khktmd 2015
Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2018
The Good, the Bad and the Ugly - The Danish National Symphony Orchestra
width="800" height="450"
width="800" height="450"
Má Tui
Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018
Tộc Kinh và Cộng đồng người Việt nam Hải ngoại - Tác giả Nguyễn thị Cỏ May
“Tộc Kinh và Cộng đồng người Việt nam Hải ngoại” bỖng trở thành thời sự của người Việt nam ở Paris từ mấy hôm nay . Hôm 21 tháng 05/2018, một nhóm người Tàu vừa đỏ, vừa xanh cùng với ít người Việt Nam ở Paris kéo tới thành phố Bussy Saint Georges, cách Paris chừng 45 km về hướng Đông, họp với chánh quyền Thị xã về một dự án mua đất của thành phố, thành lập một “Quốc gia Tộc Kinh” . Những người này giải thích Tộc Kinh có 3 triệu người hiện sanh sống khắp thế giới, không có Tổ quốc . Nay họ xây dựng “nước Kinh” để qui tụ người Kinh, tức người Việt nam Hải ngoại, lập thành Quốc gia.
Đất đai đã được Thị xã Bussy Saint Georges đồng ý bán . Khả năng mua và thực hiện dự án đã sẵn.
Buổi họp kết thúc bằng lễ trao 7 lá cờ như những văn kiện cam kết có giá trị tinh thần hay tâm linh giữa hai bên .
Buổi họp có quay phim nhưng không được phổ biến rộng rãi vì vậy người Việt nam ở Paris, không thuộc phe tham dự hôm ấy, chỉ may mắn có được một copie . Lúc đầu, copie này đưa lên mạng nhưng lại coi không được nên hôm chủ nhựt rồi, 28/10/18, Văn Phòng Liên lạc và Hội Pháp-Á mới tổ chức chiếu đoạn phim ấy cho Bà Con xa gần tới coi cho biết sự thật nội dung buổi họp hôm đó .
Người tham dự buổi họp
Buổi họp bắt đầu 14 giờ . Tất cả có mặt trong phòng họp của Thị xã Bussy Saint Georges hơn 40 người . Phía chủ nhà là chánh quyền Thị xã có ông Thị trưởng, Yann Dubosc và 3 Phó Thị trương (Đệ II Phó là bà Thị Hồng Châu Van, gốc Việt nam) . Phe «đối tác» có người Tàu đông hơn hết và vài người Việt nam làm hoạt náo . Còn lại là người được mời như khách tham dự . Nhưng chỉ chừng hơn mươi người .
Về phía người Tàu, có 2 thứ : Tàu đỏ và Tàu xanh . Tàu đỏ đến từ Hoa lục, Tàu xanh gốc các nước Đông Nam Á tới Pháp định cư từ sau năm 75 theo làn sóng người cụu đông dương tỵ nạn cộng sản.
-Tàu đỏ có 4 người : Đại diện tỉnh Quảng đông, ông Chan Hoa Ta là người ký hợp đồng mua đất với Epamarne (Cơ quan Quản trị lảnh thổ địa phương), Đại diện Mãn châu, Võ sư đại diện chùa Thiếu lâm ở Paris, bà Ming trách nhiệm tài chánh của dự án và An Hòa Công chúa đại diện Tộc Kinh ở Quảng tây và Trung Hoa Dân quốc ..
-Tàu xanh có 2 người : Bang trưởng Quảng đông ở Paris và bà Huỳnh thị Mỹ Vân, tàu Chợ lớn, nay lấy tên Chan Way Way để xóa bỏ căn cước cũ của VNCH .
Việt nam có 7 người, có một số là người hợp tác với Tàu trong thành phần “đối tác”, còn lại là khách mời . Phía người Việt nam hợp tác dự án, có 2 người cần để ý : ông Chấn, thường gọi «Thao Chấn » («Ông Chấn» vì ông gốc người Việt ở Lèo) làm hoạt náo viên buổi họp và điều khiển chương trình, được ông Thị trưởng giới thiệu «không có ông thì không có dự án này» và ông Trần Nghĩa Hiệp, du học trước 75 ngành Tin học (Informatique), làm nhà hàng ăn, sanh sống ở Paris, từng tự giới thiệu trước đây nhiều lần lẻn về Việt nam làm «kháng chiến» đánh vc, đi qua Tàu nhiều lần từ mươi năm nay để vận động cho dự án này . Ông Nguyễn Thế Tâm, du học ở Pháp từ thời chiến tranh, tới giờ chót được mời đứng vào hàng ngũ dự án .
Chương trình họp về dự án Tộc Kinh
Phác họa dự án
Ông Chấn được ông Thị trưởng giới thiệu để trình bày nội dung và tầm quan trọng của dự án . Mở đầu, ông luu ý mọi người hôm nay là ngày 21/5 là ngày linh thiêng trong 50 năm qua, nó sẽ cho chúng ta ánh sáng và sự khôn ngoan để thành tụu dự án này . Ông phát họa, trong giai đoạn đầu, sẽ dùng 350 000 m2 xây dựng một số cơ sở như «Công viên Hòa bình Thế giới cho các dân tộc và các quốc gia» (ông cho biết hồ sơ đã nộp cho UNESCO và đã được chấp thuận (?)), trường học quốc tế từ Mẫu giáo tới Đại học dạy bằng tiếng tàu, Trung tâm nghiên cúu khoa học, Trung tâm võ thuật, Trung tâm thương mải, kỷ nghệ cao để phát triển kinh tế cho Bussy Saint Georges hợp tác với Tàu . Về đất đai, chúng ta còn nhiều nữa, 850 000 m2, … và còn nữa .
Chương trình thực hiện xong sẽ tạo cho thành phố 100 000 công ăn việc làm cố định, không tính một số việc làm khác do những quan hệ với nơi đây như du khách thăm viếng, đi về của ban giảng huấn, của sinh viên trao đổi giữa Bussy Saint Georges và Tàu, nghiên cúu sinh, …
Lễ tặng cờ kỷ niệm
Qua phần II của chương trình là lễ tặng 7 lá cờ cho 7 vị Hội viên của Hội đồng thành phố . Ông Chấn nói về ý nghĩa và tầm quan trọng của là cờ để cho người trao cờ và người nhận cờ đều nhận thấy mình có vai trò tối hệ trọng trong việc thực hiện dự án như «hiện thân của dân tộc Kinh», «ấn tín, những quyền lực tối cao trung quốc tại Pháp và trên thế giới được nhìn nhận qua lá cờ, … », «lá cờ đến từ Tam đảo của Tàu hàm ý dưới thẩm quyền tối cao của Tàu», …
Đặc biệt lá cờ của ông Ôn văn Thanh (nhiều người quả quyết ông bà là đảng viên Việt Tân nhưng ông bà phủ nhận) trao tặng với tư cách người Đại diện Tộc Kinh tại địa phương lại mang ý nghĩa là «mệnh lệnh để qui tụ người Kinh về đây tuân lệnh phát triển dân tộc» .Nghe thật là rùng rợn !
Ông Chấn nói Tàu có nhiều đảo trên đó có 3 triệu người Kinh ở rải rác . Nay họ cần sống tập trung lại nên chọn Bussy Saint Georges lập Quốc gia Kinh tộc . Ông nhắc lại lịch sử lập quốc chớp nhoáng của vài nước để mọi người thấy tính khả thi của dự án Tộc Kinh : Do thái lập quốc chỉ mất 2 đêm, Singapour còn ngắn hơn ! Phát biểu của Tàu Hoa lục
Trước khi mời người Tảu Hoa lục trong dự án Tộc Kinh phát biểu, ông Chắn phấn khởi loan tin, ngày 20/5, ông nhận được tin người Kinh ở 27 quốc gia sẳn sàng xin tới gia nhập .
