khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

VNCS CÒN DÃ MAN TÀN BẠO HƠN CẢ ISIS - - Tác giả Ls Lê Duy San



ISIS là 4 chữ viết tắt của Islamic State of Iraq (Quốc gia Hồi giáo Iraq) được thành lập để chống lại chính phủ Iraq theo Hồi giáo Shia và thân Mỹ. Trong những vùng đã bị quân Hồi giáo ISIS chiếm đóng rất ít tin tức được lọt ra ngoài. Nhưng sở dĩ người ta biết được sự dã man, tàn bạo của chúng là do những tin và hình ảnh giết người do chính chúng đưa ra tuy rất ít nhưng đủ nói lên phần nào cái dã man tàn bạo của chúng. Trái lại, bọn Việt Cộng còn dã man, tàn bạo hơn bọn ISIS nhiều. Nhưng vì chúng khéo che dấu nên ít người biết tới.

Sau đây, xin kể lại cái chết của hai sinh viên Việt Nam đã đi theo Việt Cộng rồi từ bỏ chúng đã bị chúng lên án tử hình và hạ sát như thế nào cùng cái chết của một viên chức xã ấp và cái chết của 2 sĩ  quan VNCH.

Vụ thứ nhất: Con ông Thẩm Phán Nguyễn Vạng Thọ.

Thời Đệ Nhất Cộng Hoà, Ông Nguyễn Vạng Thọ nguyên là Chánh Án toà Hoà Giải Rộng Quyền tỉnh Rạch Giá, sau là tỉnh Kiên Giang. Năm 1959, ông được Tổng Thống Ngô Đìng Diệm đồng hoá cấp bậc Đại Tá và cử làm Chánh Thẩm Tòa Án Quân Sự MặtTrận. Ông Thọ được Tổng Thống Ngô Đình Diệm ban cho thanh gươm lịnh "Tiền Trảm hậu tấu". Đây là một toà án Đặc Biệt được thành lập theo luật số 10/59 nhằm xét xử trong 3 ngày các tội ác chiến tranh chống lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Ông Nguyễn Vạng Thọ có một người con trai duy nhứt được cho đi du học theo kế họach Colombo ở Úc. Cậu này bị nhóm Đoàn Kết, một nhóm sinh viên Việt Cộng ở Úc dụ dỗ nhập bọn.

Khi cậu ta về nghỉ hè ở Việt Nam ông bà Thọ thấy con ăn nói khác thường, sặc mùi cộng  sản. Gặng hỏi mãi mới biết con mình bị nhóm sinh viên Việt Cộng  kia nhồi sọ và dụ dỗ gia nhập. Ông bà Thọ  đã phải vất vả để tẩy não đầu óc non dại của cậu con và lập tức  chuyển cậu ta qua Canada để tiếp tục học. Cậu ta đã nhận ra ngón đòn nhồi sọ, bóp méo sự thật của VC nên không gia nhập họat động với SV đòan kết Canada như năm trước ở Úc. Nhưng bọn chúng vẫn không tha. Chúng nó theo dõi con trai của Ông Thọ đến tận chỗ trọ học ở Canada. Bọn chúng gồm cả 7 đứa dụ khị cậu ta ra công viên vắng vẻ nói là để trao đổi học hành rồi bất thình lình chúng dùng búa Tamahawk  để giết chết cậu ta.
  
Chúng bao vây, đập đầu giết chết con ông Nguyễn Vạng Thọ. Xong chúng còn chặt đầu nạn nhân, chắc chúng sợ nhỡ nạn nhân tỉnh lại thì sự việc sẽ bại lộ, nên chúng chặt đứt dầu nạn nhân cho chắc ăn.

Khi đem xác về Saigon chôn, bọn Việt Cộng còn nhắn tin đe dọa gia đình phải âm thầm chôn cất, chúng hâm dọa sẽ giết cả nhà nếu tin tức được loan tải trên báo chí.

Đây không phải là giết con để trả thù bố vì nếu muốn trả thù thì chúng đã giết ngay khi cậu ta còn ở Úc mà chỉ là giết người để cảnh cáo cho những ai đã theo chúng nhưng rồi lại bỏ chúng.

Vụ thứ 2: Con ông Thẩm phán Trần Thúc Linh.

