khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2019

Tám Phố Saigon, thơ Nguyên Sa




Sài Gòn đi rất chậm buổi chiều
Cánh tay tà áo sát vòng eo
Có nghe đôi mắt vòng quanh áo
Năm ngón thơ buồn đứng ngó theo

Sài Gòn phóng solex rất nhanh
Ðôi tay hoàng yến ngủ trong gants
Có nghe hơi thở cài vương miện
Lên tóc đen mềm nhung rất nhung

Sài Gòn ngồi thư viện rất nghiêm
Tờ hoa trong sách cũng nằm im
Ðầu thư và cuối cùng trang giấy
Những chữ y dài trông rất ngoan

Sài Gòn tối đi học một mình
Cột đèn theo gót bóng lung linh
Mặt trăng theo ánh đèn trăng sáng
Ðôi mắt trông vời theo ánh trăng

Sài Gòn cuối đôi môi rất tròn
 Vòng cung màu đỏ nét thu cong
Cầu vồng bắc giữa mưa và nắng
Hay đã đưa dần sang nhớ mong

Sài Gòn gối đầu trên cánh tay
 Những năm mười sáu mắt nhìn mây
Chiếc tay tròn ánh trăng mười sáu
Tiếng nhạc đang về dang cánh bay

Sài Gòn nắng hay Sài Gòn mưa
 Thứ bảy Sài Gòn đi Bonard
Guốc cao gót nhỏ mây vào gót
Áo lụa trăng mềm bay xuống thơ

Sài Gòn mai gọi nhau bằng cưng
 Vành môi nghiêng cánh xuống phân vân
Lưng trời không có bày chim én
Thành phố đi về cũng đã xuân

 



"Bán Bún Bò - Nhưng Không Bán Nước"







Album Những Tình Khúc Khó Quên - Harmonica Tòng Sơn







MY FATHER




When I was:

Four years old: My daddy can do anything.

Five years old: My daddy knows a whole lot.

Six years old: My dad is smarter than your dad.

Eight years old: My dad doesn't know exactly everything.

Ten years old: In the golden days, when my dad grew up, things were sure different.

Twelve years old: Oh, well, naturally, Dad doesn't know anything about that. He is too old to remember his childhood.

Fourteen years old: Don't pay any attention to my dad. He is so old-fashioned.

Twenty-one years old: Him? My Lord, he's hopelessly out of date.

Twenty-five years old: Dad knows about it, but then he should, because he has been around so long.

Thirty years old: Maybe we should ask Dad what he thinks. After all, he's had a lot of experience.

Thirty-five years old: I'm not doing a single thing until I talk to Dad.

Forty years old: I wonder how Dad would have handled it. He was so wise.

Fifty years old: I'd give anything if Dad were here now so I could talk this over with him. Too bad I didn't appreciate how smart he was. I could have learned a lot from him.



Album Thà Như Giọt Mưa - Nhạc Hòa Tấu Vũ Hồng Khanh and his Fusion Orchestra







Album Như Cánh Vạc Bay - Nhạc Hòa Tấu của Phùng Tuấn Vũ







Album Nguyệt Cầm 2 - Nhạc Hòa Tấu của Duy Cường







Tiếng Hát Anh Ngọc







Tình Khúc Tuấn Khanh







Anh Ngọc hát Tan Theo Ngày Nắng Vội, nhạc Trần Duy Đức phổ thơ Du Tử Lê







Đái Đường, Cảm Ơn Nước Mỹ- Tác giả Dương Lan Chi



Tôi là một bà già quê dốt đặc cán mai, nửa chữ bẻ đôi mà hỏi tui còn hổng biết, làm sao mà nói được tiếng Mỹ.

Những người quen biết, ai gặp tui cũng hỏi thăm sao tui hay quá vậy.
 

Thật ra, chuyện tui “tự nhiên “ được chữa khỏi con mắt bị hỏng, lãnh tiền trợ cấp và được ở nhà housing thiệt hoàn toàn ngoài sức tưởng tượng của tui và tất cả những người quen biết với tui.
 
Tui qua Mỹ theo làn sóng vượt biên, cũng nhờ gia đình tui làm nghề đánh cá, một chiếc tàu vượt biên lớn sợ "bể" đã cho tui đi "chùa" nghĩa là không phải đóng "cây".
 
Thuyền tui đi lại gặp may nên chẳng gặp một thằng cướp biển nào, khi đến đảo lại được "bốc" vô Mỹ rất nhanh.

Thế là tui được ở một đất nước mà mọi người đều mơ ước.

 
Tui nghe nói nhiều người có tiền mà đi hoài không được, nhiều khi còn bị bắt giam cả mấy năm, ở tù phải lao động cực khổ không thua mấy ông sĩ quan học tập cải tạo.
 
Một hôm, cũng như mọi ngày, tui đi bộ để vừa chiêm ngưỡng những nhà cửa sang trọng với những bãi cỏ xanh và đủ loại hoa đẹp rực rỡ như cảnh tiên.

Đang đi bỗng mắc đái không chịu được, sẵn thấy chân cầu có vẻ kín đáo, tui bèn bước vội đến đó, nhìn trước nhìn sau thấy coi bộ hổng có ai dòm, chỉ có xe hơi chạy nườm nượp hàng hàng lớp lớp, yên chí lớn, ai mà thèm dòm đít bà già. Thì tui đã quen làm như vậy khi ở Việt Nam mà!
 
Tui ung dung ngồi chồm hỗm xuống, khoai khoái dễ chịu vô cùng. Vừa đứng lên thì xe cảnh sát ở đâu bất ngờ trờ tới, thắng nghe một cái réec, ra dấu biểu tui để hai tay lên xe, tui vừa để lên thì nó lấy hai tay tui bẻ quặt ra đàng sau, tui nghe một tiếng "cắc" rồi cảm thấy hai cổ tay lạnh ngắt, thì ra tui đang bị còng tay.
 
Tui sợ điếng người nhưng đành chịu vì có biết tiếng Mỹ nào đâu mà nói với chẳng nói. Mấy ổng dìu tôi vô xe, thật ra mấy ổng vừa dìu vừa đẩy thì đúng hơn vì tui thấy sợ quá, không muốn vô xe cảnh sát chút nào.
 
Mấy ông cảnh sát đưa tui tới một chỗ gì mà thấy rùng rợn lắm, chỗ nào cũng có máy móc thấy ngộp, muốn xỉu.
 
Một ông đi đâu một hồi rồi trở lại với một ông khác, nhìn thấy ông này tui càng sợ hơn vì ổng mặc cái áo choàng màu xanh và lại còn đeo mặt nạ màu xanh, không biết họ sẽ làm gì tui đây! Tự nhiên tui nổi gai ốc khắp người.
 
Ông mới ra dấu biểu tôi nằm vô giữa máy rồi ấn hết nút này đến nút khác, một hồi cái đầu tui bị kẹp chặt, tui cố cựa quay mà hổng ăn thua gì. Tui nhắm mắt lại thật chặt, bụng nghĩ là chắc tụi nó cho tui lên máy chém, tui niệm Chúa niệm Phật lung tung. Biết vậy thà ở Việt Nam cho sướng hơn, muốn đái đâu cũng được, cùng lắm thì bị chọc quê chứ làm gì mà tới phải lên máy chém!
 
Nhớ lại hồi còn ở Việt Nam, mỗi lần đi xe đò, lâu lâu xe đậu lại là mấy ông mấy bà mạnh ai nấy đái: mấy ông thì cứ đứng đái đại lề đường, còn mấy bà thì kiếm lùm cây.
 
Tui tưởng mình đã chết, chợt nghe hai bên đầu được nới rộng dần, rồi có người lay tôi dậy. Thì ra tui vẫn còn sống! Để chắc ăn, tui lắc thử cái đầu và sờ vào cổ không thấy máu me gì cả. Hú hồn!
 
Rồi có một người Việt Nam đến, ông ta tự giới thiệu là thông dịch, họ đua nhau hỏi tại sao tui có sẹo trên mặt phía trên con mắt bên phải, họ nói trong óc của tui có dấu vết tổn thương nặng. Hèn chi tui nhức đầu hoài. Họ hỏi tui nhiều câu lắm. Tui giải thích là do bị VC đánh bằng báng súng trong lúc họ đuổi tui đi kinh tế mới mà tui hổng chịu, tui cho họ biết con mắt phải của tui bị hư là do lần bị đánh đó.
 
Kết quả gởi về tận nhà cho biết tui bị thần kinh và bị mù một mắt.
 
Họ còn gởi cho tui nhiều giấy tờ khác nữa. Nhờ những giấy tờ này mà sau này tui được hưởng đủ thứ giúp đỡ: được Mỹ chữa khỏi con mắt bị hư, được cấp thuốc uống không mất tiền, rồi lại còn được ở nhà housing đến bây giờ, mỗi tháng tui còn được lãnh một món tiền nho nhỏ, tui xài tiện tặn, lâu lâu gởi về chút đỉnh cho bà con, hàng xóm.
 
Nếu tui còn ở Việt Nam thì giờ này vẫn còn ngày hai bữa ăn cơm với rau muống luộc chấm nước mắm, một giỏ cá nục phải chia ra ăn cho đủ hai ngày.. Con mắt của tui làm gì mà có tiền chữa, mà có tiền chưa chắc đã chữa được. Cái đầu của tui bây giờ không còn bị giựt giựt như trước khi được Mỹ mổ. Thiệt không uổng công tui vượt biên đi Mỹ chút nào.
 
Nhưng xin bà con đừng bắt chước tui mà đái ngoài đường à nghen! May mà họ tưởng tui điên. Người không điên làm sao dám làm chuyện đó ở xứ văn minh lịch sự này! Tui nghe người ta nói tội đái bậy bị phạt rất nặng mà còn bị ghi vào lý lịch suốt đời.Nước Mỹ có nhà vệ sinh sạch và tiện nghi lắm, bởi vậy nên nó được đặt tên là "Rest room" là "nhà để nghỉ" đó mà.

Nghe nói đi xa vài chục dặm là có một "rest area" để khách du lịch đi vệ sinh và nghỉ ngơi thoải mái không những thế còn có những bàn ghế bằng đá, có thùng đựng rác khắp nơi và nhất là có phong cảnh rất hữu tình. Vậy thì đái bậy bị phạt nặng cũng phải.
 

Tui cũng muốn nói thêm điều này, vì đây là điều tui rất khoái.

Người nào đến xứ Mỹ cũng biến thành người lịch sự, đi đâu làm gì cũng "get line" chớ không có thói quen chen lấn như ở nước mình nên bà con cứ yên tâm. Tui bây giờ cũng lịch sự lắm.

Mỗi lần kể chuyện này, tui chỉ muốn đi tìm lại hai ông cảnh sát Mỹ để nói lời cám ơn đã còng tay tui lúc đó. Nếu không thì làm gì tui có ngày nay.


Mỹ lại đi trước thời đại - Tác giả Lương Hải



SpaceX - tập đoàn vận chuyển không gian của Mỹ ... vừa phóng thành công tên lửa Falcon 9 mang theo 60 vệ tinh từ căn cứ không quân Cape Canaveral ở Florida tối thứ Năm, ngày 23/5/2019.

Chiến dịch vận chuyển khổng lồ của Mỹ đưa 12.000 vệ tinh lên vũ trụ ... tạo ra một mạng lưới intenet TỐC ĐỘ CAO, MẠNH HƠN CẢ 5G, phóng thẳng từ vũ trụ xuống ... phủ kín hành tinh !

Một chiến dịch của Mỹ đã làm cho thiên hạ “thở phào nhẹ nhõm” - bởi lâu nay thiên hạ lo lắng vì trong “cuộc chiến 5G” khốc liệt ... chúng ta toàn nghe nói tới Tàu sẽ thiết kế 5G cho quốc gia này, quốc gia kia ... còn Hoa Kỳ “chỉ im lặng” !!!

Người Mỹ là vậy: ĐỪNG NÓI NHIỀU, HÃY HÀNH ĐỘNG ... Hoa Kỳ đã âm thầm thiết kế, sản xuất một hệ thống Internet còn MẠNH HƠN CẢ 5G HÀNG CHỤC LẦN “không biết từ bao giờ” (!) ... giờ đây, họ chỉ việc vận chuyển nó lên vũ trụ, đặt nó đúng chỗ ... và “bật công tắc” ... cả hành tinh sẽ được phủ sóng Wifi Tốc Độ Cao khắp mọi hang cùng, ngõ hẻm ... 24/24/7 !

TỪ 5 G

AI NẮM ĐƯỢC 5G, SẼ NẮM ĐƯỢC BỘ NÃO CỦA THẾ GIỚI ... và Người Mỹ lại một lần nữa, “ra đòn” đúng lúc “chiếm thế thượng phong” !

Và Tàu lại Chậm Chân ... hay nói thẳng ra là CÔNG NGHỆ “CHẮP VÁ” của Tàu còn lâu lắm lắm mới theo kịp “đàn anh” Hoa Kỳ !

Trong khi “gã khổng lồ chân đất” Huawei - niềm hy vọng lớn nhất mà Tàu định dùng làm “mũi tên đột phá” vào thế giới công nghệ và mạng lưới 5G toàn cầu - để phục vụ cho tham vọng của Tàu là chiếm lĩnh ngôi vị bá chủ mà Hoa Kỳ đang nắm giữ ... vẫn còn đang loay hoay tìm cách thiết lập hạ tầng cơ sở cho mạng lưới 5G “chẳng chịt” dây nhợ, cáp quang và các trạm thu phát trên mặt đất còn chưa xong .... “gã” đã phải “té ngửa” khi nhìn thấy người Mỹ đã đưa 5G “Không Dây” ... “bay vút” lên Không Gian!

MỘT ĐÒN SẤM SÉT

Đã vậy, tuy Mỹ đã bay cao và xa tít mù qua khỏi “cái đầu” của “gã khổng lồ chân đất” của Tàu ... nhưng Hoa Kỳ vẫn quay lại “đập cho gã một đòn sấm sét” ... CẤM TẤT CẢ CÁC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ CỦA MỸ VÀ ĐỒNG MINH CUNG CẤP LINH KIỆN CỐT LÕI CHO HUAWEI ... !

