khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2020

Tuấn Nghĩa hát Ngày Nào, nhạc Nghiêu Minh





BẰNG CHỨNG CHO THẤY JOE BIDEN CHỐNG ĐỐI NGƯỜI TỊ NẠN VIỆT NAM TỚI ĐỊNH CƯ TẠI MỸ NĂM 1975

 


Trích từ cuốn 'KHI ĐỒNG MINH THÁO CHẠY' của TS Nguyễn Tiến Hưng, xuất bản năm 2005, trang 355:
- Tổng Thống Ford cảnh cáo các nghị sĩ: "Nếu quý vị tuyên bố 'không-di-tản-người-Việt-Nam,' quý vị sẽ có khó khăn lớn trong việc di tản 6,000 người Mỹ" (vì sẽ gặp sự chống cự của miền Nam);
- Nghị sĩ Jacob Javits tuyên bố: "Tôi không muốn bỏ phiếu cấp thêm tiền cho một chính phủ do Thiệu lãnh đạo, nhưng tôi sẽ trả bất cứ món tiền chuộc nào để mang người chúng ta ra";
- Nghị sĩ Joseph Biden nói toạc móng heo: "Tôi không muốn trả bất cứ món nào để đưa người Việt Nam đi, chỉ trừ khi ta không thể mang được người Mỹ nào ra mà không phải mua 174.000 người Việt Nam. Trong trường hợp đó, tôi sẵn sàng mua 174.000 người Việt Nam". Nguyên văn: "I am not willing to pay any money to get the Vietnamese out unless we can’t get any Americans without buying 174.000 Vietnamese. In that case, I’m willing to buy the 174.000 Vietnamese" (bạn đọc lưu ý là ông dùng chữ 'buy' hai lần).
[trích từ cuốn 'It Sure Looks Different From the Inside' của Ron Nessen, trang 105-106 (Ron Nessen là phụ tá của TT Ford)].
Sau cuộc họp, TT Ford còn dặn các nghị sĩ chớ để cho báo chí biết là tất cả phiên họp chỉ để bàn bạc về chuyện di tản. Quý vị hãy nói: "Chúng tôi chỉ bàn chuyện làm thế nào để ổn định tình hình.
Mới đây, 29/08/2020, Luật Khoa Báo chí cố tình bảo vệ cho Joe Biden nhưng trong bài viết đã thừa nhận Joe Biden bỏ-phiếu-chống 2 đạo luật H.R.6894 và H.R.6755 được đệ trình ngày 13/5/1975, nhưng chống không thành công. Đó là 2 Đạo luật trích lập các khoản hỗ trợ đặc biệt cho những người tị nạn từ Campuchia và Việt Nam. Sau đó khoản viện trợ 405 triệu USD được phê duyệt để chi trả cho việc đưa người tị nạn tới Mỹ.
Khi người di tản còn lênh đênh trên biển thì Joe Biden bỏ-phiếu-chống, có hành động nào tàn nhẫn hơn nữa không?
Thử hỏi, nếu Joe Biden chống 2 đạo luật trên thành công thì làm sao có ngân sách di tản? Đó không phải chống đối người tị nạn Việt Nam tới Mỹ thì là gì?

Những Ca Khúc Hay Nhất Của Dương Thiệu Tước





Dương Thiệu Tước, Tuổi Dần Mà Khoái Mần Thinh- Tác giả Quỳnh Giao

 