Ông Trần Thúc Linh cũng là một Thẩm phán từ thời Đệ Nhất Cộng Hoà. Ông còn  là Tổng Thư ký Liên Minh Các Lực lượng Dân tộc Dân Chủ và Hòa bình Việt Nam của Luật sư Trịnh Đình Thảo. Đây là một lực lượng do Cộng sản giật dây.

Ông Trần Thúc Linh có mấy người con học rất giỏi, trong đó có Trần Quốc Chương, sinh viên Đại Học Y Khoa Saigon. Có lẽ anh bị ảnh hưởng của người cha phần nào, do đó có một thời gian Chương đã vào Bưng theo Việt Cộng. Sau anh ta về Thành (Saigon). Nhờ thế lực của bố là thẩm phán nên không bị công an bắt giữ và làm khó dễ. Anh vẫn được đi học lại. Một hôm có hai thanh niên lạ mặt tới trường tìm gặp Chương rồi thấy Chương bị té từ lầu ba xuống đất chết.
Sau khi Chương bị chết, cảnh sát mở cuộc điều tra, nhưng không ra nguyên do cái chết của sinh viên Trần Quốc Chương.

Có người cho rằng phe quốc gia giết Chương để dằn mặt ông Linh vì ông Linh thân Cộng và đang làm công cụ cho Cộng sản. Giả thuyết này không vững, vì thiếu gì trí thức miền Nam làm tay sai đắc lực cho Việt Cộng như luật sư Trần Ngọc Liễn, luật sư Ngô Bá Thành, thẩm phán Triệu Quốc Mạnh, giáo sư Đại Học Khoa Học Nguyễn Đình Ngọc, nhà văn Vũ Hạnh v.v..  Vậy mà bản thân họ, chứ đừng nói tới con cái họ, vẫn không bị bạc đãi gì, vẫn hưởng bổng lộc Quốc gia và vẫn thoải mái chống chính quyền Quốc gia! Vậy không lẽ chính quyền Quốc gia lại chỉ thanh toán con ông Trần Thúc Linh? Vậy chỉ có thể là chính Việt Cộng thanh toán Trần Quốc Chương. Vì việc bỏ bưng về thành của Chương không có sự chấp thuận của bưng biền là một sự đào thoát. Một khi đã đào thoát, tức là phản bội. Hoặc giả, trong bưng bọn Việt Cộng đã giao cho Chương một công tác nào đó mà Chương không chấp hành. Như thế cũng là bất tuân lệnh của “tổ chức”. Đó là những tội phải bị trừng trị để làm gương.

Trên đây chỉ là hai trường hợp điển hình cách giết người hết sức dã man trong hàng trăm trường hợp giết người khác nhau của bọn Việt Cộng đối xử  với những  người đã theo chúng rồi lại bỏ chúng. Vì thế, những kẻ đã đi theo Việt Cộng, nhất là những kẻ đã vào đảng, những kẻ đã sinh ra và lớn lên trong thời còn chiết tranh, họ đã biết thế nào là sự trả thù của Việt Cộng nên họ rất sợ sự trả thù của Việt Cộng. Do đó chúng ta không lấy làm lạ khi thấy những kẻ gọi là phản tỉnh hay bất đồng chính kiến, mặc dầu đã ra được ngoại quốc sinh sống, họ vẫn không dám có một thái độ, một lập trường dứt khoát với chế độ cộng sản Hà Nội. Đừng đòi hỏi qúa đáng đôi với những người phản tỉnh hay bất đồng chính kiến một khi họ được Việt Cộng cho ra ngoại quốc sinh sống. Họ còn cha mẹ, vợ con còn ở lại trong nước. Biết đâu trước khi đi họ còn phải cam kết sẽ thi hành một nhiệm vụ nào đó cho chúng.

Vụ thứ 3: Cái chết của gia đình một Xã Trưởng .

Trong một bài phỏng vấn của Việt Hà, phóng viên đài RFA, ông Uwe Siemon-Netto, ký giả nổi tiếng người Đức, đã trải qua 5 năm phục vụ tại chiến trường Việt Nam. Sau khi theo một đơn vị QLVNCH hành quân giải vây một ngôi làng thuộc tỉnh Định Tường (?) bị Việt Cộng khủng bố năm 1965, ông đã chứng kiến cảnh tượng dã man mà bọn Việt Cộng đã sát hại cả một gia đình viên Xã Trưởng. Ông kể lại như sau: Người trưởng làng cùng vợ và 11 người con của ông bị treo trên cây, bị giết hại một cách kinh khủng, bộ phận sinh dục của ông bị cắt, lưỡi bị cắt và bị nhét vào mồm. Ngực của vợ ông ta bị cắt. Tất cả bị treo trên cây vào buổi đêm. Đây là cách mà họ cảnh cáo người dân trong làng không nên hợp tác với chính phủ Sài Gòn. Tôi biết chi tiết vì tôi đã vào đó”.

