khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2021

"Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng"

 

Công ty tôi vừa có một tên người Nhật sang làm dự án trong khoảng 3 tháng, và tôi được giao nhiệm vụ lái xe cho hắn. Lâu nay toàn lái xe cho các sếp Việt Nam, giờ lần đầu tiên được lái cho sếp Nhật nên tôi thấy hứng thú lắm! Tôi tức tốc ra vỉa hè mua quyển sách “Tự học tiếng Nhật cấp tốc” về để nghiên cứu. “Mình lái xe cho sếp Nhật thì cũng phải biết vài ba câu giao tiếp tiếng Nhật chứ!”.
Từ khi mua sách về, tôi nghiên cứu và tự học rất miệt mài, gần như không lúc nào tôi rời quyển sách (chỉ trừ lúc ăn cơm, lúc tắm, lúc ngủ, lúc xem tivi, lúc đi chơi và đi làm). Bởi thế, hôm gặp sếp Nhật tôi tự tin lắm, chủ động bắt tay rất thân thiện và chào hỏi “cực kỳ” trôi chảy bằng tiếng Nhật:
– Mi đua ku ra, ta xoa ku mi!
Có vẻ như tên Nhật đó không hiểu tôi nói gì thì phải, hắn lắc đầu ngơ ngác rồi hỏi lại:
– Xoa ku ta chi? Ngu chi cho xoa, xa ku ta ra, xoa ku mi đi!
Tất nhiên là tôi cũng không hiểu hắn nói gì, vậy nên cuối cùng cả hai quyết định sử dụng tiếng Anh, dù rằng trình độ tiếng Anh của tôi và hắn cũng bập bẹ ngang nhau, nhưng may là vẫn đủ để đoán được ý mà đối phương đang muốn diễn đạt.
Một điều khá thú vị đó là tên sếp Nhật này lại nói được vài câu tiếng Việt, không phải “xin chào”, “cảm ơn” – như mấy ông ngoại quốc, mấy chị đại sứ nước ngoài nào đó hay nói bọ bẹ trên tivi đâu, mà là những câu dài hẳn hoi, kiểu như: “Cấm ăn cắp vặt, ăn cắp vặt là phạm tội!”, hoặc “Vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, ăn không hết sẽ bị phạt tiền”, rồi cả “Không được dắt chó vào công viên này, nếu chó ị ra phải tự mang phân chó về”… Tôi nghe tên sếp Nhật ấy nói mấy câu đó thì ngạc nhiên và khen hắn giỏi quá! Nhưng hắn chỉ cười mỉm rồi cất giọng đầy khiêm tốn:
– Giỏi gì đâu! Ở bên Nhật, mấy câu đó viết đầy trong siêu thị, nhà hàng, công viên, nhìn nhiều nên quen, nên nhớ thôi!
Một cảm giác tự hào chợt dâng trào trong lòng tôi nghẹn ngào. Tự hào là phải, bởi lâu nay người ta luôn coi tiếng Anh, tiếng Trung là hai ngôn ngữ phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, nhưng bây giờ, tiếng Việt đang trỗi dậy và nhăm nhe lật đổ sự thống trị của hai thứ tiếng ấy. Giờ, đi ra nước ngoài, không chỉ ở Đông Nam Á, Châu Á, mà cả Phi, Mĩ, Úc, Âu, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp những dòng chữ tiếng Việt thân thương, dù rằng chúng được viết nguệch ngoạc, sai chính tả, thiếu dấu, thiếu vần, trên những tấm ván, tấm bìa nham nhở, lấm lem, nhưng chỉ vậy thôi cũng đủ để chúng ta cảm thấy nao lòng.
Ban đầu hào hứng bao nhiêu thì sau đó tôi chán nản bấy nhiêu. Người đời dạy rằng: “Thà có một kẻ thù giỏi còn hơn có một ông chủ dở hơi”, quả là không sai. Trước đây, khi lái cho các sếp cũ thì phải 8 rưỡi, 9 giờ sáng tôi mới phải đánh xe đến đón các sếp, rồi chở sếp qua quán phở ăn sáng, xong uống café, đến công ty cũng đã là gần 10 giờ. Sếp làm việc đến 11 giờ thì lại chở sếp đi ăn trưa, uống bia, 3 giờ chiều đưa sếp quay lại công ty rồi 4 rưỡi đón sếp về, thế là xong. Những lúc sếp ăn uống, nhậu nhẹt thì thường là sếp gọi tôi vào ngồi cùng. Nếu hôm nào sếp tiếp khách sang, không được gọi vào, thì tôi lại ra xe ngả ghế xuống ngủ rất thảnh thơi.
Thế nhưng chỉ sau hai tuần làm lái xe cho thằng sếp Nhật dở hơi, tôi trở nên phờ phạc, rã rời. Đúng 6 rưỡi sáng tôi phải dậy chuẩn bị xe qua đón nó. Theo quy định của công ty thì 7 rưỡi mới là giờ làm việc nhưng chỉ khoảng 7 giờ 15 là nó đã có mặt và chui vào phòng làm việc luôn. Ngày trước đi với các sếp cũ tôi thường xuyên được các sếp cho ăn sáng, ăn trưa, uống bia, gái gú, hát hò, chứ từ ngày lái cho thằng Nhật này tôi toàn phải nhịn đói, vì sáng tôi đến đón nó thì nó đã ăn sáng xong rồi, trưa nó ăn qua quýt ngay tại phòng bằng đồ ăn nhanh rồi lại cắm đầu vào làm việc, tối nào nó cũng ngồi lại công ty đến 7, 8 giờ, vậy nên tôi cũng phải ngồi chờ nó với cái bụng đói meo và khuôn mặt bơ phờ.
Chưa hết, nhiều lần đang đi, nó bắt tôi dừng xe lại, rồi nó mở cửa xe chạy vụt ra. Tôi tưởng nó đi tè nhưng không phải, hóa ra nó nhặt cái vỏ bao cám con cò về để may túi xách.
Đặc biệt có lần tôi chở nó đi công chuyện, vừa đánh lái ra cổng thì tôi quệt ngay vào cái xe đạp cũ nát của ai đó dựng ở mé đường làm chiếc xe đạp đổ kềnh, cái yên xe gẫy gập và văng ra. Tôi đang định phóng đi thì thằng sếp Nhật bắt tôi dừng lại, rồi nó mở cửa phi ra. Nó dựng cái xe đạp lên ngay ngắn, móc ra tờ 500 nghìn rồi kẹp vào tờ giấy, để vào giỏ cái xe đạp, trên tờ giấy nó nhờ tôi viết hộ rằng: “Tôi vô tình làm gãy yên xe của bạn. Hãy cầm tiền này để sửa xe, và hãy tha lỗi cho tôi”.
Hôm sau, cũng đúng lúc đánh lái ra cổng, tôi lại quệt vào cái xe đạp cũ nát đó. Lần này thì cái yên không văng ra nữa mà là cái bàn đạp. Thằng Nhật lại nhảy xuống, dựng xe lên, bỏ 500 nghìn vào giỏ xe rồi để lại mảnh giấy: “Tôi vô tình làm gãy bàn đạp của bạn. Hãy cầm tiền này để sửa xe, và hãy tha lỗi cho tôi”.
Hôm sau nữa, cũng đúng lúc đánh lái ra cổng, tôi lại quệt vào cái xe đạp đó. Lần này thì cái yên và cái bàn đạp không văng ra nữa mà là cái chắn xích. Tuy nhiên, hôm đó không có thằng Nhật đi cùng mà chỉ có mình tôi trên xe, vậy nên tôi phóng thẳng. Đang định nhấn ga lao đi thì từ bên đường, một mụ già lao ra chặn ngay đầu xe tôi, mụ vừa dang hai tay, vừa gào thét:
– Thằng chó! Dừng lại đền tiền sửa xe cho bà đi chứ! Tại sao hôm nay mày lại bỏ chạy?!
Tôi nghe vậy thì mở cửa, thò đầu ra bảo:
– Thôi đi bà ơi! Cái xe của bà bán cho đồng nát chắc được hai chục! Hôm nay có mình tôi thôi, thằng Nhật không đi cùng đâu! Nghỉ sớm đi!
Rồi một lần khác, đang vội nên tôi vượt đèn đỏ và bị công an tuýt còi. Theo bản năng, tôi nhấn ga vọt lên. Công an thấy tôi chạy thì cũng không đuổi theo nữa. Tưởng là xuôi, ai ngờ thằng Nhật ấy chửi tôi, nó nói rằng vượt đèn đỏ và bỏ chạy là phạm luật. Rồi nó bắt tôi quay xe lại chỗ công an nộp phạt đàng hoàng xong mới đi tiếp. Đúng là thằng dở hơi!
Lái xe cho thằng Nhật hâm ấy một thời gian thì tôi đã hiểu được tính cách của nó. Đi đường thấy cái vỏ bao cám con cò nào vứt bên đường thì tôi tự giác dừng lại cho nó xuống nhặt; chẳng may có quệt vào xe cộ hay đồ đạc của ai gây hư hỏng thì tôi cũng tự giác dừng lại để nó xuống trả tiền bồi thường; có lỡ quen chân vượt đèn đỏ hay đi ngược chiều thì cũng tự giác vòng xe ra chỗ mấy anh công an để nộp phạt.
Hôm ấy, thằng sếp Nhật bảo tôi ra sân bay đón một thằng Nhật khác. Cái thằng Nhật này mặt cứ lầm lì, từ lúc lên xe nó không nói với tôi câu nào. Tôi cũng chả quan tâm mà chỉ tập trung vào lái xe. Tập trung là thế, ấy vậy mà qua ngã tư tôi lại quen chân vượt đèn đỏ, và lại bị công an tuýt còi. Tôi đang giảm tốc độc và cho xe chầm chậm táp vào lề bên phải theo hiệu lệnh của anh công an giao thông thì bất chợt thằng Nhật đó hét lên, và nó hét bằng tiếng Việt:
– Mày dừng lại làm cái gì! Chạy luôn đi! Đường đông thế này công an không đuổi theo đâu!
– Em tưởng anh là người Nhật? – Tôi hỏi hắn bằng giọng thảng thốt!
– Tao là người Nhật, nhưng tao sống ở Việt Nam mấy chục năm rồi! Chạy nhanh lên!

