khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

Hội luận Truyền thông Nam California với Blogger Điếu Cày tại đài truyền hình SBTN, Garden Grove, quận Cam, CA, US







Tương lai Tàu Cộng của các siêu sao thung lũng Silicon, San Jose, CA, US



Một mặt trận công nghệ mới đã mở ra tại Trung Quốc. Ông chủ của các tập đoàn công nghệ cao và mạng internet không ngần ngại thu hút những « bộ óc » uyên thâm đang làm việc cho những đối thủ Mỹ. Báo Le Monde (30/10/2014) phản ánh sự kiện trên dưới tựa đề : « Tương lai Trung Hoa của các siêu sao thung lũng Silicon ».

Công cụ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc, đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Google của Mỹ, gần đây đã « săn » được ba nhân vật quan trọng : một tiến sĩ người Anh đứng đầu dự án Google Brain và hai người Trung Quốc, một người từng làm việc cho Facebook và người kia là cựu giám đốc nghiên cứu của Microsoft tại khu vực châu Á.

Le Monde phân tích một số lý do giải thích tại sao các tập đoàn công nghệ của Trung Quốc có thể thu hút được những kỹ sư hay nhà khoa học nổi tiếng. Lý do đầu tiên khiến họ quyết định về đầu quân tại Trung Quốc là chế độ lương bổng.

Báo Le Monde nhận định, với vốn trên thị trường khoảng 72 tỉ đô la của Baidu hay khoảng 215 tỉ đô la của nhà thương mại điện tử khổng lồ Alibaba, các doanh nghiệp Trung Quốc hoàn toàn có khả năng trả lương hào phóng cho các « tân binh » của họ. Ngoài lý do trên, điều kiện cơ sở hạ tầng cũng là một trong những yếu tố quyết định, như mạng lưới dữ liệu khổng lồ và đội ngũ hàng nghìn kỹ sư.

Theo ý kiến của nhiều người trong ngành, một mặt trận mới đã được mở ra tại Trung Quốc với tương lai phát triển sáng lạn. Cụ thể, nếu như quốc gia này có thể đi chậm hơn Mỹ về mặt công nghệ, nhưng ở một số lĩnh vực, người Trung Quốc vượt trội hơn các quốc nước phương Tây.

Tác giả bài báo nêu lên một số dẫn chứng để mình họa cho sự vượt trội này. Thứ nhất, dẫn lại lời của kỹ sư người Anh mới đầu quân cho Baidu, tờ báo cho biết, phương pháp nghiên cứu hình ảnh tại Trung Quốc tiến bộ hơn nhiều so với những đối thủ cạnh tranh của họ.

Đây chính là trường hợp của ứng dụng chat WeChat do Tencent phát triển, cho phép ghi âm lại lời nhắn, do tại Trung Quốc không có dịch vụ hộp tin thoại khi người nghe không nhấc máy như tại các nước phương Tây. Đây có lẽ là lý do chính giải thích sự thất bại của các ứng dụng như Facebook, Twitter, hay YouTube tại đất nước đông dân nhất này, thay vì lý do kiểm duyệt mà các tập đoàn phương Tây luôn lên án.

Dẫn chứng thứ hai, chính là khả năng tìm ra được một cải cách mới có ích. Như hình ảnh của Mã Vân (Jack Ma), ông chủ của Alibaba hay trường hợp tập đoàn Xiaomi. Dù chỉ đưa ra thị trường điện thoại thông minh cách đây ba năm, nhưng ngay mùa hè năm đó, Xiaomi đã trở thành nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 5 trên thế giới, chỉ với mỗi thị phần tại Trung Quốc.

Thành công của họ nhờ vào chiến lược mẫu mã đẹp nhưng bán với giá rẻ và cách marketing theo kiểu hết hàng như của Apple. Nhà cựu phụ trách về phát triển Android tại Google, hiện đang phụ trách mảng phát triển Xiaomi ra nước ngoài, có lời giải thích cho sự thành công của Xiaomi. Theo ông, đó chính là nhờ môi trường làm việc của tập đoàn Trung Quốc, được pha trộn giữa tinh hoa của thung lũng Silicon với sự cạnh tranh và năng suất của các tập đoàn internet Trung Quốc.

Tại các tập đoàn tin học lớn, như Baidu, không có chính sách cụ thể với mục đích thu hút các nhân tài của thung lũng Silicon, mà tham vọng hơn chính là những người giỏi nhất trên toàn thế giới. Các nhà tuyển dụng khá ngạc nhiên khi rất nhiều kỹ sư nhiệt tình gia nhập đội ngũ của họ một cách dễ dàng.


Move On -- Abba







"Move On"

"They say a restless body can hide a peaceful soul.
A voyager, ad a settler, they both have a distant goal.
If I explore the heavens, or if I search inside.
Well, it really doesn't matter as long as I can tell myself
I've always tried."

Like a roller in the ocean, life is motion
Move on
Like a wind that's always blowing, life is flowing
Move on
Like the sunrise in the morning, life is dawning
Move on
How I treasure every minute
Being part of it, being in it
With the urge to move on

I've travelled every country, I've travelled in my mind
It seems we're on a journey, a trip through space and time
And somewhere lies the answer
To all the questions why
What really makes the difference
Between all dead and living things, the will to stay alive

Like a roller in the ocean (la la la la la la-la)
Life is motion (la la la la la la-la)
Move on (la la la la-la)
Like a wind that's always blowing (la la la la la la-la)
Life is flowing (la la la la la la-la)
Move on (la la la la-la)
Like the sunrise in the morning (la la la la la la-la)
Life is dawning (la la la la la la-la)
Move on (la la la la-la)
How I treasure every minute (la la la la)
Being part of it (la la la la)
Being in it (la la la la)
With the urge to move on

The morning breeze that ripples the surface of the sea
The crying of the seagulls that hover over me
I see it and I hear it
But how can I explain
The wonder of the moment
To be alive, to feel the sun that follows every rain

Like a roller in the ocean (la la la la la la-la)
Life is motion (la la la la la la-la)
Move on (la la la la-la)
Like a wind that's always blowing (la la la la la la-la)
Life is flowing (la la la la la la-la)
Move on (la la la la-la)
Like the sunrise in the morning (la la la la la la-la)
Life is dawning (la la la la la la-la)
Move on (la la la la-la)
How I treasure every minute (la la la la)
Being part of it (la la la la-ah)
Being in it
With the urge to move on

La la la la la la-la, la la la la la la-la, la la la la-la
Like a wind that's always blowing
La la la la la la-la
La la la la la la-la (life is flowing)
La la la la-la (move on)
Like the sunrise in the morning
La la la la la la-la
La la la la la la-la (life is dawning)
La la la la-la (move on)
How I treasure every minute (la la la la)
Being part of it (la la la la-ah)
Being in it
With the urge to move on
La la la la la la-la, la la la la la la-la, la la la la-la
Like a wind that's always blowing...

Tóm Tắt Đạo Phật trong vấn đáp khoảng 5 phút -- Tỳ Khưu Dhammika, Bình Anson lược dịch



Hỏi: Phật Giáo là gì?

Đáp: Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh". Phật Giáo phát nguồn từ hơn 2,500 năm trước, khi Ngài Siddhattha Gotama (Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm), hay Đức Phật, tự mình giác ngộ vào lúc 35 tuổi.

Hỏi: Có phải Phật Giáo chỉ thuần là một tôn giáo?

Đáp: Đối với nhiều người, Phật Giáo không phải chỉ là một tôn giáo mà còn có thể xem như là một triết học, hay đúng hơn, đó là "một lối sống". Gọi Phật Giáo là một triết học, vì danh từ "triết học - philosophy" có nghĩa là "sự yêu chuộng trí tuệ", và con đường của đạo Phật có thể tóm tắt như sau:

(1) sống có đạo đức,
(2) nhận thức rõ ràng về mọi ý nghĩ và hành động, và
(3) phát triển sự hiểu biết và trí tuệ.

Hỏi: Phật Giáo giúp tôi bằng cách nào?

Đáp: Phật Giáo giải thích mục đích của đời sống, giải thích hiện tượng bất công và bất bình đẳng trên thế gian, và cung ứng một phương cách thực hành hay một lối sống để đưa đến hạnh phúc thật sự.

Hỏi: Tại sao Phật Giáo trở nên phổ biến?

Đáp: Phật Giáo ngày càng phổ biến ở các nước Tây phương vì nhiều lý do. Thứ nhất là vì Phật Giáo có những giải đáp cho nhiều vấn đề trong các xã hội vật chất hiện đại. Tiếp đến, cho những ai có chú tâm, Phật Giáo cung ứng một sự thông hiểu sâu sắc về tâm trí con người và các cách trị liệu tự nhiên, mà các nhà tâm lý nổi tiếng trên thế giới đều công nhận là rất cao cấp và rất hiệu quả.