Đến đây thì CÁI BẪY CÔNG NGHỆ đã chính thức Hiện Rõ ... bao năm nay Hoa Kỳ đã “Ru” Tàu “Ngủ Say Sưa” trong GIẤC MƠ ĐI TẮT ĐÓN ĐẦU ... lừa cho Tàu dễ dàng “ăn trộm” được một số Công Nghệ “đã qua sử dụng” của Mỹ cũng như Đồng Minh .... để Tàu “hí hửng khoái chí” KHỎI CẦN PHẢI BỎ CÔNG NGHIÊN CỨU CHO MỆT XÁC ... chỉ việc ĐI ĂN TRỘM CÔNG NGHỆ VỀ XÀI ... và thế là tự nhiên TỤT HẬU lại càng thêm TỤT HẬU !

CÔNG NGHỆ ĐI TẮT

Giờ đây, khi Hoa Kỳ “lật tẩy” trò Ăn Trộm ... ngay lập tức “gã khổng lồ chân đất” Huawei của Tàu chính thức bị LÒI RA CÁI ĐUÔI ... tuy mang tiếng là “tập đoàn điện thoại hàng đầu thế giới, có doanh thu hàng 100 tỷ USD”(!?) ... nhưng Huawei đã KHÔNG HỀ TỰ SÁNG TẠO và SẢN XUẤT ra được bất cứ một LINH KIỆN cốt yếu nào ... từ những bộ phận đơn giản như KHUNG SƯỜN, BO MẠCH, MÀN HÌNH... đến THẺ NHỚ, BỘ VI XỬ LÝ, CAMERA, HỆ ĐIỀU HÀNH, PIN ... thậm chí cả cái “KHE CẮM” THẺ NHỚ ... cũng toàn là công nghệ “đi tắt, nhờ vả” mua lại bản quyền hoặc Ăn Trộm, Ăn Cắp của kẻ khác .... và khi tất cả các tập đoàn của Mỹ và Phương Tây đều “nghỉ chơi” với Huawei ... ngay lập tức mọi sản phẩm công nghệ của “nó” đều trở thành “Cục Gạch” !

CỤC GẠCH

Vâng, một CỤC GẠCH đúng nghĩa !

Nhân đây, cũng “tản mạn” về cái thời “cục gạch” với các bạn một chút!

Những ai đã từng dùng điện thoại đi động vào thập niên 90 của thế kỷ trước (LH chỉ nói ở khu vực Saigon thôi nhé!) ... sẽ hiểu “cục gạch” là cái gì !!!

Năm 1996, sau “thời đại” dùng máy nhắn tin “tít tít” Motorola ... thì Lương Hải mới chính thức “được sở hữu” một cái “cục gạch” Erisson GA 388, lúc đầu nó có cái “ăngten” dài như đuôi ngựa, nhưng cứ ra khỏi Saigon là “ngoài vùng phủ sóng”, sau đó Erisson mới phát minh được cái “ăngten” có cái “núm nhú nhú” (rất nhiều sự tích cười Bể bụng với bạn bè về cái vụ “ăngten nhú nhú” này!!!) ... lúc đó “bảnh” lắm lắm, ra đường cứ phải là vừa chạy xe vừa gọi điện thoại thì nó mới đúng “phong cách đi động”(!?) vì lúc đó nó hiếm nên có giá trị cả “cây” vàng (có thể mua được cả “công” đất ở Thảo Điền,Q2 nhé các bạn!) lúc đó cả phía đông Saigon hình như chỉ có mỗi một chỗ để đóng tiền thuê bao ở khu Hai Bà Trưng (thời đó không có vụ “nạp cạc” như giờ đâu nhé các bạn!) chỉ có thuê bao tháng, mỗi tháng phải đóng “2,3 chỉ vàng” - cả một “gia tài” ! ... Nhưng “Cục Gạch” cũng chỉ nghe - gọi - nhắn tin ... và chấm hết !

Tất nhiên, đó là chuyện của thế kỷ trước ... cái thời công nghệ nó chỉ như thế !!!

Nhưng trong thời đại Công Nghệ ngày nay mà bạn cầm một cái Smartphone mà chỉ nghe và gọi ... ngoài ra “mù tịt” ..... Không THẺ NHỚ, Không CAMERA, Không YOUTUBE, Không WIFI , Không GOOGLE, Không GMAIL , Không Facebook ... Twitter , Zalo, Sky, Instagram, Mesenger ... tất tật đều KHÔNG ... thì cảm giác của bạn với “cục gạch” sẽ thế nào !?

Sắp tới đây, cái Smartphone của Huawei nó sẽ trở thành Y NHƯ THẾ - một Cục Gạch Bất Động .... thì thử hỏi các bạn có muốn dùng nó, hay sẽ quăng nó vào sọt rác !?

ĐỔI LẤY GALAXY

Và cũng theo các bạn thì “CỤC GẠCH” CÓ SỐNG NỔI TRONG CÁI THẾ GIỚI CÔNG NGHỆ NÀY HAY KHÔNG !??

Tập Đoàn SAMSUNG của Hàn Quốc lại vừa có một “nước cờ Tuyệt Kỹ” - một cú “thổi gió vào Đống tro tàn, để nướng chín đối thủ” ... Khi Samsung Tuyên Bố sẽ cho người dùng đổi “cục gạch” của Huawei để lấy Galaxy S10 !

Trong khi, trước đó tất cả các cửa hàng của Huawei toàn cầu đã TỪ CHỐI KHÔNG MUA LẠI ĐIỆN THOẠI CỦA CHÍNH GÃ SAU KHI NÓ TRỞ THÀNH CỤC GẠCH - một cú PHỦI TAY VỚI KHÁCH HÀNG - một SAI LẦM CHẾT NGƯỜI CỦA KẺ NGỐC ... đã được “những bộ não siêu việt” của Mỹ “đứng sau lưng” hậu thuẫn cho Samsung TẬN DỤNG TỐI ĐA SAI LẦM CỦA ĐỐI THỦ để tung ra một “đòn” Tuyệt Kỹ - vừa HẠ GỤC ĐỐI THỦ, vừa THU PHỤC NHÂN TÂM !

Bỏ ra vài tỷ USD “từ thiện” để đổi Galaxy S10 lấy điện thoại cũ của Huawei về quăng vào sọt rác ... sau đó Thị Trường điện thoại Toàn Cầu sẽ tự nhiên rộng mở với cả SAMSUNG lẫn APPLE - khi đó cặp đôi sẽ thoải mái hưởng tuần trăng mật !!!

“Giấc mơ” Trung Hoa đã sớm trở thành “Ác mộng”của “gã khổng lồ chân đất” !

Một kẻ đã không tự sản xuất được bất cứ món linh kiện quan trọng nào, lại còn HÀNH XỬ BẤT CHẤP VỚI KHÁCH HÀNG như vậy ... thì làm sao cái tham vọng muốn trở thành “gã khổng lồ” về Công Nghệ để thống trị thiên hạ của “gã” ... có thể trở thành hiện thực được !??

