khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2020

Scorpions - Wind Of Change





Ai Ăn Giò Cháo Quảy Hôn?


Du tạc quỷ , giò cháo quẩy hay dầu cháo quẩy xuất phát từ Trung Quốc , là một món ăn phổ biến ở Châu Á

Bột mì nặn thành hai thanh dài hơn một gang tay ép dính vào nhau , chiên trong một chảo dầu . Giò Cháo Quẩy ăn bùi, lạt , giòn và ngon miệng . Có thể ăn riêng hoặc ăn với phở, bún, miến, mì, cháo...

Du tạc quỷ ( phiên âm Hán Việt ) có nghĩa là quỷ sứ bị chiên bằng dầu. Theo truyền thuyết Trung Quốc vào thời Tống , bắt nguồn từ câu chuyện Nhạc Phi, nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử quân sự Trung Quốc (1103 – 1142), bị hai vợ chồng bán nước Tần Cối và Vương thị gièm pha , hãm hại, nhằm dâng nước Tống cho nước Kim .

Căm ghét điều này, người dân Trung Quốc làm một món ăn gồm hai viên bột dài giống hình người được chiên kỹ trong dầu, tượng trưng cho hình tượng vợ chồng Tần Cối là hai quỷ sứ bị chiên trong vạc dầu ở địa ngục.

Đến đời Tống Minh Tông, mọi chuyện sáng tỏ, Nhạc Phi được minh oan, và đem hài cốt về chôn , lập miếu thờ tại Hàng Châu. Người dân Trung Quốc làm hai pho tượng bằng gang theo hình vợ chồng Tần Cối , đặt quỳ tạ lỗi trước mộ, trong khuôn viên miếu Nhạc Phi.

" Bao nhiêu năm đă trôi qua ,mặc cho khuyến cáo không xâm phạm di tích lịch sử nhưng lòng căm thù vẫn chưa nguôi, những người tới viếng mộ Nhạc Phi thường nhổ nước bọt hoặc cầm dùi đập vào đầu tượng cho hả giận "

Mới hay quốc gia nào cũng thế , kẻ bán nước hại dân, dù có chết đi, ngàn năm sau vẫn bị người đời phỉ nhổ


Luận Anh Hùng Chốn Đáy Quần Thoa - Tác giả Ls Đặng Đình Mạnh


Một bạn cười hinh hích cho tôi xem đoạn chat khá bỗ bã trong group giữa các quý cô với nhau. Một cô: "Nó khác gì nhau mà trả đến 30k?", cô kia: "Chắc dát vàng!", một cô khác: "Có cẩn ngọc không chừng?" rồi đồng loạt gởi mặt cười ha hả. Thoạt xem là biết ngay họ đang phiếm về câu chuyện 30K/shot/rùng mình 5 giây.

Nếu chat cùng, thì chắc tôi sẽ góp chuyện bằng câu tục ngữ của ông bà ta ngày xưa thường hay nói trong những trường hợp tương tự: "Tắt đèn, nhà ngói như nhà tranh" cho hợp ý với các cô. Nhưng bất chợt, tôi nhớ một câu chuyện được đọc đâu đó, đại loại :

Thời thuộc Pháp xảy ra nạn cát cứ tại một số tỉnh miền Tây Nam bộ. Một trong số thủ lĩnh cát cứ ấy rất mê các tuồng tích Tàu. Một hôm, ông cho rước gánh hát về diễn vở Phàn Lê Huê. Theo điển tích, Phàn Lê Huê là tiên nữ bị đày xuống hạ giới, xinh đẹp không bút nào tả xiết. Tuy là nữ giới, nhưng cô ấy lại là người văn võ song toàn, tài trí hơn người.

Đêm ấy, đúng lúc gánh hát đang diễn cảnh cao trào, Phàn Lê Huê trong giáp bào sáng loáng, thét xua quân tiến công … thì ông thủ lĩnh ấy khoát tay yêu cầu ngưng diễn rồi cầm tay cô đào còn mặc nguyên giáp bào, chiến mão đưa vào buồng trong để động phòng. Tàn cuộc, ông lại cầm tay đưa cô đào ra sân khấu diễn tiếp phần còn lại.

Rõ ràng, ông thủ lĩnh kia là tay chơi cầu kỳ chứ chẳng phải đùa. Ở vị thế hùng cứ một phương, một tay ông đã từng lắc vú không biết bao nhiêu thôn nữ trong vùng. Cho nên, nếu có phóng túng cợt nhả thêm một cô đào hát cũng là chuyện thường tình. Tuy nhiên, ông lại chọn thời điểm phóng túng khi cô ấy đang tỏa sáng nhất trong vai diễn là cả một sự cầu kỳ trong cách chơi bời. Trong tâm tưởng, ông ấy không động phòng với một cô đào hát bình thường phải rày đây mai đó kiếm cơm độ nhật, mà là đang động phòng với một tiên nữ, một nữ tướng Phàn Lê Huê tài sắc vẹn toàn có đến hàng vạn đàn ông say mê điếu đổ từ suốt bao nhiêu thế kỷ trước đó.

Cho thấy, câu tục ngữ "Tắt đèn, nhà ngói như nhà tranh” có vẻ như không đúng. Vì lẽ, nếu đúng "nhà ngói như nhà tranh", thì phụ nữ hết thảy đều như nhau, đàn ông đã không cầu kỳ phải lựa chọn "chọn vợ nơi chốn chợ đông" nữa. Và kể cả thuê bạn tình tìm cái rùng mình 5 giây, thì họ cũng đâu phải kỳ công vung tay ra đến vài K hoặc 30K để chỉ thuê tạm một chân dài, một người mẫu, một hoa hậu hoặc thậm chí, một tiên nữ Phàn Lê Huê kiều diễm huyền thoại ?!

