khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

Việt Nam: Mang cờ Mỹ đi biểu tình làm gì? - Tác giả Phi Cảnh








Nhiều người Việt Nam khó chịu khi thấy một số người biểu tình cầm theo cờ Mỹ. Họ cảm giác những người biểu tình kia thiếu tinh thần dân tộc, muốn rước ngoại bang về nhà hay cái gì đó đại loại vậy. Có lẽ họ nên nhìn lại chính họ.

 

Cái gì "của Mỹ" cũng thích

 
Người Việt Nam không thích cờ Mỹ, nhưng hàng Mỹ thì không ai chê. Điện thoại Iphone của Mỹ là ước mơ của mọi người dân Việt Nam, trong khi điện thoại Bphone do Việt Nam sản xuất thì không ai mua mặc cho lời kêu gọi yêu nước của nhà sản xuất.

Đấy là đồ công nghệ, còn thực phẩm thì "nho không hạt Mỹ", "táo Mỹ"… đi ăn nhà hàng cũng "thịt ba chỉ bò Mỹ". Uống nước Aquafina của Mỹ, sữa Ensure của "hãng Abbott Hoa Kỳ"…
Đồ gì "của Mỹ" mà chả làm cho người sở hữu yên tâm. Ngay cả tàu chiến Mỹ - Biểu tượng của chiến tranh mới chỉ ghé thăm thôi cũng đã làm cho người Việt Nam cảm thấy an toàn đó sao.

"Dư luận viên" suốt ngày chửi rủa đế quốc Mỹ mà Facebook cũng để ảnh bìa là "Caption America" - Biểu tượng anh hùng chiến trận của Mỹ trên màn bạc. Có lẽ trong khi xem phim cũng ăn gà rán KFC, uống Coca Cola hay Pepsi - tất cả đều là của Mỹ. Facebook - công cụ để lăng mạ người khác cũng của Mỹ nốt.

Có một thông tin không chính thức rằng 80% băng thông ra nước ngoài là để phục vụ Facebook và Youtube (cũng của Mỹ) do người Việt quá nghiện hai trang này - điều này chẳng có gì ngạc nhiên nếu nhìn vào điện thoại và máy tính của họ.

Một biểu tượng sức mạnh của nước Mỹ, đó là tờ Đô la - đồng tiền mà người đàn ông Việt Nam nào cũng muốn có ít nhất một tờ "cho đẹp ví". Có lẽ tìm một người cất một tờ đô la trong ví ở Việt Nam hiện tại còn khó hơn tìm một người không có nó, đặc biệt là các Đảng viên, kể cả những người trung thành với lý tưởng Cộng sản nhất. Có nhiều huyền thoại xoay quanh đồng bạc xanh này, trong đó buồn cười nhất là: "Có một tờ đô la trong ví sẽ không bao giờ bị hết tiền".

Niềm tự hào của bất cứ gia đình giàu có nào ở Việt Nam là có con đi du học Mỹ, cả nhà đi du lịch Mỹ, định cư ở Mỹ. Và sau khi trở về không ai là không ca ngợi cuộc sống trên đất Mỹ, trong đó tiêu biểu là cảm giác sung sướng khi đi mua sắm: Người mua thật sự được coi như thượng đế, mua gần như bất cứ loại hàng hóa nào nếu mang về không ưng đều có thể trả lại.

Rõ ràng nó trái ngược với Việt Nam - nơi người tiêu dùng không được tôn trọng: Người đi mua hàng bị người bán hàng lườm nguýt, mắng mỏ là chuyện bình thường. Đó là chưa kể mua đồ gì cũng sợ giả.

Chính vì lý do đó, người Việt đi nước ngoài về ai cũng ních đầy vali hàng hóa để sử dụng cá nhân hoặc buôn bán. Nói chung cứ đồ ngoại là thích, ngay kể cả những sản phẩm dân dã như mứt vỏ bưởi cũng chuộng của Thái hơn, hàng của Việt Nam tuy rẻ đến một nửa hoặc thậm chí một phần ba cũng ít người mua vì mứt Thái "màu sắc đẹp hơn" và quan trọng nhất là "an tâm hơn khi mua hàng ngoại".

"Ngoại" là tốt hay xấu?


Một đất nước coi trọng người dân có thể nào là một đất nước xấu? Một xã hội coi trọng người tiêu dùng có thể nào là một xã hội xấu? Một mặt hàng bền, đẹp, an toàn liệu có thể được tạo ra bởi những con người vô đạo đức, vô trách nhiệm?

Một sản phẩm tốt tự thân nó đã nói lên đất nước con người nước đó. Người Việt thích hàng Mỹ, Nhật, Đức, Hàn…Ai có thể nói rằng đây là những đất nước của những con người vô văn hóa?

Ghét Mỹ mà cái gì của Mỹ cũng thích, yêu Việt Nam mà cái gì của Việt Nam cũng tránh xa, vậy tình yêu đó để làm gì, nó có đúng hay không? Ghét kiểu đấy thì các nước tư bản cứ mong người Việt sẽ ghét họ mãi.

Thế cho nên nếu có ai đó cầm cờ Mỹ hay cờ của một quốc gia tiến bộ, văn minh nào đó đi biểu tình thì cũng là điều bình thường thôi, vì họ muốn đất nước của mình cũng văn minh, tiến bộ, coi trọng người dân như vậy.

Nói tóm lại, trừ khi tẩy chay, không dùng hàng Mỹ và tư bản, còn nếu trong tay vẫn còn cầm Iphone thì đừng thắc mắc người khác cầm cờ Mỹ đi biểu tình!



Trump đang vật Tập tơi tả trong thương chiến Mỹ và Tàu?

 

Chúng ta đang ở phương án 2


Sang chuyện thương chiến, Chen bảo tôi, ngay từ khi Trump bắt đầu đe dọa đánh thuế, các học giả Trung Quốc đã dự báo ba phương án (scenario):

-Một là Trung Quốc thủ thúc, không đáp trả, cố bảo vệ đồng nhân dân tệ và mạng lưới xuất khẩu;

-Hai là Trung Quốc sẽ đáp trả vừa phải, chờ xem có cách nào tốt hơn, tốt nhất là 'vừa đàm vừa đánh';

-Ba là hai bên đánh nhau bằng kinh tế tới cùng (all-out war);

Vào lúc tôi và Chen nói chuyện thì phương án một coi như không còn vì Trung Quốc đã đáp trả bằng vài chục tỷ USD thuế quan lên hàng Trung Quốc.

Như thế chúng ta đang sống trong phương án 2 và cuộc giao đấu cũng vào giai đoạn 2.

Các đợt tariffs, ban đầu chỉ đánh vào hàng thép, công nghiệp nặng nhưng nay nhắm tới sản phẩm tiêu dùng, hàng nông sản.

Nghe nói đậu nành của Mỹ cũng đang "trúng chưởng" từ Trung Quốc.

Cuộc chiến này sẽ đi về đâu, có tàn phá nhiều nền kinh tế hay không thì không ai dám đoán trước.

Nhưng câu chuyện Chen kể thì lại là vấn đề tâm lý, là cuộc chiến cân não Trump - Tập.

