khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

Thánh lễ cầu nguyện cho 74 Tử sĩ VNCH







Vào lúc 18 giờ 30 ngày 18/01/2017 tại Nhà Nguyện Hiệp Nhất, Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thuộc Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) - Sài Gòn, đã diễn ra Thánh Lễ cầu nguyện và tưởng niệm 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) hy sinh trong cuộc Hải chiến chống Trung Cộng xâm lược bảo vệ Hoàng Sa.


Thánh Lễ đồng tế được cử hành với sự có mặt của năm vị Linh mục:

1/ Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, cựu Giám Tỉnh DCCT làm Chủ tế. 

2/ Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh tu sĩ DCCT.

3/ Linh mục Pascal Nguyễn Ngọc Tĩnh tu sĩ Dòng Phanxicô.

4/ Linh mục Phanxico Xavie Nguyễn Văn Nhứt, Trưởng ban Công Lý Hòa Bình thuộc tỉnh Dòng Đa Minh,

5/ Linh mục Giuse Nguyễn Duy Tân đến từ Giáo xứ Thọ Hòa thuộc Giáo Phận Xuân Lộc, Đồng Nai.


T
Từ Trái sang phải LM Nguyễn Ngọc Tĩnh, LM Lê Ngọc Thanh, LM Phạm Trung Thành, LM Nguyễn Văn Nhứt và LM Nguyễn Duy Tân.


Hơn 60 người đến tham dự, gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó có nhiều nhân sĩ trí thức, Thương Phế Binh VNCH và những nhà đấu tranh dân chủ. Đặc biệt có sự góp mặt của quả phụ Huỳnh Thị Sinh, phu nhân Trung tá Ngụy Văn Thà (Thuyền trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10) và ông Đào Văn Thọ, người lính Hải quân VNCH đã trực tiếp tham gia trong cuộc Hải chiến bảo vệ Hoàng Sa cách đây 43 năm.



Giáo sư Phạm Minh Hoàng và quả phụ Huỳnh Thị Sinh


Linh mục Lê Ngọc Thanh phát biểu trước Thánh lễ: “Trong niềm tin Công Giáo, 74 tử sĩ VNCH này đã thuộc về Thiên Chúa. Tạ ơn Chúa vì họ đã hoàn thành sứ mạng của mình với tư cách là một con người và họ đã hy sinh trong chính nghĩa”. 

Tiếp đến, linh mục Phanxico Xavie Nguyễn Văn Nhứt trang trọng đọc tên từng người trong số 74 vị anh hùng đã hy sinh trong cuộc Hải chiến năm xưa, nhằm nhắc nhở mọi người luôn tưởng nhớ và cầu nguyện cho họ được bình an nơi chốn yên nghỉ.

Trong bài giảng Linh mục Phạm Trung Thành nhấn mạnh: “bốn mươi ba năm về trước, với một lực lượng rất nhỏ bé mà các chiến sĩ Hải quân VNCH đã sẵn sàng, dám chấp nhận đương đầu với một lực lượng lớn của Trung cộng. Mặc dù đã hy sinh nhưng tên tuổi của họ xứng đáng được lưu vào sử xanh của dân tộc Việt Nam, để con cháu đời sau mãi mãi nhớ đến những công lao cao cả này. 

Hôm nay chúng ta cũng đang đối diện với thảm họa mất nước. Tại sao chúng ta không có niềm tin về chính nghĩa, về chân lý để can đảm đương đầu, đứng lên đấu tranh, bảo vệ quê hương như những vị anh hùng trước đây đã từng làm”.

Trong không khí trang nghiêm, mọi người không khỏi bùi ngùi khi gợi lại một sự kiện quá khứ bi hùng của dân tộc Việt Nam.

Kết thúc Thánh Lễ, Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh chia sẻ với chúng tôi: “Dù đây là lần thứ III tổ chức Thánh lễ cầu nguyện cho 74 Tử sĩ VNCH trong cuộc Hải chiến bảo vệ Hoàng Sa, nhưng là lần đầu tiên có phu nhân của Thiếu tá Ngụy Văn Thà, bà Huỳnh Thị Sinh đến tham dự để tỏ lòng biết ơn những người đã nằm xuống vì chính nghĩa.

Tôi hy vọng mọi người nhận thấy đây là một việc cần phải làm, chứ không phải vì ý thức hệ hay động cơ chính trị nào, mà là vì quốc gia dân tộc”.

Trước đây những người sống tại miền Bắc Việt Nam thường có cái nhìn và nhận xét không khách quan về những người lính VNCH. Bởi vì họ bị cộng sản tuyên truyền dối trá. Tuy nhiên trong thời đại bùng nổ thông tin, nhận thức của nhiều người miền Bắc đã dần được thay đổi. Trong số những người tham dự thánh lễ tưởng niệm, có khá nhiều người đã và đang sinh sống tại miền bắc tham dự. Nghệ sĩ Kim Chi - người gần hết cuộc đời phục vụ cho chế độ cộng sản nay đã phản tỉnh, chia sẻ suy nghĩ và cảm nhận của mình sau khi tham dự Thánh lễ: “Tôi rất xúc động khi nhìn thấy mọi người gần gũi và tỏ ra thương quí nhau trong sự kiện tham dự buổi lễ cầu nguyện này. Tôi xin cảm ơn mọi người đã mời tôi đến tham dự, đặc biết cảm ơn những người Công giáo đã tổ chức Thánh lễ này. Dù tôi không phải người Công giáo nhưng tôi thấy đây là một việc rất thiết thực bởi điều này nhắc nhở chúng ta muốn được thì phải biết ơn những người đã nằm xuống vì biển đảo, quê hương Việt Nam”.

Nhà báo tự do Sương Quỳnh, thành viên Câu lạc bộ Lê Hữu Đằng bày tỏ với chúng tôi: “Đây đã là lần thứ 3 tôi tham dự thánh lễ cầu nguyện và tưởng niệm 74 chiến sĩ VNCH đã hy sinh vì quốc gia. Nhưng tôi vẫn rất xúc động mỗi khi nghe vị Linh mục sướng tên những người anh hùng đã hy sinh. Tôi dặc biệt rung động bởi lời giảng của cha Phạm Trung Thành. Trong bài giảng Ngài đã kêu gọi mọi người hãy tin tưởng và phó thác vào Thiên Chúa trong những lúc nguy nan. Đó cũng là những điều mà 74 chiến sĩ VNCH đã làm trong lúc khó khăn, nguy hiểm. Họ đã hy sinh anh dũng để bảo vệ quốc gia".




Thích Ca



Thích Ca là một hoàng tử, ngày nọ nhìn thấy thế gian đầy đau khổ nên tâm trí rất ưu tư và bất an. Sau đó ông bỏ nhà ra đi tìm cách giải quyết mối ưu tư và bất an nầy.

Cứu cánh của Thích Ca rất giản dị và rõ ràng: Diệt Khổ.

Sau nhiều năm tu nghiệm, ông tìm ra một chân lý mà theo ông có thể giúp con người để diệt khổ.

Theo Thích Ca, muốn diệt Khổ thì phải 1/ nhận biết những loại Khổ trên đời, rồi 2/ nhận biết nguyên nhân của các loại Khổ nầy, rồi 3/ nhận biết rằng có thể đoạn diệt được sự Khổ, và 4/ nhận biết cách thức để đoạn diệt sự Khổ.

Diệt Khổ là chân lý mà Thích Ca tìm ra và truyền dạy. Chân lý nầy nằm trong 4 phương thức vừa kể trên và được gọi là Tứ Diệu Đế.

Chấm hết.



App lets students cheat on their homework, but parents needn’t be worried






Students across the world will be thrilled to hear that they can now outsource their homework to an app.

Socratic, which is available for free on the App Store, is designed to tackle a range of subject matter, but has just been updated with enhanced mathematical capabilities.

Students need only feed a picture of a question – printed or handwritten – to the app, which will then proceed to work it out.

However, it won’t simply display the right answers. What’s really clever about Socratic is that it will also go through the correct methodology with users, who can still learn a thing or two despite their questionable approach to school work.

“To build this experience, Socratic's pedagogy team looked through countless math questions asked by students and categorized them by the steps required to solve them,” reads a release from the company. “Then, they wrote high quality Explainers to teach these concepts, and tested them with hundreds of high school students.”

The team behind Socratic says the app’s steps closely match those a teacher would take their students through, and has promised to expand its capabilities across the sciences, history, economics and the humanities.

