khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2021

Viet Film Club phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm về Văn Hóa Giáo Dục





Lê Toàn hát Mưa Nắng Ở Cali, nhạc Trần Quảng Nam





Những Dòng Cuối Cho “Người Muôn Năm Cũ” - Tác giả Ts Nguyễn Tiến Hưng

 

Mùa Đông năm 1976, chúng tôi bay sang London, Anh, để thăm ông bà cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Trước khi đi, chúng tôi viết thư cho ông biết ngày giờ tới phi trường Heathrow và số chuyến bay. Ông trả lời là sẽ có người ra đón. Tới nơi thì vừa ra cửa đã thấy ông đứng ngay ở đó vẫy tay chào. Thật là cảm động gặp lại ông sau hơn một năm trời và sau bao nhiêu biến cố.
Sau khi bắt tay nhau thật chặt và trao đổi mấy lời thăm hỏi, ông tự lái xe đưa chúng tôi về nhà. Đây là một căn nhà nho nhỏ, xinh xinh nằm ở vùng Surrey, ngoại ô London. Một cái bảng treo trên cửa với mấy chữ khá lớn “The White House.” Chúng tôi hỏi ông là bảng này vẫn có từ trước hay ông treo vào? Ông nói villa bên này hay mang tên cho dễ nhận, và cái bảng này là của chủ cũ để lại. Ông tự tay xách giúp cái valise và đưa chúng tôi lên một phòng trên lầu hai, vặn hộp sưởi điện cho ấm, rồi dặn là nếu thấy vẫn còn lạnh thì cứ vặn thêm cái hộp sưởi thứ hai.
Buổi chiều hôm ấy ông nói nên đi ngủ sớm cho đỡ mệt sau chuyến bay dài từ Washington, DC và nói là sáng hôm sau thì cứ thủng thẳng lúc nào dậy cũng được.
Sáng hôm sau, từ trên tầng thứ hai xuống nhà, chúng tôi thấy ông đang đọc báo. Còn bà thì loay hoay trong bếp. Chỉ mấy phút sau đã thấy hai tô hủ tiếu đúng hương vị miền Nam và cà phê thơm phức bày trên bàn. Bà Thiệu là người Mỹ Tho mà hủ tiếu Mỹ Tho thì ngon có tiếng.
Bà mời chúng tôi tới ăn cho nóng. Khi hỏi sao bà không cùng ăn thì bà nói: “Tôi ăn rồi, để cho hai ông dễ nói chuyện.” Câu nói giản dị nhưng phản ảnh thật rõ cái lối sống của bà trong suốt thời gian 10 năm ông là người lãnh đạo của VNCH. Chúng tôi không biết nhiều nhưng có cảm tưởng là bà luôn luôn xa cách, không xen vào chính trị, vào những công việc của ông, chỉ đứng sau để lo cho gia đình và tham gia vào công việc xã hội. Trong thời gian chúng tôi làm việc ở Dinh Độc Lập thì ít khi thấy bà xuất hiện, kể cả khi Tổng Thống Thiệu tiếp khách xã giao ngoại quốc.
Ngồi xuống bàn ăn buổi sáng hôm ấy, thấy ông hết còn căng thẳng như những buổi ăn sáng hồi Tháng Ba, Tháng Tư năm trước. Chỉ hơn một năm không gặp mà thấy ông cũng có phần già đi, tuy phong độ vẫn còn chững chạc như ngày còn tại chức. Còn bà thì hầu như không thay đổi. Vẫn trẻ trung, vẫn dịu dàng, nồng ấm.
Lưu lại nhà ông bà cả tuần lễ, chúng tôi bắt đầu bằng những câu chuyện vui vui về các món ăn bên Anh, bên Mỹ, nhiều khi không hợp khẩu vị. “Tổng thống còn nhớ cái món ‘pín voi hầm thuốc bắc’ không,” tôi hỏi. Ông hỏi lại là tôi ăn món ấy bao giờ? Khi tôi nhắc là ăn trong bữa tiệc mừng sinh nhật của ông cuối năm 1974 gần ven sông Sài Gòn, ông nhớ ngay và phá ra cười: “Ừ thì họ nói là pín voi chứ tôi cũng chẳng biết là pín gì.”
Trong bữa cơm chiều, bà Thiệu cho ăn canh chua, cá kho tộ. Năm 1976 thì ở London cũng chưa có chợ búa Việt Nam nên bà phải cố gắng thì mới có được gia vị để nấu ăn. Hình như là phải nhờ người từ bên Pháp gửi sang. Bà nói ông thích ăn canh chua nấu với lá me non như mẹ ông thường nấu ở Phan Rang, nhưng “làm sao tôi tìm được lá me non ở bên Anh.” Để làm cho ông vui, tôi gợi ý nói đến một đề tài mà ông rất ưa thích: hải sản, làng chài và ngư nghiệp ở Việt Nam. Ông kể lại những kỷ niệm đi câu cá ở sông Sài Gòn và đôi khi câu được cả cá thu ở ngoài Côn Sơn.

Bệnh viện Vì Dân

Còn bà thì hay nói đến bệnh viện Vì Dân. Đối với bà thì đây là một niềm vui lớn và nó còn ghi dấu ấn trong tâm trí. Đây cũng là một di sản quý hóa mà bà để lại cho người dân, nhất là những người nghèo. Chúng tôi đã có dịp tới thăm nhà thương này và thấy nó được xây cất theo tiêu chuẩn quốc tế, được trang bị rất hiện đại, với 400 giường bệnh. Người khám bệnh và chữa bệnh luôn được miễn phí. Các bác sĩ, y sĩ, y tá được chọn lọc cẩn thận. Ngoài ra, lại còn những sinh viên y, dược, xung phong làm việc từ thiện.
Bà kể là sở dĩ nảy ra ý muốn xây một bệnh viện là vì bà hay vào nhà thương Chợ Rẫy thăm bệnh nhân. Nhiều khi thấy hai người phải chen chúc nhau nằm trên một cái giường nhỏ, làm bà hết sức mủi lòng. Vì vậy, ba bỏ ra nhiều công sức đi vận động để xây nhà thương như là một bước đầu để cải thiện nền y tế Việt Nam.
Tài trợ cho bệnh viện này hoàn toàn không dính dáng gì đến ngân sách quốc gia mà do sự đóng góp của những cơ quan từ thiện, những người có lòng hảo tâm trong nước cũng như ngoại giao đoàn. Bà nói tới sự đóng góp đặc biệt của bốn tòa tòa đại sứ Đài Loan, Nam Hàn, Nhật, và Hòa Lan. Bà đi vận động xây nhà thương là do sự đam mê công tác xã hội, hoàn toàn không có mục đích chính trị như một số người đồn thổi.