Chuyến đi VN của Kamala Harris - Tác giả Vũ Linh

 

Không ai hiểu rõ lý cớ nào đã khiến cụ Biden gửi bà Kamala đi VN.
Thứ nhất, chỉ cho bà phó đi đã khiến chính quyền VC bất mãn, bị coi là khinh thường VN, do đó, VC đã đáp trả ra trò.
Trước hết, giờ chót kiếm chuyện thông báo có vấn đề y tế gì đó mà chẳng ai biết là gì để hoãn chuyến bay lại ba tiếng, cho bà Kamala ngồi chờ tại phi trường Singapore, để rồi cho phép đi, tới nơi 10g tối. Sau đó, cho một thứ trưởng vô danh ra đón tại phi trường chở thẳng về khách sạn. Rồi ngày hôm sau, hạ nhục bà bằng cách bắt bà đi ra đài tưởng niệm McCain, đặt vòng hoa tưởng niệm các ‘chiến sĩ yêu nước đã bắn hạ giặc lái McCain’. Rồi bà Kamala được đưa vào diện kiến chủ tịch Phúc Niểng. Bà Kamala trả bài, cổ võ cho liên minh chiến lược giữa Mỹ và VN, nhưng ông Phúc Niểng đáp lễ, nói VN sẽ không liên minh với bất cứ xứ nào để chống lại bất cứ xứ nào khác. Một ngày trước khi bà Kamala tới VN, báo Quân Đội Nhăn Răng tung ra một bài sỉ vả Mỹ tàn tệ không thua gì những bài báo thời ‘chống Mỹ cứu nước’ năm xưa.
Nói chung, chẳng những chuyến công du đi VN trật bét thời gian tính, bị hoàn toàn khỏa lấp bởi dịch Delta đang tấn công VN tàn bạo, trong khi Mỹ bối rối lo tháo chạy khỏi Afghanistan, mà còn là một thất bại ngoại giao khổng lồ, khi bà Kamala bị VC ‘giỡn mặt’ như dế.
Chung cuộc thì ta thấy cái đại họa là bà Kamala tuyệt đối không có khả năng làm tổng thống. Chỉ nghĩ đến trường hợp đặc biệt, bà tổng thống Kamala ngồi trước dàn computer để lấy quyết định nhấn nút bắn bom nguyên tử hay không là kẻ này toát mồ hôi hột. Đến độ phải miễn cưỡng mỗi tối phải thắp nhang cầu cho cụ Biden có đủ sức khỏe để ngồi tiếp trong Tòa Bạch Ốc.
Cái sơ hở tai hại mà cũng là mỉa mai lớn nhất của thể chế dân chủ Mỹ là ở điểm đó. Các vị ra tranh cử tổng thống đều lựa những người yếu kém thua xa mình để bảo đảm khó bị mất job. Đi đến tình trạng một ông Biden yếu kém đã chọn một bà phó còn tệ hơn xa.
Thế thì bây giờ, ta phải làm gì? Cách hay nhất là ngồi chờ thay thế cả hai người vào năm 2024. Trong khi chờ đợi chuyện đó xẩy ra, thì chỉ còn một cách là khóa tay cả hai người, bằng cách bầu cho đảng CH thắng, chiếm đa số tại cả hạ viện lẫn thượng viện năm tới, để cụ Biden hay nếu bà Kamala thay thế cụ, cả hai sẽ chẳng làm được chuyện hại độc nào cho nước Mỹ hết.

Đề xuất thay đổi để cải thiện tiến trình giải quyết đơn xin tị nạn





Thành hồ đề xuất mở cửa kinh tế, ‘sống chung’ với Kung Flu





Dân hoang mang về cách chống dịch của nhà nước





Quốc hội Mỹ nhắm thu hồi quyền phát động chiến tranh của Toà Bạch Ốc





Mỹ: Nuôi báo sư tử làm thú cưng tại nhà





Cuộc "đính hôn lâu dài" : Những sắc màu tương phản khó phai





Hội nghị quốc tế ở Marseille: Ai trả tiền bảo vệ ‘‘thiên nhiên’’ ?





Sicilia: Một đảo chiến lược không nên để rơi vào tay Tàu cộng





Afghanistan khơi lại nỗi ám ảnh tự chủ quốc phòng của Liên Âu





Chopin, những áng thơ trên phím ngà





Chiến tranh Đông Dương : Pháp huy động lính thuộc địa Phi sang Việt Nam





The Economist : Việt Nam, nền kinh tế mà Kung Flu không thể ngăn chận được





Bắt Phạm Đoan Trang là vi phạm hiến pháp và pháp luật





Thành hồ: Gần 3.500 doanh nghiệp ký thư kêu cứu vì ảnh hưởng Kung Flu.





Dịch Kung Flu: Nông dân miền Tây bị ép giá lúa, trắng tay





Bệnh viện dã chiến hàng ngàn người thiếu điện nước





Chính quyền khoá hẻm cấm người dân ra đường





Xin Một Tràng Pháo Tay ... - Tác giả Quỳnh Giao

 

