khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2018

‘Mưa tiền’ trên cao tốc ở New Jersey, Mỹ







Từ Hoa Vi đến giáo dục kỹ thuật tại Hoa Kỳ (Phần 4)







Từ Hoa Vi đến giáo dục kỹ thuật tại Hoa Kỳ (Phần 3)







Từ Hoa Vi đến giáo dục kỹ thuật tại Hoa Kỳ (Phần 2)







Từ Hoa Vi đến giáo dục kỹ thuật tại Hoa Kỳ (Phần 1)







Đi bão, 15/12/2018







Luật Hỏi Ngã







Phỏng Vấn Ls Võ An Đôn







Tiên đoán của nhà tử vi Nhựt Thanh về năm 2019







SAIGON 1945







Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2018

Giá Mà Người Saigon



 
Giá mà người Sài Gòn xuống đường hỏi ngoài ấy rằng tiền thuế hàng năm chúng tôi đóng mõi mòn đem đi xài ở đâu hết vậy?
Giá mà người Sài Gòn xuống đường hỏi ngoài đó thành phố này là thành phố được giải phóng hay là thành phố bị chiếm đóng vậy?
Giá mà người Sài Gòn xuống đường hỏi ngoài nớ tại sao chúng tôi nộp ra ngoài nớ tới 82% những gì chúng tôi làm ra và chỉ được giữ lại có 18%, nhưng trận đấu chung kết nào cũng diễn ra ở Mỹ Đình mà không là Thống Nhất vậy?
Giá mà người Sài Gòn xuống đường hỏi Trung Ương tại sao những công ty trong Nam đang làm ăn phát đạt thì bị bán hết cho nước ngoài còn những công ty ngoài ngoải nợ đầm nợ đìa thì được gìữ lại đặng tốn tiền ngân sách vậy?
Giá mà người Sài Gòn xuống đường hỏi Thủ Đô tại sao tất cả những nơi ngon ăn nhất ở trong Nam như hải quan, công an, dầu khí, sân bay, bến cảng...thì đều do người thuộc phe thắng cuộc giỏi lý luận nắm hết vậy?...
Giá mà người Sài Gòn thấy được thân phận của kẻ bị chiếm đóng của mình mà thôi bị những cái đầu siêu việt ngoài ngoải giật dây rồi đổ ra đường hò reo nhảy múa cởi quần cởi áo hay thậm chí thiệt mạng chỉ vì những trận cầu vớ vẩn.
Những cái đầu biết lý luận ở trung ương đang lồng chính trị vào bóng đá để hướng sự quan tâm của các bạn vào những việc ruồi bu, để rồi nhẹ nhàng siết cổ vắt sức các bạn trong lúc các bạn vẫn hồ hởi xuống đường nhảy múa và ngây thơ nghĩ rằng mình đang bày tỏ lòng yêu nước.
Rồi sau khi đập thùng khua chảo hay té xe dập đầu chảy máu, các bạn trở về với thân phận của những kẻ bị đè đầu mà không dám lên tiếng, trong khi đó lại phung phí năng lượng cho những chuyện ruồi bu.
Thằng Phi, thằng Thái, hay thằng Mã không phải là những đối tượng để các bạn phải xuống đường mà chính mấy cái thằng già biết lý luận ngoài đó mới là đối tượng các bạn nên xuống đường mà xả năng lượng của mình ra.
Hồ hởi phấn khởi sảng lúc nào cũng nhảm và nhàm.



Tình hình sức khỏe và thông tin mới nhất về tù nhân lương tâm Nguyễn Đặng Minh Mẫn










Trích: "Đọc Hồi ký Một Người Mất Ngày Tháng của nhà văn Nhã Ca" của tác giả Trần Anh Tuấn







Nhớ về một nhân sĩ miền Nam: Trần văn Hương







À Ra Thế! Hết Chối !







Chê Cali - Tác giả Huỳnh Ngọc Chênh







Nguyễn Phú Trọng "Nam tiến đốt lò" và tình cảnh "anh Ba", "anh Hai"- Tác giả Phạm Chí Dũng




