khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2019

Cơ Đồ của Dân Tộc - Tác giả Quách Hạo Nhiên







Người Việt giả dối, lười nhác, kiêu ngạo, sợ nói đến thói xấu của mình




Đó là vài trong số rất nhiều thói hư tật xấu của người Việt được các trí thức nửa đầu thế kỷ XX phê phán, và được tập hợp trong cuốn “Người xưa cảnh tỉnh”.
 
Tự nói về thói hư tật xấu của mình là điều chẳng ai muốn, nhưng để một cá nhân, một dân tộc phát triển thì không thể thiếu việc nhìn lại mình, nhất là nhận diện những khuyết điểm. Ngay từ đầu thế kỷ XX, giới trí thức đã lên tiếng mạnh mẽ phê phán những điểm xấu của người Việt qua các bài viết trong sách, báo.

Trong nhiều năm qua, nhà nghiên cứu văn hóa, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn đã bỏ ra nhiều công sức sưu tầm các bài viết, chú giải, tổng hợp phát biểu của các bậc trí thức đầu thế kỷ XX. Các bài viết đó được ông hệ thống lại trong cuốn sách Người xưa cảnh tỉnh - Thói hư tật xấu của người Việt trong con mắt các nhà trí thức nửa đầu thế kỷ XX.

Bức tranh toàn cảnh về người Việt xấu xí

Ngay từ đầu thế kỷ XX, giới trí thức đã nhận ra rằng muốn thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, thực hiện cải cách xã hội, dân tộc Việt Nam cần đấu tranh giành lấy quyền tự chủ, nhưng không chỉ duy nhất qua con đường bạo động, mà cần phải phản tỉnh soát xét lại và gột rửa hết những khuyết tật lạc hậu của mình về mặt tri thức, nhận thức, tư tưởng, để đủ khả năng tự cường, tự chủ.

Nhiều khuyết thiếu được các bậc sĩ phu, trí thức nêu ra trong các bài viết trên sách báo xuất bản thời đó. Từ những bài viết lẻ tẻ trên các tờ báo, trang sách khác nhau, khi nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn sưu tầm, tổng hợp, ông biên soạn lại thành hệ thống, chia làm 13 chương sách.

Mỗi chương đều nói về một chủ đề lớn, và mỗi chủ đề lại chia ra nhiều khía cạnh về những điểm xấu của người Việt. Cách tập hợp lại theo chủ đề lớn, rồi phân tích trên những khía cạnh nhỏ giúp người đọc vừa có cái nhìn bao quát, đồng thời hiểu cặn kẽ hơn về từng điểm nhỏ cấu thành nên bức tranh chung về thói hư tật xấu.

Về quan hệ giữa người với người, biết bao thói xấu được liệt kê trong sách: Không hết lòng với ai, tham lợi riêng, chỉ biết cạnh tranh trong những việc tầm thường, lặt vặt, không biết giữ chữ tín, khiêm nhường giả, kiêu căng thật, ai mạnh thì theo, bỏ hết liêm sỉ, khinh miệt cá nhân, đạo đức giả, học đòi…

Chí sĩ Phan Bội Châu nói tới bệnh giả dối trong bài viết trên Cao đẳng quốc dân (1928): “Tục ngữ có câu rằng ‘Trăm voi không được một bát nước xáo’; lại có câu rằng ‘Mười thóc không được một gạo’. Xem đó mới biết tính chất người nước ta chứng bệnh giả dối là một chứng rất nặng. Sĩ (sĩ nông công thương: bốn loại người trong xã hội) hay giả dối thì tìm tòi đạo lý không cậy óc mà cậy tai; nông hay giả dối thì cày cấy ruộng trưa (trưa mới ra ruộng), không cậy người mà cậy đất; công hay giả dối thì phấn sức lừa đời mà không cầu thực dụng; thương hay giả dối thì đua nhau bòn vặt mà mất cả lợi to, thậm chí mướn đạo đức làm lối câu danh mà trát vàng ở ngoài mặt, mướn nhân nghĩa làm mồi cầu lợi mà xức mật ở đầu môi”.
“Chẳng những ngoài đối với xã hội, trên đối với quốc gia […] mà lại trong đối với người một nhà, dưới đối với một mình cũng mắc con ma bệnh giả dối đo đục thấu cao hoang (chỗ trọng yếu trong con người), khoét vào cốt tủy, tay dối lòng, miệng dối dạ, ăn bánh vẽ mà toan đầy bụng, mặc áo giấy mà đi với ma, kết quả không việc gì là việc thật”, Phan Bội Châu viết.

Phần “Ăn ở cư trú sinh hoạt - quan hệ với môi trường thiên nhiên”, thông qua ý kiến của các trí thức như Nguyễn Trường Tộ, Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Vĩnh, sách cho rằng người Việt có đường sá nhà cửa luộm thuộm nhếch nhác, buông tuồng bừa bãi, khung cảnh trống rỗng, loanh quanh chỉ chú việc ăn uống.

Sách dẫn lời Nguyễn Trường Tộ trong Về việc cải cách phong tục (1871): “Nói riêng về một sự ở… Nay trong kinh thành, con đường lục bộ cho đến đường các nha thự, chợ quán, tường hào, vườn hoa và các bến sông, chỗ nào cũng có uế khí, thậm chí có kẻ trước mặt công chúng mà đi tiểu đại. Các cây cầu dọc theo sông không luận ngày đêm đàn ông đàn bà, cứ ra nơi ấy mà phóng uế, quen lấy làm thường...”.

Nói về tệ nạn xã hội, người Việt cũng thường mê muội hưởng lạc, căn tính lười nhác, mộng tưởng hão, mê tín… nên hay sa vào thói cờ bạc, xa xỉ, cổ hủ.

Trong bài Vấn đề tổ chức những thì giờ nhàn rỗi của người bình dân ở xứ ta của Đỗ Đức Dục in trên báo Thanh Nghị năm 1945 có viết: “Thử nhìn vào đám dân quê dư dật xem họ có việc gì, ta thấy ngoài công cuộc làm ăn, họ chỉ còn quân bài lá bạc thuốc phiện hay cô đầu. Đám dân nghèo cũng vậy, không phải là họ không biết cờ bạc, ngược lại càng nghèo họ càng lăn vào cuộc đỏ đen, hòng kiếm thêm ít tiền mà mồ hôi nước mắt không đủ mang lại cho họ".

"Thành ra, từ trên xuống dưới, giàu cũng như nghèo không to thì nhỏ, cờ bạc đã trở nên một tập quán ăn sâu vào đầu óc dân chúng… Ngoài ra, nếu không cờ bạc thì người ta lại đua nhau đồng bóng, lễ bái nhảm nhí, từ đó sinh ra biết bao nhiêu mối tệ đoan khác”, nhà trí thức cách mạng Đỗ Đức Dục viết.

Cần nghiêm khắc tự nhận thức nhược điểm thì mới tiến bộ

Những bài viết, trích đoạn của các trí thức nửa đầu thế kỷ XX được sắp xếp trong Người xưa cảnh tỉnh giúp chúng ta nhận diện bức tranh toàn cảnh về khiếm khuyết của người Việt xưa.
Nhưng những điểm xấu ấy tới nay vẫn còn hiện diện, biến tướng trong những biểu hiện khác. Như tên sách nêu ra, việc dẫn lại lời xưa trong bối cảnh hôm nay như những lời cảnh tỉnh để chúng ta soi vào.

Bên cạnh phần “Thói hư tật xấu trong con mắt các nhà trí thức nửa đầu thế kỷ XX” do Vương Trí Nhàn sưu tầm và biên soạn, cuốn sách còn có thêm phần “Tổng thuật thói hư tật xấu của người Việt” của Trần Văn Chánh. Phần này tóm tắt lại nội dung mà nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đưa ra, khảo sát việc tìm hiểu vấn đề thói hư tật xấu của người Việt, phân tích nguyên nhân và đề nghị giải pháp khắc phục.
Nếu nhìn vào những thông tin chính mà cuốn sách nêu ra, có thể bạn đọc sẽ giật mình vì sao người Việt lắm khuyết điểm tệ hại đến thế, mà những thiếu sót ấy lại nghiêm trọng nhường ấy? Phải chăng các bậc trí thức xưa chỉ muốn “vạch áo cho người xem lưng”?

Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn cho rằng, những dòng chữ “vạch tội” ấy đều được viết bằng cả tình yêu và tâm huyết của các bậc tiền bối. Khi đọc những dòng viết của các trí thức đi trước, tác giả Vương Trí Nhàn không chỉ nhìn nhận vấn đề một cách đơn lẻ từng thói xấu, mà ông bao quát ở khía cạnh sự phát triển quốc gia: “Phải chăng đây là những nhận xét tổng quát có liên quan tới trình độ sống, trình độ làm người của dân ta, chính nó nguyên nhân hạn chế chúng ta trên đường phát triển?! Có một số nhược điểm cản trở nước ta gia nhập vào thế giới hiện đại”.