Ném bom Dinh Độc Lập

Nói tới chính trị, có một biến cố làm bà rúng động và còn nhớ mãi. Đó là vụ ném bom Dinh Độc Lập ngày 8 Tháng Tư, 1975 do một phi công VNCH nổi loạn thực hiện. Một trong hai quả bom thật to chọc thủng bãi trực thăng trên nóc dinh, lọt xuống rồi nổ tung. Ông Thiệu vừa ngồi xuống ăn sáng ở một bàn nhỏ ở ngoài hành lang, lấy đôi đũa gắp sợi bánh đầu tiên trong bát phở nóng thì cận vệ vội tới đưa ông vào ngay thang máy để xuống lầu hầm. Bà Thiệu kể lại là ngay chỗ gần thang máy, một quả bom “dài thòng” rơi sát bên nhưng không nổ. Đầu Tháng Tư là thời gian có nhiều chống đối từ mọi phía đòi ông Thiệu phải từ chức. Ông vẫn bình tĩnh, chỉ hơi cáu kỉnh khi nghe báo cáo về một số quý vị thuộc đảng Dân Chủ “thân chính” tại Quốc Hội quay lại chống ông.
Về biến cố ngày hôm ấy, bà kể là trái bom rơi trúng ngay chỗ mỏng nhất của bãi trực thăng. Mùi khét tỏa ra khắp nơi khi những tấm thảm dầy bốc cháy dữ dội. Lúc ấy bà bị kẹt cứng trong cái phòng của gia đình “vì cháu bé người làm đang lo sắp xếp quần áo đã sợ quýnh lên, tay run lẩy bẩy, không tìm và mở được cái khóa vào cầu thang.” Một lúc sau mới có sĩ quan đến giúp bà xuống hầm trú ẩn. Khói bay lên nghi ngút làm bà như ngạt thở
.
“Ông già định ở lại”

Chưa tới hai tuần sau vụ ném bom, ngày 20 Tháng Tư, 1975, Đại Sứ Graham Martin của Mỹ, theo chỉ thị của Ngoại Trưởng Henry Kissinger, tới Dinh Độc Lập thuyết phục ông Thiệu từ chức (với kế hoạch là để Đại Tướng Dương Văn Minh lên thay) và nói: “Nếu ông không chịu từ chức thì các tướng lãnh dưới quyền ông sẽ bắt buộc ông làm điều này.”
Ông Thiệu hỏi ông Martin: “Nếu tôi từ chức thì liệu viện trợ có đến hay không?”
Ông Martin trả lời: “Tôi không dám hứa nhưng cũng có thể.”
Ông Thiệu kể lại rằng ngày hôm sau, ông mời các tướng lãnh đến Dinh Độc Lập. Trong buổi họp, ông cho họ biết về những chuyện Đại Sứ Martin đề cập tới. Ông Thiệu nói nếu các tướng lãnh coi ông như một chướng ngại vật cho hoà bình của đất nước thì ông sẽ từ chức. Không ai phát biểu gì hết. “Thế là đã rõ họ không muốn tôi ngồi lại ghế tổng thống nữa, cho nên tôi tuyên bố từ chức để Phó Tổng Thống Trần Văn Hương lên thay, theo đúng Hiến Pháp.”
Chiều ngày 22 Tháng Tư, 1975, ôngThiệu lên TV tuyên bố từ chức. Với tâm tư thật cay đắng, ông tố cáo Hoa Kỳ đã thất ước, đã phản bội VNCH, và nói các ông đã cắt hết quân viện, “để chiến sĩ của chúng tôi chết đuối dưới làn mưa đạn của địch. Đó là một hành động vô nhân đạo.”
Trong bài diễn văn từ chức, ông nói sẽ cùng với nhân dân và quân đội chiến đấu, và “tôi từ chức nhưng tôi không đào ngũ.”

Vậy tại sao ông lại ra đi?

Nhiều anh em chiến sĩ và đồng hương vẫn còn đặt vấn đề“ông Thiệu đào ngũ” cho nên chúng tôi đã viết chi tiết về bối cảnh lịch sử của việc Tổng Thống Thiệu ra đi (sách Tâm Tư Tổng Thống Thiệu, Chương 18). Ông ra đi ngày 25 Tháng Tư là vì chính tân Tổng Thống Trần Văn Hương đã làm áp lực, yêu cầu ông phải ra đi. Ông Thomas Polgar (giám đốc CIA ở Sài Gòn) cũng thuật lại là Tổng Thống Hương gọi cho ông Thiệu khuyên ông sớm rời khỏi Việt Nam, vì “nếu không, Cộng Sản sẽ nói tôi đang điều khiển một chính phủ Thiệu không Thiệu.” Về phía Đại Tướng Dương Văn Minh thì lúc ấy chưa lên tổng thống, cũng muốn ông Thiệu phải ra đi. Trong cuốn “Decent Interval,” tác giả Frank Snepp (nhân viên cao cấp của CIA ở Sài Gòn) viết lại (trang 435): “Ông Minh yêu cầu tướng Charles Timmes là người của CIA phải làm cách nào để ông Thiệu đi lưu đầy (He asked the CIA’s Timmes to see to it that Thiêu was sent into exile).”
Nhân tiện có một cơ hội: Tổng thống Đài Loan là ông Tưởng Giới Thạch vừa qua đời. Tổng Thống Hương liền viết sắc lệnh: “Nay đề cử cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm đại diện tổng thống VNCH đến Đài Bắc để phân ưu cùng chánh phủ và nhân dân Trung Hoa Dân Quốc nhân dịp Tổng Thống Tưởng Giới Thạch tạ thế…” Bản văn do Đại Tá Cầm viết tay. May mắn là Thiếu Tá Nguyễn Tấn Phận (một người trong đoàn tùy tùng đi theo cựu Tổng Thống Thiệu) còn giữ được một bản sao của sắc lệnh này.

***

Chỉ ba tuần trước đây, ngày 26 Tháng Chín, khi viết một đôi lời về cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, nhân dịp lễ giỗ lần thứ 20 của ông, chúng tôi có nói: “Rất tiếc rằng vì lý do sức khỏe, ngày hôm nay phu nhân Tổng Thống Thiệu không thể tới đây để dự buổi lễ tưởng niệm này. Trong cảnh về hưu cô đơn ở gần San Clemente, California, thỉnh thoảng chúng tôi có tới thăm bà.
Bà sống rất thanh đạm và một mình với một con chó, trong căn nhà nhỏ bé. Trong bếp chúng tôi thấy mì ăn liền Mama chất đầy từng đống. Bà nói cũng không buồn vì quen rồi. Quen từ lúc “ông già’ còn làm tổng thống.
Bà hay dùng hai chữ “ông già” để nói về người chồng. Có lần chúng tôi hỏi bà về ngày bà ra đi khỏi Sài Gòn, bà kể: “Ông già định ở lại.” Hỏi thêm thì bà nói: “Sau khi từ chức, ông già mặc cái quần xà lỏn và nói: ‘Mẹ con mày đi đi, tôi ở lại.’”
Chúng tôi chưa hề biết chuyên này nên hỏi thêm thì bà mới kể: “Ông già ngậm một cái cục gì ở trong hàm răng.” Chúng tôi giật mình, vì ý bà muốn nói là ông ngậm một loại thuốc độc mà điệp viên thường dùng để phòng hờ trường hợp phải đối đầu với tình huống bi cực nhất.

Dọn sang Mỹ sau khi ông Ronald Reagan lên ngôi

Ông bà Thiệu chọn nước Anh để lưu vong trong giai đoạn đầu. Chính phủ Anh cũng rất kính trọng đời sống riêng tư của ông và gia đình. Bà Thiệu kể lại là ngay từ khi tới London, chính phủ đối xử với gia đình ông bà rất chu đáo, lại còn cử một đại úy coi về an ninh để tiếp cận và yểm trợ, hướng dẫn ông cùng gia đình về đời sống xã hội trong thời gian tới trên một năm.
Gia đình chỉ dọn sang Mỹ dưới thời Tổng Thống Ronald Reagan. Bối cảnh là như thế này: Sau Hiệp Định Paris, Tổng Thống Richard Nixon mời ông Thiệu sang thăm Hoa Kỳ. Nhưng ông Nixon lại mời ông về tư dinh là Casa Pacifica ở San Clemente chứ không đón tiếp ông với tư cách là một vị quốc trưởng ở Washington, DC. Tiệc khoản đãi ông Thiệu ở Casa Pacifica chỉ vỏn vẹn có 12 người, kể cả chủ lẫn khách. Lý do đưa ra là “không đủ chỗ ngồi.” Điều yên ủi đối với ông Thiệu là thái độ và tình cảm của Thống Đốc Ronald Reagan lúc đó. Trước đó, ông Thiệu đã đón tiếp ông Reagan nồng hậu khi ông thăm viếng Sài Gòn. Nhân dịp này, ông có tặng ông Reagan một cặp ngà voi và nói đùa với ông: “Một ngày nào đó, ngài sẽ lên voi.”
Năm 1976, ông Reagan ra vận động làm ứng cử viên của đảng Cộng Hòa để tranh chức tổng thống, nhưng ông không được đảng chọn, và thua ông Gerald Ford dù rất ít phiếu. Vì uy tín của đảng Cộng Hòa xuống quá thấp trong thời Nixon và thời Ford, cho nên ông Jimmy Carter trúng cử. Dưới triều đại Carter, uy tín của Hoa Kỳ lại tiếp tục suy giảm hơn nữa, phần lớn vì thù địch đã coi thường nước Mỹ sau khi tháo chạy khỏi Việt Nam.
Sau cùng thì ông Reagan thắng trong cuộc bầu cử Tháng Mười Một, 1980. Ngày 20 Tháng Giêng, 1981, ông Reagan lên ngồi chắc trên lưng voi và lời tiên đoán của ông Thiệu đã đúng.

Ra đi sau biến cố 9/11

Ở Boston khi chớm Thu thì cũng đã bắt đầu lạnh. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ông bà Thiệu thành hôn, cháu Nguyễn Quang Lộc mời bố mẹ sang du lịch bên Hawaii. Vừa tới nơi vài hôm là biến cố 9/11 xảy ra. Bà Thiệu kể lại là ông rất “lo ra” khi thấy chiếc máy bay cất cánh ngay từ phi trường ở Boston (là nơi ông đang cư ngụ) rồi đâm vào Trung Tâm Thương Mại Quốc tế tại New York và một chiếc khác lại nhào vào Ngũ Giác Đài. Xúc động này ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của ông.
Trong mấy năm ông bị bệnh tim, bà Thiệu phải lái xe chở ông vào nhà thương. “Tiếc rằng không còn bệnh viện Vì Dân để chị săn sóc cho ông già,” bà tâm sự. Bây giờ tuổi đã cao, bà phải lái xe ban đêm một mình trên xứ người, đi vòng vèo khá lâu mới tới bệnh viện. Bà kể có hôm mãi tới 1 giờ sáng mới về tới nhà. Lúc về lại phải đi tìm xe ở dưới cái hầm nhà thương tối lù mù nên bà còn sợ ma, có lúc phải đi giật lùi. “Thôi thì cũng còn tôi để lái xe cho ông tổng thống,” bà nói cho ông vui hôm sau trở lại nhà thương thăm ông. “Cám ơn bà,” ông Thiệu nhoẻn nụ cười đáp lại.
Sau vụ 9/11, ông rất muốn rời Hawaii để trở về Boston ngay, nhưng tất cả các máy bay đều án binh bất động, cả tuần sau mới về được. Về tới nhà thì bệnh ông thêm nặng. Thứ Năm, ngày 27 Tháng Chín, 2001, ông bị té xỉu, rồi hôn mê. Tại Trung Tâm Y Tế Beth Israel Deaconess, ông đi vào giấc ngủ ngàn thu chiều Thứ Bảy, 29 Tháng Chín, 2001.

Tổng Thống Thiệu ra đi chưa tới ba tuần sau biến cố 9/11.

Trong một bài bình luận thật dài đăng trên mạng với tựa đề “Nguyễn Văn Thiệu và Cuộc Khủng Bố 11 Tháng Chín,” tác giả David Bennett bình luận: “Cái chết của ông Thiệu trong Tháng Chín vừa qua nêu lên một câu hỏi: Liệu Hoa Kỳ có quyết tâm để chiến thắng cuộc chiến chống khủng bố này (tại Afghanistan) hay không…và liệu Hoa Kỳ có nhất định giúp xây dựng lâu dài một quốc gia Afghanistan hay không?” Lúc ấy thì ở thế giới bên kia, ông Martinô Nguyễn Văn Thiệu đã có câu trả lời.
Sau khi ông mất, trong cảnh cô đơn giá lạnh ở Boston vào mùa Đông, chúng tôi cùng người bạn là Tiến Sĩ Tạ Văn Tài ở đại học Harvard University đến thăm bà. Bà sống đạm bạc, vẫn giữ nguyên bộ xa lông cũ kỹ nay đã sờn. Trên một cái bục cao bà để hình ông và một chai rượu xâm banh. Hỏi về chai rượu thì bà kể là cứ mỗi năm khi đến ngày kỷ niệm thành hôn của hai vợ chồng, ông mua một chai sâm banh, tự tay mở ra và mời bà uống với ông một ly, dù bà không biết uống rượu. Như vậy là bà muốn cùng ông giữ lại suốt đời cái kỷ niệm không bao giờ nhạt nhòa. Bà nói là người ta dèm pha là ông già với bà này cô kia, nhưng bà cũng chẳng để ý vì “tía đi rồi tía lại về.” Nghe vậy, anh bạn Tài phá ra cười, còn tôi thì lúc ấy cũng không hiểu tía là gì nên không cười. Thì ra con người bình dị, hiền hậu vùng đồng bằng Cửu Long còn khoan dung cả với người chồng.

***

Có lần ông Thiệu hỏi người Mỹ nghĩ thế nào về ông, chúng tôi nói về một hai khía cạnh: Khen có, chê có, rồi thêm: “Tôi nghe một tướng Mỹ nói là tổng thống nhu nhược.” Ông Thiệu hỏi tại sao? Tôi trả lời là ông ấy nói “Tổng thống không cương quyết đủ để ra lệnh tử hình khi cần thiết để làm gương.” Ông nhìn tôi giây lát rồi chậm rãi nói: “Suốt đời, tôi đã tránh không có cái nợ máu.”
Xét ra thì trong suốt thời gian 10 năm ông lãnh đạo, thực sự đã không có tội nhân nào phải ra pháp trường. Trên bàn thờ nhà bà Thiệu ở Newton, Massachusetts, vẫn còn treo một cái bảng với phương châm do chính ông viết rồi cho người thêu chữ thật to “Đức Lưu Quang” (Ánh sáng của đạo đức tồn tại mãi). Bà luôn chỉ vào đó mà dạy con cái phải ăn ở cho có đức.
Nếu chúng ta tin rằng mọi việc trên cõi đời này đều do Trời an bài xếp đặt, thì Trời cũng phù hộ ông Thiệu trải qua nhiều nguy hiểm trong gần 10 năm chèo lái con thuyền miền Nam Việt Nam qua bao nhiêu sóng gió. Theo như những chuyện ông kể lại thì đếm ra cũng có tới sáu lần ông bị đe dọa làm ông cảnh giác về đảo chính. Như vậy thì Trời cũng đã giúp cho bà Thiệu không phải trở thành quả phụ của một tổng thống khi còn đương nhiệm.
Ngày 15 Tháng Mười, 2021, bà đã theo ông về thế giới bên kia. Ở đó thì “Cô Bảy Mỹ Tho” Nguyễn Thị Mai Anh sẽ mãi mãi được gần “Cậu Tám Phan Rang” Nguyễn Văn Thiệu.

"Vì Brexit, Anh và Pháp từ "anh em" trở thành "thù địch"





Giới thiệu bộ phim Hàn Quốc ''Cô hầu gái'' của đạo diễn Park Chan-wook





Richard Marx, những kỷ lục thầm lặng





Sài Gòn "thèm" gì - Tác giả Nguyễn Gia Việt


Phở là một món ngon,khẳng định là rất ngon,món ngon trong trường phái ẩm thực bò của Việt Nam,một món dễ ăn và để lại nhiều dư vị trong vị giác của người sành điệu

Như mọi người biết,nói "thèm" thì không có phở trong những cái ưu tiên đầu tiên đâu.Thấy quán phở nhiều nhưng nói thèm bảo đảm dân Sài Gòn chưa bao giờ thèm phở
Sài Gòn là thành phố mà dân ghiền ăn ốc,ăn hải sản nhứt Việt Nam
Tại thành phố này quán nào nhiều nhứt? có lẽ là quán cơm tấm,sau là quán hủ tíu,xe bánh mì và thứ ba là quán ốc,quán phở không nhiều hơn quán ốc
Sài Gòn,từ bình dân tới cao cấp và không thiếu loại nào từ ốc sông tới ốc biển,từ sò tới ghẹ,tôm,cua,hàu và cá biển đặc sản,tất cả đều tươi rói
Món ốc ngon là hấp,chấy qua chảo và nướng trên lửa than
Hấp thì không thể thiếu sả ớt ,chấy không thể thiếu bơ,đường ,ớt bột, hành tỏi xay nhuyễn và nướng thì không thể thiếu mỡ hành
Gia vị làm dậy mùi thơm xộc vào mũi của khách ,cái mùi quyến rũ ,làm khách phải thèm thuồng ,tạo ra cho quán ốc lúc nào cũng nườm nượp,thành ra quán ốc nào cũng đặt bếp ngay mặt tiền đặng thu hút khách
Ốc ngon là nhờ nước chấm ngon,thường là nước mắm chanh tỏi đường và sả ,nước mắm phải nhiều độ đạm của cá cơm Phú Quốc
Nhưng ốc không phải là món dân Sài Gòn "thèm" sau dịch,món thèm nhứt có lẽ là cơm tấm sườn bì chả
Nói câu này khá chắc,là vì hổm rày thấy bạn bè bắt đầu nấu và xực phàn với cơm tấm sườn bì chả rồi
Cơm tấm có cơm nhuyễn nhừ,có đồ chua,một miếng sườn nướng vàng óng ánh,một miếng chả cua thịt trộn bún Tàu với hột vịt,rồi bì heo xá xíu heo trộn đậu phộng,thêm miếng mỡ hành xanh tươi và một chén nước mắm màu cánh gián pha ớt đỏ
Cơm tấm nóng quết miếng mỡ hành ,miếng sườn nướng cũng nóng ,thêm miếng bì miếng chả,ly trà đá là chết điếng
Dân Sài Gòn và dân Nam Kỳ Lục Tỉnh đều nhớ cơm tấm và trà đá.Cái món này ăn hoài mà không bao giờ thấy ngán
Thèm chén nước mắm thiệt ngon
“Nước mắm láng lai chùi hoài hổng hết
Trời hỡi trời sao chẳng bớt nhớ thương”
Thèm nhì là món ốc,hải sản,thèm mùi nướng của con hàu kêu xèo xèo ,mùi tôm nướng muối ớt
Tại Nam Kỳ này hủ tíu là món chiếm ngôi vị Hoàng Hậu trong làng ẩm thực ăn sáng ,hàng chục món hủ tíu luôn luôn mời gọi các bạn.Hủ tíu là món gốc Tàu,nhưng hủ tíu sợi dai là của người Miền Nam
Thèm tô hủ tiếu giò heo,hủ tíu hải sản,hủ tíu sườn ,hủ tíu Mỹ Tho,hủ tíu Sa Đéc,hủ tíu Nam Vang ,hủ tíu sa tế
Thèm tô bún riêu có dĩa rau thiệt xanh mát
Bún riêu thèm đó,cũng thèm cháo lòng ,bánh canh,bún bò Huế ,bánh bao, há cảo, xíu mại,bánh xèo,bánh khọt ,mì Quảng
Ít ai biết ông Bùi Giáng có một bài thơ về hủ tíu
"Kể từ Hủ Tiếu héo hon
Xuân Sanh xá dị bún ngon hơn mỳ
Chào mừng Hủ Tiếu lâm ly
Tiếp nghênh từ thuở ra đi bên đèo
Kể từ mộng mỵ hút heo
Tiếu ôi tô hủ tiếu lèo tèo thơm
Đèo bồng tận mỵ tàn cơn
Phiêu bồng cuối cuộc còn thơm như là
Giang Châu Hồ Dzếnh Như Hà
Giang Tây Dương Tử Nguyệt Tà Huy Âm
Bấy chầy chưa tỏ thì trân
Bây giờ rất mực tiến Gần Gần Tô"
Cái miệng lép nhép,thấy thèm,mà thèm tô bún thịt nướng sáng sớm,thèm cây nem nướng chà bá ở Bà Hạt
Thèm bò beef steak,thèm bò kho,ăn hai món này phải có bánh mì thiệt nóng mới ngon
Phải đi mua cho được một ổ bánh mì thịt
Người ta nhét thịt, chả lụa,chà bông, pate gan,xíu mại rồi chan miếng nước sốt thơm ngọt ,bỏ thêm miếng đồ chua ,vài lát cà,dưa leo,thêm cọng ngò rí
Thèm xôi cadé,xôi đậu phộng
Cô Bảy đã bán gỏi cuốn rồi
Một cái gỏi cuốn gồm có rau sống ba bốn loại,miếng gỏi chua,miếng bún tươi,vài lát chuối chát khế chua ,miếng thịt ,miếng tôm rồi quấn lại ,nước chấm là nước mắm chua ngọt hoặc tương bầm trộn ớt và đậu phộng ,có nơi ăn mắm nêm ngon,chấm một miếng chết điếng cái miệng liền
Món này ai cũng muốn nè,bún mắm Sài Gòn
Tô bún mắm thơm mùi mắm cá linh,mắm sặc ngon lành.Mặt tô đầy tôm, mực, cá luộc,chả cá,heo quay và hàng chục loại rau như rau muống bào,hẹ,bắp chuối xắt, bông bí, bông so đũa, điên điển,rau đắng, kèo nèo, bông súng luôn làm người ăn phải nhớ
Phở là món ăn chơi của dân Nam Kỳ và cũng có thớ trong ẩm thực.Nhưng người Miền Nam đã phân loại ra "phở Nam" và "phở Bắc"
Và phần đông người Sài Gòn đã cover phở theo cách của mình,thêm thắt,gia giảm,chế biến để phở thành món kiểu Sài Gòn
Nước phở Nam thì ngọt và có màu đục ngà ngà,thêm nước béo óng ánh từ xương,ngọt của xương hầm và có vị đường
Phở Nam nhớ nhứt là đầu hành và gia vị như tương đen,tương ớt và rất nhiều rau ,ăn giá trụng
Quán phở Sài Gòn ngoài thịt bò tái,gầu,nạm còn có thêm bò viên thiệt ngon
Chúng ta là người Miền Nam ,thành ra sẽ luôn ăn phở kiểu Sài Gòn mới thấy nó ngon cái miệng,mà thực ra ngày nay "phở Bắc" ở Sài Gòn cũng thành phở Nam hết ráo rồi
Thèm bánh canh cua,bánh canh ghẹ có nước sệt sệt nóng hổi thơm phứt,thèm tô mì Tàu có miếng xá xíu đỏ au,thèm hột vịt lộn úp mề rau răm thần thánh,một dĩa mì xào dòn nóng bốc khói
Và thèm cơm gà xối mỡ,cơm gà luộc lá chanh xắt nhuyễn mừ tê tái ruột gan
Người Sài Gòn dễ thương lắm đa,đồ ăn Sài Gòn rù quến người ta lắm nha.

Palestinians and Israelis clash over hillside





God and robots: Will AI transform religion?





Đột phát khoa học ở Mỹ: Lần đầu tiên ghép thành công thận heo cho người





Kung Flu: Nhiều người bị bắt với cáo buộc “chống người thi hành công vụ”





Đà Nẵng: Shipper và chủ hàng quán “loay hoay kiếm sống”





Tập đoàn bất động sản Trung Quốc đối mặt vỡ nợ





Let's Go Brandon





Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2021

Cậu Thợ Khóa - Tác giả Trần Hồng Quân

 

Tôi đến cậu thợ khóa hay ngồi ở đầu phố để làm thêm một chiếc chìa khóa dự trữ đề phòng khi thất lạc , mình già rồi, hay lẩn thẩn.
Cậu xách ra một xâu rất nhiều phôi khóa, tìm một cái có rãnh giống chìa cũ của tôi. Cậu cập cái phôi mới chọn vào một bàn kẹp, cập cái chìa cũ vào một bàn kẹp khác để làm mẫu chép hình. Một đầu dò giống như lưỡi dao ép sát vào phần có gai của mẫu, vừa chuyển động dọc theo mẫu, vừa lên lên xuống xuống theo lồi lõm các gai đó . Một lưỡi phay nhỏ xíu cũng gắn với cơ cấu chép hình, vừa chuyển động dọc theo phôi, vừa lên lên xuống xuống đồng bộ với cái đầu dò bên kia và nhanh chóng cắt phôi tạo ra các gai chìa khóa mới giống hệt chìa khóa cũ. Cậu tháo ra dũa sơ các ba via cho khỏi sắc nhọn. Cậu chập hai cái chìa với nhau, sít sịn sịt. Tôi móc túi lấy ống khóa ra tra thử, mở dễ dàng. Tất cả chỉ chưa đến 10 phút. Tôi vốn cầm theo một quyển sách để đọc khi ngồi chờ mà loáng một cái đã xong rồi. Đứng lên vừa trả tiền tôi vừa khen:

-Rất nhanh, rất sáng tạo. Thiết bị cũng gọn nhẹ. Cháu giỏi lắm.
-Dạ . Con học lõm của người khác đấy ạ.
-Cháu làm nghề này thú vị đây.
-Dạ , đâu có gì thú vị ạ.Cái nghề ngồi đầu đường xó chợ mà bác.
-Cháu nói thế. Khi cần tìm đỏ mắt không ra thợ khóa đó.
-Con xin lỗi mà nói rằng cái nghề này tuy chân chính mà lại gắn bó với một biểu tượng nhục nhã của xã hội đó bác.
-Sao?
-Dạ , cái khóa là một biểu tượng của sự không tin cậy giữa con người với con người.
Hết sức ngạc nhiên trước câu nói này, tôi lại ngồi xuống nghe chuyện. Nhìn kỹ cậu thợ khóa trẻ , cũng có vẽ thư sinh. Hơi đen chắc do cả ngày ngoài nắng gió.

-Cháu làm thợ khóa bao lâu rồi ?
-Dạ ba năm rồi ạ.
-Trước đó cháu làm gì?
-Dạ ... dạ... con dạy học.

Tôi lấy làm lạ .

-Cháu dạy môn gì và vì sao thôi dạy hoc?
-Dạ con dạy Sử cấp ba. Do con bị viêm thanh quản , nói tiếng khao khao như thế này. Không chữa được . Cũng không muốn nhà trường khó nhọc tìm việc khác cho mình, con xin nghỉ.
-Thế làm thợ khóa thu nhập ra sao?
-Dạ cũng tương đương khi đi dạy.
Tôi thấy thích anh chàng nầy.

-Cháu nói về cái khóa sâu sắc lắm .

Dường như tôi bắt đúng làn sóng của cậu ấy, cậu sôi nổi:

- Bác thấy đó, người ta liên tục sáng tạo ra các loại khóa mà kẻ gian cũng liên tục sáng tạo ra cách mở trộm . Có người ghé hiệu thuốc chỉ 5 phút cũng phải khóa xe máy, nhưng kẻ gian chỉ cần 10 giây để mở được khóa và trộm xe .
Trong Thành phố , biết bao ngôi nhà phải có rào sắt kiên cố, trên đỉnh rào còn phải có hàng lưỡi mác nhọn ghê hồn. Có người còn chưa yên tâm , quấn thêm dây thép gai lưỡi búa sắc như dao trên đầu rào. Còn ổ khóa cổng thì muôn phần hiện đại chắc chắn. Sao lại phải đến thế?
Có vẻ thấy tôi chăm chú nghe, cậu nói tiếp:
- Hằng ngày con thường đi qua một nhà hàng ở phường Thảo Điền này. Ông bà chủ người Tây ban Nha phải dùng xích sắt khóa cái thùng rác bằng nhựa của họ vì đã từng bị mất cắp. Có nhục không? Họ nghĩ về môi trường xã hội, về con người VN thế nào?
Tôi thở dài:

-Ờ, trước đây từng có thời nhà không cần cổng, vườn không cần rào. Có thể khép cửa không cần khóa mà yên tâm cấy cày cả buổi ngoài đồng.
-Dạ đó quả là một xã hội thân thiện .Tin cậy lẫn nhau đến thế. Con cũng từng nghe như vậy, nay đâu rồi bác?
Tôi hiểu cậu ấy không chờ tôi trả lời. Cậu không nhìn tôi, thấp giọng nói tiếp:
-Lòng tin con người bị sứt mẻ ở khắp nơi. Sáng đi chợ , mua một mớ rau cho vợ con ăn, con cũng xót xa rằng khó mà tránh được hóa chất độc hại do người trồng sử dụng vì hám lợi,họ không phải không biết là hại người khi bán ra thị trường . Trưa ghé hiệu thuốc mua một hộp tinh bột nghệ chữa dạ dày cho vợ , đành nhấm mắt liều mạng không biết có pha bột màu xây dựng trong đó không? Nếu tinh bột nghệ giả bằng bột sắn dây hay bột mì tinh thì đó còn là sự lừa đảo có lương tâm. Ôi lòng tin ở con người !
Cậu nói với sự xúc động của một cha, một người chồng bất lực.
Chúng tôi cùng im lặng .
Một người trẻ như cậu ấy cũng trăn trở với tình trạng xuống cấp đạo đức xã hội. Sự dối trá, vô cảm, bạo lực xảy ra quá phổ biến nên trở thành bình thường. Trên TV, trên báo mạng đưa đầy rẫy chuyện cướp bóc, trộm cắp, đâm chém... nghe mãi rồi thành quen lờn , không còn quá xót xa vì nhân tình, không còn quá nhức nhối vì quốc thể .
Cậu ấy cầm cái dũa gạch gạch mạnh trên nền xi măng. Tôi cảm nhận sự bức xúc của cậu .
-Cháu nói đúng với thực tế lắm. Bác cũng có những trải nghiệm và nhận xét tương tự.

Nhưng...
Tôi định làm không khí nhẹ bớt bằng những câu chuyện đầy tình người trong đại dịch vừa qua thì đúng lúc đó một khách hàng khác đến chữa khóa, chấm dứt câu chuyện của chúng tôi. .
Tôi đứng dậy chào ra về. Cái ống khóa trì nặng trong túi tôi như dòng suy tư nặng nề chưa dứt.

Global Supply Chain Disruption Forces US Consumers to Go Without





Egyptians Try to Eat a One-Kilogram Burger





Polluting nations lobby to weaken climate action





New evidence of Belarus sending migrants across its border





Hoa Kỳ cam kết giúp đỡ Đài Loan





Những hoạn nạn của kinh tế Mỹ, vì sao, và cho tới bao giờ?





Đại diện Lãnh sự quán Mỹ thăm Hội thánh Truyền giáo Phục hưng ở thành hồ





Alec Baldwin fatally shoots woman with prop gun on movie set





How Belarus is helping migrants break into the EU





Nghị viện Châu Âu thúc đẩy quan hệ với Đài Loan, Trung cộng phẫn nộ





Malaysia: ASEAN nên coi lại chính sách không can thiệp





Nam Hàn phóng hỏa tiển vũ trụ nội địa đầu tiên





Nỗi lo sợ tái giãn cách





Nữ sinh Afghanistan đòi được đi học lại





Anh : Chích ngừa Kung Flu nhiều, nhưng số ca nhiễm mới lại tăng





NATO tập trung đối phó với Nga nhưng không quên Trung cộng





Trung cộng bị "luận tội" tại Tổ chức Thương mại Thế giới





Xăng dầu tăng giá : Chính phủ Pháp tìm giải pháp tránh gây tái phát phong trào Áo Vàng





Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông: Đến hạn trả nợ gốc nhưng tàu vẫn chưa chạy





Thêm cán bộ bị bắt do “ăn chặn”tiền hỗ trợ bà con lũ lụt





Băn khoăn việc chủng ngừa COVID-19 cho trẻ từ 3 tuổi





Ấn Độ tăng cường quân sự ở biên giới với Trung Quốc





Phản đối đưa ngọn lửa Olympic đến Trung Quốc





Cái gốc Âu Châu của các chủ nghĩa cuồng tín cực đoan





Thứ Năm, 21 tháng 10, 2021

Nguyên Khang hát Biết Bao Giờ Trở Lại, nhạc Ngô Thụy Miên





Nguyên Khang hát Nước Mắt Cho Sài Gòn, nhạc Nguyễn Đình Toàn và Sài Gòn Vẫn Mãi Trong Tôi, nhạc Trúc Hồ & Anh Bằng





Document leak reveals nations lobbying to change key climate report





Netflix staff protest against 'transphobic' Dave Chappelle show





God and robots: Will AI transform religion?





WHO warns pandemic will drag on deep into 2022





Mỹ ghép thành công thận heo cho người





Ấn Độ sẵn sàng tác chiến gần biên giới Trung Quốc





Những kiểu tóc độc đáo





Nét đẹp mùa Halloween tại Mỹ





Khám phá Geneva, trung tâm ngoại giao nổi tiếng thế giới





Sài Gòn hỗ trợ miền Tây chống Kung Flu: Ý kiến người dân





Hàng trăm người, kể cả trẻ em, đang chờ xét xử tội khủng bố ở Burkina Faso





USAID tài trợ dự án bảo tồn môi trường Đồng bằng sông Cửu Long





Căng thẳng eo biển Đài Loan và cuộc chiến tranh giành di sản "Ngày 10/10"





Biến đổi khí hậu: Tập đoàn Pháp Total cố tình làm lơ trong nhiều thập niên





Nga "dàn trận" tại Afghanistan





Túc cầu: Dự án Cúp Thế Giới 2 năm một lần của FIFA bị UEFA phản đối





Tiết lộ về hai nhân vật chủ chốt của lực lượng Wagner đánh thuê cho Nga





Nga: Kung Flu vuột khỏi tầm kiểm soát, đà sụt giảm dân số tăng tốc





Theo chính phủ Mỹ, một Kỹ sư Hải quân giấu bí mật quân sự trong bánh sandwich đem bán cho người nước ngoài - Tác giả Mary Ellen Cagnassola

 

Hôm Chủ nhật bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết , một kỹ sư nguyên tử năng của Hải quân được truy cập những bí mật quân sự đã bị buộc tội cố tình đưa thông tin về kiểu mẫu của tàu ngầm hạch tâm của Mỹ cho một mật vụ FBI. 

Theo tài liệu tại tòa án, trong một vụ giao tài liệu bí mật bất thường, Jonathan Toebbe đã đưa cho một mật vụ của FBI, người mà ông ta nghĩ là đại diện của chính phủ nước ngoài, một thẻ nhớ để ở giữa hai lát bánh mì của một nửa sandwich bơ đậu phộng. Theo hãng tin AP, thẻ nhớ này chứa những yếu tố về mẫu và đặc tính hoạt động của lò nguên tử của tàu ngầm lớp Virginia. 

Một tin nhắn do Toebbe gởi đi cũng được biết là có trong thẻ nhớ và theo Bộ Tư pháp, ghi chú đó có nội dung: “Tôi hy vọng những chuyên gia của bạn rất hài lòng với mẫu kèm theo đây và tôi hiểu tầm quan trọng của một cuộc trao đổi nhỏ để nâng cao lòng tin của chúng ta.”

Trong một đơn truy tố hình sự nêu chi tiết về những cáo buộc Toebbe có  liên quan đến gián điệp, chính phủ Mỹ cho biết ông ta đã bán thông tin trong gần một năm qua cho một người liên lạc mà ông ta tin rằng đại diện cho một thế lực nước ngoài. Quốc gia đó không có tên trong những tài liệu của tòa án. 

Theo Bộ Tư pháp, Toebbe, 42 tuổi, đã bị bắt ở Tây Virginia hôm thứ Bảy cùng với vợ, Diana, 45 tuổi, sau khi ông ta đặt một thẻ nhớ có thể tháo rời tại một “điểm hẹn” được sắp xếp trước ở tiểu bang này. 

Bộ Tư pháp Mỹ mô tả những chiếc tàu ngầm đó là “tàu ngầm tấn công nhanh mang hỏa tiễn đạn đạo, tích hợp kỹ thuật tàng hình, thu thập thông tin tình báo và hệ thống vũ khí mới nhất.” 

Hiện vẫn chưa rõ liệu Toebbes, người ở Annapolis, Maryland, có luật sư hay không. Hôm Chủ nhật Hải quân Mỹ từ chối bình luận. 

FBI cho biết kế hoạch bắt đầu vào tháng 4 năm 2020 khi Jonathan Toebbe gửi một gói tài liệu Hải quân cho chính phủ nước ngoài và viết rằng ông ta muốn bán cho quốc gia đó cẩm nang hoạt động, phúc trình hiệu suất và những thông tin nhạy cảm khác. 

Nhà chức trách cho biết ông ta cũng cung cấp hướng dẫn về cách thực hiện mối quan hệ bí mật, với một bức thư có nội dung: “Tôi xin lỗi vì bản dịch  sang ngôn ngữ của bạn này kém. Vui lòng chuyển bức thư này đến cơ quan tình báo quân đội của bạn. Tôi tin rằng thông tin này sẽ có giá trị lớn cho quốc gia của bạn. Đây không phải là một trò lừa bịp.” 

Gói hàng đó, có địa chỉ người gởi ở Pittsburgh, bị FBI tịch thu được vào tháng 12 năm ngoái qua văn phòng tùy viên pháp lý của họ ở nước ngoài (không xác định là quốc gia nào). Những tài liệu của tòa án không giải thích làm thế nào FBI đã nhận gói hàng hoặc từ ai. 

Tóm lại, FBI đã dùng liên hệ của Toebbe làm bệ phóng cho một hoạt động bí mật kéo dài một tháng, trong đó một nhân viên mật vụ đóng giả là đại diện của một mốc liên hệ nước ngoài đã liên lạc với Toebbe và đồng ý trả hàng nghìn đô la tiền điện tử cho thông tin mà Toebbe cung cấp. . 

FBI cho biết, sau nhiều tuần qua lại bằng email, vào tháng 6, viên mật vụ ngầm đã gửi cho Toebbe khoảng 10.000 đô la tiền điện tử, nói đó là một dấu hiệu của lòng tin tốt và sự tin tưởng. 

Nhiều tuần đó, những mật vụ liên bang theo dõi Toebbes đến một địa điểm đã thỏa thuận ở Tây Virginia để trao đổi, với có mặt để canh chừng cho chồng trong một vụ giao tài liệu mật mà FBI đã trả 20.000 USD. 

FBI đã thực hiện những cuộc trao đổi tương tự trong vài tháng tới, gồm một cuộc trao đổi vào tháng 8 ở miền đông Virginia mà Toebbe đã được trả khoảng 70.000 USD. Trong trường hợp đó, những công tố viên cho biết, ông ta đã giấu trong gói kẹo cao su một thẻ nhớ có chứa những sơ đồ kiểu mẫu của tàu ngầm lớp Virginia. 

Đơn kiện cáo buộc Toebbe vi phạm Đạo luật Nguyên tử năng, trong đó hạn chế tiết lộ thông tin liên quan đến vũ khí nguyên tử hoặc vật liệu hạch tâm. 

Toebbes sẽ  ra tòa đầu tiên vào thứ Ba tại Martinsburg, Tây Virginia. 

