị em đã thấy anh hôm anh mới dọn đến. Căn phòng có bốn giường gổ. Một tủ gổ cao đưng áo quần. Bốn cái mùng vén lên. Trên giây thép mùng, vắt những khăn lớn, khăn nhỏ. Anh ngồi xuống thế chổ con nhỏ Cúc nó "đi khách".Tôi xà xuống. Đánh đến lúc tôi sắp sửa "tới"(tứ sắc) thì tiếng bà Tư kêu vọng từ trên nhà xuống "Loan, có khách!". Loan hấp tấp đứng dậy, với chiếc khăn nhỏ, lau mặt vội, phóng ra cửa..
Hôm trước ngày cậu tôi trả căn gác lại cho bà Tư vì cậu tôi đổi về tỉnh và tôi chuẩn bị lên "núi" trở lại, Loan hẹn nói chuyện. Chúng tôi gặp nhau ở cầu thang gác. Em hỏi tôi học cái gì và học làm sao. Tôi giải thích ngắn gọn. Em kể về đời em. Quê miệt vườn Cần Thơ. Học xong tiểu học, ở nhà giúp cha mẹ làm ruộng. 18 tuổi nghe bạn bè rủ rê lên Sàigòn kiếm việc.Trốn cha mẹ. Xe cập bến, bị ma cô bắt đưa vào động bán. Những ngày đầu không chịu tiếp khách, bị bỏ đói, bị đánh đập và tịch thu căn cước. Cuối cùng, em phải chịu. Trạm này là trạm thứ hai. Giọng em đều đều. Không lên, không xuống. Em kể, như kể chuyện của ai đó, không phải chuyện cuộc đời mình mà trong đó, dường như là sự cam chịu số phận. Tôi nghe em, như nghe những mẫu chuyện trong tiểu thuyết xã hội mà tôi cứ ngỡ các ông nhà văn phịa chuyện. Nhưng đó là sự thật. Cuối cùng, em ôm tôi, nói trong tiếng nghẹn mai mốt... ra trường anh làm lớn,.. đâu thèm nhớ đến cái xóm này và nhớ em. Tôi vùi mặt vào tóc em, chống chế Không! không, anh không quên xóm này và em.
Một năm sau, tôi trở lại thăm xóm. Một bé gái thắy tôi, nắm tay dắt đi, miệng nói " có gái mới nè chú lính!". Đứng dưới thềm nhìn lên căn gác, cửa đóng im lìm. Một vài khách ngồi đợi dưới nhà. Một lúc sau, bà Tư từ dưới bếp lên, nhìn chằm chằm vào tôi một lúc rồi la lên Chèng ơi, câu H, cậu đen quá tui nhìn hng ra,tưởng ông lính nào. Cậu đóng quân ở đâu? Tôi nói tôi còn ở quân trường. Bà Tư đem nước trà mời tôi và cáo lổi, biến ra đàng sau, điều động các nàng kiều...Tôi nhìn lại xóm. Sinh hoạt vẫn không thay đổi. Vì chỉ mới xa gần một năm. Một năm mà tôi cứ ngỡ như một thuở hồn hoang và cứ ngỡ người hiện hữu trong đó là một ai khác, không phải là tôi, không mặt không tên. Trước khi giã từ, bà Tư gởi lời thăm ông đại úy. Tôi hỏi Loan đâu. Nó xin phép về quê thăm nhà một tháng, giba tháng rồi không thấy lên.Thiệt mấy đứa dịch dật...Tôi ra về, qua ngõ Nguyễn Thông. Đứng giữa đường rầy, nhìn về hướng Cống Bà Xếp, hai đường sắt chạy song song một bên là tôi, bên kia, là Loan hay Cúc, Huệ, Lan... Khúc nào gặp nhau?
Giữa tháng 12 năm 2019
Tôi và người em rể hẹn nhau làm vài "ve" (chai). Cậu ta đề nghị đến quán X vì sẳn dịp Ch (bạn nhỏ tuổi của em rể tôi) nhiều lần gọi mời. Tôi ngại ngùng. Hai tháng trước, tại quán này đã xãy ra một vụ bắn nhau.Tôi không lạ gì những loại quán này. Bia, rượu, karaokê và...gái. Các em chỉ xà xuống ngồi cạnh, nói chuyện bâng quơ một chút rồi...biến, nhảy qua bàn khác, như kỹ nữ bến Tầm Dương. Ở đây không phải là chổ hẹn hò lãng mạn mà chỉ là chổ để nghe những tiếng"dzô, dzô...hay tiếng hát karaokê. Ôm? Nhiều lắm là choàng vai. Em nào coi bộ có bắt bồ với khách thì kể như hôm sau, không còn thấy mặt nữa. Vì các em là của mọi người, không dành riêng cho ai. Phần khác, em rể tôi ngại đi uống với Ch. Lý do, theo lời kể của em, hôm tháng trước, sinh nhật của hắn tổ chức tại quán này, hắn đãi bạn bè, ngoài bia bọt, còn chơi thêm hai "két" (8 chai) Cordon Blue. Nó chơi kiểu đó, không lẽ mình uống "chùa" hoài, mà đáp lể thì chịu không thấu...6 giờ, chúng tôi vào quán thì thấy Ch ngồi với vài người bạn.Tôi ngồi kế bên hắn. Hắn định kêu tôi bằng chú (đáng lý bằng bác) vì theo lời hắn, tôi lớn hơn ba hắn hai tuổi (hắn sinh 75).Tôi gạt ngang. Chú bác cái con mẹ gì. Bằng anh. Dzô, dzô. Quán khoảng 10 bàn. Giờ này còn vắng. Chỉ có hai người đàn bà. Có lẽ là chủ hay quản lý. "Rao" (round) này xong, rao khác. 7 giờ các nàng kiều lục tục kéo đến...Các em lần lượt đến chào hắn. Khoảng nửa tiếng sau, một em trong chiếc váy màu đỏ, tóc xoã, da trắng, cổ áo không khoét sâu lắm, bước đến trước tôi, qua ánh đèn chớp xanh đỏ, tôi nhận ra cô, sững sờ ...
Tôi thường hay vào thư viện của đại học cộng đồng thành phố này để học và đọc sách.Tôi đi học để đầu óc khỏi mụ. Có khá nhiều người lớn tuổi và các cháu Việt Nam theo học tại đây. Các cháu này, một số là được gia đình bảo lãnh, một số theo diện vợ chồng và số nữa là du học sinh.Tôi hay ngồi đầu dãy. Và luôn luôn kế bên là một cháu người Việt. Cháu tên là Niên, đang học ESL,qua Mỹ được vài năm theo diện kết hôn. Cháu khoảng 35, không đẹp lắm, ăn nói lễ phép nhưng ít nói. Thỉnh thoảng đi trễ vì xe hư, tối hôm qua không ngủ được...Cháu hỏi tôi về văn phạm và cách viết luận văn bằng tiếng Anh. Tôi biết đến đâu, chỉ đến đó. Hai tháng sau, cháu khoe được bà giáo người Mỹ khen viết khá. Cháu nói nhờ tôi chỉ dẫn. Bà giáo nói bà biết Mister H. vì tôi có học với bà hai lớp ESL.
"Chào chú H."."Chào cháu ". Ngỡ ngàng, tôi không biết nói gì thêm. Sau câu chào, cháu lại biến qua bàn khác. Một lúc sau, Niên lại ngồi gần tôi hỏi (mà như ra tối hậu thư) bây giờ kêu bằng chú hay bằng anh? Mặc dù cũng uống khoảng bốn năm "ve" rồi, tôi vẫn đủ tỉnh táo, dứt khoát trả lời, gọi bằng chú. Niên nói mùa sau sẽ trở lại trường.Tôi ừ hử...Như con chuồn chuồn, bay đi, chút sau Niên lại đáp xuống lần nữa giữa tôi và Ch. tán gẫu. Kịp khi Niên đứng lên, chuẩn bị bay tiếp, Ch. móc bóp, cầm tiền để dưới bàn, tôi liếc thấy tờ một trăm, cuộn tròn và dúi vào tay Niên kèm theo câu Em biết rõ từng nốt ruồi của con nhỏ này nằm ở đâu...
Ch. kêu tính tiền. Hắn nhá cho tôi xem hoá đơn: 350 đồng, gồm tiền hai két bia Heineken, mấy dĩa mồi cộng với 5 lần rút bóp cho năm em, tổng cộng gần 900...Tôi bước ra khỏi quán, trời lạnh buốt và lấm tấm mưa. Tôi nhìn lại quán và thề sẽ không bao giờ trở lại một lần nào nữa vì, tôi nghĩ, để cho cháu Niên làm ăn. Năm mươi năm trước tôi đã trở lại thăm xóm và tìm em Loan. Bây giờ thì không với cháu Niên. Trằn trọc mãi không ngủ được. Các hình ảnh của xóm xưa, những bộ mặt Loan, Niên...xuất hiện đan kẻ vào nhau, thoáng hiện rồi tan biến cùng vớí những tiếng kêu "có khách""em mới"...Những mẫu đối thoại rời rạc.. chú,chú,cháu,cháu..Những câu hát đứt quãng "thà như... vỡ trên mặt...Niên, mặt Loan..." Không phải chỉ mình em Loan, cháu Niên và những người khác không quen biết, tiêu biểu cho những mảng đời vụn vỡ mà anh đây, chú đây, tôi đây cũng đã vỡ nát kể từ tháng Tư oan nghiệt đó!

Mỹ Vẫn Là Số Một





Dỏm Và Dởm, Phải Chăng Là Một? - Tác giả Trần Trung Chính

Một số không nhỏ người Việt Nam phát âm không đúng về chữ R, chữ D, chữ GI…thí dụ Quỳnh Dao = Quỳnh Giao, giây = dây , về nhà = dzề nhà, cái rổ = cái gổ.

2 từ ngữ mà người viết dùng làm tựa đề bài viết này, tuy viết gần giống nhau và cách phát âm cũng khá tương tợ như nhau, nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Theo ý kiến riêng của người viết, DỎM là âm trại của từ ngữ GIẢ, và của từ ngữ DỞ , thí dụ ĐỒ DỎM = hàng hóa có phẩm chất tệ hại, phẩm chất xấu

Từ ngữ DỞM có lẽ xuất xứ từ chữ RỞM. Tra từ điển, chúng ta thấy nghĩa của 2 từ ngữ này như sau :

DỞ : nghĩa thứ nhất: (Tính từ) không đạt yêu cầu, do đó không gây thích thú, không mang lại kết quả tốt. Thí dụ : vở kịch dở. Thợ dở. Dạy dở, Làm dở

Nghĩa thứ hai (Tính từ) có tính khí, tâm thần không được bình thường, biểu hiện bằng những hành vi ngớ ngẩn. Thí dụ : anh ta hơi dở người. Dở hơi (đây là nhóm từ mà người miền Bắc hay dùng, người miền Nam hay dùng nhóm từ “tửng tửng” để thay thế).

Nghĩa thứ ba (Tính từ) ở tình trạng chưa xong, chưa kết thúc. Thí dụ : đan dở chiếc áo , bỏ dở cuộc vui, dang dở câu chuyện thì có khách.

Bài viết này chú trọng vào nghĩa thứ nhất của tính từ DỞ

RỞM : Nghĩa thứ nhất (Tính từ) cố làm ra vẻ khác đời, nhưng lại dở, khiến trở nên lố lăng. Thí dụ : ăn mặc rởm, Đài các rởm. Bệnh thông thái rởm…

Nghĩa thứ hai : (Tính từ) giả, kém phẩm chất

Người viết chỉ chú trọng đến nghĩa thứ nhất của từ ngữ RỞM vì nghĩa thứ hai tương tự như nghĩa của từ ngữ DỞ.

Từ ngữ FAKE đã có từ lâu trong Anh Ngữ, nhưng có lẽ ông TRUMP là vị Tổng Thống Hoa Kỳ đầu tiên sử dụng đến từ ngữ này nhiều nhất (để đối đầu với nhóm Thông Tin Thiên Tả - TTTT, điển hình là các cơ quan truyền thông lâu đời như CNN, Washington Post, ABC, NBC, Wall Street Journal…)

Tự Điển ANH – VIỆT cho rằng :

FAKE (verb) : 1/ Làm cho có vẻ thật, giả mạo. Thí dụ :He faked his father signature = nó giả mạo chữ ký của cha nó.

2/ Làm ra vẻ (cái gì), giả vờ. Thí dụ : fake surprise = giả vờ ngạc nhiên.