Cảnh tượng trên đây cũng đã được ông Uwe Siemon-Netto ghi lại trong cuốn “Đức, A reporter’s love for a wounded people, Uwe Siemon-Netto, page 77, 78” như sau: Xác xã trưởng, cùng nguời vợ và 12 đứa con vừa trai, vừa gái kể cả cháu bé bị treo lủng lẳng trên các cành cây sào trong sân làng... Dân làng kể lại, họ bị VC bắt tập họp lại để chứng kiến cảnh tàn sát này. Việt cộng bắt đầu giết em bé nhất rồi lần lượt giết các em lớn hơn, kế tới người mẹ và sau cùng là nguời cha, viên xã trưởng. Việt cộng đã giết cả nhà 14 nguời, giết một cách lạnh lùng như thể bấm cò súng đại liên bắn máy bay...".
Vụ thứ 4: Cái chết của nhà văn Y Uyên.

Y Uyên, tên thật là Nguyễn Văn Uy , sinh năm 1943 tại làng Dục Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội. Năm 1954 anh cùng với gia đình di cư vào Nam, cư ngụ tại Hạnh Thông Tây, Gò Vấp.

Anh tốt nghiệp trường Quốc gia Sư phạm Sài Gòn năm 1964, dạy học tại Tuy Hòa. Năm 1968 động viên khóa 27 Sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Mãn khóa anh được chuyển về đóng tại Nora, Phan Thiết. Không lâu sau đó bỏ mình trong trận phục kích bên dòng suối dưới chân núi Tà Lơn, tỉnh Bình Thuận, Phan Thiết ngày 8.1.1969, hưởng dương 27 tuổi
Là trai thời chiến, lại là một người lính chiến, thì chuyện gục ngã nơi sa trường là chuyện thường. Nhưng cái chết của chuẩn úy Nguyễn Văn Uy không phải là một cái chết bình thường. Đoạn văn trích dẫn dưới đây là của bạn bè nhà văn Y Uyên nói về cái chết bi thảm của anh do bọn lính Việt Cộng đã gây cho anh.  Xin trích một đoạn trong bài “Núi Tà Dôn và dấu chân Uy”  của Lê Văn Chính (Sương Biên Thùy) đã đăng trong Tạp Chí Văn, số 129, phát hành ngày 1 tháng 5 năm 1969 - Tưởng Nhớ Y Uyên.

“Tôi nghĩ Uy sẽ không bị chết nếu bị bắt, nếu Uy biết cách nói cho những người ở phía bên kia biết Uy là một nhà văn. Tôi cũng nghĩ đến trường hợp, sau khi bị bắt, Uy sẽ được ra Hà Nội, và guồng máy tuyên truyền phía bên kia sẽ khai thác nhà văn của chúng ta. Nhưng tất cả những điều tôi tưởng tượng đều trái ngược với thực tế, một thực tế phũ phàng, tàn nhẫn: Y Uyên, sau khi chết rồi, còn bị bắn bồi mấy phát súng ở mắt, tai và đâm bồi thêm mấy nhát dao ở hai cánh tay và hai bên hông.”

“Tôi không có mặt khi bạn hữu tẩm liệm chàng, nhưng Học nói lại những nhận định như thế khi quan sát xác chết với những đầu đạn, dấu dao trên mình chàng. Có những dấu đạn người ta biết được là từ đâu, như thế nào, và ngươi ta cũng biết được những dấu đạn nào là vô ích, là của hận thù. Trên thân xác của Uy, khi chở về Quân y viện, có những dấu đạn thừa, những dấu dao vô lối. Những dấu đạn, vết dao không thể cắt nghĩa được. Nếu không phải là chúng có từ những thù hận ghê gớm, những chất ngất căm hờn, thì không thể làm sao tìm ra lý do giải thích sự hiện diện của chúng trên thân hình một người đã chết.”

