khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

Mời một tô cháo Tiều nóng hổi vừa ăn vừa thổi






Tranh Đông Hồ




                                            
 

Tô phở một ngàn đồng VN tại Thành Hồ




                                      


Màu Vàng đối đầu màu Cam










Đem Mưa Đá Vào Nơi Oán Thù, tại xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An sáng ngày 30/7




                                     







Thà Cà Chớn Mà Lại Dễ Thương!







Vòng trắng, thơ Phan tiến Duật




Khói bom lên trời thành một cái vòng đen
Trên mặt đất lại sinh bao vòng trắng
Tôi với bạn tôi đi trong yên lặng
Cái yên lặng bình thường đêm sau chiến tranh


Có mất mát nào lớn bằng cái chết
Khăn tang, vòng tròn như một số không
Nhưng bạn ơi, ở bên trong vòng trắng
Là cái đầu bốc lửa ở bên trong.





Con Mẹ và Thằng Cha




Nguyễn Thị Kim Ngân:“Bảo vệ hòa bình không phải hô hào cho thật to, kích động thế này thế khác là có được chủ quyền, không có đâu. Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ nhưng những người đó, tổ chức đó làm gì cho đất nước? Chưa làm gì cả…”

Ngôn ngữ VN có những từ “Con Mẹ”,”Thằng Cha” để chỉ những người đàn ông ,đàn bà “mất nết và vô tài”. Lảnh đạo CSVN từ Trọng Lú đến thị Ngân đều thuộc dạng đó! Đất nước được lảnh đạo bởi “Con Mẹ”,”Thằng Cha”, thì khỏi cần nói, đủ biết đất nước đi về đâu rồi. Nhìn con mẹ Ngân hất cả xô thức ăn cho cá trước mặt OBAMA thì đủ biết chính danh “Con Mẹ” rồi!. Đất nước hôm nay “con mẹ” lên làm lảnh đạo, chẳng trách Đĩ đi đầy đường là phải rồi!!!





Sinh Nhật Ba Năm Trang Blog KHKTMĐ-K1(13/7/2013- 13/7/2016)







Lật






BIẾT TIN AI BÂY GIỜ? (Source: AP)



Một cái nhìn về tính xác thực của những tuyên bố của các chính khách trong cuộc vận động tranh cử tại Hoa Kỳ.

WASHINGTON – Tình hình chính trị đang nóng với đại hội của Hilary Clinton đang tiến hành rần rộ cùng lúc Donald Trump không chịu ngồi yên trong khi đảng Dân chủ phô trương chương trình lớn của họ. Và thực tế đôi khi bị biến thế.

Nhìn tại một số tuyên bố hôm thứ Tư và so sánh chúng với thực tế, vào một ngày bận rộn với một cuộc họp báo dài của Trump và những phát biểu vào tối thứ ba tại đại hội 4 nagfy của những nhân vật quyền lực của đảng Dân chủ, dẫn đầu là Tổng thống Barack Obama.

OBAMA: “Sau một thế kỷ cật lực, chúng tôi tuyên bố rằng việc chăm sóc sức khỏe ở Mỹ không chỉ là một đặc ân cho một số ít, mà là một quyền cho tất cả mọi người.”

SỰ THẬT: Những đổi mới trong chương rình chăm sóc sức khoẻ của Obama đã bảo đảm cho nhữn người có bệnh trước nayđã không còn có thể bị từ chối bảo hiểm y tế, nhưng nó cũng buộc tất cả mọi người phải có bảo hiểm sức khoẻ nếu không có thể bị sở thuế phạt và điều này vẫn không được quần chúng ủng hộ.

Luật y tế trợ cấp để giúp những người có thu nhập ở mức thấp tới trung mua bảo hiểm tư. Nhưng ngay cả như vậy, một số người vẫn thấy rằng tiền mua bảo hiểm của họ vẫn còn quá cao. Chăm sóc sức khỏe là một “quyền của tất cả mọi người” có thể mô tả rõ hơn bằng khái niệm của một hệ thốn y tế do chính phủ điều hành của Bernie Sanders. Một hệ thống y tế cho mọi người như vậy cũng có những ràng buộc là chính phủ phải thu thuế cao hơn để trang trải chi phí.

TNS VIRGINIA Tim Kaine, ứng viên Phó TT của bà Clinton: “Bạn có thể đến HillaryClinton.com ngay bây giờ và thấy một cách chính xác bà ấy có chương trình đầu tư lớn nhất, trong nhiều thế hệ, để tạo việc làm mới.”

SỰ THẬT: Chương trình đó chỉ lớn nhất trong nhiều thế hệ nếu không kể đến chương trình trị giá 814 tỉ USD để kích hoạt kinh tế của Obama năm 2009. Người ta đặt câu hỏi tại sao Đảng Dân chủ lại có thể có thiếu sót này.

Clinton hứa sẽ dành 275 tỷ USD trong 5 năm để xây dựng lại cầu, đường và những hạ tầng cơ sở khác. Chương trình kích thích kinh tế của Obama rộng lớn hơn và gồm việc cắt giảm thuế cũng như viện trợ cho chính quyền tiểu bang và địa phương. Tuy nhiên, tất cả đều nhằm thúc đẩy kinh tế và tuyển dụng nhân viên.

TRUMP: “Tôi chưa bao giờ gặp Putin, tôi không biết Putin là ai… Tôi chưa bao giờ nói chuyện với ông ta.” – trong cuộc họp báo ở Miami, khi thảo luận về việc liệu Nga đã hack email của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ.

SỰ THẬT: Cách đây không lâu, Trump khoe ông ta đã biết Tổng thống Nga Vladimir Putin ra sao. Bây giờ ông Trump lại nói là ông ấy không biết Putin. Điều này gần với sự thật hơn.

Tháng mười một năm ngoái, khi cố gắng để đánh bóng thông tin về chính sách đối ngoại của ông trong một cuộc tranh luận của đảng Cộng hòa, ông nói về Putin, “Tôi biết rõ ông ta vì chúng tôi đều có mặt trong chương trình “60 Phút”, chúng tôi là bạn cùng phòng, và chúng tôi đã trả lời phỏng vấn rất tốt trong đêm đó.”

Lời tuyên bố ẩu này đã bị vạch trần vào lúc đó vì kết nối giữa Trump và người lãnh đạo nước Nga chỉ là việc họ cùng xuất hiện trên một chương trình phỏng vấn. Nhưng Trump đã được phỏng vấn ở New York, và Putin đã trả lời phỏng vấn tại Moscow và họ không xuất hiện trong cùng phân khúc của chương trình “60 Phút”.

KAINE: “Tôi muốn nói với bạn lý do tại sao tôi đặt lòng tin vào Hillary Clinton. Đầu tiên, bà ấy là người trước sau như một.”

SỰ THẬT: Không phải lúc nào cũng thế. Không đúng thế, ví dụ, trong vấn đề Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), bà Clinton cổ xuý thỏa thuận này, gọi nó là “tiêu chuẩn vàng” cho những hiệp định thương mại khi còn là Ngoại trưởng; sau đó, khi là ứng cử viên Tổng tống, Hilary đã quay lưng lại với nó khi phải đối đầu với Bernie Sanders – người quyết liệt và luôn phản đối thỏa thuận TPP – trong cuộc tỉ thí gay gắt.

