khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2021

Robot giao hàng ‘đúng chuẩn’





Trần Thái Hòa hát Màu Mắt Nhung, nhạc Đức Huy





Khánh Hà hát Sao Vẫn Còn Mưa Rơi, nhạc Đức Huy





Tuấn Anh hát Trái Tim Ngục Tù, nhạc Đức Huy





Ngọc Lan hát Khóc Một Giòng Sông, nhạc Đức Huy





Nhạc sĩ Đức Huy & Những Sáng Tác Tại Hải Ngoại





‘Phiếu đi chợ’ giữa thời Kung Flu





Khía cạnh kinh doanh của việc chuyển giao công nghệ vaccine Kung Flu giữa Arcturus và Vingroup





Tàu Cộng tự đóng cửa: Cơ hội cho các nước dân chủ





Kung Flu: Không được đứng sân khấu, mất mát lớn nhất của người nghệ sĩ cải lương





Françoise Hardy, tình ca tái bản muôn thuở lãng mạn





Gói cứu trợ: Chính quyền nói đã hỗ trợ 100%, người dân nói không thấy!





Thụy Sĩ viện trợ Việt Nam chống dịch Kung Flu





Anh cứu người Việt Nam vượt biển nhập cư lậu





Vị Tổng Tư Lệnh





Người Lính Năm Xưa





Bình Long Anh Dũng





Trận Thư Hùng Nam Bắc





Quảng Trị, Mùa Hè 1972





Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2021

Kung Flu: Vì sao chống dịch ở Mỹ ít căng thẳng hơn Việt Nam rất nhiều? - Tác giả Võ Ngọc Ánh

 

Cùng sống trong cảnh dịch bệnh, tôi thấy ở Mỹ xem ra dễ chịu, không nhiều lo lắng, căng thẳng như ở Việt Nam, xin chia sẻ một số quan sát sau đây.

Dịch bệnh đang lây lan rộng ở Việt Nam khiến tôi lo lắng cho người thân, những người dễ bị tổn thương, cộng đồng tại quê nhà hơn khi chính bản thân sống trong giữa tâm dịch của thế giới - nước Mỹ gần một năm rưỡi qua.

Bởi các nguồn lực về y tế, kinh tế, phúc lợi của quốc gia 'xã hội chủ nghĩa' Việt Nam không thể so sánh với ở Hoa Kỳ.

Việc chính quyền Việt Nam đã quá say mê chiến thắng Covid 19 trong các lần dịch trước qua việc khắc họa virus cực kỳ nguy hiểm, tài giỏi trong việc khống chế, chữa trị là nguyên nhân chủ quan để gây ra đợt dịch lần này và tạo tâm lý hoang mang trong dân.

Tại nước Mỹ trong suốt thời gian dịch bệnh hoành hành tôi vẫn ra đường mỗi ngày, đến nhiều nơi để làm việc, mua hàng, tiếp xúc với nhiều người.

Thời điểm tháng 3 năm ngoái khi dịch bắt đầu bùng phát, trong nước Mỹ người dân cũng đổ xô đi mua sắm.

Vài tuần đầu giấy vệ sinh và nước uống đóng chai, sát khuẩn nhanh (hand sanitizer), khẩu trang… trở nên khan hiếm.

Thực phẩm không thiếu, nhưng trước sự nguy cơ tích trữ nhiều chợ không cho phép một lần mua quá nhiều một loại mặt hàng nào đó. Điều này vẫn thường được các chợ ở Mỹ áp dụng khi giảm giá mặt hàng nào đó.

Hoa Kỳ áp dụng giãn cách đứng cách nhau 6 foot (gần 2 m). Khẩu trang miễn phí trở thành thứ không thể thiếu tại mọi điểm mở cửa hoạt động. Nhiều chợ thiết lập bộ phận gác cửa cho phép số người được vào bên trong.

Từ đầu đại dịch đến nay không có chợ nào ở Mỹ phải đóng cửa, kể cả tạp hóa. Trong lúc dịch bệnh căng thẳng nhất, nhà hàng vẫn mở cửa cho khách mua mang đi.

Trước khi Sài Gòn, bước vào thực hiện chỉ thị 16, ngày 8/7, em gái tôi đang sinh sống tại quận Tân Bình, đến siêu thị mua được 5 kg gạo, 5 gói mỳ, hai gói cháo. Đó là số thực phẩm cô ấy chuẩn bị được trong 14 giãn cách sắp tới.

Chính quyền đóng cửa các chợ truyền thống vốn là nơi cung cấp thực phẩm cho khoảng 2/3 người dân sống trong thành phố đã bồi thêm cú đẩy người dân vào cảnh khó khăn.

Thực phẩm tăng giá mọi nơi, ngay trong kênh siêu thị được phép hoạt động. Dịch vụ giao hàng cũng tăng giá theo.

Một người bạn tôi sống tại đường Thăng Long quận Tân Bình, TP HCM kể: cuối tuần rồi (25/7) cô đặt shipper cho một gói thực phẩm trong quảng đường chưa tới 1,5 km với số tiền 30 nghìn đồng vẫn không ai muốn nhận ship.

Các biện pháp của chính quyền trực tiếp đẩy chi phí thực phẩm ở Sài Gòn tăng như phát hiện các ca nhiễm Covid 19.

Bất cập trong việc đảm bảo các mặt hàng thiết yếu, chi phí lương thực tăng cao, trong khi nhiều người không thể đi làm tạo ra thu nhập khiến tâm lý đè nặng thêm bao trùm.

Ở Việt Nam, nhiều công nhân, người làm nghề tự do không thể tiếp tục sống tại vùng trọng điểm kinh tế phía Nam đang là tâm dịch vì họ không thể đi làm việc, tạo ra thu nhập để tiếp tục sống ở đây.

Nhìn đoàn người từ Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai… về quê trốn dịch trong cảnh khốn khó, chật vật trên những chiếc xe máy, xe đạp. Họ chọn cách chật vật này vì các biện pháp thông thường bị chính quyền cấm. Họ về quê mà như cảnh chạy giặt.

Tại Mỹ nhiều người không muốn đi làm chưa hẳn vì lo sợ dịch bệnh mà việc ở nhà nhận trợ cấp thất nghiệp, tiền hỗ trợ của liên bang thu nhập còn cao hơn đi làm.

Người Việt ở Hoa Kỳ và các nước đau lòng nhìn cảnh đoàn người lao động nghèo chạy khỏi TP HCM vì đô thị này không làm gì để giúp họ tồn tại khi tung ra lệnh phong tỏa, giới nghiêm

Hồi tháng năm rồi, tôi đăng thông tin tuyển nhân viên, đã có không ít người gọi đến. Nhiều người nói thẳng họ chỉ đi làm khi tôi trả tiền mặt để không phải khai thuế, thu nhập với nhà nước.

Đây là cách để họ đủ điều kiện tiếp tục nhận trợ cấp thất nghiệp và hỗ trợ liên bang.

Có thể thấy kinh nghiệm thành công đã bị phá sản trước biến thế Delta ở Việt Nam.

Kinh nghiệm kiểm soát tốt dịch bệnh trong ba lần trước đó đã không giúp Việt Nam đỡ nỗi sức tấn công của biến thể Delta và đầy lúng túng như lần đầu đối phó với dịch bệnh.

Có thể nói chính quyền tự tin vào sự thành công trong việc khống chế dịch bệnh bằng các biện pháp cơ học với công an, dân phòng, cách ly, phong tỏa… đã tạo cơ hội cho biến thể Delta lây lan rộng trong cộng đồng.

Tin tưởng vào cách kiểm soát dịch bệnh đơn giản nhất hơn là phương án vaccine cũng như thiếu dự báo, chuẩn bị. Điều này dẫn đến việc chậm trể trong việc đặt mua vaccine cho đến khi đợt dịch thứ tư bắt đầu bùng phát.

Đến việc phun thuốc khử trùng bên ngoài đã được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo không nên dùng.

Tiêm vaccine ở Mỹ rất minh bạch

Tại Hoa Kỳ, để được chính vaccine ngừa Covid-19, dân chỉ cần theo kế hoạch của từng tiểu bang, tự khai các câu hỏi trên website, lấy hẹn rất công khai, bình đẳng.

Ở Việt Nam để được chính ngừa đôi khi còn phải có sự thân quen, như vụ cô gái "cảm ơn ông ngoại".

Đến việc mua, mượn vaccine của các công ty. Cuộc mua bán âm thầm, nhưng có lẽ đang ráo riết.

Ngày 30/7, chính quyền Sài Gòn ra thông báo sẽ tiêm vaccine cho tất cả người sinh sống tại đây trên 18 tuổi. Trước đó một ngày, tôi được một người bạn cho biết mới được tiêm vaccine vì nhờ công ty mua được.

Nghe tin này, tôi tự hỏi người ta mua bán kiểu gì, ai được lợi khi chính phủ đã công bố việc chính ngừa vaccine là miễn phí?

Lòng tốt cũng cần được chính quyền cho phép?

Khi dịch bùng phát tại Mỹ, food bank và các điểm cung cấp thực phẩm miễn phí khác trở nên thiếu nhân sự. Do phần lớn nhân viên làm việc tại các nơi này là người về hưu làm tình nguyện họ có nguy cơ bị dịch bệnh xâm nhập cao.

Nhưng tôi lại nhìn thấy trong các khu dân cư, trước những ngôi nhà xuất hiện nhiều hơn các tủ thực phẩm miễn phí.

Tại Việt Nam khi chính quyền buộc phải đóng cửa nhiều hoạt khiến nhiều người không có thu nhập, đời sống rơi vào khốn đốn, trong khi các biện pháp hỗ trợ từ nhà nước thường rất chậm chạp.