ĐÀM PHÁN

Mà “mơ mộng”gì nữa ... “đại ca” Mỹ đã bật “đồng hồ báo thức” rồi ... bất kể Tàu vừa LÊN TIẾNG NĂN NỈ MUỐN NỐI LẠI ĐÀM PHÁN VỚI MỸ ... cũng sẽ chẳng thể ngăn được những chiến lược đã được người Mỹ hoạch định từ lâu !
“Ngòi nổ” Kinh Tế còn chưa “hạ màn”, Hoa Kỳ đã sẵn sàng “kích hoạt” hàng loạt “ngòi nổ” khác nhắm thẳng vào Tàu ... Biển Đông, Đài Loan, Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng ... toàn những “điểm chết chí tử” của Tàu !

“Lá bài” Đài Loan đã được “lật tẩy” ngay từ khi Nancy Pelosi quay trở lại làm chủ tịch Hạ Viện ... và gần nhất là Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton vừa gặp mặt người đứng đầu, phụ trách an ninh quốc gia Đài Loan David Lee - đây là cuộc gặp đầu tiên sau đúng một “chu kỳ” 40 năm “gián đoạn” - bất chấp sự phản ứng của Tàu ... Thậm chí, người Mỹ cũng vừa YÊU CẦU thẳng thừng rằng Tàu PHẢI GẶP MẶT NÓI CHUYỆN VỚI với Lãnh Tụ Lưu Vong của Tây Tạng - Đạt Lai Lạt Ma, nhân vật từng được Obama “tiếp chuyện” rất nhiều lần ....!

F35

Cả việc Trump đi thăm Nhật Bản - thoạt nhìn thì đó là một việc bình thường giữa các Đồng Minh ... nhưng cái “không bình thường” là Trump sẽ “làm việc” ở Nhật Bản tới tận 4 ngày !

Một thời gian “rất lâu” cho một nguyên thủ như D.Trump .... Tổng Thống thứ 45 của nước Mỹ - người đã được Đồi CAPITOL chỉ định rõ ràng: không cần phải làm gì khác, ngoài việc tập hợp một “bộ máy” để chỉ cần làm mỗi một việc là ... BẮN GỤC TÀU !

Và trong 4 ngày thăm Nhật, “kết quả” đầu tiên là Trump đã Ok bán cho Nhật Bản 105 em “Quái Thú” F35 - siêu tiêm kích tàng hình thế hệ 5 mới nhất của Mỹ !

Vấn đề là, xưa nay Nhật Bản vốn được Mỹ BẢO KÊ TỪ A ĐẾN Z .... thì Nhật Bản cần gì phải mua một lượng lớn “đồ chơi hạng nặng” như vậy ... nếu nó không phải là “dấu hiệu” đầu tiên về một “cuộc tập kích cuối cùng” !

Hãy “đào bới” Từng bước chân của D..Trump tại Nhật Bản .... nó sẽ là những “chỉ dấu” cho ngày tàn của Tàu !


Việt Nam khác Tàu?



Nếu bạn gặp ai lần đầu ở xứ lạ, mà người đó bảo bạn rằng bạn là người Việt, không phải là người Hoa, thế mà thực sự đúng là như vậy, thì người đó quá là tài!

Có những người như thế thật, người xứ tây hẳn hoi, nhưng chính tôi cũng không dám chắc mình đủ tinh anh được đến như thế.Chẳng cần phải lý sự nhiều, sự giống nhau giữa người Việt và người Hoa thật là lớn lao, cả về thể chất lẫn tinh thần. Đọc chuyện của ai, chứ đọc chuyện của xứ Hoa thì người Việt cảm thấy như họ đang nói chuyện về mình. Đọc Lỗ Tấn, tôi cứ đinh ninh mãi rằng bác AQ là người Hoa… gốc Việt. Vua quan triều Nguyễn thì ăn mặc còn Hoa hơn cả vua quan Trung Hoa triều Thanh, chuyện ấy, chả phải nhắc.

Giống là vậy, thế nhưng nhìn cho kỹ, nhiều điều của xứ Hoa vẫn cứ khác xứ Việt.

Nhắm tới tự quyết tinh thần

Xứ Hoa thu thập đủ các lý thuyết thập phương. Nhưng dù có những giai đoạn họ không hề hiểu rõ các lý thuyết đó ra làm sao, họ im ỉm không cam chịu làm nô lệ đơn thuần cho những lý thuyết đó. Ngược lại là khác, họ tìm cách Trung Hoa hóa chúng, tìm cách khai thác chúng một cách sinh lợi, theo quan niệm của họ. Phật giáo là một ví dụ. Ngay cả học thuyết Marxist-Leninist, một khi vào đến Trung Hoa, nó cũng rất nhanh chóng nhuộm chuyển thành học thuyết Mao Trạch Đông, một cách dứt khoát, dẫu có cực đoan thêm hơn lên.

Trung Hoa không tự trói mình trong tập tục về sự biết ơn vô bờ. Xử sự của họ với Liên bang Soviet là ví dụ điển hình, sau chịu ơn được việc, là ngang hàng lập tức.

Cái tinh thần gắng leo thật sự lên đỉnh của thiên hạ đó của xứ Hoa, là cái chưa có ở người Việt.

Tinh thần thực dụng

Nói là một chuyện, làm ăn sinh sống là chuyện khác, đó cũng là một tinh thần Hoa thật mãnh liệt. Khổng giáo khinh thường, chê bai buôn bán đến đâu đi chăng nữa, thì buôn bán vẫn luôn luôn là lý tưởng và thực hành lớn lao trong đời sống người Hoa. Tôi từng quen biết một kỹ sư trẻ người Hoa, anh này giỏi giang, sáng sủa, hàng ngày chăm chỉ leo xe bus đi làm, chứ không diện xe ôtô riêng đẹp để tán các người đẹp dù cho thu nhập của anh thừa sức. Trong khoảnh khắc càfé thân tình anh ta thổ lộ riêng 

“bố mẹ tôi ráo riết rồi, đi làm là để có phiếu lương để đi vay tiền, cứ mua cho xong được ba cái căn hộ đơn cho thuê, khi ấy là xong cái nghề đi làm, rồi muốn bay nhảy gì thì hẵng. Tôi đã mua được hai cái.”

Người Việt tuy là học mượn, học nhờ Khổng giáo, nhưng lại cứ làm như mình là con đẻ chính nòi chân chính của Khổng giáo, bắt chước phải cho triệt để cái thuyết đó theo tưởng tượng của mình, để mà khinh thường buôn bán thật sự, đến mức căm phẫn buôn bán. Đã là bắt chước, thì đúng là chỉ theo được cái bóng chước bên ngoài.

Người Trung Hoa hôm trước mang cả ông Khổng Tử ra đấu tố, cứ như là ông ấy đang phạm phải tội bè phái chống chủ nghĩa Mao Trạch Đông. Hôm nay, tên tuổi của ông Khổng Tử lại được thắp sáng choang, y như là tượng Nữ Thần Tự Do bên bờ New York. Nếu bạn ngạc nhiên vì điều bình thường đó, chẳng qua là vì bạn chưa hiểu văn hóa Trung Hoa, và hơn nữa, nếu bạn là người Việt, thì bạn chưa hiểu chính mình.