Clinton chưa chung thuỷ như một trong cách giải thích lý do tại sao bà giữ email trong máy chủ riêng khi là Ngoại Trưởng. Trả lời bất nhất của Clinton khi có cuộc điều tra đã tiết lộ nhiều hơn về các dùng email của bà. Vấn đề đó đã góp phần vào sự đánh mất mất lòng tin của công chúng đối với Clinton, một vấn đề Kaine đã cố gắng để giải quyết khi nói đến chủ đề niềm tin trong bài phát biểu của mình.

TRUMP: “Tôi chưa bao giờ phải nghĩ lại trong đời.”

SỰ THẬT: Ông Trump có thể nên nghĩ lại về suy nghĩ đó.

Vào tháng Tư, Trump nói với tờ New York Times rằng ông không nên tweet một bức ảnh không tốt về Heidi Cruz, vợ của Ted Cruz – đối thủ chính, ứng viên đảng Cộng hòa. Trump nói, “Vâng, đó là một sai lầm. Nếu tôi có thể làm lại một lần nữa, tôi sẽ không gửi nó đi.”

Sau đó, hồi tháng Năm, ông lại suy nghĩa lại, lần thứ ba.

Ông nói với Fox News rằng: “Tôi không lui lại.” và bà Cruz cũng là đối thủ bởi vì bà tham gia mạnh mẽ trong cuộc vận động tranh cử.

Sau đó, trong cùng cuộc phỏng vấn, Trump đã nghĩ lại lần thứ tư, giống như ý ở lần thứ hai: “Tôi ước gì tôi đã không làm điều đó.”

Phó Tổng thống JOE BIDEN, nói về Trump trên MSNBC: “Tôi biết ông ta muốn ra vẻ là người cứng rắn nhưng ông ta sẽ thả bom trải thảm. Chúng ta muốn làm bạn và người ảnh hưởng người dân Trung Đông chứ? Vì vậy, thả bom trải thảm xuống những người vô tội và người xấu cùng một lúc, làm như vậy sẽ giúp cuộc chiến chống lại ISIS của chúng ta hay sao?”

TRUMP: “Tôi không bao giờ nói rằng tôi muốn thả bom trải thảm. Đó là Ted Cruz.”

SỰ THẬT: Trump đúng. Người muốn thả bom trải thảm đó là đối thủ đảng Cộng hòa cũ của Trump đã nói nhiều lần ông ta sẽ bom trải thảm nhữg mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo.

Thả bom trải thảm có thể giết chết một số lớn dân thường vô tội bởi vì bom không biết phân biệt.
Trump đã thực sự đã ra chiều cứng rắn đối với ISIS, thề sẽ “đánh bom tan tành” nhóm Nhà nước Hồi giáo, san bằng những cơ sở lọc dầu họ đang kiểm soát, “bom nát từng cm để sẽ không còn lại bất cứ cái gì.” Nhưng Trump đã không kêu gọi đánh bom trải thảm; Biden nhét chữ của Cruz vào miệng của Trump.

LEON PANETTA, cựu giám đốc CIA: “Hillary Clinton là ứng cử viên duy nhất đã đặt ra một kế hoạch toàn diện để đánh bại và tiêu diệt ISIS và giữ cho nước Mỹ an toàn.” – Bài phát biểu tại Đại hội Đảng Dân chủ.

SỰ THẬT: Clinton đã công bố kế hoạch của bà từ nhiều tháng qua và khó có thể nói đó là một kế hoạch toàn diện.

Chiến lược ba phần, như đã mô tả hồi tháng mười một, gồm việc đanh tan ISIS “trên sân nhà của chúng” tại Trung Đông, phá vỡ cơ sở hạ tầng khủng bố trên mặt đất và trên mạng, và bảo vệ Mỹ và các đồng minh.

Tất cả những yếu tố trên đã nằm trong chiến lược chống ISIS của Obama. Và không phần tử nào trong đó đã giải quyết được khoảng trống lớn nhất trong cuộc phản công Nhà nước Hồi giáo do Mỹ dẫn đầu trong hai năm qua, chẳng hạn như việc thiếu đội quân địa phương hiệu quả để đánh bại ISIS ở Syria. Khi nào thì Hoa Kỳ nên gởi quân vào trận địa Iraq?

Hillary đề nghị Hoa Kỳ nên làm thế nào để nào để chấm dứt sự chia rẽ lâu đời giữa người Shiite và người Sunni của Iraq?

Hilary đã chưa bao giờ nói. Bà ấy giải thích chi tiết hơn nữa, nhưng phần lớn là để phủ nhận những đề nghị của Trump và ứng viên đảng Cộng hòa khác.

TRUMP: “Tôi là một người tin tưởng vào việc tăng kỹ thuật thẩm vấn; vâng, bằng cách này, nó có hiệu quả.”

SỰ THẬT: Trong khi một số viên chức tình báo vẫn tra tấn những nghi phạm khủng bố của những âm mưu thất bại, không ai có thể đưa ra một ví dụ cụ thể. Báo cáo của Uỷ ban Tình báo của Thượng viện vào cuối năm 2014 đã kết luận rằng Mỹ đã không lấy được thêm tin tình báo nào từ các tù nhân bằng những hành động tra tấn như bắt họ nằm trong bồn nước đá, đe dọa bằng cái chết, nhốt trong chuồng, xối nước vào mặt mũi, và không cho tù nhân ngủ, để nhạc bùng tai và các hình thức tra tấn tâm lý khác.

TRUMP: “Hàng trăm người đã bước ra khỏi Đại hội Đảng Dân chủ đêm qua. Tôi cũng không nghe ai nói về sự kiện này. Không ai trình chiếu nó.”

SỰ THẬT: Nếu Trump không nghe về sự kiện này thì làm thế nào ông ya biết đến nó?
Tin về cuộc bỏ Đại hội của những người ủng hộ Bernie Sanders để phản đối đã được thông báo rộng rãi vào thời điểm đó.

Hàng trăm đi ra để phản đối? Điều đó có thể hình dung được nhưng không thể biết chính xác vì nó xảy ra cùng một lúc người ta ra ngoài ăn tối.

KAINE: “Đừng nghe tôi. Hãy nghe cựu cố vấn kinh tế của John McCain, trong cuộc đua 2008, nói rằng lời hứa của Trump sẽ khiến Mỹ mất 3,5 triệu việc làm.”

SỰ THẬT: Đó là lời nhắc đến Mark Zandi, kinh tế gia của Moody Analytics, người cố vấn trong cuộc vận động tranh cử của McCain năm 2008, mặc dù chỉ giữ một vai trò nhỏ. Phân tích của ông đã kết luận rằng việc cắt giảm thuế và chính sách thương mại của Trump sẽ đẩy Mỹ vào suy thoái và loại bỏ 3,5 triệu việc làm Nhưng Zandi đã ủng hộ môt cuộc vận động tranh cử tổng thống khác. Trong kỳ bầu cử này, ông tặng hiện kim giúp cho bà Clinton.