Nhà ngói là nhà ngói, nhà tranh là nhà tranh và nếu là căn hộ penthouse thì giá phải là 30K. Đó chính là cách chơi cầu kỳ để mua cảm giác đẳng cấp dát vàng, cẩn ngọc tuyệt độc chẳng phải ai cũng có. Có điều, tuyệt độc có thể là độc nhất, có thể là độc đáo và cũng có thể là độc địa vô chừng ...

Người Lớn Tuổi sẽ cải thiện trí nhớ nếu chịu khó lên mạng Internet.


Nghiên cứu cho thấy người cao niên sẽ cải thiện trí nhớ nếu chịu khó lên mạng Internet. Người lớn tuổi sử dụng máy điện toán thì tốt cho tri­ nhớ chứ không có hại

Theo kết quả nghiên cứu được trình bày tại cuộc hội thảo thường niên của Hội Society for Neuroscience thì người cao niên có thể cải thiện tình trạng minh mẫn và tránh được bệnh hay quên ngắn hạn của tuổi già nếu chịu khó làm việc tìm tòi trên Internet.

Một toán chuyên gia của Đại Học Los Angeles đã “scan” não bộ của 24 cụ cao niên (một n­ửa những cụ thường xuyên lên internet còn nử­a kia thì không) với mục đích tìm xem Internet tác động ra sao lên não bộ các người già .

Nhóm cao niên “lười lên internet” được chỉ dẫn cách sử dụng máy điện toán căn bản rồi được yêu cầu khi về nhà vào internet trung bình mỗi ngày 7 tiếng trong suốt 2 tuần lể liên tục.
Khi họ quay trở lại, các chuyên gia đã sử­ dụng máy MRI để “scan” não bộ của họ thì thấy lượng máu đổ dồn nhiều hơn vào các mạch máu nhỏ của não bộ.
Có nhiều vùng của não bộ đã được tiếp máu nhiều hơn so với trước khi làm thí­ nghiệm.
Các nhà khoa học nói về não bộ của các cụ cao niên trước đây “lười lên internet” giống như một bộ máy xe hơi được nhấn ga tăng tốc độ chỉ sau 2 tuần lễ “lượn ngang dọc” trên mạng (Net).
Các cụ thuộc nhóm nay có tuổi trung bình là 66.8 tuổi.

Trước đây, não bộ của các cụ này sử­ dụng đến nhiều vùng có liên kết với thị giác, phán xét, nhận thức không gian trong cuộc sống hàng ngày.
Sau 2 tuần lễ các cụ đọc tin và làm việc với máy điện toán, các nhà nghiên cứu nhận thấy ngoài các vùng nói trên, những vùng khác trong não bộ của các cụ cũng bừng sáng.
Đặc biệt vùng não gọi là hồi trán (frontal gyrus) phía trước và trung bộ đã được kích động mạnh mẽ.

Đó là những vùng được biết là có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định, trí nhớ và các giải quyết cấp thời. Chúng có khả năng giúp các cụ cao niên tập trung mạnh mẽ hơn.
Các nhà khoa học còn nhận thấy là sau cuộc thí­ nghiệm não bộ của các cụ trước “lười lên internet” nay đã có sức sống giống như não bộ của các cụ thường xuyên sử dụng internet.

Ngoài ra, khi yêu cầu nhóm sau này cũng làm các thao tác giống như nhóm thứ nhất, các nhà khoa học nhìn thấy não bộ của họ đã “sử­ dụng trí sức mạnh hơn”, có vẻ như tại vì não “đã nhận ra các thao tác quen thuộc” khi lên internet và cảm thấy các thao tác đó dễ dàng hơn rất nhiều.
Bác sĩ thần kinh Gary Small, người tham gia vao công cuộc nghiên cứu, nhận định như sau:
Kết quả cho thấy là những cao niên nào muốn trí nhớ của họ sắc bén trở lại thì không gì hơn là mở “dụng cụ ở trong tầm các ngón tay của họ”.

Ông cũng nói có vẻ như xã hội văn minh với nhiều thao tác kỹ thuật phức tạp đã làm tri­ não con người trẻ lại theo những cách mà “ngay cả khoa học cũng chưa hiểu tường tận”. (theo Los Angeles Time – Huynh Quang – Cali Today)
Sử dụng internet có thể cải thiện chức năng nhận thức của não, các nhà nghiên cứu tại Đại học UCLA (California) đã chứng tỏ là trong khi bạn sử dụng internet đễ tìm kiếm các thông tin, gởi thư điện cho con cháu, mua sách trên mạng … bạn đã gia tăng khả năng nhận thức của não mà không hay biết.

Cho tới nay người ta vẫn thường khuyên các người lớn tuổi nên chơi ô chữ, các trò chơi đố (puzzles), các trò đố vui (quizzes), sodoku … tất cả chỉ với mục đích giữ cho chất xám trong não hoạt động tốt.

Nhưng từ nay trở đi, chúng ta cũng còn có thể khuyến khích các người lớn tuổi nên “ bay lượn” trên mạng. Thật vậy, tạp chí khoa học uy tín American Journal of Geriatric Psychiatry vừa đăng tải một báo cáo của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học UCLA cho biết là đối với các cao niên thường xuyên tìm kiếm thông tin trên internet, một số trung tâm chủ yếu trong não cũa họ có chức năng kiểm soát tiến trình quyết định và suy luận phức tạp đã đươc kích thích...

Nói một cách cụ thể hơn thì kết quả nghiên cứu trên đây chứng tỏ là các hoạt động tìm kiếm trên mạng có thể đóng góp vào việc kích thích – và ngay cả cải thiện các chức năng của não.
Trong thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã quan sát 24 người có tuổi từ 55 tới 76. Phần não những người nay có thói quen tìm kiếm thông tin trên internet, còn phân nửa kia thì không..

Cả hai nhóm đều giống nhau về tuổi tác, trình độ học vấn và phái tánh.Tất cả số người trên đây đều được scan não với máy chụp cộng hưởng từ (RMI) trong khi họ đọc sách hoặc tìm kiếm thông tin trên mạng.
Máy RMI ghi các biến đổi trong các mạch não hay nói rõ hơn, máy này dò tìm cường độ phản ứng của các tế bào não bằng cách đo sức chảy của các luồng máu.