Từ Nguyễn Hữu Tín đến Nguyễn Thành Tài
Một sự trùng hợp có phần kỳ lạ đã xảy ra trong chiến dịch ‘đốt lò’ và giai đoạn 3 ‘Nam tiến’ của Nguyễn Phú Trọng. Ngày 8 tháng Mười Hai năm 2018, thêm một ‘đệ ruột’ của ‘bố già’ Lê Thanh Hải là cựu phó chủ tịch thường trực TP.HCM Nguyễn Thành Tài bị khởi tố và tống giam vì tội danh mà về danh nghĩa là ‘vi phạm quản lý đất đai,’ nhưng thực chất rất có thể Tài đã ‘ăn bẩn’ trong ít nhất việc duyệt bán một khu đất vàng cho doanh nghiệp mà không qua đấu giá.
Đúng một năm trước, cũng vào ngày 8 Tháng Mười Hai, là Đinh La Thăng – quan chức vừa bị mất chức ủy viên bộ chính trị nhưng vẫn còn ghế ủy viên trung ương – đã phải tra tay vào còng mà không thể đi họp lớp cũ ở Ba Vì trong một buổi sáng đẹp trời.
Nếu ‘căn’ theo số mệnh lên voi xuống chó của Đinh La Thăng, Nguyễn Thành Tài và cái ngày 8 Tháng Mười Hai tai nghiệt đó sẽ không thể tránh được triển vọng bị truy tố và phải nhận một bản án, nếu không đến 31 năm tù giam như Thăng, thì chí ít cũng phải một phần ba con số ấy.
Tính đến nay, Nguyễn Thành Tài là cái tên thứ hai sau một quan chức đồng cấp khác – cựu phó chủ tịch TP.HCM Nguyễn Hữu Tín – mà đã khiến ‘Anh Hai Nhựt’ (Lê Thanh Hải) mất đứt hai ‘đệ ruột’.
Ngày 19/11/2018, Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Hữu Tín về hành vi Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Trước đó vào ngày 18/9/2018, ông Tín đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố vụ án hình sự, nhưng chưa bị bắt mà ‘tại ngoại hầu tra’.
Như vậy, Nguyễn Hữu Tín đã bị khởi tố thêm tội danh – một tín hiệu rất quan trọng cho thấy vụ án của ông ta và những quan chức đồng phạm không chìm xuồng mà sẽ mở rộng và phát triển với khung án tù giam có thể tương đương với mức án tù ban đầu của Vũ ‘Nhôm’ là khoảng một chục năm.
Từ khi Lê Thanh Hải còn tại vị như một ‘bố già’ ở Sài Gòn và kể cả sau khi ‘Anh Hai’ mất chức bí thư thành ủy TP.HCM vào cuối năm 2015, Nguyễn Hữu Tín được rất nhiều dư luận xem là ‘đệ ruột’ của ông Hải. Tuy không được đánh giá có tài sản cá nhân ‘mập’ như Lê Thanh Hải, nhưng Nguyễn Hữu Tín cũng được xem là một trong những quan chức giàu có đến độ có thể chẳng nhớ nổi nhà đất và kim ngân của mình tích góp hay vơ vét được từ những phi vụ nào.
Một dấu hỏi lớn bật ra. Vì sao đã bị khởi tố từ ngày 18/9 nhưng phải đến hai tháng sau Nguyễn Hữu Tín mới bị bắt, trong khi lẽ ra một quan chức cao cấp ‘ăn bẩn’ và ‘ăn nhiều’ như Tín đã phải tra tay vào còng từ lâu?
Dấu hỏi tương tự có thể khớp vào trường hợp Nguyễn Thành Tài. Bị Thanh tra chính phủ kết luận về hành vi sai phạm liên quan đến khu đất vàng từ giữa năm 2018, nhưng vì sao cho đến nay Tài mới chính thức bị công an bắt?
‘Anh Ba’
Không biết vô tình hay hữu ý, hai vụ Bộ Công an bắt Nguyễn Hữu Tín và Nguyễn Thành Tài lại xảy ra chỉ ít ngày sau cái chết đột ngột và đầy nghi vấn của chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Bằng chứng rõ nhất để củng cố cho giả thiết ‘biến động quyền lực và hồi tố thời hậu Quang’ là vụ Trần Bắc Hà đã bị bắt tại Campuchia.
Cho tới nay, ‘Anh Ba X’ Nguyễn Tấn Dũng đã bị mất hai ‘tướng’ rất đắc lực là Trầm Bê và Trần Bắc Hà.
So với Trầm Bê, Trần Bắc Hà có ‘giá’ hơn, bởi nếu Trầm Bê chỉ là một đại gia ngân hàng và mang bản tính khá hiền khi chịu bỏ khá nhiều tiền xây chùa chiền và làm công đức, thì Trần Bắc Hà lại là một tay tài phiệt lưu manh theo đúng nghĩa, thao túng giới ngân hàng và doanh nghiệp theo dạng côn đồ, thậm chí Hà còn ngông cuồng đến mức dám cho tay chân ‘thỉnh,’ mà thực chất là hành vi ăn cướp, một tượng phật 500 năm tuổi trong một ngôi chùa ở Lào để mang về Việt Nam.
Không chỉ có thế, Trần Bắc Hà còn thao túng cả chính giới Việt Nam, qua mặt nhiều quan chức cấp ủy viên trung ương và cả ủy viên bộ chính trị, để Hà được xem là ‘dưới một người (Nguyễn Tấn Dũng) nhưng trên vạn người’. Trần Bắc Hà được cho là tay hòm chìa khóa của gia đình Nguyễn Tấn Dũng.
Cộng với những đồn đoán về mối quan hệ được xem là ‘hữu cơ’ giữa Trần Đại Quang và Nguyễn Tấn Dũng, vụ bắt Trần Bắc Hà đã chuyển một thông điệp lớn đến trước cửa nhà ‘Anh Ba X’: cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không hề an toàn. Hơi nóng hầm hập của ‘lò’ cứ ngày lại ngày càng làm đinh ốc cửa nhà ông Dũng muốn bật tung ra.
Vào năm 2017 và lan sang cả năm 2018, có hai cái tên trong gia đình Nguyễn Tấn Dũng đã bị ‘điểm danh’ là Nguyễn Thanh Phượng (Ngân hàng Bản Việt) và Nguyễn Thanh Nghị (Bí thư tỉnh Kiên Giang). Chỉ chưa biết là đến khi nào hai quan chức này bị ‘lên thớt’.
Vào Tháng Mười Hai năm 2018, cùng với tin ngoài lề về vụ hai vợ chồng Tất Thành Cang – Phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM và là ‘đệ ruột’ giá trị nhất được Lê Thanh Hải cài cắm trong cơ quan này – kéo nhau ra một tòa án địa phương để ly hôn, người ta cũng chứng kiến một động tác được xem là ‘tẩu tán tài sản’ khi Công ty chứng khoán Bản Việt của Nguyễn Thanh Phượng thoái toàn bộ vốn khỏi Công ty Savimex.
‘Anh Hai’
Khá tương đồng với tình cảnh của Nguyễn Tấn Dũng, Lê Thanh Hải đã mất hai thủ hạ thân tín là Nguyễn Hữu Tín và Nguyễn Thành Tài.
Với việc những đàn em của Lê Thanh Hải là Nguyễn Hữu Tín và Nguyễn Thành Tài bị bắt, Tất Thành Cang có thể bị bắt, số phận Lê Thanh Hải “gia tộc Lê Thanh Hải” đang lộ ra những dấu hiệu khá rõ về sự sụp đổ trong một ngày không còn xa nữa, để cá nhân Lê Thanh Hải gần như chắc chắn phải được kết thúc như một công đoạn đầu tiên để dẫn tới cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng.
Chưa kể hàng loạt thân nhân của Lê Thanh Hải bị ‘điểm danh’.
Kẻ đầu tiên trong ‘gia tộc Lê Thanh Hải’ bị đảng ‘làm lông’ là Lê Tấn Hùng – Tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (SAGRI) và là em ruột của Lê Thanh Hải. Vào tháng Ba năm 2018, Thanh tra TP.HCM bất chợt công bố kết luận thanh tra về việc Lê Tấn Hùng đã “chi khống 13,3 tỉ đồng” – một dấu hiệu hầu như chắc chắn là nếu không ‘biết điều’, Lê Tấn Hùng sẽ đi thẳng vào nhà giam.
Chỉ 5 ngày sau vụ Lê Tấn Hùng, đến lượt con trai cựu bí thư Lê Thanh Hải là ông Lê Trương Hải Hiếu – Thành ủy viên, Phó Bí thư quận ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 12 – bị Ủy ban Kiểm tra thành ủy TP.HCM công khai thi hành kỷ luật. Theo đó, ông Lê Trương Hải Hiếu “đã vi phạm trong việc có quan hệ tình cảm với một phụ nữ và có con chung nhưng chậm báo cáo với tổ chức”. Ban Thường vụ Quận ủy Quận 12 đã quyết định kỷ luật ông Lê Trương Hải Hiếu bằng hình thức khiển trách.
Ngày 20 tháng Mười Một năm 2018, ‘báo đảng’ Thanh Niên đăng bài về Học viện Cán bộ TP.HCM và Trương Thị Hiền như một cách ‘tôn vinh’ Ngày nhà giáo Việt Nam. “Có dấu hiệu ‘thông đồng’ gói thầu hàng trăm tỉ tại Học viện Cán bộ TP.HCM” – báo Thanh Niên giật tít như thế và còn chú thích rằng bà Trương Thị Hiền là phu nhân của cựu ủy viên bộ chính trị, cựu bí thư thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải. Tuy nhiên, sau đó đoạn chú thích này đã biến mất, còn tựa đề được đổi thành “Hủy bỏ kết quả đấu thầu tại Học viện Cán bộ TP.HCM”.
Với trường hợp Trương Thị Hiền, cho đến nay đảng đã đụng chạm đến hầu hết những người thân của Lê Thanh Hải, thít chặt hơn nữa vòng vây đối với cựu quan chức cao cấp có tục danh ‘Hải Heo’.
Lê Thanh Hải từng được một số dư luận đồn đoán là “một trong những quan chức cộng sản giàu nhất Việt Nam”. Đặc biệt là mối quan hệ “đặc biệt” giữa ông Hải và bà Trương Mỹ Lan của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Lê Thanh Hải cũng từ lâu bị xem là ‘tội phạm’ ghê gớm trong vụ ‘ăn đất’ Thủ Thiêm mà đã đẩy hàng chục ngàn gia đình ở khu vực này vào cảnh bị cướp đất, màn trời chiếu đất và bị biến thành dân oan đất đai bất đắc dĩ, hàng chục năm trời rồng rắn kéo nhau đi khiếu nại tố cáo từ Nam chí Bắc.
‘Kỷ niệm’ ngày 8 Tháng Mười Hai?
Vào thời gian này và đặc biệt sau cái chết của Trần Đại Quang, những nước cờ tuần tự và có vẻ khá chắc chắn của Nguyễn Phú Trọng đang áp sát cựu bí thư Lê Thanh Hải, tương tự những nước đi của ông Trọng đối với “gia tộc Nguyễn Tấn Dũng”.
Chỉ sau sự kiện ‘chủ tịch nước Trần Đại Quang chẳng may qua đời dù đã được tận tình cứu chữa,’ hàng loạt vụ việc mà trước đó tưởng như bế tắc và chìm xuồng như vụ Nguyễn Hữu Tín – Phó chủ tịch TP.HCM, vụ ‘thế lực và đường dây nào bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài,’ và mới đây nhất là vụ Trần Bắc Hà, mới được hồi tố. Nguyễn Hữu Tín chính thức bị bắt rồi người đầu tiên trong ‘đường dây Trịnh Xuân Thanh’ là Đường Hùng Cường cũng vừa bị bắt, còn bây giờ là Trần Bắc Hà và Nguyễn Thành Tài.
Đã rất rõ là bàn cờ giai đoạn 3 của ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng đang đánh thẳng vào Sài Gòn, trước khi tiến tới một số tỉnh thành miền Tây Nam Bộ. Giai đoạn này có thể sâu hiểm nhất, sắt máu nhất, kể cả tàn nhẫn nhất kể từ đầu chiến dịch ‘đốt lò’. Nhiều quan chức Nam Bộ sẽ chính thức vào ‘lò’ và làm ‘bạn chăn kiến’ với Đinh La Thăng.
Không loại trừ khả năng chính Nguyễn Phú Trọng, một thâm nho Bắc Hà, đã chọn ngày 8 Tháng Mười Hai năm 2018 cho bắt Nguyễn Thành Tài để ‘kỷ niệm’ ngày bắt Đinh La Thăng và như một hàm ý: lịch sử lặp lại vụ Đinh La Thăng và mở màn cho một giai đoạn ‘đốt lò’ nóng bỏng mới.
 
