khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

Mười Thứ Đáng Nhắc







Con Người, Đồng Hồ Cũa Tạo Hóa- Tác giả Việt Nguyên




Giải Nobel Y Học năm 2017 về tay ba nhà khoa học Hoa Kỳ với công trình tiên phong nghiên cứu đồng hồ sinh học (biological clock) của cơ thể. Các công trình nghiên cứu này như ông Thomas Perlmann, thư ký ủy ban chấm giải, cho biết từ: “Biological clock” đã giúp giải thích các sinh vật, động vật, thực vật thích ứng hòa hợp như thế nào về phương diện sinh học để hòa đồng với những thay đổi của trái đất.

Kết quả của giải y học năm nay là một ngạc nhiên lớn, chính ông Robash, một trong ba người đoạt giải, đã thốt lên khi ông Perlmann báo tin: “Chắc ông nói đùa!” Ngạc nhiên vì tên của ba nhà khoa học Jeffery Hall, Michael Robash, và Michael Young không đứng hàng đầu trong danh sách được đề nghị giải Nobel. Vào thời điểm này các nghiên cứu y sinh học chú trọng vào các phương pháp chữa bệnh mới, tiền đổ vào phương pháp trị liệu miễn nhiễm (Immunno Therapy) trong chiến tranh chống ung thư hay CRISPR (phương pháp thay đổi gene [di thể], cách mạng trong việc chữa trị bệnh di truyền từ trong thời kỳ thai nhi, nhắm vào trung tâm tế bào ung thư, loại siêu vi trùng HIV ra khỏi cơ thể, loại các vi trùng tối độc ra khỏi cơ thể bằng cách ép chúng giết lẫn nhau). Các ông Hall và Robash (Đại Học Brandeis) và ông Young (Đại Học Rockefeller) đã tự nghiên cứu không nhận được tiền từ các công ty lớn hay quỹ của chính quyền. Các cuộc nghiên cứu của các ông từ năm 1984 về di thể điều hòa nhịp sinh học trong ruồi giấm (Fruit flies Drosophila có 60% di thể giống như di thể loài người) còn bị xem là theo đuổi mục đích vô ích vì không theo đuổi hai mục đích lớn của y học hiện nay: chữa ung thư và ngừa bệnh Alzheimer. Giải Nobel Y Học năm nay đi ngược chiều hướng y khoa hiện đại có lẽ như là một lời cảnh báo cho các trường đại học y khoa vì hiện nay các ngành khoa học căn bản đang ở vào thời kỳ khó khăn không được chú trọng, các ngành này chỉ được xem là bước đầu của sinh viên vào học y khoa.

Nhịp sinh học là chu kỳ thay đổi tự nhiên trong cơ thể từ chức năng hoạt động đến sinh hóa. Đồng hồ nằm trên não bộ giúp tinh thần và thể xác đáp ứng với bóng tối và ánh sáng. Các chức năng của cơ thể ăn, ngủ, thân nhiệt, kích thích tố, hoạt động, tỉnh thức, áp huyết v.v… gồm nhịp hàng ngày trong 24 giờ (circadian rythm), nhịp ngày và đêm, nhịp ngắn và nhịp dài hơn 24 giờ.

Nhịp sinh học thay đổi tùy người, tùy thời gian, trong giấc ngủ, có người tỉnh táo ngay sau khi thức dậy, có người tỉnh dậy đúng giờ mỗi ngày tùy đồng hồ báo thức trong cơ thể. Năm 1917, nhà tâm lý học nổi tiếng Edwin G Boring và vợ đã làm cuộc thí nghiệm đánh thức những người ngủ say để xem khi tỉnh dậy họ có biết là lúc mấy giờ?

Đa số người ngủ say phải mất đến 50 phút mới biết họ đang ở đâu, mấy giờ rồi? Tỉnh thức tùy vào giấc ngủ say hay mơ mơ màng màng, tùy thuộc vào bữa ăn tối nhiều hay ít, ăn có tiêu hay chậm tiêu (ngủ ít cảm thấy miệng đắng) tùy vào bọng đái đầy hay vơi, tùy vào tiếng gà gáy trong xóm hay tiếng xe hơi chạy ngoài đường… Ít người được như nhà tâm lý William James trong cuốn “Nguyên tắc tâm lý học” thức dậy đúng giờ đúng phút đêm này qua đêm khác, ngày này qua ngày khác. Chiếc đồng hồ sinh học nằm trong DNA của ông hoạt động điều hòa hơn người khác.

Trong 2,000 năm, các tư tưởng lớn của nhân loại vẫn tranh luận về bản chất của thời gian: Thời gian có hạn hay vô hạn, thời gian chảy xuôi như giòng sông hay như những hạt cát rơi xuống như trong đồng hồ cát (Hourglass) đồng hồ tính giờ ngày xưa. Thời gian tương đối, 400 năm trước Tây lịch, Plato đã suy nghĩ nhức đầu về chuyển động và ngừng “điều gì chuyển động thì chính là ngừng nghỉ, điều gì chúng ta tưởng là nghỉ thì lại chuyển động.” Không biết đến đồng hồ sinh học nhưng St. Augustine (thế kỷ 16) nói Thượng Đế đã tạo ra muôn loài nhưng chính chúng ta đã tạo ra thời gian. Hiện tại, tương lai, quá khứ do con người đặt ra. Thời gian của St. Augustine là thời gian tâm lý chứ không phải là thời gian vật lý. Thời gian tương đối qua thuyết Einstein và cho đến thế kỷ 19 con người vẫn bàn cãi “thời gian có thật không?”

Thời gian nằm trong di thể, trong tế bào và con người được cấu tạo từ tế bào. Con người, như nhà tâm lý Piaget nói, chỉ biết thời gian từ từ theo phát triển của tế bào. Đồng hồ sinh học giúp con người phân biệt thời gian, mấy tháng đầu trẻ em chỉ biết phân biệt lúc này hay không phải lúc này, đến 4 tuổi mới phân biệt được trước và sau. Từ 3 đến 4 tuổi trẻ không có trí nhớ rõ rang.

Tháng Mười Một 1868, nhà thiên nhiên học người Anh Thomas Henry Huxley, người sáng lập nguyên tắc khoa học hiện đại, xem mô hình của thiên nhiên là cơ chế để giải thích cho những bộ máy nhân tạo được xem như là đồng hồ. Ông chưa nghĩ đến đồng hồ sinh học nhưng hiển nhiên ông đã xem con người như một đồng hồ do tạo hóa sáng chế. Giáo sư sử về khoa học và triết trường Stanford, bà Jessica Riskin ví con người như một đồng hồ không ngừng chạy (restless clock) nguyên tắc bắt đầu từ giữa thế kỷ thứ 17, nguồn gốc của tân khoa học (new science) một thế kỷ trước ông Huxley. Khoa cơ học tả thế giới như là một bộ máy của chiếc đồng hồ vĩ đại, các bộ phận được tạo ra bằng vật chất chuyển động nhờ những lực từ bên ngoài. Quan niệm này giải thích căn bản khoa học thiên nhiên có nguồn gốc thần học, với ông thần từ bên ngoài, một Thượng Đế siêu việt.

Nhà toán học người Đức Gottfried Leibniz (1646-1716) đồng thời là triết gia nổi tiếng là người đầu tiên ví đồng hồ với cơ thể con người: “Đồng hồ liên tục chuyển động giống như cơ thể con người.” Đồng hồ và các bộ máy do con người tạo ra thụ động còn con người và sinh vật theo Leibniz là những bộ máy tích cực không hoàn toàn thụ động bởi những lực từ bên ngoài Leibniz bác bỏ thuyết của Descartez, triết gia Pháp một thế kỷ trước xem con người và các sinh vật là bộ máy thiếu linh hồn, Leibniz cũng đả phá các triết gia phái Cartesian, các nhà vật lý đi theo con đường của Descartes, xem hai phần linh hồn và thể xác rời nhau. Đối với Leibniz, bộ máy con người nằm trong bộ máy tạo hóa, con người hòa đồng với vũ trụ. Sức sống (Vis Viva), danh từ của Leibniz, là lực có thật còn chuyển động không thật. Leibniz khi qua Trung Hoa đọc triết Trung Hoa đã ca ngợi Khổng Tử, Vis Via của Leibniz như Lý càn khôn, Lý uyên nguyên của vũ trụ, cái lẽ trời đất trong triết học Đông Phương.

Năm 1944 với Schrodinger nhà vật lý người Áo, nổi tiếng với vật lý lượng tử (Quantum Physics) xem con người là bộ máy, cơ chế sống động như đồng hồ. Chiếc đồng hồ của Schrodinger giống như căn bản triết của Leibniz, trật tự, cân bằng và hòa đồng. Đồng hồ này khác với con người là bộ máy, là đồng hồ của Aristotle (thế kỷ 4 trước Tây lịch) chuyển động với bắp thịt như lò xo. Đồng hồ của Schrodinger chuyển động nhờ di thể (gene) với hai loại phân tử ông gọi là thủy tinh, một hoạt động cá thể không theo chu kỳ (aperiod Crystal) khác với loại hoạt động theo chu kỳ lập đi lập lại (period Crystal).

Năm 1953, James Watson và Francis Crick tìm thấy cấu trúc DNA, di thể là thủy tinh không chu kỳ của Schrodinger.

Từ thế kỷ 16 các nhà hóa kim (alchemist) cũng như Steven Pincker hay nhắc đến Homunculus một con người nhỏ trong đầu chỉ huy con người, nay ba nhà khoa học Hall, Robash và Young đã chứng minh được gene nằm trong não bộ chỉ huy bộ máy sinh học của con người.

Năm 1990, ông Hall và Robash (Đại Học Brandeis) cùng viết luận án với sinh viên của các ông là Paul Hardin tìm ra gene kiểm soát nhịp hàng ngày ở con ruồi giấm, nhịp sinh học thay đổi trong thời kỳ 24 giờ. Di thể được đặt tên là PER (3 chữ đầu của chữ Period), nồng độ chất đạm PER tăng vào buổi tối, giảm vào ban ngày. Số lượng PER được kiểm soát bằng cơ chế phản hồi bốn năm sau, ông Young đại học Rockefeller khám phá ra gene không thời gian TIMELESS, di thể này liên kết hoat động với PER từ bào tương (Cytoplasm) cho đến nhân tế bào. Cơ chế hỗ tương cần phân hóa tố Doubletime tăng sự thoái hóa của PER, ngăn chận sự tích tụ của PER giúp đồng hồ sinh học chạy đúng giờ. Các gene khác như CLOCK và CYCLE cũng đóng phần điều chỉnh sản xuất PER và TIMELESS. Các loại chất đạm này tìm thấy trong ruồi giấm, người và các sinh vật khác.

Những khám phá về y sinh học của các ông Young, Hall và Rosbach sẽ đóng góp nhiều về sự chữa trị của các bệnh như bệnh tiểu đường không hoàn toàn dựa trên thực phẩm, đồ ăn, ăn kiêng cữ mà ăn lúc nào tùy chu trình sinh học của mỗi người. Chu kỳ sinh học ngày giờ cũng ảnh hưởng lên tác dụng điều trị cũng như tác dụng phụ của thuốc. Chu kỳ sinh học ảnh hưởng lên cá tính cũng như bệnh tật của những người phải làm ca đêm như y tá, bác sĩ phòng cấp cứu, đang làm ca đêm đổi sang ca ngày, lính cứu hỏa, nhân viên an ninh làm đêm v.v…

Chu kỳ sinh học điều khiển bởi gene trong não bộ do ông Trời sinh ra cho nên cá tính của ông tổng thống không ngủ, “tweet” vào 3 giờ sáng mỗi ngày, có lẽ chỉ có Trời thay  đổi được?





Hôi Ngộ Mùa Thu Kỳ 8 (2017) của cựu sinh viên Luật khoa Huế - Saigon - Cần Thơ







Một đồng minh nghĩa là gì: Quan điểm của một người Mỹ gốc Việt về Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam - Tác giả Tom Le




Mẹ tôi là một thiếu nữ trong cuộc hành trình nguy hiểm đến Mỹ như là một “thuyền nhân”. Chắc chắn là bà đã giấu tôi rất nhiều về thực tế xấu xí của Chiến tranh Việt Nam, nhưng bà lại rất thích kể cho tôi nghe câu chuyện về người lính Mỹ đã cho ông tôi hai con chó. Cụ đã trở nên gắn bó với chúng đến nỗi sau khi một trong hai con chết vì bảo vệ cho mẹ tôi khỏi bị rắn cắn, ông tôi đã dùng số tiền nhỏ dành dụm được để chôn cất nó.
 
Đối với nhiều người Nam Việt Nam, những câu chuyện như thế này cho thấy cảm xúc của họ về chiến tranh. Mỹ là một người bạn, vì nhiều lý do khác nhau, đã không thể ngăn cản việc miền Nam Việt Nam mất cơ hội có tự do thực sự. Người miền Nam tiếc những gì đáng lý có thể đã đến, nhưng đánh giá cao người Mỹ vì họ đã làm đúng nghĩa vụ của một đồng minh.
 
Tập phim Chiến tranh Việt Nam của Ken Burns và Lynn Novick đã là một món quà bởi vì việc vô tư kể lại cuộc chiến đã tạo ra những thảo luận mới về một bước ngoặt trong lịch sử thế giới. Tuy nhiên, phản ứng trong giới hàn lâm và báo chí dòng chính đã làm nản lòng vì thiếu sự đa dạng trong số những ý kiến, và hầu như không có ý kiến [bày tỏ bằng tiếng Anh] từ phía người Việt Nam. Một loại ý kiến điển hình như của Andrew Bacevich, là lập luận rằng bất chấp những ưu điểm, bộ phim Chiến tranh Việt Nam thiếu sự sẵn lòng giải thích và đưa ra những đánh giá đạo đức về một cuộc chiến “vượt ra khỏi mọi lý do”. Bacevich cho rằng cuốn phim tài liệu không đi khỏi những điều hiển nhiên rằng chiến tranh là một bi kịch lớn. Những người khác cho rằng can thiệp của Hoa Kỳ là lừa đảo (Newsweek) hoặc một tội phạm (The Intercept).
 
Chắc chắn, sự hiển nhiên thường làm lệch hướng suy nghĩ phê bình và giả định quá nhiều. Cũng có thể nói về một sự thật hiển nhiên khác về chiến tranh ở Việt Nam là Hoa Kỳ không có lý do gì đến Việt Nam vì quốc gia này không nằm trong lợi ích của Mỹ.
 
Sự thật là Chiến tranh Việt Nam rõ ràng thuộc về lợi ích của Hoa Kỳ. Nếu không chiến đấu bên cạnh miền Nam Việt Nam thì uy tín của Hoa Kỳ sẽ bị tổn hại nghiêm trọng. Trong khu vực, Hàn Quốc và Nhật Bản cần có sự bảo đảm rằng Hoa Kỳ là một đồng minh đáng tin cậy, đặc biệt là do tốn kém cao của liên minh đối với họ. Các đồng minh châu Âu cũng cần thấy các dấu hiệu mạnh mẽ rằng Hoa Kỳ có thể là người bảo đảm an ninh trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Chắc chắn, thất bại trong một cuộc chiến gây tổn hại đến sự tín nhiệm vào sức mạnh, nhưng không muốn yểm trợ một đồng minh sẽ làm thương tổn đến uy tín của lòng tin.
 
Mỹ sẽ được hưởng lợi rất lớn nếu có một nền dân chủ mạnh ở Đông Nam Á, đặc biệt là một quốc gia có biên giới ngay phía nam của Trung Quốc. Trung Quốc ngày càng thách thức Hoa Kỳ ở Biển Đông, đặc biệt là trong việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo trong vùng biển đang có tranh chấp. Sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực là điều cần thiết để duy trì tự do hàng hải, thương mại, an ninh và bảo đảm cho các nước đồng minh. Do quan hệ với Philippines ngày càng xấu đi, Việt Nam ngày càng rở thành một nươc có tầm quan trọng địa chiến lược. Tăng cường hợp tác giữa các quốc gia trong những năm gần đây để cân bằng với sức mạnh của Trung Quốc cho thấy mối quan hệ này nằm trong lợi ích an ninh của Hoa Kỳ.
 
Cam kết làm đồng minh của miền Nam sau khi đát nước chia đôi vào năm 1954, Hoa Kỳ gắn chặt mình với số phận của người dân miền Nam Việt Nam. Hơn nữa, Hiệp định Geneva đã được những quyền lực đế quốc dàn xếp và Bắc Việt đã nhận được sự viện trợ khổng lồ từ Trung Quốc và Liên bang Xô viết trong suốt cuộc chiến. Số phận của Việt Nam không bao giờ hoàn toàn trong tay của người dân Việt Nam. Những kẻ gièm pha đã tin vào huyền thoại rằng bàn quyền lực của phương Tây phương sẽ ‘không bẩn’ nếu họ để các quốc gia thuộc địa cũ tự “giải quyết với nhau”.
 
Những người bác bỏ sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với miền Nam Việt Nam nói rằng chế độ hẹp hòi của Ngô Đình Diệm trong những năm 50 và 60 là bằng chứng về lợi ích chính trị của Hoa Kỳ và thiếu sự ủng hộ cho một nền dân chủ “thực sự”. Tuy nhiên, nhiều cuộc phản kháng chống lại chế độ Diệm cho thấy người dân Việt Nam hiểu dân chủ là gì và sẵn sàng chiến đấu và chết vì nó. Những nền dân chủ mạnh ở châu Á không xuất hiện qua đêm. Nam Hàn, Đài Loan và Nhật Bản, với những nền dân chủ rất quan trọng đối với sự ổn định trong khu vực ngày nay đã phải mất hàng chục năm để trở thành ngững quốc gia hoàn toàn tự do. Nam Hàn chí có cuộc bầu cử tự do đầu tiên 38 năm sau chiến tranh.
Vì Việt Nam thiếu những hình ảnh thực sự về miền Bắc, nên nhiều người Mỹ đã tự mãn với suy nghĩ rằng người cộng sản rất tồi. Trong một bài phê bình gay gắt về tập phim Chiến tranh Việt Nam, Jerry Lembcke lập luận xấc xược rằng bộ phim này được xây dựng xung quanh “luận điệu cho rằng Cộng sản đã làm điều này, Cộng sản đã làm điều đó – sự xâm lược của Cộng sản, những vụ ám sát của Cộng sản, và Cộng sản giết chết kẻ thù bị thương” làm như những chuyệnn đó đã không xảy ra. Những tình cảm đó dựa vào những cách mô tả chuyện đâu đâu về cuộc chiến để che giấu những bất công thô bạo, như vụ thảm sát ở Huế và vụ tổng tấn công trong dịp Tết Mậu Thân.
 
Ý tưởng cho rằng Chiến tranh Việt Nam không nằm trong mối quan tâm của Hoa Kỳ có thể bị buộc chặt với việc bại trận, điều mà nhiều người Mỹ không hiểu được. Những lý do địa chiến lược địa để Mỹ tham chiến ở Đại Hàn và bảo vệ Nhật Bản cũng tương tự (như lý do tại sao Mỹ có mặt ở miền Nam Việt Nam), nhưng chúng được coi là những can thiệp chính đáng bởi vì đó là những câu chuyện thành công. Những toan tính chiến lược có thể khác nhau, nhưng sự cam kết với một đồng minh phải trước sau như một.
 
Bộ phim chiếu trên đài PBS đã bị chỉ trích vì kết luận rằng
“cuộc chiến bắt đầu bằng lời cam kết tốt của những người lương thiện, vì sự hiểu lầm tiền định, sự quá tự tin của Mỹ và những tính toán sai lầm của Chiến tranh Lạnh. Và chiến tranh đã kéo dài bởi vì loay hoay thoát ra khỏi cuộc chiến dễ hơn là thừa nhận rằng nó đã xẩy ra vì những quyết định thê lương.”
Việc sử dụng hoa chất “da cam” và các hành động tàn ác khác trong chiến tranh đòi chúng ta phải chỉ trích Mỹ, nhưng cũng đòi hỏi chúng ta phải xét đến những mục đích tốt trong thực tiễn. Kết luận của Burns cho rằng chúng ta đã đi vào cuộc chiến và lạc lối là một đánh giá công bằng. Những người hoài nghi xem kết luận này và nghĩ rằng ông đang cố tình tẩy trắng những hành động tàn bạo của Mỹ, nhưng tôi nghĩ điểm có ý nghĩa hơn là chiến tranh có cách để huỷ hoại những người tốt và chúng ta phải thận trọng không cho phép điều đó xảy ra, bằng cách hiểu rõ lợi ích của mình và không chạy trốn trước những xung đột trên khắp thế giới.
 
Chiến tranh Việt Nam ngày nay có những hệ luận sâu sắc. Những người chống đối cuộc xung đột ngày xưa này tin rằng Hoa Kỳ đang mắc phải sai lầm tương tự ở Afghanistan và Iraq, đồng thời lo lắng rằng Tổng thống Trump làm suy yếu khối đồng minh bằng những tu từ của ông và muốn Hoa Kỳ làm nhiều hơn để bảo vệ nhân quyền ở nước ngoài. Bộ phim Chiến tranh Việt Nam không đưa ra câu trả lời rõ ràng về đường lối mà Mỹ nên làm, nhưng chúng ta không thể hoài nghi khi tin rằng những cam kết tốt không nằm trong lợi ích của chúng ta.
 
 
 
 

Đứng Vùng Lên Nào Bao Thanh Niên Yêu Nước







Clinton: "Look, we just elected a person who admitted sexual assault to the presidency." . How' s about the elected president on 1992? Where's Monica Lewinski dress?







Con cháu Trần Quốc Toản hãnh diện chống giặc Tàu Cộng xâm lăng đất Việt







Công an xách nhiễu vợ Tù Nhân Lương Tâm Mục Sư Nguyễn Trung Tôn







Đồng Tâm không khuất phục: Kẻ đầu thú và tự thú phải là bè lũ bạo quyền Hà Nội







Cùng là Cử Nhân Văn Chương, Nguyễn Phú Trọng và Bùi Thị Hà có gì khác nhau?






Vừa rồi báo chí trong nước đăng câu chuyện về Bùi Thị Hà – tốt nghiệp thủ khoa đại học sư phạm Hà Nội 2 năm 2016. Từ đó đến nay, nữ thủ khoa văn chương này vẫn thất nghiệp và nghề chính là làm ruộng, bán hoa quả và chăn lợn.

Qua báo chí tìm hiểu thì em này đã từng liên hệ với tỉnh nhà Hà Giang để xin việc. Mặc dù đã được hứa xem xét nhưng cả năm nay chẳng có tín hiệu gì trong khi tỉnh nhà Hà Giang còn đang thiếu giáo viên trầm trọng. Rồi ông bộ trưởng Giáo dục luôn miệng khẳng định là nhà giáo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Rồi cái ông Thủ Đô Hà Nội cũng có hẳn nghị quyết 14 về tuyển dụng các thủ khoa vào làm việc, ưu tiên không phải qua thi tuyển, được hỗ trợ đãi ngộ thu hút một lần bằng 20 lần mức lương tối thiểu … vân vân … và vân vân.

Nói tóm lại là rất nhiều hứa hẹn ưu tiên, rồi chính sách tuyển dụng đãi ngộ này nọ, hay thiếu giáo viên chỗ này chỗ kia… Nhưng cuối cùng chung quy lại vẫn là thủ khoa văn chương thất nghiệp, ở nhà làm ruộng, bán hoa quả và nuôi lợn.

Nói tới câu chuyện cử nhân văn chương, nhiều người nhớ ngay tới Nguyễn Phú Trọng cũng là cử nhân văn chương, tốt nghiệp khoa văn – Đại học Tổng Hợp Hà Nội năm 1963. Kể từ đó ông ta được đi học tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, rồi sang Liên Xô du học, rồi được thăng lên Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, rồi bí thư thành ủy Hà Nội, rồi chủ tịch quốc hội và giờ thì làm Tổng Bí Thư.

Sao cũng tốt nghiệp cử nhân văn chương, cũng mất cha từ sớm, một người thì thất nghiệp, làm ruộng, nuôi lợn còn một người (dù chả phải là thủ khoa) mà lại lên nhanh như gắn tên lửa vào đít ấy nhỉ?

Vấn đề nằm ở chỗ ông Nguyễn Phú Trọng kia mặc dù không có bố giá thú nhưng thực chất ông bố của ông ấy lại cực to … nằm ở Ba Đình đấy (giống Nông Đức Mạnh). Chả thế mà, mặc dù không có cha giá thú nhưng ông ấy vẫn được đưa lên như diều gặp gió. Thực tế, mẹ của ông Trọng cũng không phải là người gốc xã Đông Hội, huyện Đông Anh Hà Nội. Bởi thế mà theo phản ánh của nhiều người sống gần nhà ông Trọng. Từ trước đến nay, mỗi khi hội đồng hương Đông Anh tổ chức họp đồng hương mời ông này đến họp là ông ta chối ngay. Bên ngoài vừa được tiếng là trong sạch không tụ tập đồng hương đồng khói để gây bè kết đảng như các lãnh đạo khác. Nhưng về thực chất là ông ấy sợ là trong lúc trà dư tửu hậu, có ai đó ngà ngà say hỏi “Từ hồi còn bé đến giờ, sao chúng tôi chửa biết cụ nhà anh nhỉ?”. Hỏi thế thì chết, biết trả lời sao đây.

Hơn nữa, trong việc xét lý lịch Đảng, làm gì có chuyện, con của một bà mẹ không chồng (hay dân gian gọi là chửa hoang đi) lại được kết nạp vào Đảng rồi đưa lên như diều gặp gió thế. Ai tinh nếu để ý một chút sẽ thấy, những người mà ông Trọng tín nhiệm nhiều người xuất thân từ Nghệ Tĩnh như Trương Tấn Sang (gốc gác Nghệ Tĩnh), Vương Đình Huệ, Phan Đình Trạc, Nguyễn Xuân Thắng, Blogger Trương Huy San, Nguyễn Thế Kỷ … Mà Nghệ Tĩnh là quê nhà ai thì ai cũng biết rồi đấy.

Chả thế mà có câu chuyện đồn rằng, trong đại hội đảng 12, khi không thể buộc đồng chí X từ bỏ cuộc đua đến chức TBT, Trọng cho đàn em rỉ tai đồng chí X là “anh ấy là con trai của ổng kia đấy. Thôi anh rút đi cho vận nước được nhờ”. Tới nước đó thì đồng chí X mời đành gạt lệ buông kiếm đấy. Thậm chí cái micro phát biểu hôm đại hội 12, Trọng cũng yêu cầu phải có bằng được chiếc giống của ông cụ nhà hắn.

Vì biết đồng chí Trọng kia có ông bố khủng nên giờ đồng chí ấy thích làm gì có ai dám cản đâu. Hơn nữa, đồng chí ấy lại được Trung Quốc chống lưng nên ai nấy dù căm mấy nhưng vẫn phải nín mà theo thôi.

Cũng phải nói là các đời Tổng Bí Thư Trung Quốc sau khi nghỉ đều truyền lại cho người kế nhiệm những bí mật thuộc loại tuyệt mật của Việt Nam để khống chế giới lãnh đạo của vùng lãnh thổ phương nam này. Mà cái anh đầu bếp ở Bến Nhà Rồng năm xưa cũng do Trung Quốc nó đào tạo ra nên đương nhiên nó phải ủng hộ hậu duệ của ông ấy chứ.

Nói như thế để thấy, trường hợp của Trọng và thủ khoa Bùi Thị Hà dù giống nhau về chuyên ngành văn chương và cha mất sớm nhưng lại khác nhau một trời một vực ở sự nghiệp. Cái chính là phải là CCCC thì mới được nâng đỡ như thế. Chứ nếu không thì Nguyễn Phú Trọng giờ này cũng đang thất nghiệp, cắt lúa, bán hoa quả hay chăn lợn như em Bùi Thị Hà rồi!





CSVN không thể phá hủy tháp chuông của nhà thờ Fatima nằm trong khuôn viên trường đại học Luật tp hcm







Trạm xăng Idemitsu Q8, Hà Nội, tắc nghẽn vì người dân đổ xăng quá nhiều






Cúi gập người chào khách hàng cả lúc đến và lúc đi, lau kính xe miễn phí cho khách hàng, bán xăng chuẩn đến 0,01L… là những điều khiến trạm xăng Idemitsu Q8 được nhiều người ca ngợi chỉ sau vài ngày khai trương.

Từ ngày 5/10 vừa qua, trạm xăng 100% vốn nước ngoài đầu tiên đã có mặt tại Việt Nam. Đây là trạm xăng của Công ty xăng dầu Idemitsu Q8, một liên doanh giữa Kuwait International Petroleum của Kuwait và Idemitsu Kosan của Nhật Bản.

Trạm xăng đầu tiên của Idemitsu Q8 được đặt tại Khu công nghiệp Thăng Long, với diện tích 6.000m2.

Chỉ trong vài ngày đầu khai trương, trạm xăng này đã gây chú ý với phong cách phục vụ chu đáo. Khách hàng khi đến đổ xăng và ra về đều được nhân viên cúi đầu chào. Không những, vậy, xe ô tô đến đổ xăng còn được nhân viên lau kính, lau gương xe hoàn toàn miễn phí.

Điều này khiến nhiều khách hàng cảm thấy thích thú bởi đây là những dịch vụ chưa từng có tại Việt Nam.

Trên thị trường kinh doanh xăng dầu hiện nay, tính cạnh tranh vẫn còn thấp khi thị phần chỉ tập trung tại một số doanh nghiệp lớn như Petrolimex (gần 50%), PV Oil (20%)… nên khách hàng không có nhiều sự lựa chọn và bắt buộc phải chọn mua xăng của các ông lớn này.

Sự xuất hiện của Idemitsu Q8 sẽ giúp thị trường nâng cao tính cạnh tranh. Theo chuyên gia Ngô Trí Long, “Việc có nhiều đại gia năng lượng ngoại “nhòm ngó” vào thị trường bán lẻ xăng dầu là hoàn toàn bình thường. Thị trường càng có sự cạnh tranh bao nhiêu thì người tiêu dùng càng được lợi bấy nhiêu. Các doanh nghiệp nội địa buộc phải chuyển mình”.
Ông Phan Thế Ruệ Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam cho rằng, “nếu vận hành đúng theo nguyên tắc thị trường, doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng giá cả và dịch vụ khách hàng”.
Trong cuộc cạnh tranh về dịch vụ, dễ dàng nhận thấy Idemitsu Q8 đang hoàn toàn có lợi thế, cho dù mới chỉ có 1 cửa hàng được mở ra. Người tiêu dùng Việt Nam bấy lâu nay vẫn luôn ưa chuộng hàng hóa, dịch vụ của ngoại, đặc biệt là Nhật Bản và trên mạng xã hội, rất nhiều bình luận ủng hộ Idemitsu Q8 đã được đưa ra.

Còn về mặt giá cả, giá xăng Ron 95 được bán tại Idemitsu Q8 đang là 18.690 đồng/lít, thấp hơn khoảng 200 đồng so với các doanh nghiệp xăng dầu khác là 18.890 đồng/lít

Điều này khiến nhiều khách hàng cảm thấy thích thú bởi đây là những dịch vụ chưa từng có tại Việt Nam.

Trên thị trường kinh doanh xăng dầu hiện nay, tính cạnh tranh vẫn còn thấp khi thị phần chỉ tập trung tại một số doanh nghiệp lớn như Petrolimex (gần 50%), PV Oil (20%)… nên khách hàng không có nhiều sự lựa chọn và bắt buộc phải chọn mua xăng của các ông lớn này.

Sự xuất hiện của Idemitsu Q8 sẽ giúp thị trường nâng cao tính cạnh tranh. Theo chuyên gia Ngô Trí Long, “Việc có nhiều đại gia năng lượng ngoại “nhòm ngó” vào thị trường bán lẻ xăng dầu là hoàn toàn bình thường. Thị trường càng có sự cạnh tranh bao nhiêu thì người tiêu dùng càng được lợi bấy nhiêu. 

Các doanh nghiệp nội địa buộc phải chuyển mình“.

Ông Phan Thế Ruệ Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam cho rằng, “nếu vận hành đúng theo nguyên tắc thị trường, doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng giá cả và dịch vụ khách hàng”.

Trong cuộc cạnh tranh về dịch vụ, dễ dàng nhận thấy Idemitsu Q8 đang hoàn toàn có lợi thế, cho dù mới chỉ có 1 cửa hàng được mở ra. Người tiêu dùng Việt Nam bấy lâu nay vẫn luôn ưa chuộng hàng hóa, dịch vụ của ngoại, đặc biệt là Nhật Bản và trên mạng xã hội, rất nhiều bình luận ủng hộ Idemitsu Q8 đã được đưa ra.

Còn về mặt giá cả, giá xăng Ron 95 được bán tại Idemitsu Q8 đang là 18.690 đồng/lít, thấp hơn khoảng 200 đồng so với các doanh nghiệp xăng dầu khác là 18.890 đồng/lít.

Ngoài ra, trạm xăng của Idemitsu Q8 còn quản lý chính xác số lượng nhiên liệu đến 0,01 lít, hỗ trợ thanh toán qua thẻ, cung cấp báo cáo chi tiết giao dịch cho khách hàng…

Trong tương lai, Idemitsu Q8 sẽ xây dựng mạng lưới trạm xăng tập trung chủ yếu dọc theo Quốc lộ 5, nối Hà Nội với Cảng Hải Phòng. Xa hơn, Idemitsu Q8 sẽ lần lượt xuất hiện tại một số tỉnh khu vực phía Nam.

Tất nhiên, sẽ cần một khoảng thời gian để Idemitsu Q8 thực sự trở thành mối đe dọa đối với Petrolimex, PV Oil… bởi lẽ các ông lớn này đã chiếm lĩnh hết các vị trí đắc địa, tại các khu vực đông dân cư hay trên các trục đường chính.

Tổng cộng, 29 doanh nghiệp đầu mối trên thị trường đang sở hữu hơn 14.000 cửa hàng trên cả nước và để giành giật thị phần từ 14.000 cửa hàng này, Idemitsu cần có năng lực mở rộng rất lớn và nguồn tài chính dồi dào.

Tuy nhiên, về mặt này, có lẽ Idemitsu Q8 không cần phải bận tâm, bởi liên doanh được “đỡ đầu” bởi 2 ông lớn đầy kinh nghiệm trên thế giới. Idemitsu Kosan là doanh nghiệp lớn thứ 2 trong ngành xăng dầu Nhật Bản, chỉ sau Nippon Oil.

Trong khi đó, Kuwait International Petroleum là một nhánh của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Kuwait, sở hữu thương hiệu xăng dầu Q8 với lượng tiêu thụ tương đương hơn 450.000 thùng một ngày trên toàn cầu và có hệ thống gần 4.800 trạm xăng dầu tại châu Âu.

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu các doanh nghiệp nội địa như Petrolimex, PV Oil vẫn giữ cách làm cũ, “không chịu” cải thiện chất lượng dịch vụ của mình, thì ngày các doanh nghiệp ngoại cướp mất thị phần sẽ chẳng còn xa.

Nhìn người Việt nồng nhiệt chào đón trạm xăng phong cách chuẩn Nhật, Petrolimex, PV Oil có thấy lo lắng không?

Ngoài ra, trạm xăng của Idemitsu Q8 còn quản lý chính xác số lượng nhiên liệu đến 0,01 lít, hỗ trợ thanh toán qua thẻ, cung cấp báo cáo chi tiết giao dịch cho khách hàng…
Trong tương lai, Idemitsu Q8 sẽ xây dựng mạng lưới trạm xăng tập trung chủ yếu dọc theo Quốc lộ 5, nối Hà Nội với Cảng Hải Phòng. Xa hơn, Idemitsu Q8 sẽ lần lượt xuất hiện tại một số tỉnh khu vực phía Nam.

Tất nhiên, sẽ cần một khoảng thời gian để Idemitsu Q8 thực sự trở thành mối đe dọa đối với Petrolimex, PV Oil… bởi lẽ các ông lớn này đã chiếm lĩnh hết các vị trí đắc địa, tại các khu vực đông dân cư hay trên các trục đường chính.

Tổng cộng, 29 doanh nghiệp đầu mối trên thị trường đang sở hữu hơn 14.000 cửa hàng trên cả nước và để giành giật thị phần từ 14.000 cửa hàng này, Idemitsu cần có năng lực mở rộng rất lớn và nguồn tài chính dồi dào.

Tuy nhiên, về mặt này, có lẽ Idemitsu Q8 không cần phải bận tâm, bởi liên doanh được “đỡ đầu” bởi 2 ông lớn đầy kinh nghiệm trên thế giới. Idemitsu Kosan là doanh nghiệp lớn thứ 2 trong ngành xăng dầu Nhật Bản, chỉ sau Nippon Oil.

Trong khi đó, Kuwait International Petroleum là một nhánh của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Kuwait, sở hữu thương hiệu xăng dầu Q8 với lượng tiêu thụ tương đương hơn 450.000 thùng một ngày trên toàn cầu và có hệ thống gần 4.800 trạm xăng dầu tại châu Âu.

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu các doanh nghiệp nội địa như Petrolimex, PV Oil vẫn giữ cách làm cũ, “không chịu” cải thiện chất lượng dịch vụ của mình, thì ngày các doanh nghiệp ngoại cướp mất thị phần sẽ chẳng còn xa.



Thủy điện Hòa Bình xả lũ làm vỡ đê Chương Mỹ, Hà Nội













Mưa lũ và lụt lớn ở VN




/>





Chính quyền CSVN mượn Fame bar Club để nhạo báng Thiên Chúa giáo?







Sinh viên Phan Kim Khánh sắp bị CSVN xét xử







Fake news: Bổn cũ soạn lại, không khá nổi - Tác giả Người Lính Già Oregon




Nếu quý bạn muốn sống dai thì đừng bao giờ mở đài CNN (để khỏi dòm thấy bản mặt gà mái của tên Anderson Cooper), MSNBC (có chương trình “Morning Joe” của cặp Joe Scarborough và Mika Brzezinski, đã một lần bị Trump chửi tắt bếp trên Twitter), đọc tờ The New York Times, The Washington Post, The Huffington Post, Vanity Fair, Politico, Newsweek, USA Today v.v... và vô số tờ lá cải cóc nhái địa phương khác, nhất là The Los Angeles Times, kể cả The Oregonian –thuộc tiểu bang xanh lè Oregon của NLGO, của đảng Con Lừa Demok-Rats và anh thượng nghị sĩ cấp tiến Ron Wyden, với giọng nói đớt ơi là đớt, lại cực kỳ chống Trump và những ứng cử viên bộ trưởng do ông đề cử một cách rất ư là vô lý. Nếu không, quý bạn sẽ tức hộc máu ra và lên cơn đau tim, mà chết uổng mạng lắm, nhất là nếu bạn đang sở hữu bệnh áp huyết cao. Vì chúng nó toàn dựng chuyện, nói bậy, đánh càn ông Trump, làm như dòng họ chúng có antitrump gene di truyền trong người. Thay vào đó, xin mách nhỏ quý bạn, tiện nhân chỉ xem và nghe tin tức hàng ngày cho biết, qua các đài TV standard miễn phí, và dùng cái đầu (chưa đến nỗi lẫn) để suy luận, phán đoán thật hay dỏm. Tiện nhân đề nghị quý bạn thử xem nguyệt san The National Review (bảo thủ vừa phải), và đài Fox News (chỉ tin tuyệt đối Sean Hannity, Newt Gingrich, và Mike Huckabee). Và, sau hết, quý bạn hãy thử nghe, một lần cho biết, Rush Limbaugh, trên radio ABC, tần số 1190 tại Oregon, năm ngày một tuần, mỗi ngày từ 9AM đến 12PM. Limbaugh là một talk show host kỳ cựu, bảo thủ chân chính, được bạn, và nhất là thù, theo dõi từng ngày. Tiện nhân rất khoái nghe ông, vì (1) Limbaugh vô cùng hoạt bát, tự tin, đập ai là thẳng mặt, kiểu biệt kích, không sợ mất job, lập luận vững chắc và dẫn chứng đầy đủ, rất khó phản bác, (2) Limbaugh có lập trường hữu khuynh rõ ràng, nghĩa là theo Con Voi tới bến, không flip flop, ngả nghiêng, hoặc tệ hơn, phản thùng, như anh già Arizona John McCain, đầu óc không bình thường, (3) Limbaugh nhái giọng thật tài và thật giống (ví dụ của Bill Clinton hay Obama). Khi một thính giả Dân Chủ gọi vào xin phát biểu nếu giở giọng xỏ lá, cà khịa với ông, ông biết ngay và không cần giữ lịch sự chửi liền một khi, như tát nước vào mặt, và cúp máy không cho trả lời.

Kỳ này, NLGO đưa ra vài chuyện làm Tổng thống Trump khá nhức đầu, theo thứ tự từ mới nhất đến cũ nhất:
 
I. Vụ thảm sát Las Vegas:

a) Thảm kịch –gây nên do tên Stephen Paddock, 64 tuổi, hoặc có vần đề tâm lý (mê súng, sở hữu 40 cây đủ loại?) hoặc, tiện nhân đoán mò, mà trúng, theo thuyết libido của Freud, trục trặc sinh lý (không thỏa mãn? Tin Fox News mới nhất cho biết, trước đêm nổ súng, y đã mướn, hired, một chị em ta, prostitute), hoặc khùng điên (demented, theo lời Trump)– xảy ra chưa được vài giờ, thì có ả Haley Geftnab-Gold, phó giám đốc và cố vấn pháp luật của đài CBS, đã phát biểu một cách ngu xuẩn rằng “những người mê nhạc đồng quê đều theo phe Cộng Hòa”, tức Republicans (mà ả miệt thị gọi là “Repugs”, đọc nghe như repugnant, có nghĩa “ghê tởm”, hoặc chiết tự thành –pug, một loại chó Bắc Kinh nhỏ, lùn và mũi tẹt), “mang súng đầy người” (gun toters) và “nếu là Cộng Hòa, họ không đáng được tôi thương cảm”. Lập tức ả bị CBS đuổi việc. Cũng vậy, tên Jeff Zaleney, phóng viên CNN, nói nếu Trump tuyên bố sẽ đi Las Vegas thăm nạn nhân là bởi vì những nạn nhân tại đó là những người ủng hộ Trump (his supporters), mà hắn quên rằng tháng 11, 2016, Trump đã thua Clinton (sát nút) ở Las Vegas, Nevada. Nghĩa là nếu Trump đi, hay không đi, Las Vegas, thì cũng chết bỏ bu với bọn này. Haley và Jeff là hai trong nhiều ví dụ được tiện nhân nêu ra như hiện thân của sự hận thù cùng cực, vô lý, đối với một tổng thống hợp pháp bởi lũ truyền thông chết tiệt, không còn tính người, trong khi hình ảnh của thảm kịch còn đầy trên các trang mạng và nỗi thống khổ của thân nhân, gia đình nạn nhân còn cao ngất trời. Còn nữa, hôm qua, Oct. 7, báo Las Vegas Review-Journal loan tin một ả giáo sư Sử tại Đại Học Nevada, Tessa Winkelmann, vào lớp, nói (có quay phim) với các sinh viên rằng, vụ thảm sát đã xảy ra, là do lỗi của Trump, vì ông đã dọa dùng vũ lực đối với Bắc Hàn (cf Alex Pappas, Fox News). Đúng là một “con điên trong thành phố”, mặc dù ả đã xin lỗi mọi người.
 
b) Chưa hết. Bọn chính trị gia cơ hội chủ nghĩa, như mụ Pelosi hay cả mụ “nasty Hillary” (cf Trump) và cái đám Demok-Rats thổ tả trong Quốc Hội Mỹ, lợi dụng thảm kịch Vegas, để nêu lại vấn đề (cũ rích từ thời Reagan, qua những vụ tàn sát bằng súng nổi tiếng trên toàn nước Mỹ bởi một hay cá nhân) kiểm soát việc mua, bán, dùng, và sở hữu mọi thứ súng –điều mà NRA (National Rifle Association), với tân chủ tịch Hội Wayne Lapierre (thay cố tài tử lừng danh Charlton Heston) và giám đốc điều hành Chris Cox, cực lực tố cáo và bác bỏ, cho là vi phạm Tu chính án 2 của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Cox còn kết án Hollywood và tên làm phim Michael Moore (người chống điên cuồng Bush Con) là đạo đức giả, đại khái: “Hollywood đã kiếm được hàng tỷ bạc nhờ vào những phim và TV shows với những cảnh bắn súng và máu đổ thịt rơi”. Và, Cox nói tiếp, có vài nạn nhân trong vụ thảm sát là hội viên NRA, và hung thủ Paddock không phải là hội viên NRA.

Tin mới nhất cho biết, tất cả các nhà lập pháp Dân Chủ, một số Cộng Hòa, và cả NRA, đồng ý đặt lại vấn đề “bump stocks”, mà Obama đã chấp thuận cho sử dụng năm 2010, viện cớ giúp những người tàn tật có thể sử dụng súng một cách hiệu quả. “Bump stocks” gồm những thiết bị để chế biến một cây súng bán tự động của một cá nhân (semi-automatic, mua hợp pháp) thành tự động hoàn toàn (fully automatic, bất hợp pháp).

Còn lập trường của Tổng thống Trump về vấn đề súng? Phát ngôn viên Sarah Huckabee-Sanders trả lời: “Chưa phải là lúc bàn đến”. Được hỏi dồn, Trump cho biết: “Hung thủ là một người bị bệnh (very sick), một người điên (demented)”. Gián tiếp nói, súng ống là vô tội, tiện nhân hiểu như thế, mà chỉ con người và mục đích sử dụng nó là có tội.

Quả vậy, mua súng và dùng súng là quyền tối thượng của người dân Mỹ, được Hiến Pháp bảo vệ, ngang với quyền tự do ngôn luận và tín ngưỡng. Trong truyền thống cao bồi, từ thời lập quốc, vì nhu cầu tự bảo vệ và khai sơn phá thạch, người Mỹ xem súng và ngựa là hai vật bất ly thân, là tabou, không ai được đụng vào. Bây giờ xe thay cho ngựa, nhưng súng không thể bỏ được. Quyền phá thai, hôn nhân đồng tính, đổi giống..., vì không nằm trong Hiến Pháp (vào thời của những cha già dân tộc Mỹ, những vấn đề này chưa được đặt ra), nên có thể du di. Khác với sung.

Chưa nói, chỉ có con người mới gây ra mọi thứ tội ác trên đời. Con dao, xe truck là vô tội, nhưng được bọn khủng bố ISIS dùng để sát hại, tại khắp Âu Châu (là nơi cấm súng gắt gao), như vậy đám Demok-Rats kia cũng phải cấm luôn dao và xe truck ư? Lại nữa, cấm mua súng hợp pháp, nhưng có chắc là bọn gian không mua súng lậu được ư? Dưới thời Obama, qua vụ scandal “Fast and Furious Operation”, có bao nhiêu súng lậu đã tuồn qua Mexico, rơi vào tay bọn trùm ma túy Mễ? Có bao nhiêu vũ khí được lén bán cho bọn Hồi giáo quá khích tại Libya, trong vụ Benghazi? Rồi cái đám -Rats ấy không nghĩ rằng, trong khi sát hại người, súng cũng được dùng để bảo vệ người nữa –trong đó có cả hai mụ nạ dòng Pelosi và Hilly, và anh chief clown khéo-dư-nước-mắt-khóc-người-di-dân-kể-cả-lậu Chuck Schumer?
 
II. Bão Maria và Puerto Rico:

a) Sau Harvey (Texas) và Irma (Florida), Tổng thống Trump phải lo đối phó với bão Maria, lúc ấy đang đe dọa Puerto Rico –xứ tự trị thuộc Mỹ từ cuối thế kỷ XIX khi Mễ thua trận. Khi chị Maria đến phá phách, Puerto Rico đã được cấp cứu bởi FEMA (Federal Emergency Management Agency) với sự yểm trợ của quân đội Mỹ, đã sẵn có kinh nghiệm chiến đấu với ông Harvey và bà Irma, và việc cấp cứu đã được Tòa Bạch Ốc mô tả là rất khả quan (cf bài viết trên Fox News của tác giả gốc Mễ Steve Cortes). Trump hứa, nhưng chưa kịp, đi thăm, thì dấy lên cơn sóng thần chỉ trích, khởi đầu bằng lời than phiền của mợ Carmen Yuli Cruz, thị trưởng San Juan, một người chống Trump ngay khi ông chưa đắc cử (theo Dan Scavino Jr, giám đốc “social media” của Bạch Ốc, cho biết), rằng dân Puerto Ricans không được tiếp cứu đầy đủ và đúng mức. Khiến Trump nổi dóa, lên twitter, gọi Cruz và những kẻ chỉ trích chính phủ là “fake news, politically motivated ingrates (vô ơn)”. Trong số có anh già đầu bạc thiên Cộng Bernie Sanders –hèn nhát đến độ không dám trả lời khi bị Hilly tố là một trong những yếu tố làm mụ thất cử, trong cuốn sách mới ra lò của mụ, What Happened, do một ghost writer viết giùm (như tất cả chính khách về vườn khác). Anh đầu bạc này, hùa theo Jake Tapper của CNN, kết án Trump đã không giúp đỡ dân Puerto Rico vì kỳ thị màu da (skin color, ethnicity). Còn John Kasich, thống đốc Ohio, kẻ tử thù của Trump vì bị Trump phỗng tay trên cái ghế ứng cử viên Cộng Hòa thơm phức mà Kasich chủ quan tin chắc chắn sẽ ẵm được trong tay, thì lên mặt dạy đời Trump rằng thì là “khi thiên tai xảy ra, no critic of public officials”. Kasich quên điều này, trong khi chỉ trích mợ Carmen là chẳng làm nên trò trống gì, Trump, trái lại, không tiếc lời khen ngợi thống đốc Puerto Rico Ricardo Rossello đã điều động hữu hiệu việc cứu trợ. Mụ Hilly (lại mụ!) hỏi: “Navy đâu?” (thực ra nhiều tàu hải quân cứu nạn đã có mặt, cf. Jerry Hendrix, đại tá Hải quân hồi hưu). Marco Rubio, một anh thua cay khác, cũng hỏi: “Các ông tướng đâu?” (thực ra các tướng và quân đội chỉ lãnh nhiệm vụ giúp đỡ FEMA, không trực tiếp điều động cứu trợ, cf Daily Caller News, bài của Jack Crowe, Oct. 4, 2017, về tướng ba sao Jeffrey Buchanan, được chỉ định yểm trợ tiếp cứu những vùng bị bão).
 
b) Bình luận gia các đài TV, như anh lùn Dân Chủ George Stephanopoulos, đặc trách chương trình “Meet the Press” của ABC, bị Trump đặt nickname là “Little George”, đã gọi bão Maria là “Trump’s Katrina”, nhưng, Little George, hay một tham dự viên nào đó, nói tiếp, “khác với Katrina, mà khủng hoảng gây ra bởi sự thờ ơ và bất tài (indifference and incomptence) của cấp lãnh đạo [Bush Con], Maria, lần này, là do đầu óc nhỏ mọn (mean spiritedness)”, ám chỉ Trump kỳ thị người Puerto Ricans.
 
c) Melania theo chồng thăm viếng Puerto Rico, cũng như các vùng bị bão khác, bị dính miểng trầm trọng. Như thường lệ. Lần trước, đi Texas, bà đã bị soi mói, phê bình, vì đôi giày stilettos cao gót. Lần này, cũng bởi bọn Fake News, sủa “hiệp đồng” theo mợ thị trưởng Carmen, mà so với Melania về sắc đẹp và sự duyên dáng thua xa một trời một vực: cụ thể, bọn này hùa nhau chỉ trích bà đi cứu trợ mà đeo kính đen, khiến bà có vẻ thờ ơ và khó đến gần (desinterested and unapproachable). Thực ra, đeo kính đen có thể vì cả chục lý do cá nhân, cứ hỏi các bác sĩ nhãn khoa thì rõ. Ti tiện đến thế là cùng.
 
d) Chưa xong. Mợ Carmen than phiền là Trump chỉ bắt tay mợ, một cách thờ ơ, mà không họp bàn với mợ (và các thị trưởng khác). Ngoài ra, mợ bắt lỗi Trump đã “sỉ nhục” (insulting) dân Puerto Rico, bằng cách:

 
(1) ném đồ cứu trợ vào dân: sự kiện này quả có thật, nhưng chỉ đôi ba lần, và dưới mắt của một quan sát viên khách quan, không thành kiến, đó cũng chỉ là cách bộc lộ nỗi mừng vui khoảnh khắc, tại sao không, của một vị lãnh đạo trước tai họa đã qua đi trên một Puerto Rico đang hồi sinh, cũng như việc, trước đó mấy phút, ông đứng nghiêm chào (đùa) một thanh niên xa lạ mặc quân phục rằn ri trong đám dân chúng chào đón ông? Có gì là sỉ nhục?

 
(2) Trump nói rằng Puerto Rico nên “hãnh diện” (proud) chỉ có 19 người chết, so với hàng ngàn người tại Katrina (ý ông: đó là do sự cứu trợ rất tích cực và hữu hiệu của chính quyền địa phương cũng như của chính phủ Mỹ). Tiện nhân nghĩ, mợ Carmen, gốc Mễ, có thể không hiểu hết câu tiếng Anh và ý của Trump.

 
(3) Trump còn nói, đường sá hư hại của Puerto Rico ngốn hết cả chục tỷ đô của Liên bang Mỹ (mợ không hiểu Trump chỉ nói đùa, như báo chí Mỹ xác nhận. Mà nếu nói thật, thì cũng đúng thôi, có gì là xúc phạm, hả mợ?).
 
 
III. Dự luật giảm thuế:
 
a) Hạ viện Mỹ đang bàn thảo về việc giảm thuế, theo sự hối thúc của tổng thống Trump. Phe Demok-Rats, mà đại diện dữ dằn nhất là mụ Pelosi (cũng lại mụ!), với sự toa rập của anh già ăn có Bernie Sanders (cũng lại cái anh đầu bạc thân Cộng, thua cay!), toàn là thứ mị dân nghèo, để hốt phiếu, chưa chi đã lên tiếng phản bác rằng, giảm thuế chỉ tổ làm lợi cho các nhà giàu. Cũng may, mụ Hilly, lần này, lại im re, như gái ngồi phải cọc nhọn, vì cái Clinton Foundation của gia đình mụ bây giờ có trên bạc tỷ. Obozo cũng thủ khẩu như bình, vì sau tám năm làm tổng thống, y cũng trở thành triệu phú như ai, nhờ tiền viết sách hồi ký, tiền công thuyết trình, và tiền quyên được của bá tánh để xây Obama Library. Tất cả bọn này quên rằng, nếu không có tiền thuế của những triệu phú, tỷ phú, doanh thương, đại gia, thì chính phủ sẽ không lấy đâu ra ngân khoản, vô lẽ giựt đại cái khố rách của những anh homelessđứng ăn xin ở các lối vào xa lộ? Bọn chúng cũng quên cái lý luận rất đơn giản và công bằng là ai đóng thuế nhiều sẽ được giảm thuế nhiều, theo tỷ lệ.
 
b) Ở đâu cũng vậy, phải cần có tiền đóng thuế của người dân mới điều hành đất nước được. Ai có lợi tức, ít hay nhiều, đều phải đóng thuế. Ngoại trừ những mợ Mỹ trắng, Mỹ đen, Mỹ nâu, Mỹ vàng, Mỹ dợt (Trung đông), tuy còn ngủ với chồng sờ sờ ra đấy, mà khai single mom, ăn welfare, những cặp vợ chồng giả vờ ly dị để được cấp bảo hiểm y tế miễn phí, những cha mẹ già bị con cái ép khai bệnh khùng giả để lãnh trợ cấp và housing (chưa kể chính phủ phải nuôi báo cô hàng triệu Mễ Lậu và gia đình, con cái, vô lẽ nhắm mắt bỏ họ chết đói, chết bệnh?). Những thành phần trên, dĩ nhiên, rất khoái Obozo và đã hai lần hồ hởi bầu cho cậu, và năm 2016, dĩ nhiên, cũng đã hồ hởi dồn phiếu cho nữ (cứu) tinh Hillary. Còn Obozo, trong chuyến vinh qui bái tổ (và cổ động cho hôn nhân đồng tính) tại Kenya tháng 7 năm 2015, đã nuốt hàng triệu đô la của ngân quỹ quốc gia.
 
Tiền ấy là do ai đóng? Thưa, do những nhà giàu, triệu phú, tỷ phú Mỹ, chứ còn ai trồng khoai đất này, như Bill Gates, Warren Buffett, Donald Trump, Mitt Romney, và những ca sĩ, tài tử Hollywood (đa số là phe cấp tiến) –phải đóng thuế rất nặng, trên tỷ lệ tài sản đang có. Không có tiền của họ, mọi hoạt động của nước Mỹ sẽ bị tê liệt. Sự thật đó, ai cũng biết và không có gì để bàn nữa. Vấn đề nằm ở chỗ, là khi bàn về thuế má, nếu trong nghị trường có ai đề nghị giảm thuế cho người giàu thì lập tức Đảng Democ-Rats và Đám Cực Kỳ Cấp Tiến (ultra-liberal) lại nhao nhao, hò hét, phản đối, mặc dù trong đảng Demok-Rats giờ đây nhiều kẻ đã trở thành triệu phú, giàu sụ. Đã không được giảm thuế theo tỷ lệ công bằng, những đại gia Mỹ, Bảo Thủ hay Cấp Tiến, còn bị lôi cổ ra chửi bới bởi người dân “vô sản” bất mãn, ganh ghét, ít học, dễ bị xúi giục, khích động, bởi lũ Fake News và chính trị gia vô liêm sỉ, và social activiststả khuynh treo đầu dê bán thịt chó: chia đều tài sản cho mỗi người dân. Nhưng làm sao thực hiện được một điều không tưởng, nếu không nói vô cùng bất công, như thế, điều mà vào thế kỷ XVIII Pháp, Jean-Jacques Rousseau cũng đã mớm ý cho và đề nghị? Gần một thế kỷ thống trị thế giới, Liên Xô, hang ổ của chủ nghĩa Cộng sản, cũng không thực hiện nổi, và đầu thập niên 90, chủ nghĩa quái thai ấy đã bị bóp cổ chết, vứt vào sọt rác của lịch sử. François Hollande, tổng thống tả phái Pháp, lúc mới nhậm chức, cũng hăng tiết vịt lắm, bắt dân giàu đóng thuế nặng, khiến một số người Pháp, như tài tử nổi tiếng Gérard Depardieu, đã phải bỏ nước sang Nga tỵ nạn thuế má.
 
c) Thất bại trong việc tẩy chay người giàu, bây giờ người ta quay qua kết án những nước tư bản, trong đó có Mỹ, đã không biết bảo vệ môi trường, và từ đó kết tội họ: trái đất hâm nóng, khí hậu thay đổi là do những nhà máy, kỹ nghệ sản xuất trong các nước tân tiến. Luận điệu y chang của cậu Al Gore, sau khi thất cử tổng thống, trở thành nhà hoạt động cho môi trường. Hàm ý nên dẹp các nhà máy, kỹ nghệ phun khói, trong khi những activists đạo đức giả này, như chính Al Gore, mỉa mai thay, lại đi máy bay hạng sang, hay phom phom lái xe, hay thoải mái ngồi trong những chiếc xe loại xịn, gắn máy lạnh, do những nhà máy bị kết án nhả khí carbon dioxide ấy sản xuất.
 
IV. Bài diễn văn trước Liên Hiệp Quốc:



a) Nếu có thì giờ nghe lại bài diễn văn 19/9 của Trump tại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, cũng như trước đó những bài diễn văn ngày ông nhậm chức, hay tại Saudi Arabia, Do Thái, Ba Lan etc., chúng ta phải công nhận thật tuyệt vời (nêu đích danh những nước “thù nghịch”, Triều Tiên, Iran, Syria, Cuba, hay hàm ý, Nga với vụ Ukraine, Tàu với Biển Đông, cũng như những nước “phe ta” nghĩa là appeler un chat un chat, như trong câu châm ngôn Pháp, gọi con mèo là con mèo). Qua đó, ta thấy ông là một nhà hùng biện, lập luận khúc chiết, nhưng nói năng từ tốn, không cao giọng, không dài dòng, không thua những nhà đại hùng biện kim cổ. Người ta thấy nơi ông một sự chân thành, nhiệt tình, nói lên tự đáy lòng, không màu mè, làm dáng dưới vỏ bọc của một chính khách chuyên nghiệp, như Clinton, hay mới tập sự, như Obama. Ngoài ra, ông quyết chiến với bọn Fake News (FN), và khác với suy nghĩ của vài người, tiện nhân không tin là, qua đó, ông tự giảm uy tín, vì sự phản công của ông có chính nghĩa, trước sự tấn công vô lý và bần tiện của FN, đại diện cho bọn sore losers.
 
b) Đối với Kim Ủn Ỉn hay các ông đạo Iran, theo thiển ý, không có một giải pháp ngoại giao hay thương lượng nào khả dĩ thành công. Ngoại giao chỉ thành công với những cái đầu bình thường, biết điều. Anh chàng tân tổng thống Nam Hàn, sát nách với Kim Ủn Ỉn, mới lên, thiếu kinh nghiệm, sợ lãnh đòn nặng, bèn đề nghị “đối thoại” với Bắc Hàn, nhưng cuối cùng, khi tên Ủn Ỉn làm quá, anh chàng phải đặt mua hỏa tiễn Thaad, chống phi đạn, của Hoa Kỳ với giá 15 tỷ đô. Nếu anh chàng không ngây thơ, muốn lấy điểm với thế giới, Nam Hàn đã chẳng viện trợ (nhân đạo) 8 triệu cho Bắc Hàn, vì chắc chắn Kim Ủn Ỉn sẽ bỏ túi số tiền ấy, cũng như VC ăn chận tiền cứu trợ từ thiện đến từ hải ngoại vậy. Nghĩa là người dân đang đói không được xơ múi gì. Chỉ có Nhật là có óc thực tế hơn, quyết chiến tới cùng, vì rút kinh nghiệm đau thương qua cuộc thế chiến II.
 
c) Về phía Hoa Kỳ, bộ trưởng ngoại giao Rex Tillerson, tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách đối thoại của nhiều đời tổng thống, trong 25 năm qua, và nói đã có sẵn sàng hệ thống liên lạc trực tiếp với Bình Nhưỡng (We’ve made it clear that we hope to resolve this through talks). Và Trump lên twitter viết rằng: “Rex, đừng mất thì giờ thương thuyết với little rocket man. Be tougher”. Cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược này giữa hai người có quyền lực nhất nước, có thực như vậy không, mặc dù trên National Review, ngày 6/10/2017, có bài viết của Rich Lowry, một tác giả đáng tin cậy, “Rex Tillerson seems at sea in his position”, chê bai Tillerson đủ điều? Tiện nhân thắc mắc, dựa trên một điều vô lý thấy rõ: đối thoại, kể cả với kẻ thù, là nhiệm vụ chính của bộ trưởng ngoại giao, việc gì tổng thống lại công khai xía vô cản trở? Và bộ trưởng ngoại giao nào dám công khai cãi lại tổng thống? Vô lẽ họ trẻ con đến thế sao? Hay, tiện nhân đoán, tất cả đó chỉ là chiến thuật, kế sách để khéo léo giải quyết một vấn đề rất nghiêm trọng, và phức tạp, như vụ Bắc Hàn? Một màn kịch cốt đánh lừa thế giới, Kim Ủn Ỉn, và nhất là bọn Fake News phá đám trong nước? Quả vậy, bọn này, tuy không đến nỗi u mê để không nhận ra cái bẫy sập, nhưng vì hận thù Trump mù quáng, nên đã lợi dụng, hoặc bịa ra, mọi cơ hội để đánh ông. Nhân dịp này, chúng mừng húm, nhảy cỡn lên, hí hửng tuyên bố lếu láo, cốt gây chia rẽ hai ông, nào là Tillerson sắp từ chức đến nơi, nào là đã chửi Trump “moron”, thằng ngu (không một ai xác nhận đã nghe, khi nào, ở đâu), nào là Tillerson bị Nikki Haley, đại sứ Mỹ tại LHQ, qua mặt. Cụ thể, hôm qua, 7 tháng 10, Julian Zelizer, nhà phân tích chính trị của CNN, còn viết và phổ biến một bài, có tựa đề “Rex Tillerson should quit now”, xúi ông này từ chức đi.

McCain “phe ta” thì, như thường lệ, chỉ trích lời de dọa tiêu diệt Bắc Hàn, cho rằng đó chỉ làm hạ thấp giá trị của một tổng thống Mỹ. Lạ một điều, Fake News và bọn ghét Trump, trong vụ này, lại có vẻ bênh vực kẻ thù Ủn Ỉn, bằng cách trích ra đầy đủ những lời mất dạy của hắn và tên bộ trưởng ngoại giao Bắc Hàn Ri Yong Ho (mà Gary Samore, một cựu nhân viên ngoại giao Mỹ, đã ca tụng hết lời như một bạn thân) đối với tổng thống Mỹ, cũng như những bài viết tiêu cực của báo chí thổ tả chống Trump trên thế giới, ví dụ tờ Le Figaro của Pháp, tờ The Scotsman, ở Edinburgh, Scotland –những nơi mà hỏa tiễn Bắc Hàn chưa có thể phóng tới. Thật là quái đản. Đúng, chưa thấy quan tài chưa đổ lệ mà. Có phải chúng ta đang sống trong thế giới phi lý và tuyệt vọng cùng cực của Kafka chăng?
Về phía lãnh đạo các nước, có anh nhóc con lỏi tì Macron (nhỏ mà không học chỉ lo mê cô giáo) cũng đăng đàn, to họng nhất, háo thắng nhất, bày đặt chỉ trích Trump này nọ, dù không nêu đích danh, chỉ chỏ vào bản đồ bán đảo Triều Tiên, cho kế hoạch tiêu diệt Bắc Hàn (của Trump) là viễn vông, vì Mỹ có trên 20 ngàn quân đóng tại Nam Hàn. Anh ta ca tụng UN Club hết cỡ, mặc dù tiền đóng niên liễm vỗ béo Liên Hiệp Quốc (LHQ) của Pháp và tất cả các nước gộp lại còn thua xa Mỹ, chưa kể trụ sở đóng tại New York, nghĩa là không có Mỹ, LHQ chỉ có nước húp cháo. Macron quên rằng, cũng giống như những lãnh tụ Phú Lang Sa, kể từ lão Charles de Gaulle super arrogant trở xuống, nếu không nhờ cuộc đổ bộ Normandie của Mỹ (chứ không phải LHQ vô tích sự, lúc ấy run cầm cập trước khí thế của Hitler), thì cả nước Pháp, và Macron, bây giờ nói tiếng Đức rồi.
 
d) Còn lại là giải pháp quân sự. Tiện nhân tin rằng Trump đang chờ Ủn Ỉn ra tay trước, nghĩa là, như trong một phim cao bồi Mỹ, chờ đối phương rút súng trước (ví dụ một hỏa tiễn của y rơi trên, hay sát, một thành phố Mỹ hoặc Nhật), lập tức những nơi trú ẩn của y (đầu não) sẽ bị dội bom tan tành, không phải cả nước Bắc Hàn bị hủy diệt. Ta cũng hiểu chữ “totally destroy” trong nghĩa đầy đủ của ngoại giao và quân sự, và trong context đe dọa và sức hủy diệt của vũ khí hạch nhân. Chứ không phải Mỹ cố tình giết hại nhân dân Bắc Hàn, như lập luận sai lạc và nông cạn của Fake News và những chính trị gia cắc ké, nhưng nham hiểm.
 
e) Cũng vậy, năm 1986, Reagan đã cảnh cáo Lybia với những lời không kém mạnh mẽ, nhưng máy bay Mỹ chỉ thả bom xuống những căn lều trú ẩn của Ghadafi –người đã chủ mưu vụ khủng bố đặt bom giết chết 50 lính TQLC Mỹ và làm bị thương hàng trăm lính khác, trong hộp đêm La Belle Discothèque tại Tây Bá Linh và đã hằng ngày ra rả chửi bới, gọi Reagan là “con chó điên” (mad dog), tạo cớ cho ông ra tay. Trong vụ ném bom này, mà ông gọi là “trừng phạt”, có hai trái rớt vào Tòa đại sứ Pháp tại Tripoli. Chẳng qua, trước đó, thủ tướng Jacques Chirac, đang thân thiện với Ghadafi, không cho phản lực cơ Mỹ, cất cánh từ London, mượn đường bay ngang nước Pháp, và Mỹ nại cớ phi công bay suốt đêm mệt, thả bom lầm, vì đã phải vòng sang Tây Ban Nha, qua biển Méditerranée, đến eo biển Gibraltar, xa quá. Bị dội bom mà Chirac im thin thít, không dám công khai phản đối, sợ bị ăn bom thêm.
 
f) Hành động của Reagan tại Lybia, và trước đó, 1983, tại đảo Grenada, để lật đổ chế độ Maurice Bishop thân Cuba và Liên Xô, cũng như của Bush Cha trong cuộc hành quân Panama, năm 1989, để bắt cóc nhà độc tài Manuel Noriega đem về nhốt tại Florida, và của Bush Con, trong việc đánh phủ đầu Iraq, lật đổ chế độ Saddam Hussein, năm 2001, và biết đâu của Donald Trump sắp tới đối với Kim Ủn Ỉn, bắt nguồn từ truyền thống cao bồi, hiểu theo nghĩa hào hiệp, mã thượng, có sẵn trong huyết quản người Mỹ, và đặc biệt những tổng thống Mỹ: bảo vệ công bằng và lẽ phải, tiêu diệt bất công và sự ác. Giống như những chàng hiệp sĩ John Wayne, Charles Bronson, James Arness, James Stewart, Gary Cooper, Ronald Reagan, hay Clint Eastwood v.v... trong những phim cao bồi Mỹ. Chính vì tinh thần đó mà Hoa Kỳ, tuy không bị nước nào (dám) trực tiếp tấn công, đã tham dự vào, và đổ xương máu cho, hai cuộc thế chiến, để cứu Âu Châu khỏi nạn diệt vong. Sau đó, lại giúp các nước nhược tiểu, trong số có Việt Nam, chiến đấu để thoát khỏi gông cùm Cộng sản. Truyền thống cao bồi và hiệp sĩ tốt đẹp ấy được minh chứng và tô điểm thêm qua việc một phi trường lớn tại Nam Cali được đặt tên, và đặt tượng, của John Wayne –một tài tử cao bồi vĩ đại của Hollywood.
 
THAY CHO LỜI KẾT

Tiện nhân không phải là người “mê” Trump lúc ông tranh cử. Nếu năm ngoái phải bỏ phiếu cho ông, tiện nhân không có sự chọn lựa giữa the bad and the worse, or the worst. Nhưng bây giờ, tiện nhân tự hãnh diện về sự lựa chọn đó. Ngoài những đức tính cần thiết của một nhà lãnh đạo, phán đoán đúng, cứng cựa, dám nói dám làm, Trump đã thể hiện đức tính của một con người đúng nghĩa, chân thật, có lòng nhân ái cao độ (ví dụ, đối với những “dreamers” trong chương trình DACA vi hiến của Obama để lại, ví dụ đích thân đi cứu trợ và ủy lạo những nạn nhân của những cơn bão dữ Harvey, Irma, Maria, và vụ thảm sát Las Vegas, và nhiều trường hợp khác, mà Fake News cố tình không tường thuật, nhưng tiện nhân đọc được trên Mạng, như chuyện mới đây nhất, ngày 28/9, trong chuyến đi Indiana, ông bắt Air Force One cứ nổ máy chờ, để ông ngừng xe thăm hỏi và chúc lành một cảnh sát viên trong đoàn hộ tống bị té nằm trên xa lộ, đợi xe cứu thương đến, v.v…)

Bây giờ, vì thế, tiện nhân sẵn sàng bênh vực Trump, một người chính trực, bất cứ lúc nào, nếu cần. Và for free.
 
 
 
 
 

Ex-Vatican hospital head convicted over cardinal's luxury pad - Source AFP





Chức Thật Tu Giả


A Vatican court convicted Saturday the former head of the pope's children's hospital for diverting funds to the costly renovation of a top cardinal's luxury apartment.

Giuseppe Profiti, the former president of the Vatican-run Bambino Gesu Pediatric Hospital Foundation, was given a one-year suspended prison sentence for "abuse of power" over diverting 422,000 euros ($500,000) to fund the renovations.

Cardinal Tarcisio Bertone, a former number two at the Vatican under pope Benedict XVI, received in 2013 the spectacular apartment, which is just a stone's throw from Pope Francis's modest boarding house.

Despite being mentioned repeatedly throughout the trial, the 82-year-old cardinal was never called as a witness.

The prosecutor said that the incident looked "dreadful" and was characterised by "silence and opacity and poor management of public affairs". He had requested three years in prison for Profiti.

The second defendant in the trial, the foundation's treasurer, was found not guilty.

- 'The idea was mine alone' -

Spread across hundreds of square metres at the top of the Palazzo San Carlo, the cardinal's residence boasts a huge terrace with magnificent views over Rome.

Profiti testified that hospital funds were used for the renovation with the idea that the cardinal could host intimate dinners for eight to ten wealthy potential donors at a time.

Bertone approved the concept, but "the idea was mine alone," Profiti told the court.

Profiti acknowledged financial controls surrounding the spending had been lax, saying he could not recall if any contracts had been drawn up. The work was carried out between November 2013 and May 2014.

Pope Francis has vowed to eradicate clerical extravagance, slamming his fist on a table after the luxurious lifestyle of several cardinals was revealed by media reports in 2015 and saying that they cannot "lead the life of a pharaoh".

Bertone gave up his position as a number two in the Holy See hierarchy months after Francis's election in 2013, and retired from his last Vatican duties in December 2014.

In late 2015, a new director of the hospital asked Bertone to plug the funding gap. Bertone made a donation of 150,000 euros.

The renovation has been widely depicted in the Italian media as reflecting the once-powerful cardinal's desire to spend his retirement in maximum comfort and elegance.


Phỏng vấn nghệ sĩ Kim Chi







TRỊNH CÔNG SƠN, NGƯỜI BẠN, KẺ ĐỐI NGHỊCH- Tác giả Kim Thanh



NiNiên khóa 1959-60, tôi lên lớp Terminale (lớp Tú Tài 2) ở trường Jean-Jacques Rousseau, Sài Gòn. Lúc ấy, trường này không mang tên Chasseloup Laubat nữa, như một ông tác giả nào đó còn gọi lộn.
 
Lớp học là một phòng riêng biệt nằm ở góc đường Công Lý và Hồng Thập Tự, gần dinh Độc Lập. Trong lớp Terminale, ban Philosophie, có một số học sinh cũ từ dưới lên, có một số ở các trường ngoài vào, hoặc "học nhờ". Lớp Philo của tôi năm đó có sáu cô từ Marie Curie, hay trường các bà sơ Pháp Regina Pacis, Regina Mundi, vào "học nhờ", chiếm hẳn ba bàn học, mỗi bàn ngồi hai cô nàng, xếp liền nhau, trong sáu cô nàng đó bây giờ tôi còn nhớ ba, là Nguyễn Thiếu Nga (nhí nhảnh, dễ thương, sau đi Mỹ học, bây giờ không biết ra sao, nếu tình cờ đọc được bài này, làm ơn lên tiếng nhé, bà Nga!), Caroline (mà tên Việt tôi quên mất, vui tính, lúc nào gặp cũng cười, và bọn con trai cứ gọi đùa là Caroline chérie, theo tựa đề một quyển sách Pháp), và Nhung (tôi quên họ, hiền thục, ít nói, luôn mặc áo dài xanh hoặc trắng đi học).
 
Trịnh Công Sơn là học sinh từ ngoài vào Jean-Jacques Rousseau học Philo, tôi chẳng rõ từ đâu tới mà cũng chẳng bao giờ hỏi. Lần đầu, các học sinh chọn chỗ ngồi, đâu vào đó rồi, không ai được thay đổi nữa, vì các thầy cô muốn vậy để dễ nhận diện, như thế cho đến hết năm học. Sơn đeo kính cận, gọng đồi mồi lớn, mặt mày, râu ria, và dáng dấp gầy gầy giống tôi, nên các thầy cô, nhất là Monsieur Pezeu, thầy Sử-Địa (Histoire-Géographie), một giáo sư vào tuổi sồn sồn (nổi tiếng dê cụ, nghĩa là lúc giảng bài cứ hay đưa mắt dòm dòm về phía các cô cười cười), thường lẫn lộn Sơn với tôi. Nhiều lần Pezeu gọi lên khảo bài, tên thì gọi đúng của tôi, nhưng ông hất hàm, đưa mắt nhìn Sơn, hoặc ngược lại, gọi Sơn mà cứ đăm đăm ngó tôi, khiến hai đứa bối rối, nhìn nhau, tự hỏi không biết đứa nào sẽ phải "hy sanh", và có khi tôi, có khi Sơn, nếu hôm đó đứa nào thuộc bài, tự nguyện đứng lên bục trả lời thay cho đứa khác. Rủi là hai đứa đều kém Sử Địa một cách tệ hại giống nhau, nên điểm đứa nào cũng dưới trung bình. Tôi nhớ một lần, lên "hy sanh" cho tôi, bị hỏi một câu về Géo (Địa) khó quá, Sơn đứng như trời trồng, nhìn Pezeu cười trừ, vẻ rất ngây thơ vô tội, và bị ông thầy phết cho con 03 (trên 20), nhưng khổ một nỗi đó là điểm mang tên... tôi. Biết thế, nhưng chả đứa nào cải chính, vì hai đứa đều dốt và ghét Sử-Địa ngang nhau. Đó có lẽ là kỷ niệm duy nhất tôi có về Sơn.
 
 
Trịnh công Sơn, một trong những kẻ từng to mồm: "nối vòng tay lớn..."
đón giặc cộng vào chiếm phá miền Nam (VNCH)
 
 
Trong lớp Philo năm đó, có khoảng 40 tên. Ngoài Trịnh Công Sơn, tôi nhớ còn Nguyễn Văn Hòa, con của một giáo sư trung học (thầy Kính?) tắm biển chết ở Vũng Tàu. Hòa trẻ nhất, nhưng học giỏi nhất lớp, nhất là môn Triết, thường đến bắt chuyện, hỏi thăm tôi một cách rất tử tế. Có Vương Quang Sơn, con của Bác sĩ Vương Quang Trường, cháu của Luật sư Vương Quang Nhường, thủ lãnh Luật sư đoàn, gia đình vọng tộc nổi tiếng vào thời ấy; Sơn Vương này cũng đeo kính cận, hình như không biết nói tiếng Việt. Có Lê Hoàng Ân*, bạn khá thân, mà lúc đầu tôi tưởng lầm là tên của ông tân Tổng lãnh sự Mỹ tại Việt Nam , Lê Công Ân. Có Dương Sơn Trường luôn ngồi chung với Nguyễn Trung Tâm, không biết cả hai bây giờ ở đâu*. Có Trương Cam Hiển, không biết có liên hệ gì với các cụ Trương Cam Vĩnh, Trương Cam Khải hiện ở Mỹ không. Có ba anh Tây con, mà tôi chỉ nhớ hai: Claude Desboeufs (Desboeufs có nghĩa "của những con bò", đúng ra phải đọc là Đề-Bơ, khi boeuf (bớp) ở số nhiều, nhưng chúng tôi muốn chọc anh ta gọi là thằng Đề Bớp, anh ta bực lắm, và Alain Bui (đọc là Bui, chứ không phải Bùi), Tây chính cống, đẹp trai, dễ thương, chơi thân. Những người bạn học này, tôi không biết tin tức gì từ ngày rời trường, năm 1960, tức đã đúng nửa thế kỷ rồi.
 
 Có ba người tôi biết tin chính xác. Đó là: 
 
1) Hoàng Văn Kim, rất đẹp trai, trắng trẻo, người Bắc. Năm 1963, tôi về Nha Trang dạy học, thì bất ngờ gặp Kim đang là SVSQ tại Trung tâm Huấn Luyện Không Quân. Về sau, lúc tôi ra Thủ Đức, về đơn vị ở Ban Mê Thuột, Kim trở thành phi công lái khu trục A37 và năm nào đó, Kim lái biểu diễn tại quân trường Thủ Đức nhân dịp Nguyễn Cao Kỳ chủ tọa một buổi lễ lớn. Theo báo chí, máy bay của Kim đâm xuống đất sâu mấy thước. Khi TCS viết bản nhạc "Cho một người nằm xuống" (Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây...), tôi cứ tưởng anh ta làm để tưởng niệm Kim, một bạn học cũ. Nhưng nghĩ lại Sơn không chơi thân với Kim hay bất cứ ai trong lớp bèn thắc mắc không biết đối tượng là ai, cho đến sau này, qua cô ca sĩ "mùa chay nào cũng có nước mắt" mách trên sân khấu mới rõ là ông cố chuẩn tướng Lưu Kim Cương, người đã chứa chấp cho Sơn trốn quân dịch và Sơn khóc để trả ơn.
 
2) Phan Quang Tuệ, con của Phó Thủ tướng Phan Quang Đán, hiện là thẩm phán Di trú tại San Francisco . Tuệ lúc còn ở trường chơi với tôi, tính tình dễ thương, thường nói chuyện qua lại, giọng của Tuệ hình như là Nghệ An, Hà Tĩnh lai Huế. Mấy năm trước, chị Kiều Mỹ Duyên cho tôi số điện thoại làm việc hay cell của Tuệ, tôi gọi mấy lần không được*.
 
3) Trần Quý Phong, con nhà giàu, chủ khách sạn Catinat và Đêm Màu Hồng, sau này trở thành dân biểu VNCH. Từ lâu tôi nghe tin ai nói, và đinh ninh, rằng Phong đã chết trong ngục tù cải tạo. Nhưng cách đây mấy tháng thôi, tôi đọc trên báo một bài tường thuật lễ kỷ niệm nào đó ở vùng DC hay Virginia , có nhắc rõ ràng tên "cựu dân biểu Trần Quý Phong" tham dự. Tôi dụi mắt, đọc lại cho kỹ. Té ra anh ta còn sống, mừng lắm! Không lẽ trước đây có hai ông dân biểu Trần Quý Phong?  Dĩ nhiên, tôi không biết gì thêm nữa qua bài báo tình cờ được đọc ấy. Lúc còn học, Phong đôi khi quên làm bài philo ở nhà. Trước giờ nộp bài, Phong rủ tôi ra "gánh" kem trên lề đường Hồng Thập Tự, trước cổng trường, đãi tôi một ly, rồi mượn bài philo của tôi, chép lại tại chỗ. Tôi dễ dãi, vì còn kẹt ly kem, nhưng cũng thòng một câu: "Nhớ đừng chép nguyên văn nghe không toa." Cũng may thầy Lê Văn Hai, giáo sư Philo, có lẽ không đọc bài, nói chi sửa bài, mà cứ nhắm mắt cho điểm, không ghi một lời phê dù nhỏ nào, đứa nào cũng vừa đủ trung bình (trừ bài của Nguyễn Văn Hòa luôn luôn trên 16), cho nên bài của tôi và của Phong gần như sao y bản chánh, mà tôi (khổ chủ, tác giả) được 10, Phong (chép viên) lại được 12*.
 
Thầy Hai là agrégé (không phải thạc sĩ) Triết, tốt nghiệp École Normale (trường Sư phạm Pháp), như Sartre, người gầy thấp. Ông giảng (hay đúng hơn, đọc) bài bằng tiếng Pháp, dĩ nhiên, miệng chúm lại, như bị hô, những tử âm gió (consonnes sifflantes, s, z, ch, v.v...) bay ra vù vù (giống như TNS McCain nói tiếng Anh, quý bạn để ý nghe lại). Khi đọc, ông bỏ kiếng trắng, nhưng thỉnh thoảng nghe đứa nào nói chuyện to quá, ông nổi nóng, vội chụp kiếng đeo lên, nhìn chòng chọc thủ phạm, mắng chửi một hồi, rồi cúi xuống đọc tiếp. Không bao giờ thầy cười hay nói chuyện với học trò. Xong lớp, ông biến đâu mất. Còn thầy dạy Physique-Chimie (Lý Hóa) là một ông già béo phệ, Monsieur Breton, quanh năm suốt tháng chỉ đóng một bộ complet xanh nhạt, dính đầy bụi phấn, hình như không bao giờ giặt. Dạy Lý-Hóa mà mới bước vào lớp ông đã thao thao bất tuyệt ngay, nói không người lái, như đọc thuộc lòng, hồn ai nấy giữ, chả đứa nào "nắm" (tiếng VC) được cái gì. Ông hiền lắm, nên học sinh phá, có đứa khi thực tập thí nghiệm hóa học, vô tình hay cố ý pha trộn hóa chất bậy bạ, ống thủy tinh nổ, làm giật mình, lúc ấy ông mới lớn tiếng thôi, và gọi ông Tây Tổng giám thị rất hắc ám, người Corse, có nickname là Bù Lệt, vào chửi giùm và cho hình phạt. Còn bà dạy Khoa Học (Sciences Nat), Madame Cervetti, đẹp, hiền, năm nào cũng mang bầu bự. Mỗi lần thực tập mổ nghiên cứu chuột, ếch, v.v... mấy anh nam sinh trời đánh, cứ xách chuột nhát các cô "học nhờ" khiến các cô hoảng hồn, la ơi ới. Dạy Sử Việt Nam thì có thầy Nguyễn Văn Ban, mỗi tuần vào lớp mở sách ra đọc rào rào đủ một giờ, rồi "dọt". Thầy dạy Việt văn là ông Tôn Thất Dương Kỵ, mà sau này tôi mới biết là cán bộ Việt Cộng, bị tướng Nguyễn Chánh Thi trục xuất qua bên kia Bến Hải cùng với hai người khác. Khi học Việt ngữ, mỗi tuần một lần, tất cả các lớp, đều tụ lại học chung trong một phòng lớn, nghe thầy Kỵ đọc một bài văn tiếng Việt rồi bản dịch ra tiếng Pháp của chính ông, và ngược lại. Chả đứa nào phải làm gì, nhưng không trốn học được, vì ông Bù Lệt lù lù đứng đó.
 
Sở dĩ tôi kể tên một vài thầy cũ, nay chắc đã chết cả rồi, và bạn cũ, chẳng phải để khoe mẽ gì ráo, nhưng chẳng qua tôi có cái tật nói có sách mách có chứng. Lý do thứ hai, tôi muốn những người bạn cũ đã mất liên lạc nếu đọc bài này biết tôi còn sống nhăn đây, cũng chẳng để làm gì, chỉ muốn cùng nhau ôn kỷ niệm, khi bóng đời đã xế. Thế thôi.
 
Trở lại Trịnh Công Sơn. Anh ta rất đơn độc, suốt niên học không nói chuyện với ai, trừ tôi ngồi cạnh, nhưng cũng chỉ thỉnh thoảng thôi, để hỏi bài vở. Ít nói, không thân thiện, nhưng không làm phiền ai bao giờ. Trái lại, tôi thấy vẻ ngoài Sơn dễ thương. Xong các giờ học, không thấy anh ta đâu nữa. Riết rồi chẳng ai còn nhớ sự hiện diện trong lớp của Sơn. Tôi nghĩ bây giờ những người học lớp Philo năm đó, không chắc có ai còn nhớ đến Sơn, trừ sau khi đọc bài này của tôi. Lúc ấy, tiếng tăm của Sơn chưa nổi. Sơn sinh hoạt tại Jean-Jacques Rousseau như một bóng mờ. Khi đọc báo nghe biết anh soạn nhạc từ thời đi học, tôi rất ngạc nhiên, vì ít ra suốt thời gian còn ngồi cạnh nhau, tôi không hề thấy anh trong lớp viết lén nhạc hoặc ca âm ỉ trong miệng, trái lại học hành chăm chỉ, đôi khi tay chống cằm lơ đãng nhìn ra phía đường Công Lý, dập dìu xe cộ.
 
 Niên học của tôi cũng là năm đầu tiên chính phủ Pháp áp dụng thủ tục mới thi Bac II: thi hai lần, không có vấn đáp. Tháng 4 thi đợt đầu, hai tháng sau, đợt hai, tại khuôn viên trường Marie Curie. Điểm số của hai đợt được cộng lại để lấy trung bình cho đậu hay rớt. Cũng như với Bac I, bài thi từ Paris gửi đến qua Tòa đại sứ Pháp Sài Gòn. Tôi được đậu, nhờ bài Triết (số điểm ấn định cho môn này là 40 thay vì 20 cho các môn khác) mà tôi đầu tư vào tối đa, vì tôi biết mình kém về các môn khác, chủ trương "được ăn cả ngả về không", như hiện giờ thỉnh thoảng đánh phé tố láng (all in) với bạn bè, em út. Năm đó, Trịnh Công Sơn, tôi dò đọc, không thấy tên trên bảng vàng. Và anh biến mất khỏi trường, khỏi trí nhớ tôi.
 
Chuyện về Trịnh Công Sơn và bài viết của tôi có thể kết thúc tại đây. Nhưng thời gian phục vụ tại trường Đại Học CTCT Đà Lạt, một đêm nào, tôi đi lang thang, tắp vào một quán cà phê, Tùng hay Domino (?), bất ngờ gặp lại Trịnh Công Sơn đang trình diễn nhạc ở đấy. Sơn không nhớ tôi, phải nhắc trường JJR, Monsieur Pezeu và chuyện "hy sanh" trả bài Histoire-Géo cho nhau, Sơn mới "à" ra, cười thành tiếng -điều rất hiếm hoi. Sơn còn nhái giọng nói của Pezeu khi gọi tên hai đứa: Ngu-y-en-Kim-Ky Chin-Kông-Xon. Tôi cũng cười. Vì không khí ồn ào và Sơn bận tíu tít, tôi từ giã ra về, sau đó lòng thấy dửng dưng không buồn, không vui, bởi vì cả hai không thân nhau. Rồi ngày 30/4/1975, trong lúc đất nước hấp hối, và quân trường CTCT vừa mới tan hàng, tôi và tất cả quân dân Miền Nam nghe trên radio tiếng hát của Sơn, trong bài "Nối vòng tay lớn". Hát rồi nói, nói rồi hát tiếp, lặp đi lặp lại, giọng mỗi lúc một to hơn: "Hôm nay ngày vinh quang của dân tộc, ngày này chúng ta đã mong đợi từ lâu, mời các bạn văn nghệ sĩ hãy về đây cùng ca với chúng tôi Nối Vòng Tay Lớn, vòng tay của anh em, của tình thương, của bẻ gẫy xích xiềng, của chống Mỹ, của diệt Ngụy." Tôi ngỡ ngàng, đau xót, tức giận, buột miệng chửi thề: "Salaud, thằng khốn nạn!" Trên đường Lê Văn Duyệt về nhà, thấy những chiếc xe tăng đầu tiên chở lúc nhúc những "sâu bọ" và những "đàn bò vào thành phố" (câu của TCS), tôi nghẹn ngào, nước mắt chảy quanh. Đọc trên báo, thấy có người "quốc gia phe ta" lên tiếng bênh vực hành động này của Sơn (ví dụ, Sơn bị bắt buộc), nhưng lập luận của họ quá ấu trĩ, không thuyết phục nổi ai. Những tài liệu tôi đọc được chứng minh rằng anh ta là VC nằm vùng thứ thiệt từ lâu. Nhưng đây không phải là chủ đích bài này.
 
Rồi năm 1989, tôi đang ở Paris . Cô cháu gái tôi từ Việt Nam trở về. Cháu khoe với tôi, có ông nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đi cùng chuyến Air France , mang theo nhiều bức tranh, "bị cảnh sát phi trường Orly chận hỏi, ông ta cãi lại, bằng tiếng Pháp, cũng lưu loát lắm." Tôi nói, "ông đó học cùng lớp với cậu ở trường Jean-Jacques Rousseau Sài Gòn trước kia." Cháu reo lên, "hèn gì ổng nói giỏi tiếng Pháp." Quả vậy, năm đó, Trịnh Công Sơn đến Paris để triển lãm tranh, hay trình diễn ca nhạc gì đó, dưới sự bảo trợ của tòa đại sứ VC. Dĩ nhiên, còn lâu tôi mới đi tìm gặp anh ta, xem tranh, hay nghe hát. Trịnh Công Sơn, một người bạn học cũ, đã chết trong tôi như một kẻ đối nghịch, một đứa phản bội, ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản, kể từ ngày 30 tháng 4, 1975, trước khi chết thật, vào năm 2001. 
 
Những người yêu nhạc Trịnh Công Sơn ca tụng nhạc của anh hay, lời óng chuốt như thơ, gọi anh là “phù thủy của ngôn ngữ”. Tôi không nghĩ vậy. Tôi không rành về nhạc, nhưng có thể nói mà không sợ sai rằng nhạc Trịnh Công Sơn trung bình, đơn điệu (monotone), tẻ nhạt quá, bài nào cũng một âm giai, nghèo nàn, buồn rầu, nghe là biết của anh liền, so với những ca khúc của Phạm Duy, phong phú, biến đổi (varié), mỗi bài mỗi khác, hay của Đặng Thế Phong, đặc biệt Văn Cao nghe sang cả, cổ điển, cung điệu trầm bổng, thay đổi ngay trong cùng một bài, như "Thiên Thai" hoặc "Bến Xuân".
 
Còn lời ca?  Những chữ như rong rêu, sỏi đá, ghế đá, đá xưa, đá ngây ngô, hòn cuội, công viên, sâu bọ, kiếp người, hư vô, tiền kiếp, cát bụi, hóa kiếp, trần gian, hiện tại, xa lạmột ngày như mọi ngày v. v... đều là những nhóm chữ lấy từ những bài học Triết dựa trên tác phẩm của Sartre, như La Nausée (Buồn nôn), và Camus, như L'Étranger (Kẻ xa lạ), chẳng hạn, mà Trịnh Công Sơn đã dịch ra và được thấy nhan nhản trong Sáng Tạo của lớp nhà văn, nhà thơ hiện sinh mới. Chả có gì mới mẻ đối với văn học sử Pháp và chúng tôi, thuộc lớp Philo tại Jean-Jacques Rousseau đầu thập niên 60.
 
Tại Qui Nhơn năm nào, sau một cuộc hành quân trở về, tôi cùng với anh hạ sĩ tài xế vào một tiệm kem, chuyên chơi nhạc Trịnh Công Sơn. Tôi đến quán ấy không phải để nghe Trịnh Công Sơn, mà để ngắm cô chủ tiệm có mái tóc thoảng mùi hương bưởi, nước da trắng bóc và đôi mắt tình không chịu nổi. Lúc ấy, trong băng cassette, Khánh Ly đang hát bài "Ru mãi ngàn năm". Đến câu "bàn tay em năm ngón ru trên ngàn năm..." anh tài xế nói nhỏ với tôi: "Ông thầy có nghe không? Bàn tay em nào chả năm ngón, ông nhạc sĩ này thiệt kỳ, còn nếu bàn tay em nào có sáu ngón thì làm sao đây, phải chặt một ngón đi chăng?" Anh ta không biết rằng, bàn tay năm, sáu ngón ấy, hay ngón tay nói chung, Trịnh Công Sơn lấy từ một bài thơ của một ông thi sĩ trường phái Siêu thực Pháp nào đó mà thơ thuộc loại "hũ nút" còn hơn của Thanh Tâm Tuyền, hoặc Bùi Giáng. Nguyên Sa cũng có một bài thơ nói về các ngón tay của “em”, ngón này dùng để... ngón kia dùng để..., bắt chước hình như một bài của Prévert. Hay nhóm chữ dài tay em mấy trong câu dài tay em mấy thuở mắt xanh xao là một cấu trúc văn phạm quen thuộc trong thơ Pháp (tĩnh từ hay trạng từ đứng trước danh từ). Những mưa hồng, nắng thủy tinh v.v... là hình ảnh, ẩn dụ rất thường gặp trong văn chương Pháp.
 
Bởi vì bài của tôi không có chủ đích phê bình nhạc và lời của Trịnh Công Sơn, nên xin phép tạm dừng ở đây. Muốn viết một bài phê bình hẳn hoi, phải nêu ra nhiều dẫn chứng, ví dụ –điều rất dễ nếu có thì giờ và tôi nghĩ sẽ, hay đã, có người khác làm.
 
Nhạc Trịnh Công Sơn là nhạc phản chiến nặng, cộng thêm những bức ảnh của Nick Út, một tên Việt gian khác, chẳng hạn, đã góp phần vào sự sụp đổ của đất nước Miền Nam thân yêu của chúng ta bằng cách tiếp tay cho Cộng sản Việt Nam trong mưu đồ xâm lược (kêu gọi phản chiến một chiều) của chúng, tác động ít nhiều trên tinh thần đấu tranh của toàn quân toàn dân ta trước thực trạng bi thảm của chiến tranh (một cuộc chiến tranh do chính lũ Cộng Phỉ gây nên), và nhất là trên cái đầu tăm tối, ngu xuẩn của những chính trị gia và ký giả quốc tế vô luân. Chúng ta mất nước, ra đi tỵ nạn, gia đình tan nát, cá nhân bị bắt bớ, tù đày, thân nhân bị hãm hiếp, hoặc vùi thây trong lòng đại dương, và xa hơn những đồng bào ruột thịt tại quê nhà đang rên siết dưới gông cùm Cộng sản, tất cả cũng bởi vì những món độc dược văn hoá nguy hiểm ấy.
 
Vả lại, nhạc và lời của Trịnh Công Sơn đâu đặc sắc gì cho lắm, mà những kẻ đầu nhỏ như đầu chim sẻ phải khen ngợi, mê man, ca ngợi rối rít, ầm ĩ. Tuy nhiên, tôi tôn trọng ý thích của mọi người, miễn là họ đừng viết những bài để cầm ống đu đủ thổi Trịnh Công Sơn và sự nghiệp âm nhạc của anh ta lên tận mây xanh, các chủ băng video đừng bắt đồng hương và những người quyết tâm chống Cộng tới chiều, như tiện nhân đây, và những thế hệ con em lớn lên sau chiến tranh, chưa biết Cộng sản là gì, phải nghe những ca khúc Trịnh Công Sơn trong khi họ lợi dụng danh nghĩa chiến sĩ, thương phế binh, tử sĩ VNCH để bán hàng. Những việc làm vô ý thức đó rất mâu thuẫn, có tính cách phản bội, và đâm sau lưng chiến sĩ đấy. Không ai cấm các người mê “nhạc Trịnh”, chúng ta đang ở trong một nước tự do, dân chủ mà! Chỉ xin các người làm ơn hát, nghe hát nó trong xe, trong phòng ngủ, phóng tắm, như khi các người làm những việc cá nhân kín đáo. Đừng bắt thiên hạ mê theo các người, khổ lắm! 
 
Các người cũng đừng ngụy biện rằng nghệ sĩ, nghệ thuật là phi chính trị, và Trịnh Công Sơn là nghệ sĩ nên không cần biết lập trường của anh ta là gì. Sai, chủ trương "nghệ thuật vị nghệ thuật" chỉ là một ảo tưởng. Có giỏi cứ đem vấn đề này ra tranh luận với Việt Cộng, nhất là Tố Hữu, là bọn chuyên bắt nghệ thuật (kể cả thơ con cóc chết của Bác khi còn chui rúc trong hang Pắc Bó) phục vụ cho mọi ý đồ chính trị đen tối. Tranh luận đi, chúng sẽ cười cho thối mũi.
 
Còn những người tỵ nạn lưu đày chân chính? Chúng ta hãy luôn tỉnh táo, đừng thấy ai khen, mình cũng vỗ tay khen theo, nức nở. Việc ấy, xưa rồi.
 
* Tác giả Kim Thanh (OR) đã liên lạc được với ba người bạn cũ, Lê Hoàng Ân (TX), Phan Quang Tuệ (CA) và Trần Quý Phong (GA), nhờ những đệ tam nhân có lòng, sau khi bài này được post lên các diễn đàn cách đây vài năm. Mới đây liên lạc qua email với Dương Sơn Trường ( Hawaii )