Kết quả cho thấy là:- Trong thí nghiệm đọc, não của tất cả các cao niên đều hoạt động mạnh, nhất là tại những trung tâm ngôn ngữ, đọc, tri­ nhớ và thị giác nằm ở các thùy thái dương (temporal), thùy đỉnh (parietal) và thùy chẩm (occipital) của não.

Trái lại, trong thí­ nghiệm Internet, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một sự khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm đọc và sử­ dụng internet.
Đó là nếu não của nhóm người đọc sách hoạt động mạnh thì não của nhóm “internet” lại hoạt động mạnh hơn ở các vùng thùy trán (frontal) va thùy thái dương (temporal) cũng như ở các hổi chẫm não (circonvolutions cingulaires) kiểm soát tiến trình quyết định và lý luận phức tạp.

Giáo sư Gary Small, trưởng nhóm nghiên cứu, nói: “Điều đáng chú ý trong phát hiện của chúng tôi là các hoạt động tìm kiếm thông tin trên mạng đã kích động các mạch neuron mà việc đọc sách không gây ra được.”
Ông nói tiếp: “ Một hoạt đông hàng ngày đơn giản như tìm kiếm thông tin trên mạng dường như có thể cải thiện sự vinh nh của não. Điều này chứng tỏ là tuy già, người ta vẫn có thể tiếp tục học hỏi “
Giáo Sư Gary Small cho biết thêm là nhóm của ông sẽ còn tiếp tục nghiên cứu thêm.

Ngày càng nhiều cao niên sử dụng internet
Theo cuộc thăm dò mới đây của CSA (Pháp) thì đã có 46 phần trăm những người trên 50 tuổi sử­ dụng internet để tiếp xúc với bạn bè và người thân, trau giồi kiến thức và quản lý đời sống hàng ngày..

Một cuộc thăm dò tương tự tại Hoa kỳ cũng xác nhận là ngày càng có nhiều những người thuộc lứa tuổi 50 / 60 vào internet. Điều này sẽ tạo một cơ hội hết sức tốt đẹp cho ngành thương mại trên internet.
Chỉ trước đây có bốn hay năm năm, phần lớn các cao niên đều không tưởng tượng là một ngày nào đó, họ sẽ có thể “bay lượn” trên internet.

Tuy nhiên, sự phổ biến của internet cao tốc, sự hạ giảm giá cả các dụng cụ điện tử và khiá cạnh “không thể tránh được” của kỹ thuật này đã lôi cuốn các người tuổi trên 50 vào mạng lưới điện tử.
Thật vậy, theo như cuộc thăm dò mới đây của CSA, đã có tới 46 phần trăm người trong lứa tuổi 50/60 sử dụng internet và đại đa số (80 phần trăm) những người này coi mạng lưới là cửa ngõ đi vào thế giới bên ngoài.

Nói rõ hơn, mạng lưới là một cuốn tự điển bách khoa vĩ đại, một phương tiện kỳ diệu giúp chúng ta chu du khắp nơi trong khi vẫn ngồi nhà.
Mạng lưới cũng còn là một trong những phương tiện tốt nhất để giữ liên lạc với gia đình và nhất là với các cháu nội ngoại đôi khi sinh sống ở tận bên kia nước Pháp hay ngay cả bên kia đại dương.

Cụ Monique, 61 tuổi, tâm sự: “Đứa cháu tôi đươc tham gia chương trình trao đổi sinh viên tại ngoại quốc.
Cháu nó mở một trang blog về hành trình của nó nên tôi có thể theo dõi sinh hoạt của nó mà chẳng cần nó phải gọi điện thoại về cho tôi mỗi tuần. Thật là tiện lợi!”.
Mặt khác, cụ Marie 58 tuổi rất vui mừng khi nhìn đươc những bức ảnh đầu tiên của cháu mình chỉ một ngày sau khi đứa cháu ra đời ở cách Paris cả ngàn cây số.

Một cuộc thăm dò khác tại Hoa kỳ do reserchandmarket.com

 thực hiện đã cho biết là số người trên 60 tuổi sử­ dụng internet sẽ tăng trong những năm tới và khuynh hướng này sẽ tạo một cơ hội rất lớn cho thị trường thương mại.
Cuôc thăm dò cũng cho thấy là trong năm năm nữa, số người cao niên sử­ dụng internet ít nhất một lần mỗi tháng sẽ tăng từ 58.2 triệu lên tới 63.7 triệu.

Theo cuộc điều tra của grandparents.com

 thì hiện nay, tại Hoa kỳ đã có tới phân nửa các bậc ông bà sử dụng Internet từ 10 tiếng trở lên mỗi tuần để mua sắm (69%), so sánh giá cả (83%), theo dõi quảng cáo (38%), trao đổi hình ảnh (78%) v.v…
Tưởng cũng nên biết grandparents.com
 là nguồn thông tin trên mạng chính yếu dành cho các bậc ông bà tại Hoa kỳ.

Trang web này tạo phương tiện duy trì các mối liên hệ và thắt chặt tinh cảm gia đình.
Nội dung trang web này rất phong phú bao gồm các tin tức về hoạt động xã hội, các gợi ý tổ chức du lịch cho cả gia đình hay mua quà tặng cho mọi lứa tuổi.
Ngoài ra, sự trao đổi liên thế hệ giữa ông bà, cha mẹ, con cái cũng được dễ dàng hơn nhờ vào blog, diễn đàn, hình ảnh và video…

Sau hết, một nghiên cứu do Demos thực hiện tại Anh nhấn mạnh là internet có thể trở thành một yếu tố giao tiếp xã hội hết sức quan trọng đối với người già nhưng hiện nay hãy còn nhiều trở ngại.

Các chuyên gia đề nghị cần phải phát triển những thiết bị thích hợp cho người già cũng như tổ chức những lớp dạy dành riêng cho họ vì nếu không thì một phần lớn lao dân số cao niên sẽ đương nhiên bị gạt bỏ.
Hơn nữa, trong những năm tới, số dịch vụ được cung cấp chủ yếu qua mạng lưới điện tử ngày càng nhiều.