Bao dung vì lợi

Ngay từ thời xa xưa, các đạo quân Trung Hoa đánh chiếm đến đâu cũng thường đã sẵn sàng nhiều phương phép, hoặc là làm cỏ man rợ các thành trì bất khuất, hoặc là cho các quân tướng của các thành trì đã sớm đầu hàng được giữ nguyên tước vị. Họ không lo vác theo các loại bộ máy quan lại to nhỏ đông đúc li ti để thay thế cho bằng hết được các bộ máy ở mọi nơi mới bình định, chiếm đóng được. Có như thế, các đạo quân xứ Hoa mới đi được xa, mới thu giữ được thiên hạ mênh mông. Họ biết “bao dung vì lợi”, để còn kiếm được những ích lợi thật to lớn hơn như thế nữa.

Ngay trong thời hiện đại, Trung Hoa đã vô cùng kiên nhẫn chờ cho hết các thời hạn để thu về trong hòa bình các lãnh địa Hong Kong, Macau đã cực kỳ phát triển giàu có, và lại còn chấp nhận bình thản các thể chế kinh tế-xã hội khác biệt của chúng. Rồi tới đây, sẽ là Taiwan.

Nhưng họ cũng rất dứt khoát thoắt ra tay ở biển Đông khi thời cơ vừa hé lộ, không khác gì Tư Mã Ý nhanh tay bắt Mạnh Đạt ngày nào.

Người Việt thì bận lu bù trong các suy nghĩ tính toán thiệt hơn nhỏ nhặt.

Chép sử kỹ càng

Xứ Hoa có nền chép sử. Trong đống sử liệu đó, vàng, thau, thật, giả hỗn độn, nhưng vẫn có vàng, vẫn có thật. Tư Mã Thiên lạnh lùng chuyên nghiệp từ cả hàng ngàn năm, từ trước cả công nguyên, đã đành; ngay chuyện Tam Quốc bảy giả ba thật cũng đã khắc họa nhà nghề đời sống và con người đủ loại quý phái bần tiện, khắc họa sắc sảo, không nương tay.

Ngay trong thời hiện đại hôm nay, Mao Trạch Đông đã được đánh giá lại công khai, chính thống, là “bảy đúng, ba sai” . Các nhân vật lịch sử hiện đại của xứ Việt thì thường phải “mười đúng, zero sai” , hoặc “zero đúng, mười sai” , theo lối nghĩ thần thoại ông Thiện ông Ác. Hơn cả thế nữa, đã đúng, là đúng tiềm năng, đúng mãi mãi; đã sai, là sai tiềm năng, sai muôn thuở.

Trung Hoa không mang tên vĩ nhân của họ ra đặt cho các địa danh lớn, họ hiểu rằng điều đó không được an bền, và không lấy được lòng người trong dài lâu.

Tính toán xa xôi

Nếu người Việt cũng thích nhìn xa xăm, thì cũng thường chỉ là để thỏa cơn mơ “chí khí” , để khoe mẽ văn nghệ. Xứ Hoa khác, họ chắc chắn có kế hoạch cho 20 năm, cho 50 năm tới. Làm được hay không còn là chuyện khác, nhưng việc tính toán thật về đường dài nằm trong tâm trí của họ, và họ thi hành chúng. Người đã quen tính đường dài thì ung dung hơn, và đủ làm ngạc nhiên liên tục những người xung quanh chỉ quen tính đường ngắn, quen nghe ngóng, quen ăn thì ở độ.

Tầm vóc

Sự khác nhau căn bản nhất của xứ Việt và xứ Hoa, là tầm vóc. Nhưng người Việt lại hay quên nhất điều này.

Xứ Việt có tầm vóc thật là khiêm nhường so với xứ Trung Hoa, vậy mà lại cả ngàn năm cứ cố học nguyên xi theo Trung Hoa nhiều chuyện, điều đó là vô cùng không bình thường.

Để ví dụ, tầm vóc đã khác nhau đến như thế, mà trong lịch sử lại từng cùng đua nhau áp dụng Khổng giáo, thì sẽ là vô cùng khác nhau giữa vị thế của quốc gia đóng ngôi thiên tử với vị thế của quốc gia đóng phận dậu phiên khi phải gặp nhau.

Để ví dụ, tầm vóc đã khác nhau đến như thế, mà lại cùng áp dụng chính sách thương thảo tay đôi “đóng cửa bảo nhau” , thì kết quả được chờ đợi từ mỗi bên khắc sẽ phải khác nhau đến thế nào.

Tạm kết

Có rất nhiều điều người Hoa nghĩ và hành xử khác người Việt mà người Việt cần học. Nhưng nếu lối học là học đuổi theo bóng, thì càng thu hoạch, càng ảo tưởng.

Học thật, tới nhẽ. Để tìm ra con đường thực sự sáng sủa, bền vững của mình, cho mình.
Và tất nhiên, đừng bao giờ chỉ học từ mỗi xứ Trung Hoa.


Liên-Xô và cả Đông Âu sụp đổ, tại sao Việt nam chưa?- Tác giả Nguyễn thị Cỏ May



Từ năm 1987, tình hình Ba-lan đã khá chín mùi cho một sự thay đổi chánh trị, kết thúc chế độ cộng sản độc tài do Liên-Xô áp đặt từ sau thế chiến . Sau Ba-lan, năm 1989 tới Đức . Bức tường Bá-linh được cộng sản Đông Đức, trong đêm 12-13 tháng 8 năm 1961, dựng lên để ngăn chận dân Đông Đức chạy qua Tây Đức sanh sống, trở thành biểu tượng của thế giới chia đôi, phía Đông do cộng sản cai trị, phía Tây theo chế độ Tự do Dân chủ .

Chỉ hai năm sau, Liên-Xô, cái nôi của cách mạng vô sản toàn thế giới, trong vài ngày, tan rả êm ái, sạch trơn, cho mọi người cái cảm tượng như chưa hề có cộng sản ở nơi đây .

Cả thế giới ngẩn ngơ và vui mừng . Biến cố xảy ra không một điềm báo trước . Và khi “cộng sản đã cai trị thì không bao giờ có sự thay đổi” như tài liệu cộng sản tuyên truyền nói, nên ai không phải cộng sản đều vui mừng . Dĩ nhiên, người Việt Nam ở trong và ngoài nước, hơn ai hết, vui mừng như sẽ được sống lại .

Về phía cộng sản ở Hà nội, ban lãnh đạo của họ cũng thật sự lo sợ cho số phận của họ . Đỗ Mười, Võ văn Kiệt cho người tìm cách tiếp xúc, thăm dò không chánh thức phía Huê Kỳ vì Hà Nội hãy còn bị cấm vận. Một luật sư kỳ cụu ở Hà Nội (Ls DvĐ), từng làm Chánh văn phòng ở Bộ kinh tế của chánh phủ đầu tiên năm 1946, được gởi qua Hoa-Thạnh-Đốn . Nhưng ông chỉ có quyền tới NY, không được phép vượt khỏi châu vi trụ sở LHQ 40 km nên phải có người Mỹ can thiệp và đón ông ở phi trường Hoa-Thạnh-Đốn . Cuộc tiếp xúc với Hoa-Thạnh-Đốn ở tầm cao, tuy không chánh thức, nội dung khá tích cực . Ở Âu Châu, Đại sứ Âu Châu (Đs ĐPĐ) cũng có những cuộc nói chuyện, khi tại Paris, khi tại Bruxelles, để thăm dò thái độ của Huê Kỳ .

