khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2019

Phỏng vấn Gs Trần Quang Hải







Trường Y Khoa, Lớp Y Khoa, và Chính Trị - Tác giả Bs Lê văn Sắc



Bác sĩ nhìn em bác sĩ cười,Em nhìn bác sĩ thật là vui,
Chúng em y tá yêu nghề thuốc,
Yêu các sinh viên, bác sĩ “thầy”.


Bốn câu thơ này đã được lưu truyền trong trường y khoa, nhất là trong các bệnh viện trong những lúc các sinh viên y khoa đi thực tập, giao tiếp với các y tá hay các nữ hộ sinh quốc gia làm việc trong các khu phòng tại bệnh viện. Ngày ấy, các y tá thường học các lớp huấn luyện y tá, điều dưỡng hay các nữ hộ sinh quốc gia học tại bệnh viện Từ Dũ, Hùng Vương, tức là phải tiếp xúc với các bác sĩ, nhất là các sinh viên y khoa “ngơ ngác” như nai vàng nhưng lại “có giá” đối với các cô và đã tạo nên các mối tình sinh viên thời ấy.

Nguyên do người ta gọi sinh viên y khoa là các ông thầy là vì các lớp hộ sinh hay y tá đều do các bác sĩ dậy, thường họ phải xưng hô là thầy, rồi khi tiếp xúc với các sinh viên y khoa đi thực tập, họ không biết xưng hô thế nào cho tiện, họ bèn gọi là các “ông thầy” (dĩ nhiên với các vị bác sĩ nữ, sinh viên y khoa nữ họ gọi là bà thầy).

Tôi thi vào y khoa mùa nhập học 1964 tại Đại Học Khoa Học (lớp Dự Bị Y Khoa  APM) và thi vào Quân Y kỳ hè năm 1965 sau khi được lên năm thứ I… và lớp học Dự Bị Y Khoa của tôi đã nổi đình nổi đám ngay từ đó với Phong Trào Tranh Đấu đòi chuyển ngữ từ tiếng Pháp sang tiếng Việt với các sinh viên VC Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy, Nguyễn Huy Diễm, Vũ Công… Cuộc biến động y khoa “nổi đình nổi đám” này bùng hổ với các cuộc hội thảo Thanh Niên Trước Hiện Tình Đất Nước ở ngoài và trong các trường học thì có tên là Sinh Viên Trước Hiện Tình Đất Nước…

Tại Đại Học Văn Khoa (chi nhánh mới ở đường Cường Để, khu Thành Cộng Hòa sau cuộc Đảo Chánh 02 tháng 11 năm 1963… Hôm đó, đầu năm học 1964, tôi lên Phú Nhuận, đến nhà Đặng Trọng Thịnh (bạn cùng lớp Dự Bị Y Khoa, ở Phú Nhuận, em họ của BS Đỗ Thị Nhuận -Trưởng Khu Ký Sinh Trùng Học Đại Học Y Khoa Saigon lúc bấy giờ) rồi tôi rủ Đặng Trọng Thịnh ra Saigon chơi, đi qua đường Cường Để, vô tình đi ngang, thấy có “hội thảo Sinh Viên Trước Hiện Tình Đất Nước”, tôi và Đặng Trọng Thịnh bèn ghé vào xem, nhưng chỉ ngồi trên thành lan can trước cửa. Cuộc hội thảo lúc bấy giờ do Ban Đại Diện Sinh Viên Văn Khoa do Đoàn Văn Toại (bạn cùng học Trung Học Nguyễn Trãi hay Chu văn An với em tôi, BS Lê Văn Thu) làm Trưởng Ban Tổ Chức.

Khởi đầu, Đoàn văn Toại lên cầm Micro nói đôi lời về hiện tình đất nước lúc bấy giờ, rồi hỏi có ai muốn phát biểu không thì có một cô gái “có da, có thịt” tức là hơi mập, đeo kính đen đi lên, trông thấy, tôi giật mình liền vì ban đêm mà cô này đeo kính râm, với kinh nghiệm sống với VC tại Miền Bắc và Biến Cố Phật Giáo biểu tình chống và lật đỗ chính quyền Ngô Đình Diệm, tôi bèn nhủ thầm: “Chết mẹ rồi! Việt Cộng”… Cô gái khá mập ấy lên cầm microphone do Đoàn Văn Toại trao cho và nói: “Ngày này năm ngoái, chúng ta thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam…”

Nghe vậy thì Đoàn văn Toại giật mình, vội đưa tay ra giật lại microphone thì liền có 2 tiếng súng nổ. Tôi và Đặng Trọng Thịnh nhẩy xuống khỏi lan can và không thấy gì nữa vì bọn VC đã cúp điện để cho cô gái trốn chạy… và cuộc Hội Thảo đương nhiên tan vỡ… Riêng về cô gái đeo kính đen thì không biết có phải là đảng viên cộng sản không hay chỉ là người ngây thơ bị VC chiêu dụ và sai khiến nên khi phát biểu đã phát biểu sai. Mặt Trận Giải Phóng ma của VC đã được thành lập vào tháng 12 năm 1960 ở ngoài Hà Nội chứ không phải vào ”năm ngoái” như cô ấy nói, tức năm 1963 (so với năm 1964 lúc bấy giờ).

Ngày hôm sau, em tôi, Lê Văn Thu về và cho biết Đoàn Văn Toại là bạn học cùng lớp trung học. Sau đó, tại lớp Dự Bị Y Khoa tại Đại Học Khoa Học Saigon, chúng tôi cũng phải đối phó với một cuộc hội thảo như vậy. Bọn VC tuyên bố (lâu ngày tôi quên tên trưởng lớp lúc bấy giờ, hình như Lê Văn Bảo, tên phó là Nguyễn Văn Hưng)… “Sinh Viên chúng ta… có trách nhiệm, trước thời cuộc, trước hiện tình đất nước” (cũng quên câu phát biểu), đa số anh em sinh viên đều ngơ ngác, không biết phản ứng ra sao… Tôi ngó quanh, thấy tình trạng vậy, bèn “xâm mình” lên phát biểu: “Tôi là một người Bắc Di Cư, ở với VC từ nhỏ, biết rõ VC”… Nghe vậy thì hầu hết các bạn sinh viên trong lớp đều vỗ tay hoan hô vang dội… Tức thì, bọn VC, khoảng cỡ 10 tên nhào lên bao vây tôi…