Trước hoàn cảnh này nhiều hội, nhóm, tổ chức, tôn giáo… đã đứng ra kêu gọi, đóng góp, chia sẻ cho người đang gặp khó khăn.

Một người bạn của tôi tham gia một nhóm tự thiện tại thành phố Thủ Đức cho biết, trong hai tháng 6, 7 đã phân phát gần cả trăm tấn gạo và nhiều loại thực phẩm khác.

Chưa ai thống kê đã có bao nhiêu tấn gạo, rau củ từ lòng tốt của nhiều người gởi đến người dân đang sống trong vùng dịch bệnh, nhưng con số đó không nhỏ và rất kịp thời.

Dù vậy, không ít chính quyền cơ sở vẫn muốn áp dụng kiểu tư duy dùng quyền lực gom tất cả sự tương thân cho về nhà nước.

Khi dịch bệnh bắt đầu căng thẳng, hồi cuối tháng sáu phường 14, quận Gò Vấp đã ra văn bản không được tự ý phát quà hỗ trợ người dân tại nhà, hoặc bất kỳ địa điểm nào trong phường. Muốn làm từ thiện phải thông qua Mặt trận Tổ quốc.

Đại dịch khiến tôn giáo được làm thiện nguyện

Chính quyền Việt Nam xưa nay không thật sự cởi mở trong các hoạt động xã hội, thiện nguyện, chăm sóc sức khỏe, giáo dục… vốn là thế mạnh của các tôn giáo.

Một số tu sĩ Công giáo được chính quyền TP HCM cho phép tham gia chống dịch Covid

Thực tế quản lý về tôn giáo của chính quyền Việt Nam khiến các dòng tu ở Việt Nam khó có những hoạt động rõ nét. Nên đa số các dòng tu Công giáo ở Việt Nam cố gặng cựa quậy trong không gian hẹp, mỗi lĩnh vực một chút.

Tổng thư ký một hội dòng ở Việt Nam đã không muốn chia sẻ về hoạt động giáo dục của dòng khi tôi phỏng vấn anh.

Theo lời anh, "Hơi tế nhị với chính quyền Ánh ơi. Vì tụi mình muốn làm được việc".

Nhiều trường học do các dòng tu tổ chức, điều hành phải dưới danh một công ty đầu tư.

Các hoạt động xã hội của các dòng tu Công giáo tại Việt Nam trên thực tế trong sự ban bố, chiếu cố hơn là không gian pháp lý thực sự.

Phải chăng do chính quyền lo sợ sức mạnh mềm, sự thu hút của các tôn giáo?

Trong dịch bệnh Covid 19, chính quyền Việt Nam chấp nhận cho tu sĩ các tôn giáo được hỗ trợ phục vụ bệnh nhân Covid 19 và hạn chế sự lây lan là sự thay đổi lớn.

Các dòng tu, tu sĩ của các tôn giáo đều chuyên nghiệp trong công việc thiện nguyện, có nhân lực được đào tạo bài bản. Tuy nhiên trong con mắt của Cộng Sản xưa nay bị cái nhìn chính trị chi phối.

Dù mở ra, nhưng hàng trăm tu sĩ của các tôn giáo đi hỗ trợ trong việc chăm sóc, chữa trị, phòng ngừa dịch bệnh phải đứng dưới cái ô Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều này vẫn cho thấy chính quyền muốn nắm và coi mọi thứ thuộc quyền mình.

Nhưng với tu sĩ các tôn giáo được phục vụ vì ích lợi cộng đồng chắc chắn là niềm vui.

Họ vốn luôn sẵn sàng để được góp sức. Vì đây mới đúng là sứ vụ mà họ muốn trao gởi.

Khi dịch bệnh kết thúc chính quyền sẽ tiếp tục mở ra cho họ cộng tác hay cánh cổng vừa mở ra kia rồi sẽ đóng lại?

Chỉ đến khi chính quyền gạt qua con mắt của chính trị, đặt lợi ích người dân lên trên hết thì lúc đó công việc được phục vụ của các tôn giáo mới thực sự được 'giải phóng'?

Hý kịch Tàu đi đến thời tàn lụi ở Thái Lan





Sài Gòn trọng thương - Tác giả Nguyễn Văn Châu

 

Khi dịch bắt đầu bùng lên đợt 4, cô em kiến trúc sư “trách” nhẹ: sao không tổ chức phụ cho bà con như các năm trước?

Thú thật là mọi năm tôi vẫn thường tổ chức các chương trình thiện nguyện này cùng bạn bè, gia đình và học trò trong lớp võ của tôi. Nhưng năm nay thấy dịch hoành hành kinh quá nên có chút “nhát tay.” Mới đầu thì tính giải lao, nhưng giờ được “giao nhiệm vụ” nên vô thế rồi - Xắn tay áo lên làm thôi.

Việc đầu tiên tôi nghĩ đến là mình giúp được gì cho bà con. Thế là một loạt các món quà như các năm hiện ra trong đầu, nhưng tôi gạt đi hết. Lần này bà con không những thiếu thốn đủ điều mà còn bị cách ly. Thiếu ăn là quan trọng nhất; và càng quan trọng hơn với người không đủ điều kiện, như người vô gia cư, hay người trong khu cách ly.

Nhớ lại các món má tôi thường hay nấu, tôi chọn ngay: Ruốc sả.

Món này có sả, tỏi, ớt, thịt... toàn những thứ có dược tính, có thể dùng trong nhiều ngày mà không lo lắng về chuyện bảo quản.

Món ăn đã có, giờ đến đối tượng tặng quà. Bạn bè tôi đa số khi ủng hộ đều nhắn nhủ là giúp người vô gia cư. Tôi còn nhắm thêm đến những người khiếm thị bán vé số, massage.

Tôi may mắn có người bạn khiếm thị có khả năng rất đặc biệt. Ngồi cafe với mình mà hỏi đường thì anh chỉ ngay hướng - dù không thấy gì. Thậm chí chở anh đi gần đến nơi là anh nói luôn còn bao nhiêu mét là đến.

Lần này tôi nhờ anh kết nối với 3 người ở 3 địa bàn khác nhau và tôi đến tận nơi trao quà đồng thời nhờ họ chuyển thông tin cho người khiếm thị đồng cảnh ngộ nhắn tin họ tên, số điện thoại, địa chỉ và hoàn cảnh để tôi cập nhật danh sách. Với suy nghĩ đơn giản là hàng, quán ngưng hoạt động thì các bạn này chỉ còn loay hoay trong nhà, không ai giúp được cho họ. Tôi làm cầu nối, tập hợp danh sách người thật, việc thật để nhóm của tôi giúp khi có dịp và nếu có các nhà hảo tâm khác thì tôi sẽ kết nối.

Thế là từ hôm đó đến nay tôi liên tục nhận được các tin nhắn và âm thầm cập nhật danh sách theo từng phường, quận, thậm chỉ tỉnh thành khác cũng có. Nhóm sẽ chọn hướng đi sao cho phát được nhiều người nhất và ít gặp các chốt nhất.

Ngày 27/7/2021, chúng tôi đi theo lộ trình Tân Bình, Bình Tân, quận 11, quận 10... Tại một xóm lao động đang bị cách ly ở Bình Tân, khoảng hơn 3 giờ chiều, tôi nhìn thấy các cháu nhỏ không khẩu trang vẫn vô tư chơi trong khu vực phía sau sợi dây cách ly. Lòng thật buồn.

Sau đó, đứng từ xa hỏi tìm người khiếm thị đang ở trọ trong hẻm. Chúng tôi trao quà xong, không đành lòng quay đi khi nhìn thấy bà con đang đứng đông chung quanh. Nhóm tôi lấy thêm ruốc ra tặng cho mỗi người một phần để họ dùng trong vài ngày tới.

Điểm cuối của lộ trình là trên Quận 10. Đến đầu hẻm thì dây đã giăng kín, như với các hẻm khác, tôi gọi điện thoại gọi các bạn đi bộ ra nhận quà từ bên trong. Cuộc trao đổi nhanh và tôi như mất thần suốt trên đường về nhà.

"Sài Gòn bị trọng thương, vật vã kiệt sức.

Dường như Sài Gòn vẫn cố mỉm cười qua giọng trả lời nhè nhẹ buồn của cô gái mù trong khu phong tỏa: “Em và mẹ em đều bị dương tính F0 mới hôm qua, ở trong nhà không được gặp ai hết trừ lực lượng y tế mà em gọi báo vẫn chưa xuống. Cảm ơn anh vì đã tìm em để gửi quà... Nhưng...”

Tôi chào em trong nghẹn ngào, lòng thầm nói: Em ơi, mù và nghèo, lại không may y tế rơi vô dòng hoảng loạn vì corona thì chỉ có 1 tự sống, 2 sẽ chết. Cầu nguyện cho gia đình em và cho Sài Gòn mau trở lại bình yên.”

Ép giá xử lý tử thi: Hát trên những xác người - Tác giả Nguyễn Đức Hiển

 

Một bác sĩ nhắn cho tôi vào 1 giờ sáng: Nhà đòn ép quá. Giá bị đẩy lên 45 triệu. Người ta không có tiền trả, đành để tử thi ở đấy nửa ngày. Đau lòng quá!

Lượng tử thi cần thiêu đang tăng đột biến không chỉ do COVID: Số bệnh nhân chết tại nhà vì lý do khác tăng do y tế quá tải, khó tiếp cận vì tình hình dịch bệnh. Tại các Bệnh viện, nạn nhân cấp cứu đột quỵ trong giờ vàng đã giảm 80%, chúng ta có thể đoán được số phận của họ

Một bạn đọc nhắn: Nhà họ có 2 người chết, nhà đòn đòi 30 triệu/ca thiêu và lấy tro, không có tiền họ không làm. Năn nỉ mãi nên “lấy sĩ” 2 xác 40 triệu.

