khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2019

Nói thêm lần nữa: hồ chí minh từ chỉ điểm đến chủ tịch- Tác giả Nguyễn thị Cỏ May



Trong bài trước cũng về Hồ Chí Minh, Cỏ May tôi quan tâm tác phong của ông để làm bộc lộ roõ con người của một tên chỉ điểm (thứ tay sai của công an) . Nay, Cỏ May tôi xin dựa theo tài liệu kể lại thêm những hoạt động chỉ điểm của Hồ Chí Minh. Một tên chỉ điểm chuyên nghiệp vừa để kiếm tiền, vừa để nhờ thành tích đó mà sửa soạn con đường tiến thân cho mình.

Phải nói Hồ Chí Minh đúng là một con người cộng sản đặc sệt. Không do di truyền hay ảnh hưởng văn hóa xã hội mà hoàn toàn do bản thân tự tôi luyện. Với ông chỉ có mục tiêu, không có «con người» ở những suy nghĩ và hành động của ông. Nên Hồ Chí Minh làm dễ dàng những chuyện cực kỳ gian ác. Mục tiêu sau cùng là làm vua cộng sản để phục hận.

Ngày nay, sách vở và báo chí của đảng cộng sản và nhà nước Hà Nội đều tập trung đánh bóng ông, cả thêu dệt những chuyện không có về ông. Trái lại, những chuyện thật về ông, họ bỏ qua hoặc giấu nhẹm đi vì không giúp đánh bóng được lãnh tụ của họ.

Sự thật về Hồ Chí Minh chỉ được phơi bày trung thực, đầy đủ, khi chế độ công sản Hà Nội sụp đổ, báo chí, xuất bản trả lại cho nhơn dân và quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận được tái lập và tôn trọng.

Trong lúc chờ đợi biến cố sanh tử đó, chúng ta thử nhắc lại thành tích chỉ điểm của Hồ Chí Minh vào những năm tiền bán thế kỷ trước ở ngoại quốc mà bộ máy tuyên truyền của đảng và nhà nước cộng sản ở Hà nội rêu rao là bác của họ bôn ba hải ngoại làm cách mạng cứu nước!

Chỉ điểm mật thám pháp bắt Cụ Phan Bội Châu

Nói tới tội ác của Hồ Chí Minh, trước hết, phải nhắc lại chuyện Hồ âm muu với Lâm Đức Thụ bán đứng nhà cách mạng ái quốc Phan Bội Châu cho thực dân pháp rồi sau đó hãy nói tiếp những chuyện khác .

Về chuyện Hồ bán Cụ Phan Bội Châu cho Pháp, Hoàng văn Chí trong quyển «Từ thực dân đến cộng sản» (Chân Trời Mới, Sài gòn, 1966), viết « Giữa lúc phong trào Quang Phục Hội đang gặp khó khăn, nhưng chưa tan rã hẵn, thì Cụ Phan Bội Châu bị ông Nguyễn Ái Quốc lập mưu bán cho Pháp lấy 10 vạn đồng, hồi ấy một con trâu trị giá 5 đồng. Cụ Phan vốn biết ông Nguyễn Ái Quốc là Cộng sản, nhưng Cụ cho rằng Cộng sản cũng nhiệt tình yêu nước như Quốc gia, nên cụ quý trọng và hoàn toàn tín nhiệm ông Nguyễn. Cụ theo lời Nguyễn Ái Quốc đến một địa điểm ở Thượng Hải, mà Cụ không biết là thuộc tô giới Pháp. Cụ bị cảnh sát Pháp bắt và đưa về Việt Nam để xử tội.

Giới cách mạng Việt Nam ở Trung quốc đều biết rõ việc này, và một người đồ đệ của ông Nguyễn Ái Quốc đã thuật lại với chúng tôi rằng, sau vụ này ông Nguyễn Ái Quốc đã giải thích hành động của ông như sau: Cụ Phan đã già lẫn, không còn ích lợi cho cách mạng; việc Pháp bắt Cụ và xử án Cụ tất nhiên sẽ gây phong trào phản đối trong quốc nội, rất có lợi cho tinh thần cách mạng; sau hết, tiền nhận được của Pháp sẽ dùng để đưa thêm thanh niên trong nước xuất ngoại.

Việc này, ông Nguyễn Ái Quốc đồng mưu với Lâm Đức Thụ (tên thật là Nguyễn Công Viễn), một thời là đại diện cho Cụ Phan ở Hồng-Kông, và sau theo Cộng sản. Hai người chia đôi số tiền nhận được của Pháp “ (trg 38 – 39).

Lời tường thuật của Cụ Hoàng văn Chí rất đáng tin là thật vì Cụ tham gia kháng chiến chống thực dân từ 1946 tới 1954 ở Miền Bắc. Trong thời gian theo kháng chiến, Cụ là thư ký của Phạm văn Đồng nên khi Cụ nói “Một người đồ đệ của Nguyễn Ái Quốc đã thuật lại với chúng tôi rằng… » thì đó không ai khác hơn là Thủ tướng Phạm văn Đồng.

Về vụ Cụ Phan Bội Châu bị Tây bắt, Mai văn Bộ trong “Con đường vạn dặm của Hồ Chí Minh”(Trẻ, Tp Hồ chí Minh, 2007), viết “Chúng tôi không chép lại bức thư thứ ba của Cụ Phan Bội Châu gởi Lâm Đức Thụ vì tên này làm chỉ điểm cho mật thám Pháp, chắc hẳn có can dự trong việc Pháp bắt cụ Phan (trg 423).

Nên nhớ Hồ Chí Minh là bạn chí thân của Lâm Đức Thụ, còn là em «cột chèo» vì ông lấy Lý Huệ Quần là em gái của Lý Huệ Khanh, vợ của Lâm Đức Thụ, (lúc ông đang có bà Tăng Tuyết Minh làvợ chánh thức), thì chắc chắn ông không tránh khỏi can dự vào vụ bán Cụ Phan Bội Châu. Lập luận của Mai văn Bộ nhằm bênh vực Hồ Chí Minh nhưng thật ra lại vô tình tố cáo Hồ Chí Minh là kẻ đồng phạm .

Vĩnh Sinh trong “Việt nam và Nhật bản, Giao lưu văn hóa” (Văn Nghệ, Tp Hồ chí Minh, 2001, trg 242) thuật lại là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để qui cho Lâm Đức Thụ là kẻ chủ mưu. Vậy trong vụ bán Cụ Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh chỉ là kẻ tòng phạm?

Theo “Phan Bội Châu niên biểu” (Sài gòn, 1973, trang 209-210), Nguyễn Khắc Ngữ chú thích: Cụ Phan Bội Châu và Cụ Nguyễn Hải Thần tới yết kiến Tưởng Giới Thạch và Lý Tế Thâm nhơn dịp Trường Hoàng Phố vừa thành lập. Hai vị chỉ huy Hoàng Phố rất vui lòng nhận lời yêu cầu của 2 Cụ gởi thanh niên Việt nam tới học nên Cụ Phan Bội Châu, sau đó, thảo luận với các đồng chí trong Quang Phục Hội giải tán Hội để cải tổ thành Việt nam Quốc dân đảng cho gần với Trung hoa Quốc dân đảng. Cụ liền biên soạn Chương trình và Đảng cương cho Việt nam Quốc dân đảng.

Sau 3 tháng, Chương trình và Đảng cương in xong . Nguyễn Ái Quốc từ Mạc-tư-khoa tới Quảng châu và nhiều lần nhắc Cụ thay đổi…

Khi tới Quảng châu, Hồ Chí Minh thành lập Chi bộ Việt nam của Hội Liên hiệp các Dân tộc bị áp bức và gởi thư mời Cụ Phan Bội Châu tham dự lễ ra mắt. Tháng 6/1925, Cụ Phan Bội Châu nhận được thư mời đi Quảng châu. Trong thư gởi cho Nguyễn Ái Quốc trước kia, Cụ đã có ý muốn đi Quảng châu gặp Nguyễn Ái Quốc để thảo luận tình hình chánh trị Việt Nam và nhứt là nghe ý kiến của Nguyễn Ái Quốc. Cụ tỏ ra rất quí Nguyễn Ái Quốc, hoàn toàn không có ý đề phòng kẻ gian, theo cách ứng sử lương thiện của nhà nho. Nên Cụ không ngần ngại đi Quảng châu . Ngay lúc sắp lên tàu, Cụ bị một nhóm người tập kích và dẩn vào tô giới pháp để cụ bị Pháp bắt, đưa về Hải phòng và giải về Hà nội.

Lý Thụy là bí thư Hội Liên hiệp các Dân tộc bị áp bức và Chủ tịch Chi bộ Việt nam, nên có thể hiểu ông ta chủ ý lập hội này chỉ để có điều kiện mời Cụ Phan Bội Châu, đưa cụ vào bẩy cho Pháp bắt.
Sau khi cụ Phan bị Pháp bắt giải về Việt nam, Hồ Chí Minh bèn tóm thâu hết nhân sự, tài sản của tổ chức Việt nam Quốc Dân Đảng của Cụ Phan tại Trung quốc, và chia nhau với Lâm Đức Thụ 100 ngàn, tiền thù lao của Pháp.

Sau ngày 30/6/1925, Cụ Phan Bội Châu bị mật thám Pháp bắt ở Thượng Hài, các đồng chí Việt nam Quốc dân đảng của Cụ ở Trung quốc đều rất phẫn nộ trước việc cấu kết hèn hạ giữa Lý Thụy và Lâm Đức Thụ bán đứng Cụ Phan cho Pháp, cùng tẩy chay Lý Thụy làm cho Lý Thụy không thể hoạt động được nữa, phải lên tiếng thanh minh.

Về phần Cụ Phan Bội Châu, trong Phan Bội Châu Niên biểu, thấy Cụ không hề nhắc một chữ đến Lâm Đức Thụ, và cũng không hề tỏ ta biết Lâm Đức Thụ và Lý Thụy cấu kết để bán Cụ cho mật thám Pháp. Cụ quá lương thiện!