Nghệ sĩ chân chính thường lúng túng, đôi khi khó chịu, khi nghe người giới thiệu chương trình duyên dáng yêu cầu "xin quý khán giả cho một tràng pháo tay"... trước khi mình bước ra sân khấu. Khán giả phải có quyền thẩm định và diễn tả sự hài lòng. Nghệ sĩ không hề xin xỏ vì khi ấy đang tập trung vào tiết mục trình diễn của mình. Sau đó, có vỗ tay hay không, nhiều hay ít thì là chuyện khác.
Ðã từ lâu Quỳnh Giao muốn viết về cách vỗ tay của người thưởng ngoạn, không vì mình là người trình diễn nên muốn khán giả vỗ tay hoan hô, mà vì có nhiều cách vỗ tay lắm. Mỗi một loại nhạc có cách vỗ tay riêng, có phong cách riêng.
Ngày còn học trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ ở Sài Gòn, mỗi năm được dự vài buổi trình hòa nhạc (concert) hiếm có. Họa hoằn mới có nghệ sĩ nổi tiếng người ngoại quốc ghé Việt Nam trình diễn trong khuôn khổ viện trợ văn hóa. Hãy tạp ghi về những kỷ niệm ấy trước, tiếng vỗ tay sau...
Năm mới vào trường nhạc, người viết lên mười được nghe cô Ngô Như Mai từ Pháp mới về đàn bài piano bản concerto số 21 của Mozart trong dịp kỷ niệm 200 năm Mozart với ban nhạc của trường do ông Giám Ðốc Nguyễn Phụng điều khiển. Hiếm hoi lắm. Lớn hơn một chút, người viết say mê nghe Renée Fung (người Trung Hoa) đàn violon một bản concerto của Beethoven với ban nhạc của trường do nhạc trưởng người Ðức Otto Sohlner điều khiển. Cô đàn hay mà còn đẹp nữa mới ác, làm các nam sinh viên của ta cứ ngẩn ngơ.
Cô Fung đến theo nhiệm vụ của Liên Hiệp Quốc là ở lại Việt Nam một năm để giảng cho lớp nhạc thính phòng (musique de chambre), dạy cho dàn nhạc nhỏ và cho nhạc sinh đàn song tấu, tam tấu, tứ tấu. Khi cô từ giã vì hết nhiệm kỳ, cả khối nhạc thủ Tây phương bỗng bị bệnh tương tư.
Nhạc trưởng Otto Sohlner thì ở lại lâu hơn vì tập cho dàn nhạc lớn của trường. Ông soạn hòa âm cho trường ca "Con Ðường Cái Quan" của Phạm Duy, được trình diễn lần đầu tại rạp Thống Nhất (Norodom) rồi lưu diễn Ðà Lạt một tuần. Chuyến đi bằng xe lửa từ Sài Gòn lên Ðà Lạt là một kỷ niệm đẹp và khó quên của Mai Hương và Quỳnh Giao. Lúc ấy, người mới 19, kẻ mới 14 tuổi. Nhạc trưởng Sohlner mê Việt nam, nên khi hết nhiệm kỳ ông ở lại, ra Huế dạy trường nhạc vừa mới mở tại đấy. Sau Tết Mậu Thân, không biết ông trôi dạt nơi nao, hay đã trở về cố quốc?
Năm 1965 có chương trình của dàn nhạc Ðỗ Thế Phiệt với phần trình tấu concerto cho Violin của Bach với bà Francis Buxton, một giáo sư bên Mỹ qua Việt Nam giảng dạy. Có giọng soprano của bà Robin người Pháp, vợ của ông Giám đốc Trung Tâm Văn Hóa Pháp với bài "Exultate Jubilate" của Mozart. Và hân hạnh làm sao, Quỳnh Giao và cô bạn học nhạc cùng thầy là Ðăng Thư được đàn mỗi đứa một hành âm (mouvement) bài Concerto en Ré của Bach! Hai đứa đều đã tốt nghiệp trường nhạc, lần đầu đàn concerto, là độc tấu với dàn nhạc giao hưởng, thật khác hẳn với đàn một mình.
Phép vỗ tay của khán giả trong chương trình nhạc cổ điển có nhiều qui cách mà chính các nhạc sinh cũng phải học.
Ðầu tiên là khán giả đợi hết bài mới vỗ tay, chứ không vỗ ngang chừng. Thí dụ như một concerto có ba hành âm, bình thường thì theo thứ tự: hành âm một có nhịp điệu nhanh (allegro), hành âm hai chậm (adagio) và hành âm cuối cùng rất nhanh (vivace). Ðôi khi có bài có đến bốn hành âm, như symphony số 41 của Mozart. Và cũng có bài mà hành âm một lại phá cách, không nhanh mà chậm (adagio), thí dụ như bản Symphony số 9 của Beethoven.
Khán giả phải đợi ban nhạc đàn hành âm cuối xong mới được vỗ tay, dù sau mỗi hành âm, dàn nhạc đều dừng lại chuẩn bị trình tấu hành âm kế tiếp. Những lúc ngừng lại như thế, ở dưới thì mình được ho cho đỡ ngứa cổ sau bao nhiêu phút dài ngồi im để thưởng thức. Nhưng chỉ ho thôi, chứ không vỗ tay!
Có một giai thoại kể rằng khi xưa danh ca Mirella Freni người Ý rất nổi tiếng, cùng thời với Maria Callas. Bà mẹ của Freni và bà mẹ của Luciano Pavarotti xưa kia là nhân công trong một hãng vấn thuốc lá và Mireilli Freni còn hát cho đến tuổi 70 mới giải nghệ, vào năm 2005.
Hai nữ danh ca này rất kỵ nhau. Một buổi trình diễn của Maria Callas ở New York có Mirella Freni ngồi dự ở dưới. Khi mọi người nín thở nghe Maria Callas hát một đoạn Aria trong vở kịch thì Mirella Freni vô tình hay hữu ý làm rơi chiếc vòng đeo tay, kêu cái "keng", khiến cả rạp "ồ" lên. Maria Callas bị lạc lõng khi đang ngân nga!.. Nghệ thuật cách không điểm huyệt bằng âm thanh là vậy!
Nhưng thế mới biết không khí yên lặng trong rạp hát cần thiết đến chừng nào! Trang nghiêm như trong một nghi thức tôn giáo. Thượng đế là âm nhạc, danh ca chỉ là "thánh nữ" dâng lời tôn kính, theo đúng quy cách!
Khán giả nhạc cổ điển Tây phương thường vỗ tay làm nhiều lượt. Khi hài lòng về người trình diễn, họ vỗ tay nồng nhiệt và rất lâu, đôi khi xen lẫn tiếng hô "bravo". Người trình diễn tức là người độc tấu (soloist) và nhạc trưởng (conductor) cùng cúi chào khán giả và cùng nhau bước vào hậu trường. Có khi người soloist là phụ nữ thì nhạc trưởng lịch sự đưa cánh tay dẫn người đẹp vào hậu trường. Nếu tiếng vỗ tay bên ngoài vẫn vang rền thì họ lại cùng bước ra sân khấu cúi chào lần nữa, và lại đi vào hậu trường. Tiếng vỗ tay mà chưa dứt, họ lại bước ra sân khâu lần thứ ba để chào cảm tạ khán giả...
Như vậy, thế nào là thành công?
Câu trả lời của người nghệ sĩ là "hễ chỉ vỗ tay và chào hai lần là xoàng!" Vỗ tay ba lần mới là đạt. Ðó là hết phần một, trước "intermission" thôi, nếu là bài cuối thì tiếng vỗ tay đôi khi bốn lần mới dứt. Có lần Pavarotti và cả Domingo được vỗ tay đến 45 phút tại Vienne! Ðạt kỷ lục.
Ngày xưa, viết lại đây mà thấy nhớ Giáo Sư Ðỗ Thế Phiệt vô cùng. Ông dặn Ðăng Thư và Quỳnh Giao nhớ cúi đầu chào rồi bước vào hậu trường thật nhanh. Ðúng ra là chỉ đứng mấp mé sau cánh gà tí xíu rồi trở ra sân khấu ngay, kẻo khán giả ngưng vỗ tay và ra không kịp nữa! Dễ thương quá, và hai đứa được ra chào ba lần, cả thầy và trò đều sung sướng mãn nguyện.
Qua loại nhạc khác, như pop music hay country music, khán giả vỗ tay tùy ý. Có lúc mới nghe câu mở đầu đã vỗ tay ngay để bày tỏ sự thích thú. Khi trình diễn xong, nghệ sĩ cúi đầu chào, và đôi khi nói lời cám ơn. Khi nghe tiếng vỗ tay dứt thì nên đi vào ngay, đứng đợi thêm cũng không hay vì chỉ lẹt đẹt thêm vài tiếng lẻ loi mà thôi.
Một người làm ông "bầu" cho các show ca nhạc của ta tại Mỹ, đã có lần "chỉ mánh" cho nghệ sĩ trình diễn cách làm cho khán giả vỗ tay dài. Anh nói: "quí vị phải gợi tiếng vỗ tay bằng... cách chào! Phải giả bộ chào cúi rạp mình cho lâu. Không ai nỡ ngưng vỗ tay khi mình cúi chào cám ơn họ. Và nếu quý vị muốn... dài nữa thì quay lại đưa tay cám ơn nhạc sĩ, thiên hạ lại phải vỗ tay cho nhạc sĩ nữa. Vậy là người ta có cảm tưởng là mình được vỗ tay dài hơn hết!"
Người viết thì quê mùa và ngại ngần, không dùng nghệ thuật đó. Trái lại, đôi khi cứ đi vào dù tiếng vỗ tay chưa đứt, chỉ vì thói quen lúc học nhạc là khán giả vẫn vỗ tay dù nghệ sĩ trình tấu đã đi vào... Nhưng xem ra cách "cò mồi" này còn khá hơn là người trình diễn xin "một tràng pháo tay." Ai phải xin điều đó mà không thấy... ngượng? Thiết nghĩ dù thích hay không khán giả nên vỗ tay cho lịch sự. Thấy hay thì vỗ to hơn và dài hơn thôi.
Trong những buổi trình diễn nhạc Rock, người đứng trên sân khấu là "thần tượng" của khán giả. Ở đây, vỗ tay là thường quá, phải đứng lên, nhảy dựng như người điên, đòi xé quần áo thần tượng, và đôi khi khích động quá đến ngất xỉu tại chỗ mới rõ là ái mộ. Các ông hoàng của loại nhạc này như Elvis Presley, hay Michael Jackson đều hưởng kiểu thưởng ngoạn đó, đêm về chính họ phải dùng thuốc để ngủ và sáng dậy phải dùng thuốc để tỉnh. Ðâm ra thành công nào cũng có cái giá của nó... Tự làm khổ mình cho người mua vui là cái nghiệp của nghệ sĩ chăng? Hay là vì tự mê?...