FBI cho biết Jonathan Toebbe đã làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ kể từ năm 2012, được cấp  an ninh tối mật và chuyên về động cơ hạch tâm của hải quân. ông ta cũng đã được chỉ định làm việc cho một phòng thí nghiệm của chính phủ ở khu vực Pittsburgh mà nhà chức trách nói rằng làm việc về nguyên tử năng cho Hải quân Hoa Kỳ. 

Không ai trả lời tại nhà của Toebbe vào chiều Chủ nhật ở một cộng đồng Annapolis ven sông South River, đèn bên ngoài bật sáng phía trên cửa nhà của họ, và bên trong có một con chó sủa . 

John Cooley, sống đối diện với Toebbes, cho biết ông đếm được hơn 30 nhân viên FBI trong khu nhà của mình vào thứ Bảy từ khoảng 2:30 chiều cho đến khi trời tối. Ông cho biết những mật vụ đã vào trong nhà. 

Myanmar thả hàng ngàn tù nhân chính trị





Cố Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell và duyên nợ Việt Nam





Hai tuần sau “nới lỏng”, hàng quán vẫn ế…





Người dân xếp hàng mòn mỏi chờ tiêm vắc-xin: "Nó sắp cho ông nội nó tiêm trước!"





Gần 8000 doanh nhân ở đồng bằng sông Cửu Long giải thể vì ảnh hưởng Kung Flu





Hoàng đế Tập Cận Bình của Đế quốc Điền Đô - là đồ điên!





Thứ Tư, 20 tháng 10, 2021

South Vietnamese Flags Fly Over Saigon On Oct 29, 1972





Why The Netherlands Isn't Under Water





Mai Hương hát Sóng Nước Viễn Phương, nhạc Lê Trọng Nguyễn và Thẩm Oánh





65 năm Báo cáo “mật” : Tại sao Stalin vẫn được hoài niệm ở Nga?





Nga : Kung Flu vuột khỏi tầm kiểm soát, đà sụt giảm dân số tăng tốc





Nam-Bắc Triều Tiên trong vòng xoáy chạy đua vũ trang tên lửa





Miến Điện trả tự do cho hơn 5000 người biểu tình chống đảo chính





Dấu ấn của phu nhân cựu Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu





Bến xe Đà Nẵng vắng trong ngày đầu mở cửa lại





Bầu trời đêm huyền ảo ở Cananda





Nghệ sĩ làm tranh vải ở Hà Nội





Luật sư: sức khoẻ của nhà báo Phạm Đoan Trang bị sa sút trong trại tạm giam





Việt Nam đề mục tiêu ‘làm chủ công nghệ sản xuất’ vắc-xin





Blogger Phạm Đoan Trang bị truy tố tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’





Triều Tiên tiếp tục phóng phi đạn, gây báo động khu vực





Hội chợ sách Việt ngữ ở ngoại ô thủ đô Mỹ





Tìm được thanh kiếm 900 năm tuổi dưới đáy biển





Xe hoa mùa mưa lũ





Chính phủ yêu cầu ‘bình thường mới’, địa phương mỗi nơi mỗi kiểu





Máy bay không người lái tiếp tế đồ ăn cho chó





Hạn chót tiêm vắc xin của chính phủ liên bang Mỹ gây tranh cãi





Mối nguy cho thế giới khi Trung Cộng trôi vào điểm lật...





Thứ Ba, 19 tháng 10, 2021

Amazing Tulip Fields





Amsterdam





Bệnh viện Vì Dân - Tác giả Bs Wynn Tran

 

Trong lịch sử kiến trúc và y khoa Việt Nam, một trong những bệnh viện mà tôi ấn tượng nhất là bệnh viện Vì Dân (BV Thống Nhất). Năm 1971, bà Nguyễn Thị Mai Anh, với cương vị là đệ nhất phu nhân VNCH, cảm nhận được sự thiếu thốn các cơ sở điều trị y tế, cảm nhận được khốn khó của người nghèo Sài Gòn; bà đã thành lập một bệnh viện tư miễn phí phục vụ cho người nghèo. Bà đặt tên bệnh viện là "Vì Dân" để nhấn mạnh mục tiêu khám chữa bệnh của bệnh viện. Tuy là bệnh viện tư, có trên 400 giường với trang thiết bị hiện đại nhất vào lúc đó, nhưng bệnh viện Vì Dân hoạt động như một bệnh viện công khám chữa bệnh hoàn toàn miễn phí cho người nghèo. Sau năm 1975, bệnh viện Vì Dân đổi tên thành BV Thống Nhất là nơi chữa bệnh chủ yếu cho quan chức chính quyền VN. Bệnh viện Vì Dân do KTS Trần Đình Quyền thiết kế. Điểm thú vị là KTS Trần Đình Quyền trước khi học kiến trúc lại là sinh viên y khoa Sài Gòn. Học Y khoa đến đầu năm 2, ông bỏ học vì không chích mổ xẻ. Sau đó ông thi lại ngành vào ngành kiến trúc, tốt nghiệp từ trường kiến trúc Sài Gòn. Năm 1960, ông được học bổng UNICEF và bộ y tế VNCH đi tham quan các bệnh viện tại Mỹ. Trong lúc tham quan bệnh viện Mỹ, ông bị gãy chân, được đưa vào phòng cấp cứu BV tại Mỹ để chữa trị. Do là bệnh nhân, được phẫu thuật, và trải qua bao nhiêu phòng ban tại Mỹ, ông nhanh chóng nhận ra thiết kế bệnh viện Mỹ phức tạp nhưng hiệu quả. Sau khi lành chân, ông được cấp học bổng học thiết kế bệnh viện tại trường ĐH kiến trúc danh tiếng Columbia New York. Về nước, ông được bà Mai Anh đặt thiết kế bệnh viện Vì Dân với phong cách hiện đại của BV Mỹ. Lúc bấy giờ, các BV tại VN phần lớn thiết kế theo kiểu Pháp với kiến trúc phân tán các khối như BV Nhi Đồng 2. Trái với phong cách thiết kế này, KTS Trần Đình Quyền áp dụng các nguyên lý thiết kế bệnh viện tại Mỹ, thiết kế các khối chữa bệnh tập trung gần nhau, kết nối BS, y tá, và bệnh nhân bằng các hành lang, thang máy, với mục tiêu BS di chuyển càng ít thì bệnh nhân được chăm sóc hiệu quả hơn. Vấn đề là các BV Mỹ dùng máy lạnh và hệ thống thổi gió để thông gió kiểm soát nhiễm khuẩn trong khối nhà tập trung. Nếu áp dụng cách này vào BV Vì Dân thì sẽ tốn quá nhiều tiền điện và kỹ thuật. Thay vào đó, KTS Trần Đình Quyền dùng các khối không gian lớn hứng gió, thiết kế các bông gió, tạo thông thoáng và nắng tự nhiên để xử lý vấn đề thông gió cho BV Vì Dân. Cách đây vài hôm, bà Mai Anh vừa từ trần tại California. Tôi viết vài dòng, vẽ vài nét kí họa để cảm mến tấm lòng của vị đệ nhất phu nhân Việt Nam Cộng Hòa cũng như tôn chỉ "Vì Dân" khám chữa bệnh của bà khi lập bệnh viện.

Đệ nhứt Phu nhân VNCH qua đời - Tác giả Bs Nguyễn Văn Tuấn

 

Mới đọc báo và biết được bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân của cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu qua đời ở Mĩ. Bà thọ đúng 90 tuổi. Những ai làm trong ngành y có lẽ biết được di sản của bà là Bệnh viện Vì Dân (nay là Bệnh viện Thống Nhất).
Theo wiki, bà Mai Anh sanh năm 1931 ở Mỹ Tho, trong một gia đình trung lưu theo đạo Công giáo. Gia đình có đến 10 anh chị em, và bà Mai Anh thứ Bảy, nên mới có biệt danh là 'Cô Bảy Mỹ Tho'.
Thuở nhỏ, bà lên Sài Gòn học hành và có thời làm trình dược viên cho công ti dược Roussell, mà giám đốc lúc đó là ông Huỳnh Văn Xuân. Ông Xuân làm mai, giới thiệu bà Mai Anh gặp ông Nguyễn Văn Thiệu, lúc đó mới là trung uý. Ông Thiệu có một người bạn học thời theo học ở trường Võ Bị Đà Lạt là Đặng Văn Quang, là cậu ruột của bà Mai Anh. Ông Thiệu và bà Mai Anh thành hôn vào năm 1951. Năm 1958 ông Thiệu mới rửa tội theo đạo Công giáo. Hai ông bà có 3 người con là Nguyễn Thị Tuấn Anh (trưởng nữ), Nguyễn Quang Lộc (trưởng nam) và Nguyễn Thiệu Long (thứ nam).
Ngày 21/4/1975 ông Thiệu từ chức Tổng thống. Ngày 25/4/1975, ông cùng gia đình rời Việt Nam, và nơi dừng chân đầu tiên là Đài Bắc để ông phúng điếu Tưởng Giới Thạch với tư cách là 'Đặc sứ của Việt Nam Cộng hòa'. Anh ông Thiệu là Nguyễn Văn Kiểu làm Đại sứ VNCH tại Đài Loan. Nghe nói thoạt đầu gia đình định sống ở Đài Loan, nhưng khi người con thứ hai sang Anh du học, thì cả nhà dọn sang London định cư. Họ sống ở đó 15 năm trước khi theo con sang Mĩ (Boston) định cư vào năm 1990. Năm 2009, Bà Mai Anh dọn về Quận Cam sống với gia đình con trai, và bà qua đời tại đây.
Những ngày sống ở nước ngoài, bà Mai Anh rất kín tiếng. Sau khi ông Thiệu qua đời năm 2001, bà nói "Tôi mong có dịp về lại Việt Nam thăm mồ mả Ông Bà, và mang tro cốt của ổng (chồng, Nguyễn Văn Thiệu) về khi đất nước bình yên; Ông Già có trối rằng: 'Nếu được thì đem chôn tại quê ông ở Phan Rang, nếu không thì rải một nửa xuống biển và một nửa trên núi'." Ước nguyện là như vậy, nhưng hình như cho đến cuối đời bà vẫn không thực hiện được.
Những người quen biết và hay tiếp kiến ai cũng nói rằng bà Mai Anh có tánh tình rất bình dị, giống như bất cứ phụ nữ nào ở miền Nam. Một người mô tả rằng "Bà Thiệu là người đáng kính, không có cái kênh kiệu của một người có quyền thế vì Bà là một người đứng cạnh chồng, chỉ biết lo cho gia đình mà thôi."
Bệnh viện Vì Dân
Mà chắc đúng vậy. Có thể nói rằng trong các đệ nhứt phu nhân, có lẽ bà Mai Anh là người âm thầm nhứt. Trong thời gian ông Thiệu làm Tổng thống, bà không hoạt động chánh trị hay phát biểu những câu mang tính chánh trị. Bà chọn hoạt động xã hội. Chính vì công việc xã hội và từ thiện, nên bà cảm nhận được hoàn cảnh của người nghèo, và có ý tưởng xây dựng một bệnh viện phục vụ cho người dân. Bà vận động tài trợ từ các mạnh thường quân trong và ngoài nước để xây dựng bệnh viện ở khu Ngã tư Bảy Hiền.
Ngày 17/8/1971 diễn ra buổi lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng bệnh viện. Sau 3 năm xây dựng, ngày 20/3/1973, Bệnh Viện Vì Dân được khánh thành. Lúc đó, Bệnh viện Vì Dân có 400 giường bệnh và các phân khoa Ngoại và Nội trú, giải phẫu, xét nghiệm, tai mũi họng, quang tuyến, nhãn khoa, nhi đồng, nhà thuốc. Theo báo chí mô tả, Bệnh viện Vì Dân lúc đó là bệnh viện hiện đại nhứt ở miền Nam.
Sau năm 1975, Bệnh viện Vì Dân bị đổi tên thành Bệnh viện Thống Nhất. Điều trớ trêu là ngày xưa, bệnh viện này là 'Vì Dân' miễn phí cho bệnh nhân, nhưng bệnh viện Thống Nhất thì lại ưu tiên cho các quan chức. Không rõ trong phòng truyền thống BV Thống Nhất có hình bà Mai Anh?
Một 'di sản' khác của bà Mai Anh là một ... loài hoa. Năm 1972, một người Mĩ từng làm việc tại Việt Nam đã xin phép lấy tên bà đặt cho một hoa lan 'Brassolaeliocattleya Mai Anh'. Theo wiki, bà Đinh Thúy Yến (Phu nhân Thủ tướng Trần Thiện Khiêm) cũng được đặt tên cho một loại hoa lan khác là 'Brassolaeliocattleya Dinh Thuy Yen'.
Những người như bà Mai Anh, Tuyết Mai, Thuý Yến, v.v. có thể xem như đại diện cho một thời đã mất ở miền Nam. Không biết có quá nếu xem họ là biểu tượng nhân, tài và sắc của phụ nữ Việt Nam. Họ có lòng nhân đạo, trắc ẩn trước nỗi đau của người kém may mắn. Họ có học thức tốt và có tài, không cần phải lệ thuộc vào uy thế của chồng để tạo cho mình một chỗ đứng trong xã hội. Họ có thể không là hoa hậu nhưng cũng có nhan sắc thật. Họ đi nước ngoài công cán, dù là đi độc lập hay tháp tùng theo chồng, đều tỏ ra là những người lịch lãm, có khi 'haute culture', tự tin, nói tiếng Anh lưu loát có khi dí dỏm, không hề tỏ ra thấp kém với đồng cấp nước ngoài. Bây giờ nhìn lại, tôi phải thú nhận là thấy tiếc cho một thời đã qua. Thời nay, khó tìm thấy những 'phu nhân' lãnh đạo có trình độ và tài năng như họ.
Nay thì cả hai bà cựu Đệ Nhứt và Đệ Nhị phu nhân VNCH đều đã qua đời. Sự qua đời của họ cũng giống như một dấu chấm cho một thời VNCH.
____
Về Bệnh viện Vì Dân:
" là bệnh viện tư, nhưng được điều hành như bệnh viện công, nghĩa là không thu viện phí, không thu tiền khám chữa bệnh, không thu tiền các loại thuốc thông dụng có sẵn ở bệnh viện. Những thuốc đặc trị thì bác sĩ ghi toa, gia đình bệnh nhân phải đi mua ở các nhà thuốc Tây. như thế, nếu không cần thuốc đặc trị, dân chúng đến đây trị bệnh được miễn 100% viện phí kể cả tiền thuốc thông thường.
Bệnh viện Vì Dân là nơi người ta làm từ thiện bằng tiền và bằng tấm lòng. Người có tiền thì tặng tiền, có nhiều tặng nhiều, có ít góp ít. Người có tài thì đến bệnh viện làm việc không công như bác sĩ, y tá. Tuy làm việc không công, nhưng muốn vào đây làm việc, các bác sĩ, y tá vẫn phải vượt qua sự khảo sát về trình độ chuyên môn và đạo đức. Người có lòng thì đến giúp dọn dẹp, nấu cơm nước rồi phát miễn phí cho bệnh nhân. Mỗi người một việc trong tình yêu thương, chia sẻ. Bệnh viện Vì Dân như một ngôi nhà chung, mà người dân lao động ở Sài Gòn và các tình gần đó luôn đặt niềm tin vào khả năng chữa bệnh của bác sĩ, tình thương của y tá. Họ gọi đây là Bệnh viện Bà Thiệu để tỏ lòng biết ơn vị Đệ Nhất Phu Nhân lúc bấy giờ."