Chỉ điểm bán thanh niên Việt nam cho Pháp

Cũng theo Hoàng văn Chí, nhơn vụ bán cụ Phan Bội Châu thành công, Lý Thụy và Lâm Đức Thụ tiếp tục hợp tác làm ăn. Thanh nìên từ Việt nam bí mật qua học trường Hoàng Phố, lúc về, ai không chịu theo Thanh niên Đồng chí hội, Hồ Chí Minh thông báo tên tuổi cho Lâm Đức Thụ ở Hồng Kông để Thụ báo tin cho mật thám Pháp đón bắt. Hai người lại chia nhau tiền thưởng của Pháp.

Nhưng chỉ trong một thời gian, hai “lái thanh niên” không còn người để bán nữa vì, ở Việt nam, thấy đưa thanh niên đi mà không thấy trở về nên ngưng không gởi đi học Hoàng Phố nữa. Một số thanh niên học xong không chịu gia nhập Thanh niên Đồng chí hội, chọn ở lại theo Trung hoa Quốc dân đảng hoặc gia nhập quân đội Tưởng Giới thạch vì được tin những người về trước đây bị Lý Thụy chỉ điểm cho Pháp bắt.

Việc bán thanh niên Việt nam yêu nước cho mật thám pháp lấy tiền của Lý Thụy và Lâm Đức Thụ được sử gia ngoại quốc chuyên về Việt nam nhìn nhận .

Bernard Fall viết: “Đối với những kẻ chứng tỏ không đáng tin cậy, hoặc sau khi tốt nghiệp trường Hoàng Phố mà từ chối không theo cộng sản, HồChí Minh dùng một liều thuốc rất công hiệu: sai đảng viên cộng sản tiết lộ danh tánh họ cho tình báo Pháp. Sở an ninh trong nước sẽ tóm cổ họ ngay khi về tới”.

Tác giả Douglas Pike nhắc lại những sự việc đã được David Halberstam đề cập và kể thêm: “Theo những nguồn tin đáng tin cậy, ngày Thế Chiến II bùng nổ (1-9-1939) có kẻ trao cho mật thám Pháp ở Saigon đầy đủ danh sách của nhóm Cộng sản Ðệ Tứ với bí danh và địa chỉ của từng người kể cả nơi cư trú địa phương trên toàn quốc. Chỉ trong vài giờ , cảnh sát Pháp đã tóm hết những lãnh tụ này đầy đi New Hebrides, New Caledonia, Madagascar và những thuộc địa khác của Pháp ở xa Ðông Dương» .

Còn về công tác tay sai cửa Hồ Chí Minh ăn lương, thì tài liệu chánh thức của Hà nội, ngày 14-04-1924, ghi: « Quốc tế Đệ III cử Nguyễn Ái Quốc  làm ủy viên Ban Phương Đông phụ trách Cục Phương nam, chỉ đạo phong trào cách mạng ở các nước Đông Nam Á . Qua ngày 25-09-1924, Quốc tế cộng sản chỉ thị cho Nguyễn Ái Quốc đi Quảng châu. Mọi chi phí do Ban Phương Đông đài thọ. Thù lao hàng tháng là 60 rúp» (Hồng Hà, Bác Hồ trên đất nước lê-nin, Thanh niên, Hà nội, 208) .
Được công tác phí 60 rúp/tháng có lẽ quá ít nên mùa hè năm 1926, trong một báo cáo gởi về Trung ương Quốc tế, Hồ Chí Minh than phiền «Các chuyến đi công tác kéo dài cả 2 tuần, nguy hiểm và tốn kém nhiều mà phương tiện cấp lại ít ỏi nên công việc vẫn chưa có thể chạy nhanh như mong muốn».
Chuyện Hồ Chí Minh cấu kết với Lâm Đức Thụ bán cho Pháp những thanh niên Việt Nam yêu nước để lấy tiền, không chỉ riêng Cụ Hoàng văn Chí viết lại, mà những đảng viên kỳ cựu của Việt Nam Quốc dân đảng cũng thường kể lại.

Những hành động thuần chất cộng sản Hồ Chí Minh

Hết tiền không thể sống ở Hồng Kông được nữa, Lâm Đức Thụ xin Pháp trợ cấp và về Nam vang, sau cùng về quê quán Thái bình. Kịp lúc Việt Minh nổi lên, Thụ hoảng sợ, bèn bí mật gặp Hồ chí Minh vừa lên làm Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa. Dĩ nhiên, Hồ Chí Minh hứa bảo vệ Thụ, bảo Thụ hãy về sống yên ổn ở làng quê và căn dặn Thụ tuyệt đối không được tiết lộ những hoạt động của hai người ở Hồng Kông trước đây.

Vâng lời Hồ Chí Minh, Lâm Đức Thụ về Kiến xương sống yên ổn được vài năm. Tới 1950, khi quân đội Pháp kiểm soát tới Huyện thì cán bộ cộng sản Việt Minh  bắt Lâm Đức Thụ bỏ vào rọ đem thả xuống sông cho mò tôm. Lúc bắt, Lâm Đức Thụ hởi ai cho lệnh bắt ông, công an trả lời do «lệnh trên» .

Trong “Hồ Chí Minh Toàn Tập”  và “Hồ Chí Minh Biên Niên Tiểu Sử”, 10 tập, không có một chữ nào về Phan Bội Châu trong 2 năm 1924-1925, và sự liên lạc giữa cụ Phan và Nguyễn Ái Quốc! Cả trong 2 tập hồi ký « Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” và “Vừa đi đường vừa kể chuyện”, Hồ Chí Minh không có một chữ về Cụ Phan Bội Châu, bậc tiền bối cách mạng ái quốc, cũng không nhắc lại sự hợp tác với Lâm Đức Thụ và nhứt là viết thư, xưng em, van xin Lâm Đức Thụ tìm cách sóm cứu thoát Hồ khỏi nhà tù .

Lúc làm Chủ tịch nước VNDCCH, ông vâng lệnh Staline và Mao Trạch-đông làm cải cách ruộng đật (1953-1956), giết hại hàng trăm ngàn (trước sau tính có tới 500 000) nông dân vô tội, làm tê liệt sản xuất xã hội . Riêng trường hợp Bà Năm Cát Hanh Long mới thể hiện rõ bản chất đại gian đại ác của Hồ Chí Minh cộng sản tinh ròng .

Đúng là người cộng sản chỉ có mục tiêu. Tình cảm, ơn nghĩa, lẽ phải,…là những biểu hiện ủy mỵ tiểu tư sản như “Giáo lý của người cách mạng” dạy (Serge Netchaïev).

Nhận xét về Hồ Chí Minh, Tưởng Vĩnh Kính viết:

“Mỗi một hành động của ông Hồ Chí Minh đều nhằm phục vụ ý đồ của chính ông; và thường thì ông nắm phần chủ động trong mọi tình huống. Ông có một nguyên tắc cơ bản, bất cứ điều gì thích hợp với nhu cầu của ông, ông sẽ không ngần ngại lợi dụng mọi cơ hội để kết hợp và tranh thủ; bất cứ cái gì làm trở ngại cho sự phát triển thực lực của bản thân ông, ông sẽ dùng mọi cách để bài trừ hoặc tiêu diệt.

Ông lớn mạnh không phải từ những hô hào về chủ nghĩa cộng sản. Ông đã dùng rất nhiều tên giả, lấy chủ nghĩa dân tộc để ngụy trang, lợi dụng tất cả những cơ hội có lợi để bảo tồn và phát triển lực lượng của bản thân ông.

Hồ Chí Minh Chủ tịch

Nhờ thành tích làm chỉ điểm, Hồ Chí Minh lập nên chế độ cộng sản toàn trị ở Việt nam và một bước, tiến lên ngai Chủ tịch nước. Nhưng ông vẫn chưa đạt được giấc mơ làm Chủ tịch cả nước thì đã vội đi theo cụ Mác, cụ Lê.

Đến năm 1975, giấc mơ nhuộm đỏ cả nước của ông mới được Lê Duẩn thực hiện, tuy không cần phải đốt cả dãy Trường Sơn như Hồ tuyên bố nhưng thành tích của chế độ cũng vô cùng vĩ đại:
-3.000.000 người Việt Nam thiệt mạng, 4.400.000 bị thương (Thông tấn xã nhà nước csvn, Hà nội, ngày 16-06-1977) . Nhưng theo bà 7 Vân, vợ 2 của Lê Duẩn, thì số thương vong trong cuộc chiến tranh giải phóng cho cộng sản là 10 triệu (Trả lời BBC phỏng vấn) .

Trong lúc đó, các nước ở Phi châu, Á châu, cùng bị đô hộ, đều lần lược được trao trả độc lập và trở thành những nước dân chủ tự do và phát triển mạnh, hoàn toàn không cần giải phóng.

Là người lập ra chế độ cộng sản cai trị Việt nam, là tấm gương sáng cho đảng học tập và làm theo, thế mà ngày nay báo chí Anh và Ba-lan lại vừa đưa Hồ Chí Minh vào danh sách 10 tội phạm chống nhơn loại của thế giới.

Tội chống nhơn loại có thể bị tòa án Quốc tế xử khi có cơ hội vì đó là tội bất khả thời tiêu .


Uyên Thao, Nhân Chứng Lịch Sử và Những Sự Thật Chưa Phơi Bày







Phỏng vấn Ts Nguyễn Quang A, 1/6/2019






Hoa Vi, Gấu trúc và Trật tự thế giới- Tác giả Việt Trung



Gần đây dư luận cả trong nước lẫn quốc tế hầm hập nóng lên khi chứng kiến “cú đấm huỷ diệt” của Trump tung thẳng vào Tập Cận Bình qua vụ phong toả tập đoàn Hoa Vi (Huawei). Tập Chủ tịch buộc phải đưa ra lời cầu cứu “thần dân” của mình hãy tham gia vào cuộc Vạn lý Trường chinh (Wanli Changzheng) mới và tất cả “phải bắt đầu lại từ đầu” (nguyên văn lời của Tập) để ứng phó với đòn đánh hiểm hóc của Trump.

Cho dân biết sự thật?

Nhưng Vạn lý Trường chinh là một cuộc rút lui, một cuộc tháo chạy của Hồng quân Công nông Trung Hoa, lực lượng tiền thân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, diễn ra từ năm 1934 đến 1936. Trong một lần tiếp xúc với Phạm Văn Đồng, Chu Ân Lai từng mở bầu tâm sự: Nếu Trung Quốc biết miếng võ “chiến tranh nhân dân” như Việt Nam, chúng tôi đã không phải tiến hành cuộc “trường chinh” giản khổ và tổn thất quá lớn.
 
Điều lạ lùng là ông Tập, một lần nữa lại “bẻ lái” con tàu đồ sộ mang tên CHND Trung Hoa theo hướng “ăn mày dĩ vãng”. Này nhé, Đặng Tiểu Bình từng cố gắng khôi phục chế độ “lãnh đạo tập thể”, thay thế “tệ sùng bái cá nhân” của Mao gây ra cái chết cho hàng chục triệu cán bộ đảng viên. Thế mà đến lượt mình, Tập lại sửa Điều lệ Đảng, thay đổi Hiến pháp, để “ôm trọn gói” cái ghế “Tổng Bí thư – Chủ tịch nước” suốt đời. Và nay, sau đòn trừng phạt của Trump, thì hôm 20/5, ông Tập lại trở về “chốn xưa”, thăm tỉnh Giang Tây (địa điểm khỏi hành cuộc trường chinh) để tìm liều thuốc kích thích Wanli Changzheng.

Cũng may mà lần này chưa thấy Ban Tuyên giáo Việt Nam huýt còi, cấm các báo quốc doanh bình luận về gót chân a-sin của Trung Quốc qua vụ Hoa Vi, nên độc giả trong nước mới được biết đến cuộc đấu ngoạn mục giữa Trump và Tập thông qua những bình luận khá sắc sảo trên tờ “Thanh Niên”. Cuộc chiến thương mại, xem ra, giờ đây đã mở rộng ra phạm vi các hãng sản xuất chip và bán dẫn.
 
Nhớ lại những lần nước sôi lửa bỏng khi Bắc Kinh cắm cái giàn khoan HD981 vào vùng biển VN, hoặc mới vài năm trước đây thôi, Trung Quốc đã dùng tàu chiến và tàu hải cảnh đuổi Việt Nam cùng với các đối tác (trong đấy có cả đối tác chiến lược Tây Ban Nha) ra khỏi những giềng dầu nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Mặc! Đảng vẫn im bặt. Đảng vẫn cấm không cho dân mở miệng. Đảng nói (qua hệ thống dư luận viên), mọi chuyện có Đảng lo!

Nhưng giờ thì đảng không còn đứng ra “hứng đạn” thay cho Trung Quốc được nữa rồi. Đúng như bà con đang bàn tán trên mạng, cái chiến lược phát triển “ăn xổi ở thì”, chuyên sao chép và đánh cắp công nghệ của Trung Quốc sẽ phải trả giá vô cùng đắt. Không chỉ việc kinh doanh smartphone trên thị trường quốc tế của Huawei sẽ “đi đời nhà ma”, mà hậu quả sẽ còn sâu rộng và dài lâu hơn nhiều người tưởng.

Cho nên có cấm cũng không xong, đảng đành định hướng cho các báo viết vừa phải (đủ cho dân biết nhưng cũng không làm phật lòng Trung Quốc). Cứ để cho truyền thông phanh phui, biết đâu, Việt Nam sẽ học được nhiều bài học khác, trong đó có kinh nghiệm (giờ phải trả giá) của việc “đi tắt đón đầu” kiểu Huawei trong kỷ nguyên 4.0.

Gấu trúc và Trai tượng

Bắc Kinh dùng Hoa Vi để thực hiện âm mưu làm bá chủ thế giới, thông qua con đường công nghệ cao. Chuyện này gợi nhớ đến nền ngoại giao “gấu trúc Panda”, dưới cái mũ bảo tồn động vật quý hiếm để vươn ra thế giới, với bộ mặt nhân văn. Trung Quốc hiện đang đem gấu trúc cho mượn, hoặc cho thuê tại 26 vườn thú ở 18 quốc gia. Sự xuất hiện của gấu trúc thường gắn liền với các hội nghị quốc tế, kết thúc các vòng đàm phán thương mại, hoặc các cuộc viếng thăm cấp nhà nước của lãnh đạo Trung Quốc khi ra nước ngoài.

Một trong những “bí mật công khai” cho động thái nói trên là Trung Quốc muốn dùng hình ảnh gấu trúc Panda để “mềm hoá bớt” chế độ sắt máu của mình ở bên ngoài và làm sâu sắc thêm quan hệ với các nước có thể đem lại cho Bắc Kinh những nguồn lực và công nghệ giá trị. Điều này đã được mô tả như là một trong những nguồn mạch của "quyền lực mềm".

Trong khi làm ra vẻ chăm lo bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường sinh thái ở những nơi khác thì đối với Việt Nam, Trung Quốc hành động hoàn toàn ngược lại. Việc đẩy mạnh quân sự hoá các đảo đá cưỡng chiếm đã bị quốc tế tố cáo là làm huỷ hoại môi trường sinh thái, lâu nay TQ thường xuyên huỷ hoại môi trường sinh thái của VN.

Đặc biệt nghiêm trọng, ngày 23/5, tổ chức “Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á” (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington cảnh báo, các hình ảnh vệ tinh mà họ có được cho thấy các đội tàu khai thác trai tượng – Trung Quốc xem đây là “vàng trắng của biển cả” do giá của nó trong vòng bốn năm qua đã tăng đột biến – đã trở lại Biển Đông. Cũng theo cơ quan này thì từ 2012 cho đến 2015, Trung Quốc đã làm hư hại hay phá hủy ít nhất 28 bãi san hô trên khắp Biển Đông.

Còn trên đất liền, ngày 25/5, theo báo chí trong nước, Trung Quốc đã xả lũ trên thượng nguồn mà không thông báo trước cho Việt Nam, gây ngập lụt đối với toàn thành phố Móng Cái, Quảng Ninh, khiến có người mất tích, hàng chục đò chở hàng bị đắm. Sau đó tuy không mưa nữa nhưng phía đầu nguồn bên Trung Quốc vẫn tiếp tục xả lũ nên nước vẫn dâng cao.

Cuộc chiến giữa các nền văn minh?

Hoa Vi, Gấu trúc và Trai trượng là những câu chuyện riêng rẽ song tất cả đều liên đới với nhau bằng một điểm chung: tất cả đều là phương tiện của chủ nghĩa đại Hán hiện đại, tất cả đều là những chiếc vòi của con bạch tuộc bành trướng bá quyền Trung Quốc. Nhưng giờ đây những biện pháp bất minh ấy đã bị thế giới phát hiện. Nếu chúng không được ngăn chận kịp thời, quả thật nền văn minh Âu Mỹ đúng là đang bị đe doạ.
 
Không phải ngẫu nhiên mà Cục trưởng Cục Hoạch định Chính sách Bộ Ngoại giao Mỹ Kiron Skinner từng phát biểu trong một diễn đàn an ninh mới đẩy rằng, cuộc cạnh tranh giữa Mỹ với Trung Quốc hiện nay là “cuộc chiến với một nền văn minh thực sự khác biệt và một hệ tư tưởng khác biệt”. Ông Cục trưởng còn gọi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh quyền lực không phải là người da trắng đầu tiên của Hoa Kỳ”.

Ngoại trừ một chi tiết nhỏ ông Cục trưởng bỏ qua. Số là trước đây, chính Nhật Bản cũng từng là một đối thủ cạnh tranh quyền lực với Mỹ mà không phải người da trắng. Nhưng lời cảnh báo của ông quả là đã được đưa ra đúng thời điểm. Tuy là đứng trên đối chân đất sét (trường hợp Hoa Vi), gã khổng lồ Bắc Kinh (hãy nhìn các đội tàu khai thác trai tượng đang tràn xuống Biển Đông) vẫn còn dư quốc lực và đủ mưu mô (hãy cảnh giác với những chú gấu Panda) để gây hại cho Mỹ và các nước, trong đó có Việt Nam.

Lời kêu gọi của Phu Xích ngày nào vẫn còn nguyên giá trị: “Hỡi nhân loại, hãy cảnh giác!”


 

Hoa Kỳ Lầm Lỡ Thế Nào Về Tàu Cộng? (Phần 4)






Hoa Kỳ Lầm Lỡ Thế Nào Về Tàu Cộng? (Phần 3)






Hoa Kỳ Lầm Lỡ Thế Nào Về Tàu Cộng? (Phần 2)






Hoa Kỳ Lầm Lỡ Thế Nào Về Tàu Cộng? (Phần 1)







Tại sao tiếng Anh vẫn ì ạch? - Tác giả Mạnh Kim



Bất luận những tuyên bố rổn rảng về “Cách mạng 4.0” hay “Make in Vietnam”, bất luận việc Việt Nam đã hội nhập từ vài thập niên nay, tiếng Anh trong hệ thống bậc phổ thông vẫn lệt bệt. Bộ Giáo dục-Đào tạo tung ra hết chương trình cải cách này đến “chiến lược” phát triển khác nhưng trình độ tiếng Anh bậc phổ thông vẫn gần như giậm chân tại chỗ…

Chưa đầy một tháng nữa, học sinh phổ thông lại thi tốt nghiệp, trong đó có môn tiếng Anh. Kết quả e rằng lại như năm trước. Tại Sài Gòn, trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2018-2019, có gần 50% bài thi tiếng Anh điểm dưới trung bình. Cụ thể hơn, kết quả kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2018 do Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) công bố cho thấy, môn tiếng Anh xếp thứ 2 trong tổng số 9 môn thi về tỷ lệ bài thi có điểm dưới trung bình (5 điểm). Điểm trung bình của môn tiếng Anh vỏn vẹn 3,91 điểm. Không khó để thấy tại sao tiếng Anh bậc phổ thông không thể phát triển.

Trước hết là sự lúng túng dẫn đến lộn xộn trong chiến lược đầu tư phát triển môn tiếng Anh ở bậc phổ thông. Tính đến thời điểm này, ngoài chương trình tiếng Anh theo “Đề án tiếng Anh bậc phổ thông” của Bộ GD-ĐT, nhiều trường tiểu học ở các thành phố lớn, đặc biệt tại Sài Gòn, còn có chương trình “tiếng Anh tăng cường” và “tiếng Anh tích hợp”. “Tiếng Anh tăng cường” có nghĩa được học nhiều giờ hơn; và “tiếng Anh tích hợp” là học các môn toán, khoa học bằng chương trình Anh và Việt Nam với thời lượng 8 tiết/tuần - tăng gấp đôi so với chương trình tiếng Anh theo Đề án nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh của Bộ GD-ĐT.