An Hòa Công chúa phát biểu : «Hôm nay tôi, Công chúa An Hòa, từ Quảng tây và Tam Đảo đại diện Tộc Kinh tới đây hợp tác với Thành phố Bussy Saint Georges để phát triển kinh tế và văn hóa một cách quang minh chính đại, rực rở, …Tôi đại diện tỉnh Quảng đông hợp tác với Bussy Saint Georges cùng với 56 dân tộc ở hải ngoại .
Bà giải nghĩa tại sao có tên «An Hòa» : dân tộc trung hoa an bình và thạnh vượng vì thế có tên «An Hòa» Công chúa .
Bà hi vọng 2 nước Pháp và Trung hoa có cơ hội hợp tác . Bà đại diện cha là Giáo hoàng tộc kinh . Bà hi vọng sẽ có một chánh phủ tốt cho người kinh llàm việc hết mình cho người Pháp, người Trung hoa và người Kinh» !
Đại diện tỉnh tỉnh Quảng đông đọc 1 bài ngắn viết sẵn : «Tộc Kinh là 1 tộc trong 56 dân tộc của Trung hoa . Dân tộc Kinh của chúng tội trước nay vẫn ở vùng Quuảng tây .
Chúng tôi vốn là một dân tộc thuộc dòng quí tộc được dân tộc Mãn châu nhà Thanh cho trở thành Vương quốc An nam độc lập vào năm 1884-1885, tức là nước Việt nam ngày nay .
Dân tộc Kinh lưu vong vẫn muốn nhận tổ nhận tông và qui thuận về tổ tiên . Đây cũng là tâm tình của người Kinh thế kỳ 21 muốn trở về trong vòng tay của mẹ, cùng với 56 dân tộc anh em của Trung quốc vun đấp và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho nền hòa bình nhơn loại .
Dưới sự chứng kiến của mọi người trong việc thành lập Trung tâm người Kinh nơi đây, tại thành phố Bussy Saint Georges, tổ tiên dân tộc trung hoa của chúng tôi có một ước nguyện : thành kính tổ tiên, động viên dòng dỏi, phát huy cá nhơn, chú trọng đạo đức, lấy giới trẻ làm gốc, ngũ văn ngũ thường».
Đặt câu hỏi
Trước khi kết thúc buổi sanh hoạt, ông Chấn hỏi có ai muốn đặt câu hỏi hay không ? Một cô sinh viện việt nam năm I Ban Sử hỏi về Tộc kinh để tìm hiểu cụ thể hơn vì cô muốn sau này sẽ làm luận án Tiến sĩ, sẽ chọn đề tài về Tộc Kinh . Ông Chấn hoan nghênh và trả lời : «Trước tiên phải nói «Thiên thời, Địa lợi, Nhơn hòa» . Muốn biết người Kinh ra đời thế nào, phải hiểu điều đó thuộc về Chiêm tinh học và Thiên văn học . Các ngôi sao xắp hàng trên Trời, mình không biết là gì . Nhưng có điều gì đó rất quan trọng xảy ra . Có người nói dân tộc kinh ra đời trước kỷ nguyên Jésus Christ . Qua dòng lịch sử và nhiều di dời, ngày hôm nay dân tộc Kinh xuất hiện .
Việc xắp hàng các hành tinh đã sanh ra dân tộc Kinh . Nhờ sự kết hợp đặc biệt về các vấn đề kinh tế, chánh trị, tâm linh, sanh ra chứng nhân này » !
Những lời phát biểu ghi lại trên đây hoàn toàn dựa theo phụ đề của cuốn phim quay buổi họp ở Thị xã Bussy Saint Georges hôm 21/5 được phổ biến chiều hôm 28/10 tại nhà thở Porte de Choisy, Paris.
Có người coi xong cuốn phim cho rằng đây là chuyện tào lao như một đám hát cải lương ở làng vì lời lẽ của những người chủ chốt có lúc quá hời hợt, ý nghĩa hoàn toàn xa thực tế. Dự án và cách giải thích là của kẻ nằm mơ giữa ban ngày . Còn những người Tàu, trong vai trò quan trọng, nhưng trông lại không có vẻ doanh nhơn, nói lấy được hơn là từ sự hiểu biết . Mấy người đàn bà ăn mặc lòe loẹt, chí choe chí chóe, thì quá quen thuộc ở Paris. Còn Công chúa? Công chúa của bộ lạc nào ?
Nhưng chuyện Tộc Kinh tại sao lại đưa ra ngay thời điểm này? Tại sao muốn ghép Cộng đồng Người Việt nam Hải ngoại vào Tộc Kinh và dưới trướng Tàu cộng? Ai thật sự đứng ở đàng sau ? Tàu và VC ? Trong âm muu ngoại vận của họ?
Bà con ở Paris quan tâm chuyện này vừa khám phá ý nghĩa của hàng mã số W943001635 trên 7 lá cờ “Tộc Kinh” tặng Thị xã hôm 21/5 là «đến từ Trung quốc» .
Tra thêm RNA = Répertoire National des Associations (danh bạ quốc gia của các hội đoàn ở Pháp), thì bắt gặp thêm Hội “Quí Đô Dân Tộc” được thành lập vào ngày 04/09/2007, mục đích là “tạo điều kiện cho những người gốc Tàu và Việt Nam tham gia trong việc phát triển kinh tế và xã hội của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa và nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. Tức cái Hội có cơ sở pháp lý để đứng ra làm việc này .
Trụ sở của hội «Quí Đô Dân Tộc» được đặt tại số 34 rue Roger Morinet – 94800 VILLEJUIF, là địa chỉ tư gia của ông bà Trần Nghĩa Hiệp, người trong nhóm «Dự án Tộc Kinh», đã từng lặn lội qua Tàu từ hơn mươi năm qua để vận động cho Dự án .
Với cái Hội này, họ có thể mua đất giá rẻ vì Hội theo tôn chỉ bất vụ lợi, mua đất cho mục đích hóa, xã hội, sau đó có thể làm nhiều chuyện khác có lợi lớn . Tiền ? Hễ có đất ở Tây bán là có Tàu tới và có tiền . Bao nhiêu cũng có . Người Tàu đã từng mua đất (ruộng, vườn, xây cất) ở Pháp với giáo cao hơn giá bình thường từ 3 lần trở lên .
TT. Macron vừa ra chỉ thị ngăn chặn bán đất cho ngoại quốc vì đất là «giá trị chiến lược » .
Phản ứng của người Việt từ hôm chủ nhựt nay đã có ảnh hưởng cụ thể . Ông Thị trưởng Bussy Saint Georges «thay đổi thái độ» .
Tối ngày 6/11 tới, Thị xã Bussy Saint Georges có 1 buổi họp, phe đối lập sẽ chất vần ông Thị trưởng về vấn đề bán đất . Theo một cựu dân cử địa phương thì đất Thị xã bán 100 000 m2 cũng không có nữa .
Người Việt nam kêu gọi nhau sẽ tới tham dự buổi họp tuần tới để có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình, phản đối dự án, với tư cách công dân pháp .
Vài lời riêng với Ông Chấn và Ông Nghĩa Hiệp
Thưa 2 Ông,
Cỏ May tôi thưa riêng với 2 ông vì Ông và Ông Nghĩa Hiệp là 2 người nòng cốt của Dự án Tộc Kinh tại Bussy Saint Georges . Riêng ông Chấn, nếu “ không có ông thì đã không có dự án” !
Còn những người khác? Người Tàu, họ vẫn theo đuổi sách lượng bành trướng của họ vì văn hóa bắc phương của họ là xăm lược và chiếm đoạt, Ông Bà Ôn, các bà áo vàng, áo đỏ, thì đó là thứ thời nào cũng có ! Không cần đề ý tới .
Thưa Ông Chấn,
Sau 75, đền Toulouse tỵ nạn cộng sản, ông đậu kỹ sư Hóa học . Lên Paris, ông đậu Tiến sĩ Khoa học . Và còn có thêm vài văn bằng nữa . Ông là một Đại Khoa bảng của Pháp và Mỹ . Ông lập gia đình với một người phụ nữ Việt nam cũng từ một gia đình Đại Khoa bảng . Bà Chấn là một Dược sĩ làm việc cho một Công ty Dược phẩm quốc tế (Cadre supérieur) . Con trai của ông là kỹ sư Viễn thống trẻ đang làm việc ở Mỹ . Ông từng làm Vice-Président cho Trung tâm quốc gia truyền máu (TNTS) cho tới khi bùng nổ vụ máu nhiễm độc .