 

Sơn Túi Đỏ hát KHI ĐẤT NƯỚC LÂM NGUY







VN Tuần Qua, 15/12/2018







Thú vị những bài hát dự thi Viet Song Contest 2018








Thân nhân của tù nhân lương tâm Hội Anh Em Dân Chủ gặp gỡ với Đại sứ quán Mỹ







Bị Việt Nam truy nã vì ‘nói xấu chế độ’ trên Facebook







Người H’mong ở Nghệ An bị ép bỏ đạo Tin Lành







Quảng trường Quốc gia – điểm du lịch trứ danh của thủ đô Mỹ







Giáng sinh đến, du lịch phát triển mạnh tại Bethlehem







Hoa hậu Mỹ chế nhạo trình độ Anh ngữ của Hoa hậu Việt Nam







Trí tuệ nhân tạo cải tiến điều trị ung thư







Cá nóc Nhật: Rất ngon...nhưng cũng rất nguy hiểm







Dùng tảo làm sạch nước và năng lượng







"Đàn ông Nam Hàn thích phụ nữ Việt"







Tài xế phản đối BOT An Sương - An Lạc vì thu phí lố hơn 31 tháng







Làm loan: Thương binh csvn đẩy cửa Liên đoàn bóng đá VN







Những phận đời vùi chôn tương lai nơi bãi rác







Đà Nẵng: Ngập lụt lỗi do quy hoạch







Brexit và biểu tình tại Pháp







"Mẹ ơi, đừng giết con"





Anh "sung" Em "sướng" nhớ con !



Tâm tình với Ls Võ An Đôn






Hôm 4/12, Luật sư Võ An Đôn thông báo ông đã nộp đơn khởi kiện ông Lê Thành Long, Bộ trưởng Tư pháp, yêu cầu Tòa án tỉnh Phú Yên hủy bỏ quyết định giải quyết khiếu nại và trả lại quyền hành nghề luật sư cho ông.

Quyết định này được đưa ra sau khi Bộ Tư pháp bác toàn bộ nội dung khiếu nại của ông Võ An Đôn về việc bị xóa tên khỏi đoàn luật sư tỉnh này, theo báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh.
Hôm 13/12, trả lời BBC từ Phú Yên, Luật sư Võ An Đôn nói: "Đến nay đã nửa tháng từ ngày tôi nộp đơn kiện bộ trưởng Tư pháp nhưng tôi chưa nhận được phản hồi, dù theo luật thì tòa án phải trả lời trong 5 ngày."

"Dựa vào thực tế của nghề luật ở Việt Nam, tôi tự biết khả năng mình thắng kiện trong vụ này không bao giờ xảy ra, vì tòa không thể nào bác quyết định của bộ trưởng."

"Từ trước đến nay đã có một số luật sư bị tước thẻ hành nghề nhưng chưa có ai đi kiện."

"Tôi muốn là người đầu tiên đi kiện bộ trưởng Tư pháp là để cho người dân biết bộ mặt thật của luật pháp Việt Nam."

"Bên cạnh đó, tôi muốn giới lãnh đạo Liên đoàn Luật sư và Bộ Tư pháp phải dè chừng khi treo thẻ một người mà không có căn cứ nếu không muốn bị kiện tiếp."

"Tôi cũng nghĩ đến khả năng mình bị tước thẻ mãi mãi nhưng sẽ vẫn chiến đấu cho vụ này."

Cuộc sống sau khi bị tước thẻ

Luật sư Võ An Đôn cũng nói với BBC: "Sau khi bị tước thẻ, tôi vẫn cố gắng tư vấn pháp luật cho người dân trong một số vụ án dân sự."

"Ngoài ra, tôi mưu sinh bằng việc làm nông, làm vườn, chăn nuôi để nuôi vợ và ba con từ 2 đến 7 tuổi."

"Nói chung là giống như bất kỳ người dân nông thôn nào khác ở Việt Nam."

"Người ta sống được thì mình sống được, dù trước khi có thu nhập ổn định thì mình đỡ hơn, còn nay thì phải tính toán mọi khoản chi tiêu trong nhà kỹ hơn."

Trả lời câu hỏi của BBC về việc luật sư ở Việt Nam có nên bày tỏ chính kiến, và nếu có thì phải chuẩn bị tâm lý thế nào và sẽ gặp những rủi ro gì về nghề nghiệp, ông Đôn đáp:

"Theo tôi là luật sư thì phải biết bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề của xã hội. Vì hơn ai hết, luật sư được xem là thành phần tri thức, khi thấy những hiện tượng tiêu cực, bất công, vi phạm pháp luật, trái đạo đức thì mình phải có nghĩa vụ lên tiếng, để mọi người biết đâu là đúng, đâu là sai."

"Luật pháp và chính trị được ví như hình với bóng, làm luật sư nghĩa là làm chính trị mà không dám bày tỏ chính kiến của mình, làm ngơ với các tiêu cực xã hội, chỉ biết kiếm tiền làm giàu cho bản thân, thì thật là hổ thẹn với lương tâm và với mọi người."

"Luật sư Việt Nam muốn bày tỏ chính kiến thì phải chuẩn bị tâm lý vững vàng, với những rủi ro thường gặp phải sau đây: bị an ninh thường xuyên theo dõi, bị tước thẻ luật sư, bị đi tù."

"Tôi rất muốn các con của tôi sau này lớn lên thì sẽ theo nghề luật, vì nghề luật là nghề tôi đam mê từ thuở nhỏ. Hơn nữa, nghề luật giúp người học hiểu biết về pháp luật, mà pháp luật thì điều chỉnh tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.''

"Người học luật có kiến thức tổng quát rộng, họ biết cách xử sự trong cuộc sống hàng ngày, biết đâu là đúng, đâu là sai nên hành vi của họ rất chuẩn mực."

"Mình làm nghề luật thì có điều kiện giúp người khác về mặt pháp lý và đấu tranh cho sự công bằng của xã hội, để xã hội ngày càng tiến bộ, văn minh hơn."

Báo Pháp Luật hồi tháng 11/2108 viết:

"Trong sáu clip trả lời phỏng vấn của người có tên là Thanh Tâm trên tài khoản Facebook "Thanh Tâm Nguyễn", ông Đôn đã nhân danh giới luật sư có nhiều phát biểu, trả lời phỏng vấn với nội dung không đúng sự thật, suy diễn chủ quan, nói xấu thể chế chính trị. Bộ Tư pháp cho rằng những phát biểu của ông Đôn trong những clip này đã phủ nhận giá trị, vai trò của hệ thống pháp luật và hoạt động tố tụng Việt Nam; phủ nhận vị trí, vai trò của nghề luật sư và đội ngũ luật sư Việt Nam. Ông Đôn không đưa ra được các bằng chứng để chứng minh cho các nội dung đã nói."

Hồi tháng 11/2017, báo Việt Nam dẫn lời đại diện Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên giải thích quyết định tước thẻ luật sư là vì ông Đôn "lợi dụng quyền tự do ngôn luận, có nhiều bài viết, phát ngôn, trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài mang tính bịa đặt, nói xấu luật sư, các cơ quan tố tụng, Đảng, Nhà nước Việt Nam nhằm mục đích kích động, tuyên truyền, xuyên tạc, không đúng sự thật, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư Việt Nam".



Google Search Algorithm







Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

Trung Cộng - Vạn lý nợ nần!







"Giữa hai lằn đạn": Ts. Mai Thanh Truyết đối đầu Ts Nguyễn Nhã







La đà như Venezuela







Liên Khúc Mùa Xuân Ơi







Những chuyện động trời tạị khu người Việt ở Warsaw, Ba Lan







Lịch sử của ca khúc bất hủ Silent Night







Roberta Flack - Killing Me Softly With His Song







Roberta Flack - First Time Ever I Saw Your Face







Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Hòang Oanh hát Gió Hiền, nhạc Y Vân và Xuân Lôi







Mai Hương hát Thuyền Viễn Xứ, nhạc Phạm Duy







Phỏng vấn ca sĩ Mai Hương







Lâm Lễ Trinh phỏng vấn ông Đào Quang Hiển, cựu giám đốc An Ninh và Cành Sát Miền Trung trước khi cuộc đảo chính 1/11/1963 xảy ra.







Trump, Nancy Pelosi, and Chuck Schumer: heated debate over border wall







Thái Thanh hát Đường Chiều Lá Rụng, nhạc Phạm Duy







Một giai đoạn lịch sử thời cụ Petrus Ký (1837-1898)







Bài toán tái võ trang của Nhật Bản







Nhạc Giáng Sinh Sơn Ca 3







Bài toán Kinh tế của Canada







Mẹ Nấm và phóng sự "Nhân Vật Của Năm 2018" của Time



"Nhân Vật của Năm - Những Người Bảo Vệ và Cuộc Chiến cho Sự thật" (Person of the Year - The Guardians and The War on Truth) đã được Tạp chí Time thực hiện trong nhiều tuần. Bên cạnh những nhà báo tiêu biểu như Jamal Khashoggi (Ả Rập), Maria Ressa (Philippine), Wa Lone và Kyaw Soe Oo (Miến Điện), các phóng viên của Capital Gazette (Hoa Kỳ) là những "Guardians" từ nhiều quốc gia - trong đó có Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh của Việt Nam. 
 
Phần dành cho Mẹ Nấm được Time thực hiện vào giai đoạn cuối của phóng sự này tại thành phố New York sau khi blogger này được tự do và đến Hoa Kỳ. Tạp chí Time đã gửi một đội phóng viên, nhiếp ảnh và chuyên viên kỹ thuật để thực hiện phần dành cho blogger Mẹ Nấm.



Đường Văn Cao - Tác giả Tưởng Năng Tiến



"Tháng trước, nhân dịp kỷ niệm 95 năm sinh nhật của nhạc sỹ Văn Cao (15/11/1923 – 15/11/2018) nhà văn Đặng Văn Sinh đã chịu khó viết lại vài đoạn (“ghi chép vụn”) của bạn đồng nghiệp Hoàng Minh Tường, trên trang FB của ông:

Có chuyện này về cụ Văn Cao, chỉ mình hai bố con tôi chứng kiến – Long Bụi kể – Ấy là cái năm Hội Nhà văn hay Nhạc sỹ Hunggari có giấy mời đích danh Văn Cao sang chơi hay hội thảo gì đó. Tổ chức không muốn cho Văn Cao đi, vì ông thuộc diện văn nghệ sỹ bất hảo, nhưng chưa tìm ra cớ gì ngăn cản. Tối ấy, tôi lai bố Lê Chính cùng bác Văn Cao đi đâu đó. Đến ngã tư Trần Nhân Tông – Mai Hắc Đế, bỗng thấy hai thằng du côn tự nhiên xô vào xe bác Văn, rồi chửi ông và đánh ông túi bụi. Khi ấy tôi đã là một thầy dạy võ, có lò võ riêng. Điên tiết, tôi xông đến, giằng hai thằng côn đồ ra, định dạy cho chúng một bài học. Thấy tôi ra đòn, biết gặp cao thủ, chúng bí quá, liền dí tấm thẻ đỏ vào mặt tôi: “Mày không biết chúng bố là ai, hả? Xéo đi cho các bố làm việc.”

Long Bụi cùng bố vợ, hoạ sỹ Lê Chính, đau đớn đưa nhạc sỹ Văn Cao về nhà phục thuốc. Thế là chuyến đi Hunggari ấy của Văn Cao không thành.