Tôi cũng không biêt phản ứng làm sao thì anh em sinh viên quốc gia cũng nhào lên, đông hơn, trong có Đặng Trọng Thịnh, bao vây tụi VC nên tụi chúng phải bỏ chạy xuống, nhờ vậy, tôi thoát được trận đòn hội chợ của VC. Sau đó, GS Dược Sĩ Trần Ngọc Tiếng (vợ là GS môn vạn vật Dương Thị Mai tại Đại Học Khoa Học lúc bấy giờ) tuyên bố cho lớp nghỉ học ngày hôm đó…

Trong số sinh viên tổ chức phá rối hôm đó có một học sinh học Đệ Nhất Chu Văn An với tôi). Sau vụ đó thì Lê Văn Bảo và Nguyễn Văn Hưng biến mất khỏi lớp học. Sau biến cố này, tôi và Đặng Trọng Thịnh kéo nhau lên báo Thời Luận của cụ Nghiêm Xuân Thiện, gặp ký giả Sao Biển trình bầy vấn đề nhưng ký giả Sao Biển có vẻ nhạt nhẽo, không hỏi han gì, chúng tôi biết gặp một tên “thân cộng” nên bỏ về. Sau năm 1975 (cỡ sau năm 1987), Sao Biển sang Mỹ, ở San Jose, vẫn lập trường lơ mơ, dù đã phải bỏ VC ra đi mà vẫn chẳng có một bài viết chống cộng nào, cộng tác với Hoàng Anh Tuấn, cùng một ruột vậy thôi…

Sau này, Đặng Trọng Thịnh bỏ đi học Khóa 22 Võ Bị Đà Lạt, học làm sĩ quan “hiện dịch” để đánh VC, ra Thiếu Úy, cho đến khi Miền Nam mất vào tay VC, lên tới cấp Đại Úy, bị tù cải tạo, súyt chết, hiện ở Nam California, gần khu nhà BS Đỗ Thị Nhuận…

Tóm lại, vụ tranh đấu chuyển ngữ từ tiếng Pháp sang tiếng Việt khởi đầu từ lớp Dự Bị Y Khoa của chúng tôi từ năm 1964 và lên tới năm thứ nhất Y Khoa. Lúc đầu thì đa số các giáo sư vẫn muốn duy trì chuyển ngữ tiếng Pháp, không chuyển sang tiếng Việt vì sách vở y khoa Việt Nam không có… trong đó có các giáo sư Phạm Biểu Tâm, GS Trần Anh, GS Nguyễn Hữu… Sau cú tranh đấu náo loạn ngày đó, thấy chính trị (cộng sản) xâm nhập vào trường học như vậy, GS Nguyễn Hữu bỏ chạy sang Pháp, vì GS Nguyễn Hữu ngày xưa cũng có thời theo Việt Minh, rồi bỏ kháng chiến mà về, biết rõ chính sách khủng bố giết người của VC.


Trong buổi học cuối cùng dậy lớp chúng tôi, GS Nguyễn Hữu đã nói bóng gió về tình hình chính trị nguy hiểm “tranh đấu của VC” và ra đi. Còn GS Trần Anh và Phạm Biểu Tâm vẫn ở lại. Năm 1968, VC tấn công vào nhiều nơi, mà Saigon bị nặng nhất. GS Trần Anh là người chống cộng, ngày đó được mời làm bác sĩ tại Bệnh Viện Triều Châu, ông thấy thương binh VC bị thương đã được lén lút đưa vào Bệnh Viện Triều Châu chữa trị, ông bèn cầm điện thoại báo cho cảnh sát (quốc gia) đến bắt. GS Trần Anh không nghĩ ra rằng VC đưa thương binh của chúng vào BV Triều Châu chữa trị thì trong đó phải là ổ VC và Trung Cộng…. Ngày đó, tôi không biết gì về vụ này, cứ nghĩ đơn giản là ông chết vì hậu quả chuyện ông đổi chiều từ chống chuyển ngữ sang ủng hộ chuyển ngữ nên bị VC giết, ông có tên trong ngũ đầu chế 5 người mà Nguyễn Cao Kỳ chỉ mặt, chỉ định tham gia Hội Đồng Quản Trị Trường Đại Học Y Khoa sau khi cất chức GS Phạm Biểu Tâm.

Sau gặp BS Đỗ Thị Nhuận, tôi than thở vụ GS Trần Anh bị ám sát (chỉ sau BS Lê Minh Trí ít lâu), BS Đỗ Thị Nhuận bảo: “Ông Trần Anh chết vì ông ấy cầm điện thoại gọi cảnh sát mình đến bắt thương binh VC được đưa vào chữa trị ở bệnh viện Triều Châu. Lúc đó tôi mới biết và theo dư luận, cả BS Đỗ Thị Nhuận, cũng “tin là Dương Văn Đầy (học cùng lớp y khoa  với tôi) đã bắn chết GS Trần Anh… Dương Văn Đầy là người Miền Nam, nói chuyện rất hay và tính bạo tợn, dám nói, dám làm nên sau này, Dương Văn Đầy (sau năm, 1975) về làm Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân VC quận Nhì Saigon và bị chết. Tôi nghĩ là Dương Văn Đầy đã bị ám sát chết vì sau khi biết rõ VC là gì, Dương Văn Đầy đã nói ra miệng, chống đối VC nên bị VC thanh toán chứ không phải chết bệnh vì Dương Văn Đầy chết, VC chẳng có một lời thương tiếc, tưởng niệm nào…

Còn vụ BS Lê Minh Trí, Tổng Trưởng Giáo Dục bị giết chết là vì ông ra lệnh ngưng chuyện cho thanh niên du học ngoại quốc (đa số là tìm cách trốn quân dịch) và dư luận xôn xao và chống đối, chửi rủa dữ dội, nên tôi nghĩ là BS Lê Minh Trí sẽ khó sống… vì lúc đó Miền Nam chưa biết cộng sản là gì, hoạt động cho cộng sản nhiều lắm (chợt nhớ câu “ra ngõ là gặp VC”, không phải “ra ngõ gặp anh hùng” như VC thường nói).