Trong dịp Xuân về, có một ca khúc mà Quỳnh Giao rất mong được nhiều người trình bày, nhưng có lẽ may lắm thì chúng ta chỉ được nghe thấy trên sàn nhẩy trong một nhịp luân vũ rộn ràng mừng Xuân.... Đó là bài "Bến Xuân Xanh" của Dương Thiệu Tước.
Ngày xuân êm ấm,
Nắng xuân tưng bừng,
Hoa tô màu thắm,
Bướm bay quyến luyến... hoa dịu dàng
Bầy chim ríu rít
Vui ca trên cành,
Thấy xuân vừa tới
Hót vang chào mừng xuân khắp nơi...
Theo ý của người viết thì đây là một ca khúc đẹp nhất của tân nhạc Việt Nam về sóng nước trong nhịp luân vũ 3/4. Đẹp về nhạc thuật lẫn lời ca đầy lôi cuốn về một giấc mơ thanh bình.
Thuở sinh tiền, nhạc sư Nghiêm Phú Phi thường nhắc đến "Bến Xuân Xanh" như điệu valse về một dòng sông không thua kém gì các nhạc khúc cổ điển của Tây phương. Ông Nghiêm Phú Phi còn nhấn mạnh là "dù tác giả chưa hề được đặt chân tới bờ sông Danube!.."
Cũng nói về Dương Thiệu Tước, nhạc sĩ Phạm Duy có lần so sánh với niềm cảm phục rằng khi Văn Cao và ông còn lần mò với loại âm thanh chuỗi - note arpèges - qua các ca khúc như "Cung Đàn Xưa" hay "Khối tình Trương Chi" thì Dương Thiệu Tước đã viết ra "Trời Xanh Thẳm". Một khúc tình ca diễm tuyệt đã hòa nhập cả nhạc ngũ cung và thất cung, được sáng tác khi Dương Thiệu Tước mới 25 tuổi!
Nhiều bằng hữu trong chỗ thân tình thường hỏi Quỳnh Giao về... bà cụ.
Thân mẫu Quỳnh Giao - danh ca Minh Trang năm xưa - năm nay đã sắp chín chục. Những người quen thì nhắc đến hai nhân vật của cuộc đời bà cụ. Nhân vật thứ nhất là thân phụ Quỳnh Giao.
Học giả Ưng Quả, hiệu Vân Hán, sinh năm 1905 và mất năm 1951. Là cháu nội của Tuy Lý Vương Miên Trinh, Ưng Quả là một nhà giáo uyên bác tài hoa, viết biên khảo bằng tiếng Việt lẫn tiếng Pháp, đã dịch Bình Ngô Đại Cáo sang Pháp ngữ để dự tính thuyết trình tại một hội nghị của các học giả về Đông phương ở Istanbul vào năm 1951. Điều đáng tiếc là ngân sách nước nhà không có, ông không tham dự được nên một học giả và đồng nghiệp người Pháp là ông Besacier đã thay mặt ông trình bày cái nhìn của một người Việt!
Ông là Hiệu trưởng trường Quốc học, Thái tử Thiếu bảo và Giám đốc nha Học chánh... Môn sinh của ông sau này là các bậc Khoa trưởng đại học nổi tiếng ở miền Nam.
Trong gia tộc, nhiều người nói đến sự kiện là cùng từ vua Minh Mạng ra, hậu duệ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm sau này rất thành đạt trên doanh trường, trong khi con cháu dòng Tuy Lý lại thiên về nghệ thuật và sư phạm.
Địa lý chăng, làm sao mình biết được?
Cũng do địa lý sao khi nhân vật thứ hai trong đời mẫu thân mình là nhạc sĩ Dương Thiệu Tước? Vì thân phụ mất sớm, Quỳnh Giao sống nhiều với vị kế phụ và nếu có được hỏi để so sánh thì xin trả lời là "mười phân vẹn mười!", vì cả hai đều rất tài hoa, nhưng mỗi người mỗi vẻ.
Từ chính ông nói ra, Quỳnh Giao biết "Cậu Tước" sinh tuổi Dần. Còn biết đích xác là tuổi Giáp Dần 1914, dù ở ngoài vẫn nói đến năm sinh của ông là 1915. Cũng do tuổi Dần của ông mà cứ đến ngày Tết thì Mẹ bảo con nhóc tuổi Tuất này tự xông đất với Cậu Tước, cả nhà đứng sau.
Lý do là cái tuổi tam hạp Dần Ngọ Tuất gì đó!
Chúng ta đều biết Dương Thiệu Tước xuất thân từ một gia đình thế gia vọng tộc của đất Vân Đình nổi tiếng với hai cụ Dương Khuê và Dương Lâm. Thân phụ Dương Thiệu Tước là cụ Dương Tự Nhu đã từng làm quan đến chức Tổng đốc. Nhưng là cháu nội cụ Dương Khuê, có lẽ Dương Thiệu Tước có mạch nghệ thuật của ông nội đập trong huyết quản nên ghét chuyện quan trường, e sợ tiền bạc và chỉ có một đam mê là nghệ thuật.
Thuộc dòng văn học, ông có trình độ văn hoá rất cao, sử dụng chữ nghĩa với nét cổ phong lão luyện. Hãy nhớ đến lời từ trong các ca khúc của ông thì biết. Cũng do nếp văn hoá ấy, ca khúc của ông đều có sự hoàn chỉnh của một bài ca trù đầy đủ mưỡi đầu, các đoạn chuyển ý và mưỡu hậu!
Có lẽ vì thế, về nhạc thuật, các ca khúc của Dương Thiệu Tước đều có "carrure", phần mở đầu, rồi nhiều chuyển đoạn dẫn tới điệp khúc để lại trả về chuyển đoạn trước khi chấm dứt với phần "coda". Nhiều người tự học hoặc là muốn phá cách lại làm rách nhạc vì không viết như thế. Các ca sĩ có thể bắt đầu, chấm dứt hoặc hát lại bất cứ đoạn nào cũng được! "Buồn Tàn Thu" là một ví dụ.
Với tinh thần rất cổ như vậy, về nhạc ý, Dương Thiệu Tước lại thuộc loại tối tân nhất, Tây nhất. Ông thuộc thế hệ nhạc sĩ tiên phong của nền tân nhạc Việt Nam và là người hiếm hoi kết hợp tài tình cả hai cõi tân-cổ tây-ta trong âm nhạc.
Nếu "Bến Xuân Xanh" có thể làm dương cầm thủ Nghiêm Phú Phi ngây ngất như khi nghe "Les Flots du Danube", thì "Trời Xanh Thẳm", "Dưới Trăng" hay "Thuyền Mơ" lại đượm nét Đông phương.
Nếu ca khúc "Đêm Tàn Bến Ngự" là bài Huế nhất của một nhạc sĩ "Bắc kỳ" chính cống, thì "Tiếng Xưa" lại có âm hưởng "Nam kỳ" nhất - miễn là ca sĩ hiểu ra và diễn tả được cho đúng!
Trong khi ấy, dậm dật nhịp Tango rất Argentina, ông có "Cánh Bằng Lướt Gió" và "Hờn Sóng Gió". Trong bài sau này, chữ "gió" đầu tiên được viết thành hai nốt "móc ba", và phải hát rất giật theo lối "staccato". Ngần ấy chữ đầu câu trong bài đều viết tân kỳ như vậy mà nhiều người lại hát không ra nên người nghe không cảm được tài hoa của ông.
Cũng thế, dù chưa hề tham dự một đêm liên hoan Tây Ban Nha, Dương Thiệu Tước đã viết "Hội Hoa Đăng" rực rỡ âm sắc Spanish. Ông viết ca khúc này khi nằm võng trong một đồn điền cà phê ở... Ban Mê Thuột.
Đêm đó, vào năm 1956, khi vườn nhà chăng đèn tổ chức tiệc thôi nôi của người con trai - nhạc trưởng Nguyễn Khánh Hồng bây giờ - thì người nhạc sĩ lặng thinh nằm ngoài hiên! Trên cái võng đong đưa, ông thổi hồn mình qua chốn khác, và viết nhạc trong đầu.
"Hội Hoa Đăng" xuất hiện như vậy và đưa nhịp điệu "paso doble" của chúng ta tới một cõi khác. "Mơ Tiên" của ông cũng thế, có giai điệu mở đầu gợi nhớ đến bài "Boléro" của Maurice Ravel mà lại hoà quyện với lời ca đầy chất Đông phương! Ông lấy khúc nghê thường trên cung quế phả vào cõi huyền ảo bằng lời từ diễm lệ, mà giai điệu vẫn rất Tây phương!
Dương Thiệu Tước đẩy cái trí tới tám cõi nhân gian trong khi cái chí lại thu gọn vào sự nín lặng.
Chỉ có gia đình hay môn sinh mới biết là ông ân cần và thiết tha chỉ dạy nhiều điều với lời nói nhỏ nhẹ. Và trước chốn đông người thì tỏ vẻ khiêm cung kín đáo. Ông đã từng mở tiệm bán đàn, sửa đàn và dạy đàn tại Hà Nội. Rồi là Trưởng phòng Văn nghệ đài phát thanh trong Nam, dạy Tây ban cầm tại trường Quốc gia Âm nhạc, viết cả trăm ca khúc thuộc loại nghệ thuật nhất, làm nhạc trưởng ban Cổ kim Hoà điệu và hiện hữu với tân nhạc hơn nửa thế kỷ... Vậy mà có ai tìm ra một bài phỏng vấn hay một lời phát biểu gì của Dương Thiệu Tước về chính mình không?
Ông quả là người ít nói. Sau 1975, ông lại càng ít nói hơn!
Năm 1995, trước khi ông tạ thế ít lâu, bộ Văn hóa trong nước tổ chức một đêm nhạc với chủ đề “Nửa Thế Kỷ Tình Ca”. Trong chương trình có nhiều tác giả, và dĩ nhiên không thể thiếu Dương Thiệu Tước. Họ đã xin phép ông cho trình bầy bài “Ngọc Lan” và nhờ người cháu cũng là một nhạc sĩ đến mời ông tham dự, sẽ ngồi trên hàng ghế danh dự.
Trước lời mời đặc biệt ấy, Dương Thiệu Tước trả lời rất... Dương Khuê Nguyễn Khuyến thời Tây: "Muốn hát bài của tôi thì cứ hát, còn xin cho tôi miễn có mặt, vì ai biết tôi thì đã biết rồi. Còn giờ này mà chưa biết thì cũng không cần biết làm chi!"
Nhà văn Nguyễn Đình Toàn khi ấy còn ở trong nước đã kể lại như vậy, với lời kết luận: "Giữa sân khấu cuộc đời, Dương Thiệu Tước hoàn toàn đóng vai của người vắng mặt!"
Nói ra thì cũng bằng thừa!
Có lẽ đó là tâm sự của người nhạc sĩ. Không hiểu sao, Quỳnh Giao nghĩ rằng hiển nhiên Dương Thiệu Tước còn nhớ bài "Cái Dại" của cụ nội tổ Dương Khuê, với lời coda bật lên như tiếng tom chát dứt bản ca trù - trong một cái nháy mắt rất lẳng:
Chữ đa tình là cái vô tình,
Gặp nhau ta sẽ mần thinh!

