khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2021

Raising children for a second time, 'grandfamilies' struggle during the pandemic





How a minimum wage increase could impact people's livelihoods





There's a new robot on the surface of Mars





US plane scatters engine debris over Denver homes





Saudi Crown Prince personally approved Khashoggi murder says US report





Is Facebook too powerful?





Mái nhà lợp kẽm ở Paris, di sản kiến trúc Haussmann thời Napoleon Đệ Tam





Việt Nam: NPTrọng trồng “cổ thụ”, dân chê chủ tịch Nước nói trước quên sau





Giai điệu hạnh phúc - Phim ca nhạc xuất sắc của thế kỷ 20





Đông Nam Á, trọng điểm của xung đột Mỹ-Trung





Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2021

Những Món Ngon Saigon - Tác giả Nguyễn Đan Tâm

 

Trời tờ mờ sáng. Trong lúc nhiều người còn say ngủ, đã thấy gánh xôi nằm ở đầu hẻm chờ những người thợ đi làm sớm, học sinh đi bộ đến trường. Xôi có hai thứ: xanh và vàng. Xanh nhờ lá dứa, vàng là do phẩm màu. Màu xanh tươi mát cùng hương thơm của lá dứa khiến gói xôi quá hấp dẫn. Xôi được trét thành một lớp mỏng trên miếng bánh phồng lớn hơn bàn tay đôi chút, thêm một lớp đậu xanh tán nhuyễn, vài miếng dừa nạo, muối mè, đường cát mỡ gà, nước cốt dừa. Nhờ miếng bánh phồng dẻo mà gói xôi được cuộn tròn như đòn bánh tét nhỏ. Tất cả được gói lại bằng lá chuối tươi. Thực khách cầm gói xôi còn nóng hổi, vừa thổi, vừa ăn. Hạt nếp dẻo, cái béo của dừa, mè, đậu phọng, vị mặn, ngọt hòa hợp tạo nên cái ngon đặc biệt.
Thỉnh thoảng có những gánh bán xôi nếp than hay xôi gấc. Xôi nếp than có màu đen, thơm ngon, dẻo hơn nếp thường. Còn xôi gấc có màu đỏ tươi, lấy từ phần cơm bao quanh hột gấc. Màu sắc càng tăng thêm phần hấp dẫn của gói xôi. Ngoài ra, còn có xôi đậu phộng (nếp và đậu phộng), xôi đậu xanh (nếp và đậu xanh), xôi vò (nếp, đậu xanh và nước cốt dừa). Trong ba thứ xôi nầy, chỉ có xôi vò là không cần thêm muối hoặc đường. Gói xôi vò được vo tròn như nắm tay. Xôi giúp no dai, là món ăn sáng lý tưởng cho người nghèo.
Cùng với xôi, còn có bắp hột nấu nhừ thành một thứ cháo bắp, sền sệt. Món nầy ăn với dừa nạo, muối mè và đường. Đồ đựng là những miếng lá chuối, được xếp thành hình chiếc xà lan. Muỗng để múc bắp làm từ sóng lá dừa. Thật là tiện lợi vào thời buổi chưa có đồ chứa bằng giấy và nhựa.
Có bà con với xôi là món xôi bắp từ miền Bắc vào Nam. Nếp được nấu chín với những hột bắp nở đều. Thêm đậu xanh tán nhuyễn, đường cát, muối mè, hành phi. Món xôi bắp cho ta hương vị ngọt, béo, bùi, của một ngày ở Sài Gòn.
Kề bên gánh xôi, là mấy thúng khoai lang, khoai mì luộc còn nóng hổi. Khoai lang là loại vàng hay trắng đều có nhiều bột, ngọt bùi. Khoai mì cắt khúc trắng tinh, dẻo. Có người thích ăn khoai mì sượng để thưởng thức cái giòn của củ khoai. Khoai mì chà bông được chế biến từ những củ khoai mì nhiều bột. Trước tiên, dùng cối quết nhuyễn, sau đó thêm dừa nạo. Ăn với muối đậu phọng và đường. Trẻ em nhà nghèo, ôm củ khoai nóng hổi đến trường. Hơi nóng lan qua lớp áo, đem đến cảm giác ấm áp trong buổi mai gió lạnh.
Cũng nóng hổi vào buổi sáng là thúng chuối nấu. Chuối xiêm, trái bự, được nấu vừa chín tới, không quá mềm mà dẻo, ngọt bùi, là món điểm tâm nhẹ khó quên của các cậu học trò.
Buổi sáng, nếu có thời giờ, và để cho ấm bụng, thì một tô cháo đậu đỏ cũng đủ no. Đậu đỏ được nấu thật mềm, hạt gạo nở nhừ. Cháo đặc sệt, có màu đỏ sậm, ăn với muối mè, nước cốt dừa, hay dưa mắm. Thêm tí tiền thì ăn cháo với cá lóc kho, hay khô cá lóc chấy. Những con cá lóc bằng cườm tay trẻ em, xắt lát thật mỏng, kho khô với tiêu. Người làm món cá kho nầy xứng đáng là đầu bếp giỏi vì miếng cá kho bùi, ngon ngọt làm sao.
Một món khác cũng được bán từ sáng sớm. Đó là cơm tấm. Một chảo cơm nấu sẵn, bắt trên bếp than âm ỉ. Dĩa cơm bốc khói, ăn với bì, chả hay sườn nướng. Bì là thịt heo ướp gia vị, chiên chín rồi xắt như sợi chỉ, thêm da heo cũng xắt nhỏ. Chả, là hột vịt trộn thịt heo băm nhỏ, bún tàu, nấm mèo, củ hành, tiêu. Sườn nướng là những miếng thịt heo nạc hoặc thịt dính vào xương, rất mỏng, chiên trước ở nhà, hơ nóng trên lửa than riu ríu. Mùi sườn nướng lan tỏa đi xa, mời gọi thực khách chiếu cố. Món nầy ngon nhờ nước mắm pha với tỏi, ớt, giấm, đường. Pha nước mắm cho ngon là một nghệ thuật nêm nếm, không phải ai cũng làm được, dù có công thức. Ở đây, phải nói tới món đặc biệt của cơm tấm: đó là cơm cháy. Nhờ chảo cơm để lâu trên bếp lửa nhỏ, cơm dưới đáy biến thành cơm cháy. Cơm cháy rưới mỡ hành, chan nước mắm, ăn giòn rụm, ngon lạ. Nếu thêm một ít bì thì tuyệt. Món cơm tấm chỉ bán buổi sáng, chưa đến trưa đã dẹp. Sạp cơm tấm ở ngả sáu Chợ Lớn, nổi tiếng, qua ba đời trong gia đình bán cơm tấm. Sau này, những năm 1970, có những sạp cơm tấm bán cả ngày từ sáng đến tối, như cơm tấm Trần Quý Cáp.
Bánh mì thịt. Tiếng bình dân gọi như thế. Thật ra, ngoài thịt heo còn có cá hộp Sumaco, chả lụa, xúc xích. Trước 1960, những chiếc xe đẩy, bán bánh mì thịt đậu tại góc đường, rất nhỏ, khiêm tốn, không tên tuổi. Thịt heo ba rọi được ướp gia vị, rồi cuộn tròn và bó bằng dây lác như đòn bánh tét. Sau đó luộc hay hấp chín. Lớp da phết màu hơi đỏ như da heo quay. Khi bán, thịt được cắt thành khoanh tròn, mỏng như tàu lá chuối non. Bánh mì baguette, lấy từ lò được để giữ nóng trên bếp than âm ỉ. Khúc bánh mì được mổ theo chiều dài. Thịt, dưa leo, đồ chua, ít muối tiêu hay xì dầu. Thêm ớt trái xắt mỏng cho những ai thích cay. Bánh mì giòn rụm, thịt béo ngậy. Cắn một miếng, lại muốn cắn tiếp. Cá hộp Sumaco có mùi thơm độc đáo, được pha loãng bằng nước sauce cà chua cho thêm lời. Khi bán bánh mì cá, khúc cá chừng 1/3 được dẻ nhỏ theo bề dài của ổ bánh, thêm xốt cà chua, vài lát hành tây, ít muối tiêu. Ổ bánh mì giòn, cá hộp mềm, bùi, vị chua của xốt, mặn của muối, cay nồng của củ hành, tiêu. Ai có thể không bị cám dỗ. Đòn chả lụa làm theo kiểu miền Bắc. Xúc xích (saucisse) được làm theo kiểu Pháp. Người bán, cắt từng khoanh mỏng. Bánh mì xúc xích hay chả lụa ăn với muối tiêu. Phải nói đến cách ăn bánh mì của người nghèo. Họ chỉ mua bánh mì không, rồi xin người bán cho ít xì dầu hoặc nước xốt cà chua của hộp cá Sumaco. Như vậy thôi, cũng đủ no tới bữa cơm chiều.
“Bánh mì nóng giòn, mới ra lò đây.” Đó là câu rao hàng trong buổi sớm mai, của các trẻ em nhà nghèo chừng 13-14 tuổi, bưng thúng bánh mì mới lãnh ở lò nướng. Vừa đi, vừa chạy, cố bán hết thúng bánh trong khoảng thời gian ngắn nhứt để bánh còn nóng và còn kịp giờ đến trường. Đây là nguồn cung cấp ổ bánh mì cho một số dân thành thị, không muốn hoặc không thể ăn bánh mì thịt.
Từ năm 1960, xe bánh mì mọc lên như nấm sau cơn mưa. Xe với bề thế lớn hơn, có tên hiệu đàng hoàng. Những xe nổi tiếng như Ba Lẹ, Tám Cẩu, vang dội khắp Sài Gòn. Lúc đó, ổ bánh mì không những là món ăn sáng mà còn là chiều và tối nữa. Thịt cuốn nhường chỗ cho jambon, pâté gan, xốt mayonnaise. Tất cả được làm theo kiểu Pháp. Cá hộp, xúc xích biến mất. Vài xe vẫn còn bán bánh mì chả lụa. Bánh mì nóng, giòn, jambon thơm phức, pâté gan, xốt mayonnaise béo ngậy làm sao. Ổ bánh mì dài độ 20cm, gói bằng giấy trắng, quấn sợi thun, rất lịch sự. Tên “bánh mì thịt nguội” có từ đó. Tất cả đã đưa ổ bánh mì thịt Sài Gòn lên đỉnh cao nghệ thuật ăn uống. Một vài xe bán thêm món bánh mì xíu mại (được làm theo kiểu Chợ Lớn). Nói đến bánh mì thịt, không thể thiếu các xe hay gánh bánh mì trước cổng các trường trung học, nhứt là nữ trung học Gia Long, Trưng Vương. Cô, cậu học sinh không kịp ăn ổ bánh mì nóng hổi vừa mua xong vì tới giờ vào lớp. Ổ bánh mì thịt quỉ quái cứ thoảng mùi thơm kích thích, dù đã được cất vào hộc bàn, khiến cô, cậu khó cầm lòng, phải ăn vụng. Chẳng may, thầy cô bắt gặp là bị phạt điểm hạnh kiểm. Đúng ra, không nên có hình phạt vì ông bà mình thường nói: “Ăn học” hay “Có thực mới vực được đạo.”