Lớp Y Khoa của tôi gặp rất nhiều sóng gió, tổn thất rất nhiều: Đầu tiên là Lê văn Bảo, Nguyễn Văn Hưng bỏ đi mất tích, còn cô thủ quỹ thì bỏ y khoa, học nha khoa, người chết đầu tiên là Lê Văn Quý, đang chạy xe gắn máy Honda đằng sau trường Y Khoa, thì một bà Tầu từ trên lề bước xuống, không trông trứơc dòm sau, Lê Văn Quý đụng vào bà, Lê Văn Quý ngã, bị thương bể đầu chết, năm thứ 2 thì có Trần Quốc Chương bị VC giết, ném từ trên lầu Khu Sinh Hóa của BS Bùi Duy Tâm xuống, chết vì bể xương sọ…

Sau này, Vũ Thị Manh Nha, học cùng lớp, cháu của BS Hải Quân Phạm Vận, chỉ huy phó rồi chỉ huy trưởng Trường Quân Y của chúng tôi, có lần học trong lớp, Manh Nha ngồi cạnh tôi mới hỏi tôi có biết tại sao anh Trần Quốc Chương bị giết chết không? Tôi bảo không biết, Manh Nha mới kể cho biết vì “Trần Quốc Chương nghe VC tuyên truyền, theo ra khu, sau thấy VC không được, nên bỏ về, không theo VC nữa, nên VC giết để bịt miệng, bảo vệ đường dây liên lạc với VC ngoài khu”…

BS Vũ Thị Manh Nha sau này cũng chết sớm, em tôi Lê Văn Thu cho biết và không biết vì lý do gì… Vũ Thị Manh Nha chết rất trẻ, dù trẻ hơn tôi, thua tôi nhiều tuổi… Trần Quốc Chương học lớp tôi, chết khi vào Khu Sinh Hóa có việc gì đó, trước giờ phải vào thi 2 môn Ký Sinh Trùng Học (BS Đỗ Thị Nhuận), Vi Trùng Học (BS Vũ Quí Đài) (giảng đường I). Lúc đó 2 ông bà Đỗ Thị Nhuận, Vũ Quí Đài đang sửa soạn phòng thi.

Chuyện mà có người bảo Trần Quốc Chương đang là nội trú bị giết (đổ thừa cho Phái Bộ Viện Trợ Y Khoa Mỹ là sai hoàn toàn). Trần Quốc Chương lúc đó mới học năm thứ II Y Khoa, chưa học đến năm thứ IV, làm sao mà là Nội Trú được... Gia Đình Trần Quốc Chương, tức gia đình ông Trần Thúc Linh (thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, thời ông Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ) có lần đổ thừa cho Nguyễn Cao Kỳ ám sát Trần Quốc Chương là không đúng, và theo lời Vũ Thị Manh Nha là Trần Quốc Chương bị VC dụ ra khu, chán VC, bỏ VC, về, bị VC giết bịt miệng, bảo vệ đường dây liên lạc ra khu của chúng là đúng…

Hôm Trần Quốc Chương bị ném từ trên lầu Sinh Hóa của BS Bùi Duy Tâm xuống là đúng, lúc đó, khoảng 8 giờ kém 5 phút, chúng tôi còn phải đứng chờ ngoài cửa Giảng Đường I vì bên trong 2 vị GS Đỗ Thị Nhuận & Vũ Quí Đài sửa soạn phòng thi chưa xong, nên chúng tôi chưa được vào lớp, vô tình chứng kiến cảnh Trần Quốc Chương đau đớn, lăn lộn trên nền xi-măng.

Hôm đó, tôi chỉ nghe tiếng huỵch như con vật nào rơi từ trên cao xuống, bỗng nghe tiếng một bạn gái (tiếng quen lắm, không biết của Đỗ Thị Như Hồng (hiện ở San Jose) hay Nguyễn Thị Song Song (hiện không biết ở đâu), bảo anh Chương té rồi. Tôi vội chạy ra xem thì thấy cảnh Trần Quốc Chương đang lăn lộn đau đớn trên sàn xi măng lối đi, và GS Khoa Trưởng Đặng Văn Chiếu (bố của BS Đặng Văn Chất, cùng lớp) đang săn sóc cho Chương (vì GS Chiếu làm khoa trưởng nên phải vào sớm, trước 8 giờ sáng) nên đã thấy và săn sóc cho Chương. Còn BS Bùi Duy Tâm nguồn gốc thế nào, tôi không biết, nhưng theo BS Đỗ Thị Nhuận, thì Bùi Duy Tâm quê làng Hành Thiện, là em họ Trường Chinh Đặng Xuân Khu, con bà cô của Đặng Xuân Khu…

Sau khi sang Mỹ, BS Bùi Duy Tâm mở phòng mạch tại San Francisco, còn bà vợ mở phòng nha khoa cũng tại San Francisco, có con là nha sĩ Bùi Duy Thiện, mở phòng mạch Nha Khoa tại San Jose. Bùi Duy Thiện có người em gái lấy con trai của BS Nguyệt Mehlert. Nguyệt Mehlert là học trò của BS Bùi Duy Tâm, khi ông Bùi Duy Tâm mở trường Đại Học Y Khoa Tư Thục Minh Đức ở Saigon, mà Nguyệt Mehlert (ca sĩ Thu Hà, nhóm “3 Trái Táo” ở Saigon ngày đó) là học trò lại được kết thông gia với ông thầy Bùi Duy Tâm. Nguyệt Mehlert học Y Khoa Minh Đức cùng khóa với BS Trần Quốc Thanh, cả 2 người đến San Jose sau này. Khi BS Bùi Duy Tâm về Việt Nam, tính mở Đại Học Y Khoa Thăng Long ở Hà Nội, bị bọn VC bắt đánh què chân.