TRUMP: “Tôi không dính dáng gì tới Nga, vâng … tôi đã xây dựng một công ty vĩ đại, nhưng nếu nhìn kỹ người ta sẽ thấy không có gì ở Nga hết.”

SỰ THẬT: Trump tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ tại Nga, đi đến đó cho nó và tự hào rằng nó đã thu hút “gần như tất cả các đầu sỏ chính trị.”

Tuy nhiên, không có bằng chứng là ông có quan hệ tài chính với Nga. Ông đã không xây cất cũng như không cấp phép dùng tên của mình cho các tòa nhà ở đó, mặc dù ông đã thử.

Ông đã bán tài sản cho người Nga, chẳng hạn như một căn nhà trị giá 100 triệu USD ở Palm Beach, Florida, hồi 2008.



“I wake up every morning in a house that was built by slaves,” Michelle Obama said on Monday night at the Democratic convention. Her mention of the role played by African-American slaves in building the White House drew backlash from conservative critics (Source: NY Times)



Mời Tùng đọc bài báo này để hiểu tại sao những con ve sầu thích hát và hưởng củng như hay đổ thừa mấy con kiến


WASHINGTON — When Michelle Obama said in her prime-time televised address to the Democratic National Convention on Monday night that the White House had been built by slaves, she was citing a little-discussed fact that dramatized her own African-American family’s place in history.

But the first lady’s assertion was met with derision and disbelief by some, who questioned whether it was true and said her choice to mention it amounted to an attempt to divide the country along racial lines.

There is little dispute among historians that slaves had a role in the building of the White House. According to the White House Historical Association’s website, planners had initially intended to import workers from Europe but had trouble recruiting any, so they “turned to African-American — enslaved and free — to provide the bulk of labor that built the White House, the United States Capitol, and other early government buildings.”

The association said slaves had worked at the government’s quarry in Aquia, Va., to cut the stone for the walls of the White House. The construction team included white laborers from Maryland and Virginia and immigrants from Ireland, Scotland and other parts of Europe, the association said.
Jesse Holland, a Washington-based journalist who wrote “The Invisibles: The Untold Story of African American Slaves in the White House,” said that most people never thought about how the president’s house and other important government buildings had been constructed, but that historians had long acknowledged the role of slaves.

“If you think about it, it would be pretty obvious: The White House is a neo-Classical mansion that was built in the South during slavery, and a majority of the mansions that were built in the South during slavery used slaves,” Mr. Holland said in an interview.
“We as Americans build up a myth of our country, and a lot of times, we don’t want to look behind that myth,” he added. “For me, finding out the truth and acknowledging the participation of everyone in the construction of this country just makes our country richer.”

Mrs. Obama was reaching for a similar point on Monday, emphasizing as President Obama often does that the strengths of the United States spring in part from its ugly, painful past.

She said America’s story was “the story that has brought me to this stage tonight, the story of generations of people who felt the lash of bondage, the shame of servitude, the sting of segregation, but who kept on striving and hoping and doing what needed to be done so that today, I wake up every morning in a house that was built by slaves, and I watch my daughters — two beautiful, intelligent, black young women — playing with their dogs on the White House lawn.”

The comment was met with derision by many conservatives on social media, some of whom argued it was false because the White House had been built with the assistance of white people and had since been renovated. The right-leaning news website Infowars called it “race baiting.”

The assertion also sparked swift fact-checking by the news media (PolitiFact rated it “true”), which some observers suggested was its own form of racially tinged disrespect.

“PolitiFact Schools White People Who Refused to Believe White House Was Built by Slaves,” said a headline on The Root, an African-American news and culture website.

Mr. Obama has referred to the role of slaves in building the White House; he spoke of it in March 2015 at a speech in Selma, Ala., to commemorate the 50th anniversary of “Bloody Sunday,” when state troopers attacked hundreds of people protesting peacefully for voting rights for African-Americans.

Mrs. Obama mentioned it last month during a commencement address she delivered at the City College of New York, drawing backlash from conservative commentators, who called it unpatriotic.
She chose to repeat it on Monday night anyway in a speech that was viewed by many more Americans, amid a presidential campaign that is growing ever more intense.


Những người thua trận - Tác giả Huy Phương






Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

"Bọn sâu dân mọt nước" đang sửa soạn tháo chạy khi sắp bị lật - Tác giả Phạm Chí Dũng



Đây là một câu hỏi rất xứng đáng được đặt lên bàn cờ chế độ vào lúc điểm giao thời chuyển tiếp chính trị đang dần lộ diện.

Từ Hồ sơ Panama đến đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường

Mặc dù từ lâu đã có nhiều dư luận về hiện tượng các quan chức Việt âm thầm tẩu tán tài sản ra nước ngoài, nhưng chỉ đến năm 2016 lần đầu tiên mới bật ra thông tin theo một cách “chẳng giống ai”: sự rò rỉ bất ngờ và sau đó là tiết lộ của vụ Hồ sơ Panama đã lôi ra ánh sáng việc Việt Nam có tới 189 cá nhân và tổ chức với 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài, chủ yếu là tại các “thiên đường trốn thuế”. Tổng cộng có đến 92 tỉ USD được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài trong những năm qua.

Nhưng sau vụ Hồ sơ Panama, mọi chuyện lại trở về khoảng lặng êm đềm trong quá khứ của nó. Không một cơ quan và quan chức nào của Việt Nam muốn tự vạch áo cho người xem lưng. Vì thế đã chẳng có một cuộc điều tra nào, dù chỉ cho có, đối với “Hậu Hồ sơ Panama”.

Chỉ đến tháng 7/2016, ngay trước thời điểm thông qua lần cuối tư cách của gần 500 đại biểu Quốc hội, Việt Nam mới “bỗng dưng” phát hiện một chuyện cười ra nước mắt: nữ đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường có quốc tịch ở… Cộng hòa Malta - một quốc gia chỉ rộng có 300 cây số vuông, nằm ở một xó của châu Âu, tạo ấn tượng nổi bật nhất nhờ vào hai việc: trở thành rổ đựng bóng trong các trận cầu quốc tế, và dễ tránh thuế đánh vào tài sản cá nhân.

Hẳn nhiên với lý do bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã vi phạm điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam về việc công dân Việt Nam không được có hai quốc tịch, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã phải họp đột xuất để bỏ phiếu không xác nhận tư cách đại biểu của bà Hường.

Tuy nhiên, vấn đề có lẽ không chỉ nằm ở chỗ tư cách đại biểu quốc hội xen kẽ tư cách “công dân Malta” của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, mà từ vụ việc của bà Hường, người dân đã có hẳn một bằng chứng xác thực về chuyện đến cả đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng chuẩn bị “ra đi tìm đường cứu nước” như thế nào, thay vì trước đây chỉ nghe đồn đoán về “một bộ phận không nhỏ” đã chuẩn bị nhảy lên máy bay chuồn ra nước ngoài nếu Tổ quốc “có biến”.

‘Đặt vé chưa?’ và nhìn từ Trung Quốc

Thật thế, trong những năm gần đây, một số đại gia và quan chức khi gặp nhau trên bàn nhậu thường nháy mắt đầy ngụ ý “Đặt vé chưa?”. Trước đó là một câu hỏi khác “Có thẻ xanh chưa?”.