Buổi gặp mặt cuối giữa Simon Peres và Vladimir Putin

 

Cựu Tổng thống Israel nói 1 câu khiến tổng thống Putin lặng người
Nội dung cuộc nói chuyện tại buổi gặp mặt cuối cùng giữa cựu Tổng thống Israel Shimon Peres và Vladimir Putin gần đây đã được công bố. Ông Peres đã chân thành giải thích cho Putin, rằng tất cả sẽ mất hết và không còn gì có thể cứu vãn được, vì tất cả các nỗ lực hiện nay của ông Putin đang trở nên vô ích vì sẽ không thể đạt được bất cứ điều gì.
Ông Peres nói với ông Putin: “Anh đang ở độ tuổi 63, còn tôi đã 93 rồi, thế anh muốn đạt được điều gì trong 30 năm tới? Anh đang đấu tranh vì điều gì? Vì dân tộc anh hay vì muốn là kẻ thù của người Mỹ chăng?”
Ông Putin nói: “Không phải”.
Ông Peres nói tiếp: “Nước Mỹ muốn chiếm một phần nước Nga chăng? Không, giữa anh và Obama có những vấn đề không hiểu nhau chăng?”
Ông Putin hỏi lại: “Tại sao ông lại nói vậy?”
Ông Peres trả lời: “Hãy nghe tôi đi, tôi không phải là gián điệp, anh có thể tâm sự với tôi về tất cả”.
Ông Putin hỏi tiếp: “Thế ông nghĩ sao?”
Và ông Peres liền trả lời: “Hoàn toàn không phụ thuộc vào những gì anh gây ra, nước Mỹ sẽ vẫn chiến thắng”.
Ông Putin hỏi: “Tại sao?”
Ông Peres trả lời: “Vì họ là những người hạnh phúc, còn anh thì không”.
Ông Putin [cười]
Và ông Peres nói tiếp:
“Khi một người Mỹ tỉnh dậy vào buổi sáng, anh ta nhìn thấy gì? Đất nước Mexico ở miền Nam, và họ đón nhận những người Mexico ở đất nước mình. Nước Canada ở miền Bắc, người Canada chẳng phải là những người bạn tốt nhất trong thế giới này”.
“Vậy thì Obama còn phải lo lắng gì nữa?”
“Còn anh, khi anh thức dậy vào buổi sáng, anh có biết rằng ai là hàng xóm của anh không?”
“Trung quốc, Afganistan, Nhật Bản? Lạy Chúa! Họ biết rõ rằng anh có rất nhiều đất đai, và anh không chia cho họ một tấc nào. Anh sở hữu tới 20% nước ngọt, nhưng lại không cho ai một giọt nào. Bởi vậy, khi tuyết tan ở vùng Siberia, điều đầu tiên mà anh sẽ nhìn thấy đó là những người Trung Quốc. Bởi vì hiện ở Viễn đông họ có mặt rất nhiều nhưng lại có rất ít người Nga”.
Ông Peres cũng đề cập vấn đề thứ hai với ông Putin:
“Nước Mỹ là đất nước có sự phân bổ hợp lý nhất giữa diện tích đất đai và dân số. Ở nước Nga sự phân bổ đó là tồi nhất. Hai mươi triệu cây số vuông. Ôi, lạy Chúa!”
“Nhưng đất nước của anh không có đủ ngần ấy người. Người Nga sẽ chết dần. Đừng ảo tưởng trước những điều nịnh nọt và tán dương. Không ai không tha thứ cho anh đâu. Tại sao người Nga chỉ sống có 62 năm, trong khi người Mỹ thọ đến 82 tuổi?”
Ông Peres lạnh lùng nói tiếp: “Anh hành xử như một vị Sa Hoàng”.
“Các vị Sa Hoàng đã làm gì? Họ đã xây dựng hai thành phố, St. Petersburg và Moscow, như một cái tủ kính trưng bày. Dù anh muốn hay không, anh sẽ thấy điều đó. Những phần còn lại của Nga chẳng khác nào đất nước Nigeria, nhưng phủ đầy tuyết. Những người dân đang hấp hối. Anh không cho họ cuộc sống tốt đẹp hơn. Anh có nghĩ rằng họ liệu sẽ tha thứ chăng?”
Ông Peres ngưng lại rồi hỏi:
“Tại sao nước Mỹ tươi đẹp?”
Ông Putin trả lời: “Bởi vì họ là những người hay viện trợ”.
Ông Peres lại hỏi tiếp: “Tại sao Châu Âu có nhiều vấn đề?”
Ông Putin trả lời: “Bởi vì họ thủ cựu”
Ông Peres tiếp tục giải thích: Nước Mỹ hay đem cho, mọi người nghĩ rằng đó là vì họ hào phóng. Tôi nghĩ rằng đó là bởi vì họ là những người khôn ngoan.
Nếu anh hay đem cho, anh tạo ra bạn bè. Việc đầu tư hữu ích nhất đó là gây dựng nhiều bạn bè.
Người Mỹ có can đảm chấp nhận kế hoạch Marshall, đem một lượng lớn GDP của họ để cho một Châu Âu đang hấp hối. Và như vậy, họ đã chỉ ra rằng đó là sự đầu tư tốt nhất trên thế giới.
Không có một quốc gia Châu Âu nào mà không trải qua thời kỳ đế chế, Sa Hoàng. Người Pháp và người Anh, người Bồ Đào Nha… và tất cả. Và điều gì đã xảy ra? Họ đã bị ném ra ngoài và không còn gì.
Nước Anh, một đế quốc lớn nhất, nơi mà mặt trời từng chưa bao giờ lặn, có tất cả các đại dương, và rồi người thổ dân da đỏ tốt bụng đã đuổi họ đi và không để lại gì cho họ, ngoài ba hòn đảo nhỏ, để rồi người Anh không biết phải làm gì.
Cuối cùng ông Peres chốt hạ một câu khiến ông Putin lặng người: “Tin tôi đi, kẻ thù và hận thù là tổn thất lớn nhất trong cuộc đời. Anh đang đầu tư vào sự ngu ngốc”.

Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2021

Cảm ơn anh, người thương binh VNCH




                                                           https://fb.watch/7OImrJQSPb/


Thông dịch viên từng cứu ông Biden bị bỏ lại ở Afghanistan - Source: Walll Street Journal

 

Bất lực vì không thể rời khỏi Afghanistan sau khi Mỹ hoàn tất chiến dịch di tản, thông dịch viên từng cứu ông Joe Biden năm 2008, đưa ra lời cầu cứu: "Đừng bỏ quên tôi ở đây".

Vào năm 2008, thông dịch viên Mohammed đã giúp giải cứu ba thượng nghị sĩ Mỹ mắc kẹt tại một thung lũng hẻo lánh ở Afghanistan sau khi trực thăng của họ buộc phải hạ cánh trong bão tuyết. Một trong ba thượng nghị sĩ này là ông Joe Biden, tổng thống Mỹ đương nhiệm.

Mười ba năm sau, thông dịch viên Mohammed đang gửi thông điệp cầu cứu đến Tổng thống Biden sau khi Mỹ hoàn tất quá trình di tản khỏi Afghanistan.

Chiến dịch giải cứu giữa bão tuyết

“Xin chào tổng thống, hãy cứu tôi và gia đình tôi”,  Mohammed nói với Wall Street Journal. Vì đang lẩn trốn khỏi Taliban nên ông Mohammed không tiết lộ họ tên đầy đủ.

“Đừng bỏ quên tôi ở đây”, Mohammed, 36 tuổi, gửi đi thông điệp cho Tổng thống Biden.

Mohammed đang cùng vợ và bốn người con tránh mặt Taliban sau khi nỗ lực rời Afghanistan của ông thất bại. Gia đình ông Mohammed nằm trong số những đồng minh Afghanistan bị bỏ lại sau khi Mỹ kết thúc chiến dịch quân sự kéo dài 20 năm ở nước này hôm 31/8.

Ngày 1/9, Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki đã gửi lời cảm ơn đến ông Mohammed vì những cống hiến của ông. Bà đồng thời cho biết Mỹ vẫn cam kết đưa các đồng minh Afghanistan di tản khỏi đất nước.

“Chúng tôi sẽ đưa ông đi”, bà Psaki phát biểu sau khi một phóng viên Wall Street Journal đọc thông điệp của ông Mohammed gửi Tổng thống Biden.

Ông Mohammed là thông dịch viên cho quân đội Mỹ vào năm 2008 khi hai trực thăng Black Hawk của nước này hạ cánh khẩn cấp xuống Afghanistan trong một trận bão tuyết mù mịt, theo lời các cựu quân nhân làm việc với ông Mohammed vào thời điểm đó.

Trên hai chiếc trực thăng bao gồm ba Thượng nghị sĩ Mỹ: Joe Biden, John Kerry và Chuck Hagel.

Trực thăng hạ cánh khẩn cấp xuống một thung lũng cách phi trường Bagram khoảng 32 km về phía đông nam.

Đây không phải khu vực thuộc quyền kiểm soát của Taliban song cũng không phải vùng không xảy ra chiến sự. Chỉ một ngày trước đó, Không đoàn 82 đã tiêu diệt gần 20 chiến binh Taliban trong một trận giao tranh lớn cách đó khoảng 16 km, 

Sau khi nhận được một cuộc gọi cầu cứu khẩn cấp, tại phi trường Bagram, ông Mohammed, thuộc nhân viên hợp đồng công ty quân sự Blackwater, đã cùng thành viên Lực lượng Vệ binh Quốc gia Arizona đang làm việc với Không đoàn 82 lái xe hàng giờ đồng hồ đến khu vực đồi núi lân cận để giải cứu phi hành đoàn.

Ba chiếc SUV của Blackwater đã băng qua lớp tuyết dày để tìm kiếm trực thăng gặp nạn. Matthew Springmeyer, người chỉ huy lực lượng an ninh của Blackwater trên trực thăng ngày hôm đó, cho biết các thượng nghị sĩ đã được cấp tốc đưa trở lại căn cứ của Mỹ cùng với đoàn xe.

Theo lời kể của trung sĩ Brian Genthe thuộc Lực lượng Vệ binh Quốc gia Arizona, ông Mohammed đứng gác cùng các binh sĩ Afghanistan ở một bên trực thăng trong khi các thành viên Không đoàn 82 bảo vệ phần còn lại.