Mới đây, Bộ GD-ĐT lại “chỉnh đốn” lại “hoạt động” học và dạy tiếng Anh trong hệ thống phổ thông, bằng việc tung ra chương trình “Làm quen tiếng Anh lớp 1-2” được thiết kế hai tiết mỗi tuần nhằm giúp học sinh lớp 1 và 2 quen dần với tiếng Anh, để đến lớp 3 thì phải bắt buộc học tiếng Anh. Sự điều chỉnh và “cải tổ” lần này thể hiện ở nội dung dạy lẫn thời lượng. Từ lớp 3 đến lớp 5, học sinh học bốn tiết mỗi tuần. Ở cấp trung học cơ sở (lớp 6-9) và trung học phổ thông (9-12), học sinh học ba tiết mỗi tuần. Tổng thời lượng học tiếng Anh từ lớp 3 đến 12 là 1.155 tiết. Bộ GD-ĐT sẽ thực hiện chương trình mới theo từng lớp. Năm học 2020-2021 chương trình sẽ áp dụng với lớp 1; năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và 6; năm học 2022-2023 đối với lớp 3, 7 và 10; năm học 2023-2024 đối với lớp 4, 8 và 11; năm học 2024-2025 đối với lớp 5, 9 và 12.

Về lý thuyết, Bộ GD-ĐT đưa ra một số điều kiện sau để thực hiện chương trình nói trên. Chẳng hạn, giáo viên phải đủ số lượng tham gia giảng dạy “Chương trình Làm quen tiếng Anh lớp 1 và lớp 2”. Giáo viên “phải có năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm phù hợp, có hiểu biết về chương trình và người học ở lứa tuổi này; giáo viên và cán bộ quản lý cần được bồi dưỡng và tập huấn định kỳ về chương trình, tài liệu và cách thức tổ chức triển khai, giám sát”... Các trường triển khai chương trình “phải có phòng học rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng; có đủ trang thiết bị tối thiểu cho việc dạy và học theo quy định của Bộ GD-ĐT”…

Tuy nhiên, có hai rào cản lớn nhất không thể đẩy tiếng Anh trong hệ thống trường phổ thông đi xa. Trước nhất, đó là nguồn giáo viên. Tờ Tiền Phong (2-3-2019) cho biết, giáo viên tiếng Anh ở hệ thống trường phổ thông vừa thiếu vừa không đủ trình độ. Theo Bộ GD-ĐT, hiện chỉ có 69% giáo viên “đạt chuẩn”. Nguồn giáo viên tiếng Anh luôn thiếu trầm trọng. Người giỏi tiếng Anh thì không thi vào Đại học Sư phạm; thầy giỏi tiếng Anh thì dạy trung tâm để kiếm được tiền nhiều hơn; trong khi người rất giỏi tiếng Anh thì đi làm (phiên dịch chẳng hạn) cho công ty nước ngoài. Về trình độ, ngay cả ở Sài Gòn mà còn có không ít giáo viên tiếng Anh phát âm sai thì huống hồ các tỉnh. Rào cản thứ hai là phương pháp. Như tất cả môn học trong hệ thống trường phổ thông, tiếng Anh được dạy và học hoàn toàn thụ động. Chưa kể sách giáo khoa được soạn với tư duy người Việt, dạy đàm thoại tiếng Anh bằng cách nói người Việt và minh họa giao tiếp bằng văn hóa người Việt. Có những bài reading, trong các sách giáo khoa bậc THPT, thậm chí như được dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, với lối hành văn đặc sệt tư duy người Việt và ngôn ngữ tiếng Việt!

Theo bà Đặng Thị Thanh Huyền, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục, để nâng chất lượng dạy và học tiếng Anh thì “phải từ từ; phải có điểm đột phá”… Tuy nhiên, bà Huyền không nói rõ điểm đột phá là điểm gì. Còn theo ông Vũ Hải Hà, Trưởng khoa Sư phạm tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, muốn đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai tại Việt Nam thì “phải có lộ trình dài hơi”. Ông Hà cũng không nói rõ “lộ trình dài hơi” là lộ trình như thế nào. Nói cách khác, việc dạy và học tiếng Anh ở hệ thống phổ thông chưa thấy có lối thoát. Các nhà giáo dục vẫn loay hoay. Học sinh vẫn lờ mờ và phụ huynh vẫn khổ sở tìm cách “bồi dưỡng” tiếng Anh cho con em họ.

Riêng việc này, có một điều mà báo chí chưa bao giờ đề cập: việc học tiếng Anh đang làm lộ ra một vấn đề xã hội rất lớn: người nghèo vô hình trung bị dạt ra khỏi khả năng tiếp cận tiếng Anh. Cần biết, để con em có thể học “tiếng Anh tăng cường” hoặc “tiếng Anh tích hợp”, mỗi tháng phụ huynh phải đóng từ 500.000 đồng đến thậm chí 4 triệu đồng (tùy trường, trong hệ thống công lập, nói riêng ở Sài Gòn). Còn với những người khá giả hơn, họ cho con học ở các trung tâm lớn như VUS (Anh Văn Hội Việt Mỹ), Trung tâm Anh ngữ Apollo, British Council Vietnam, Oxford English UK Vietnam, IIG Vietnam, ILA Vietnam… Với mức học phí cả triệu mỗi tháng, tiền đâu mà nhà nghèo cho con học nổi ở những trung tâm trên? Tiếng Anh trong trường phổ thông thì không “ra ngô, ra khoai”; trong khi muốn học tiếng Anh ở các trung tâm ngoại ngữ lớn thì không đủ khả năng tài chính, làm thế nào học sinh ở những gia đình có mức thu nhập trung bình hoặc nghèo có thể biến tiếng Anh thành công cụ tiếp cận tri thức thế giới ở thế kỷ 21; làm thế nào mà người ta có thể “phổ cập” tiếng Anh để “từng bước” đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai, như tham vọng của giới giáo dục nước nhà? Để cơ hội học tiếng Anh được ngang bằng cho tất cả và học sinh không phải khổ sở xoay sở đi “học thêm” tiếng Anh, người ta lại đụng đến một vấn đề thâm niên: toàn bộ phương pháp dạy và học tiếng Anh phải được điều chỉnh lại và giáo viên phải được đào tạo tốt hơn.


Một-Bà, Hai-Ông!!!



Xuân Diệu và vợ chồng Huy Cận - Xuân Như (em ruột Xuân Diệu)

Đêm đêm trên gác đèn chong,
Cận ngồi cặm cụi viết dòng thơ bay.
Dưới nhà bút chẳng rời tay
Bên bàn Diệu cũng miệt mài trang thơ,
Bạn từ lúc tuổi còn tơ,
Hai ta hạt chín chung mùa trái trong.
Ánh đèn trên gác, dưới phòng,
Cũng là đôi kén nằm trong kén trời.
Sáng ra gõ cửa: “Diệu ơi,
Nghe dùm thơ viết đêm rồi xem sao”.
Diệu còn ngái ngủ: “Đọc mau!
Nghe rồi, xem lại, từng câu mới tường”.
Dưới nhà trên gác thông thương
Dòng thơ không dứt giữa luồng tháng, năm...



Chết ngộ dồi: Tàu đang khẳm, sắp chìm... Tàu sân bay "Cọp Giấy": cứu ngộ






THE US VISION FOR INDO-PACIFIC SECURITY






US President Nixon Meeting With Prime Minister Lee Kuan Yew of Singapore, 10/4/1973






Sau Hiệp Định Paris 1973: Lý Quang Diệu mong Việt Nam Cộng Hòa đứng vững, và muốn giúp tái thiết hai nước Nam và Bắc Việt Nam



Sang thăm Hoa Kỳ năm 1973, Thủ tướng Singapore khi đó, ông Lý Quang Diệu bày tỏ sự e ngại về Bắc Kinh nhưng sẵn sàng giúp cả hai nước Việt Nam 'tái thiết, phục hồi'.
Hội kiến Tổng thống Richard Nixon ngày 10/04/1973 tại Phòng Bầu Dục, tòa Bạch Ốc, với sự có mặt của cả tiến sĩ Henry Kissinger, Lý thủ tướng đã bàn nhiều với nước chủ nhà về tình hình châu Á.

Tổng thống Nixon không chỉ chúc mừng ông Lý Quang Diệu vừa có thắng lợi trong cuộc bầu cử ở Singapore mà còn hỏi ý kiến ông về chính sách của Mỹ, theo tài liệu giải mật của Hoa Kỳ.

Họ đã dành nhiều thời gian cho chiến sự hậu hòa đàm Paris và tình hình VNCH.

Khi được hỏi 'Hoa Kỳ cần làm gì?', ông Lý Quang Diệu đã nói với ông Nixon, với khá nhiều tình cảm dành cho Sài Gòn:

"Các ngài phải tạo ra cảm giác là vẫn làm chủ tình hình. Việc rút (quân đội Mỹ) đi trong danh dự là để cho Nam Việt Nam một cơ hội, cơ hội lớn hơn trước. VNCH vẫn có một cơ hội nếu họ không chỉ dựa vào giải pháp quân sự.

Chiến lược đúng đắn là thuyết phục để tách phái cộng sản miền Nam ra khỏi Bắc Việt. Hãy cho họ chia sẻ quyền lực ở cấp địa phương. Vào lúc này hẳn đang có thảo luận ở Hà Nội về hai vấn đề phục hồi hay là xâm nhập tiếp."

Viện trợ tái thiết ồ ạt cho hai miền VN

Về việc phục hồi, tái thiết (rehabilitation) của hai miền Việt Nam, một vấn đề nêu ra tại Hòa đàm Paris, ông Lý Quang Diệu cho hay, Singapore ủng hộ công tác đó.

Ông cho hay ít ra, Singapore đã sẵn sàng tìm cách trợ giúp về mặt kỹ thuật để đóng góp vào "tái thiết diện rộng" cho cả hai nước Việt Nam.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, cuộc chiến Việt Nam vẫn chưa chấm dứt dù có ký kết tại Paris.

Lý Quang Diệu bày tỏ quan điểm trong chuyến thăm Hoa Kỳ, kể cả với báo giới, rằng ông không tin là phe cộng sản "sẽ tấn công ồ ạt" trong thời gian tới.