Thái Thanh hát Mơ Tiên, nhạc Dương Thiệu Tước





Thái Thanh hát Ôi Quê Xưa, nhạc Dương Thiệu Tước





Kim Tước hát Sóng Lòng, nhạc Dương Thiệu Tước





Quỳnh Giao hát Thuyền Mơ, nhạc Dương Thiệu Tước





Quỳnh Giao hát Trời Xanh Thẳm, nhạc Dương Thiệu Tước





Quỳnh Giao hát Hội Hoa Đăng, nhạc Dương Thiệu Tước





Quỳnh Giao hát Áng Mây Chiều, nhạc Dương Thiệu Tước





HỒI KÝ VỀ CÁI CHẾT CỦA ĐẠI TÁ PHẠM VĂN SƠN - Tác giả Trường Xuân Phu Tử


Chúng tôi từ nhiều trại “tập trung cải tạo” thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, gồm đủ mọi thành phần “nặng ký” khác nhau, đều bị chuyển xuống miền trung du, vì Trung Quốc sắp xua quân xâm lăng biên giới… Nói chung, Cộng Sản đã ghép chúng tôi vào loại “ác ôn” vì trong chế độ VNCH chúng tôi đã phục vụ ở các ngành: Tuyên Úy, Tình Báo, An Ninh Quân Ðội, Cảnh Sát, Chiến Tranh Chính Trị, Tâm Lý Chiến…

Giai đoạn này chúng tôi không còn được đi lại dễ dàng như khi sống trong núi rừng hồi còn Ðoàn 776 thuộc Nha Quân Pháp (Bộ Quốc Phòng) VC trông coi… mà bị tống ngay vào buồng giam do công an “áo vàng” cai quản. Trên danh xưng, bọn công an trại giam (thuộc Bộ Nội Vụ) bắt chúng tôi phải thừa nhận mình là “Cải Tạo Viên” chứ không phải là “Tù Nhân”…
Ngay từ khi bước qua cổng để vào sân trại giam K1 Tân Lập, chúng tôi đã thấy một cái gì đó rờn rợn cả người. Mọi thủ tục khám xét thật là khắc nghiệt, nhìn mặt mày hầm hầm của những tên công an vừa nộ nạt, vừa đấm đá mấy tên tù “hình sự” phụ giúp việc khám xét các tù “chính trị” mới đến mà tất cả chúng tôi thầm nhìn nhau… lắc đầu!
Không khí “cải tạo” do công an thuộc Bộ Nội Vụ cai quản làm chúng tôi ngột ngạt thật. Mấy ngày sau chúng tôi mới biết từ miệng các tù hình sự, các cảnh sát bảo vệ mang súng dẫn “đội tù” đi lao động như sau: Trại Tù Tân Lập là trại tù khét tiếng khắc nghiệt nhất tại miền Bắc, còn phân trại K1 là trại “điểm” của tỉnh Vĩnh Phú này.
Tỉnh Vĩnh Phú có 2 trại tù lớn, đó là Tân Lập và Phong Quan, nhưng Tân Lập lớn hơn (7 phân trại) và được Bộ Nội Vụ chọn làm trại tù kiểu mẫu cho toàn quốc.
Như chúng ta ai cũng biết chuyện “kiểu mẫu” của một trại tù dưới chế độ Cộng Sản luôn luôn phải hiểu rằng sự hà khắc, sự dã man do bọn cai tù áp dụng đối với tù nhân phải thật tàn bạo nhất mới được nâng lên làm “trại kiểu mẫu”. Phân Trại K1 Tân Lập đạt đủ các “tiêu chuẩn” gian ác đó, nên hàng năm mở Ðại Hội Tù Nhân luôn được giữ lá cờ đầu.
Chúng tôi bị giam ở trại này từ tháng Mười 1978, vì lúc đó những vùng biên giới phía Bắc là mục tiêu của quân Trung Quốc lăm le xâm chiếm. Và quả thực vào đầu Xuân 1979, Trung Quốc đã xua quân đánh các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam để dạy cho Việt Nam Bài Học Thứ Nhất!
Trong số các tù nhân chính trị từ Hoàng Liên Sơn bị đưa về trại tập trung quỷ tha ma bắt này, có Ðại Tá Phạm Văn Sơn.
Mặc dầu bị nhốt chung cùng một trại, nhưng lúc đầu anh em chúng tôi chưa biết hết nhau lắm, còn đối với Cộng Sản thì hẳn nhiên chúng quá rõ về lý lịch từng người chúng tôi. Họ phân chia chúng tôi thành nhiều đội theo “tội trạng” để nhốt chung vào một phòng. Phòng giam được bao bọc bởi 4 bức tường kiên cố, trần phòng giam được rào chằng chịt bởi những lớp kẽm gai, tất cả che khuất bằng tấm “pla-phông” cứng. Các cửa sổ của phòng giam đều có những song sắt ngang dọc có đường kính chừng 18mm. Phòng giam tập thể nào cũng có một lối đi chung ở giữa, dọc theo tường của phòng là 1 dãy sạp dài 2 tầng dùng làm chỗ ngủ cho tù nhân. Mỗi phòng giam chứa khoảng 200 tù, tính trung bình mỗi tù nhân có chừng 0.4m bề ngang để nằm, do đó các tù nhân thường nằm ngược đầu nhau mới có thể cựa mình được.
Lúc đầu thì Ðại Tá Sơn cũng như các anh em khác ở chung trong đội lao động. Chừng nửa tháng sau, không hiểu tình hình thế nào mà Ðại Tá cùng Cha Thịnh (Ðại Tá Giám đốc Nha Tuyên Úy Công Giáo), Mục Sư Kỳ (Ðại Tá Giám Ðốc Nha Tuyên Úy Tin Lành) và một người khác nữa tôi quên tên bị đưa vào phòng “cách ly”. Ðể giải thích chuyện này, Công An Trực Trại K1 Tân Lập nói rằng: Ðể tránh “lây lan” cho các “cải tạo viên” khác, nên những người này phải được cho ở riêng… Trên thực tế, Mục Sư Kỳ chỉ bị vàng da, Cha Thịnh bị bệnh “đồi mồi” loang đốm ở vùng môi và cằm, Ðại Tá Sơn cũng bi bịnh này nhưng nặng hơn (khắp cả tay chân mặt mày), bọn cai tù cho đây là bệnh “phong cùi”.
Rõ ràng chuyện bệnh tật của 4 người này chỉ là một trong trăm ngàn lý do mà Việt Cộng áp dụng nhằm ngăn cách những người chúng cho là nguy hiểm nhất trong tập thể anh em tù chúng tôi. Sau khi gom 4 người đó vào với nhau rồi, họ thấy việc làm quá trơ trẽn nên mới đưa thêm một Thiếu Úy Ngành Quân Báo còn trẻ, bị mụn nhọt làm thối ngón út của bàn chân trái, vào ở chung để lý giải danh xưng “bệnh cùi” cho hợp lý.
Phòng “cách ly” bây giờ gồm 5 người sinh hoạt chung với nhau, không được phép ra ngoài, đến giờ cơm nước, tù hình sự mang đến, không cho bất cứ tù chính trị nào lai vãng lại gần, mặc dù phòng cách ly này không phải là phòng kỷ luật. Phòng kỷ luật là 1 cái hầm nổi, xây gạch kiên cố, chật hẹp, chứa tối đa 2 người, thiếu ánh sáng, có hệ thống cùm chân bằng các khoanh sắt hình móng ngựa.
Ngày 2 buổi, trong khi anh em tù nhân chính trị khác làm kiếp lao động khổ sai, thì trong phòng “cách ly”, 4 vị “bự” này phải viết kiểm điểm, nhất là Ðại Tá Phạm Văn Sơn, ông phải trả lời hết mọi câu hỏi mà cán bộ chấp pháp trung ương từ Hà Nội về làm việc đặt ra. Gọi là lấy khẩu cung, nhưng thực chất họ có dụng ý muốn tìm hiểu để học hỏi thêm.
Cuộc sống của 5 người cùng “phòng cách ly” vẫn ngày tháng trôi đều: cơm 9kg/tháng, chia làm 2 bữa một ngày. Trưa, tối, bọn hình sự đem cơm tới, mỗi sáng thì ghé xem bên trong có ai bị việc gì không, tiện thể lấy phân để đem ra bón rau cải ở khu lao động, thỉnh thoảng năm ba ngày tên cán bộ trực trại cho họ đi tắm một lần trong giếng gần “đội nhà bếp”.
Mấy tháng trôi qua, một hôm cán bộ Việt Cộng phát hiện trong bài viết về lịch sử, khi so sánh 2 chế độ “tù” thời VNCH và thời XHCN của ĐT Sơn một điều gì đó chúng tôi không rỏ, nhưng họ cho đó là một việc làm “đại phản động hay cực kỳ phản động” nên Ban Giám Thị Trại Tân Lập “đặc biệt chiếu cố” bằng quyết định “mật” cho anh Sơn vào ngay hầm biệt giam tại K1. Tất cả anh em chúng tôi khi vi phạm điều gì đều bị gọi tên ra trước sân, riêng trường hợp Ðại Tá Sơn thì quá đặc biệt, ngay cả Cha Thịnh và Mục Sư Kỳ cũng không biết nốt. Cả hai vị này khi gặp tôi chỉ nói rằng:
- Họ chuyển ảnh đi đâu mất rồi, vì có đem theo hết tất cả đồ dùng cá nhân…
Nhàn là một tên “đâm thuê, chém mướn, lừa đảo, cờ bạc”. Tên này vẫn làm Trưởng Ban Thi Ðua để kềm kẹp chúng tôi. Hắn biết rõ Ðại Tá Sơn ở đâu vì y là người đưa cơm hàng ngày cho Ðại Tá Sơn khi bị cùm trong phòng biệt giam.
Một hôm Nhàn than phiền với tôi:
- Cái tên Sơn này cứng đầu… từ hôm bị biệt giam đến nay không chịu ăn chịu uống gì cả, lại còn phóng uế bừa bãi, linh tinh… thối chịu “đếch” được!
Thấy có cơ hội, tôi nói ngay:
- Thế anh đưa cơm hằng ngày cho hắn ta, hắn ta có chửi mắng gì anh không?
- Anh ta đâu có thèm nói năng gì mà chửi với không chửi… Chỉ cái tội viết bậy mà vào cùm nên khổ thân đấy thôi! Các anh bảo nhau mà liệu hồn!
- Tôi nghe nói khi ở phòng cách ly, anh ta được viết những gì đúng theo cán bộ yêu cầu kia mà?
- Thì đương nhiên phải đúng yêu cầu, nhưng diễn tả mặt tích cực thì được, đằng này cứ phanh phui chuyện tiêu cực thì hỏng ngay…
Tôi giả vờ:
- Như thế nào là tiêu cực? Anh cho tôi biết để còn giữ mình có thể cải tạo tốt không chỉ riêng bản thân mà còn giúp anh em khác nữa chứ…?
Nghe tôi hỏi có lý, tên Nhàn vênh mặt có vẻ như một cán bộ công an khi lên lớp cho các tù nhân:
- Anh ta khờ lắm! Viết gì không viết lại viết bài có nội dung đem so sánh hai chế độ tù giữa Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Xã Hội… còn đem chuyện gian trá trong việc trao trả tù binh của hai bên ra phân tích… Chơi kiểu này thì chết thôi con ạ!
Chừng 4 ngày sau, tôi giả bộ đi ngang qua khu cấm này gọi là coi xem có vấn đề gì cho an ninh trại hay không. Trước khi đi tôi có báo cho tên cán bộ trực trại biết. Tên này dặn thêm: “Anh phải cẩn thận chứ tên Sơn khá nguy hiểm đấy nhé !”. Cũng từ câu nói của tên này, tôi mới xác quyết rằng Ðại Tá Phạm Văn Sơn đang bị kỷ luật.
Làm bộ như đang đi lo việc quan sát phía bên ngoài các phòng kỷ luật, nhìn quanh thấy không có ai, tôi nói nhẹ vọng vào:
- Anh Sơn, em là Q. đây, anh khỏe không? Ðói lắm không? Em vứt vào nửa cái bánh bột nhé!
Giọng thật nhỏ, yếu, vọng ra:
- Q. đó hả?
Tôi không cần gì cả, đừng vứt vào, bọn chúng đến kiểm soát thì chết cả lũ, ráng phải lo giúp các bạn khác nữa… Hôm nay đã 4 ngày tôi nhịn ăn rồi, ít hôm nữa thì anh sẽ rõ những việc tôi làm. Anh mau đi khỏi đây, và từ nãy giờ coi như anh chưa lại chỗ tôi, và cũng đừng nói với ai là tôi đang ở đây, nếu lỡ việc ra thì anh sẽ bị nguy, mà ngay chính tôi cũng không thể thực hiện ý nguyện của mình…
Tôi rón rén bước về phía các phòng giam khác giả vờ đi kiểm soát tổng quát…
Sau giờ xuất trại đi lao động chiều hôm ấy, một tên tù hình sự đến nói với tôi:
- Chú à, cháu đề xuất với chú chuyện này, khó khăn thật đấy, nếu vỡ ra thì cháu chết ngay, nhưng nếu không nói thì không được.
Tôi bảo ngay:
- Mầy lại lèng èng chuyện gì đây, linh tinh nữa phải không? Nhanh lên kẻo đến giờ tao phải phát dầu cho các buồng rồi đây!
Tên hình sự ngập ngừng:
- Vâng ạ, vâng ạ! Chú Sơn bảo chú cho chú ấy xin tờ giấy trắng, còn cháu thì có cây bút chì để chú ấy viết cái gì gì ấy mà…
Tôi như điếc cả 2 lỗ tai, không biết nghe có lầm không, nếu nó gài mình thì ngày mai tôi lại phải vào cùm, nếu nó thật lòng thì mình phải làm sao đây? Tôi giả vờ nạt nộ một hồi, xong nói tiếp:
- Thôi, tao không giải quyết được việc gì đâu, tao bận lắm, mầy ở đây coi văn phòng giúp tao một tí, đừng cho giấy tờ trên bàn gió bay lộn xộn, và không cho bất cứ ai sờ vào món gì cả nghe chưa? Tao phải xuống bệnh xá một tí là về ngay!
Nói xong tôi đi thật vội, không dám nhìn lại cho đến khi phải trở về lấy dùi trống đánh lên 3 tiếng gọi các “trực sinh” (danh xưng dùng cho những tù nhân lo việc vệ sinh, cơm nước cho anh em tù khác ra ngoài lao động) của các phòng đến nhận dầu về thắp trong đêm, chủ yếu để có lửa hút thuốc lào…
Ngoài ra, trong đêm, có ánh sáng leo lét của ngọn đèn tuy làm bằng vỏ chai cưa cổ, nhưng cũng giúp được nhiều việc như rủi có anh em nào đau nặng, cần cấp cứu là phải hô to: “Báo cáo cán bộ, phòng X có người đau nặng, xin được cấp cứu”. Hô to lên như vậy nhiều lần cho tới khi các tên cán bộ vào mở cửa thì anh em mới có thể thấy đường để khiêng người bệnh lên trạm xá. Nếu bệnh quá nặng thì để lại luôn tại trạm xá, nếu bệnh nhẹ hơn thì chỉ nhận 2 viên “xuyên tâm liên” rồi phải khiêng trả lại phòng giam ngay. Nói là “trạm xá” cho oai thôi, chứ thật ra cũng vẫn là một phòng giam bị khóa cửa cẩn thận như mọi phòng giam tù khác. Có nhiều anh em tù chính trị được cấp cứu trong những đêm như vậy, sáng hôm sau đã phải vĩnh viễn ra đi, có khi ngay tại trạm xá, đôi khi ngay tại phòng giam chung. Nói chung, tù chính trị chết nhiều hơn tù hình sự. Gần 2 năm bị giam tại trại Tân Lập, tôi chưa gặp một trường hợp nào tù hình sự bị mạng vong cả.
Hai ngày sau, tên cán bộ trực trại gọi tên Nhàn (Trưởng Ban Thi Ðua) đưa 2 tù hình sự khỏe mạnh khiêng Ðại Tá Sơn từ phòng Kỷ Luật xuống trạm xá, lúc đó đã 8g tối, các tù nhân khác đã vào chỗ ngủ. Màn đêm xuống, từ lâu… Tại trạm xá chả có thuốc men gì để giúp cho Ðại Tá Sơn khỏe lại mặc dầu biết Ðại Tá kiệt sức vì tuyệt thực đã mấy ngày… Thế rồi Ðại Tá bắt đầu đi vào mê sảng… Ðến 2g sáng hôm sau, Ðại Tá Sơn được đưa về lại Phòng Cách Ly cùng với Cha Thịnh, Mực Sư Kỳ, nhưng lúc này ông ta yếu lắm rồi, không nói được lời nào với các người chung phòng. Tình trạng dần dần đi vào mê man… cho đến 8 giờ sáng hôm sau.
Thường thì 7 giờ 30 sáng tên công an làm cán bộ trực trại vào mở cửa phòng cách ly để những người này làm vệ sinh cá nhân, sau đó họ phải vê than đá bột lại thành từng nắm vừa trong hai bàn tay, đem phơi khô để đội nhà bếp lấy về đun bếp. Công việc “vê” than này chỉ dành riêng cho 5 người trong phòng cách ly mà thôi. Hôm đó anh chàng Thiếu Úy Quân Báo, sau khi làm vệ sinh cá nhân xong, thấy Ðại Tá Sơn quá yếu sợ để nằm trong phòng sẽ ngộp thở vì thiếu không khí, nên đã đề nghị mấy người còn lại phụ khiêng Ðại Tá Sơn ra bên ngoài bên đống than đang “nắm” dở… để hưởng chút không khí trong lành.
Lúc đầu Ðại Tá còn gượng ngồi được giống như một người đang làm việc “nắm” than. Nhưng khi lệnh xuất trại đi lao động, thì cũng là lúc Ðại Tá không còn ngồi nổi nữa, ông gục mặt trên đống than dang dở, và bất động… Cũng đúng lúc đó anh tù chính trị làm ở nhà bếp đem xe cải tiến đến… Thay vì chở than về đun bếp như thường lệ, anh ta phải dùng ngay xe nầy để chở Ðại Tá Sơn lên trạm xá cấp cứu… Khi vượt qua sân trại thì đúng vào lúc chỉ còn một đội tù cuối cùng xuất trại, những người đi sau ngoái đầu nhìn ngơ ngác, không biết chuyện gì đã xảy ra… Khi kéo được Ðại Tá Sơn đến trạm xá, những người tù trong này chạy ra để phụ khiêng vào cấp cứu…Nhưng lúc đó Ðại Tá đã tắt thở rồi…
Ðại Tá Phạm Văn Sơn đã vĩnh biệt anh em như vậy đó! Đúng vào ngày 06/12/1978.
Khoảng 11 giờ trưa khi tất cả các tù nhân còn đang ở ngoài bãi lao động, thì xác Ðại Tá Sơn được nhóm tù hình sự và tôi đưa đến “nhà vĩnh biệt”, một cái chòi mái lợp tranh, vách tô bằng đất sét nhồi với rạ do chính anh em tù chúng tôi dựng lên phía Tây đằng sau khu nhà giam của chính mình.
Những bộ quần áo tù rách nát, vá víu chằng chịt được khoác thêm vào người anh Sơn để gọi là tạm ấm khi phải trở về lòng đất lạnh.
Tám giờ tối, các phòng giam của khu tù chính trị được khóa cẩn thận, thì cũng là lúc chiếc hòm bằng cây “vông đồng” sần sùi, tồi tàn đựng xác Ðại Tá được đặt trên xe “cải tiến”, do 4 tên tù hình sự kéo và đẩy đi. Họ chôn anh Sơn cạnh bên kia bờ suối nhỏ, phía bên này là một rừng sắn đang tươi tốt cao ngang lưng, thành quả lao động bằng máu và mồ hôi trong những ngày khổ sai của số người còn sống sót…
Tin về cái chết của Ðại Tá kiêm Sử gia Phạm Văn Sơn được giữ kín. Ðiều này chứng tỏ đã không có sự bình thường như mọi lần trước khi có một trong những anh em chúng tôi ra đi.
Ðại Tá Sơn nằm xuống yên lặng như thế, nhưng mọi việc còn lại gây nhiều chấn động không phải chỉ trong anh em tù với nhau mà ngược lại có sự bàn tán, tranh luận… thể hiện ngay trong nội bộ của bọn chỉ huy trại Tân Lập (K1) do nội dung lá thư viết bằng bút chì trên 1 trang giấy “tự túc” mà tên hình sự đã tự ý lấy tại phòng thi đua. Trong thư Ðại Tá Sơn nói rằng: “Xin các ông hãy xem xét lại cách đối xử với chúng tôi, những hình thức dã man như vừa qua hoàn toàn không có lợi mà ngược lại rồi đây trong lịch sử phải ghi thêm vào đấy vết ô nhục mãi ngàn đời sau cho dân tộc VN… vì đã có một thời mà người cộng sản từng đối xử dã man ngay với đồng bào, đồng loại của mình!” (Thực ra câu này, tôi chỉ viết dựa theo ý chính của tên Nhàn, còn nguyên văn thì không cách nào cá nhân tôi có thể xem được).
Sau biến cố này, bộ mặt sinh hoạt tù khác hẳn, kỷ luật nghiêm ngặt hơn. Về phía ban thi đua được tăng cường thêm 2 người tù chính trị làm trật tự, các đội trưởng phải chịu trách nhiệm hết mọi hành vi của đội viên mình trong mọi nhất cử nhất động.
Bên ngoài tuy phải áp dụng hình thức lao động khổ sai như cũ, nhưng bên trong bọn Việt Cộng đã ngầm bảo nhau cần nhẹ tay hơn. Trước đó, việc nấu nướng riêng tư không cho phép, nay thì có lệnh mỗi tù nhân vào sáng Chủ Nhật có thể xuống bếp trại để hâm lại những thức ăn riêng.
Hôm nay ngồi suy ngẫm lại chuyện cũ thì cái chết của Ðại Tá Sơn nào có khác gì những anh hùng Nguyễn Tri Phương (thà nhịn đói chịu đau mà chết chứ không bao giờ khuất phục giặc Pháp), Hoàng Diệu (lên thành treo cổ tự vẫn chứ không đầu hàng)… Ðại Tá Phạm Văn Sơn tuyệt thực trong nhà kỷ luật, chấp nhận cái chết, vì muốn đòi quyền lợi cho các anh em tù nhân chính trị khác được hưởng đúng theo quy chế của một tù binh theo luật quốc tế, tuy kết quả không như ông mong muốn, nhưng dầu sao cũng làm cho những anh em còn sống được dễ thở hơn…
Ðại Tá Sơn chịu chết để cho anh em chúng tôi sống…

