khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2020

Những Nỗi Nhớ Về Sài Gòn- Tác giả Mai Thanh Truyết



Hiện diện nơi cõi trần gian cuối năm 1942, bài viết dưới đây chỉ nhắm vào một mục đích duy nhứt là cố truy tìm trong ký ức những dấu ấn về Sài Gòn, nhứt là vào những thời điểm còn là một cậu nhà quê lên tỉnh vào tuổi ấu thơ.
Chia lìa cuống rún
Chưa đầy ba tuổi nhưng dấu ấn đầu tiên là thủ đô Sài Gòn (hay Saigon) choáng ngợp mặc dù gia đình đang trong cảnh kinh hoàng và đau buồn trước đó với hình ảnh một người cha trên người đầy máu và nhà cửa đang bị đốt cháy phừng phựt.
Quê tôi-Ấp Sò Đo-Làng Tân Phú Thượng, Hậu Nghĩa
Cả gia đình còn lại gồm Ba Má, chị Hai, Chị Sáu, Anh Bảy, Chị Chín, Anh Mười…dìu dắt nhau trên một chiếc xe ngựa hướng về Sài Gòn.
Hai Anh Ba và Anh Năm trong thời điểm đó đang đi học ở đây.
Đó là hình ảnh tôi mang theo về Sài Gòn khi tuổi còn thơ, và sau đó, những hình ảnh đã khắc ghi trong tôi đậm nét với những gương mặt tuổi trên dưới 20, đầy nét hận thù đầy hùng khí trong vụ bắn Ba tôi và đốt nhà năm đó. Sau nầy, chính Má tôi kể lại, họ chính là những tá điền của gia đình tôi.
1- Nỗi nhớ đầu tiên ở Sài Gòn: Tuổi thơ
Tuổi thơ của tôi yên ả với ngôi nhà thuê tại đường Cô Bắc (Dumortier cũ). Nhà tôi số 1, nhà của Chú Năm Nghĩa (ba của cô đào Thanh Nga) số 2.
Sống thong dong như mọi trẻ con, nửa quê, nửa tỉnh, chiều chiều thả diều trên bãi đất trống trong khu phố. Thỉnh thoảng “rắn mắt” cùng các bạn cùng tuổi đi thọc trái “me keo” ở hàng rào bao bọc một thành Tây còn sót lại nằm trên góc đường Nguyễn Khắc Nhu (Ballande) và Trần Hưng Đạo (Galliéni cũ).
Cũng biết đánh đáo, tạt hình với “tiền” là những bao thuốc lá xếp lại.
Cũng biết lấy nút phén (nấp của những chai bia Larue, xá xị…) để dưới đường rầy xe điện chạy ngang qua ga Arras (Cống Quỳnh) để được cán dẹp. Sau đó, đục hai lỗ ở giữa, thắt sợi dây vào và dùng hai ngón tay cái, xoay vòng vòng, làm vũ khí đấu với vũ khí của “địch”. Bên nào bị cắt đứt giây trước là bị thu. Đôi khi bánh xe “nút phén” được khía vòng ngoài làm răng cưa để …chiến đấu. Tôi đã chứng kiến một bạn nhỏ cùng xóm bị nút phén cắt đứt môi khi vũ khí của anh ta bị cắt đứt dây.
Cũng biết bắn đạn (người Bắc gọi là bắn bi), cũng biết đi “hoang” cùng chúng bạn, xuống chợ Cầu Muối đường Cô Giang (Douaumont cũ).
Cũng biết thỉnh thoảng chạy qua đống rác của nhà máy làm võ ruột xe đạp Labbé để lượm những ống ruột xe đạp được cắt từng sợi dây thung kết liền nhau. Và đây cũng là một loại “tiền” để tuổi trẻ chúng tôi “ăn thua” trong khi đánh đáo hay bắn đạn…Các dây thung nầy cũng được tuổi trẻ “gái” kết nối làm sợi dây dài dùng để nhảy dây. Có thể nhảy một mình, nhảy đôi hoặc nếu dây dài hơn nữa, có thể nhảy một lượt nhiều người trông rất đẹp mắt và vui.
Cũng biết chạy theo sau xe ngựa với chiêng trống inh ỏi, hai bên là hai bảng vẽ quảng cáo chiếu phim ở các rạp hát bóng. Chạy theo để lượm những tờ programme của các phim sắp chiếu của rạp Nam Tiến bên kia cầu Ông Lãnh.
Đôi khi mạo hiểm hơn nữa, xuống Cầu Ông Lãnh, vượt qua Cầu Mống, thả lần qua nhà máy thuốc lá Bastos và dừng lại ở Rạp hát bóng Nam Tiến.
Ba tôi không cho đi học lớp năm như mọi đứa trẻ khác mà Ba dạy tôi ở nhà, để rồi sau đó vô trường học lớp tư (lớp 2 sau nầy).
Thế mà tôi cũng hoàn tất bậc tiểu học ở trường Tiểu học Trương Minh Ký nằm ngay góc đường Nguyễn Thái Học (Kitchener cũ) và đại lộ Trần Hưng Đạo.
2- Nỗi nhớ thứ hai: Đám tang Trần Văn Ơn
Qua tin tức do hai người anh lớn kể lại, học sinh Trần Văn Ơn đang học lớp Première ở trường Petrus Trương vĩnh Ký, nhưng vì một lý do gì đó bị bắn chết ngày 9/1/1950 tại trường. (Người viết thiết nghĩ không cần thiết nêu ra nguyên nhân hoặc lý do vì không nằm không ký ức và còn trong vòng tranh cãi vì ý thức hệ).
Từ sáng sớm 12-01-1950 hàng chục ngàn học sinh, sinh viên và dân chúng đã tề tựu chật sân trường và sân vận động trong khuôn viên trường, trong đó có tôi tháp tùng cùng với hai người anh, và cũng không biết tại sao lại có mặt ở đây nữa?
Nhìn thấy bà con, cô bác từ khắp nơi, sinh viện, học sinh cùng từng hàng xe xích lô chở nước, bánh mì. Đoàn người sau khi tề tụ đông đủ và ngay hàng thẳng lối rất trật tự đúng 7g30 sáng. Đoàn khởi hành đi theo lộ trình từ trường Petrus Ký ra đường Nancy (sau là Cộng Hòa), theo vòng xoay đi đường Frédéric Drouhet (Hùng Vương), quẹo qua đường Armand Rousseau (Trần Hoàng Quân) vòng ngã sáu Chợ Lớn, đi thẳng qua hảng rượu La Bière nhắm thẳng đến nhà quàn đường Thuận Kiều, nơi chứa quan tài anh Ơn.
Sau cùng dừng lại ở một nghĩa trang nằm trước sân vận động Renault mà sau nầy đổi tên là sân vận động Cộng Hòa. Đây là một kỷ niệm khó quên khi chưa đầy 8 tuổi!
3- Nỗi nhớ thứ ba: Trận giặc Bình Xuyên
Định mệnh đã đưa đẩy tôi cùng học dưới hai trường có tên Ký, và là hai Thầy Trò với nhau. Đó là trường Trương Minh Ký và Trương Vĩnh Ký. Một kỷ niệm nơi đây mà tôi không bao giờ quên là trận đánh giữa quân đội quốc gia và lực lượng Bình Xuyên.
Số là phải dành cho trường Chu Văn An vừa mới di cư từ miền Bắc vào, các lớp đệ nhứt cấp chúng tôi mỗi ngày chỉ học 2 giờ từ 11 giờ tới 1 giờ trưa. Lực lượng quân đội Bình Xuyên chiếm khu nội trú của trường không biết từ bao giờ (hai dãy nội trú sau nầy trở thành Trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn là nơi tôi tùng sự ngay sau khi từ Pháp về năm 1973).
Tôi còn nhớ, ngày hôm ấy là buổi học Pháp văn của Thầy Phạm Văn Thới (sau nầy Thầy làm Chuyên viên trong Phủ Thủ tướng và qua đời năm 2002). Tiếng súng bắt đầu nổ giữa trưa. Quân Bình Xuyên bò lên đỉnh của nóc nhà ngang, nơi có phòng thí nghiệm và phòng vệ sinh của trường.
Bên ngoài từ hướng cổng trường từ đường Nancy, quân chính phủ gồm những lính người Nùng chạy xuyên qua hành lang rộng. Hai bên bắn nhau, tôi không thấy ai bị thương hay chết cả. Sau nầy mới biết là nạn nhân của cuộc giao tranh hôm ấy chính là bức tượng bán thân Petrus Ký, hướng mặt về phía cổng trường. Cụ bị một vết đạn làm má bên phải lún sâu vào như một đồng tiền (giả tạo). Vì tượng bán thân của Cụ hướng ra đường Cộng Hòa, cho nên thủ phạm hẳn là do lính chính phủ bắn vào…
Chỉ sau độ nửa giờ giao tranh, Ông Hiệu trưởng Phạm Văn Còn bắt loa kêu gọi hai bên ngưng chiến và thầy trò chúng tôi bắt đầu ra khỏi trường. Thay vì chạy thẳng về nhà, lũ trẻ chúng tôi lại mân mê và đi lượm những võ đạn đồng rơi tung tóe trên sân trường, làm các thầy giám thị phải một phen cực nhọc xua đuổi.
4- Nỗi nhớ thứ tư: Ném đá cộng sản