Khoảng 7, 8 giờ sáng, mọi người đã thấy chiếc xe cháo huyết lù lù đậu bên lề đường. Khi nắp nồi mở ra, một mùi thơm mời mọc, hấp dẫn lan đi. Nồi cháo sôi sùng sục trên bếp lửa hồng. Cháo nấu lỏng theo kiểu tàu Quảng Đông, Chợ Lớn. Huyết heo cắt thành miếng bằng lóng tay. Vài con tôm khô nhỏ. Tô cháo nóng hổi còn một món đặc biệt không thể thiếu: đó là giò cháo quảy, được cắt bằng kéo thành miếng nhỏ. Giò cháo quảy giòn rụm, cháo ngọt nước, huyết heo dai dai, tôm khô mặn mà, hành lá, gừng sợi, tiêu hoặc ớt. Tất cả khiến cho tô cháo buổi mai nhiều hương vị ấm lòng.
Xe bột chiên cũng xuất hiện từ sáng sớm. Bột đã hấp chín sẵn, được cắt thành khối chữ nhựt bằng con cờ Domino. Chảo đáy bằng với dầu bốc khói. Những miếng bột được xếp thành một lớp trên chảo. Chiên cho đến khi vàng đều hai mặt. Ăn với nước xì dầu pha giấm, tương ớt. Ai muốn cục bột cháy khét thì dặn người bán chiên thêm một lúc. Thêm ít tiền, thì có hột vịt đổ trên miếng bột chiên tạo thành cái bánh tròn chiếm trọn dĩa, rải một nhúm hành lá. Bột chiên vàng, giòn hai mặt, ruột dẻo, nước tương chua cay, khiến thực khách vừa nhai vừa xuýt xoa.
Xế trưa, một món không thể quên: Phá lấu. Người bán đội một mâm chứa đầy tim, gan, bao tử, lưỡi, ruột heo, v.v… Tất cả đã được làm sẵn. Từng miếng lòng heo được xắt mỏng như tờ giấy. Phết thêm lớp tương đen, ớt đỏ. Cây tăm xỉa răng trở thành đồ xiên lòng heo cho thực khách cầm ăn. Thỉnh thoảng, có thêm món chim quay vàng ươm, hấp dẫn. Đây là món ăn chơi ngon hơn ăn thiệt. Cứ nhìn đám thầy thợ, ăn xâu nầy đến xâu khác thì rõ.
Gánh hay xe bò bía thường được bán trước cổng trường hay đi rảo khắp phố. Một nồi củ sắn xắt sợi, xào chín, được giữ nóng trên bếp. Hai miếng bánh tráng mỏng được đặt kế nhau. Que tre dùng để phết tương đen và tương ớt. Một miếng cải sà lách, vài lá rau quế. Một đũa củ sắn. Vài con tôm khô, đậu phộng chiên. Vài lát lạp xưởng, được xắt thiệt mỏng, có thể nhìn xuyên qua. Cuốn tất cả lại thành món bò bía. Trước khi đưa cho khách, người bán nhúng đầu cuốn vào nước củ sắn nóng, làm cuốn mềm, trở nên dễ nhai. Đậu phọng rất giòn, béo, củ sắn ngọt, nhai kêu sừng sực. Lạp xưởng béo, tôm khô mặn mà, tương cay khiến món bò bía ăn hoài không chán. Bò bía chỉ cuốn khi có khách mua. Thành thử, những lúc đông khách, người bán phải cuốn liền tay mới kịp cho khách dùng. Bò bía tại Công Trường Con Rùa nổi tiếng một thời.
Xe bánh ướt chả lụa. Xin đừng lộn với món bánh cuốn nhưn thịt của miền Bắc. Một ngăn tủ kiếng chứa bánh ướt tráng sẵn, xếp thành lớp. Ngăn chứa bánh cống và chả lụa. Ngăn khác chứa giá trụng, dưa leo, rau quế xắt nhỏ. Bánh ướt được xắt thành miếng chữ nhựt cỡ 3×6 cm. Từng miếng chả lụa thiệt mỏng bày đều trên bánh. Bánh cống giòn, xắt nhỏ. Giá, rau quế, dưa leo, hành phi, mỗi thứ một nhúm. Rưới nước mắm pha tỏi, ớt, chanh hay giấm, đường. Món nầy ăn nguội. Ai đã ăn món nầy một lần là phải trở lại vì người bán pha nước mắm xuất sắc. Nhìn thực khách húp nước mắm thì biết. Một điều không thể hiểu được là người bán không ăn nước mắm vì 99.9% là người tàu Chợ Lớn. Tại sao họ có thể nêm nếm món nước mắm ngon đến như vậy.
Thịnh hành sau 1954, bánh cuốn được tráng và bán tại chỗ cho nóng. Thường là một cái sạp gần chợ. Một nồi nước sôi. Một dụng cụ để hấp. Người bán tráng một lớp bột pha sẵn trên miếng vải thưa trùm lấy miệng đồ hấp. Đậy nắp lại. Khi bánh chín, bánh được cạy ra bằng hai que tre. Một miếng nhôm dùng để trải lớp bánh mỏng. Nhưn bánh gồm thịt heo băm nhỏ, ướp gia vị, tiêu, nấm mèo, củ hành, được xào trước tại nhà. Dĩa bánh cuốn nóng hổi, thêm vài cọng ngò, giá trụng, mấy lát chả lụa. Ăn với nước mắm pha. Bánh cuốn ngon thì bột phải dẻo, chả lụa giòn, béo, bùi, nhưn thịt ngọt và nước mắm pha đúng điệu.
Những gánh bò viên được bán dạo hay tại các cổng trường học. Những năm 1955-1956, chỉ có bò viên là món duy nhứt. Vài cục bò viên trong chén nhỏ, nước lèo nóng hổi với hành lá xắt nhỏ. Bò viên dai, ngọt thịt, chấm với tương đen và saté cay. Xong một chén, muốn thêm chén nữa. Một vài gánh bày trò “đổ hột xí ngầu” ăn thua bằng bò viên, để dụ dỗ người thích cuộc đỏ đen. Ví dụ chén bò viên giá 1 đồng, ai có 50 xu cũng được đổ. Thua thì mất tiền. Nếu thắng thì được 1 chén. Có thể “đổ nhồi,” 1 chén thành 2, rồi thành 4… Vì thế, có ngày xui xẻo, hoặc gặp tay lão luyện, người bán thua cả gánh mà không thu được đồng nào. Chắc chắn, hôm đó về nhà hắn ta bị vợ quần cho một trận. Đến những năm 1960, các xe bò viên đậu tại chỗ. Chuyện cờ bạc biến mất. Món hủ tíu bò viên ra đời. Từ đó, xe bán thêm lá sách, lưỡi, gan, tim…
Xe hủ tíu và mì với nét đặc trưng là các tranh vẽ trên những miếng kiếng trang trí quanh xe. Các tranh nầy thường diễn tả các điển tích nổi tiếng trong Tam Quốc Chí.
–Hủ tíu nấu theo kiểu Chợ Lớn. Bánh hủ tíu bề ngang cỡ 1cm, giá, hẹ được trụng sơ trong nước sôi. Thêm vài miếng xá xíu mỏng, thịt heo bằm nhỏ, một muỗng tóp mỡ, một lá cải sà lách ngắt đôi. Một nhúm hành lá. Nước lèo rưới ngập bánh. Sợi hủ tíu mềm, dẻo. Thịt bằm, xá xíu ngọt. Nước lèo thơm ngon. Tô hủ tíu cũng có cái hấp dẫn của nó.
-Có hai loại sợi mì: loại sợi lớn cỡ 1cm, loại nhỏ như sợi dây nhợ. Kêu tắt là mì lớn, mì nhỏ. Vắt mì được trụng nhanh trong nồi nước đang sôi. Rưới mỡ đều trước khi cho vào tô. Mì khác hủ tíu là không có giá và thịt bằm. Thay vào đó là hẹ và sà lách son, lá nhỏ. Thịt xá xíu. Thêm một món không thể thiếu: bánh tôm chiên. Mì ngon thì sợi mì dai, nhai nghe sừng sực. Vị béo nhờ thịt xá xíu và tóp mỡ. Sà lách son cay nồng. Bánh tôm giòn rụm Đây là món độc đáo của người Tàu Chợ Lớn đã lôi kéo thực khách bao năm.
–Mì khô, không có nước lèo nhưng có nước tương rưới vào cho vừa ăn.
–Hủ tíu mì là sự kết hợp của hai món hủ tíu và mì làm một.
–Hoành thánh là những miếng mì vuông cỡ 8×8 cm, gói thịt bằm. Trụng nước sôi cho tới khi miếng mì đổi màu trắng đục là được. Vớt ra cho ráo nước. Thêm nước lèo, hành lá.
–Mì hoành thánh gồm một vắt mì và mấy cục hoành thánh.
-Một món đặc biệt của xe mì, hủ tíu là: xíu quách. Đó là xương heo được hầm qua đêm với nước để làm nước lèo. Phần thịt dính trên xương, thấm gia vị nên rất ngon. Sụn thì giòn, khoái khẩu. Tủy xương rất béo. Đây là món lý tưởng để nhâm nhi vài chai bia 33.
Sau năm 1954, món hủ tíu (gốc Tàu) bị món phở (gốc Việt) lấn át. Chỉ còn món mì cố giữ số thực khách trung thành.
Những gánh mì, hủ tíu được bán dạo khắp hang cùng, ngõ hẻm, từ chập tối đến nửa đêm. Rất tiện cho người đi làm về trễ hay khách đi chơi về khuya. Một thằng tửng đi trước, tay trái cầm miếng cây lớn cỡ 10 x 20cm, tay phải cầm cây dùi. Vừa đi, vừa gõ thành điệu nhạc, nghe dồn dập như thúc giục người mua. Đây là lối rao hàng độc đáo. Thằng nhỏ kiêm luôn việc bưng tô và lấy tiền nhưng chẳng ai cho nó “tip.”
Con hẻm ngoằn ngoèo chấm dứt với quán cháo vịt trước khi đổ ra đường lớn. Gọi là quán nhưng chỉ có cái bàn cao với chén, dĩa, tô, một thau gỏi, mâm thịt vịt luộc chín. Một nồi cháo lớn, lúc nào cũng bốc khói. Mùi thơm thật quyến rũ. Gỏi trộn bắp chuối xắt mỏng, củ hành tây, rau thơm, giấm, đường. Khoảng từ 4 giờ chiều trở đi là đông khách. Mấy bác đạp xích lô, thợ thuyền chen chúc ngồi nhâm nhi cái đầu, cái cánh, dĩa gỏi, chén nước mắm gừng. Tô cháo ngọt với củ hành phi, hành lá, gỏi chua, nước mắm mặn, ngọt, cay đều đủ. Vịt luộc không quá mềm. Tất cả cho người ăn, cảm giác sảng khoái, no lòng.