Tokyo 1913 - 1915





Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2020

Đài Loan thay passport mới không còn sự liên hệ với Tàu Cộng





"Tôi sẽ chiến đấu đến cùng": Thông điệp của nhà văn Úc gốc Hoa Yang Hengjun phía sau song sắt nhà tù

 



Nhà văn Úc gốc Hoa Yang Hengjun (Dương Hằng Quân) đã gửi một thông điệp phản kháng đến gia đình, bạn bè và những người ủng hộ, rằng ông sẽ tiếp tục đấu tranh để chống lại cáo buộc gián điệp mà chính quyền Trung Quốc đã gán cho ông.

Trong một thông điệp được gửi đi trong tuần này, ông Yang nói: “Tôi muốn ra tòa, tôi sẽ không bao giờ thú nhận điều mà tôi không làm. Tôi không nhận tội.

“Bị giam giữ trong 19 tháng là không công bằng. Tôi vô tội. Họ có thể ngược đãi tôi. Đây là một cuộc đàn áp chính trị.”

Từ Thượng Hải, vợ của Tiến sĩ Yang là Yuan Ruijuan nói với SBS News rằng chồng bà chưa bao giờ thú tội.

“Yang muốn nói rõ rằng điều đó không đúng, ông đã không thú nhận và ông luôn khẳng định mình vô tội,” bà nói.

"Điều khó khăn nhất là khi tôi nghe rằng ông cảm thấy rất cô độc, hoàn toàn bị cô lập với mọi người trong 19 tháng nay."

Tiến sĩ Yang là một cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc, sau đó trở thành một nhà hoạt động dân chủ, có thể đối mặt với án tử hình nếu được xác định là hoạt động gián điệp.

Người đàn ông 55 tuổi này bị bắt giữ tại sân bay Quảng Châu vào tháng 1/2019.

Bà Yuan xác nhận luật sư Mo Shaoping đã được phép gặp nhà văn Úc gốc Hoa hôm thứ Năm.

“Đã lâu rồi tôi không nghe tin gì từ ông ấy. Việc luật sư xác nhận cuộc gặp đã khiến tôi được an ủi phần nào, nhưng tình hình không ổn chút nào, có nhiều điều tôi không được biết, có nhiều điều luật sư không được phép nói với tôi.”

Giáo sư Feng Chongyi, một người bạn thân của Tiến sĩ Yang, cho rằng các luật sư được phép tiếp cận với ông bởi vì giới chức Trung Quốc sắp sửa mở phiên tòa xét xử.

“Hệ thống luật pháp của Trung Quốc dựa rất nhiều vào lời thú tội khi xử án.”

Giáo sư Feng cho biết Tiến sĩ Yang đã phải trải qua hơn 300 giờ thẩm vấn kể từ khi ông bị giam giữ cách đây 19 tháng, mỗi lần có khi kéo dài đến 5 tiếng.

"Đó là một hệ thống pháp luật nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ở Trung Quốc không có bất kỳ phiên toà độc lập nào cả."

Giáo sư Feng, người trước đây cũng bị Trung Quốc giam giữ, nói rằng ông không cho rằng Tiến sĩ Yang sẽ được xét xử công bằng.

Trong một thông cáo, Bộ Ngoại giao Úc cho biết họ sẽ “tiếp tục hỗ trợ cho bác sĩ Yang và gia đình của ông trong thời điểm khó khăn này”.

Ngoại trưởng Úc Marise Payne trước đó đã kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho ông Yang và nói rằng “không có cơ sở” nào cho thấy ông là gián điệp.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo Úc không nên can thiệp vào vụ việc của ông Yang.

Hà Nội năm 1954





China's Bad Loans Climb With Economic Recovery

 

China's commercial banks have come under increasing pressure from government plans to support economic recovery with eased credit policies and mounting bad loans.

On Aug. 20, banking regulators reported an "uncommon" 9.4- percent drop in net profits for China's commercial banks in the first half of the year to 1 trillion yuan (U.S. $144.5 billion, the official Xinhua news agency said.

The average return on bank assets fell 0.15 percentage points at the end of the first quarter to 0.83 percent at midyear, according to the China Banking and Insurance Regulatory Commission (CBIRC).

New loans jumped 25 percent in the first half from the year-earlier period to 12.09 trillion yuan (U.S. $1.74 trillion).

The official ratio of non-performing loans (NPLs) climbed to a decade high of 2.04 percent at the end of the first quarter, the CBIRC reported in mid-June.

At the time, the agency urged banks to make "a bona fide classification of their assets, truthfully exposing their NPLs."