Hỏi: Đức Phật là ai?

Đáp: Ngài Siddhattha Gotama sinh ra vào năm 563 trước Tây Lịch, trong một hoàng tộc tại Lumbini, nay thuộc xứ Nepal. Vào năm 29 tuổi, Ngài nhận thức rằng tiện nghi vật chất và an ninh trong thế gian không bảo đảm hạnh phúc; vì thế, Ngài đi tìm học các lời dạy, tôn giáo và triết học thời đó, để tìm kiếm chìa khóa đưa đến hạnh phúc. Sau sáu năm học tập và hành thiền, Ngài tìm ra con đường "Trung Đạo" và giác ngộ. Sau khi chứng đắc, Ngài dùng quảng đời còn lại tại thế gian để truyền giảng các nguyên lý trong đạo Phật -- gọi là Pháp, hay Chân lý, cho đến khi Ngài nhập diệt vào năm 80 tuổi.

Hỏi: Có phải Đức Phật là Thượng Đế?

Đáp: Không, Ngài không là Thượng Đế, và Ngài cũng không tuyên bố như thế. Ngài là người giảng dạy con đường đưa đến giác ngộ, từ kinh nghiệm thực chứng của Ngài.

Hỏi: Phật tử có tôn thờ các thần tượng không?

Đáp: Những người Phật tử tỏ lòng tôn kính các hình ảnh của Đức Phật, nhưng không tôn thờ, cũng không van xin những điều lợi lạc. Một pho tượng Phật ngồi trong tư thế với hai tay dịu dàng đặt trên vế, với nụ cười từ bi, nhắc nhở chúng ta nỗ lực phát triển tình thương và an định nội tâm. Lễ lạy tượng Phật là để tỏ lòng biết ơn về các lời dạy của Ngài.

Hỏi: Tại sao nhiều quốc gia Phật Giáo lại nghèo như vậy?

Đáp: Không hẳn đúng như vậy. Nhật Bản là một quốc gia có truyền thống Phật Giáo sâu đậm và ngày nay cũng là một quốc gia có kinh tế giàu mạnh. Thái Lan, với Phật giáo là quốc giáo, cũng có một nền kinh tế tương đối vững mạnh và phát triển. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng một trong các điều dạy của Phật Giáo là tài sản của cải không bảo đảm được hạnh phúc, và tài sản của cải cũng không bao giờ thường còn. Dân chúng trong bất kỳ quốc gia nào cũng chịu đau khổ, cho dù họ giàu sang hay nghèo nàn. Chỉ những người nào thông hiểu các lời dạy trong Phật Giáo thì mới có thể tìm được hạnh phúc thật sự.


Hỏi: Có phải có nhiều tông phái Phật Giáo không?

Đáp: Có nhiều tông phái trong Phật Giáo là vì có những khác biệt về văn hóa và truyền thống lịch sử của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, căn bản của Phật Giáo vẫn không thay đổi, đó là Pháp hay Chân lý.

Hỏi: Có phải các tôn giáo khác đều sai lầm?

Đáp: Phật Giáo là một hệ thống tín ngưỡng có tính bao dung đối với các tín ngưỡng hay tôn giáo khác. Phật Giáo chấp nhận các lời giảng đạo đức của các tôn giáo khác, nhưng Phật Giáo còn tiến xa hơn, bằng cách cung ứng một mục tiêu dài hạn trong sự hiện hữu của chúng ta, qua trí tuệ và sự hiểu biết thật sự. Phật Giáo chân chính thì rất bao dung, và không quan tâm chi đến các nhãn hiệu như là "tín hữu Ky-tô giáo", "tín hữu Hồi giáo", "tín hữu Ấn-độ giáo", hay "Phật tử". Vì vậy, trong lịch sử, không bao giờ có các cuộc thánh chiến mang danh Phật Giáo. Cũng vì thế mà những người Phật tử không đi truyền giảng hay cải đạo người khác; họ chỉ giảng giải nếu được ai hỏi đến.

Hỏi: Phật Giáo có tính khoa học không?

Đáp: Khoa học là tri thức được kết hợp thành hệ thống, qua các dữ kiện được quan sát và thực nghiệm và đề ra các định luật tổng quát của thiên nhiên. Cốt lõi của Phật Giáo phù hợp với định nghĩa đó, bởi vì Tứ Diệu Đế hay Bốn Sự Thật Thâm Diệu, có thể được thử nghiệm và minh chứng bởi bất kỳ người nào, và ngay chính Đức Phật cũng đã từng nói với các đệ tử rằng họ phải thực chứng các lời dạy của Ngài, mà không nên chỉ tin suông. Phật Giáo dựa nhiều trên trí tuệ, hơn là lòng tin.

Hỏi: Đức Phật đã dạy những gì?

Đáp: Đức Phật đã giảng dạy rất nhiều đề tài, nhưng các điều căn bản trong Phật Giáo có thể tóm tắt trong Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo.


Hỏi: Diệu đế thứ nhất là gì?

Đáp: Khổ Đế, chân lý thâm diệu đầu tiên, nói rằng đời sống là đau khổ, nghĩa là phải chịu đau đớn thể xác, già nua, bệnh hoạn, rồi chết. Ta cũng phải chịu đau khổ về mặt tâm lý như cô đơn, phiền giận, bực bội, sợ hãi, bối rối, thất vọng, sân hận. Đây là một sự kiện hiển nhiên, không thể chối cãi. Đây là thực tế khách quan, không phải bi quan; vì bi quan là mong đợi những điều gì trở nên tệ hại. Mặt khác, Phật Giáo giải thích cách thức giải quyết các đau khổ đó và cách thức để có hạnh phúc thật sự.


Hỏi: Diệu đế thứ nhì là gì?

Đáp: Tập Đế, chân lý thâm diệu thứ nhì, dạy rằng tất cả mọi đau khổ đều do ái dục và tham thủ. Ta sẽ bị phiền khổ nếu ta mong đợi người khác phải tuân theo ý muốn của mình, phải làm giống như mình, nếu ta không được những gì mình muốn, v.v. Ngay cả khi ta muốn và được, điều này cũng không bảo đảm có hạnh phúc. Tâm khát khao ham muốn cướp đoạt của ta niềm vui được thỏa lòng và hạnh phúc. Thay vì kiên trì chiến đấu để thành đạt điều mong muốn, hãy cố gắng sửa đổi chính cái lòng ước muốn của mình.

Hỏi: Diệu đế thứ ba là gì?

Đáp: Diệt Đế, chân lý thâm diệu thứ ba, là có thể chấm dứt đau khổ và đạt được trạng thái thỏa lòng và hạnh phúc. Khi ta dứt bỏ ái dục, vốn là vô ích, và tập sống từng ngày, chúng ta bắt đầu sống an vui và tự do. Chúng ta sẽ có nhiều thì giờ và năng lực để giúp đỡ người khác. Trạng thái ấy được gọi là Niết Bàn.

Hỏi: Diệu đế thứ tư là gì?

Đáp: Đạo Đế, chân lý thâm diệu thứ tư, là con đường đưa đến chấm dứt đau khổ. Con đường này gọi là Bát Chánh Ðạo.

Hỏi: Bát Chánh Đạo là gì?

Đáp: Đó là con đường gồm 8 yếu tố chân chánh: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, và Chánh Định. Đây là con đường của đạo đức và tỉnh thức -- qua lời nói, ý nghĩ và hành động, và phát triển trí tuệ bằng sự nhận thức rõ ràng về Tứ Diệu Đế và bằng sự tăng trưởng lòng từ bi.

Hỏi: Ngũ giới là gì?

Đáp: Đây là năm điều giới luật đạo đức của Phật Giáo. Đó là: không sát hại, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói dối, và không dùng các chất say làm lu mờ trí óc.

Hỏi: Nghiệp là gì?

Đáp: Nghiệp hay "nghiệp-quả" là một định luật cho biết rằng mỗi một nguyên nhân đều tạo ra một hậu quả, có nghĩa là các hành động của ta đều có những hậu quả. Định luật đơn giản này đã giải thích nhiều vấn đề: sự bất công trên thế gian, tại sao có người sinh ra lại có phế tật, có người lại có nhiều tài năng, có người có đời sống rất ngắn ngủi. Nghiệp cho thấy tầm quan trọng về việc tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm về các hành động của chính mình, trong quá khứ và hiện tại.
Làm thế nào để thử nghiệm tác động nghiệp quả của các hành động của ta?
Câu trả lời được tóm tắt bằng cách hãy nhìn xem 3 điểm chính:

(1) ý định đằng sau của mỗi hành động,
(2) hậu quả của hành động đó vào chính mình, và
(3) hậu quả của hành động đó vào những người khác.


Hỏi: Trí tuệ là gì?