Theo ông, họ đang xem xét tình hình, xem việc duy trì các điều khoản của Hòa đàm Paris ra sao, và tìm giải pháp chính trị.

Nếu không đạt mục tiêu thì họ mới tổ chức tấn công du kích diện rộng.

Ông Lý Quang Diệu tin rằng "nếu VNCH trụ được, thì chính sách của Hoa Kỳ sẽ được đón nhận tích cực hơn", và ông khuyên người Mỹ không nên cứ tự chỉ trích.

Riêng về Trung Quốc, ông Lý Quang Diệu cho các quan chức Mỹ hay, nước ông chưa muốn công nhận CHND Trung Hoa.

Ông Lý e ngại rằng một khi quan hệ ngoại giao được thiết lập, Bắc Kinh sẽ kích động nhóm dân gốc Hoa tại Singapore, gây ra phản loạn (nguyên văn: fearing Peking would use diplomatic ties to try to subvert Singapore's Chinese population).

Bản thân là người gốc Hoa, nhưng ông lo ngại rằng "nhóm cư dân cao tuổi gốc Hoa ở Singapore vẫn còn gắn bó với Trung Quốc lục địa", và dễ bị lôi kéo.

Vào năm 1973, Singapore vẫn giữ quan hệ ngoại giao với Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và ông Lý muốn trì hoãn việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc "càng lâu càng tốt", theo ghi nhận của phía Mỹ.

Về vai trò của Hoa Kỳ trong vùng, ông Lý Quang Diệu muốn nước Mỹ "tiếp tục sự hiện diện quân sự" sau chiến tranh Việt Nam.

Khi nghe TT Nixon than phiền rằng lời đề nghị Hoa Kỳ rút quân đến cả từ các đồng minh châu Âu là Anh và Pháp, ông Lý nói với ông Nixon:

"Ngài là mỏ neo cho thế giới phi cộng sản."
(You are the anchor-man of the non-Communist world).

Lý thủ tướng cũng chia sẻ những gì ông nghe được từ lãnh đạo Trung Quốc về Liên Xô.

Theo ông, người Trung Quốc "biết người Mỹ có lương tâm, còn người Nga thì không nên họ e ngại không muốn làm Moscow bực mình".


Có phải loài người hiện đại đã ngừng tiến hoá?





BA PHẢI Mueller: 'Trump không hẵn vô tội nhưng không thể truy tố một Tổng Thống đương nhiệm'






Nguyễn Vi Yên và Nhóm Tinh Thần Khai Minh





Hoàng Bình và Nguyễn Bắc Truyển tuyệt thực trong tù vì sự an nguy của Nguyễn Văn Hóa






Bài học cho Việt Nam từ vụ thảm sát Thiên An Môn







Việt Nam tuần qua, 1/6/2019






Ta Về của Tô Thùy Yên







tàu cộng phủ nhận đã tấn công phi công Úc bằng tia laser trên Biển Đông



Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố tin cho rằng các tàu đánh cá của Trung Quốc đã thực hiện một loạt các cuộc tấn công bằng tia laser nhắm vào các phi công Hải quân Úc khi đang diễn tập trên Biển Đông là "không phù hợp với thực tế".

Trung Quốc: Úc nên "xét lại chính mình" 


Phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian nói với các phóng viên trong buổi họp báo hàng tháng rằng Úc nên gọi là "xét lại chính mình" trước khi chỉ trích những nước khác.

Ông Wu nói: "Theo hiểu biết của tôi, những gì họ nói không phù hợp với thực tế".

Học giả Euan Graham, nhân chứng có mặt trên chiến hạm hàng đầu của Hải quân Hoàng gia Úc HMAS Canberra trong chuyến đi từ Việt Nam sang Singapore viết trên trang mạng của The Strategist của Viện Chính sách & Chiến lược Úc hôm thứ Ba 28 tháng Năm rằng "các phi công trên chiếc trực thăng chiến đấu Tiger đã bị trúng tia laser khi đang tập trận ở vùng biển Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, buộc họ phải đáp máy bay như một biện pháp thận trọng".

Ông Graham tường thuật rằng tia laser phát đi từ các tàu đánh cá đã nhắm thẳng vào các phi công Úc trong khi chiến hạm HMAS Canberra bị một tàu chiến Trung Quốc bám sát.
 
Cũng theo học giả Graham, việc lực lượng Úc liên lạc qua lại với Trung Quốc trong suốt cuộc hành trình chỉ là vì phép lịch sự, nhưng việc Trung Quốc yêu sách đòi các tàu chiến Úc phải báo trước mọi thay đổi về hướng đi là điều mà Hải quân Úc "sẽ không nhượng bộ khi thực hiện các quyền tự do trên biển của mình".

Ông Graham viết sự hiện diện thường xuyên của các tàu Trung Quốc lấn áp cả các tàu ngoại quốc như hiện nay dường như cho thấy hạm đội Trung Quốc đã phát triển đủ lớn để các tàu dân quân có thể nằm chờ thực hiện những lệnh tấn công tương tự.

Úc vẫn im lặng 


Ngoại trưởng Úc Marise Payen không xác nhận các tàu treo cờ Trung Quốc có thể phải chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công laser vào các phi công hải quân trên trực thăng của Úc trong vùng biển quốc tế ở Biển Đông.

Trả lời phỏng vấn trong chương trình AM của đài ABC sáng thứ Sáu 31 tháng Năm, Thượng nghị sĩ Payne nói rằng bà sẽ "không suy đoán" ai có thể chịu trách nhiệm và đó là "vấn đề của chuyên viên quốc phòng".

Khi bị hỏi dồn theo bà ai có thể phải chịu trách nhiệm, Ngoại trưởng Payen nói "chúng tôi sẽ luôn nhấn mạnh rằng dù hoạt động ở đâu, ở trong vùng biển của chúng ta hay xa hơn, phải ưu tiên tuyệt đối cho sự an toàn của hoạt động, an toàn của tàu và nhân viên".

"Đó là cách tiếp cận mà Úc áp dụng trong tất cả các công việc và chúng tôi khuyến khích những người mà chúng tôi có giao tiếp và làm việc chung, cũng hành động chính xác như vậy, và tôi chắc chắn đây là thông điệp đã được gửi đi về vấn đề này."

Bà Payne cũng không xác nhận nếu bà, hoặc bất cứ ai từ Bộ Quốc phòng, đã chính thức phản đối, bày tỏ hoặc ra dấu hiệu thể hiện các chiến thuật hung hăng là không được chấp nhận.

Bộ Quốc phòng Úc đến nay vẫn chưa có bình luận chính thức nào về vụ này.

Bộ trưởng Quốc phòng Úc Linda Raynolds hiện đang ở Singapore dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á hay còn được biết đến với tên Đối thoại Shangri La từ ngày 31 tháng Năm đến 2 tháng Sáu. Trong dịp này, bà Raynolds sẽ ngồi cùng phòng họp với Bộ trưởng Quốc phòng các nước trong khu vực, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Wei Fenghe (Ngụy Phượng Hoà).

Trung Quốc duy trì một lực lượng dân quân hàng hải mạnh mẽ ở Biển Đông gồm các tàu đánh cá được trang bị để thực hiện nhiều sứ mạng, ngoại trừ tác chiến.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ tuyến đường biển chiến lược này và thường tỏ ra nhạy cảm trước mọi hoạt động của các lực lượng hải quân ngoại quốc trong khu vực, đặc biệt là Mỹ và các nước đồng minh như Úc.

Các sự kiện tương tự liên quan đến tia laser và quân đội Trung Quốc cũng đã được báo cáo ở tận những vùng xa như Djibouti, nơi Hoa kỳ  và Trung Quốc đều có căn cứ.

Năm ngoái, Hoa kỳ đã phàn nàn với Trung Quốc sau khi các tia laser nhắm vào một phi cơ tại vùng Sừng châu Phi gây thương tích nhẹ cho hai phi công Mỹ.

Trung Quốc lúc đó cũng phủ nhận lực lượng của họ tấn công phi cơ quân sự của Hoa Kỳ


Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

Trích: tác giả Nguyễn Tà Cúc nhận định về Tô Thùy Yên và Cộng sản



Tôi không bao giờ muốn viết một bài chỉ nêu ra những tin tức nhầm lẫn mà không đóng góp tài liệu hoặc ý kiến để hy vọng tình trạng sai lầm ấy trở nên khá hơn. Thế nên, ngoài những tài liệu đã dẫn, để kết thúc bài này, tôi muốn bầy tỏ một điều chưa hoặc ít thấy được bày tỏ về Tô Thùy Yên. Đó là ông rất căm ghét chế độ Cộng sản Việt Nam.
 
Những thứ "vượt lên thù hận...", "khai giải", "giải oan" vv và vv khi nhắc tới thơ ông, điển hình trong "Ta về", chỉ là đồ bỏ, theo tôi. Không cần một nhà thơ lớn cỡ Tô Thùy Yên mới làm được. Hàng trăm ngàn dân Miền Nam bị đuổi đi Kinh tế mới đến nỗi gia đình ly tán, chết bờ chết bụi và/hay bị cầm tù v v. đã làm được điều đó. Sài gòn đã không còn mang tên Hồ Chí Minh ở bất cứ nghĩa nào. Không chỉ dân Miền Nam, dân miền Bắc cũng vậy. Chính tôi đã và đang được nhận sự hỗ trợ vô giá về tài liệu từ anh em nghiên cứu từ Miền Bắc. Bởi thế, tôi cần nói một điều hết sức quan trọng về Tô Thùy Yên: Không những ông căm ghét chế độ Cộng sản vì sự dã man tàn hại với dân chúng, với văn hóa Việt Nam; ông còn chính thức công khai kết tội những người Cộng sản đã hủy diệt đời thơ của Thanh Tâm Tuyền, người bạn chí thiết của ông. Tôi nói "công khai" mà không ghi nguồn để các bạn ...phát ngôn -bừa bãi về Tô Thùy Yên nên cẩn thận mà tìm hiểu về ông sâu xa hơn. Đừng nên quên rằng ông phân biệt rất rõ chính phủ Cộng sản và người dân Việt Nam. Một trong những lý do ông cho xuất bản Thơ Tuyển là để bầy tỏ thái độ của ông với nhà cầm quyền này:
 
          -"[...] Thêm nữa, tôi cũng còn muốn, qua việc xuất bản đó, gián tiếp nói lên với nhà cầm quyền hiện nay ở Việt Nam rằng tôi, giữa đông đảo những người cầm bút khác của miền Nam trước đây, đã chẳng hề chối bỏ những tác phẩm đã được hình thành trong quá khứ của mình, rằng qua bao nhiêu dập vùi đày đọa, những thi sĩ vẫn còn sống, thơ vẫn còn sống..." ["Giấc Mơ Không Dứt Đó Của Thần Linh", Nguyễn Tà Cúc phỏng vấn Tô Thùy Yên, Khởi Hành số 26, trang 20,  tháng 12.1998]
 



ISTANBUL










Scripps National Spelling Bee lần thứ 92: tám em cùng chiếm giải nhất







Nghĩ về tình trạng chùa chiền sư sãi hiện nay - Tác giả Bs Trần Xuân Ninh






Hồ Hoàng Yến hát Bao Giờ Biết Tương Tư, nhạc Phạm Duy







Nguyên Khang hát Chiếc Lá Cuối Cùng, nhạc Tuấn Khanh







Trí thức, anh là ai? - Tác giả Bs Trần Xuân Ninh






Ông Đạo Dừa







Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

Phỏng vấn Duy Cường







Khi người nông dân Võ đắc Danh cầm bút và... xây cầu!







Robot nhỏ bé làm việc trên cánh đồng ở Anh Quốc







Quán cà phê LÚA ở Saigon







Ghế ngồi có khả năng phát hiện và lọc không khí ô nhiễm







Ở Ai Cập, bán quần áo mới theo kiểu cân ký







Lao động trẽ em tại Việt Nam







Tàu Cộng chỉ trích Mỹ "tố điêu" về mối quan hệ của Huawei và đảng cộng sản tàu







Rumani thử nghiệm máy bay giống đĩa bay







Vạch Mặt Chỉ Tên: HUAWEI Ăn Cắp Công Nghệ Hoa Kỳ - Source Wall Street Journal



Huawei’s Yearslong Rise Is Littered With Accusations of Theft and Dubious Ethics

Chinese giant says it respects intellectual property rights, but competitors and some of its own former employees allege company goes to great lengths to steal trade secrets.

Mời xem:


https://www.wsj.com/articles/huaweis-yearslong-rise-is-littered-with-accusations-of-theft-and-dubious-ethics-11558756858



Chiết chiêu thương chiến Mỹ-Hoa







Những Bước Lang Thang Trên Hè Phố Cũa Gã Bình Nguyên Lộc






Nhân Cách Bình Nguyên Lộc - Tác giả Mai Thảo






Nhân sự kiện ARM, Infenion "đục" Huawei... nghĩ về chú Ả Q Xi Jinping - Tác giả Đoan Hùng


Căng cho anh Tập!

Thêm hai thằng đế quốc xúm vào nữa đây này! Thằng Anh thằng Đức. ARM của UK và Infineon của Đức ngưng hợp tác với Huawei. Infineon là hãng chip lớn của Đức và ARM là hãng làm bộ vi xử lý ARM... 

Thiếu những con chip này, cái smart phone "hầm hố" của Huawei chỉ là cái... vỏ nhôm! Khốn khổ!

Phần mềm thằng Google nó cắt. Phần cứng thằng Anh thằng Đức  nó thu! Các cậu Huawei giỏi 'nổ'.

Bán cái vỏ nhôm cho .. ve chai à?
 
Mà nào có oan ức gì đâu?

Anh hưởng lợi từ mấy "thằng tây" (dĩ nhiên nó cũng lợi!) thì cứ "hiền lành" với nó. Có sao?

Anh ôm mối lợi tất tần tật!

Anh làm "vạn lý trường thành", không cho nó vào.

Anh lê la khắp nơi chôm chĩa, nó chả chôm của anh, học được của anh cái gì sất!

Google anh làm tường lửa cấm cửa nó, cớ gì nó không độp lại anh? Chả lẽ nó ngu, hay là nó là ông thánh hiền lành dễ thương, ai làm gì cũng cười hề hề ??

Anh chưa đến đâu mà đã ra mặt đế quốc! Khác nào tên ăn cắp chui vào cửa hàng "mở" của thằng tây, "vô tư" khuân đồ về rồi tuyên bố:

"Này! Tao thì tao sẽ mua tất cả các cửa hàng của chúng mày cho mà xem nhá!"

Có điên không?

Anh Tập hô hào "vạn lý trường chinh", làm như là oan ức lắm!

Cứ như là bị thằng tây bắt nạt! Anh lờn mặt nó, anh"mất dạy" với nó chứ là ai. 

Hơi một tý anh Tập chưng ra cái nhãn hiệu

"Trung Quốc 5000 năm"!

Cứ như chú AQ trong "AQ chính truyện" của Lỗ Tấn.

Câu cửa miệng của chú A Q:

"Nhà tao xưa kia có bề có thế bằng mấy mày kia! Thứ mày thấm vào đâu?"

Ôi chao! 5000 năm!

 
(Tranh biếm hoạ AQ, nguồn : Internet)


Anh Ả Tập ạ!

Hỏi anh nhé?

Thế trong cái điện thoại của Huawei có cái gì là "di sản" của các "tiên hiền" của cái 5000 năm của nhà anh không?

Hình như của thằng tây khốn nạn... tất tần tật!

Không nói đến kỹ thuật hiện đại. Chỉ hỏi anh, thế làm sao dân anh bây giờ lên đến tỷ người (?) và sống cũng thọ!

Cái đó có phải nhờ châm cứu, nhờ âm dương kỳ kinh bát mạch , Hoa Đà, Biển Thước?

Hình như không!

Thuốc chích ngừa thằng tây nghĩ ra, không có 'tây y'  liệu anh có thể lên đến tỷ dân? Làm sao nuôi tỷ dân? Nước Tàu (và cả thế giới cổ) luôn chết đói. Không có khoa học nông nghiệp của thằng tây thì anh chết!

Có gì thực sự "của anh" không ?

Mà nào có ai ức hiếp gì anh cho cam?

Chỉ  tại anh!

Thôi!

Nếu muốn thì cứ làm vạn lý trường thành, vạn lý trường chinh.

Vất tất cả những gì của bọn man rợ "Tây Dương" đi!
 

Quay về với các "Phu Tử"!

Bảo trọng!


Á Châu Ngày Nay, 26/5/2019







Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

Hội Luận: Giáo Hội Và Chính Trị, 27/5/2019







Đọc thơ Tô Thùy Yên
















Cờ-Lờ-Mờ-Vờ rụng rời tại Oslo, Na Uy, 24/5/2019







Nỗi nắng niềm mưa - Tác giả Ngô Nguyên Dũng



Năm ấy, ông cùng hai người bạn Đức đi thăm lại thành phố sinh quán.
 
"Em đang bệnh nặng, muốn gặp mặt anh … có lẽ lần cuối …", giọng em gái ông nghẹn ngào qua điện thoại vài tuần trước.
 
Tháng mười, cơn mưa cuối mùa rớt xuống Sài gòn. Mưa đêm lất phất trên đường đến khách sạn nằm trong hẻm phố tây Phạm Ngũ Lão. Tâm tư ông váng vất những ký ức chưa phai. Thành phố thay đổi nhiều. Ông hỏi thăm người tài xế những tên đường thuở trước. Anh còn nhớ. Trương Minh Giảng. Công Lý. Hồng Thập Tự. Lê văn Duyệt. Dòng hồi tưởng ông bật thức, quắt quay những hình bóng cũ.

Mười chín tuổi, ông đã rời quê hương, trong thời chiến. Từ đó đến nay, ông chỉ về thăm nhà một lần duy nhất. Sáu tuần lễ hè một chín bảy ba. Sau hiệp định Paris.

Khuya ấy, ông nằm trăn trở. Chợp sáng, phố xá đã khua thức. Tiếng rao hàng từ lòng hẻm vẳng lên. Phải chú tâm vài phút, ông mới nghe ra. “Bánh mi ì… nóng giòn… đây.” “Bánh khu.. úc…, bánh gio.. ò… nóng đây.” Bữa điểm tâm đầu tiên trong khách sạn, ông gọi một tô phở bò và một ly cà phê sữa đá. Phở không ngon. Mỗi ly cà phê sữa còn đậm đà hương vị quê quán. Lát sau, người anh tới chở ông về nhà em gái. Dọc đường, anh chở ông ghé ngang ngôi nhà cũ phố Tân Định. Những con đường ở đây vẫn còn giữ tên những danh tướng đời nhà Trần. Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Đặng Dung, Đặng Tất, Trần Quí Khoách.

Ngôi nhà niên thiếu của ông ở đường Đặng Tất, giờ đã đổi chủ. Người chủ mới đã đốn mất cây trứng cá bên cửa ra vào. Nhà hàng xóm được sửa đổi thành một quán cơm cao cấp.
Tâm trí ông, trong khoảnh khắc, ngoi dậy lớp lớp kỷ niệm.

Những giấc mơ đêm trăng sáng, ma quái tàn ổi chập chờn đỉnh mùng. Những chủ nhật đi Cấp tắm biển, rạo rực không yên. Chồng dĩa nhạc vọng cổ nặng trịch bảy mươi lăm vòng. Những sáng mùng một, tóc xức bi-dăng-tin, áo mới, tràng pháo đầu năm, tiền mừng tuổi, ván bài xì dách trải chiếu ngoài sân gạch, dưới tàn mận hồng đào, mặt mày bí rị, “mới mười lăm tuổi đã lấy tây”. Những năm tiểu học, làm biếng, thi vô trường công rớt hai lần. Bắt chước các chị, chép và hát nhạc tình Boléro. Tối tối đi coi chiếu bóng với ba má tại mấy rạp gần nhà. Moderne, Kinh thành, Casino Đa kao, Văn hoa. Về, ghé chợ ăn sâm bửu lượng hay mì hoành thánh đình Phú Hoà. Chiếc xe đạp đầu tiên. Những ca khúc ngoại quốc thời danh thập niên sáu mươi. Bài thơ búp bê đầu tay đăng trong nhật báo Sống. Nỗi buồn day dứt sau cái chết bất ngờ của người bạn văn chương đầu đời. Một đêm mưa, thèm khát vu vơ, lái xe gắn máy ra Tự do, mua một bao Capstan, xoè diêm điếu thuốc dậy thì, đầu óc choáng váng, dụi tắt. Những tối giáng sinh đi nhảy đầm lậu với đám bạn trường tây. Tập tành đọc tiểu thuyết người lớn. Đôi khi tự hỏi về giới hạn của ý nghĩ. Tâm tư vướng bận nhiều tư tưởng bi luỵ. 