Sao các anh là lãnh đạo bệnh viện mà để họ làm thế? Tôi thắc mắc. Bác sĩ trả lời bệnh viện không có dịch vụ mai táng, bệnh viện cũng không thể giữ tử thi vì không đủ chỗ.

Một bạn đọc khác hỏi tôi: Có hay không chuyện những người có trách nhiệm giải quyết vấn đề này ở BV đã móc nối với nhà đòn để làm tiền thân nhân người bệnh?

Tôi định trả lời ngay là không có, nhưng e sự vội vã ấy khiến câu trả lời của mình trở nên kém tin cậy. Tôi khất anh 03 ngày.

Gần 30 năm làm báo, tôi chơi với đủ loại nhân mối liên quan đến vụ này. Đồng nghiệp và tôi từng có nhiều lần điều tra về nạn “quạ đen”. Tôi có nguồn để tiếp cận và kiểm chứng. Ba ngày sau khi anh hỏi, khuya qua tôi trả lời anh:

– Tôi cam đoan không có chuyện đó. Bác sĩ và cán bộ y tế đã làm tất cả và họ thậm chí không có thời gian ngủ. Chính hai bác sĩ (tôi vừa kể trên) còn khóc với tôi vì không chịu nổi cảnh tử thi nằm đó không được giải quyết. Thời điểm này chỉ nghi ngờ y bác sĩ và nhân viên y tế thôi, cũng là tội lỗi.

Tôi cũng trao đổi với Chủ tịch Hội nhà báo và nhiều đồng chí có trách nhiệm; tôi cũng yêu cầu các phóng viên vào cuộc. Câu trả lời là như vầy:

– Toàn bộ dịch vụ mai táng do tư nhân đảm nhiệm. 16 lò hoả táng tại Bình Hưng Hoà (thuộc Cty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM, chủ quản là Sở TNMT) hoạt động bình thường, không nâng giá.

Không có chuyện ai đó ở Bình Hưng Hoà làm tiền thân nhân người bệnh. Với người chết do covid lại càng không. Nhiều ca chết do COVID không có người nhà bên cạnh vì cả nhà F1, F0 phải cách ly. Cộng với tình hình giãn cách nên các trại hòm đưa đi thiêu và sau đó nhận tiền/ trả tro cốt. Khi gặp được người nhà, họ ép giá trả tro cốt khiến cả bệnh viện và Trung tâm Bình Hưng Hoà mang tiếng. Giá thiêu chỉ là 4,2 triệu, không thêm khoản nào.

Tại sao họ có thể ép giá?

– Họ đẩy giá quan tài. Giá quan tài thì vô chừng. Người nhà không cãi được. Quan tài gỗ tạp có thể chém ngang giá gỗ tốt. Ngoài ra dịch vụ thủ tục tâm linh cũng bị ép.

Tại sao các bệnh viện lại dễ dàng cho các cơ sở mai táng vào?

– Bất kỳ bệnh viện nào cũng không thể làm như cái chợ, phải có một số cơ sở mai táng nhất định thường được gọi. Các cơ sở này làm ăn trên một thoả thuận đã thành thông lệ:

Có mặt khi BV cần, không ép giá, hỗ trợ mai táng các BN tử vong mà gia đình khó khăn…. (Để giành mối, nhiều năm trước đã có những cuộc chiến để giành khách hàng mà báo Pháp Luật TP.HCM từng nêu trong các phóng sự “Quạ đen ở nhà xác” trong 25 năm nay).

Tuy nhiên do dịch bệnh, lượng tử thi tăng đột biến, các BV giờ này buộc phải gọi các cơ sở mai táng khác vào. Bản thân một số cơ sở mai táng cũng quá tải. Phần nữa, một số trong đó là những cơ sở lâu nay muốn vào làm nhưng không được, sinh hậm hực nên ép giá cho bõ ghét; một số thì nhân cơ hội chụp giựt thời vụ, ép giá để kiếm tiền.

Những hình ảnh kẹt xe tử thi ở Bình Hưng Hoà mà mạng xã hội nêu có hay không? Xác người đã nhiều đến vậy sao? Điều này không được giải thích khiến dư luận bị ám ảnh?
Có, nhưng nó không lột tả hết thực trạng người chết. Một phần là chết COVID và những cái chết khác đang tăng; hai là những đám tang chôn cất giờ chuyển qua thiêu; Ba là do dịch bệnh nên người dân TP không đưa tử thi về quê chôn được. Từ đó vấn đề giải quyết tử thi bị tăng áp lực khủng khiếp.

Đang có vấn đề ở các BV. Đó là hầu hết các BV đều phân luồng ra cho tử thi vào buổi tối. Khi hàng trăm xe tang và xe cấp cứu chở tử thi dồn về Bình Hưng Hoà trong đêm, đường hẹp, không quay đầu kịp dăm phút sẽ gây kẹt hàng cây số trong hàng giờ liền.
Được biết thành phố đang phân luồng để xử lý tử thi tại Bình Hưng Hoà, Phúc An Viên và Đa Phước một cách hợp lý.

Còn nạn ép giá người chết?

Dịch nào rồi cũng qua, khi đó chúng ta có điều kiện nhìn lại từng khuôn mặt người khác và chính khuôn mặt mình để tự vấn mỗi người đã đối xử với nhau như thế nào trong những ngày gian khó của thành phố và đất nước, của đồng bào đồng loại. Mong các chủ dịch vụ mai táng nếu có ý định ép giá, hãy nghĩ về điều này để cùng xã hội làm vơi đi khó khăn và nỗi đau của gia đình người chết.

Nhưng, thành phố chắc chắn đã có cách, sẽ giảm tải và xử lý vấn đề này. Nhanh thôi. Tôi biết vậy và rất tin là vậy!

Kung Flu: the delta variant is challenging China's costly strategy of isolating cities





Tigrayan rebels seize World Heritage site Lalibela





‘Kung Flu-free’ in Italy: Tourist season in full swing on Isle of Capri





U.N. says Afghan war has entered 'deadlier, more destructive phase'





Italy: Kung Flu 'Green Pass' needed for indoor venues from Friday





Biến thể Delta đe dọa Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh 2022





Châu Âu gióng hồi chuông báo tử các Viện Khổng Tử của Tàu cộng ?





Phim Người dạy đàn – Nơi đầu nguồn cạn kiệt





Pháp thông qua "giấy thông hành" Kung Flu: Những phản ứng khác nhau





Thành hồ có trên 2000 ca tử vong, lò thiêu hoạt động 24/24

 

Theo trang thông tin về dịch bệnh của Bộ Y tế Việt Nam, TPHCM hiện có ít nhất 2.105 ca tử vong vì Kung Flu khiến lò thiêu phải hoạt động hết công suất. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành hồ Nguyễn Toàn Thắng hôm 5-8 cho hay, các bệnh nhân tử vong do Kung Flu tại thành phố được hỏa táng tại trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa (Lò thiêu Bình Hưng Hòa) và đang hoạt động 24/24 giờ. Theo Vietnam Plus, ông Nguyễn Đình Thắng phủ nhận chuyện tăng giá hỏa táng và từ chối nhận ca tử vong do Kung Flu tại Bình Hưng Hòa. Ông Thắng cho biết thêm, sau khi hỏa táng, tro cốt sẽ được lưu trữ tại điểm lưu trữ của Công ty Môi trường đô thị, có dán đầy đủ thông tin của người mất đến khi gia đình có điều kiện nhận tro cốt sẽ giao lại. Nếu người mất thuộc diện hộ nghèo, UBND thành phố sẽ chi ngân sách để hỗ trợ toàn bộ chi phí ở các khâu cho người dân, Giám đốc Sở TN&MT thanh` ho^`cho biết. Ngoài ra, Sở Y tế thành phố khẳng định, hiện nay chi phí cách ly, khám chữa bệnh cho bệnh nhân liên quan Kung Flu và những chi phí khác (trong trường hợp có bệnh nhân mất vì Kung Flu) được miễn phí hoàn toàn. Chi phí hỏa táng người tử vong vì vi-rút corona sẽ ở mức 4,2 triệu đồng và được miễn phí, còn lại các chi phí khác về dịch vụ mai táng thì người nhà sẽ tự chọn với đơn vị dịch vụ mai táng. Phần chi phí hỏa táng sẽ được phía bệnh viện chi trả với đơn vị thực hiện dịch vụ mai táng, cũng theo thông tin từ Vietnam Plus. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Phan Văn Mãi cũng cho hay, chủ trương của thành phố sẽ hỗ trợ đối với những gia đình không may có người mất bằng ngân sách của thành phố hoặc nguồn xã hội hóa và cho rằng “đây là việc thiêng liêng, cần được làm chu đáo".