Đáp: Trong Phật Giáo, Trí tuệ phải được phát triển cùng với Từ bi. Trong một cực đoan, bạn có thể là một người tốt bụng nhưng khờ dại, và trong một cực đoan khác, bạn có thể có nhiều kiến thức nhưng lại không có tình cảm. Phật Giáo dạy ta nên giữ thật sự cân bằng và trọn vẹn cả hai, phải trau giồi cả trí tuệ lẫn và từ bi. Trí tuệ cao nhất là thấy rõ ràng rằng trên thực tế, mọi hiện tượng đều không hoàn toàn, không thường còn, và không có một thực thể cố định. Trí tuệ thật sự không phải chỉ vì tin vào những gì được dạy, mà phải chứng nghiệm và thông hiểu chân lý và thực tế. Trí tuệ đòi hỏi phải có một tâm ý rộng mở, khách quan, không cố chấp. Con đường của Phật Giáo đòi hỏi phải can đảm, nhẫn nhục, mềm dẻo và thông minh.

Hỏi: Từ bi là gì?

Đáp: Từ bi bao gồm các phẩm hạnh của lòng san sẻ, sẵn sàng an ủi người khác, thiện cảm, chăm lo và ưu tư. Trong Phật Giáo, ta chỉ thật sự cảm thông người khác khi nào ta thật sự cảm thông chính mình, qua trí tuệ.

Hỏi: Tôi phải làm thế nào để trở thành một Phật tử?

Đáp: Bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu và thực nghiệm các lời dạy của Đức Phật. Ngài dạy rằng lời giải đáp cho mọi vấn đề của chúng ta là ở bên trong chúng ta, không phải ở bên ngoài. Ngài nói với các đệ tử không được tin ngay vào lời dạy của Ngài, mà họ phải tự thử nghiệm các lời dạy đó. Như thế, mỗi người tự có quyết định và tự chịu trách nhiệm về các hành động và sự hiểu biết của mình. Điều này cho thấy Phật Giáo không phải là một tập hợp cố định các tín điều cần phải được chấp nhận trọn vẹn. Đây là những lời dạy để mỗi người tự tìm hiểu, học tập và áp dụng theo tình huống riêng của mình.

Loài nấm hình dương vật





Mới đây, trong lần vào bản Phìn Sư (xã Túng Sán, Hoàng Su Phì, Hà Giang) của người Cờ Lao, tôi được thầy cúng Min Phà Sinh, người Cờ Lao mời uống một thứ nước lạ. Thứ nước ấy có màu đen thẫm, vị hơi chát.

Uống xong bát nước, một cảm giác khá lạ xảy ra: Sự rã rời của cơ thể sau hành trình đánh vật dài đằng đẵng với cung đường dốc ngược như đường lên trời, dường như tan biến đâu mất.
Từng dùng nhiều loại thảo dược quý, song tôi phải công nhận, thứ thảo dược này rất lạ. Tôi bày tỏ ý muốn được xem thứ thảo dược lạ ấy.

Thầy cúng Min Phà Sinh gọi vợ, nói mấy câu Cờ Lao, nghe hệt tiếng Tàu, thì cô vợ đi ra phía trái nhà. Lát sau, vợ Min Phà Sinh mang đến một sâu thứ thảo dược lạ dùng nấu nước ấy.
Từng đi rừng nhiều, biết nhiều loại nấm, từ nấm phục thần mọc dưới lòng đất, ký sinh trên rễ cây thông đỏ, cho đến phục linh thiên mọc trên ngọn cây vân sam trên đỉnh Fansipan quý như vàng ròng, song tôi chưa được thấy loài nấm này.



Cả củ và thân nấm, trông chả khác gì nguyên cụm… của quý. Hai “viên ngọc” bám lủng lẳng hai bên, và nảy nòi từ giữa hai “viên ngọc” đó là “cái cột có mũ”. Tôi trộm nghĩ, củ nấm này đem về xuôi, chị em nhìn thấy, chắc cũng phải đỏ mặt.

Min Phà Sinh năm nay 54 tuổi, đã có chắt nội, chắt ngoại, tức lên chức cụ, mà trông khá trẻ. Vợ Sinh cũng đã 55 tuổi, mà má vẫn hồng, tóc vẫn đen, răng vẫn chắc.

Người Cờ Lao sống ở sát đỉnh Tây Côn Lĩnh, cuộc sống khắc nghiệt, nghèo khó, mà giữ được dáng dấp như thế kể cũng lạ. Thầy cúng Sinh vẫn liếm dao nung đỏ cháy xèo xèo, vẫn đi rừng phăm phăm và đi bộ hàng trăm cây số để đuổi ma, xua tà cho những gia đình ham trò mê tín dị đoan ở nơi khác.

Theo thầy cúng Sinh, để giữ được thể trạng sung mãn, trẻ trung ấy, Min Phà Sinh tiết lộ, là do loài nấm có bộ dạng kỳ dị như của quý đàn ông.

Thầy cúng Sinh không biết tên phổ thông của loài nấm này là gì, chỉ biết rằng, từ đời cha ông, tổ tiên đã dùng như nước uống hàng ngày, nên đời sau cứ thế vào rừng hái.

Theo Min Phà Sinh, người Cờ Lao có nguồn gốc từ Trung Quốc, di cư từ phía bên kia dãy Tây Côn Lĩnh sang bên này, thuộc đất Việt Nam mới khoảng 8 đời, tức cách nay chừng 150 đến 200 năm.
 

Tổ tiên, họ hàng Min Phà Sinh ở bên Trung Quốc vẫn còn nhiều, nên vẫn đi về. Cây nấm kỳ lạ này chính là thức uống bí truyền, chỉ dòng họ của Sinh là biết và được truyền cho con dâu.



Sở dĩ, các cụ truyền cho con dâu, vì người con dâu về với chồng, sẽ thành người trong nhà và người con dâu sẽ chăm chỉ vào rừng lấy nấm, tích trữ trong nhà, để đại gia đình dùng dần, như một thứ thuốc thập toàn đại bổ.

Theo lời Sinh, sở dĩ con gái Trung Quốc có da dẻ trắng mịn, là vì đều được bố mẹ chỉ dạy cách hái thảo dược và uống thảo dược thay nước hàng ngày. Tuy nhiên, không phải gia đình nào ở Trung Quốc cũng biết đếnloài nấm có bộ dạng kỳ lạ, mà người Cờ Lao gọi là Xin Xao này.

Tôi hỏi Min Phà Sinh rằng, tác dụng chính của củ nấm quái dị này là gì, thì thầy cúng Sinh không trả lời ngay, mà kể một huyền thoại vừa có tính bi, hài, và hơi tục một chút. Huyền thoại này là của người Cờ Lao sống ở bên Trung Quốc kể.

Chuyện rằng, xưa kia, dãy núi Tây Côn Lĩnh cao đến tận trời, nên người trên trời và người hạ giới vẫn giao lưu với nhau. Các chàng trai Cờ Lao rất đẹp và khỏe, nên tiên nữ trên trời rất yêu quý, thường xuống hạ giới để tư tình.

Hàng ngày, các thanh niên Cờ Lao không chịu lao động, bỏ bê cả gia đình, vợ con để yêu đương với các tiên nữ.

Một ngày, đang yêu đương các tiên nữ, anh chàng Chảo Mìn Sư chợt nhận ra, hành động sống như thế này không ổn, sẽ làm tan nát gia đình, thui chột nòi giống, nên Chảo Mìn Sư đã dùng dao cắt phăng của quý, ném xuống đất, để không còn đầu óc tơ tưởng đến các tiên nữ nữa.

Các trai bản Cờ Lao bị tiên nữ hớp hồn cũng chợt tỉnh, dùng dao cắt của quý bỏ đi như Chảo Mìn Sư. Của quý cắt đi rồi, họ không còn bị tiên nữ quyến rũ nữa.

Các nàng tiên nhìn cảnh ấy thì đau lòng, tiếc nuối lắm. Để của quý không hỏng, các nàng tiên đã biến chúng thành loài nấm.


Điều đặc biệt, là loài nấm đó ẩn trong lòng đất, chỉ đến tháng 9 và tháng 10 mới trồi lên khỏi mắt đất.

Từ đó, cứ đến tháng 9 và tháng 10, các nàng tiên lại xuống Tây Côn Lĩnh hái củ nấm hình của quý mang về trời. Ăn thứ nấm ấy, các nàng tiên sống đến ngàn tuổi, cứ đẹp mãi, trẻ mãi.

Đàn bà Cờ Lao biết được bí quyết ấy, cũng hái nấm về ăn, để được trẻ mãi không già. Đàn ông Cờ Lao đem nấm ấy về nấu uống, cũng thấy khỏe mạnh, cường tráng, “yêu” vợ không biết mệt mỏi.