Cũng đã từ lâu, trong giới đại gia và quan chức, đặc biệt ở khu vực Hà Nội, khá phổ biến kinh nghiệm cần một khoản chi phí 500.000 đô la để được nhập tịch Canada. Ngay trước Đại hội XII của đảng cầm quyền, một đơn thư gửi đến Bộ Chính trị đã tố cáo bà Nguyễn Thị Thanh Phượng, con gái thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng, có quốc tịch Mỹ…

Dù chẳng ai dám nói trắng ra, nhưng nhiều quan chức và thương gia đều ngầm hiểu với nhau là việc có thêm một quốc tịch nước ngoài mà do đó vi phạm luật Việt Nam là “chẳng có gì xấu trong tình hình hiện nay”. Mà tình hình hiện nay lại là một núi lửa đang chực chờ phun trào, bao gồm những biến động chính trị nội bộ không thể lường trước, làn sóng phản kháng xã hội của các tầng lớp nhân dân ngày càng dữ dội, trong đó phải kể đến tâm lý “hồi tố tài sản tham nhũng” và sự trả thù của người dân một khi chế độ không còn nằm trong tay lớp quan lại nhũng nhiễu.

Tuy không có số liệu thống kê nào, nhưng bầu không khí ở Việt Nam là khá gần gũi với “người anh em Trung Quốc”.

Theo số liệu của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc, riêng trong năm 2011, các chính phủ nước ngoài đã giúp bắt giữ 1.631 người Trung Quốc chạy trốn vì “các hành động tội phạm liên quan đến công việc” và thu hồi 7,8 tỉ nhân dân tệ (1,2 tỉ USD) tài sản nhà nước bị đánh cắp. Phần lớn đối tượng phạm tội đều là quan chức và nhân viên của các doanh nghiệp nhà nước.

Hiện tượng các quan tham Trung Quốc chuyển tài sản cho các thành viên trong gia đình mang ra nước ngoài và họ không giữ gì trong tay, sau khi gia đình định cư an toàn ở nước ngoài những quan tham này mới lên kế hoạch thoát thân, đang trở thành phổ biến ở Trung Quốc.

Điểm đến hàng đầu cho các dòng tiền Trung Quốc chảy ra nước ngoài phi pháp là Mỹ, Châu Âu, Australia, Canada... Tại Mỹ, Los Angeles là điểm đến ưa thích nhất của các quan tham Trung Quốc.

Vụ bê bối chính trị của gia đình Bạc Hy Lai - Cốc Khai Lai bị phanh phui khiến dư luận kinh ngạc về mức độ tham nhũng và cách tẩu tán tiền kiếm được từ tham nhũng của các ông quan tham Trung Quốc. “Xách tay” hàng nghìn tỷ USD ra khỏi đất nước, mua bất động sản cao cấp ở nước ngoài, tiêu tiền cho gái, đánh bạc… là những cách thức tẩu tán tiền ra nước ngoài phổ biến của các quan tham Trung Quốc.

Một bản báo cáo của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã chỉ ra những cách mà các tham quan Trung Quốc thường sử dụng để chuyển tiền ra nước ngoài:

- Một vài người dùng cách đơn giản là tự mình hoặc cho người xách những vali lớn đựng đầy tiền qua biên giới.

- Một số khác sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng hiệu với khối lượng lớn ở nước ngoài, sau đó dùng tiền biển thủ công quỹ hoặc tiền hối lộ để bù vào thẻ tín dụng.

- Trong một số trường hợp, tham quan nhận tiền hối lộ ở nước ngoài và dùng tiền đó mua bất động sản cũng ở nước ngoài, hoặc chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản ở nước ngoài.

- Ly dị giả cũng là một cách để các quan tham Trung Quốc tẩu tán tài sản ra nước ngoài.

- Nếu tinh vi hơn, tham quan sẽ thành lập công ty ở những nơi như British Virgin Islands song song với một công ty trong nước. Kế đó, họ cho công ty trong nước mua nguyên vật liệu từ công ty ở nước ngoài với mức giá “trên trời” rồi để công ty trong nước bán hàng cho công ty nước ngoài với giá dưới mức giá thị trường. Công ty ở trong nước sau đó sẽ phá sản theo một kịch bản có sẵn, rồi công ty ở nước ngoài sẽ thâu tóm công ty phá sản này.

- Một kênh rửa tiền phổ biến khác là các sòng bạc ở “thiên đường casino” Macao. Do quy định kiểm soát chuyển tiền ra nước ngoài, các sòng bạc Macau cho phép khách hàng từ đại lục để Nhân dân tệ trong nhà băng ở đại lục rồi chuyển bằng thẻ tín dụng tới Macao, thường là với số lượng lớn hơn nhiều so với số lượng tiền gửi ban đầu tại ngân hàng. Người thắng bạc có thể được trả bằng đô la Hồng Kông và chuyển số tiền này đến một địa chỉ khác, nhưng cũng có lúc tham quan thắng bạc cầm thẳng số tiền này mang đi…

Thế giới thu hồi tài sản tham nhũng ra sao?

Chỉ đến gần đây mới xuất hiện vài số liệu cho biết số ngoại tệ được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài có năm đã lên đến 19 tỷ USD. Con số này cho thấy rất nhiều quan chức và thương gia đã âm thầm chuyển tiền bạc ra các nước, bất chấp kỷ luật đảng. Nếu quan chức Trung Quốc “thích” những nước như Canada, Mỹ, Anh, Pháp…, thì quan chức Việt Nam có lẽ cũng như vậy.

Không khó để hình dung rằng số tiền từ 500.000 đến 1 triệu bảng Anh mà đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường bỏ ra để nhập quốc tịch Malta có thể chẳng là gì so với những quan chức giàu có ở Việt Nam.

Nhưng cho tới nay, cơ sở pháp lý của Việt Nam, công cụ phòng chống tham nhũng và nhất là thu hồi tài sản tham nhũng tẩu tán vẫn hoàn toàn chưa có biện pháp chế tài. Việc chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài vẫn rất dễ thực hiện thông qua các giao dịch điện tử ngầm hoặc đội lốt hợp tác đầu tư thông qua các công ty bình phong ở nước ngoài.

Năm 2014, trong một bài viết cho đài VOA, nhà báo Bùi Tín đã cung cấp một số thông tin đáng chú ý về cơ chế nhằm thu hồi tài sản tham nhũng từ các chế độ độc tài. Một kinh nghiệm từng có là khi chế độ cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các chế độ mới đã không kịp thời xử lý nghiêm những tài sản phi pháp của hệ thống cầm quyền cũ, nên tài sản chung đã bị tẩu tán, phân tán, lọt lưới pháp luật, tạo nên một số “tỷ phú mafia đỏ hậu cộng sản,” những phe nhóm lợi ích thuộc gia tộc các quan chức cầm quyền cũ; nhờ thế số người này vẫn chế ngự và lũng đoạn nền kinh tế và tài chính quốc gia, mặc dù lịch sử đã sang trang.