Đầu trưa, nguời anh lái xe gắn máy tới chở ông tới thăm gia đình em gái. Nhà em nằm trong một chúng cư bình dân ở Bình Thạnh. Cùng em xem lại xấp ảnh lưu niệm. Ảnh đen trắng nhạt màu thuốc rửa ghi lại những chuyến du ngoạn ấu thời. Nha trang, Đà lạt, Vũng tàu. Anh em ông nhắc lại những người bạn tuổi nhỏ. Giờ, sau những biến động thời cuộc, không biết lưu lạc nơi đâu, còn sống hay đã chết?

Em thủ thỉ kể chuyện thời đi học. Ngày ngày, ông và em tới trường bằng chiếc Suzuki nữ. Đoạn đường từ nhà tới trường và ngược lại còn rõ nét trong trí nhớ. Ra Trần Quang Khải, quẹo phải Trần văn Thạch, rẽ trái Hai Bà Trưng, tới đèn xanh đèn đỏ quẹo phải Hiền Vuơng, chạy thêm quãng ngắn, tới cây xăng, quẹo trái Duy Tân, ôm nửa vòng hồ con rùa, chạy tới Hồng Thập Tự quẹo phải, và quẹo trái Bùi Chu là tới.

Anh em nhỏ nhẻ tâm tình chuyện quá khứ. Chiều mát, cả nhà tới chùa Vạn Thọ thắp nhang khấn vái vong linh ba má.

Một sáng, ông thức sớm, từ khách sạn tản bộ một mình ra Bùi Viện, chụp ảnh cảnh sinh hoạt đường phố. Ghé mua một phần xôi bắp. Đi hết Cống Quỳnh, thấy trên vỉa hè phố có người đàn bà lớn tuổi ngồi đong sữa đậu nành vô bịch. Hương lá dứa thơm lừng góc phố. Ông sà lại hỏi thăm, chuyện trò vu vơ chuyện mưa nắng. Sau khi biết ông là người nước ngoài về thăm, bà kể lể bộc trực những biến động thời thế sau một chín bảy lăm. Trước khi từ giã, ông mua vài bịch đem về. Dọc đường ghé lại ăn một dĩa bánh ướt chả lụa như đã hứa mới nãy với cô chủ quán. Không thấy ngon như ngày xưa. Cả món xôi bắp, mùi vị cũng không giống trước. Ông chợt nhận ra ý nghĩa triết lý ẩm thực của Tản Đà tiên sinh: chỗ ăn cũng phải ngon.

Những thay đổi từ từ rõ nét trong ý thức ông. Không phải chỉ riêng thị hay thính giác, mà ngay cả khứu và vị giác cùng cảm xúc. Tất cả, đã không còn như xưa.

Chuyến đi thăm nhà đầu tiên của ông vỏn vẹn mười ngày. Nửa năm sau, bệnh tình em gái ông trở nặng, phải vào nằm viện. Ông điện thoại nói chuyện với em. Giọng em yếu, không mấy tỉnh táo. Đường dây viễn liên xấu, anh em ông không nói chuyện được lâu. Em lặp đi lặp lại, muốn ông về nhìn mặt lần cuối. Ông bảo em chờ tới hè, được nghỉ, ông sẽ về. Cố chờ nghe em! Cố chờ! Anh về. Giọng ông thảng thốt, ngôn ngữ lạc lõng vào không gian vô tận, trong xích mắc những hợp tan của kiếp người.

Em không chờ được, từ giã cõi đời vài tuần sau đó.

Một năm sau, ông thấy mình trở lại. Bi kịch lần này là cái chết bất ngờ của người em rể, chồng cô em gái lìa đời nửa năm trước. Chú em ra đi, một ngày sau ngày ông tới. Lần đầu tiên trong đời, ông tham dự và chứng kiến nghi thức ma chay hiện đại. Ban đạo tỳ tụng kinh, xướng lễ nhiều ngày liên tiếp. Thân nhân, bạn bè tới chia buồn, phúng điếu. Nhiều người ở lại canh quan tài qua đêm. Ăn uống, đánh bạc giải khuây, đôi khi lớn tiếng. Hôm đưa quan tài đi thiêu, ban nhạc đạo tỳ đàn hát nhạc nam xen kẽ nhạc mới. Tro cốt chú em được đem vào chùa Vạn Thọ bên kinh Nhiêu Lộc, trú chung với ba má và em gái ông.

Sau những tai ương dồn dập, nhịp sống gia đình đứa cháu trai cũng từ từ vào nếp. Ban ngày, vợ chồng cháu đi làm, người anh chở ông thăm thú quẩn quanh. Thăm lại những góc phố quen, những quán ăn ngày xưa. Thương xá Eden đã bị đập phá, xây mới. Không còn Givral, La Pagode, Xuân Thu. Hai hàng me cổ thụ được ân xá, đang thoi thóp chút dưỡng khí ô nhiễm khói xe gắn máy giờ tan tầm. Ông hỏi thăm anh quán cháo cá Chợ cũ ở đường Tôn Thất Đạm. Đóng cửa lâu rồi, anh đáp. Không dưng ông buồn man mác. Và bật nhớ da diết. Cái quán thuở nào ba má thường dẫn cả nhà tới ăn món cháo cá Quảng Đông cực kỳ khoái khẩu …

Ông tìm tòi đọc lại một đoạn sách cũ:

“Một tô ‘bột gạo nát nấu thật nhừ’, thả vào một mớ đu đủ ngâm nước cam thảo, gừng xắt vụn, ít lá hành, ít bụi tiêu cà, đĩa cá tươi để riêng đặt trên ăn bàn chờ khách tự tay cho cá vào tô, muốn ăn tái hay thật chín tuỳ sở thích, giá một cắc bạc (0$10) thời đó; khách nào muốn ăn thêm cá, gọi thêm một đĩa tính bốn xu (0$04), kẻ nào muốn ăn sang, gọi một tô cá trộn gỏi riêng, giá mười xu (0$10), muốn dằn bụng thật no, kêu thêm bánh ‘dầu cha quảy’, mỗi cái bánh một xu (0$01), vị chi xài chưa tới một cắc ngoài, mà vừa xong một bữa vĩ vèo, vừa nhẹ nhàng thơ thới, lại thêm bổ khỏe.”

Ông chợt nhận ra, ông giống cha ở vài điểm: thích ăn cháo, và viết.

Bữa nọ, ông theo vợ chồng người anh Ba, mang danh Việt kiều Mỹ, về quê ngoại Vĩnh Long thăm bà con. Cầu Mỹ Thuận đã được xây xong. Nói theo ngôn ngữ hiện đại, trông “hoành tráng” như một xứ tân tiến. Thăm bà con xong xuôi, anh Ba mướn một ghe máy chở đoàn gia đình đi thăm những nơi làm bánh kẹo, vườn trồng mít, và được thưởng thức màn đờn ca tài tử Nam bộ.
 
Đã hơn bốn mươi năm, ông mới có dịp nghe lại người miền Tây ca diễn cổ nhạc. Lại nhớ. Nhớ quay quắt dĩa nhạc vọng cổ “Trái gùi Bến Cát” qua tiếng hát của nghệ sĩ Thanh Sơn. Nhớ luôn những Ngọc Ánh, Lệ Liễu, Thanh Hương, Út Bạch Lan, Út Trà Ôn, Hữu Phước. Nhớ những đêm theo má và hai bà ngoại, một ruột một nuôi, đi coi cải lương. Tuồng “Người Vợ Không Bao Giờ Cưới”, tuồng “Nửa Đời Hương Phấn” của đoàn Thanh Minh Thanh Nga. Mấy tuồng phỏng theo phim truyện thần thoại Ấn độ của đoàn Hoài Dung Hoài Mỹ. Đôi lúc, vãn tuồng, cả nhà đi xích lô máy về nhà, ông được ngồi dưới sàn xe, thú vị vô cùng.

Đôi nam nữ trung niên ca diễn bài vọng cổ. Người phụ nữ mặc áo bà ba hoa hoè, quần sa-teng đen, điểm trang còn vụng. Giọng cô lanh lảnh, ngân rảy không mượt mà như đào hát Sài gòn, nhưng không hiểu sao, ông cảm động. Trời ơi, giọng hát, tiếng đàn của ấu thời đây mà! Ông kêu thầm, chậm rãi gắn kính mát lên mắt, che khoé lệ ứa.
 
Trong chuyến đi thăm quê nhà lần thứ ba, ông có hẹn trước với vợ chồng anh Ba Việt kiều Mỹ, sẽ ra Đà nẵng, Hội an, Huế chơi vài ngày. Cư dân thành phố Đà nẵng năm ấy đang xôn xao về tình trạng sức khoẻ của ông Nguyễn Bá Thanh đang được điều trị tại Hoa kỳ. Đà nẵng trong mắt ông, trong năm ngày lưu lại, là một thành phố đang được hiện đại hoá. Năm cây cầu bắc ngang sông Hàn đã được xây xong. Duy nhất một chiếc cầu sắt xây trước một chín bảy lăm còn được lưu giữ làm di tích cổ. Đêm buông, những chiếc cầu treo thắp đèn, đổi màu rực rỡ, bắt mắt như những hoạ phẩm trang trí made in China. Những chiếc du thuyền và nhà hàng nổi lướt chậm trên mặt sông đen quánh. Nhà cửa hai bên đường soi bóng loè nhoè lên mặt nước. Quang cảnh trông giống mô hình một phố cảng nào đó, ông đã xem trong truyền hình. Hương Cảng? Hay Thượng Hải? Lặp lại đồng dạng. Như thể “sao y bản chính”. Tự dưng ông cảm thấy chua xót. Như tối qua, tình cờ ghé ngang một sòng bạc của Trung quốc xây ven bãi Mỹ Khê, biết ra, khách Việt không được phép bén mãng.