Về thân thế, có thể nói không phải người Pháp hay người Mỹ nào đều được như ông . Nay, ở tuổi khá cao, ông còn nuôi tham vọng gì nữa mà dấn thân thêm vào vụ “Tộc Kinh” ở Bussy Saint Georges mà lời lẽ giải thích ý nghĩa và lý do có Dự án Tộc Kinh trong buổi họp ngày 21/05 đã làm cho ngưòi Việt nam nào có chút hiểu biết lịch sử dân tộc, còn chút ý thức Việt nam, đều không khỏi bất mãn và tức giận .
Phải chăng Ông Chấn nghĩ làm điều này là để đem lại ơn ích cho Việt nam, mà không vì thỏa mản tham vọng cá nhơn bởi ông nay là đạo sĩ xa lánh thế tục? Nhưng chắc ông chưa quên cách đây không lâu, ông đã đem về Hà nội dự án mở ở Hà nội một Trường đào tạo cán bộ Hành chánh cao cấp (như ENA của Pháp), cho thanh niên Việt nam, Đông Nam Á và cả của thế giới . Hà nội nghe mê quá . Họ chiêu đãi ông như thượng khách . Và họ đề nghị ông hãy vận động tiền bạc . Khi có đủ tiền bạc thực hiện dự án, ông để họ làm giúp ông . Và Hà nội sẽ giới thiệu ông đi làm Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc .
Ông Chấn ơi,
Tôi không nghĩ ngày nay, ông vẫn còn đắm mình trong giấc mở Hà nội hay ông lại mơ một giấc mơ khác?
Thưa Ông Nghĩa Hiệp,
Trước đây, ông từng xuống đường vác cờ vàng hô hào chống viêt cộng ở Paris . Ai chống cộng không đúng theo ông khó tránh bị ông lên án là “vc, là nằm vùng, là …” . Ông còn khoe vào những năm 80, ông đã lẻn về Việt nam mần kháng chiên giải phóng đất nước .
Nay ông cũng lẻn về Việt nam và còn lẻn qua Tàu để đem về Pháp “Dự án Tộc Kinh” giúp người Việt nam vong quốc có Quốc gia, “về với mẹ, với tổ tông”.
Ngày 04/09/2007, ông lập ra Hội “Quí Đô Dân Tộc”, mục đích là “tạo điều kiện cho những người gốc Tàu và Việt Nam tham gia trong việc phát triển kinh tế và xã hội của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa và nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. Trụ sở của Hội là tư gia của ông .
Rồi chừng nào ông lại trở cờ nữa đây? Hay lần này đúng lý tưởng của ông?
Ông sao quá hung hăng mà không kịp nhìn lại thực tế “cổ lai hi” của ông? Ông không nghĩ ngày mai này, khi ông đi đoàn tụ với ông nội của ông, Cụ Đốc sẽ nhìn ông thế nào? Chắc chắn Cụ Đốc sẽ trừng mắt đuổi ông đi chỗ khác, không thể nhìn một nghịch tôn . Bởi Cụ là một vị Ân Sư của nhiều thế hệ thanh niên nghèo học ở trường mà Cụ là Đốc học vào nhửng năm đầu thế kỷ XX ở Tây Ninh .
Tôi nói Ân Sư vì câu chuyện một học trò cũ Tiểu học của Cụ, sau khi đậu bằng Brevet Élémentaire ỏ Collège Chasseloup-Laubat Sài gòn, được bổ nhiệm đi làm thấy giáo . Biết học trò nhà nghèo không có quần áo, Cụ Đốc bèn kêu tới, chọn 2 bộ quần áo của Cụ còn tốt đưa cho học trò đi nhậm chức .
Ông Nghĩa Hiệp ơi,
Nay ông làm việc cho 2 kẻ thù cực kỳ ác ôn của dân tộc, chẳng lẽ ông làm việc nghĩa vì ông có tên Nghĩa Hiệp? Thật tình ông không hề cảm thấy nhục trước gia tiên của ông hay sao?
Bussy Saint Georges tối 6/11: “Không Quốc gia Tộc Kinh, không Tàu cộng, không…”! - Tác giả Nguyễn thị Cỏ May
Nhựt báo Pháp Le Parisien, ấn bản địa phương (06/11/18, Seine et Marne, Bussy Saint Georges),vào cuộc . Vì báo chí pháp chẳng mấy khi để ý chuyện Việt nam . Chủ tịch nước Trần Đại Quang, rồi Đỗ Mười chết, báo chí pháp tuyệt nhiên không có một lời !
Vế chuyện «Tộc Kinh ở Bussy Saint Georges», ký giả Alexandre Métivier làm một cái tựa rất bắt mắt: “Bussy Saint Georges: đang tranh cãi mạnh, Thị trưởng đính chánh không có sự Phục hưng Tộc Kinh”.
Ngày 21/05/2018, Thị trưởng Yann Dubosc nhận từ tay những đại diện sắc tộc kinh 7 là cờ . Nhà báo viết «kinh là sắc tộc lớn ở Việt nam», có lẽ có ý muốn nói “người Kinh” là người sanh sống ở đồng bằng để phân biệt với người sanh sống ở miền núi là “người Thượng” ? Những người Tàu lại huênh hoang rằng dân tộc Kinh của họ phục hưng và Bussy Saint Georges là “cái nôi của sự phát triển này” . Vidéo quay buổi lễ được phổ biến gần đây đã làm cho cộng đồng người Việt nam ở vùng Paris sửng sốt và tức giận .
Ông Hoài Thanh Nguyễn, Hội trưởng Hội Ái hữu Người Việt tại Bussy, phản đối: “Chúng tôi chống cách gọi dân tộc việt nam bằng săc tộc Kinh bởi vì trong lịch sử Việt nam, tộc Kinh hay người Kinh không có ! Người Tàu luôn luôn muốn coi chúng tôi là một thứ dân tộc dưới họ . Người Tàu, thay vì mua đất như những nhà đầu tư bình thương khác, lại muốn mua đất để xây dựng một khu thương mại và lãnh thổ cho tộc Kinh . Nhưng chúng tôi đã có một xứ sở rồi và đó chính là Việt nam ! ”
Ông Yann Dubosc quả quyết “Không có gì đã ký hết cả . Tôi tiếp những nhà đầu tư Tàu và tùy theo dự án của họ, tôi đòi hỏi một văn thư và phải có những bảo đảm tài chánh . Nay họ chưa đệ nộp hồ sơ chánh thức. Nhưng nếu đó là một dự án nặng về văn hóa chớ không phải kinh tế, thì chuyện sẽ không thành . Và chuỳện khác cũng không có luôn . Đó không phải là mục tiêu của chủ trương ở Bussy”.
Những lời này của ông Thị trưởng không thấy trên vidéo . Vấn đề sẽ được thảo luận tại buổi họp Hội đồng Thị xã vào tối thứ ba 6/11/18, lúc 19 giờ 30 .
Người Việt nam vùng Paris hẹn nhau kéo tới tham dự và có cơ hội sẽ chất vấn ông Thị trưởng .
Vậy là thành công?
Cộng đồng người Vìệt nam tham dự buổi hợp Hội đồng Thị xã Bussy Saint Georges tối 6/11 để đưa ra nguyện vọng là không có vấn đề gán ghép người Việt nam về với «Tộc Kinh» mà «Việt nam» là Vìệt nam, là một Dân tộc, một Quốc gia độc lập từ thế kỷ X .