FAKE (noun) 1/ Có vẻ thật nhưng không phải thật. (đồ giả). Thí dụ : tác phẩm giả, nghệ thuật giả…

2/ Người giả mạo là ai khác để tìm cách đánh lừa. Thí dụ : kẻ mạo nhận

Từ điển WEBSTER định nghĩa như sau :

FAKE (verb) 1. To alter, manipulate or treat so as to impact a false character or appearance to.

2.Counterfit simulate.

3a. To deceive (an opponent) in a sports contest by simulated movement.

3b. to give a fake to (an opponent)

4.IMOROVISE AD-LIB whistle a few bars…and I’ll the rest on that is not what it purports to be as :

a) a worthless imitation passed off as a gehuine

b) IMPOSTOR CHARLATAN.

c) a simulated movement in a sports contest (as a pretended kick, pass or jump or a quick movement in one direction before going in another)

d) a device or apparatus used a magician to achieve the illusion of magic in a trick.

Từ ngày Trung Cộng trở thành “công xưởng” của thế giới, các nhà đầu tư bỏ tiền bạc, kỹ thuật sản xuất và ngay cả phát minh các sản phẩm kỹ thuật cao ( hi tech) được du nhập vào Trung Hoa Lục Địa ( nhờ nhân công giá rẻ) do đó đời sống của người dân Hoa Lục dần dần nâng cao. Nhưng chính quyền của Trung Cộng chơi ăn gian, ăn cắp các kiểu design của hàng hóa ngoại quốc (mà không cần phải trả tiền mua bản quyền) rồi gian lận cả đến hối đoái để giữ cho hàng hóa của họ luôn ở dưới giá thấp…khiến cho nhiều nước bị ảnh hưởng , như Hoa Kỳ công nhân không có việc làm, chính phủ HK thêm mắc nợ mà vẫn phải đi vay…v…vv. Hàng hóa do Trung Cộng sản xuất quá rẻ nhưng phẩm chất và mẫu mã không tinh vi sắc sảo bằng hàng thứ thiệt…Và người Việt Nam gọi các hàng hóa do Trung Cộng chế tạo là HÀNG DỎM.

Thí dụ xe gắn máy do Trung Cộng chế tạo thì không cách nào có thể qua mặt được xe gắn máy do Nhật chế tạo, đó là chưa kể xe đó không an toàn, có thể xe dễ bị cháy trong khi xe đang di chuyển, xả khí thải nhiều Dioxid Carbon, làm môi trường bị ô nhiễm.

Thí dụ : Trung Cộng cũng cho AIRBUS và BOEING đầu tư trong kỹ nghệ hàng không, nhưng các máy bay do Trung Cộng sản xuất chỉ chú trọng vào quân sự, và các máy bay chở khách chỉ dùng trong nội địa Trung Hoa mà thôi . Các làng AIRLINES của ngoại quốc chưa dám mua máy bay do Trung Cộng chế tạo, vì họ biết chắc là nếu có mua thì khách hàng của họ sẽ bỏ qua hãng AIRLINES khác.

Về thị trường buôn bán vũ khí, Trung Cộng có vẻ khấm khá hơn, tuy các nước nhỏ hay mua vũ khí của Trung Cộng vì dễ mua, đó là nói về vũ khí hạng nhẹ và buôn bán ở số lượng nhỏ, chớ Trung Cộng chưa có khả năng thực hiện những contracts lớn với trị giá hàng tỷ dollars như Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp…

Người viết chỉ mới đưa một số thí dụ cụ thể có tính cách vật chất và cụ thể như hàng hóa và sản phẩm. Thế con người với 2 hình thái vật chất về cơ thể và thái độ ứng xử trong xã hội, liệu có CON NGƯỜI DỎM và CON NGƯỜI DỞM hay không ? Câu trả lời do người viết nghĩ ra : cũng có thể có trường hợp riêng lẻ CON NGƯỜI DỎM, hay trường hợp riêng lẻ CON NGƯỜI DỞM và đặc biệt có cả 2 trường hợp CON NGƯỜI DỎM và CON NGƯỜI DỞM xảy ra cùng một lúc nơi một cá thể duy nhất.

Qua sự quan sát của cá nhân người viết trong vòng 30 năm trở lại đây (từ năm 1990 đến nay – năm 2020), chỉ riêng cộng đồng người Việt không thôi, đã có ít nhất 13 loại NGƯỜI DỎM, phân bố theo thứ tự như sau :

1.)Chính trị gia dỏm

1.1 Đào Minh Quân : người viết từ trại tỵ nạn Bataan – Philippines đến Los Angeles vào những ngày cuối tháng 10/1989, qua những người bạn tới trước, họ cho hay là ông Đào Minh Quân đã thành lập Chính Phủ Lâm Thời tại miền Nam Cali (vùng Orange County). Qua sự dò hỏi anh Nguyễn Tấn Dược (cựu Đại Úy Biên Tập Viên Cảnh Sát), cá nhân người viết được biết là ông Đào Minh Quân là cựu trung úy Địa Phương Quân, thành công trong lãnh vực chế tạo chip điện tử, nay có tiền bạc đi mua danh chính trị. Có những lúc ông Đào Minh Quân thuê Limousine di chuyển với trang phục và nghi vệ y như một Thủ Tướng Chính Phủ thứ thiệt. Có lập trường chống Cộng Sản nhưng tin vào một thế lực “siêu nhiên” sẽ giúp ông lật đổ bạo quyền Cộng Sản Việt Nam ! Tôi nói với anh Nguyễn Tấn Dược : “vậy ông Đào Minh Quân là người cõi trên, người hạ giới như bọn mình sẽ không hiểu ông ta đâu. Thôi đừng dính vào công việc của ông ta “. Hơn 30 năm trôi qua, Business của ông Đào Minh Quân vẫn “y như cũ” nghĩa là tới năm 2020, tình trạng cũng y như hồi 1989 !!!

1.2 Nguyễn Hữu Chánh : khoảng 1993-1994, ông Nguyễn Hữu Chánh cũng quảng cáo thành lập và ra mắt “Chính Phủ” với nhiều quan chức của VNCH tham dự như : cựu Tổng Trưởng Ngô Trọng Anh, cựu Trung Tướng Linh Quang Viên, cựu Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, cựu Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh, cựu phó Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh…Anh Võ Văn Sĩ , cựu Thiếu Tá Công Binh, nguyên Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Công Binh của Sư Đoàn 2 BB (đang chủ trương tờ đặc san ĐẠI NGHĨA tại San José) có yêu cầu người viết đi Nam Cali tham dự buổi ra mắt chính phủ của Thủ Tướng Nguyễn Hữ u Chánh để rõ hư thực. Trở lại San José, người viết có viết một bài tường trình và anh Võ Văn Sĩ có cho đăng trên đặc san ĐẠI NGHĨA. Kết luận của bài viết này là : chính phủ của Nguyễn Hữu Chánh là một tổ chức HỮU DANH VÔ THỰC. Và chính cá nhân ông Nguyễn Hữu Chánh là một “đại bịp”.

Đồng bào VN Tỵ Nạn Cộng Sản vùng Bắc Cali chất vấn anh Võ Văn Sĩ là phải đưa chứng cớ rõ ràng hơn, chúng tôi chưa có dịp viết thêm vì đặc san ĐẠI NGHĨA mỗi tháng chỉ xuất bản có một lần, thì ngay tại quận Cam (Orange County) đã xảy ra một trận bút chiến dữ dội giữa ký giả LỮ GIANG (bút hiệu của Thẩm Phán Nguyễn Cần) với phe nhóm của Nguyễn Hữu Chánh, rồi sau đó nhóm của Nguyễn Hữu Chánh lại đụng độ và thách đấu đối thoại với Luật Sư Hoàng Duy Hùng của Texas.

Tất cả những “bài tẩy” đã được 3 phe trình làng nên người viết thấy không cần phải lập lại trên bài viết này.

1.3 Hoàng Kiều : từ sau 30-4-1975 đến 2016, không ai biết nhân vật này làm gì và ở đâu,. Bắt đầu được người Việt biết đến sau coup “chơi nổi” là lấy vợ trẻ là người mẫu “ Ngọc Trinh”. Khi Hoàng Kiều lấy Ngọc Trinh, lời của bản nhạc 60 NĂM CUỘC ĐỜI (tác giả là nhạc sĩ Y VÂN) được chế lại như sau :

Năm anh 20 , bà nội em mới sinh ra đời

Ngày anh 40, má em mới sinh ra đời,

Ngày anh 60, em cũng vừa “thôi nôi”

Không bao lâu sau, họ chia tay (dư luận đồn rằng, đồng hồ của Hoàng Kiều lúc nào cũng chỉ 6: 30 hoặc cố lắm cũng chỉ tới 6:25 là tối đa, nên chả “làm ăn” gì được). Sau khi chia tay với Ngọc Trinh, Hoàng Kiều xoay ra chi tiền sai khiến một số tay sai như cựu Trung Tá Nguyễn Văn Ức, sĩ quan Bùi Đẹp, Sĩ Quan Cù Thái Hòa, cựu SVSQ Võ Bị Tsu A Cầu, cựu sĩ quan KQ Thiếu Tá Lộc (người viết quên mất họ) đi “bưng bô” và “nâng bi” cho Hoàng Kiếu.

Hành động của Hoàng Kiều tương tự như Mộ Dung Phục vào cuối truyện LỤC MẠCH THẦN KIẾM bị thuộc hạ bỏ rơi chỉ còn một mình trơ trọi, muốn lên ngôi vua nước Yên nhưng không thể, bèn phát huy sáng kiến là cho kẹo đám trẻ con ở các nghĩa địa, đứa nào gọi Mộ Dung Phục là “bệ hạ “thì sẽ được PHÁT KẸO.

Một vài netters nhận định rằng gương mặt của Hoàng Kiều là gương mặt của “thằng cù trâu” (miền Bắc gọi là thằng chăn trâu, miền Nam gọi là thằng giữ trâu, dịch ra tiếng Anh là buffalo keeper), ý hẳn chê Hoàng Kiều không có vẻ “trí thức”, quả thật ăn nói quê mùa xấc xược như là vừa dứt một câu lại hỏi cử tọa “hiểu không?”. Đa số người nghe thì chưa phải dân giàu có cỡ triệu phú tỷ phú nên không hiểu nhưng cứ vỗ tay ào ào để nhận “pourboire”, do vậy Hoàng Kiều cứ đinh ninh y ta là có “ảnh hưởng “ đến đa số quần chúng !

Điểm chung của những CHÍNH TRỊ GIA DỎM là dốt nát, nhưng có tiền, gần cuối đời đi mua danh của bá tánh để được sống trong cảm giác “TỰ SƯỚNG”. Điểm chung thứ hai là các CHÍNH TRỊ GIA DỎM không có “ý chí”, không có lý tưởng” ,và nhất là không có tài TỔ CHỨC nên chỉ tập họp được một đám “lâu la tay sai” chứ không bao giờ có ĐỒNG CHÍ hay CỘNG SỰ VIÊN gì hết. Mà đầu thế kỷ 20 , nhà thơ Trần Tế Xương đã nói rồi : “ Hết tiền hết gạo, hết ông tôi ”

Chờ xem.

2.) Tín ngưỡng dỏm

2.1 Giáo phái Thanh Hải do Thanh Hải Vô Thượng Sư khai sáng. Ngôn từ và thủ thuật quảng cáo của bà Thanh Hải làm nhiều lầm tưởng môn phái Thanh Hải là một chi nhánh mới của Phật Giáo. Thanh Hải Vô Thượng Sư rêu rao là tín đồ muốn được giải thoát khỏi “bể khổ” là phải được Vô Thượng Sư “truyền Tâm Ấn”. Trong khi Đức Phật nhiều lần giảng dạy là : “Ta chỉ là người chỉ đường, ta không có quyền lực cứu rỗi hay đe dọa ai cả, ta cũng không có quyền lực ban phát ân huệ hay phước lành cho bất cứ ai. Nếu các Phật Tử muốn được giải thoát thì phải tự tu tập , lấy trí huệ của chính mình làm phương tiện để tiến tới cứu cánh giải thoát”. (Một vị sư Việt Nam ở Đài Loan tố cáo rằng Thanh Hải Vô Thượng Sư đã sang Ấn Độ học tà thuật của một giáo phái “thần bí” rồi đem “thuốc và bùa mê” làm mê hoặc đệ tử khờ khạo và nhẹ dạ)

2.2 Giáo phái Tiếp Hiện do Thiền sư Nhất Hạnh khai sáng, dựa vào triết thuyết Phật giáo, nhưng không gọi Phật Thích Ca là vị giáo tổ mà lại gọi là Ông Bụt, khốn nỗi khi viết sách hay dịch kinh, ông bà Nhất Hạnh – Chân Không (Cao Ngọc Phượng) không hề đề cập đến Kinh Bụt, mà chỉ thấy nhắc đến Kinh Phật !!!

Đạo Phật có 84,000 pháp môn, hai ông bà Nhất Hạnh và Chân Không đã sáng tạo ra pháp môn thứ 84,001 và thiên hạ gán cho tên là PHÁP MÔN SỤP LỖ. Trước 1975, Thượng Tọa Thích Nhất Hạnh lấy vợ là bà Cao Ngọc Phương , sinh 2 con rồi làm thủ tục “biến phụ nữ ăn mặn” này thành Sư Cô CHÂN KHÔNG. Bản thân ông ta thì từ bỏ chữ THÍCH và chức vị Thượng Tọa mà tự xưng là THIỀN SƯ Nhất Hạnh.

Tính chất DỎM của 2 ông bà này là trên WEBSITE “Thư Viện Hoa Sen” : chủ nhân Websites này gọi là Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh và Sư Cô CHÂN KHÔNG : Nhất Hạnh từ bỏ chức vị Thương Tọa, vậy ai phong cho ông ta lên chức HÒA THƯỢNG ? Tại sao không gọi Cao Thị Ngọc Phượng là Sư Bà mà lại gọi là Sư Cô ? Chắc bà mẹ 2 con này còn “trinh” ở “lỗ rốn” chăng ?

Tương tự như vậy, Hồ Chí Minh giết người hàng loạt, chưa bao giờ đi tu, chưa bao giờ làm được việc thiện ích nào mà bọn Phật Giáo Ấn Quang và Phật Giáo Quốc Doanh phong làm Bồ Tát Hồ Chí Minh, đúc tượng đặt trước tượng Phật Thích Ca, bắt “bá tánh” quỳ lạy xì xụp.

2.3 Giáo phái Tân Thiên Địa – Shincheonji của giáo chủ Lee Man-hee (tiếng Việt dịch là Lý Vạn Hy : giáo phái này là một nhóm Cơ Đốc giáo Nam Hàn quan niệm rằng Jesus Christ xuất hiện trước mặt Lee Man-hee như “một hình tượng sáng rực rỡ”. Báo chí Nam Hàn gọi Lee Man-hee là một “nhà tiên tri DỎM”.

Mặc dù phát minh ra những lời giải thích lòng vòng và mơ hồ khó hiểu, giáo phái Tân Thiên Địa hiện đang đối diện với sự truy tố của văn phòng Chưởng Lý (tức là Công Tố Viên của Chính Phủ Nam Hàn) khi người ta biết chắc rằng số tín đồ của giáo phái này đã trở lại Nam Hàn trước khi chính quyền thành phố Wuhan của tỉnh Hồ Bắc (miền Trung của Trung Hoa Lục Địa) phong tỏa thành phố này, nhóm này bất tuân lệnh cách ly và trốn tránh xét nghiệm. Đó chính là lý do giải thích tại sao số người Nam Hàn bị tăng vọt hơn 9,000 người trong tháng 2 năm 2020 (nghe nói người trưởng giáo đã lên tiếng xin lỗi toàn dân Nam Hàn về chuyện bất tuân này)

3. Tu sĩ DỎM : ở Việt Nam, cả 2 tôn giáo lớn như Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo đều có tu sĩ DỎM.

3.1 Tu sĩ DỎM của Phật Giáo : (những nhân vật được nêu ra trong bài viết chỉ là những thí dụ điển hình)

3.1.1 Thich Đôn Hậu : ngay từ cuối năm 1967, Thích Đôn Hậu đã bỏ thành phố Huế đi theo VC (chứ không phải VC bắt đi theo khi chúng rút khỏi thành phố Huế sau Tết Mậu Thân, sau 1975 Thích Đôn Hậu giữ chức Phó Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc). Mặc dù không trực tiếp ngồi xử án hay ra lệnh giết khoảng 7 ngàn nạn nhân của thành phố Huế (đa số là quân nhân công chức và đảng phái của VNCH như Quốc Dân Đảng, Đại Việt…) nhưng Thích Trí Quang và Thích Đôn Hậu phải liên đới chịu trách nhiệm về trận thảm sát này vì tất cả các tên đồ tể giết người này đều là tay chân thân tín của Thich Trí Quang và Thích Đôn Hậu hết cả. Thí dụ như : Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đóa, Nguyễn Thị Đoan Trinh..v…v…

3.1.2 Thich Hộ Giác (tục danh là Ngô Bửu Đạt) khi đang làm Phó Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo (cấp bậc đồng hóa là Thiếu Tá) đã cải trang mưu toan trốn theo VC , bị ANQĐ bắt giữ ở bìa rừng chiến khu Dương Minh Châu. Khi bị giải giao về Sài Gòn, Thượng Tọa Thích Tâm Giác xin với Chuẩn Tướng Vũ Đức Nhuận (Cục Trưởng Cục An Ninh Quân Đội) đừng làm lớn chuyện vì nếu mọi người biết chuyện thì Phật Giáo sẽ mất uy tín. Do đó, Thich Hộ Giác làm đơn xin từ chức, Thượng Tọa Thich Tâm Giác đề cử Thượng Tọa Thich Thanh Long làm Phó Giám Dốc thay thế Thích Hộ Giác. Tới năm 1973, Thượng Tọa Thích Tâm Giác qua đời vì bị ung thư óc và Thượng Tọa Thích Thanh Long kế nhiệm ông lên giữ chức Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo.

Sau tháng 4 / 1975 Thượng Tọa Thích Thanh Long bị chính quyền VC bắt giam đi tù và trong khoảng 10 năm trở lại đây, trên internet xuất hiện bài viết của Trung Tá Phan Lạc Tiếp viết về Thượng Tọa Thích Thanh Long dưới tiêu đề ÔNG SƯ NHÀ QUÊ.

3.1.3 Những nhà sư nằm vùng VC như Thích Minh Nguyệt, Thích Thiện Hào, Thích Trí Dũng, ni sư Huỳnh Liên…. đều được VC ân thưởng xứng đáng, có ông như Thích Thiện Hào còn khoe cho phật tử thấy là ông ta có Huân Chương Hạng Ba Thành Đồng Tổ Quốc nữa mới oai…

3.2 Tu sĩ DỎM CỦA Thiên Chúa Giáo : số này xuất đầu lộ diện tưởng rằng ít hơn tu sĩ DỎM của Phật Giáo Ấn Quang, nhưng nếu làm thống kê và tính theo tỷ lệ thì có lẽ cũng ngang ngửa. Chúng ta có thể kể : linh mục Phan Khắc Từ, linh mục Nguyễn Ngọc Lan, linh mục Chân Tín, linh mục Trương Bá Cần, linh mục Vương Đình Bích…(những linh mục DỎM này họp nhau thành lập Hội Người Công Giáo Yêu Nước quyền lực và tài chính còn lớn hơn Tòa Tổng Giám Mục Địa Phận Sài Gòn và Tòa Tổng Giám Mục Địa Phận Huế)

Thắc mắc của người viết : những tu sĩ DỎM của Thiên Chúa Giáo khi chết trình giấy do Hội Những Người Công Giáo Yêu Nước cung cấp, thì không biết Thánh Phê Rô sắp xếp cho họ ở đâu ? Hay Thánh Phê Rô cấp giấy giới thiệu mới để di chuyển bọn này về Địa Ngục ? Và khi di chuyển có lộ phí hay bọn họ phải đi bộ theo đúng lời dạy của Hồ Chí Minh : LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG ?

GHI CHÚ : những tôn giáo khác có tầm vóc nhỏ hơn như Tin Lành, Cao Đài , Hòa Hảo… chắc cũng có loại TU SĨ DỎM, nhưng vì không biết nên người viết không liệt kê trong bài viết này.

4. Quân nhân DỎM

4.1 Tướng lãnh DỎM : đạt chức vị Đại Tướng nhưng không tốt nghiệp trường Võ Bị nào hết, chưa bao giờ nắm trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn…nắm giữ Bộ Quốc Phòng trong nhiều năm và đã “nướng” binh lính của mình đến vài triệu người mà vẫn được truy tặng là “anh hùng dân tộc”. Đó là Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Sau khi về hưu, phóng viên hỏi ý kiến của Đại Tướng Westmoreland đánh giá thế nào vế tài điều binh của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, Đại Tướng Westmoreland nói rằng : Đại Tướng Giáp chỉ làm việc được trong các xứ độc tài thôi, chứ ở Hoa Kỳ và các quốc gia có thể chế Dân Chủ Tự Do, chỉ cần binh sĩ tử trận có 5-10 ngàn người thôi, là bị cách chức ngay. Trong khi Đại Tướng Võ Nguyên Giáp để cho binh sĩ của mình bị giết khoảng 2-3 triệu người mà vẫn được trọng dụng (Tướng Giáp bị Tổng Bí Thư Lê Duẩn tống qua làm Phó Thủ Tướng Đặc Trách Kế Hoạch Hóa Gia Đình vào năm 1982, không phải vì tài lãnh đạo dở trong chiến tranh mà là vì Lê Duẩn sợ Tướng Giáp tranh mất chức Tổng Bí Thư của ông ta.!)

4.2 Sĩ quan DỎM : thời VNCH có những anh con nhà giàu giả dạng Thiếu Úy, Trung Úy để tán gái hay cưới được vợ. Sau 30 tháng 4 năm 1975, bị “tình báo nhân dân” tố giác nên bị đưa vào trại Cải Tạo cùng với Sĩ quan thứ thiệt. Cá nhân người viết có hỏi một anh Trung Úy DỎM là anh học khóa mấy Thủ Đức, anh nói anh học khóa 28 trường Bộ Binh Thủ Đức. Tôi bảo anh ta Trường Bộ Binh Thủ Đức làm gì có khóa 28, cuối năm 1967 là khóa 27 cuối cùng, sau đó là khóa 1/68, khóa 2/68, khóa 3/68…Thương hại anh ta , tôi bảo cứ lên khai thiệt với Ban Giám Thị chứ sĩ diện hão thì không có ngày về. May cho anh ta là chấp pháp tra hỏi quá trình hoạt động thì anh ta trả lời trớt quớt., nên mãi một năm rưỡi sau (gần cuối 1976) thì anh ta được VC trả về nhà.

4.3 Hạ sĩ quan DỎM: năm 1972 – mùa hè đỏ lửa, chính phủ VNCH ban hành Lệnh Tổng Động Viên , quân trường ứ đọng vì không có chỗ trống để huấn luyện. Khóa 9/72 tập trung ở Trung Tâm 3 Tuyển Mộ và Nhập Ngũ, được chia làm 4 khối 9A, 9B, 9C, 9D Khối A và B lên Quang Trung và Thủ Đức trước, nhóm 9C ra Trường Đồng Đế thụ huấn. Rồi sau tháng 1/1973 Hiệp Định Paris ra đời, Tổng Cục Quân Huấn chỉ thị cho các quân trường đưa SVSQ đã học xong 8 tuần huấn nhục về các tiểu khu đi chiến dịch tranh thủ nhân tâm. Một số SVSQ đi chiến dịch ở các tiểu khu gần Sài Gòn như Long An, Long Khánh, Lâm Đồng.. hay “dù ”về Sài Gòn chơi vài ngày. Cá nhân người viết có gặp một số SVSQ “dù” về Sài Gòn nhưng thay vì thấy đeo alpha (ở cổ áo ) thì có một vài tên đeo cánh gà màu vàng ở vai. Hỏi ra thì mấy tên này giải thích, ở làng các thôn nữ biết là đeo alpha thì tương lai sẽ là Sĩ Quan (sẽ không ngó tới thôn nữ) , cho nên đi mua cánh gà màu vàng hay màu đen tác chiến thì dễ tán gái quê hơn.