Thi sĩ Nguyễn Bắc Sơn - Tác giả Võ Phiến

 

Hồi cuốn Chúng ta qua cách viết xuất bản được ít lâu, Doãn Quốc Sỹ đi tu nghiệp ở Mỹ về, đọc sách ấy, gặp một đoạn thơ của Nguyễn Bắc Sơn, lấy làm thích ý. Một hôm gặp nhau ở toà soạn Bách Khoa, ông bảo tôi đại khái: “Mới ra khỏi nước vài năm, trở về đã thấy xuất hiện những tài năng mới rất độc đáo. Muốn tìm đọc thêm Nguyễn Bắc Sơn, tìm đâu?”. Tôi lúng túng. Thú thật, bấy giờ tôi chỉ ngẫu nhiên gặp được mấy bài thơ Nguyễn Bắc Sơn trên tạp chí Khởi Hành. Chính mình cũng muốn đọc thêm, và cũng không biết tìm đâu. Có nghe nói Chiến tranh Việt Nam và tôi đã xuất bản, nhưng ở các hiệu sách quen không thấy bày.
Tôi đồng ý với ông Doãn. Gì chứ độc đáo thì Nguyễn Bắc Sơn quả độc đáo. Trong lúc chống cộng được nêu làm quốc sách, chống cộng là cái lẽ tồn tại của nước Cộng hòa Việt Nam, trong lúc xung quanh ông thiên hạ trịnh trọng nói về chính nghĩa về lý tưởng, người chết chật đất vì chống cộng, kẻ sống thân tàn ma dại vì chống cộng, thế giới náo động cả lên vì chống cộng, trong lúc ấy ông là lính đang làm nhiệm vụ chống cộng bằng cây súng, ông lại oang oang:
“Chiến tranh này cũng chỉ một trò chơi
Suy nghĩ làm gì lao tâm khổ trí
Lũ chúng ta sống một đời vô vị
Nên chọn rừng sâu núi cả đánh nhau.”
Thái độ một quân nhân thời chiến như ông, nó khác thường không những vào thời điểm cuối 60 đầu 70, mà vào bất cứ thời nào. Có thể bảo chiến tranh là cái cũ rích, đã có tự ngàn xưa; chán ghét chiến tranh là thái độ cũng cũ cũng xưa không kém. Ở Nguyễn Bắc Sơn chỉ có cái ngông nghênh ngang tàng là mới. - Một chút ngang tàng thôi cũng có sức thu hút người đời dữ vậy sao?
“Một chút ngang tàng thôi”, nói thế là một cố tình đánh trụt giá, gần như mạ lỵ đối với nhà thi sĩ của chúng ta đấy nhé. Thử kiểm điểm xem, trong thi ca khắp nơi bạn bắt gặp được bao nhiêu trường hợp sáng tác như thế của một người đang sống trong vòng quân kỷ? bạn sưu tầm được mấy tác phẩm văn chương rẻ rúng quốc sách một cách khơi khơi giữa thời chiến như thế?
Ấy là về chuyện nghênh ngang. Còn liên quan đến sức thu hút, sau này tôi có nghe Hà Thúc Sinh thuật lại một giai thoại. Năm 1971 nhà xuất bản Ðồng Dao mang thi phẩm Chiến tranh Việt Nam và tôi của Nguyễn Bắc Sơn nộp dự tranh giải thưởng Văn học Nghệ thuật Toàn quốc. Thi phẩm không được chọn. Ông Chu Tử nổi dóa, nặng lời với tiểu ban Thơ của Hội đồng Tuyển trạch giải Văn học Nghệ thuật, và doạ sẽ tặng cho Nguyễn Bắc Sơn một giải thưởng của Ao Thả Vịt, còn to hơn giải của tổng thống!
Chu Tử, ai cũng biết ông không hề ấm ớ về thái độ đối với cộng sản, không hề xem cuộc chiến tranh này là một trò chơi. Ấy vậy mà ông vẫn bênh vực tập thơ của Nguyễn Bắc Sơn.
Thu hút là phải chứ. Dễ gì gặp được những câu giản dị mà thấm thía như những câu của người lính Nguyễn Bắc Sơn viết trong các cuộc hành quân:
“Ðêm nằm ngủ võng trên đồi cát
Nghe súng rừng xa nổ cắc cù
Chợt thấy trong lòng mình bát ngát
Nỗi buồn sương khói của mùa thu...
(...) Linh hồn ta sẽ thành đom đóm
Vơ vẩn trong rừng động Thái An
Miền bắc sương mù giăng bốn quận
Che mưa giùm những nắm xương tàn.”
('Mật Khu Lê Hồng Phong')
hay:
“Buổi chiều uống nước giồng Ma Hý
Thằng Xuân bắn chết thằng Mang Khinh
Hỡi ơi sống chết là mưa nắng
Gió tối mưa đêm chớ lạnh mình.”
('Thảo Khấu')
Không phải chỉ ngông nga ngông nghênh chật đường mà đủ làm thiên hạ mê say. Trong cái nghênh ngang phải có gì đẹp đẽ, sau vẻ nghênh ngang phải thấp thoáng một tâm hồn phong phú, những xúc cảm tinh tế, chân thành, những lời lẽ đầy duyên dáng v.v... Có thế may ra mới...
Nguyễn Bắc Sơn không phải lúc nào cũng được như vậy. Thỉnh thoảng ông có những bài tạp luận, viết bằng tản văn.
Ôi, văn với chương! Ông viết: "Trong đời tôi, tôi đã đọc thật nhiều sách. Nếu chất tất cả những quyển sách ấy lại, chúng sẽ biến thành một ngọn núi đủ nặng để đè chết người đọc. Vì đọc nhiều sách văn chương, tư tưởng Tây phương nên tôi chỉ nói riêng về hai loại ấy. Tôi hối hận đã đọc triết Tây. Hồi xưa tôi đã cặm cụi đọc các bản dịch, cũng như cách đây hai năm tôi đã cặm cụi đọc nguyên tác các tác phẩm của các triết gia cổ điển và thời danh." ("Đi một vòng thành phố, nhìn lại nền văn minh thị trấn", Khởi Hành, số 78, ra ngày 5-11-70) v.v...
Những khi ông đọc hàng núi sách, ông nhìn lại cả một nền văn minh, ông đọc văn ông đọc triết, đọc tiếng nước nọ nước kia, đọc sách xưa sách nay, sách Đông sách Tây v.v..., ông huênh hoang lố bịch không ai mê nổi, không gì cứu vãn nổi.
Cho hay tự nó cái ngông nghênh không hấp dẫn. Chính cách thế biểu hiện cái nghênh ngang ấy mới có thể hấp dẫn. Ở Nguyễn Bắc Sơn cái cách thế riêng của ông được biểu hiện đẹp nhất trong các bài thơ. Thì đấy. Cũng là đại ngôn cả, nhưng khi ông Nguyễn Đại Lãn nằm chờ sung rụng thì trông ngộ nghĩnh, hay ra phết, mà khi ông ì ạch trình cái núi sách của mình ra thì có đẹp đâu. Mặc dù tự nó cái việc chờ sung rụng không có gì hay hơn phải hơn việc đọc sách.
Thành thử, người đọc thơ bày tỏ sự mến mộ ra đây là đối với cái phong cách, chứ không phải đối với quan điểm, tư tưởng người thơ.
Vừa rồi, một hôm ngồi ở Bolsa lật tờ nhật báo, bỗng dưng gặp một bài thơ lý thú. Sách này viết về thời kỳ 1954-75, ở phần thơ trích tuyển không thể đưa bài này vào, vậy xin chép lại ngay đây, chúng ta cùng xem để tiện tiếp tục câu chuyện:
MỘT NGÀY NHÀN RỖI
“Buổi sáng mang tiền đi hớt tóc
Vô tình ngang một quán cà-phê
Giang hồ hảo hán dăm thằng bạn
Mải mê tán dóc chẳng cho về.
Về đâu, đâu cũng là đâu đó
Ðâu cũng đìu hiu đất Hán Hồ
Hớt tóc cạo râu là chuyện nhỏ
Ba nghìn thế giới cũng chưa to.
Tháng giêng ngồi quán quán thu phong
Gió Nhạn Môn quan thổi chạnh lòng
Chuyện cũ nghe đau hồn tứ xứ
Thương Kiều Phong, nhớ tiếc Kiều Phong.
Bày ra một ván cờ thiên cổ
Thua trận nhà ngươi cứ trả tiền
Mẹ nó, tiền ta đi hớt tóc
Gặp ngày xúi quẩy thua như điên.
Tóc ơi ngươi cứ tha hồ mọc
Xanh tốt như mùa xuân thảo nguyên
Từ Hải nhờ râu nên mới quạo
Thua cờ tớ bỗng đẹp trai thêm.
Lạng quạng ra bờ sông ngó nước
Trên trời dưới đất gặp ông câu
Ta câu con đú, ngươi câu đẻn
Chung một tâm hồn tất gặp nhau.
Khi gã Yêu Ly đâm Khánh Kỵ
Là đâm chảy máu trái tim mình
Sông Mường Mán không dung hào kiệt
Muôn đời bóng núi đứng chênh vênh.
Tháng giêng có kẻ đi tìm cúc
Nhưng cõi đời không có Cúc Hoa
Thấy đám phù bình trên mặt nước
Biết mình đi lộn nẻo bao la.
Những khuôn mặt những người xuân nữ
Phiêu bồng vĩnh cửu lẫn phù du
Yêu rất khó vô tình cũng khó
Khách đa tình sợ nhất mùa thu.
Ghé thăm ông bạn trồng cây thuốc
Mời nhau một chén rượu trường sinh
Bát cơm tân khổ mười năm ấy
Câu chuyện năm năm khiến giật mình.
Nằm dưới gốc cây nghìn cánh bạc
Dường như mặt đất tiết mùi hương
Ngủ thẳng một lèo nay mới dậy
Dường như mình cũng mộng hoàng lương.
Dường như đứa trẻ nghìn năm trước
Bây giờ đây vẫn trẻ trong ta
Khi về râu tóc còn nguyên vẹn
Một ngày loáng thoáng một ngày qua.”
Tôi thầm nghĩ: “Ơ kìa, mình ra khỏi nước vài chục năm, hóa ra trong nước xuất hiện những tài năng mới lúc nào không hay, như ông này: độc đáo quá.” Xem lại cái tên tác giả ký dưới bài thơ. Hóa ra không ai khác hơn là ông Nguyễn Bắc Sơn của chúng ta.
Thảo nào! cũng cái ngông nghênh ấy. Và cũng chỉ "một chút" ấy thôi, đủ độc đáo chán. Ngày trước, trong chiến tranh ông kể chuyện chơi trò nổ súng cắc cù rất độc đáo; ngày nay hòa bình, thiên hạ quanh ông từ lãnh đạo các cấp đến vô sản bần cố cốt cán đều hớt hơ hớt hải lăn xả vào cuộc giành giật đồng tiền, hăng say như điên, thì ông nói chuyện tán dóc, chuyện hớt tóc cạo râu, chuyện lai rai, ngủ nghê, cứ tỉnh bơ: lại rất độc đáo.
Thành thử giữa ông Nguyễn Bắc Sơn trong chiến tranh và ông Nguyễn Bắc Sơn sau chiến tranh vẫn có một chỗ nhất trí. Tuy hai mà một. Do hoàn cảnh khác nhau nên đề tài câu chuyện khác nhau; nhưng phong thái vẫn một thôi. Phong thái ấy khiến cho thời chiến ông thành kẻ phản chiến, thời bình ông thành kẻ phản lao động. Thực ra thơ ông phát biểu về một thái độ sống, không phải chỉ là một thái độ đánh nhau hay một thái độ làm lụng. Sống là nhẹ, không phải chỉ riêng đánh nhau là giỡn, là nhẹ. Ðời là nhẹ, không phải chỉ có giặc là nhẹ. Ðời không có nghĩa phải quấy, không phải chỉ chiến tranh không phải quấy. Một khi đời đã không có nghĩa, thì mọi hoạt động ở đời (kể cả chiến tranh) đều vô nghĩa. Hoặc giả nó có được trao cho ý nghĩa gì thì ông cũng không lý đến. “Hớt tóc cạo râu là chuyện nhỏ”; bắn nhau cắc cụp lỡ có trúng đạn ngã ngửa chết tươi cũng là chuyện nhỏ thôi.
Bạn kêu: “Thái độ như thế là sai, là láo. Ít nhất là lếu láo. Ai cũng nghĩ thế thì đánh đá thế nào được. Thua là phải, mất Miền Nam là phải. Ai cũng nhác nhớn thế thì kinh tế lụn bại là phải v.v... Ối Trời, thơ với thẩn!”
Bạn tha hồ quát tháo, tôi không dám xen vào bênh vực Nguyễn Bắc Sơn câu nào. Sai hay đúng, chuyện của ông ta, ông ta rán chịu. Duy tôi xin bạn bớt đi ba chữ cuối cùng: “Thơ với thẩn.”
Thơ ấy quả hay. Doãn Quốc Sỹ với Chu Tử đều là những người chống độc tài cộng sản quyết liệt. Các ông đều bảo thơ ấy hay. Và đó là chỗ làm cho Miền Nam bấy giờ đáng sống.
Không ai có thể bảo Miền Bắc không phải địa linh nên không sản sinh nổi một nhân kiệt cỡ Nguyễn Bắc Sơn, không thể bảo ở đất Bắc không có cái hào khí sánh kịp Nguyễn Bắc Sơn. Đâu phải vậy. Chẳng qua thời bấy giờ ở Miền Bắc chế độ không dung túng một Nguyễn Bắc Sơn.
Miền Nam các quan niệm nhân sinh và chính trị khác nhau vẫn chịu đựng được nhau. Trong văn giới, có những bạn bè cảm nghĩ khác hẳn ta, viết thì nhất định không thể viết giống ta, nhưng ta viết hay họ vẫn công nhiên tán thưởng. Và ngay cả chế độ, ngay cả cơ quan kiểm duyệt mà chúng ta từng nặng lời mắng mỏ, bây giờ thỉnh thoảng quay lại vẫn bắt gặp được những trường hợp nó tỏ ra... biết điều.
Tình đời như thế, chế độ như thế, khiến cho ngay cả trong thời chiến tranh thơ văn Miền Nam vẫn cứ đa dạng, con người Miền Nam vẫn phát huy được cá tính mình. Cuộc sống như thế đâu tới nỗi tệ mà ông Nguyễn vội kêu "Lũ chúng ta sống một đời vô vị"? Nếu phải sống giữa một xã hội bị lãnh đạo chặt chẽ, ngày ngày đọc hàng núi sách của một nền văn học nhất loạt quàng khăn đỏ, cái vô vị ấy đến phải giậm chân mà khóc thét lên thôi.