Khi ông Trump mới lên, người Trung Quốc vui mừng vì nghĩ ông ta không biết gì, và mạng xã hội còn nhạo ông.

Tên chính thức của Trump là Te-Lang-Pu (特朗普) bị gọi là 'Chuan Pu'(川普) với Chuan như Xuyên trong Tứ Xuyên, ám chỉ kẻ quê mùa, từ vùng sâu vùng xa chui ra.

Nhưng nay thì Trump hiện rõ là tay chơi quỷ quyệt, một 'sói già' không e ngại tung đủ mọi đòn mà không ai lường trước được.

Các cuộc thăm viếng lẫn nhau, thưởng trà, tiệc tối, bữa trưa, với bà Bành và bà Melania khoe váy dài áo đẹp tưởng như đã chinh phục được nhà Trump.

Nay thì rõ là không phải như vậy.

Ông Tập Cận Bình hiện mắc kẹt ở hai điểm.

Một là trong quá trình thu quyền bính về một mối, ông đã hạ gục hết các đối thủ nội bộ vùng miền, phe Thượng Hải, Quảng Đông, Trùng Khánh nên chính trị Trung Quốc mất đi tính đa dạng.

Ông Tập cũng trở nên cô đơn vì 'duy nhất đúng'.

Chen bảo nhiều báo cáo "dâng lên" chỉ để vừa lòng ông trong khi nợ công ngoài khu vực tài chính của các tỉnh, đô thị nay lên tới 250% GDP, rất đáng lo ngại.

Hai là, ông Tập đi lên từ một cán bộ trường Đảng trung ương, đã xây dựng hình ảnh của mình như một 'nhà đức trị' (man of virtue).

Điều này hóa ra là một cản trở, vì ông không thế nói ngược nói xuôi tùy lúc như ông Trump và không dùng mạng xã hội.

Chính phủ Trung Quốc liên tiếp bị choáng bởi những phát biểu bất ngờ trên mạng xã hội của ông Trump, về Bắc Hàn, về Biển Đông, về Trung Quốc.

Mà hệ thống của họ vận hành theo kiểu truyền thống, vẫn phải đợi duyệt qua nhiều cấp: Đảng, tuyên giáo, an ninh, rồi mới cho Bộ Ngoại giao phát biểu định kỳ.

Còn ông Trump, cứ 4 giờ sáng giờ bờ Đông nước Mỹ vì khó ngủ hay sao mà liên tục bắn ra các cú Twitter.

Điều này khiến cá nhân ông Tập Cận Bình đang lúng túng.

Ông Tập không có tài khoản mạng xã hội Weibo, WeChat tuy Chen bảo một số nhân vật và cơ quan không chính thức đôi khi bắn tin ra thay cho ông.

Cái được và mất của ông Trump thật khó định nghĩa, còn cái mất đầu tiên của ông Tập mà ông lo nhất là 'mất mặt', tỏ ra yếu.

 

CEO hay Chủ tịch của China Inc?

 

Vụ tan rã của các mạng tín dụng tư (P2P lending platform) cho thấy nếu Trung Quốc là một đại tập đoàn thì cần có một chủ tịch hội đồng quản trị vững về tầm nhìn xa, và một CEO rất quyền biến, linh hoạt.

Nay cả hai chức này gộp vào một vị trí của ông Tập, và Lý thủ tướng chỉ còn là phụ tá.

Và bài toán thương chiến đang diễn ra khá phức tạp.

Các đợt thuế ông Trump tung ra đầu tiên để làm vừa lòng cử tri ủng hộ ông trong tinh thần "Hoa Kỳ là trên hết".

Nhưng nay người ta cảm thấy ông Trump muốn đánh quỵ và phá vỡ (disrupt) cả mạng lưới sản xuất - chế biến - xuất khẩu, là xương sống của kinh tế Trung Quốc.

Trung Quốc hoàn toàn có thể 'ém quân' bằng cách chuyển sản xuất sang Đông Nam Á, sang châu Phi như đang làm, nhưng khó làm nhanh.

Để xuất khẩu, Trung Quốc cần công nghệ cao từ Hoa Kỳ, nhưng Trump đã ra lệnh "chặn lương" nguồn này, bất kể nó có tác động xấu đến chính một số công ty Mỹ.


Ông ký Luật Chính sách Quốc phòng (NDAA) trị giá 716 tỷ USD, văn bản bị coi là thù địch nhất với Trung Quốc từ Chiến tranh Lạnh.

Luật này có mục đánh cả vào ZTE và Huawei.

Ông vứt cam kết từ xưa và ve vãn Đài Bắc, khiến các công ty Hoa Kỳ cũng 'định hướng lại' cùng chính trị: Google, Facebook, IBM nay đầu tư ồ ạt vào Đài Loan.

Tôi hỏi Chen vậy giới trẻ Trung Quốc nghĩ gì?

Anh cho biết họ sợ Trung Quốc không đủ tiền để bước vào phương án 3, 'chơi tới bến' với ông Trump trong cuộc thương chiến.

Về cảm quan cá nhân, anh nói sau hai ba thế hệ Khai phóng, hàng chục triệu người Trung Quốc đã biết quá rõ hết những điều hay dở trong và ngoài nước.

Tất nhiên, họ phải tự khôn ngoan chọn cho mình và con cái.

Giới còn trẻ thì đang tìm "cơ hội ở Trung Quốc, cuộc sống ở bên ngoài".

Ai đã đi cũng muốn về Trung Quốc kiếm tiền nhất là khi chính quyền và doanh nghiệp đang kêu gọi nhân tài, đầu tư tiền tỷ vào AI, vào công nghệ sinh học.

Nhưng tốt nhất thì vẫn có một lối quay lại Âu, Mỹ, Úc, và người giàu cũng tìm một vị trí công việc, bất động sản, cơ sở bên ngoài để khi cần khi đi.

Không chỉ dân trung lưu mà không ít doanh nghiệp đang tìm cách lặng lẽ chuyển đi nơi khác.

Điều họ lo là Trung Quốc sẽ còn lâu mới có nhà nước pháp quyền.

Một doanh nhân thành đạt, một diễn viên xinh đẹp nổi danh có thể bị gọi đi đâu đó, bị 'biến mất' vài tuần, vài tháng, hoặc mất hút luôn, mà không ai biết.

Nhà nước có thể ra lệnh cho mạng xã hội xóa mọi dấu vết về sự tồn tại trên thế giới ảo của họ.

Nói chuyện với Chen tôi hiểu thêm về một nước Trung Quốc năng động, phức tạp, con người tài năng, nhiều tham vọng nhưng cũng không ít lo âu.

Đúng năm nay là năm kỷ niệm vụ ngân hàng Lehman Brothers tan rã, khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng kinh tế, bắt đầu từ tài chính.

Gặp Chen sau vài hôm thì tôi đọc được Niall Ferguson viết rằng nhìn lại Khủng hoảng 2008, người ta nghĩ ngay đến Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay.

Và biết đâu sẽ đến lượt Trung Quốc, ông Ferguson từ Harvard nêu vậy.

Tôi thì nghĩ Trung Quốc đã liên kết sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, nên một Trump 'phá lệ' chưa chắc đã lật lại được cả cuộc chơi to của chủ nghĩa tư bản.