Ông cho rằng, khi tiếp nhận những thông tin trong sách, chúng ta cần bình tâm; bởi “…hầu như tất cả các dân tộc trên thế giới đều qua giai đoạn tự nhận thức như thế này. Và họ thường nói về họ hết sức nghiêm khắc”.

Đồng tác giả Trần Văn Chánh đánh giá, công trình Người xưa cảnh tỉnh của Vương Trí Nhàn sẽ giúp ích nhiều cho thế hệ trẻ hôm nay trong việc nhận thức lại một cách chính xác về những ưu khuyết điểm của dân tộc mình, từ đó nảy sinh tâm huyết đóng góp và biết cách đóng góp hữu hiệu xây dựng xã hội Việt Nam tốt đẹp hơn trong tương lai.


 

thì thầm - Tác giả Cao Huy Thuần







Di cảo của cha tôi, nhà văn Phan Khôi, hành trình và kỉ niệm- Tác giả Phan Nam Sinh




Thầy tôi - nhà báo, nhà văn Phan Khôi - mất trưa hôm 16/1/1959 tại số nhà 73 phố Thuốc Bắc, Hà Nội. Sau khi cùng các anh chị tôi lo xong đám tang cho ông, mẹ tôi thu dọn tất cả số sách báo, sổ tay ghi chép, di cảo của ông để lại vào trong hai chiếc va li được ông mang về từ lần đi Trung Quốc dự lễ tưởng niệm hai mươi năm ngày mất của Lỗ Tấn.
 
Chừng vài ba tháng sau, mẹ tôi được điều về làm nhân viên tiếp tân cho Hội Văn nghệ Việt Nam và ở tại phòng 32 số nhà 96 Phố Huế, Hà Nội. Đây cũng là nơi tá túc của gia đình các văn nghệ sĩ và cán bộ viên chức nhà nước thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam.
 
Phòng mẹ tôi ở chỉ rộng chừng 10m2, kê vừa một chiếc giường đơn và một cái tủ lệch để đựng quần áo. Hai chiếc va li đựng sách báo, tài liệu và di cảo của thầy tôi, cái nặng phải để ở gậm giường, đựng hai bộ sách quý Tư trị thông giámLỗ Tấn toàn tập; cái nhẹ hơn đựng báo chí, sổ tay ghi chép và di cảo của ông được đặt ở mặt trên cùng của chiếc tủ.
 
Lúc này tôi đang là học sinh lớp 9 trường Học sinh miền Nam số 24 tại Hải Phòng, năm lớp 10 lại chuyển về một nơi thuộc vùng núi Đông Triều, lúc đó còn thuộc tỉnh Hải Dương. Hồi ấy, cách nhau chừng một hay hai tháng tôi lại về thăm nhà một lần. Những lần đó, tôi thường giúp mẹ tôi đem sách vở, tài liệu của thầy tôi ra phơi. Hai mẹ con khiêng được hai chiếc va li lên tận gác thượng đã khá mệt, vậy mà còn phải thay nhau canh chừng trời mưa hoặc gió to, không chạy kịp, có thể làm ướt sách hoặc bay mất các thứ giấy tờ, di cảo của ông.
 
Hè năm 1960, tôi thi vào trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nhưng lại được nhận vào học tại trường Đại học Sư phạm Vinh thuộc tỉnh Nghệ An, cách nhà hơn ba trăm cây số nên hàng năm chỉ về Hà Nội thăm mẹ tôi được một hay hai lần, vào mỗi dịp hè hoặc tết. Công việc phơi phóng, bảo quản, gìn giữ số sách báo, di cảo của thầy tôi bấy giờ chỉ còn trông cậy vào mỗi mình bà. Nghe bà kể lại, vì không thể một mình khuân hai chiếc va li lên sân thượng như hồi còn có tôi ở nhà, nên bà phải phơi sách báo, di cảo của thầy tôi ngoài hành lang hoặc cạnh cửa sổ, nắng chỉ vào được một khoảng thời gian ngắn trong ngày, nhưng may nhờ có gió nên cũng khô được.
 
Năm 1962, tốt nghiệp khoa Văn - Sử trường Đại học Sư phạm Vinh, tôi được phân về giảng dạy môn ngữ văn tại trường Học sinh miền Nam số 28 ở Hà Nam, cách Hà Nội khoảng sáu mươi cây số. Việc phơi phóng, gìn giữ số sách báo, di cảo của thầy tôi trở lại như cũ.
 
Dịp hè năm 1965, tôi được Ti Giáo dục tỉnh Hà Nam cử đi học lớp bồi dưỡng năm thứ tư tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong thời gian chờ nhập học, tôi bắt tay vào lập thư mục cho số sách báo, ghi chép, di cảo của thầy tôi. Thật lạ là trong số sách báo, di cảo của ông để lại, không hề có tờ báo hay cuốn sách nào có đăng bài phản đối ông, ngoại trừ một ít thư của độc giả, nhiều nhất là của các anh chị cán bộ miền Nam tập kết, hoặc ủng hộ, hoặc phản đối ông. Cũng không có lấy một bài viết hay một lời, một chữ nào của ông nhằm phản bác hoặc thanh minh những điều người ta đã viết về ông hồi đấu tranh chống Nhân văn - Giai phẩm.
 
Khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội lúc này đang ở Cầu Giấy, sau mới sơ tán về một nơi trong huyện Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên. Thời gian này, ngoài giờ lên lớp, tôi thường xuyên về nhà với mẹ tôi, vừa để bà vui, vừa để lục tìm trong số sách báo, di cảo thầy tôi để lại những tài liệu cần thiết cho việc học tập, nghiên cứu ở bậc đại học. Một năm học tập tại đây, tôi còn giữ được khá nhiều kỉ niệm với số sách báo, tài liệu, di cảo của ông để lại.
 
Giữa năm 1966, học xong lớp bồi dưỡng năm thứ tư hệ đại học cũng là lúc tôi đã tự mình nhận ra giá trị của những gì thầy tôi để lại, tôi xin phép mẹ tôi cho mang theo một ít sách và toàn bộ di cảo của ông để nghiên cứu, bảo quản và gìn giữ. Hồi này Mĩ đã rục rịch ném bom miền Bắc. Dọc các vỉa hè thành phố Hà Nội bắt đầu thấy có nhiều hố cá nhân, nơi tập trung đông người còn có hầm trú ẩn tập thể. Có lần còn nghe cả tiếng còi báo động máy bay Mĩ xâm phạm không phận thành phố, đồng bào Hà Nội sắp sửa phải đi sơ tán. Có lẽ vì thế và cũng vì muốn bảo vệ di cảo của thầy tôi mà mẹ tôi không chỉ bằng lòng, lại còn thuê may cho tôi một chiếc ba lô để đựng sách vở, di cảo. Tôi chọn ba cuốn là Kinh Thánh, Quốc âm thi tập và các tập Giai phẩm đã đóng thành một cuốn dày; mỗi tập đều có chữ kí của các tác giả; thêm vào toàn bộ số di cảo của thầy tôi là vừa đầy một chiếc ba lô mẹ tôi may cho.
 
Vậy là từ đó di cảo của thầy tôi theo tôi đi khắp các trường cấp ba mà tôi đã dạy qua. Đầu tiên là trường Bổ túc công nông tỉnh Hà Nam, lúc này đã sơ tán về xã Hùng Lý, huyện Lý Nhân; sau chuyển về thôn Bối Kênh, huyện Bình Lục, một vùng công giáo toàn tòng.
 
Hồi này nhà thờ Bối Kênh hoang tàn, vắng vẻ lắm chứ không sầm uất, đông vui như bây giờ. Giáo dân cũng không thường xuyên tới nhà thờ vì thi thoảng mới có các cha từ nơi khác tới làm lễ. Chủ nhà tôi trọ là một nông dân công giáo còn nhớ ít nhiều tiếng Pháp hồi học ở trường Sơ học Pháp - Việt. Thỉnh thoảng ông vẫn hỏi mượn tôi cuốn Kinh Thánh do thầy tôi và một số người khác dịch để đọc vào những ngày không phải đi lễ hay mưa gió không ra đồng được.
 
Sang đầu năm học sau, tức khoảng tháng 9 năm 1967, tôi phải chuyển trường. Đó là trường cấp ba Mỹ Lộc. Trường này mới thành lập được đúng một năm, lúc đầu ở chùa Lang Xá, gần chợ Vọc; sau chuyển về ga Đặng Xá, cách thành phố Nam Định bốn, năm cây số. Như tất cả các trường cấp ba thời chiến, điều kiện ăn ở, sinh hoạt, làm việc lúc này quả là hết sức khó khăn. Tôi được phân ở trong một lớp học cũ; cột kèo bằng tre, tường đất mái rạ, dột nát tứ tung. Vào mùa mưa bão, có đêm tôi phải thức trắng để lo cho số sách vở, di cảo của thầy tôi bởi chẳng may bị ướt, chắc chắn tất cả sẽ thành vô dụng vì hầu hết đều được viết trên thứ giấy thủ công từ hồi còn trên Việt Bắc, vừa mỏng vừa đen. Gặp những đêm như thế, tôi thường phải bọc cả ba lô sách vở, di cảo của thầy tôi vào trong tấm áo đi mưa, đặt vào chỗ khô ráo rồi mới đi nằm mà vẫn cứ thắc thỏm, hễ giật mình thức giấc là lại phải kiểm tra xem có làm sao không, vì nếu làm sao thì dù cho có phép tiên cũng chẳng làm sao được!
 