Sau khi thoát được về Mỹ, trong một buổi họp mặt của Hội Y Sĩ Việt Nam Bắc California, BS Bùi Duy Tâm và bà vợ có đến dự, nhưng không học trò hay bạn nào dám đến ngồi cùng, tôi vẫn dẫn nhà tôi đến ngồi cùng bàn, ý muốn nghe ông Bùi Duy Tâm có nói gì không, nhưng ông bà đều im lặng. Sau đó, không thấy bà ấy đi dự họp mặt Hội Y Sĩ Bắc California nữa, rồi nghe tin bà mất ít lâu sau… Nay thì GS Bùi Duy Tâm đã về Việt Nam mở trường Y Khoa Tân Tạo tại Long An và theo BS Trần Văn Nam thì VC đã “sa thải ông Tâm rồi, đã dẫn vợ mới về Bắc California và ghé thăm San Jose…

Có một số người nhầm vụ BS Trần Anh và Trần Quốc Chương là do Phái Bộ Y Tế Hoa Kỳ “tranh chấp lập trường Pháp Mỹ mà giết những người theo Pháp”.


Không! Không phải như vậy, các vị này chỉ nhìn thấy 2 phía Mỹ, Pháp mà quên Việt Cộng, cứ coi như Việt Cộng không có hiện hữu và giết người khủng bố lúc đó


SpaceX successfully launches capsule headed to International Space Station







Phỏng vấn nhà giáo Lê trường Thanh







"Trump không đếm xỉa đến nhân quyền, tự do dân chủ ở Việt Nam" - Tác giả Nguyễn Quốc Khải



Cũng như lần đầu đến Việt Nam tham dự Hội Nghị APEC vào 2017, lần này Tổng thống Trump đến Hà Nội cũng không hề nhắc nhở đến tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam.
Ông không hề có ý định gặp gỡ những nhà hoạt động dân chủ ở trong nước như Tổng thống Obama từng làm, cũng như không đả động gì đến lá thư ngỏ gửi đến ông của 100 nhân sĩ trí thức và nhà hoạt động xã hội, phần lớn ở trong quốc nội.
 
Hôm qua ông lên tiếng ca ngợi Chủ tịch Kim Jong-un, một trong những lãnh tụ độc tài, vi phạm nhân quyền nhất thế giới. Tuy nhiên cuộc họp thượng đỉnh Hoa Kỳ - Bắc Hàn lần II về chương trình chế tạo võ khí hạt nhân của Bắc Hàn đã không đạt được kết quả nào.

Ông Trump còn ca ngợi Việt Nam là một mô hình tốt đẹp cho Bắc Hàn noi theo và mời Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Hoa Kỳ vào năm nay để tiếp tục thảo luận về những biện pháp tăng cường sự hợp tác toàn diện giữa hai nước. Ngược lại, ông Nguyễn Phú Trọng xác nhận rằng Việt Nam ủng hộ giải pháp phi hạt nhân và hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.

Ông Trump còn ca ngợi Việt Nam là một mô hình tốt đẹp cho Bắc Hàn noi theo và mời Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Hoa Kỳ vào năm nay để tiếp tục thảo luận về những biện pháp tăng cường sự hợp tác toàn diện giữa hai nước. Ngược lại, ông Nguyễn Phú Trọng xác nhận rằng Việt Nam ủng hộ giải pháp phi hạt nhân và hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.

Ông Michael Cohen, cựu luật sư (2006-2018) của Tổng thống Trump và cũng từng là phó chủ tịch của Trump Organization và giữ nhiều chức vụ cao cấp khác nhau trong Đảng Cộng hòa, khai trước Ủy Ban Thanh Tra của Hạ Viện rằng ông Trump là một tội phạm hình sự, một kẻ kỳ thị chủng tộc và bịp bợm.

Ông Cohen cũng đưa ra những bằng chứng không thể chối cãi được là những ngân phiếu về việc ông Trump chi tiền để bịt miệng cô đào cởi chuồng Stormy Daniels, một tội hình sự, và dự án xây Trump Tower tại Moscow mà ông Trump luôn luôn phủ nhận cho đến khi hồ sơ có chữ ký của ông được báo chí phanh phui ra.

Hơn thế nữa, ông Trump sẽ còn phải đối phó với phúc trình của Công tố viên Đặc Biệt Robert Muller sẽ được phổ biến trong vài ngày tới và cuộc điều tra của Văn Phòng Tư Pháp Southern District of New York về một số tội ác của ôngTrump chưa được tiết lộ.

Việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Tổng Thống Trump phần đông dân chúng tin là giả tạo. Sau khi từ Việt Nam trở về Mỹ, ôngTrump hoàn toàn giữ im lặng về cuộc điều trần sôi nổi và tai hại của Michael Cohen. Sự nghiệp chính trị của ông Trump lung lay đến tận gốc.

Những ai còn mơ tưởng Tổng thống Trump ưu tư về nhân quyền, tự do và dân chủ ở Việt Nam cần phải phân tách bản chất con người của Trump và nhìn vào thực tế sự kiện chính trị.

Một con người có nhiều vấn đề như thế với cá tính như thế liệu có thể trông cậy được hay không?


Câu của Trump: 'VN phát triển nhanh hiếm có' đúng tới đâu?



Tới Hà Nội để dự cuộc họp thượng đỉnh về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên, Tổng thống Donald Trump khen ngợi Việt Nam để khích lệ Triều Tiên.

Vài giờ đồng hồ sau khi đáp xuống Nội Bài trên, ông viết trên Twitter rằng:

''Việt Nam đang là một trong những nơi phát triển hiếm có trên Trái Đất. Triều Tiên cũng sẽ rất nhanh chóng giống như vậy, nếu chịu phi hạt nhân hóa."

Dù phê phán 'chủ nghĩa xã hội' ở Venezuela, TT Trump có vẻ như thích 'nước xã hội chủ nghĩa là Việt Nam', theo Nahal Toosi trong bài 'In Vietnam, Trump finds a 'socialist' country he likes' trên trang Politico,, về chuyến thăm vừa qua của lãnh đạo Mỹ sang Hà Nội.

Nhưng các mặt khác nhau của câu chuyện Việt Nam có cho thấy ông Trump nói đúng hay không?

Bạn hãy cùng BBC tìm hiểu qua các con số.

Về kinh tế


Theo báo cáo của World Bank, kể từ sau Đổi mới năm 1986, Việt Nam đã có những tăng trưởng vượt bậc về kinh tế, với GDP tăng bình quân tăng 7% một năm.

Trong khi GDP bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 1985 chỉ là 230 đô la Mỹ, thì hiện nay đã tăng lên gấp 100 lần, với con số là 2300 đô la vào năm 2017.