Đọc lại trang ghi chép trên, buồn đến mấy ngày.

Vốn bản tính nông nổi nên tôi không “buồn đến mấy ngày” mà chỉ hơi lăn tăn vài phút, thế thôi, rồi lại khúc khích cười ngay khi chợt nhớ đến một mẩu đối thoại (thú vị) trong trí tưởng của một người cầm bút khác:

“Tôi thỉnh thoảng dạo phố vẫn hay dừng lại nhìn lên một tên phố mà chuyện trò lặng lẽ với con người ngồi ở trên cái bảng sắt tây dó. Để nghe anh ta giãi bày. Và cũng để anh ta đừng tưởng bở.

Thí dụ Văn Cao, ngày hai lượt ra trung tâm thành phố và về Cầu Giấy, tôi từng có lần hỏi anh: Cậu khỏe không? … Bây giờ ở trên cao này có thấy sao không?” Thì Văn Cao bảo tôi:
“Tao làm nhạc, làm thơ, vẽ, ai hay nay làm diễn viên lên sân khấu đóng vai kịch ca ngợi đảng trọng hiền tài. Mày với tao sống trong cái chăn toàn rận này, mày lạ đ. gì nữa.” (Trần Đĩnh. Đèn Cù II. Westminster, CA: Người Việt, 2014)."


Một chuyện rất bình thường - Tác giả Lê Thiệp


 
Sau vài lần, tôi biết ông từ một thị trấn nhỏ ở phía nam lái xe gần bốn tiếng để chỉ ăn một tô phở, chạy loăng quăng một hồi rồi lái về. Đều đều cứ khoảng một tháng lại thấy ông, lần nào cũng một tô chín gầu và một ly cà phê đen không đường. Ngày một ngày hai, câu chuyện thành hình dần dần, một câu chuyện rất bình thường:
 
Tôi bị đi tù cải tạo như bất cứ sĩ quan VNCH nào. Ngày tan tác, tôi đeo trung úy, đi bộ thất thểu từ Cầu Xa Lộ về nhà, vai vẫn khoác khẩu M16, khẩu Colt nhét phía trong tay áo. Lính Bắc Việt đi xe GMC nhìn tôi chả thèm nói năng. Tôi nhìn họ ngỡ ngàng. Về đến nhà, vợ tôi sợ xanh mặt, lôi tôi vào trong bắt thay ngay bộ đồ nhà binh, hai khẩu súng thì đem ra quăng đại bên đường. Đời binh nghiệp của tôi kết thúc đột ngột và giản dị như vậy.
 
Cuộc sống tù đầy cũng chả có gì khác những anh em đồng cảnh ngộ. Tôi đi trình diện ở trường Gia Long tưởng chỉ đi học tập cải tạo dăm bữa nửa tháng nhưng đến tận đầu 1981 tôi mới được thả. Vâng, có gì để nói đâu. Anh em đã nói ra cả, sách vở viết về tù cải tạo dễ có đến trăm quyển, ông cứ mở quyển nào cũng được, đọc sẽ rõ.
 
Cái may mắn là vừa đi tù về, tôi được ông bạn thân đang tổ chức vượt biên cho đi chùa. Cái ơn này rất lớn chả cần phải nói nhiều.
 
Tôi ở trại tỵ nạn hơn một năm thì được một nhà thờ Lutheran nhận bảo trợ.
 
Tôi đến Mỹ, hai ngày sau bắt đầu đi làm. Tôi không biết gì về Welfare, và nhà thờ không đề cập gì đến trợ cấp xã hội. Họ giúp tôi đủ thứ, nhất là cố thu xếp để tôi và nhà tôi có việc làm. Ông cũng biết, thôi thì đủ thứ việc.
 
Việc đầu tiên là đi sơn bánh xe. Cái bánh xe Mỹ dựng lên dễ cao đến gần ngang ngực. Tôi sơn trắng hai cái vành, công việc xem ra dễ. Phải cái nó to quá nặng quá, tôi vần chưa nổi, làm sao được như ông đồng nghiệp Mỹ đen hai tay nhẹ nhàng bê cả cái bánh quăng vào một xó? Tối về tôi đau như dần, các bắp thịt cứng lại.
 
Tôi đổi hết việc này đến việc khác cho đến khi thi đậu vào Sở Bưu điện. Tôi làm bưu điện nay là hơn mười tám năm rồi.
 
Vợ tôi đi làm ở siêu thị Food Lions từ ngày đầu, bắt đầu bằng việc lựa rau hư, rau thối vứt sang một bên. Ấy vậy mà bây giờ bà ấy là supervisor, công việc nhàn ra phết.
 
Tôi kể ông nghe về Noel đầu ở Mỹ. Tôi không đi chùa nhưng trên nguyên tắc, tôi tự coi là Phật tử. Mẹ tôi là Phật tử thuần thành, giờ này bà vẫn ở Việt Nam, làm công quả cho một ngôi chùa nhỏ ở Phú Bình. Tôi bảo trợ nhưng bà không đi, nói ở đâu cũng thế. Bà quen chay tịnh ở chùa, ở Việt Nam phải hơn. Vốn tự coi là Phật tử, tôi không có thói quen ăn lễ Giáng Sinh. Năm đầu tiên ở Mỹ, vợ chồng con cái tôi vẫn còn hoang mang trước cuộc sống mới. Hai đứa nhỏ học tiểu học có xe buýt đưa đi đón về, đã bập bẹ nói được tiếng Anh.
 
Buổi chiều 24 năm đó, tôi được về sớm, đang tính kho một ít cá thì có tiếng gõ cửa. Mở ra thì thật ngạc nhiên. Hai cô giáo và cỡ gần ba chục đứa nhỏ đứng đó với gói lớn gói nhỏ.
 
Vợ chồng tôi ngạc nhiên. Mọi người cười nói tiến vào căn apartment dựng cây thông lên, chăng đèn, bày quà tùm lum. Vâng thưa ông, chả là khi cô giáo hỏi, các con tôi nói nhà tôi không có quà, không có cây Giáng Sinh, không nấu gì để mừng sinh nhật Chúa.
 
Có nghĩa là rất nghèo.
 
Hai cô giáo từ tâm bèn gọi điện thoại tới các phụ huynh và tổ chức “ủy lạo” gia đình tôi.
 
Sau cái kinh nghiệm đó, dù là Phật tử - vâng, nay tôi đã quy y, pháp danh Thiện Tâm - hễ cứ đến Giáng Sinh là tôi đi tậu một cây thông về, bày giữa nhà, lôi mấy cái hộp không ra, gói giấy xanh xanh đỏ đỏ bày ở góc. Lại còn cẩn thận dặn hai đứa nhỏ phải trình với cô giáo rằng nhà mình có cây thông đẹp lắm. Tôi cũng quyết định sống sao cho hội nhập với dòng sống mới, ráng trở thành một người như mọi người chung quanh.
 
Ông bảo là Mỹ hóa? Vâng, thì cứ gọi thế đi. Tôi thì chỉ nghĩ sống sao cho giống họ. Thế thôi.
 
Tôi bắt đầu cuộc cách mạng bằng ngôn ngữ. Tôi và nhà tôi bắt đầu nói với con cái bằng tiếng Anh vì sợ con mình cứ nói tiếng Việt mãi thì đến bao giờ mới giỏi tiếng Anh? Ông có biết sao không? Tôi chợt nhận ra rằng vợ tôi giỏi tiếng Anh hơn tôi.
 
Tôi tuyệt giao với người Việt. Có nhiều lý do lắm, ông ạ. Nơi đây hồi nào có hơn chục gia đình người Việt. Mới đầu thì thân nhau nhưng dần dần có xích mích, có kèn cựa, lời ong tiếng ve. Lại như họ không thích chúng tôi nên tôi lờ luôn.
 
Tôi bắt đầu không ăn cơm đều nữa. Món Mỹ tiện, dễ nấu và bổ dưỡng hơn. Thỉnh thoảng xót ruột lắm tôi ăn mì gói và cả tháng nhà tôi mới nấu cơm một lần. Các con tôi lần nào về đúng hôm có cơm Việt Nam, nó kêu hôi ầm ĩ.
 
Tôi xem Tivi rất chăm chỉ, và nghe nhạc Rock nhạc Jazz... Vâng ông nói cũng phải. Jazz khó nghe, không phải ai cũng thích. Tôi cũng đâu có thích nhưng vẫn phải nghe.
 
Rồi tôi để ý đến football. Cái khoản thể thao dễ nên tôi theo dõi kỹ để có thể nói chuyện với hàng xóm, với người đồng sở. Câu chuyện thời tiết xong thì biết gì để nói ngoài chuyện football, baseball...? Nó cho mình cái cảm tưởng gần gũi người chung quanh, nói cái tiếng nói của họ, vui cái vui của họ, cảm cái cảm của họ.
 
Tôi thi được vào sở bưu điện và cuộc sống mỗi lúc một thăng hoa. Các con tôi mỗi ngày một lớn và tôi hãnh diện thấy chúng hoàn toàn là người Mỹ, từ cách ăn uống đến cách suy nghĩ.
 
Căn nhà chúng tôi mua ở khu khá, toàn Mỹ trắng, không rào dậu, cỏ xanh mát. Tôi đang hoàn thành giấc mơ ấp ủ từ lâu. Tôi ngửng cao mặt, hãnh tiến. Tôi thấy sao Việt Nam mình nhiều thói xấu thế. Ông hỏi, tôi không tiện trả lời nhưng ông cứ kiếm Người Trung Quốc Xấu Xí hay Tổ Quốc Ăn Năn đọc thì biết hết. Hồi đó tôi suy nghĩ như hai tác giả của những cuốn sách đó.
 
Cảm ơn ông hỏi về mấy đứa nhỏ. Chúng là Mỹ, là con Mỹ, sống đời sống của chúng. Đứa lớn có vợ Mễ sống ở Dallas, đứa con gái ở tận Chicago có hai con với đời chồng trước, nay đang ở với boyfriend.
 
Như ông đã rõ, vì cái Noel đầu tiên được ủy lạo, tôi đã nguyện đổi đời, cho đến một hôm mùa hè mấy năm trước. Trời hôm đó thật đẹp, tôi sắp xếp lại mấy cái thùng gỗ và một gói giấy lòi ra. Trong đó, tôi còn giữ được cái thẻ Quân Nhân.
 
Tôi bắc ghế ra cửa ngồi, cầm chai Bud với cái thẻ. Trông tôi hồi đó trẻ quá. Người hàng xóm lui cui cắt cỏ dơ tay hello. Tôi nhìn ông ta. Chúng tôi là hàng xóm nhưng chưa bước chân vào nhà nhau, chưa bao giờ vay mượn nhau cái gì. Có nói chuyện cũng là đứng ở đất nhà mình nói chõ sang.
 
Tôi chợt thấy mình xa lạ. Tôi chợt thấy mình không thể giống cái ông Mỹ to dềnh dàng lúc nào cũng “Isn’t it good.” Tôi chợt nhớ đến ông Đồng hàng xóm Việt Nam, khi nào tôi đi hành quân về phép cũng lôi tôi sang nhậu cho bằng được.
 
Tôi nhìn cái Thẻ Quân Nhân có ba sọc đỏ và nhớ ra lúc này đi đâu tôi phải dùng driver license. Hai cái đều là căn cước nhưng cái nào mới thực sự là căn cước của tôi?
 
Cuối tuần đó tôi lái xe lên đây, vào tiệm này ăn phở. Có dễ đến hơn chục năm tôi mới lại vừa ăn phở vừa nghe Lệ Thu hát Đêm Đông. Tôi nghe tiếng Việt lao xao quanh mình. Tôi thấy một ông ngồi bàn bên kia cầm cái tăm xỉa răng tỉnh queo. Tôi thấy một ông khác đứng lên không đẩy cái ghế lại chỗ cũ. Tôi nhìn thấy cái vệt nước mắm đọng muối trắng nơi cái vòi. Tôi không thấy chướng ông ạ. Thế mới lạ. Lúc về tôi lượm một lô báo biếu. Tôi đọc hết, kể cả những tin hội đoàn chia hai phe bôi tro trát trấu nhau, hoặc tin đang có một chính phủ lưu vong được thành lập ở Cali. Tôi đọc tuốt và tối đó tôi ngủ ngon.
 
Vâng. Nay tôi không uống được cà phê tan ngay mà phải cà phê phin đen nóng giống như ngày xưa uống cà phê của bà Thái Chi. Ồ, ông cũng uống ở đó à? Bà ấy vẫn còn sống? Ước gì giờ này được ngồi ở cái đẩu trong quán bé tí tẹo của bà Chi; nhâm nhi ly cà phê đen đặc quánh. Vâng, năm nay trời ấm quá, gần Noel rồi mà cứ như mùa Xuân. Ồ, tôi không dựng cây Noel từ mấy năm rồi. Ừ nhỉ, tại sao năm nay tôi lại không đi kiếm một cây thông về cho ấm cúng, cho nhớ lại cây thông đầu tiên trên đất Mỹ?
 
 

Nước biếu không, nhưng nhà bán!



Sau Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, người Trung Quốc bắt đầu ồ ạt tiến vào Sài Gòn mua nhà đất với tốc độ tăng cao, hơn cả dân trong nước.

Chỉ trong chín tháng đầu năm 2018, người Tàu vươn lên dẫn đầu thị trường người ngoại quốc mua nhà ở thành phố Sài Gòn, dù trước đó Tàu không nằm trong năm vị trí đầu tiên. Đây là số liệu được Công Ty Nghiên Cứu Thị Trường CBRE (Công Ty CBRE) công bố tại hội thảo “Bất động sản – Động lực tăng trưởng mới,” được Forbes Việt Nam tổ chức chiều 10 Tháng Mười Hai, 2018, tại Sài Gòn.

Báo Zing dẫn nhận định của Công Ty CBRE cho hay, đây là chuyển biến rõ nét kể từ năm 2015 khi chính quyền csvn quy định cho phép người ngoại quốc được mua 30% số lượng đơn vị nhà ở trong các dự án bất động sản tại Việt Nam có hiệu lực.

Thống kê lượng giao dịch qua CBRE cho thấy, nếu như sáu tháng đầu năm 2017, nhà đầu tư nội địa chiếm 79% giao dịch trên thị trường căn cư xá thì sau một năm đã khác hẳn.

Cụ thể, lượng người Việt Nam mua nhà chiếm khoảng 24% các giao dịch trên thị trường, trong khi từ không có mặt trong Top 5 dẫn đầu thị trường vào năm 2017 (chỉ 4%), người Tàu đã vươn lên dẫn đầu bảng, chiếm 31% giao dịch mua bán nhà đất trong chín tháng đầu năm 2018.

Trong khi đó, giao dịch của các nhà đầu tư Nam Hàn chỉ chiếm 19% trong nửa đầu năm 2018, tăng gần năm lần so với mức 4% trong nửa đầu năm 2017. Tương tự, giao dịch các nhà đầu tư Hồng Kông chiếm 10%, tăng ba lần so với mức 3% cùng kỳ trước đó.

Bà Dương Thùy Dung, giám đốc cấp cao của CBRE Việt Nam, cho biết: “Nếu hai năm trước, lượng khách đến từ Nam Hàn là đông nhất thì hiện nay, số lượng khách mua từ Tàu, Hồng Kông và Đài Loan đang dẫn đầu về các hoạt động đầu tư. Các nhà đầu tư ngoại quốc tập trung nhiều ở phân khúc căn cư xá cao cấp và bất động sản nghỉ dưỡng, nhiều nhất vẫn là phân khúc căn cư xá cao cấp ở những khu vực trung tâm Sài Gòn.”

Theo chuyên gia CBRE, khách hàng Tàu đại lục, Đài Loan và Hồng Kông tỏ ra ưa chuộng các dự án có quy mô lớn, vị trí trung tâm như Alpha Hill của Alpha King mới mở bán, hay Vinhomes Central Park và Vinhomes Golden River của Tập Đoàn Vingroup.

Trong khi đó, ưu tiên số 1 của người mua Nam Hàn là các dự án tại khu vực Phú Mỹ Hưng, nơi phát triển khu đô thị được quy hoạch tốt, đồng bộ và đặc biệt là hình thành được cộng đồng cư dân đồng hương của họ ở khu vực này.

Trái lại, nhóm khách hàng Âu Mỹ ưa thích phong cách sống biệt lập, thích lựa chọn biệt thự biệt lập, khu căn cư xá riêng tư, diện tích rộng và yên tĩnh như City Garden hoặc các dự án khu vực Thảo Điền, quận 2, Sài Gòn.

Bà Dung cho biết thêm, nếu 2-3 năm trước khách mua nhà thường là người ngoại quốc đến sinh sống và làm việc ở Việt Nam, thì hiện giờ có cả những người đang sinh sống ở ngoại quốc, thậm chí còn chưa từng đặt chân vào Việt Nam cũng tranh nhau mua.

Số lượng người “mua cho thuê” chiếm tỷ lệ rất nhiều. Trong đó, căn cư xá hạng sang số lượng ít nên bán rất chạy, chủ đầu tư cũng mạnh dạn đưa ra mức giá cao, thậm chí có thể lên $9,000 đến $10,000 cho 1 mét vuông.

Theo báo Tuổi Trẻ, anh Abhinav Maheshwari làm việc trong ngành tài chính Hồng Kông kể, cô vợ người Trung Quốc đại lục của anh đã chi 2 triệu đô Hồng Kông (khoảng $254,800) để mua một căn cư xá 87 mét vuông ở quận 2, Sài Gòn.

“Căn cư xá là món đầu tư của chúng tôi. Nếu xét tính ổn định chính trị, chúng tôi cho là Việt Nam có khả năng tăng trưởng như Trung Quốc. Về lâu dài, nó cũng giúp chúng tôi đa dạng hóa đầu tư thay vì giữ đô la Hồng Kông, vốn bị neo vào đồng đô la,” anh Maheshwari giải thích.


Trần Huỳnh Duy Thức tiên đoán được sự bất trắc







Đêm phát giải Viet Song Contest 2018






  



Kết luận của Liên Hiệp Quốc về tra tấn tại Việt Nam







Bánh Baklava từ Macedonia







"Sau khi đựợc cải tạo, thể hiện người có văn hóa"








"Sau trận đấu với Mã Lai, nhiều người chia sẻ đoạn video các cổ động viên Việt Nam nán lại khán đài dọn sạch rác trước khi ra về, rồi khen nức nở về cái gọi là "hành động đẹp" ấy. Vậy hãy thử nhìn sang khán đài nơi các cổ động viên Malaysia xem tại sao họ không nán lại dọn rác như chúng ta? Đơn giản vì khi họ đứng lên thì nơi họ vừa ngồi không hề có rác. Ngay từ đầu, họ đã có ý thức bỏ rác vô bịch và xách theo người để trên đường ra bỏ rác đúng nơi đúng chỗ thì lấy đâu ra rác tại chỗ ngồi để mà phải nán lại dọn.
 
Cũng kiểu hành động ấy, trong trận cầu Việt Nam - Philippines, mxh và các lều báo cũng ca ngợi hành động nán lại dọn rác sau khi trận cầu kết thúc ở điểm xem công cộng tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (thành Hồ). Để rồi sau đó chia phe chửi nhau rằng Nam Kỳ Cẩu tại đường đi bộ Nguyễn Huệ có ý thức văn hóa hơn Bắc Kỳ Chó ở sân Mỹ Đình, cắn nhau loạn cả lên.
 
Chỗ tôi ở, có bà Tây sáng nào cũng dắt chó đi dạo. Bả lững thững đi sau con chó, tay cầm bọc nylon, hễ chó của bả ị ra cục nào là bả dùng bao tay nylon mang theo sẵn, lượm cục đó bỏ vô bịch rồi xách theo, khi đến thùng rác thì bỏ vô. Dĩ nhiên, bà Tây không chờ con chó ị ra rồi mới chạy về nhà lấy đồ hót phân ra dọn để được khen là "hành động đẹp" như các cổ động viên Việt Nam.
 
Tôi dám chắc rằng, 70-80% số rác dưới chân ghế ngồi ấy là do chính các bạn đang có "hành động đẹp" đã xả ra trước đó. Nếu là ở Singapore, bạn không tự giác làm cái gọi là "hành động đẹp" ấy, không chừng còn bị ban tổ chức ách lại bắt lao động vệ sinh công ích toàn bộ sân vận động không chừng, ở đó mà khen nhau.
 
Trước 1975, tại miền Nam đã tồn tại nền kinh tế tự do đúng nghĩa kinh tế thị trường. Bỗng nhiên, có 1 đám ở rừng ra, bắt tất cả phải theo kinh tế tập thể, kinh tế kế hoạch, ngăn sông cấm chợ. Để rồi khi mọi thứ tan nát, sản xuất đình đốn, họ bèn "cởi trói", bèn đổi mới... y như cũ. Vậy là được dân chúng cảm ơn, báo chí ca ngợi lên mây như là đấng sáng tạo vậy.
 