An institutional study of autonomisation of public universities in Vietnam - Tác giả Minh Thị Hải Võ và Rob Laking





Những bộ óc vĩ đại có xuất thân từ trường chuyên?- Tác giả Ts Nguyễn xuân Xanh


Nhân tranh luận về trường chuyên, có thể thấy việc phát hiện và bồi dưỡng các tài năng thời nào cũng đều chính đáng, vì đó là tài sản quốc gia nhưng giáo dục thế nào để phát triển tài năng, xét về mặt con người, xã hội đó mới là vấn đề?

Trường chuyên chỉ nên hưởng một phần ngân sách nhà nước 

Người ta tin rằng thượng đế ban bố tài năng rất nhiều cho nhân loại, nhưng sự phát triển mỗi người có thể không giống nhau. Có những người phát triển nhanh, có người phát triển chậm. Có người phát triển tùy vào hoàn cảnh gia đình hay môi trường văn hóa, xã hội xung quanh mà họ may mắn hay không may mắn sống trong đó. Có những người làm những khám phá vĩ đại ở tuổi 20, trong khi những người khác ở tuổi 40.
GS Hà Huy Khoái, nguyên Viện trưởng Viện toán học Việt Nam, năm 2014 có viết một bài về trường chuyên tôi rất tâm đắc. Ông nói: "Chắc không ai “nói không” với bồi dưỡng học sinh giỏiNhưng, bồi dưỡng như thế nào, đầu tư vào việc đó như thế nào xét trong khung cảnh đầu tư cho giáo dục “đại trà”, lại là một câu hỏi lớn". Và "chúng ta không thể chỉ tập trung vào học sinh giỏi, mà mục tiêu là phải nâng cao mặt bằng dân trí chung, và cuối cùng, cung cấp nhân lực chất lượng cao cho toàn xã hội". Tuy bồi dưỡng năng khiếu đặc biệt, nhưng theo ông, chúng ta cần những con người toàn diện. “Con người toàn diện”, nói một cách cụ thể hơn, là người có khả năng đối diện với mọi thách thức của cuộc sống.
Nhà nước tập trung đầu tư vào trường chuyên nhưng lại thiếu đầu tư vào các trường đại học là nơi đào tạo con người tham gia vào phát triển xã hội, còn là nơi thu hút các học sinh tốt nghiệp tại các trường chuyên. Tài năng Việt Nam có nhiều điều kiện để  thăng hoa, cất cánh tại các quốc gia phát triển. Đây là một nghịch lý hết sức lớn mà không biết chừng nào mới chấm dứt.
Mặt khác, để giảm bớt phần nào gánh nặng tài chính cho Nhà nước, trường chuyên nên trở thành những thực thể độc lập, một phần hưởng ngân sách Nhà nước ở mức độ nhất định, một phần phải tự tạo bằng sự vận động xã hội, giống như hệ thống các trường tư ở Mỹ. Trường nên có một Hội đồng tín thác (Board of Trustees) để lo việc đó, cũng như việc giáo dục của trường. Nếu trường là tư nhân thì nên phi-lợi nhuận.
Việt Nam đang có nhiều nhà toán học xuất sắc, nhưng toán học thực sự chưa đi vào đời sống kinh tế như các quốc gia phát triển. Toán học là một ngành khoa học còn đứng cô lập, có giá trị biểu tượng của năng lực tư duy nhiều hơn là đem sự hữu ích của nó phụng sự xã hội. Nhà nước cũng chỉ dừng lại ở sự đào tạo những người giỏi toán có thể giành giải Olympic quốc tế mà chưa nghĩ đến bước sau là phát triển nguồn nhân lực toán học đông đảo ở đại học để phụng sự kinh tế. 
Tôi chưa nghe Galilei, Newton, Darwin, hay Einstein là những học sinh của trường chuyên nào để được “luyện gà nòi”. Vào những thời điểm đó không có loại trường chuyên như bây giờ. Nhưng họ hết sức vĩ đại. Họ chỉ có những vị thầy giỏi, nâng đỡ và truyền cảm hứng. Chẳng hạn Newton có thầy toán Isaac Barrow ở ĐH Cambridge rất giỏi, giúp đỡ ông đọc nhiều hơn, để rồi sau này nhường lại chiếc ghế giáo sư Lucas cho Newton. Còn Galilei thì hầu như tự học. Darwin lại càng hoàn toàn tự học...