4.4 Lính DỎM : người viết không có ý định viết về những người lính “kiểng” hay những người mặc đồ lính để trốn quân dịch. Lính DỎM viết trong bài này là nói về mấy tên du kích VC nói phét quá sức tưởng tượng, như hồi 2019, có tên VC lập hồ sơ giả để nhận huy chương “anh hùng” của QĐND. Tên này viết trong bảng thành tích là y một tay nắm kéo trực thăng UH-1B xuống, tay kia thò ra phía sau rút súng K-54 bắn chết vài tên lính Mỹ ngồi trên trực thăng. Tôi gọi những tên VC này là Lính DỎM vì y chưa biết là trực thăng UH-1B mạnh cỡ nào, ông bạn pháo binh của Nhảy Dù cho biết cây trọng pháo 105 ly thường nặng 6 tấn, nhưng pháo 105 ly dã chiến chỉ nặng có 4 tấn rưỡi. Vì pháo 130 ly của VC bắn xa hơn, nên khi đơn vị Nhảy Dù hay TQLC bị pháo 130 ly tác xạ, máy bay trực thăng UH-1B sẽ bốc cây pháo 105 ly dã chiến này đến gần cây 130 ly, phản pháo liền (cây 105 ly dã chiến thả xuống đất là trong vòng 6 phút có thể tác xạ liền, bắn được nhiều tràng pháo binh hơn và chính xác hơn cây 130 ly nhiều)

5. Liệt sĩ DỎM : VC tung hô liệt sĩ Lê Văn Tám tự tẩm xăng chạy vào kho xăng Nhà Bè làm nổ tung kho xăng. Bọn chúng còn viết sách báo và thành lập một công viên mang tên Lê Văn Tám (nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi cũ). Cách nay vài năm , một giáo sư của Viện Sử Học Hà Nội, Giáo Sư Phan Huy Lê - bạn thân của Trần Huy Liệu tiết lộ là Lê Văn Tám là một nhật vật hư cấu không có thật, vì không biết Lê Văn Tám là con cái của ai, Lê Văn Tám không có thân nhân gia đình (có lẽ từ Hỏa Tinh xuống Địa Cầu để làm liệt sĩ giúp Đảng CSVN chống Pháp).

Năm 1966, cán binh Nguyễn Văn Bé đang tải đạn ở Long An thì bị Biệt Kích của VNCH bắt sống, anh này xin hồi chánh, đang ở Trung Tân Chiêu Hồi Thị Nghè thì hay tin báo đài của Hà Nội truy tặng “anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Bé” với những chiến tích “dỏm”. Bộ Chiêu Hồi liền tổ chức họp báo và trình diện cho báo chí Liệt Sỹ Nguyễn Văn Bé vẫn còn sống. Biết bị hố, đài phát thanh Hà Nội và Đài Phát Thanh của MTGP dẹp bỏ mục quảng cáo vinh danh Liệt Sỹ Nguyễn Văn Bé mà không hề có lời giải thích.

6. Giáo sư DỎM : có những người có văn bằng “thiệt” do trường Đại Học “thiệt” cung cấp nhưng không biết cái gì cả, suốt đời không có công trình nghiên cứu mà ngồi ở địa vị cao quý . Mới đây nhà văn Trần Mạnh Hảo chỉ đích danh (bài viết trên Net đề ngày 13 tháng 3 năm 2020) :

6.1 “Giáo sư DỎM” Nguyễn Quang Thuấn – nguyên chủ tịch Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam – phó chủ tịch Hội Đồng Lý Luận Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, đương kim Ủy Viên Hội Đồng Tư Vấn Kinh Tế cho Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Nhà văn Trần Mạnh Hảo chỉ rõ “vào công cụ tìm kiếm Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Quang Thuấn không hề tìm thấy một bài viết nào của nhà lý luận này”. Nhà văn Trần Mạnh Hảo viết tiếp: “Một ông chưa hề viết lách, chưa hề có bài báo nào lên mạng, sao có thể ngồi ghế Phó Chủ Tịch Hội Đồng Lý Luận Trung Ương của Đảng Cộng Sản Việt Nam? “

Hiện nay trong mùa Đại Dich Corona Wuhan, cả nước biết đến Giáo Sư – Tiến Sĩ Nguyễn Quang Thuấn vì ông là bệnh nhân mang số 21 đi Âu Châu (Anh + Italia) về nước mà khai láo lộ trình và che dấu những người đã tiếp xúc sau khi phi cơ đáp xuống phi trường Nội Bài. Công An Hà Nội giữ ông cách ly theo luật định và thẩm vấn ông Giáo Sư – Tiến Sĩ thì mới lòi ra ông Thuấn có vợ bé và có con với bà vợ bé này (ảnh được đưa lên net).

6.2 Giáo sư DỎM Nguyễn Đắc Xuân , giáo sĩ Alexandre de Rhode sinh ngày 15 tháng 3 năm 1591, nhân kỷ niệm 400 năm ngày sinh nhật của ông, tên Giáo Sư DỎM này tuyên bố : “Chữ quốc ngữ tạo ra không nhằm phát triển dân tộc ta mà là công cụ xâm lăng…”

Không nói ra thì người VN không biết, Nguyễn Đắc Xuân tự xưng là “Nhà Huế học”, cựu sinh viên ban Sử của phân Khoa Đại Học Sư Phạm Huế, nay đã gần 80 tuổi mà bộ óc toàn là BÃ ĐẬU chứ chẳng có “chất xám” gì hết :

A. Chữ quốc ngữ Latinh hóa được phát minh vào đầu thế kỷ 17, trong khi nước Pháp xâm lăng nước ta vào năm 1847 dưới thời vua Thiệu Trị. Vậy Giáo sư DỎM Nguyễn Đắc Xuân cho thiên hạ biết sở học của mình ra sao khi gần 150 năm sau “chữ quốc ngữ là công cụ xâm lăng của Đế Quốc Pháp ?”

B. Chính giáo hội Thiên Chúa Giáo của Pháp còn bị Robespierre và Dalton (cầm đầu 2 nhóm chính trị cực đoan là Jacobins và Girondins) tàn sát trong Cuộc Cách Mạng 1789, rất nhiều giáo sĩ phải trốn ra nước ngoài lưu vong, đợi 15-20 năm sau mới dám trở lại nước Pháp. Điển hình là giáo sĩ Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) không dám trở lại Pháp, sau đó ông theo chúa Nguyễn Ánh vào Gia Định rồi chết tại Sài Gòn. Mộ của ông về sau được gọi là Lăng Cha Cả, nằm tại cổng trại Phi Long trên đường đi vào phi trường Tân Sơn Nhứt.

C. Nước Anh và nước Hòa Lan đi tiên phong trong việc đi chiếm thuộc địa mở đầu cho việc thành lập Đế Quốc. Chứng cớ là nước Anh chiếm Ấn Độ và Hòa Lan chiếm Indonesia từ những năm đầu của thế kỷ 18, lúc đó chính phủ Anh và chính phủ Hòa Lan chưa thành lập Bộ Thuộc Địa mà giao trách nhiệm tuyển mộ và quản trị nhân viên cho Công Ty Đông Ấn quản trị Ấn Độ và Công Ty Đông Ấn Hòa Lan quản trị Nam Dương. Nước Pháp đi sau 2 nước Anh và Hòa Lan hơn 120 năm sau, vì khi Ferdinand de Lessep thành công trong việc đào kinh Suez vào năm 1862, nước Pháp dưới thời Napoleon Đệ Tam mới bắt đầu đi xâm chiếm thuộc địa.

6. Học trò và Sinh Viên DỎM : chính quyền Việt Cộng “mị dân” bằng cách cho những thành phần “cốt cán” của chế độ mà trình độ học vấn quá thấp kém, được đi học các trường lớp có tên là Trường BỔ TÚC VĂN HÓA”, trường này chỉ có 3 tháng là qua một lớp, vì vậy chỉ cần 2 năm là học trò được cấp chứng chỉ tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông. Một số lên thẳng Đại Học (dân gian gọi là Học Đại = học mà chẳng hiểu gì cả). Tuy vậy nhu cầu quá lớn nên nhà cầm quyền Việt Cộng ra sắc lệnh thành lập Đại Học Chuyên Tu và Đại Học Tại Chức.

Thiết nghĩ người viết không cần bàn về hiệu năng của 3 Trường BỔ TÚC VĂN HÓA (bậc Trung Học) và Đại Học Chuyên Tu cũng như Đại Học Tại Chức.

Xin trích dẫn lời nhận xét của ông Hoàng Ngọc Hiến: “Dắt một con bò từ Việt Nam qua Liên Sô, rồi dắt về một phó tiến sĩ”.

7 .Nhà thơ DỎM : người viết không luận bàn về tài năng và nhân cách của những nhà thơ DỎM, chúng tôi chỉ đưa ra những thành quả của họ.

7.1 Tố Hữu nịnh bợ và thán phục Stalin quá đáng như là

“Yêu biết mấy nghe con tập nói –
Tiếng đầu lòng con gọi Xít Ta Lin”.

Thi hào Vũ Hoàng Chương đã mắng Tố Hữu về sự “láo khoét” này rồi nên người viết không lập lại.

7.2 Xuân Diệu làm thơ “đấu tố” bố mẹ ruột

Ai về làng Bố Hạ
Nhắn vợ chồng thằng Thu (*)
Rằng chúng bây là lũ quốc thù
Lôi cổ bọn nó ra đây…
Bắt quỳ gục xuống đọa đầy chết thôi.”

Chú thích : vợ chồng thằng Thu chính là ông bà Ngô Xuân Thu, cha mẹ ruột của Xuân Diệu

Nhà văn Hoàng Hải Thủy dùng tiếng “Tây bồi” để phê phán tư cách của Xuân Diệu : FINIR L’ EAU DIRE (Finir = Hết , L’ eau = Nước , Dire = Nói)

7.3 Nhà thơ Bút Tre làm thơ để vinh danh “chiến công” của cô du kích :

O du kích cầm súng trường nhắm bắn máy bay Mỹ
Con Ma và Sấm Sét (*)trúng đạn , rơi ngay cửa…mình

Chú thích “Con Ma” = phi cơ Phantom F4 của Mỹ, Sấm Sét = phi cơ Thunderchief F-5 của Mỹ

O du kích = cô du kích

7.4 Năm 1982, khi đang bị giam tại Trại Cải tạo Bình Điền – Huế Thừa Thiên, chúng tôi một toán tù cải tạo khoảng 40 người được lệnh làm sạch sẽ con đường từ bến xe vào đến gần cổng trại để thân nhân của tù nhân đi bộ đến nhà thăm gặp khỏi bị lầy lội. Như thường lệ, cán bộ dẫn giải không cho phép tù nhân trò chuyện với người nhà trên đường đi. Hôm đó ,toán tù nhân chúng tôi gặp 2 người đẹp, một người khoảng 30 tuổi và cô gái đi cùng khoảng 24 -25 tuổi. Cô này rất xinh đẹp, ăn mặc rất nhã nhặn nhưng tươm tất lịch sự. Bỗng nhiên, anh Dương Viết Điền làm thơ chọc ghẹo cô gái :

Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có tô mì hay chăng ?
(nhại thơ của Nguyễn Du)

Hai người đẹp dĩ nhiên là cười, nhóm tù nhân chúng tôi cũng cười mà ngay cả 2 cán bộ dẫn giải cũng cười bò ra, điều đó làm chúng tôi không bị la rầy mà còn được châm chước thông cảm. Anh Điền phân trần : “đi tù đói quá thì phải hỏi có tô mì hay không chớ hỏi cái gì bây giờ ?”

Anh Dương Viết Điền sinh năm 1943, cựu sinh viên Luật Đại Học Huế, cựu sinh viên khóa 1 Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Dalat, hiện nay đang cư ngụ tại thành phố Van Nuys thuộc Los Angeles County.

8. Nhà văn DỎM : mới đây ở huyện Trần Văn Thời – Cà Mau, một cô giáo ra đề cho học sinh tập làm văn: “Em hãy cho biết thần tượng của em là ai, và hãy tả người đó”

Tác giả Lộc Dương đưa bài viết Tập Làm Văn của một học sinh lớp 4 khi em chọn thần tượng của em chính là Chủ Tịch Nước CHXHCNVN Nguyễn Phú Trọng, bài văn khá dài nên chúng tôi chỉ trích đoạn cuối cùng như sau :

…..Nhưng em vẫn yêu thích thần tượng Bác Trọng của em. Em cầu chúc cho bác sống lâu để cho đáng đời nguyên cái xóm em đã tích trữ rượu bia chờ liên hoan khi Bác Trọng chết. Em cũng cầu mong một lần được gặp Bác Trọng để coi ngoài đời Bác có đẹp như trong hình không, chứ đừng như Bác Hồ, trong hình thì đẹp như tiên ông, còn ngoài đời Ba em nói xấu và ốm nhom như con ma đói, nhìn vào chỉ thấy toàn đầu cổ cánh, không có miếng thịt nào. Em xin hết./.