Khi những người dân địa phương tò mò đến quá gần, ông Mohammed sử dụng một chiếc loa phóng thanh để cảnh báo họ lùi ra xa. Đội cứu nạn đã ở ngoài trời dưới thời tiết đóng băng trong khoảng 30 giờ đồng hồ.

Cống hiến quên mình

Theo trung sĩ Genthe, ông Mohammed đã làm việc tại một thung lũng khắc nghiệt trong thời gian dài. Một số binh sĩ nói rằng ông đã cùng họ tham gia hơn 100 cuộc giao tranh.

Những người lính tin tưởng ông Mohammed đến mức đôi khi họ giao cho ông vũ khí để phòng thân khi phải đến những khu vực nguy hiểm, theo trung sĩ Genthe.

“Sự cống hiến quên mình của ông ấy (Mohammed) cho quân đội chính là điều mà tôi trông đợi từ nhiều người Mỹ”, Trung tá Andrew R. Till đã viết vào hồ sơ xin Thị thực Nhập cư Đặc biệt của ông Mohammed hồi tháng 6.

Đơn xin thị thực nói trên không được duyệt sau khi công ty của ông Mohammed làm thất lạc hồ sơ cần thiết để hỗ trợ quá trình xét duyệt thị thực, theo trung sĩ Genthe.

Sau khi Taliban chiếm Kabul vào ngày 15/8, tương tự hàng nghìn người Afghanistan khác, ông Mohammed đã thử đến phi trường Hamid Karzai để được di tản khỏi đất nước. Tuy nhiên, ông bị lính Mỹ chặn lại. Họ nói rằng ông Mohammed có thể đi song vợ con của ông thì không.

Các cựu binh Mỹ đã gọi điện và kêu gọi giới lập pháp nước này giúp đỡ ông Mohammed. “Nếu chỉ có thể giúp một người Afghanistan, hãy chọn Mohammed”,  Shawn O’Brien, một cựu chiến binh Mỹ từng làm việc với ông Mohammed ở Afghanistan năm 2008, nói: “Anh ấy xứng đáng với sự giúp đỡ đó”.

Giờ đây, ông Mohammed đang ẩn náu. “Tôi không thể rời khỏi nhà”, ông nói. “Tôi đang rất sợ hãi”.

Sài Gòn năm 1975 khác với Kabul năm 2021 như thế nào? _ tác giả Nayan Chanda, Phan Nguyên dịch


Việt Nam vừa đón phó tổng thống Hoa Kỳ. Còn Taliban liệu có bao giờ đón nhận một nhà máy của Mỹ ở Afghanistan?

Khi Taliban giành quyền kiểm soát Kabul, các bình luận trên truyền hình liên tục đưa ra những so sánh với sự thất thủ của Sài Gòn. Những bức ảnh về những đoàn người tuyệt vọng chờ lên trực thăng Hoa Kỳ ở Sài Gòn vào tháng 4 năm 1975, và trực thăng Chinook bay lượn trên Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Kabul vào tháng 8 năm 2021, thực sự tạo ra ấn tượng về một sự giống nhau rất đáng chú ý. Nhưng sự tương đồng chỉ gói gọn trong những hình ảnh đó, và nỗi đau khổ của con người mà họ đại diện.
So sánh nông cạn này là một tiền đề sai lầm nếu muốn từ đó rút ra các kết luận chính trị. Những người tìm cách chạy trốn khỏi Việt Nam đang cố gắng thoát khỏi một tương lai chính trị chuyên chế, trong khi người Afghanistan lo sợ phải quay trở lại một quá khứ đen tối. Kế hoạch hiện đại hóa của chính phủ cộng sản Việt Nam cuối cùng bao gồm một vai trò lớn của Hoa Kỳ; nhưng đối với ý định của các nhà thần học trung cổ của Taliban, thì không phải vậy.
Chắc chắn, người Sài Gòn ban đầu lo sợ rằng các nhà cầm quyền cộng sản bảo thủ sẽ áp đặt một nền văn hóa khắc nghiệt. Quần bà ba đen sẽ thay thế quần bò được yêu thích; sơn móng tay và son môi, cùng những thứ tương tự, sẽ biến mất. Nhưng ngay sau đó, người Sài Gòn đã chế nhạo những người lính mà họ coi là “nhà quê”. Họ nhận ra rằng những người cộng sản Bắc Việt ghen tị với lối sống của miền Nam, và cũng muốn có một cuộc sống như vậy.
Sau chiến tranh, kế hoạch hiện đại hóa của Việt Nam mong chờ vào số lượng lớn viện trợ của Mỹ, và một nền kinh tế dựa trên công nghệ hiện đại. Thật vậy, trong ba năm đầu tiên sau chiến thắng, Hà Nội đã ráo riết tìm cách thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Dù các chiến lược gia Việt Nam vui mừng về chiến thắng lịch sử trước Mỹ, họ hiểu rằng mối đe dọa thực sự lâu dài đối với an ninh của họ lại đến từ Trung Quốc, phía bên kia biên giới.
Họ nắm rõ lịch sử của mình. Trung Quốc đã cai trị Việt Nam trong gần suốt thiên niên kỷ đầu tiên sau Công nguyên. Một nghìn năm tiếp theo được đánh dấu bởi những nỗ lực lặp đi lặp lại của Trung Quốc nhằm thiết lập lại quyền kiểm soát đối với đất nước này. Các nhà lãnh đạo Việt Nam kỳ vọng Washington sẽ vượt qua nỗi nhục của sự thất bại, và đánh giá đúng vai trò truyền thống của Việt Nam, nước mà Richard Nixon từng gọi là “nút chai trong cái lọ của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc”.
Nhưng bị quyến rũ bởi ý tưởng về một Trung Quốc hiện đại hóa, Jimmy Carter và cố vấn an ninh quốc gia của ông, Zbigniew Brzezinski, đã coi Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình như một đối trọng với Liên Xô. Không có gì ngạc nhiên khi Hà Nội sau đó quay sang Moskva do phải đối mặt với mối đe dọa nhãn tiền, gây ra bởi một Khmer Đỏ do Trung Quốc hậu thuẫn ở Campuchia, dẫn đến một thập niên xung đột kéo dài giữa hai quốc gia Đông Dương này.
Sự sụp đổ của Liên Xô đã làm thay đổi các tính toán lợi ích của Mỹ. Bây giờ, Mỹ cần một đối tác chiến lược để ứng phó với Trung Quốc, và giá trị của Việt Nam đã trở nên rõ ràng.
Không thể có hình ảnh nào minh họa cho điều đó tốt hơn chuyến thăm của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris tới Việt Nam ngay sau khi sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Afghanistan sụp đổ. Khi có mặt ở Hà Nội, bà kêu gọi Việt Nam, đất nước đã đánh bật Mỹ 46 năm trước, hãy thiết lập một mối quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ.
Trong khi Taliban đưa ra hạn chót cho sự ra đi của người Mỹ, người Việt Nam lúc đầu cảm thấy vui mừng khi người Mỹ rời đi, nhưng sau đó lại mong muốn chào đón người Mỹ trở lại với tư cách là các đối tác kinh tế và đối tác liên chính phủ.
Trong năm nay, Intel đã tăng mức vốn đầu tư vào Việt Nam thêm nửa tỷ đô la, bổ sung cho số vốn đầu tư ban đầu là 1 tỷ đô la Mỹ vào năm 2006. Coca-Cola bắt đầu đầu tư vào Việt Nam vào năm 1994, và ngày nay các sản phẩm của họ đã có mặt ở khắp mọi nơi trên cả nước. Và vào ngày 25 tháng 8, Harris đã khai trương tại Hà Nội văn phòng khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ.
Trong khi Taliban tiếp tục chính sách tàn bạo của họ - và sẽ là viễn vông nếu hình dung một thực tế khác - tôi chợt nhớ về một trải nghiệm rất khác ở Sài Gòn vào năm 1975, nơi tôi từng là phóng viên của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông.
Vào ngày 1 tháng 5 năm đó, tôi đang chuẩn bị ăn sáng sau chuỗi những đêm mất ngủ và những ngày đưa tin căng thẳng. Bản tin của tôi ngày hôm trước là bản tin cuối cùng của một phóng viên nước ngoài phát đi từ Sài Gòn, trước khi Bắc Việt cắt đứt đường dây điện tín nối với thế giới bên ngoài. Có tiếng gõ cửa. Bên ngoài căn hộ của tôi là một người lính Việt Nam mặc quân phục xanh, thường được gọi là bộ đội, mang theo một khẩu súng lục lớn.
Giật mình, tôi mời anh ta vào nhà để anh ta kiểm tra xem tôi có chứa chấp người lính chế độ cũ nào không. Anh ta rõ ràng là thất vọng và xấu hổ vì không tìm thấy ai. Nhưng tôi không thể không chú ý đến ánh mắt thèm thuồng của anh ta khi trông thấy những quả trứng và bánh mì trên quầy bếp của tôi.
Anh ta đồng ý nhận lời mời ở lại ăn sáng với tôi. Trong khi vị khách bất ngờ của tôi, một người lính Việt Cộng thường khiến người ta sợ hãi, bỏ súng xuống và ăn ngấu nghiến đĩa trứng tráng ngon lành, tôi đưa cho anh ta xem số tạp chí mới nhất của tôi mà tôi mới nhận được từ Hồng Kông.
May thay, ảnh bìa tạp chí có hình các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc trên nền một bức tranh lớn của Vladimir Lenin. Chàng thanh niên Việt Cộng không nhận ra Mao Trạch Đông hay Chu Ân Lai, nhưng đột nhiên phát hiện ra Lenin và hào hứng kêu lên: “Lenin, Lenin!”. Anh ta siết chặt hai tay tôi cảm ơn trước khi rời đi. Ngay trong sào huyệt của kẻ thù là Sài Gòn, anh ta nghĩ rằng mình đã tìm được một đồng chí.
Tôi nhớ lại câu chuyện này khi đọc tin về việc Taliban khám xét từng nhà để lùng sục những kẻ ngoại đạo. Không gì có thể cho thấy sự khác biệt giữa những kẻ thù mà Hoa Kỳ phải đối mặt ở Afghanistan và Việt Nam rõ ràng hơn thái độ của cả ba đối với lịch sử tri thức.
Nước Mỹ đi theo ánh sáng của John Locke; Việt Nam, ít nhất là về mặt hình thức, đi theo tư tưởng của Georg Wilhelm Friedrich Hegel thông qua Karl Marx; hai quốc gia có thể tranh cãi nhau về các đường hướng của tự do, nhưng cả hai đều muốn tận tâm mang đến cho người dân của mình một cuộc sống hiện đại. Trong khi đó, Taliban muốn trở lại quá khứ Ả Rập từ 1.400 năm trước.
Những gì diễn ra sau chiến thắng của những người cộng sản ở Việt Nam, và những điều có thể xảy ra sau khi Taliban giành chiến thắng, đều bắt nguồn từ sự khác biệt cơ bản này.
(*) Nayan Chanda, cựu biên tập viên của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông và biên tập viên sáng lập của YaleGlobal Online. Hiện là phó giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Ashoka ở Haryana, Ấn Độ.

Sài Gòn, Kabul và Nồi Canh Chua Của Má - Tác giả Minh Lý

 

Má tôi nấu canh chua cá kho tộ ngon nhất đời… chúng tôi. Ăn gì ăn, đi đâu đi, rồi cũng lại thèm canh chua cá kho Má nấu. Má là “dân miền Nam” thứ thiệt, con gái Long An, lấy chồng Sài Gòn, sống nửa đời ở Sài Gòn rồi qua nửa vòng Trái đất đến Sài Gòn Nhỏ (Little Saigon) sống ở miền Nam California tới giờ.
Mà ở đâu Má cũng nấu canh chua.
Canh chua cũng là món Ba chúng tôi ưa thích. Hồi trước 1975, mỗi lần nghỉ phép về lại Sài Gòn, ông sĩ quan ấy chỉ mong sà vào mâm cơm của vợ với món canh chua nóng hổi ngào ngạt, sà vào cái tình gia đình chồng vợ ấm áp giữa tháng năm chiến tranh sống chết điêu linh. Tháng Tư năm 1975, ông đã từ chối những cơ hội di tản mà một sĩ quan cấp tá như ông có thể có được. Ông nghĩ đến cha mẹ anh em dòng họ, người Mỹ bỏ đi nhưng mình làm sao bỏ đi, nhà mình đây, vợ con mình đây, canh chua cá kho mình đây…
Ngày 30 Tháng Tư chúng tôi ngơ ngác trước những ồn ào thay đổi ngoài đường, nhưng trong nhà lại vui vì đã có Ba về. Ba về hẳn. Chúng tôi luôn thèm Ba, những đứa con của lính trận xa nhà luôn thèm có Ba. Tôi đi theo hít hà mùi áo Ba. Ba mặc áo sơ mi quần tây, đeo mắt kính, nhìn như thầy giáo, đó cũng là mơ ước lớn nhất của ông, sẽ có ngày được giảng dạy ở trường quốc gia hành chánh.
Ngày 30 Tháng Tư 1975 đó, chúng tôi đã không ra đi, khi người Mỹ cuối cùng rút khỏi Sài Gòn.
Ngày 30 Tháng Tám 2021 này, Má ngồi trước màn hình tivi ở nhà đứa con trai út ở North Carolina, như hàng tỷ người trên thế giới đang theo dõi những giờ phút cuối cuộc rút quân “khó khăn và đau đớn” của quân đội Mỹ ở sân bay Kabul. Chiến dịch quân sự kéo dài 20 năm của quân đội Mỹ tại Afghanistan đã kết thúc với hình ảnh Thiếu tướng Christopher Donahue trong quân phục dã chiến, xách súng carbine M4, bước lên chiếc vận tải cơ C-17 cuối cùng rời sân bay Kabul lúc 15:29 ngày 30 Tháng Tám.
Chín năm trước, con trai út của Má, Trung tá Nhựt Lý, cũng từ sân bay Kabul này rời Afghanistan, sau chín tháng đóng quân ở đây. Chín năm trước, má cũng tiễn con đi và đón con về từ chiến trường Afghanistan bằng bữa cơm canh chua cá kho của Má. Còn Má trong chín tháng con trai ở Afghanistan đó, bà chỉ ăn chay, và niệm Phật hàng đêm. Để cầu mong con và đồng đội của con được nguyên vẹn trở về.
Nên hôm nay khi nhìn những người lính Mỹ cuối cùng rời sân bay Kabul, Má nhớ ngay cái cảm giác của chín năm trước. Má đã mừng tủi thế nào khi nhận được tin Nhựt đã trở về Mỹ an toàn, vào cái năm thứ 12 của cuộc chiến đã lấy đi sinh mạng của 2,000 lính Mỹ ở thời điểm ấy. Ngày hôm đó, Má đến trước tấm ảnh Ba, thầm thì: Anh à, con đã về!
Con về với Má, nhưng Ba thì không về nữa sau cái ngày xách túi nhỏ với mấy bộ đồ tập trung lên phường đi “học tập cải tạo” vào Tháng Sáu 1975. Hai năm sau, năm 1977, Ba mất trong trại tù cải tạo ở vùng rừng núi Hoàng Liên Sơn. Mãi một năm sau đó giấy báo tử mới đến nhà. Ngày Ủy ban phường gọi lên “có việc”, Má dắt theo Út Nhựt, Má đã linh tính chuyện không lành (vì họ không nói rõ lý do gọi). Đi tới đầu hẻm thấy có con mèo nằm chết, bỗng nhớ ra Ba tuổi Mão, Má thất thần, đến lúc nhận giấy báo tử của Ba thì bà ngất luôn. Thằng Nhựt lúc ấy mới năm tuổi. Sau ngày đó, nó nhất định không bao giờ chịu đi ngang Uỷ ban phường nữa: “Chỗ đó người ta giết ba con!”
Ba chúng tôi đã vĩnh viễn không thể về ăn những tô canh chua Má nấu sau ngày hòa bình, khi tiếng súng đã ngưng. Ông nằm lại trong một gò đất hoang vu ở một nơi rất xa Sài Gòn, trên giải đất hình chữ S đã được nối liền. Bảy năm sau đó, má con tôi cũng phải ra đi khỏi giải đất hình chữ S thân thương ấy, vì không thể nào tiếp tục sống ở đó. Bởi tôi chắc chắn không bao giờ vào được đại học với cái lý lịch “nguỵ quân” xếp hạng tận cùng thứ 15, thằng út em tôi có những ngày bị đói đến lả người. Má tôi gầy gò như một nhánh cây khô trĩu nặng năm đứa con thơ tương lai mờ mịt. Nước Mỹ, sau cuộc chiến 20 năm ở Việt Nam, đã đón nhận chúng tôi, vợ con một cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa.
Nước Mỹ hôm nay, một lần nữa, lại vừa rút ra khỏi cuộc chiến 20 năm ở Afghanistan, cuộc chiến được coi là dài nhất lịch sử Mỹ. Cũng trong những ngày cuối Tháng Tám, chúng tôi nhìn lên màn ảnh tivi, nhìn những gương mặt người trong cơn di tản, những cột khói bốc lên, những chuyến bay cuối cùng rời khỏi đường băng,
nhớ 30/4,
nhớ Ba,
nhớ cả hành trình của gia đình,
nhớ cả oan khiên của dân tộc.
Má bây giờ vẫn nấu canh chua cho thằng Út, một trung tá quân đội, trong những bữa cơm chiều ở nhà nó. Thằng Út của Má ngày 30 Tháng Tư 1975 chỉ mới vừa ba tuổi. Lúc Ba chúng tôi mất, nó còn chưa kịp có ký ức nào về Ba ngoài cái trụ sở Ủy ban phường ngày nó theo Má lên đó nhận giấy báo tử. Thế rồi sang đây nó lại theo nghiệp nhà binh. Nó học rất giỏi, vừa đi lính vừa lấy bằng đại học về ngôn ngữ rồi lấy bằng bác sĩ. Nó hiền như củ khoai, chưa bao giờ nghe nó nói một lời thù hận nào, không biết nó có còn nhớ cái Ủy ban phường đó không, bởi không thấy nó nhắc gì trong những lần về Sài Gòn cùng đoàn thiện nguyện “Project Vietnam” có ghé thăm nhà cũ ở khu chung cư Nguyễn Thiện Thuật…
Năm tháng qua đi, những cuộc chiến qua đi, chỉ còn lại Má tôi, với nồi canh chua, ngồi lại. Cuộc chiến Việt Nam, rồi cuộc chiến Afghanistan, bà đều tiễn chồng rồi tiễn con đi vào nơi khói lửa, với nồi canh chua ấy. Cái dáng cần mẫn gọt bạc hà, lặt ngò ôm, dằm me, rửa cá… chuẩn bị cho nồi canh chua trong bữa cơm đưa tiễn của một người vợ, một người mẹ – giá mà tôi có thể vẽ lại được, tạc lại được. Như tạc về một thân phận Việt Nam trong cơn biến loạn lịch sử từ cuối thế kỷ trước đến đầu thế kỷ này.
May mắn là tôi đã kịp lưu lại tấm ảnh chụp bữa cơm gia đình trong ngày tiễn Nhựt chuẩn bị sang Afghanistan (Tháng Ba 2012) từ Yahoo Blog. Tô canh chua giữa mâm, bàn tay cầm đũa của Nhựt, và mái tóc trắng phau của Má nơi góc bếp, ở đó, mãi đó.

Giới Thiệu Địa Điểm Đặt Tượng Đài Tái Chiếm Cổ Thành Tại San Jose





Góc Nhìn Andrew Lê: Thấy gì từ thông điệp của Tổng thống Biden sau khi rút quân Mỹ khỏi Afghanistan





Thỏa Thuận Hòa Bình Thứ Tư, Nửa Đường Tan Tác ... - Tác giả Vĩnh Tường





Huỳnh Phi Tiễn hát Rừng Lá Thấp, nhạc Trần Thiện Thanh





Private Spaceflight Companies Deliver for NASA





At War's End, Retired Army Officer Tells VOA US 'Overextended' Stay in Afghanistan





Moving Fingers, Rotating Wrists: Advances in Prosthetics Improve US Veterans' Lives





Flash flooding from storm Ida in New York and New Jersey kills nine





How Paralympic hand-cycling saved my life





Millions in US at risk of eviction after federal ban overturned





Các dự án "thực dân" của tàu cộng bị tấn công ở Pakistan





Qatar: Thế trung gian tế nhị giữa Taliban và phương Tây





Các thủ lĩnh thật sự của Taliban là ai ?





Afghanistan : Nguy cơ "dịch chuyển quyền xin tị nạn" ra ngoài Châu Âu





Đồng Nai: Phát hiện 21 ca nhiễm Kung Flu tại trại giam B5.





“Giữa Việt Nam & Tàu, tôi chọn vắc-xin Việt Nam”





Cà Mau: khiêng người từ chối xét nghiệm Kung Flu





Cuộc sống của người Hà Nội trong phong toả





Thứ Năm, 2 tháng 9, 2021

Bầu cử Dân biểu Hạ Viện năm 1971 dưới thời VNCH





Khen thưởng cái hũ kèm với cái vỗ vai- Tác giả Nguyễn Tuấn

 


Thường thì những người này (nhận cái hũ) được tuyển chọn cẩn thận mới xuất hiện trên đó và được vỗ vai.

Có vài buổi họp mà tôi may mắn được dịp quan sát (không chánh thức đâu) thì thấy họ làm theo kiểu 'organized consensus'. Vào đầu, một ông lãnh đạo chánh trị phát biểu về một vấn đề; kế tiếp là có một 'agitator' Việt kiều phát biểu một giải pháp mà lãnh đạo muốn nghe. Người này được chọn cẩn thận và được lãnh đạo chỉ đích danh xin ý kiến. Tiếp theo agitator là nhiều Việt kiều khác nói theo và vỗ tay, mà chúng ta hay biết là 'cheering squad'. Còn ai nghĩ khác thì ... im lặng. Thế là có đồng thuận. Đồng thuận cao. Sau đồng thuận cao là các vị Việt kiều được ban ân huệ bằng cái vỗ vai của lãnh đạo chánh trị.

Trong thực tế, hàng triệu người có bằng cấp đại học -- trong cũng như ngoài nước -- chỉ ru ngủ với nhau mà thôi. Có những Việt kiều về Việt Nam để tìm cái danh và cái lợi, như đòi hỏi phải có chức vụ gì đó trong bộ máy quản lí. Không được chức vụ đó thì họ quay sang giận dỗi. Họ hay phụ hoạ quan điểm của chánh phủ (ví dụ như câu chuyện đặc khu kinh tế và dịch bệnh). Họ hay ru ngủ với nhau là 'chỉ quan tâm đến chuyên môn' hay 'thể chế nào cũng được miễn là an dân'. Họ chẳng làm cái gì để đánh thức xã hội vốn là vai trò của một trí thức đúng nghĩa.

Mà, nói cho ngay, trí thức theo nghĩa 'public intellectual' khó tồn tại ở các nước như Việt Nam. Xã hội Việt Nam từ ngàn đời xem trọng trạng thái 'tĩnh' và ổn định, mà trí thức thì lúc nào cũng thách thức trạng thái tĩnh, nên họ trở thành cái gai trong giới cầm quyền. Những trí thức đích thực ở Việt Nam (không nêu tên) là những trường hợp minh chứng cho sự khó tồn tại của giới trí thức trong xã hội Việt Nam.

British passport delay blamed for baby stranded in Kabul





The Taliban government in Afghanistan could be announced in days





US Supreme Court refuses to block Texas abortion law





Giáo dục Việt Nam sẽ 'chung sống' thế nào với Covid-19 trong năm học mới? -





Thịt ‘chay’ được ưa chuộng tại Mỹ





Thuê … robot





Thời đại mới của Afghanistan: Dân xếp hàng rồng rắn, giá cả leo thang





Sài Gòn hứa giảm tiền nước cho hộ nghèo giữa dịch Covid





Cách xử trí với Kung Flu và dùng bình oxy tại gia





Gia đình diều hâu xây tổ giữa trung tâm Manhattan, thành phố New York





Việc ông Bùi Văn Thuận bị bắt, qua lời kể của người thân, ra sao?





Khởi tố phụ nữ cởi đồ trốn cách ly COVID-19





Hà Nội: Hơn một ngàn người bị đưa đi cách ly tập trung trong đêm.





Thu, nhạc Vivaldi





Văn Quân hát Nhặt Cánh Sao Rơi, nhạc Vũ Thành





Vì sao nhiều điệp viên, biệt kích VNCH bị bắt khi ra miền Bắc? - Tác giả Đặng Chí Bình

 

"Đây là một vấn đề rất lớn và nếu không chi tiết thì khó có câu trả lời rõ ràng. Ngay trong thời gian tôi còn ở trong tù, rất nhiều người là tù nhân ở miền Bắc như các ông Nguyễn Chí Thiện nhà thơ hay còn biết đến là 'ngục sỹ', rồi ông Kiều Duy Vĩnh, hay ông Nguyễn Văn Tiến, cựu Chủ nhiệm tờ báo Le travail ở Pháp, bạn cũ của ông Phạm Văn Đồng và nhiều bạn tù khác đã hỏi tôi:

"Tại sao, rất nhiều toán biệt kích nhảy dù hay điệp viên thâm nhập ra miền Bắc Việt Nam đều bị bắt? Họ hỏi thế vì họ cho là tôi ở miền Nam, có hiểu biết tương đối một chút về hệ thống ở miền Nam.

"Không gì bằng thực tế kiểm nghiệm, chính tôi đã tìm hỏi thăm đến 5 toán biệt kích khác nhau mà thời gian, không gian họ đổ bộ ra miền Bắc khác nhau để tìm hiểu.

"Phải nói ngay là ở trong tù, nếu người ta không tin mình, không bao giờ họ trả lời vì họ sợ hiện tượng chỉ điểm báo cáo lại với cán bộ trại giam.

"Khi tôi hỏi họ: vì sao toán của anh bị bắt, liệu anh có biết gì về toán trước các anh ra miền Bắc đã bị bắt không, thì câu trả lời tôi nhận được đại lược như thế này, miền Bắc có thể đã bắt được những người thâm nhập, rồi khai thác, kể cả họ khai thác qua đường mật mã, khá hiệu quả.

Cựu điệp viên VNCH Đặng Chí Bình kể về điệp vụ ở Hà Nội
"Miền Bắc cũng nói họ có các điệp viên cài cắm trong lòng chính quyền và các cơ quan cấp cao chính quyền ở miền Nam. Cộng sản miền Bắc nói là có người ở trong phủ Tổng Thống Việt Nam Cộng hòa, có các điệp viên như Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Xuân Ẩn, hay lãnh đạo đường dây Mười Hương v.v...

"Tuy nhiên, tôi cho rằng họ cũng huyền thoại hóa các nhân vật của họ hay cường điệu lên so với sự thực, thực tế mà thôi.

"Một nguyên nhân khác, theo sự hiểu biết của tôi, từ tiền cổ của loài người không có một chế độ nào quản lý chặt con người như chế độ Cộng sản. Ai cũng trong đoàn thể từ 5-6 tuổi trở lên, từ khi còn đang là nhi đồng, thiếu nhi, đội viên đã bị quản lý, rồi họ quản lý cả vợ chồng, con cái, ông bà...

"Sự quản lý chặt chẽ này, cộng với theo dõi của công an, mật vụ gây ra nhiều khó khăn cho các hoạt động thâm nhập, trong khi đó miền Nam với chế độ tư bản phần nào tương đối tự do, người dân ở thành phố nào, làm gì, do quyền riêng tư, rất khó ai biết hết.

"Ở các chế độ cộng sản, người ta theo dõi rất chặt chẽ, có lẽ chưa có nước nào có đảo chính ở các xứ cộng sản cai trị cả. Ngược lại, dưới chế độ tư bản tự do thì con người có quá nhiều quyền lợi tự do được bảo đảm, trong đó có các quyền tự do về riêng tư, thông tin cá nhân, gia đình v.v...

"Còn về việc các điệp viên Việt Nam Cộng hòa bị bắt ra sao, thế nào, đây là câu hỏi tế nhị, tôi không thể trả lời, nhưng cũng cần biết là công tác đào tạo, huấn luyện điệp viên thường là đơn độc, chúng tôi gọi là nghề 'hang một lỗ', chỉ có một người, một tuyến, nên cũng khó ai biết ai," ông Đặng Chí Bình, người từng bị tù ở miền Bắc Việt Nam trong 18 năm từ 1962 và bị quản chế nhiều năm trước khi vượt biên và đến Mỹ định cư nói với BBC.

Vì sao muốn công bố hồi ký bằng tiếng Anh?

Trận tập kích của Hoa Kỳ và VNCH xuống một trại tù binh Mỹ ở Sơn Tây, Bắc VN 21/11/1970 đã không cứu được ai vì trại đã được di chuyển

Tác giả hồi ký 'Thép Đen' cho biết ông đang có các bước chuẩn bị để cuốn hồi ký được dịch và xuất bản sang Anh ngữ, mặc dù trước đây ông đã từng từ chối và ông cho biết lý do:
"Trước đây tôi tình cờ viết cuốn hồi ký của cuộc đời điệp viên của tôi, nhưng tôi không ngờ là sau khi cuốn sách gồm bốn tập ra mắt công chúng, lại nhận được sự quan tâm và tìm đọc nhiều đến vậy, nhưng đúng là tôi thuộc lớp các nhân viên tình báo đầu tiên được tung ra miền Bắc và ngồi tù rất lâu, nhiều năm trước cả khi có các tù nhân là các thành phần quân cán chính đầu tiên đi 'học tập, cải tạo' ở trong nước và ra miền Bắc, trong đó có rất nhiều sỹ quan cao cấp mà tôi có thể nhắc đến tên như là Tướng Lê Minh Đảo hay nhiều vị khác.

"Ngay từ năm 1990, sau khi những cuốn sách đầu tiên xuất bản, một dịch giả người Mỹ là ông Sedgwick Tourison, đã tự ý dịch tập 1 và 2 Thép Đen, rồi mời tôi đến Maryland ở Washington D.C. ký hợp đồng để dịch cuốn sách với nhà Xuất bản Random House.

"Phó Giám đốc, Chủ tịch nhà xuất bản này, ông Owen A. Lock sau đó hai tuần có gọi điện thoại cho tôi, bày tỏ muốn xuất bản cuốn sách với tên gọi "The Black Steel", với số lượng xuất bản lần đầu là 150.000 bản sách mỏng mà tiếng Mỹ gọi là paperback.

"Tôi vẫn còn giữ lá thư đề nghị của NXB Random House, nhưng tại thời điểm đó tôi đã từ chối, do họ đề nghị trong 84 chương, chỉ dịch và in 43 chương. Với tôi từng chương của cuốn sách là từng chương cuộc đời của tôi, không thể rút gọn được mà không làm thay đổi đi ý nghĩa của câu chuyện và các số phận, con người, thân phận đất nước Việt Nam có tôi ở trong đó."

"Tuy nhiên, nay đã ở tuổi xế chiều, tôi năm nay đã 89 tuổi, trong khi vẫn còn minh mẫn, tôi suy nghĩ lại và thấy rằng qua mấy chục năm, cuốn hồi ký Thép Đen của tôi vẫn còn có giá trị với độc giả, như nhiều độc giả cũ và mới vẫn liên lạc với tôi và cho biết, chính quyền cộng sản ngày nay vẫn sử dụng các thủ đoạn gian xảo, tôi cần phải cho giới trẻ và các bạn đọc trong đó có công chúng nước ngoài biết sự thật về họ.

"Tôi cũng xin nói thêm là trước và trong khi viết Thép Đen, tôi đã không ngừng muốn tìm hiểu và kiểm chứng các sự thật, kể cả tìm hiểu ngọn nguồn về chủ nghĩa cộng sản. Bản thân tôi đã có 6 chuyến đi Âu châu tìm hiểu, trong đó tôi đã trực tiếp sang thăm nhà lưu niệm của Karl Marx ở thành phố Trier tại Tây Đức, nay là CHLB Đức, tôi cũng tới cả Thiên An Môn, Bắc Kinh, rồi tiếp xúc nhiều người khác nhau từ Bắc và Nam Việt Nam thuộc nhiều tầng lớp và thế hệ để tai nghe mắt thấy nhiều sự việc, cũng như lắng nghe quan điểm của mọi người."

Nhắn nhủ gì cho thế hệ trẻ mai sau?

Khi được hỏi có điều gì muốn nhắn nhủ cho các thế hệ sau của người Việt tại Việt Nam và hải ngoại, nhất là hướng tới tương lai của Việt Nam, nhân dịp này tác giả Thép Đen, cựu điệp viên Đặng Chí Bình đáp:

"Đây là một câu hỏi rất giá trị, tôi cũng muốn qua cuốn hồi ký của mình, mà nếu có một thông điệp vào thời điểm này trong một chương mới, tôi xin có một vài điều muốn nói.

"Trước tiên, tôi là một cựu điệp viên Việt Nam Cộng hòa, sinh năm 1933, có quê quán gốc tại miền Bắc Việt Nam, được đi học qua mấy chế độ ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh, vì số phận và nghề nghiệp, tôi đã hai lần chết hụt ở trong tù, đã trải qua rất nhiều điều kinh khủng khi bị giam cầm từ biệt giam trong xà lim, tới hầm biệt giam cầm cố dưới mặt đất tại Hỏa Lò, cho tới trải qua chế độ gần như là khổ sai chung thân ở miền Bắc Việt Nam khi đó, lại bị quản chế khắc nghiệt trong đói rách, nghèo nàn, bị kỳ thị, theo dõi khi ra tù, rồi bị tước nhiều quyền cơ bản kể cả danh dự, tự do và quyền nhân thân, đến nỗi phải bỏ bố mẹ già mù lòa, bỏ vợ trẻ con thơ vượt biên, đào thoát... "Nhưng bây giờ, trong rất nhiều điều muốn nói lại với thế hệ trẻ là các bạn trẻ Việt Nam ở trong nước và hải ngoại, tôi chỉ muốn chia sẻ với các bạn, các em một vài điều giản dị thế này.

"Các bạn hãy luôn tin vào bản thân là chính, đừng trông chờ phép mầu, kể cả với trời đất, với các đức Phật, Chúa, chúng ta có thể cầu nguyện, nhưng chính chúng ta phải cố gắng hết khả năng mình, trước khi trông chờ bên ngoài.

"Một điều khác rất quan trọng, ấy là cần chăm chỉ, siêng năng, đừng bao giờ lười biếng, cuộc đời luôn thay đổi, anh chị em luôn cần kiểm điểm lại mình đã siêng năng, nỗ lực đầy đủ chưa, ngay cả tôi, người mà đã từng là học sinh, là thợ bạc ở Hà Nội, học viên ở miền Nam, được đào tạo nghề điệp viên, qua Mỹ tự học và đào tạo lại qua nhiều nghề kỹ thuật để có chứng chỉ chuyên môn đàng hoàng làm việc, vẫn thấy mình chưa đủ chăm chỉ thời kỳ trước đây khi trẻ, bởi vì nếu quyết tâm kiên trì từ nhỏ, nếu tôi muốn học để thành bác sĩ, kỹ sư, giáo sư...với nỗ lực và chăm chỉ hơn, tôi và mọi người đều sẽ có thể đạt.

"Cuối cùng, tôi thấy rằng có thể có rất nhiều sự việc về chưa thể thấy hết ngay được qua Thép Đen, nhưng tôi tin các nhà giam, trại tù của thế giới sẽ thay đổi nếu cuốn hồi ký của tôi một ngày được xuất bản bằng Anh ngữ để đến với độc giả, công chúng quốc tế, để chẳng bao giờ tại Việt Nam hay thế giới lại còn phải trông thấy và trải qua những Hỏa Lò, Chí Hòa và hàng trăm địa ngục trần gian là các nhà tù, trại giam của người cộng sản đối xử với dân, với đối thủ và với các tù nhân của họ như thế nữa,"