Tôi hỏi Min Phà Sinh, rằng, liệu loài nấm kỳ dị này có thực sự tăng cường sinh lực hay không? Thầy cúng Sinh cười tủm tỉm bảo: “Cứ hỏi vợ mình thì biết?”.

Tôi quay sang hỏi vợ thầy cúng Sinh, chị bụm miệng cười, đỏ mặt quay đi. Sinh bảo thêm: “Đàn bà uống thứ nấm này vào, không chỉ xinh đẹp, trẻ mãi, mà còn hồi xuân đủ thứ, lấy được mấy chồng liền đấy nhé”.

Câu chuyện phía sau những chiếc hộp quẹt Zippo









Hồi còn trẻ, tôi rất thích sưu tầm của lạ.

Tôi “mê” nhiều thứ, từ những bài thơ tình thời tiền chiến đến những danh ngôn bất hủ; từ những con tem đến từ khắp thế giới cho tới những vỏ hộp quẹt cũ lẽ ra đã phải vất đi… Người Bắc gọi “hộp quẹt” là “diêm” trong khi những chiếc “hộp quẹt máy” lại gọi là “bật lửa”. Ở miền Nam trong thời chiến tranh xuất hiện một loại hộp quẹt mang tên Zippo. Thoạt đầu người ta không chú ý đến nó vì Zippo chỉ dùng trong quân đội Mỹ. Zippo có thể được mua trong PX (Post Exchange), một loại cửa hàng dành riêng cho các chú GIs (Government Issues - vì lính Mỹ do chính phủ trang bị từ đầu đến chân), tương tự như “quân tiếp vụ” của quân lực VNCH. Hộp quẹt Zippo Dần dà hộp quẹt Zippo đi vào cuộc sống hàng ngày của người dân miền Nam, kể cả những người không hút thuốc và các bà nội trợ. Đơn giản chỉ vì Zippo còn được dùng để nhóm bếp củi, bếp than hay lò dầu hôi. Mỗi lần bật nắp Zippo nghe tiếng “cắc” thật lạ tai, nhưng riết thành quen. Chỉ nghe tiếng “cắc” là biết ngay có sự hiện diện của Zippo! Ngoài đặc điểm “windproof” (chống gió), Zippo còn có thể giữ được ngọn lửa trong mọi thời tiết nhờ thiết kế “chắn gió”. Khó có thể dập tắt một chiếc Zippo đang cháy bằng cách thổi vào ngọn lửa, tuy nhiên ngọn lửa sẽ dễ dàng tắt nếu bị thổi từ trên xuống. Bộ phận đánh lửa và bấc của Zippo Cách tốt nhất để dập tắt ngọn lửa Zippo là đóng nắp hộp quẹt, ngọn lửa sẽ tắt vì thiếu oxy. Tuy nhiên, không giống các loại bật lửa khác, việc đóng nắp không làm cắt nguồn nhiên liệu cung cấp cho hộp quẹt. Zippo cháy bằng sợi bấc, được tẩm xăng và chứa trong phần thân của hộp quẹt. Ngoài bấc, bên trong hộp quẹt còn có loại bông gòn đặc biệt thấm xăng, phần chứa đá lửa chạy dài theo thân có lò so và có một con ốc khóa trục phần đựng đá lửa. Lớp trong thân của Zippo “Nghề chơi” Zippo cũng lắm công phu vì ngoài chiếc hộp quẹt nhà sản xuất còn có những “phụ tùng” đi kèm với sản phẩm chính. Xăng dùng cho Zippo là loại xăng đặc biệt, tương tự như xăng máy bay, nên có ngọn lửa màu hơi xanh xanh. Nếu dùng xăng thường sẽ có ngọn lửa màu vàng, đôi khi lại còn có khói.

Tôi còn nhớ, thời thanh niên anh nào cũng có một chiếc Zippo, những người háo thắng còn thi nhau bật hộp quẹt, hộp quẹt của anh nào không cháy sau một lần đánh lửa thì coi như thua và bị… “bắt xác”. Điều này có nghĩa là chiếc hộp quẹt đó trở thành vật sở hữu của người thắng! Zippo cháy với ngọn lửa pha chút màu xanh  Đá lửa của Zippo được chế tạo với độ đánh lửa rất nhạy, chỉ cần một động tác xoay bánh xe đánh lửa là bấc Zippo bắt tia lửa và hộp quẹt cháy ngay, không đợi đến lần đánh lửa thứ hai. Ngay từ đầu thập niên 50 hãng Zippi đã đăng quảng cáo “Zip-A-Flint” là một dụng cụ nạp đá lửa trong đó có 6 viên đá để người sử dụng Zipp nạp vào hộp quẹt, mỗi lần một viên. Giá vào thời đó, 6 viên đá lửa chỉ có 15 xu!

Lịch sử của Zippo cũng có nhiều tình tiết thú vị. George G. Blaisdell (1895-1978), biệt danh “Mr. Zippo”, là người đã sáng lập Zippo Manufacturing Company tại Bradfold, Pennsylvania, vào năm 1932 và sản xuất chiếc hộp quẹt Zippo đầu tiên một năm sau đó. Thực ra, Zippo chịu ảnh hưởng của một loại hộp quẹt của nước Áo về kiểu dáng nhưng tên gọi Zippo được Blaisdell đặt ra nhại theo chữ “zipper” là dây kéo, fermature! Ý tưởng sản xuất một chiếc hộp quẹt đến với Blaisdell thật tình cờ và cũng bất ngờ. Đó là vào năm 1932, trong một buổi khiêu vũ Blaisdell thấy một “quý ông” lịch lãm phải mất nhiều lần mới châm lửa để hút thuốc với chiếc hộp quẹt xấu xí, cọc cạch. Blaisdell thấy điểm yếu của hộp quẹt là dễ tắt khi gặp gió. Thế là ông thuê một góc trên tầng hai của một công ty với giá 10 đô la một tháng và cùng với 3 người thợ ông bắt đầu mày mò để chế ra chiếc hộp quẹt mới. Tổng chi phí cho các dụng cụ là 260 đô la, được coi là vốn ban đầu của công ty. Bản vẽ thiết kế Zippo, ngày 3/3/1936. Ý tưởng đầu tiên Blaisdell là tạo ra chiếc hộp quẹt nhỏ hơn, có thể nằm gọn trong tay để người sử dụng có thể bật lửa bằng một tay. Quan trọng hơn cả là bộ phận chắn gió được thiết kế quanh chiếc bấc. Chỉ một tháng sau, 82 chiếc Zippo ra đời mang lại tiền lời 69,15 đô la sau khi trừ các chi phí. Để tiếp thị sản phẩm mới, Blaisdell đưa ra chính sách bảo hành: Công ty Zippo sửa chữa mọi hỏng hóc mà không lấy một đồng. Zippo sau khi sửa còn được gửi qua bưu
điện trong vòng 48 giờ với một lời nhắn: “Chúng tôi cảm ơn vì đã có cơ hội được phục vụ cho bật lửa của bạn”. Một khi Zippo xuất xưởng luôn được “Bảo hành trọn đời” (Lifetime guarantee), được quảng bá với khẩu hiệu “It works or we fix it for free”. (Nó hoạt động hoặc chúng tôi sửa
nó miễn phí). Hãng Zippo tự hào: “Trong gần 75 năm, không một ai mất một xu nào để sửa chữa hộp quẹt Zippo, bất chấp tuổi thọ hay điều kiện của nó”.

Zippo, còn được bằng cái tên thân mật Yipee, trở nên phổ biến trong quân đội Hoa Kỳ, đặc biệt là trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, khi Công ty thông báo tạm dừng việc sản xuất những sản phẩm cho thị trường tiêu thụ trong nước và chỉ dành cung cấp cho quân đội Hoa Kỳ. Chiếc hộp quẹt Zippo đã trở thành người bạn đồng hành với các quân nhân Mỹ kể từ đó. Điều thú vị là Blaisdell chưa bao giờ đặt bút ký một hợp đồng chính thức nào với quân đội Hoa Kỳ nhưng tại các PX ở nước Mỹ và nước ngoài luôn bầy bán những chiếc Zippo cho các khách hàng quân nhân và gia đình họ.