Healing Hardware at ISS and Russian Misfire in Space





The Taliban capture regional capital in Afghanistan





Olympic 2020: Why Russia competes as ROC





Are America's unvaccinated changing their minds?





Kung Flu: Bệnh nhân làm sao để vượt qua mối lo suy hô hấp?





Biến thể Delta lây lan, Sydney ghi nhận ngày đại dịch tệ hại nhất





Dân Philippines đổ xô đi tiêm chủng trước lệnh tái phong toả





Nhật mở rộng lệnh ngăn chặn COVID khẩn cấp





Tòa Bạch Ốc xác nhận Mỹ có thể yêu cầu ‘hộ chiếu vaccine’





Việt Nam giảm hai tháng tiền điện trong thời giãn cách





Chuyên gia: dịch bệnh không nhất thiết phải xảy ra





Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

Chuyện Tình Cô Gái Tha La Xóm Đạo Với Người Lính Mũ Đõ





Vài Kỷ Niệm Viết Lách Với Thanh Nam (1931 - 2/6/1985) - Tác giả Bình Nguyên Lộc

 

Di cư vào Nam được mấy năm thì Thanh Nam cũng đành phải để cho mình rơi vào cái “bể trầm luân” của chính tôi. Cái bể trầm luân ấy không có nước mắt. Mồ hôi được thay cho lệ. Tôi muổn ám chì đén việc viét tiếu thuyét cho báo hẳng ngày.
Nếu không có “đơn đặt hàng” thì chắc chúng tôi chẳng bao giờ nhào vô ngành đó, nó giống giống như làm công chức phần nào, kẻ hành nghề không còn tự do định đoạt về thời dụng biếu của mình nữa. Sống thường thì có thế lười bốn năm hôm liên tiếp, chảng cần viết chữ nào hết. Nhưng báo hẳng ngày đâu có đế yên cho ta tha hồ mà lười. Khổ một cái là họ khôngđễ yên, nhưng ta lại cứ lười, và đén phút chót, thường thì ta phải mò lại tòa báo để viét, tệ hơn nữa, phải chun vào nhà in đề viét, nơi đó không có bàn, thiếu ánh sáng, thiéu không khí, giữa mùa đông vẫn nghe nóng bức vô cùng. Đổ mồ hôi là tại vậy. Còn nhớ anh Hoàng Anh Tuấn, mỗi lần phải chun vào nhà in của một tờ hẳng ngày ở Sàigòn, anh ấy phải cởi trần ra, mặc quần đùi cẩn thận rồi mới dám vào. Vào xong, anh ấy ngồi xổm như các chị bán cá, vì ghế ở đó tởm quá anh không đủ can đảm đế ngồi theo cách bình thường. Anh nầy kén ghé lám, néu phải ngồi ở hiệu giải khát không mấy sang trọng, anh ấy cũng ngổi xổm như thường, bất kế thiên hạ, chảng hạn như ở mấy cái bàn ngoài của hiệu giải khát Kim Sơn, đại lộ Lê Lợi, loại bàn mà Pháp gọi là Table de terrasse.
Nhà in Sàigòn là nơi làm việc phản luật lao động nhứt thế giới, điều đó thì ai cũng biét, nhưng sao các tay viét lách lại chen vào đó đề làm gì...? Tòa soạn của một tờ hẳng ngày nghèo nhứt, vẫn không thiếu bàn. Ấy, người ở ngoài nghề không làm sao mà biét được chuyện bê bối của các tay viết tiếu thuyết cho báo hằng ngày, mà kẻ nầy là một. Phải chun vào nhà in, vì thợ sắp chữ họ gào, họ thét, họ đòi bài, ta vào đó, xé giấy ra từng mảnh nhỏ, viết được ba bốn giòng chữ thì nộp cho một anh thợ đễ anh xếp chữ ngay, kẻo không kịp in. Ta lại viết ba bốn giòng nữa giao cho anh thợ thú nhì, nếu anh thứ nhứt khi nãy, làm chưa xong công việc. Chun vào nhà in đế được gần thợ, hầu nộp bài cho nhanh ấy mà! Dĩ nhiên là bài không bao giờ qua tay các thư ký tòa soạn, mà các ông ấy cũng mong khỏi phải đọc bài, vì các ông chì có mấy mươi phút mà phải đọc hết năm tiểu thuyết, thì quá đau đầu.
Cái chuyện nộp bài từng giòng, vào phút chót, tuy ít xảy ra, nhưng vẫn có xảy ra cho bất kỳ tay viết tiễu thuyết nào viết giúp cho nhựt báo. Thường thì các tay này viết ở nhà. Nhưng đứng tưởng là viết ở nhà là ít vất vả hơn. Như thế nầy: sáng ra, ta mang truyện đến nộp cho nhà báo. Xong rồi ta đi ăn sáng, và ta rất có thế gặp bạn. Đấu láơ với nhau độ hai tiếng đòng hò, về tới nhà là đã mười giờ đúng. Một người bà con ở tinh lên chơi. Sáu tháng họ mới đến một lần thì ta không thế tiếp họ lơ là được. Ta tiếp khách thân suốt nàm tiéng đòng hò, bỏ buổi nghỉ trưa. Họ ra về xong thì ta buồn ngủ vì mệt. Ngủ dậy là đã chiều, và gần tới bữa ăn. Ăn cơm xong là đã tối. Có ai đó nhắc ta rằng đêm nay sẽ chiếu lằn đàu phim Notre Dame de Paris, mà báo chí ngoại quốc khen là hay lắm. Thế là ta đi xi nê, xuất tối. Về đến nhà là 11 giờ đèm. Đã buồn ngủ ròi, thôi để khuya, thức dậy sẽ viết đoạn tiểu thuyết phải nộp vào lúc bảy giờ sáng hôm sau.
Ta để kim đồng hò, cho nó reo hồi bốn giờ sáng. Đồng hồ đâ làm tròn nhiệm vụ, còn ta thi không, vì vào lúc bốn giờ đó, ta còn cần ngủ thêm, nên ta cứ mặc kệ cho đồng hồ kêu gọi. Chính vì thế mà hồ tám giờ sáng, ta mới phải viết trong các lò bát quái là các nhà in Sàigòn. Phần lớn các kỳ bài của tiếu thuyết Đò Dọc, tôi đều đã viết như vậy, nhưng cũng không làm tròn nhiệm vụ. Tôi viết ít hơn khối lượng chữ phải nộp mỗi ngày, và để cho đầy cái ô mà nhà báo đễ dành cho tiểu thuyét của tôi, tôi đã hối lộ cho thợ nhà in, nhờ họ cứ cho xuống dòng mãi. Hễ tôi chấm câu, là họ phải xuống dòng. Về sau, khi tiểu thuyết này in thành sách, tôi đã quên mất mưu trá cũ, cứ đưa báo cắt cho họ, không có bớt những lần xuống dòng lạm phát, nên nhiều người đọc sách thường hỏi: “Quái sao cái anh tác giả nầy mắc chứng gì mà một trang sách, cho xuống dòng đến tám lần?”
Thanh Nam tướng chì có mình anh là gặp nạn đó, anh tâm sự về sự phiền phức đã xảy ra cho anh. Tôi cho anh biết rằng tôi cũng đã lâm vào cảnh đó trước anh nữa kia. Anh hỏi “Làm sao để thoát?”
Những gì mà tôi đã đáp với Thanh Nam, nhớ đâu tôi đã nói ra một lần nào, trong báo hằng tuần nào đó ở Sàigòn, tôi không còn nhớ nữa, không nhớ tèn báo, nhưng nhớ thật rõ những gì tôi đã viết. Tôi nói với Thanh Nam như sau: “Tôi đã được quen biết với Nhất Linh. Tôi đã than với anh ấy là tôi tìm hứng khó khăn quá. Nhất Linh đáp rằng tìm hứng là lối làm việc không tốt. Phải noi gương Thạch Lam mới được, là mỗi ngày cứ nỗ lực viét một sổ trang nhứt định nào đó. Ròi thì nó sẽ quen đi, là sẽ làm việc được dễ dàng như thường mà chẳng cằn hứng bao giờ...
- Và anh đã nghe theo lời Nhất Linh?
- Ừ.
- Kết quả ra sao?
- Ban đằu khổ vô cùng, nhưng cũng đã gằn đắc đạo rồi.
- Thật hay không nè?
- Bảo đảm sẽ có két quả.
- Tôi sẽ thử xem sao.
Tôi không nói đến vấn đề đó nữa. Thanh Nam cũng thế. Hai năm sau, chính Thanh Nam trở lại vấn đề. Anh nói: “Tôi bây giờ khác trước, tôi sợ viết tiểu thuyết cho báo hằng tuần, báo hằng kỳ, hơn là viết cho báo hằng ngày.
- Anh hết sợ báo hằng ngày thì tôi hiểu. Chắc anh đã áp dụng phương pháp Thạch Lam chứ gì?
- Ừ, như anh đã gợi ý.
- Nhưng sao lại sợ báo định kỳ?
- Là tại ta quên kỳ hạn và quên nộp bài. Còn với báo hằng ngày thì vì phải nộp mỗi hôm, ta không thể quên được.
Cả hai chúng tôi đều cười khà vì cả hai đều lâm vào cảnh quên nộp bài cho các báo định kỳ, không phải vì quá bận với báo hằng ngày mà vì quên thật sự.
*
Một hôm Thanh Nam hỏi tôi:
- Thình thoảng tạp chí Bách Khoa tiên liệu trong một câu ám chỉ rằng văn tài anh sẽ xuổng thấp, chỉ vì quen viết vội cho báo hằng ngày, anh nghĩ ra sao về ý kiến đó?
- Anh có nghĩ như Bách Khoa hay không nè? Nếu có thì tôi mới đáp, bằng không thì đáp làm gì. Nếu anh không nghĩ như Bách Khoa, thì tức là anh nghĩ như tôi, tôi đâu có cằn phải nói thêm gì nữa.
- Tôi không bao giờ chú ý đến những điều Bách Khoa viết. Nhưng nghe tạp chí ấy nói, tôi cũng đâm lo cho anh, và cho cả tôi nữa.
- Tôi thắy là viết cho báo hằng ngày, không có hại gì hết. Ta đã nghe Nhất Linh, theo phương pháp Thạch Lam, tức viết mỗi ngày một số trang nhất định, vậy thì có giúp cho hằng ngày hay không, ta vẫn phải viết mỗi ngày cái khối lượng chữ đó mà, có phải vậy không nè?
- Ừ. Và thế thì báo hằng ngày đâu có làm hại ta được ở điểm nào. Vậy tôi an lòng tiếp tục viết cho báo hằng ngày.
*
Thanh Nam thường phàn nàn cái sở nào đó mà làm thẻ kiểm tra cho các công dân đã thành niên. Anh bảo rằng ở cái khoản nghề nghiệp, họ ghi anh là quân nhân. Báo hại anh chảng dám đi chơi đâu xa hết, thí dụ đi Đà Lạt, vì sợ cọng sản xét xe dọc đường, thấy anh quân nhân, họ sẽ mần thịt anh. Nhưng nếu không có cái thẻ kiểm tra báo đời ấy, chắc Thanh Nam cũng chảng đi chơi đâu xa được. Viết tiễu thuyết cho báo hằng ngày, rất giống ngồi tù, phải có mặt luôn luôn tại cái thành phố mà báo hằng ngày đặt trụ sở. Đi Đà Lạt chơi năm bảy hôm thì trong khoảng thời gian vắng mặt, ai viết thay cho ta? Khổ lắm, nhà có tang, vẫn phải nộp bài như thường. Đây là kinh nghiệm bản thân. Néu ta không nộp bài trong mấy hôm nhà ta có tang khó, nhà báo cũng châng làm gì ta được, nhưng ta mắt tín nhiệm đối với họ, và họ sẽ không mời ta viết nữa, sau khi cuổn tiểu thuyết ấy được đăng hết. Theo nguyên tắc, ta phải viết xong rồi mới bán cho họ, thì ta không thể viện lẽ quan, hôn, tang, tế hay đau ốm để mà khỏi nộp bài. Néu ta phải vào bịnh viện đi nữa, thì vợ con ta cũng phải mang bài đến cho nhà báo, vì nhà báo đâu có nhìn nhận tình trạng ta chưa viết gì hết lại dám nhận lời, còn để lấy tiến ứng trước, ròi mỗi hôm mỗi rặn từng bải.
*
Dầu sao, Thanh Nam cũng đã là một tiểu thuyét gia, chứ không phải chì là nhà văn mà thôi. Nhiều nhà văn lỗi lạc, nhưng không viết được tiểu thuyết bao giờ, nhứt là viết cho hằng ngày. Những người viết không được, không phải là những người dở đâu, tiểu thuyết là một văn thể, y hệt như phè bình là một văn thể. Không làm được văn thể nào đó, không có nghĩa là dở. Nhưng làm được thì vẫn tốt hơn là làm không đirợc. Và Thanh Nam đã làm được, mà làm từng ngày cho báo hằng ngày nữa, chớ không phải làm xong rồi mới bán cho báo hằng ngày để họ in từng kỳ. Công việc này, ai chưa làm, cứ tưởng dễ, chớ nó rất là khó. Các nhà phê bình văn học sẽ nói: Tác phẩm có giá trị hay không, là do chính phẩm chất của nó, chớ nào phải do tình trạng khó tạo nó ra hay dễ tạo nó ra. Đành là như thế, không cãi vào đâu được với nhà phê bình, nhưng tôi cứ nói ra, không phải để đề cao văn phẩm của Thanh Nam, mà để chỉ nói rằng Thanh Nam đã làm được một việc khó làm. Làm được một việc khó làm, cũng đã là một đức tính lớn, càn được nói tới chớ. Còn cái việc khó làm ấy, nó có đẹp hay không thì chì có các nhà phê bình mới đủ thẩm quyền khen chê. Đây là một người thường nói về một nhà ván, và ý kiến của kẻ nói ra, chỉ là ý kiến của người thường.
Và những người thường có lẽ sẽ hỏi: “Tại sao các anh lại đề cho lọt vào cái mà các anh gọi là ‘Bể trầm luân”? Chẳng biết người khác thì sao, chớ Thanh Nam với tôi là vì sinh kế. Thuở đó, lương của công chức bực trung mỗi tháng là bốn nghìn. Nhưng viết tiểu thuyết hằng ngày, mỗi tháng được bảy nghìn. Viết được hai cái mỗi ngày kiếm được 14 nghìn. Có người chủ trương rằng làm văn nghệ nên bất vụ lợi. Đó cũng là một quan niệm hay. Nhưng người ta trả tiền, mà vô điều kiện, không có đòi hỏi mình cái gì hơn là có bài mỗi hôm, chẳng lẽ mình lại chê tiền...? Nhận tiền nhuận bút nào có phản đạo đức gì đâu chớ. Làm nghề khác chưa chắc tự do hơn.
Thế nên khi tôi hỏi đùa Thanh Nam có bị mặc cảm gi chăng trước dư luận của các tạp chí về văn chương của báo hằng ngày, Thanh Nam thành thật đáp:
- Sao lại mặc cảm? Chắc anh không có, thì tôi cũng chẳng có.
*
Nhưng Thanh Nam vẫn cứ thấy khổ, cái nỗi khổ nó cũng đã hành hạ tôi, như đã hành hạ Thanh Nam. Khi ta quen viết tiểu thuyết cho báo hằng ngày rồi, thì nếu chảng có báo nào đặt cho ta viết, thì ta chẳng còn viết được gì nữa cả. Không anh nào còn đủ can đảm để viết một tiểu thuyết mà chưa chắc sẽ có ai mua, cho dẫu đề tài của tiếu thuyết ấy được ta thương mến nhiều lắm. Bấy giờ thì nhà văn đã biến thành con trâu kéo cày, và y lại thích bị biến như vậy. Không có chiếc roi cày quất cho, y chẳng viết gì được hết. Nghe đâu như là Honoré de Balzac, về sau, cũng đã biến thành trâu cày như thế, và lắm khi nhà báo phải cho người đi lùng bắt ông ta về nhốt lại, ông ta mới viết được. Cả hai, Thanh Nam và tôi cũng đều không còn đủ can đảm hạ bút, nếu không bị thúc hối. Cái anh quân nhân đời nhà Đường cứ nằm trên cát khi Tỳ-Bà “mã-thượng thôi”, nhưng chúng tôi thì lại cần Tỳ-Bà thôi thúc, có bị thôi thúc mới làm việc được. Đó là một cái bịnh rất kỳ lạ, do thói quen của báo hằng ngày tạo ra. Bịnh nầy chắc là khó trị vì không có vi trùng nào hết, thì thuốc trụ sinh mạnh nhứt cũng đành bó tay.
*
Ở Sàigòn có hai ông chủ báo hằng ngày, đó là anh Huỳnh- Thành-Vi và anh Phạm-Văn-Tươi. Hai anh nằy cứ trách tôi sao không đưa cho hai anh vài bộ tiểu thuyết để hai anh được chọn lựa. Có lẽ Thanh Nam cũng đã bị hai anh ấy trách móc như thé.
Thế nên Thanh Nam và tôi chẳng bao giờ được dịp hợp tác với Huỳnh Thành Vị và Phạm văn Tươi. Đó là hai ông chủ báo không biết tầy của bọn tôi, cứ ngỡ chúng tôi có sẵn lu bù tiều thuyết trong hộc tủ, vì họ thấy báo nào mua truyện là chúng tôi có ngay, chưa bao giờ từ chối hợp tác với báo nào hết. Sự thật thì tuy có sẵn đề tài, nhưng chúng tôi chảng có bao giờ viết ra hết, đợi có còm-măng mới cặm-cụi viết, rồi sau đó, bị roi cày quất mãi, mới tiếp tục được hoài hoài. Đó là một thói xấu, nhưng đã mấc bịnh mà không thuốc chữa, thì đành phải chịu vậy.
Anh Lê Ngộ Châu, chủ nhiệm tạp chí Bách-Khoa, mười hôm hoặc nửa tháng mới cho báo của anh ra một kỳ, lại còn nhát hơn các ông chủ báo hằng ngày nữa. Anh ấy nói: “Các anh viết cái kiểu đó, ngộ nhỡ nửa chừng đường, các anh bí, thì tôi sẽ phân trằn ra sao với độc giả? Nhưng kinh nghiệm đã cho thấy là chúng tôi chẳng có bao giờ bí hết. Thanh Nam lại còn dặn tôi: “Nếu rủi ro anh bí, cứ cho tôi hay, tôi sẽ mách nước thoát bí dễ dàng. Chẳng rõ mánh lới của Thanh Nam ra sao, vì tôi chưa có dịp vấn kế người bạn đồng nghề đó.