Hồi này, Ti Giáo dục tỉnh Nam Định được đặt dưới quyền lãnh đạo của thầy Hoàng Trung Tích, em ruột nhà thơ Nhượng Tống, một người mà tôi có thừa lí do để kính mến, nể phục. Thầy là người luôn biết lo cho chuyên môn, coi chuyên môn làm trọng nên những năm dạy học tại đây, cứ mỗi dịp hè là chúng tôi lại khăn gói lên đường về các trường cấp ba trong tỉnh, dự các lớp chuyên đề về chuyên môn, nghiệp vụ.
Một lần, tôi được phân công thuyết trình đề tài Ngôn ngữ trong giảng văn. Lần đó, ngoài những gì tự tìm tòi, nghiên cứu được tôi còn đưa vào bài thuyết trình cả những gì là kết quả nghiên cứu của thầy tôi được đúc kết lại trong cuốn Việt ngữ nghiên cứu xuất bản tại Hà Nội năm 1955, đặc biệt là bài Những con số không nhất định trong từ ngữ. Trong lúc chuẩn bị, tôi đã không định nhắc tới tên thầy tôi nhưng khi trình bày tôi vẫn phải nói vì nếu không, cứ băn khoăn cắn rứt như là kẻ phạm tội gian lận. Mấy anh chị bạn là giáo viên ngồi nghe phía dưới có vẻ như lo cho tôi nhưng may là sau đó chẳng có sự gì xảy ra cả!
 
Dạy ở Mỹ Lộc được đúng hai năm, đầu tháng 9 năm 1969, tôi lại phải một lần nữa khăn gói chuyển về trường cấp ba Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nam. Lần này là để thay cho một thầy giáo vừa được cất nhắc lên dạy đại học. Hai năm trước đó tôi đã xây dựng gia đình. Để an tâm, tôi mang toàn bộ số di cảo của thầy tôi về gửi tại nhà ông anh vợ cũng là nhà giáo, cách trường năm cây số; một hai tuần lại đảo qua thăm gia đình anh một lần, phơi phóng sách vở, di cảo, tiện thể mang theo những thứ cần thiết về trường để đọc. Đây là quãng thời gian tôi không phải lo lắng nhiều cho số sách vở, di cảo của thầy tôi bởi anh đã dành hẳn một chỗ trên cao trong buồng nuôi tằm để tôi cất giữ sách vở, di cảo. Đó là nơi kín đáo, an toàn nhất trong nhà, mưa không đến, nắng không vào; sách vở, di cảo không còn lo bị ẩm mốc nhờ lò than sưởi ấm cho tằm những ngày mưa rét.
 
Giữa tháng tư năm 1972, Mĩ trở lại ồ ạt ném bom miền Bắc, trong đó có thủ đô Hà Nội. Mẹ tôi và bà bác ruột phải sơ tán về ở nhờ nhà ông anh vợ tôi. Hồi này, vợ tôi cũng đã sinh cháu gái đầu lòng và cũng về đây ở. Thời gian này, ngoài giờ lên lớp, tôi luôn có mặt ở nhà; việc phơi phóng sách vở, di cảo được mẹ tôi nhắc nhở luôn nên cũng diễn ra thường xuyên, chu đáo hơn.
 
Rồi cũng phải tới lúc Mĩ ngừng ném bom miền Bắc, Hiệp định Paris được kí kết, mẹ và bác tôi trở lại Hà Nội. Trước khi đi, mẹ tôi đã định mang theo toàn bộ số sách vở, di cảo của thầy tôi nhưng sau khi biết tôi muốn giữ thêm một thời gian nữa để học tập, nghiên cứu bà đã vui vẻ đồng ý.
 
Tháng 10 năm 1977, tôi nhận quyết định của Bộ Giáo dục chuyển vào Biên Hoà dạy trường Sư phạm cấp hai Đồng Nai, sau là trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai. Trên đường vào Nam, tôi ghé qua Hà Nội mấy ngày để thăm mẹ tôi và trả lại toàn bộ di cảo của thầy tôi cho bà, chỉ mang theo ba cuốn là Kinh Thánh, Giai phẩm Quốc âm thi tập. Vậy là sau hơn mười một năm theo tôi về các trường cấp ba ở Hà Nam rồi Nam Định, di cảo của thầy tôi lại trở về với mẹ tôi đúng từ nơi nó ra đi - phòng 32, số nhà 96 Phố Huế, Hà Nội mà không mất mát, hề hấn gì. Mười một năm đó, tôi cũng đã nhờ di cảo của thầy tôi mà có thêm hiểu biết về ngữ ngôn, về lịch sử không chỉ của Việt Nam mà cả của Trung Quốc, trưởng thành dần về chuyên môn, nghiệp vụ. Bài tựa và Bài đạo luận thầy tôi dịch từ cuốn Trung Quốc cổ đại xã hội nghiên cứu của Quách Mạt Nhược cũng như những phát hiện của ông trong các bài Cổ sử Trung Hoa bị đánh đổ, Kiểm thảo cái gọi bằng dân chủ ở Trung Quốc đời xưa viết từ hồi còn trên Việt Bắc không chỉ giúp tôi hiểu đúng lịch sử Trung Quốc mà còn thay đổi cách nhìn của tôi về các nhà viết sử Trung Hoa, kể cả cận đại và hiện đại. Hoá ra, phần cổ sử trong sách của các nhà viết sử Trung Quốc là không đáng tin và cái gọi bằng dân chủ ở Trung Quốc có từ thời Khổng Tử, Mạnh Tử như lời bọn họ khẳng định chẳng qua là di chứng của phép thắng lợi tinh thần, con đẻ của bệnh sĩ diện mà các nhà làm sử nước này bịa ra do sợ bị bẽ mặt với lịch sử các nước châu Âu mà thôi! Bởi, phần cổ sử trong các sách do người Trung Quốc soạn ra, hầu hết là những thần thoại hay truyền thuyết. Một nhân vật trong chính sử mà trình ra cái giấy căn cước như Bàn Cổ một ngày chín lần biến hoá; Cung Công lấy cái đầu húc đổ hòn núi Bất Chu; Nữ Oa luyện đá vá trời thì thật là điều chẳng ai ngờ! Ngay cả cái danh sách Tam hoàng, Ngũ đế cũng có nhiều thuyết khác nhau, đến cái tên người còn bất nhất nữa thì hỏi ai tin nổi?
 
Cũng nhờ đọc di cảo, đặc biệt là các bài Vụ xin xâu ở Quảng Nam, Duy Tân khởi nghĩa, Tự thuật tiểu sử sơ lược, Kiểm thảo sơ bộ Tự kiểm thảo mà tôi có điều kiện để hiểu thêm thầy tôi, lấp đầy những khoảng trống mà tôi chưa biết về ông, không chỉ ba năm ở tù tại nhà lao Hội An do bị tình nghi có liên quan tới vụ xin xâu năm 1908 mà cả thời gian ròng rã chín năm ông đi kháng chiến trên Việt Bắc.
 
Lúc này, em trai tôi là Phan An Sa từ chiến trường miền Nam trở về cũng đang ở chung nhà với mẹ tôi. Vậy là tôi hoàn toàn an tâm về số sách vở, di cảo của thầy tôi để lại. Chỉ thỉnh thoảng qua thư từ tôi mới hỏi thăm và lần nào cũng được bà trả lời là vẫn đang gìn giữ sách vở, di cảo của thầy tôi cẩn thận. Một hai lần ra Hà Nội thăm bà và cậu em, tôi vẫn hỏi han tới số sách vở, di cảo của thầy tôi luôn nhưng chưa lần nào có điều kiện xem lại sách vở, di cảo của ông. Chỉ biết là sau một thời gian khá dài tiếp tục ở 96 Phố Huế, di cảo thầy tôi lại theo mẹ và em tôi chuyển về khu chung cư Đại La rồi Linh Đàm.
 
Năm 2008, vợ chồng cậu em tôi là Phan An Sa và Lã Tâm Chính mới bắt tay vào công việc sắp xếp, phân loại rồi sao lục, chỉnh lí di cảo của thầy tôi, in và photocopy gửi các anh chị ở Đà Nẵng, Sài Gòn, Biên Hoà để xin ý kiến, sửa lỗi và soạn các chú thích, mong một ngày không xa sẽ đến tay bạn đọc. Hi vọng việc làm này sẽ có ích cho các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, tránh những hiểu lầm không đáng có về thầy tôi như thời gian trước đây; góp phần bảo tồn và phát huy di sản tinh thần của một nhà văn mà cả đời và trong bất cứ hoàn cảnh nào “cũng nhằm ở mục đích là đem lại khoa học và dân chủ cho dân tộc ta” và “khi nào cũng cố làm tròn trách nhiệm của mình là nhà văn và làm tròn trách nhiệm đối với độc giả, là viết cái gì có ích cho tri thức hay quyền lợi của người đọc mình” như trong Kiểm thảo sơ bộ và Tự kiểm thảo ông viết hồi giữa năm 1953 tại Việt Bắc.
 