Vào năm 1954, khi Hiệp định Genève, Thụy Sĩ được ký kết vào ngày 20/7, theo giao ước, những người lính cộng sản được tập trung tại nhiều địa điểm ở Sài Gòn, để rồi sau đó được tập kết về Bắc. Qua một người anh lớn, tôi biết có hai địa điểm tập trung: một là khách sạn Majestic ở đường Catinat (Tự Do), và một ở góc đường Galliéni (Trần Hưng Đạo) và Huỳnh Quang Tiên, đối diện với nhà ga Arras (Cống Quỳnh). Dù còn nhỏ cũng như chưa hiểu nhiều vầ Quốc – Cộng, tôi cũng tham gia …ném đá vào các cửa sổ của khách sạn (dù không trúng vào đâu cả!).
5- Nỗi nhớ thứ năm: Tấn công chùa Xá Lợi
Ngay từ khi Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu ở đường Lê Văn Duyệt vào đầu tháng 6/1963, tình trạng xáo trộn ở Sài Gòn ngày càng phức tạp hơn, căng thẳng hơn. Và cao điểm là vụ tấn công chùa Xá Lợi đêm 20/8, hành pháp Đệ I Cộng hòa cho lịnh bắt tất cả phật tử và thầy tu trong chùa, duy chỉ có thầy Thích Trí Quang trốn thoát.
Vào buổi xế trưa ngảy thứ sáu 23/8/1963, trong một buổi học Histology do GS Listenberger dạy tại Đại học Y khoa số 28 đường Trần Quý Cáp (sau 30/4/1975, nơi nầy được dùng để làm bảo tàng viện Tội ác Mỹ ngụy), tôi rất ngạc nhiên khi thấy Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu và sinh viên Tô Lai Chánh bước vào, cả hai đều cạo đầu trọc lóc. Ngay sau đó, GS Mẫu nói cho sinh viên cả lớp biết tình trạng chính trị hiện tại và yêu cầu toàn thể bãi khóa và tham dự biểu tình ngày chủ nhựt 25/8 sắp đến.
Khi ra về, chúng tôi cùng hai bạn trong Nhóm Nguồn Sống là BS Hoàng Cơ Trường (đã mất) và KS Nguyễn Kim Long (Westminster) quyết định tham gia biểu tình.
Sáng sớm chủ nhựt, tôi đang chạy xe mobylette ngang qua nhà thờ Đức Bà thì bị bắt. Bị chở về bót Quân I, và chiều đó được chuyển vào Nha Cảnh sát đường Võ Tánh (Frères Louis). Số người bị bắt rất đông. Tối hôm đó, tất cả được dồn lên xe nhà binh bít bùng…trực chỉ Quang Trung (chỉ biết được là Quang Trung ngày hôm sau).
Theo lời một sĩ quan tuyên bố, từ nay tất cả chúng tôi đã là tân binh, quần áo bị tịch thu và được phân phối hai bộ quân phục mỗi người cùng với giày vớ và ba lô cùng lon hủ để đựng thức ăn…Ở Quang Trung tập cầm súng, đi ắt ê đâu được một tuần lễ, tôi được thả về; và từ đó mới biết là Quách Thị Trang bị bắn ở bùng binh chợ Sài Gòn hôm 25/8.
Đây có thể nói về kinh nghiệm được mặc quân phục và cầm súng trên vai trong suốt cuộc đời. Một nỗi nhớ khó quên!
6- Nỗi nhớ thứ sáu và sau cùng: Ngày 30-4-1975 và sau đó…
Nỗi nhớ dưới đây chính là nỗi nhớ Sài Gòn đã khiến cho tôi lấy quyết định cho suốt cuộc đời còn lại là phải dứt khoát tranh đấu nhằm xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của Cộng sản Bắc Biệt và “đánh đuổi Trung cộng” về Tàu. Dứt khoát như vậy!
Xin thưa,
Vào thời điểm ngay sau ngày 30/4/1975, tâm trạng người dân Sài Gòn hoang mang cực độ. Nhà nhà e dè mỗi khi tiếp xúc hay trao đổi với những người hàng xóm thân thuộc trước kia. Không khí xóm giềng thân mật không còn ứng hợp với câu “bà con xa không bằng láng giềng gần” nữa, đối lại bằng những cặp mắt nghi ngờ, e sợ, nhất là khi thấy bóng dáng một người quen thuộc nhưng trên cánh tay có mang một băng vải đỏ. Đó là hình ảnh tiêu biểu nhứt cho những ngày đầu gọi là “cách mạng”.
Chúng tôi, một nhóm giáo chức của trường Đại học Sư phạm Sài Gòn gồm GS Nguyễn Văn Trường (mất 2018), GS Lý Công Cẩn (mất 2017), GS Lê Trọng Vinh (mất 1977), GS Trần Kim Nở (mất 2018), GS Trần Văn Tấn (mất 2016), và người viết (đã ở khu cư xá 57 Tự Đức từ mấy ngày trước 30/4), chúng tôi đang ngồi với nhau để bàn thảo xem phải hành xử như thế nào, trình diện ra sao, vì hôm đó chỉ là ngày thứ hai của “cách mạng”, tức thứ năm ngày 1/5/1975.
Tình cờ GS Nguyễn Hoàng Duyên (hiện là Luật sự ở San Jose), một thành viên của Ban Hóa học của trường chạy Honda đến. Tôi đề nghị với các GS huynh trưởng để tôi cùng Duyên lên trường xem xét tình hình trước.
Hai anh em đèo nhau trên chiếc Honda dame, mỗi người một tâm trạng bất an, nhưng vẫn không lộ ra. Khi vào khỏi cổng trường, không khí hoàn toàn khác, không còn một không khí quen thuộc như ngày nào. Một cảm giác nặng trĩu nơi tôi khi nhìn thấy một Giảng nghiệm viên (tên V.) thuộc Ban Vạn vật mang băng vải đỏ nơi cánh tay, chận chúng tôi lại, và hỏi với nét mặt lạnh lùng:”Hai anh vào ghi tên trình diện đi”.
Bước vào một phòng thí nghiệm hóa học, tôi lại thấy anh Nguyễn Minh Hòa (sau 30/4 được ”xếp” vào vị trí Trưởng khoa Hóa ĐH Sư phạm “tp HCM” thay thế chỗ của người viết trước ngày đó, vì “người” đã từng tuyên bố sau đó là nhờ cách mạng mà vợ tôi mới…mang thai được và tôi có con nối dòng(!), (hiện tại đã về hưu), cũng là một giảng nghiệm viên của tôi, cũng mang băng đỏ trên cánh tay hỏi tôi bằng một giọng lạnh lùng, không còn “lom khom” kính trọng như cách vài ngày trước đó. Dĩ nhiên là tôi ghi tên và bước ra ngoài.
Đi lần đến văn phòng Phó Khoa trưởng, cánh cửa đã bị mở toang từ lúc nào, tôi thấy Ngô Phàn, một sinh viên Ban Lý hóa của trường đã chạy vào bưng hai năm về trước. Phàn hỏi tôi, trên tay cầm khẩu súng lục nhỏ của GS Lý Công Cẩn: “Anh có gặp Ô C. không? Tôi đáp:” GS LCC sẽ vào trình diện sáng nay”.
Quan sát chung quanh sân trường, tôi chỉ thấy vài chị “nhà quê” quấn khăn rằn trên cổ, vẽ mặt thể hiện nét thỏa mãn của kẻ chiến thắng bước qua lại, chỉ chỏ các “anh” đeo băng đỏ mà trước đó chỉ vài ngày là những giáo sư của VHCH. Ngoài ra, không thấy bóng dáng của một “cán bộ” hay “bộ đội” Bắc Việt nào cả.
Sau đó, Duyên và tôi đi về báo cho các GS đang chờ đợi ở cư xá Tự Đức. Mọi người lên trường trình diện ngay sau khi được chúng tôi thông báo.
Một thời không quên
Một tháng sau, mọi sự đi dần vào ổn định, nghĩa là mọi thủ tục kiểm soát, kiểm tra đã hoàn tất, số giáo sư của trường được chia ra làm hai nhóm rõ rệt:
• 1- Các giáo sư đeo băng đỏ trong những ngày đầu trở thành các Tổ trưởng và Tổ phó học tập trong đó Tôn Nữ Thị Ninh là một Tổ trưởng sáng giá nhứt, và
• 2- Số giáo sư còn lại chiếm đa số là Tổ viên.
Chúng tôi bắt đầu chương trình “học tập” tại chỗ với mỗi tổ khoảng trên dưới 20 người, trong đó, ngoài Tổ trưởng, Tổ phó còn có một GS hướng dẫn học tập mới vào từ miền Bắc. Nơi trường Sư phạm, các “giáo sư” đó đến từ trường ĐHSP Vinh, trong đó, “một cháu ngoan của Bác” tên Trần Thanh Đạm làm Hiệu trưởng, “GS” Cao Minh Thì làm Hiệu phó, “GS” Nguyễn Văn Châu và một số “GS” khác như Yến, Thoa …và một số khác tôi không còn nhớ tên. Tuy nhiên, một người Trưởng ban tổ chức mà tôi không bao giờ quên được, đó là Bảy Được, một công an chánh gốc, mà sau nầy đã hỏi cung tôi cùng với một sĩ quan cấp tá công an là chồng của giáo sư Yến nói trên.
Dĩ nhiên những buổi học tập trên có tính chất giáo điều, diễn ra trong tẽ lạnh vì thái độ bất hợp tác của đa số giáo sư, ngoài những câu hỏi cò mồi của “đám gs đeo băng đỏ”. Tuy nhiên cũng có những giây phút sôi nổi vì các câu hỏi “móc lò” của một số GS trẻ như Duyên và Tuấn làm cho “đám ba mươi” cứng họng, vì họ làm sao có khả năng giải đáp được trong khi chứa trong đầu một tâm thức nô lệ!
Một kỷ niệm tôi còn nhớ đến hôm nay sau 44 năm là buổi đúc kết học tập. Tổ trưởng của tôi là một tiến sĩ cũng tốt nghiệp bên Pháp và là Phó ban Hóa học thời VNCH tên Nguyễn Thị Phương (hiện ở tại Rennes, Pháp). Trong suốt thời gian “học tập”, Cô Phương thường đi bên cạnh môt “nồng cốt” thực sự, có tên Bùi Trân Phượng, con một giáo sư Việt Văn bên Đại học Văn khoa. Cô nầy luôn luôn mặc áo bà ba và quần lãnh đen và cũng “bắt chước” túi sách cán bộ sau lưng, luôn quấn trên cổ một khăn rằn.
Cô nầy luôn luôn “bên cạnh” “anh” Ba Trực của thành ủy mỗi lần đi họp Tổ của Hội trí thức yêu nước Tp hcm có trụ sở chiếm được ở Cư xá Phục Hưng cũ đường Nguyễn Thông (Tôi không “CÓ” vào Hội nầy, chỉ “bị bắt buộc” đi họp vì các buổi họp nằm trong chương trình của giai đoạn “học tập chánh trị”). Trong thời gian nầy, Phượng còn là sinh viên, nhưng ở thời điểm hiện tại (2019), Phượng là một “tiến sĩ” giữ nhiệm vụ một Khoa trưởng một trường Đại học tư ở Sài Gòn và làm thêm nhiệm vụ “đặc biệt” cho một tổ A…ở Boston(!)
Tôi được xướng danh đọc bài đúc kết học tập đầu tiên. Vì đã chuẩn bị trước, tôi đã nhờ người học trò “ruột” hiện ở Vancouver soạn thảo, ghi lại tất cả những lời “Bác Hồ dạy” “Bác Tôn dạy” cùng các phát biểu của “Chú Duẩn” v.v…Tất cả được học trò tôi đúc kết, ráp nối trên 30 trang giấy…
Và trong suốt buổi đúc kết, tôi là cây đinh trong đó. Tôi đã chiếm hết giờ dành cho Tổ để đúc kết. Do đó, sau khi thảo luận bài đúc kết, vì đã hết giờ cho nên các đồng nghiệp còn lại của tôi được ra về khoan khoái vì đã tránh được nói lên những điều ngược với lòng mình…
Trong suốt những ngày tháng gọi là “học tập”, thỉnh thoảng cũng có những cán bộ cao cấp từ ngoài Bắc vào như Cù Huy Cận, Xuân Diệu, và nhiều người khác…giảng dạy về thiên đường cộng sản.
Một hôm, tại giảng đường của Đaị học Khoa học có sức chứa gần 500 người, nhà thơ tình lãng mạn “ngày xưa” Xuân Diệu đăng đàn. Có thể nói, chưa bao giờ tôi có thể hình dung được một cán bộ cao cấp của cộng sản, từng giữ chức Thứ trưởng Văn hóa Bắc Việt có những thái độ và cung cách thiếu văn hóa như thế.
Ông Xuân Diệu, với cái áo sơ mi bỏ ngoài, mang đôi dép lẹp xẹp, vai mang cái bị da cán bộ…chễm chệ ngồi cao trên bục giảng…tự do phát ngôn. Bên cạnh đó hai chai la de Con Cọp BGI 75cc và một ly lớn. Vừa uống, vừa nói, miệng mồm đầy bọt bia, tay chân “huênh hoang” với luận điệu của kẻ chiến thắng…
Và những câu nói ngày hôm đó là bài học …đầu tiên của tôi sau “cách mạng”.
Ông ta nói cái gì?
Xin thưa,
Ông ta chê chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là giới trí thức miền Nam, giới giáo sư đại học…và ví tất cả như những cây cổ thụ xum xuê cành lá…nhưng không có rễ. (Xin các giáo sư có mặt ngày hôm đó, hiện đang ở hải ngoại làm chứng dùm cho tôi, để tôi khỏi bị nói oan là bêu xấu chế độ ưu việt bằng triệu lần tư bản).
Một thời để nhớ lại và sẽ không bao giờ quên
Sau 44 năm, nghiệm lại câu nói năm xưa của một thi sĩ “thương cha thương một, thương ông thương mười” của Tố Hữu, người bạn của Xuân Diệu, lòng tôi chùng xuống và cảm thương cho một người lớn lên trong “cách mạng”, được “cách mạng” nuôi dưỡng… cho nên mới có ý so sánh đầy ‘biện chứng” trên.
Bốn mươi bốn năm qua, bây giờ cả thế giới mới thực sự thấy rõ hình ảnh Việt Nam ngày nay, hình ảnh nầy đã chứng minh rành rọt qua một đất nước tan hoang từ xã hội băng hoại cho đến đạo đức suy đồi, trong đó giáo dục thể hiện tất cả những gì tồi tệ nhứt như thầy trò, cô trò…có thể trao thân vì những đổi chác cho một kỳ thi, hay một mãnh bằng, chưa kể những tệ hại khác không cần phải nêu ra đây. Có thể nói, trong lịch sử giáo dục Việt Nam chưa có thời đại nào đưa đến sự đảo lộn luân thường đạo lý như giai đoạn hiện tại của Đất và Nước hôm nay.
Bài học đầu tiên của Xuân Diệu 44 năm về trước về cây cổ thụ cần phải được xem xét lại.
Do đó, cần phải nói cho rốt ráo là “Cây cổ thụ xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện tại là một cây chết khô, không hoa, không lá, không rễ, và thân cây đã mục nát, thậm chí mối và mọt cũng không còn gì có thể gậm nhấm được”.
Và sau hơn 44 năm, hệ thống giáo dục của CSBV đã biến học sinh thành một công cụ cho đảng như suy nghĩ của Phạm Đình Trọng:”Học trò thay vì thích thú mặc bộ đồ mới đón năm học mới như đứa trẻ xênh xang áo mới đón ngày tết lại phải mặc đồng phục đồ lính, đội mũ lính, mang vẻ mặt xung trận, đi ắc ê một, hai, tập những bước đi đầu tiên của rô bốt công cụ, của bầy đàn, muôn người như một, không có cá nhân, không còn cá tính”…trong ngày khai trường cho niên học mới.
Và một tương phản khác của ngày khai trường năm 2019 ở một miền núi trên cao nguyên Việt Nam với hình ảnh học trò ngồi chồm hỗm trên đôi chân đất trong “lớp học – sân trường lầy lội” dưới trời mưa lâm râm, hay phải “du dây” qua thác ghềnh trên đường đi đến trường!
7- Thay lời kết
Quý Bà Con vừa đọc xong “Những nỗi nhớ về Sài Gòn” của một người con Việt. Suốt 30 năm từ 1945 đến 1975 (trừ 10 năm vắng “quê” Sài Gòn vì đi du học), trải dài từ những bước chân thơ dại đến những bước chập chững vào đời. Đôi chân đó đã từng lê la khắp mọi nơi, để lại biết bao nhiêu kỷ niệm cùng sự thăng trầm của thủ đô Sài Gòn yêu dấu. Từ những buổi sơ khai, Sài Gòn vẫn còn nét mộc mạc, vẫn còn những con đường đất, rồi trải đá, rồi tráng nhựa. Sài Gòn với đường xe điện từ bùng binh đến Chợ Lớn qua những ga: Ga chánh Sài Gòn có logo hình con cò trắng, ga Arras (Cống Quỳnh), ga Nancy (Cộng Hòa), ga Cuniac, ga An Bình, ga Jaccaréo, và cuối cùng là ga Bonhoure (Hải Thượng Lãn Ông).
Làm sao quên được Sài Gòn với bột chiên ngả sáu. Sài Gòn với ăn chơi, với sòng bạc Kim Chung và Đại Thế Giới. Sài Gòn với Bò 7 món Pagolac, với bánh bao Ông Cả Cần. Sài Gòn với quán cơm sinh viên Anh Vũ đường Bùi Viện, với Cà phê Năm Dưỡng nơi bùng binh Hồng Thập Tự, Nguyễn Hoàng, Nancy, Lý Thái Tổ, Phạm Viết Chánh…
Và Sài Gòn với muôn trùng nỗi nhớ trong tim…
Giờ đây viết lại, người viết không cầm được xúc động. Xin chia xẻ cùng Bà Con khắp nơi với cùng một lời nguyền:” những người con Việt sẽ cùng góp tay xây dựng lại Đất và Nước một khi sạch bóng quân thù”.


Tính Sổ Cuối Năm 2019






Đồng Tâm: 'Công luận đang đặt ra hàng ngàn câu hỏi'






'Tập kích Đồng Tâm' qua lời kể của Trịnh Bá Phương






Tân Sơn Nhất đông nghẹt ngày giáp Tết: Một Việt kiều về quê, 10 người đón



“Dòng họ nhà tui Việt kiều đông như… cái chợ, có cả dâu, rể ‘tóc vàng, mắt xanh, mũi lõ.’ Mỗi năm, lúc thì Noel và Tết Tây, lúc thì Tết ta, lúc thì tới mùa Hè của mấy đứa nhỏ ở ‘bển’…, tụi nó về Việt Nam chơi rần rần, tới nỗi ông cố tui vui nhưng… phát mệt. Nhưng có bao giờ ra phi trường đón ‘thấy ghê’ như báo nói đâu. Chỉ có lúc thì bác Hai, lúc thì chú Năm, cô Bảy… được gia đình ‘ủy thác’ thuê hai chiếc xe 16 chỗ, chiếc chở người, chiếc chở vali, ra phi trường đón. Vậy thôi! Mà cũng vui thấu trời khi xe về tới nhà, mấy đứa cháu xuống xe, ùa vô chào bằng thứ tiếng Việt… ‘ba rọi’ (cách nói vui của ông cố). Khi tả cảnh chen lấn khổ sở ngoài phi trường để đón Việt kiều về, ông cố tui cười khẩy ‘ối, đi cho đông để Việt kiều thấy, nhớ mặt và chia quà ở ‘bển’ đem dìa, hay cho vài ba chục đô, rồi họ bỏ tiền ra nhậu rượu Tây. Nói thiệt đó, ai giận thì chịu.”


Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

'No obligation': Joe Biden opposed helping South Vietnamese refugees reach U.S. in 1970s - Source The Washington Times



Democratic presidential front-runner Joseph R. Biden, who has denounced President Trump’s efforts against Central American asylum-seekers, vigorously opposed resettling as refugees South Vietnamese who had helped the U.S. during the war.
The Washington Examiner reported Thursday, citing records from the administration of President Gerald R. Ford, that as a U.S. senator, Mr. Biden tried to deny refuge to hundreds of thousands fleeing the imminent North Vietnamese victory and likely Communist persecution.
Mr. Biden’s arguments about refugees reverse what he and other Democrats now insist are the only moral stances, saying that the U.S. had “no obligation, moral or otherwise, to evacuate foreign nationals,” the Examiner reported.
“The United States has no obligation to evacuate one — or 100,001 — South Vietnamese,” Mr. Biden said then.
In an April 1975 meeting at the White House with Ford and several of his top foreign-policy officials including Henry Kissinger, Mr. Biden said he would not vote to fund evacuation of non-Americans.
“We should focus on getting [U.S. troops] out. Getting the Vietnamese out and military aid for the [South Vietnam’s government] are totally different,” he said.
Mr. Kissinger told Mr. Biden and others in the Senate delegation that there were anywhere from 170,000 to a million South Vietnamese “to whom we have an obligation,” but the Delaware senator, a member of the Foreign Relations Committee, denied that.

Giải pháp nào cho xung đột và tranh chấp đất đai qua vụ tấn công Đồng Tâm






Lê Đình Kình: 'Dân Đồng Tâm phải giữ đất Đồng Sênh tới hơi thở cuối cùng'






Kiến trúc sư Dương Quốc Chính cho rằng có nhiều uẩn khúc đằng sau các thông tin được công bố về vụ bố ráp và tập kích Đồng Tâm






Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng bình luận về vụ bố ráp vào xã Đồng Tâm






Cựu Đại biểu Quốc hội Việt Nam, Ts Phạm Thị Loan bình luận về biến cố Đồng Tâm






Mì Quảng






Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020

Việt Kiều Về Quê Ăn Tết 2020









Làm Chậm Lão Hóa






Mối Đe Dọa Ăn Cắp Bằng Sáng Chế Ngày Càng Tăng






Death To The Dictator!






Thu Vàng hát Tiếng Hát Lênh Đênh, nhạc Lương Ngọc Châu và Tử Phác






Hoàng Oanh ngâm thơ Đôi Bờ, tác giả Quang Dũng






Hoàng Oanh và Hoàng Thanh song ca Khúc Giao Duyên, nhạc Phạm Đình Chương






Nhà văn Mai Thảo đọc lời mở đầu cho tape nhạc, Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa






Kim Tước hát Nhặt Cánh Sao Rơi, nhạc Vũ Thành






Trịnh Bá Phương nhận điện thoại Tòa Đại Sứ Mỹ tại Hà Nội hỏi thăm về vụ Đồng Tâm




ĐSQ Mỹ vừa gọi cho tôi, tôi đã lên án hành vi đàn áp của chính quyền đối với người dân Đồng Tâm và thông báo ĐSQ mỹ biết về việc công an kiểm soát quyền đi lại của tôi và sử dụng truyền hình VTV để quy chụp cho tôi và cô Nguyễn Thúy Hạnh chống chính quyền qua vụ Đồng Tâm, trong khi chúng tôi chỉ cố gắng đưa sự thật ở Đồng Tâm.

Tôi cũng cho ĐSQ biết rằng tôi sẽ tiếp tục đưa tội ác của nhà cầm quyền cộng sản lên công luận quốc tế, dù có thể tôi bị bắt.

ĐSQ cũng tìm hiểu về hiện trạng khu đất Đồng Sênh phía tây, hiện quân đội đã xây bao toàn bộ, và tìm hiểu việc người ở Cần Thơ bị bắt chỉ vì đưa tin Đồng Tâm, cũng như tình hình hiện tại ĐT vẫn đang bị bao vây, truy quét những người được coi là đại diện của bà con ĐT.

Cuối cùng họ hỏi về thương tích của tôi khi nghe tin bị công an đánh và bắt hôm 9/1.

Lực lượng an ninh ở sát tôi, khi tôi nhấc máy họ cũng quay người nghe cuộc chuyện này.

Cũng trong ngày hôm nay tổ chức Ân Xá Quốc Tế đã lên án Facebook trong việc hạn chế người tiếp cận các video tố cáo tội ác cộng sản mà tôi đã đăng, đồng thời lên án chính quyền Việt Nam đã vi phạm quyền tự do ngôn luận, và vi phạm nhân quyền qua việc đàn áp ở ĐT.



Nhạc Sĩ Vũ Thành






Phỏng vấn nhạc sĩ Lê Dinh






Thứ Tư, 15 tháng 1, 2020

Quốc Khanh và Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi hợp ca Biển Đông, nhạc Tuấn Khanh






Tiếng Việt Hà Nội Ngày Nay...Sao Thê Thảm Quá !!! - Tác giả Đào văn Bình



Tiếng nói là sinh mệnh của dân tộc. Không phải phở, nước mắm không còn hay truyện Kiều không còn thì dân tộc mất. Tiếng nói không còn, dân tộc diệt. Phở, nước mắm không còn thì ăn món khác, dù có tiếc nuối nhưng dân tộc vẫn còn. Truyện Kiều không còn thì viết truyện khác, dù tiếc nuối nhưng dân tộc vẫn còn. Mất tiếng nói là dân tộc biến dạng và biến thành một dân tộc khác. Chẳng hạn mai đây toàn dân Việt Nam đều nói tiếng Tàu thì Việt Nam biến thành một tỉnh của Trung Hoa. Nếu 90 triệu dân đều nói tiếng Pháp thì Việt Nam biến thành một “Pháp Quốc Hải Ngoại”. Còn nếu 90 triệu dân đều nói tiếng Anh thì Việt Nam biến thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ hay giống như Phi Luật Tân, Puerto Rico.

Như vậy tiếng nói phải tồn tại cùng với dân tộc. Khi nào dân tộc diệt thì tiếng nói mới bị diệt. Thế nhưng dù tồn tại miên viễn, nó phải tồn tại trong sáng đẹp, có tính văn chương cao và phát âm thanh thoát, rõ ràng. Mỗi một dân tộc có một vùng miền nào đó mà “giọng nói” trở thành tiêu biểu cho cả quốc gia. Chẳng hạn giọng nói của Paris là tiêu biểu cho tiếng Pháp. Giọng Bắc Kinh là tiêu biểu cho tiếng Trung Hoa. Giọng nói của Nữu Ước và California là tiêu biểu cho tiếng Anh ở Hoa Kỳ. Và hiển nhiên giọng Hà Nội trước năm 1954 và giọng Sài Gòn trước 1975 là tiêu biểu cho giọng nói của người Việt Nam.

Thế nhưng không hiểu sao gái Hà Nội bây giờ giọng nói rất nhà quê, lơ lớ, ngai ngái, phát âm không rõ chữ, liến thoắng, cộc lốc, không dịu dàng, không có tiếng “vâng ạ, dạ, thưa” như ngày xưa. Nghe nói trong lúc nói chuyện với nhau, các cô Hà Nội bây giờ, mặt mũi xinh đẹp nhưng ăn nói thô tục kinh hồn. Tôi có ông bạn dược sĩ về thăm Hà Nội cách đây vài năm nói rằng, “Nó nói chuyện với mình thì chú chú, cháu cháu ngọt sớt. Quay qua nói chuyện với bạn nó thì thô tục kinh hồn! Không hiểu gia đình, trường học giáo dục nó như thế nào?” Nổi tiếng nhất có bà “Bún mắng cháo chửi” ở Đường Ngô Sĩ Liên, đã được đưa lên chương trình truyền hình của đài CNN. Rồi mới đây nhất một bà đại úy công an thuộc Quận Đống Đa, Hà Nội chửi bới thô tục một nhân viên của hãng hàng không tại Phi Cảng Tân Sơn Nhất đã được đưa lên trang tin Sputnik News.

Cả giọng Bắc của các nam/nữ xướng ngôn viên đài VOA, BBC tiếng Việt cũng thế. Cũng liến thoắng, ngai ngái, lơ lớ, phát âm không rõ chữ và thường lên giọng ở chữ cuối cùng, nghe khó chịu vô cùng. Khi đọc diễn văn, đọc một bản tin, nói chuyện mà lên giọng ở chữ cuối cùng thì giống như người Thượng nói tiếng Việt. Những cô gái Thái, Mường, Mèo, Dao nói còn dễ nghe và dễ thương hơn những cô gái này. Sự đổi đời lan rộng ra hải ngoại, tới tận Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, California và Texas!

Ở đây tôi không viết vì thù ghét. Nếu viết vì thù ghét sẽ không còn trung thực. Một nhà nghiên cứu văn hóa ở trong nước nói rằng tiếng Bắc thì còn nhưng giọng Hà Nội bây giờ không còn nữa. Có rất nhiều nguyên do. Năm 1954, dân Hà Nội di cư vào Nam gần một nửa. Chiếm lĩnh thành phố là dân “bần cố” có công với “cách mạng” cho nên ngôn ngữ ‘bần cố” trở thành ngôn ngữ của giai cấp thống trị và giết chết ngôn ngữ thanh lịch, dịu dàng, văn vẻ của đất “Ngàn Năm Văn Vật”. Lý do thứ hai, có lẽ là để biện minh, rằng thế hệ sau lớn lên nói giọng quê mùa, liến thoắng, lơ lớ như vậy là vì các chị vú em, người giữ trẻ cho con nhà “cán bộ” từ vùng quê nghèo khổ kéo về, không được học hành cho nên tiếng nói nó mới “đổi đời” như thế.

Một giọng nói muốn trở thành mẫu mực cho đất nước, bất kể Nam-Trung-Bắc phải hội đủ 
những điều kiện như sau:

1) Phát âm đúng, không ngọng nghịu, ngai ngái, lơ lớ như lai Tây, lai Tàu, lai Mỹ. Tôi đã có dịp hỏi nhạc sĩ Phạm Duy điều kiện để trở thành danh ca. Phạm Duy nói rằng điều quan trọng nhất là phát âm phải đúng. Thí dụ, “buồn” không thể phát âm thành “buồng”, “tuổi” không thể phát âm thành “tủi”, “hoàng hôn” không thể phát âm thành “hoàn hôn”, “mỏi mòn” không thể phát âm thành “mõi mòn”, “nỗi lòng” không thể phát âm thành “nổi lòng”, “hỏi han” không thể phát âm thành “hõi hang”, “lãng đãng” không thể phát âm thành “lảng đảng”, “điện thoại” không thể phát âm thành “điện thọi”, “lan” không thể phát âm thành “lang”. Tiếng Việt không có âm “shờ”, “chờ” uốn cong lưỡi như tiếng Anh. Cô/cậu/ông/bà/cụ… ca sĩ nào hát những chữ như “anh mong chờ”, “chiều về”, “đêm nay thu sang”…mà uốn cong lưỡi, đều không phải là danh ca, dù hát hay thế nào đi nữa. Theo nhạc sĩ Phạm Duy thì Thái Thanh và Lệ Thu là hai người phát âm giọng Bắc đúng nhất.

2) Nói với tốc độ (speed) vừa phải, không liến thoắng, để người nghe kịp hiểu mình nói gì. Vào xem các chương trình phóng sự ở Việt Nam và VOA, BBC nhiều khi các cô/cậu phóng viên nói một thôi một hồi mà tôi không hiểu các cô/cậu nói gì vì giọng liến thoắng, chữ líu vào nhau và nhanh quá! Xin nhớ cho, nước Mỹ này hơn 300 triệu dân, ai cũng học hành giỏi giang cả, nhưng để tuyển xướng ngôn viên đài truyền hình có giọng nói hay thì chỉ có vài trăm cô. Đất nước Việt Nam 90 triệu dân, nhưng để tuyển xướng ngôn viên đài truyền hình, đài phát thanh có giọng nói như Miền Nam thuở xưa, chưa chắc đã tìm ra một người. Cứ thử mở các băng ghi âm cũ của các chương trình phát thanh hay truyền hình của Miền Nam xưa, xem có đúng như vậy không?

3) Âm lượng vừa đủ, không lớn quá, không lí nhí, không the thé.

4) Phải có chút trầm bổng, không đều đều, buồn tẻ để hấp dẫn người nghe và dĩ nhiên không nhà quê. Phải biết ngắt câu đúng nơi, đúng chỗ, vừa để mình thở để lấy hơi, vừa để người ta hiểu mình nói gì.

5) Không được cộc lốc, gằn, chấm dứt câu đột ngột làm như muốn mắng chửi người ta. Thật lạ lùng! Miền Bắc bây giờ khi nói chuyện, đọc bản tin hoặc đọc diễn văn, trả lời phỏng vấn… mọi người đều ”lên giọng” ở chữ cuối cùng, nghe khó chịu vô cùng, giống như đồng bào Thượng ở Kontum, Pleiku nói tiếng Việt. Trong ngôn ngữ, chỉ ở thể “mệnh lệnh cách” hoặc “câu hỏi” người ta mới “lên giọng” ở chữ cuối cùng. Có lẽ do lối đọc diễn văn nhát gừng, kích động của Ô. Phạm Văn Đồng mấy chục năm về trước hoặc lối đọc diễn văn, tuyên truyền dưới thời Mao Trạch Đông cho nên cả nước “học tập” và bắt chước theo khiến di họa cho tới ngày nay.

6) Phải có những tiếng như “dạ”, “thưa ”, “vâng” trong câu nói để chứng tỏ sự lịch sự của mình. Trong một chương trình truyền hình của VTV3, phỏng vấn một bà nguyên là đại sứ tại Liên Hiệp Quốc của đất nước mình mà gọi bằng “chị” thì thật vô lễ, bất lịch sự quá đỗi. Bắt buộc phải nói, “Thưa bà đại sứ” hoặc “Thưa bà giáo sư”. Không có chuyện “chị em” ở đây. Đó là phép lịch sự tối thiểu.

7) Dĩ nhiên là phải có học để lựa chọn những từ ngữ thanh tao, tránh những từ ngữ thô lỗ, đường phố. Điều này phải nhờ giáo dục học đường mà còn cả giáo dục gia đình nữa. Thí dụ; Một con nhà có giáo dục sẽ không nói, “Mày câm cái mồm mày lại!” mà có thể nói, “Ông/bà/anh chị, em …mà cứ nói như vậy thì câu chuyện sẽ trở nên khó khăn hơn.” Hoặc “Ông/bà/anh chị/em không nên nói như vậy.” Ngoài ra phải có những câu như “xin lỗi”. Chẳng hạn, “Xin lỗi, chúng tôi phải chấm dứt chương trình vì đã hết giờ.” hoặc “Xin lỗi, tôi ra ngoài một chút.” “Xin lỗi” ở đây không có nghĩa là mình có lỗi, mà là lối nói lịch sự. Các câu “ I am sorry” , “Excuse me, “Thank you” luôn luôn được thốt ra từ cửa miệng người Mỹ.

Thú thực, xem các đoạn phim phóng sự sinh hoạt của các cô gái Thái, Mèo, Mường ở Lai Châu, Lào Cai tôi lại thích giọng nói của các cô này hơn là giọng nói của các cô gái Hà Nội chỉ vì họ nói dịu dàng, nhỏ nhẹ, không liến thoắng và giọng thì không nhão, ngai ngái. Hầu hết các cô/cậu làm phóng sự đều ở tuổi đôi mươi, nhưng không bao giờ nói được câu “quý vị” trong khi những người xem có thể đáng tuổi ông nội, chú bác, cô dì…của họ …mà chỉ dùng các chữ như “các bạn”, “các bạn nhé!” khiến gây khó chịu cho người nghe. Đây không phải lỗi của các phóng viên mà lỗi ở chủ nhiệm , chủ biên, giám đốc các đài truyền hình, trình độ giáo dục quá kém, không biết thế nào là lịch sự, lễ phép đối với khán-thính giả.

Ngay cả giọng nữ của những phát ngôn viên đài truyền hình lớn nhất của Sài Gòn, mặt mũi tuyển chọn rất xinh đẹp nhưng giọng Miền Nam lại vô cùng quê mùa. Nó không phải là giọng nói thanh lịch của những nữ sinh Gia Long, Trưng Vương, Marie Curie của Sài Gòn năm xưa, mà nó là giọng quê mùa của các cô gái từ Củ Chi, Cà Mau, Châu Đốc, Đồng Tháp Mười mới lên Sài Gòn. Thật đau buồn! Trong khi giọng nói của các cô gái Nam của các chương trình phát thanh thương mại ở Nam, Bắc Cali, Hoa Thịnh Đốn thì lại sang và trí thức biết là bao nhiêu. Cứ thử thu băng rồi đem về cho cả nước nghe rồi so sánh xem có đúng như vậy không.

Tôi không bao giờ có ý nghĩ khinh thị các cô gái nói giọng quê mùa. Tại Mỹ này cũng có những giọng nói quê mùa của những vùng như Texas, Alabama và North Carolina…Họ là những con người dễ thương, không có gì chê trách. Nhưng khi tuyển một xướng ngôn viên tiểu biểu thì phải tuyển các cô/cậu có giọng nói trí thức, có học, sống ở nơi đô hội. Ở Mỹ này họ thường tuyển chọn xướng ngôn viên theo giọng nói của Nữu Ước, California. Cũng giống như thi hoa hậu thì phải tuyển cô đẹp. Tuyển cô xấu mà nói là “hoa hậu” thì người ta “mắng” cho. Xin nhớ, tuyển cả ngàn cô gái đẹp rất dễ. Nhưng tuyển một cô có giọng nói đúng giọng, sang, trí thức, mẫu mực, dễ nghe, …thì cả ngàn cô, chưa chắc đã tuyển được một cô. Có cả trăm loài chim, nhưng chim hót hay chỉ có vài con.

Tôi còn nhớ, có lẽ khoảng 1964-1965, khi Miền Nam bắt đầu có chương trình truyền hình. Đài Sài Gòn tuyển và thí nghiệm ba giọng đọc Nam, Bắc và Huế cùng lúc. Nhưng chỉ sau vài lần, phải bỏ giọng Huế. Dĩ nhiên là giọng Huế rất dễ thương. Nghe các cô ở Sông Hương, Núi Ngự nói chuyện thì “mê” lắm. Nhưng nghe các cô đọc một bản tin trên đài phát thanh hay đài truyền hình thì nó “nặng”quá. Cho nên giọng Huế không thích hợp cho các xướng ngôn viên, hướng dẫn chương trình, quảng cáo, văn nghệ v.v…

Hiện nay tình trạng ngôn ngữ đổi đời lan ra hải ngoại nguyên do chỉ vì các báo ở hải ngoại , các đài phát thanh, truyền hình, cá nhân tuy chửi rủa trong nước đủ điều nhưng lại đua nhau chuyến tiếp/forward và đăng “nguyên con” trên “báo chợ” trên các Diễn Đàn Yahoo Groups các bản tin, bài viết trong nước, nhất là hai trang tin VOA và BBC Việt Ngữ. Chính vì thế ngôn ngữ đổi đời, ngôn ngữ bát nháo, giọng nói ngọng, ngai ngái, lơ lớ đang trở thành ngôn ngữ chính thống ở hải ngoại. “Buồn ơi chào mi”!

Sống không phải chỉ là miếng ăn ngon, quần áo đẹp, xe đắt tiền, iPhone, iPad, tháng nào, chỗ nào, hang cùng ngõ hẻm nào cũng thi hoa hậu, tuyển lựa ca sĩ…(tất cả những thứ này chỉ là văn nghệ, không phải là văn hóa và có khi phản văn hóa) mà cần có nghệ thuật, văn chương và văn hóa. Tiếng nói là bộ phận sống còn của một dân tộc. Tiếng nói thanh tao, lịch sự, lễ độ, mẫu mực, dễ nghe biểu tỏ một trình độ văn hóa, giáo dục cao và một cuộc sống đẹp. Mất nó, hay tiếng nói còn đó mà thô tục, bát nháo, thiếu lễ độ là biểu tỏ một xã hội suy đồi, hư đốn.

Không thể phủ nhận, tiếng Bắc giọng Hà Nội trước 1954 và tiếng Nam giọng Sài Gòn 1954-1975 là tiêu biểu cho giọng nói của hai miền Nam-Bắc. Giọng Bắc Hà Nội thanh lịch, dịu dàng, văn vẻ. Giọng Nam Sài Gòn, tình cảm, mặn mà, chân thật, dễ thương, chậm rãi, dễ hiểu.

Ôi, thèm làm sao tiếng nói dịu dàng, thanh thoát, lịch sự, văn vẻ của Hà Nội và cả giọng nói rất trí thức của Sài Gòn năm xưa, mà nay:

Tạo hóa gây chi cuộc hý trường.
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương.
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo.
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt.
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ.
Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường.
(Thăng Long Hoài Cổ của Bà Huyện Thanh Quan)


Không biết tới bao giờ giọng nói thanh lịch của đất “Ngàn Năm Văn Vật” sống lại ở Việt Nam đây? Có lẽ nó đã bị hủy diệt mất rồi!


Việt Nam Tuần Qua, 15/1/2020






Hỏa tiển của Iran bắn rơi chiếc máy bay PS52 của Ukraine làm thiệt mạng 176 hành khách trong chuyến bay







Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

Thủ Thiêm câu chuyện còn dài...Đồng Tâm câu chuyện còn dài..- Tác giả Đỗ Trung Quân






Một cuộc tập kích lúc rạng sáng với quân số xấp sỉ một trung đoàn [ 3.000 người ]

3 chiến sĩ “ hy sinh “ mà sự thông báo trên truyền thông tiền hậu bất nhất , tin đầu tiên là “ hy sinh “ vị bị tấn công trong khu vực xây tường miếu môn . thông tin thứ hai là “ hy sinh “ vì té giếng trời [ giếng trời không phải hầm chông ] và xác bị thiêu cháy vv...
Huân chương chiến công hạng nhất nhanh chóng được truy tặng và truy phong quân hàm vượt cấp.
Tất cả cũng chỉ từ nguồn tin duy nhất của cổng công an . 700 tờ báo thật khỏe hầu như không phải tác nghiệp vì…không được tác nghiệp gì ngoài đăng theo nguồn tin duy nhất ấy . hơn 30 người làng hoành bị truy tố với tội danh giết người . câu chuyện chưa khép lại , còn dài…
Tôi nhớ một câu chuyện hơn 30 năm trước - 1978 khi toàn bộ một B 30 người [ trung đội- phiên chế của lực lượng lao động không phải quân sự ] thanh niên xung phong mà hầu hết là nữ bị Polpot tập kích thảm sát , hãm hiếp , chặt đầu , mổ bụng trên chiến trường kampuchia. Tin tức hầu như được loang đi bằng miệng , chỉ quân đội mới có khí tài , đường dây thông tin. Thanh niên xung phong là lực lượng phục vụ chiến đấu tải đạn , tải thương , làm đường …khi xảy ra thảm sát hoàn toàn họ không được trang bị vũ khí để chiến đấu. Khi ấy tôi ghi vội những dòng thông báo gửi về lực lượng thanh niên xung phong mà bộ chỉ huy đang đóng tại số 222 Nguyễn Trãi quận 5. Mảnh giấy cuộn tròn bỏ trong vỏ đạn chuyển theo xe quân đội về thành phố . Khi ấy , chỉ huy trưởng là ông Võ Viết Thanh, sau ông Võ Viết Thanh sẽ là Lê Thanh Hải nắm quyền chỉ huy thời “ hậu chiến “ . Tôi không rõ mảnh thông báo ấy có đến hay không . Sau này khi trở về thành phố được nghe kể bằng cách nào đó thông tin rò rỉ , mỗi ngày đều có các bà mẹ, người chị đến 222 Nguyễn Trãi hỏi tin về con cái mình đang phục vụ chiến trường. Cũng một tháng sau , lực lượng thanh niên xung phong được trang bị vũ khí để tự vệ và chiến đấu khi cần . Quyết định này từ ý kiến của ông Võ Văn Kiệt sau khi trao đổi với chỉ huy trưởng lực lượng Võ Viết Thanh.
Trở lại câu chuyện , đấy là thời hoàn toàn không có internet , mọi thông tin thường phải đi chậm hơn thực tế chiến trường . Tôi không rõ cuộc thảm sát của Polpot vào một trung đội thanh niên xung phong bao nhiêu tên nhưng chắc chắn chúng có đầy đủ vũ khí còn tnxp tay không . Chúng cũng đánh úp lúc rạng sáng . Khi Lê Thanh Hải lên nắm lực lượng tnxp thành phố một trong những việc “ cần làm ngay “ là xóa sổ tờ báo đang có tiếng vang của tnxp – tờ Tuyến Đầu , giải tán bộ biên tập của tờ báo. 30 năm sau cũng Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua, đàn áp khốc liệt những cuộc xuống đường chống Trung Quốc tại Sài Gòn. Chính họ ra lịnh xóa sổ , đục bỏ một bài thơ tưởng nhớ những liệt sĩ thanh niên xung phong khắc trên tường tại đền tưởng niệm Bến Cầu – Tây Ninh . Tác giả bài thơ ấy còn sống đơn giản vì đấy chính… là tôi.

Một bài thơ chả là gì so với xương máu ngút ngàn của những chiến sĩ và những người thanh niên xung phong trẻ tuổi của Sài Gòn. Họ hy sinh tại chiến trường nhưng chưa hề có huy chương , huân chương nào cho họ dù hương linh họ chắc cũng không cần. Nhắc những cái tên ấy chỉ để nhắc một thời mà những cái tên nay là TỘI PHẠM từng quyền lực ngất trời để tiếp tục gây tội ác kinh thiên , đẩy hàng ngàn người dân Thủ Thiêm vào thảm cảnh không mái nhà suốt 20 năm . 20 năm , đủ để một đứa trẻ sơ sinh thành những chàng trai cô gái mù mịt tương lai ngay giữa đô thị rực sáng ánh đèn.


Anh Đi Chiến Dịch: US sending 3,000 more troops, the brave men and women from the 82nd Airborne Division at Fort Bragg, N.C, to Mideast






Hẻm Phố Saigon Thông Ra Thế Giới






Hợp Ca Phải Lên Tiếng, nhạc Anh Bằng






Ca Đoàn Trùng Dương hợp xướng Khỏe Vì Nước, nhạc Hùng Lân






Việt Dzũng hát Bên Bờ Đại Dương, nhạc Hoàng Trọng






Nguyệt Ánh và Việt Dzũng song ca Những Nẻo Đường Việt Nam, nhạc Thanh Bình






Hợp Xướng Việt Nam Minh Châu Trời Đông, nhạc Hùng Lân






Ca Đoàn Ngàn Khơi hợp ca Việt Nam, Việt Nam, nhạc Phạm Duy






Quan Điểm Phe Dân Chủ Thời TT Trump









Quan Điểm Phe Cộng Hòa Thời TT Trump









Thời Đại Thông Minh Nhân Tạo






Hai quốc gia thù nghịch: Iran và Saudi Arabia









Nước Mỹ Chia Rẽ









Nhật thực tại Chầu Á, 26/12/2019






Phỏng vấn hoàng thân Andrew về sự liên hệ của ông với Epstein






Hai chiến hạm Nga và Mỹ xém đụng nhau tại Arbian Sea vào ngày 9/1/2020






Thủ Tướng Anh đồng ý bải bỏ thỏa thuận nguyên tử với Iran năm 2015 bằng đê nghị mới của TT Trump






Dân Iran phản đối chính quyền sau khi họ thú nhận bắn rớt máy bay của Ukraine trên vùng trời Tehran






Phù Thủy Tại Mỹ






Công nhân sóng bài tại Kampuchea biểu tình đòi tăng lương






America Remains the Land of Opportunity. For Everything Else, There’s Gold - Source Forbes


In 1967, a woman then known as Svetlana Alliuyeva arrived by plane in New York. Moments after landing, she held a press conference during which she renounced her native Soviet Russia, describing it as “profoundly corrupt.” She burned her Soviet passport and called her father—who had died in Russia a decade earlier—“a moral and spiritual monster.”
Her father was Joseph Stalin, the former dictator of the USSR.
In case you weren’t around at the time, Svetlana’s defection to the U.S. was a very huge deal. Having changed her name after remarrying, Lana Peters became a U.S. citizen in 1978. She made millions from her autobiography—something that was categorically unachievable in her communist homeland.
In 1991, she got to see the fall of the government her father once had ultimate authority over. Almost exactly 20 years later, Lana Peters passed away in Wisconsin.
Although Lana’s story is a lot more complicated than I make it out to be, I think it’s one that many Americans should remind themselves of and take to heart. She fled her father’s communist regime to seek a better life, and she found it in the U.S.
Communism and Socialism Gaining Favor Among Millennial Americans
I share this with you now because here we are nearly 30 years out from the collapse of the USSR, and the lessons of the past appear not to be resonating with some young Americans.
Need proof? For four years now, the Victims of Communism Memorial Foundation—a Washington, D.C.- based nonprofit—has been polling Americans on their attitudes toward communism and socialism. What the group found in its most recent poll is that, between 2018 and 2019, millennials’ favorability of communism increased a whopping 36 percent.
What’s more, almost three quarters of millennials—those aged 23 to 38—said they were “likely” to vote for a socialist-minded politician in upcoming elections. Half of those surveyed said they were “somewhat likely,” while as much as 20 percent said they were “extremely likely” to support a socialist candidate in the mold of Vermont senator Bernie Sanders or New York congresswoman Alexandria Ocasio-Cortez (AOC).
We should all be alarmed about this.
It means, number one, that young Americans don’t feel as if capitalism is working in their favor. And number two, it means we’re not doing enough as a society to educate our citizens of the slippery slope that is collectivist thinking, which includes communism and socialism.

Absolute Power Corrupts Absolutely

In addition, there are some who try to explain away the USSR’s failure (or Cuba’s or Venezuela’s) by laying the blame not at the altar of communism, where it belongs, but at the feet of corrupt leaders such as Stalin, Fidel Castro, Nicolas Maduro and others. “It’s not ‘real’ socialism,” some like to say when confronted with the ugly reality of Venezuela’s failed economy.
But such thinking is a fallacy, says famed psychologist and political commentator Jordan Peterson.
“It’s the most arrogant possible statement anyone could ever make,” he commented during a 2017 lecture. People who believe they have higher moral standards than Stalin, and who think they would have done a better job than him in his position, simply “don’t understand” how the system operates, according to Dr. Peterson.
And even if they did know the system backwards and forwards, “there would have been someone else right behind you waiting to shoot you the first time you actually tried to do anything good”—which is precisely what Stalin did.
“So even if you do happen to be that avatar of moral purity that you claim implicitly,” Dr. Peterson said, “the probability that you could get to act out your goodness in relationship to those possessed by your ideology is zero.”

Gold Had Its Best Year Since 2010

I’m optimistic that the U.S. will stand as a beacon of freedom and opportunity in the 2020s and beyond, but with more and more younger Americans supporting socialism over capitalism, I believe it prudent to proceed with caution. That means making sure you’re following the 10 Percent Golden Rule, which states that you should have 10 percent of your portfolio in gold—split between physical gold such as coins and jewelry, and gold mining stocks and ETFs.
I’ve always believed that if you love your family, and if you seek to protect their wealth against potentially disastrous government policies, it’s wise to hold gold.
The yellow metal had an excellent year, closing out 2019 on solid footing for 2020. While the per-ounce price of gold bullion increased more than 15 percent—its best year since 2010—gold mining stocks returned an impressive 40 percent for the year. That was enough to beat the S&P 500, which was up about 29 percent in 2019.

Lên tiếng vụ Đồng Tâm!






Tưởng nhớ học giả Trương Vĩnh Ký






Ba Tư Tàn Tạ






Thông tin mới nhất về tình hình Đồng Tâm sáng ngày 14.01.2019






Con gái ông Lê Đình Kình: "Bố em chết đau đớn lắm!"






Nhà hoạt động Trần Thị Nga kể chuyện đi từ nhà tù sang Hoa Kỳ khi đang thụ án 9 năm tù giam






Hội Thảo 100 Năm Chữ Quốc Ngữ Ở Việt Nam