Việt Nam ứng phó bùng phát Kung Flu đợt bốn ra sao?





Vaccine Trung Quốc: Những điều cần biết





Việt Nam truy tố cựu quan chức tình báo tội nhận hối lộ





WHO kêu gọi ngưng tiêm mũi thứ ba, dành vaccine cho những nơi chưa có





Việt Nam cho F0 cách ly tại gia





Nhiều thanh niên châu Phi vỡ mộng khi vượt biên đến châu Âu mong đổi đời |





Mỹ khuyến khích ASEAN mạnh dạn tranh đấu chống Tàu Cộng





Tàu Cộng và ASEAN cố thúc đẩy đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông





Tướng Andrey Vlasov : Muốn “giải phóng nước Nga” nhưng lại trở thành kẻ phản bội lớn nhất lịch sử





Tàu Cộng: Tập Cận Bình và những chiến lược kiến tạo thế giới





Afghanistan tự lo thân





Kung Flu: Liều vac-xin thứ 3 gây chia rẽ thế giới





Tân tổng thống Iran : Vực dậy kinh tế và thoát khủng hoảng ngoại giao





Người dân mong được giảm tiền điện trong mùa dịch Kung Flu





Thủ tướng Malaysia bị yêu cầu từ chức vì thất bại trước Kung Flu





Indonesia vượt 100.000 ca tử vong vì Kung Flu





Đoàn Yên Linh ngâm thơ Ngày xưa hoàng thị - Tác giả Phạm Thiên Thư





Hải Phòng mượn thành hồ 500.000 liều Sinopharm tiêm cho công nhân, lái xe


 


UBND thành phố Hải Phòng hôm 5-8 có công văn hỏa tốc gửi Bộ Y tế và UBND TPHCM đề nghị được "mượn tạm 500.000 liều loại Sinopharm" để tiêm cho những đối tượng ưu tiên. Văn bản được Chủ tịch Hải Phòng ký cho hay, thành phố Hoa phượng đỏ đã xin đăng ký với Bộ Y tế hỗ trợ thành phố 2 triệu liều vắc-xin loại Sinipharm và 1,2 triệu liều vắc-xin các loại khác, tuy nhiên đến nay chỉ nhận được hơn 150.000 liều vắc-xin. Do biết, TPHCM vừa được tặng 1 triệu liều Sinopharm từ tập đoàn Vạn Thịnh Phát và chưa sử dụng đến nên đề nghị "mượn tạm" cho nhu cầu phòng dịch cấp bách của địa phương. Hôm 3-8-2021, lãnh đạo Hải Phòng đã thống nhất các diện ưu tiên được tiêm vắc-xin của Trung Quốc, theo đó nhóm ưu tiên số 1 là lái xe, phụ xe đường dài. Nhóm ưu tiên 2 là công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp Trung Quốc và công nhân đang làm việc tại các khu, cụm công nghiệp. Nhóm ưu tiên thứ 3 là người dân xung phong được tiêm. Sau khi có thông tin một tập đoàn nhập về 5 triệu liều (1 triệu liều đã về) Sinopharm để tặng cho TPHCM để tiêm cho các công dân đã vấp phải một làn sóng phản đối mạnh mẽ trên mạng xã hội. Một số nhân vật nổi tiếng, có lượng người theo dõi cao trên mạng xã hội đã viết các bài để quảng bá và cổ vũ cho việc tiêm vắc-xin nhưng vấp phải sự chỉ trích khi bị phát giác bản thân đã tiêm các loại vắc-xin khác mà lại cổ động cho vắc-xin Trung Quốc.

Đại học Y dược Cần Thơ không cho sinh viên quyền từ chối "đi chống dịch"

 

Sinh viên khóa 43 (sinh viên năm 4) của trường Đại học Y dược Cần Thơ hôm 5-8-2021 phản ánh với Đài Á Châu Tự Do cho hay, các sinh viên được khảo sát về việc "tình nguyện đi chống dịch" nhưng không cho sinh viên quyền từ chối. Theo ảnh chụp màn hình email của Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên (CT HSSV) đại học Y dược Cần Thơ gửi cho các lớp trưởng các lớp của khóa 43 thì tất cả sinh viên phải tham gia khảo sát và chọn một trong hai nội dung hỗ trợ là "Hỗ trợ tiêm vắc-xin" hoặc "Truy vết xét nghiệm cộng đồng". Một sinh viên của trường cho hay, các mẫu khảo sát trước ở phần cuối cùng đều có dòng chữ "bạn có từ chối tham gia chống dịch hay không" dù là rất nhỏ, tuy nhiên mẫu khảo sát trưa nay không cho sinh viên cái quyền này nữa. "Cái form (mẫu khảo sát) mới nhất trưa hôm nay mà em nhận được là họ phải bắt điền vào, phải chọn chứ không còn dòng chữ "từ chối tham gia nữa". Ngoài mặt thì họ nói là "tự nguyện", nhưng trong cái form họ không còn dòng chữ "tôi từ chối tham gia" nữa, mà chỉ còn cho chọn hoặc tham gia cái này hoặc tham gia cái kia." - sinh viên của trường Đại học Y dược Cần Thơ cho biết và khẳng định điều này trái với nguyên tắc tự nguyện. Sinh viên giấu tên cho rằng, sở dĩ một số sinh viên không đồng ý do các lo ngại về sức khỏe, nhiễm bệnh nhưng không dám lên phản ánh với ban giám hiệu nhà trường do sợ bị trù dập trong vấn đề học tập, có thể dẫn đến phải thi lại. Phóng viên RFA gọi cho ông Nguyễn Trung Kiên - Hiệu trưởng trường Đại học Y dược Cần Thơ trong chiều 5-8 thì ông này cho hay sẽ cho kiểm tra lại vấn đề đã nêu với phòng Công tác HSSV nhưng không đồng ý với cách làm của sinh viên. Ông Kiên nói qua điện thoại: "Bây giờ em nào mà có thắc mắc cái gì thì kêu em đó, như là "cái phiếu khảo sát này em không có rõ, thầy cô muốn khảo sát cái gì" thì đề nghị em đó lên phòng Công tác học sinh - sinh viên trước đã. Phải theo trình tự như vậy, rồi sau đó nếu phòng CT HSSV trả lời không thỏa đáng thì xin mời lên gặp Ban giám hiệu. Chứ bây giờ mình trao đổi với nhau như vậy. Nếu trường mà giải quyết không được thì mới ra tới báo đài, cá nhân tôi thấy em sinh viên đó làm vậy là không được, tôi không đồng ý rồi đó." - ông Kiên khẳng định. Trên trang chủ của trường Đại học Y dược Cần Thơ có cho thấy, trường này đã có nhiều đợt sinh viên đi chống dịch ở Vĩnh Long hay phục vụ ở bệnh viện dã chiến Cần Thơ.