Đầu năm 2014 công việc mới tạm hoàn tất. Bản đánh máy vi tính và toàn bộ di cảo của thầy tôi, theo đường thư chuyển phát nhanh từ Hà Nội vào Biên Hoà, nơi tôi cùng gia đình đang sinh sống để rà soát lại lần cuối, cần thì thêm chú thích và cài chữ Hán trước khi gửi nhà xuất bản. Vậy là sau hơn ba mươi năm, di cảo của thầy tôi lại trở về nơi tôi. Tôi vui mừng nhận ra, dù thầy tôi mất đã hơn nửa thế kỉ nhưng di cảo của ông vẫn được mẹ tôi, rồi anh em tôi thay nhau gìn giữ gần như trọn vẹn so với hồi đầu lập thư mục, tuy chất lượng có bị giảm đi do thời gian đã khá lâu và cách bảo quản cũng quá sơ sài, đơn giản.
 

Vài ghi chép từ Ba Lan- Tác giả Nguyễn thị Hậu



https://drive.google.com/file/d/1FLmSDlqwLvtPE7aktcB0uU_Z1H9mTV3T/view?usp=sharing

Gặp gỡ nhà văn Nguyễn văn Xuân - Tác giả Lại Nguyên Ân







Bạn bè ở Đà Nẵng bảo việc gặp “cụ Xuân” thì dễ thôi. Vậy mà với hai kẻ tạt ngang như chúng tôi, việc ấy hóa ra lại khó. Rốt cuộc thì cũng gặp được, vào lúc chúng tôi đang sửa soạn khăn gói về Bắc. Và ông già ngoại thất tuần đã để lại nơi tôi một ấn tượng khá đậm. Ông gây cho người mới gặp lần đầu cái cảm giác thân mật, dễ gần. Trông ông bình dân, nhưng không quá dân dã, càng không có vẻ gì của nhà văn bàn giấy hay học giả thư phòng.
         
Chúng tôi biết ông là cây bút vào nghề từ những năm 1940s. Tổng tập văn học Việt Nam (tập 30 B) tuyển 2 truyện ngắn ông sáng tác trước 1945. Có điều lạ là từ văn sáng tác (văn hư cấu) thời đầu, ông lại chuyển sang văn nghiên cứu và dường như cái đáng kể hơn ở ngòi bút ông lại là mảng này. Hai cuốn Khi những lưu dân trở lại Phong trào duy tân ông viết những năm 1960s, vừa được in lại; ông ký tặng bọn tôi mỗi người một cuốn Phong trào duy tân.
         
“Tôi là một người địa phương học, - Nguyễn Văn Xuân nói - nhưng không phải địa phương học theo nghĩa cũ, mà là theo nghĩa mới. Việc nghiên cứu xã hội, theo tôi, không phải là chép chỗ này một ít chỗ kia một ít, mà phải nghiên cứu thực tế sự việc, phong tục, văn hóa… Hồi trước, khi đọc một tác giả Pháp, tôi sững sờ vì cái nhận xét mang tính phương châm này: sự nghiên cứu về cả thế giới nên bớt đi, sự nghiên cứu về địa phương nên tăng lên. Tôi yên tâm khi tập trung tối đa vào nghiên cứu địa phương, thấy việc nghiên cứu từng địa phương là quan trọng. Nghĩ như lịch sử nước mình, trong cả chiều dài chiều rộng, sức mấy mà người nghiên cứu nêu được những nhận định khái quát mới. Thôi thì hẵng tạm bằng lòng là đã có mấy bộ sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương mục. Rồi tập trung nghiên cứu các địa phương. Ngay bây giờ, tôi cho là cần đào tạo thật đông những nhà địa phương học có trình độ ngang mức quốc tế, để có thể tiến hành nghiên cứu so sánh rộng…”
         
Ông nêu tên một loại dép người Việt xưa đã dùng, có những người Nhật bảo giống một thứ dép của họ.

“Đó, nếu đặt vấn đề nghiên cứu so sánh, có thể tìm ra những điều thú vị: biết đâu người ta đã chẳng mang kiểu từ Việt về Nhật?”

Ông nêu tên mấy thứ bánh miền Trung có: chưng, tét, tổ, nổ, ích; trong số này, theo ông, bánh tổ có gốc từ Trung Hoa. Thế là trên một loại bánh đã đọc thấy những giao lưu văn hóa.

“Việc nghiên cứu không nên dừng lại ở văn bản. Ví như về phong trào duy tân. Không nên dừng ở các văn bản còn lại. Phong trào này không chỉ có một hướng mở tư thục, dạy tân thư. Nó còn có hướng thực nghiệp. Công ty nước mắm Liên Thành ở miền Trung được lập cùng lúc với trường Đông Kinh nghĩa thục ngoài Bắc. Không phải ngẫu nhiên bác sĩ Hồ Tá Khanh ở Pháp đã viết một cuốn sách về công ty này. Tổ chức sản xuất kinh doanh kiểu công ty là nội dung quan trọng thứ hai của duy tân. Thứ ba, phong trào duy tân là khởi nguồn của phong trào lãng mạn trong văn hóa, văn học.”
Duy tân đưa tới phong trào văn nghệ lãng mạn - như ông nhận định - là điều chúng tôi hầu như mới nghe lần đầu, nhưng có thể tán thành bởi tính chất chung của hai phong trào: đó là việc Âu hóa, đô thị hóa, đưa xứ mình thoát ra khỏi nhịp sống trung đại để đi vào thời hiện đại cả về kinh tế, xã hội, văn hóa. (Tôi nhớ, ở một ghi chép, Thế Lữ cho biết ông từng “sống” với phong trào tẩy chay hàng của Khách, hô hào dùng nội hóa, trước khi sống với phong trào văn học lãng mạn). Ông Nguyễn Văn Xuân chỉ cho chúng tôi mấy việc cụ thể: “Phong trào duy tân cung cấp cho phong trào lãng mạn về sau những người hoạt động, những lối sáng tác. Ví dụ quyển Hãn mạn du ký (1920) của Nguyễn Bá Trác. Hoặc những người như Lê Dư, và nhất là Phan Khôi - người cho đăng bài thơ “Tình già” châm ngòi cho việc đăng tải hàng loạt sáng tác thơ mới lãng mạn…”

Luôn thể, chúng tôi hỏi ý kiến ông về một số học giả trong Nam ngoài Bắc từ đầu thế kỷ XX đến gần đây. Về từng người, ông nêu nhận xét trong mấy câu ngắn gọn, ý sắc. Những ai ông không nắm được, ông từ chối: “Anh ấy thuộc lớp trẻ hơn, tôi không biết.”

Chúng tôi muốn được biết rõ hơn về ông. Ví dụ, ông có nhớ rõ ngày tháng năm sinh? Câu trả lời của ông vừa bỏ ngỏ, vừa… đầy tư liệu:

“Hồi ở tiểu học, ngày sinh ghi là 10.5.1920. Con số này chắc là sai, vì tôi tuổi Dậu, tức là năm 1921; còn ngày tháng, thì 10.5, chắc là theo âm lịch” [quy đổi thì ngày 10 tháng 5 năm Kỷ Dậu nhằm ngày thứ Tư 15.6.1921]

Chúng tôi hỏi ông đang viết gì, nhất là ông viết cái gì “để đời”? Ông trả lời trong giọng hào hứng, vừa đệm theo những tiếng thở dài:

“Ôi chao, muốn lắm chớ. Tôi muốn viết một bộ sách về văn học trình diễn, tức là văn học để nói. Mà tôi cũng đã viết được ra thành đến mấy xếp giấy, không biết để lạc đâu đó, ngay trong nhà mình cũng nên. Tôi cũng đi thuyết trình cho các lớp sau đại học ở TP. HCM. Nhưng để làm được thì phải có thời gian, thật nhiều thời gian. Mà thời gian bây giờ tôi phải giành để kiếm sống nuôi đặng ba bốn người lớn trong nhà… Không chắc đã viết được.

Tôi nghiệm rằng ở miền Nam, văn học trình diễn rất quan trọng. Ngoài Bắc, “văn” là cái để đọc. Trong Nam, “văn” là để nói. Thơ lục bát Nguyễn Đình Chiểu là để nói. Người ta nói thơLục Vân Tiên, thơ Thông Tằm, thơ Mụ Đội, vè Chàng Lía… Nói là một phong cách lớn của văn học miền Nam góp vào văn học người Việt. Kết tinh của phong cách này là văn học trình diễn.

Dân Việt trong Nam từ mấy thế kỷ nay là dân đi khai phá, kiểu như dân Âu sang đất Mỹ. Thường thì kẻ đi khai phá đành chịu dốt, không được học. Tiếp nhận bằng nghe nói thuận lợi hơn bằng đọc. Người được học không nhiều; họ có phần giống các samurai bên Nhật: mức học thường là đến tú tài, dưới cử nhân, nhưng ra đời cầm cuốc cầm gươm nhiều hơn cầm bút, di chuyển nhiều hơn là ngồi một nơi. So thử hai thứ bánh đồng chất: bánh chưng ngoài Bắc thích hợp với sự cố định, để nguyên một chỗ; bánh tét trong Nam là thứ thích hợp cho di chuyển, xách mang… Miền Bắc nền nếp, cố định. Miền Nam có khác…”

Chúng tôi hiểu ý ông. Tính năng động, trẻ trung - là đặc tính thấy rõ hơn ở miền Nam. “Văn để nói” của miền Nam, nhất là ở thế kỷ XIX, ít tính uyên thâm, tao nhã, chọn lọc như “văn học để đọc” ở Bắc. Nhưng bù lại, “phong cách nói” của lối văn trong Nam không phải là không đem lại điều gì cho văn học tiếng Việt, nhất là từ thế kỷ XX, khi phong trào văn học và báo chí quốc ngữ chảy ngược từ Nam ra Bắc.

Chúng tôi muốn hỏi chuyện ông về ngôn ngữ, nhân cái ý vừa được khơi ra. Nhưng đã đến giờ ông phải đi vì công việc. Như là để kết thúc, ông trở lại cái ý về sự cần thiết đào tạo các nhà địa phương học, xã hội học. Ông lo lắng: phải dạy thế nào cho sinh viên, nếu không, rồi sẽ không có người viết sử, không có người nghiên cứu địa phương học, xã hội học. Mà phải lo từ nhà trường phổ thông. Phải làm sao có được những trường chính quy, có trường sở tốt, thày giỏi, có đủ thư viện, phòng thí nghiệm, vườn trường, xưởng trường, sân thể thao. Phải có những trường chính quy rồi mới có nhiều chuyên gia giỏi…

Tạm biệt một người có thể xem là một pho sách sống lý thú như ông Nguyễn Văn Xuân, chúng tôi rất mong có dịp gặp lại.

Liệu chúng tôi còn dịp may gặp lại ông không?

Transforming higher education in Vietnam - Tác giả Nita Temmerman



Vietnam is a rapidly growing and dynamic country with a relatively young population. It has seen a remarkable increase in the number of students entering higher education in the past 20 or so years.

The Vietnam government has also responded to the need to meet the employment demands of various industries and professions by increasing funding for education. This has seen an expansion in the number of vocational education and training (VET) providers as well as universities to meet the pressure for skilled workers, especially in areas such as information and communications technology (ICT), tourism and healthcare.

However, there is still some way to go before Vietnam’s education system can be said to truly provide what is required to meet the country’s emerging economic and social demands.

Higher education in Vietnam includes specialised colleges, teacher training colleges, public and private universities as well as institutions governed by cooperatives that are wholly funded through tuition fees.

In the past 10 or so years, there has been significant growth in the number of private for-profit higher education institutions that tend to specialise in niche demand fields, such as accounting and ICT. Some of these are undeniably of lower academic quality.

To date, no Vietnamese universities are ranked in the world’s top 1,000 universities (based on well-known world university rankings). The regulatory environment is highly bureaucratic and centralised through the Ministry of Education and Training (MOET), which has authority over education, including higher education.

MOET decides education policy and implementation expectations that extend to rules about student admissions as well as what is included in the taught curriculum and the setting of textbooks. MOET is gradually handing more independence to higher education institutions. However, progress to date remains rather gradual.

Curriculum reform

The curriculum delivered, on the whole, does not adequately prepare graduates with the competencies or attributes required by employers. It is a curriculum that emphasises rote memorisation, is textbook-centric and comprises incessant assessments and high-stake examinations.

Many VET and university courses do not feature work-based learning opportunities or industry placements, so omit valuable, actual practical experience from students’ learning.

Approximately only 30%-35% of students are admitted into higher education, which occurs via students passing very demanding exams. Private conversations with university officials reveal that parents desperate for their son or daughter to gain entry to a university offer bribes to university administrators to ensure admission.

However, the government is acutely aware of the need to make some essential changes to its education system, including the reliance currently placed on examinations as the key measure of students’ aptitude, and so bring it more in line with practices in other developed countries.

Human Right Watch:"+svn khai man nhân quyền với Liên hiệp quốc"







Công nghệ thông minh nhân tạo là công cụ nhà cầm quyền xâm phạm quyền riêng tư của công dân?







Viễn Vọng Kính Webb







Trần Huân hát Vứt Đi Em







LÙA LÙa Lùa, lùa vào khám lớn







Đại sứ Mỹ tại Việt Nam chúc Tết Nguyên Đán 2019. Năm mới ông có hưỡn ghé thăm công dân VN hạng hai và hạng ba ở vườn rau Lộc Hưng. Thks!







Giải thưởng ảnh tàn phá VƯỜN RAU LỘC HƯNG: BÁM SÁT "CHIẾN SỰ" VRLH







Tuấn Khanh hát Im Lặng Là Đồng Lõa, nhạc Nguyễn Đức Quang







Việt Nam, Việt Nam, muôn đời







DÍ Dí, dí vào TÙ




 
Ngày 23/1/2019, anh Trần Văn Quyền, sinh năm 1999, một thợ lắp đặt camera tạm trú tại tỉnh Bình Dương vừa bị Cơ quan An ninh điều tra bắt giữ với cáo buộc “tham gia vào tổ chức khủng bố Việt Tân”. Anh trai của anh Trần Văn Quyền và luật sư đại diện của anh Quyền cho Đài Á Châu Tự Do biết tin này vào ngày 2/2/2019.

Anh Quyền là trường hợp thứ 4 bị bắt giữ vì các cáo buộc liên quan đến An ninh quốc gia trong năm 2019 mà truyền thông ghi nhận được.

Đài Á Châu Tự Do chưa liên lạc được với cơ quan an ninh để xác nhận về thông tin này.

Chiều ngày 2/2/2019, anh Trần Văn Cường, anh trai của Quyền nói với Đài Á Châu Tự Do rằng, em mình bị bắt từ ngày 23/1 nhưng không có bất kỳ giấy tờ nào công an giao cho gia đình.
Cái ngày 23/1 trong lúc buổi sáng em vừa mới ngủ dậy thì thấy công an tới đọc lệnh khám nhà khẩn cấp. Tầm lúc đó người ta tới khoảng 8 giờ, nhưng trước đó thì Quyền đi uống cafe ở Bình Dương với các bạn cùng quê. Đang uống thì công an họ ập tới bắt Quyền, sau đó họ đưa Quyền lên xe và đưa 1 nhóm người đến nhà em để khám nhà.
Sau khi họ về, cái chỗ Quyền làm thì ở chỗ nhà em luôn, Quyền có một kệ đặt các thiết bị camera, họ lục tung lên mà cũng không có thiết bị gì, thì xong họ đi.

Họ yêu cầu em ký vào 2 biên bản là khám nhà nhưng họ không có để lại bên em 1 biên bản nào cả.

Sau khi họ khám xong thì cách đây 3 ngày bên an ninh họ có gọi em lên để mang đồ lên cho Quyền, họ nói gửi cho Quyền 2 quần đùi, 2 quần lót và áo, khăn mặt.

Em có lên đưa đồ cho Quyền mà không gặp, họ thông báo giam Quyền ở trại giam B34 Củ Chi. Còn họ gọi lên làm việc ở 238 đường Nguyễn Trãi, Quận 1”, anh Cường thuật lại việc bắt giữ người thân của mình.

Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người được gia đình Trần Văn Quyền ký hợp đồng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp trước tòa, cho biết gia đình của anh Quyền được cán bộ điều tra thông báo bằng miệng rằng "Quyền bị bắt vì tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân."
Ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân của Việt Tân tại Hoa Kỳ không khẳng định anh Quyền là thành viên của Việt Tân nhưng bày tỏ quan ngại: "Trong những năm gần đây tình trạng đàn áp gia tăng rất nhiều tại Việt Nam nên tất cả những vụ công an bắt người với lý do chính trị đều cần phải lên án. Chúng tôi rất quan tâm đến tất cả những vụ bắt bớ gần đây và dĩ nhiên cả trường hợp mới nhất của anh Trần Văn Quyền"
Luật sư Nguyễn Văn Miếng nhận xét việc bắt giữ anh Quyền diễn ra trong “tình trạng không khẩn cấp lắm, mà lại bắt người trước Tết là cái tết đoàn viên của dân tộc Việt Nam.”