"Any actions aimed at glossing over bad loans and manipulating their balance sheets will be resolutely dealt with," the CBIRC warned. So far, there have been few signs that an industry-wide reform is in the works.

The wording of the statement in June suggested a firm but cautious approach.

Regulators said they would "guide" banks to set aside adequate loan loss provisions in case of defaults.

As of the end of the second quarter, commercial banks had raised loan loss reserves to 5 trillion yuan (U.S. $722.6 billion), or 182.4 percent of presumed loans at risk.

But the cushion appears somewhat smaller, based on statements by CBIRC Chairman Guo Shuqing in a Xinhua interview reported by the South China Morning Post on Aug.
13.

Guo said banks will face 3.4 trillion yuan (U.S. $491.3 billion) of NPLs this year, a 41-percent jump over the problem loan figure of 2.41 trillion yuan (U.S. 348.2 billion) reported for 2019.

That would put set asides slightly below the 150-percent "red-line" level unless provisions are increased.

More pressure expected

In the past week, Reuters reported that all of China's top banks expect further pressure on profits as "forebearance policies" on bad debt expire.

"The external challenges in the second half are unprecedented," said Wang Jiang, president of Bank of China Ltd.

The rise in problem debt was "inevitable" because of the COVID-19 crisis, said Guo, predicting that the effects would spill over into 2021.

"As many loans are rolled over, some problems will only emerge next year," he said.

The quote appeared to imply that banks would prefer to roll over at-risk loans rather than classify them as non- performing and drive businesses into bankruptcy.

Critics have long decried the practice in normal times, particularly in the case of under-performing state-owned enterprises (SOEs) that have been supported by loan extensions year after year.

China's relatively low NPL ratios have long been a point of contention with financial analysts and institutions, including the International Monetary Fund.

In a 2016 report, Fitch Ratings Inc. estimated that actual NPL ratios could be as high as 15 to 21 percent at a time when China's regulators put the ratio at 1.8 percent.

"The solvency of the banking system is a state secret," said Derek Scissors, an Asia economist and resident scholar at the American Enterprise Institute in Washington.

"Nothing said publicly is anywhere close to accurate," Scissors said.

On Wednesday, a Fitch statement voiced a mixed view of the outlook for China's banks as a result of rising provisions and their impact on profits.

"Continued NPL recognition and resolution should help prevent a further build-up of credit risks in the system, and we view these factors as having a more lasting impact on our assessment of China's operating environment than near-term profitability pressures," the rating agency said.

While the official NPL ratios may be only a token of bad loan problems, the reported 4.5-percent rate for the manufacturing sector at the end of the first quarter was more than double the rate for all bank lending, suggesting deeper troubles for industrial production.

But with government pressures to recover from the pandemic, banking regulators had openly called for extending more credit to smaller enterprises with outstanding loans that could already be classified as NPLs.

Limited access to credit

The loosening followed months of complaints from smaller businesses about limited access to credit.

The CBIRC "will appropriately increase the tolerance for potentially non-performing loans granted to micro and small enterprises," said Vice Chairman Zhou Liang at a press conference in February, as reported by the official English- language China Daily.

"It will also encourage banks to establish long-term institutions that will lend to small businesses, increase their willingness to lend, and enhance their lending capabilities," Zhou said.

On Aug. 25, a CBIRC official told reporters that the risk of loans to small and micro-sized businesses was "generally controllable."

Bad loans to small enterprises had risen 9.5 percent so far this year, said senior economist Li Junfeng, while the NPL ratio for the segment reached 2.99 percent, 0.88 percentage points higher than the ratio for all loans.

The statements are a reminder of how heavily the government has relied on bank lending to revive the economy, forming a second leg of support along with tax cuts and other fiscal policies.

State media have portrayed the deteriorating condition of China's banks as a result of their altruism rather than a consequence of government policy and control.

"China's banking industry seeks to shield real economy from epidemic shock," read the headline from Xinhua's report on Aug. 20.

The loss of profits "was not due to worsening operational capability of commercial banks, but the result of intensified endeavor to share profits with the real economy," said a researcher at the National Institution for Finance and Development, as quoted by Xinhua.

While the condition of China's banks may depend on the actual extent of bad loans, the government has signaled that it believes that the worst of the economic crisis is over and that pressures on banks may be gradually reduced.

"China has suspended its large-scale monetary easing, as the economy is recovering, and shifted to innovative monetary measures to channel funds into weak sectors in more targeted ways," China Daily reported on Aug. 19, citing analysts' views.

In July, new yuan-denominated loans fell 6 percent from a year earlier to 992.7 billion yuan (U.S. $143.4 billion), while the broader category of year-to-date total social financing rose 12.9 percent.

"The PBOC (People's Bank of China) noted the focus in the second half is to ensure monetary policy becomes more precise, and China may pull this off, although history suggests that monetary policy is a blunt tool rather than a scalpel," said Shaun Roche, Asia-Pacific chief economist for S&P Global Ratings, as quoted by China Daily.

But Guo's remarks may be taken as a sign that bad debt disposal will take place only carefully and gradually with demands for more targeted credit measures extending NPL "recognition and resolution" well into next year.

Which cooking oil is the healthiest?

 

Oils are all packed with fat and calories, but their chemistry – and effect on our health – can be very different.

ooking oils are a kitchen staple. But there’s a lot of conflicting information regarding how healthy each of them are. With so many on the shelves – from coconut to olive, vegetable to canola, avocado to rapeseed oil – how do we know which ones to use, and if we should be avoiding any altogether?

Oils used for cooking tend to get their name from the nut, seeds, fruits, plants or cereals they’re extracted from, either by methods of crushing, pressing, or processing. They’re characterised by their high fat content, including saturated fat, monounsaturated and polyunsaturated fatty acids.

In recent years, coconut oil, which is around 90% saturated fat, has become the latest trendy “superfood”. It’s been hailed as a superfood (including that it's less likely to be stored in the body as fat and more likely to be expended as energy) – but one Harvard University epidemiologist calls it “pure poison”.

Consuming too much saturated fat – more than 20g for women and 30g for men per day, according to UK guidelines – makes the body produce cholesterol in our bodies that increases the risk of heart disease.

All fat molecules are made of chains of fatty acids, which are either held together with single bonds (saturated) or double bonds (unsaturated). There are three types of fatty acids: short, medium and long chain. Short and medium chain fatty acids are absorbed directly into the bloodstream and used for energy, but long chain fatty acids are transported to the liver, which raises blood cholesterol levels.

“Coconut oil enjoyed popularity three or four years ago, when there were claims it had a special effect,” says Alice Lichtenstein, Gershoff professor of nutrition science and policy at Tufts University in Massachusetts, US.


“But when you look at studies that compared it with other oils, the results showed it’s high in saturated fat, and no clinical trial supported any initial claims.”

Most randomised controlled trials show that coconut oil increases levels of harmful cholesterol low, density lipoprotein (LDL), which is linked with heart disease and stroke, but it also raises beneficial cholesterol, high density lipoprotein (HDL), which carries LDL away from the bloodstream.