Tháng 3 năm 2007, cuộc họp liên tịch giữa Tổ chức chống buôn lậu và tội ác của LHQ (UNODC) và một nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đã lập ra một cơ chế mang tên Stolen Asset Recovery Initiative (StAR– Chương trình thu hồi tài sản phi pháp) nhằm hướng dẫn và giúp đỡ các nước thực hiện việc thu hồi các tài sản phi pháp bị mất bởi nạn hối lộ, tham nhũng, buôn lậu cấp quốc gia và nộp các tài sản được thu hồi đó vào ngân sách nhà nước hoặc vào các quỹ từ thiện quốc tế nhằm giúp các nước đói nghèo trên thế giới.

Trước đó ở châu Âu đã có tổ chức Serious Organized Crime Agency (SOCA – Cơ quan chống tội ác có tổ chức nghiêm trọng) mang tính chất nghiệp vụ pháp lý chuyên giúp đỡ việc truy tìm những người phạm tội ác nghiêm trọng trong đó có tội tham nhũng ở mọi nơi, mọi nước, cũng như tổ chức Financial Crimes Enforcement Network (FICEN - Mạng luới chống tội ác về tài chính), hay tổ chức Agence Gestion et Recourement des Avoirs Confisqués (AGRAC - Cơ quan quản lý và giải quyết tài sản bị tịch thu). Chính những tổ chức này đã tham gia có hiệu quả vào việc giúp cho Indonesia và Philippines thu hồi một số tài sản phi pháp khá lớn của 2 cựu Tổng thống Suharto và Ferdinand Marcos sau khi 2 ông này bị lật đổ và truy tố. Riêng tài sản phi pháp của vợ chồng Marcos đã được thu về cho ngân sách nhà nước là 4 tỷ USD trong tổng số 10 tỷ họ đã tước đoạt của công quỹ và nhân dân.

Các tổ chức trên đã giúp cho chính quyền mới ở Libya thu về hơn 1 tỷ USD của nhà độc tài Gaddafi để trao cho Hội đồng Chuyển tiếp sung vào ngân sách quốc gia; ngoài ra các ngân hàng ở Thụy Sỹ cũng đã tự nguyện trao trả cho chính quyền mới ở Tunisia 60 triệu Francs Thụy Sỹ, cho chính quyền mới ở Ai Cập 410 triệu Francs Thụy Sỹ và cho chính quyền mới ở Libya 650 triệu Francs Thụy Sỹ là tiền ký gửi của các nhà độc tài tham ô Ben Bella, Mubarak và Gaddafi…

Còn với trường hợp Việt Nam thì sao?

Nếu không gấp rút có được một cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng, hệ lụy chắc chắn sẽ xảy ra là sau khi đã có “vé”, đến một thời điểm nào đó lớp quan chức “ăn của dân không chừa thứ gì” sẽ nhảy lên máy bay để “chuồn”, bỏ lại một đất Việt cạn kiệt tài nguyên, khủng hoảng chính trị và xã hội tan hoang.


Ông Donald Trump đang làm thay đổi nước Mỹ







Sức Mạnh Của Tĩnh Lặng







Hacker Trung Cộng đánh sập website, hệ thống màn hình - âm thanh của sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất







Nghề DƯ LUẬN VIÊN







Nhạc Sến VN 2016: Em Về Kẻo Trời Mưa





Nhạc Sến VN 2016: Yêu Một Mình






Gỏi Cá Trích







Hà Tiên







Passenger Impressively Plays Piano at Train Terminal in Paris







Con cháu giặc cờ đen cướp biển Lưu Vĩnh Phúc bị hai tát tai nẩy lửa






KINH HOÀNG VÀ FUCK YOU

Có gì đâu phải kinh hoàng
Tại mình nên cũng chẳng oan cho mình
Lưỡi bò in ấn linh tinh
Trên tờ Hộ chiếu lỗi mình chứ ai


Fuck You viết vậy phải rồi
Tại sao you fuck muôn người không sao
Bây giờ phản đối thế nào
Nhân viên giận viết có nào lạ chi


Có gì bậy bạ nói đi
Bởi vì đáng thế có đi có về
Bởi do căm giận chưởi thề
Viết vào Hộ chiếu mọi bề mới vui


Nên thôi về xé cho rồi
Đừng in bậy bạ nữa mà vô duyên
Mình gian nên khiến đời phiền
Viết ngay "đù" ấy hiểu liền Fuck You



Hãy vào xem kẻo trễ: Đại Nhạc Hội Asia 2016 - Nhạc Vàng Asia Một Thời Để Nhớ, Thu Hình Tại Úc Châu







Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Khủng !



"Tất cả bọn họ hân hoan ngồi sà xuống nền nhà bày la liệt và lộn xộn các món thơm ngon, một số chồm người qua các đĩa đồ ăn để lấy cho mình gia vị và những thứ cần thiết.

Những người trung niên bắt đầu đào bới trong các đĩa đồ ăn lớn, lôi ra những thứ có lẽ là ngon nhất cho vào chén của những người già hơn, một số người già sau khi nhận được miếng ngon bắt đầu cằn nhằn và lập tức chuyển chúng sang chén của mấy đứa con nít đang ngồi xung quanh.

Không khí rất ồn ào, ai cũng nói một điều gì đấy nhưng có vẻ không quan trọng.

Noi gương những người đàn ông, đám phụ nữ thì tay lôi ra từ đĩa hay dùng đũa khoắng vào trong các nồi to hơn tìm kiếm một vài thứ mong muốn, khi vớt được một chùm trứng gà còn nhỏ, cả mấy người phụ nữ và đám con nít reo ồ lên.

Một trong số họ tiếp tục vớt đồ ăn trong các tô lớn, một số khác tỉ mẩn ngồi xé các chiến lợi phẩm để cung cấp cho lũ nhỏ.

Tôi thực sự không biết là bữa ăn đã bắt đầu hay chưa, khi người có vẻ lớn tuổi nhất ngồi rung rung chân liên tục và uống những ly rượu đục ngầu, một trong số họ lấy tay bốc một cây rau to, vặt lấy vài lá rồi ném cọng rau còn thừa trở về đĩa.

Số trẻ em vừa ăn vừa nói chuyện huyên náo và xô đẩy nhau rất hiếu động. Cứ mỗi lần mấy người đàn ông chọc đũa vào một đĩa xào thơm phức họ lại gào lên với những người xung quanh: Ăn đi, ăn đi.

Một phụ nữ đang múc đồ ăn cho chính mình chợt rụt phắt tay lại khi ai đó cũng thò đũa vào tô đồ ăn đó, chị ta có vẻ nhún nhường thái quá và hình như chưa ăn được bao nhiêu dù bữa ăn kéo dài đã gần 1 giờ đồng hồ, thời gian quá dài để bắt dạ dày phải liên tục nhận thêm đồ ăn.

Những vị cao niên được trọng vọng thấy rõ trong bữa ăn, họ ăn ít và thường xong đầu tiên. Một cô gái như từ dưới đất chui lên bưng đến một khay nước trà rất nóng kính cẩn mời những ông già.