9. Đàn Bà DỎM: bên Thái Lan có những thanh niên nam “cải giống” thành phụ nữ, họ tổ chức những cuộc thi “Hoa Hậu Cải Giống” và quả thực những Đàn Bà DỎM này ngoại hình còn đẹp hơn những phụ nữ thứ thiệt. Phòng trào nở rộ đến nỗi nhiều thanh niên Việt Nam cũng sang Thái Lan “chuyển giống”. Nguyên nhân chính là Thái Lan là một đất nước du lịch, hàng năm số du khách biến thiên từ 3 đến 5 triệu người. Và dịch vụ Phục Vụ Tình Dục cho số lượng du khách lớn như vậy đòi hỏi nhiều đàn bà và lợi tức kiếm được trong dịch vụ này rất khá. Nhưng phụ nữ Thái Lan muốn kiếm tiền qua dịch vụ Phục Vụ Tình Dục không nhiều, cho nên các tổ hợp Công Ty Du Lịch đã bỏ tiền trả cho dịch vụ “cải giống” (có nơi gọi là “chuyển giới” ) này. Chi phí rất tốn kém nên mỗi cá nhân muốn “chuyển giống” không thể tự mình trang trải nổi..

Đàn Bà DỎM cũng có nhiều lợi thế, vì không có tử cung và buồng trứng nên không có kinh nguyệt, do đó có thể “làm tình 30 ngày trong tháng” mà không cần ngưng nghỉ khi có kinh như đàn bà thiệt. Khi lớn tuổi, đàn bà DỎM không thể mắc bệnh Ung Thư Tử Cung hay Ung Thư Vú như những Đàn Bà thiệt.

Cấu trúc tự nhiên của xương người đàn bà bao giờ cũng nhiều khoảng trống hơn xương của đàn ông (nghĩa là chỉ số mật độ - density nhỏ hơn xương đàn ông). Mặt khác , đàn bà gần tới ngày sinh đẻ, não bộ tiết ra những hormones làm giảm độ calci và phosphore trong vùng xương chậu, điều đó làm xương chậu mềm hơn khiến bào thai dễ chui lọt ra ngoài. Suy ra sau khi sinh con, thức ăn của người mẹ cần tăng cường thêm calci + phosphore và phải tập thể dục để bộ vị trở về vị trí bình thường.

Chứng loãng xương xảy ra khi người đàn bà thiệt bị tắt kinh cũng sẽ không xảy ra đối với người Đàn Bà DỎM.

Đối với các nữ lực sĩ, các nữ vận động viên thể thao nếu đúng vào ngày tranh giải mà có “kinh nguyệt” thì đâu có thể nghỉ ngơi hay “delay” được, các bác sĩ giải quyết bằng cách đặt máy hút (nhỏ cỡ ống hút) hút sạch các kinh nguyệt trong vòng 3-5 phút là các nữ lực sĩ thi đấu bình thường.

10. Đàn ông DỎM : Thái Lan cũng là nơi có nhiều cuộc giải phẫu để biến đàn bà thiệt thành Đàn Ông DỎM. Phụ nữ Do Thái đi du lịch Thái Lan rất nhiều để mua SEX, vì họ không thể du lịch sang các nước Arab (lúc nào cũng muốn tiêu diệt quốc gia và dân tộc Do Thái)

Thông thường tất cả các cơ quan trong cơ thể con người đều có 01 động mạch dẫn máu đỏ vào và có 01 tĩnh mạch dẫn máu đen ra rồi bơm về phổi. Oxygen khi ta hít thở vào phổi sẽ chuyển hoá máu đen thành máu đỏ , rồi chu kỳ tuần hoàn lại tiếp tục. Riêng dương vật của đàn ông có 2 động mạch dẫn máu đỏ vào và 01 tĩnh mạch bơm máu đen ra. Do đó khi bị kích thích và hứng khởi, dương vật đàn ông mau cương cứng và trở nên có màu tím vì máu đỏ được bơm cấp tốc vào dương vật (có các cơ phận giống như bắp thịt tổ ong đón nhận máu đỏ).

Khi đạt đến cao triều, trong óc của người đàn ông tiết ra một hóa chất ra lệnh cho van tĩnh mạch mở ra và hiện tượng này bình dân gọi là “xìu” vì máu đỏ đã được thoát vào tĩnh mạch khi van tĩnh mạch được mở (khi hứng khởi, hóa chất ra lệnh đóng van tĩnh mạch)

Cái mà người Việt Nam gọi là “thượng mã phong” chính là người đàn ông bị mắc bệnh tim mạch, van tĩnh mạch không mở ra nên khi chết mà dương vật vẫn còn cương cứng. Mọi sự kết tội người đàn bà làm cho người đàn ông bị triệu chứng Thượng Mã Phong đều sai lầm (như lịch sử VN đã tru di tam tộc danh thần Nguyễn Trãi vì cho rằng Thị Lộ làm vua Lê Thái Tôn bị Thượng Mã Phong)

Như người viết vừa mô tả đoạn trên, người đàn ông thứ thiệt không thể làm tình nhiều lần trong ngày được. Suy ra dương vật của người Đàn Ông DỎM sẽ được set up cương cứng và dài mãi mãi, không có chuyện xuất tinh khi đạt cao triều, vì các bác sĩ khó chế tạo được 2 động mạch dồn máu vào dương vật, nhất là không thể chế tạo được giây thần kinh điều khiển được van mở của tĩnh mạch.

Mặt khác nhu cầu thuê người Đàn Ông DỎM phục vụ tình dục cho các bà tìm vui không đòi hỏi chuyện đó, nghĩa là người Đàn Ông DỎM có thể phục vụ khách hàng 1 giờ hay nhiều giờ liên tiếp mà không gặp trở ngại “xìu xìu ển ển”. Đó là chưa kể người Đàn Ông DỎM có thể đi khách nhiều lần để mau chóng thanh toán “chi phí chuyển giống” cho Công ty Du Lịch đã ứng ra trước.

Người Đàn Ông DỎM sẽ không bị bệnh Ung Thư Tuyến Tiền Liệt như những người Đàn Ông thứ thiệt thường hay mắc phải.

11. Đàn Bà Thiệt nhưng DỎM một phần: con gái của những nước Arab (giàu có nhờ dầu hỏa) thường được gia đình đưa sang du học ở Anh Mỹ, đây là các xứ tự do, có nền giáo dục cao và không bị kỳ thị giới tính. Nhưng một số lớn các cô phải trở lại quê nhà để lấy chồng, và để cho yên thân, gia đình các cô đã chi ra những món tiền lớn để “vá màng trinh”. Những đọc giả nào đã đọc tiểu thuyết Godfather của tác giả Mario Puzzo thì thấy rằng chuyển mổ xẻ dao kéo như vừa nói đã có từ thập niên 1940 (chứ không phải bây giờ của thế kỷ 21). Xin nhắc lại một chút, sau khi con trai lớn của ông Trùm Vito Corleone bị phe của ông Trùm Sollozo bắn hạ, bác sĩ Jules thấy bồ của Santino cô đơn nên quay ra tán cô này. Là một phụ nữ căng đầy sức sống, nhưng Lucy Mancini có vẻ “sợ đàn ông”. Một hôm bác sĩ Jules lột trần được Lucy thì cô này lại khóc.

Ngó bề ngoài của Lucy, bác sị Jules hiểu cả, bởi vì Lucy là “con rồng lộn” và có “đại âm thần” quá lớn. Trước khi gặp Santino, rất nhiều bạn trai của Lucy bỏ chạy, chỉ có Santino không care. Bác sĩ Jules đi lấy quyển Anatomy (dạy về Cơ Thể Học của trường Y) chỉ cho Lucy thấy trường hợp của Lucy rất dễ giải quyết. Sau đó, bác sỹ Jules đem Lucy đến Clinique chuyên môn của ông bạn giải phẫu dị tật của Lucy. Trong khi mổ, bác sĩ Jules là người đánh thuốc mê hồi sức và đưa dụng cụ cho bác sĩ giải phầu. Cũng cần nói thêm là bác sỹ Jules là bác sĩ kiệt xuất về phá thai, nhưng do xui xẻo bị Hội Đồng Y Khoa treo bằng “cấm hành nghề”. Bố già Vito Corleone tuyển dụng bác sĩ Jules để take care mấy em “poule de luxe” của hệ thống sòng bài của Bố Già ở Las Vegas.

Hiện nay thì chuyện bơm môi, xẻ mũi, xẻ cằm, nâng vú, xẻo mông, hút mỡ bụng… không còn lạ và cũng chẳng cần dấu diếm.

12. Đàn Ông Thiệt nhưng DỎM một phần : có những người đàn ông chưa tới 40 tuổi mà đã có 5 con (3 trai và 2 gái). Mụ vợ sợ quá đề nghị ông chồng đi thắt “ống dẫn tinh” để khỏi đẻ thêm nữa. Ông chồng đồng ý và ông vung vít xả láng trong vấn đề cặp bồ trai gái. Tôi hỏi ông sao gan vậy, ông nói “tao cắt ông dẫn tinh rồi, đâu có sợ bầu bì trai gái gì nữa” . Cách nay khoảng 20 năm, khi kỹ nghệ điện tử sa sút , ông chơi chứng khoán nên mất cả 2 nhà, vợ ly dị hẳn ( các con đã lớn đi làm xa). Tình cảnh khốn cùng đến nỗi phải tá túc ở garage của ông anh ruột. Thời gian sau ông đi làm security, lương không nhiều nhưng cũng đủ sống. Rồi ông có việc về Việt Nam chơi 2 tuần, ông gặp người bạn đồng ngũ (nhưng lớn tuổi hơn ông), người bạn này khẩn khoản yêu cầu ông lấy con gái của ông ta (lúc đó khoảng 27- 28 tuổi).Ông bạn này nói, dù có khó khăn nhưng ở Mỹ cũng dễ xoay sở hơn, chứng cớ là cô con gái đã 27- 28 tuổi mà không dám lập gia đình. Ông bạn của tôi về Mỹ lại và làm thủ tục đem vợ sang Mỹ. Cũng như nhiều người khác, cô vợ này đi học làm nail và cũng kiếm khá tiền. Sau 2 năm, được Sở Di Trú cấp thẻ xanh 10 năm, cô vợ sau xin phép trở về thăm nhà 01 tháng.

Sau khi trở lại Mỹ, cô vợ sau mới kêu gọi lòng nhân từ của người bạn tôi vì cô này có làm tình với người yêu cũ và đã dính bầu. Cô nói, nếu đuổi cô về VN thì khổ cho nhà của cô và khổ cho chính cô nữa vì không biết sinh sống ra làm sao khi có đứa con nhỏ. Mà cô cũng biết là ông bạn của tôi đã thắt ông dẫn tinh rồi. Bí lối, nghĩ không ra cách giải quyết, anh bạn hỏi ý kiến của tôi, đề nghị của tôi như sau :

. không ai biết anh đã thắt ống dẫn tinh, nên tính về nguyên tắc và thực tế, anh vẫn là cha của đứa bé.
. trẻ con không chịu trách nhiệm về sự ra đời của nó.
.có những cặp vợ chồng không thể có con về mặt sinh lý, họ đã phải xin y chứng để được phép về VN xin con nuôi.
. sự may mắn đến với mọi người nhưng nếu anh không open mind thì làm sao anh có thể biến việc đến với anh ngày hôm nay trở thành may mắn cho anh về sau.
. cơ thể của anh nếu bị tai nạn hay bị bệnh cần phải cắt bỏ thì cũng phải cắt thôi. Chuyện cô ấy mang bầu với người yêu cũ chỉ là tai nạn, không nên vì thế mà cư xử mất nhân tâm và thiếu nhân đạo.

Kết quả là hiện nay, đứa bé được 12 tuổi : ngay sau khi đứa bé ra đời, anh bạn tôi nạp đơn xin Medical và chính anh nói với tôi “ai ngờ mình là người ăn theo đứa nhỏ”. Rồi tới khi 62 tuổi, anh bạn tôi xin nghỉ hưu non của SSI, ngoài 750 dollars/ một tháng của SSI, người worker Sở Xã Hội còn cho hay, đa số khi lãnh hưu non, 99% người lãnh hưu non đều có con lớn hơn 18 tuổi, ông bạn của tôi có con nhỏ 2 tuổi nên đứa nhỏ được Sở Xã Hội cấp thêm 450 dollars/ một tháng (cho đến khi tròn 18 tuổi) theo luật định, Tổng cộng tiền SSI lên tới 1,200 dollars nên ông bạn của tôi không đi làm Security nữa mà ở nhà chăm sóc đứa nhỏ để bà vợ đi làm nails. Vui vẻ cả nhà !