One explanation as to why a food so high in saturated fat could increase HDL cholesterol is because it contains a relatively high amount of lauric acid, which has been found to raise levels of HDL in the blood far more than it does LDL .

Experts advise opting for an oil lower in saturated fat, and higher in other types of fats that are healthier in moderation

But Taylor Wallace, an adjunct professor in the Department of Nutrition and Food Studies at George Mason University in Virginia, argues lauric acid is not as healthy as some claims suggest.  It is categorised as a C12 fatty acid, meaning it has 12 carbon atoms, and that puts it at the limit of the definition of a medium chain fatty acid.

“C12s are like long chain fatty acids that got categorised into medium chain,” says Wallace. “About 70% of C12s act as long chain fatty acids, which are transported to the liver.” Longer chain fatty acids are more likely to be stored in the liver as fat and could, over time,  cause health issues such as nonalcoholic fatty liver disease.

Instead, experts advise opting for an oil lower in saturated fat, and higher in other types of fats that are healthier in moderation. Polyunsaturated fat, including omega 3 and omega 6, and monounsaturated fat have been found to lower cholesterol levels and provide essential fatty acids and vitamins. They’re found in many different types of vegetable oils, although the exact amount depends both on the plant and the technology process used during their production.

“Most studies indicate that foods higher in monounsaturated and polyunsaturated fats are associated with lower risk of cardiovascular disease,” says Lichtenstein. “It’s recommended we replace sources of unsaturated fat with polyunsaturated fat, primarily plant-based oils, and nuts and seeds,” she says.

One observational study associated replacing saturated fat with olive oil, for example, with a  lower risk of heart disease. Substituting butter, margarine, mayonnaise or dairy fat olive oil reduced the risk by 5 to 7%.

Marta Guasch-Ferre, author of the study and a research scientist Harvard University’s TH Chan School of Public Health’s nutrition department in Boston, analysed the health and diets of more than 100,000 people over 24 years, and found that those with higher intake of all types of olive oil had a 15% lower risk of heart disease.

Olive oil, which is made by crushing olives and separating the oil from their pulp, is renowned for being the healthiest of plant oils

Olive oil’s health benefits can partly be attributed to its monounsaturated fatty acids, which contain vitamins and minerals, and polyphenols, micronutrients derived from plants.


“But it’s not just that you’re adding olive oil into the diet, but that olive oil is substituting other unhealthier fats,” says Guasch-Ferre.

Olive oil, which is made by crushing olives and separating the oil from their pulp, is renowned for being the healthiest of plant oils. One review of research found olive oil has beneficial effects on gut microbiota and heart disease, and that extra virgin olive oil can be beneficial in preventing cancer and type 2 diabetes.

“The monounsaturated fatty acids and compounds found in olive oil help prevent noncommunicable diseases, not through any special mechanisms, but because our body needs them,” says Francisco Barba, professor at the University of Valencia’s preventive medicine and public health department in Spain.

Olive oil is synonymous with the Mediterranean diet, which is high in fruit, vegetables and legumes, and low in saturated fat, and is associated with a reduced risk of heart disease, despite the high fat content.

“What makes the Mediterranean diet different from other types of healthy diets is olive oil,” Guasch-Ferre says. “Most other components – nuts, fruit and vegetables – are parts of numerous diets, including plant-based.”

Some research has found that extra virgin olive oil is associated with the most health benefits

However, some research suggests these health benefits could be partly driven by other components in the diet, rather than olive oil. One review of evidence found that the only benefit of olive oil independent of the Mediterranean diet was its ability to raise levels of beneficial cholesterol HDL.

Researchers reviewed 30 studies where participants’ diets were altered to test the effects of olive oil, and found that the Mediterranean diet led to lower glucose levels and higher LDL compared to the Western diet. Intervening that diet with olive oil, where it had a high polyphenol content, further increased HDL.

However, consuming olive oil by following the Mediterranean diet was associated with improved glucose levels, which is associated with a greater risk of developing type 2 diabetes if it is too high. It also reduced the level of triglycerides, a type of fat in the blood, and LDL cholesterol levels.

These studies tested numerous types of olive oil, but some research has found that extra virgin olive oil is associated with the most health benefits, including a possible lower risk of heart disease.

Extra virgin olive oil is rich in antioxidants and vitamin E, and researchers have found that it’s better at protecting against LDL cholesterol than other types of olive oil. Other types of olive oil are processed after the oil is extracted, which causes them to lose some nutritional qualities.

Extra virgin olive oil, however, has a lower smoke point, which means it starts to smoke at a lower temperature, and in recent years there have been concerns that this could release harmful compounds, and that some of its benefits are lost through the heating process.

“Extra virgin olive oil is especially beneficial when it’s not cooked, but even under cooking it has a very high percentage of monosaturated fatty acids,” says Barba.

The message isn’t to add lots of oil because we think it’s good for us, because that’s just adding lots of calories – Alice Lichtenstein

Recent studies have shown that extra virgin olive oil is safe to use for cooking. Researchers carried out a number of experiments monitoring extra virgin olive oil as it cooked at 120C (248F) and (338F) on a pan for different lengths of time. They found that temperature, but not time, had some effect on the polyphenol content in the oil.

In 2011, the European Food Safety Authority concluded that makers of olive oil can say it reduces oxidative stress – an imbalance of free radicals and antioxidants in the body – and protects cells and LDL cholesterol from oxidative damage, which can age cells. The researchers carrying out the experiments found that extra virgin olive oil used for cooking still falls within the guidelines for the health claim.

Lichtenstein argues that olive oil doesn’t have any unique properties aside from what you’d normally expect from an oil high in monounsaturated and polyunsaturated fats. But what is clear is that the evidence supports using this and other vegetable oils instead of saturated fats, but to limit our intake of oil in general.

 “The message isn’t to add lots of oil because we think it’s good for us, because that’s just adding lots of calories,” she says.

 “Once we shift the balance of saturated fat to unsaturated fatty acids, we should then be able to choose the oil we prefer.”

Khủng hoảng giáo dục tại Hoa Kỳ





Tiếp cận ‘‘Một Sức khoẻ Duy nhất’’: Công cụ tối ưu ngăn ngừa dịch bệnh





Chiến lược đối ngoại của Đức : Từ chậm thức tỉnh, đến thận trọng và tăng tốc





Tàu Cộng không chiêu dụ được châu Âu do cách hành xử độc đoán





Kung Flu Virus làm Tàu Cộng mất ngôi "thiên tử"





Thứ Năm, 3 tháng 9, 2020

Chỉ cần một trận mưa to, sạt lở và ngập lụt tại Đà Lạt





Mùa Kung Flu, dân xứ Quảng nhớ quê





Mái ấm cho người vô gia cư tại tp hcm trong mùa Kung Flu virus





Cách thức hoạt động của vaccine Kung Flu virus





Quán Nhậu "đi đầy đường" ở VN





Tárrega





Philippines - One Belt One Road





Myanmar - One Belt One Road





Cambodia - One Belt One Road





Vanuatu's Way of Life Threatened Amid Rising Chinese Investment