Cũng có một số “huyền thoại” về Zippo. Chuyện kể một người lính ra trận bị trúng đạn vào ngực nhưng anh ta không chết vì… viên đạn chỉ trúng vào chiếc Zippo anh để trên túi áo! Điều rõ ràng là tiếng “cách” khi bật nắp Zippo có thể dùng làm tín hiệu nhận diện “bạn” cho đồng đội khi ở trên chiến trường vì chỉ lính Mỹ mới có. Trong thời Đệ nhị thế chiến, Zippo đã từng là một thứ quân nhu bắt buộc phải có trong quân trang của binh sĩ Hoa Kỳ. Zippo cũng có mặt trong ba lô của binh sĩ Mỹ trong cuộc chiến Cao Ly hoặc trong cuộc chiến ở Thái Bình Dương. Năm 1943, trong một bức thư gửi Blaisdell, Tướng Dwight D. Eisenhower, Tư lệnh Tối cao Lực lượng Viễn chinh Đồng minh thời Đệ nhị Thế chiến, đã ca tụng Zippo: “Đó là chiếc hộp quẹt duy nhất lúc nào cũng cháy”. Ông Eisenhower sau này là Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ từ năm 1953 đến năm 1961. Một nhân vật khác trên mặt trận Thái Bình Dương, Tướng Douglas MacArthur, năm 1944 cũng không tiếc lời ca ngợi sự gắn bó của chiếc Zippo với cuộc đời của quân nhân Hoa Kỳ: “Đó là cả một công trình nghệ
thuật mà tôi sử dụng liên tục trong suốt đời mình”.

Sau Thế chiến II, Công ty Zippo bước vào sản xuất các loại hộp quẹt mang nhiều logo của các công ty đặt hàng để quảng cáo. Việc sản xuất của Zippo ngày một phát triển, năm 1988 Zippo kỷ niệm chiếc hộp quẹt thứ 200 triệu xuất xưởng, năm 1996 đã có 300 triệu chiếc được tung ra thị trường, đến năm 2003 con số lên đến 400 triệu và năm 2012 có 500 triệu hộp quẹt Zippo có mặt trên khắp thế giới.  Tuy vậy, việc kinh doanh của Zippo không phải lúc nào cũng thuận lợi. Zippo gắn liền với người hút thuốc nên khi việc hút thuốc trên thế giới giảm sút vì những cảnh báo về sức khỏe, doanh số của Zippo do đó cũng giảm theo. Từ việc bán ra 18 triệu chiếc mỗi năm trong thập niên 1990, doanh số chỉ còn 12 triệu chiếc vào những năm 2000. Để đối phó với tình trạng bất lợi này, Zippo phải sản xuất thêm các mặt hàng khác cũng mang nhãn hiệu Zippo như bút máy, đồng hồ, dao bấm, quần áo, nước hoa… Dĩ nhiên các sản phẩm này không thể nào nổi tiếng như chiếc hộp quẹt Zippo đã một thời tung hoành trên thị trường.

Hiện nay giá bán lẻ một chiếc Zippo thấp nhất là 14,95 đô la và cao nhất là 15.620 đô la cho phiên bản bằng vàng 18K. Vào năm 2001, theo tạp chí IUP, một kiểu Zippo 1933 được giao dịch ở mức 18.000 đô la tại Tokyo. Trong dịp kỷ niệm 75 năm thành lập (năm 2007), Zippo đã bán một chiếc đời 1933 gần như mới nguyên với giá 37.000 đô la. Một chiếc Zippo mua tại Nhật

Tôi còn nhớ, Sài Gòn xưa xuất hiện một nghề lạ lẫm: khắc trên hộp quẹt Zippo, khách hàng là những người lính Mỹ muốn lưu giữ kỷ niệm trong thời gian phục vụ tại Việt Nam. Họ viết những lời muốn khắc lên giấy và chỉ ít phút sau, tác phẩm trên hộp quẹt đã hoàn thành. Thợ khắc có hai loại, hoặc khắc thủ công bằng tay hoặc bằng máy. Máy khắc được chế tạo rất đơn giản chứ không phải khắc bằng tia laser như ngày nay. Máy khắc hồi đó chỉ gồm những thanh sắt nối với nhau thành một hình chữ nhật với 2 đầu: một đầu có gắn mũi khoan để khắc trên hộp quẹt một đầu di chuyển trên các con chữ đã xếp từ trước. Trên lề đường Lê Lợi có rất nhiều thợ khắc chữ không những trên hộp quẹt mà còn trên thẻ bài, bút máy và các vật dụng khác. Một khúc của đường Lê Lai hồi xưa cũng có nhiều kiosk nhận khắc chữ, khắc hình. Xem ra nghề khắc làm ăn cũng khấm khá vì người ta phỏng đoán có khoảng 200.000 bật lửa Zippo đã được lính Mỹ sử dụng tại Việt Nam.

Đối với nhiều người, sưu tầm hộp quẹt Zippo là một “hobby”, một cái thú vừa tốn tiền nhưng cũng không kém phần thú vị như sưu tầm tem bưu chính. Trong cái thú đó, nội việc sưu tầm những hộp quẹt đã được sử dụng bởi các quân nhân Mỹ tham chiến tại Việt Nam cũng đã thu hút sự quan tâm của giới sưu tập. Phía sau những chiếc Zippo luôn có nhiều chuyện để nhớ và những lời được khắc trên hộp quẹt phản ảnh tâm trạng của người sở hữu. Một người lính thuộc Lực lượng Đặc biệt  (Special Forces – Green Berret) khắc dòng chữ “Mess with the best… Dike the rest” (tạm dịch: “Sống với những người giỏi nhất… Chết như bao người khác”). Một người thuộc đơn vị Thủy quân Lục chiến có một câu than thở: “Đánh nhau ban ngày, làm tình ban đêm, say xỉn là sự lựa chọn, vào Thủy quân Lục chiến là sai lầm” (Fighter by day, lover by night, drunkard by choice, Marine by mistake). Hoặc nhái lời Tổng thống Kennedy về Tổ quốc: “Ask not what your head can do for you but what you can do for your head”, tạm ịch là: Đừng hỏi đầu óc có thể làm gì cho bạn nhưng hãy hỏi bạn đã làm gì cho đầu óc của mình). Những chiếc Zipppo khắc những dòng kỷ niệm về chiến tranh tại Việt Nam. Một câu nói có phần “khát máu” như trong vụ Mỹ Lai lính Mỹ đốt nhà thường dân vô tội: “Hãy để ta thắng ngươi bằng trái tim và tâm hồn mình, hoặc ta sẽ thiêu rụi cho tới từng túp lều đáng nguyền rủa của ngươi” (Let me win your heart and mind or I’ll burn your god damn hut down) Tình tứ nhưng cũng không kém phần bi thảm có câu: “Who ever may rend this will see that there is no other but one girl for me and her loverly name is Beverly Dennington: I love her very much”. Người chủ chiếc hộp quẹt này tưởng tượng có một ngày ai đó gửi lại chiếc hộp quẹt này khi anh đã chết cho một cô gái tên Beverly Dennington và lời trăn trối cuối cùng: Tôi yêu nàng rất nhiều!
Ngổ ngáo hơn có một thông điệp trên hộp quẹt: “Khi tôi chết hãy chôn tôi nằm sấp, để cả thế giới này có thể hôn vào mông tôi” (When I die, bury me face down so the whole world can kiss my ass)!
Một cựu chiến binh Mỹ đã từng tham gia chiến tranh Việt Nam tâm sự: “Chiếc Zippo thực sự là bức tranh tái hiện một cách chân thật những tâm trạng và cảm xúc của người lính. Chúng cũng có thể là di vật cuối cùng người lính trước khi tử trận.