Về chỉ số phát triển con người

 
Dựa trên các con số từ Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, kể từ năm 1990 cho đến năm 2017, tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam tăng từ 70,5 lên đến 76,5.

Chỉ số Phát triển về con người (HDI) của Việt Nam là 0.694, hơn mức trung bình thế giới, 0.645 và đứng thứ 116 trong tổng số 189 đất nước và lãnh thổ.

Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn mức trung bình của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (0.733).

Môi trường


Công nghiệp hóa và phát triển kinh tế cũng đã gây ra những tác hại nghiêm trọng đến môi trường ở Việt Nam.
 
Chỉ số ô nhiễm không khí của thủ đô Hà Nội, dựa trên Chỉ số Chất lượng Không khí (Air Quality Index) hiện nay đang là 161, tính trung bình, tới mức cảnh báo có hại cho sức khỏe.

Con số này cao hơn gấp đôi chỉ số AQI ở TP Hồ Chí Minh, là 65.

Về Chỉ số Năng lực Quản l‎ý Môi trường (Environmental Performance Index), dựa trên nghiên cứu từ ĐH Yale và Columbia, Việt Nam đứng thứ 132 trên 180 nước.

Đây là chỉ số có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả công tác bảo vệ môi trường của các nước.

Nhân quyền


Giống như Trung Quốc, các chỉ số về nhân quyền ở Việt Nam trong các năm qua vẫn bị cho là rất thấp, cho dù có tăng trưởng kinh tế cao.

Lý do là hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền quản lý có định nghĩa khác về các quyền cơ bản, bao gồm tự do ngôn luận, và tự do hội họp.

Môi trường báo chí vẫn bị cho là "hà khắc vào loại nhất châu Á", theo đánh giá mà trang BBC News phần về Country Profile Việt Nam trích thuật.

Việt Nam không có báo chí tư nhân, và cũng không có đảng phái, nghiệp đoàn nào được hoạt động độc lập ngoài sự kiểm soát của đảng cộng sản.

Tuy thế, chính phủ Việt Nam bác bỏ phê phán của Tổ chức Human Rights Watch nói tình hình nhân quyền nước này 'xuống cấp nghiêm trọng' thời gian qua.

Tham nhũng


Theo đánh giá tham nhũng của Minh bạch Quốc tế (Transparency International), Việt Nam xếp thứ 117 trên thế giới vào năm 2018, tụt 10 vị trị trên bảng xếp hạng so với năm 2017.

Đây là điều đáng ngạc nhiên là cảm nhận về tham nhũng trong người dân không giảm dù có chiến dịch chống tham nhũng mạnh kể từ năm 2016 của TBT Nguyễn Phú Trọng.

Vẫn về tham nhũng, Triều Tiên đứng thứ 5 trong các nước 'đội sổ', chỉ trên Somalia, Syria, Nam Sudan và Yemen.

Trong khi đó, Hoa Kỳ xếp thứ 22, tụt xuống sáu vị trí so với năm 2017.

Tự lực năng động và cũng nhờ trợ giúp

 
Bên cạnh hàng chục tỷ USD tiền đầu tư, Việt Nam 'cất cánh' trong 30 năm qua nhờ cả vào tiền hỗ trợ phát triển từ bên ngoài.

Bài trên trang The Diplomat của Gianluca Spezza và Nazanin Zadeh-Cummings so sánh số tiền ODA (Viện trợ Phát triển Chính thức) mà Bắc Triều Tiên nhận được với các quốc gia khác, gồm Việt Nam.
Số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cung cấp cho thấy từ năm 1995 đến 2016, Triều Tiên chỉ nhận được 1,62 tỷ đô la trong các chương trình viện trợ quốc tế.

Con số mà Việt Nam nhận được là 42,2 tỷ.

Ngoài ra, mỗi năm, nguồn kiều hối gửi về Việt Nam đều rất cao, lên tới gần 16 tỷ đô la năm 2018, điều Triều Tiên không có.

Với việc không có tuyên bố hòa bình được nêu ra ở Hà Nội sau khi hội đàm Mỹ - Triều bị cắt ngắn, lời khen Việt Nam của TT Trump để khuyến khích Triều Tiên làm theo xem ra ngày càng cách xa thực tế với Bình Nhưỡng.

Ngược lại, để áp dụng mô hình kinh tế của Việt Nam có hiệu quả như những gì giới quan sát nhận định và để nhận ODA ồ ạt như Việt Nam, Triều Tiên phải bỏ 'bảo vật' là vũ khí nguyên tử, điều cho tới nay ông Kim Jong-un không muốn.


Các quan điểm sau thượng đỉnh Trump-Kim



'Không đạt thỏa thuận' là điều đã được đoán trước" - Ankit Panda, biên tập viên cao cấp, The Diplomat

 
Việc 'không đạt thỏa thuận' là điều người ta đã nhìn thấy trước. Thực sự là nếu xem xét một cách nghiêm túc các tuyên bố của Bắc Hàn kể từ sau hội nghị thượng đỉnh Singapore hồi năm ngoái, ta sẽ thấy chúng toát ra vấn đề cốt lõi, dẫn tới kết quả không đạt được thỏa thuận.

Vào ngày sau khi kết thúc họp thượng đỉnh Singapore, truyền thông nhà nước Bắc Hàn dẫn lời ông Kim Jong-un, theo đó nói Bình Nhưỡng sẽ có "các biện pháp thiện chí thêm nữa" nếu như Hoa Kỳ thực hiện "các biện pháp thành tâm".

Tới hôm đó, Bắc Hàn đã dỡ bỏ địa điểm thử hạt nhân của họ tại Punggye-ri và tuyên bố tạm ngưng các vụ thử hạt nhân và các vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa

Vài tuần sau, Bắc Hàn cũng dỡ bỏ một phần, không thể tái hoàn, đối với một điểm thử động cơ tên lửa.

Khi ông Kim gặp Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in trong lần họp thượng đỉnh thứ ba tại Bình Nhưỡng hồi tháng Chín năm ngoái, họ đã nhắc tới các cơ sở hạt nhân của Bắc Hàn tại Yongbyon như một thứ mà miền Bắc có thể đặt lên bàn đàm phán để đổi lấy "các biện pháp tương ứng" từ phía Hoa Kỳ.