Nhưng tới 1992, Bắc Kinh trụ lại được, thấy ván cờ domino không xảy ra . Hà nội liền bám theo Bắc Kinh sau khi Lê Đức Anh đi qua Tàu về . Mọi người lo củng cố quyền lực, đập tan mọi dấu hiệu hưởng ứng biến cố liên-xô .
 
Nay đã 30 năm trôi qua, cộng sản ở Việt Nam vẫn còn đó, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ sụp đổ, hay sẽ thay đổi theo chế độ dân chủ tự do . Trái lại, nó còn đàn áp đẫm máu ai dám bày tỏ lòng yêu nước chống giặc tàu hay đòi hỏi dân chủ, tôn trọng nhơn quyền, … Phải chăng cộng sản ở việt nam đang áp dụng đúng mức lời dạy của Lê-Nin để bảo vệ chế độ “Biết cai trị triệt để bằng bạo lực thì chế độ không bao giờ sụp đổ “ tuy vẫn biết Liên-Xô đã không còn !

Vậy do đâu mà cộng sản ở Việt Nam chưa chịu tiêu vong như tiền bối của nó ? Do lãnh đạo tài ba ? Do dân việt nam thật lòng chấp nhận cộng sản cai trị ? Hay do đảng cộng sản có vai trò lịch sử ?
 
Đông Âu và Liên-xô sụp đổ

Công đoàn Đoàn kết Ba-lan thanh toán xong nhà cầm quyền cộng sản, Bulgarie, Hongrie, Tchèque, …lần lược xô ngã tượng Staline và Lê-Nin ở xứ họ, dân chúng tràn ra đường chào mừng vận hội mới không tiếng súng .
 
Chỉ ở Roumanie, Chủ tịch Ceausescu khát máu, lì lợm cố bám chế độ như giữ của hương hỏa, ra lệnh công an, mật vụ bắn vào dân chúng xuống đường, làm thiệt mạng cả ngàn người nhưng cũng không đủ sức ngăn chận làn sóng người biểu tình đông hằng triệu người . Sau cùng, Ceausescu kêu gọi quân đội can thiệp. Quân đội xuất hiện lại đứng về phía nhơn dân, chống lại công an để bảo vệ dân . Cách mạng thành công . Vợ chồng Ceausescu bị cách mạng bắt và bị tòa án cách mạng xử tử hình. Cả hai vợ chồng bị bắn tại một góc đường, ngay trong đêm Giáng Sinh 1989.

Chế độ cộng sản ở Đông Âu và Liên-Xô đã lần lược sụp đổ trọn vẹn như chưa từng có, làm cho câu nói như một thứ huyền thoại “một khi đảng cộng sản đã nắm được chính quyền thì không thể bị lật đổ” trở thành lố bịch, phủ nhận cả lý thuyết của Lê-Nin về sự kiên cố của chế độ cộng sản, đồng thời thay đổi suy nghĩ của nhiều người chẳng may còn sống dưới chế độ cộng sản còn sót lại .

Sự thay đổi chánh trị ở Đông Âu diễn ra tốt đẹp như một vở kịch trên sân khấu là do hoàn cảnh lịch sử của nơi này . Và cũng nhờ có những con người bản lãnh từ trong chánh quyền và từ trong dân chúng đứng lên.

Thế chiến kết thúc, các cường quốc chia nhau thế giới . Đông Âu vốn là cái nôi văn hóa Âu châu mà cội rễ là tôn giáo . Hơn nữa hai cuộc cách mạng Pháp và Đức đã để lại một di sản văn hóa chánh trị còn giá trị qui chiếu cho tới ngày . Một sớm một chiều, Nga đem cộng sản áp đặt lên họ . Dĩ nhiên cộng sản bị dân chúng và sức mạnh văn hóa Âu Châu phản kháng . Hai yếu tố lịch sử và con người ở đây đã quyết định vận mạng của chế độ cộng sản Đông Âu . Chẳng may Việt Nam không có hai yếu tố của Âu Châu .
 
Nỗi bất hạnh của Việt Nam

Nhìn lại lịch sử, sau thế chiến, các nước bị Tây Phương đô hộ đều lần lược độc lập mà không phải làm chiến tranh giải phóng kéo dài mấy chục năm, tốn hao xương máu của dân hằng chục triệu người, lại sớm phát triển . Chỉ có Việt Nam bị đẩy vào cuộc chiến chỉ vì Hồ Chí Minh muốn Việt Nam phải trở thành nước cộng sản . Hồ đã nói “Dù phải đánh Tây mươi năm nữa, phải đốt cả dảy Trường Sơn, ta vẫn phải làm . Cớ độc lập bây giờ, trong điều kiện này, là độc lập của phe quốc gia, không phải độc lập hoàn toàn của ta ” .

Năm 1946, Hồ phát động cuộc kháng chiến chống Tây là để có điều kiện rút ra khỏi Hà Nội mà không xấu hổ . Nghe kháng chiến chống Tây trở lại, toàn dân lập tức đứng lên tham gia kháng chiến . Dân trong Nam làm kháng chiến trước lệnh kháng chiến của Hồ Chí Minh . Khi Hồ ký thỏa ước 6/3/46 rước Tây lên Hà Nội,  lính Việt Minh hợp tác với lính Tây cùng hành quân lên Việt Bắc để tảo thanh những lực lượng võ trang của các đảng phái quốc gia lúc bấy giờ mạnh hơn Việt Minh, thì kháng chiến trong Nam không chấp hành lệnh ngưng chiến của chánh phủ Hà Nội, vẫn tiếp tục đánh Tây . Bảy Viễn nói “ĐM. Chưa có Độc lập, cứ oánh nữa . Chừng nào có Độc lập mới thôi” bị Hồ Chí Minh khiển trách . Và Hồ gởi Lê Duẩn, Hà Huy Giáp, Lê Đức Thọ, Nguyễn văn Linh vào Nam để nắm kháng chiến trong Nam, và loại Bảy Viễn, buộc Bảy Viễn phải rút về thành …

Tây lần lược tái chiếm Việt Nam, bao nhiêu nhà ái quốc chơn chính phải đi ra khu kháng chiến vì trở ra thành đồng nghĩa Việt gian . Họ bị cộng sản giết để giành độc quyền lãnh đạo kháng chiến cho cộng sản . Trường hợp Hồ văn Ngà mới thật thương tâm, rơi nước mắt . Cùng rời khỏi Sài Gòn với cộng sản, sau đó, ông bị cộng sản giết ở Bạc Liêu với tội danh “Việt gian” .

Hồ văn Ngà bình tĩnh nói với mấy tên Việt Minh sắp giết ông “Mấy em giết qua thì cứ giết nhưng đừng nói qua là Việt gian . Qua không bao giờ làm Việt gian hết”.

Hồ văn Ngà học năm cuối Trường kỹ sư Centrale ở Paris, học giỏi có tiếng thế mà bỏ thi tốt nghiệp, về Sài Gòn tham gia kháng chiến giành độc lập cho xứ sở .