Biểu tình làm Cuba cải tổ kinh tế





Nhớ Thảo Trường, cầu thủ mang số 17 trên sân chơi chữ nghĩa - Tác giả Nhã Văn Đoàn

 

Tối nay, vào trang mạng của báo Người Việt, thấy báo tin ông mất. Nghe ông ra đi, lòng tôi nhói lên một niềm đau, nhưng không thực sự ngỡ ngàng. Bởi, ở lớp tuổi của ông, ít nhiều những vì sao đã rơi rụng, dù có một cuộc sống hết sức an lành. Huống hồ gì ông đã sống sót sau 17 năm tù đày.

Làm người chiến bại quả nhọc nhằn. Là một người tù, hơn thế nữa, là người tù dưới nhãn hiệu "nguy hiểm" thì mười bảy năm giam cầm ở những nơi địa đầu của hình chữ S như: Yên Bái, Hoàng Liên Sơn v.v., quả là gần như chạm đáy địa ngục. Tôi có nhiều người thân quen. Kẻ năm năm, người bảy năm, mười năm, bầm dập trong những trại tù từ Nam ra Bắc. Gần họ, sau khi ra tù, tôi đã thấy ở họ, sức chịu đựng quả phi thường. Còn ông, 17 năm ... cũng bình thường thôi, Ông nói như thế, nên mới từng viết: “Mười bảy năm lính, mười bảy năm tù; thời gian này như được an bài để xóa bỏ thời gian kia.” Ông chấp nhận nó như một định mệnh, chẳng gồng mình nhân danh những điều quá lớn, cũng chẳng bài bác, đổ thừa cho ai.

Một tấm lòng như thế, bao nhiêu người có được?
Sau khi đến Mỹ, ông đã viết lại. Lần đầu tôi đọc ông, cũng từ những trang viết ấy, trong tôi dấy lên một niềm ngưỡng mộ: ngưỡng mộ một người tù, ngưỡng mộ một phong cách sống. Còn nhớ, tôi viết về ông, trong bài nhận định của mình, về những trang sáng tác của ông tại hải ngoại, vào năm 2001:
" Mười bảy năm tù hẳn là một thời gian quá dài. Cứ tưởng tượng, ta đang sống tại một quốc gia tiên tiến. Cứ thử tự nhốt mình trong nhà với điện, nước, thức ăn đầy đủ nhưng không ti vi, không điện thoại. Thử xem một tuần không ra khỏi nhà, ta bực bội đến dường nào. Ở đây, không phải là một tuần hay một tháng, mà là hơn hai trăm (200) tháng tù, với bao hành hạ đớn đau, với bao thiếu thốn vật chất, với bao chèn ép tinh thần. Sống được sau mười bảy năm với một hoàn cảnh như vậy là phép lạ. Và viết lại được sau hai mươi năm ngưng viết, không phải là một việc bình thường.

Thảo Trường đã sống qua những tháng ngày, như thế.

Thảo Trường cũng đã viết lại như một phép nhiệm mầu, sau hai mươi năm ngưng viết, như thế...."
Quá khứ nhọc nhằn và xót xa đè nặng trên vai, vậy mà, trong những trang viết đầu tiên, và nhất là truyện vừa "Đá Mục" ngay sau đó, tôi thấy ở ông lấp lánh một tấm lòng hướng đến tương lai. Tôi lại tự hỏi: Một tấm lòng như thế, bao nhiêu người có được?
Cũng vì lẽ đó, tôi đã viết về "Đá Mục":

" Theo tôi, không phải ngẫu nhiên mà Thảo Trường mở đầu truyện vừa Ðá Mục với hình ảnh hai bà cháu đi jetski trên sông rộng. Thả lòng mình hòa với sóng nước, với thiên nhiên, trong khi ông lão, nhân vật chính, lại đứng bên ngoài. Chọn hình ảnh này là ông dựng một sợi dây nối kết giữa quá khứ và tương lai. Bà, thế hệ thứ nhất, quá khứ. Cháu, thế hệ thứ ba, tương lai. Ðường mở về tương lai là con sông rộng ngút ngàn nằm giữa ba tiểu bang. Vận tốc đi về tương lai là vận tốc của jetski. Sự khắn khít của quá khứ và tương lai qua hình ảnh một bà, một cháu. Còn hình ảnh nào đẹp hơn hình ảnh này sau những lớp sóng phế hưng của thời thế? Ông lão, nhân vật chính, người mang những vết hằn của một thời biến động, đứng bên lề nhìn về phía trước. Với hình ảnh này, Thảo Trường đã tự gạt những hổn mang của một giai đoạn, những vết tích đau buồn, ít nhất là của riêng mình, sau cuộc bể dâu sang một bên. Và đây là trái tim của người dựng truyện.

Có thể nói rằng: Ðá Mục là một tổng thể hòa hợp giữa quá khứ và tương lai. Giữa cũ và mới, giữa đã qua và bắt đầu. Ðóng tập sách lại, những hình ảnh sắc sảo còn gần gũi bên cạnh, và nhất là những ước vọng đẹp của một nhân chứng sống, trong một giai đoạn khắc nghiệt của lịch sử, còn in đậm những đường nét rõ ràng."
Bài viết của tôi, viết về vùng chữ nghĩa của ông trong những năm tháng đầu trên đất Mỹ, được "đi" trên tạp chí Văn Học, do nhà văn Nguyễn Mộng Giác làm Chủ Biên. Nhà văn NMG có kể qua email, đại ý nói nói rằng: “ông ấy (Thảo Trường) có gọi cho tôi (NMG), và nói lời cám ơn tác giả và tòa soạn. Lúc đầu, ông tưởng tôi viết, nhưng tôi nói không, không phải tôi. Và tôi cho ông biết là ĐNV đã viết. Tôi còn cho ông ấy email nữa...”.
Quả nhiên, sau đó, ông có liên lạc với tôi, gởi lời cám ơn. Và sau đó nữa, mỗi lần ông in sách mới, có gởi tặng. Mỗi lần như thế, tôi có email và cám ơn ông. Đến khi công ty Người Việt in và phát hành "Những miểng vụn của tiểu thuyết" thì ông cũng gởi sách, và nói: nếu được, thì khi Người Việt tổ chức ra mắt sách, ông muốn mời tôi tham dự. Rồi sau đó, trong email kế tiếp, ông cho biết ngày giờ. Tôi đã không đi dự được buổi ra mắt sách đó. Tôi không đi, không phải vì ở quá xa, cũng không phải vì lúc đó đang có nhiều người biểu tình chống tờ báo Người Việt, nhưng vì, một phần, công việc trong hãng bề bộn quá, phần khác, tôi rất ngại đi tham dự những buổi ra mắt sách. Tôi yêu các nhà văn; tôi quý trọng sự hy sinh rất nhiều trong đời sống thường ngày của họ để từng con chữ lên những trang giấy trắng để gởi đến bạn đọc; nhưng tôi rất ngại nghe những diễn giả thao thao bất tuyệt về một nhà văn nào đó, trong 1 buổi ra mắt sách, mà tôi biết rằng phần lớn những diễn giả đó dường như không đọc tác phẩm của nhà văn mà họ đang giới thiệu. Tuy nhiên, sau đó, tôi biết mình lầm. Theo những gì ghi nhận được từ buổi ra mắt sách ấy, thì những người nói về cuộc đời ông, họ đã từng chung những tháng tù với ông, nghĩa là họ rất hiểu biết về Thảo Trường trong cuộc đời, sau tháng Tư đen. Còn những người nói về văn chương ông là những cây viết gạo cội trong làng văn nghệ. Không tham dự buổi ra mắt sách của ông, tôi tiếc. Và cũng tự mình thầm trách mình. Rồi tự hứa, lần ra mắt sách tới của ông, thì không còn lý do gì mà không tham dự.
Và lần đó, không bao giờ đến nữa.
Hôm nay, nghe tin ông mất, tôi nhẩm tính:
• Mười bảy (17) năm lính,
• Mười bảy (17) năm tù,
• Mười bảy (17) năm làm một lưu dân nơi xứ người, trước khi về với đất.
Có lạ không? Ba giai đoạn, một cuộc đời, gắn liền với số 17, một số nguyên tố trong toán học.

Một con số đẹp.
Một nhân cách đẹp.
Một cây viết đẹp.
Xin thắp một nén hương lòng, tiễn ông.

Tác phẩm Đá Mục của Thảo Trường