Không biến học sinh thành “chuyên gia” quá sớm

Trở lại vấn đề của giáo dục cho con người, chúng ta hãy nghe lại ý kiến của Albert Einstein từ trải nghiệm bản thân của mình:
"Động cơ quan trọng nhất cho thành tựu ở trường học và trong cuộc sống là niềm vui ở công việc, niềm vui ở kết quả của nó, và ý thức về giá trị của kết quả lao động cho cộng đồng. Trong việc đánh thức và củng cố những sức mạnh tâm lý đó ở người trẻ tuổi, tôi nhìn thấy nhiệm vụ quan trọng nhất giáo dục học đường. Chỉ một nền tảng tâm lý như vậy sẽ dẫn đến sự theo đuổi hoan hỉ những lợi ích cao quý nhất của con người: Nhận thức và sự sáng tạo nghệ thuật
 Albert Einstein  chống lại quan điểm cho rằng trường học phải dạy trực tiếp những kiến thức và những kỹ năng chuyên biệt mà người ta sẽ trực tiếp sử dụng sau này trong đời. "Trường học nên luôn luôn thiết tha nhắm đến mục tiêu, rằng người trẻ rời nhà trường như một nhân cách hài hòa, chứ không phải một chuyên gia", Einstein nhận định.
Max Planck người khai sinh lượng tử, cũng là người chống lại việc giáo dục để biến học sinh thành những “chuyên gia” quá sớm.
Cuối cùng, xin đựợc chia sẻ với độc giả một sự kiện đáng nhớ về giáo dục nhân cách nhân nói đến vấn đề trường chuyên lần này. Albert Camus, nhà văn lớn Pháp thế kỷ 20, sau khi nhận được giải Nobel văn chương năm 1957, viết ngay một lá thư cám ơn gửi đến người thầy đầu tiên của mình, thầy của trường tiểu học ở Belcourt, một khu phố nghèo thành phố Algier mà Camus đã lớn lên cùng với các gia đình di cư Pháp. Ảnh hưởng quyết định và lâu dài lên ông là người thầy ở đó, như ông viết trong tự thuật, đã tạo ra ý thức về nhân cách cho ông và các bạn học.
Với người thầy, đám học trò lần đầu tiên cảm thấy “chúng tồn tại, và là đối tượng của sự kính trọng cao nhất… chúng có đầy đủ nhân phẩm, xứng đáng để khám phá thế giới.” Calmus nói đến hai chữ “kính trọng”, và “nhân phẩm” từ một đứa trẻ đường phố vô danh và không nguồn gốc. Đó chính là trải nghiệm quyết định của thời học sinh đã tạo cho ông ý chí học hỏi và ý thức về mình. Ông cho thấy tác động của giáo dục tôn trọng nhân cách là sâu sắc đến dường nào, đáng để các nhà giáo dục lẫn phụ huynh phải suy ngẫm, nhất là khi bàn về trường chuyên.

The Stars and Stripes Forever





Tổng số quân Thanh trong trận Kỷ Dậu 1789 - Tác giả Nguyễn duy Chính


Về trận chiến Việt Thanh cuối năm Mậu Thân (1788), đầu năm Kỷ Dậu (1789) tuy đã có nhiều tài liệu đầu tay (primary sources) của Thanh triều được công bố các sử gia vẫn còn thắc mắc: Số quân Thanh thực sự tham chiến ở nước ta là bao nhiêu?

Những con số 20 vạn, 29 vạn tuy có thoả mãn một chút tự hào dân tộc nhưng không thể chấp nhận một cách dễ dãi nếu chúng ta đi sâu vào cơ cấu tổ chức quân sự của Thanh triều để biết họ phân phối, bố trí và điều động binh lính như thế nào?

Về lực lượng chiến đấu, nhà Thanh đưa sang hai đạo quân dưới quyền tiết chế của tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị, một đạo đi theo đường Quảng Tây do đề đốc Hứa Thế Hanh chỉ huy, một đạo đi theo đường Vân Nam do đề đốc Ô Đại Kinh chỉ huy.

Trong hai cánh quân mà sử nhà Thanh gọi là chính binh và kỳ binh [quân trực tiếp và quân yểm trợ] tạo thành hai gọng kềm cùng tiến xuống Thăng Long, chỉ có quân từ Quảng Tây giao chiến với quân Nam, cánh quân Vân Nam khi xuống đến Hưng Hoá thì dừng lại và lập tức rút về khi thấy đoàn quân của Tôn Sĩ Nghị đang đóng ở Thăng Long bị đánh bại, không dám tiến xuống giải vây hay tiếp viện cho chủ tướng. Do đó, sử Trung Hoa cũng như sử nước ta thường chỉ đề cập đến toán quân Thanh đi theo đường Nam Quan là lực lượng chính yếu đã tham dự vào cuộc động binh này.

Những khó khăn trong việc tìm hiểu các con số

Tuy chỉ là một chiến dịch tương đối ngắn ngủi, số lượng quân Thanh tham chiến không cố định vì có thể ước tính theo nhiều cách:

1.    Tập hợp của cả hai đoàn quân Lưỡng Quảng – Vân Quí của nhà Thanh: Con số này ngoài binh sĩ còn có hàng chục vạn dân phu, hàng nghìn bò ngựa để chuyên chở lương thực, súng ống và quân trang nên nếu nói theo ước lượng của nước ta là 20 vạn quân Thanh [thực ra trong hịch của nhà Thanh họ thổi phồng lên đến 50 vạn] thì cũng không phải là quá xa sự thực vì ngoài đôi chút phô trương, số dân phu tải lương theo lối “cổn vận” đi theo từng đoàn, đến địa điểm rồi lại quay về liên tục như mắt xích nên lúc nào cũng lũ lượt không dứt.

2.    Chỉ tính riêng đoàn quân Quảng Tây do đích thân Tôn Sĩ Nghị điều động: Nếu chỉ tính quân sĩ thực sự do Tôn Sĩ Nghị, Hứa Thế Hanh, Trương Triều Long, Thượng Duy Thăng chỉ huy, con số này ít hơn nhiều nhưng lại có thêm cờ xí chiêng trống, diệu võ dương oai, cũng tạo nên một bề ngoài hùng tráng khiến dân chúng miền Bắc phải hoảng sợ.

3.    Tính tập hợp mọi lực lượng chính qui, phụ trội và yểm trợ: Bao gồm cả quân chính qui, quân địa phương, quân thiểu số ở biên giới đi theo quân Thanh và quân nhà Lê, thổ hào … cùng tiến xuống rồi sau đó chia ra trấn giữ khắp nơi. Ngoài các đạo quân thiểu số Thái, Thổ, Miêu…, còn có xưởng dân là những người Trung Hoa lén lút trốn sang nước ta khai khẩn mỏ đồng, mỏ thiếc [mà theo báo cáo của Tôn Sĩ Nghị thì đông đến mấy vạn người].

Cũng nên thêm mấy năm đó mùa màng thất bát, loạn lạc nên nhiều nơi không đủ lương thực. Khi vua Càn Long ra lệnh cung cấp nuôi ăn những ai đi theo cần vương, số người hưởng ứng rất đông. Nếu tính chung mọi thành phần, tuy nhà Thanh chỉ đưa chừng 1 đến 2 vạn quân chính qui lực lượng hậu cần và phụ trợ có thể to lớn hơn đưa đến những con số ảo mà người nghiên cứu phải cân nhắc.