Giờ đây, đối với nhiều người, chiếc hộp quẹt Zippo sẽ là một kỷ niệm vô giá của quá khứ”.hộp quẹt, hộp quẹt của anh nào không cháy sau một lần đánh lửa thì coi như thua và bị… “bắt xác”. Điều này có nghĩa là chiếc hộp quẹt đó trở thành vật sở hữu của người thắng! Zippo cháy với ngọn lửa pha chút màu xanh Đá lửa của Zippo được chế tạo với độ đánh lửa rất nhạy, chỉ cần một động tác xoay bánh xe đánh lửa là bấc Zippo bắt tia lửa và hộp quẹt cháy ngay, không đợi đến lần đánh lửa thứ hai. Ngay từ đầu thập niên 50 hãng Zippi đã đăng quảng cáo “Zip-A-Flint” là một dụng cụ nạp đá lửa trong đó có 6 viên đá để người sử dụng Zipp nạp vào hộp quẹt, mỗi lần một viên. Giá vào thời đó, 6 viên đá lửa chỉ có 15 xu! Lịch sử của Zippo cũng có nhiều tình tiết thú vị. George G. Blaisdell (1895-1978), biệt danh “Mr. Zippo”, là người đã sáng lập Zippo Manufacturing Company tại Bradfold, Pennsylvania, vào năm 1932 và sản xuất chiếc hộp quẹt Zippo đầu tiên một năm sau đó. Thực ra, Zippo chịu ảnh hưởng của một loại hộp quẹt của nước Áo về kiểu dáng nhưng tên gọi Zippo được Blaisdell đặt ra nhại theo chữ “zipper” là dây kéo, fermature! Ý tưởng sản xuất một chiếc hộp quẹt đến với Blaisdell thật tình cờ và cũng bất ngờ. Đó là vào năm 1932, trong một buổi khiêu vũ Blaisdell thấy một “quý ông” lịch lãm phải mất nhiều lần mới châm lửa để hút thuốc với chiếc hộp quẹt xấu xí, cọc cạch. Blaisdell thấy điểm yếu của hộp quẹt là dễ tắt khi gặp gió. Thế là ông thuê một góc trên tầng hai của một công ty với giá 10 đô la một tháng và cùng với 3 người thợ ông bắt đầu mày mò để chế ra chiếc hộp quẹt mới. Tổng chi phí cho các dụng cụ là 260 đô la, được coi là vốn ban đầu của công ty. Bản vẽ thiết kế Zippo, ngày 3/3/1936. Ý tưởng đầu tiên Blaisdell là tạo ra chiếc hộp quẹt nhỏ hơn, có thể nằm gọn trong tay để người sử dụng có thể bật lửa bằng một tay. Quan trọng hơn cả là bộ phận chắn gió được thiết kế quanh chiếc bấc. Chỉ một tháng sau, 82 chiếc Zippo ra đời mang lại tiền lời 69,15 đô la sau khi trừ các chi phí. Để tiếp thị sản phẩm mới, Blaisdell đưa ra chính sách bảo hành: Công ty Zippo sửa chữa mọi hỏng hóc mà không lấy một đồng. Zippo sau khi sửa còn được gửi qua bưu điện trong vòng 48 giờ với một lời nhắn: “Chúng tôi cảm ơn vì đã có cơ hội được phục vụ cho bật lửa của bạn”. Một khi Zippo xuất xưởng luôn được “Bảo hành trọn đời” (Lifetime guarantee), được quảng bá với khẩu hiệu “It works or we fix it for free”. (Nó hoạt động hoặc chúng tôi sửa nó miễn phí). Hãng Zippo tự hào: “Trong gần 75 năm, không một ai mất một xu nào để sửa chữa hộp quẹt Zippo, bất chấp tuổi thọ hay điều kiện của nó”.

Zippo, còn được bằng cái tên thân mật Yipee, trở nên phổ biến trong quân đội Hoa Kỳ, đặc biệt là trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, khi Công ty thông báo tạm dừng việc sản xuất những sản phẩm cho thị trường tiêu thụ trong nước và chỉ dành cung cấp cho quân đội Hoa Kỳ. Chiếc hộp quẹt Zippo đã trở thành người bạn đồng hành với các quân nhân Mỹ kể từ đó. Điều thú vị là Blaisdell chưa bao giờ đặt bút ký một hợp đồng chính thức nào với quân đội Hoa Kỳ nhưng tại các PX ở nước Mỹ và nước ngoài luôn bầy bán những chiếc Zippo cho các khách hàng quân nhân và gia đình họ. Cũng có một số “huyền thoại” về Zippo. Chuyện kể một người lính ra trận bị trúng đạn vào ngực nhưng anh ta không chết vì… viên đạn chỉ trúng vào chiếc Zippo anh để trên túi áo! Điều rõ ràng là tiếng “cách” khi bật nắp Zippo có thể dùng làm tín hiệu nhận diện “bạn” cho đồng đội khi ở trên chiến trường vì chỉ lính Mỹ mới có. Trong thời Đệ nhị thế chiến, Zippo đã từng là một thứ quân nhu bắt buộc phải có trong quân trang của binh sĩ Hoa Kỳ. Zippo cũng có mặt trong ba lô của binh sĩ Mỹ trong cuộc chiến Cao Ly hoặc trong cuộc chiến ở Thái Bình Dương. Năm 1943, trong một bức thư gửi Blaisdell, Tướng Dwight D. Eisenhower, Tư lệnh Tối cao Lực lượng Viễn chinh Đồng minh thời Đệ nhị Thế chiến, đã ca tụng Zippo: “Đó là chiếc hộp quẹt duy nhất lúc nào cũng cháy”. Ông Eisenhower sau này là Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ từ năm 1953 đến năm 1961.

Một nhân vật khác trên mặt trận Thái Bình Dương, Tướng Douglas MacArthur, năm 1944 cũng không tiếc lời ca ngợi sự gắn bó của chiếc Zippo với cuộc đời của quân nhân Hoa Kỳ: “Đó là cả một công trình nghệ thuật mà tôi sử dụng liên tục trong suốt đời mình”. Sau Thế chiến II, Công ty Zippo bước vào sản xuất các loại hộp quẹt mang nhiều logo của các công ty đặt hàng để quảng cáo. Việc sản xuất của Zippo ngày một phát triển, năm 1988 Zippo kỷ niệm chiếc hộp quẹt thứ 200 triệu xuất xưởng, năm 1996 đã có 300 triệu chiếc được tung ra thị trường, đến năm 2003 con số lên đến 400 triệu và năm 2012 có 500 triệu hộp quẹt Zippo có mặt trên khắp thế giới. Tuy vậy, việc kinh doanh của Zippo không phải lúc nào cũng thuận lợi. Zippo gắn liền với người hút thuốc nên khi việc hút thuốc trên thế giới giảm sút vì những cảnh báo về sức khỏe, doanh số của Zippo do đó cũng giảm theo. Từ việc bán ra 18 triệu chiếc mỗi năm trong thập niên 1990, doanh số chỉ còn 12 triệu chiếc vào những năm 2000. Để đối phó với tình trạng bất lợi này, Zippo phải sản xuất thêm các mặt hàng khác cũng mang nhãn hiệu Zippo như bút máy, đồng hồ, dao bấm, quần áo, nước hoa… Dĩ nhiên các sản phẩm này không thể nào nổi tiếng như chiếc hộp quẹt Zippo đã một thời tung hoành trên thị trường. Hiện nay giá bán lẻ một chiếc Zippo thấp nhất là 14,95 đô la và cao nhất là 15.620 đô la cho phiên bản bằng vàng 18K.

Vào năm 2001, theo tạp chí IUP, một kiểu Zippo 1933 được giao dịch ở mức 18.000 đô la tại Tokyo. Trong dịp kỷ niệm 75 năm thành lập (năm 2007), Zippo đã bán một chiếc đời 1933 gần như mới nguyên với giá 37.000 đô la. Một chiếc Zippo mua tại Nhật Tôi còn nhớ, Sài Gòn xưa xuất hiện một nghề lạ lẫm: khắc trên hộp quẹt Zippo, khách hàng là những người lính Mỹ muốn lưu giữ kỷ niệm trong thời gian phục vụ tại Việt Nam. Họ viết những lời muốn khắc lên giấy và chỉ ít phút sau, tác phẩm trên hộp quẹt đã hoàn thành. Thợ khắc có hai loại, hoặc khắc thủ công bằng tay hoặc bằng máy. Máy khắc được chế tạo rất đơn giản chứ không phải khắc bằng tia laser như ngày nay. Máy khắc hồi đó chỉ gồm những thanh sắt nối với nhau thành một hình chữ nhật với 2 đầu: một đầu có gắn mũi khoan để khắc trên hộp quẹt một đầu di chuyển trên các con chữ đã xếp từ trước. Trên lề đường Lê Lợi có rất nhiều thợ khắc chữ không những trên hộp quẹt mà còn trên thẻ bài, bút máy và các vật dụng khác. Một khúc của đường Lê Lai hồi xưa cũng có nhiều kiosk nhận khắc chữ, khắc hình. Xem ra nghề khắc làm ăn cũng khấm khá vì người ta phỏng đoán có khoảng 200.000 bật lửa Zippo đã được lính Mỹ sử dụng tại Việt Nam.



Đối với nhiều người, sưu tầm hộp quẹt Zippo là một “hobby”, một cái thú vừa tốn tiền nhưng cũng không kém phần thú vị như sưu tầm tem bưu chính. Trong cái thú đó, nội việc sưu tầm những hộp quẹt đã được sử dụng bởi các quân nhân Mỹ tham chiến tại Việt Nam cũng đã thu hút sự quan tâm của giới sưu tập. Phía sau những chiếc Zippo luôn có nhiều chuyện để nhớ và những lời được khắc trên hộp quẹt phản ảnh tâm trạng của người sở hữu. Một người lính thuộc Lực lượng Đặc biệt (Special Forces – Green Berret) khắc dòng chữ “Mess with the best… Dike the rest” (tạm dịch: “Sống với những người giỏi nhất… Chết như bao người khác”). Một người thuộc đơn vị Thủy quân Lục chiến có một câu than thở: “Đánh nhau ban ngày, làm tình ban đêm, say xỉn là sự lựa chọn, vào Thủy quân Lục chiến là sai lầm” (Fighter by day, lover by night, drunkard by choice, Marine by mistake). Hoặc nhái lời Tổng thống Kennedy về Tổ quốc: “Ask not what your head can do for you but what you can do for your head”, tạm ịch là: Đừng hỏi đầu óc có thể làm gì cho bạn nhưng hãy hỏi bạn đã làm gì cho đầu óc của mình). Những chiếc Zipppo khắc những dòng kỷ niệm về chiến tranh tại Việt Nam. Một câu nói có phần “khát máu” như trong vụ Mỹ Lai lính Mỹ đốt nhà thường dân vô tội: “Hãy để ta thắng ngươi bằng trái tim và tâm hồn mình, hoặc ta sẽ thiêu rụi cho tới từng túp lều đáng nguyền rủa của ngươi” (Let me win your heart and mind or I’ll burn your god damn hut down) Tình tứ nhưng cũng không kém phần bi thảm có câu: “Who ever may rend this will see that there is no other but one girl for me and her loverly name is Beverly Dennington: I love her very much”. Người chủ chiếc hộp quẹt này tưởng tượng có một ngày ai đó gửi lại chiếc hộp quẹt này khi anh đã chết cho một cô gái tên Beverly Dennington và lời trăn trối cuối cùng: Tôi yêu nàng rất nhiều! Ngổ ngáo hơn có một thông điệp trên hộp quẹt: “Khi tôi chết hãy chôn tôi nằm sấp, để cả thế giới này có thể hôn vào mông tôi” (When I die, bury me face down so the whole world can kiss my ass)!