Nhưng mô hình Nhất nhân trị của Trung Quốc đang bộc lộ nhiều bất cập trước một Trump đầy bất trắc.


Why becoming more argumentative will make you smarter? - Tác giả Timandra Harkness




I’m sure you’ll agree with me if I suggest human beings generally want to avoid conflict.
“Most of the time we’re trying to get on with people,” says professor of conversation analysis at Loughborough University, Liz Stokoe. Even when we disagree, we try to signal that we want to stay on friendly terms, by our words, body language, and even rhythms of speech.

“We’re trying to make concessions,” says Stokoe. “We’re constantly monitoring our conversations to try and put people in a position where it’s easy for them to agree with us.”

We’re especially inclined to avoid friction at work. Who wants to start a dispute with somebody you have to sit beside, eight hours a day? If your workmate is your boss, there’s even less incentive to dissent. But this may be entirely the wrong approach, according to Amy E. Gallo, author of The Harvard Business Review Guide To Dealing With Conflict At Work.

“Everyone thinks they want to work in this peaceful utopia where everyone gets along,” she says, “but if we don’t disagree, we’re not going to produce good work, it’s just not possible.”
Having diversity of ideas means people will disagree.

“I see organisations all the time talk about wanting diverse perspectives, inclusive work environments,” says Gallo, “and when they stunt disagreements, they’re basically saying, ‘we don’t want to hear different opinions.’ It’s an important way to bring out different perspectives, and to create more successful work.”

In science, for example, new theories are not just tested by experiment, but also challenged by other researchers. Professor Stuart Firestein of Columbia University thinks these challenges are vital – even when he is on the receiving end.

“We have on many occasions in my laboratory submitted a manuscript for publication, and a reviewer has found some significant flaw in it,” he says. “I’m very thankful for that, because I could have gone ahead and published this, and been dead wrong in public. Now it’s just me and this reviewer who knew that I’m an idiot.”

You could call science a system for harnessing this testing process.

“Science is a structure that is intended to permit disagreement,” says Firestein. “I can remember going to meetings with people yelling at each other, but then they’d go to the bar and drink, and that’s the way it’s supposed to work. There’s a relationship of respect in spite of how much you disagree with somebody.”

You may be thinking you’re not thick-skinned enough to endure this culture of perpetual challenge. However deep our commitment to a shared goal, whether that’s more innovative ideas, better problem solving, or the scientific pursuit of truth, nobody likes being wrong.

Let me try to persuade you that disagreement is worth the pain.

First, it tests your ideas against competing ideas. That’s a good thing, says Claire Fox of the Academy of Ideas.

“It’ll either help improve your side of the argument, because you’ll try and engage at the highest level with the best arguments coming from the opposition, so you’ll have to be better at your own argument,” Fox says. “Or, you never know, you might change your mind.”

Second, you can harness your egotistical side, instead of trying to deny it.

“Bias and dogmatism and stubbornness” are fuel for forging better ideas, says author Jonathan Rauch. “You don’t want people to walk into the room not feeling strongly convinced of things. All you want is that they submit their views to checking by other people. Then you harness the energy of their certainty, and their biases, and their disagreements.”

Third, quirks of human thinking that seem like flaws may turn out to be advantages after all. Take confirmation bias, our tendency to look harder for evidence that confirms our existing opinion.

“If you’re on your own, or if you’re only talking with people who agree with you, then it is likely that you will have arguments piling up for your side,” says cognitive scientist Hugo Mercier, “ and that might lead to overconfidence and to polarisation.” With professor Dan Sperber, Mercier wrote The Enigma of Reason. They argue that apparent weaknesses in human reasoning become strengths when we’re arguing against others. We are better at assessing other people’s arguments than our own.

“If you’re in a good faith discussion with people from the other side of the political spectrum,” says Mercier, “they will shoot down your poor arguments, they will give you arguments for the other side, and things should end up working OK.” Argument, according to Mercier and Sperber, is the natural home of human reason.

Alone, we easily fall into lazy thinking and gather arguments to reinforce our assumptions. Only by setting yourself the challenge of convincing others, of finding the weaknesses in their arguments, and letting them seek out the faults in your arguments, can you test out ideas.

That’s why I’m arguing that you owe it to yourself, the people you work with, and society at large, to get into a good argument at least once a day. And by ‘good’, I mean both rigorous and respectful. As Gallo says, “Disagreement does not have to be unkind. It does not have to be mean. You can do it with empathy, compassion and kindness.”


Vietnam by Max Hastings review – an effort to exonerate the US military - Source The Guardian








A long and detailed history of the fighting in Vietnam misunderstands how opposition to the war understood exactly what it represented.

Max Hastings has direct experience of the Vietnam war. In January 1968 he was in a group of foreign journalists treated by Lyndon Johnson to a collective interview that became a harangue. Over the next seven years he made trips to various battle fronts for the BBC and as the South Vietnamese regime collapsed he was in Saigon again, preparing to cover the triumphant arrival of the North Vietnamese army. “On the afternoon of the final day, however, I lost my nerve, forced a path through the mob of terrified Vietnamese around the US embassy and scrambled over its wall with some assistance from the Marine defenders,” he confesses in this huge volume’s introduction.

It’s a brave admission of momentary physical cowardice, especially for a man whose career has been marked by a fascination with all things military, as shown by the many eminent war books he has written. The world’s most significant conflict of the last half century took place in Vietnam and Hastings has now turned his mind to assessing it. This is very much a book about soldiers for soldiers. After interviewing dozens of veterans and trawling through scores of oral histories, as well as the memoirs of North Vietnamese and Vietcong cadres who became disillusioned after victory and fled to the US, Hastings chronicles every battle over a 30-year period. There’s inspiring but also grim material, tales of heroism, self-sacrifice and risk-taking, brutality and war crimes, frustrated and frightened soldiers, drug-taking and desertions.

The thread that runs through the book is Hastings’s effort to exonerate the US military, arguing that they had a better war than most other authors admit, and certainly than the western media reported at the time. While he produces plenty of evidence that their South Vietnamese allies often dropped their guns and ran, the Americans fought doggedly and at great personal cost, and made more advances than retreats, he claims. As further proof of relative success he cites the Vietcong and the North Vietnamese army’s huge casualty figures, which were concealed at the time. Until the final victory in 1975 every offensive was thwarted and in almost every case the North’s losses dwarfed those on the US and South Vietnamese side.

Hastings’s emphasis on the soldiers’ war gives his book a lopsided feel. It underplays the drama of the political war at home, and the scale of opposition. There is only one reference here to the trove of official documents known as the Pentagon Papers, which was leaked in 1971 and helped to deepen the feeling of many Americans that they had been lied to by successive administrations in order to support an unwinnable war. Distrust in the administration and anger over casualties and the lack of clear progress were already strong by the spring of 1968 when Johnson announced he would not stand for re-election and his defense secretary Robert McNamara – once a true believer who had brazenly lied about the war – gave up in despair.