Đu đủ khô bò có bán khắp nơi nhưng nổi tiếng nhứt là gánh ở đường Pasteur, bên hông Bộ Công Chánh, có lẽ do món gan cháy kèm theo khô bò. Đu đủ còn xanh, được bào nhỏ như sợi chỉ. Một cái kéo to bản dùng để cắt khô bò thành miếng nhỏ. Rau quế cắt nhuyễn. Nước tương, giấm, ớt. Đu đủ khô bò giòn, chua, ngọt, cay xé miệng. Ai ăn xong cũng bước qua đường dùng ly nước mía chữa cay. Đó là xe nước mía Viễn Đông, lúc nào cũng đông nghẹt khách hàng. Nước mía ngọt lịm, có trái tắc hay quít cho thêm hương vị đặc biệt. Xe nước mía gần như có mặt khắp nơi từ góc đường đến chợ búa. Nước mía là một thức uống quen thuộc với dân thành thị Sài Gòn.
Buổi trưa, trời nóng, hay sau khi ăn món cay, muốn tìm nơi giải nhiệt thì xề qua xe nước đá. Giản dị hơn hết là ly nước đá chanh tươi hay chanh muối. Kế đến là đậu đỏ, bánh lọt. Cho đậu đỏ đã nấu mềm vào ly. Một vá bánh lọt cùng nước cốt dừa. Thêm một muỗng nước đường. Bào đá vào ly. Ly đá bào với đậu đỏ, mềm, bùi, bánh lọt dai, nước dừa béo, đã sẵn sàng, Ngoài ra, còn có sương sáo, sương sa, hột lựu. Sương sáo màu đen chế biến từ một loại lá cây xay nát, nấu với nước và bột gạo. Sương sa màu trắng do rau câu nấu sôi để nguội. Gọi là hột lựu vì những cục bột nhỏ có màu như hột của trái lựu. Tất cả đều ăn với đá bào, nước cốt dừa, nước đường, một ít tinh dầu chuối. Hột é, đười ươi, hai thứ nầy thường được ăn chung. Hột é nhỏ như hột mè, có màu đen, khi ngâm vào nước, hột é hút nước, nở ra một lớp màu trắng bao bọc xung quanh. Trái đười ươi lớn bằng trái táo tàu phơi khô. Khi ngâm nước, trái đười ươi nở thành một loại rong màu nâu. Hột é và đười ươi trộn đá bào, nước đường là thức uống giải nhiệt trong những ngày Hè nóng bức của Sài Gòn. Có một món không ăn, không uống mà chỉ mút: đó là đá nhận. Bào đá đầy 1 cái ly nhỏ. Dùng tay nhận đá xuống cho đá dính thành khối hình cái ly. Xong, lật ngược cái ly, trút khối đá ra. Rưới nước đường đều khắp khối đá. Món nầy thu hút trẻ em, kỷ niệm một thời thơ ấu. Người mua cầm đá nhận bằng tay, mút cho tới khi cục đá tan hết. Nước đường do hãng BGI sản xuất dưới ba dạng: bạc hà, chanh và cam. Ai thích hương vị nào cứ chọn. Đa số người bán pha loãng nước đường BGI, hoặc làm nước đường pha màu, cho có lợi.
Mời các bạn cùng tôi đi một vòng, đến cổng các trường trung học, nhứt là các trường nữ sinh. Có đủ thứ, từ bò bía, bánh mì thịt, chè, ổi, cóc, xoài tượng sống ngâm nước cam thảo, me ngào, me sống ngâm đường, đu đủ chín,… Trái cóc được gọt vỏ và tách ra thành nhiều múi dính nhau. Những miếng ổi và xoài được cắt mỏng và xiên bằng que tre. Thoa nhẹ ít muối ớt là sẵn sàng. Xe nào cũng đông khách. Các nàng tiên áo trắng tranh nhau ăn cho kịp giờ vào học. Không biết tại sao các cô gái lại thích ăn hàng như thế. Chưa có ai giải thích. Nhưng đây là sự thật:
Đi học thì hay ăn hàng.
Chàng yêu, nhắm mắt, rước nàng về dinh.
Xe sinh tố. Là danh từ bình dân gọi mấy xe bán nước trái cây xay. Rất thịnh hành trong những năm 60-70. Các loại trái cây như mãng cầu xiêm, sa-po-che, mít, đu đủ, và rau má. Trái cây xay với nước, thêm một muỗng sữa đặc, đường, đá bào cho ta hương vị thơm tho, ngọt ngào, tươi mát của trái cây tươi. Có xe bán thêm sữa chua (yogurt). Những hủ yogurt được làm tại nhà. Có hai cách ăn yogurt: 1) Ăn nguyên chất. 2) Trộn đá bào vào yogurt, thêm đường: chúng ta có ly sữa chua ngon lành.
Gánh sương sâm đi rảo khắp phố, là món giải khát phổ biến của Sài Gòn. Sương sâm là một loại lá mọc hoang ở thôn quê. Người ta vò lá với nước lạnh trong một cái thau. Lược lấy nước, bỏ xác. Đem thau nước phơi nắng chừng 30 phút, nước nhờn đặc lại thành khối như sương sáo, nhưng có màu xanh tươi của lá cây. Lúc đó khối sương sâm trở nên cứng, dai. Những ly sương sâm, đá lạnh và đường là món giải nhiệt ưa chuộng của giới bình dân vì họ quan niệm ăn sương sâm làm mát cơ thể.
Xe chè sâm bổ lượng. Món chè rất độc đáo với nhiều thành phần như nhãn nhục, bo bo, hột sen, phổ tai, táo tàu, củ sen tươi, đường. Thường được bán vào buổi tối, tại các góc đường, nơi tập trung các xe ăn uống. Chè nầy ăn mát, bổ dưỡng. Ngoài ra, còn có chè đậu xanh để vỏ, chè đậu đỏ v.v… Hột gà trà là một loại chè với hột gà luộc chín và nước trà đậm. Đây là món đặc biệt của vùng Chợ Lớn. Tròng trắng ngấm trà và đường biến thành màu nâu sậm, cứng và dẻo. Hương vị trà thơm ngon làm ngất ngây khách sành điệu.
Chè mè đen hay chí mà phủ theo cách gọi của người Tàu, rất phổ biến trong vùng Chợ Lớn. Mè đen xay nhuyễn, nấu với bột năng thành sền sệt.
Những năm 50, chè đậu xanh nhuyễn hay lục tẩu xá và chè đậu đỏ hay hùng tẩu xá, rất phổ biến trong vùng Chợ Lớn. Người bán, gánh hai cái khạp (một loại lu nhỏ) nặng, chứa đầy chè đi khắp phố phường. Thời đó chưa có nồi nhôm.
Chè táo xọn được nấu bằng đậu xanh không vỏ với bột năng, nước cốt dừa.
Chè khoai môn với nếp thường gọi là chè khoai. Chè có màu xanh của lá dứa. Cái ngon của món nầy nằm ở chỗ khoai bùi, nếp dẻo, lá dứa thơm, nước cốt dừa độc đáo.
Chè trôi nước. Một thau nước đường hơi kẹo với gừng. Từng viên chè tròn, dẹp nằm sắp lớp. Trên mặt có ít hột mè. Thêm những viên nhỏ như trái nhãn, cho những người thích ăn bột. Viên chè với bột thật dẻo, dai. Nhưn đậu xanh mềm mại, béo nhờ trộn mỡ hành. Nước cốt dừa béo. Món nầy phải giữ ấm vì viên chè bị cứng khi nguội.
Chè bắp. Chỉ có bắp nấu với nếp, và lá dứa. Chè đặc sệt, có màu vàng tươi, mùi thơm của lá dứa, hột bắp dẻo, ăn với nước cốt dừa. Chén chè quá nhỏ, phải ăn mấy chén mới đã cơn thèm.
Chè đậu trắng với nếp và đậu trắng quyện vào nhau, đặc sệt, với nước cốt dừa trên mặt chè. Những năm 60-70, người bán chế biến ra món chè ba màu. Một cái ly cao, 3 lớp chè chồng lên nhau: đậu đỏ, đậu xanh, rau câu, nước cốt dừa và đá bào. Đậu ngọt, bùi, nước dừa béo, rau câu, đá lạnh mát miệng, cho ta một món giải khát khó quên. Đây là thời cao điểm của chè Sài Gòn.
Tuổi thơ Sài Gòn có mấy ai thoát được mức cám dỗ của một món: cà rem. Từ tiếng Pháp (crème), món ăn đông lạnh nầy thu hút trẻ con rất mãnh liệt. Người bán rao hàng bằng cái chuông nhỏ. Nghe tiếng chuông rao hàng đặc biệt là cả bọn con nít ùa chạy để đón xe đẩy hay là chiếc xe đạp, ọp ẹp, với thùng cà rem phía sau. Trẻ con nhà nghèo, chỉ biết đứng nhìn chúng bạn ăn cà rem mà nuốt nước miếng. Đôi khi, có đứa tội nghiệp cho cắn một miếng. Cà rem có 3 loại:
Cà rem cây: khối cà rem bao bọc nhánh tre nhỏ. Khi ăn, tay cầm nhánh tre.
Cà rem cục: khối vuông hoặc chữ nhựt. Người bán dùng dao cắt miếng, rồi xiên bằng cây tre.
Cà rem muỗng: được múc từng muỗng, để chồng nhau lên cái bánh như cái quặng. Người ăn tay cầm cái bánh, ăn cà rem hết mới ăn bánh.
Cà rem có nhiều hương vị hấp dẫn như sầu riêng, mít, đậu xanh, đậu đỏ v.v…
Được bán dạo hay tại các cổng trường học, kẹo kéo thu hút khách nhờ lời rao độc đáo, tự biên tự diễn, của người bán, như:
“Cô nào chồng bỏ, chồng chê. Ăn cây kẹo kéo chồng mê tới già v.v…” Kẹo… kéo… đây… Kẹo rất dẻo, có chứa đậu phộng, được kéo dài thành sợi lớn cỡ ngón tay. Người bán chỉ búng nhẹ vào kẹo là nó gãy ngang. Một số người bán dụ trẻ nhỏ bằng trò quay số trúng kẹo. Trúng nhiều hay ít gì, trẻ con cũng được kẹo.
Một món giải khát, giữa trời trưa nóng bức của Sài Gòn, không cần nấu nướng hay pha chế. Đó là nước dừa xiêm. Một chiếc xe ba bánh chất đầy dừa trái, một con dao lớn bảng, một chai muối, một lon đựng ống hút. Đó là tất cả những thứ cần thiết cho xe dừa bán dạo. Nơi nổi tiếng là công viên gần Ngã Sáu Chợ Lớn. Chỉ cần ba nhát dao là trái dừa sẵn sàng cho khách. Ai muốn ăn cái của dừa thì người bán cho một nhát chẻ đôi trái dừa dễ dàng.