“Students can now break down their question into small steps, allowing them to gain confidence and learn how to solve similar questions on their own, said Shreyans Bhansali, Socratic’s co-founder and head of engineering. “We hope to provide an experience similar to working with a tutor, except it's free and on your phone.

“We believe our code has applications outside the Socratic app and we're excited to release the core step-by-step solution code as open source so others can extend it and use it as they see fit.”

It’s currently only available to iPhone users, and if you don’t happen to have an incomplete scrap of homework to hand, you can test out its capabilities on this selection of example questions.






Vì sao người Việt lại bỏ xứ ra đi?




Mới tuần rồi tôi ra sân bay tiễn một người quen bay đến một xứ khác. Tôi không hề đơn độc. Ở sân bay lúc đó có vô số người cũng làm điều tương tự. Họ tiễn người thân và bạn bè của họ ra đi không hẹn ngày về. Đó không phải là lần đầu và chắc chắn là sẽ không phải là lần cuối. Mặc dù cuộc chiến đã chấm dứt hơn 41 năm rồi nhưng làn sóng xuất ngoại vẫn không thay đổi. Cuộc di cư thầm lặng hiện tại không phải bằng những chiếc thuyền mà bằng những chuyến bay. Tuy đã giảm rất nhiều, giờ chỉ là một phần chút xíu so với trước đây, nhưng xu hướng này vẫn tồn tại.

Đọc báo hay lướt Facebook thì bạn có thể thấy hàng loạt các quảng cáo du học định cư, đầu tư lấy thẻ xanh hay tìm việc làm ở Nhật. Tôi không thể nào không buồn và chạnh lòng. Nhưng vì sao người Việt Nam lại ra đi? Họ không chỉ là những người nghèo bán nhà đi lao động ở Đài Loan hay những cô gái nghèo lấy chồng Hàn Quốc. Số người ngày càng trở nên khá giả và thuộc thành phần ưu tú của xã hội chúng ta. Họ là những doanh nhân, nghệ sĩ, nhà đầu tư, trí thức, giảng viên hoặc nhân viên cao cấp.

Vì sao họ lại ra đi? Có nhiều nguyên nhân, có nhiều lý do. Ở đây tôi không thể nào nói hết. Tôi chỉ có thể nói sơ sơ.
  1. Họ ra đi vì họ không cảm thấy an toàn.
  2. Họ ra đi vì họ chán cái không khí đầy ô nhiễm ở nơi này.
  3. Họ ra đi vì họ cảm thấy mình không được tôn trọng khi đến cơ quan nhà nước làm thủ tục.
  4. Họ ra đi vì đóng thuế nhiều nhưng nhận lại quá ít, hoặc chẳng nhận lại gì.
  5. Họ ra đi vì họ không muốn con cái họ bị thầy cô dìm và ép.
  6. Họ ra đi vì chính phủ liên tục ban hành những bộ luật vô lý.
  7. Họ ra đi vì họ phát ngán với việc doanh nghiệp của họ bị thanh tra không lý do.
  8. Họ ra đi vì họ lo sợ đồ ăn của họ có an toàn hay không, nó có hóa chất hay sạch hay không.
  9. Họ ra đi vì để tìm cái hộ chiếu mà cho phép họ đi nhiều nước mà không cần phải bỏ tiền xin visa.
  10. Họ ra đi vì ghét cảnh phải đút lót các y tá bác sĩ khi đi vào bệnh viện.
  11. Họ ra đi vì họ không tìm thấy trách nhiệm trong một xã hội vô trách nhiệm.
  12. Họ ra đi vì khi họ muốn sống một cuộc sống trung thực và không gian dối.
  13. Họ ra đi vì họ muốn làm người lương thiện, vì nơi này làm người lương thiện vô cùng khó.
  14. Họ ra đi vì họ muốn được hưởng lương cao, hay nói chính xác hơn là đúng giá trị với sức lao động của họ chứ không phải dựa vào mối quan hệ của họ.
  15. Họ ra đi vì luật pháp không hề bảo vệ họ, nó chỉ bảo vệ những ai có tiền.
  16. Họ ra đi vì họ muốn tìm sự công bằng.
  17. Họ ra đi vì muốn cầm cái lá phiếu bầu để coi nó ra sao.
  18. Họ ra đi vì khi họ lên tiếng nói nên những sự thật về đất nước, họ lại bị quy là phản động.
  19. Họ ra đi vì họ đã mất niềm tin vào đất nước, con người và chính phủ Việt Nam.
  20. Họ ra đi vì họ chẳng biết làm gì hơn trừ việc dùng đôi chân của họ để cất lên tiếng nói.
Việt Nam từ lâu đã không còn là một điểm đến, một nơi đáng sống. Nó chỉ là một trạm dừng chân. Nhà đầu tư đến đây để kiếm tiền, doanh nhân đến đây để nhận lương cao hơn, khách du lịch đến đây để ở khách sạn 5 sao giá rẻ và các cô cậu thanh niên đến đây để khám phá sự thú vị mà đất nước họ không có. Nhưng bao nhiêu người sẽ ở lại và coi nơi đây là nhà? Cũng có rất nhiều, nhưng so với số người ra đi thì là bao nhiêu? Quá ít. Việt Nam không là nơi đến, nó không thể là nơi đến được vì chính những người dân sinh sống ở đây cũng chẳng coi nó là nhà.



Nhà văn hải ngoại bị CSVN đuổi về Pháp khi đến phi trường Tân Sơn Nhất: Chuyện kể về ngày Giáng Sinh - Tác giả Đặng Mai Lan



Giáng Sinh đã qua. Không khí tưng bừng rộn rịp chào đón năm mới cũng đã nguội tàn. Viết về mùa giáng sinh, hay ngày giáng sinh trong khoảng thời gian này, lại gửi đăng ở một trang báo thiên về nhận định chính trị hẳn là lạc đề, lạc quẻ. Không đâu, những gì sắp được viết ra đây chẳng phải là truyện, hay một vài trang tùy bút, tạp ghi. Đây là một câu chuyện kể mà những sự kiện có tính cách cá nhân. Kể chuyện ngắn gọn và đầy đủ cũng không phải sở trường của tôi. Kệ, cách nào cũng được. Một biến cố quan trọng, ngay ngày sinh nhật Chúa, tôi bỗng trở thành một phần tử nguy hiểm cho an ninh quốc gia Việt Nam. Tại sao không viết?

25/12/2015

Ở Việt Nam không phải là ngày lễ. Mọi người làm việc ở các công, tư sở đều phải đi làm bình thường. Tôi được gửi giấy mời đến bộ công an, cục quản lý xuất nhập cảnh nằm trên đường Nguyễn Trãi. Giấy hẹn ghi rõ là có mặt vào lúc 8 giờ sáng. Thư mời không lý do ngoài ba chữ "để làm việc". Làm việc mà việc gì? Bạn tôi nói, ở đây, nhận được giấy mời là phải đi trình diện, không hỏi han chi hết, đến đó rồi mới biết lý do. Nhưng tôi vẫn cương quyết liên lạc bằng điện thoại, trước khi đến nơi hẹn.

Nhân vật "làm việc" với tôi là một anh người miền Nam. Giọng trẻ, âm hưởng nghe vui vẻ, cởi mở.

Tôi nói, anh có thể cho tôi biết bộ công an mời tôi đến với lý do gì?

Chị đã khai tạm trú chưa?

Từ mười năm nay, mỗi lần về có bao giờ tôi khai tạm trú đâu, hình như chuyện đó đâu cần nữa.

Thế thì chị sai rồi.

Thôi ngày mai chị đến gặp em rồi chúng ta trao đổi tiện hơn. Trong điện thoại không thể nói nhiều được nhe chị!

Tám giờ sáng, trong khi chúng tôi còn loay hoay đẩy xe vào bãi gửi ngay trong sân của bộ thì đã nghe tiếng gọi phía sau.

Chị Lan, chị Lan!

Trời ơi, như đã quen biết nhau tự thuở nào. Thế là tôi bắt đầu chị chị em em với người thanh niên trẻ này. Anh ta nói với chị bạn, người chở tôi đến là chị có thể về nhà hay đi đâu đó, 3 tiếng sau trở lại.