Một cựu chiến binh Mỹ đã từng tham gia chiến tranh Việt Nam tâm sự: “Chiếc Zippo thực sự là bức tranh tái hiện một cách chân thật những tâm trạng và cảm xúc của người lính. Chúng cũng có thể là di vật cuối cùng người lính trước khi tử trận. Giờ đây, đối với nhiều người, chiếc hộp quẹt Zippo sẽ là một kỷ niệm vô giá của quá khứ”.


Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Mẹ và Vợ, chọn ai?





Con dâu cằn nhằn: “Nấu lạt tý bà lại chê nhạt nhẻo, giờ nấu mặn chút bà lại bảo nuốt không vô, rốt cuộc bà muốn sao đây?”

Mẹ nhìn thấy con trai vừa về đến nhà, một câu không rằng bèn gắp thức ăn bỏ vào miệng nhai. Cô ta hằn hộc nhìn chồng.  Anh gắp thử một miếng ăn, nhả ra ngay tức thì.

Con trai nói:  “Anh không phải đã dặn em rồi sao, mẹ bị bệnh không thể ăn quá mặn!”

“OK! Mẹ là của anh, sau này do anh nấu nhé!”

Con dâu giận dỗi đi thẳng vào phòng.  Con trai chỉ còn cách thở dài, và quay sang nói với mẹ:  “Mẹ, đừng ăn nữa, con đi nấu mì cho mẹ ăn.”

Mẹ nói: “Không phải con có chuyện muốn nói với mẹ sao, có thì giờ hẵn nói, đừng để trong lòng!”

Con trai thưa với mẹ: “Mẹ à, tháng sau con được thăng chức, con sẽ rất là bận… còn phần vợ con, cô ta nói muốn ra ngoài kiếm việc làm, cho nên…”

Ngay lập tức mẹ hiểu ý con trai muốn nói gì:  “Con trai ơi, đừng gửi mẹ vào viện dưỡng lão nhé con!” 

Giọng nói nức nghẹn như khẩn cầu van xin.  Con trai trầm tư nghĩ ngợi một hồi lâu, trong đầu anh ta như đang cố tìm một lý do tốt hơn để thuyết phục mẹ:

“Mẹ à, thật ra viện dưỡng lão không phải là một nơi không tốt đâu.  Mẹ biết rồi đấy, khi vợ con kiếm được công việc, nhất định sẽ không còn thời gian chăm sóc mẹ chu đáo nữa đâu. Trong viện dưỡng lão vừa có cái ăn, vừa có chỗ ở, lại có người chăm sóc, không phải tốt hơn nhiều so với ở nhà hay sao?”

Tắm xong, ăn tạm một tô mì gói, con trai bèn đi vào phòng sách.  Anh thờ người đứng trước cửa sổ, có vẻ do dự.  Ngày ấy mẹ còn trẻ đã ở góa, ngặm đắng nuốt cay, nuôi anh khôn lớn nên người, và còn gửi anh ra nước ngoài du học.  Nhưng, bà chưa bao giờ dùng tuổi thanh xuân của mình đã một đời hy sinh vì anh đem ra uy hiếp mặc cả về sự hiếu thảo của anh, ngược lại cô vợ anh đã đem hôn nhân ra uy hiếp anh!  Không lẻ phải cho mẹ vào viện dưỡng lão thật sao?  Anh tự hỏi bản thân, anh ta có chút không nhẫn tâm.

“Có thể cùng cậu đi hết cuộc đời là vợ cậu, không nhẽ là mẹ cậu sao?”  Con trai của bác Tài thường hay nhắc khẽ anh như thế.  “Mẹ cậu đã lớn tuổi như thế, tốt số thì có thể sống thêm vài năm.  Tại sao không tranh thủ thời gian đó sống thật hiếu thảo với bà cơ chứ? Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn phụng dưỡng mà người còn đâu?” Bà con họ hàng thường hay khuyên nhủ anh như thế.
Con trai không muốn suy nghĩ thêm nữa, sợ mình sẽ vì thế mà thay đổi quyết định.  Ánh mặt trời tắt dần những tia nắng chói chang và khuất dần sau ngọn đồi, trả lại bầu trời một màn đêm u tịch. Một ngôi nhà quý tộc dành cho người già được xây dựng ở vùng ngoại ô trên đồi núi.  Đúng thật, tiền càng chi ra nhiều, anh càng cảm thấy an lòng.  Khi anh dắt mẹ bước vào đại sảnh, một chiếc ti vi 42 inches mới tinh đang chiếu một bộ phim hài, nhưng người xem nơi ấy không hề nở một nụ cười.

Những người già mặc cùng một kiểu áo, tóc tai đều na ná nhau đang ngồi cô quạnh trên chiếc ghế sofa, thần sắc đờ đẫn đến u buồn.  Có người thì đang ngồi lẩm bẩm một mình, có người thì đang chầm chậm cúi người xuống muốn nhặt lấy một mẫu bánh vụn đang nằm trên sàn nhà.

Con trai biết mẹ thích nơi tươi sáng, vì thế đã chọn cho bà một căn phòng đầy đủ ánh sáng.  Từ cửa sổ nhìn ra ngoài, dưới bóng râm là một vườn cỏ thơm ngát.  Mấy cô y tá đang đẩy những người già ngồi trên xe lăn, cùng họ tản bộ dưới ánh hoàng hôn, bốn bề tĩnh lặng khiến cho người cảm thấy xót lòng.  Dù hoàng hôn có đẹp bao nhiêu, ánh chiều tà rồi cũng dần buông xuống, anh ngậm ngùi tiếc nuối.

“Mẹ ơi, con … con phải đi rồi!”  Mẹ chỉ biết gật đầu.

Khi anh đi khỏi, đôi tay gầy guộc của mẹ giơ lên vẫy chào anh, miệng không còn một chiếc răng, đôi môi khô tái nhợt muốn lên tiếng gọi với anh, nhưng gọi không thành tiếng, lộ ra một ánh mắt ngập ngừng đượm vẻ u sầu.  Lúc này con trai chợt nhận ra mái tóc của mẹ đã bạc dần, đôi mắt sâu thẩm và khuôn mặt xuất hiện nhiều vết chân chim.  Mẹ quả thật đã già đi rồi!

Anh chợt hồi tưởng lại một số chuyện ngày xưa. Năm đó anh mới 6 tuổi, mẹ có công chuyện phải về quê, không tiện dắt anh theo, nên đành phải gửi tạm nhà bác Tài vài hôm.  Lúc mẹ sắp rời khỏi, anh sợ hãi ôm chặt lấy chân mẹ không chịu buông, khóc lóc thật thê lương và kêu gào trong nước mắt: “Mẹ, mẹ ơi, mẹ đừng bỏ con mà đi!  Mẹ đừng có đi mẹ ơi!”  Cuối cùng mẹ cũng không bỏ lại anh một mình ……

Anh vội rời khỏi phòng, tiện tay đóng cửa phòng lại, không dám ngoáy đầu nhìn lại, anh sợ, sợ cái ký ức ấy hiện về như bóng ma cứ lờn vờn bám lấy anh.  Anh về đến nhà, nhìn thấy vợ và mẹ vợ đang hăng hở vứt bỏ tất cả những vật dụng trong phòng của mẹ với khuôn mặt khoái chí vui mừng.  Một chiếc huy chương_đó là chiến lợi phẩm đoạt giải nhất trong cuộc thi viết văn hồi tiểu học của anh với chủ đề “MẸ CỦA TÔI”.  Một quyển từ điển Anh – Việt, đó là món quà đầu tiên mẹ đã dành dụm tiền chi tiêu cả tháng trời để mua tặng anh.  Và còn nữa, chai dầu gió mẹ phải xoa trước khi đi ngủ, không có anh xoa dầu cho bà, gửi bà đến viện dưỡng lão thì còn ý nghĩa gì nữa kia chứ?