Trong biên khảo ngắn này, chúng tôi chỉ tập trung vào điểm thứ 2 là đoàn quân do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy. Tuy nhiên tính riêng cánh quân Lưỡng Quảng cũng không dễ dàng vì đoàn quân mà Tôn Sĩ Nghị tế cờ mở cửa tiến sang nước ta chỉ là một bộ phận ban đầu, sau đó được bổ sung nhiều đợt (cả quân lính lẫn phu dịch) vừa gia nhập vào đại quân, vừa chia ra bảo vệ những lương đài [đài trạm] tất cả 17 chỗ dọc từ Lạng Sơn xuống đến Thăng Long. Ngoài ra, ở những nơi hiểm yếu, quân Thanh cũng lập những đồn bót [hoặc chiếm được của Tây Sơn] và đóng quân tại đó để đề phòng quân địch tấn công ngang hông cắt đường rút lui. Đó là bố trí rất cơ bản mà trong bất cứ cuộc tiến quân nào quân Thanh đều áp dụng.
(…)

Bộ phận tham mưu

Theo tổ chức hành chánh và quân đội của Thanh triều, đội quân viễn chinh sang đánh nước Nam được đặt sắp xếp như sau:

- Chỉ huy tối cao: Tôn Sĩ Nghị, tổng đốc Lưỡng Quảng

- Chỉ huy yểm trợ: Phú Cương, tổng đốc Vân Quí

Chỉ huy quân đội (cánh quân mặt đông): đề đốc Quảng Tây Hứa Thế Hanh.

Đề đốc Quảng Tây có hai phụ tá:

- Tổng binh Quảng Tây Thượng Duy Thăng, phó tướng Tôn Khánh Thành

- Tổng binh Quảng Ðông Trương Triều Long (張朝龍), phó tướng Lý Hóa Long

Chỉ huy quân đội (cánh quân mặt tây): đề đốc Vân Nam Ô Ðại Kinh, có hai phụ tá:

- Tổng binh Thọ Xuân Ðịnh Trụ

- Tổng binh Khai Hóa Tôn Khởi Giao

* Quân chính quy

Quảng Ðông:

Năm ngàn (5,000) quân điều động từ tỉnh Quảng Ðông gồm có quân địa phương và đề tiêu (quân trực thuộc đề đốc) mỗi đội 1,500 người, cánh tả, cánh hữu mỗi cánh 1,000 người, do hai tổng binh Trương Triều Long, và Lý Hóa Long chỉ huy, chia từng đội 500 người tổng cộng là mười đội lần lượt kéo đến biên cảnh Quảng Tây. Về sau, Tôn Sĩ Nghị lại điều động thêm 3,000 quân Quảng Đông nữa nhưng chưa đến kịp thì đại quân đã thua chạy về.
Quảng Tây:

Về tỉnh Quảng Tây, ngoài 5,000 quân bản bộ, Tôn Sĩ Nghị cũng điều động 4,000 quân đang trấn giữ ở Nam Quan và các cửa ải, lại tuyển thêm 1,000 quân bổ sung thành 5,000 người nâng quân số của tỉnh Quảng Tây lên tổng cộng 10,000 người.[10] Ngoài lính ra, Quảng Tây còn mang theo 423 con ngựa, về sau tăng viện 3,500 binh sĩ, tổng cộng 13,500 quân và 423 ngựa.

Tính như thế tổng cộng số quân hai tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây được điều động là 21,500 quân. Trong số này, Tôn Sĩ Nghị để lại 4,000 quân đóng giữ các quan ải dọc theo biên giới, 5,000 không theo đại quân chia thành ba toán, 2,000 người ở lại phòng thủ Lạng Sơn, 1,300 người chia ra canh gác 17 kho lương thực được thành lập dọc theo tuyến đường từ Lạng Sơn đến Thăng Long, 1,700 người khác chia ra canh phòng các nơi hiểm yếu. Con số do Tôn Sĩ Nghị và Hứa Thế Hanh đưa xuống Thăng Long khoảng chừng 12,500 người.

* Quân phụ trợ

. Thổ binh

Các trấn, hiệp, doanh tại đốc phủ đề lân cận cũng được lệnh chuẩn bị thêm vài nghìn quân để điều động sau, tính ra riêng tỉnh Vân Nam cũng dự bị cả thảy hơn một vạn quân. Thổ quan châu Bảo Lạc là Nông Phúc Tấn (農福縉) đem 2,000 quân, Thổ ti Ðiền châu (田洲) là Sầm Nghi Ðống (岑宜棟) cũng dẫn 2,000 thổ binh Ngoài ra còn thổ quan Ðô Long (都龍) là Hoàng Văn Trăn (黃文溱) và thổ quan Bảo Thắng (保勝) là Hoàng Văn Thao (黃文韜) cũng đem quân đi theo. Riêng mạc hữu xưởng Ba Bồng (波篷) là Lâm Tế Thanh (林際清) được nhà Thanh đặc thưởng hàm tri huyện, thống suất những người trong xưởng đi theo quân Thanh. Cánh quân Vân Quí, nhà Thanh cũng điều động 1,500 thổ binh vùng biên giới Hoa – Việt để dẫn đường.

. Mã phu

Tỉnh Quảng Ðông điều động 328 con ngựa, Quảng Tây điều động 423 con ngựa tổng cộng 751 con. Theo tiêu chuẩn mỗi con ngựa là 2 người phu thì họ phải điều động thêm khoảng 1,500 dân phu để phục dịch cho 751 con ngựa. Cũng nên nói rõ là ngựa mà quân Thanh dùng trong chiến dịch không phải là loại ngựa chiến mà là loại ngựa bản địa, nhỏ nhưng dai sức để dùng cho quan quân cưỡi và chở đồ đạc, súng đạn.