Xuất hiện tại Sài Gòn sau Tết Mậu Thân, 1968. Đó là món bún bò giò heo hay bún bò Huế. Bún sợi lớn, giò heo, thịt bò bắp, huyết heo, chả Huế (miếng chả Huế lớn bằng hai ngón tay, cách làm và hương vị khác với chả lụa Sài Gòn). Ăn kèm với rau thơm, bắp chuối xắt nhuyễn. Giò heo luộc ngon thì vẫn còn độ dai và giòn của lớp da và gân. Thịt bò xào saté, sả thơm nứt mũi. Nhìn tô bún với nước lèo thơm mùi sả, có màu đỏ của ớt và hột điều, ai không chảy nước miếng. Món nầy cay. Ăn không bị sặc, không ngon. Nổi tiếng nhứt là sạp bún bò tại đường Nguyễn Thông.
Có mặt khắp nơi, nhưng nổi tiếng nhứt là ngã ba Đào Duy Từ, Nguyễn Tri Phương, gần ngã sáu Chợ Lớn. Đó là món nghêu luộc hay nghêu nướng. Nghêu chỉ luộc khi có khách gọi nên rất nóng. Nghêu nướng bằng lửa than hồng, nghêu há miệng vừa chín tới là được. Nước nghêu rất ngọt, thịt nghêu hơi dai, giòn, nhai thật khoái khẩu. Ăn với muối tiêu, chanh. Dân nhậu không quên nhâm nhi chai bia 33, thịnh hành thời đó. Nhìn số lượng vỏ nghêu đổ đầy hai bên đường cũng đủ biết hàng nghêu lôi kéo thực khách đến mức nào.
Buổi chiều, trời chưa tắt nắng, tiếng rao hàng đã ngân dài trong khu phố: “Ai ăn nem nướng hôn…” Cùng với giọng rao hàng, một mùi thơm quyến rủ theo gió thoảng đập vào mũi, đánh thức khứu giác khách sành ăn. Nem là thịt heo băm nhỏ, ướp gia vị và ủ men cho có chút vị chua. Nem được vò thành viên tròn cỡ 3cm. Rồi lụi qua cây kim loại hay que tre. Sau đó nướng trên than hồng cháy âm ỉ. Một cái mâm nhỏ đựng xà lách, rau thơm các loại, hẹ, dưa leo cùng xấp bánh tráng mỏng. Nước chấm là tương đen được chế biến đặc biệt cùng cháo nếp, thêm đậu phộng rang đâm nhỏ, ớt cay. Viên nem dẻo dai, thịt ngọt, tương cay, đậu phộng béo, rau sống, hẹ nồng, khiến vị giác người ăn thỏa mãn hoàn toàn. Nước chấm ngon đã góp phần tạo nên tiếng tăm cho món nem nướng nầy.
Một món cũng dọn hàng vào xế chiều. Đó là khô nướng. Một cái bếp than đỏ rực. Cái bàn nhỏ, thấp với đủ các loại khô mà nhiều nhứt là khô mực. Khô nướng xong, để cho mềm và dễ ăn, người bán dùng cái búa dần miếng khô trên tảng đá cho đến khi miếng khô tơi ra. Xin đừng để ý đến cái búa rỉ sét và tảng đá lượm ở bên hè. Độc đáo của món nầy là tương dùng để chấm. Tương đen được pha chế, rồi thêm một đũa đồ chua mà sao nó ngon lạ lùng. Nhiều người ăn tương nhiều hơn ăn khô. Khô mực cũng được bán dạo bằng xe đẩy. Chiếc xe có thêm một dụng cụ: bàn cán khô mực. Người bán cho miếng khô vào giữa hai trục, rồi quay bằng tay, cán cho khô mỏng và dài ra. Miếng khô trở nên dễ ăn. Khô mực nướng là loại thức ăn để nhâm nhi đưa cay với xị đế.
Một chảo dầu sôi. Một cái bàn nhỏ. Đó là hàng bánh tiêu và giò cháo quảy. Bột được nhồi và cán ngay trên bàn. Khi có ai mua mới chiên cho nóng. Miếng bột giò cháo quảy như hai ngón tay nằm cạnh nhau, khi chiên nở lớn như cánh tay trẻ em. Giò cháo quảy rỗng ruột, ăn giòn rụm. Món nầy còn được ăn chung với cháo huyết, hủ tíu, xíu mại, bánh bò hay cà phê sữa buổi sáng. Bột bánh tiêu được cán mỏng thành hình tròn như đồng tiền, thêm ít mè trên mặt. Khi chiên bánh nở tròn và phồng lên. Bánh tiêu nhai lâu trong miệng mang lại vị ngọt nhẹ nhàng.
Bánh bò. Người bán đội mâm đi khắp phố phường. Có hai thứ: trắng và xanh. Bánh bò xanh có mùi thơm và màu xanh lá dứa thêm phần hấp dẫn. Bánh nóng hổi, vị ngọt, béo (có lẽ nhờ nước dừa). Ăn không đã ngon. Ăn kèm với giò cháo quảy lại càng ngon hơn.
Với mấy nải chuối xiêm chín, thau bột, chảo dầu sôi, hàng chuối chiên thu hút khách sau bữa cơm chiều. Trái chuối được cắt làm hai theo chiều dài rồi ép mỏng. Sau đó, thả miếng chuối vào thau bột, rồi chảo dầu, chiên cho vàng đều. Chuối ngọt thêm nhờ chiên nóng, lớp bột giòn rụm, ăn rất khoái khẩu.
Hàng chuối nếp nướng. Chuối xiêm, được bọc một lớp nếp đã nấu chín, trộn dừa nạo. Bên ngoài bao lại bằng lá chuối. Khi nướng, lớp lá chuối cháy đen thì lột bỏ. Sau đó, để trái chuối nếp trên lửa nhỏ cho nếp vàng. Mổ trái chuối theo chiều dài, cho vào đó một muỗng nước cốt dừa pha chế sẵn. Lớp nếp vàng sậm, giòn, hòa cùng cái béo của dừa, chuối nóng ngọt, bùi tạo nên nét độc đáo của món chuối nếp nướng.
Một cái bếp nướng đựng than hồng trông giống như cái nồi miệng rộng. Bánh tráng, bánh phồng xếp lớp trên bàn. Bánh tráng có mè đen, vài con tôm khô nhỏ. Khi nướng, bánh nở to, trở nên giòn và dễ bể. Bánh phồng làm từ bột nếp, khi nướng phải trở mặt thật lẹ để tránh khét. Vì thế, dân gian có câu: “Trở như trở bánh phồng” để chỉ những người có thủ đoạn, tráo trở mau lẹ. Bánh tráng, bánh phồng là những món ăn chơi sau bữa cơm chiều.
Mía ghim. Người bán dùng một thanh tre, một đầu được chẻ ra khoảng 10 nhánh nhỏ, đầu kia là để khách cầm. Mía cắt khúc dài 2, 3 cm, được ghim vào thanh tre. Khi cầm, mía ghim giống như bó bông đang nở. Mía ghim được bán ở chợ, trước cổng trường hay bán dạo. Đây là món ăn phổ biến của trẻ em Sài Gòn.
Mía khúc. Mỗi khúc dài độ 50 cm, được róc vỏ trước khi bán cho khách cầm ăn. Mía khúc bán tại các góc đường vào buổi chiều. Người ăn cầm khúc mía, xước mía bằng răng nghe rôm rốp. Không biết có ai gãy răng chưa.
Mía hấp. Người Việt trồng mía. Người Tàu mua mía, chế biến thành mía hấp. Chiếc xe ba bánh chở một cái nồi hấp thật lớn, nước sôi sùng sục, chứa đầy mía khúc. Khi có người mua, người bán dỡ nắp nồi, mùi lá dứa thơm phức. Mía được róc vỏ trước khi đưa cho khách. Cách ăn như mía khúc. Mía sau khi hấp, mềm hơn, vị ngọt càng tăng.
Xe nước mát, nước sâm do người Tàu bán tại các góc đường, đặc biệt trong vùng Chợ Lớn. Họ dùng rễ tranh, mía lau, bông cúc và các vị thuốc bắc nấu thành. Người bình dân bị ảnh hưởng của đông y, nên ưa chuộng loại nước giải nhiệt nầy.
Xe sữa đậu nành xuất hiện khi mặt trời vừa lặn. Sữa đậu nành được giữ nóng, thơm phức mùi lá dứa. Mấy keo đựng bánh ngọt, kẹo đâu phọng, ăn kèm khi uống sữa. Sau nầy, người ta cho sữa đậu nành vào chai rồi ướp lạnh, uống thật mát. Từ đó, sữa đậu nành được bán cả ngày.
Thúng hột vịt lộn được người bán đội đi khắp phố phường. Câu rao hàng: “Ai ăn hột vịt lộn không” biến thành “Ai vật lộn… hôn” khiến người nghe khó nín cười. Hột vịt được giữ nóng bằng trấu. Muối tiêu, rau răm. Người bán rất kinh nghiệm, lựa hột vịt theo ý khách: úp mề, con nhỏ hay lớn v.v… Chỉ cần cầm hột vịt đưa gần ánh đèn, là người bán lựa được hột vịt như ý muốn. Trời vừa sụp tối. Cơn mưa buổi chiều vừa dứt hột. Tiếng rao hàng lảnh lót, u buồn, ngân dài theo con đường ngoằn ngoèo qua xóm lao động.
“Ai ăn bột khoai, bún tàu, đậu xanh, nước dừa, đường cát… hôn.” Món chè với giọng rao như câu vọng cổ hay câu hò trên sông nước miền Nam. Thật là độc đáo. Chè có đậu xanh đãi vỏ nấu nhừ, bột khoai, bột báng, bún tàu, nấm mèo, táo tàu, nhãn nhục, đậu phộng, nước cốt dừa v.v…
Chè có đủ vị ngọt, béo, bùi, và tiếng nhai sừng sực của nấm mèo. Đứng dưới hiên nhà đụt mưa, nhìn người bán múc chè thoăn thoắt, đưa từng chén chè bốc khói thơm phức cho khách cũng thấy ấm lòng. Có người gọi đó là chè thưng nhưng không bao giờ nghe người bán rao hàng bằng tên đó.
Chè chỉ bán buổi tối. Những đêm trời mưa dai dẳng, chè dù ngon cũng bị ế, người bán cất tiếng rao buồn bã. Ai đó cám cảnh sinh tình:
Trời còn mưa lai rai,
Tiếng rao đã ngân dài.
Gánh chè chưa bán được.
Làm sao sống ngày mai.
Bạn vừa dạo chơi Sài Gòn để thưởng thức những món ăn dân giả trên hè phố của một thời quá khứ. Bốn mươi lăm năm, mọi thứ đều thay đổi. Món ăn cũng đổi thay: có thứ đã biến mất, món mới nổi lên, có thứ vẫn còn nhưng bị biến đổi (như bò bía có hột vịt chiên, bún bò với chả lụa Sài Gòn…). Giới trẻ làm sao biết quá khứ. Người bao năm cũ còn đó, vẫn hoài vọng hương xưa ngày cũ. Điều chắc chắn là những món ăn ngon, hợp khẩu vị bao giờ cũng tồn tại với thời gian…

