khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2021

Donald Trump speaks to New York firefighters on 9/11





Trần Thái Hòa hát Có Bao Giờ Em Hỏi, nhạc Phạm Duy phổ thơ Duyên Anh





Nhà văn Duyên Anh, bạn văn, bạn thơ nhiều hơn bạn nhạc - Tác giả Châu Đình An


Tôi gặp nhà văn Duyên Anh, tác giả Hoa Thiên Lý, Con Sáo của em tôi, Châu Kool, Điệu Ru Nước Mắt… vào khoảng năm 1988-89 tại thành phố Pasadena trong buổi ra mắt sách của ông, do anh Hồ Văn Xuân Nhi đại diện nhóm Tuổi Ngọc tổ chức. Khi họa sĩ nhiếp ảnh gia Trần Đình Thục giới thiệu tôi với ông. Bằng nụ cười và ánh mắt reo vui trong cái bắt tay siết chặt, rồi ông bảo biết tôi qua bài hát “đêm chôn dầu vượt biển” ca khúc làm ông xúc động. Trước mắt tôi, nhà văn mà tuổi thơ tôi từng ngưỡng mộ, đứng bên tôi bằng xương thịt.

Tôi ngắm ông, người tầm thước, khỏe mạnh, tóc đen và dày, khuôn mặt cương nghị, và đầy chất Thái Bình của miền Bắc, giọng nói và nụ cười thân thiện của ông dễ chiếm cảm tình người đối diện. Nhà văn Duyên Anh đến California từ Paris Pháp Quốc trong lúc bên ngoài dấy lên một làn sóng chống đối ông, vì không hiểu lý do và bằng chứng nào mà có người vu cáo cho rằng, ông đã làm điềm chỉ viên “ăng ten” trong trại tù cộng sản.
Ông trú tại nhà của họa sĩ Trần Đình Thục và ca sĩ Julie ở quận Cam, Cali. Mỗi tuần tôi thường đến thăm và dùng cơm trưa, có khi cơm tối với ông. Dù mới biết tôi, nhưng ông đã dành cho tôi nhiều thiện cảm. Một số bạn trong giới văn nghệ như nhạc sĩ Đức Huy, ca sĩ Thái Hiền, cũng thường đến chơi với gia chủ là ca sĩ Julie, và chúng tôi gặp nhau ăn uống, ca hát, chuyện trò.
Nhà văn Duyên Anh nhập bọn, dù ông đứng tuổi hơn bọn tôi, nhưng hòa nhập rất trẻ qua tính tình xởi lởi, hoà đồng, không có khoảng cách và rất gần gũi với anh em chúng tôi. Bên cạnh tài viết văn, ông cũng còn tài viết nhạc, những bài nhạc ông viết giai điệu rất sang cả và thiên về nhạc cổ điển, ông là người có khiếu kể những câu chuyện rất là duyên dáng, sôi nổi, và đặc biệt là kể tiếu lâm rất hay… Đó là những kỷ niệm tôi vẫn còn nhớ mãi.
Kể từ khi biết ông, tôi thường đến hầu như mỗi ngày trong thời gian ông trú tại Mỹ. Mỗi khi bước vào, chỉ có mỗi ông ở nhà, và hình ảnh ông vẫn ngồi ở bàn ăn nhà bếp, có một khung cửa sổ nhỏ nhìn ra bãi đậu xe. Dù đang bận viết cuốn “Sàigòn, ngày dài nhất”, ông vẫn mừng tôi đến như ngày đầu gặp, bằng tiếng gọi nhỏ “A! Châu Đình An, vào đây em”. Rồi ông hỏi tôi ăn gì chưa, ông buông bút lăng xăng nấu cơm để hai anh em ăn trưa.
Duyên Anh thích nhất cơm nguội chan với nước dưa cải muối, món ăn “nông dân Thái Bình”, ông bảo là món khoái khẩu của ông. Tôi đùa ông, “anh viết văn viết nhạc thì sang, mà ăn uống theo kiểu này thì… nhà nước sẽ phong tặng cho anh cái bằng “bần cố nông” đấy”! Ông nhoẻn miệng cười thật vui và bảo “mẹ, ở ngoại quốc mà dễ gì có món này”.
Sau khi ăn uống xong, trước mắt ông là các bản thảo đang viết, ông cao hứng đọc cho tôi nghe những đoạn văn đang viết cuốn sách “Sàigòn ngày dài nhất”. Mắt ông đam mê, giọng ông có lửa qua mỗi câu văn như vết dao cắt vào sự dối trá, bất công, và bất lương của chế độ mới sau ngày miền Nam thất thủ. Khi “đã” quá, nghiêng đầu qua trang giấy bản thảo che mặt và hỏi tôi “Mẹ! hết ý chưa? Em thấy sao, anh bắn những phát đạn này, VC chỉ có chết”. Tôi hỏi ông “nó sẽ chết bằng cách nào?”. Ông tủm tỉm cười rồi cho biết là ông sẽ cho in ra tiếng Anh, tiếng Pháp và xuất bản như cuốn “đồi Fanta” của ông cho thế giới biết thêm về cộng sản như thế nào.
Cũng cần nhắc lại cuốn “Đồi Fanta” là một tiểu thuyết của nhà văn Duyên Anh được nhà xuất bản Pháp dịch từ Việt ngữ sang bản Pháp ngữ và họ lo việc phát hành khắp thế giới. Câu chuyện kể về những cái chết của tù nhân cải tạo, mỗi khi chết là tù sống khiêng tù chết lên một ngọn đồi gần trại tù, và chôn ở đấy. Sau khi chôn xong là cắm một nhánh cây và trên đầu nhánh cây làm dấu bằng một lon nước ngọt Fanta. Bởi vì ngọn đồi ngày trước là bãi rác của “đế quốc” Mỹ, vì thế lon rác phế thải rải rác nhiều.
Sau một thời gian, cả đồi đầy kín mộ, và nhìn từ xa là hàng hàng lớp lớp cây cắm lon Fanta. Mỗi khi gió đêm thổi về, các lon Fanta kêu loảng xoảng như âm binh nhà mồ gọi hồn về!
Nhà văn Duyên Anh cũng kể cho tôi cảm giác khi nhà xuất bản Pháp mời ông lên ký kết hợp đồng cho việc phát hành quyển sách “Đồi Fanta” bằng Pháp ngữ. Ông bảo khi đến trụ sở văn phòng của nhà phát hành lớn tại Paris, căn phòng của họ sang trọng quá trông bề thế, và buổi lễ ký kết rất là quan trọng đối với văn chương Pháp. Ông hãnh diện ngồi trước mặt những văn thi hào Pháp và nghĩ trong đầu “mình là thằng nhóc con nhà nghèo quê hương Thái Bình, mà bây giờ hách quá! Oai ra phếch”.
Rồi ông tưởng tượng có ngày ông sẽ nghe xướng tên nhận giải Nobel văn chương. Ông nhìn tôi và bảo: “lúc đó anh kéo cả bọn mình đi qua Na Uy hết”. Vừa nói vừa nheo mắt và rít một hơi thuốc thật dài xong ngửa cổ nhả khói mù mịt căn bếp nhỏ. Trí tưởng tượng của ông chỉ trong tầm tay chứ không phải là hư ảo.
Giống như những nhà văn, nhà thơ tôi từng gặp, Duyên Anh hút thuốc lá rất nhiều. Uống đậm đặc những ly trà và cảm giác hưng phấn khiến cho ông thao thao viết văn. Tôi ngồi trước mặt ông và im lặng nhìn ông chăm chỉ như một cậu học trò chép bài trên trang giấy. Đó là ông viết trên bản thảo giấy trắng những hàng chữ thẳng, đều tắp. Cái hay là chữ li ti mà rất ngay hàng thẳng lối. Đặc biệt là phóng bút nên không có bôi xoá chữ nào cả. Cần thì ông làm dấu bên lề bài và viết ra bên ngoài để bổ túc sau này. Đúng là phong cách một nhà văn chuyên nghiệp và làm việc rất tận tuỵ đam mê trong nghiệp cầm bút.
Ông Duyên Anh có một bài thơ “Có bao giờ em hỏi” được nhạc sĩ Phạm Duy soạn thành ca khúc. Bài thơ bàng bạc nỗi nhớ nhà và tìm quê hương đánh mất của ông. Bên cạnh thì giờ viết văn, ông luôn nâng niu tập bản thảo nhạc gồm các ca khúc mà ông sáng tác. Cũng như tôi, ông tự học âm nhạc và viết lên những ca khúc mà theo tôi nhạc của ông kén chọn người nghe.
Là nhà văn, tâm hồn thơ, ông có điều kiện viết lời là phải hay rồi. Người mà ông kỳ vọng hát diễn đạt các ca khúc của ông là ca sĩ Julie. Chúng ta ai cũng biết Julie là tiếng hát tuyệt vời qua ca khúc Mùa Thu Chết của nhạc sĩ Phạm Duy. Cô là bạn đời đầu tiên của ca sĩ Duy Quang. Tôi là bạn của hai người sau khi họ chia tay. Dù thân với Duy Quang, nhưng tôi gần gũi và thích Julie hơn. Nơi cô là một con người đặc biệt, hiểu biết, thâm trầm và chịu đựng. Cô sống cho người khác nhiều hơn là sống cho chính mình.
Những lần tôi đến nhà chơi, có hai ống khói thuốc lá phả quanh tôi là Duyên Anh và Julie. Tôi lại không hút thuốc nên cũng phải “nhắm mắt xuôi tay” chịu trận. Nói cho vui vậy để nhớ, nhưng Julie đối với tôi là người bạn đặc biệt. Không phải vì cô hát hay không thôi, mà còn là người biết điều và tử tế, mà cũng cần phải viết ra đây để bạn biết, Julie hát đặc biệt và là người hát kỹ thuật trước tiên về cách thả chữ và phá cách luật trong ca khúc mà vẫn giữ được thăng bằng của nhịp cho đến cuối câu.
Gần đây nếu bạn nghe các ca sĩ sau này tại Việt Nam như Trần Thu Hà, Mỹ Linh, Hồng Nhung, Thu Phương hát với thanh nhạc có bài bản, có đào tạo và có kỹ thuật, chúng ta đã cho là cách hát mới điêu luyện. Nhưng theo tôi. Cái này Julie đã hát hàng chục năm về trước.
Bởi vì cô là ca sĩ của ban The Dreamer khi còn là thành viên của ban nhạc và gia đình nhạc sĩ Phạm Duy, cô chuyên hát nhạc ngoại quốc trước khi hát nhạc Việt. Và nói đến Mùa Thu Chết là người ta phải nhớ đến Julie. Tôi quý mến con người và cung cách sống của cô, một con người có chiều sâu và sống rất nội tâm. Do vậy, nhà văn Duyên Anh khi sáng tác nhạc đã gửi gấm ca khúc mình đến Julie là hoàn toàn có lý của ông.
Thế rồi… có những chiều, hai anh em chúng tôi ngồi sau hàng hiên của nhà anh Trần Đình Thục. Mặt trời xuống dần. Thuốc lá không hề mất trên môi Duyên Anh, khói thuốc bay mờ nhạt, lan toả che mờ đôi mắt buồn và xa xăm của ông, khuôn mặt đăm chiêu hiện vẻ đau khổ nội tâm từ một nhà văn tên tuổi của nước Việt Nam. Ngồi bên ông, cả hai chúng tôi im lặng không ai nói với ai và lúc này tôi hiểu tâm trạng ông, kẻ thù tìm cách vấy bẩn để triệt hạ, bạn bè ngộ nhận. Tài năng rơi xuống vực sâu cô đơn, như có lần ca khúc GẦN mà tôi đã viết:
“gần ánh sáng, cõi riêng ta ngồi
Núi chập chùng sóng xô muôn trùng”
“gần với ta, cõi nào xa lạ…” (CDA)
Cũng nơi hàng hiên ở những lần khác, ông kể về tuổi thơ nếm trải khổ đau, về bút hiệu “Thương Sinh” làm báo, về nhà văn Duyên Anh của tuổi thơ và du đãng, và ông bảo, cuối đời, dù sức tàn, hơi cạn, ông sẽ dùng ngòi bút “đâm cộng sản” cho đến khi nó không còn. Nhớ lần tôi hỏi ông, tại sao ông viết nặng lời về nhà văn Mai Thảo? Không trả lời, ông im lặng cho đến một tháng sau, ông nhờ tôi chuyển lời mời của ông mời nhà văn Mai Thảo đến ăn bữa cơm do chính tay ông nấu. Món “giả cầy”.
Chưa kịp nấu món giả cầy, trên phố Bolsa, ngay thủ phủ tị nạn của Little Saigon, ông đã gặp nạn bằng một cú đánh của kẻ thù vào màng tang liệt nửa thân người.
Lần cuối cùng tôi gặp ông, khuôn mặt nhăn nhó đau đớn trong bệnh viện sau 3 ngày bị nạn. Tôi nắm tay ông, ông không nói được, bóp nhẹ tay tôi, ông nhắm mắt và khoé mắt ông lăn nhẹ một dòng.
Hôm nay nhớ về ông. Món “giả cầy” không bao giờ nấu được.