Các ông mỗi người ngậm một cây tăm nhỏ xíu trong miệng liên tục cà qua cà lại như cách người ta sơn hàng rào không mỏi mệt, bắt đầu uống trà.

Một ngụm trà nuốt vào sau đó họ chép miệng liên tục, rồi một ngụm nữa súc ộc ộc trong khi đám đông vẫn miệt mài ăn và thả đồ ăn vào chén của nhau.

Chợt một người phụ nữ quát to với đứa nhỏ có lẽ là con, không hiểu chị ta nói gì, nhưng thằng bé ngồi thụt ra khỏi chiếc chiếu, bẽn lẽn cúi mặt.

Chị ta gầm gừ giật chén cơm trên tay nó, chan súp và lấy thêm các món khác còn lại trên mâm, giúi trở lại vào tay nó, miệng vẫn không thôi gầm gừ.

Sau này có dịp tiếp xúc với những người bạn Việt, tôi biết có một nguyên tắc trong bữa ăn với đám trẻ nít : lúc đầu họ khuyến khích chúng ăn nhanh ăn nhiều cho mau lớn.

Sau đó họ nói : ăn uống phải liên tục quan sát những người xung quanh và điều chỉnh hướng ngồi của mình cho hợp lý, còn thế nào là hợp lý và quan sát những người xung quanh để làm gì thì mỗi bà mẹ dạy con một kiểu.

Ai đó sau khi mút đũa chụt chụt bỗng dùng chính đôi đũa đó gắp thả vô trong đĩa tôi một miếng thịt hình thù kỳ dị, tất cả ồ lên : "Ngon lắm, ngon lắm". Tôi hơi ghê và băn khoăn liệu rằng những thứ mà họ thấy ngon thì tôi có thấy ngon hay không?

Bằng sự thận trọng cần thiết, tôi hiểu rằng phải nhường nó cho người lớn tuổi. Miếng ngon đó đi lòng vòng rất lâu trong các đôi đũa ướt nhẫy, cuối cùng nó thuộc về người chủ thực tế của gia đình.

Một người đàn ông gầy và khắc khổ, vừa nhai nát nó, anh ta vừa rên rỉ trong miệng những lời bình luận thì phải.

Không ai nghe và cũng không ai trả lời, mọi người còn túi bụi thu gom các thứ cần thiết để cho vào một miếng "bánh đa" vừa được nhúng trong nước cùng với rau sống được vẩy lung tung ướt cả mặt người ngồi bên.

Cái chính rút ra được là: Có những thứ sẽ thừa rất nhiều, có những thứ bị thiếu ngay trong chục phút đầu.

Tôi cho rằng đây không chỉ là lỗi của đầu bếp, mà còn chính là lỗi của những người ăn, khi họ không chỉ ăn mà lại tự thấy có trách nhiệm thúc ép người khác phải ăn những món mình thấy ngon.

Và như tôi đã trải qua khi lấy một miếng ức con gà: "Đừng ăn! Đừng ăn! Không ngon! Không ngon!"... tức là ngăn cản người khách ăn một món mà chính họ bày ra đĩa vì nó... không ngon???

Khi bữa ăn kết thúc không ai dám động vào miếng "chả" cuối cùng nằm lại trên đĩa như kiểu nó bị tẩm thuốc độc, cũng không hiểu vì sao.

Ôi ! Một phong cách ăn uống độc đáo! Dù sao tôi thấy bữa ăn của họ tuy căng thẳng, mất trật tự và vất vả quá mức nhưng cũng rất khó quên và rất thân mật với các nguyên tắc vừa mơ hồ vừa nghiêm khắc...

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Độc tấu Piano Tình khúc Nguyễn Ánh 9







Igor Sravinsky - Violin concerto in D major







Tchaikovsky · Symphony No 5 in E Minor Op. 64· Wiener Philharmoniker







Chủ trương 4 Không của Tổng Thống Thiệu với những cái Không của đảng CSVN - Tác giả Thạch Đạt Lang



Sau khi hiệp định Paris được ký kết vào tháng 01. 1973, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã đưa ra chủ trương 4 Không để đối phó với sư xâm lăng của CSVN.

Bốn Không đó là: – Không liên hiệp, Không nhượng bộ đất đai, Không đầu hàng, Không thương lượng.

-Không liên hiệp tức không chấp nhận cho cộng sản tham gia hoạt dộng trong chính quyền miền Nam.

-Không nhượng bộ đất đai tức chia cắt bớt các vùng lãnh thổ VNCH đang kiểm soát cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

-Không đầu hàng là nếu MTGPMN với sự yểm trợ của cộng sản Bắc Việt tiếp tục tấn công các đơn vị VNCH thì quân đội phải chiến đấu đến cùng.

-Không thương lượng tức không có đàm phán hay hòa hợp, hòa giải với cộng sản.

Với chủ trương Bốn Không này, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã thấy rõ được âm mưu của CSVN qua việc họ chấp nhận ký kết hiệp định Paris ngày 27.01.1973. Lợi dụng hiệp định này, quân CSBV ào ạt đưa vũ khí, quân trang, quân dụng vào miền Nam mà không sợ bị B-52 đánh bom.

Cộng sản Hà Nội cũng có chính sách 4 không nhưng hoàn toàn khác biệt với chủ trương 4 Không của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

Bốn Không của CSHN là Không tôn trọng hiệp định Paris do mình vừa ký kết, Không thương tiếc sinh mạng người lính, người dân Việt Nam, Không đếm xỉa gì đến quốc tế, Không quan tâm đến hậu quả, thiệt hại, mất mát tài nguyên cho chiến tranh

Chưa đầy một năm sau khi ký kết hiệp định, quân CSBV đồng loạt tấn công dữ dội vào các đơn vị VNCH trên toàn miền Nam. Thiếu vũ khí, đạn dược, tiếp liệu, quân trang, quân dụng…,quân đội VNCH đã tan rã.

30.04.1975 cộng sản Bắc Việt chiếm được miền Nam, thống nhất được đất nước bằng bạo lực. Dân tộc Việt Nam bắt đầu một thời kỳ (hòa bình) đen tối nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Khi hệ thống XHCN trên toàn thế giới bị sụp đổ, Liên Xô và các nước Đông Âu như Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Rumania…phải từ bỏ chế độ CS. Chế độ Hà Nội mất chỗ dựa trước đây là Liên Xô.
Hoang mang, lo sợ người dân nổi lên lật đổ chế độ, CS Hà Nội phải muối mặt quay qua qụy lụy cầu cạnh, liên minh với kẻ thù trước đây là Trung Cộng, kẻ thù một thời Hà Nội chửi bới, rêu rao với quốc tế là lũ bá quyền, nước lớn.

Nắm được thóp của tên đàn em ngỗ nghịch, xấc láo, mất dậy, Trung Cộng quay đảng cộng sản VN như quay dế. Để tồn tại và độc quyền lãnh đạo đất nước, cộng sản VN không còn con đường nào khác là tiếp tục chính sách 4 KHÔNG mới:

-Không thấy, Không nghe, Không biết, Không nói.

Không thấy:- Đã gần chục năm nay, hàng trăm tàu đánh cá Việt Nam đã bị tàu Trung Cộng đâm chìm, hàng ngàn ngư dân đã bị thiệt mạng trên biển Đông hay mất trắng tài sản, không thấy chế độ CSVN có phản ứng gì với những biến cố này.

Không nghe:- Dù tiếng khóc than ai oán lẫn tiếng kêu uất ức của hàng chục, hàng trăm ngàn gia đình ngư dân gặp nạn đã vang động cả nước, gây căm phẫn nơi người dân nhưng đảng CSVN vẫn bình chân như vại, không một lãnh đạo cao cấp nào có bất cứ hành động gì để chứng tỏ đã nghe đến sự việc.

Không biết:- Vì từ đầu tháng 04.2016, khi tin tức cá chết hàng loạt trải dài trên 240 Km bờ biển VN từ thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh qua Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế đã lan truyền sâu rộng trên khắp báo chí, truyền thông lề phải cũng như lề trái, tổng bí thư đảng CSVN vẫn thản nhiên dẫn bộ sậu đi thăm nhà máy thép Formosa, thủ phạm gây ra thảm họa thay vì đi ra bờ biển, đến hiện trường tìm hiểu nguyên nhân của thảm họa ảnh hưởng đến cả mấy trăm ngàn người dân cũng như nền kinh tế của đất nước.

Không nói:- Từ lúc có thảm họa cá chết hàng loạt đến khi chính phủ Đài Loan chính thức công bố kết quả điều tra, kết án Formosa là thủ phạm, đồng thời Formosa chấp thuận đền bù 500 triệu Mỹ Kim, ba người trong tứ đầu chế Trọng, Quang, Ngân vẫn hoàn toàn im lặng, chỉ có Phúc thỉnh thoảng lên tiếng, phát biểu vài câu vô thưởng, vô phạt, không làm rụng cọng lông ai.

Ngay cả khi tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc PCA (Permanent Court of Artribation) ở Den Haag tuyên bố Philippines thắng trong vụ kiện tranh chấp về đường lưỡi bò mà Trung Cộng tự ý vẽ ra không có giá trị trong công ước quốc tế về luật biển, cả thế giới hoan nghênh phán quyết thì lãnh đạo chế độ CSVN vẫn không có tuyên bố nào đồng tình với phán quyết, chỉ ra lệnh cho báo chí, truyền thông trong nước hụ hợ, ca ngợi một cách yếu ớt, cũng như để Lê Hải Bình, phát ngôn viên bộ ngoại giao miễn cưỡng ủng hộ phán quyết, hoàn toàn không có việc chuẩn bị hồ sơ, theo gường Philippines thưa Trung Cộng ra tòa về vấn đề đường lưỡi bò và chủ quyền quần đảo Hoàng- Trường Sa.

Rồi đến lúc người dân thị xã Kỳ Anh khám phá ra hàng trăm tấn chất thải độc hại chứa trong các thùng phuy, được chôn dấu trong trang trại của các quan chức ủy ban nhân dân Hà Tĩnh vẫn không thấy lãnh đạo chế độ CSVN lên tiếng hay tuyên bố hoặc có hành động gì.

Báo chí lề phải loan tin các thùng phuy chứa chất thải độc hại đã được chuyên chở về Phú Thọ để xử lý nhưng theo nguồn tin lề trái thì chất thải vẫn nằm yên ở trang trại, chỉ có thùng phuy rỗng được đem đi.

Đi xa hơn nữa CSVN còn ra lệnh thẳng tay đàn áp, đánh đập dã man, bắt giữ người dân biểu tình ủng hộ phán quyết của tòa trọng tài vì sợ hãi những cuộc biểu tình của người dân làm mất lòng lãnh đạo láng giềng khổng lồ hung bạo, gian manh.

Do đó, kêu gọi hay chờ đợi chế độ CSVN thay đổi, nới rộng dân chủ, tự do hơn, hoặc đảng CS sẽ từ bỏ quyền lãnh đạo duy nhất là chuyện hoang đường. Cũng đừng kêu gọi đảng CSVN từ chức, họ có nắm giữ chức vụ nào đâu mà từ?

Hi vọng chế độ CSVN kiện Trung Cộng ra tòa án PCA về chủ quyền ở Hoàng-Trường Sa lại càng mờ mịt, vô vọng hơn, đó là chưa kể về mặt pháp lý, công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng ký năm 1958 là bằng chứng rõ ràng nhất CSVN thừa nhận chủ quyền Hoàng-Trường Sa thuộc về Trung Cộng, vì thế mà Hà Nội không dám hé miệng hay có một động thái nào trên chính trường quốc tế về chuyện này.

Đừng nghĩ rằng chế độ CSVN không biết thực thi quyền hạn của mình trên công pháp quốc tế về vấn đề biển Đông với thềm lục địa 200 km tính từ bờ biển. Họ không thể làm vì há miệng mắc quai, vì đã lỡ ký những hiệp ước bí mật mà người dân không thể biết.

Kiện tụng, phản đối những hành động hung hãn, xâm lăng của Trung Cộng ở biển Đông, đưa nhau ra PCA chỉ làm lộ liễu hơn khuôn mặt bán nước của chế độ CSVN. Đó chính là lý do mà Dương Khiết Trì đã dám mắng thẳng vào mặt lãnh đạo CSVN từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng đến Nguyễn Sinh Hùng, Trương Tấn Sang là lũ con hoang.

Từ sau hiệp ước Thành đô 1990, đảng CSVN đã trở thành tay sai của đảng cộng sản Tầu. Một tiếng ho, một cái hắt hơi của Tập Cận Bình cũng khiến cho bộ sậu Tứ đầu chế Trọng, Phúc, Quang, Ngân giật mình, run rẩy, tái mặt. Một lũ đầy tớ thì không bao giờ dám cãi lại chủ.

Lời tuyên bố mới nhất của Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN sau cuộc bầu cử quốc hội bù nhìn của chế độ CSVN cho thấy đảng CSVN coi thảm họa Formosa là nguyên nhân gây ra thất bại của cuộc bầu cử. Điều đó chứng tỏ chưa bao giờ đảng CSVN đặt quyền lợi dân tộc, đất nước trên quyền lợi đảng.

Nói tóm lại, một đất nước được lãnh đạo, cai trị bởi một đảng phái độc tài, duy nhất, không có đối lập, với những con người không còn lương tri, đạo đức, liêm sỉ, lòng tự trọng, không có tinh thần dân tộc, thiếu học vấn lẫn hiểu biết, kiến thức, lại lệ thuộc ngoại bang nặng nề từ kinh tế đến văn hóa, chỉ giỏi to họng mị dân, giáo điều, gian dối không ngượng miệng thì đất nước đó sớm muộn cũng sẽ bị xóa tên trên bản đồ thế giới nếu người dân không vùng lên xóa bỏ, lật đổ chế độ đó đi.

Tuy nhiên, điều này bất khả thi khi dân trí người Việt Nam còn quá thấp sau hơn 70 năm bị cai trị bởi chế độ CS. Mấy trăm ngàn người dân ở bờ biển 4 tỉnh miền trung đang đối diện với cái đói, nghèo ập đến nay mai khi không còn ngư trường hành nghề, không biết phải làm gì để sinh sống, không biết đi đâu để tìm việc, chỉ biết ngồi chờ sự cứu giúp, bố thí nhỏ giọt từ chế độ.