Người Đàn Ông thiệt nhưng DỎM một phần còn phải kể đến những ông thay đổi kích thước lớn nhỏ và dài ngắn của dương vật mà chúng ta thấy quảng cáo đầy rẫy trên các tạp chí về SEX. Sự thay đổi có thể đến từ thuốc men (bao gồm cả Tây Y lẫn Đông y cũng như loại cream, thuốc uống và trợ huấn cụ) và cũng không thiếu các văn phòng bác sĩ quảng cáo sự thay đổi kích thước to nhỏ - dài ngắn qua phương pháp giải phẫu.

Cách nay khoảng 25 năm, ngay tại Silicon Valley, có những người trẻ giàu có nhanh chóng vì trúng stock khi kỹ nghệ DOT.COM trở nên nóng bỏng. Một kỹ sư VN dám bỏ 100,000 dollars để thay đổi kích thước dương vật. Vị bác sĩ Mỹ dẫn anh ta đến 01 freezer lớn, nơi đó đã chứa cổ gà đông lạnh. Vị bác sĩ cho anh chon lựa size (small – medium và large) rồi làm contract qui định chiều dài của dương vật mà anh ta muốn sở hữu. Sau khi thực hiện xong cuộc “ráp nối”, bác sĩ nói một tháng sau anh phải trở lại để tái khám. Trong thời gian đó, nếu có gì bất thường, phải gọi cho vị bác sĩ ngay.

Một tháng sau, khi trở lại, vị bác sĩ hỏi: “Thế nào, OK tất cả chứ ?”

Anh chàng kỹ sư trả lời : “ Dạ, OK,tất cả đều work well. Nhưng có một chút trục trặc”

Vị bác sĩ hỏi liền: Trục trặc như thế nào và trục trặc ra làm sao ?

Anh chàng kỹ sư nói : “Mỗi ngày, tôi phải tốn cả giờ đồng hồ để nhổ lông măng ở đoạn ráp nối”

13. Lãnh Đạo DỎM : đây là bọn đi cướp chính quyền rồi dùng bạo lực trong tay để duy trì quyền lực, bọn này không có tài cán gì mà nhân dân cũng chắng ai bầu. Chúng luôn luôn kêu gào khẩu hiệu ĐẢNG CỬ , DÂN BẦU” điều đó cũng có nghĩa là ĐẢNG KHÔNG ĐỀ CỬ , THÌ NHÂN DÂN KHÔNG ĐƯỢC ĐI BẦU”. Vì không được nhân dân bầu lên để phục vụ cho DÂN, nên bọn Lãnh Đạo DỎM chỉ biết làm đẹp lòng cấp trên hay quan thầy của chúng. Trận Dịch CORONA WUHAN vừa qua, Tập Cận Bình và Trung Ương Đảng CS Trung Hoa ra lệnh “bưng bít” và “dấu nhẹm” chỉ để được tiếng là “ổn định chính trị”. Tới khi bùng phát không dấu nổi nữa thì mới thông báo “Đại Dịch”. Do vậy vi khuẩn CORONA WUHAN hay CORONA CHINA đã tràn lan hơn 150 quốc gia.

Trở lại định nghĩa của từ ngữ DỞM = làm ra vẻ khác người, nhưng làm DỞ quá, khiến trở nên lố lăng khó coi. Người viết chỉ phớt qua các hiện tượng lố lăng của 3 người DỎM :

1*- Thanh Hải Vô Thượng Sư sửa sắc đẹp, căng da mặt, cắt mí mắt… ăn mặc lòe lọet giống như mấy bà đồng bóng. Đó là chưa kể bà ta thuê Phạm Duy đặt nhạc cho những bài thơ của bà ta.

2*- Nhất Hạnh không còn nằm trong hàng ngũ chư tăng, vậy mà hồi năm 2007, y ta xúng xính áo mão còn long trọng hơn Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết là Tăng Thống Hội Chủ thứ thiệt của GHPGVNTN (khi đón rước Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, cá nhân tôi không thấy 2 lọng vàng đi 2 bên)

3*-Tỷ phú Hoàng Kiều ăn mặc trang phục của Hoàng Đế, nhưng chẳng toát ra vẻ uy nghiêm như kép Thanh Bạch trong tuồng Hồ Quảng, lại càng kém xa cô Bảy Phùng Há khi cô Bảy đóng vai Lữ Bố trong vở tuồng Phụng Nghi Đình. Cả Cô Bảy Phùng Há và kép Thanh Bạch đã tập dượt nhuần nhuyễn trong thời gian dài. Trông Hoàng Kiều mặc trang phục Hoàng Đế thì thấy ngay vẻ lọng cọng ấm ớ, giống như nhân vật Chử Đồng Tử được công chúa Tiên Dung cho mặc bộ quần áo đầu tiên trong đời .

Để chấm dứt bài viết bài viết này, người viết xin kể một chuyện JOKE như sau :

Trong một tiệm Pet Store, người ta thấy 3 con két xanh lục y như nhau nhưng giá cả khác nhau.

Khách hỏi con két giá 1,000 dollars có khả năng gì đặc biệt ? Chủ tiệm đáp : Con Két này biết nói tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp.

Còn con két giá 2,000 dollars có khả năng gì ? Chủ tiệm đáp : Con này biết nói tiếng Việt, tiếng Quan Thoại và tiếng Nga.

Còn con két giá 3,000 dollars có khả năng gì ? Chủ tiệm đáp : Con két này không nói được tiếng nào cả. Khách hỏi : Vậy sao giá của nó tới 3,000 dollars.

Chủ tiệm đáp : Dạ thưa, giá của nó mắc vì nó là con két Lãnh Đạo. Chính nó chỉ đạo và ra lệnh cho 2 con kia phải nói theo đúng “đường lối và chính sách” của Đảng.

Khi Đất Đai Thành Món Lợi





Bảo tồn giá trị lịch sử của Việt Nam Cộng Hoà





Pacific University alum writes book about escaping Vietnam- Tác giả Gabby Urenda


To most people, the Tim and Cathy Tran Library on Pacific University's wooded campus in Forest Grove is just like any other building.

But for Tim Tran, who the library is named after, it's a symbol of hope. His new book, "American Dreamer: How I Escaped Communist Vietnam and Built a Successful Life in America," details his journey from studying in the United States to then having to flee his home country during a war.

Tran was a top international student from South Vietnam who was awarded a scholarship to study in the United States in 1970. His wife, Cathy, was also among the cohort that studied at Pacific University.

For Tim Tran, completing his schooling in the United States was an honor, he said.

Tran was only 4 years old when his parents fled communist North Vietnam on a U.S. landing craft going to South Vietnam, due to ongoing conflict in the region.

"I was very fortunate to receive the scholarship," said Tim Tran. "My parents were very pleased, and they knew that this was a dream come true for every parent."

But the dream soon faded.

After graduation, Tim and Cathy Tran were required to return to South Vietnam. Tim Tran was hopeful that the area wouldn't be overrun by the communist government controlling the northern part of the country.

The Vietnam War pitted the communist government of North Vietnam, backed by the Soviet Union, the People's Republic of China, North Korea and other communist neighbors, against South Vietnam and its allies, led by the United States.

For the Soviets and Americans, it was just one of many battlegrounds during the decades-long Cold War. For the Vietnamese, it was the sundering of an ancient nation, torn apart by political machinations and then reassembled at gunpoint.

Life became difficult for Tran when South Vietnam fell to the communists on April 30, 1975. At the time, he landed a dream job with Shell Oil in Saigon, which was renamed Ho Chi Minh City after the war.

"They did a check on the biography of every employee," explained Tran. "When they discovered that I spent four years in the U.S., they immediately suspected that I was a Central Intelligence Agency agent. I was interrogated and finally fired."

Tran realized he wasn't safe in Vietnam. With his ties to the United States and his family history as emigres from the North, if he stayed, he could be arrested, imprisoned or worse.

"I regret it," Tran said, reflecting on his decision to go back to South Vietnam after studying at Pacific University. "After my return, I was living in hell, and I almost lost my life a couple of times trying to escape."

When Tran fled Saigon, he went with his wife and father. They left Tran's mother behind.

Over the next four years, Tran and his family were met with many failed attempts to reach freedom. One of Tran's worst memories is of his father dying in a senseless act of violence.

"We fell into the path of a notorious murderous gang," he recalled. "In that (escape) attempt, my father was murdered, and Cathy and I were dumped into the Saigon River and left to drown."

Tim and Cathy Tran did manage to escape Vietnam, though. They eventually arrived in a coastal province of Malaysia. They carried fake IDs and travel documents, paid bribes in gold, and finally boarded a rickety, overcrowded boat with 350 other people. The boat was designed for a 50-person capacity.

On the open seas, the boat came under repeated attacks from pirates, Tim Tran said. He remembers they robbed him of his Levi jeans and prescription glasses.

Tran recalls jumping out of the damaged boat for higher ground and ultimately finding himself in a makeshift barbed-wire prison on the beach, followed by months in a Malaysian refugee camp.

"There was no cleaning or sanitation," he said. "People simply in terrible condition."

ran's sister was living in Oregon at the time. She and his friends filed papers to sponsor him for immigration to the United States through the United States Catholics Conference. The United States at the time had a policy of bringing in refugees with family connections in America.

Tran's friends at Pacific University also asked prominent politicians to write letters to the Naturalization Service and the American Embassy in Kuala Lumpur, Malaysia, to advocate for his application.

"Later on, I learned that my file contained letters from U.S. Senators Bob Packwood and Mark Hatfield and U.S. Congressman Les AuCoin," said Tran. "Finally, I was interviewed by the U.S. delegation and approved for asylum and resettlement in the U.S."

When Tran arrived at Seattle-Tacoma International Airport, he couldn't contain his joy after the hardships he suffered.

"As we made our way to immigration services … (an official) said 'hello' to me," said Tran. "And he said, 'Welcome to the United States of America.' And then my eyes were filling with tears."

At first, Tran took a low-level accounting position with Johnstone Supply, a Portland-based distributor of heating, ventilation and air conditioning equipment. He went on to become the chief financial officer of the company.

Tim and Cathy Tran became major donors to Pacific University. The library that now bears their name was renovated last year.

Tim Tran hopes his new book can help inspire others to keep their head up during tough times, especially during the coronavirus pandemic, ongoing racial injustice and economic disparity.

"My story is a ray of hope in this terrible time," Tran said.

He added, "We cannot wait for inclusion and diversity and equality to be done by everybody else. We need to help ourselves by getting a better and more effective education so we can get a better job and better pay to live a better life."


Nhà Đương Cuộc Cộng Sản Việt Nam Không Phạm Sai Lầm Và Cũng Không Đổi Mới- Tác giả Trần Văn Chánh


Khoảng 20 năm nay, tôi đã viết hàng trăm bài đăng trên các báo chí công khai trong nước (kẹt lắm không đăng đâu được mới phải gởi lên mạng internet vài ba bài), phần nhiều thuộc loại chính luận, liên quan đủ mọi vấn đề quốc kế dân sinh hệ trọng, theo hướng phê bình góp ý thẳng thắn cho các nhà đương cuộc với ước mong đất nước Việt Nam chúng ta ngày một khá hơn và người dân lao động bớt phải lao đao lận đận trong một trong một xã hội tiếng là xã hội chủ nghĩa nhưng đầy rẫy bất công mà hố ngăn cách giàu nghèo ngày một thêm giãn rộng, các hiện tượng tham nhũng tiêu cực ngày một thêm gia tăng, tội ác và đạo đức xã hội xuống cấp như lao dốc đến mức vô phương cứu chữa!