Mỹ : Ngày càng có nhiều người Việt tham gia chính trường Quận Cam





Các nguy cơ cho nền kinh tế Mỹ từ kế hoạch tái thúc đẩy của Biden





Mỹ : Ngày càng có nhiều người Việt tham gia chính trường Quận Cam





Trò chơi nguy hiểm với lạm phát của Joe Biden





Trung Quốc đối mặt với tâm lý "bài người Hoa" của quân đội Miến Điện





Covid-19 và Sao Hỏa : Nghịch lý giữa thất bại và thành công của nước Mỹ





Virus corona phá rối chiến lược hợp tác quân sự với Đông Nam Á của Trung Quốc





Thứ Năm, 25 tháng 2, 2021

Mưa Trên Poncho - Tác giả Lê văn Phúc

 

Bất cứ ai đã một thời ca bài “Ta đi tòng quân” đều không thể nào quên được đời lính. Trong đời lính, dù là lính già hay lính trẻ đều mặc bộ đồ trận, vui buồn theo tiếng kèn đồng đếm nhịp thời gian. Và một trong những món hành trang cần thiết thân yêu của người lính ngoài cây súng nhân tình, phải kể đến thành phần quân quân dụng này: Ấy là chiếc Poncho. Nhà binh gọi là “Pông Xô”.
Về hình thức, nó lớn bằng chiếc chiếu, mầu xanh cứt ngựa, làm bằng vải pha nylon gọi là vải ngụy trang, bốn cạnh chung quanh có lỗ, có khuy bấm bằng sắt.Chính giữa có một cái lỗ chui đầu làm thành cái mũ che, có giây buộc đàng hoàng.
Về nội dung, Poncho có công dụng chính là làm cái áo đi mưa. Khi trời bắt đầu nổi cơn mưa gió, người lính chỉ việc mở chiếc Poncho ra chui đầu vào giữa, đội nón là xong. Phần còn lại của Poncho nó lùng tùng xòe quanh cổ, quanh vai, quanh người che chở từ súng đạn đến ba-lô rất ư kín đáo an toàn.
Nó dản dị đơn sơ như thế nhưng công dụng thì lại vô cùng đa diện. Đến ngay người sáng chế ra nó cũng không thể nào ngờ rằng Poncho được dùng trong nhiều việc như thế.
Với chiếc áo đi mưa nhà binh – Poncho - mắc vào cành cây có thể làm chỗ che nắng che mưa khi canh gác một mình. Với hai chiếc Poncho ghép lại có thể thành một lều cho hai quân nhân tá túc. Với 4, 6 hoặc 8, 10 Poncho, dùng cọc dã chiến nối lại cho dài, dùng giây ghép Poncho cho kín là có một lều cho cấp tiểu đội, nom rất tư cách.
Khi quân ta sang sông trong một chiều hành quân, Poncho có công dụng như phép lạ. Nếu không có chuyến đò vĩ tuyến chuyển quân, nếu không có giây đu bắc ngang dòng nước ngược, nếu không có chiếc cầu khỉ, cầu treo... thì nhất định người chiến sĩ phải dùng đến chiếc Poncho làm phao di chuyển.
Mở rộng chiếc Poncho ra, túm chặt lỗ chui đầu lại, bao nhiêu ba lô đạn dược tập trung vào đó. Xong bỏ vài cành cây khô cho cồng kềnh, gấp Poncho lại theo kỹ thuật nhà binh làm sao cho kín mít, nước không lọt, thắt giây xong là Poncho chẳng khác gì một chiếc phao. Thả Poncho xuống nước, gác súng trên Poncho, người lính ôm cái phao cá nhân tà tà sang sông rất là đẹp mắt.
Ngoài công dụng che nắng che mưa, làm phao nổi, lều cá nhân, lều tập thể, Poncho còn dùng làm chiếu, làm nệm, có khi làm võng.
Trong các trại gia binh, anh em ở dưới mái nhà tôn nóng như lò bánh mì thì lại có sáng kiến dùng Poncho làm trần làm vách cho vợ con đỡ được đôi ba phần nắng nôi gió máy.
Còn các cấp chỉ huy ở nhà gạch mái ngói không cần đến Poncho làm trần nhưng nhiều vị có sáng kiến lấy Poncho may thành chiếc bạt phủ xe nhà cho khỏi bụi bậm, đỡ trầy nước sơn.
Những nhà dân giả, nhà binh, nhà quê thiếu ống máng hứng nước mưa thì Poncho là cái phễu vĩ đại, hết sẩy!
Poncho cũng lan tràn đến cả chợ búa. Từ xa trông cảnh chợ, xanh xanh một mầu cả trăm chiếc Poncho giăng mắc la liệt khắp nơi, nom tưởng như một tiểu đoàn đóng quân vậy. Lại gần mới thấy Poncho làm mái che cho hàng cá, hàng thịt, hàng rau, hàng quà, quán nhậu, hủ tíu bò viên, bún riêu bún ốc.
Poncho cũng di chuyển cùng chiều với các bạn đạp xích lô, kéo xe thồ, lái xích lô máy. Một chiéc Poncho thôi là đủ may chiếc áo mưa, vừa che đầu, che thân tới nữa người, gọn gàng và bền bỉ.
Poncho được chiếu cố tận tình như thế cho nên mức độ tiếp liệu dù cao, dù đúng hạn, dù mau lẹ vẫn không thỏa mãn được nhu cầu của quân đội và dân sự.
Các binh đoàn tiếp nhận xong, nhập kho, phân phối là Poncho đã chuẩn bị tan hàng. Một phần về đơn vị, một phần vào các khu dân sinh, chợ Kim Biên, chợ cũ, chợ Ông Tạ...
Tại các tỉnh, các quận, tình trạng Poncho cũng tương tự như rứa.
Poncho chẳng những phổ biến rộng rãi, đa dụng trong tình quân dân cá nước mà còn đóng một vai trò quan trọng tại các quân trường.
Ai đã một thời nhập trại Quang Trung, Đồng Đế, Thủ Đức mà không nhớ nhung kỷ niệm quân trường những ngày gió mưa tàm tã. Buổi sáng tinh mơ tập họp trung đội, đại đội, tiểu đoàn mà nhằm ngày trời mây u ám gió cuốn tả tơi hoa lá thì anh em rất là một sự lục xục, lộn xộn, lạo xạo. Ai cũng nón sắt đội đầu Poncho chùm thân, đi đứng lù đù.
Khi anh em đi bãi về trong buổi chiều mưa, từng trung đội lạch bạch bùn đất, hàng ngũ trật tự nhưng không mấy chỉnh tề. Nếu có người yêu nào đó đứng chờ, tìm kiếm người tình giữa chốn ba quân thì có mà như đá vọng phu vẫn hoài công đứng đợi. Bởi cả trăm người lính xùm xụp Poncho trong hàng quân như thế, làm sao nhận ra được ai là người yêu của lính? Thế là hoa lạc giữa rừng gươm.
Nhưng bù vào những cái bất tiện như rứa, Poncho cũng có lúc trở thành một nguòi bạn tâm phúc, đắc dụng.
Vào những ngày nghỉ cuối tuần, quân trường nào cũng đầy ắp thân nhân bạn bè vào thăm tân binh, sinh viên sĩ quan. Ngoại trừ những ai được đi phép đặc biệt như chim sổ lồng, còn thì đa số nằm trong trại chờ người nhà đến thăm viếng.
Cái cảnh đồng bào ta lái xe nhà, đi xe đò, chạy Honda, Vespa, Lambretta, gắn máy đi thăm lính thật là ồn ào náo nhiệt.
Quà bánh thì nào là bánh mì, bánh bao, bánh ngọt, lạp xường xúc xích, cam táo chôm chôm ổi mận trái cóc, sữa Guigoz, Similac...Có người đem khăn mặt, bàn chải đánh răng, xà bông, thuốc lá,dầu cù là, dầu thơm...
Tất cả cho lính!
Rồi người ta kéo nhau tấp nập vào cổng trường, ghi tên lấy thẻ, qua trạm kiểm soát rồi là coi như thong thả tới địa điểm dành cho từng đơn vị.
Về phía lính thì cả tuần tập tành, “quân trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”, chỉ rình mong đến cuối tuần để được đón gia đình, bè bạn vào thăm viếng nên chuẩn bị rất ư là kỹ lưỡng. Có điều giống nhau, chả ai bảo ai, ai cũng cặp kè chiếc Poncho ra khu tiếp tân ngóng đợi thân nhân.
Thành phần thân nhân được phân định làm nhiều giới.
Giới cổ điển là các ông bô bà bô đi thăm con thì được ngay anh tân binh hay sinh viên sĩ quan mời các cụ vào câu lạc bộ nghỉ đỡ chân. Nếu câu lạc bọ hết chỗ thì mời hai cụ quá bộ ra cạnh quán, trải chiếc Poncho là tạm xong phần nghênh tiếp. Bố con, mẹ con rủ rỉ chuyện trò, ăn uống lai rai cho đến hết giờ thăm viếng.
Giới thứ nhì là giới bán cổ điển với bầu đoàn thê tử đi thăm chồng vào lính trễ. Giới này thường trải Poncho dưới tàng cây cao bóng mát hoặc ở trong các khu tiếp tân tập thể, vợ chồng con cái đìu íu, chuyện nhà chuyện cửa, chuyện con cái học hành, chuyện làm ăn buôn bán, chuyện hàng xóm láng tỏi, ồn ào như chợ Bến Thành hay chợ Cầu Ông Lãnh.
Giới thứ ba là giới độc thân, toàn đàn ông con trai đi thăm con trai mà thôi. Giới này thường tụ tập tại câu lạc bo nhậu nhẹt tán róc. Xong cái màn đó, các cậu lại rủ nhau ra lề đường, ngồi trên Poncho ngắm các em gái hậu phương đi thăm chiến sĩ, với lời bàn Mao Tôn Cương rất ác liệt.
Giới thứ tư là giới cô đơn, gồm những anh không có người nhà đến thăm, ôm chiếc Poncho đi lòng vòng khắp khu tiếp tân, ngong ngóng một chuyện gì như thể sắp xẩy ra mà lại mơ hồ như có như không mới khổ!
Giới thứ năm là giới chiến thuật mà mỗi người là một chiến thuật gia. Giới này thường chuẩn bị rất kỹ, nghiên cứu địa hình địa vật và lựa chọn điểm đóng quân thật sớm. Thông thường, các vị trí này cách xa khu tiếp tân, xa các khu ồn ào nhiều kẻ qua người lại. Họ lựa chọn chỗ vắng vẻ kín đáo, có tí mô đất, có tí cành cây để giăng chiếc Poncho hững hờ lơ lửng. Tuy chiếc Poncho nom ra vẻ lụp xụp, thiếu mỹ thuật thật đấy nhưng lại chứa đựng tất cả những gì gọi là nghệ thuật tinh vi và khoa học hiện đại. Giới chiến thuật này thường có đối tượng là người yêu của lính!
Khi những chiếc Poncho xanh mầu lá cây rừng rải rác vô trật tự họp lại mí nhau thành một chiến tuyến thì dưới những mái Poncho là những cặp tình nhân đang tỉ tê quyến luyến, thề non hẹn biển...
Thời gian lặng lẽ một dòng tưởng chừng buồn tênh mà hóa ra sống động, vùn vụt như ma đuổi. Cho đến khi lá hoa về chiều, lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa, các đôi lứa lại càng quyến luyến xoắn xuýt lấy nhau như sam, như chẳng muốn rời.
Nhất là vào những buổi chiều có ttí gió mưa thì lại càng làm cho lòng người thêm mưa gió.
Mây trời hạ thấp, những giọt mưa nho nhỏ rơi đều trên Poncho trong làn gió thoảng, đủ làm cho Poncho hạ thấp xuống một chút xíu nữa, như che gió che mưa cho cặp tình nhân tạm quên đi thế giới bên ngoài.
Chỉ thấy những mái Poncho lay động, bập bềnh, ngả nghiêng vội vã, trong khi ngoài kia tiếng kèn thu quân đang dục giã liên hồi...
Cuộc hẹn hò nào rồi cũng chia xa.
Giới chiến thuật là đơn vị giải tán thành phần cơ hữu sau cùng, vơ vội ôm quàng chiếc Poncho ù té chạy về doanh trại.
Để rồi người lính quân trường lại có những ngày chờ ngày đợi ngày mong. Mong sao cho chóng đến cuói tuần, cặp kè chiếc Poncho với nỗi lòng nao nức, rạo rực thương yêu của tuổi hoa niên thời chinh chiến.
Như thế, quả nhiên chiếc Poncho đa dụng đa năng cho cả hai phía quân dân. Nó lại còn là một biểu tượng của đồng lõa, cho đời vẫn còn mầu hồng, còn một chút gì gọi chút dễ thương.
Và rõ ràng cụ thể nhất, nó chính là kỷ vật cho em.
Nghĩ thế, một hôm nhớ về quân trường cũ, kẻ này gặp một cựu nữ sinh hoa khôi, mới khẽ hỏi xem nàng nghĩ thế nào về chiếc Poncho đối với tuổi trẻ ngày xưa?
Người đẹp bỗng nhiên má đỏ hồng hồng, mắt sáng trong trong, thỏ thẻ đáp rằng:
- Poncho! Poncho! Ồ, thật là kỳ diệu...




Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

Hoàng Oanh hát Chuyện Chúng Mình, nhạc Trúc Phương





Tự nguyện hoàn thành nhiệm vụ - Tác giả Nguyễn Thông

 

Trong lịch sử Việt Nam thời hiện đại, có những khuất khúc mà cứ theo như công bố của nhà cầm quyền thì người ta chỉ thấy được phần bên ngoài, hoàn toàn khác xa với nội dung, tức là sự thật lịch sử.
Điều đáng buồn, nếu đó chỉ là những tuyên truyền, thông tin vụ lợi nhằm mục đích bảo vệ sự cai trị thì đã đi một nhẽ, đằng này họ coi đó là chính sử, ép mọi người phải tin theo, nhồi vào đầu óc những thế hệ sau sự mập mờ, méo mó, lừa đảo. Và cũng đáng buồn nữa ở chỗ những nhà chép sử không có ai mang tinh thần của người làm sử chân chính, cam chịu để cường quyền bôi ma bôi mèo, xuyên tạc lịch sử nước nhà.
Thế hệ tôi, sinh giữa thập niên 1950 được chứng kiến, mắt thấy tai nghe, thậm chí trải qua cụ thể nhiều sự kiện lịch sử bị ém theo kiểu khuất khúc ấy.
Trong loạt bài này, tôi chỉ đề cập tới “sự tự nguyện” chấm dứt, giải thể, “hoàn thành nhiệm vụ” một số tổ chức, đoàn thể, cơ quan mà tôi đã biết.
Nhiều người đã biết, sau cuộc cách mạng tháng 8.1945, thể chế chính trị xứ ta vẫn là đa đảng mặc dù đảng cộng sản đã nắm quyền. Người chủ trương đa đảng, kêu gọi đoàn kết dân tộc, không ai khác, chính là cụ Hồ. Tuy cộng sản đã tìm mọi cách triệt hạ Quốc dân đảng, coi như kẻ thù, kẻ đối địch một mất một còn, nhưng với một số đảng khác, cộng sản vẫn chấp nhận cùng tồn tại, mà tiêu biểu nhất là đảng Dân chủ và đảng Xã hội, 2 đảng trước kia đã từng kề vai sát cánh với đảng cộng sản, chia lửa, chia sẻ khó khăn, cùng hướng tới mục đích giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do.
Đảng Dân chủ là tổ chức chính trị của tầng lớp tư sản dân tộc, tiểu tư sản, trí thức, do những trí thức yêu nước cầm đầu. Những tên tuổi nổi tiếng của đảng này như Dương Đức Hiền, Nghiêm Xuân Yêm, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Đình Thi, Cù Huy Cận, Văn Cao, Hoàng Minh Chính, Đỗ Đức Dục, Vũ Đình Hòe, Đặng Thai Mai, Tôn Quang Phiệt… Cũng như mọi chính đảng, đảng Dân chủ có điều lệ, chính cương, đường lối, đảng kỳ, cơ quan ngôn luận (báo Độc Lập). Do người đứng đầu là những trí thức yêu nước, có trình độ, có tâm với nước với dân, đảng Dân chủ đã từng một thời là nét son trong đời sống chính trị Việt Nam. Về sau, một số thành viên của đảng, hoặc là do cộng sản cài vào, hoặc được bạn tù cộng sản “giác ngộ”, hoặc cơ hội, đã nhảy sang đảng cộng sản, như Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Tôn Quang Phiệt, Ca Văn Thỉnh, Trần Bửu Kiếm, Nguyễn Tấn Gi Trọng.
Ấn tượng rõ nhất của tôi về đảng Dân chủ là ở hai người. Trước hết là ông Nghiêm Xuân Yêm. Ông Yêm làm Tổng thư ký của đảng giai đoạn giữa. Hồi tôi thiếu nhi và thanh niên, để ý thấy cứ mọi cuộc hội họp, lễ lạt, trên mọi bài báo, cứ nhắc tới đảng dân chủ là có ngay ông Nghiêm Xuân Yêm, bên cạnh ông yêm là ông Nguyễn Xiển, Tổng thư ký đảng Xã hội. Thày tôi bảo ông Yêm là vị trí thức đáng kính, kỹ sư canh nông, ông được cụ Hồ trọng dụng cắt cử làm bộ trưởng Bộ Nông nghiệp để phát huy hết sở học đóng góp cho đất nước. Người thứ 2 là ông Hoàng Minh Chính. Thời tôi sinh viên, năm 1973, tôi nghe anh Bùi Trọng Cường, một bậc đàn anh, bảo rằng “ông Chính ghê lắm”. Hỏi ghê làm sao, anh thì thầm ông ấy dám chống lại cả đảng, chống ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ. Bị đảng vu cho là xét lại chống đảng (ông Chính vốn vào đảng cộng sản từ năm 1939), ông Chính bị đi tù. Nói xong, anh Cường bảo nhưng đó mới là con người đáng ngưỡng mộ, tao phục ông ấy. Những anh dám chống cả trời, coi thân mình nhẹ như hạt bụi đều đáng kính phục.
Ông Chính tù tây tù ta đủ cả, nhưng bản lĩnh khí phách hơn người. Chế độ này hết giam lại thả, thả lại giam, lôi ông ra tòa biết bao lần nhưng con người Hoàng Minh Chính vẫn hiên ngang bất khuất, vẫn “hoành mi lãnh đối thiên phu chỉ” (trợn mắt xem khinh nghìn lực sĩ). Thời thế nếu có đổi thay, thì thành phố Hà Nội nên có con đường thật đẹp mang tên Hoàng Minh Chính.

Cùng số phận với đảng Dân chủ là đảng Xã hội, cũng kết cục “tự nguyện chấm dứt”, “hoàn thành nhiệm vụ” vào năm 1988. Bao nhiêu công lao, đóng góp cho sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc, nhưng khi chim đã hết, thỏ đã không còn thì cung bị bẻ, chim ưng bị giết, thứ quy luật tàn bạo ấy tưởng bị chôn vùi vào mồ ma phong kiến, ai ngờ nó vẫn duy trì trong một xã hội được coi là dân chủ, tự do.
Đảng Xã hội thành lập sau cách mạng tháng 8, cụ thể năm 1946, tới khi tôi biết thì chỉ nghe tên ông Nguyễn Xiển, chứ trước đó, cùng thời với ông Xiển là một loạt những tên tuổi hiển hách, như ông Phan Tư Nghĩa (Tổng thư ký đầu tiên), Hoàng Minh Giám, Nguyễn Văn Huyên, Võ Nguyên Giáp, Phan Anh… Sở dĩ có cả đảng viên cộng sản tham gia bởi thời điểm đó đảng cộng sản đã mưu mẹo dùng chước thoát xác “tự giải tán”. Đảng Xã hội tập hợp những trí thức đáng kính, cũng như đảng Dân chủ, lấy mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc, dân chủ làm đích hoạt động. Nó đã sát cánh cùng đảng cộng sản và các chính đảng khác, cùng đông đảo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi.
Hòa bình lập lại, với chủ trương đa đảng, tập hợp tất cả các lực lượng yêu nước, cụ Hồ vẫn chấp nhận các đảng ngoài cộng sản, chia ghế cho lãnh tụ các đảng. Dù thừa hiểu, chức tước, địa vị này nọ cũng chỉ cốt tô vẽ cho đảng cộng sản thôi nhưng dẫu sao nhà cai trị vẫn ít nhiều có sự tôn trọng những đảng chính trị khác tư tưởng quan điểm học thuyết với mình.
Đọc báo hay nghe đài, tôi luôn được biết ông Nghiêm Xuân Yêm – Tổng thư ký đảng Dân chủ, ông Nguyễn Xiển – Tổng thư ký đảng Xã hội (hai đảng này thủ lĩnh cao nhất là chức Tổng thư ký) đều giữ chức Phó chủ tịch Quốc hội. Chủ tịch là ông Trường Chinh. Người lớn thời ấy vẫn đùa với nhau, hai ông phó này chỉ có nhiệm vụ long trọng viên, ngồi cho vui thôi, chứ quốc hội vốn đã chả có vai trò gì, vả lại ông Trường Chinh cầm trịch thì phó hay không phó cũng vậy.
Năm 1988, khối các nước xã hội chủ nghĩa bị lung lay dữ dội, nguy cơ tan rã không tránh khỏi. Bắt đầu từ Ba Lan với công đoàn Đoàn kết (một tổ chức chính trị đối lập đàng cộng sản) đầu thập niên 80, sau đó lan rộng sang các nước Tiệp Khắc, Hungary, Romania, Đức, các nước vùng Baltic thuộc Liên Xô, sau nữa là chính Liên Xô. Sự độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản bị đe dọa, xã hội đa đảng ngày càng thắng thế, dân chúng càng chán đảng cộng sản và hướng niềm tin, niềm hy vọng sang các chính đảng khác, huyệt mộ đào sẵn để chôn đảng độc tôn ngày càng nhiều. Và như chúng ta đã chứng kiến, đảng cộng sản bị hất thẳng cánh ra khỏi vũ đài chính trị, ném vào sọt rác lịch sử. Có nơi nó bị cấm tiệt, lôi ra ngoài vòng pháp luật, có nơi nó cố hắt hơi thở tàn trong cơn hấp hối dai dẳng. Dù gì đi chăng nữa, nó đã chấm dứt vai trò lịch sử, sau nhiều năm làm mưa làm gió, gây nhiều tội ác, kéo lui lịch sử loài người.
Ở xứ ta những năm ấy, nhà cai trị, tức đảng cộng sản giật mình. Trông người lại ngẫm đến ta, “thấy người nằm đó biết sau thế nào”, họ liền vội ra tay, quyết không để sự đa đảng là mối đe dọa, là mầm gây họa. Nhìn qua nhìn lại, thấy kẻ nguy hại cụ thể nhất là đảng Dân chủ và đảng Xã hội. Dùng biện pháp cấm đoán, giải tán, tiêu diệt thì kể cũng kỳ, khó tránh khỏi lời ra tiếng vào. Với mưu mô đầy mình, các lãnh tụ cộng sản, những ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ trước đó, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười… về sau, đã dùng kế bàn tay sắt bọc nhung, đánh không để lại dấu tích. Họ yêu cầu lãnh tụ các đảng, thì những ông Nghiêm Xuân Yêm, Nguyễn Xiển chứ ai, phải ra bản tuyên bố tự giải thể sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử. Buồn cười là hai đảng cùng “tự nguyện” một lúc, cùng hoàn thành nhiệm vụ. Thực ra không tự nguyện cũng không được, nếu không muốn mất mạng, tù tội như ông Hoàng Minh Chính sau này.
Trong cái kết bi hài ấy, có chi tiết đáng ghi nhận. Tôi khi vào đại học, được nghe các thầy tôi kể ông Nguyễn Xiển “tự nguyện” xong thì được gợi ý làm đơn xin gia nhập đảng cộng sản. Cụ Xiển, vị giám đốc tài giỏi lừng lẫy của đài thiên văn Phù Liễn (Kiến An) quê tôi thời Pháp, nhất quyết không vào. Đó là sự tự trọng, nhân cách của kẻ sĩ gặp thời buổi nhố nhăng

Các đảng chính trị như đảng Dân chủ và đảng Xã hội, do gặp buổi nhiễu nhương, lại trúng lúc đảng cộng sản chỉ muốn độc quyền lãnh đạo, muốn là lực lượng chính trị duy nhất nên bị ép phải ra tuyên bố “tự nguyện” giải tán, sau khi đã “hoàn thành nhiệm vụ”, là điều không tránh khỏi. Trong 2 kỳ trước của loạt bài “Tự nguyện hoàn thành nhiệm vụ”, tôi đã đề cập tới 2 chính đảng từng tồn tại trong đời sống chính trị-xã hội nước này và cuối cùng bị buộc phải “tự nguyện” giải tán sau khi đã “hoàn thành nhiệm vụ”. Bao nhiêu công lao, đóng góp cho sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc, nhưng khi hươu nai đã hết, thỏ không còn thì cung bị bẻ, chim ưng bị giết, thứ quy luật tàn bạo ấy tưởng bị chôn vùi theo mồ ma phong kiến, ai ngờ nó vẫn duy trì trong một xã hội được coi là dân chủ, tự do. Thôi thì lịch sử sau này nếu có cuộc thay đổi “bãi bể nương dâu” sẽ ghi nhận lại những công tích của hai đảng ấy, chứ không phải chỉ được nhắc tới như một cánh tay nối dài, một thứ vệ tinh, một trò mưu mẹo nhất thời của người cộng sản như người ta đang ghi trong “chính sử” hiện thời.
Không phải cộng sản thì bị giải tán đã đi một nhẽ, nhưng ngay trong tổ chức cộng sản, có những lực lượng được chính họ lập ra, đóng vai trò nhất định, vậy khi cuộc chơi kết thúc cũng chịu cảnh phụ bạc phũ phàng. Trong bài này, tôi không nhắc tới những “cá nhân tiêu biểu” như tướng Chu Văn Tấn, tướng Trần Văn Trà, ông Ung Văn Khiêm, ông Nguyễn Văn Trấn, ông Trịnh Đình Thảo, ông Trần Độ, ông Nguyễn Hữu Đang, ông Vũ Đình Huỳnh… mà chỉ đề cập tới một tổ chức từng lừng lẫy kéo dài hơn chục năm tới khi cuộc chiến kết thúc. Đó là Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam, sau đó là Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền nam Việt Nam. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam, những con đẻ của đảng cộng sản, cánh tay nối dài của đảng vào tận miền Nam, cuối cùng cũng chịu chung số phận, kết thúc với công thức bi kịch giống như hai đảng trên. Nó đã biến mất khỏi đời sống xã hội Việt Nam lúc nào, rất nhiều người không biết. Người xưa có câu “lai vô ảnh, khứ vô hình” (đến và đi không để lại hình ảnh, hình dáng gì), nhưng với mặt trận và chính phủ lâm thời, khi “lai” chẳng những không hề vô ảnh mà rất ồn ào, chỉ đúng vế sau “khứ vô hình”, sau khi nó “tự nguyện hoàn thành nhiệm vụ”, tức là chết bất đắc kỳ tử, không còn ai nhắc tới nữa, may ra chỉ có ít dòng trong sách giáo khoa lịch sử.
Hôm 15.4.2019 vừa rồi, ở thủ đô Paris nước Pháp xảy ra trận hỏa hoạn kinh thiên động địa, cháy nhà thờ Đức Bà – Notre Dame de Paris nổi tiếng. Vụ cháy gây choáng đối với biết bao nhiêu người trên địa cầu, trong đó không ít người Việt Nam. Báo chí xứ ta thông tin dày đặc, căn tính từng giờ để có những tin tức mới nhất, lạ nhất. Và tôi thực sự choáng bởi cái nội dung lần đầu được biết, có nhẽ cũng rất nhiều người Việt mới biết lần đầu như tôi. Các báo biên rõ, kèm theo cả hình ảnh: Lá cờ nửa đỏ nửa xanh sao vàng năm cánh của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được treo tít trên đỉnh tháp nhà thờ Đức Bà Paris vào ngày 19.1.1969, một ngày sau phiên họp đầu tiên của Hội nghị Paris đàm phán hòa bình cho Việt Nam. Và hãi nhất là “sau khi bí mật treo cờ Việt Nam trên đỉnh nhà thờ Đức Bà Paris trong đêm, người treo cờ đã... cưa thang để không ai có thể leo lên gỡ xuống”. Cũng chưa rõ ai, tổ chức nào đã treo cờ, là người Việt Nam hay nước nào khác, nhưng để thực hiện được hành vi đậm màu sắc chính trị ấy, đương sự treo cờ đã làm một việc rất đáng lên án: “cưa thang”, đã đối xử với công trình kiến trúc lịch sử vô giá hơn 800 tuổi của nhân loại bằng hành vi cực kỳ vô văn hóa, thậm chí có thể coi là phá hoại. Thời bấy giờ, do thông tin bị bưng bít, hạn chế phương tiện truyền thông nên nhân loại ít biết sự vụ này, chứ nếu bây giờ, việc như thế sẽ bị lên án ngay lập tức, bị coi là khủng bố, phá hoại, không có thứ chính trị nào có thể bào chữa, bênh vực được.
Tôi sực nhớ tới Mặt trận bởi hồi đầu năm nay (2019) đọc báo thấy vào ngày 1.2, ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới thăm và chúc tết bà Nguyễn Thị Bình. Bà Bình là nhân vật lịch sử đương đại nổi tiếng. Người phụ nữ giỏi giang này là cháu ngoại cụ Phan Chu Trinh, khi thành đạt nhất đã lên tới chức Phó chủ tịch nước. Năm 1960, đảng cộng sản từ Hà Nội chỉ đạo thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, bà Bình được điều từ Bắc vào làm ủy viên trung ương. Chủ tịch mặt trận là ông Nguyễn Hữu Thọ, luật sư. Khi nâng cấp thêm bước nữa thành Chính phủ cách mạng lâm thời, bà Bình được đặt vào ghế Bộ trưởng Ngoại giao của chính phủ này. Năm 1968, bà Bình làm trưởng đoàn đàm phán của Mặt trận tại hội nghị Paris, tới năm 1969 giữ cương vị trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ cách mạng lâm thời. Nói chung, bộ máy tuyên truyền của cộng sản đã rất thành công khi vẽ nên một nữ thủ lĩnh cách mạng tài giỏi, thông minh, khôn khéo, bản lĩnh, một ngôi sao sáng trên bàn đàm phán. Tôi không hề có ý gì hạ thấp bà Bình, chê bai gì bà, bởi thực ra bà là người có đạo đức, có tài, nhưng tôi không thích nghiệp vụ hội họa của bộ máy cộng sản. Họ mà đã khen ai thì người ấy chỉ kém thánh thần, toàn thiện toàn mỹ, như đấng toàn năng, như ngọc quý không tì vết. Lứa chúng tôi, sống trong thời kỳ lịch sử đó, mặc dù chỉ có thông tin một chiều nhưng hầu như ai cũng tự hiểu được rằng mặt trận hay chính phủ lâm thời cũng chỉ là những bình phong, là những bù nhìn của người cộng sản. Chúng tôi thời ấy theo dõi tin tức thời sự hội nghị Paris và hiểu dù tài giỏi nhưng bà Bình hay ông Xuân Thủy, ông Nguyễn Duy Trinh (hai vị bộ trưởng Ngoại giao, trưởng đoàn đàm phán của Bắc Việt) cũng chỉ múa may cho sinh động, chứ quyền hành, quyền quyết định, tiếng nói trọng lượng đều do ông Lê Đức Thọ nắm hết, quyết hết. Phía sau ông Thọ là ông Duẩn, là đảng, còn Mặt trận cũng như Chính phủ lâm thời không là cái đinh gì.
Khó mà trách đảng được bởi Mặt trận và Chính phủ cách mạng lâm thời do họ đặt ra thì họ cũng có quyền giải tán. Giá như họ cứ chẻ hoe, thẳng băng nói như vậy, nếu có mất lòng tí chút cũng chỉ thời gian đầu, đằng này đảng vẫn chủ trương sách lược: miệng thì nói về sự tôn trọng, về quyền tự quyết, nhưng tay thì bóp chặt, siết lại, ghé tai gằn giọng buộc con nhà người ta phải tự tuyên bố đã hoàn thành nhiệm vụ.

Cuối phần 3 (hồi trang FB này chưa bị thế lực thù địch đóng hơn 2 tháng) có nhắc tới việc đảng và nhà nước chính thức chấm dứt hoạt động của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Họ lập ra đẻ ra thì họ có quyền chấm dứt, bóp mũi, chả có gì lạ. Chỉ không bình thường ở chỗ, trong biên chép sử quốc doanh, trong sách giáo khoa, trong hoạt động tuyên giáo tuyên truyền, họ làm thiên hạ nghĩ rằng đó là của riêng người miền Nam, sản phẩm của sự uất ức, vùng lên tự giải phóng của người dân miền Nam. Nghe cái tên cũng rất dễ nhầm lẫn, bởi cả mặt trận lẫn chính phủ đều có yếu tố “miền Nam”, cứ như miền Bắc và cộng sản vô can.
Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thực chất là tổ chức của đảng cộng sản, của miền Bắc. Một thứ cánh tay nối dài của chế độ miền Bắc. Phải khẳng định rằng, không có cộng sản miền Bắc tiếp tay, mặt trận không thể ra đời. Chính những công văn, chỉ thị, chỉ đạo, sử sách của nhà nước cũng không giấu diếm chuyện này. Những người lãnh đạo mặt trận, nòng cốt của mặt trận đều là đảng viên cộng sản, được gấp rút đưa từ miền Bắc vào, hoặc cộng sản nằm vùng, như Nguyễn Hữu Thọ, Trần Nam Trung, Phan Văn Đáng, Trần Bạch Đằng, Trần Bửu Kiếm, Nguyễn Văn Linh, Huỳnh Tấn Phát… Những nhân sĩ, trí thức, đại diện tôn giáo sống ở miền Nam, nhất là ở Sài Gòn, Huế, nếu có tham gia mặt trận thì do chủ yếu được “giác ngộ cách mạng”, được rủ rê vào, có tác dụng làm hoa lá cành, cho có vẻ dân chủ, rộng rãi, tập hợp đông đảo quần chúng cách mạng miền Nam, kiểu như Ngô Bá Thành, Trịnh Đình Thảo, Nguyễn Phước Đại, hòa thượng Thích Thiện Hào, Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi, mục sư Ibi Aleo... Số này về sau phần lớn vỡ mộng bởi “ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Ngay cả những thanh niên tham gia phong trào sinh viên học sinh như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Lê Công Giàu, Lê Hiếu Đằng, Hạ Đình Nguyên, Cao Lập, Lê Tự Quảng… từng vào tù ra tội, từng làm chức nọ kia trong bộ máy chính quyền mới, cuối cùng phần lớn phải chua chát thốt lên mình đã nhầm. Tôi có nhiều năm cùng cơ quan với anh Lê Tự Quảng, một người tù bị cấm cố ngoài chuồng cọp Côn Đảo nhiều năm. Hai anh em thường trò chuyện khi rảnh rỗi. Anh vẫn nói với tôi “chúng nó đã chà đạp lên cái lý tưởng mà trước kia chúng dùng để lôi kéo bọn anh vào”. Anh thất vọng hoàn toàn về “chúng”, nói như kiểu thi sĩ Bùi Minh Quốc “Trọn tuổi xuân ta hiến dâng cuồng nhiệt/Lại đúc nên chính cỗ máy này”. Anh Quảng vừa mất hồi cuối năm Canh Tý, ngoài xứ Quảng, tôi chỉ biết từ xa khấn cho anh được thanh thản trong cõi vô cùng.
Thế hệ chúng tôi được nghe nhiều, biết nhiều về Mặt trận Dân tộc giải phóng. Biết nó ra đời năm 1960, sau này danh sách những ngày kỷ niệm lịch sử trong năm luôn có dòng “20.12.1960, ngày thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam”, trước đó là ngày 19.12 Toàn quốc kháng chiến, sau nữa là ngày 22.12 thành lập quân đội. Sách giáo khoa in nhiều bài về mặt trận, chẳng hạn lớp 4 có bài thơ “Lá cờ giải phóng” tới giờ tôi vẫn thuộc: “Bà con ơi, xóm làng ơi/Sáu năm mới thấy mặt trời hôm nay/Lá cờ yêu quý tung bay/Bốt đồn tan nát lũy dày vỡ tung/Cờ bay nắng tỏa mênh mông/Em ơi dụi mắt mà trông mà mừng/Nửa cờ sắc đỏ tưng bừng/Đỏ màu cách mạng không ngừng đấu tranh/Nửa cờ mát rượi màu xanh/Hòa bình vốn giấc mộng lành chúng ta/Sao vàng năm cánh xòe hoa/Giữa cờ rọi hướng đường xa cho mình”… Ấy, nó cứ kể lể nôm na lẩn thẩn vậy, thế mà thuộc mới khiếp. Lớp 5 có bài “Em bé Thừa Thiên” sống chết với lá cờ mặt trận “Chúng giơ súng bắt em/Xé cờ trước mặt chúng/Ung dung em cuốn cờ vào bụng/Chỉ vào mũi súng/Chúng mày/Muốn xé cờ/Hãy xé xác tao đây/Mười ngón tay em/Như tia sáng mặt trời mới mọc”…, đẹp còn hơn cả thần thánh. Về sau, nghe người nhớn bảo với nhau rằng bịa cả đấy, các nhà thơ miền Bắc rất giỏi bịa, giỏi vẽ vời xây dựng hình ảnh tuyên truyền.
Mặt trận tồn tại tới năm 1969 thì trở thành nòng cốt của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, trong chính phủ có cả Liên minh các lực lượng dân chủ của ông Trịnh Đình Thảo. Nói cho cùng, mặt trận hay chính phủ cách mạng thì cũng vẫn chỉ mang tính biểu trưng để người cộng sản lợi dụng, che giấu hành động. Một mặt thì họ điều khiển từng hành vi, cử chỉ, mặt khác cứ hô lên đó là chính quyền cách mạng của người dân miền Nam vùng dậy dưới ách áp bức Mỹ ngụy. Ngay cả tại hội nghị Paris họ cũng phải đòi cho bằng được một ghế của đại diện miền Nam trong các bên hội đàm. Nhiều người cứ khen bà Nguyễn Thị Bình giỏi giang xuất sắc trên trường ngoại giao Paris chứ thực ra phải nói thế này: bà Bình giỏi thì giỏi thực, con người và phẩm chất rất đáng kính trọng, nhưng trong đàm phán Paris chắc chắn bà chẳng thể tự quyết được điều gì, bày tỏ được chủ kiến gì, bởi bà chỉ có nhiệm vụ nói lại những chỉ đạo của chính quyền Hà Nội, của các ông Xuân Thủy, Lê Đức Thọ mà thôi. Ngay cả mặt trận, cả chính phủ lâm thời còn chẳng là gì thì một cá nhân như bà Bình lại càng không là gì sất.
Tháng 4.1975, người cộng sản chiến thắng bằng vũ lực. Cuộc tương tàn nồi da xáo thịt chấm dứt sau 21 năm. Tới lúc này thì “bên thắng cuộc” rất thực dụng và mưu mẹo nhận thấy rằng chẳng cần tay nối dài nối ngắn hoặc tổ chức ngoại vi làm gì nữa cho vướng víu. Cũng không cần che đậy nó là của ai. Họ chính thức cho Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, cả Liên minh các lực lượng dân chủ và hòa bình miền Nam Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ, chấm dứt vai trò lịch sử. Một số người chủ chốt của mặt trận và chính phủ lâm thời được đưa vào guồng máy mới, như Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát… nhưng chủ yếu là những ghế hữu danh vô thực, như chủ tịch hội đồng nhà nước (chủ tịch nước), như phó chủ tịch quốc hội, chủ tịch mặt trận tổ quốc. Hồi đầu thập niên 70, đám chúng tôi còn được nghe kể rằng ông Trịnh Đình Thảo rất “liều”, trong khu đất biệt thự rộng mênh mông của ông ở Sài Gòn, ông còn đặt tên lối đi trong vườn là đường Hồ Chí Minh, treo biển đàng hoàng, nhà chức việc chính quyền Sài Gòn tới yêu cầu ông gỡ bỏ, ông quyết không tháo, mà chính quyền cũng phải chịu (nói phỉ phui cái miệng, ông Thảo mà gặp chính quyền cách mạng xử lý việc đó, chắc chỉ trong vòng 3 nốt nhạc, đường mất, tật mang). Đứa nào nghe sự liều của ông Thảo cũng lè lưỡi khâm phục. Sau tháng 4.1975, ông Phó chủ tịch Hội đồng Cố vấn của Chính phủ lâm thời, tức ông Thảo, rời R về lại Sài Gòn thì chứng kiến cảnh bị mất nhà, nơi mà ông nổi tiếng với tên đường Hồ Chí Minh giữa đất Sài thành, do cách mạng tịch thu nhà… vắng chủ. Đòi mãi chả ăn thua, dù ông là yếu nhân của Chính phủ cách mạng lâm thời. Ông đã “hoàn thành nhiệm vụ” rồi thì ai cần tới nữa. Tôi có nghe nói tới khi chết ông vẫn không đòi được nhà, và hình như tới giờ vụ ấy đã trôi vào dĩ vãng