Khi anh dẫn tôi vào phòng điều tra. Không phải chỉ riêng mình anh ta mà còn thêm một thanh niên khác. Tạm gọi tên hai người là Nam và Bắc. Vì nhân vật thứ hai này người Bắc. Mặt mũi lạnh lùng, sắc sảo hơn. Tôi cũng chị em luôn cho tiện. Tại sao không? Họ gọi tôi bằng chị, xưng em rất thân mật mà! Trời nóng, trên bàn để sẵn nước uống giải khát mát lạnh. Đủ để có năng lực « làm việc » trong ba tiếng đồng hồ. Tôi không hiểu ai đó đã từng làm việc với CA như tôi ngày hôm nay và thái độ của họ như thế nào? Khúm núm, sợ sệt e dè, hay lạnh lùng đề cao cảnh giác. Riêng tôi, tôi cảm thấy rất thoải mái bởi trong tâm tôi nghĩ, tôi có làm gì đâu mà phải sợ. Có thể là tôi nhẹ dạ, yếu mềm. Sống nhiều bằng tình cảm, dễ bị lung lạc chăng? Vì thành thực mà nói tôi thấy cậu an ninh người Nam này có vẻ dễ mến. Tôi nghĩ cậu đang làm bổn phận của cậu. Cũng là một công việc thôi.

Câu chuyện được mở đầu bằng chuyến về VN của tôi. Về bao lâu? Đi được những đâu rồi? Còn đi làm không? Bên Pháp đời sống thế nào?

Sau vài điều han hỏi đượm đầy tình nghĩa đồng bào. Cái gọi là "làm việc" mới thực sự bắt đầu bằng câu hỏi:

Chị nghĩ sao, nếu có người tố cáo chị là thành viên đảng Việt Tân? Rồi thì… Chị có thường đi dự những buổi sinh hoạt của VT không? VT có bao giờ mời chị gia nhập đảng của họ? Có bao giờ họ mời chị viết bài cho Chân Trời Mới? Và chị đi họp riêng với họ bao giờ chưa? Một loạt câu hỏi chỉ xoáy vào đảng VT.

Tiếp đến là những tên tuổi được nêu ra hỏi xem tôi có quen biết gì với các nhân vật này. Rất nhiều, nhưng tôi chỉ nhớ người được dẫn đầu danh sách là ông nguyễn Gia K. Rồi thêm một loạt những tấm hình được in ra bằng máy vi tính. Những khuôn mặt đấu tranh rất là "chi bảo" ở Paris.

Qua cách họ gọi tên và nói về từng người. Ai cũng được nhắc đến một cách thân mật như anh A, chị B, chị C v.v… Tôi hiểu là an ninh VN biết rất nhiều, biết rõ từng người. Tai mắt của họ đầy dẫy ở Paris. Đến nổi tôi phải hỏi ngược lại : em có qua Paris bao giờ chưa mà sao ai em cũng biết vậy? Chị nhìn thử xem có gặp em ở Paris bao giờ chưa? Cậu ngẩng cao mặt nhìn tôi, và cậu xác nhận. Có, thỉnh thoảng em cũng có qua bên đó.

Một cuộc trò chuyện kéo dài từ 8 giờ sáng cho đến 11 giờ trưa, giữa ba người chưa hề quen biết. Hỏi mãi cũng vậy thôi. Nên lâu lâu lại chuyển đề tài, nói về gia đình tôi, về những nơi tôi mới vừa đi chơi. Về chuyện tôi về VN học vẽ. Về những cuốn sách tôi đã xuất bản, tiền bỏ ra in ấn. Cậu nói, tôi cứ viết tiếp đi, đưa về cậu giới thiệu cho in, không tốn nhiều tiền như tôi in ở Mỹ. Câu chuyện của chúng tôi cũng không đến nỗi căng thẳng. Thoải mái đủ để tôi xỏ xiên lại vài câu. Tôi nói, ở Paris có rất nhiều hội đoàn, nhiều sinh hoạt. Hội đoàn nào tổ chức tôi cũng tham gia. Xa quê, tình cộng đồng, đồng hương với tôi rất quý. Nếu ai đi dự sinh hoạt cộng đồng về VN cũng bị mời lên hỏi cung thế này thì chắc nhà nước chẳng cần cấm, chán, chẳng ai muốn về đâu.

Chúng ta đang làm việc vui vẻ như thế này mà sao chị lại cho là hỏi cung? Cậu nói, em rất hiểu thứ tình cộng đồng mà chị đề cập. Nhưng, chị có quyền tham dự, đừng có mục đích. Kỳ này chị làm việc với tụi em sạch sẽ trơn tru thì sau này chị sẽ về thoải mái thôi.

Tóm tắt những điều tôi trả lời trong cuộc điều tra này: Tôi khẳng định tôi là một người viết văn, văn chương đúng nghĩa. Tôi luôn giữ một chỗ đứng độc lập, tự do. Tôi không muốn ràng buộc, lệ thuộc vào bất cứ một tổ chức nào.

Tôi có vài người bạn thân trong đảng VT, họ là bạn tôi trước khi là đảng viên VT và bây giờ vẫn là bạn. Đừng hỏi tôi người này hay người kia có phải là VT không? Tôi có phải là đảng viên của họ đâu mà tôi biết tất cả, và được họp riêng với họ.

Ngồi đó, cười cười nói nói. Tôi cứ tự hỏi, sao họ lại mất thì giờ với một người viết lách như tôi, chỉ viết được dăm ba cuốn sách về đời thường, về tình yêu tâm lý, không có một chút nào màu sắc chính trị. Nếu có, thì lâu lâu vớ được một bản tin nào đó trên báo Pháp, nói về VN thì ráng ôm tự điển dịch rồi phỏng theo để viết.

Nhưng điểm và diện chỉ lộ rõ vào những phút cuối. Cậu Nam nói: đáng lý, em mời anh B (chồng tôi) lên làm việc nhưng mời chị đủ rồi. Chị về nói với anh đừng share bài chống phá nhà nước nữa. Họ hỏi tôi về khoảng thời gian chúng tôi chưa thành vợ chồng. Tôi có biết chồng tôi làm gì trước đó? Tôi nói với họ, chồng tôi là một người ít nói. Tôi không biết và cũng chẳng cần biết quá khứ của anh. Hiện tại chồng tôi là một nghệ sĩ, một nhạc công. Hội đoàn nào cần giúp vui văn nghệ thì anh giúp. Không theo đảng phái nào hết...

Chuyện tưởng đã ngừng tại đó sau khi tôi ký biên bản những gì đã khai, cam kết không phải là đảng viên VT. Cam kết về VN kỳ này, không mang theo một sứ mệnh của ai giao phó. Không chống phá nhà nước. Cậu Nam xin Email, hẹn lần tới tôi về Sài Gòn sẽ mời đi uống cà phê. Anh Bắc chỉ ngồi chứng kiến, dò xét. Lậu lâu phán một câu đã nhắc nhở tôi rằng: chúng tôi làm việc với chị thoải mái, vui vẻ, về bên ấy chị không được viết này, viết nọ… Chuyện bị mời "làm việc" khi về VN xảy ra như cơm bữa. Tôi chẳng phí phạm óc não, thời gian để viết này, viết nọ. Đáng gì để mà viết! Đã có rất nhiều người viết. Nhưng chẳng bao giờ tôi quên một câu nói của anh ta, tôi thực sự sửng sốt khi nghe. Người ở hải ngoại chỉ tìm cách nói xấu đất nước, chê bai đất nước nhưng tại sao lại cứ rủ nhau về? Chúng tôi cần ngoại tệ, một Việt kiều về nước tiêu ít nhất cũng vài ngàn đô. Nhưng chúng tôi không thể đón tiếp những người vào nhà chúng tôi, phá hoại gia cang, gia đình của chúng tôi.

Về đến Paris, hai ngày sau là tôi nhận Email thăm hỏi ngắn gọn, lại rất "hình sự". Chào anh chị, Tôi… muốn hỏi thăm anh chị đã về tới Paris bình an chưa? Tôi không nghĩ đây là người mới vài ngày trước còn chị chị em em, hẹn hò cà phê cà pháo. Có thể trên bút tích ghi lại, cậu đã xử sự đúng nghĩa tinh thần "làm việc" của một nhân viên an ninh chăng?

Có lẽ phải gọi tôi là người "đa đảng". Hội nào, tổ chức nào làm việc tích cực cho cộng đồng là tôi ủng hộ. Họp hành văn nghệ, ăn uống, nơi nào vui vẻ bổ ích thì tôi tham gia. Tết do Tổng hội Sinh Viên VN tổ chức thì hầu như không năm nào tôi vắng mặt. Bởi lẽ nó như một ngày hội lớn, quy tụ rất nhiều đoàn thể, có cả sự góp mặt của những hội đoàn Pháp. Một năm chỉ có ngày này là tôi gặp được rất nhiều bạn hữu mà có thể cả năm không gặp. Đặc biệt năm nay có một anh nhiếp ảnh trẻ, mang đồ nghề đến và dựng một cái studio dã chiến chụp free cho những ai muốn chụp, nên đông và vui hơn bình thường. Tôi chụp rất nhiều hình, cứ gặp nhau tay bắt mặt mừng xong là kề vai, bá cổ chụp hình kỷ niệm. Ngoài anh nhiếp ảnh, lấy Email gửi cho vài cái hình. Chẳng ai gửi cho tôi, mà tôi cũng chẳng quan tâm, cần thấy những tấm hình.

Chuyện chưa xong, chưa trơn tru, sạch sẽ như hai cậu Nam và Bắc đã nói với tôi hôm đó.

Vài ngày sau, tôi nhận Email của cậu Nam. Cậu khen tôi chụp hình đẹp. Và mỉa mai tôi, nói tôi không phải là thành viên VT mà sao đứng chụp với VT? v.v…

Thôi xong! Về bên đó, tôi đã bị khủng bố tinh thần và về đây cũng còn bị quản chế nữa sao? Vô lý!

Điều này tôi không chấp nhận. Và một cuộc chiến chữ nghĩa, ý thức hệ tiếp diễn. Tưởng đã xong nhưng chưa xong.

25/12/ 2016

Lạ lùng là sự việc cũng bắt đầu vào khoảng 8 giờ sáng tại phi trường TSN. Tôi xếp hàng để chờ xét hộ chiếu nhập cảnh. Ai bước vô cũng chỉ tích tắc không đầy hai phút là ra. Chỉ có tôi là được anh nhân viên cầm chân rất lâu, mắt anh ta không rời khỏi màn hình. Cặp mắt có chút gì đó hí hửng. Tôi hỏi, có cần vé máy bay không? Cậu ta nói, cũng được. Trong lúc tôi đang lục ví thì một nhân viên khác đi tới đứng sau lưng cậu. Họ nói chuyện với nhau những câu bâng quơ nhưng cả hai, người ngồi, người đứng, không hề nhìn nhau. Bốn con mắt đều chăm chú vào màn ảnh điện toán. Sau cùng cậu ngồi nói với cậu đứng: chị này đứng lâu lắm rồi, thôi mời chị qua bên kia.

Bên kia là một văn phòng. Tôi vừa bước đến thì lập tức một người từ trong phòng đi ra, tay cầm sẵn một xấp giấy tiến tới hỏi tôi.

Chuyến này chị về làm gì? Với ai?

Con và cháu tôi đó, chúng tôi đi du lịch.

Vì lý do an ninh quốc gia chúng tôi không thể cho chị vào VN. Nhưng anh chị này được vào đi chơi thoải mái.

Anh ta nói và hướng về vợ chồng con gái tôi đang đứng cạnh đó.

…À, tất cả đã sẵn sàng. Tín hiệu được truyền đi từ quầy kiểm soát hộ chiếu vào phòng an ninh trong tích tắc. Mẫu giấy từ chối không cho nhập cảnh cũng có sẵn trong máy. In vừa xong là tôi bị mời ra.

Tôi quay lại nói với vợ chồng đứa con gái. Mẹ có nói với con rồi. Thôi ra làm giấy tờ đi, kẻo trễ. Tôi vô ý, lại không nói tiếng Pháp với con gái. Nên khi nghe tôi nói, cậu ta hỏi ngay. Vậy là chị cũng đoán trước việc này sao? Đúng, vì năm ngoái tôi đã bị mời. Tôi biết rằng năm nay cũng không suôn sẻ. Vậy sao chị không đến đại sứ quán hỏi trước xem có về được không rồi hãy đi cho khỏi mất thì giờ?

Từ lúc rời khỏi quầy xét hộ chiếu, tôi chỉ ráng tập trung đầu óc, cố nhớ coi phải dặn con tôi làm gì, giao lại cho nó vài thứ đồ dùng, tiền bạc mà tôi đang giữ. Thái độ tôi rất bình tĩnh, có phần nào coi thường. Nhưng khi nghe câu nói này thì tôi nổi giận. Tại sao tôi phải hỏi? Visa nhập cảnh các anh cấp còn hiệu lực thì tôi đi, hỏi cái gì? Không cho tôi vào thì tôi ra.

Sau khi tôi ký tên, cậu ta lấy passport của tôi để làm vé lên tàu. Lúc này, tôi mới nhận ra là có một quầy check-in chần dần ở đó. Cô tiếp viên vừa nhìn thấy cậu đưa passport của tôi thì la lên… Trời mới xong 7 người, bây giờ còn hai người nữa hả? Dĩ nhiên quầy này chỉ làm vé chứ không cân hành lý. Quầy dành trục xuất cho tiện mà. Từ đó, quẹo qua vài bước, leo lên vài nấc thang rồi lại trở xuống bằng một cầu thang cuốn là vào ngay phòng chờ lên máy bay.

Vậy là sáng nay, họ đã từ chối cho nhập cảnh 9 người. 2 trong 9 người sau cùng là tôi và một thanh niên Pháp. Passport của anh Tây này bị trục trặc chi đó, khi anh du lịch ở xứ Chùa tháp, trước khi đi VN. Còn 7 người kia là ai? Có lẽ họ đã rời khỏi bằng chuyến bay vừa cất cánh trước đó. Họ là nhà báo, nhà văn, có tổ chức hoạt động chống CS hay đơn thuần chỉ là những người Việt thường tham gia biểu tình, tham dự hội hè dưới lá cờ vàng, mà vô tình nằm trong những tấm hình nào đó được chuyển tải lên mạng truyền thông?

Khi Trung cộng đặt giàn khoan khổng lồ HD 981 ở lãnh hải VN. Khi cá chết trắng xóa đầy biển miền trung vì tập đoàn Formosa xã thải gây ô nhiểm, ngư dân không còn đường sinh kế mà nhà nước lặng im. Còn biết bao nhiêu điều bất công khác… Lòng yêu nước, xót xa thương dân mình thì người Việt hải ngoại tổ chức đồng hành cùng người trong nước biểu tình phản đối. Biểu tình ở VN thì bị đánh đập, hành hung, có khi còn đi tù. Bên này tinh thần cũng không được thoải mái. Bởi vì đi thì đi, tức quá phải đi, nhưng không ít người đã rất e dè, tránh chụp hình, lý do là còn người thân ruột thịt bên nhà. Lạng quạng là hết đường về.

Ngoại trừ một số người sống tách biệt cộng đồng, không hề lên tiếng với bất cứ một diễn biến nào của đất nước. Tôi tin rằng khi về VN, bước vào khu vực làm thủ tục nhập cảnh, dù không lộ ra nhưng không ít người cảm thấy phập phồng lo ngại. Nhất là lúc nhìn thấy cảnh mấy ngài nhân viên ngồi kiểm soát giấy thông hành mà thỉnh thoảng lại quay ngoắc về phía đám đông đang chờ đợi tới lượt mình với đôi mắc sắc lẻm như dao. Theo tôi, đây là một hình thức khủng bố tinh thần có bài bản.

Bộ ngoại giao cấp visa nhập cảnh nhưng bộ an ninh thì không cho vào. Tất cả chỉ có một lý do duy nhất "vì an ninh quốc gia". Luật này của VN, và chỉ có người VN chấp nhận, phải chấp nhận. Với người nước ngoài, thì đây là một điều quá sức lạ lùng. Nên cậu con rể Pháp của tôi cứ đăm đăm nhìn anh nhân viên hải quan. Cậu nói với tôi, tại sao không gọi điện thoại cho lãnh sự Pháp? Pháp không thể để dân họ bị đối xử như vậy. Con rể tôi chưa biết chuyện có lần ngài đại sứ Pháp thân hành đến thăm một người dân của ông mới ra khỏi nhà tù VN vì tội bất đồng chính kiến, ông đã bị công an dân phòng hành hung, chận ngay đầu ngõ, không cho gặp. Tôi bị chận ngay cửa nhập cảnh với một thái độ khá lịch sự đã là tốt.

Chuyến đi này, tôi nghĩ rằng họ sẽ tiếp tục mời tôi "làm việc". Tôi đã chuẩn bị để đối đáp. Tôi không nghĩ là mình bị từ chối nhập cảnh.

Tôi nguy hiểm vậy sao?

Có phải tình hình trong nước đang rối ren, nên phòng cháy hơn chữa cháy. Và bắt lầm hơn tha sót?




Bản dịch tiếng Việt bài diễn văn nhậm chức của tồng thống Donald Trump ngày 20 tháng 1/2017



Thưa ông Chánh án Roberts, Tổng thống Carter, Tổng thống Clinton, Tổng thống Bush, Tổng thống Obama, nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới: Xin cảm ơn Quý vị

Chúng ta, các công dân Mỹ nay cùng hợp sức trong một nỗ lực lớn toàn quốc để xây dựng lại đất nước, hồi phục lời hứa cho toàn thể dân tộc.

Cùng nhau, chúng ta sẽ quyết định con đường đi của nước Mỹ và thế giới trong nhiều năm tới. Chúng ta sẽ đối diện những thử thách.  Chúng ta sẽ đương đầu với những khó khăn. Nhưng chúng ta sẽ làm được.

Cứ mỗi bốn năm, chúng ta lại cùng bước lên các bậc thềm này để thi hành cuộc chuyển giao quyền lực trật tự và hòa bình. Chúng tôi biết ơn Tổng thống Obama và Đệ nhất phu nhân Michelle Obama vì sự giúp đỡ dễ thương trong quá trình chuyển giao. Các vị đã thật là tuyệt vời.

Nhưng buổi lễ hôm nay có ý nghĩa rất đặc biệt. Vì hôm nay không phải là sự chuyển giao quyền lực từ một chính quyền này sang một chính quyền khác, hay là từ một đảng này sang một đảng khác, mà là sự chuyển giao quyền lực từ Washington DC, và trả lại cho nhân dân Mỹ.

Đã từ quá lâu, một nhóm nhỏ tại thủ đô đã thu nhận bổng lộc của chính phủ, còn nhân dân  thì gánh chi phí.

Washington phồn thịnh nhưng nhân dân không được chia sẻ của cải. Các chính trị gia giàu to nhưng công ăn việc làm thì ra đi, nhà máy đóng cửa. Cơ chế cai trị bảo vệ lấy nó nhưng không bảo vệ cho công dân đất nước. Thắng lợi của họ không phải là thắng lợi của các bạn; vinh quang của họ không phải là của các bạn. Và trong khi họ ăn mừng ở thủ đô, thì chẳng có mấy điều đáng ăn mừng cho các gia đình nghèo đang vật lộn trong toàn quốc.
Tất cả đang thay đổi – tại đây, lúc này, vì khoảnh khắc này là của các bạn.

Nó thuộc về những người có mặt tại đây hôm nay, và những ai đang theo dõi trên toàn nước Mỹ. Đây là ngày của các bạn. Đây là lễ ăn mừng của các bạn.


Và Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ là đất nước của các bạn.


Điều thực sự quan trọng không phải là đảng nào kiểm soát chính phủ, mà liệu chính phủ có do nhân dân kiểm soát không?

Ngày 20/1/2017 sẽ được nhớ như ngày quốc dân trở thành những người điều hành đất nước này một lần nữa. Những người dân nam cũng như nữ bị lãng quên sẽ không còn bị bỏ quên nữa. Bâygiờ đây, mọi người đang lắng nghe các bạn.

Các bạn hàng chục triệu người đã tham gia một phong trào lịch sử, mà thế giới chưa từng thấy.  Ở giữa phong trào này là một niềm tin cốt lõi, rằng một nhà nước tồn tại là để phục vụ người dân.

Người dân Mỹ muốn trường tốt cho con, chòm xóm ở an toàn cho gia đình, và việc làm tốt cho mình. Đây là những đòi hỏi hợp lý và chính đáng của quần chúng.

Nhưng đối một số quá đông công dân chúng ta, thì là một thực tại khác: Mẹ và con bị trói chặt trong cảnh nghèo đói ở nội ô thành thị, các nhà máy rỉ sét như bia mộ rải rác khắp trên đất nước, một hệ thống giáo dục thừa tiền nhưng không đem lại kiến thức cho những sinh viên trẻ và đẹp của chúng ta; tội ác, băng đảng, ma túy đã lấy đi quá nhiều mạng sống, cướp đi của đất nước bao nhiêu là tiềm năng không được phát huy.


Tình trạng giết chóc này ở nước Mỹ phải ngưng lại ở đây, ngay bây giờ.  Chúng ta là một quốc gia – nỗi đau của người khác cũng là nỗi đau của chúng ta. Ước mơ của người khác cũng là ước mơ của chúng ta. Thành công của người khác sẽ là thành công của chúng ta. Chúng ta chia sẻ cùng mộttrái tim, một mái nhà, một định mệnh vinh quang.

Lời tuyên thệ nhậm chức của tôi hôm nay là lời thề trung thành với mọi người Mỹ.
Suốt nhiều thập niên, chúng ta đã làm giàu cho các kỹ nghệ ở ngoại quốc, thiệt hại cho kỹ nghệ nước Mỹ.  Quân đội ngoại quốc được trợ cấp trong khi để cho quân lực chúng ta lâm vào tình trạng hao mòn đáng buồn. Chúng ta bảo vệ bờ cõi nước khác nhưng từ chối bảo vệ đất nước chúng ta. Bỏ ra hàng ngàn tỉ đô la ở ngoại quốc, trong khi hạ tầng cơ sở Hoa Kỳ rơi vào tình trạng không được bảo trì và hư hỏng.

Chúng ta giúp cho các nước khác giàu có, trong khi của cải, sức mạnh, và sự tự tin của quốc gia chúng ta biến mất ở chân trời. Hết nhà máy này tới nhà máy khác từng cái một, đóng cửa và dời khỏi nước, mà không hề có một chút quan tâm tới hàng triệu và hàng triệu người lao động Mỹ mất việc ở đàng sau.

Tiền của của giới trung lưu nước ta đã bị tước đoạt khỏi gia đình họ và chia sẻ ra trên khắp thế giới. Nhưng đó là quá khứ. Nay chúng ta chỉ hướng tới tương la
Chúng ta có mặt hôm nay ở đây, đưa ra  một quyết sách gửi đến mọi thành phố, mọi thủ đô ngoại quốc, mọi hành lang quyền lực. Rằng kể từ hôm nay, một viễn kiến mới sẽ điều hành đất nước chúng ta.


Từ lúc này trở đi, Hoa Kỳ là trước hết.

Mọi quyết định về thương mại, thuế má, di dân, ngoại giao, được thi hành là để có lợi ích cho người lao động và gia đình Mỹ. Chúng ta phải bảo vệ biên giới khỏi sự tàn phá của các nước khác đang làm sản phẩm của chúng ta, ăn cắp công ty của chúng  ta, hủy hoại việc làm của chúng ta. Chính sách bảo vệ sẽ dẫn tới thịnh vượng và sức mạnh.

Tôi sẽ chiến đấu cho các bạn bằng từng hơi thở của tôi, tôi sẽ không bao giờ  bỏ rơi các bạn.

Hoa Kỳ sẽ lại bắt đầu chiến thắng, như chưa từng có. Chúng ta sẽ đem về việc làm. Đem về biên giới. Đem về của cải. Và đem trở lại những ước mơ. Chúng ta sẽ xây những con đường mới, xa lộ, cầu cống, phi trường, đường hầm, đường sắt trên đất nước tuyệt vời của chúng ta.

Chúng ta sẽ giúp người dân ra khỏi tình trạng sống nhờ trợ cấp xã hội, và trở lại làm việc. Xây dựng lại đất nước với đôi tay người Mỹ và sức lao động Mỹ.

Chúng ta sẽ theo hai nguyên tắc đơn giản: Mua hàng Mỹ và Thuê người Mỹ.

Chúng ta sẽ tìm kiếm tình bạn và thiện chí với các nước trên thế giới, nhưng chúng ta thực hiện điều này với tinh thần hiểu biết rằng mọi nước đều có quyền ưu tiên cho lợi ích của mình trước hết.

Chúng ta không tìm cách áp đặt lối sống của chúng ta lên ai hết, nhưng để lối sống của ta tỏa sáng như tấm gương cho mọi người đi theo. Chúng ta sẽ củng cố các liên minh cũ, thành lập các liên minh mới, đoàn kết với thế giới văn minh chống lại nạn Khủng bố Hồi giáo cực đoan, mà chúng ta sẽ xóa bỏ hoàn toàn khỏi trái đất này.

Nền tảng chính trị của chúng ta là sự trung thành hoàn toàn với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, và qua sự trung thành với Tổ Quốc, chúng ta sẽ tìm lại được sự trung thành với nhau. Khi bạn mở lòng cho tình yêu nước, sẽ không có chỗ cho thành kiến.

Kinh thánh dạy “Thật là tốt đẹp và dễ chịu biết bao nhiêu khi con cái Thiên Chúa sống với nhau đoàn kết”.

Chúng ta phải mở lòng nói thẳng với nhau, tranh cãi một cách lương thiện khác biệt với nhau, nhưng luôn hướng tới sự đoàn kết.
 
Hoa Kỳ đoàn kết, không ai cản được Hoa Kỳ.

Đừng sợ hãi– chúng ta được bảo vệ, và sẽ luôn được bảo vệ.  Chúng ta sẽ được bảo vệ nhờ những con người vĩ đại cả nam lẫn nữ của quân đội, của các cơ quan thi hành luật pháp, và quan trọng nhất là chúng ta được bảo vệ bởi Thượng Đế.

Sau chót, chúng ta phải nghĩ lớn, và mơ những giấc mơ to lớn hơn.

Tại Hoa Kỳ, chúng ta hiểu một quốc gia chỉ sinh tồn khi có nỗ lực phấn đấu. Chúng ta sẽ không còn chấp nhận các chính khách chỉ nói mà không làm, lúc nào cũng than vãn mà chả làm gì cho chuyện đó. Đã hết thời gian nói suông. Nay là giờ khắc hành động.

Đừng để ai bảo các bạn là không thể làm nổi. Không có thử thách nào sánh được với  trái tim, sức tranh đấu và tinh thần nước Mỹ.


Chúng ta sẽ không thất bại. Đất nước chúng ta sẽ lại phát triển và phồn thịnh trở lại. 

Chúng ta đừng trước thời khắc khai sinh một thiên niên kỷ mới, sẵn sàng mở ra những bí ẩn của vũ trụ, giải thoát Trái Đất khỏi những khổ nạn của bệnh tật, khai dụng năng lượng, kỹ nghệ và kỹ thuật của tương lai.

Niềm tự hào quốc gia mới sẽ khơi dậy tâm hồn, nâng cao tầm mắt, hàn gắn sự chia rẽ.

Đây là lúc chúng ta phải nhớ đến sự khôn ngoan tự cổ mà những người lính của chúng ta không bao giờ quên: rằng dù da đen, nâu hay trắng, chúng ta đều cùng chẩy máu đỏ của người yêu nước, cùng hưởng vinh quang của tự do, và cùng chào lá cờ Mỹ vĩ đại.

Dù sinh ra ở khu đô thị Detroit, hay đồng bằng lộng gió Nebraska, đứa bé cũng đều cùng nhìn lên một bầu trời ban tối, có cùng những giấc mơ trong tim, và cùng tiếp nhận hơi thở đời sống từ Đấng Tạo hóa toàn năng.

Do đó,  xin tất cả mọi người Mỹ ở mọi thành phố gần và xa, từ lớn đến nhỏ, từ núi đến núi, từ biển đến biển, hãy nghe những lời này của tôi: Rằng các vị sẽ không bao giờ bị bỏ lơ không biết đến nữa.

Tiếng nói của các bạn, hy vọng của các bạn, giấc mơ của các bạn sẽ quyết định số phận nước Mỹ. Sự dũng cảm, lòng tốt, tình yêu thương của các bạn sẽ hướng dẫn con đường chúng ta mãi mãi.

Cùng nhau, chúng ta sẽ làm nước Mỹ mạnh trở lại.

Cùng nhau chúng ta sẽ làm nước Mỹ giàu có trở lại.


Chúng ta sẽ làm nước Mỹ tự hào trở lại.


Chúng ta sẽ làm nước Mỹ an toàn trở lại.


Và, đúng thế, cùng nhau chúng ta sẽ làm nước Mỹ vĩ đại trở lại.

Xin cảm ơn các bạn.


XinThượng Đế ban ơn cho các bạn. 

Xin Thượng Đế ban ơn cho nước Mỹ.




Trump and Reagan - Tác giả Người Xứ Bưởi






Trái ngược hẳn tiên đoán rất bi quan của giới truyền thông "dòng chính", Lễ Tuyên Thệ Nhậm Chức TT Mỹ vào ngày 20/01/2017 đã diễn tiến tốt đẹp hơn mong muốn. Dỉ nhiên có một vài biểu tình nhỏ chống đối nhưng số lượng không gì đáng kể so với con số khổng lồ người ủng hộ chính sách đúng đắn và ái quốc của TT Trump muốn hồi phục lại sức mạnh cầm đầu thế giới cho Hoa Kỳ. Những cuộc buổi tình chống đối sau đó biến thành ra phá hoại công cộng khi dở trò đốt xe hơi, đập của kiến và ném đá đánh nhau với lực lượng bảo vệ trật tự.



Hàng triệu người đã theo dõi buổi lễ này và chứng kiến Tân Tổng Thống Trump tuyên thệ & ngay sau đó "trổ tài" ứng khẩu thực xuất sắc không cần đọc trên giấy một bài diễn văn kéo dài khoảng 25 phút (so sánh: ít có TT Mỹ nào có khả năng diễn thuyết được như vậy, kể cả TT Obama !!) .

TT Trump đã nhấn mạnh những điểm chính sẽ thực hiện trong nhiệm kỳ này và luôn luôn chú trọng đặt Tổ Quốc Hoa Kỳ trên hết (xem phần Phụ đính phía dưới). Điều này làm mọi người liên tưởng đến Cố Tổng Thống Reagan trước đây đúng 36 năm cũng có quyết tâm đó muốn làm nuớc Mỹ vĩ đại trở lại sau khi quốc gia này bị đối xử khinh thường & chịu nhục nhã trên chính trường quốc tế.

Có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ có một Tổng Thống dám lên tiếng chỉ trích thẳng giai cấp chính trị "thối nát" ở thủ đô trong quá khứ như sau:

"Trong thời gian quá lâu, một nhóm nhỏ ở thủ đô của đất nước chúng ta đã thu về những lợi lộc từ chính quyền trong khi người dân phải trả giá. Washington nở rộ - nhưng người dân không được chia phần trong sự phồn vinh đó. Các chính trị gia trở nên giàu có - nhưng chúng ta đã mất nhiều việc làm, nhiều nhà máy bị đóng cửa. Giới quyền thế bảo vệ chính họ, chứ không phục vụ các công dân của đất nước chúng ta."

Không nói ra, ai cũng biết đó là thế lực tài phiệt Mỹ (đa số gốc Do Thái) đã mua chuộc một phần không nhỏ trong giai cấp cầm quyền chính trị (political establishment). Điển hình là trường hợp bà Clinton chỉ diễn thuyết có 3 lần mà được ngân hàng Goldman Sachs (100 % gốc Do Thái) trả đến trên nửa triệu đô la ($650.000), khiến chính TT Obama cũng phải lên tiếng "chọc quê" về cú hối lộ ngoạn mục này.
 
I / Một bậc kỳ tài của VN

Nhắc đến hai vị Tổng Thống này thì phải đề cập đến câu sấm nổi tiếng mà hầu hết VN chúng ta ai cũng biết, bởi vì đã đúng với TT Reagan (1911 - 2004)  và rất có thể sẽ "không sai" với TT Trump trong thời gian tới:

Thân Dậu Niên Lai Kiến Thái Bình
(Năm con khỉ cho đến con gà nhìn thấy thái bình)

Hồi còn nhỏ may mắn được quý Thày Cô NQ giảng dạy cho biết tác giả câu sấm đó là "một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở" không những cho Việt Nam mà cho cả thế giới nữa. Đó chính là thiên tài Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585).

Thực vậy với thành tích học hành cực kỳ thông minh, thi đậu đứng đầu cả nước, bước đường làm quan hoạn lộ không ai bằng, vậy mà Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm không thèm hưởng phú quý vinh hoa, để cả đời ưu tư phụng sự cho tiền đồ dân tộc VN. Với 2 tác phẩm "để đời" Bạch Vân am thi tập (chữ Hán) và nhứt là Bạch Vân quốc ngữ thi tập (chữ Nôm), Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được ghi nhận là nhân vật sáng tác thơ Nôm nhiều nhứt trong văn học sử VN. Ly kỳ hơn nữa là người nhìn xa trông rộng gián tiếp làm quân sư cho cả 3 dòng họ Mạc, Trịnh, Nguyễn được sinh tồn trong giai đoạn Tam Quốc VN (1527 - 1677). Đất nước VN có dãy giang sơn gấm vóc rộng lớn hình chử S như ngày hôm nay phần lớn là nhờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm bày mưu cho Chúa Nguyễn Hoàng trảy quân Nam tiến để lánh nạn qua lời khuyên:

Hoành Sơn Nhất Đái, Vạn Đại Dung Thân
(Một dãy núi Hoành Sơn, có thể dung thân đến muôn đời)

Xuất sắc nhứt, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là một Nhà Tiên Tri, biết trước 300 năm quốc hiệu sau này sẽ là Việt Nam trong 2 tác phẩm "để đời" và để lại cho hậu thế tập Sấm ký (còn được gọi là "Sấm Trạng Trình")

Có lẽ dụng ý chính của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Sấm ký gieo niềm hy vọng vô bờ bến vào tiền đồ dân tộc VN, để dù trãi qua bao nhiêu khó khăn tưởng chừng như mất nước vẫn vững niềm tin tranh đấu vào tương lai sáng lạn. Chẳng hạn qua câu sấm nêu trên "Thân Dậu Niên Lai Kiến Thái Bình"

Một kỷ niệm rất đẹp hồi năm Canh Thân 1980. Lúc đó Liên Xô vừa mới chiếm được A Phú Hản cũng như nhiều vùng đất khác để mở rộng biên giới đế quốc trên phân nửa thế giới, còn Hoa Kỳ thua liên tiếp dưới thời Tổng Thống Carter (1977 - 1981) và lại bị xứ Ba Tư (Iran) bắt con tin quyết không thả để làm nhục nước Mỹ. Ai có ưu tư về thời cuộc đều bi quan tận cùng. Chỉ VN mình đọc câu thơ tiên đoán của Trạng Trình "Thân Dậu Niên Lai Kiến Thái Bình" để giử niềm tin với nhau. Mà quả thực tưởng như phép nhiệm mầu, ông Reagan xuất hiện ra tranh cử Tổng Thống và bất ngờ thắng cử mặc dù trước đó hệ thống truyền thông báo chí "dòng chính" (đa số gốc Do Thái) tiên đoán TT đương nhiệm Carter chắc chắn thiếu điều 100 % sẽ đắc cử. TT Reagan lên nắm quyền vào năm con gà Tân Dậu 1981 và tiến hành kế hoạch "đánh" Liên Xô  để cuối cùng Liên Xô phải sụp đỗ vào ngày 21.12.1991. Sự kiện vô cùng bất ngờ này quả đúng với câu sấm nêu trên của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm vì cả thế giới hưởng được cảnh thái bình không lo sợ cuộc chiến tranh nguyên tử làm tận thế như lúc Liên Xô còn tồn tại.

Chu kỳ 36 năm sau đó quay trở lại. Cũng năm con khỉ Bính Thân 2016 xuất hiện bất ngờ nhân vật Trump ra tranh cử mà ban đầu không ai tưởng tượng nỗi sẽ được chọn làm ứng cử viên TT của Đảng Cộng Hòa và cuối cùng vượt bao nhiêu trở ngại để thắng cử làm Tổng Thống nhậm chức bước vào năm con gà Đinh Dậu 2017.


II / Những điểm giống nhau ly kỳ giửa TT Reagan & TT Trump  

Thực vậy nếu nghiên cứu trên mọi phương diện thì sẽ thấy giữa TT Reagan và TT Trump có rất nhiều điểm giống nhau một cách ly kỳ. Cụ thể chẳng hạn:


1) Theo quan niệm truyền thống của VN chúng ta về sự may mắn thành công có nhiều mối tương quan đến tuổi tác, năm thành đạt. Xem lại thì thấy TT Reagan sinh năm Canh Tuất đến năm Canh Thân (1980) đuợc đắc cử Tổng Thống và bắt đầu cầm quyền vào năm Thân Dậu (1981) lúc 70 tuổi. Còn TT Trump thì tương tự sinh năm Bính Tuất đến năm Bính Thân (2016) đắc cử và nắm quyền vào năm Đinh Dậu (2017) cũng vào lúc 70 tuổi.


2) Về xuất thân, cả hai đều không phải là dân làm chính trị chuyên nghiệp. TT Reagan từng là tài tử điện ảnh, còn TT Trump thì làm ăn trên thương trường và họ chưa hề làm dân biểu nghị sĩ trên chính trường Mỹ. Đặc biệt là cả hai đều từng là đảng viên Dân Chủ, rồi bất mãn với đường lối chính trị quá yếu kém nên đã bỏ đi đễ vào Đảng Cộng Hòa tranh cử làm Tổng Thống.


3) Khi ra tranh cử đều hô hào làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại. TT Reagan với khẩu hiệu "Let's Make America Great Again", còn TT Trump với “Make America Great Again”. Vì vậy những nét chính về chủ trương kinh tế, ngoại giao và quốc phòng đều gần như giống hệt nhau. Điều này rất dể hiểu vì TT Reagan là thần tượng của ông Trump từ hồi còn trẻ và đã từng vinh hạnh được TT Reagan đích thân bắt tay tại Toà Bạch Ốc vào năm 1987.

4) Cả hai đều là kẻ "thù" bị giới truyền thông báo chí "dòng chính" được điều khiển bởi thế lực tài phiệt Mỹ (đa số gốc Do Thai)  đánh phá toàn diện một cách bẩn thỉu. TT Reagan & TT Trump đều bị chụp mũ là phát xít, bởi vì họ nêu cao tinh thần quốc gia dân tộc không chịu hèn yếu khuất phục trước hiểm họa ngoại lai. Đặc biệt nhứt là cả hai đều bị họ tiên đoán trước ngày bầu cử là thảm bại trước ứng cử viên TT của đảng Dân Chủ. Nhưng kết quả bầu cử cuối cùng cho thấy cả hai đều đắc cử Tổng Thống ngay.

5) TT Reagan nổi tiếng dám "nói toạc móng heo" không quanh co "lẻo mép" kiểu ngoại giao. Ông đã gọi thẳng Liên Xô là Đế quốc ác độc và năm 1987 đứng trước Bức Tường Ô Nhục Berlin dám thách thức lãnh tụ Liên Xô hãy đến giựt sập đi. TT Trump còn mạnh hơn nữa và đáng tôn làm bực "thày" về khả năng dám "nói toạc móng heo". Chẳng hạn trong tranh cử nội bộ Đảng Dân Chủ, ông Sanders (gốc Do Thái mới ly kỳ!) đã chỉ trích nói "vòng vo" bà Clinton "quá thân cận" với giới tài phiệt Wall Street - mà ai cũng biết là 99 % gốc Do Thái . Chụp được cơ hội ngàn vàng này, ông Trupp đã "thẳng tay" đã gửi trên Twitter bức hình chụp ghép bà Clinton với đống tiền đô la bên cạnh ngôi sao sáu cạnh David (biểu tượng đặc biệt của Do Thái) như sau:

Bà Clinton từ đó có "nhãn hiệu" là vua tham nhũng và tay sai cho thế lực tài phiệt gốc Do Thái, khiến cho đa số dân Mỹ da trắng sùng đạo Thiên Chúa Giáo đã không thèm bỏ phiếu cho bà này nữa. Đối với Trung Cộng, ông Trump "nói toạc móng heo" tuyên bố là bọn đã ăn cắp tầu ngầm không người lái, sang đoạt kỷ thuật sáng chế và ăn cướp công ăn việc làm của Mỹ.

Có lẽ dám ăn dám "nói toạc móng heo" bộc trực như vậy nên cử tri mới tin tưởng và ủng hộ hết lòng để cả hai được đắc cử rất bất ngờ.

III / Qua năm Đinh Dậu 2017: TT Trump bắt đầu hành động ?  

1) Xuyên qua " Kế hoạch 100 ngày đầu làm Tổng Thống" (xem Nguồn 5)  và bài diễn văn nhậm chức đã cho thấy TT Trump sẽ quyết tâm thực hiện ngay những điều đã đưa ra lúc tranh cử (dĩ nhiên là phải được Quốc Hội chấp thuận !!). Tổng thống Trump cho hay có kế hoạch thay thế chương trình bảo hiểm y tế Obamacare (của Tổng thống Obama) bằng một chương trình khác bảo đảm có “bảo hiểm cho tất cả mọi người”. Tương tự chính phủ Mexico biết rằng Mỹ sẽ trục xuất dân nhập cảnh "lậu" nên đã ráo riết thực hiện những biện pháp đón tiếp lại đồng hương bị đuổi về. Dĩ nhiên TT Trump sẽ ký sắc lịnh xây cất bức tường giửa biên giới hai nước để ngăn chận nhập cảnh lậu và buôn bán ma tuý.

2) Kế hoạch kêu gọi các đại công ty ngưng xây dựng cơ xưởng nhà máy tại ngoại quốc và thay vào đó mang về làm tại Mỹ đã được đáp ứng vượt sức dự đoán. Nhứt là các đại công ty ngoại quốc chịu bỏ tiền đầu tư hàng tỷ đô la để tạo thêm công ăn việc làm tại Mỹ. Chuyện này cho thấy họ biết TT Trump quyết tâm làm thiệt chớ không phải chỉ lời hứa lúc tranh cử.

3) Ký sắc lệnh giảm thuế để gia tăng mãi lực và thực hiện xây dựng hạ tầng quốc gia tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho dân chúng. Chính vì vậy chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ - nhứt là trong lãnh vực xây cất - cũng như đồng đô la đã vọt lẹ từ khi TT Trump đắc cử cách nay trên 2 tháng.

4) Qua cuộc phỏng vấn với 2 tờ báo nổi tiếng tại Âu Châu (tờ Bild & tờ Times) vào ngày 15/01/2017, TT Trump đã gửi một thông điệp rõ ràng:

- Từ nay Hoa Kỳ không muốn bị đối xử không được công bằng như trong quá khứ trong mọi lãnh vực, từ liên minh quân sự (NATO) đến cán cân thương mại.

- Mỹ chỉ giao hảo tốt với nuớc nào mang lợi cho mình và sẽ không còn chuyện phải nai lưng một mình bỏ tiền quá nhiều cho việc phòng thủ Âu Châu.

5) Đặc biệt với Trung Cộng, TT Trump không coi là đồng minh thương mại -như mấy chục năm qua -, mà nay coi là đối thủ nguy hiểm, bởi vì quốc gia này đối xử xem Hoa Kỳ là kẻ thù và luôn luôn muốn vượt qua mặt bằng những trò ma giáo như ăn cắp tài sản trí tuệ & công ăn việc làm của Mỹ. Để cân bằng cán cân thương mại với Trung Cộng - bị thâm thủng kỹ lục lên đến 365 tỷ đô la trong năm qua - TT Trump đưa ra biện pháp "mua hàng Mỹ và mướn nhân công Mỹ". TT Trump không phải "sẽ đánh", mà thực sự đã bắt đầu "khởi sự đánh" Trung Cộng với hành động cụ thể sau:

- Vào ngày 13/01/2017 mới đây, công ty Mỹ ExxonMobil chính thức cùng VN ký giao kèo khai thác mỏ khí đốt Cá Voi Xanh tại Biển Đông. Tân ngoại trưởng Mỹ Tillerson - từng là Tổng Giám Đốc công ty này - chắc chắn sẽ tận tình "bảo vệ" công việc khai thác và sẽ là cơ hội cho Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ  thường xuyên "hành quân" tại Biển Đông với "chiêu bài" chống khủng bố phá hoại tài sản công ty Mỹ .

- Mỹ bố trí mới đây thêm một phi đoàn F-35B tại miền nam Nhật Bản không xa khu vực
Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Trung Quốc.  Chiến đấu cơ F-35B là máy bay với nhiều đặc tính: siêu thanh, tàng hình, ra-đa cực mạnh, trang bị hệ thống tác chiến điện tử mà cũng vừa là oanh tạc cơ có khả năng lên thẳng, hoạt động trong mọi thời tiết. Đây là lần đầu tiên F-35B hoạt động ngoài nước Mỹ. Tokyo ký hợp đồng mua 42 chiếc và dự kiến trang bị thêm 100 chiếc nữa trong thập niên tới. Để tăng cường cho liên minh quốc phòng Mỹ-Nhật, kể từ mùa thu 2017, Hoa Kỳ sẽ đưa đến Nhật Bản chiến hạm lớn nhất của Hải quân Mỹ, USS Wasp, và F-35B cơ hữu.

IV / Kết luận  

Nếu quan sát & phân tích kỹ thái độ thay đổi "xoành xoạch" của Trung Cộng đối với TT Trump trong vòng 2 tháng vừa qua thì sẽ thấy Bắc Kinh đang lo sợ tới mức nào.

Thực vậy, khi TT Trump điện thoại cùng Nữ TT Thái Anh Văn / Đài Loan thì họ chê là dại dột chưa trưởng thành và còn ngạo mạn công khai chiếm đoạt tàu ngầm không người lái. TT Trump phản ứng tức thời "nói toạc móng heo" là bọn ăn cắp cứ giử lấy đi. Biết là gặp kình địch nên họ vội vàng trả lại ngay. Nhận thấy hăm dọa xung đột bình thường thì chả tới đâu, Bắc Kinh đưa ra viễn ảnh chiến tranh nguyên tử. Nhưng rốt cuộc Hoa Kỳ "cuời ruồi" vì đã có kinh nghiệm vụ Trung Cộng hăm đánh Nhựt trong vụ xung đột quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chờ mãi mà chả dám làm. Gần đây nhứt đột nhiên Trung Cộng "vuốt ve" TT Trump trở lại và "năn nỉ" hợp tác thương mại như trước đây.
Tại sao vậy?

Bởi vì:

- Ngay trong "Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2017 (WEF) " tại Thụy Sĩ, lãnh tụ Trung Cộng Tập Cận Bình phải thú nhận đang gặp khó khăn về kinh tế. Con số thống kê (thông thường luôn điều chỉnh cho đẹp đẽ để tuyên truyền) do Bắc Kinh đưa ra cho thấy lần đầu tiên trong 26 năm qua (1990 - 2016) sản xuất và xuất nhập cảng bị "tụt dốc" thê thảm. Nếu có chiến tranh kinh tế với Mỹ thì Trung Cộng sẽ "chết ngay" vì không có thì trường khổng lồ để tiêu thụ, còn Mỹ xuất cảng qua Trung Cộng quá ít và chẳng cần nhập cảng từ Trung Cộng cũng chả sao vì còn biết bao nhiêu quốc gia khác muốn làm ăn "béo bở" với Mỹ.

- Mặt khác nội bộ Trung Cộng rất rối ren qua chiến dịch "bài trừ tham nhũng" của Tập Cận Bình che đậy mưu đồ loại bỏ phe phái khác trong đảng CS Tầu và khiến hàng triệu đảng viên bị thanh trừng. Bất mãn chất chứa quá nhiều và chỉ chờ dịp Tập Cận Bình thất bại thì sẽ bùng nổ ghê gớm. Đây là nhược điểm sinh tử khiến cho mọi chế độ độc tài bất ngờ sụp đỗ. Biết vậy "cho tiền" Tập Cận Bình cũng không dám gây chiến với Nhựt, đừng nói chi với Mỹ còn có sức mạnh hơn quá nhiều về kinh tế lẫn quân sự.

Nói cho cùng rất may cho VN chúng ta là bà Clinton không đắc cử TT, bởi lẽ sẽ tiếp tục chánh sách Mỹ "giơ cao đánh khẻ" đứng trung lập để mặc cho Trung Cộng ra sức chiếm Biển Đông qua chiến thuật xây cất các hòn đảo nhân tạo biến thành căn cứ quân sự. Trung Cộng chiếm trọn được Biển Đông, từ đó uy hiếp quân sự lẫn kinh tế thì trước sau chúng ta cũng mất nước.

"Thân Dậu niên lai" kỳ này quả thực VN chúng ta "kiến thái bình". Không phải chỉ thấy "ánh sáng cuối đường hầm" mà thấy rất nhiều hy vọng trong tương lai cho dân tộc VN chúng ta. Lịch sử VN cho thấy: triều đại nào có sinh thì cũng phải có tử, nhưng nếu mất đất vào tay giặc Tầu phương Bắc thì vĩnh viễn mất luôn. Điển hình là chúng ta đã mất luôn Quảng Đông & Quảng Tây dù vua Quang Trung đã có ý định đánh chiếm thu hồi lại.

Phải chăng Tết Đinh Dậu 2017 năm nay đánh dấu khúc quanh lịch sử sinh tồn cho dân tộc VN với sự xuất hiện TT Trump như là một khắc tinh có thể "diệt" được tham vọng xâm lược của Trung Cộng, tương tự như trước đây 36 năm TT Reagan là khắc tinh thành công "diệt" được Liên Xô để giải phóng toàn thể Đông Âu ?