Như thế mới thấy chỉ người có học, tiểu tư sản, đi kháng chiến là vì lòng yêu nước thúc đẩy . Còn cộng sản không thể hiểu yêu nước là gì . Cả Hồ Chí Minh cũng vậy . Vì vốn không học, không nghề nghiệp nên không có công ăn việc làm . Đi làm cộng sản là một việc làm . Họ chỉ biết “được là có tất cả . Thua thì chẳng có gì để mất ngoài cái mạng cùi” .

Kháng chiến giành độc lập là sự nghiệp của toàn dân . Họ làm kháng chiến chỉ vì lòng yêu nước . Cộng sản cướp công của nhơn dân, lấy làm của riêng cho cộng sản, biến Việt Nam thành cộng sản và tuyên bố đó là “tất yếu lịch sử ” .

Lịch sử Việt Nam trong vừa qua nhặp nhằng giữa nhơn dân yêu nước với cộng sản ăn có mà một số người, nhứt là đảng viên cộng sản không hiểu tách bạch để thấy đâu là công và tội . Chính yếu tố lịch sử éo le này đã không cho phép Việt Nam sớm thay đổi như Đông Âu .

Vốn khi thua, chẳng có gì để mất, khi ăn thì có tất cả . Nay đã ăn cả nước thì cộng sản không dạị gì lại tự mình thay đổi . Kẻ đói nay được ăn trên ngồi  trước thì không ai dại gì mà rời khỏi chiếu . Chết cũng bám tới cùng .
 
Việt Nam có điều kiện thay đổi

Như đã nói Âu Châu thay đổi, từ bỏ cộng sản sớm, nhờ điều kiện văn hóa . Việt Nam có yếu tố văn hóa nhưng không được thể hiện rõ như Âu Châu . Văn hóa Âu Châu động trong lúc văn hóa Việt Nam lại tĩnh . Cả ngàn năm thắm nhuần thứ Khổng Mạnh biến chất, thứ Tống Nho “Quân xử thần tử, ….” . Còn “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” mới chỉ kịp lóe lên, chưa kịp định hình, nói chi định chế hóa . Nên Tàu khác Việt Nam rất rõ – nói ” Tàu và Việt Nam là đồng văn, đồng chủng” là nói sai hoàn toàn . Nói theo quan điểm cộng sản lệ thuộc Tàu. Trong văn hóa tàu hoàn toàn không có chữ tự do, chữ dân chủ . Ngày nay, chữ “dân chủ” vẫn còn bị cấm ở Tàu . Vả lại dân tàu không bao giờ mơ màng tới dân chủ hay tự do . Họ chỉ mong đất nước không loạn lạc để họ được ăn cơm, không ăn cháo . Nên dân tàu rất hưởng ứng chế độ ngày nay của Tập Cận-Bình . Trong lúc đó, tuy chịu ảnh hưởng Tàu lâu dài nhưng Việt Nam có được một truyền thống văn hóa xã thôn theo đó xã thôn tổ chức chánh quyền trên cơ sở Hương ước, một thứ Hiến pháp của làng . Nên mới có câu “Lệnh vua thua lệ làng”  .

Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Việt Nam cũng khác hơn ở Tàu . Trong gia đình việt nam, mỗi thành viên đều có vị trí rõ ràng của mình . Trong gia đình tàu, các thành viên đều mờ nhạt dưới uy quyền của người cha “Phụ xử tử vong, tử bất vong, bất hiếu” .

Văn hóa là điều kiện đưa đến một chọn lựa thể chế chánh trị . Việt Nam đã có sẵn . Vấn đề còn lại là mọi người hãy sáng suốt tách bạch vai trò thật sự của toàn dân trong cuộc chiến giành độc lập dân tộc với sự cướp công kháng chiến của dân do Hồ Chí Minh cướp được . Xác định lại đúng chỗ đứng của mình để từ đó đứng lên làm cuộc cách mạng dân chủ thật sự .

Việt Nam phải có dân chủ vì nhơn dân Việt Nam đã đổ máu đánh  ngoại xâm giành độc lập, chớ không phải người cộng sản vì cộng sản chỉ cướp chiến lợi phẩm .
Đó mới đúng là tất yếu lịch sử .


 

Phỏng vấn Bs Đinh Đức Long, 22/6/2019






Sinh viên, con trai gia đình tỵ nạn Việt, đội mũ mang cờ VNCH trong ngày lễ tốt nghiệp tại đại học UCLA







Kênh đào Kra với người dân Phú Quốc







Những con Vẹt bị bỏ rơi được cứu vớt tại một ngôi chùa ở Mỹ







Theo Đuôi Tàu Cộng: Sợ dân biểu tình, Nguyễn Thiện Nhân lắp camera ‘theo chuẩn độc tài Trung Cộng’



Hệ thống camera nhận diện mặt người được lắp đặt tại Sài Gòn.

Hôm 22 Tháng Sáu, Bí Thư Thành Ủy ở Sài Gòn Nguyễn Thiện Nhân loan báo Sài Gòn đã lắp đặt xong 1,000 camera giám sát trên đường phố, hơn 50 cái trong số đó “có chức năng phân tích nâng cao dữ liệu cùng lúc, gồm nhận diện khuôn mặt, nhận dạng loại phương tiện, phát hiện đám đông, các sự cố về giao thông, an ninh trật tự…”

Đây được cho là “thành quả” sau 18 tháng khai triển đề án “Xây dựng Sài Gòn trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017–2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Trong bối cảnh mọi dự án công đều diễn ra chậm chạp, việc lắp đặt 1,000 camera giám sát ở Sài Gòn có vẻ được tiến hành nhanh bất thường.

Truyền thông nhà nước hôm 22 Tháng Sáu khi đưa tin về việc này chỉ nhấn mạnh vào yếu tố “đô thị thông minh” và “an ninh trật tự” mà bỏ qua quyền riêng tư của người dân và lý do khiến Nguyễn Thiện Nhân đặt mục tiêu “lắp camera để phát hiện đám đông”.

Tờ Thanh Niên cho biết thêm: “Các camera tầm xa được gắn trước trụ sở Ủy Ban Nhân Dân thành phố Sài Gòn và quận 1, công viên Công Xã Paris, Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thảo Cầm Viên, công trường Mê Linh. Dịp này, ba camera quan sát tầm xa ở trên ba xe công vụ của ba phường Tân Định, Bến Nghé và Nguyễn Thái Bình cũng được nâng cấp. Đến nay ở quận 1 đã lắp đặt chín camera trọng điểm và camera tích hợp trên xe.” Tuy tờ báo không lý giải tại sao các địa điểm trên được “ưu tiên” lắp camera tầm xa nhưng người đọc có thể hiểu đó là các điểm tập trung người biểu tình ở Sài Gòn hồi Tháng Sáu, 2018.

Ông Nguyễn Thiện Nhân là người hứng chịu nhiều chỉ trích của dân Sài Gòn qua các vụ ra lệnh di dời lư hương ở tượng Trần Hưng Đạo hồi Tháng Hai, 2019, không xuất hiện và không tiếp dân oan mất đất ở Vườn Rau Lộc Hưng…

Hồi cuối Tháng Tư, báo Thanh Niên đã phải gỡ bài “Bí Thư Nguyễn Thiện Nhân: Sài Gòn hứa với Bộ Chính Trị sẽ không có biểu tình” sau khi ông Nhân bị cộng đồng mạng chê trách vì lời tuyên bố “chúng ta cần phải làm vì Sài Gòn có biểu tình thì ảnh hưởng đến cả nước. Chúng ta đã cam kết và đã làm được điều đó.”