But opposition was widespread even before 1968, a point the book largely ignores, and it was not at that stage grounded in the banal reality that Americans, like other people, want to win and get upset if they don’t. Hastings sneers at those of the war’s early opponents who romanticised the Vietcong and Ho Chi Minh, the North Vietnamese leader, and quotes with approval Henry Kissinger’s contempt for the “inexhaustible masochism of American intellectuals” who blame every international problem on the US. But such views were confined to a minority. Most of those who protested against the war from the start saw it for what it was: an imperial effort to control the destiny of a small and distant country that was no threat to Americans, even if it “went communist” or came under Russian or Chinese control.

As early as 1965 the champion boxer Muhammad Ali (unmentioned in this book), who later went to gaol for refusing the draft, struck a popular chord by declaring “My conscience won’t let me go shoot my brother or some darker people, or some poor hungry people in the mud for big powerful America …They never lynched me, they didn’t put no dogs on me, they didn’t rob me of my nationality, rape and kill my mother and father … Shoot them for what?”.

Hastings sees the war as a struggle over values: liberal democracy versus communist totalitarianism. He acknowledges that Ho and his colleagues were nationalists who fought hard and selflessly to overthrow the French who had colonised Indochina, (more cruelly than the British in their Asian colonies – Hastings can’t resist several anti-French taunts). He also writes that Washington’s South Vietnamese allies were a selfish, corrupt and short-sighted elite with few patriotic credentials. But he insists the North Vietnamese were communists first and foremost and when there was a clash between ideology and nationalism, Stalinist cruelty always got the upper hand. As evidence he recounts dozens of massacres perpetrated by the communists against peasants who had worked for the Saigon government or served in the South Vietnamese army or were related to people who had. At times he settles for moral equivalence. Both sides used equally cruel methods. The horror of war always tends to turn soldiers into killing machines. Commanding officers and particularly their political masters send thousands to their deaths with little hope of immediate gain. “The war was such as neither side deserved to win,” he writes.

But his larger point, to which he frequently returns, is that the communists were the more brutal side but had an unfair propaganda advantage in being able to hide this truth. Journalists could not travel around North Vietnam and report freely, let alone accompany the North Vietnamese army into battle and witness their ruthless tactics. There were no adrenalin-pumping helicopter jaunts of the kind the Americans were obliged to offer reporters on day trips from Saigon or brief “embeds” on the frontline. As a result coverage was unbalanced. “The triumph of Hanoi’s propaganda,” Hastings concludes, “was that hundreds of millions of people around the world, including more than a few Americans, believed that the impending North Vietnamese victory represented a just outcome.” He clearly hopes his book will prevent that verdict holding sway today.


Chính khách Úc "kinh hoàng" về tình hình nhân quyền tại Việt Nam







Xuân Thu hát Biển Nhớ, nhạc tcs







Phỏng Vấn ca sĩ Xuân Thu







Phố ‘dát vàng’ tại Pakistan







Mỹ sắp ra mắt máy bay tiếp liệu KC-46 Pegasus







Kết luận thanh tra vụ Thủ Thiêm: ‘Lập lờ đánh lận con đen’







Miền Nam Việt Nam là một trung tâm của kiến trúc hiện đại thế giới







csvn cấm ăn thịt chó mèo, liệu có khả thi? Người dân nói gì?







Lệ Thu, Tác Phẩm Để Đời







Phương Thảo và Ngọc Lễ song ca Cà Phê Một Mình, nhạc của Ngọc Lễ







CÀ PHÊ TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM







Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

Về Một Nền Giáo Dục... Bầy Hầy - Tác giả Quách Hạo Nhiên







VỀ MIỀN TÂY, THƯƠNG ... - Tác giả Nguyễn Thị Hậu




Quê tôi ở miền Tây. Còn tôi sống ở Sài Gòn.
 
Quê ngoại tôi chỉ cách quê nội một nhánh Tiền Giang nối liền nhau bằng bến đò Mỹ Hiệp, xưa ghe chèo nay là chiếc phà có thể chở xe tải nhẹ hay xe hơi 16 chỗ. Mỗi ngày hàng chục lượt phà qua lại nối liền Cù Lao Giêng với thành phố Cao Lãnh, dân cù lao buôn bán quanh năm hay chợ búa hàng ngày từ lâu đã quen thuộc với thị tứ bên này. Nhiều gia đình kết sui gia với nhau, ngày rước dâu chiếc phà rực rỡ sắc màu chạy trên sông, lẫn trong tiếng máy nổ đều đều là tiếng nhạc rộn rã và tiếng con nít chỉ trỏ í ới…
 
Những đám rước dâu, đưa dâu trên sông gợi nhớ bài hát “Ngẫu hứng Lý qua cầu” của nhạc sĩ Trần Tiến. Người nhạc sĩ tài hoa của Hà Nội đã cảm nhận được sự bình dị và lời ăn tiếng nói của người miền Tây để chuyển thành những câu ca nghe chạm vào tận đáy lòng “bằng lòng đi em về với quê anh, một cù lao xanh một dòng sông xanh… Đóa hoa tím trôi líu riu, dòng sông nước chảy líu ríu… anh thấy em nhỏ xíu anh thương… Những đêm ngắm sông nhớ em buồn muốn khóc…”. Có một thời tôi đã thầm nghĩ, nếu có ai đó chỉ cần nói với mình một câu giản dị “anh thương em” thì mình sẽ bỏ tất cả mà theo. Lúc đó tôi còn chưa hiểu vì sao chữ “thương” của người miền Tây lại làm mình nao lòng đến thế. Sau này, mỗi lần về quê hay đi công tác miền Tây là đi qua vô số những cây cầu dọc theo quốc lộ, nhìn những con sông, dòng kinh, con rạch… xanh mướt hai bờ, ghe xuồng xuôi ngược, chợ búa ở đầu cầu tấp nập, trái cây rau cải tôm cá tươi chong… Bỗng thấy thương quê mình gì đâu! Mới hiểu, chữ thương của miền Tây ngọt ngào, nặng tình nặng nghĩa biết bao, bởi vì thương không chỉ là  thương yêu cha mẹ anh em, mà còn là thương nhớ người dưng, thương xót thân phận ghe xuồng trên sông, thương những gì gắn bó cả đời như thương chính mình.… Chữ thương bao dung và nhân hậu, nhẹ như hơi thở mà người miền Tây chỉ buông ra khi dằn lòng không được …
 
Về miền Tây thương đất hè nắng nứt, thương đất vàng phèn mặn, thương những dòng sông mùa nước nổi mang phù sa về tưới tắm cho những cánh đồng lúa mới, mang cá tôm về làm mắm làm khô nuôi sống dân miền Tây trong những tháng mùa khô sau đó; thương những mái nhà lá lô nhô trong nước, thương đồng lúa chín gặt vội chạy cho kịp mùa nước nổi, thương bầy trâu lặn lội mùa “len”, thương đàn vịt đồng ốm nhom mùa nắng tới…
 
Về miền Tây thương con nước ngày hai lần nước lớn cho ghe xuồng đi xuống miệt ruộng vùng sông Hậu, nước ròng cho ghe xuồng đi lên miệt vườn trên những cù lao sông Tiền. Mùa nước nổi có xuồng “năm quăng” giúp bà con sinh sống. Thương chiếc xuồng len lỏi theo những rạch, tắt, cựa gà… khuất vào đám dừa nước rậm rạp rồi chợt hiện ra nhỏ nhoi đơn côi trong tiếng “bìm bịp kêu nước lớn anh ơi…”. Thương những chiếc ghe thương hồ từ nhiều đời miệt mài xuôi ngược “buôn bán không lời chèo chống mỏi mê”…
 