Cuối cùng, vào ngày 1/1 năm nay, ông Kim Jong-un nêu nội dung tương tự trong bài phát biểu Năm Mới của mình: các biện pháp tương ứng sẽ tạo tiến độ trong quan hệ ngoại giao Mỹ-Triều.

Đoạn nói này đã bị diễn giải sai thành ra là bất kỳ nhượng bộ nào từ Mỹ, gồm cả việc có thể có tuyên bố chấm dứt Cuộc chiến Triều Tiên, khi Bắc Hàn thực ra là muốn nói tới việc nới lỏng các lệnh trừng phạt.

Với Bắc Hàn thì điều vô cùng quan trọng ở đây là hậu quả tiếp theo: Hoa Kỳ phải đồng ý nới lỏng các lệnh trừng phạt trước thì Bình Nhưỡng mới có bất kỳ nhân nhượng nào thêm trong việc phi hạt nhân hóa. Trên thực tế Yongbyon vẫn không được đặt lên bàn đàm phán cho tới khi Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt.

Ông Donald Trump tại cuộc họp báo trong ngày thứ hai tại hội nghị thượng đỉnh Hà Nội xác nhận rằng đây chính xác là điều gây ra đổ bể trong các cuộc thảo luận.

Chừng nào mà Washington còn chưa sẵn sàng có bước đi đầu tiên trong việc nới lỏng lệnh trừng phạt thì tiến trình đàm phán nhiều khả năng sẽ vẫn còn bị kẹt. Mà kẹt càng lâu, thì nguy cơ đổ bể càng cao.

Mỹ đã 'nguội nhiệt'? - Jenny Town, chủ biên điều hành, 38 North

 
Điều gây ngạc nhiên là chuyện họ đã không rời đi với một thỏa thuận sơ bộ, khi mà họ rõ ràng là đã phải vạch ra một bản như thế trước khi bước vào vòng đàm phán cuối cùng trong các cuộc thương thảo diễn ra trước hội nghị thượng đỉnh.

Giọng điệu được dùng trong cuộc họp báo khá là lạc quan, cho thấy là chính quyền Mỹ vẫn nhìn thấy hướng đi tiếp theo và có ý sẽ tiếp tục đàm phán.

Vào lúc này, đây là điều rất khích lệ, và cũng đem lại ít nhiều yên tâm cho những ai nghĩ rằng Mỹ sẽ chịu chấp nhận một "thỏa thuận tồi".

Tuy nhiên, trong lúc này, không có nghĩa vụ cụ thể nào được đưa ra cho bất kỳ bên nào, và tôi khó mà tin được là việc Bắc Hàn đưa ra các biện pháp xây dựng niềm tin, điều mà chúng ta thấy họ đã từng làm - như dỡ bỏ địa điểm thử hạt nhân - sẽ tiếp tục diễn ra.

Với tất cả các bên tham gia tiến trình này, việc thiếu chuyển động trong nghị trình làm việc Mỹ-Triều khiến Nam Hàn rơi vào tình thế vô cùng khó xử.

Nam Hàn đã hy vọng cuộc họp thượng đỉnh sẽ đem đến những miễn trừ nhất định đối với lệnh trừng phạt Bắc Hàn, và đó là thứ cần thiết để Seoul có thể nối lại sự hợp tác kinh tế liên Triều.

Thêm nữa, bất chấp việc Tổng thống Trump tỏ ý sẵn sàng tiếp tục đàm phán với Bắc Hàn, thực tế môi trường chính trị trong nước Mỹ vào thời điểm này đang khiến cho câu chuyện Bắc Hàn trở nên nguội dần, bị chìm giữa một biển các mối quan tâm khác.
 
Rủi ro cho Bắc Hàn - Andray Abrahamian, Đại học Stanford
 
Về mặt căn bản, kỳ họp thượng đỉnh này được cho là sẽ bắt đầu với một tiến trình qua đó hai nước sẽ tìm cách đạt được mối quan hệ hai bên cùng có lợi hơn nữa, thay vì là kết cục "kẻ thắng người thua" vốn đã tồn tại trong mối quan hệ Mỹ-Triều kể từ lâu nay.

Bởi vậy, phải nói là các bên đều thua trong lần này.

Tuy nhiên, từ cách nhìn của ông Trump thì đây là kết quả thua mà ông chịu được.

Một "thỏa thuận tồi" theo đó ông phải 'thả' ra rất nhiều thứ sẽ dẫn tới nhiều năm tranh cãi và công kích từ giới tinh hoa về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.

Bởi vậy, ông Trump chuyển nó sang thành dạng 'có thể đạt được' thông qua các thảo luận ở cấp thấp hơn, và bỏ về.

Đây là mối nguy cho Bắc Hàn.

Việc xây dựng được động cơ tích cực để thúc đẩy đàm phán giữa hai quốc gia là điều khó đạt được, và nay thì có nhiều khả năng là ông Donald Trump sẽ bị phân tâm do tình hình chính trị trong nước Mỹ, còn cơ hội cho Bắc Hàn đã khép lại.

Ai biết trước được tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ sẽ là ai, và người đó sẽ hào hứng tới đâu trong chuyện Bắc Hàn?

Không còn 'áp lực tối đa' - Oliver Hotham, chủ biên điều hành, NK News

 

Việc Bắc Hàn đòi dỡ bỏ 'toàn bộ các lệnh trừng phạt' khi bước vào đàm phán, như lời ông Trump nói, cho thấy phía Bình Nhưỡng ngày càng quẫn bách, gấp gáp muốn được nới lỏng lệnh trừng phạt, và rằng họ coi bất kỳ nhượng bộ nào khác cũng là vô nghĩa - chúng ta sẽ chờ xem họ phản ứng ra sao.
 
Thất bại của cuộc họp thượng đỉnh cũng là một cú mất mặt lớn cho chính phủ Nam Hàn, vốn đã có kế hoạch ra thông báo quan trọng về "Tương lai hòa bình và thịnh vượng của Triều Tiên" vào ngày hôm sau, và đã hy vọng sẽ có sự mở rộng hợp tác ở mức đáng kể đối với miền Bắc sau cuộc họp thượng đỉnh.

Trung Quốc và Nga cũng vậy, sẽ rất khó chịu với kết quả này.