Trong khi vận dụng ngòi bút một cách đầy thiện ý như vậy, tôi đã cố ý không dùng tới chữ Đảng (hay Đại hội Đảng, Nghị quyết Đảng. Điều lệ Đảng…) vì không muốn trực tiếp đụng chạm vào cái gọi “vùng cấm”, một thứ cấm kỵ vô hình không có văn bản pháp luật quy định mà ai muốn góp ý gì cũng phải liệu hồn! Và để tránh dùng chữ “Đảng” vốn mang một hàm ý đỏ hoét và dữ dội, tôi đã phải thay thế bằng một số từ ngữ nghe nhẹ nhàng hơn, như Nhà nước, Chính phủ, hoặc “nhà cầm quyền”, “nhà đương cuộc”, “nhà chức trách”, hoặc lịch sự hơn nữa là “những người có trách nhiệm”…

Tôi chỉ là một phần tử quá bé nhỏ, một công dân không chức vụ, cùng lúc và song song với tôi còn có hàng trăm, hàng ngàn vị nhân sĩ trí thức, cán bộ công nhân viên chức nhà nước và thường dân, họ cũng tận tình góp ý vì được nhà cầm quyền “của dân, do dân, vì dân” khích lệ, mục đích là để góp phần đổi mới diện mạo đất nước về các mặt chính trị-kinh tế-văn hóa-xã hội…. Nhưng sau nhiều chục năm tỏ bày trung thực chính kiến đủ kiểu đủ nơi, mọi người đều cảm thấy rõ ý kiến của mình dường như lạc lõng vô vọng trước sự lúng túng bất lực của cái tổ chức thành trì xơ cứng có trách nhiệm lãnh đạo toàn diện đất nước, vì những điều gì cần được khắc phục thì trái lại chỉ có tăng thêm hoặc biến tướng một cách thiên hình vạn trạng (như nạn đặc quyền đặc lợi, chạy chức chạy quyền, tham nhũng hối lộ, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, nhiễm độc thực phẩm, bằng dỏm bằng giả, gian lận thi cử…), số cán bộ cấp cao vào tù ngày một đông thêm, tệ nạn xã hội không giảm…  Giả định đem tất cả những điều mọi người góp ý phân loại ra gom lại thành sách, thì cũng phải trên chục ngàn quyển dày cộp, phải xây một thư viện “dân ý” rộng bằng thư viện quốc gia chứa cũng không đủ!

Thoạt nghĩ, ai cũng có thể cho rằng sở dĩ có tình trạng ù lì kéo dài như trên là vì nhà đương cuộc cộng sản Việt Nam  (CSVN) đã phạm phải nhiều sai lầm đáng trách và một cách có hệ thống, nhưng nghĩ kỹ lại thì không phải thế. Bởi một lẽ đơn giản, sai lầm là do bệnh ấu trĩ hoặc thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm và một khi được người khác chỉ ra nhắc nhở thì phải có phương cách sửa chữa, sớm hoặc muộn. Ở đây, trái lại, người ta không thiếu kinh nghiệm, mà lại có rất nhiều kinh nghiệm, chủ yếu là kinh nghiệm “làm lơ” hoặc trấn áp khi cần. Theo cách nhìn này thì các nhà đương cuộc CSVN không phạm một sai lầm nào cả, mà chủ trương chính sách của họ là nhất quán xuyên suốt như thế như thế, “nhất mạch tương thừa”, dù người đứng đầu có thể khác nhau, được công khai ghi trong các bản nghị quyết hoặc ngấm ngầm chỉ thị từ bên trong, về điều mà họ cần phải làm, mà nếu không làm vậy thì họ không còn là họ nữa, đã biến sang một bản chất khác. Ví như chủ nghĩa lý lịch, việc chọn người theo phương thức quy hoạch và cơ cấu (vô các cơ quan chính quyền, đoàn thể, Quốc hội…) có tác dụng xấu tiêu diệt người tài đức, để chen vào những kẻ cơ hội bất tài phá hại quốc gia, thì CSVN về cơ bản chưa bao giờ chịu khắc phục sửa chữa bằng những giải pháp cụ  thể. Hoặc như Cải cách ruộng đất (CCRĐ), hợp tác hóa nông nghiệp, chế độ quan liêu bao cấp… đã đưa nhân dân miền Bắc trong thời gian dài (1954-1975) vào cái tình thế hiểm nghèo khốn khổ không thể tưởng tượng, các nhà lãnh đạo cấp cao bên trên đều trông thấy rõ đó, nhưng chẳng hề biết xót xa động lòng, và sau khi hi sinh hàng triệu nhân mạng để “giải phóng” miền Nam năm 1975 rồi thì bao nhiêu phương thức/mô hình cũ của miền Bắc XHCN cũng đều được đem ra áp dụng đầy đủ, trong việc cũng hợp tác hóa nông nghiệp, cũng cải tạo tư sản, và nhất là còn thêm các trại tù cải tạo vô cùng khắc nghiệt, khiến cho sinh linh đồ khổ, lòng người ly tán, tạo nên một phong trào thuyền nhân người Việt bỏ xứ ra đi một cách đau đớn trên lộ trình biển hiểm nguy với quy mô chưa từng thấy trong lịch sử. Làm cho dân khổ bằng chính sách bần cùng hóa đã là sai lầm có tội rồi, nhưng họ đâu cho đó là sai lầm, nên vẫn cứ tiếp tục áp dụng vào miền Nam Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất.  Đường lối văn nghệ cũng vậy thôi, tiêu diệt mọi sáng kiến và trí sáng tạo văn nghệ cá nhân, làm tê liệt tự do tư tưởng, để chỉ cho ra những sản phẩm giáo điều cổ vũ đấu tranh giai cấp cùng lòng thù hận, ai làm trái sẽ không còn đất sống, mà tiêu biểu là vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (1955-1958). Họ phải làm và cần làm như vậy để triệt tiêu những mầm mống và tàn dư của chủ nghĩa tư bản, để cho tầng lớp hữu sản không thể ngóc đầu dậy được, bao nhiêu lợi quyền về tay nhân dân nhưng thực tế và chủ yếu là vào tay những người được phân công quản lý mọi mặt chính trị-kinh tế-văn hóa-xã hội ở các cấp từ trung ương xuống đến các thôn xã, với kết quả thực tế là hình thành nên một giai cấp mới mà người ta còn gọi tư sản đỏ, cũng là nguyên nhân gốc rễ của tình trạng tham nhũng hối lộ và thu nhập tài chính bất lương có sự câu kết lẫn nhau giữa các nhóm lợi ích, vô phương cứ chữa! 

Trong năm 1956, khi cuộc CCRĐ long trời lở đất đã bể đổ hết rồi, với cả trăm ngàn người bị đấu tố kết tội oan và bị giết, người ta bắt buộc phải đứng ra tổ chức nhận khuyết điểm. Họ mời một giáo sư tên tuổi ra thuyết trình về nguyên nhân của những sai lầm trong CCRĐ, vị này được lời như cởi tấm lòng, thẳng thắn phân tích nói ra hết các sự thật và đề nghị một loạt giải pháp cơ bản theo hướng cải cách chính trị. Vị giáo sư tài giỏi trung thực mà hồn nhiên này sau đó bị “rút phép thông công” phải kéo lê cuộc đời của người trí thức khốn khổ cho đến ngày tàn lụi. Trong khi đó, những nhà lãnh đạo trực tiếp cuộc CCRĐ thì tuy có bị tập thể kiểm điểm để nhận kỷ luật nhưng cũng chỉ thể hiện dưới hình thức chuyển công tác khác, về sau có người còn ngoi lên lại để nắm vị trí đứng đầu nhất nước. Hầu như không ai tự từ chức hoặc bị cách chức về đuổi gà cho vợ!

Năm 1960, khi nhà lãnh đạo Khruschev của nước đàn anh Liên Xô đứng ra hô hào “xét lại” thì cả nhóm những người cầm quyền trong nước hoang mang, “ủa sao lạ vậy?”, họ yêu cầu một ông có tư cách hàn lâm về chủ nghĩa Mác-Lê ra giải thích. Ông này cũng thật tình, nói ra hơi hướm ủng hộ xét lại, thế là đời ông bắt đầu khốn khổ với hai lần ngồi nhà tù CS…

Cho nên mới nói, các nhà đương cuộc CSVN không nghe lời nói phải quấy của ai bao giờ và cũng không hề phạm sai lầm. Chỉ là do họ cố ý cần làm những việc phải làm, kiên trì nguyên tắc lập trường cơ bản, sau khi đã bàn bạc kỹ trong bộ máy tổ chức chính trị ở cấp quyết định cao nhất. Ai chỉ ra việc họ làm mà nói đó là sai lầm thì đồng nghĩa với sự khốn khổ, như thể có tội, bị nghi kỵ, bị cho là có kẻ địch bên ngoài lợi dụng câu kết chống phá, mất quan điểm lập trường, rồi bị hạ tầng công tác, cho đi lao động khổ sai cải tạo tư tưởng, hoặc thậm chí ngồi tù…

Do không bao giờ vô tình phạm sai lầm vì bệnh ấu trĩ hay vì thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên CSVN cũng không bao giờ chủ động chịu đổi mới. Chính phủ liên hiệp năm 1946 quy tụ các thành phần trí thức sáng giá trong nước chẳng qua chỉ là sách lược chính trị tạm thời, mà mắt thiên hạ. Quốc hội thời đó cũng vậy, và cái bản hiến pháp đẻ ra trong giai đoạn này được nhiều người khen là dân chủ nhất trên thực tế tính cho đến mãi hôm nay cũng không có một điều nào được thực hiện, nhất là về các quyền công dân liên quan đến tự do ngôn luận, biểu tình, lập hội… Cho đến Hiến pháp năm 2013, sau nhiều lần chỉnh sửa hình thức câu chữ,  bản chất cũng chỉ là một.

Tương tự như vậy, các bản nghị quyết Đại hội (5 năm một kỳ) đi cùng với phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, cũng chỉ là chỉnh sửa câu chữ, còn các nguyên  tắc cơ bản như nào là chủ nghĩa Mác-Lê, nào là quốc doanh chủ đạo, nào là đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý… thì vẫn y nguyên. Khi tình hình đất nước đi tới chỗ hiểm nguy vào những năm đầu thập niên 1980 của thế kỷ trước, do hậu quả của bản hiến pháp và các bản nghị quyết giáo điều đưa lại, người ta bắt buộc phải sửa thêm một vài chủ trương như khoán sản phẩm, xóa bỏ chế độ quan liêu bao cấp, chấp nhận kinh tế nhiều thành phần nhưng quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo; về sau, tiến thêm bước nữa là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cổ phần hóa doanh nghiệp, phát triển kinh tế tư nhân… Những thay đổi loại này chính là do áp lực của cuộc sống và những đòi hỏi từ phía người dân, hoặc từ dưới lên, chứ bản thân các nhà lãnh đạo CSVN không bao giờ chủ động tự sửa đổi để đi trước một bước. Lý luận của họ, nói là để hướng dẫn cho hành động cách mạng hoặc phương pháp quản lý kinh tế-xã hội, thật ra chỉ là một mớ giáo điều cũ kỹ lạc hậu đi ngược với trào lưu tiến hóa của văn minh nhân loại. Trong số những cán bộ cấp dưới thiện chí, nhờ va chạm thực tiễn sinh động của đời sống mà giác ngộ chân lý, ai can đảm  “cầm đèn chạy trước ôtô” có khi còn tự rước lấy tai họa vào thân, mà ở đây chúng ta không tiện nêu ra dài dòng với quá nhiều thí dụ!

Ngay như Nghị quyết VI (1986) được coi là bước ngoặt đổi mới cũng thực chất không phải đổi mới, vì nó giống như một người ngồi trong phòng tự đóng bít các cửa, đến khi ngộp quá chịu không nổi phải mở hé tí cửa cho không khí sạch luồng vào rồi mừng rỡ cho là đã khám phá được chân lý tuyệt diệu! Nếu cố rộng lòng cho Nghị quyết VI (1986) một điểm son, thì điểm được này có thể gọi chính danh là “sửa sai” hơn là “đổi mới”, mà cũng chỉ sửa lại từ những điều tầm bậy do chính mình tạo ra từ đầu mà thôi!

Tại sao dám nói vậy? Đó là vì đổi mới thì phải mang lại hiệu quả tích cực, đằng này từ khi có “đổi mới”, đời sống nhân  dân về phương diện vật chất tuy có chỗ đáng khen là dễ thở hơn so với thời ngăn sông cấm chợ (giai đoạn 1975-1985), nhưng mọi thứ tệ hại tiêu cực như quốc nạn tham nhũng, hố ngăn cách giàu nghèo, nạn tha hóa tranh giành quyền lực, tình trạng xuống cấp đạo đức và tội ác gia tăng đã đạt đến mức lâm nguy, âm mưu quỷ kế và tâm lý thờ tiền đã trở thành đặc điểm của thời đại Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Điều này có nghĩa là chỉ đổi mới trên hình thức hoặc một cách nửa vời mà không có sự tiến bộ lành mạnh thật sự, trái lại coi như đã bị hiệu ứng ngược thoái trào, và như vậy thà không “đổi mới” còn hơn, hoặc phải đổi theo một hướng khác hẳn.