Về miền Tây thương những xóm làng nghèo khó mà ấm áp tình người. Trưa vắng vẳng tiếng gà gáy lao xao trong vườn, ngọn khói bếp vẩn vơ trên tán xoài, cầu dừa chông chênh cô thiếu nữ thoát thoắt bước qua. Chiều xuống những bến nước ven con rạch ồn ào trẻ nhỏ, đờn bà giặt đồ trên chiếc cầu tre, đờn ông chạy ào xe  máy trên đường mòn, bất chợt nghe tiếng ai kêu dừng lại gạt chân chống để đó ghé vô, có khi tới khuya mới quay ra, xiêu xiêu lên xe chạy tiếp về nhà…
 
Về miền Tây thương những con đường giữa bóng xoài bóng dừa mát rượi, thương hàng rào bông bụt nhà ai đỏ vàng rực rỡ, thương dàn bông giấy màu trắng tím đỏ ngời lên trong nắng hạn làm lóa ánh mắt người qua… Về miền Tây thương nhà sàn lô nhô trên kênh rạch, thương bếp cà ràng đỏ lửa trên ghe, thương lò trấu trong gian bếp gọn gàng như những người đờn bà miền Tây vén khéo.
 
Về miền Tây thương ngôi chợ nhỏ đầu làng, sương sớm còn mờ đã lao xao mua bán, đến nửa buổi thì nhà lồng chỉ còn vài hàng cây trái. Thương chợ ngã năm ngã bảy trên sông ghe xuồng san sát, những chiếc sào cột các loại trái cây rau cải lơ lửng trên cao, ghe tạp hóa xanh đỏ đồ dùng, ghe than ghe chiếu giờ đã ít người mua kẻ bán… Thương phố chợ nhỏ mà cột antena san sát như đàn chuồn chuồn báo hiệu trời mưa, nhà cao tầng ngói đỏ ngói xanh, tiệm uốn tóc, tiệm vàng, tiệm thời trang… chẳng khác gì thành phố.
 
Về miền Tây thương những chành gạo ven sông, xà lan ghe lớn ghe nhỏ vào mùa gặt tụ họp về đêm ngày trên bến, những băng chuyền thay sức người tải gạo lên kho xuống ghe không dứt. Thương những lò gạch tròn như tổ tò vò khổng lồ in bóng xuống dòng sông. Những con sông dòng kinh như những mạch máu nuôi sống miền Tây.
 
Về miền Tây thương rừng tràm rừng đước xanh bạt ngàn miệt U Minh nước đỏ. Đêm Năm Căn câu vọng cổ nghe buồn chí xứ “chiếu này tôi chẳng bán đâu, tìm cô không gặp… tôi gối đầu mỗi đêm…”. Thương những Bãi, Bàu, Bắc, Bến, Bưng, Cái, Cầu, Cồn, Cù lao, Cửa, Đầm, Đồng, Gành, Hòn, Hố, Láng, Lung, Mũi, Mương, Rạch, Tắc, Vàm, Vũng, Xẻo… nghe giản dị mà gợi hình gợi cảnh.
 
Về miền Tây thương đám lục bình bông tím mong manh trôi xuôi ngược trên sông. Lúc nước ròng thì tấp vô như tìm chút hơi ấm của bờ đất mẹ, khi nước lên lại bơ vơ dập dờn trên mặt nước. Bông lục bình đẹp như  em gái miền Tây, chơn chất, hiền lành, biết lo toan cho gia đình cha mẹ, khi em phải lấy chồng xa xứ khác nào số phận lục bình trôi… Chỉ mong mỗi ngôi nhà và những người đờn ông miền Tây sẽ là những bè tầm vông chắn sóng chắn nước cho giề lục bình bông tím mong manh đừng trôi xa, bình yên ở lại bờ bến quê nhà.
 
Về miền Tây thương những gian bếp có máng xối hứng nước mưa vào hai hàng lu mái. Sân nhỏ trước nhà lác đác lá khô của cây mận hồng đào. Thương từng chùm trái đỏ rực, lúc lỉu trên cành vào mùa Tết, thương mỗi đêm gió chướng nghe trái cây ngoài kia rơi lộp bộp, thương bầy trẻ con tranh nhau lượm những trái mận chín rụng, giòn và ngọt như đường phèn.
 
Về miền Tây thương những giọng hò ơ lai láng trên sông, thương câu vọng cổ thổn thức đêm đêm, thương bài đờn ca tài tử những ngày giỗ chạp, thương những “hẹn, hò”, “giỗ, quảy”… Về miền Tây thương người dưng buông câu “anh thương em” để trái tim lỗi nhịp, thương em gái nghẹn ngào “em thương ảnh, chị ơi…” nặng đến thắt lòng… Chỉ một tiếng “thương” thôi mà miền Tây đã níu giữ bao người ở lại, bao người đã đi rồi còn quay trở lại.
 
Về miền Tây thương những cửa sông rộng mênh mông, từng là con đường dẫn ông cha đi tìm đất khẩn hoang lập ấp. Thương vùng biển bồi bùn nâu nước lợ, mắm trước đước sau lấn biển, cả ngàn năm mũi Cà Mau dày thêm từng thước đất. 
 
Về miền Tây thương những con người bao đời khó nhọc, nói “làm chơi ăn thiệt” vì không hay than thở, nói “làm đại đi” vì can đảm dám chịu trách nhiệm về việc mình làm. Thời thế nào cũng có những người “giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha”, “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”, dù sau đó có phải chịu nhiều oan khuất…
 
Về miền Tây…
 
Thương…
 
 
 
 

Bốn điều cần biết về biểu tình - Tác giả Nguyễn Trọng Dân




Chúng ta có thể đúc kết ra có bốn điều quan trọng cần biết khi tổ chức hay tham dự biểu tình như sau:

Điều 1Mục đích của biểu tình cần phải duy nhất rõ ràng và là mẫu số chung về quyền lợi cho nhiều tầng lớp của xã hội:

Khi các bạn biểu tình, các bạn muốn gởi đến thông điệp và yêu sách gì cho chính quyền và xã hội?
Bạn muốn phản đối chế độ ban hành luật kinh tế đặc khu,  luật An ninh mạng, hay bạn muốn biểu tình lật đổ chế độ cộng sản?

Thông điệp của biểu tình cần phải rõ ràng trước khi tham dự hay tổ chức biểu tình.

Bạn không nên tham gia vào đoàn biểu tình nếu mục đích biểu tình không rõ ràng.

Nếu bạn chỉ muốn lật đổ chế độ cộng sản nhưng bạn lại tham dự vào đoàn người biểu tình chỉ muốn chế độ bãi bỏ luật kinh tế đặc khu mà thôi, bạn sẽ bị chính những người biểu tình phản đối vì bạn đã làm sai ý định biểu tình ban đầu của họ. Họ sẽ sợ hãi  ý định biểu tình  lật đổ chế độ sẽ khiến họ bị tù vạ lây trong khi về mặt tâm lý, họ chưa sẵn sàng hy sinh vì mục đích này.