Tuy nhiên, tâm trạng ở Bình Nhưỡng có thể là bình tĩnh hơn nhờ các bình luận của ông Trump theo đó nói ông sẽ không tăng các lệnh trừng phạt đối với Bắc Hàn, và rằng ông "yêu thích" việc chứng kiến họ phát triển trong tương lai gần.

Thông điệp đưa ra ở đây là tuy không có chuyện nới lỏng chính thức lệnh trừng phạt trong thời gian tới, nhưng những ngày "áp lực tối đa" đã qua đi.

'Nhân quyền và phi hạt nhân hóa là các vấn đề có liên hệ đan xen' - Olivia Enos, phân tích gia chính trị, Trung tâm Nghiên cứu châu Á, Quỹ Heritage Foundation

 
Tổng thống Trump đã có quyết định đúng đắn khi bỏ đi.

Đòi hỏi của Bắc Hàn trong việc dỡ bỏ toàn bộ các lệnh trừng phạt là điều không thể chấp nhận được, và cũng là điều bất hợp pháp.
 
Theo nội dung trừng phạt của Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc, các lệnh trừng phạt không thể được dỡ bỏ cho tới khi Bắc Hàn thực hiện dỡ bỏ hoàn toàn, có thể xác minh được, và không thể hoàn tác, đối với chương trình hạt nhân của Bắc Hàn, và cho tới khi chế độ Bình Nhưỡng cải thiện hồ sơ vi phạm nhân quyền của mình.

Có từ 80.000 đến 120.000 người Bắc Hàn phải sống trong các nhà tù bị ông Kim Jong-un khai tháco sức lao động miễn phí nhằm phục vụ và thiết kế cho chương trình hạt nhân và vũ khí của Bình Nhưỡng.

Các tường thuật nói rằng một số người thậm chí bị thử nghiệm vũ khí hóa học và vũ khí sinh học lên cơ thể.

Việc không đạt được thỏa thuận ở Hà Nội cho thấy nhu cầu cần phải có một chính sách toàn diện hơn đối với Bắc Hàn, một chính sách trong đó thể hiện rõ nhân quyền và việc giải trừ hạt nhân là các vấn đề có mối liên hệ đan xen.
 

 
 

Merkel, Trump và Abe (Phần 4)







Merkel, Trump và Abe (Phần 3)







Merkel, Trump và Abe (Phần 2)







Merkel, Trump và Abe (Phần 1)







LỢN GẪY TAI BÒ !!!!!







Ấn Bản Nhân Vân Giai Phẩm số cuối, Đinh Dậu 1957- Tác giả Alex Đ Thái Võ







7 MẸO GIÚP CẢI THIỆN TRÍ NHỚ



Rất nhiều người đã trải qua việc như thế này: Có chuyện muốn nói, nhưng khi mở miệng ra thì không biết nói gì; Đi được nửa đường, nhưng lại không nghĩ ra là đi làm gì; Vừa đặt đồ xuống liền quên mất là để ở đâu rồi!!!
 
Suy giảm trí nhớ bắt nguồn từ nhiều phương diện. Một trong số các nguyên nhân đó là không khí trong phòng thiếu oxy, máu lưu thông không tốt, dẫn đến não bộ không được cung cấp đủ máu khiến xuất hiện các cảm giác đau đầu chóng mặt, suy giảm trí nhớ.

Thực ra chỉ cần một số động tác nhỏ trong cuộc sống – nếu bạn thường xuyên tập luyện sẽ rất có ích cho việc cải thiện trí nhớ.

Mẹo 1: Nâng cao chân

Khi phần cẳng chân được nhấc lên, cao hơn vị trí của tim một chút thì máu ở phần cẳng chân và đùi sẽ chảy về phổi và tim, không những có thể giảm áp lực cho tĩnh mạch ở cẳng chân và đùi mà còn khiến cho lượng máu cung cấp cho phần đầu tăng lên, khiến tinh thần của bạn trở nên sảng khoái.
 
Mẹo 2: Lắc đầu qua lại
 
Các động mạch ở cổ là đường ống để cung cấp máu cho não. Lắc đầu khiến cho những bộ phận này vận động, không những có thể tăng lượng máu cung cấp cho não mà còn có thể giảm khả năng chất béo ứ đọng lại trong động mạch cổ. Đồng thời nó cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh cao huyết áp và thoái hóa đốt sống cổ.
 
Mẹo 3: Vươn vai

thể nếu ở trong một tư thế quá lâu, phần điểm cuối của mạch máu ở tay sẽ bị tích tụ rất nhiều máu. Động tác vươn vai là quá trình cơ bắp được thắt chặt và thả lỏng, lượng máu tích tụ cũng được đưa về tim. Tim sẽ nhận được nhiều máu để đưa đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó đại não cũng được chia cho một phần.
 
Mẹo 4: Chải tóc
 
Mang theo bên mình một cây lược hoặc lấy tay để chải tóc thể cải thiện sự chuyển động của máuphần da đầu.

Cách làm cụ thể: Mở nhẹ mười ngón tay, chải tóc từ trước ra sau từ trên xuống dưới, một ngày làm 3-4 lần, mỗi lần từ 3-5 phút thể tác dụng nâng cao trí lực, tinh thần được thả lỏng chăm sóc sức khỏe não, đặc biệt ích cho những người mắc bệnh suy nhược thần kinh.
 
Mẹo 5: Cắn chặt răng

Khi cắn chặt răng, lượng nước bọt bài tiết ra sẽ tăng lên, trong nước bọt chứa Parotin tác dụng trì hoãn sự già yếu. Mấy năm gần đây có nghiên cứu phát hiện ra rằng, trong nước bọt có chứa thành phần ức chế ung thư, có tác dụng phòng ngừa các u ác tính ở đường tiêu hóa.
 
Mẹo 6: Vận động ngón tay
 
Ngón tay là đại não thứ hai của con người, thông qua việc vận động ngón tay có thể kích thích đại não, làm trì hoãn sự chết đi của các tế bào não.