Ông Miếng cũng nói thêm là việc bắt giữ anh Quyền không có giấy tờ gì được giao cho gia đình thì ông đã từng gặp ở một số vụ án khác.
Tôi nghi ngờ những lệnh bắt đó họ có đọc nhưng chưa được phê duyệt hoặc là những lệnh đó không có. Sau đó họ mới hợp thức hóa những lệnh đó, ngày tháng, ngày giờ để phù hợp với thời gian và trình tự của vụ án”, luật sư tham gia bào chữa nhiều vụ án liên quan đến An ninh quốc gia nêu ý kiến.

Anh Trần Văn Quyền, năm nay 20 tuổi, quê quán ở xã Hương Long, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh và làm nghề lắp đặt camera ở Bình Dương từ năm 2018 đến nay.
Theo anh của Trần Văn Quyền, em trai của mình thời gian qua có lên tiếng về vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền và lên tiếng bảo vệ tiếng nói của người dân.

Trên Facebook có tên Vịnh Xuân Quyền được cho là của anh Trần Văn Quyền có chia sẻ các bài viết từ năm 2017 về việc các linh mục ở các giáo xứ ở Nghệ An bị hội cờ đỏ tấn công.




TÓM TÓm Tóm, tóm vô TÙ



 
Ngày 1/2/2019, anh Trần Ngọc Phúc, sinh năm 1998, thường trú ở tỉnh Bến Tre bị Phòng An ninh đối nội, Công an tỉnh này yêu cầu làm việc vì có hành vi “sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để tuyên truyền chống đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam.”
Mạng báo Đồng Khởi, tiếng nói của đảng bộ cộng sản và nhân dân tỉnh Bến Tre cho hay, thời gian qua anh Phúc “sử dụng tài khoản Facebook tên ‘Ngọc Phúc’ tham gia nhiều hội, nhóm chống đối chính trị như: Miền Nam Việt Nam, Đô Thành Sài Gòn Fanclub, Thích BBC Vietnamese…
 
Đồng thời, Phúc viết bài đăng tải, chia sẻ, bình luận nhiều bài viết có nội dung tuyên truyền phá hoại tư tưởng, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xuyên tạc lãnh tụ Hồ Chí Minh,” tờ báo này nêu rõ.
Bài báo trên được mạng báo Công an nhân dân online đăng lại vào chiều ngày 2/2/2019 cho biết, tại cơ quan điều tra Phúc thừa nhận toàn bộ hành vi sai phạm của mình và vụ việc đang được cơ quan chức năng củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Anh Trần Ngọc Phúc, năm nay 21 tuổi, hộ khẩu thường trú xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Hiện anh đang là sinh viên của trường đại học Tôn Đức Thắng, TPHCM.
 
Được biết, đây là trường hợp thứ 2 bị cơ quan an ninh tỉnh này triệu tập làm việc vì có liên quan đến Facebook.
Trước đó, hôm 21/1/2019, kênh Youtube của Truyền hình An ninh TV đăng tải phóng sự điều tra có tiêu đề “Facebook lộng hành, vi phạm pháp luật Việt Nam thế nào?”
 
Video dài hơn 10 phút này cũng nêu trường hợp ông Đặng Trí Thức, sinh năm 1964 trú ở xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre bị triệu tập làm việc vào ngày 20/12/2018 vì “có hành vi sử dụng Facebook cá nhân kích động biểu tình”.
 
Cũng theo đó, tại cơ quan công an ông Đặng Trí Thức thừa nhận hành vi sai phạm của mình là “trong 2 ngày 21/9 và 10/12/2018, tại nhà riêng của mình, Đặng Trí Thức đã sử dụng Facebook để live stream kêu gọi người dân trong nước xuống đường biểu tình tại các tuyến đường giao thông quan trọng trong trong các ngày 22 và 28/12/2018.”
Theo thông cáo mới nhất của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, tổ chức này ghi nhận chính quyền Việt Nam đã bắt giữ tùy tiện đối với ít nhất 63 nhà hoạt động và blogger trong hai năm 2017 và 2018, với vụ gần đây nhất, bắt Nguyễn Văn Viễn, một nhà hoạt động dân chủ, diễn ra chỉ chín ngày trước phiên UPR.
 
Cũng theo thông cáo này, năm 2017, các tòa án đã xử và kết tội ít nhất 15 nhà hoạt động và blogger theo các cáo buộc an ninh quốc gia ngụy tạo, và con số này tăng gần gấp ba lần, lên 42 người, trong năm 2018. Nhiều bản án bị áp ở mức hơn 10 năm tù giam.

Luật An ninh mạng mới của Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 yêu cầu các công ty nước ngoài như Googlee, Facebook… khi cung cấp dịch vụ ở Việt Nam phải đặt văn phòng và lưu trữ dữ liệu tại địa phương để tiện việc xử lý khi có hành vi vi phạm pháp luật của người dùng.

Hồi đầu năm 2019, báo chí Việt Nam dẫn lời Cục Phát Thanh, Truyền Hình và Thông tin điện tử đồng loạt cáo buộc Facebook đã không đáp ứng yêu cầu gỡ bỏ những thông tin “phản động, chống nhà nước” cũng như cho quảng cáo chính trị.
 

 


BẮT BẮt Bắt, bắt vào TÙ!




 
Bà Dương Thị Lanh, một Facebooker ở tỉnh Đắk Nông vừa bị bắt hôm 30/1/2019 khi lên Ủy ban nhân dân xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’Lấp theo giấy triệu tập lần 1 của Cơ quan điều tra để làm việc liên quan đến 2 tài khoản Facebook có tên “Uyên Thùy” và “Mai Bùi”.
 
Ông Trần Côi, chồng của bà Lanh xác nhận với Đài Á Châu Tự Do thông tin về việc bắt giữ tuy nhiên cho hay công an Đắk Nông không đưa ra bất kỳ giấy tờ nào để chứng minh.
Nó chỉ có đánh giấy mời đi làm việc cuối năm, ghi trong đó là có liên quan đến Facebook Uyên Thùy, Mai Bùi; nó hẹn 2 giờ lên làm việc, khi lên thì nó bắt luôn.
Lúc bắt em ở nhà thì em không biết, lúc nó nhốt xong nó chở Ngọc Lan (nickname Facebook của bà Lanh) quay lại nhà nó khám xét nhà.
Em mới hỏi là có lệnh khám xét nhà không, thì nó nói là vợ anh đã bị tạm giam rồi, nên giờ tôi có lệnh khám xét nhà. Xong em hỏi: Ủa, lý do gì tạm giam, có lệnh bắt không?
Nó nói: bắt hay không anh không cần hỏi là cái thứ nhất.
Cái thứ hai là hỏi bắt về tội gì, nó không trả lời kêu hỏi vợ anh, là tụi tui không trả lời. Nó chỉ đọc lệnh khám xét nhà thôi,” ông Trần Côi thuật lại việc bắt giữ của cơ quan công an.
 
Theo ông Trần Côi, khi khám xét nhà vào chiều ngày 30/1, lực lượng công an thu giữ 1 số tài sản gồm quần áo và nón giống đồ của lính Mỹ và 3 cái điện thoại, đồng thời thông báo bà Lanh sẽ bị tạm giam 3 tháng ở trại tạm giam Công an tỉnh Đắk Nông.
 
Đài Á Châu Tự Do gọi điện thoại cho đường dây nóng của Công an tỉnh Đắk Nông, để hỏi về trường hợp này, tuy nhiên người trực ban nói “không có thông tin gì”
Bà Dương Thị Lanh, sinh năm 1982, hiện đang sinh sống tại xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông.
 
Trong đoạn live stream cuối cùng trên tài khoản SG Ngọc Lan vào ngày 27/1/2019 bà Lanh cho hay, bản thân có tham dự cuộc biểu tình chống dự thảo Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng vào tháng 6/2018 và bị bắt giữ cùng với 10 người khác hôm 11/6/2018 khi đang ngồi ở công viên tại Quận 1, TPHCM.
 
Theo đó, tại trụ sở Công an bà bị phạt 150 ngàn đồng và được trả tự do.
 
Bà Lanh phủ nhận mình là thành viên của nhóm Hiến pháp cũng như cho hay đã từng ủng hộ tổ chức Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời của ông Đào Minh Quân vào năm 2017, tuy nhiên sau đó không còn ủng hộ nữa.
 
Chúng tôi được biết bà Dương Thị Lanh là người thứ 3 bị bắt giữ trong năm 2019.
 
Trước đó, ngày 12/1/2019, Công an TPHCM bắt giữ 2 ông Châu Ngọc Khảm, người Úc gốc Việt là thành viên của Việt Tân và ông Nguyễn Văn Viễn, thành viên của hội Anh em dân chủ.
 
Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền Việt Nam cũng có báo cáo về trường hợp Facebooker Huỳnh Minh Tâm ở Đồng Nai bị bắt giữ hôm 26/1/2019, tuy nhiên Đài Á Châu Tự Do chưa xác minh được thông tin này.
 