. Dân phu

Ngoài thành phần lính chính qui, quân Thanh còn có thêm những đoàn dân phu đi theo để chăn ngựa, khuân vác nhưng không rõ rệt là bao nhiêu. Số lượng dân phu làm công tác vận tải súng ống, quân dụng, canh giữ và chuyển vận lương thảo… đóng rải rác dọc theo trục lộ tiến quân hay phục dịch tại mặt trận tính ra còn cao hơn cả binh sĩ.
Số phu dịch này phần lớn là dân chúng vùng nam Trung Hoa bị bắt đi làm công không lương (được cơm ăn trong số gạo họ mang vác) và cả một số người Việt tại các vùng biên giới. Riêng tỉnh Quảng Tây, nhà Thanh đã điều động số dân phu đi theo đoàn quân lên đến 54,000 người, không tính số ở các tỉnh lân cận được sử dụng vào hệ thống hậu cần để chuyên chở gạo thóc, vũ khí, quân trang, quân dụng … từ nơi này đến nơi khác.

Trong số binh lính đưa sang nước ta, số quân của hai tỉnh Vân – Quí là 8,000 người không đụng trận nên rút về được an toàn, số quân từ Quảng Tây ra khỏi Nam Quan là 17,500 người có lẽ là số gần đúng mặc dù không phải ai ai cũng tham chiến.

Tổn thât quân Thanh

Khi đối chiếu con số Tôn Sĩ Nghị đưa qua Nam Quan chừng 17,500 trừ đi con số 5,000 mà họ báo cáo chạy được về thì con số tử trận, mất tích [hay ở lại nước ta sinh sống] phải hơn 1 vạn. Con số này phần lớn đóng ở Thăng Long do Tôn Sĩ Nghị và Hứa Thế Hanh (1) trực tiếp chỉ huy nhưng cũng có những toán quân khác lập thành đồn luỹ ở phía nam để bảo vệ đại doanh.

(1) Đến chuyện nhất tướng công thành vạn cốt khô trên, tới cổ lai chinh chiến địa, kỷ kiến hữu nhân hồi…Mụ sử tôi học theo Leopold von Ranke, sử gia Đức thế kỷ XIX: “Lịch sử thể hiện những gì đã thực sự diễn ra” (Wie es eigentlich gewes).

Một là: Trong chuyến đem quân sang nước ta, Tôn Sĩ Nghị cũng ra lệnh cắt tai binh lính Tây Sơn bị họ giết (trong những trận đánh từ Lạng Sơn tới Thăng Long) để làm bằng chứng “báo tiệp” nhưng không được bao nhiêu.

Hai là: Dựa vào “Lời bạt” của Càn Long trong bộ tranh “Bình định An Nam chiến đồ”.
“…Nếu như Tôn Sĩ Nghị vâng chỉ rút quân về sớm, thì tuy không đến nỗi phải thiệt mạng bọn Hứa Thế Hanh và ba tướng, còn ba tướng thì (ta) lệnh cho nước phiên thuộc lập miếu thờ (2) để đền đáp lòng trung…”.

(2) Theo người ngọai sử: “…Nhà Thanh đòi hỏi vua Quang Trung phải lập đền thờ cho ba tướng của họ bị tử trận là: đề đốc Hứa Thế Hanh, cùng hai tổng binh là Trương Triều Long và Thượng Duy Thăng (3). Nguyên chú không nhắc gì đến thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống, vốn mang chức vụ.thấp hơn so với ba tướng kể trên…”

(3) Theo bảng so sánh của Great Britain: Foundry Books, 1998 với Armies of the Nineteenth Centery: Asia thì chức vụ của đề đốc Hứa Thế Hanh là đại tướng, Tổng binh Thượng Duy Thăng và Tổng binh Trương Triều Long là trung tướng. Nhưng không thấy nói đến chức vụ của Sầm Nghi Đống, vì ông này trấn giữ đồn Hà Hồi vì vậy ông ta có thể là Phó tướng tức thiếu tướng.

Những tài liệu mới đây cho thấy đoàn quân Quảng Tây do đích thân Tôn Sĩ Nghị điều động theo Ngụy Nguyên (Thánh Vũ Ký – Càn Long chinh vũ An Nam tý) thì tòan bộ bộ tham mưu tướng lãnh của Tôn Sĩ Nghị đều thiệt mạng gồm một đại tướng, hai trung tứng và một thiếu tướng.

Cũng theo nguồn hoàn toàn sai sự thực của sử gia Ngụy Nguyên:

- Các tướng Hứa Thế Hanh, Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long bị chết đuối vì bị Tôn Sĩ Nghị bỏ lại phía nam sông Nhĩ Hà không qua được sông.

Mặt Dày... - Woman who refused to wear a mask in Starbucks now wants half of $100,000 donated to barista - Source CBS News


When Starbucks employee Lenin Gutierrez stood up to a customer who refused to wear a mask, he gained a flood of support from sympathetic strangers. One of those strangers started a GoFundMe for Gutierrez that has amassed over $100,000 in virtual tips for the barista.

Now, Amber Lynn Gilles, the customer who refused to wear a mask and posted on social media about Gutierrez, says she wants half of the money Guitierrez earned when the story went viral.

Amber Lynn Gilles, a self-described activist and yoga instructor in San Diego, posted a photo of Gutierrez on Facebook earlier this month saying he "refused to serve me cause I'm not wearing a mask. Next time I will wait for cops and bring a medical exemption."

The post, which has since been deleted, was met with backlash and she was labeled a "Karen," a name used to describe white women acting entitled in public. Now, Gilles believes Gutierrez is being rewarded for the incident and she says wants half the money.

"It was discrimination and everybody is okay with it and enabling and rewarding that behavior," Gilles said in an interview with local ABC affiliate KGTV on Tuesday. 

Gilles told the station she is going to sue for half of Gutierrez's GoFundMe money. She also said she has spoken to lawyers, but that they're all expensive so she started a GoFundMe in an effort to raise money, according to KGTV.

Gilles said the symptoms that prevent her from wearing a mask include shortness of breath, dizziness and "it messes with the heartbeat."

"And I do have asthma as well ... and I do get mask-acne," she added. "So there's several things going on and not only that but it doesn't even work." 