Những biên chép cuối của loạt bài này, tôi dành cho báo Tin Sáng. Xin nhớ là Tin Sáng chứ không phải Tia Sáng – phụ bản của báo “Khoa học và Phát triển” thuộc Bộ Khoa học – Công nghệ bây giờ. Nói đến tờ Tin Sáng, lớp trẻ hiện nay gần như hoàn toàn không biết, không có ý niệm gì về nó, nhưng với thế hệ đã trưởng thành trước thập niên 80 sống ở miền Nam, nhất là Sài Gòn - mảnh đất màu mỡ nhất cho báo chí cả xưa lẫn nay, thì ký ức về nó khó phai nhòa. Tin Sáng giờ chỉ còn trong hoài niệm bởi nó đã bị bức tử cách nay 40 năm, năm 1981, sau khi nhà cai trị buộc nó tự tuyên bố đã “hoàn thành nhiệm vụ”.
Phải nói thế này, trong một xã hội dân chủ và văn minh, không thể thiếu báo chí, các cơ quan ngôn luận. Báo chí thậm chí còn được ngầm xem như quyền lực thứ 4, sau lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhờ có báo chí, bộ mặt xã hội mới được phơi bày, những ẩn khuất che giấu mới được phát lộ, quyền của con người mới được bảo vệ. Ấy là đang nói tới thứ báo chí tự do, chứ báo chí mậu dịch, báo quốc doanh, báo định hướng thì chả kể. Thời nay, báo nhiều thì nhiều thật nhưng cũng chỉ như con khỉ Tôn Ngộ Không múa may với cái vòng kim cô trên đầu. Thiên hạ cười bảo nhau, cả gần nghìn cơ quan báo chí truyền thông cũng chỉ có chung một tổng biên tập là trưởng ban tuyên giáo. Nếu “tổng biên tập” là người hiểu biết, tử tế, cởi mở, khoáng đạt thì còn may, ít nhất cũng như các ông Trần Độ, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Hoàn, Hữu Thọ, chứ “ngoan” như chú Thưởng, hoặc ông thượng tướng thủ lĩnh đội AK47 thì báo chí chỉ còn biết ngậm ngùi, ngoài việc tung hô, tán tụng.
Trong chế độ cộng sản, để giữ uy tín, và cũng là cách chứng minh có tự do báo chí, nhà cai trị ít khi ban lệnh đóng cửa tờ báo, chỉ trừ những trường hợp đặc biệt. Báo “Trăm Hoa” của nhóm nhà thơ Nguyễn Bính hồi cuối thập niên 50 chỉ ra được vài chục số là chết đứ đự, có người bảo do lỗ vốn, hết tiền, nhưng cũng nhiều người khẳng định do nó đi ngược lại chỉ đạo của đảng nên sự thổi kèn đám ma là không tránh khỏi. Những “báo” như tạp chí “Giai phẩm mùa xuân, Giai phẩm mùa thu, Giai phẩm mùa đông” và báo Nhân văn cùng của nhóm Nhân văn (còn được gọi là Nhân văn - Giai phẩm) thoi thóp được vài số cũng bị lên đoạn đầu đài. Súng đẻ ra chính quyền, nên báo chí chả là cái đinh gì trong bàn tay sắt chuyên chính vô sản. Đầu thập niên 60, khi tôi bắt đầu đi học lớp vỡ lòng, thấy thày tôi còn cất giữ mấy tờ Giai phẩm và Trăm hoa trong tủ bán hàng, tít ngăn dưới cùng, lẫn vào đám sách chữ nho và chữ Pháp. Không hiểu sao sống ở nông thôn mà thày tôi lại có được thứ ấy, có thể do anh họ tôi làm việc ngoài Phòng đem về cho chú đọc, về sau chả biết chúng bị lạc đi đâu, thật tiếc. Nhiều tờ báo bị đóng cửa một cách khéo léo, như tờ “Độc lập” của đảng Dân chủ, tờ “Tổ quốc” của đảng Xã hội, vào năm 1988 khi 2 đảng bị giải tán do tự nguyện “hoàn thành nhiệm vụ” thì đương nhiên rắn mất đầu, không thể tồn tại. Tôi có chút kỷ niệm với 2 báo này. Hồi năm 1975, tập tọng làm thơ, tôi được đàn anh sừng sỏ có nhiều thơ đăng báo, kể cả báo Nhân Dân, báo Văn nghệ, là anh Bùi Trọng Cường vốn chơi thân với đám thi nhân Trần Hòa Bình, Bùi Quang Thanh, Đỗ Minh Tuấn…, dắt tới báo Độc lập (hình như trên đường Tràng Thi) và báo Tổ quốc gửi bài. Không biết trời đi vắng thế nào, được đăng 2 bài trên 2 báo, một bài về… bác Hồ, hì hì, một bài về bãi biển Đồng Châu, Thái Bình (thu hoạch sau chuyến đi thực tế), nhuận bút 18 đồng/bài, bằng cả tháng học bổng. Gần chục năm trước, tờ báo in “Sài Gòn tiếp thị” đang hồi tràn đầy sinh lực nhưng sau một số bài gây khó chịu cho chế độ, nó được đưa vào tầm tiêu diệt và chẳng bao lâu đã phải sáp nhập với báo khác, nói cho vuông là đội ngũ tan tác, danh tiếng chìm nghỉm, “than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu”. Đó cũng là cách đình bản, cấm cửa, bắt hoàn thành nhiệm vụ, diệt một tờ báo. Gần nhất, hồi tháng 11 năm ngoái (2020), tạp chí “Văn hóa Nghệ An”, tờ “báo” tỉnh lẻ nhưng cực kỳ chất lượng đã phải nói lời từ biệt bạn đọc sau 15 năm vang bóng; cả tờ báo kinh tế lừng lẫy “Thời báo kinh tế Việt Nam” cũng vậy, lý do chính là bị quy hoạch, không cho tồn tại như nó từng phục vụ bạn đọc.
Nếu người ta nói tới tự do báo chí ở xứ này, xin các vị đừng vội tin, đừng thấy gần 1.000 cơ quan báo chí truyền thông đang hoạt động mà ngây thơ cho rằng tự do là sự thật. So với thời Pháp thuộc, với thời chế độ Việt Nam cộng hòa ở miền Nam trước năm 1975, tự do báo chí thời nay chỉ là con số 0, chỉ tự do dưới cái vỏ mỹ miều, giả tạo.
Lại nói về báo Tin Sáng. Nó đã tung hoành trước năm 1975, tới sau ngày 30.4 năm ấy thì bị đình bản. Cả một chế độ còn bị khai tử bởi súng và xe tăng, huống chi tờ báo mỏng manh. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không cho phép báo tư nhân tồn tại, sau khi tờ “Trăm hoa” của thi sĩ Nguyễn Bính, tờ báo tư nhân cuối cùng trong chế độ mới, bị diệt. Mấy chủ báo, chủ bút ở Sài Gòn thậm chí nhiều anh còn được đặc cách đi… cải tạo, một kiểu nói văn vẻ, giảm nhẹ về việc đi tù. Nhưng mấy anh cộng sản vốn rất mưu mẹo, khôn lỏi. Chuyện lớn ích quốc lợi dân thì họ mù mờ chứ việc “tiểu nhân” thì cực thạo. Miền Nam mới được “giải phóng”, cần lợi dụng sự ngây thơ của dân chúng để tô điểm cho bộ mặt, họ bàn bạc cho phép ra đời vài tờ báo tư nhân. Tờ Tin Sáng của nhóm nhân sĩ trí thức (được lòng dân) Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Nguyễn Ngọc Lan… tái sinh là vậy. Đó là những người làm báo giỏi. Nói chung, giới làm báo miền Nam giỏi hơn giới báo bắc, người làm báo chế độ cũ (Việt Nam cộng hòa) giỏi hơn đội ngũ báo cách mạng. Ai đã sống ở Sài Gòn những năm cuối thập niên 70, và 80 sẽ nhận ra điều này.
Thời tờ Tin Sáng còn sống, tôi đã nhiều lần mò mẫm tới trụ sở báo. Làm nghề dạy học nhưng tôi thích viết. Còng lưng đạp xe từ Chợ Lớn tới đường Bùi Thị Xuân quận 1, tòa soạn Tin Sáng nằm trong tòa nhà góc đường Bùi Thị Xuân - Tôn Thất Tùng. Chỗ này vốn là cơ sở trường học do nhà thờ Huyện Sĩ quản lý, gồm cả khu nhà rộng lớn là trường Bùi Thị Xuân bây giờ, còn tòa soạn báo Tin Sáng là chỗ Bệnh viện Phụ sản quốc tế bây giờ. Tôi rụt rè nộp bài, được các ông phụ trách báo đón tiếp niềm nở, vài lần nhìn thấy cả ông Ngô Công Đức, ông Hồ Ngọc Nhuận, ông Nguyễn Ngọc Lan. Các ông mặc lịch sự, ăn nói nhỏ nhẹ, khác hẳn bên thắng cuộc đôi khi tôi thấy bên tờ “Sài Gòn giải phóng” rất hách dịch. Tôi cũng được đăng vài ba bài trên Tin Sáng, về nhà thơ Maiakovski, về mùa xuân tươi đẹp ở miền Bắc, về thơ Tố Hữu, về chiến tranh cách mạng…, nghĩa là những thứ bây giờ có cho kẹo cũng không dám viết bởi chả ai đọc. Nhưng Tin Sáng lại cần thứ đó, ít nhất cũng giúp nó chứng tỏ đang đi đúng hướng chỉ đạo của các anh từ trong rừng (R) ra.
Có lần tôi được gặp ông Nhuận tại nhà anh ông, ông Hồ Ngọc Chiếu, trên đường Huỳnh Khương Ninh quận 1. Con ông Chiếu là cô Hồ Ngọc Thúy học lớp do tôi chủ nhiệm, vì lý do chi đó định nghỉ học, tôi và thầy hiệu trưởng bạn của ông Chiếu tới nói ông bố thuyết phục con đừng nghỉ. Cuối cùng thì cô vẫn học dự bị đại học và vào đại học chính thức. Trong nhà ông Chiếu, tôi nhớ bên dãy số chẵn, đối diện với Trường Huỳnh Khương Ninh hiện tại, nghe nói cũng gần căn nhà ông Lê Duẩn từng ở khi lén ở lại miền Nam sau hiệp định Geneve, tôi đã gặp cả mấy anh em họ Hồ Ngọc nổi tiếng: ông Chiếu, ông Nhuận, ông Cứ (Hồ Ngọc Cứ). Nghe họ nói chuyện, ngắm phong cách của họ, tôi hiểu rằng những nhân sĩ, trí thức Sài Gòn làm việc cho chính quyền cũ không phải là “ngụy”, không giống như những gì mà cộng sản đã tuyên truyền. Tôi cũng từng làm chung cơ quan với cô Nguyễn Ngọc Lan Chi, con cụ nhà báo-linh mục Nguyễn Ngọc Lan. Cha thế nào thì con thế ấy, thông minh, nhỏ nhẹ, khiêm tốn, dịu dàng. Sài Gòn cũ đã tạo ra tầng lớp trí thức giỏi và tử tế, như thời trước người Pháp cũng sinh ra những con người như vậy.
Tin Sáng là tờ báo bán rất chạy. Nó chỉ bị cạnh tranh khốc liệt khi báo Tuổi Trẻ đã trở nên cứng cáp. Hầu như dân không mấy ai đọc báo “Sài Gòn giải phóng” (báo này chỉ dành chủ yếu cho cán bộ, đảng viên), họ chỉ mua báo Tin Sáng. Sự đời, nhiều khi con ếch chết bởi tiếng kêu quá vang. Nổi tiếng quá, lại của tư nhân, lại thỉnh thoảng bóng gió này nọ, lại nhất là sinh bất phùng thời, khi đang diễn ra cuộc “ai thắng ai” rất nguy hiểm cho cộng sản, nên tới giữa năm 1981, nhà cai trị sau khi đã bọc bông vào nắm tay, thụi cho Tin Sáng một quả chí tử, bắt nó phải công khai lên tiếng tự nhận đã “hoàn thành nhiệm vụ” trước bàn dân thiên hạ. Hồi đó, dư luận thắc mắc xôn xao ghê lắm, nhưng Tin Sáng đã tắc tử, tử bất cập ngáp. Những ông làm báo có sạn trong đầu như Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Chánh Trung… được phen vỡ mộng. "Nhưng mộng mà thôi, mộng đấy thôi/Hoa tàn rượu ế ấy tình tôi/Bây giờ tôi hiểu thì tôi đã/Lầm lỡ tình duyên cũ mất rồi". Vỡ thì vỡ, làm gì được nhau. Làm báo cộng sản chỉ thế thôi.