Hôm trước, có cơn bão quét ngang. Thời tiết mưa nắng bất chợt. Tới ngày đi chơi cù lao Chàm, bão lắng. Hòn đảo vắng, thưa thớt dân cư. Ngôi chùa nghèo trơ vơ giữa ruộng đồng trưa nắng. Ghé lại giây lát, thắp nhang, cúng dường, uống một tách trà, chuyện vãn vu vơ với nhà sư trú trì. Trong chốc lát, lòng trần lắng xuống thanh thản như bãi cỏ non, như con trâu nằm nhai cỏ ngoài kia.

Phố cổ Hội an về đêm, những tháng đầu năm, tương đối ít du khách. Tiết trời dễ chịu. Không quá náo nhiệt. Không thấy ai kèo nài mua vé số. Không có cảnh xe gắn máy lèn lách luông tuồng. Khách du lịch đủ màu da, ngôn ngữ, dạo thong dong trong những ngõ hẹp đèn vàng, ngồi thơi thả trong quán xá tù mù đèn lồng. Chùa Cầu về đêm rực rỡ đèn màu. Lũ trẻ mời mọc mua hoa đăng ven sông Thu Bồn. Hàng quà vặt rải rác lề đường. Bắp nướng mỡ hành. Chè bắp. Bánh khoai chiên. Tào phớ. Chí mã phù. Cảnh tượng nô nức như một đêm lễ hội dân gian.

Ra Huế, lượt đi, anh Ba đề nghị vượt đèo Hải Vân thay vì xuyên đường hầm, để ngắm cảnh. Đường đèo hẹp, xấu, ngược xuôi xe tải. Bù lại, phong cảnh tuyệt đẹp, dù trời giăng mây mù. Càng lên cao, càng ngoạn mục. Vách núi bên này, vực sâu bên kia mở ra cảnh đại dương mờ ảo, bao la. Tới đỉnh đèo, xe dừng nghỉ. Lác đác vài quán ăn và dăm ba sạp bán quà lưu niệm. Mưa rơi lất phất. Ông đứng bên bờ vực, trông xuống. Dưới kia, không biết từ đâu, sương khói thốc lên, mảnh đậm mảnh nhạt. Ngoại giới nhoà nhạt. Nội tâm ngẩn ngơ.

Tới Huế. Trái tim của đất Việt. Vùng đất tán đã gánh chịu nhiều khổ ải trong thập niên một chín sáu mươi. Sau hơn nủa đời người, lần đầu ông ghé lại nơi này, chỉ nửa ngày. Thăm viếng một vài danh lam thắng cảnh. Điện Thái Hoà. Chùa Thiên Mụ. Dạo thuyền sông Hương ban chiều. Tất bật, vội vã, như thể vụng trộm.

Về lại Đức, ông kể cho cô bạn quê Đà nẵng nghe về một Đà Nẵng “hiện đại” và “hoành tráng”. Cô buông tiếng: “Đà Nẵng bây giờ không phải là Đà Nẵng của em ngày xưa.” Ngắn gọn. Dứt khoát.

Trong chuyến đi lần thứ tư, vừa lúc ngôi nhà của anh chị Ba Việt kiều Mỹ được xây xong. Anh chị mướn xe mời cả nhà từ Sài gòn về Cầu Kè, Trà Vinh, dự tiệc tân gia. Ngôi nhà khang trang, vườn cây kiểng tươm tất. Nhưng quạnh quẽ, vì xa phố chợ. Và khi chạng vạng, muỗi xông tới từng đàn, đập mệt nghỉ.

Anh chị Ba có mướn giàn nhạc sống miệt vườn. Lúc tiệc sắp tàn, ông hát tặng anh chị một bài nhạc vàng. “Xin trả lại thời gian” của cố nhạc sĩ Thanh Sơn. “Xin trả lại những kỷ niệm buồn vui. Ngày xanh đã theo thời gian qua mất rồi …”

Ký ức những mưa nắng xuân xanh ùa về …

Anh Ba hơn tôi bảy tuổi, là người phóng khoáng và chịu chơi nhất nhà. Một chín sáu ba, trong thời hỗn mang chính trị ở Sài gòn, anh rời quê hương, sang Pháp du học. Paris. Bordeaux. Tôi, mười hai tuổi choai choai, rụt rè, nhút nhát. Thích văn chương, mê phim ảnh, yêu nhạc. Cái cảm xúc kỳ quặc, thuở ấy, mỗi khi tôi tình cờ nghe được tiếng hát vang vẳng từ bóng tối quán cà phê. Của Françoise Hardy. “Tous les garçons et les filles de mon âge …” Của Cliff Richard. “The young ones. Darling we’re the young ones …” Hay xem một cuốn phim tâm lý. L’Osédé. Với Terence Stamp, kẻ sưu tầm bướm. Và Samantha Eggar diễn vai cô gái có tên bắt đầu bằng vần M: Miranda. Thời gian trôi, cảm xúc trổ mã. Tâm tư biết xúc động khi nghe Lệ Thu cất giọng Hoài Cảm một Cung Tiến. “Chiều buồn len lén tâm tư …” Qua rồi cái thời thổn thức nhạc Boléro đại chúng. Những chương trình phụ diễn tân nhạc trước khi chiếu phim. Những đại nhạc hội Kim Cương, Thẩm Thuý Hằng trưa chủ nhật. Áo dài trắng Phương Dung. Mái tóc bồng Minh Hiếu. Chuyến xe lửa mùng một tết Trần văn Trạch. Cao Thái, giọng nam cao Mexico. Ô Mê Ly tiếng hát Thái Thanh và ban Thăng Long … Tất cả, như một cơn mưa, dẫu nhẹ, cũng đủ tưới đẫm mảnh hồn tôi mười bốn. Cuốn tiểu thuyết đầu đời mua từ mớ tiền túi chắt chiu hằng tháng. “Điệu Ru Nước Mắt” của Duyên Anh. Và những người bạn thanh xuân. Điếu Capstan mười tám tuổi một đêm mưa góc đường Tự Do và Lê Thánh Tôn. Sợi khói ngầy ngật, choáng váng, tan vào lòng đêm ẩm ướt.

Với chiến tranh rình rập. Như những bóng ma khuya trăng sáng len qua cửa sổ, đè tôi ú ớ, bật thức, không dám mở mắt.

Tôi nhắc anh Ba những chuyện cũ. Anh đổ xí ngầu thắng ông chệt bán bò vò viên đường Trần Nhật Duật. Ăn không hết, về nhà kêu em út đem gà mên ra lấy về. Mùng một tết, sau khi được tiền lì xì, anh chị em xúm lại chơi bài cào. Lần nào anh cũng thắng. Tôi khóc, đòi tiền lại, không phải anh Ba, mà đòi má.

Tiền hằng tháng má cho những năm ấu thơ, tôi để dành trong hộp thiếc, cất trong tủ áo của má. Một hôm anh Ba rủ rỉ, hùn tiền để anh đi mua dĩa hát. Lát sau anh đem về tiếng hát Connie Francis, bốn mươi lăm vòng. Một đám anh em nằm dài ra sàn nhà lót gạch bông, thưởng thức. Hay, nhưng không hiểu một chữ. Ảnh hưởng anh Ba, tôi làm quen và thích nghe nhạc ngoại quốc. Elvis Presley. Pat Boone. Ricky Nelson. Connie Francis. Brenda Lee. Sau này là Beatles, Rolling Stones, Simon and Garfunkel, Carpenters. Nhiều, nhiều nữa. Nhớ không hết.

Anh Ba rất thương em út. Thuở ấy, mỗi khi được bảng danh dự trong lớp, tôi lại xin anh mua dĩa nhạc gởi về. Mỗi gói mười dĩa được anh Ba đóng gói cẩn thận. Mở ra, còn vướng vất hương giấy bìa, và hơi lạnh đất Pháp. 

Trở lại Sài gòn. Đôi lúc, ông chợt thấu hiểu lời cô bạn đã có lần tâm sự, và thấy ra: “Sài gòn bây giờ không còn là Sài gòn trong ký ức ông thời hoa niên.” Những con đường mất diện mạo, mang những cái tên lạ. Hương vị những món ngon cũng khác xưa.

Ông nhớ tiệm phở “Tuyệt”, phát xuất từ tên đường Turc thời Pháp, về sau dời về Hai Bà Trưng. Chủ tiệm là dân Bắc năm mươi tư, nhưng nhập gia tuỳ tục, ai thích, sẽ có thêm giá trụng, và trên bàn bày đầy đủ húng quế, ngò tây, tương đen, tương đỏ. Ông nhớ món bún suông Thanh Thế ở góc đường Nguyễn Trung Trực và Pasteur. Ông nhớ món cơm gà ở quán cơm tây chợ Cũ của người Tàu. Ông nhớ tô mì vịt Chợ Lớn. Ông nhớ món hủ tiếu dai Thanh Xuân chùa Chà đường Tôn Thất Thiệp, ăn kèm rau tần ô, rắc hành phi thơm lừng. Ông nhớ những món tỉm-sấm nhà hàng Đồng Khánh, có thang máy, dập dìu xe đẩy chất đầy rổ hấp, líu lo lời mời mọc há cảo, xíu mại. Có lúc, ăn sáng xa hơn. Đi chợ Búng Bình Dương ăn bánh bèo bì. Đi Biên Hoà ăn món cá lóc hấp cuốn bánh tráng. Ông nhớ bữa ăn tối thịt bò bảy món Ánh Hồng ở Phú Nhuận. Món cua rang muối Bình Lợi quán. Và những buổi ăn khuya sau khi đi coi chiếu bóng.

Bây giờ, cũng phở, cũng hủ tiếu, cũng cơm tấm, cũng bánh cuốn, cũng … Nhưng, dường như thiếu chút gì. Một chút gia vị nhớ? Một chút hương rau trái đồng nội? Một không gian thoải mái, không ô nhiễm những tiếng chửi thề vô cớ?

Bẵng đi vài năm, ông lánh mặt Sài gòn, vì những lý do riêng. Nhớ, nhưng không tiếc. Buồn, nhưng không khổ. Cuộc sống tha hương tiếp diễn lặng lẽ cùng những thăng trầm khó tránh. Của những nỗi nắng niềm mưa khó giãi bày.