“Đủ rồi, đừng vứt nữa!”  Con trai tức giận.

“Rác nhiều như thế, không đem vứt đi, thì sao có thể chứa được đồ của tôi.”  Mẹ vợ thở hổn hển nói.

“Thì đúng rồi đấy!  Anh mau mau đem cái giường cũ nát của mẹ anh khiên ra ngoài đi, ngày mai tôi sẽ mua cho mẹ tôi một chiếc giường mới!”

Một đống ảnh lúc ấu thơ chợt hiện ra trong mắt anh, đó là những tấm ảnh mẹ đã dẫn anh đi sở thú chụp lưu niệm.

“Tất cả đều là tài sản của mẹ tôi, một thứ cũng không được bỏ!”

“Anh tỏ thái độ gì vậy hả? Dám lớn tiếng với mẹ tôi ư, tôi bắt anh phải xin lỗi mẹ tôi ngay lập tức!”

“Tôi cưới cô là có nghĩa vụ yêu thương mẹ cô, tại sao?  Còn cô lấy tôi thì tại sao cô không thể yêu thương mẹ tôi được sao?”

Cơn mưa sau đêm tối mang một chút hơi lạnh lẽo, đường phố vắng lặng đìu hiu, xe cộ và người đi trên đường thưa thớt dần.  Một chiếc xe hơi đang chạy vượt đèn đỏ và phóng qua những biển cấm nguy hiểm, không ngừng tăng tốc phóng nhanh trên đường.  Chiếc xe hơi ấy đang chạy thẳng đến viện dưỡng lão được nằm trên lưng chừng đồi núi.  Anh ngừng xe và phóng nhanh lên lầu, mở cửa phòng ngủ của mẹ.  Anh đứng nhìn bất động, mẹ đang lấy tay xoa đôi chân phong thấp của mình âm thầm khóc trong đêm.

Bà nhìn thấy con trai đang cầm trên tay chai dầu gió, cảm thấy an ủi và nói:  “Mẹ quên lấy đi, cũng may con mang đến cho mẹ!”

Anh bước vội đến bên mẹ và quỳ xuống.

“Tối rồi, tự mình mẹ có thể xoa được mà, ngày mai con còn phải đi làm, hãy về nhà đi!”

Anh ngập ngừng một hồi lâu, nhưng cuối cùng không nhịn được nữa, anh đã khóc và nói trong nghẹn ngào: “Mẹ ơi, con xin lỗi, xin lỗi…”


Mời xem một tấm hình bị bỏ sót !




Hình chụp sân sau nhà Minh nhân ngày họp mặt 27/9/2014

Hàng đầu: từ trái sang phải, Thuần, vợ chồng Đức, thầy Tiết, vợ chồng Bryan Hùng(K3), vợ chồng Hiểu, vợ chồng Minh, Tráng

Hàng sau: từ trái sang phải, Son(K3), Hải(K2), Hòa, Vân(K2), Thiệu



Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Năm ông thần K1 cởi trần phản đối ông Trời: Nóng quá, làm ngơ sao đành!





Năm ông thần K1 ở trần trùng trục. Bị bốc và lột hết áo mà cười tươi như "nơ pa" !!

1-
Còn ai thương dân tôi
Đang đau khổ một trời
Đang cúi đầu im tiếng
Ngậm buồn mà nghe giọt nước mắt rơi… xuống đời

Còn ai thương dân tôi
Sau cuộc chiến rã rời
Sau trăm nghìn mất mát
Vết thương sao vẫn còn rỉ máu tươi…. chưa thôi

Có ai thấy em thơ
Mắt xanh hoen lệ mờ
Đi trong ngày đói khát
Đi trong trời bơ vơ


Ai thấy mẹ mỏi mòn
Ngồi mà nhớ đứa con
Bị mang đi một buổi
Nay biết mất hay còn

Có ai thấy bây giờ
Cha già tóc bạc phơ
Da nhăn niềm tủi phận
Môi khô héo mong chờ


2-
Còn ai thương dân tôi
Đang đau khổ một trời
Đang cúi đầu im tiếng
Ngậm buồn mà nghe giọt nước mắt rơi… xuống đời

Còn ai thương dân tôi
Sau cuộc chiến rã rời
Sau trăm nghìn mất mát
Vết thương sao vẫn còn rỉ máu tươi…. chưa thôi
Có ai thấy em thơ
Mắt xanh hoen lệ mờ
Đi trong ngày đói khát
Đi trong trời bơ vơ

Ai thấy mẹ mỏi mòn
Ngồi mà nhớ đứa con
Bị mang đi một buổi
Nay biết mất hay còn

Có ai thấy bây giờ
Cha già tóc bạc phơ
Da nhăn niềm tủi phận
Môi khô héo mong chờ


3-
Đã nghe tiếng xích xiềng
Vang niềm đau chân chị
Đã thấy rõ cùm gông
Trĩu uất hận tay anh

Mà làm ngơ sao đành

Làm ngơ sao đành
Làm ngơ sao đành
Làm ngơ sao đành

Đã nghe tiếng xích xiềng
Vang niềm đau chân chị
Đã thấy rõ cùm gông
Trĩu uất hận tay anh

Mà làm ngơ sao đành

Làm ngơ sao đành
Làm ngơ sao đành
Làm ngơ sao đành

Đã nghe tiếng xích xiềng
Vang niềm đau chân chị
Đã thấy rõ cùm gông
Trĩu uất hận tay anh

Mà làm ngơ sao đành

Làm ngơ sao đành
Làm ngơ sao đành
Làm ngơ sao... đành !



Blogger Điếu Cày ở phi trường Los Angeles vào tối thứ ba ngày 21/10/2014, qua phóng sự bằng hình của nhật báo Người Việt







Quán cà phê mát mẽ ở vùng người Việt tại Mỹ qua phóng sự bằng hình của đài FOX 11 NEWS tại Los Angeles, CA, US







Quê Hương Việt Nam- Tác giả Hoàng anh Khang và Suboi hát







Verse 1 (A Khang)
 
Một ngày mới khi ánh nắng lên
Gió khẽ đưa trên bông lúa xanh
Và tình yêu trong tim có em gần bên anh
Dịu dàng anh đưa em qua tháng năm
Ở nơi đây tràn đầy mến thương
Gửi lời yêu lắm ôi quê hương Việt Nam

Rap (Suboi):
 
Ayo Việt Nam ơi
Sài Gòn Việt Nam tôi vẫn ở đây
Hà Nội anh em bao nhiêu bạn bè
Thương lắm bao nhiêu con người tươi nụ cười Bao bài ca hah
Hát vang chung một nhà
Dù đi nơi nào cũng chẳng thấy mình như xa thật xa
Qua bao nhiêu năm qua bao nhiêu kiếp người
Bao nhiêu con người đã qua
bao nhiêu nụ cười trẻ thơ như hoa mới nở
Bao nhiêu con người tắt thở
Bao nhiêu con người tiếp nối
Hạt gạo ông tôi gieo xuống đất
Bao con người được nuôi nấng
Hơn bốn ngàn năm giờ đây ta về đây

Verse 2 (A Khang)
 
Mùa xuân sang muôn hoa thắm tươi
Khắp nơi nơi rộn ràng tiếng cười
Và hạ sang mang theo khát khao màu nắng mới
Rồi mùa thu qua cho bao ước mơ
Mỗi sớm chiều cùng nhìn lá rơi
Gửi lời yêu lắm ôi quê hương Việt Nam

Chorus (A. Khang)
 
Yêu lắm nơi này...cho bao nhiêu yêu thương ta trao nhau
Yêu lắm nơi này...từng ngày rộn ràng trôi qua mau
Yêu lắm những gì...nhẹ trôi êm đêm
Yêu lắm nơi này...cho bao nhiêu yêu thương anh trao em
Và gửi lời yêu lắm ôi quê hương Việt Nam

Rap Part 2 (Suboi)
 
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Nhà là nhà của chung
Ta về ta tắm ao ta
Đục hay trong dù gần hay xa vẫn là nhà
Ngôi sao ở giữa rực con tim bao quanh bếp than hồng
Cháu nhỏ chạy vòng quanh miệng ê a bài vỡ lòng
Công cha nghĩa mẹ
Bao năm qua ơn thầy mày học hay
Lòng thấy may mắn nước bình yên đến giờ đây
Tay tôi đây khi cần hãy cứ nắm lấy
Như bầu với bí
Sinh trưởng cùng môi trường thở một bầu không khí

Yêu lắm nơi này
Yêu lắm nơi này
Và gửi lời yêu lắm ôi quê hương Việt Nam