 



Phòng bệnh vào mùa đông - Tác giả Bs Nguyễn Ý Đức







Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2019

Nhạc sĩ Nhật Ngân







Phỏng vấn ca sĩ Thanh Thúy










Hoa Mai Vàng ở tiểu bang Florida, Hoa Kỳ







Đời Sinh Viên Thời Ly Loạn






Blogger Trương Duy Nhất mất tích trong khi xin tị nạn chính trị







Venezuela: "'Một tháng lương mua được hai quả trứng"







Đức Tiến hát Bánh Tráng Trộn Saigon







Thầy Thích Đồng Quang: “ Tôi là người lạy Phật, chứ không là người lạy +sản“







Venezuela và những món nợ đáng tởm







+svn đã cản trở sự phát triển hiện nay của Việt Nam như thế nào?







Việt Nam được lợi gì trong đạo luật an ninh ARIA của Mỹ?







Cuộc sống của những bệnh nhân phong cùi tại Việt Nam hiện ra sao?




a>


Sao Việt Nam không thể ‘dứt áo’ với những dự án vay vốn Trung Quốc?







Viện ISEAS: Trung Quốc trỗi dậy khi Mỹ lơ là Đông Nam Á







Tết Âm Lịch với năm Kỷ Hợi







VN tuần qua, 1/2/2019







Á Châu ngày nay, 2/2/209







Thư Xuân Hải Ngoại







Phỏng vấn Liên Thành về Tết Mậu Thân Huế







Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

Vài ý nghĩ sau khi đọc tin tức: "NHIỀU NGƯỜI VIỆT NAM BỊ BẮT VÌ ĂN CẮP TẠI CÁC NƯỚC NGOÀI" - Tác giả Nguyễn Lương Tuyền







Hưu chiến Mỹ-Hoa và hứa hẹn của Bắc Kinh







Tập Cận Bình... cầm nhầm lịch sử Mãn Thanh!







+SVN khoe phá vỡ được âm mưu trước tết của Việt Tân




Mạng Báo Công an Nhân dân (CAND) ngày 30/1/2019 loan tin, Công an Việt Nam “đã phát hiện và ngăn chặn thành công đối tượng là thành viên cốt cán của tổ chức khủng bố Việt Tân xâm nhập, tìm cách hoạt động chống phá” trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019, qua đó thừa nhận đã bắt ông Châu Văn Khảm, đảng viên Việt Tân người Úc gốc Việt và ông Nguyễn Văn Viễn, thành viên của Hội Anh em dân chủ và Dân chủ Việt.

Cụ thể là vào lúc 23 giờ ngày 12/1/2019, Cục An ninh nội địa Việt Nam phối hợp với Công an TPHCM tiến hành bắt giữ ông Nguyễn Văn Viễn (48 tuổi) và ông Châu Văn Khảm (70 tuổi) khi đang lưu trú tại khánh sạn Vàng Anh, quận Phú Nhuận, TPHCM.

Tờ báo là cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam tiết lộ, tại cơ quan điều tra ông Khảm khai nhận nhập cảnh vào Việt Nam ngày 10/1/2019 bằng đường bộ từ Campuchia theo chỉ đạo của ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch đảng Việt Tân.

Trước đó ông Châu Văn Khảm được cho là đã gửi lại toàn bộ hành lý gồm 1 hộ chiếu, 1 điện thoại và 1 thẻ tín dụng cho một thành viên Việt Tân khác tại Campuchia cất giữ và sử dụng một chứng minh nhân dân Việt Nam mang tên Chung Chính Phi để qua cửa khẩu Hà Tiên với nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá và tổ chức huấn luyện cho ông Nguyễn Văn Viễn; khảo sát tuyến xâm nhập bất hợp pháp qua biên giới đường bộ từ Campuchia về Việt Nam.

Quá trình gặp gỡ, ông Viễn được ông Khảm bồi dưỡng các kiến thức về Việt Tân và được cho 300 USD. Sau khi huấn luyện, Ông Nguyễn Văn Viễn được kết nạp vào tổ chức Việt Tân.

Theo Mạng báo Công an Nhân dân, ông Châu Văn Khảm dự kiến vào ngày 14/1 trở lại Campuchia để xuất cảnh về Úc, cùng với đó đảng viên Việt Tân người Úc gốc Việt cũng khai nhận đã liên lạc với ông Viễn đầu năm 2018 khi đang tham gia Hội Anh em dân chủ và đề nghị ông này kiếm người cho Việt Tân nhưng không được.

Hôm 25/1/2019, trang web của đảng Việt Tân đăng tải Thông cáo báo chí cho biết ông Châu Văn Khảm, đảng viên Việt Tân đã bị bắt cùng với ông Nguyễn Văn Viễn vào ngày 13/1.

Theo thông cáo, ông Châu Văn Khảm là một khuôn mặt quen thuộc và tích cực trong cộng đồng người Việt tại Sydney, Úc châu và mặc dù biết rằng việc đi về Việt Nam của ông sẽ “có nhiều rủi ro và bị chế độ CSVN ngăn chặn, ông Khảm vẫn không ngần ngại trở về để thu thập dữ kiện và lượng định thực trạng nhân quyền tại quê nhà.”

Mạng Báo Công an nhân dân cũng cho biết ông Khảm có nhiều hành động gần đây, cụ thể là vào tháng 6/2018, Đảng bộ Việt Tân Úc Châu liên kết cùng Cộng đồng người Việt tự do tổ chức biểu tình phản đối trước Đại sứ quán Việt Nam tại Canberra.

Cũng theo CAND tại buổi biểu tình, “Châu Văn Khảm đại diện ban tổ chức phát biểu, xuyên tạc Nhà nước Việt Nam ra dự án luật nhằm phục vụ cho Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam.”

Hay trong buổi tưởng niệm “31 năm anh hùng đông tiến”, ông Châu Văn Khảm đã phát biểu, “ca ngợi hoạt động chính nghĩa của Hoàng Cơ Minh và đồng bọn”.

Bài báo ký tên tác giả Xuân Mai quy kết rằng, hiện nay Việt Tân “tiếp tục tuyển mộ, huấn luyện, chỉ đạo thành viên xâm nhập về Việt Nam kích động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, thủ tiêu, bắt cóc con tin; đưa người ra nước ngoài đào tạo, huấn luyện, tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về phương thức, hoạt động khủng bố, phá hoại. Đồng thời tán phát lên mạng Internet các tài liệu kích động biểu tình, hoạt động khủng bố, phá hoại…”

Hôm 31/1, trên trang mạng change.org xuất hiện Thư ngỏ gửi Thủ tướng Úc Scott Morrison với đề nghị “Hãy Đoàn Tụ Ông Châu Văn Khảm Với Gia Đình” đồng thời kêu gọi chính phủ Úc can thiệp để trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho công dân Úc Châu Văn Khảm cũng như ông Nguyễn Văn Viễn quốc tịch Việt Nam.


Quê Hương của ai? - Tác giả Mạnh Kim




Trong chương trình “Xuân Quê hương 2019” ngày 26-1-2019, "lú" lại ngân nga “bài chèo” mùi mẫn rất cũ: “Bà con kiều bào dù ở bất cứ nơi đâu cũng luôn là một phần máu thịt không thể tách rời của tổ quốc”. Không có gì mỉa mai bằng ý nghĩa của hai từ “máu thịt” này, khi có rất nhiều “máu thịt” năm nào cũng nhìn về quê hương từ xa với tâm trạng rũ buồn…

Có bao nhiêu người Việt năm nay, như nhiều năm trước, không được về cúi đầu thắp nén nhang cho ông bà trên chính mảnh đất quê hương mình? Chưa ai thực hiện thống kê này nhưng chắc chắn con số những “Việt kiều máu thịt” nằm trong “danh sách đen” của Bộ Công an không ít. Nhiều “máu thịt” đã bị khước từ nhập cảnh ngay từ sân bay và gần như vĩnh viễn không thể trở về chừng nào chế độ này còn tồn tại. Đó là chưa kể những người bị “trục xuất” bằng cách này hay cách khác: những nhân vật đấu tranh dân chủ bị gán ghép tội “phản động”. Họ không thể trở về và không biết chừng nào mới “được phép” trở về. Quê hương, với nhiều người, trở thành nỗi khắc khoải đến đau lòng. Quê hương, nhiều khi nhớ quá, đặc biệt những ngày giáp Tết, trở thành nỗi nhớ cồn cào ruột gan, nỗi nhớ chảy nước mắt, nỗi nhớ ngậm ngùi đau xé, đến mức không chịu nổi buộc phải thốt lên để cho vơi lòng. “Năm đầu tiên sau 28 năm ở Mỹ nhớ nhà quá nên cũng chưng diện tìm một chút tết. Tranh voi Thái Lan, mai Nhật Bản, dưa hấu, mứt Cali, phong lì xì và cúc vàng của Mỹ cộng với nỗi buồn rất Việt Nam, vậy là Tết nhé” – tâm sự của nhà báo Mặc Lâm. “Nhớ nhà”, chỉ hai từ thôi, nặng như thiên cân vạn lạng.