Đất đai, làng mạc dọc theo bờ biển ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế sau hơn 2 tháng xẩy ra thảm họa Formosa đã trở nên hoang tàn, vắng lặng, tầu thuyền đánh cá, lưới, ngư cụ đã bị treo, phơi cùng với gió, sương, nắng, cát. Không một sinh vật nào có thể tồn tại trong một môi trường bị nhiễm độc quá nặng nhưng cũng không có một lực nào đủ mạnh để ngăn cản sự hoạt động của Formosa nếu không có sự can thiệp của quốc tế, như từ chính phủ Đài Loan hoặc sự nổi dậy của ngư dân 4 tỉnh miền Trung, nơi trực tiếp lãnh hậu quả của Formosa. Các cuộc biểu tình lẻ tẻ cho dù có lên đến hàng ngàn người cũng sẽ bị đàn áp, dập tắt nếu không huy động được sự tham gia của ngư dân bị ảnh hưởng từ thảm họa.

Số tiền bồi thường 500 triệu đô la Mỹ sẽ đến tay người dân được bao nhiêu và bao giờ đến vẫn là một câu hỏi lớn. Đến bao giờ biển ở 4 tỉnh miền trung Việt Nam sẽ hồi sinh cũng là một câu hỏi không có câu trả lời khi chế độ CSVN còn tồn tại, bởi chế độ này không muốn và cũng không đủ khả năng giải quyết tận gốc thảm họa do chính họ gây ra.

Ông Nguyễn Văn Thiệu có thể không phải là một tổng thống có tài nhưng chủ trương 4 KHÔNG của ông xem ra lúc nào cũng hữu lý và chính xác.


Tôn Sĩ Nghị – Lê Chiêu Thống Versus Formosa- Võ Kim Cự - Tác giả Phạm Đình Trọng



Tập đoàn Formosa là một tập đoàn công nghiệp Đài Loan nhưng hoạt động sản xuất chỉ biết có  lợi nhuận, không đầu tư vốn khắc phục hậu quả độc hại do dây chuyền sản xuất tạo ra đã gieo chết chóc cho con người và hủy diệt sự sống tự nhiên trong môi trường.

Chính người dân Đài Loan tháng 5.2010 đã công bố bức thư chỉ ra tám tội ác của Formosa:

1. Đặt lợi nhuận cao hơn sự sống của con người.
2. Đẩy sự sống trái đất vào cảnh khốn cùng.
3. Biến dòng sông lớn nhất Đài Loan khô cạn vì đã hút 345.000 tấn nước mỗi ngày.
4. Đầu độc bầu trời và lá phổi của sự sống.
5. Trái đất đang ấm lên còn thải thêm nhiều chất độc làm trái đất càng nóng lên mau lẹ.
6. Di họa ô nhiễm nguồn nước và không khí sẽ kéo dài trong hàng thiên niên kỉ.
7. Di họa rác thải công nghiệp sẽ gây họa đến 10 thiên niên kỉ sau.
8. Formosa là một tập đoàn nói dối, không thực hiện đúng cam kết với người dân.

Năm 2009, tổ chức Vì Môi Trường Ethecon, Đức, đã trao giải Hành Tinh Đen cho ông chủ tập đoàn Formosa FPG, Formosa Plastics Group, với bản hạch tội:

Lịch sử của FPG gắn liền với những tai họa về xã hội và môi trường trên phạm vi toàn cầu:

-  Lợi dụng xu thế quốc tế đang chối bỏ các sản phẩm PVC vì thuộc tính nguy hại cố hữu của chất này, FPG càng đẩy mạnh sản xuất PVC và trở thành nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm này, thậm chí coi thường cả việc cấm một số sản phẩm PVC tại Đài Loan.
-  Năm 1998 FPG bị bắt quả tang khi định xả 3000 tấn rác độc tại vùng cảng biển Sihanoukville của Campuchia.
-  FPG thường xuyên để xảy ra các tai nạn sản xuất gây chết người, nhiều vụ nổ ở mức sát thảm họa buộc phải di tản dân chúng.
-  FPG nằm trong nhóm 10 thủ phạm gây ô nhiễm lớn nhất tại Đài Loan, gây ra 25% trên tổng số khí nhà kính do Đài Loan phát ra.
-  Thái độ coi thường luật pháp, môi sinh và hòa bình, cộng đồng và quyền con người của FPG có thể thấy rõ trong một ví dụ tại Delaware, Hoa Kỳ.

Và tổ chức Vì Môi Trường Ethecon dõng dạc Tuyên án: Các người chống lại nhân loại và môi trường vì tính ích kỷ, lòng tham lam vô độ, bất chấp cả luật pháp và đạo đức. Các người xứng đáng được bêu dương.

Với tội ác chống sự sống, chống loài người như vậy, Formosa đi đến đâu cũng bị xua đuổi. Là đại họa của sự sống tự nhiên, đại họa của giống nòi dân tộc, Formosa đã bị xua đuổi ở Mỹ, ở Ấn Độ nhưng một chức sắc đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên trung ương đảng, Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh Võ Kim Cự đã thậm thụt tiếp xúc với Formosa, thậm thụt chạy thủ tục hành chính để rước đại họa Formosa về Hà Tĩnh với tốc độ của đội quân nhà Thanh được Lê Chiêu Thống dẫn đường từ Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quí Châu rầm rập tiến vào xâm lược nước ta cuối thế kỉ 18.

Từ Hà Tĩnh chạy ngược chạy xuôi ra Hà Nội, sang Đài Bắc, đôn đáo rước đại họa Formosa về đầu độc giống nòi, tàn phá quê hương, hành động của Võ Kim Cự ở đầu thế kỉ 21 hoàn toàn giống như hành động của Lê Chiêu Thống cuối thế kỉ 18 từ Kinh Bắc tất tả chạy sang Bắc Kinh phủ phục trước Càn Long vua nhà Thanh, xin Càn Long đưa quân sang chiếm Đại Việt rồi đích thân Lê Chiêu Thống dẫn Tôn Sĩ Nghị đưa 29 vạn quân Thanh tràn qua biên giới vào chiếm Thăng Long.

Cuối năm 1788 Tôn Sĩ Nghị cùng 29 vạn quân Thanh vào Thăng Long chưa kịp gây tội ác thì đầu năm 1789 đã bị vua Quang Trung của nước Nam đốc thúc quân Đại Việt đánh tan tác, thây lính Thanh chất thành gò thành đống ở kinh kì Thăng Long, từ Ngọc Hồi đến Đống Đa, xác quân Thanh xâm lược trôi nghẽn cả dòng sông Hồng.

Lịch sử Việt Nam mãi mãi khắc tên Lê Chiêu Thống là tên bán nước ô nhục. Còn Võ Kim Cự rước Formosa về đầu độc biển Việt Nam tàn phá đất nước Việt Nam, diệt chủng giống nòi Việt Nam thì được đảng cộng sản Việt Nam đưa vào Quốc hội của đảng!