Duỗi các ngón tay ra, cuộn tròn chúng lại, hai động tác thực hiện xen kẽ nhau, hoặc là hai tay thay phiên nhau mát xa các đầu ngón tay. Bạn cũng có thể thường xuyên dùng tay để nắm các quả bóng tập gym, để hai quả bóng gym chuyển động trong tay. Hoặc là bạn có thể trộn gạo và đỗ đen lại với nhau sau đó lại nhặt tách chúng ra. Dùng những động tác này để vận động hai tay sẽ đạt được mục đích là tăng cường và duy trì trí nhớ của đại não.
 
Mẹo 7: Vận động kích thích

Vận động thể kích thích sự hoạt động của lớp vỏ đại não khiến não khỏe hơn. Một tuần chạy bộ, đi nhanh 5 lần, mỗi lần tập trong nửa tiếng, tuy đơn giản nhưng lại giúp tăng cường trí nhớ.
Nước chiếm 50% thể tích đại não, chăm chỉ uống nước không những có thể trì hoãn sự già hóa mà còn có ích cho đại não. Khi uống nước nên nắm vững nguyên tắc chia làm nhiều lần uống, mỗi lần uống một lượng nhỏ, đợi khi khát mới uống thì có nghĩa là cơ thể bạn khá thiếu nước rồi.
 
7 mẹo trên trong cuộc sống bạn có thể áp dụng chúng mọi lúc mọi nơi, bạn đã ghi nhớ rồi chứ? Nếu quanh bạn có những người thường hay quên thì hãy mau chia sẻ 7 mẹo này cho họ.
 
 

Đời Sống Bấp Bênh - Tác giả Hòa Thượng Sri Dhammananda, Phạm Kim Khánh dịch







Hội đàm Trump-Kim kỳ hai- Tác giả Bs Trần Xuân Ninh







Tạp chí VĂN, Leon Tolstoi







Tạp chí VĂN, Đường Bay Cũa Nghệ Thuật







Tạp chí VĂN, Khi Mùa Mưa Tới







Tạp chí VĂN - Tuyển tập những cây bút trẻ







Tạp chí VĂN, số đặc biệt về HỘI HỌA







Tạp chí VĂN, số 210







Andrea Bocelli Greatest Hits 2018 Best Andrea Bocelli Songs of All Time







Hoàng Oanh hát Một Người Đi, nhạc Mai Châu







Andrea Bocelli and Veronica Berti song ca Les Feuilles Mortes







Hoàng Oanh hát Lá Vàng Rơi, nhạc ngoại quốc dịch lời Việt







Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019

Bình luận về kết quả hội nghị Thượng đỉnh Trump-Kim và mối tương quan đến Việt Nam







‘Bob Dylan’ của Việt Nam được Google vinh danh







Thực khách Mỹ làm quen với món ăn từ côn trùng







Hội chứng tự kỷ







csvn nói ‘thu được rất nhiều’ từ thượng đỉnh Trump-Kim







Tầm vông Bảy Núi







Thượng đỉnh Trump-Kim ở Hà Nội vì sao không đạt được gì?







Vì sao thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn lần hai bị gẫy đổ







Sự thực về tổ chức Cao Đài năm 1997







VN tuần qua, 1/3/2019







Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

Trump lão quái







Lực lượng "khẩu trang" và sắc phục bao vây dân oan Lộc Hưng đọc kinh tối, 27/2/2019







"Tổ chức thượng đỉnh Trump-Kim là thắng lợi của Hà Nội" - Tác giả Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa



Thượng đỉnh Trump-Kim lần này được tổ chức tại Hà Nội là một thắng lợi của Việt Nam, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa nói:
 
"Đây là một thắng lợi ngoại giao cho Việt Nam khi thủ đô Hà Nội được Hoa Kỳ và Bắc Hàn chọn là nơi tổ chức thượng đỉnh giữa hai lãnh tụ của họ. Yếu tố tiện dụng có thể là then chốt cho hai quốc gia đang muốn giải quyết nhiều mâu thuẫn trên bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á. Nhưng Hà Nội có thể khai thác thắng lợi ngoại giao đó như thế nào thì chúng ta chưa biết."
 
"Để chuẩn bị tổ chức thượng đỉnh lần hai, hai phái bộ của Washington và Bình Nhưỡng đã có nhiều cuộc gặp gỡ và họ quyết định chọn Việt Nam. Sau cùng phía Hoa Kỳ chiều lòng Bắc Hàn mà chọn Hà Nội thay Đà Nẵng. Hà Nội sốt sắng nhận lời vì được cơ hội nâng cao thế giá của mình, nhưng đây là sự chọn lựa của người khác."
 
"Một cách gián tiếp và nhẹ nhàng, Hà Nội có thể cho Bắc Kinh thấy quan hệ đang cải tiến giữa Việt Nam và Hoa Kỳ do hồ sơ Biển Đông, vốn là việc lãnh đạo Trung Quốc đã theo dõi và thấy từ lâu. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là Hà Nội đã dám lấy rủi ro mà nghiêng hẳn về phía Mỹ."
 
Chúng ta chưa biết ông Trump có nói gì với lãnh đạo Hà Nội hay không, ngoài lời cảm tạ hàm ý xã giao với quốc gia đăng cai tổ chức thượng đỉnh. Trong các cuộc gặp gỡ song phương, ông Trump hay vuốt ve tự ái của lãnh tụ xứ khác khi bốc họ lên mây xanh, có lẽ như một thuật đàm phán, nhưng lại thiếu thuần nhất vì ưu tiên từng lúc trong nội tình chính trị Hoa Kỳ. Tuy nhiên, rõ ràng là chính quyền Mỹ đang tăng cường quan hệ mọi mặt với Việt Nam vì mối nguy Trung Quốc lù lù trên vùng biển Đông Nam Á.
"Kết cục, tôi thiển nghĩ không phải ông Trump mà chính Hà Nội mới cần bật tín hiệu tích cực, nhất là về quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ trong bối cảnh của trận thương chiến giữa Mỹ với Trung Quốc và nếu Hà Nội nêu quyết tâm cải cách sau Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương với 10 nước còn lại ngoài Hoa Kỳ."
 
"Đây mới là cơ hội cho Việt Nam thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào kinh tế của xứ láng giềng nhiều tham vọng mà lại ít tôn trọng luật lệ quốc tế. Nghịch lý ở đây: ưu tiên của ông Trump là hồ sơ Bắc Hàn, ưu tiên của Hà Nội là hồ sơ Bắc Kinh!" Ông nhấn mạnh.