Cái trò ỉa xong trây trét thúi rùm, rồi bỗng một ngày biết ỉa đúng nơi đúng chỗ, ỉa xong biết chùi đít, dội cầu thì có gì đáng phải tung hô như thánh nhân?!!!"
 


Văn hóa "ăn bao bụng" của dân xứ Tàu Cộng







Người thiếu phụ,quả phụ của cố Đại úy Cảnh Sát QG Trần Thiên Thọ Hải ôm cốt chồng đi trong đêm mưa phùn giữa núi rừng Việt Bắc ...







Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

Tàu Cộng xây trường thành đễ tránh thất nghiệp!







Thằng Này Xỏ Lá







Hoa Vi trong Cyber War







Bàn về sự trong sáng của tiếng Việt - Tác giả Nguyễn văn Chương MT







Bà Thái Thị Hạnh, người 'có công' phá nát quận 2







Luật An Ninh Mạng - Máy Chém để sẵn trên đầu dân!







Chính quyền Đà Nẵng "băm nát" Bán đảo Sơn Trà ra sao?







Bánh khoai mì nướng







Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

BÒ NƯỚNG LÁ LỐP







Quản Lý Con Nít ở Mỹ - Tác giả Huỳnh Ngọc Chênh




Tui là một trong ba nhà báo đầu tiên của VN làm khách mời của nước Mỹ vào năm 2001, nghĩa là được Hiệp Chủng Quốc Hoa kỳ mời qua tham quan nước Mỹ.

Nước Mỹ hồi đó vừa bị tấn công vào ngày 11/9 thì 16/9 chúng tôi đã có mặt ở Washington DC, ở New York, rồi sau đó được đưa đi thăm khắp nước Mỹ.

Đi qua nhiều thành phố nước Mỹ, điều gây ấn tượng cho tui nhất lúc đó không phải là những tòa nhà chọc trời, không phải là những trung tâm mua sắm tràn ngập hàng hóa, không phải là hệ thống giao thông hợp lý đến tuyệt vời, mà là, tui không hề thấy bóng dáng một đứa con nít ngoài đường phố, hiếm họa lắm mới thấy một vài đứa trẻ con đi theo bố mẹ sau 4 giờ chiều. Ban đêm lại càng không thấy con nít.
Hỏi ra mới biết, vào giờ đi học từ 7g sáng đến 4 giờ chiều, bất cứ đứa trẻ nào dưới 18 tuổi ló ra đường là bị pu lít bắt ngay. 
Nước Mỹ cưỡng bức giáo dục phổ thông cho toàn thể trẻ em nên giờ đi học không có lý do gì có con nít lang thang ngoài đường. Giờ đó, để một đứa trẻ lang thang ngoài đường thì nhà trường hoặc phụ huynh phải chịu trách nhiệm, phải điều trần với cảnh sát và có khi phải ra tòa.
Ngoài giờ học, từ 4 giờ chiều đến tối, trẻ con dưới 16 tuổi không được phép ra đường nếu không có người lớn đi kèm. Bố mẹ nào để con nít ra đường một mình vào giờ đó là có thể ra tòa.
Tui 17 năm đi dạy học dưới mái trường gọi là XHCN lúc nào cũng nghe khẩu hiệu "Nhà trường, xã hội và gia đình kết hợp quản lý học sinh" nhưng hoàn toàn không hiểu phải kết hợp và quản lý như thế nào. Học sinh của tui đến lớp hay trốn học đi chơi thì có trời mà biết chứ đừng nói nhà trường hay gia đình, còn xã hội thì quên đi. Thời còn đi học phổ thông các bạn trong list của tui bây giờ, chắc không ai không từng "cúp cua" ít nhất vài lần mà gia đình cũng như nhà trường không hề biết. Tui thì quá nhiều lần như thế.
Ở Mỹ thì đừng hòng, một học sinh phổ thông vắng mặt trong giờ học là báo động ngay, giáo viên điện thoại cho phụ huynh, phụ huynh điện thoại cho cảnh sát, cảnh sát về tận nhà tìm hiểu...rồi phát lệnh truy tìm toàn cộng đồng nếu như em đó biến mất không có ở nhà.
Do vậy mà cu cậu nào dưới 18 tuổi lang thang ngoài đường vào giờ học là bị cảnh sát tóm ngay. Nếu cảnh sát không thấy thì bất cứ công dân nào thấy cũng phải có trách nhiệm báo cho cảnh sát.
Đó là chuyện ngoài đường. Còn chuyện trong nhà thì sao? Trẻ em dưới 13 tuổi mà bố mẹ để ở nhà một mình, bị phát hiện, bố mẹ bị truy cứu trách nhiệm. Phim "Home Alone" khi gia đình phát hiện bỏ quên cu cậu Kevin ở nhà một mình liền báo động với cảnh sát, nếu không thì mệt với pháp luật.
Tóm lại, con nít ở Mỹ "khổ" hơn con nít ở VN gấp bội lần, bị cả "hệ thống chính trị" giám sát từ lúc còn trong bào thai cho đến lúc trưởng thành 18 tuổi, không lúc nào chúng được thoát ra khỏi sự "kìm kẹp" của hệ thống đó, và nhờ thế chúng an toàn. Tuy vậy, khi ở nhà, chúng vào phòng riêng, đóng cửa lại thì bố mẹ, nhà trường và xã hội đừng hòng đụng vào sự riêng tư của chúng.
Chuyện phở Cali, tui cho rằng ngon nhất, chẳng qua là cảm xúc chủ quan của cá nhân tui. Cảm xúc thì khỏi bàn cãi, mỗi người mỗi ý, và tùy thuộc vào trạng thái tâm lý cũng như hoàn cảnh khách quan lúc đó của mỗi người. Nhưng chuyện quản lý để có được tất cả các tiệm phở đều văn minh, đều bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm như nhau thì không thể là chuyện cảm tính, nó bắt nguồn từ cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước.

Cũng giống như chuyện quản lý đám con nít ở Mỹ một cách văn minh và hiệu quả nhưng không xúc phạm đến tự do cá nhân và nhân phẩm của các em cũng chỉ xuất phát từ một nhà nước mà quyền lực được kiểm soát theo một thể chế tối ưu cho đến bây giờ chưa thay thế được, thể chế dân chủ.

Nhà cầm quyền Mỹ làm được những chuyện vĩ đại thay đổi vận mệnh thế giới qua việc tham gia vào đệ nhất thế chiến, qua việc tham gia đệ nhị thế chiến cứu Châu Âu thoát khỏi độc tài phát xít, qua chiến tranh lạnh làm sụp đổ đế quốc cộng sản Liên Xô cứu hàng loạt nước Đông Âu thoát ách cộng sản...là do họ đã biết làm hiệu quả những việc rất nhỏ, rất chi li như quản lý từng chiếc ghế, từng nhà vệ sinh trong tiệm phở, quản lý kiểm soát được quán ăn nào được phép bán bia rượu, quán ăn nào không, can thiệp vào tận từng gia đình để quản lý bảo vệ từng đứa con nít mà không xúc phạm đến riêng tư gia đình và đến đứa con nít được bảo vệ.
Tề gia, trị quốc, rồi bình thiên hạ là đây chứ đâu.