Quê hương giờ như thuộc “sở hữu” của chế độ cai trị. Nó trở thành “cái nhà” của những kẻ muốn đuổi ai thì đuổi, cho vào thì mới được vào. Quê hương không còn là mái ngói, sân đình, bụi tre, buồng chuối. Quê hương bây giờ là sự ngạo mạn chiếm hữu của một nhúm người cai trị. Quê hương, mỉa mai đến tột cùng, là hình ảnh mà người ở xa muốn về mà về không được; và người “ở gần” thì muốn thoát nhưng đi không xong. Quê hương là hình ảnh mà những kẻ tha hương luôn ôm chặt như một thứ “căn cước tính”, trong khi người đang sống trên đó thì mang tâm trạng của những người “tạm dung” và “lưu vong”. Nước Việt của thế kỷ 21, sau vô vàn biến động lịch sử, sau bao nhiêu năm chiến tranh huynh đệ tương tàn đầu rơi máu chảy, và sau hơn 40 năm “thống nhất”, đã trở thành một nước Việt nặng trịch nỗi buồn chất nặng lên hai chữ “quê hương”. Có dân tộc nào trên thế giới đang chịu cảnh này, như Việt Nam?

Quê hương tôi, quê hương bạn, quê hương chúng ta… Quê hương luôn có một. Dân tộc nào cũng có một quê hương và dân tộc nào cũng hãnh diện với quê hương mình. Nhưng quê hương này đang thuộc về ai? Có chế độ cai trị nào trên thế giới đang tước đoạt cả quê hương của những người cùng một dân tộc? Làm thế nào có thể xây dựng nên một dân tộc vĩ đại khi chế độ cai trị “chiếm hữu” quê hương như một phần thưởng “chiến thắng” và tự cho mình có quyền định đoạt “ai phải đi” và “ai được về”?

Bất luận thế nào, có một điều chắc chắn rằng, người Việt, trong nước hay lang bạt tha hương bất kỳ đâu trên thế giới, cũng có duy nhất một hướng nhìn khi ngắm quê hương: quê hương chúng ta còn đó. Nó luôn ở đó. Nó tồn tại. Vĩnh hằng. Chẳng gì có thể xóa được định tính quê hương trong lòng người Việt. Chế độ cai trị là nhất thời. Quê hương là vĩnh cửu. “Bên mái hiên ta ngồi chuyện trò/ Khoai nướng thơm hương tình ruộng đồng/ Con thơ ngoan hiền ê a đánh vần/ VN là Việt Nam kiêu hùng” - lời ca khúc Anh vẫn mơ một ngày về của ca sĩ Nguyệt Ánh nhắc rằng hai chữ “VN” nó gần gũi và thiêng liêng thế nào. Nó gắn liền với “hồn thiêng sông núi” và tâm thức Việt, chứ không phải với chế độ cai trị. Nó cho thấy chế độ cai trị có làm gì đi nữa khiến người Việt phải ly tán xa rời quê hương thì hai chữ “VN” ngạo nghễ kiêu hùng vẫn khắc sâu trong tâm khảm, đủ để nuôi dưỡng niềm tin cho một ngày mai tươi sáng hơn…


Lê Ngọc Huệ và quần thể tượng mầu nhiệm Mân Côi nhà thờ Đức Mẹ La Vang - Tác giả Ngô Thế Vinh







Thêm một tên tầu+ làm việc cho Apple bị cáo buộc ăn cắp bí mật thương mại




Thêm một công dân Trung Quốc làm việc cho Apple bị FBI bắt giữ với các buộc đánh cắp các bí mật thương mại, theo truyền thông Mỹ cho biết.

Cơ quan điều tra liên bang Mỹ cáo buộc rằng kỹ sư Jizhong Chen đã tìm cách lấy các chi tiết từ dự án xe tự lái bí mật của Apple (AAPL). Ông Chen bị bắt và bị cáo buộc vào tuần trước, ngay trước khi ông dự kiến bay về Trung Quốc, theo một đơn kiện hình sự được gửi lên tòa cấp quận của Mỹ ở California.

Apple nói rằng nếu tài liệu mật này bị lộ ra ngoài, nó sẽ gây “thiệt hại lớn” cho công ty, theo đơn kiện được CNN trích dẫn.

Đây là lần thứ hai trong sáu tháng qua một công dân Trung Quốc bị cáo buộc tội đánh cắp bí mật từ dự án của Apple. Công ty công nghệ đa quốc gia hàng đầu của Mỹ phủ nhận sự tồn tại của dự án này.
Những vụ việc trên xảy ra giữa lúc căng thẳng tăng cao giữa Mỹ và Trung Quốc về việc ai sẽ thống lĩnh các ngành công nghệ trong tương lai. Trong tuần này, Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra nhiều cáo buộc chống lại công ty công nghệ khổng lồ của Trung Quốc Huawei khi cho rằng Huawei đánh cắp bí mật thương mai, cản trở công lý và những tội hình sự khác. Huawei phủ nhận mọi cáo buộc trên.

Theo đơn kiện của Apple, ông Chen lần đầu bị nghi ngờ khi một đồng nghiệp ở công ty nói rằng đã nhìn thấy ông ta chụp ảnh dự án xe tự lái với máy chụp có ống kính rộng trong tháng này.

Apple tiến hành một cuộc điều tra và phát hiện ra hơn 2.000 tài liệu trên máy tính cá nhân của ông Chen có chứa những thông tin mật, theo tài liệu của tòa án. Các nhà điều tra nói rằng họ cũng phát hiện ra rằng kỹ sư Trung Quốc đã chụp hình các thông tin nhạy cảm được thể hiện trên màn hình vi tính của ông tại nơi làm việc, một hành mà hệ thống kiểm soát của Apple không ghi nhận được.

FBI nói kỹ sư này cho biết rằng ông ta cũng đã đưa các thông tin từ máy tính của ông ở nơi làm việc tại Apple sang ổ cứng cá nhân – điều này vi phạm chính sách của công ty.

Luật sư của ông Chen, Daniel Olmos, từ chối bình luận về vụ việc với CNN. Ông Chen được thả vào tuần trước sau khi nộp hộ chiếu và trả 100.000 USD để được tại ngoại hầu tra.

Vào tháng 7 vừa qua, một kỹ sư khác của Trung Quốc, Xiaolang Zhang, cũng đã bị bắt và bị cáo buộc tội đánh cắp bí mật thương mại trong khi làm việc cho dự án xe tự lái của Apple. Công ty này bắt đầu điều tra ông Zhang sau khi ông này thôi việc đến làm cho Xiaopeng Motors, một công ty khởi nghiệp về ô tô điện của Trung Quốc. Ông Zhang không nhận mình có tội.

Apple đã bắt đầu rút bớt các nguồn lực ra khỏi dự án phát triển sản xuất ô tô tự lái trong khi việc kinh doanh điện thoại thông minh của hãng này chậm lại. Được biết, công ty này đã cho thôi việc hơn 200 công nhân liên quan đến dự án xe tự lái.

+svn nói: "ngăn chặn thành công" hoạt động của Việt Tân







Bộ Công an Việt Nam nói ngăn chặn được hoạt động “xâm nhập chống phá” của Việt Tân. Thông tin do báo Công an Nhân dân (CAND), cơ quan ngôn luận của Bộ Công an, đưa ra.

Thông tin này liên quan đến việc bắt ông Châu Văn Khảm, 70 tuổi, Việt kiều Úc, và là thành viên Việt Tân.

Báo CAND nói ông Khảm nhập cảnh trái phép vào Việt Nam để “kiểm tra, đánh giá và tổ chức huấn luyện” cho các đối tượng nội địa, tiến hành các hoạt động chống phá.

Tuy nhiên, thông cáo của Việt Tân ra ngày 25/1 nói ông Khảm “trở về để thu thập dữ kiện và lượng định thực trạng nhân quyền tại quê nhà”, cho dầu ông “biết việc đi về Việt Nam sẽ có nhiều rủi ro và bị chế độ Cộng Sản Việt Nam ngăn chặn.”

Thông cáo cũng cho biết ông Khảm là khuôn mặt quen thuộc và tích cực trong cộng đồng người Việt tại Sydney, Úc châu, vì những nỗ lực tham gia các hoạt động thúc đẩy dân chủ và công bằng xã hội tại Việt Nam.

Báo Công An Nhân Dân nói ông Khảm khai nhận tự nguyện xin tham gia tổ chức Việt Tân với bí danh Hoàng Liêm, và đang giữ chức “Bí thư đảng bộ Úc châu” đại diện cho Việt Tân tại Sydney.

Thông tin của tổ chức Việt Tân cho biết ông Khảm thường xuyên tiếp xúc với chính giới và Bộ Ngoại Giao Úc để vận động cho nhân quyền tại Việt Nam.

Tháng 8 vừa qua, Việt Nam tuyên án tù nặng đối với 12 người, trong đó có hai công dân Mỹ, về tội “khủng bố.” Họ bị cáo buộc là thành viên của một tổ chức ở Mỹ hoạt động “nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.