Khi có hai hay nhiều nhóm tham dự biểu tình cùng một lúc nhưng lại có nhiều mục đích khác nhau khi biểu tình, nhìn bề ngoài có vẻ đồng hành nhưng bản chất của mục đích biểu tình hoàn toàn trái ngược, đoàn biểu tình sẽ tự nhiên hổn loạn, phân rã và kình chống lẫn nhau trước khi có  sự can thiệp đàn áp của chế độ.

Hai mục tiêu phản đối luật kinh tế đặc khu và muốn lật đổ chế độ cộng sản không thể hòa chung trong một cuộc biểu tình.

Đám đông chỉ có thể đi theo một mục tiêu duy nhất khi biểu tình hay tổng đình công.

Giả dụ như có hai triệu người muốn biểu tình chống luật đặc khu kinh tế.

Giả dụ như có ba triệu người muốn lật đổ chế độ cộng sản.

Để có luôn cả năm triệu người trong đoàn biểu tình để có số đông tuyệt đối áp đảo, những người tổ chức biểu tình phải nêu lên mục tiêu biểu tình có mẫu số chung cho đoàn biểu tình, trong thí dụ nêu trên, đó là biểu tình đòi truất phế Quốc Hội vì đây là Quốc Hội bù nhin chỉ vì đảng, do đảng mà không hề vì dân do dân.

Những người biểu tình muốn lật đổ chế độ cộng sản sẽ coi đây là điều đầu tiên cho chế độ sụp đổ, vì đảng độc quyền sẽ mất quyền lập pháp, cho nên ba triệu người muốn lật đổ chế độ sẽ tham dự biểu tình tổng đình công.

Những người biểu tình muốn bãi bỏ đạo luật kinh tế đặc khu sẽ coi đây là điều kiện khiến đạo luật này không thể ban hành vì Quốc Hội bù nhìn bị truất phế, cho nên hai triệu người sẽ tham dự.

Thế là đoàn biểu tình sẽ có năm triệu người như ý muốn.

Cũng vì vậy, những cuộc biểu tình kêu gọi “ruộng đất cho người cày” thì chỉ thấy có nông dân tham gia, còn người dân ở thành thị chẳng có ai biểu tình. Và ngược lại, những cuộc biểu tình đòi tăng lương chỉ thấy có công nhân tham dự mà nông dân chẳng thấy ai.

Các cuộc biểu tình như vậy đã không tìm kiếm được mẫu số chung để mọi tầng lớp xã hội tham gia. Ngược lại, những cuộc biểu tình kêu gọi “cơm áo và việc làm cho người nghèo” lại được giới lao động ở thành thị và nông dân ở nông thôn tham gia mãnh liệt đông đảo. Đơn giản, hai tầng lớp nghèo khổ này có cùng một mẫu số chung cho khát vọng sống, đó là thoát ra khỏi đói nghèo túng thiếu và thất nghiệp.

Nêu lên như thế để thấy, mục tiêu mẫu số chung cho cuộc biểu tình hay bất cứ mục tiêu nào trong cuộc biểu tình cần phải gắn chặt đến quyền lợi của tầng lớp hay giai cấp tham dự biểu tình.

Mẫu số chung về quyền lợi trong khi kêu gọi biểu tình do đó, cần rất ngắn gọn, bao quát và cụ thể, nhằm có thể tập hợp càng đông người càng tốt, càng có nhiều thành phần xã hội tham gia càng tốt, chẳng hạn như biểu tình buộc chính phủ phải lo “cơm áo cho người nghèo”, dẫn đến chế độ ở Tunisia sụp đổ.

Điều 2. Thời gian biểu tình là bạn đồng hành đầy quyển năng đem đến thành công cho mọi cuộc biểu tình:

Khi tổ chức biểu tình, kinh nghiệm đã cho thấy sự thành công của đoàn biểu tình phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng tổ chức hậu thuẫn đoàn biểu tình. Bạn muốn chế độ thay đổi bản chất chính trị hay thay đổi một quyết định nào đó thì không thể nào biểu tình sáng đi chiều về, vì như vậy, thông điệp chính trị và áp lực chính trị của đoàn người biểu tình sẽ nhanh chóng “chấm hết” qua đêm.

Đoàn biểu tình có thể bị giới hạn về số đông nhưng vẫn thành công vì bám trụ nơi biểu tình dai dẳng ngày này qua ngày nọ để rồi chế độ hay chính quyền mất hết kiên nhẫn buộc phải nhượng bộ. Chế độ không thể nào để giới truyền thông cứ tiếp tục thông tin về đoàn biểu tình mỗi ngày kéo dài mãi được.

Bạn muốn Hoa Thịnh Đốn có thái độ cứng rắn hơn với Cộng sản Việt Nam về vấn để nhân quyền mà chỉ biểu tình trước Quốc Hội hay trước tòa Bạch Ốc vài tiếng đồng hồ buổi sáng, cuộc biểu tình như vậy  không thể làm cho chính quyền nao núng để lắng nghe nguyện vọng của bạn, ngược lại, nếu đoàn biểu tình tiếp tục ngồi lại tại nơi biểu tình ngày này qua ngày nọ, dù chỉ là một số nhỏ, truyền thông buộc phải lên tiếng và chính quyền buộc phải tìm cách đối thoại với đoàn người biểu tình để tìm ra một giải pháp thích hợp.

Thời gian đoàn biểu tình tụ tập càng dài lâu bao nhiêu thì sự thành công  lại càng gần kề bấy nhiêu.
Người ta nhìn thấy được một sự thành công nhất định rất hiếm hoi tại Việt Nam khi những người dân oan bị mất đất ngồi tại trụ sở chính quyền ngày này qua ngày nọ vừa khiếu kiện vừa biểu tình. Cao trào Dân Oan đòi đất đòi tiền bồi thường công bằng tại Việt Nam đã bùng phát mạnh và rồi loan ra khắp các hãng truyền thông.  Những người dân oan mất đất đi biểu tình không lôi kéo cả trăm ngàn người trong xã hội tham gia, nhưng sự bám trụ nơi biểu tình  dai dẳng của họ đã khiến chế độ Cộng Sản Việt Nam vô cùng nhức nhối, đã phải hết sức chật vật để hóa giải áp lực từ những người dân oan mất đất khiếu kiện đi biểu tình , thậm chí buộc phải đóng cửa sớm triển lãm về sự thành công ngụy  tạo của Hồ Chí Minh trong vụ Cải Cách Ruộng Đất, đã làm hơn cả trăm ngày người bị thiệt mang, để né tránh sự tụ tập “trường kỳ” của những người dân oan mất đất trước cổng nơi triển lãm.

Các cuộc cách mạng bùng nổ ở Ai cập, Tunisia, vân vân, không thể thành công nếu đoàn người biểu tình rời khỏi nơi biểu tình sau vài tiếng tụ tập để về nhà. Thực tế, những người biểu tình ở Ai cập, Tunisia đã bám trụ tại nơi biểu tình ngày này qua ngày nọ, và một khi chế độ không còn cách hóa giải, áp lực chính trị từ đoàn biểu tình đã khiến quân đội và lực lượng an ninh hết cách mà buộc phải quay ngược lại bắt bỏ tù những kẻ cầm đầu chế độ theo ý nguyện của đoàn người biểu tình để vãn hội trật tự cho quốc gia.