Những Bệnh Vô Duyên - Tác giả Bs Đỗ Hồng Ngọc

 

Tuy già không phải là một bệnh nhưng già thì thường có bệnh. Bệnh thì có bệnh nặng, bệnh nhẹ, bệnh có duyên và bệnh... vô duyên. Ai cũng biết thầy thuốc là người được học hành cẩn thận để giúp ta chữa trị bệnh tật, vậy mà thầy thuốc cũng có thể gây bệnh cho ta, dù là ngoài ý muốn, cái đó gọi là bệnh do thầy thuốc gây ra (iatrogenic) mà theo GS. Phạm Khuê, một chuyên gia về Lão khoa, Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam thì có đến hơn một phần tư các bệnh ở người già là do thầy thuốc gây ra! (Bệnh học tuổi già, Phạm Khuê, NXB Y Học, 1998, trang 364).
Những bệnh... vô duyên còn có thể do chính bản thân mình, người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm, hoặc các nhân viên tâm lý xã hội gây ra nữa! Bà cô của một bác sĩ bạn tôi trên 80 tuổi kêu lúc nào trong người cũng nóng bức, miệng khô nên đã mua rễ tranh, mía lau, mã đề ngoài chợ về nấu "nước mát" uống. Mát đâu không thấy, thấy đi tiểu liên tục gây thêm tình trạng mất nước trong cơ thể, lại thấy nóng bức, thấy khô miệng, lại uống thêm "nước mát"! Thì ra "rễ tranh, mía lau, mã đề" là những loại thuốc lợi tiểu (diuretics).
Một ông bác gầy còm nghe hàng xóm bày vẽ có loại tễ mập, bèn mua uống mấy cây. Mập thiệt! Nhưng người béo bệu, cơ thể bạc nhược! Thì ra, thuốc tễ đó chỉ là bột mì trộn với mật ong và Corticoil, một thứ thuốc uống vào lâu ngày gây hội chứng Cushing, ứ nước, làm mập bệu và gây ra vô số những tác dụng tai hại khác như giảm sức đề kháng, mọc lông, loãng xương, loét bao tử, cao huyết áp...
Ta cũng biết thuốc chữa đau khớp có thể gây loét dạ dày; thuốc điều trị cao huyết áp có thể gây hạ huyết áp đột ngột; thuốc trị tiểu đường làm hạ đường huyết; thuốc uống cho đỡ bị đái són ở người già thì gây khô miệng, đỏ da, mờ mắt, chóng mặt...
Một đặc điểm sinh học của người cao tuổi là khả năng thích ứng dần kém đi. Hấp thu thuốc đã chậm mà đào thải cũng chậm. Tác dụng phụ của thuốc lại thiên hình vạn trạng, tùy từng người, từng lúc, có thuốc người này dùng thì tốt mà bày cho người khác không xong, uống vào bị phản ứng ngay.
Cho nên dùng thuốc ở người già phải dò dẫm trên từng trường hợp, giảm liều, giảm lượng, đắn đo tính toán trước sau, nào bệnh trước mắt, nào bệnh tiềm tàng; thuốc chữa được bệnh này nhưng có gây ra bệnh khác không, có làm bộc phát một bệnh cũ nào đó không, người bệnh ăn uống ra sao, tiêu tiểu ra sao và trạng thái tâm thần ra sao?
Người cao tuổi cũng thường hay tự ý gia giảm thuốc, tin lời bày vẽ, ai mách gì cũng nghe, gây tương tác thuốc lung tung rất dễ sinh ra nhiều bệnh.... vô duyên đáng tiếc.
Ngày càng có nhiều máy móc xét nghiệm và một số người cao tuổi cũng thường muốn được xét nghiệm này nọ.
Báo Paris Match của Pháp có đăng trường hợp một bà già bị rối loạn tiêu hóa đến khám ở một bác sĩ. Bác sĩ thấy không có gì nặng nhưng cũng gởi cụ làm thêm vài xét nghiệm cho chắc. Sau đó, bà cụ được tiếp tục làm thêm hàng loạt các xét nghiệm khác ngày càng phức tạp hơn vì xét nghiệm đơn giản không tìm ra bệnh: Siêu âm, nội soi, sinh thiết, chụp cắt lớp, chụp cản quang mạc treo...
Sau hơn một tháng chuyển từ trung tâm này đến bệnh viện kia, nằm đợi trên những băng ca lạnh lẽo, đẩy từ hành lang này sang hành lang khác, tiếp xúc với những người mang khẩu trang chỉ chừa đôi mắt lạnh lùng, bà cụ rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý trầm trọng và tiêu tốn mất 35 ngàn quan Pháp.
Cuối cùng các bác sĩ hội chẩn kết luận không có bệnh gì cả!

Tây gọi những người sính xét nghiệm là "examinite".

Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) cũng cảnh báo hiện tượng over - investigation, "thăm dò quá mức cần thiết" này (Health of the Elderly, WHO, 1989).
Một số người cao tuổi được chăm sóc bảo bọc quá đáng, được làm xét nghiệm thăm dò, theo dõi liên tục làm cho người bệnh muốn... hết bệnh cũng không được; không kể trong quá trình thăm dò, chọc hút, bơm tiêm, thụt tháo... không phải là không có nguy cơ.
Dĩ nhiên nếu có bệnh thì cần phải làm để có chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả. Còn thăm dò chỉ để... thăm dò thì không nên. Các chuyên gia khuyên chỉ nên làm xét nghiệm cho người già khi nhằm để chẩn đoán một thứ bệnh có thể chữa được, có thể phục hồi được, có lợi cho người bệnh hoặc để chẩn đoán phân biệt tìm ra một bệnh có tiên lượng tốt hơn, điều trị có kết quả hơn, có lợi cho bệnh nhân và gia đình hơn mà thôi. Tóm lại, biết ơn mình thì cần thiết lắm mới phải làm xét nghiệm và phải có chỉ định của bác sĩ.
Thế nhưng có thứ không phải là thuốc, không phải là thủ thuật gì cả mà vẫn có thể gây ra những bệnh vô duyên: đó là lời nói!

Có những lời nói gây hoang mang, lo lắng, làm mất ăn mất ngủ, gây kiêng cữ quá đáng làm cho tình trạng bệnh khó phục hồi hơn. Cái đó gọi là sự "dán nhãn" (labelling). Chẳng hạn như người không có chuyên môn, không đủ cơ sở khoa học chắc chắn mà "phán" cho một cái chẩn đoán kiểu như "nghi ung thư", "hơi bị lớn tim", hoặc một từ mơ hồ như "máu có mỡ, gan nhiễm mỡ, viêm nhiễm phần phụ, rối loạn thần kinh thực vật"... hoặc "bị bùa chú thư ếm, bị người cõi trên nhập...." đều đem lại những kết quả tai hại không thể ngờ được!
Ngay cả bị dán nhãn là già cả, già nua, già yếu, mất sức rồi bị ép phải nằm yên một chỗ, lúc nào cũng có người nâng đỡ chăm sóc thì sẽ ngày càng lệ thuộc, ngày càng suy nhược, mau loãng xương, bắp cơ thoái hóa, cứng khớp nhanh.
Ðáng sợ hơn cả là bị ép phải vào nằm bênh viện, nằm nhà thương, nhà dưỡng lão, nhà nghỉ mất sức... khi vẫn còn có thể tự quản được. Thật ra đây chỉ là giải pháp cuối cùng vì một khi đã vào các cơ sở này rồi thì không hy vọng gì trở lại đời sống bình thường được nữa vì càng ngày càng thụ động, ỷ lại, lệ thuộc, suy sụp.
Các cơ sở chăm sóc cho người già thực ra rất cần thiết, miễn là phải giữ một số nguyên tắc như bao đảm sự riêng tư, tôn trọng cá nhân, giúp tự chủ, tự quản, và tạo nhiều cơ hội cho họ tham gia sinh hoạt phù hợp với sở thích và sức khỏe.
Tóm lại, không nên để người cao tuổi mắc thêm những bệnh... vô duyên!

Môi Trường và Sức Khỏe Người Lớn TuỔi - Tác giả Thái Công Tụng


Thời tuổi trẻ thì giáo dục là trung tâm còn đến tuổi già thì trung tâm phải là sức khỏe . Hai vấn đề giáo dục và sức khỏe chính là bận tâm nhất của chính phủ Quebec hiện nay nên trong ngân sách hàng năm của Quebec, hai Bộ chiếm ngân sách nhà nước nhiều nhất chính là Bộ Giáo Dục và Bộ Y tế .

Xã hội Tây phương càng ngày càng lão hoá vì tuổi thọ càng ngày càng tăng do nhiều yếu tố như tiến bộ khoa học kỹ thuật nhưng người càng già thì chi phí y tế càng nhiều hơn vì người già thì dĩ nhiên hay đau ốm hơn. Đau ốm này không những thể chất mà còn tinh thần. Thế giới thay đổi qúa nhanh, cấu trúc gia đình truyền thống cũng đổi thay song song với các biến chuyển về kinh tế xã hội. Gia đình xưa kia là ba bốn thế hệ ở chung một mái nhà, ngày nay tháp dân số đảo ngược với gia đình hạt nhân, ở riêng hết nên người già lại thêm nhiều vấn nạn: vấn nạn sức khỏe, vấn nạn tinh thần như lo âu, buồn rầu, rồi từ đó là trầm cảm. Do đó, trước đây người ta nói không bệnh tật là sức khỏe. Ngày nay, quan điểm về sức khỏe đã mở rộng hơn vì sức khỏe phải gồm 3 phần: sức khỏe cơ thể: khỏe mạnh; sức khỏe tâm thần: vui đời, lạc quan; sức khỏe xã hội: hòa hợp với xã hội, cộng đồng. Nói khác đi, sức khỏe phụ thuộc nhiều vào môi trường. Môi trường không chỉ là môi trường thiên nhiên mà còn bao gồm cả môi trường nhân văn
Môi trường thiên nhiên
Nó bao gồm những yếu tố thiên nhiên như trái đất, khí hậu, mưa, gió, mặt trời, cây cỏ, chim muông v.v..

-Khí hậu tác động lên trồng trọt hoa màu đã đành mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người . Vài ví dụ : xứ Canada mỗi năm có bao nhiêu tháng nắng. Mùa lạnh kéo dài với băng tuyết ngoài đường khiến người già không những dễ đau nhức khớp xương, dễ té, dễ bổ mà người già càng dễ bị buồn rầu. Tại Pháp, cách đây 2 năm, có trên 25 000 cụ ông, cụ bà chết vào mùa hè vì nóng.. Đầu mùa đông, người lớn tuổi đều đi chích ngừa trị cảm cúm. Các danh từ thông dụng như cảm lạnh, cảm nóng vô hình chung cũng nói lên ảnh hưởng khí hậu đến sức khỏe con ngưòi .Các sự thay đổi khí hậu toàn cầu chỗ này gây lụt lội nhiều hơn, bão gió mạnh hơn, chỗ kia hạn hán gắt hơn, mùa màng bị thất bát, khiến nhiều nơi dân phải chọn di cư đi nơi khác tạo ra một thứ di dân mới được mệnh danh là di dân môi trường

-Không khí ô nhiễm với khói xe, khói nhà máy làm các bụi lơ lửng trên không cũng nhiều, gây dị ứng và khó thở. Mỗi năm, vào đầu xuân, chúng ta dễ bị dị ứng với các phấn hoa với sổ mũi, chảy nước mắt . Đọc báo gần đây hơn, có nhiều cuộc tụ họp dân Quebec phản đối sự thiết lập các trại nuôi heo vì sợ không khí các vùng xung quanh bị hôi hám ô nhiễm, sợ dòng nước cuối nguồn bị ô nhiễm .Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Âu châu cho thấy các người dân sống trong các khu vực ô nhiễm thường bị mắc bệnh về đường hô hấp, phổi và ngoài ra, còn bị mắc bệnh tim mạch cao hơn 40% so với nhóm dân sống ở nơi có không khí trong lành.

-Mặt trời cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người .Chẳng thế mà dân Canada hàng năm nhất là người già phải di chuyển xuống Florida ở 5-6 tháng để có bầu trời nắng ấm, tiêu pha hàng tỷ Mỹ kim, giúp cho nền kinh tế tiểu bang Florida . Nhiều người đi Cuba, Dominican Republic, Mexico như Cancun cũng chính là đi tìm nắng ấm mặt trời .

-Nước cũng tác động lên sức khỏe con người .Trong thành ngữ dân gian Việt Nam có những danh từ như vùng nước độc, lam sơn chướng khí, vô hình chung cũng cho thấy nhận định người dân với tác động của môi trường. Đọc báo ta thấy gần đây, chính phủ Canada đã phải di chuyển nhiều làng thổ dân trên miền Bắc Ontario vì dòng nước uống bị ô nhiễm. Người da đỏ ở Canada hàng ngàn năm nay thường nói 'nước là dòng máu của Trái Đất', đủ thấy tầm quan trọng của nước.

-Rừng cây cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người . Như vậy là vì rừng toả ra oxy trong lành và cũng hút bớt khí cacbonic độc hại, giúp cho hô hấp. Rừng là buồng phổi thứ hai con người .Rừng giúp bảo vệ đất mà nếu đất mất phì nhiêu do xói mòn thì không có thực phẩm, gây ra nạn đói kém.
Rừng không phải chỉ là tài nguyên hay môi trường vật lý mà rừng là tâm linh, là cõi vĩnh hằng, là cõi sâu thẳm của nội tâm, là 'một cõi đi về' .

-Đất là một yếu tố quan trọng trong môi trường thiên nhiên vì đất là nơi nuôi dưỡng loài người, cây cỏ, muông thú . Nếu ta bảo vệ đất, chăm sóc thì đất sẽ giúp nhân loại khỏi đói, khỏi khát. Nếu ta làm hư đất như phá rừng thì đồi núi sẽ trọc, hoa màu sẽ thiệt hại, gây ra đói kém .Động đất, núi lửa cũng làm chết hàng chục, hàng trăm ngàn người .

Trên kia là những yếu tố quan trọng của môi trường thiên nhiên. Với cảnh phố phường chật hẹp, người đông đúc, với sự đô thị hoá, con người hầu như đã sống trong một môi trường giả tạo, với các nhà ximăng, với các toà cao ốc mênh mông nên không có cơ hội tiếp xúc với mặt đất . Thành phố thiếu không gian xanh, không khí ngột ngạt sau một ngày làm việc, về nhà lại ở trong 4 bức tường, với ánh sáng đèn điện, với máy điều hoà không khí, quạt điện ..tạo ra con người mệt mỏi, mất năng lượng, chán nản ..Trong các đô thị lớn thì đâu đâu cũng có hiện tượng BMW (Bus, Metro, Work) nên lại càng ít vận động. Con người miệt mài phố thị với cát bụi đô thành chẳng bao giờ nghe được tiếng ve, cảnh mặt trời lặn, những con đường lẫn vào mây, quờ tay là hái được sương mù, 'người ngồi xuống mây ngang đầu ', không còn được nghe tiếng sáo diều trong đồng vắng, không còn thấy trăng lên với cảnh 'đêm qua ra đứng bờ ao, trông cá cá lặn, trông sao sao mờ', không còn cảm nhận các cảnh 'sông dài trời rộng bến cô liêu ' và cuộc sống đô thị, thì nhà nào biết nhà đó, chỉ lo bon chen, tiêu thụ qúa sá, mà không nhận ra cái kiếp mong manh của kiếp người, cái mong manh của hạnh phúc thoáng qua 'đời sao im vắng, như đồng lúa gặt xong, người về soi bóng mình, giữa tường vắng lặng câm ' .

Do đó, muốn lấy lại thăng bằng, con người ngày nay lại càng cần đi tìm những khu rừng, những nọn núi cao vì chỉ ở đó, họ mới cảm thấy mình tan biến trong cái tĩnh lặng uyên nguyên. :

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao

Chính vì sống xa rời thiên nhiên là nơi cưu mang của con người nên thân tâm biến loạn do đó, ta cần tìm lại mối liên hệ chân chính với thiên nhiên, tìm lại niềm yêu thương lặng lẽ của đất, những khoảnh khắc đầy phù sa của dòng sông đang trôi khuất, những giọt sương mai lấp lánh, những dòng sông hiền hoà, những cánh dồng ngào ngạt đơm bông, để tinh thần được thảnh thơi như Nguyễn Công Trứ đã viết:

Người ta ở trong phù thế
Chũ vô cầu là chữ thiên nhiên

do đó chúng ta nên tiếp xúc với thiên nhiên như rừng cây, suối nước, màu xanh của bầu trời vì thiên nhiên là bà mẹ của ta.

Đi bộ trong các công viên, thiền hành tìm được sự yên tĩnh, thanh thản nội tâm, giữ được trạng thái tâm lý cân bằng trong nhịp sống xô bồ căng thẳng, mệt mỏi nhờ vậy an định nội tâm, an lạc . Nó giúp đẩy lùi và làm chậm lại tiến trình suy thoái cơ thể : bớt bệnh vì có không khí thở, bớt đau nhức, bớt phì nộn là điều kiện dẫn đến các bệnh khác như tiểu đường, cao huyết áp...
Đi bộ ra đi khi trời vừa sáng, đi bộ dưới vòm cây, trong công viên giúp điều hoà hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm hồn, cả Thân lẫn Tâm.. Ngoài đi bộ, người lớn tuổi phải vận động cơ thể như tập thể dục, tập Tai Chi, tập khí công v.v.

Chính vì con người càng xa rời Thiên Nhiên nên hiện nay trào lưu trở về với Thiên Nhiên càng mạnh:
Các tu viện Thiền, các làng Thiền, các môn phái sử dụng Thiền như là trọng tâm sinh hoạt nẩy nở càng ngày càng nhiều, chính là để phản ứng lại với nếp sống xa rời các chuẩn mực của thiên nhiên. Các môn yoga, tập thở, y khoa mềm (médecine douce), các sách về tâm linh, nói về sự tu dưỡng tinh thần cho vững chãi trước những vòng xoáy của cuộc đời đầy cung bậc ngọt bùi cay đắng, đầy chuỗi vui, buồn, yêu thương, giận hờn .. bán rất chạy. Thiền hành trong những chốn âm u tĩnh mịch, du lịch sinh thái giúp con người tìm lại mối liên hệ với thiên nhiên.

Nếu 'người buồn cảnh có vui đâu bao giờ'' thì ngược lại ngoại cảnh nghĩa là môi trường sống xung quanh ta cũng ảnh hưởng đến con người, không những về tinh thần mà còn thể chất.

Ngoại cảnh không bị ô nhiễm, với không khí trong lành, nước chảy, thông reo giúp cho tâm an bình, tạo điều kiện giúp con người thoát tục dễ dàng hơn, tâm hồn không khuấy động, không tà kiến, buông xả được các bụi bặm phù du phiền muộn của cái tôi để hoà mình vào nhịp sống bao la của vũ trụ, giúp ta dễ đồng nhất với vũ trụ, cảm nghiệm lẽ trời trong tĩnh lặng để buông xả, để phá chấp và giúp con người tìm về bản tâm thanh tịnh của mình, tìm lại được thăng bằng thảnh thơi và nhờ vậy, giúp con người bớt ưu phiền, bớt căng thẳng. Thế nhưng, với sự gia tăng dân số, với kỹ nghệ hoá, thăng bằng thiên nhiên mà Tạo hóa đã phú cho Trời Đất càng ngày càng bị thương tổn nên tạo ra các biến đổi khí hậu toàn cầu, gây các hậu quả như ngày nay với các trận bão nối tiếp nhau không dứt, rồi hạn hán, sa mạc hoá v.v tạo ra một 'en-trô-pi sinh thái '. (ecological entropy)
Môi trường nhân văn
Vẽ những vòng tròn đồng tâm, môi trường nhân văn từ trong ra ngoài có thể kể con cháu, bạn bè, người đồng hương, láng giềng, hội đoàn v.v.

Người lớn tuổi thường cô đơn thể chất (vợ chết/chồng chết) và cô đơn tinh thần (buồn phiền, bi quan), chưa kể đến bệnh già, nên càng dễ bị tổn thương. Các nỗi cô đơn này vừa là cái nhân, vừa là cái quả của nhiều đau khổ. Con cái hoặc ở xa hoặc không có thì giờ chăm sóc cha mẹ .Người già mà ở nhà già, gặp toàn người bản xứ không cùng cảm thông vì văn hoá khác, ngôn ngữ khác thì tinh thần lại càng xuống mà tinh thần xuống thì cơ thể cùng xuống theo .

Ngày nay, đô thị hoá, kỷ nghệ hoá giúp con người thoát khỏi cảnh lam lũ đồng áng, đầu tắt mặt tối ở chốn bùn lầy nước đọng, đem đến cho ta nhiều tiện nghi văn minh: liên lạc nhanh hơn, thông tin nhanh hơn. Con người ở thời đại công nghiệp này có tâm trí luôn luôn bị động như robot suốt ngày, làm việc lắp ráp các bộ phận trong dây chuyền sản xuất từ máy điện toán đến ráp xe hơi, máy bay, mọi công đoạn đều lớp lang, có thời lượng quy định. Sự tiến bộ kỹ thuật từ nhiều thập niên gần đây với sự tăng tốc, cái gì cũng Express, nào là ExpressPost, Fast food, Café Express.. làm phá vỡ cấu trúc các xã hội cổ truyền làm con người không có thì giờ rãnh rổi tìm lại mình, tra vấn về cuộc đời mình .
Và chính sự phát triển này lại cũng manh mún hoá những cá nhân.
Cuộc sống xô bồ ngày nay làm con người cứ chạy đua theo vật chất, theo tiêu thụ, y như người cứ uống nước mặn ngoài biển khơí, mà càng uống thì càng khát:

Chúng ta ngày nay sống thọ hơn nhưng sống ít ý nghĩa hơn

Chúng ta chinh phục được vũ trụ nhưng không thắng được cõi lòng

Giải trí thì nhiều mà niềm vui thì ít

Đây là thời đại của thu nhập gấp đôi nhưng chia ly thì lại nhiều

Cuộc sống tiện nghi hơn nhưng ít thời gian nhàn rỗi hơn

Và đó chính là nghịch lý của thời đại ta đang sống, hôm nay và bây giờ . Phát triển kỷ thuật cũng có nghĩa là thời gian bị đo lường, chắt bóp làm biến đi nhịp sống an nhiên tự tại. Sự gia tăng các phuơng tiện truyền thông đi cùng với sự nghèo nàn về truyền thông giữa các cá nhân: con người sống bên cạnh nhau nhưng không sống với nhau. Hai giới từ 'bên cạnh' và 'với' nghe tuy đơn giản biết bao nhưng lại có tầm quan trọng biết bao !

Bữa cơm sum họp trong gia đình vắng dần, vì người về trước, kẻ về sau, các người cùng gia đình không có dịp trò chuyện để chia sẻ. Người già ít được trò chuyện với con cái, ở trong không gian nhỏ hẹp không mấy khoáng đảng, làm xuất hiện bệnh mất trí, lú lẩn sớm.

Trong các làng mạc xưa kia, do điều kiện sống cần tương trợ lẫn nhau nên tối lửa tắt đèn có nhau, họ xem nhau như người trong một gia đình .Họ cùng nhau thực hiện trồng trọt, cấy cày . Ngày nay, đô thị hoá, hàng triệu người chen chúc trong các thành phố lớn, họ sống để làm việc cho có tiền; gặp gỡ, thảo luận, chuyện trò cũng xem như mất thời gian. Với các phương tiện hiện đại với điện thoại, truyền hình, xe hơi riêng, con người càng cá nhân hơn, phát triển tính nghi ngờ ngay cả với người ở 'ấp' bên cạnh rồi từ đó tăng thêm nỗi cô đơn.

Do đó xã hội ngày nay ngày càng đánh mất tình người và cuộc sống hoạt động như một cỗ máy vô tri

Tiếp xúc với môi trường nhân văn: chuyện trò, giải khuây, cười vui có thể hoá giải buồn và cô đơn, tìm an lạc tâm hồn. Đó là sức khoẻ tinh thần. Người lớn tuổi cảm thấy hạnh phúc khi còn có thể giúp đỡ cho con cháu : giữ cháu, đưa cháu đi học về, dạy dỗ cho cháu học thêm Việt ngữ giúp người già giảm bớt căng thẳng vì thấy nụ cười của đứa bé, trao tình thương. Đến đây, người viết nhớ lại chuyện có thực 100% ở Phi Châu .Năm 1987, tôi có dịp đi làm ghé qua thủ đô Dakar xứ Senegal. Đang lướt qua tờ báo địa phương ngày đó (hình như báo đó tên là Le Soleil), tự nhiên tôi thấy các dòng chữ Saigon, Gia Định, Lăng Ông, Dalat v.v.Bèn hỏi lân la thêm thì biết tác giả truyện ngắn đó là một phụ nữ lai hai dòng máu : Sénégal và Việt . Tôi có phone hỏi thăm bà ấy thì bà kể qua lai lịch và nói được tiếng Việt nhờ bà ngoại và chính nhờ bà ngoại kể các chuyện củ nên mới vận dụng trí tưởng tượng để viết !!Tập truyện ngắn của bà này sau đó được giải thưởng văn học Sénégal .

Người lớn tuổi cũng phải có niềm tin, niềm tin vào các bậc tối cao như Phật, như Chúa, như Thượng đế v.v.Những con mắt buồn phiền, xin cấy lại niềm tin vì mất nìềm tin là mất tất cả. Có niềm tin, giúp ta chuyển hoá các loạn tâm, loạn tưởng giúp tâm an nhiên tự tại trước các cơn bão tố trong cuộc đời.
Tiếp xúc với bạn bè, với người đồng hương cũng giúp ta có những hoài niệm chung, giải toả căng thẳng, hoá giải nỗi buồn. Làm thiện nguyện giúp trẻ em, trò chuyện với người già cô đơn trong khu phố mình ở, chở người cần đi bệnh viện, đi xin tiền già cũng giúp ta phát triển tâm Từ, tâm Bi.

Từ là hiến tặng hạnh phúc. Bi là làm cho người ta bớt khổ.Về phương diện tâm thần, ta nhận thấy khi ta từ bi hơn thì tâm ta dễ bình an hơn . Nên nhớ muốn gia đình hạnh phúc thì trước tiên mình phải hạnh phúc trước đã vì nếu người lớn tuổi cảm thấy luôn luôn mệt mỏi, bất an, cáu kỉnh, hạnh phúc sẽ không bao giờ đậu ở bậc thềm nhà bạn.

Đau khổ đi liền với kiếp nhân sinh. Chẳng thế mà nhà Phật thường nói: đời là biển khổ . Bác sĩ trị được cái đau, còn cái khổ chỉ cá nhân ta mới tự chữa lấy.

Sống trên đời như trong một quán trọ, sống gửi thác về, đúng như các câu hát:
-Con chim ở đậu cành tre
Con cá ở trọ trên khe nước nguồn
-Chiều nay em đi phố về
Thấy đời mình là những quán không
Bàn im hơi bên ghế ngồi
-Em đi qua chuyến đò ơi a thấy con trăng đang nằm ngủ
Con sông là quán trọ mà trăng tên lãng du
Em đi qua chuyến đò ới a vui như ngày hội
Tôi xin làm quán đợi buồn chân em ghé chơi
-Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời ( Ở trọ )
Biết cuộc đời chỉ là một quán trọ, sống gửi thác về nên xin cứ thanh thản như mây, xin đừng quá vui cũng chẳng quá buồn, rắc rối làm chi những điều đơn giản, nên buông xả, phá chấp, an nhiên tự tại, giúp thân và tâm cả an lẫn lạc. Tâm an là yếu tố quan trọng để ta khoẻ mạnh.

Khi chúc nhau sức khỏe, có nghĩa không những sức khỏe thể chất mà còn sức khỏe tinh thần. Sức khỏe tinh thần có nghĩa tinh thần lạc quan, thoải mái, thư giãn. Bác sĩ cần cái lạc quan của mình thì dễ chữa trị hơn vì lạc quan tinh thần giúp cơ thể đề kháng với bệnh tật dễ dàng hơn .

Trong Phật học, ta thường nghe Từ, Bi, Hỉ, Xả .Trên kia đã nói về Từ và Bi . Còn Hỉ là có niềm vui trong lòng .

Xả trong cụm từ Từ, Bi, Hỉ, Xả. Xả tuy là chữ cuối cùng trong cụm từ đó nhưng không có nghĩa là không quan trọng. Không chấp ngã, không cố chấp mà phải phá chấp, nghĩa là Xả, xả bớt các sân hận, tị hiềm. từ đó nẩy sinh thái độ phóng khoáng.

Xả là tập sống trong sự bao dung, bao dung rộng lượng với mọi người vì nhận thức đuợc là :
Thôi về đi, đường trần đâu có gì
Tóc xanh mấy mùa
Có nhiều khi, từ vườn khuya bước về
Bàn chân ai rất nhẹ, tưởng hồn những năm xưa (Phôi pha )
Đường trần đâu có gì ! 'Đâu có gì' vì :
Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi để một mai tôi về làm cát bụi
'Đâu có gì' vì: mọi vật trên thế gian này đều vô thường, trống rỗng, không có thực thể . 'Đâu có gì' vì : cuộc đời như một giấc chiêm bao và rất ngắn:

'Ôi phù du, từng tuổi xuân đã già, một ngày kia đến bờ, đời người như gió qua', một câu trong bài hát nhan đề Phôi Pha .

Đời người như gió qua nên lại càng phải buông xả, tâm không bám vào sự vật để dần dần tâm được thanh tịnh, mà tâm thanh tịnh, sống an nhiên tự tại chính là vectơ đến giải thoát .Tâm thanh tịnh giúp tránh các ô nhiễm của tâm hồn

Ngày nay, những người sống ở chốn ít ô nhiễm về bụi bặm, về tiếng động, về nước, về không khí thì bớt căng thẳng và sống lâu hơn người sống trong môi trường đầy các loại ô nhiễm trên. Như vậy cũng có nghĩa là phần lớn các bệnh hoạn không phải chỉ có uống thật nhiều thuốc để trị bệnh mà thể dục, thư giản, ăn uống cũng góp phần vào sự lành bệnh . Như vậy, có sự tương quan giữa phương thức sống (mode de vie) và sức khỏe. Các phương thức sống như không hút thuốc, tránh phì nộn, thư giãn .. giúp bớt các bệnh tim mạch và các bệnh do stress đem đến.
*
* *
Xin tóm lược các điều vừa nói trong công thức sau cho dễ nhớ :
1 trung tâm: sức khoẻ;
5 phải: phải vận động, phải có niềm tin, phải lạc quan, phải buông xả, phải hoà ái;
3 quên: quên tuổi tác, quên bệnh tật, quên quá khứ (mà chỉ sống trong hiện tại)
Chúng ta đang may mắn ở Canada là xứ đất rộng, người thưa, rừng vàng, bạc biển.
Dù biết xứ này lạnh lẽo, nhưng lại không có bão nhiệt đới như Florida, Louisiana, Mexico với các lụt lội hư hại nhà cửa.

Dù biết lạnh nhưng xứ này không nằm trên vòng đai núi lửa, động đất như Pakistan .

Dù lạnh lẽo nhưng nhờ cái lạnh mà chu kỳ lây lan của các muỗi mòng, chuột bị gián đoạn.
Canada là nước giàu nhất trong G8. Canada tiếp nhận di dân 9 lần nhiều hơn Pháp, 3 lần nhiều hơn Đức . Nói ra đây là để vinh danh xứ Canada đã đành nhưng cũng muốn nói là ta không nên than vãn vì xứ này đất lành chim đậu nên mọi sắc dân từ A (A như Angola) đến Z (Z như Zimbawe) đều sinh sống bình đẳng ở xứ này.

Trong sinh hoạt người lớn tuổi ngày nay, cần kiếm thăng bằng giữa người và người trong xã hội : đó là nhân quyển; giữa người và thiên nhiên : đó là sinh quyển và có đời sống tâm linh sung mãn : đó là tâm quyển . Nếu xã hội đạt được sự thăng bằng của ba phạm trù vừa kể, thì chính đó là cõi cực lạc của môi sinh và cõi cực lạc của tâm hồn. Tiền bạc không tạo nên hạnh phúc vì có tiền mà đau ốm, có tiền mà môi sinh ô nhiễm, cướp bóc bạo hành tràn lan, thì đó không phải an lạc .Bài hát Tôi muốn của cố nhạc sĩ Lê Hựu Hà cũng nói lên các điều vừa kể :
.. Tôi muốn mình tìm đến thiên nhiên, Tôi muốn sống như loài hoa hiền,Tôi muốn làm một thứ cỏ cây, Vui trong gió và không ưu phiền. Tôi muốn mọi người biết thương nhau, Không oán ghét không gây hận sầu v.v.

Boys hop off their bikes, pay respects during military veteran's funeral - Source Fox News 7







 



Jacqi Hornbach captured the touching moment during the procession for 89-year-old Charles Everett Yorn.

Hornback says the boys were riding their bikes when they noticed the funeral.

"They immediately stopped riding, got off their bikes, and stood with respect as TAPS was being played," Hornbach wrote on Facebook. "I was so proud of these two young men. Their parents should be so proud, and I'm sure the serviceman was in heaven smiling down on them."

The boys are seen with their arms behind their backs standing in respect.

"It was as if they didn’t even have to discuss it before doing it," Hornback told FOX News. "They knew that’s just what you do when you come across this. It was so natural for them."

Hornbach told FOX News she too felt inclined to stand up after seeing the boys stop and look on.

"They did the gun salute and the boys jumped back in their bikes and went on their way," she said. 

Hornbach said she debated whether or not to post the photos, "but with all the negative things going on, I thought this was needed."

Chef Tu David Phu's Brief But Spectacular take on the memory of taste





How sensors, rewiring nerves could help prosthetics feel and function like real limbs





September 11th, 20 years of chaos





9/11: The day that never ended





How the world reacted to the 9/11 terror attacks





9/11: Conspiracy theories still surround the September 11 attacks





20 years after 9/11 many Afghans still fear Taliban rule





9/11: How the terror attack changed the world and counterterrorism strategies





Cựu chiến binh Mỹ ở Afghanistan: ‘Tôi đã nghĩ rằng chúng ta sẽ ở đó mãi mãi’





Chiến cuộc tàn, cựu chiến binh nói với VOA rằng Mỹ đã ở Afghanistan ‘quá lâu’





Cựu chiến binh Mỹ tại Afghanistan: Nhiệm vụ chấm dứt, nhưng chưa hoàn thành





Nhà đầu tư châu Âu báo động sẽ rời Việt Nam vì giãn cách kéo dài





Chớ ỷ y vào vaccine





Dân mong được tái mở cửa làm ăn





Trung tâm cải huấn cho con em các chiến binh Nhà nước Hồi giáo





‘Tôi sẽ không bao giờ cho rằng chúng ta tiến quân vào Afghanistan là một thất bại’





Ngày 11/9 có ý nghĩa gì đối với thanh thiếu niên New York?





Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Mỹ sau 20 năm sự kiện 11/9





Life for Paris : Sáu năm hàn gắn vết thương khủng bố 13/11





Vắc-xin ngừa Kung Flu thứ hai của Trung Quốc được duyệt tại Việt Nam





Phụ nữ Việt qua Ả Rập Xê-Út: lao động xuất khẩu hay nạn nhân buôn người?





Cảnh sát giao thông đạp người dân





20 năm khủng bố 11/9/2001





Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2021

You Don't Mess With Uncle Sam, 9/11/2001 ! - Tác giả Thận Nhiên

 

Trước đó, tôi đã sống ở Mỹ 11 năm, đã thành công dân Mỹ 6 năm, vậy mà tôi có cảm tưởng như mình vẫn đứng ngoài lề, không có chung, không chia sẻ, những quan tâm, lợi ích, trách nhiệm, với cộng đồng quanh mình. Nhưng lúc đó, từ buổi sáng hôm đó, tôi thấy mình thay đổi. Trên đường đi làm, tôi vẫn chưa biết chuyện gì đang xảy ra, vì Seatte cách New York đến 3 múi giờ, mà tôi không nghe tin tức trên radio khi đang lái. Vào công ty, mọi người không làm việc như mọi ngày, mà đều dán mắt vào tivi. Mọi người đều không kềm chế được xúc động. Có người la gào, có người khóc, có người im lặng.

Tôi thương cảm, tôi mất mát. Tôi giận dữ, căm phẫn. Cùng một nhịp với mọi người, với người Mỹ. Tôi với họ là một. Tôi nhận ra rằng mình và họ có chung một tương lai, một tự hào, những nghĩa vụ, những ân nghĩa, và những bất toàn, bất hạnh.Những thứ mà tới lúc đó tôi không còn có với VN, với cái đất nước, mà tôi bỏ lại sau lưng. Bất kể những thứ ngăn trở trước đây như màu da, văn hoá, ngôn ngữ, xuất thân. Tôi thấy mình Mỹ, không chỉ với cái quốc tịch, cụ thể là tờ hộ chiếu, trên phương diện hành chánh.

Mới đó mà đã 20 năm. Những ngày vừa qua, ở nơi cách nước Mỹ xa lắc, khi theo dõi cuộc rút quân khỏi Afghanistan, tôi thật lo lắng, hồi hộp, và giận dữ, khi thấy cảnh quân nhân Mỹ bị thương vong. Gia đình tôi cũng có mấy đứa cháu đang phục vụ trong quân đội Mỹ. Tôi bực giận khi nước Mỹ bị gọi xách mé là “sen đầm quốc tế”.

Ờ, Mỹ là vậy đó. Nó sẽ xăn tay áo lên để xông vào bất cứ nơi nào có chuyện, bất kể ở Trung Đông hay ở Biển Đông. Đừng cà khịa với Chú Sam!

You don’t mess with Uncle Sam!

Hộ Tống Hạm LPD 21, New York Never Forget - Tác giả Quan Dương

 


Đây là chiếc 𝗵𝗼̣̂ 𝘁𝗼̂́𝗻𝗴 𝗵𝗮̣𝗺 𝗟𝗣𝗗 𝟮𝟭 còn có tên là 𝐍𝐞𝐰 𝐘𝐨𝐫𝐤 𝐍𝐞𝐯𝐞𝐫 𝐅𝐨𝐫𝐆𝐞𝐭. Nó chỉ là một trong rất nhiều chiến hạm dùng để phục vụ Hải quân Hoa Kỳ . Chiếc hộ tống hạm này sẽ bình thường như những chiếc khác nếu nó không được làm từ sắt của hai toà nhà The World Trade Center New York bị khủng bố đánh sập vào ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Sau biến cố kinh hoàng, sắt của hai toà nhà này được đưa về Avondale Shipyard của New Orleans năm 2003 để nấu chảy ra dùng để làm phần đáy. Lúc đó tôi là một công nhân của hãng Northrop Grumman nên đã tham dự vào việc thực hiện . Chiếc hộ tống hạm đã cùng tôi gắn bó suốt sáu năm kể từ lúc bắt đầu cho đến lúc hoàn tất vào tháng 9/2009 . Có thể nói mọi ngóc ngách trong chiếc hạm này không có chổ nào là không ghi dấu chân tôi

Năm 2004 khi mới đang còn bắt đầu khởi công thi cơn bão Katrina đã tấn công chiếc tàu và mưa gió bão bùng đã bao phủ trùm lên. Nghe như đâu đây trong mưa gió tiếng kêu gào của 2996 oan hồn trong đó có 343 lính cứu hỏa và 72 sĩ quan cảnh sát mà giờ xác thân của họ quyện vào trong từng miếng sắt

Khi bão Katrina vẫn còn đang tơi tả thì chúng tôi từ Houston quay trở lại New Orlenas và tiếp tục công việc của mình . Ngồi trên tàu nhìn cảnh vật chung quanh đìu hiu im ắng vì người dân chưa quay về, tôi có cảm tưởng trong từng mét sắt của chiếc tàu là những oan hồn lạnh lẽo mà mọi người trong cơn hốt hoảng của bão Katrina vô tình quên đi . Tôi liên tưởng đến những người dân tôi bị lính miền Bắc tràn vào giết chết oan uổng trong tết Mậu Thân trong cuộc chiến tranh VN mà xác xương của họ cũng từng bị chôn vùi và quên lãng . Tôi cũng liên tưởng đến những vụ cộng sản âm thầm thảm sát những người thua trận mà không qua xét xử ngay trong những ngày đầu họ chiếm được miền Nam . Tất cả những cái chết được che giấu tinh vi núp sau những mỹ từ đẹp đẻ . Những oan hồn chết bởi sự cuồng vọng của cái ác đều bi thương như nhau

Bốn năm sau chiến hạm được hoàn tất với kinh phí 1,400 triệu đô la . Trước khi giao qua cho Hải quân Mỹ tôi theo chiến hạm này bốn ngày đi sea trial ngoài vịnh Mexico . Nhìn những chiếc trực thăng bay lên đáp xuống, nhìn những giàn hoả tiển phòng không vô cùng hiện đại, nhìn những chiếc tàu đổ bộ phóng ra từ đáy trên đó là những binh sĩ thiện chiến tôi ước gì một ngày nào đó khi quân Trung Quốc ngang ngược làm trùm trên biển đông đụng phải chiếc này thì hay biết mấy . Lúc đó tụi Tàu mới biết thế nào là lễ độ bỏ bớt thói ăn hiếp bắt nạt . Chắc là tôi sẽ vô cùng hả dạ vì mình đã từng là thành viên trong đội ngũ công nhân hoàn thành chiếc chiến hạm này .

Chiếc chiến hạm LPD 21 được hãng bàn giao cho Hải Quân Mỹ sau đó được đem về New York để dân chúng có thể tham quan đúng ngày 11/09/2009 là ngày tưởng niệm 8 năm hai toà tháp đôi bị khủng bố đánh sập

Vào ngày 15/06/2014 một chiếc trực thăng chở một đội đặc nhiệm xuất phát từ chiếc hộ tống hạm này bí mật bay vô đất liền Libya bắt sống được tên Ahmed Abu Khattala . Hắn là tên cầm đầu nhóm khủng bố tấn công vào toà đại sứ Mỹ tại Libya vào ngày 11/09/2012 giết chết Đại sứ Christopher Stevens. Sau khi bắt được hắn đội đặc nhiệm đem về nhốt trên tàu sau dó đưa căn cứ Mỹ tại Quatar trước khi giải giao hắn về Mỹ
Chiến hạm 𝐍𝐞𝐰 𝐘𝐨𝐫𝐤 𝐍𝐞𝐯𝐞𝐫 𝐅𝐨𝐫𝐆𝐞𝐭 được góp từ thịt xương của ngươi đã chết và mồ hôi của những người còn sống để tưởng niệm về

Giờ thì tôi đã về hưu nhưng nhiều khi ngồi ngẫm nghĩ ai bảo Mỹ không biết thù dai . Nếu không thù dai thì đã không có chiếc hộ tống hạm này và đã không lặng lẽ xâm nhập vô vùng vịnh để bắt cho bằng được tên khủng bố đã cả gan giết chết những viên chức ngoại giao của mình

Trước tình trạng tụi Trung Quốc đang bị Mỹ phản đối vụ ỷ lớn ăn hiếp các nước nhỏ chung quanh biển Đông tôi cũng mong ước sao buổi sáng nào đó thức dậy thấy chiếc này hiện diện trong vùng biển Việt Nam để dạy cho tụi Trung Quốc một bài học chơi sao cho đúng luật khi ra chốn giang hồ

20 năm sau sự kiện 9/11, liệu thế giới có an toàn hơn?





North Korea’s military parade features hazmat suits and gas masks





'Havana syndrome': the mystery illness affecting US spies that emerged in Cuba





Trial of 9/11 “mastermind” resumes at Guantanamo Bay





9/11: How President George W Bush and the US government responded to the terrorist attacks





Fire Scare Occurs in Russian Section of Space Station





The Inside Story | 9/11: Twenty Years Later





Gặp lại gia đình nạn nhân gốc Việt trong vụ khủng bố 11/9





An ninh công nghệ cao tại các sân bay nhằm ngăn chặn khủng bố





Khối an ninh do Nga dẫn đầu tập trận ở Trung Á giữa căng thẳng Afghanistan





Dân nghèo ‘chết mòn’ vì Kung Flu





Tương lai trong tầm tay nhờ công nghệ 5G





Việt Nam dự định giảm phong tỏa để giữ tính hấp dẫn về đầu tư?





Vụ khủng bố 11/09/2001 : Thất bại to lớn của tình báo Mỹ





20 năm vụ khủng bố 11/9: "Sự thật về cuộc tấn công phải được minh bạch"





Bài học từ vụ 11/9: Dân Mỹ ''mù quáng'' giao phó vận mệnh cho chính quyền





Sau vụ khủng bố 11/9 : "Hoa Kỳ không còn được coi là bất khả chiến bại"





“Sao kê từ thiện”: Ai cần sự minh bạch?





Hong Kong đóng cửa bảo tàng Thiên An Môn





Chủ tài khoản Facebook Phi Kim ở An Giang bị bắt với cáo buộc hoạt động lật đổ chính quyền





Piper & Leo - I Love You





Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021

Từ Bắc Hàn sang Afghanistan - Tác giả Vĩnh Tường





‘Hunger was something we read about’: lockdown leaves Vietnam’s poor without food - Source The Guardian



Việt Nam từng là một câu chuyện thành công chống Covid nhưng tình huống đóng cửa mới gần đây nhất, với việc mọi người không thể rời khỏi nhà ngay cả để đi mua thức ăn, đang khiến hàng chục ngàn người đói.

Sau lệnh cấm cửa nghiêm ngặt nhất được áp dụng tại TP.HCM, Trần Thị Hảo – công nhân một nhà máy được hứa hẹn chính quyền sẽ cung cấp cho cô và gia đình đồ ăn thức uống đầy đủ. Nhưng hai tháng nay, họ chỉ ăn cơm với nước mắm. Cô bị cho nghỉ việc không lương vào tháng 7, trong khi chồng cô, một công nhân xây dựng, đã không có việc làm trong nhiều tháng. Họ đang chậm trả tiền thuê nhà, và khoản thanh toán khác sắp đến hạn. “Tôi đang cố duy trì càng lâu càng tốt nhưng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo,” cô nói. “Tôi không biết cách diễn đạt những gì tôi đang cảm thấy thành lời. Tôi muốn hỏi tại sao không có hỗ trợ. “Chính phủ nói rằng họ sẽ gửi sự giúp đỡ cho những người như tôi nhưng không có gì cả,” cô nói. “Tất cả mọi người sống xung quanh tôi đều như đang bị trói tay trói chân”. Không chỉ 1 mình Hảo. Thành phố lớn nhất của Việt Nam đang bị khóa chặt, người dân không được phép ra khỏi nhà ngay cả khi đi kiếm thức ăn. Các hạn chế hiện tại có thể kéo dài đến ngày 15 tháng 9, khi thành phố đề xuất nối lại hoạt động kinh tế. Ngay cả trước khi có lệnh ở nhà vào ngày 23 tháng 8, Hảo, cũng như hàng triệu người khác, đã lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Chính phủ đã hứa sẽ cung cấp thức ăn cho tất cả mọi người và cho quân đội vào giúp cung cấp nguồn cung cấp cho những người cần, nhưng rất nhiều người dân không nhận được gì. Tuần trước, báo chí Việt Nam đưa tin hơn 100 người dân ở một huyện đã biểu tình vì thiếu sự giúp đỡ. Việt Nam từng được ca ngợi là một câu chuyện thành công trên toàn cầu trong việc giải quyết đại dịch. Khi các quốc gia trên thế giới đối mặt với việc tử vong và áp đặt các lệnh cấm vận trên toàn quốc, chính phủ Việt Nam đã ngăn chặn virus bằng cách dựa vào các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, truy vết và giãn cách xã hội. Tính đến đầu tháng 5, Việt Nam đã ghi nhận dưới 4.000 ca nhiễm và 35 ca tử vong. Giờ đây, biến thể Delta đang gây náo loạn TP.HCM và các tỉnh lân cận. Trong tháng qua, cả nước ghi nhận 299.429 trường hợp mắc mới và 9.758 trường hợp tử vong. Hồ Chí Minh, số trường hợp tử vong chiếm 4,2% số trường hợp được ghi nhận; hơn 200 người chết và 5.000 trường hợp mới được báo cáo hàng ngày trong thành phố. Tỉnh lân cận Bình Dương cũng có con số tương tự. Khi các quy định hạn chế chặt chẽ hơn đã dần được áp dụng kể từ đầu tháng 6, người nghèo là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các nhà máy và thị trường được lệnh đóng cửa, và kéo theo hàng nghìn công việc mất đi. Tài xế taxi, người bán hàng rong, công nhân nhà máy và công nhân xây dựng vốn đã cận kề mức nghèo khó đã không thể kiếm tiền trong nhiều tháng và bị mắc kẹt trong những khu nhà ở chật chội và đông đúc ở các điểm nóng Covid. Số liệu thống kê chính thức cho biết chỉ riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có 3-4 triệu người rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính do đại dịch. Các tổ chức xã hội dân sự đang tràn ngập trong hàng chục nghìn yêu cầu thực phẩm mỗi ngày và không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Food Bank Việt Nam, một doanh nghiệp xã hội do Nguyễn Tuấn Khôi, người cũng có công việc kinh doanh riêng, đang hỗ trợ 10.000 người mỗi ngày. Trang web và các kênh truyền thông xã hội của tổ chức nhận được yêu cầu nhiều gấp đôi hoặc gấp ba con số này. Các con số bắt đầu tăng vào tháng trước, nhưng chúng đã tăng vọt trong hai tuần qua, Khôi nói. “Đại dịch này đã ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của mọi người. Việc đóng cửa hoàn toàn đã khiến nguồn cung cấp thực phẩm bị gián đoạn. Chúng tôi và các tổ chức từ thiện khác đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận những người cần sự giúp đỡ. Nhu cầu là rất lớn ”. Trong 20 năm làm từ thiện, anh chưa bao giờ trải qua chuyện như thế này. Anh nói: “Người Việt Nam đã trải qua những ngày khó khăn nhất trong vài tuần qua. “Tôi chưa bao giờ thấy số lượng người chết và mất mát như vậy. Trước đại dịch, chúng ta có đói và nghèo, nhưng ít ra lương thực vẫn dễ dàng cho nhiều người. Tôi sinh ra sau chiến tranh, vì vậy những khó khăn xung quanh cái chết và cái đói là điều chúng tôi đã nghe và đọc trong sách. Giờ tôi mới hiểu được sự khốn cùng”. Tính đến ngày 26 tháng 8, chính quyền thành phố đã hỗ trợ 1,2-1,5 triệu đồng và một túi thực phẩm thiết yếu cho hơn 1,2 triệu người gặp khó khăn. Họ đang đề xuất chi thêm 9,2 tỷ đồng để hỗ trợ người dân bị đóng cửa. Song song với nạn đói là hệ thống y tế trở nên quá tải. Các bệnh viện đang thiếu nhân sự, không đủ thuốc men, việc cung cấp ôxy chỉ cầm chừng. Các phương tiện truyền thông xã hội tràn ngập những câu chuyện về những người kêu cứu mà không được giúp đỡ, cũng như những hình ảnh và video đáng lo ngại về những người xếp hàng vào lò hỏa táng và về những người nằm gục trên đường phố. Bác sĩ Trần Hoàng Đăng Khoa, bác sĩ hồi sức tích cực của một bệnh viện điều trị những ca bệnh nặng nhất của Covid, phụ trách 14 bệnh nhân trong mỗi ca và đã kiệt sức. Ông nói, 700 giường luôn kín chỗ, mỗi ngày lại có thêm nhiều ca; một nửa trong số những người mà anh điều trị đã chết. Ông nói: “Hệ thống y tế của chúng tôi không được chuẩn bị cho tình trạng này và chúng tôi chưa đạt đến đỉnh dịch. Chúng tôi thiếu mọi thứ - nhân viên, thuốc men và máy thở - nhưng tôi không biết phải đổ lỗi cho ai." Tình hình hiện tại cũng phản ánh sự chậm trễ đối với chương trình tiêm chủng của Việt Nam, theo Tiến sĩ Nguyễn Thu Anh, một chuyên gia y tế công cộng của Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Hà Nội. “Tỷ lệ chấp nhận vắc xin cao,” cô nói, “nhưng chúng tôi không có đủ vắc xin được cung cấp trong nước. Bất kể cam kết từ các nhà cung cấp vắc xin, cũng như Covax, số lượng vắc xin đến thực tế thấp hơn so với dự kiến ”. Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 1/9, Việt Nam đã sản xuất được 20 triệu liều vắc xin Covid-19. Chỉ 3,6% dân số 75 triệu người trưởng thành đã nhận hai mũi tiêm. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, với dân số ước tính từ 10 đến 13 triệu, 5,8 triệu người trưởng thành đã tiêm mũi đầu tiên và 337.134 người đã tiêm cả hai mũi tiêm. Chương trình bị bao vây bởi bộ máy hành chính cồng kềnh, dẫn đến sự chậm trễ, theo một tuyên bố từ Bộ vào tháng Sáu. Các nỗ lực đang tập trung vào Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng như Nguyễn nói, virus đã lây lan. “Vấn đề là chúng tôi đang cố gắng phân bổ vắc xin cho TP.HCM. Số lượng phân bổ cho các tỉnh khác là khá ít, vì vậy đó là một thách thức khác. ” Bên kia thành phố, Nguyễn Lâm Ngọc Trúc, 21 tuổi, cũng khao khát kiếm tiền trở lại. Cô sống trong một khu ổ chuột bên bờ sông cùng với 30-40 gia đình khác. Cô bán hàng rong cho sinh viên nhưng không đi làm từ tháng 6. Mẹ, bố và anh trai của cô ấy cũng đã mất việc. Họ sống sót nhờ được phát gạo và mì gói từ các tổ chức từ thiện và hàng xóm. Trong khu vực lân cận của cô sống, dân số di cư khổng lồ của thành phố, nhiều người trong số họ chưa đăng ký và do đó không được quản lý và vô hình đối với chính quyền. Cô nói: “Chính phủ nên giữ lời hứa của họ khi họ nói rằng họ sẽ hỗ trợ mọi người. “Họ nên cung cấp thức ăn cho mọi người. Không ai nói cho chúng tôi biết chuyện gì đang xảy ra ”.