Người dân thường chỉ nhìn vào các hiện tượng bề ngoài để đánh giá, như thấy hết nạn đói, sản xuất lương thực gia tăng (còn dư ra để xuất khẩu), đường xá cầu cống xe cộ ngày một thêm nhiều, nhà cao tầng mọc lên tua tủa, hàng quán tràn đầy, tiện nghi tiêu dùng phong phú dễ kiếm… thì cảm thấy lạc quan vui vẻ, cho nhà cầm quyền là thông minh tài giỏi, mà ít khi chịu xét đến khía cạnh phát triển cân bằng về mặt bảo vệ môi sinh, công bằng xã hội,  điều kiện chăm sóc y tế và giáo dục cho người nghèo, sự băng hoại trong đời sống đạo đức và mối quan hệ con người...

Đặc biệt, đối với đại đa số nông dân vùng sâu vùng xa, đồng bào miền núi, dân nghèo thành thị, người tàn tật, các cụ già thuộc diện thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng…, hễ thấy mỗi tháng được nhà nước cấp cho vài trăm ngàn, hoặc được cất cho cái nhà tình thương/ nhà tình nghĩa thì đã đủ vui mừng chấp nhận, cho là mình đã được may mắn sống trong thời đại hoàng kim được điều khiển bởi những nhà chính trị nhân đức đại tài.  Họ không thắc mắc đòi hỏi những gì cao hơn có tính cách xa xỉ, như là tự do dân chủ, và như người ta thường nói, dân nào thì chính phủ ấy, người dân đã không đấu tranh thì phải “tự làm tự chịu”.   

Cũng giống như nước láng giềng Trung Quốc có cùng chế độ chính trị, các nhà lãnh đạo chính trị Việt Nam thường không ưa bọn trí thức phản biện. Chỉ trí thức nô dịch chuyên phụ họa cho đường lối chính sách mới được trọng dụng, chẳng hạn như các ông hiệu trưởng đại học, các tổng biên tập báo, một số nghị viên Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thành viên Mặt trận Tổ quốc các cấp. Một số ít trong hạng người này cũng có chí khí và thực tâm cải cách, nhưng nếu hăng hái quá thì sớm muộn cũng mất chức.  Các nhà lãnh đạo chính trị luôn khéo biết dùng những cụm từ có nghĩa lấp lửng như “xét lại”, “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để chụp mũ bắt tội lên những người có “ý kiến khác”, khiến chẳng ai còn dám hở môi vì sợ bị phê bình, mất điểm. Trong khi đó, nếu xét cho thật sự công bằng tỉnh táo và hợp với quy luật khoa học, một cá nhân con người hay một thực thể chính trị, nếu không biết luôn xét lại để tỉnh thức, phản tư, từ đó “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” và diễn biến một cách hòa bình (thay vì bạo động) theo hướng tích cực, thì không bao giờ có thể khá lên được.

Nói về sự cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam, đa số người ta thường nhắc đến sự vô lý trong Điều 4 Hiến pháp nói về quyền lãnh đạo đất nước và Điều 53 về chế độ sở hữu đất đai (thuộc toàn dân do nhà nước quản lý), từ đó đòi hỏi phải đa nguyên đa đảng, xã hội công dân, bầu cử - ứng cử tự do (không có cơ cấu, hiệp thương), tam quyền phân lập, mọi công dân đều được tự do phát biểu chính kiến, được biểu tình, lập hội, điều gì pháp luật không cấm thì được làm… Trong bối cảnh chính trị thực tế hiện nay, những đòi hỏi như thế này là tế nhị vô cùng, bởi vì như trên đã nói, các nhà chính trị CSVN khi khéo léo hạn chế tự do dân chủ trên thực tế bằng cách sử dụng một kỹ thuật ngôn từ mị dân độc đáo và gieo niềm hi vọng để nhân dân chờ đợi, họ không vô ý phạm sai lầm và cũng không đổi mới, hoặc chỉ muốn đổi mới một cách nửa vời hình thức, chệch choạc không hiệu quả.

Tuy nhiên, trước tình hình xã hội có nhiều biến đổi và trước đòi hỏi, áp lực của thực tế đời sống, một tổ chức chính trị dù cứng cổ tới đâu, không chịu đổi mới cũng bắt buộc phải thay đổi. Nếu bình tâm và công bằng mà xét, vẫn có một số nhà lãnh đạo chính trị Việt Nam sáng suốt đầy thiện chí có thực tâm cải cách để ít nhất tránh khỏi nguy cơ sụp đổ cho tổ chức cầm quyền, hoặc để tiếp tục được nắm quyền lãnh đạo một cách ung dung hơn mà không sợ bị nhân dân bất bình chửi bới, nhưng họ đành chịu sự bất lực, không thi hành được.

Vì sao vậy? Chính là vì ban lãnh đạo tối cao của đất nước không do dân bầu lên bằng thể thức đầu phiếu dân chủ, mà tự mình bầu mình lên, theo kiểu quy hoạch cơ cấu, rồi vận hành bộ máy bằng phương thức tập thể quyết định, được biện hộ bằng lý luận giáo điều của ban tuyên giáo trung ương, với xung quanh một hệ thống chính trị phụ họa gồm quốc hội, hội đồng nhân dân, mặt trận tổ quốc, công đoàn, các đoàn thể (thanh niên, phụ nữ…) và các hội nghề nghiệp (như Hội Nhà văn, Hội Sử học…), trở thành một hệ thống chính trị liên hoàn khép kín trong vũng lầy tù túng, ở đó người ta rình rập nhau về quan điểm lập trường, khiến mọi cá nhân đều bị tan biến vào cái tập thể mênh mông trừu tượng, con người trở nên hèn đớn tự giấu lương tri không dám phát biểu thật chính kiến, mà phải ép lòng đồng nhất chính kiến với tập thể đa số, đôi khi có người muốn lặng im cũng chưa chắc được yên ổn trong cái tập thể vốn đã bị tha hóa toàn diện; ai làm trái sẽ bị khốn khổ, hoặc ít nhất không được thăng tiến cho bản thân mình và cả cho con cháu, người thân của mình.

Mấy nhận xét vừa nêu ra trên đây thật ra đã cũ rích, không ít người nhận ra nhưng cứ chấp nhận, lờ đi như không biết, chỉ lo tập trung thăng tiến chức vụ hoặc nhảy ra ngoài kinh doanh kiếm sống, làm giàu. Kẻ nào thông minh vượt lên được cả về địa vị lẫn tiền bạc thì bắt buộc phải câu kết với các nhà đương cuộc, tạo thành chủ nghĩa xã hội thân hữu, chủ nghĩa tư bản cuồng nhiệt. Chỉ tội đại đa số đám dân nghèo lép vế trong bữa tiệc chung cuộc đời, vì thế chúng ta còn có lý do rất chính đáng để đấu tranh cho sự công bằng xã hội bằng cách đòi hỏi cải cách thể chế.

Nhưng như trên đã nói, các nhà lãnh đạo CSVN không phạm sai lầm mà cũng không đổi mới, hoặc chỉ chấp nhận đổi mới lưng chừng; khi cần đổi mới thật sự thì vướng phải bi kịch bị kẹt không nhúc nhích được, không dám nói ra được. Người ta bảo người CS vừa là tội đồ, vừa là nạn nhân của chính họ, chính là vì thế: họ mất hết mọi quyền tự do! Rốt cuộc, tất cả mọi người Việt Nam trong chế độ XHCN, kể cả dân và cán bộ,  đều như phải sống trong một cơn lên đồng tập thể, mất hết ý chí và quyền làm chủ bản thân, và cũng không “làm chủ tập thể” XHCN được! Từ đó đâm ra có nhiều tật xấu giả dối, người làm cơ quan nhà nước thì phải sống hai mặt, trở thành kịch sĩ, mắt nhìn nhau nghi kỵ; chứng bệnh vô cảm và tự kỷ gặp môi trường thuận lợi được phát triển trên diện rộng. Cái gọi là “sự đồng cảm” (empathy), lương tâm, dũng khí, bụng giúp người… lần lần biến mất, và có một cụm từ để chỉ khá đích xác cho trạng thái tâm thần này được gọi là chứng rối loạn thần kinh tập thể (collective neurosis), do chính cái thể chế chính trị lạc hậu gây ra.

Các nhà chính trị CSVN bây giờ đã trở thành nạn nhân thì chính họ không thể tự cứu lấy mình được, điều này có nghĩa công cuộc đổi mới chính trị một cách thực chất cần phải có những lực tác động từ bên ngoài, tức từ phía nhân dân, và chính nhân dân đến lượt mình sẽ trở thành vị cứu tinh cho những người CS thoát khỏi hoàn cảnh bế tắc rất bi kịch của họ. Trước đây các nhà hoạt động chính trị CS tự hào được tiếng tốt cứu dân ra khỏi ách thống trị của thực dân, thì giờ đây dân tế độ lại họ, cũng là chuyện bình thường, rất hợp với truyền thống nhân đạo tình nghĩa của người dân Việt. Để làm được điều tốt đẹp này,  trước mắt chúng ta tạm không nên đá động đến mấy điều đang bị cấm kỵ như đa nguyên đa đảng, xã hội công dân, tam quyền phân lập… Người dân Việt Nam vì thế chỉ cần đấu tranh quyết liệt để đòi thực thi dân chủ theo đúng những gì đã được ghi trong Hiến pháp hiện hành năm 2013. Nếu làm theo cách này, người dân Việt Nam đại khái sẽ được:

1) Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín (Hiến pháp, Điều 7).

2) Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định (Điều 27).

3) Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật (Điều 14).

4) Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội (Điều 16).

5) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật (Điều 24).

6) Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định (Điều 25).

Quyền công dân gì đã ghi rõ trong Hiến pháp mà chưa được thể hiện trên thực tế thì người dân phải đòi (như quyền biểu tình…). Muốn có được nền dân chủ thực chất thì dân chúng cần phải tranh đấu chứ không đợi các cấp chính quyền từ tâm ban phát. Nhân dân phải “đối lập”, giám sát chính quyền thì mới có một chính phủ tốt, vì dân chủ không phải từ trên trời rơi xuống, nhất định phải trải qua những đấu tranh lý tính; không hiểu được đấu tranh giành quyền lợi, thì tất yếu phải chịu sự thống trị của nền độc tài.

Cứ đòi thực thi đúng, đủ bản Hiến pháp do chính các nhà đương cuộc hiện tại lập ra là được, theo cách “lấy gậy ông đập lưng ông”. Một khi đã có được quyền tự do bầu cử ứng cử, quyền tự do ngôn luận, báo chí, lập hội, biểu tình… như  Hiến pháp quy định, thì tuy không nói đến đa nguyên đa đảng, xã hội công dân, tam quyền phân lập…, những thứ này lần lần cũng sẽ đạt được theo nhu cầu bức xúc của toàn xã hội.

Tuy nhiên Hiến pháp năm 2013 cũng cần phải được tu chính ở vài điều khoản quan trọng, đặc biệt ở Điều 51 “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”, và Điều 53 “Đất đai… là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Chính cái nguyên tắc “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” này là cái bẫy lừa tinh vi, một trong những cội nguồn trực tiếp gây ra tệ nạn thu nhập đất đai bất chính của không ít cán bộ CS chức quyền, cũng là nguyên nhân của tình trạng động loạn xã hội kéo dài thể hiện qua hàng trăm hàng ngàn cuộc khiếu kiện đông người trong dân từ trước tới nay, trên toàn quốc, mà thời sự mới nhất là vụ Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội), dẫn đến tội ác nhà cầm quyền phải động binh đến mấy ngàn người trấn áp, tiêu diệt người đồng chí cộng sản tuổi cao của mình là cụ Lê Đình Kình! Hành động quá thể này đã gieo thêm mầm thù hận và tạo nên hình thế đối lập giữa nhân dân với các nhà chức trách CS.

Ngoài ra, về mặt ngôn từ, bản Hiến pháp tu chính cũng cần sửa lại một số câu chữ “lưỡng nghĩa” rất dễ bị suy diễn và áp dụng tùy tiện.

Nếu không có những thay đổi căn bản đại khái như trên thì nhà cầm quyền CSVN coi như vẫn tiếp tục “cố ý làm trái”, không có gì đáng gọi “đổi mới”.

Cuối cùng, những người CSVN có muốn được nhân dân mình cứu thoát ra khỏi trạng thái bối rối lúng túng trong tấn đại bi kịch như trên đã mô tả hay không, thì đây là một thách thức rất lớn mang tầm vóc lịch sử mà ban lãnh đạo tối cao của họ cần phải bình tâm cân nhắc suy nghĩ, trong quá trình chuẩn bị cho kỳ Đại hội XIII sắp diễn ra vào năm sau.