Gilles had refused to wear a mask despite Starbucks' and the county's public health mandate to wear one. 

The CDC recommends people cover their faces in public when social distancing is difficult to help slow the spread of COVID-19. 

Gilles did not immediately respond to a CBS News request for an interview. 

Hoàng Hạc Lâu... trong tâm khảm Việt Nam





Quỳnh Giao hát Hoàng Hạc Lâu, nhạc Cung Tiến phố thơ Thôi Hiệu và Vũ Hoàng Chương dịch thơ









Cung Đàn Đất Nước





Cảm Xúc Quê Hương





Thứ Năm, 16 tháng 7, 2020

Chuyện một phụ nữ đi tìm mẹ: "Mẹ ơi, nhận ra con không?"





Stem Cells: Separating fact from fiction





What is Antifa?





The Case: Mining the Moon





I Was There: Tiananmen Square Protests





Tips on how to properly wear a mask





US declares options open amid reports of possible visa ban for millions of Chinese people


The Chinese foreign ministry has called the reported visa ban idea "very pathetic".

The United States said Thursday all options were open to pressure China, which voiced outrage over reports that President Donald Trump is considering a sweeping visa ban on communist party members.

The New York Times and later The Wall Street Journal reported that Mr Trump is reviewing a proposal to refuse US entry of all members of the ruling party - which encompasses a who's who of the political and business elite in the world's most populous nation.

Secretary of State Mike Pompeo, asked about the reports on Fox News, said the administration was looking at "pushing back against the Chinese Communist Party."

"We want to make sure we do it in a way that reflects America's tradition, and there are lots of ideas that are under review by the president and by our team," he said, without commenting directly.

White House press secretary Kayleigh McEnany said of Mr Trump at a briefing: "He has not ruled out any action with regard to China."

Chinese foreign ministry spokeswoman Hua Chunying called the reported visa ban idea "very pathetic" for the world's "strongest power."

"We hope the US will refrain from doing more things that disdain the basic norms governing international relations and undermine its reputation, credibility and status as a major country," she told reporters.

Kayleigh McEnany, White House press secretary
Kayleigh McEnany, White House press secretary
AP

Mr Trump has been ramping up pressure on China, repeatedly blaming the Asian power for not preventing the coronavirus pandemic which is taking a heavy toll in the United States months ahead of elections.

Last week the State Department said it would refuse visas for three senior Chinese officials over abuses in the Xinjiang region, where rights groups say more than one million Uighurs and other Turkic Muslims are incarcerated.

But a sweeping ban on members of the Chinese Communist Party would be an extraordinary undertaking, requiring US authorities to step up screening of the three million Chinese who visited each year before the pandemic disrupted travel.

Chinese state media last year said that more than 90 million people belonged to the party, with 35 percent of them "workers and peasants."

For many Chinese, membership in the 99-year-old party is seen as vital for advancement. Many observers were startled in 2018 to learn that Jack Ma, the billionaire businessman behind e-commerce titan Alibaba, belonged to the party.

Thái Thanh hát Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài, nhạc Phạm Duy





Mike Pompeo versus Winnie The Pooh

Mike Pompeo denies he posted a photo of his dog with a Winnie the Pooh toy to troll China

Mike Pompeo tweeted this photo of his dog with a Winnie the Pooh toy.
Mike Pompeo tweeted this photo of his dog with a Winnie the Pooh toy. Source: Twitter

A seemingly innocent photo of Mike Pompeo’s dog with her favourite toys prompted social media users to wonder if the Secretary of State was trolling China.


US Secretary of State Mike Pompeo has denied there is any deeper meaning or jab at China's President Xi Jinping contained in a photo of his dog he tweeted.  

At first it looks like nothing more than a cute dog photo shared by the Secretary of State’s personal twitter account.

‘Mercer and all of her favorite toys!’ the caption reads with a little dog emoji.

But it didn’t take long for social media users to notice that the soft toy front and centre was a well-chewed fluffy Winnie the Pooh bear from the popular children’s books and television series by the same name.

That led some to think Mr Pompeo was having a crack at the Chinese President, who has long been derogatorily nicknamed Winnie the Pooh because of his alleged likeness to the cuddly bear.

AA Milne's loveable but slow-witted bear with a weakness for honey picked up as a meme after pictures of President Xi Jinping alongside slender former US president Barack Obama, who drew comparisons to Winnie's friend Tigger, were published.

China has since sought to scrub the meme from the internet accessible inside the country, and Beijing in 2018 rejected the release of the Disney film Christopher Robin, which stars Winnie.

Mr Pompeo has championed a hard line against China, criticising the communist leadership for denying free expression, clamping down in Hong Kong and failing to stop the coronavirus pandemic.

A photo of President Xi Jinping and Barack Obama prompted the comparisons to the AA Milne characters.
A photo of President Xi Jinping and Barack Obama prompted the comparisons to the AA Milne characters.
Twitter

When asked about whether the photo had a deeper meaning, Mr Pompeo laughed off the suggestion.

"No, I imagine there were a series of stuffed animals, and they were equally distributed for Mercer's benefit," Mr Pompeo told Iowa conservative radio host Simon Conway.

Mr Pompeo’s post comes during heightened tensions between the United States and China over the latter’s handling of the coronavirus pandemic, which originated in Wuhan, China.

US Secretary of State Mike Pompeo denied there was any hidden message in the photo.
US Secretary of State Mike Pompeo denied there was any hidden message in the photo.
AAP

There have also been other points of contention between the world’s two major superpowers, with trade, technology, human rights abuses against ethnic minorities in China and the independence of Hong Kong also sore spots in the relationship.

On Wednesday Mr Pompeo announced the US would impose visa restrictions on Chinese technology firms, calling them a “Trojan horse” for Chinese government spying.   

This included popular Chinese smartphone company Huawei, which he described as “an arm of the Chinese Communist Party’s surveillance state that censors political dissidents and enables mass internment camps in Xinjiang and the indentured servitude of its population shipped all over China.”