Hãy tổ chức chu đáo về hậu cần để các cuộc biểu tình có thể kéo dài từ ngày này qua ngày nọ, thành phố suốt đêm không ngũ, đường phố suốt đêm không ngũ, thì áp lực chính trị của đoàn người biểu tình, dù là ít người vẫn mạnh hơn vạn lần một lực lượng cả trăm ngàn người người tham gia biểu tình nhưng đến chiều thì ai về nhà nấy.

Thật là một điều thú vị nữa là bất cứ một cuộc biểu tình nào muốn thành công, nhóm tổ chức không những tìm cách vận động để có số đông tham gia mà còn vận động để xin xã hội giúp đỡ hậu thuẫn cho biểu tình được tiếp tục dài lâu.

Có một điều lạ là sẽ có rất nhiều người trong xã hội không muốn tham gia biểu tình nhưng lại sẵn sàng  giúp đỡ nước, đồ ăn, nơi vệ sinh cho những người biểu tình. thậm chí cả cứu thương cho những ai bị thương tích khi biểu tình.

Những người này có thể họ không màng đến đấu tranh nhưng họ giúp những người biểu tình chống lại chính phủ vì lòng nhân đạo từ tâm bình thường trong tâm lý ở mỗi con người.  Có rất nhiều dân oan mất đất tại Việt Nam đi biểu tình lẻ loi ngoài trụ sở công quyền được người qua lại cho nước, cho đồ ăn và cho tiền. Những người giúp đỡ này có thể tham gia cùng biểu tình nhưng họ không thích, không muốn hoặc mục đích biểu tình chẳng liên quan gì đến họ nhưng họ sẵn sàng giúp đỡ những người biểu tình.

Cho nên sự khôn khéo của ban tổ chức biểu tình không phải chỉ là ở chỗ cố lôi kéo kêu gọi càng đông người tham dự biểu tình càng tốt mà còn khôn khéo ở chổ kêu gọi cả xã hội rộng lòng thương giúp đỡ để cuộc biều tình được kéo dài “trường kỳ” khiến chế độ hay chính quyền phải thay đổi hoặc sụp đổ. Nhiều cuộc biểu tình, do lời kêu gọi giúp đỡ quá xúc động, đã khiến cả những người ở vùng xa hay ở quốc gia khác tham gia vào giúp đỡ như ai cũng thấy trong cuộc biểu tình có tên là “Cách Mạng Dù” ở Hồng-Kông. Nhiều người khắp nơi trên thế giới gởi tiền ủng hộ hoặc bay sang Hồng-Kông phụ giúp người biểu tình.

Điều 3:  Hãy vận dụng sự đàn áp biểu tình của chế độ để tạo ra nổi giận của cả xã hội lên chính quyền

Những người Ai Cập đi biểu tình ở quãng trường Tahrir chống chế độ độc tài  của Tổng thống Hosni Mubarak không hề bạo động, nhưng sự đàn áp của quân đội và lực lượng an ninh đối với những người biểu tình này dẫn đến thiệt mạng làm cả xã hội Ai Cập nổi giận và tràn ra đường bạo động khắp nơi, đồng thời đã khiến cả triệu người  bực tức tiếp tục đổ về quãng trường Tahrir để hậu thuẫn cho những người biểu tình đang bị cô thế trước lực lượng an ninh của chế độ Mubarak. Kết quả là giới quân nhân phải miễn cưỡng bắt Mubarak để làm dịu đi sự tức giận của cả xã hội. Chế độ độc tài kéo dài 30 năm của  Tổng thống Mubarak chấm dứt vào năm 2011.  Tuy nhiên, cuộc biểu tình lật đổ Mubarak vẫn được coi  là một cuộc biểu tình bất bạo động, tay không đối phó với an ninh quân đội của chế độ mặc dù sự thành công, trên thực tế, là do bạo động lan tràn không thể cứu vãn từ cả xã hội Ai Cập  khiến quân đội không còn lựa chọn nào khác là phải quay ngược lại bắt Tổng thống Mubarak để vãn hồi an ninh quốc gia.

Hàng triệu người ngồi tọa kháng cùng Thánh Ghandi chống Thực Dân Anh hoàn toàn không hề bạo động, nhưng nhóm tổ chức đứng cạnh Thánh Ghandi, trong đó có Nehru, đã khôn khéo dùng sự đàn áp này lôi kéo cả xã hội Ấn Hồi tức giận khiến bạo động lan tràn leo thang khắp nơi, làm Thực dân Anh vô phương vãn hồi, buộc phải nhờ chính Thánh Ghandi kêu gọi tái lập trật tự dùm, dẫn đến cơ hội hòa đàm thương thảo  độc lập  cho Ấn Hồi về sau này. Cho đến ngày hôm nay, phương thức đấu tranh của Ghandi vẫn được coi là phương thức đấu tranh bất bạo động mặc dù trên thực tế, thắng lợi độc lập sau cùng của Ấn Hồi là do quân đội Thực dân Anh không thể nào kiểm soát được tình hình Ấn Hồi nữa do bạo động lan tràn trên mọi tỉnh thành làng xã.

Cách mạng ở Đông Đức, Tunisia, Rumania, ở vùng Bắc Mỹ đều khởi đầu bằng sự phản kháng bất bạo động, nhưng lại đủ sức kích động sự tức giận của toàn xã hội khiến chế độ phải bị sụp đổ.
Riêng về sự thành lập đất nước Hoa Kỳ, khởi đầu, giới trí thức ở thuộc địa Bắc Mỹ chỉ đòi hỏi trong ôn hòa trước Thực dân Anh là cho cư dân Bắc Mỹ có quyền được cử người đại diện trong chính phủ vì người dân thuộc địa quả là có đóng thuế cho triều đình Anh quốc. Thực dân Anh không những từ chối mà còn tiến hành thẳng tay đàn áp bắn chết năm người biểu tình ôn hòa tại Boston vào ngày 5 tháng Ba năm 1770, làm cư dân không những chỉ ở Boston mà cả vùng Bắc Mỹ tức giận, tạo điều kiện cho triết gia Samuel Adams và kỹ nghệ gia Paul Revere hùng biện kêu gọi mọi người vùng lên đáp trả. Sự tức giận và đáp trả của người dân Bắc Mỹ sau đó lan tràn ra khắp mọi nơi mở màn cho cuộc cách mạng dẫn đến thành lập quốc gia mang tên Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ như ta thấy ngày nay.

Điều này để thấy rõ một cuộc biểu tình thành công là một cuộc biểu tình mà trong đó, những người biểu tình biết cách dùng sự đàn áp của chính quyền dù khốc liệt đến đâu gây thành sự nổi giận của cả xã hội lên chính quyền. Chính quyền càng đàn áp khốc liệt cuộc biểu tình ôn hòa bao nhiêu, thì càng là lợi thế cho những người biểu tình giành lấy thắng lợi sau cùng.

Như vậy, những nhóm tổ chức biểu tình ôn hòa không nên bận tâm nhiều về cách làm sao để đối phó với sự đàn áp khốc liệt của chế độ mà ngược lại, phải chú trọng làm sao dùng sự đàn áp của chế độ để kích động sự tức giận của toàn xã hội lên chế độ. Càng lo đối phó với đàn áp thì biểu tình càng thêm thất bại. Càng chú trọng vận dụng sự đàn áp của chế độ để gia tăng sự tức giận của xã hội dẫn đến bạo động lan tràn khiến chế độ không còn khả năng kiểm soát mới là chiến lược tối quan trọng cho những người tổ chức và tham dự biểu tình.

Bạn có thể thấy vụ biểu tình ở Bình Thuận vào tháng Sáu vừa qua được tổ chức theo dự định biểu tình ôn hòa, nhưng thái độ đàn áp của các nhân viên an ninh đã làm giới trẻ thanh niên ở Bình Thuận nổi giận. Sự nổi giận này dẫn đến trụ sở chính quyền địa phương bị những người biểu tình chiếm giữ hơn 4 tiếng đồng hồ.

Do Bình Thuận thiếu mục tiêu chính trị đấu tranh và thiếu lãnh tụ, họ đã không thể thiết lập được chính quyền địa phương không Cộng Sản. Tuy nhiên, sự nổi giận của người dân Bình Thuận là bằng chứng cho thấy, đối phó với đàn áp biểu tình từ chế độ là điều cần thiết nhưng không quan trọng bằng dùng sự đàn áp này để kích động cả xã hội nổi giận để thông điệp chính trị từ đoàn người biểu tình có thêm áp lực, buộc chế độ phải nhượng bộ hoặc sụp đổ.

Điều 4Đừng bao giờ chờ đợi chính quyền lắng nghe nguyện vọng của người dân

Những người biểu tình ở Thiên An Môn đã thất bại vì chờ đợi đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ lắng nghe nguyện vọng của họ, Tổng Bí Thư đảng lúc bấy giờ là Triệu Tử Dương lại ra ngoài quảng trường Thiên An Môn ủng hộ đoàn sinh viên biểu tình  càng làm cho ban tổ chức biểu tình tràn ngập hy vọng hão  huyền là đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ lắng nghe nguyện vọng của hàng triệu  sinh viên biểu tình. Cho đến khi đảng Cộng Sản Trung Quốc ra lệnh xe tăng tiến vào thủ đô Bắc Kinh, ban tổ chức và hàng triệu sinh viên biểu tình vẫn hoàn toàn không tin và không nghĩ là họ sẽ bị bắn thẳng tay  trong vài ngày tới, cho dù những người cộng sự của Triệu Tử Dương đã cố gắng âm thầm loan báo cho đoàn biểu tình. Hàng triệu người biểu tình vẫn không tin điều đó sẽ xãy ra, vẫn trụ bám ở quãng trường chờ đợi, hy vọng lời hứa có cuộc đối thoại của đảng để lắng nghe nguyện vọng của những người biểu tình, tạo điều kiện cho Đặng Tiểu Bình có đủ thời giờ trấn an nội bộ và tổ chức cuộc bắn giết đàn áp thẳng tay thêm chu đáo!

Do bàng hoàng vì bất ngờ khi sự việc đàn áp dã man xảy ra, ban tổ chức và hàng triệu sinh viên biểu tình đã không thể kịp thời biến sức mạnh của họ thành cuộc chính biến cần thiết cho tương lai Trung Quốc, cũng như không kịp thời có kế sách biến sự đàn áp dã man tại Thiên An Môn thành sự nổi giận cho toàn xã hội.

Thực tế, một nguyên tắc căn bản của chính trị là mọi chính quyền từ dân chủ đến độc tài không bao giờ biết lắng nghe. Chính quyền không có khả năng lắng nghe như nhiều người lầm tưởng. Chính quyền chỉ biết hành động theo áp lực chính trị. Áp lực chính trị nào mạnh và thắng thì chính quyền phục tùng ý nguyện của áp lực chính trị đó.

Các nước dân chủ vẫn đàn áp các cuộc biểu tình thẳng tay cho đến khi nào những người biểu tình biết cách gia tăng áp lực của mình lên chính quyền. Tổng thống Pháp Mitterrand vẫn sẵn sàng đàn áp thẳng tay biểu tình của các nghiệp đoàn đòi tăng lương dù ông thuộc nhóm chính trị phe tả ủng hộ nghiệp các nghiệp đoàn lao động.  Ông đã phải nhượng bộ nhiều lần trước sự đình công của các nghiệp đoàn vì ban tổ chức biểu tình đã lôi kéo được nghiệp đoàn xe điện ngầm tại Pháp tham dự, khiến giao thông tắc nghẽn nhiều ngày làm cả xã hội bị tắt nghẽn và khiến bực tức đối với đảng Xã Hội của ông gia tăng. Vì vậy, Tổng thống Mittereand đã phải đi đến hết nhượng bộ này sang nhượng bộ khác đối với các nghiệp đoàn để tránh cả xã hội Pháp bị tê liệt bất lợi cho đảng cầm quyền.

Ở Hoa Kỳ cũng tương tự, phong trào biểu tình đòi bình đẳng màu da đã bị đàn áp thẳng tay cho đến khi áp lực của phong trào bình đẳng này lan rộng quá lớn ở mọi tầng lớp xã hội, kể cả được người da trắng ủng hộ, buộc chính phủ Dân Chủ của Kennedy và sau này là của Johnson đi đến ban hành nhiều đạo luật nhằm đảm bảo bình đẳng màu da như ta thấy ngày nay.

Nếu thật sự bạn đi biểu tình và biết là mọi chính quyền không hề có khả năng lắng nghe,  vậy thì bạn phải cố gắng làm sao để áp lực biểu tình của bạn tăng mạnh để buộc chế độ phải thay đổi hoặc sụp đổ.

Bạn càng tìm đủ cách để chính quyền lắng nghe nguyện vọng của bạn là bạn đang đào hố cho sự thất bại của mình như hàng triệu sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn đang chờ chết vậy.

Kết:

Bạn muốn biểu tình có số lượng người tham gia đông đảo thì mục tiêu biểu tình phải là mẫu số chung về quyền lợi cho nhiều tầng lớp xã hội. Sẽ không có cuộc biểu tình nào thành công nếu sáng đi chiều về. Thời gian biểu tình càng kéo dài ngày này qua ngày nọ sẽ khiến áp lực chính trị từ đoàn biểu tình càng lớn mạnh, dễ dẫn đến thành công.


Đối phó với đàn áp là điều cần thiết nhưng tìm cách vận dụng sự đàn áp của chế độ để cả xã hội nổi giận lại là điều cần thiết hơn;


Nếu bạn muốn kết quả thắng lợi từ cuộc biểu tình thì đừng bao giờ trông chờ vào hứa hẹn “lắng nghe” của chế độ mà ngược lại, phải tìm cách buộc chế độ phải thay đổi thay đổi theo ý nguyện của bạn nếu chế độ không muốn nhìn thấy sự sụp đổ