Tộc Kinh chỉ là một số nhỏ người Vìệt nam ở Đồ sơn, Hải phòng, từ thế kỷ XVI, di dân qua sanh sống vùng Tam Đảo, trên lãnh thổ tỉnh Quảng tây của Tàu, cách Mong cái của Việt nam 25 km và ngày nay, trở thành 1 trong 56 sắc tộc thiểu số nhỏ hơn hết ở Tàu vì chỉ gồm có 22 000 người . Những người lớn tuổi còn nói được tiếng việt nam, còn giữ ít nhiều phong tục tập quán dân tộc . Nếu có sáp nhập thì chính những người này trở về với quê hương Việt nam gốc của họ .
Nhưng Tàu cộng và VC, một mình không chủ động thực hiện âm mưu xóa bỏ sạch lịch sử việt nam chống cộng sản được, nhứt là xóa bỏ Cộng đồng Người Việt nam Hải ngoại, nên phải mượn những tên Việt gian, đúng ra chúng là những tên Hán ngụy bởi chúng không còn Việt trong người của chúng nữa, tiếp tay .
Cái Hội của Trần Nghĩa Hiệp, với tôn chỉ «Tạo điều kiện cho những người gốc Tàu và Việt Nam tham gia trong việc phát triển kinh tế và xã hội của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa và nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” đã thể hìện rõ điều đó . Trần Nghĩa Hiệp không thể chối cải sự thật làm tay sai phục vụ Tàu cộng và Vc thực hiện âm mưu chánh trị của họ từng bước thủ tiêu Việt tộc, sáp nhập Việt tộc vào với Kinh tộc trở thành một trong 56 sắc tộc thiểu số của Tàu . Cả 2 cùng hoàn cảnh sống xa xứ, cùng mang quốc tịch ngoại quốc, giờ đây cùng tìm về chung nguồn cội! Một âm mưu thật vô cùng ác độc!
Sau phần thảo luận chương trình làm việc định kỳ của Thị xã, quả thật ông Thị trưởng đề cặp tới vấn đề «Tộc Kinh và bán đất cho người Tàu» . Bà Chantal Brunel, cựu Dân biểu và cựu Thị trưởng, vội can thiệp, cắt ngang phát biểu của ông Thị trưởng nhưng sau đó, ông ôn tồn tiếp tục và xác nhận trước Hội đồng Thị xã và lối 60 người Việt nam kéo tới tham dự để chờ nghe ý kiến của ông Thị trưởng : «Không có Quốc gia Tộc Kinh tại Bussy Saint Georges, không có bán đất, không có ký một văn kiện nào hết,cũng chưa có hồ sơ của người Tàu mua đất nộp, … » !
Nhưng tại sao?
Trong phần chất vấn, bà Brunel có đặt câu hỏi «Tại sao chuyện này xảy ra từ hôm 21/5 và vẫn giấu kín cho tới nay, người Việt nam biết và phơi bày ra ?»
Ông Thị trưởng không trả lời hay chưa kịp trả lời . Và ông tiếp tục nhấn mạnh là « không có…, không có…, không … » . Bà con ta vội hô to những khẫu hiệu «Việt nam là Việt nam ! Không có Kinh gì hết !», « Không có Quốc gia Kinh ở Bussy Saint Georges !», «No more China !” vừa đưa lên những biểu ngữ .
Ông Thị trưởng không phát biểu tiếp được mặc dầu có muốn trả lời câu hỏi « Tại sao …? » của bà Brunel và cũng là điều thắc mắc của nhiều người Việt nam theo dõi vụ việc này từ hơn tuần nay.
Phòng hợp của Thị xã bắt đầu mất trật tự và ồn ào. Ban an ninh vội tắt đèn. Vài phút sau, cảnh sát tới đưa mọi người ra ngoài .
Họ đứng trước Thị xã, có vài người còn tiếp tục la khẩu hiệu, tay vẫy cao tấm biểu ngữ. Có một số người Pháp của đảng đối lập, tới ủng hộ bà Brunel, tỏ ra bất mãn vụ ông Thị trưởng và 3 Phó mang cờ Pháp, rước người Tàu vào Thị xã, tổ chức lễ giới thiệu dự án lập “Kinh đô Quốc gia Tộc Kinh” hôm 21/5/18 mà họ không biết gì hết . Có người, sau khi hiểu chuyện, bất mản, đã buộc miệng “Traitres” (phản bội)!
Có nhà báo 77 (báo địa phương tỉnh 77) là một người đầu bạc, mang thẻ “Báo chí 77” (Presse 77) tới theo dõi, chụp hình, ghi chép buổi hợp của Hội đồng Thị xả, vụ biểu tình bỏ túi của Bà con ta, phỏng vấn vài người Việt trước Thị xã .
Bà con người Việt tức giận
Vidéo ghi buổi lễ tại Thị xã Bussy Saint Georges hôm 21/05/18 phát tán rộng rải sau ngày 28/10/18 trình chiếu tại nhà thờ Choisy nên nhiều người xa gần, cả ngoại quốc, được coi qua . Ai cũng bất mản khi nghe tên Tàu đại diện Quảng đông lên lớp lấy được một cách dốt nát lịch sử Vìệt nam, để kêu gọi người Việt nam sớm trở về nguồn gốc “Đồng văn, đồng chủng” từ ngàn xưa của mình : “Tộc Kinh là 1 tộc trong 56 dân tộc của Trung hoa. Dân tộc Kinh của chúng tôi trước nay vẫn ở vùng Quảng tây. Chúng tôi vốn là một dân tộc thuộc dòng quí tộc được dân tộc Mãn Châu nhà Thanh cho trở thành Vương quốc An Nam độc lập vào năm 1884-1885, tức là nước Việt Nam ngày nay ” .
Nhưng người Việt nam nào học qua lịch sử chương trình Trung học Đệ I cấp đều biết năm 1882,Pháp hạ thành hà nội lần thứ 2. Đó là một phần của cuộc chiến tranh Pháp Việt (1858-1884) diễn ra ngày 25 tháng 4 năm 1882.
Đây là trận đánh giữa quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Đại tá Hải quân Henri Rivière đánh thành Hà Nội, với lực lượng quân đội triều đình do Tổng Đốc Hoàng Diệu chỉ huy. Kết quả thành Hà Nội thất thủ nhanh chóng chỉ sau vài giờ nổ súng, Tổng đốc Hoàng Diệu tự vẫn. Vua Dực Tông vội sai sứ sang Tàu cầu viện . Nhà Thanh nham hiểm sai Tạ Kinh Bửu, Đường Cảnh Tùng, Từ Diên Húc đưa quân Tàu qua, không phải để giúp Việt nam đánh Pháp, mà lợi dụng cơ hội chiếm đóng Bắc ninh và Sơn tây, đợi khi có biến thì chiếm lấy mấy tỉnh phía Bắc sông Hồng .
Năm 1884, Triều Đình Huế ký hòa ước công nhận sự bảo hộ của Pháp .
Năm 1885, Pháp mang quân lên Bắc kỳ để thu lại Lạng sơn-Cao Bằng-Lao Kay đang bị Tàu chiếm đóng . Trận chiến kéo dài khiến cả Pháp và Tàu đều bị thiệt hại nặng nề . Vua Tàu thấy chiến tranh với Pháp không có lợi bèn truyền lệnh cho quân Tàu rút lui hết về Tàu (Trần Trọng Kim, Việt nam Sử lược) .
Nhiều người coi phim, đọc phụ đề lời phát biểu của mấy người Tàu, càng thêm câm giận mấy tên Hán ngụy như Trần Nghĩa Hiệp, 6 Đào,…
Tại sao Tàu cộng và bọn Hán ngụy chọn thành phố Bussy Saint Georges tổ chức lễ giới thiệu dự án mua đất lập quốc Kinh tộc? Bussy Saint Georges gần Paris, dễ liên lạc với Paris nhờ xa lộ A4 . Dự án thực hiện được sẽ đem lại cho Tàu nhiều cái lợi quan trọng: tiền bạc, hoạt động tình báo (Nhựt báo Le Figaro, 28/10/2018, Paris),làm cho dư luận quốc tế lần lần quen chuyện Việt nam bị xóa sổ, thay thế bằng Tộc Kinh, trở thành một sắc tộc thiểu số thuộc miền Nam nước Tàu . Cái nhìn chiến lược thâu tóm Việt nam của Tàu cộng .
Còn gặp nhau nữa
Người Pháp tối 6/11/18 tại Thị xã Bussy Saint Georges đã ngạc nhiên khi thấy người Việt nam tới khá đông, vào ngồi trong phòng họp với Hội đồng thị xã khá nghiêm chỉnh và khi phản đối vụ Tộc Kinh cũng lại quyết liệt. Có lẽ vì nhận thấy vụ Tộc Kinh đối với người Việt nam là một vấn đề cực kỳ quan trọng và họ lại chưa thật sự thỏa mản những câu trả lời của ông Thị trưởng nên qua hôm sau, 7/11/18, ông Chánh Văn phòng của Thị trưởng liên lạc với “Collectif Transparence”, hộp thư liên lạc giữa những người Việt nam theo dõi và chống dự án xây dựng Tộc Kinh tại Bussy Saint Georges (thành lập ngay sau ngày chiếu phim 28/10 vừa qua), để hẹn gặp nhau trong một ngày rất gần để nói chuyện với nhau thêm cho rõ và dứt khoát .
“Collectif Transparence” loan tin cho nhau, hẹn gặp nhau trước giữa thành viên của Collectif để hội ý với nhau về mục tiêu thảo luận với chánh quyền Bussy . Phải gặp rộng rãi, phải có mặt ông Thị trưởng Yann Dubosc, không chấp nhận Đại diện, phải đi đến một kết thúc cụ thể.. .. Ngày hẹn sẽ vào tuần thứ 3 của tháng 11 .
Cộng đồng người Việt nam vùng Paris quyết tâm theo đuổi cuộc tranh đấu này phải thành công thật sự là không có vấn đề gán ghép Việt nam vào Tộc Kinh thành một sắc tộc của Tàu, xây dựng Quốc gia tộc Kinh ở Bussy Saint Georges .
Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018
Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018
Đọc thơ Quang Dũng - Tác giả Bùi Giáng
Mai chị về em gửi gì không
Mai chị về nhớ má em hồng
Chỉ hai câu mở đầu đã khiến người tê lạnh. Không có gì cả, không lời nào tha thiết, nhưng đúng như ông Huy Trâm nói: “Thơ Quang Dũng ý đã nhiệt thành, cao đẹp, mà lời thơ lại êm ái gợi cảm vô cùng. Nói về thơ nhẹ nhàng, êm dịu, mà đọc tới đâu lâng lâng tưởng chết cả lòng đến đấy, thì thi ca hiện đại chỉ có Quang Dũng.”
Thi ca hiện đại hay thi ca ngàn đời, thi ca Việt Nam hay thi ca thế giới – vâng – cũng chỉ riêng một Quang Dũng thôi.
Mai chị về em gửi gì không
Mai chị về nhớ má em hồng
Đường đi không gió lòng sao lạnh
Bụi vướng ngang đầu mong nhớ mong
Mai chị về nhớ má em hồng
Đường đi không gió lòng sao lạnh
Bụi vướng ngang đầu mong nhớ mong
Đó là chỗ sơn cùng thủy tận của ngôn ngữ. Ngôn ngữ thần tiên hiển hiện tinh thể một cách không thấy hình hài máu me đâu cả. Người ta đã bao đời đi tìm cõi huyền nhiệm của ngôn ngữ thơ. Mỗi phen trở về, mỗi phen như bó tay lắc đầu, tuyệt nhiên không biết ăn nói ra sao cả. Đành chỉ nói quanh co.
Và biết bao thy sỹ hoằng viễn đã nghĩ rằng, nguyện rằng, mình sẽ suốt đời không làm một vần thơ nào cả — một phen thể hội cái chỗ dị thường trống trải vắng vẻ trong lời man mác thiên tiên kia.
Và biết bao thy sỹ hoằng viễn đã nghĩ rằng, nguyện rằng, mình sẽ suốt đời không làm một vần thơ nào cả — một phen thể hội cái chỗ dị thường trống trải vắng vẻ trong lời man mác thiên tiên kia.
Lại có những nhà tư tưởng như Heidegger, viết bao pho sách lịch kịch nêu bao câu chất vấn u ẩn, đáo cùng vẫn chỉ nhằm mục đích nhiếp dẫn tư tưởng tới chỗ mép bờ bất khả tư nghị của thi ca.
Nerval sau những lần thành tựu cõi miền ngôn ngữ đó, ông bèn lao mình vào cõi ẩn mật vô ngần của một nguồn siêu thực không tiếng không lời Les Chimères.
Apollinaire, sau phút dị thường bước lên tột đỉnh đạm nhiên kia, lập thời nhảy lùi làm thơ theo thể thái bông lông tầm phào, bất sá lam hồng tố bạch.
Câu hỏi cũng lửng lờ như lời đáp lững lơ. Hỏi mà cũng như không hỏi, không nói, không ngó, không nhìn nhau…
Và chỉ sau khi lên ngựa, chia bào, con người mới để lòng mình bay tỏa khắp đường đi.
Tâm sự của người đi, nhưng nhan đề là kẻ ở. Kẻ ở hay người đi cũng một tâm tình ly biệt. Đi giữa không gian, thì cũng như đứng ở trên dâu biển. Lòng sao lạnh? Vì lòng mang chứa tất cả khoảng vắng lạnh? Vì lòng mang chứa tất cả khoảng vắng lạnh không gian… Và tiếng “mong nhớ mong” kia cũng chỉ vọng vào được trong không gian xa hút mà thôi.
Nghĩa là vọng trở lại vào lòng mình. Từ lòng mình tỏa vào lòng vũ trụ. Lại từ lòng vũ trụ dội lại lòng mình. Đó là cái vòng kỳ ảo của mong nhớ mong. Và mong nhớ mong mênh mông như thế, thì mong nhớ mong là cõi của từ bi tế độ vậy.
Bởi vì nó mang hải lượng bao hàm. Nó bao dong rừng biển, sớm chiều, canh gà, sương hoa, cành hoang ngựa lạc. Nó đem thương mến phủ khắp hình hài vạn vật từ gần gũi tới xa tít dặm xa.
Vì đó là một quê hương nào riêng biệt nằm tại một bến bờ bỉ ngạn nào vô tức vô thanh, vô biên vô tế.
Ngựa lạc? Dẫu ngựa không lạc đường vẫn cứ là lạc nẻo. Nghĩa là: ở trong cõi hư không bao la như thế, thì đâu cũng là lênh đênh, nhưng lênh đênh theo nghĩa vô ngần: trụ vô sở trụ.
Người ngồi trên ngựa cũng lạc ngựa luôn. Hươu trong rừng cùng một cảnh ngộ lạc loài như nhau, lại tam trùng lạc lõng nhau, vì bất ngờ sợ hãi nhau, quay đầu bỏ chạy. Lời thơ lại thêm một chút niêm hoa vi tiếu “theo ngó theo”.
Nếu thác đục lầy cho một chút, ắt có phần gần gũi bụi hồng hơn. Nhưng tại sao thác lại trong veo cắc cớ ra như thế? Thì trần gian còn biết đem tâm sự hồng trần ký thác vào đâu? Đó là chỗ đạm nhiên huyền bí lô hỏa thuần thanh vậy. Nó đốt cháy linh hồn bằng một tiếng trong veo. Nhưng đốt cháy mà đâu có bỏng da bỏng thịt. Nó cháy để thăng hoa cho linh hồn về ba la mật, sau một phút linh hồn tạm dừng trong một phen tư lự. Vì dù sao trận giũ áo cũng còn vướng víu với nhân nghĩa nhân tình.
Rồi sẽ xin khóc một cơn vô ngần cho trùng sinh trong vĩnh biệt:
Khoảng trống lại trở về ngập khắp mép bờ ngôn ngữ. Như muốn đánh chìm hết mọi lời thân thiết đã thốt ra. Chúng ta không còn biết phải giải thích thơ Quang Dũng ra sao được nữa cả.
Nhưng có lẽ ông không tin ở ngày ấy, ông không nghĩ rằng ngày nở hoa ấy sẽ về. Còn có bao giờ em nhớ ta? Nghĩa là không còn có bao giờ nữa cả? Chúng ta sẽ tiếp tục chết hết. Người ta sẽ tiếp tục giết nhau cho tới buổi chung cục thời gian. Cuộc chiến tranh ngày nay không còn chút gì giống như chiến tranh những thời đại trước. Có những cuộc chiến tranh huy hoàng như một trận mưa rào rực rỡ, làm hồi sinh con người trong tâm thức từ bi. Nhưng có những cuộc chiến tranh vốn từ trong tinh thể là làm tan rã tiêu diệt mất bản tính con người. Ngay cả con ngợm, con đười ươi cũng không còn sống sót một mống nào hết cả. Thì như thế? Còn có bao giờ em nhớ ta?
Người ta nhầm lẫn một cách kỳ quặc cái ý nghĩa sơ thủy của chiến tranh. Cuộc chiến tranh bao dong của những ông Nguyễn Huệ, chiến tranh bác ái của những ông Napoléon, chiến tranh đó không còn tự nhận diện ra mình nữa trong cuộc chiến tranh tàn phá ngày nay. Tolstoï ngày xưa chẳng hiểu gì về Napoléon hết cả, cũng như chúng ta ngày nay chẳng hiều gì cả về cuộc chiến tranh của chúng ta. Thật là cắc cớ. Còn có một chân lý dị thường ẩn tàng trong Dịch Kinh của Khổng Tử đang khiến mọi người tư tưởng ngậm ngùi không còn biết phải thốt bất cứ một lời gi trong hiện trạng năm châu. Bài thơ Quang Dũng hiện ra tại chỗ chênh vênh bát ngát và thê thảm nhất trong sử lịch con người. Nó chỉ đạm nhiên và thống thiết khơi rộng những khoảng trống vắng ra để cho mọi vấn đề được nhận định và tự tìm lời giải đáp.
Bàn luẩn quẩn mãi là vô lối. Chỉ nên thong dong đọc thơ như uống nước mía, như dõi theo cánh chuồn chuồn, như nằm ngủ gọi em Thúy Kiều em Thúy Vân em Đạm Tiên, em Hoạn Thư em Bạc Hạnh, em Sở Khanh, em Mã Giám Sinh, mọi mọi em em của em Tố Như Tử em Liệp Hộ em Thanh Hiên, em Hiền em Thánh, em Cành em Nhánh, em Trái Ớt, em Muối Tiêu, em Soài Riêng sa rụng, em Bương Cấn em Sài Sơn…
Tuy nhiên riêng đối với học sinh đang tập đi thi để cuối năm cưới vợ thì chớ nên lẩn thẩn chiêm bao đọc thơ nhiều quá.
Nerval sau những lần thành tựu cõi miền ngôn ngữ đó, ông bèn lao mình vào cõi ẩn mật vô ngần của một nguồn siêu thực không tiếng không lời Les Chimères.
Apollinaire, sau phút dị thường bước lên tột đỉnh đạm nhiên kia, lập thời nhảy lùi làm thơ theo thể thái bông lông tầm phào, bất sá lam hồng tố bạch.
Mai chị về em gửi gì không?
Câu hỏi cũng lửng lờ như lời đáp lững lơ. Hỏi mà cũng như không hỏi, không nói, không ngó, không nhìn nhau…
Và chỉ sau khi lên ngựa, chia bào, con người mới để lòng mình bay tỏa khắp đường đi.
Đường đi không gió lòng sao lạnh
Bụi vướng ngang đầu mong nhớ mong
Bụi vướng ngang đầu mong nhớ mong
Tâm sự của người đi, nhưng nhan đề là kẻ ở. Kẻ ở hay người đi cũng một tâm tình ly biệt. Đi giữa không gian, thì cũng như đứng ở trên dâu biển. Lòng sao lạnh? Vì lòng mang chứa tất cả khoảng vắng lạnh? Vì lòng mang chứa tất cả khoảng vắng lạnh không gian… Và tiếng “mong nhớ mong” kia cũng chỉ vọng vào được trong không gian xa hút mà thôi.
Nghĩa là vọng trở lại vào lòng mình. Từ lòng mình tỏa vào lòng vũ trụ. Lại từ lòng vũ trụ dội lại lòng mình. Đó là cái vòng kỳ ảo của mong nhớ mong. Và mong nhớ mong mênh mông như thế, thì mong nhớ mong là cõi của từ bi tế độ vậy.
Bởi vì nó mang hải lượng bao hàm. Nó bao dong rừng biển, sớm chiều, canh gà, sương hoa, cành hoang ngựa lạc. Nó đem thương mến phủ khắp hình hài vạn vật từ gần gũi tới xa tít dặm xa.
Quê chị về xa tít dặm xa
Vì đó là một quê hương nào riêng biệt nằm tại một bến bờ bỉ ngạn nào vô tức vô thanh, vô biên vô tế.
Quê chị về xa tít dặm xa
Rừng thu chiều xao xác canh gà
Hoa rơi khắp lối sương muôn ngả
Ngựa lạc cành hoang qua lướt qua
Rừng thu chiều xao xác canh gà
Hoa rơi khắp lối sương muôn ngả
Ngựa lạc cành hoang qua lướt qua
Ngựa lạc? Dẫu ngựa không lạc đường vẫn cứ là lạc nẻo. Nghĩa là: ở trong cõi hư không bao la như thế, thì đâu cũng là lênh đênh, nhưng lênh đênh theo nghĩa vô ngần: trụ vô sở trụ.
Người ngồi trên ngựa cũng lạc ngựa luôn. Hươu trong rừng cùng một cảnh ngộ lạc loài như nhau, lại tam trùng lạc lõng nhau, vì bất ngờ sợ hãi nhau, quay đầu bỏ chạy. Lời thơ lại thêm một chút niêm hoa vi tiếu “theo ngó theo”.
Ngựa chị dừng bên thác trong veo
Nếu thác đục lầy cho một chút, ắt có phần gần gũi bụi hồng hơn. Nhưng tại sao thác lại trong veo cắc cớ ra như thế? Thì trần gian còn biết đem tâm sự hồng trần ký thác vào đâu? Đó là chỗ đạm nhiên huyền bí lô hỏa thuần thanh vậy. Nó đốt cháy linh hồn bằng một tiếng trong veo. Nhưng đốt cháy mà đâu có bỏng da bỏng thịt. Nó cháy để thăng hoa cho linh hồn về ba la mật, sau một phút linh hồn tạm dừng trong một phen tư lự. Vì dù sao trận giũ áo cũng còn vướng víu với nhân nghĩa nhân tình.
Ngựa chị dừng bên thác trong veo
Lòng chị buồn khi nắng qua đèo
Nơi đây lá giạt vương chân ngựa
Hươu chạy quay đầu theo ngó theo
Lòng chị buồn khi nắng qua đèo
Nơi đây lá giạt vương chân ngựa
Hươu chạy quay đầu theo ngó theo
Rồi sẽ xin khóc một cơn vô ngần cho trùng sinh trong vĩnh biệt:
Rừng đêm nhòa bóng nhớ hoang mang
Ngựa chị dừng bên thác sao vàng
Sao rơi đáy nước vương chân ngựa
Buồn dâng đôi mi hàng lại hàng
Ta lại gián tiếp với một sự tình kỳ dị. Nói ra là buồn dưng đôi mi hàng lại hàng, nhưng có bao giờ mối sâu mênh mông và hầu như vô đối tượng lại tràn ra thành hàng lệ. Nhưng đây là hàng lệ riêng biệt của hư không đi về vui chơi êm đềm với không hư thái thiên nhiên tĩnh tịch. Người ta có thể khóc, nhưng không phải khóc vì một mối đoạn trường riêng tây trong một cảnh ngộ nhất định.
Hoặc đâu có phải bạ đâu khóc đó như bọn thy sỹ trung niên. Người ta khóc từ chín kiếp khóc về; như trận mưa vốn từ thiên thu rớt hột. Vì thế nên gọi là hàng lại hàng. Vì thế nên có chuyện sao rơi đáy nước. Vì thế nên có chuyện sao vương chưn ngựa. Chưn ngựa ở đây cũng mang đủ trùng quan thời gian vũ trụ nên mới có thể chạm vào bóng sao rơi từ thời gian tinh thể rớt về. Người và ngựa và sao và nước bỗng nhiên như nhiên đã đi vào cõi chung vạn vật nhất thể. Thì từ đó trở lại với đoạn đầu, từ câu hỏi mông lung tới lời đáp nhẹ nhõm, niềm mong nhớ mong là một tặng vật không lời, không nhất định là riêng biệt của riêng ai trao gửi lại cho ai. Người chị và người em kia cũng không có tên tuổi nào được hạn định nơi đâu. Đó là hai đứa con của trời và đất đẻ ra trong một mùa xuân hôn phối. Thì mai chị về em gửi gì không, là gửi cho chị hay cho ai? Làm sao ta dám quyết định? Chỉ biết rằng: chị hãy nhớ má em hồng. Nghĩa là: mùa xuân xanh còn tồn lưu mãi mãi trong mùa thu ly biệt. Đó là tặng vật của em trời trao chị đất – nhớ má em hồng là ký ức kỳ ảo Mnémesyne.
Chẳng hiểu sao đọc thơ Quang Dũng, Nguyễn Du, Hồ Dzếnh, Huy Cận, tôi thường nghĩ tới người Chiêm Thành. Tội lỗi ông cha chúng ta đối với dân tộc ấy kể cũng được chuộc phần nào, cũng như ngày xưa Homère đã giải oan cho người Troyens bị đắm chìm bởi người Hy Lạp.
Mấy bài thơ của Quang Dũng như giữ lại cho mọi người một niềm tương ứng mênh mông trong thời đại ngỗn ngang oan nghiệt, thế giới cùng xô ùa nhau vào hủy diệt, tàn phá, trong những trận tẩu hỏa nhập ma. Chiến tranh trong thời Quang Dũng dù sao cũng còn để lại cho người một dư địa để hoài niệm nhớ thương nhau. Nhưng dần dà, chút tình thương còn sót cũng mất đi giữa hỗn độn. Lúc bấy giờ e chỉ còn cửa quỷ đối thoại với nhà ma. Quang Dũng cũng linh cảm sự đó, nên bài “Đôi Mắt Người Sơn Tây” khép lại với mấy tiếng “bao giờ, bao giờ” ngậm ngùi khôn tả:
Ngựa chị dừng bên thác sao vàng
Sao rơi đáy nước vương chân ngựa
Buồn dâng đôi mi hàng lại hàng
Ta lại gián tiếp với một sự tình kỳ dị. Nói ra là buồn dưng đôi mi hàng lại hàng, nhưng có bao giờ mối sâu mênh mông và hầu như vô đối tượng lại tràn ra thành hàng lệ. Nhưng đây là hàng lệ riêng biệt của hư không đi về vui chơi êm đềm với không hư thái thiên nhiên tĩnh tịch. Người ta có thể khóc, nhưng không phải khóc vì một mối đoạn trường riêng tây trong một cảnh ngộ nhất định.
Hoặc đâu có phải bạ đâu khóc đó như bọn thy sỹ trung niên. Người ta khóc từ chín kiếp khóc về; như trận mưa vốn từ thiên thu rớt hột. Vì thế nên gọi là hàng lại hàng. Vì thế nên có chuyện sao rơi đáy nước. Vì thế nên có chuyện sao vương chưn ngựa. Chưn ngựa ở đây cũng mang đủ trùng quan thời gian vũ trụ nên mới có thể chạm vào bóng sao rơi từ thời gian tinh thể rớt về. Người và ngựa và sao và nước bỗng nhiên như nhiên đã đi vào cõi chung vạn vật nhất thể. Thì từ đó trở lại với đoạn đầu, từ câu hỏi mông lung tới lời đáp nhẹ nhõm, niềm mong nhớ mong là một tặng vật không lời, không nhất định là riêng biệt của riêng ai trao gửi lại cho ai. Người chị và người em kia cũng không có tên tuổi nào được hạn định nơi đâu. Đó là hai đứa con của trời và đất đẻ ra trong một mùa xuân hôn phối. Thì mai chị về em gửi gì không, là gửi cho chị hay cho ai? Làm sao ta dám quyết định? Chỉ biết rằng: chị hãy nhớ má em hồng. Nghĩa là: mùa xuân xanh còn tồn lưu mãi mãi trong mùa thu ly biệt. Đó là tặng vật của em trời trao chị đất – nhớ má em hồng là ký ức kỳ ảo Mnémesyne.
Chẳng hiểu sao đọc thơ Quang Dũng, Nguyễn Du, Hồ Dzếnh, Huy Cận, tôi thường nghĩ tới người Chiêm Thành. Tội lỗi ông cha chúng ta đối với dân tộc ấy kể cũng được chuộc phần nào, cũng như ngày xưa Homère đã giải oan cho người Troyens bị đắm chìm bởi người Hy Lạp.
Mấy bài thơ của Quang Dũng như giữ lại cho mọi người một niềm tương ứng mênh mông trong thời đại ngỗn ngang oan nghiệt, thế giới cùng xô ùa nhau vào hủy diệt, tàn phá, trong những trận tẩu hỏa nhập ma. Chiến tranh trong thời Quang Dũng dù sao cũng còn để lại cho người một dư địa để hoài niệm nhớ thương nhau. Nhưng dần dà, chút tình thương còn sót cũng mất đi giữa hỗn độn. Lúc bấy giờ e chỉ còn cửa quỷ đối thoại với nhà ma. Quang Dũng cũng linh cảm sự đó, nên bài “Đôi Mắt Người Sơn Tây” khép lại với mấy tiếng “bao giờ, bao giờ” ngậm ngùi khôn tả:
Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn?
Về núi Sài Sơn ngóng lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng
Về núi Sài Sơn ngóng lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng
Bao giờ ta gặp em lần nữa
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa
Đã hết sắc màu chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa
Đã hết sắc màu chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta
Khoảng trống lại trở về ngập khắp mép bờ ngôn ngữ. Như muốn đánh chìm hết mọi lời thân thiết đã thốt ra. Chúng ta không còn biết phải giải thích thơ Quang Dũng ra sao được nữa cả.
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa
Nhưng có lẽ ông không tin ở ngày ấy, ông không nghĩ rằng ngày nở hoa ấy sẽ về. Còn có bao giờ em nhớ ta? Nghĩa là không còn có bao giờ nữa cả? Chúng ta sẽ tiếp tục chết hết. Người ta sẽ tiếp tục giết nhau cho tới buổi chung cục thời gian. Cuộc chiến tranh ngày nay không còn chút gì giống như chiến tranh những thời đại trước. Có những cuộc chiến tranh huy hoàng như một trận mưa rào rực rỡ, làm hồi sinh con người trong tâm thức từ bi. Nhưng có những cuộc chiến tranh vốn từ trong tinh thể là làm tan rã tiêu diệt mất bản tính con người. Ngay cả con ngợm, con đười ươi cũng không còn sống sót một mống nào hết cả. Thì như thế? Còn có bao giờ em nhớ ta?
Người ta nhầm lẫn một cách kỳ quặc cái ý nghĩa sơ thủy của chiến tranh. Cuộc chiến tranh bao dong của những ông Nguyễn Huệ, chiến tranh bác ái của những ông Napoléon, chiến tranh đó không còn tự nhận diện ra mình nữa trong cuộc chiến tranh tàn phá ngày nay. Tolstoï ngày xưa chẳng hiểu gì về Napoléon hết cả, cũng như chúng ta ngày nay chẳng hiều gì cả về cuộc chiến tranh của chúng ta. Thật là cắc cớ. Còn có một chân lý dị thường ẩn tàng trong Dịch Kinh của Khổng Tử đang khiến mọi người tư tưởng ngậm ngùi không còn biết phải thốt bất cứ một lời gi trong hiện trạng năm châu. Bài thơ Quang Dũng hiện ra tại chỗ chênh vênh bát ngát và thê thảm nhất trong sử lịch con người. Nó chỉ đạm nhiên và thống thiết khơi rộng những khoảng trống vắng ra để cho mọi vấn đề được nhận định và tự tìm lời giải đáp.
Bàn luẩn quẩn mãi là vô lối. Chỉ nên thong dong đọc thơ như uống nước mía, như dõi theo cánh chuồn chuồn, như nằm ngủ gọi em Thúy Kiều em Thúy Vân em Đạm Tiên, em Hoạn Thư em Bạc Hạnh, em Sở Khanh, em Mã Giám Sinh, mọi mọi em em của em Tố Như Tử em Liệp Hộ em Thanh Hiên, em Hiền em Thánh, em Cành em Nhánh, em Trái Ớt, em Muối Tiêu, em Soài Riêng sa rụng, em Bương Cấn em Sài Sơn…
Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngóng lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng.
Về núi Sài Sơn ngóng lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng.
Tuy nhiên riêng đối với học sinh đang tập đi thi để cuối năm cưới vợ thì chớ nên lẩn thẩn chiêm bao đọc thơ nhiều quá.
Ùn tắc tiêu chí
"Đánh giá ùn tắc giao thông dựa trên tiêu chí kéo dài trên 30 phút mang tính chất định tính, chưa phù hợp với tình hình giao thông thực tế nên UBND TPHCM đề xuất bộ tiêu chí đánh giá mới."
Họ nói cái gì vậy cà? Chẳng lẽ phải theo lời ngài giám đốc VietNam Airlines về học lại tiếng Việt hay sao? Mà sao lại lớ lớ như tiếng Bắc Kinh thế này!
"Ùn tắc", có chỗ viết "ùng tắc", biết là gì rồi, nghe mãi cũng phải quen đi chứ. Nhưng sao không nói là "kẹt xe" như ở Miền Nam trước đây, cho dễ hiểu một chút? Sao cứ phải "ùn tắc", "ùng tắc" hay là "ủng tắc 壅塞" như mấy người Tàu há?
Còn hai chữ "tiêu chí"? Lâu nay tràn lan như nấm dại, chẳng thua gì "xử lý" loạn cào cào.
Giám đốc Sở Giao thông vận tải TPHCM (2017) giải thích thêm ở dưới: "đó là tiêu chí đánh giá hiện nay về kẹt xe." mà chẳng nói rõ gì hơn. Dù sao, cũng cám ơn ông đã dùng hai chữ "kẹt xe" thay vì "ùn tắc".
Thử tìm hiểu thêm về hai chữ "tiêu chí".
Gặp cái nhan đề to tướng như sau: "Bộ Giáo dục dự kiến 5 tiêu chí đánh giá sách giáo khoa."
Đọc xuống đoạn dưới bài báo, có ông giáo sư nói thêm: "Ban thường trực đề án đổi mới giáo dục phổ thông đã đưa ra 5 tiêu chuẩn đề xuất đánh giá sách giáo khoa."
À thì ra "tiêu chí" trong hai cái nhan đề ở trên chính là "tiêu chuẩn".
Nhưng đọc ở một chỗ khác, lại gặp câu sau: "Thủy Đông: Tập trung hoàn thành tiêu chí giao thông."
Xin đọc thêm: "Giao thông nông thôn là một trong những tiêu chí khó thực hiện của xã Thủy Đông, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An trong xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, xã tập trung nguồn lực để hoàn thành tiêu chí này."
"Tiêu chí" ở đây ý muốn nói cái gì cà?
Xem đây: "Phấn đấu năm 2019 đạt chuẩn xã nông thôn mới, vì vậy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thủy Đông đang nỗ lực hoàn thành những mục tiêu đề ra."
Hóa ra, "tiêu chí" cũng là "mục tiêu" các bạn ạ.
Tóm lại, tiêu chí = tiêu chuẩn = mục tiêu
Còn mấy chữ "tính chất định tính" trong cái nhan đề thứ nhất nghĩa là cái gì vậy?
Giản đơn
"Theo tui là phải thay đổi cách làm: phải biến thứ phức tạp thành cái giản đơn chứ đừng biến cái giản đơn thành phức tạp."
Đấy là lời "đỉnh-cao-trí-tuệ" của "ông Nguyễn Bá Thanh, với tư cách vừa là Trưởng ban Nội chính T.Ư, vừa là Bí thư Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng đã thẳng thắn chỉ rõ những bất cập trong quản lý hiện nay."
Cách nói lộn ngược này bắt đầu lan tràn ở khắp Việt Nam từ năm 1975.
Chẳng hạn, nói:
"giản đơn" thay vì "đơn giản";
"đảm bảo" thay vì "bảo đảm";
"triển khai" thay vì "khai triển";
v.v.
điên đảo thế giới 顛倒世界 |
Thử hỏi viết và nói lộn ngược như thế có đem lại cái gì hay ho cho tiếng Việt, nếu không chỉ là muốn ép buộc dân ta nói theo cách nói <thí dụ: jiǎn dān 简单(簡單)> của người Tàu? Tức là đi ngược lại những cố gắng của người dân miền Nam trước đã thành công ngày càng thoát khỏi áp lực về ngôn ngữ đến từ phương Bắc.
Thực ra, tiếng nói chỉ bày tỏ sự tiến hóa (hay thoái hóa) của một dân tộc. Phạm Quỳnh đã nói: "Tiếng ta còn, nước ta còn".
Hãy điểm qua vài biến chuyển lịch sử thế giới ngày nay. Sau Thế chiến thứ hai, có ba quốc gia phải chịu chung số phận đất nước chia đôi: Đức quốc, Hàn quốc và Việt Nam.
Năm 1990, Tây Đức (Cộng Hòa Liên Bang) và Đông Đức (Cộng Sản lệ thuộc Liên Xô) được thống nhất trở thành một quốc gia dân chủ tự do. Từ đó, mặc dù phải nâng đỡ một nửa số dân Đông Đức cũ, chậm lụt nghèo đói trong suốt mấy chục năm kiệt quệ dưới một thể chế độc tài công an, cả Đức quốc ngày nay đã trở thành một cường quốc thứ tư trên thế giới.
Trong khi đó, Hàn quốc vẫn chịu cảnh đất nước chia li. Nam Hàn theo khuynh hướng tự do dân chủ, ngày nay đã trở thành một quốc gia tiến bộ giàu mạnh. Còn Nhà nước Bắc Hàn chỉ là một phe đảng quân phiệt cuồng tín, đe dọa hòa bình thế giới, mà đời sống người dân hoàn toàn thụt lùi, thiếu cả áo mặc cơm ăn (xem: duy ý chí).
Riêng Việt Nam từ 1975 cũng đã thống nhất. Nhưng tiếc thay, thống nhất "lộn ngược" so với Đức quốc. Đã gần 40 năm sau ngày thống nhất theo "định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa", Nhà nước Việt Nam vẫn chạy theo mô hình Trung quốc (về mọi mặt: chính trị, kinh tế, giáo dục, ngôn ngữ, v.v.). Hơn thế nữa: nền kinh tế quốc gia bị lũng đoạn tận gốc rễ, tự do tín ngưỡng và ngôn luận bị đàn áp, văn hóa suy đồi, chủ quyền đất nước hiện bị đe dọa trầm trọng.
Bây giờ kẻ ngược người xuôi,
Biết bao giờ lại nối lời nước non?
Biết bao giờ lại nối lời nước non?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)