“Từ những dấu đạn vết dao đó, tôi có một nhận định về những người ở bên kia chiến tuyến. Tôi không hiểu bằng cách nào, trong cuộc chiến tương tàn, ròng rã hơn hai mươi năm này, những người lãnh đạo cộng sản đã dạy cho binh lính của họ như thể nào để lòng thù hận chất ngất mênh mông đến thế? Tôi chấp nhận những viên đạn thứ nhất là hợp lý – Ừ, thì cứ cho là hợp lý. Nhưng những viên đạn bắn bồi, những nhát dao đâm thêm trên một xác thân đã chết là những viên đạn, những nhát dao không thể cắt nghĩa, không thể chấp nhận được. Những người Cộng sản Việt Nam đã làm những điều dã man như thế, khởi đi từ lòng thù hận, từ sự cuồng tín. Từ đó, chúng ta có một nhận thức mới, họ mù quáng trong khi chiến đấu, họ không mảy may hiểu về những căn nguyên cuộc chiến tương tàn này.”

Vụ thứ 5: Cái chết của một gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn.

Vào sáng ngày mồng 2 tết Mậu Thân 1968, tên đặc công Việt Cộng Nguyễn Văn Lém tự Bẩy Lốp chỉ huy một đơn vị đặc công tấn công trại Phù Đổng của binh chủng Thiết Giáp ở Gò Vấp. Sau khi chiểm được trại gia binh, Bảy Lốp bắt giữ gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn và bắt Trung Tá phải chỉ dẫn cách xử dụng các xe tăng còn để lại trong trại. Trung Tá Tuấn từ chối, thế là Bảy Lốp giết chết toàn thể gia đình ông, gồm cả một bà mẹ già 80 tuổi. Chỉ có một bé trai 10 tuổi bị giết nhưng chưa chết được cứu sống.

Ông Cao Hồng Lê, tác giả bài “Đón Xuân này, tôi nhớ Xuân xưa”  cho biết : “Một Trung Úy Thiết Giáp đưa Tướng NN Loan vào Trại Gia Binh để ông Tướng thấy cảnh vợ con binh sĩ ta bị VC sát hại. Sau khi đến thăm một số nhà binh sĩ có người bị VC giết, nhiều xác người chưa được mang đi, còn quàn tại chỗ, Tướng Loan nói ông có người bạn cùng khóa là Đại Tá Tuấn, Binh Chủng Thiết Giáp, đã giải ngũ nhưng không có nhà riêng ở ngoài thành phố, nên cả gia đình vẫn ở trong Trại Gia Binh này. Ông bảo ông Trung Úy Thiết Giáp đưa ông tới nhà Đại Tá Tuấn. Tôi đi theo đến một hầm trú ẩn. Hầm này vốn là cái xác của chiếc xe M113 đã phế thải, Đại Tá Tuấn xin về đặt bên cạnh nhà, đắp thêm bao cát bên ngoài, cho vợ con ông làm hầm tránh pháo kích của bọn VC”.

“Khi mở cửa hầm ra thì… tôi rởn tóc gáy trước cảnh tôi nhìn thấy cả gia đình Đại Tá Tuấn vẫn còn nằm trong hầm. Máu ngập cao cả chục phân tây, kín cả cái sàn xe thiết vận xa phế thải. Trong vũng máu là 8 xác chết, đủ cả đàn ông, đàn bà, trẻ con, người nào cũng bị chém đầu lìa khỏi cổ. Cả đến đứa cháu ngoại, mới 3 tuổi của Đại tá Tuấn về ăn Tết với ông Ngoại cũng bị VC chặt đầu”

Trên đây chỉ là năm vụ điển hình trong trăm ngàn vụ giết người một cách dã man và tàn bạo của bọn Việt Cộng mà ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam đã dậy chúng. Điều ngạc nhiên và đáng thắc mắc ở đây là không hiểu tại sao ông Trần Thúc Linh, thân phụ của anh Trần Quốc Chương, một trí thức và 2 em của anh Nguyễn Văn Uy tức nhà văn Y Uyên là Nguyễn Văn Nhã, Nguyễn Văn Hương (có cha bị Việt Cộng lên án tử hình khiếm diện) đã hưởng nhiều ân huệ của VNCH, có con, có anh bị Việt Cộng giết dã man như vậy lại có thể cúi đầu nhẫn tâm làm tay sai cho giặc Cộng ?



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét