khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 4 tháng 2, 2022

Trang Nemo bị tạt nước vào mặt, khi người dân tự hành xử mà không cần chính quyền





Trốn thuế ngày càng gia tăng khi thương mại điện tử phát triển.





Đà Nẵng vắng khách du lịch 3 ngày đầu năm





Why Russia and China are strengthening relations





China and Russia declare “no limits” to their plan to rival US power





Nhạc Tết hè phố





Hai người Việt bị bắt tại Anh trong cuộc truy quét cần sa





Việt Nam có thể mở cửa hoàn toàn vào tháng 3





Mỹ tiếp tục giúp Việt Nam kiểm soát dịch bệnh | VOA





Nga-Trung liên minh chống phương Tây





Giòn giã pháo xuân nhâm dần ở hải ngoại





Bắc Kinh phớt lờ chuyện "tẩy chay ngoại giao" Thế Vận Hội mùa đông 2022





Tiệm Mọt, nơi gìn giữ tiếng Việt ở xứ người





Chiến lược Olympic của Tập Cận Bình





Olympic Bắc Kinh 2022: Nghi ngờ Tàu cộng theo dõi các vận động viên quốc tế





Tập Cận Bình "mượn" Thế Vận Hội Bắc Kinh phục vụ đối nội





Khủng hoảng Ukraina: 3000 lính Mỹ đến Đông Âu trấn an đồng minh





Miến Điện: Biểu tình kỷ niệm ngày đảo chính





Giám mục Kon Tum: vụ sát hại linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh không mang tính hệ thống.





Thứ Năm, 3 tháng 2, 2022

Ấn Độ phản đối ngoại giao Olympic Bắc Kinh





Nguyễn Văn Hoá đứng đầu danh sách khẩn cấp dành cho các nhà báo.





Tết với Thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà





The Inside Story: Ukraine-Russia Crisis





Polar Bear Right at Home in Chicago Snowstorm





How Antarctic penguins are revealing climate change





World Bank dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay đạt 5,5%





Việt Nam lần đầu loan tin về vụ linh mục Trần Ngọc Thanh bị sát hại





Nguyễn Văn Hóa dẫn đầu danh sách ‘10 trường hợp khẩn cấp nhất’ toàn cầu





Ukraina : Áp lực gia tăng buộc Luân Đôn mạnh tay với giới tài phiệt Nga ...





Cuba dùng thực phẩm giá Nhà nước để nhử người dân đói khổ, né biểu tình





Khủng hoảng Ukraina: Tàu cộng toan tính gì khi ủng hộ Nga ?





China, Kung Flu, Lunar New Year: Perfect Storm for Supply Chain Delays





On Ukraine’s border as tensions escalate with Russia





Gần 5 thập kỷ sau án lệ vụ Roe kiện Wade, phán quyết của toà tối cao có ...





Đi Chợ Tết ở Little Saigon





Du xuân ở đường mai Sài Gòn





Đốt pháo của Bộ Quốc phòng bị lập biên bản, dân phản ứng mạnh công an quận quay xe





Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam khai bút đầu xuân.





Phỏng Vấn tác giả Trần Gia Phụng: Mùa Xuân Nói Chuyện Đống Đa

 

Câu hỏi 1: Thưa giáo sư, nhân dịp đầu Xuân Ất Dậu, và Chủ Nhật hôm nay lại rơi đúng vào một ngày lễ lớn của dân tộc, đó là ngày kỷ niệm Vua Quang Trung đại thắng quân Thanh tại gò Đống Đa, Mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu 1789. Được biết giáo sư vừa cho xuất bản cuốn "Nhà Tây Sơn", nên chúng tôi xin giáo sư dành cho cuộc phỏng vấn ngày hôm nay. Trước hết, xin Gs. vui lòng cho nghe sơ lược về bối cảnh lịch sử nước ta lúc bấy giờ như thế nào?
Trả lời: Kính chào ông Hồng Phúc, kính chào quý vị thính giả nghe đài Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngoại. Trước hết tôi xin cảm ơn ông Hồng Phúc lại phỏng vấn tôi một lần nữa, và phỏng vấn một đề tài liên hệ đến quyển sách tôi vừa xuất bản, đó là quyển Nhà Tây Sơn.
Về vấn đề bối cảnh lịch sử trước khi xảy ra trận đánh Việt Hoa năm 1789, thì phải nói tình hình nước ta lúc đó rất phức tạp, đầy bất ổn. Tôi xin kể từ trong Nam ra đến Bắc, bởi vì trọng tâm của chúng ta sẽ dừng ở Bắc hà.
Ở trong Nam, chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Ánh tái chiếm Gia Định từ năm 1787. Đông Định Vương Nguyễn Lữ của nhà Tây Sơn chạy về Quy Nhơn và từ trần ở đây sau đó không bao lâu. Ở miền Trung, từ Bình Thuận ra tới Quảng Ngãi thuộc quyền của Thái Đức Đế Nguyễn Nhạc. Nguyễn Nhạc đóng đô ở Hoàng Đế Thành, tức thành Đồ Bàn ở Quy Nhơn. Từ Quảng Nam ra tới Nghệ An do Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ cai trị. Tuy Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ là hai anh em ruột, cùng nhau khởi nghĩa năm 1771, nhưng vì tranh chấp quyền lợi sau cuộc Bắc tiến lần đầu năm 1786 của nhà Tây Sơn, hai anh em đem quân đánh nhau năm 1787, và cuối cùng thỏa thuận chia vùng đất cai trị như vừa trình bày, và không xen lấn vào công việc lẫn nhau.
Trong khi đó, tình hình Bắc hà cũng xáo trộn không kém. Năm 1786, Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ dẫn quân Tây Sơn chiếm Thuận Hóa, tiến ra Bắc, tiêu diệt Trịnh Khải, trả quyền lại cho vua Lê. Khi lực lượng Tây Sơn rút về Nam, con cháu họ Trịnh lại nổi lên trở lại. Vua Lê lúc bấy giờ là Lê Chiêu Thống (trị vì 1786-1789) lại mời Nguyễn Hữu Chỉnh, người Bắc hà nhưng đã theo phò gia đình Tây Sơn, lúc đó đang ở Nghệ An, ra Thăng Long để dẹp họ Trịnh. Nguyễn Hữu Chỉnh dẹp xong con cháu họ Trịnh, lại chuyên quyền và quay qua muốn gây hấn với Tây Sơn ở trong Nam. Nguyễn Huệ liền cử Võ Văn Nhậm, Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân ra Bắc dẹp Nguyễn Hữu Chỉnh. Chỉnh bỏ chạy rồi bị bắt giết. Vua Lê Chiêu Thống cũng bỏ chạy luôn. Võ Văn Nhậm đưa chú của Chiêu Thống là Lê Duy Cận lên làm Giám quốc. Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ, vốn nghi kỵ Võ Văn Nhậm vì Nhậm là con rể của Nguyễn Nhạc, lấy cớ Võ Văn Nhậm không thận trọng để cho Lê Chiêu Thống bỏ chạy, đã tự cầm quân ra Thăng Long giết Nhậm, giao quyền thống lĩnh lực lượng Tây Sơn ở Bắc hà cho Ngô văn Sở.
Về phần họ Lê, trong lúc Lê Chiêu Thống lẫn trốn ở Bắc hà, thì mẹ của nhà vua đem con của nhà vua, vượt ải Thủy Khẩu, qua Long Châu cầu cứu với nhà Thanh vào tháng 7 năm mậu thân (1788). Nhà Thanh liền chụp lấy cơ hợi đem quân xâm lăng nước ta.
Câu hỏi 2: Thưa Gs. lúc đó tình hình nước Trung Hoa ra sao?
Trả lời: Thưa ông, để hiểu rõ vấn đề hơn, có lẽ cũng cần cần phải nói đến nước Trung Hoa nữa. Trước hết, từ năm 1644 là năm nhà Thanh chính thức từ Mãn Châu vào cai trị Trung Hoa, cho đến gần cuối thế kỷ 19, nước Trung Hoa tương đối hòa bình và ổn định. Dân số Trung Hoa gia tăng khá cao. Đất đai canh tác thiếu; triều đình nhà Thanh phải tìm kiếm thêm đất để di dân. Từ đó, nhà Thanh gởi quân đi xâm lấn các lân bang, mở rộng biên giới.
Thứ hai, vua Trung Hoa lúc đó là Thanh Cao Tông (trị vì 1736-1795), tức Càn Long (Ch'ien-lung). Càn Long là vị vua đầy tham vọng đế quốc. Ông gởi quân mở rộng biên cương phía bắc và phía tây, rất tự hào rằng ông đã lập được nhiều chiến công lẫy lừng. Gần nhất, vào năm 1787, Thanh Càn Long cử Phúc Khang An đem quân chiếm Đài Loan. Sau Đài Loan, Càn Long nhìn xuống Đại Việt và Đông nam Á, và chờ đợi thời cơ tiến chiếm vùng nầy.
Thứ ba, năm 1790, Càn Long sẽ làm lễ "bát tuần khánh thọ" (mừng 80 tuổi). Ông muốn tìm kiếm một chiến công ở ngoài biên cương để tăng thêm hào quang rực rỡ của triều đại ông.
Do những lẽ đó, việc bà mẫu hậu, mẹ của vua Lê Chiêu Thống chạy sang cầu viện là cơ hội tốt cho vua Càn Long thực hiện tham vọng bành trướng bá quyền của ông. Ông liền chụp lấy cơ hội, quyết định cử Tôn Sĩ Nghị lãnh đạo quân đội bốn tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây (tức Lưỡng Quảng), Vân Nam và Quý Châu (tức Vân Quý) tiến đánh nước Việt, dưới chiêu bài mà các chỉ dụ của Càn Long thường nhắc đến là "vỗ về nước nhỏ, nối dòng kế vị đã mất".
Vua Càn Long còn chuẩn bị cả việc đánh chiếm luôn xuống địa bàn của nhà Tây Sơn từ Thuận Hóa trở vào nam. Trong chỉ dụ ngày 12 tháng 10 năm mậu thân (1788), Càn Long cho rằng vùng nầy vốn là đất của Chiêm Thành, và "đất của Chiêm Thành trả lại cho Chiêm Thành càng danh chính ngôn thuận..." Trả lại đất cho Chiêm Thành chỉ là cái cớ bề ngoài để mở cuộc hành quân về phía nam, chiếm trọn nước ta. Trong chỉ dụ ngày 19 tháng 12 cùng năm, Càn Long ra lệnh: "Theo trẫm, Tôn Sĩ Nghị nên tiến một đoạn, Ô Đại Kinh cũng mang binh tiến về hướng Quảng Nam..." Càn Long còn lo ngại Xiêm La (Thái Lan ngày nay) sẽ phỗng tay trước, chiếm Đàng Trong, rồi sau đó tiến đánh Đàng Ngoài.
Những chỉ dụ của Càn Long được ghi lại trong chính sử Trung Hoa cho thấy rõ ràng Càn Long âm mưu xâm chiếm nước ta để tiến xuống Đông nam Á. Nói cho cùng, tất cả các nhà cầm quyền Trung Hoa đều nuôi tham vọng bành trướng và họ không bao giờ bỏ lỡ cơ hội xâm lăng. Đó là bức tranh tổng quát làm bối cảnh cho cuộc chiến tranh Việt Hoa năm 1789.
Câu hỏi 3: Thưa Gs. vua Quang Trung nổi tiếng là một nhà quân sự có phép hành quân thần tốc, xin Gs. cho nghe về chiến lược tiến đánh Bắc Hà của vua Quang Trung được chuẩn bị ra sao" Diễn tiến trận đánh như thế nào?
Trả lời: Qua những trận đánh của Nguyễn Huệ ở trong Nam và qua cuộc hành quân Bắc tiến diệt Trịnh năm 1786, điểm đặc biệt trong chiến thuật hành quân của Nguyễn Huệ là bất ngờ và thần thốc. Trong cuộc chiến năm 1789, mà dân chúng thường hay gọi là chiến thắng Đống Đa, vua Quang Trung cũng thế.
Theo nhật ký của Giáo hội Thiên Chúa giáo Bắc kỳ về những sự kiện đáng ghi nhớ xảy ra trong địa phận giáo hội từ tháng 10-1788 đến tháng 7-1789, thì dân chúng ngoài Bắc biết tin quân Mãn Thanh sẽ xâm lăng Đại Việt từ tháng 10-1788. Ngay lúc đó, chắc chắn Ngô Văn Sở biết tin nầy, và chắc chắn Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ cũng biết tin nầy. Đây là cơ hội thuận tiện để Nguyễn Huệ thực hiện ý định lên ngôi vua, mà ông đã để lộ sau vụ bắt giết Võ Văn Nhậm ở Thăng Long từ đầu năm mậu thân (1788). Sau hơn một tháng chuẩn bị triều nghi, sắp đặt việc bảo vệ Phú Xuân, Nguyễn Huệ làm lễ đăng quang ngày 25 tháng 11 (22-12-1788), rồi kéo quân bắc tiến.
Di chuyển trong bốn ngày, Tây Sơn dừng quân tại Nghệ An ngày 29 tháng 11 (âm lịch). Tại đây, vua Quang Trung đã mời La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp đến hội kiến. Trong cuộc gặp gỡ, nhà vua bàn luận với Nguyễn Thiếp kế hoạch hành quân. Nguyễn Thiếp nói: "Người Thanh ở xa tới, mệt nhọc, không biết tình hình khó dễ thế nào, thế nên chiến thủ thế nào. Và nó có bụng khinh địch. Nếu đánh gấp đi thì không ngoài 10 ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó."
Lời bàn của Nguyễn Thiếp rất hợp ý với vua Quang Trung. Lo việc tuyển quân mười ngày ở Nghệ An và Thanh Hoa, vua Quang Trung lại tiếp tục dẫn quân ra đi ngày mồng 10 tháng chạp (5-1-1789). Ngày 20 tháng chạp (15-1-1789), nhà vua đến Tam Điệp. Nơi đây, lực lượng Tây Sơn ở Bắc hà do đại tư mã Ngô Văn Sở chỉ huy đang đợi nhà vua. Ở lại Nghệ An và Thanh Hoa mười ngày, nghỉ ngơi tại Tam Điệp cũng mười ngày, vua Quang Trung lại mở cuộc tấn công ào ạt gấp rút trong sáu ngày sau là thanh toán chiến trường.
Câu hởi 4: Xin Gs. cho nghe chi tiết diễn tiến của cuộc chiến như thế nào?
Trả lời: Thưa ông, ngày 30 tháng chạp (25-1-1789), tại Tam Điệp, vua Quang Trung cho mở tiệc khao quân, tuyên bố ăn Tết trước khi lên đường, hẹn ngày mồng 7 năm mới, sẽ vào thành Thăng Long mở tiệc mừng chiến thắng.
Tối hôm đó (30 Tết), quân Tây Sơn vượt sông Giản ở Ninh Bình. Đến Sơn Nam, trấn thủ Hoàng Phùng Nghĩa, tướng của vua Lê Chiêu Thống, bỏ chạy. Các toán thám tử của quân Thanh đều bị quân Tây Sơn chận bắt giết sạch, nên tin tức không lọt về Thăng Long.
Không nghỉ ngơi, vua Quang Trung thúc quân tiếp đến Hà Đông. Đêm mồng 3 Tết Kỷ Dậu (28-1-1789), nhà vua cho quân vây kín đồn Hà Hồi (huyện Thường Phúc, Hà Đông), rồi ra lệnh các tướng đặt loa hô lớn; quân sĩ đồng thanh đáp ứng vang trời, làm cho quân trong thành nghe lớn tiếng, sợ hãi xin hàng.
Sau Hà Hồi, lực lượng Tây Sơn đến Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì) sáng sớm mồng 5 Tết (30-1-1789). Đây là phòng tuyến chính của quân Thanh để bảo vệ Thăng Long. Vua Quang Trung biết quân Thanh phòng thủ ở đây khá kiên cố, trên thành có đại bác và chung quanh thành có địa lôi (mìn = landmine) bảo vệ.
Câu hỏi 5: Thưa Gs hồi đó mà cũng đã có địa lôi rồi sao?
Trả lời: Thưa vâng, người Việt cũng như người Trung Hoa đều đã phát kiến chất nổ từ rất sớm. Về phía người Việt, năm 1390, quân của nhà Trần đã dùng súng bắn hạ Chế Bồng Nga, một vị vua anh hùng của Chiêm Thành. Chẳng những thế, ông Hồ Nguyên Trừng, con của Hồ Quý Lý đã chế súng thần công vào đầu thế kỷ 15. Vì vậy, khi chiếm nước ta năm 1407, người Minh đưa gia đình Hồ Quý Ly về Trung Hoa chứ không giết, và theo tác giả Lê Quý Đôn, Hồ Nguyên Trừng được nhà Minh phong làm thượng thư để chế súng thần công cho nhà Minh. Có chất nổ thì sáng chế được địa lôi đâu có khó khăn gì thưa ông.
Câu hỏi 6: Rồi vua Quang Trung đối phó ra sao?
Trả lời: Thưa ông, thưa quý vị thính giả nghe đài, nhà vua sắp đặt cách tấn công như sau: Đi đầu là tượng binh gồm 100 thớt voi to khỏe (theo Cao Tông thực lục), trong đó có một số voi trang bị súng thần công (theo Thánh vũ ký), vừa bộ chiến tấn công, vừa phá thế trận địa lôi bao quanh thành Ngọc Hồi, vừa dùng súng phá thành. Sau tượng binh là toán cảm tử xung phong. Theo Hoàng Lê nhất thống chí, vua Quang Trung cho lấy 60 tấm ván, ghép ba tấm thành một bức lớn, bện rơm (ngọn cây lúa bị cắt khi gặt) thấm nước bao bọc ở ngoài, 10 người khiêng một bức, tất cả có 20 bức đi trước. Tiếp theo mỗi bức ván lớn làm mộc che là 20 quân sĩ mang đầy đủ vũ khí, dàn hàng ngang tiến tới. Theo Cao Tông thực lục, vua Quang Trung không dùng ván, mà dùng rạ (thân cây lúa còn lại sau khi gặt), bó thành bó tròn lớn làm mộc, lăn chạy trước, theo sau là khinh binh tấn công rất dũng mãnh.
Cuộc tấn công đồn Ngọc Hồi khai diễn sáng sớm mồng 5 Tết Kỷ Dậu (30-1-1789). Trong thành, quân Thanh bắn súng ra dữ dội, nhưng quân Tây Sơn nhất quyết thúc voi tiến tới, dùng súng đại bác phá hủy thành. Kỵ binh của quân Thanh tiến ra khỏi thành gặp tượng binh của Tây Sơn, liền hoảng sợ bỏ chạy. Thành bị phá, quân Tây Sơn tràn vào thành đánh cận chiến. Quân Tây Sơn rất thiện nghệ về cận chiến (võ Bình Định), chia quân Thanh thành từng toán nhỏ, rồi tiêu diệt. Quân Thanh chết rất nhiều. Số quân Thanh bỏ chạy bị chính địa lôi của họ nổ làm cho thiệt mạng. Những kẻ thoát được, lại bị cánh quân Tây Sơn do đô đốc Bảo chỉ huy, từ hướng Đại Áng tiến lên đánh đuổi tiếp.
Dưới đây là hình ảnh vua Quang Trung trong trận chiến Ngọc Hồi ngày mồng 5 tháng giêng năm kỷ dậu do một người Tây phương lúc đó chạy loạn vì chiến cuộc, chứng kiến và kể lại.
"Ngày 30-1 [mồng 5 tháng giêng âm lịch], Quang Trung rời Kẻ Vôi [Hà Hồi] trên lưng voi và đến chung sức, khuyến khích đội ngũ ông, nhưng khi thấy họ chiến đấu không hăng hái lắm, ông liền bỏ voi và dùng ngựa. Theo lời đồn, ông đeo hai cái đoản đao (gươm) và chạy ngang dọc chém rơi đầu nhiều sĩ quan và binh lính Trung Hoa làm rất nhiều người chết về tay ông. Ông luôn mồm hô xung phong và lúc nào cũng ở trận tuyến đầu."
Câu hỏi 7: Sau đó thì sao, thưa Gs?
Trả lời: Thưa ông, sau khi hạ đồn Ngọc Hồi, quân Tây Sơn tiếp đánh các đồn quân Thanh ở Văn Điển (Thanh Trì, Thường Tín, Hà Đông), Yên Quyết (ngoại thành Hà Nội). Quân Thanh thiệt hại nặng, đề đốc Hứa Thế Hanh, tổng binh Trương Triều Long, Thượng Duy Thanh đều tử trận.
Ngoài ra, một cánh quân Tây Sơn khác đến vây Sầm Nghi Đống tại Loa Sơn (gò Đống Đa) ở Khương Thượng (ngoại ô Thăng Long). Sau một hồi chống cự quyết liệt, thế quân Thanh yếu dần, lại không được tiếp ứng; Sầm Nghi Đống biết không có cách gì thoát thân, liền thắt cổ tự tử trên cây đa. Binh sĩ dưới quyền Sầm Nghi Đống đều tử trận. Người ta ước lượng số quân Thanh chết trong trận đánh nầy khoảng hơn 1,000 người.
Trong khi đó, được tin đồn Ngọc Hồi thất thủ sáng mồng 5 Tết Kỷ Dậu, Tôn Sĩ Nghị sai lãnh binh Quảng Tây là Thang Hùng Nghiệp cùng Phan Khải Đức (người Việt, trấn thủ Lạng Sơn về hàng quân Thanh) đi quan sát tình hình.
Liền trưa hôm đó, quân Tây Sơn xuất hiện tại Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị không kịp mặc giáp và thắng yên cương, đã vội lên ngựa bỏ trốn cùng vài kỵ binh, bỏ lại lại ấn quân, sắc thư, cờ tiết...57 Sau khi qua khỏi cầu nổi Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị ra lệnh chặt đứt cầu nổi,58 bỏ chạy về hướng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang). Số người chết đuối nhiều không thể đếm hết được. Ở đây có tài liệu viết rằng cầu nổi bị đứt, nhưng tôi theo tài liệu của sử nhà Thanh viết rằng chính Tôn Sĩ Nghị đã ra lệnh chặt đứt cầu phao.
Lê Chiêu Thống, lúc bấy giờ có mặt trong doanh trại Tôn Sĩ Nghị, liền chạy theo họ Tôn, chỉ kịp sai người về cung hộ vệ thái hậu cùng hoàng tử vượt sông. Em vua là Lê Duy Chỉ đưa hoàng phi và cung tần đến bến sông thì cầu đã bị chặt đứt, không qua sông được, phải bỏ trốn về hướng tây.
Tướng Ô Đại Kinh, tiến quân từ Vân Nam vào Đại Việt, đóng bản doanh ở Phú Thọ (lúc đó thuộc Sơn Tây), được tin Tôn Sĩ Nghị thất trận, đã nhờ một cựu quan nhà Lê tên là Hoàng Văn Thông hướng dẫn rút lui trở về lại Vân Nam.
Câu hỏi 8: Thưa Gs., voi là thú rừng, không quen nghe tiếng nổ, vậy khi ra trận nghe tiếng đại bác ngay bên tai, chúng chạy rối loạn trận tuyến lên thì sao?
Trả lời: Thưa ông Hồng Phúc, thưa quý thính giả nghe đài, câu hỏi nầy rất lý thú. Khi tôi đọc được tài liệu về việc vua Quang Trung đặt súng thần công trên lưng voi để đánh trận Ngọc Hồi, tôi cũng lấy làm lạ và không hiểu cách sử dụng voi chở súng như thế nào, nên tôi có hỏi nhiều cựu sĩ quan trong quân đội chúng ta trước năm 1975, là những người có kinh nghiệm chiến trận. Phản ứng đầu tiên của các bậc niên trưởng là hỏi tôi thật sự có tài liệu đó hay không" Tôi không ngạc nhiên về câu hỏi nầy, vì chính tôi là người học sử, mà tôi cũng mới biết điều nầy và tôi thấy đây là lần đầu tiên và lần duy nhất trong Việt sử nghe nói đến việc đặt đại bác trên lưng voi để tấn công.
Tôi xác quyết với các bậc niên trưởng rằng tôi đọc điều đó trong Thánh vũ ký của tác giả đời nhà Thanh là Ngụy Nguyên, được giáo sư Hoàng Xuân Hãn dịch lại đăng trong sách La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn (tập 2, tr. 1344). Tôi còn thêm rằng người Thanh không dại gì mà đi khen vua Quang Trung, nhưng họ viết như thế thì phải có thật. Tôi không biết đây là sáng kiến của vua Quang Trung, hay vua Quang Trung học được của ai"
Vấn đề thứ hai các bậc niên trưởng hỏi thêm tôi rằng khi bắn, tiếng nổ, chớp lửa của đại bác sẽ làm cho voi sợ, và voi sẽ lồng lên làm rối loạn đội ngũ thì sao" Thật sự tôi cũng không biết, vì sách Thánh vũ ký chỉ nói thế, chứ không viết gì hơn. Do đó, tôi suy đoán rằng có thể các ông quản tượng, tức là những người huấn luyện và điều khiển voi, có thể lấy giẻ nhét vào tai voi để làm giảm tiếng động, và che mắt voi, cho voi khỏi thấy thấy ánh lửa, giống như che mắt ngựa khi đi vào chỗ đám cháy.
May mắn là trong tháng 6 vừa qua, tôi có việc qua California. Tôi gặp được tiến sĩ Nguyễn Duy Chính, ở Đại học Irvine, hiện đang nghiên cứu về vua Quang Trung. Tôi đem vấn đề của Thánh vũ ký đã viết, ra bàn với anh Chính. Anh Chính cho tôi mượn hai quyển sách bằng Anh ngữ về vấn đề chiến tranh của Miến Điện và Xiêm La tức Thái Lan. Đó là sách của Amranand, Ping and William, Warren: The Elephant in Thai Life & Legend [Voi Thái Lan: đời sống và truyền thuyết], Bangkok, Thailand: Moonsoon Editions Ltd. Partnership, 1998 và sách của Ian Heath, Armies of the Nineteenth Century: Asia (vol. IV: Burma and Indo-China) [Quân đội thời thế kỷ 19: Á Châu (tập IV về Miến Điện và Ấn Hoa)], Nottingham, Great Britain: Foundry Books, 2003.
Hai sách nầy cho biết người Miến và người Xiêm tức người Thái đã dùng voi chở đại bác để tấn công trong cuộc chiến dai dẳng giữa hai nước nầy. Khi ra trận, đại bác loại nhỏ được đặt ngược trên lưng voi, mũi súng về phía đuôi voi. Mỗi lần bắn, quay ngược con voi, đuôi voi về phía mục tiêu, rồi bắn, như thế sẽ tránh tiếng nổ và ánh chớp lửa trước đầu voi. Trong hai sách nầy có cả hình voi có đại bác trên lưng, mũi súng quay về phía đuôi voi.
Như thế, vua Quang Trung, xuất thân từ miền rừng núi Tây Sơn, vốn thiện nghệ về voi trận, có thể đã học được cách phối hợp giữa voi và đại bác hoặc từ người Xiêm mà ông đã bắt làm tù binh sau trận đánh tan tành đoàn quân Xiêm do Nguyễn Phúc Ánh cầu viện năm 1874 tại Rạch Gầm và Xoài Mút, hoặc từ người Lào thường qua lại buôn bán với người Chiêm Thành, vì người Lào thường liên lạc với người Miến và người Xiêm, hoặc từ người Chiêm Thành, vốn có nhiều ở vùng rừng núi Tây Sơn, Quy Nhơn, nơi có thành Đồ Bàn là đế đô của Chiêm Thành.
Dù học được từ đâu, sáng kiến táo bạo đưa voi chở đại bác để xông trận, công phá thành trì đối phương để cuối cùng chiến thắng vẻ vang, thì thật là tài tình. Đây là một bất ngờ đối với cả quân Thanh. Trong "Tám điều quân luật" mà Tôn Sĩ Nghị đã ban hành trước khi xuất quân, Tôn Sĩ Nghị đã báo động rằng lực lượng Tây Sơn rất thiện nghệ về voi trận, và ông đã dạy cho lính Thanh biết cách chống lại voi trận, nhưng không thấy ông đề cập đến chuyện Tây Sơn đặt súng trên lưng voi để xông trận.
Ông Hồng Phúc thấy không, kho tàng sử học của chúng ta còn chứa biết bao nhiêu bí ẩn thú vị mà chúng ta chưa khám phá hết mà thôi .
Câu hỏi 9: Thưa Gs., chúng tôi có đọc được một tài liệu nói rằng trận Đống Đa không phải là một trận lớn, chẳng qua là vì lòng tự hào dân tộc mà chúng ta thổi phồng chiến công này của vua Quang Trung lên mà thôi. Giáo sư nghĩ sao về lời bình phẩm này?
Trả lời: Thưa ông Hồng Phúc, ông không nêu tên tài liệu đó ra, nhưng tôi cũng đoán được tài liệu nầy rồi, vì tài liệu nầy đã một thời gây dư luận xôn xao. Ở đây tôi chỉ xin nhắc lại điều tôi đã thưa với ông khi ông phỏng vấn tôi lần trước, rằng người viết sử là người cố gắng trình bày lại quá khứ như nó đã xảy ra. Còn sử dụng quá khứ đó, tức sử dụng tài liệu sử học vào những công việc gì, thì tùy vào mục đích của từng người. Ví dụ nhà giáo dục sử dụng sử học để hướng dẫn, giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ. Những người làm chính trị sử dụng sử học để tranh đấu và biện minh cho lý tưởng của mình.
Tác giả của tài liệu mà ông đề cập đến là một nhà chính trị. Mà đã là nhà chính trị, thì người ta sử dụng lịch sử theo ý của họ để phục vụ cho ý đồ chính trị của họ. Tôi xin miễn đề cập ở đây. Tôi chỉ xin trở lại ý nghĩa đích thực của chiến thắng Đống Đa năm 1789.
Muốn thấy rõ ý nghĩa và giá trị chiến thắng Đống Đa năm 1789, chúng ta phải đặt chiến thắng nầy trong bối cảnh lịch sử mà nó đã xảy ra. Vì vậy, khi mở đầu, tôi hơi dài dòng về bối cảnh lịch sử Trung Hoa. Tất cả các nhà cầm quyền Trung Hoa, kể cả các nhà cầm quyền hiện nay của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, đều nuôi tham vọng bá quyền ở Đông Nam Á. Họ vẽ bản đồ Trung Hoa bao gồm cả Việt Nam và một số nước ĐNÁ. Qua đài phát thanh, chúng ta không thể xem bản đồ, nhưng chỉ cần nghe cách họ đặt các địa danh cũng biết tham vọng của họ. Ví dụ Biển Đông của chúng ta, thì họ gọi là Nam Hải. Ví dụ quần đảo Indonesia, thì họ gọi là quần đảo Nam Dương. Nam Hải và Nam Dương là biển nhỏ và biển lớn ở phía nam của Trung Hoa, tức là kín đáo ghi nhận rằng vùng nầy thuộc Trung Hoa.
Trở lại vấn đế năm 1789, như tôi đã thưa trên đây, theo tài liệu trong bộ Cao Tông thực lục, một bộ chính sử đời Thanh, chép việc đời vua Thanh Cao Tông tức Thanh Càn Long, thì vua Càn Long có ý định đánh tràn xuống Đàng Trong, tức miền Nam Đại Việt để tranh giành ảnh hưởng với Xiêm La. Dĩ nhiên, nếu nhà Thanh nuốt được Đại Việt thì chắc chắn họ không dừng tại đó. Đo đó, vua Quang Trung chiến thắng nhà Thanh năm 1789 cũng giống như nhà Trần chiến thắng nhà Nguyên vào thế kỷ 13, và Lê Lợi chiến thắng nhà Minh vào thế kỷ 15, vừa để bảo vệ độc lập dân tộc Việt chúng ta, vừa đánh tan giấc mộng xâm lăng và bành trướng của những nhà lãnh đạo Bắc phương.
Đó là giá trị và ý nghĩa đích thực của chiến thắng Đống Đa năm 1789, thưa ông Hồng Phúc và thưa quý vị thính giả nghe đài.
Câu hỏi 10: Thưa Gs., về con số "20 vạn" tức 200 ngàn quân Thanh bị vua Quang Trung đánh tan, là một con số khá cao, và lịch sử vẫn còn nhiều tranh luận, chưa có sự đồng thuận nào trên văn tự. Theo giáo sư, con số xác thực là bao nhiêu?
Trả lời: Thưa ông Hồng Phúc, để biết về số lượng quân Thanh vào Đại Việt, chúng ta nên đi vào một số chi tiết rườm rà.
Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quân Thanh vào nước ta bằng ba đường: thứ nhất từ Quảng Tây xuống Nam Quan do Tôn Sĩ Nghị và Hứa Thế Hanh lãnh đạo, thứ nhì từ Điền Châu qua Cao Bằng do Sầm Nghi Đống chỉ huy, và thứ ba từ Vân Nam và Quý Câu qua Tuyên Quang do đề đốc Vân Nam là Ô Đại Kinh dẫn đầu. Tuy nhiên, cánh quân của Sầm Nghi Đống chỉ là một phần nhỏ của cánh quân Tôn Sĩ Nghị, nên thực sự chỉ có hai đường chính như Hoàng Lê nhất thống chí viết.
Theo bài "Càn Long chinh vũ An Nam ký" trong sách Thánh vũ ký của Ngụy Nguyên (Wei Yuan, 1794-1857) đề tựa năm 1842, thì quân Trung Hoa vào Đại Việt bằng ba hướng: thứ nhất là từ Quảng Tây qua ải Nam Quan, thứ nhì là từ Khâm Châu (Quảng Đông) đi đường biển xuống Hải Đông (Hải Dương), và thứ ba là đường từ Mông Tự (Vân Nam) qua Tuyên Quang. Như thế, ngoài hai đường bộ từ Quảng Tây và từ Vân Nam đánh qua, nhà Thanh còn điều động thêm lực lượng đường thủy.
Ở đây có một điểm cần thêm là theo một sắc thư của vua Càn Long nhà Thanh gởi cho Tôn Sĩ Nghị, mà viên tướng nầy đã bỏ lại khi trốn chạy, thì vua Thanh khuyên Tôn Sĩ Nghị nên tiến quân có kế hoạch từ từ "đợi khi nào thủy quân ở Mân [Phúc Kiến], Quảng [Quảng Đông] đi đường bể sang đánh mặt Thuận Hóa và Quảng Nam rồi, bộ binh sẽ tiến lên sau. Nguyễn Huệ trước sau bị địch thế tất phải chịu." Điều nầy chứng tỏ nhà Thanh không phải chỉ dùng đường thủy đổ quân ở Hải Dương mà còn dự tính dùng đường thủy đánh bọc hậu xuống Quảng Nam, rồi tiến ngược trở lên.
Ở đây chúng ta chỉ bàn đến hai đường tiến quân chính của Tôn Sĩ Nghị và của Ô Đại Kinh, dựa trên ba nguồn tài liệu chính: đó là tài liệu Trung Hoa, tài liệu Việt Nam và tài liệu của các người Tây phương.
Theo Cao Tông thực lục, cánh quân Lưỡng Quảng do Tôn Sĩ Nghị trực tiếp điều động là một vạn người (10.000). Số quân nầy chia thành hai khi đến Lạng Sơn. Hai ngàn (2,000) người ở lại Lạng Sơn, còn 8,000 người tiếp tục tiến đánh Thăng Long. Trong sách Thánh vũ ký, Ngụy Nguyên cũng chép lại như thế. Cũng theo Cao Tông thực lục, ở phía tây, đề đốc Vân Nam là Ô Đại Kinh đem 5,000 quân qua đường Tuyên Quang. Như thế, theo chính sử Trung Hoa, tổng số quân Thanh cả hai cánh là 15,000 người. Tài liệu nầy không nhắc đến số quân do Sầm Nghi Đống ở Điền Châu lãnh đạo, mà các tài liệu Trung Hoa không biết đi khi nào và bao nhiêu quân. Ngoài ra, trong cuộc viễn chinh lần nầy của nhà Thanh, Tôn Vĩnh Thanh chỉ huy đoàn tiếp liệu chuyển vận lương thực cũng rất đông đảo, có thể khoảng 10.000 người.
Đáng chú ý là trước đó, trong cuộc viễn chinh ở phía tây tỉnh Tứ Xuyên (Trung Hoa) vào năm 1776, Càn Long đã đưa tám vạn quân để đánh hai bộ lạc chỉ có khoảng 150.000 dân. Vua Thanh biết Đại Việt đông dân hơn nhiều, nên không thể chỉ gởi hơn một vạn quân mà thôi.
Sách Hoàng Lê nhất thống chí, hồi thứ 13, tóm tắt đại lược hịch của Tôn Sĩ Nghị, có viết rằng họ Tôn: "điều động năm mươi vạn quân thẳng tới La thành [Thăng Long]..." Năm mươi vạn nghĩa là 500.000 quân. Con số nầy lớn quá, do người Thanh tuyên truyền kể thêm, để binh sĩ hăng hái ra đi.
Trong "Tờ chiếu phát phối hàng binh người nội địa" của vua Quang Trung, do Ngô Thời Nhậm soạn có đoạn viết: "Trẫm ứng mệnh trời, thuận lòng người, nhân thời thế làm việc cách mệnh, dùng binh lính bình định thiên hạ. Viên Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị các người, tài đong đấu ra, nghề mọn thêu may, không biết những điều chủ yếu trong việc dùng binh, vô cớ đem 29 vạn quân ra khỏi cửa quan, vượt núi trèo đèo, vào sâu hiểm địa, xua lũ dân vô tội các ngươi vào vòng mũi tên ngọn giáo. Đó đều là tội của viên Tổng đốc nhà các ngươi."
Con số hai mươi chín vạn viết trên đây tuy do Ngô Thời Nhậm, người trong cuộc, đưa ra trong một văn thư có tính tuyên truyền, thì cũng chưa hẳn sát với thực tế. Có tài liệu thì viết rằng lực lượng quân Thanh xâm lăng Đại Việt lên khoảng hai mươi vạn tức 200.000 quân.
Cả hai số liệu nầy về hai phía Việt (quá nhiều) cũng như Trung Hoa (quá ít) đều cần phải cẩn án lại. Theo tâm lý thông thường, do tinh thần yêu nước, sử liệu Trung Hoa thường hạ số liệu quân đội viễn chinh xuống, để khi chiến thắng thì chiến thắng có giá trị, vì đem ít người mà vẫn thắng trận, còn khi thất bại thì thất bại không đáng kể, vì đem ít quân nên mới thất bại. Điều nầy có thể thấy rõ trong Cao Tông thực lục, là bộ chính sử nhà Thanh, chép thời vua Càn Long.
Ngoài ra, lính Trung Hoa thường đem theo vợ con và nhiều trợ thủ. Trong "Tám điều quân luật" trước khi quân Thanh xuất chinh năm 1788, Tôn Sĩ Nghị đã thông báo như sau trong điều thứ 8: "Lần nầy hành quân xa xôi qua biên ải, triều đình thương đến binh lính, đã chu cấp rộng ra ngoài thể lệ, mỗi người lính được cấp một tên phu. Các viên coi quân cần hiểu dụ trước cho mọi người biết..."
Như thế, nếu e ngại số liệu 200.000 quân Thanh bị thổi phồng thì chắc chắn số liệu của Cao Tông thực lục gồm 10.000 của Tôn Sĩ Nghị và 5,000 của Ô Đại Kinh vừa thiếu sót vừa bị giảm thiểu,và giảm thiểu đến mức độ nào thì không có cơ sở để xác minh, nhưng với dân số đông đúc của Lưỡng Quảng, thì chắc chắn đạo quân nầy phải đông hơn rất nhiều.
Nếu theo chính sử nhà Thanh, hai cánh quân của Tôn Sĩ Nghị và Ô Đại Kinh sang Đại Việt tối thiểu cộng lại là 15,000 người; và nếu mỗi quân nhân được quyền đem theo một người phu (điều thứ 8 của quân luật Tôn Sĩ Nghị), thì số người Thanh qua Đại Việt tối thiểu là 30.000. Cần chú ý là các tướng lãnh và sĩ quan Thanh chắc chắn mỗi người đem theo hơn một người phu. Ngoài ra, còn có đoàn quân tiếp liệu của Tôn Vĩ Thanh. Đoàn nầy không thể dưới 10.000 người.30 Ba số liệu nầy cộng lại đã được 40.000 người. Đây là con số tối thiểu, mà thực tế phải cao hơn nữa.
Câu hỏi 11: Thưa Gs. sử sách có nói rõ lý do vì sao đạo quân của Ô Đại Kinh từ Vân Nam qua đến Tuyên Quang, Phú Thọ rồi dừng ở đó mà không thẳng tiến đến Thăng Long"
Trả lời: Có một điểm cần phải nhấn mạnh, là các bộ sử Việt cũng như sử Hoa trước đây, đều viết rằng quân Ô Đại Kinh từ Vân Nam vào Tuyên Quang, đến Phú Thọ và chưa đến Thăng Long cũng như chưa tham chiến. Thật ra, theo những báo cáo của Ô Đại Kinh và Tôn Sĩ Nghị gởi về triều đình Trung Hoa được ghi lại trong Cao Tông thực lục, thì hai cánh quân nầy đã gặp nhau tại Thăng Long vào ngày 21-11, ngay sau khi Tôn Sĩ Nghị chiếm được Thăng Long.
Tiến quân chiếm đất từ biên giới phía tây đến tận Thăng Long thì rõ ràng đạo quân Vân Quý của Ô Đại Kinh đã tham gia chiến trường nước ta. Hơn nữa, khi phác thảo kế hoạch tấn công Nguyễn Huệ, Ô Đại Kinh được phân công tiếp tục tiến thẳng xuống đánh Quảng Nam.
Câu hỏi 12: Thế Gs có tìm thêm trong các tài liệu Tây phương hay không?
Trả lời: Thưa ông có ạ. Nguồn tài liệu thứ ba về chiến tranh Việt Hoa năm 1789 do người Tây phương có mặt ở nước ta đưa ra. Các tài liệu nầy cũng đưa ra những con số khác nhau:
Tài liệu Tây phương thứ nhất là nhật ký của Hội Truyền giáo ở Bắc Kỳ về những sự kiện ở trong địa phận Giáo hội Bắc Kỳ từ tháng 10-1788 đến tháng 7-1789. Liên quan đến số lượng quân Thanh, tài liệu nầy gồm hai phần: Thứ nhất, khi quân Thanh chưa đến, vào ngày 21-10-1788, có lời đồn rằng nhà Thanh gởi 300.000 quân thủy bộ sang giúp Lê Chiêu Thống. Thứ nhì, Tôn Sĩ Nghị làm lễ phong vương cho Lê Chiêu Thống (19-12-1788), tức lúc đó quân Thanh đã vào đất Việt, tài liệu nầy cho biết số quân Thanh là 280.000 người (28 vạn), một nửa đóng trong thành phố, một nửa đóng ở bên kia sông. Nếu một nửa đóng trong thành phố, nghĩa là có 14 vạn quân Thanh trong thành Thăng Long, thì thành Thăng Long lúc đó có đủ sức chứa, chỗ ở và nuôi ăn hàng ngày cho quân Thanh không" Ngoài ra, theo tài liệu Trung Hoa, quân Thanh mất hết một nửa khi trở về nước, vậy mất hết khoảng 14 vạn (so với 28 vạn khi ra đi), vừa chết vừa mất tích, trốn chạy thì con số nầy có thích hợp trong một cuộc chiến bằng vũ khí chưa tối tân" Tuy nhiên con số 28 vạn của tài liệu nầy gần với con số 29 vạn mà Ngô Thời Nhậm đã viết trong "Tờ chiếu phát phối hàng binh người nội địa".
Tài liệu Tây phương thứ nhì do J. Barrow viết. Ông nầy đến nước ta năm 1792, ba năm sau chiến tranh. Trong hồi ký của mình, ông viết rằng số quân Thanh là 100.000 người.
Tài liệu Tây phương thứ ba của giáo sĩ Pierre-Jacques Lemonnier de la Bissachère (1764-1830) đến Đàng Ngoài khoảng năm 1790, viết trong hồi ký xuất bản ở Paris năm 1812 rằng quân Thanh sang Đại Việt khoảng 40.000 người và bị giết tại trận khoảng 20.000 người. Giáo sĩ De la Bissachère ở lại Đàng Ngoài cho đến năm 1798, nên có thể ông thu thập được nhiều nguồn tin và lượng định con số quân Thanh sang nước Việt.
Nói tóm lại tài liệu của giáo sĩ La Bissachère, người có mặt ở Thăng Long một năm sau trận đánh, phù hợp với số lượng mà chúng ta đã thử cộng lại số người tối thiểu các cánh quân Trung Hoa theo tài liệu chính sử Trung Hoa. Con số nầy có thể còn cao hơn nữa chút ít, tuy nhiên có thể tạm tin được, thưa ông Hồng Phúc.
Câu hỏi 13: Sau cùng xin Gs. cho một lời nhận định tổng quát về thiên tài quân sự Quang Trung Nguyễn Huệ như thế nào?
Trả lời: Về thiên tài quân sự của vua Quang Trung đã có quá nhiều người viết. Có người đã viết cả quyển sách dày để ca tụng vua Quang Trung. Ở đây tôi không làm công việc "khen phò mã tốt áo". Tôi chỉ lưu ý một điểm hơi đặc biệt nơi vua Quang Trung. Theo ý kiến của người xưa, một vị tướng giỏi là một người "trên thông thiên văn, dưới đạt địa lý, giữa biết nhân hòa". Được xếp vào hàng tướng lãnh tài ba nầy, trước kia có Lý Thường Kiệt (1019-1105) và Trần Hưng Đạo (1226-1300). Hai vị nầy được ghi nhận là đều học và giỏi về binh pháp, tức về lý thuyết và đã đem ra thực hành trên chiến trường. Còn trường hợp vua Quang Trung rất đặc biệt vì ông chỉ học với ông Giáo Hiến ở Quy Nhơn lúc còn nhỏ, rồi cùng anh nổi lên khởi nghĩa năm 1771, lúc đó ông mới 19 tuổi (tuổi ta). Từ đó, có lẽ do trí thông minh thiên phú, do lăn lộn trên chiến trường, do sự can đảm tuyệt vời luôn luôn có mặt trước chiến tuyến, càng ngày thiên tài của vua Quang Trung phát triển và thành công rực rỡ năm 1789. Biết bao nhiêu sách vở đã ca tụng thiên tài của nhà vua. Tôi chỉ xin đóng góp một ý kiến nhỏ trên đây mà thôi, vì phò mã đã tốt áo rồi, khen mãi cũng nhàm.
Tuy nhiên, có một điểm cần chú ý là không phải lúc nào nước ta nguy biến, cũng sẵn có một thiên tài Quang Trung để đánh đuổi ngoại xâm. Do đó, tốt nhất, bất cứ lúc nào, người Việt chúng ta phải luôn luôn đề phòng những nhà lãnh đạo Trung Hoa, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay. Chế độ hiện nay ở trong nước đang nhờ vã thân thiện với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, nhưng chơi dao cũng có ngày đứt tay, huống gì là thân thiện với Cộng Sản Trung Hoa. Mà Cộng Sản Việt Nam đã bị CSTH làm cho đứt tay nhiều lần rồi. Đó là chuyện giữa hai đảng Cộng sản với nhau. Chỉ lo là lo cái hiểm họa xâm lăng của Trung Hoa mà người Việt phải luôn luôn đề phòng.

Thứ Tư, 2 tháng 2, 2022

Bát phở Việt 15 đô là dấu hiệu lạm phát lên cao ở Mỹ sau một năm thời Biden - Tác giả Ts Phạm Đỗ Chí

 

Ngày 20/1/2022 này đánh dấu một năm từ ông Joe Biden lên nắm chức Tổng thống thay cho người tiền nhiệm Donald Trump, cũng là lúc giới truyền thông Mỹ phổ biến mức tín nhiệm hết sức thấp cho một tổng thống đương nhiệm của nước Mỹ chỉ sau một năm cầm quyền.

Điều tra của CNBC/Change Research tuần đầu tháng 1/2022 nói 56% người được hỏi đã nêu ý kiến không tín nhiệm (disapproval) cách ông Biden xử lý kinh tế, tăng lên từ 54% hồi tháng 9/2021.

Bà Kamala Harris cũng chung một số phận hay còn có phần tệ hơn. Chỉ có 40% ủng hộ bà, so với 54% không còn tín nhiệm nữa (xem Los Angeles Times 11/02).

Theo tôi quan sát, dân chúng không ngạc nhiên gì với các kết quả thăm dò này, nhưng còn cảm thấy tin này chưa phản ánh đủ sự bất mãn thực sự trong đời sống hàng ngày của họ, với các khó khăn về kinh tế, những mối bất an xã hội, và các bức xúc khó chịu (frustration) cả về chính trị, an ninh.

Nổi bật của đời sống kinh tế khó khăn là lạm phát đang leo thang đến mức đáng ngại nhất từ 40 năm nay, leo tới 7% vào tháng 12 vừa qua, tức là hơn ba lần mục tiêu lạm phát lâu dài 2% hàng năm của Fed, ngân hàng dự trữ trung ương của xứ này.

Con số đã làm gãy đổ các dự đoán lạc quan của ông Jerome Powell, Chủ tịch Fed, từ hơn nửa năm nay trong các điều trần Quốc hội hay diễn văn, cho rằng lạm phát sẽ xuống dần vào cuối năm 2021, khi các khó khăn của chuỗi cung ứng sản xuất do dịch Covid đi dần vào ổn định.

Thực sự, sau những biện pháp tài khoá bành trướng của Tổng thống nhiệm kỳ trước, Donald Trump và chính sách tiền tệ Fed bắt buộc phải làm sau tháng 2/2020 để giải cứu nền kinh tế Mỹ và tránh cuộc suy thoái nặng nề có thể xảy tới cho xứ này và cả thế giới, chính phủ Biden đã tiếp tục với những chính sách mà tôi cho là sai lầm.

Bắt đầu là chính sách về năng lượng hấp tấp sai lầm đã ngăn chặn hệ thống cung ứng dầu nội địa, khuyến khích tiếp theo các giảm cung của khối OPEC, đã khiến giá dầu xăng ở Mỹ tăng đến trên 60%.

Đây là lý do căn bản khiến giá chuyên chở lên vùn vụt, dẫn đến việc leo thang của các thứ hàng hoá khác như vật liệu và thức ăn. Hãy thử kể đến vài thứ tăng giá cơ bản khác đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng ta ra sao:

Giá bán nhà cửa và thuê nhà đã tăng 20% trong năm qua. Điều này đã được giải thích rõ ràng khi bạn ghé thử hai tiệm bán vật liệu xây cất căn bản là Home Depot hay Lowe's, thấy phần lớn các giá tăng từ 20-50%.

Riêng miếng gỗ xây cất cần nhất là miếng 2x4 có lúc đã tăng hơn gấp đôi giá năm ngoái.

Giá các thực phẩm ở siêu thị đã tăng từ 15% đến 30%. Riêng nếu bạn đi vào chợ Á đông, mức tăng giá còn "khiếp" hơn.

Giá xe hơi mua mới và cũ đã tăng từ 20% đến 35% theo tin tức. Nếu bạn đi xa cần thuê xe thì có thể phải trả tới 80$ một ngày thay vì 20$-35$ như trước kia cho một tuần lễ.

Mới đây sau hơn hai năm 'cấm túc' vì sợ dịch bệnh không đi chuyển đi chơi xa, tôi đã thử làm một chuyến du ngoạn vùng Quận Cam ở California, tất nhiên không thể thiếu chuyến viếng các hiệu ăn vùng Bolsa, nơi đông bà con người Mỹ gốc Việt sinh sống.

Người viết có thói quen tìm hiểu về đời sống kinh tế của một cộng đồng người Việt bằng cách vào một hiệu phở. Lần này ghé khu phố Bolsa, gọi bát phở tái nạm gầu 15$, ly cà phê sữa đá 6$, đem theo khúc bánh mì thịt quen thuộc 8$, trả thuế và cho tiền típ vị chí tổng cộng là 37$. Lúc trước khi vào ăn, đổ đầy bình xăng giá 64$. Tờ giấy 100$ tưởng to đã bay đi trong nháy mắt.

Những người chí tiêu với hoàn cảnh hạn chế lo thiếu thốn là phải. Về hưu rồi với pension cố định, đem theo tờ giấy trăm đô của năm ngoái giờ giá trị sức tiêu chỉ còn 70$. Quỹ 401K vững được nhờ chứng khoán lên trong 3 năm qua, nay chính sách chi tiêu lạm phát lơ mơ của ông Biden có thể làm thị trường sụp đổ và còn gây thiệt hại to lớn hơn.

Các mức tăng giá trên đã khủng khiếp cho hàng hoá thiết yếu, nếu bạn cần vài dịch vụ như sửa nhà cũng khó kiếm người hơn và trả giá đắt không kém. Ảnh hưởng của việc tăng lương giờ lên trên 15$ sẽ có tác động lâu dài đến các giá dịch vụ bạn phải trả trong tương lai gần.

Đấy là vài khó khăn do lạm phát gây ra cho lương bổng hàng tháng của bạn. Nhưng cần thận trọng hơn nữa cho quỹ hưu bổng hay tiền tiết kiệm trong tài khoản 401K của bạn.

Chứng khoán bất ổn đầu năm...và vấn đề an ninh

Thị trường chứng khoán đã bắt đầu có dấu hiệu bất ổn trong tuần cuối năm 2021 và hai tuần đầu năm 2022, không còn "thuận buồm xuôi gió" như trong 3 năm qua khi chỉ số S&P 500 tăng vụt với hai con số. Riêng chỉ số Nasdaq của các cổ phiếu công nghệ đã xuống 5% là tiếng chuông báo động.

Các chính sách bị cho là gây lạm phát trầm trọng của chính phủ hiện hành đã khiến Fed thông báo quyết định rạch ròi sẽ tăng lãi suất sớm và mạnh trong năm nay. Là người theo dõi đầu tư, bạn vẫn biết lãi suất tăng là mối đe dọa cho chứng khoán.

Mới đây TV và báo chí đăng hình ảnh một nhóm du thủ du thực chặn cướp đoàn xe chở các containers hàng hoá của các hãng chuyên chở nổi tiếng đã cho thấy rõ ràng nhất tình trạng nội loạn bất an của xã hội Mỹ.

Tình trạng này cùng với tin tức cả triệu người tụ tập ở biên giới Texas chờ vào Mỹ và tin tức khó kiểm chứng rằng có các "chuyến bay bí mật ban đêm" chở di dân chia đều đến các tiểu bang Dân chủ có chính sách an ninh dễ dãi và chu cấp xã hội rộng rãi, đã làm dấy lên nỗi sợ an ninh cá nhân trong đời sống hàng ngày (BBC: xem thêm bài tiếng Anh trên CNN hôm 18/11/2021 nói về các chuyến bay kín thời Biden và Trump).

Chuyến đi ngắn ngày của người viết về Nam California mới đây cũng cho thấy người gốc Việt đặc biệt ở Quận Cam (Orange County) đang không vui lắm về tình trạng trộm cắp mới đang tràn lan cho cả các khu Mỹ và khu có đông người gốc Á. Phần do số người vô gia cư gia tăng từ di dân bất hợp pháp từ biên giới Mexico chuyển đến, phần do dân thất nghiệp ở địa phương tăng cao cùng mức sống càng ngày càng khó do lạm phát.

Bên cạnh nạn lây nhiễm dịch Omicron đang vụt tăng phi mã do thiếu nghiêm trọng các "kít thử nghiệm nhanh" vì sản xuất không kịp và số người bệnh lây quá nhiều, có ngày lên đến hàng triệu người ở Mỹ, hình ảnh xứ Mỹ như một thiên đường phai nhạt dần.

Mới đây một số người giàu có từ Việt Nam mới di cư sang vùng "đất hứa" này cũng tỏ vẻ thất vọng lại thấy những chuyện như vậy ở vùng Quận Cam xứ Mỹ.

Hiện tượng này cũng giải thích tại sao một số đông người ở California và New York lại bỏ sang Texas và Florida (nơi tôi đang sống).

Đây dù sao cũng là hai tiểu bang có mức sống thấp hơn, tức là chi phí thấp hơn California, và có chính quyền địa phương bảo thủ hơn và tương đối bảo đảm an ninh cho họ hơn trong đời sống hàng ngày.

Riêng những người còn ở lại phải chấp nhận tình trạng chen chúc hơn do giá nhà tiếp tục tăng quá nhanh, đã vượt tầm tay với của một khối đông người Mỹ gốc Việt. Nhiều người phải chấp nhận thuê các nhà để xe (garages) được sửa lại và cho thuê lên tới cả ngàn đô la một tháng ở Quận Cam.

Hỏi về tương lai, họ cũng không lạc quan lắm trong ba năm còn lại của chính phủ Biden, nhất là về đời sống kinh tế và những vấn đề an ninh xã hội có thể xảy ra.

Tuy nhiên, một số người ủng hộ đảng Cộng hòa thì đang hy vọng vào kỳ bầu cử Quốc hội giữa kỳ, bầu lại toàn thể Hạ viện và 1/3 Thượng viện. Họ mong nếu Đảng Cộng hoà trở lại thắng đa số thì có thể tạo thế cân bằng chính trị với tiếng nói đối nghịch với hành pháp, và tạo áp lực cải thiện nền kinh tế. Phái ủng hộ đảng Dân chủ thì tất nhiên là có quan điểm, ý kiến riêng của họ. Nền dân chủ Mỹ là vậy.

Sau cùng, dù chứng kiến những băn khoăn lo lắng tương lai của đồng hương, người viết không thể quên được không khí tấp nập bên ngoài của khu Little Saigon trong những ngày cuối năm gần Tết .

Đặc biệt là sự có mặt của những người Việt đến từ xa đổ về thăm Quận Cam vào dịp này.

Do tình hình dịch bệnh Covid vẫn tràn lan ở quê nhà, và các chuyến bay về Việt Nam vẫn cò khan hiếm và đắt đỏ (nghe nói giá chuyến về một chiều là trên 2000$), bà con muốn đổ về đây ăn Tết và mua sắm.

Như một người bạn quen đã nhận xét: "trong tâm tưởng nhiều người trong cộng đồng người Việt Hải ngoại, chỉ có hai chỗ đi xa có ý nghĩa nhất: một là về thăm Saigon, hai là ít nhất cũng ghé được Little Saigon."

Thủ tướng Canada chúc Tết, ca ngợi cộng đồng người gốc Việt





Nổ kho đạn của Bộ Quốc phòng ở Gia Lai





Dân biểu Đức bảo trợ nhà hoạt động Hoàng Đức Bình đang bị cầm tù | VOA





“Tết à…làm gì có!”





Robot viết thư pháp mừng Olympic Bắc Kinh





Sáu người VN bị cảnh sát Campuchia bắt giữ vì bắt cóc, tống tiền.





Vợ và dì của Kim Jong Un xuất hiện hiếm hoi





Tết ‘không lân, không pháo’ của cộng đồng người Việt ở New York





Chuyện người trồng Mai Vàng Việt Nam trên bang Florida





"Bánh tét mẹ gói, khi nào cũng ngon!"





How far will the West go for Ukraine?





What do Russians make of Ukraine tensions?





Whoopi Goldberg slammed for saying Holocaust not about race





Olympic Bắc Kinh củng cố ‘vòng đai kín’ vì Kung Flu





Nhiều người tranh thủ kết hôn ngày 2/2/2022





Nga tuyên bố có kế hoạch vượt qua chế tài của Mỹ





Pfizer xin chấp thuận vaccine Kung Flu cho trẻ em dưới 5 tuổi





Paris dỡ bỏ hạn chế COVID, dân chúng hân hoan





Tết của người Việt hải ngoại





Phạm Đình Chương : Mùa xuân miên viễn





Năm kịch bản về việc Nga xâm lược Ukraina





Ukraina : Sách lược cứng rắn của Nga giúp NATO tìm lại sức sống mới





Pháp-Mali : Rút hay giữ quân chống khủng bố, quyết định khó với Paris





Chủ doanh nghiệp Nam Hàn cạo đầu đòi chính phủ bồi thường vì dịch





Olympic 2022 : Lễ tiếp đuốc truyền thống bắt đầu tại Bắc Kinh





Vụ chém chết linh mục lúc giải tội được BPSOS báo động.





Hợp Ca Tiếng Hát Du Ca, nhạc Nguyễn Quyết Thắng .





Sư Nhất Hạnh Qua Đời - Tác giả Vũ Linh

 

Tin từ Huế cho biết thiền sư Nhất Hạnh đã qua đời ở tuổi 95.
Ông Nhất Hạnh tuy là nhà tu hành, gọi là tu theo Phật giáo, nhưng lại bỏ chức vị ‘hòa thượng’, bỏ họ ‘Thích’, không bao giờ thuyết giảng về đạo Phật hay đọc kinh kệ Phật giáo, có vợ và nghe nói có 2 con nữa, mà lại nổi tiếng khắp thế giới vì những hoạt động chính trị của ông. Trong thời kỳ chiến tranh VN, ông Nhất Hạnh là thần tượng của giới phản chiến thiên tả Tây Âu và Mỹ, được truyền thông thiên tả Mỹ và Pháp tung hô lên chín tầng mây vì quan điểm chống chiến tranh VN. Thời gian đó, ông sống ở Pháp cùng với bà du học sinh CTNP, cũng là thư ký riêng và vợ, được mời đi khắp thế giới diễn thuyết, một phần giảng về thiền nhưng chỉ là phần phụ, phần lớn để tuyên truyền chống Mỹ và nhục mạ chính quyền VNCH, lập lại những tuyên truyền láo khoét của CS, kiểu như Mỹ đã thả bom phá tan Bến Tre với 300.000 dân cho dù Bến Tre chỉ có chưa tới 50.000 dân (ông Nhất Hạnh chỉ viết ‘phá tan thành phố với 300.000 dân’ chứ không viết ‘giết chết 300.000 dân’). Khi đó, ông sống và đi khắp nơi nhờ tiền của khối thiên tả quốc tế. Có cả mấy chục ngàn đô để mua nguyên một trang trên New York Times để đăng bài đả kích Mỹ và bào chữa cho al Qaeda đã đánh New York, là chuyện quả báo vì Mỹ đã quá ác.
Ông cũng thành công trong việc cổ võ cho phái thiền của ông, nhưng đây chỉ là mánh mung thời cơ, khai thác một phong trào thời thượng của giới trẻ ngây ngô Mỹ qua cuộc cách mạng văn hóa hippie, chán nản cuộc chiến tại VN, đi tìm cảm hứng mới lạ trong tâm linh Á Đông, theo gương nhóm Beatles đi theo các ông đạo sĩ dị hợm của Ấn Độ.
Có người bào chữa cho ông Nhất Hạnh, “theo Phật nên phản chiến' vận động cho Hoà Bình là dĩ nhiên”. Vấn đề là ông Nhất Hạnh vận động hòa bình một chiều, hô hào lính Mỹ về xứ và lính VNCH buông súng, tố cáo ‘tội ác của Mỹ và VNCH’, nhưng lại không bao giờ nói một tiếng nào về việc quân CSBV nên trở về miền bắc hay nên buông súng, hay tố cáo tội áo của VC. Vụ thảm sát cả ngàn người dân vô tội trong Tết Mậu Thân ở Huế, ông Nhất Hạnh không nhìn, không nghe, không nói gì.
Vào tuổi thất thập, ông Nhất Hạnh về VN sống với VC, được VC hoan nghênh, màu mè đón rước linh đình nhưng kềm kẹp không được làm gì hay nói gì.
Bây giờ, sau khi ông chết, nhiều báo Mỹ đã tung hô ông lại, và vài cụ vẹt cũng chu toàn bổn phận vẹt, nhai lại những tung hô về thành tích trường phái thiền của ông Nhất Hạnh, mà không đủ lương thiện để viết đầy đủ về những hoạt động ‘chính trị phản chiến thiên tả’ của ông ngụy sư này.
Không khác gì ông Thích Trí Quang, ông Nhất Hạnh không phải là CS cũng không thân CS, mà chỉ là một người đầy tham vọng chính trị cá nhân, mơ ước làm ‘ayatollah’, đại giáo chủ của Phật giáo tại VN, không hiểu gì về cộng sản, để rồi khi trắng mắt thấy mình chỉ là một thứ ‘useful idiot’ thì đã quá muộn. Cũng như ông Trí Quang, rất ồn ào trước 75, nhưng sau khi VC chiến thắng thì mất hết tính hung hăng, ồn ào sỉ vả, mà chỉ dám lâu lâu nhỏ nhẹ xin chính quyền VC vui lòng hỷ xả nhẹ tay chút đỉnh. Theo một báo cáo của đại sứ Mỹ sau khi gặp ông Nhất Hạnh, “các lãnh đạo Giáo hội Thống nhất bị cấm hoạt động đã cho là chuyến thăm Việt Nam của thầy Nhất Hạnh đã đem lại tính chính danh cho cách nhà nước kiểm soát tôn giáo”.
Sau 75, được hỏi về vụ VC đàn áp Phật giáo, bà CTNP đã nhận định đó là vì các chùa của Phật giáo tàng trữ cờ vàng của VNCH nên mới bị VC đàn áp.
Theo ông Võ Văn Ái, là người biết rõ ông Nhất Hạnh hơn ai hết, thì ông Nhất Hạnh sau khi nhận 60.000 đô của tổ chức Hội Nghị Thế Giới Cho Tôn Giáo và Hòa Bình để đi vớt người vượt biển đã chẳng làm gì nhưng tiền vẫn biến mất hết, nên đã bị tổ chức này truất nhiệm khỏi chức Giám Đốc Điều Hành, trục xuất ra khỏi tổ chức.
Ai phục ông ngụy sư này thì phục, không có kẻ này.
Ông sư trong giấc mộng làm vua với đầy đủ xiêm y vàng và lọng vàng
Nhắn tin độc giả: DĐTC không bàn chuyện tôn giáo, nhưng ông Nhất Hạnh bỏ Phật giáo, bỏ họ Thích, lấy vợ, nên không còn là chuyện tôn giáo nữa. Xin quý độc giả tự chế, DĐTC sẽ không đăng những góp ý bàn về Phật giáo, cũng như những công kích cá nhân với thậm từ quá đáng]

Lời bình phân biệt chủng tộc làm dấy lên bão mạng về sự bài Á ở Mỹ





Nguyện ước đầu xuân





Nổ kho đạn quân sự ở Gia Lai ngay mùng 2 Tết Nhâm Dần





Người Việt tại thủ đô Hoa Kỳ thượng kỳ, đốt pháo, múa lân mừng năm Nhâm ...





Doãn Quốc Sỹ, Nhà Văn Uy Vũ Bất Năng Khuất





Thứ Ba, 1 tháng 2, 2022

Nhà văn Doãn Quốc Sỹ - Trăm năm ‘Gìn Vàng Giữ Ngọc’





Tết 'thừa chất' ở Mỹ lại nhớ về thời Tết của mẹ ở Sài Gòn năm xưa - Ta'c giả Ts Phạm Đỗ Chí

 

Ở Mỹ, trong nhà tôi phải nói là cũng có không khí ngại Tết, nghĩa là muốn ăn uống đơn giản hơn, nhất là cho buổi cúng giao thừa.

Tôi chạy ra Chùa địa phương do vài sư cô trụ trì và có nấu cỗ chay bán gây quỹ. Vì thấy có nhiều món chay, ngoài bánh chưng bánh tét như dự định mua ban đầu, mua luôn cả nộm, cá kho, thịt gà xào…

Toàn món chay làm bằng đậu hũ , mì căn, nấm khô và tươi, rau củ, nhưng gọi bằng tên món mặn cho dễ bắt chước.

Mua đầy đủ cũng hơn tờ giấy 100 đô do lạm phát thời buổi này, và cũng để đủ ăn và bày cúng trong 3 ngày cho tới lúc hoá vàng. Và bữa cúng tiên thường cũng sẽ đầy đủ các món chay để mời các cụ về xơi, dù con cháu tản mác trên 5-6 tiểu bang Mỹ và cả ở quê hương cũ.

Khệ nệ các gói xách đem về nhà, xếp bàn thờ thắp hương, xoa tay tự bằng lòng vì năm nay mình cũng làm được cuộc "cách mạng" về ăn uống Tết, hợp với thời thượng là cách sống tối giản nhất là cho tuổi già.

Nhưng ăn xong bữa trưa, tôi chợt khám phá ra mình như thiếu thốn một cái gì lớn lao lắm, mồm miệng vẫn thấy nhàn nhạt, dù bụng đã thấy no no với mấy đĩa chay và hai miếng bánh chưng chay.

Hương vị Tết không thấy đến gần như các năm trước vẫn nấu cỗ theo "kiểu cũ", tức là nấu mặn (dù biết nói thế là "phải tội" theo nghĩa bình dân hàng ngày!)

Chợt thấy chân lý sâu xa khó bỏ theo thói quen, là chuyện ăn uống tuy xấu xa tầm thường nhưng rất quan trọng và có ý nghĩa đậm đà trong ngày Tết nhất.

Miếng bánh chưng chay rất tốt cho sức khỏe nếu phải kiêng thịt, nhưng muốn đậm đà phải có miếng thịt mỡ đầy đặn nằm giữa, ăn chung với lạp xưởng hay miếng giò thủ cắn ngập răng, kèm theo vài miếng củ kiệu và dưa góp, nghĩa là đủ bộ các món đi kèm mà các bà mẹ nội trợ yêu quý đã sửa soạn từ cả tuần trước hay ít nhất ra mua ngoài hiệu.

Nghĩa là sự hy sinh của các bà mẹ các chị không phải là thừa cho ý nghĩa hay kỷ niệm mà con cháu gìn giữ đem theo suốt đời.

Tôi chợt có ý nghĩ vui vui là viết thêm vài dòng gọi là "phản bác" nữ tác giả nêu ở đầu một bài trên báo VN là "ăn Tết" là quan trọng nhất ngoài "chơi Tết" vẫn rất vui và cần thiết.

Người viết bài này tuổi gần gấp đôi nữ tác giả trên và là phái nam nên gói ghém trọn niềm ích kỷ của đàn ông Việt Nam, quen ngồi "chỉ tay năm ngón" việc nhà, hưởng hết sự hy sinh trong các việc nhà do bà mẹ, bà vợ, rồi đến con gái đã lo cho mình trong suốt cuộc đời.

Lòng chân thành nhận ra điều đó rồi, nên phải nói thật và nói tiếp là thấy ở tuổi này, đầu đã bạc phơ như tuyết, "chơi Tết" có thể thấy đầy đủ rồi, nhưng vẫn thèm thuồng "ăn Tết" cho đầy đủ! Theo nghĩa "ăn" thật tầm thường của nó!

Phản bác của tôi dựa vào ý nghĩa cả tinh thần và vật chất của những bữa cỗ, cách sửa soạn công phu và kỷ niệm mà tôi được mang theo suốt cuộc đời từ người mẹ yêu quý nay đã khuất.

Nhớ lại Tết xưa của mẹ

Những ngày gần Tết, Mẹ tôi thường dậy sớm và cho tôi theo vào bếp từ 4-5 giờ sáng cùng với U già giúp việc, nấu những nồi măng bóng nấm truyền thống. Tôi được múc thìa nếm các thứ nước dùng vì không hiểu sao Mẹ lại tin "tài nếm" mặn nhạt của tôi ở tuổi 10-12. Nhớ nhất là lúc Mẹ cắt thỏi chả quế dài thành những miếng nhỏ hình con thoi, và tôi được nhặt những miếng thừa nhỏ bé để bỏ mồm cùng với nắm xôi vò màu vàng thay bữa sáng.

Nhất là thời đó vào những năm vàng son của nền đệ nhất Cộng hoà (1955-60), không khí thái bình thịnh trị khắp nơi còn rộn rã tiếng pháo mừng xuân, nước còn nghèo nhưng dân chúng đã tạm đủ ăn đủ mặc, gia đình tôi với lương công chức của Bố tôi cũng đầy đủ cho một cái Tết thịnh soạn cỗ bàn.

Vì vậy tôi vẫn còn thấy tha thiết những món ngon bày trên bàn thờ cúng giao thừa. Con gà luộc vàng ngậy còn nguyên đầu để cúng. Chiếc bánh chưng đầy đủ thịt mỡ bóc ra sẵn màu xanh ngắt của lá. Mấy đĩa giò thủ, chả quế, giò lụa cắt đẹp từng khoanh. Mấy bát nấu gồm măng cua, nấm Tây, bóng nấu thịt lợn, măng khô nấu chân giò. Chưa kể đĩa thịt bò xào dứa hay đĩa xào hạnh nhân gồm các thứ rau củ thái nhỏ hình khối vuông xào với lạc rang…

Bên cạnh bàn thờ cúng luôn khó hương nghi ngút, ăn Tết chưa đủ nếu trong phòng khách thiếu vài bàn đánh bất, tam cúc, hay bầu cua cá cọp đầy tiếng la hét của trẻ con và cả các cụ lớn tuổi cũng tham dự.

Khách gồm phần lớn là họ hàng hay bạn các anh tôi có thể đến bất cứ lúc nào, vào bếp lục miếng bánh chưng và nhai nhồm nhoàm miếng giò để ra tham dự đánh bài. Ôi cái không khí huyên náo đó cùng tiếng pháo ngoài sân và mùi hương trầm trong nhà quyện vào nhau thành "mùi Tết" sống mãi trong tâm tưởng tôi cho đến bây giờ. Rồi phải ngưng giữa chừng vì Mẹ tôi gọi ra ăn trưa hay ăn tồi, tôi tiếc rẻ phải cất những phong bao lì xì màu đỏ cho vào túi.

Ba ngày Tết cứ tiếp tục ăn những món đó nấu sẵn nhiều trong những nồi to. Hôm mồng 3 hoá vàng là ngày bỏ hết các món còn thừa từ thịt gà, thịt heo hay bò đến các món nấu ở trên vào một nồi tả pí lù kiểu nồi lẩu bây giờ để ăn với cơm trắng. Nếu sợ ngấy, Mẹ tôi nấu thêm nồi "cháo cá ám" ăn với những thớ hành hoa cắt dài luộc chín ăn để "giải độc" các chất mỡ béo tích tụ trong 3 ngày vừa rồi?

Ngồi ôn lại kỷ niệm ăn uống này, tôi quyết định sẽ duyệt lại chương trình ăn Tết ở nhà tôi năm nay. Thay vì đơn giản chỉ các món chay đêm giao thừa, ngày mồng một Tết sẽ trở lại thêm vài món mặn cho đầy đủ hương vị.

Nhất là phải có góc bánh chưng với miếng thịt mỡ to, đi kèm tôm khô củ kiệu, và con gà luộc để lấy nước dùng nấu nồi măng cua, nấm nhồi thịt và miến gà. Như vậy tổng cộng trong ba ngày, cũng phải có đủ 3 bát đồ nấu và 4-5 đĩa món xào hay khô như cỗ Tết ngày nào của Mẹ tôi? Làm sao ai quên được những món ngon mà mẹ mình nấu ngày xưa?

Kỷ niệm chan hoà thân yêu của gia đình sẽ quay về cùng với những món ăn xưa. Những ngày miền Nam thanh bình êm đẹp của tuổi thơ ấu, trong khung cảnh " Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín" của nền giáo dục xã hội và gia đình thuở đó, bao tình cảm êm đẹp của người thân và bạn bè xưa.

Như những con đường Saigon xưa cũng đều đang hiện về trong ký ức, nhưng chỉ không biết hồn ở đâu bây giờ?