Liên quan đến việc này, Nhạc Sĩ Tuấn Khanh bình luận trên trang cá nhân hồi Tháng Năm, 2019: “’Miền Nam đi trước về sau’, ông Hồ Chí Minh từng nói vậy. Ông Nguyễn Thiện Nhân, mới đây, vừa tuyên bố là hạ tầng cơ sở ở Sài Gòn đến 100 năm sau mới khá, bất chấp chuyện Sài Gòn nai lưng làm ra 100 đồng thì phải nộp hơn 80 đồng cho Hà Nội chi xài. Chuyện phát triển văn minh còn xa xa lắm, về sau lắm. Nhưng lắp camera theo chuẩn độc tài Trung Cộng thì Nhân ra tay sớm nhất nước, ‘nhận diện con người’ thì đi trước. Nhân làm để bảo vệ lời hứa ‘Hồ Chí Minh không có biểu tình’ với cấp trên của mình, bằng chính số tiền ít ỏi mà Sài Gòn giữ lại được. Nộp tiền nhiều và trước, nhưng cuối bảng về nhân quyền và cả nhân tính của lãnh đạo.”

Hội Luận: Áp lực trên TT Trump và Tập trước hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản vào cuối tháng 6 năm 2019







Trí thức ‘tàu hủ đá’



Tàu hủ, còn gọi là đậu hủ hay tàu phớ là một loại sữa đậu nành cô đặc gần với đậu hủ miếng nhưng chưa đến nỗi đông đặc như đậu hủ, người ta thoa một ít thạch cao trên thành hủ và đổ thứ nước lỏng lỏng nấu từ đậu nành đó vào, đậy nắp, chừng 30 phút sau thì nó đông lại thành tàu phớ, tàu hủ.

Người miền Nam ăn món này bằng cách múc ra, để nguội và cho đá vào, có người thêm nước cốt dừa. Khi ăn, nó cho cảm giác rất đặc biệt về cái lưng chừng giữa cô đặc và lỏng lẽo, giữa cái có thật và không có thật, giữa cái có nghĩa và vô nghĩa, giữa cái nghiêm túc và tào lao… Có vẻ như nói về món ăn chứa nhân sinh quan của người miền Nam trước thế cuộc, món tàu hủ đá là đặc trưng nhất. Và, khi nói đến một thứ gì đó vừa ngu xuẩn lại vừa đeo mác oách, ví như trí thức ngu, người ta chỉ cần xếp vào “trí thức tàu hủ đá” là đủ!

Vậy trí thức tàu hủ đá, chắc không cần bàn thêm về nó. Nghiệt ở chỗ không cần bàn nhưng lại đáng bàn bởi nó xuất hiện ngày càng nhiều, từ ông nghị nghĩ ra chuyện “phí chia tay để cán bộ và dân cùng cười” hay “giá điện tăng, xăng tăng mọi người dân đều được lợi” hay gần đây nhất là Huỳnh Thế Du, một tay trí thức tàu hủ đá cấp tiến nổi tiếng với câu góp ý: “Việt Nam có thể áp dụng giải pháp để các nhà thầu Trung Quốc xây dựng và mời tư vấn Nhật bản giám sát. Khả năng hai anh này bắt tay với nhau là rất thấp vì đang là đối thủ cạnh tranh một mất một còn… Khi đó, Trung Quốc có khả năng xây đường chi phí thấp và chất lượng cao và Nhật Bản giám sát thì con muỗi cũng không thể chui lọt. Việt Nam sẽ là ngư ông đắc lợi…”.

Đã có nhiều người chửi (phải nói toạc móng heo là chửi chứ không gọi là phản biện hay phản ánh gì!) trên các trang mạng xã hội vì kiểu phát biểu ngu xuẩn của ông ta. Và lý lẽ người ta đưa ra khi chửi cũng rất sắc sảo, chuẩn xác. Bởi nói Trung Quốc làm đường giá rẻ mà chất lượng cao thì chỉ có thằng ngu mới dám nói vậy, bài học đường sắt Cát Linh – Hà Đông còn sờ sờ ra đó.

Nói nhà thầu Trung Quốc và nhà thầu Nhật Bản không thể bắt tay với nhau là một loại tư duy tham nhũng, đã quen ăn không chùi mép, bởi khi đưa ra một dự án kinh tế, người ta chỉ cần tính đến chuyện các thông số kĩ thuật, thông số kinh tế, chỉ số lợi tức tối thiểu và tối ưu có tính đến trượt giá, chỉ số thông minh đầu tư bên trong dự án có đủ cập thời với khoa học hiện tại và tương lai, chỉ số an toàn của hệ thống qui ước và qui chế thực hiện, phát triển dự án, chỉ số an toàn quốc gia. Khi các chỉ số này đạt đủ thang ứng dụng thì dự án đó được thực hiện và đi vào hoạt động, mọi kiểu bắt tay dưới gầm bàn sẽ không bao giờ thực hiện được một khi dự án có đủ các chỉ số này.

Ở đây, Huỳnh Thế Du lại cho rằng Trung Quốc và Nhật Bản không thể bắt tay vì họ đang cạnh tranh khốc liệt là một kiểu tư duy bần cố nông, nhiều chuyện và đâm bị thóc thọc bị gạo. Làm ăn trên bình diện quốc gia và ký hợp đồng trên phương diện quốc tế mà còn mang lối tư duy này thì chỉ có ăn cám! Hơn nữa, Du còn cho rằng khi hai nhà thầu này cạnh tranh khốc liệt thì Việt Nam sẽ “ngư ông đắc lợi”.

Thuê nhà thầu xây dựng và thuê nhà thầu giám sát, cả hai nhà đều phải thuê và phải trả tiền. Một khi thiết chế xây dựng, qui chế hợp đồng và các qui chuẩn về an toàn quốc gia đảm bảo thì tại sao phải sợ hai nhà này bắt tay nhau? Mà bắt hay không bắt thì Việt Nam cũng phải trả tiền cho cả hai nhà thầu. Một khi Du nghĩ rằng hai nhà này sẽ không bắt tay nhau được là Việt Nam “ngư ông đắc lợi” thì rõ ràng kiểu tư duy thọc mạch, luồn cửa sau, ngồi lê buôn dưa ngoài chợ vẫn chưa được gột bỏ. Mà một khi thứ tư duy này còn tồn tại trong não trạng thì e rằng khó mà thoát khỏi tâm thức nô lệ. Bởi anh chưa vượt qua được cái chợ đầu làng thì đừng mơ ra biển lớn!

Hơn nữa, đã là một trí thức, là người hiểu biết thì chí ít anh phải biết về lịch sử suốt gần hai ngàn năm nay người phương Bắc đã âm mưu thôn tính nước Nam ra sao? Ngay cả một kẻ lên ngôi chính thống như Lê Chiêu Thống, để đảm bảo ngai vàng đã chạy sang cầu cạnh nhà Thanh và trả giá cho việc ngu xuẩn này nặng nề, nhục nhã ra sao, đến một người nông dân cũng biết. Và cái vết nhơ của Lê Chiêu Thống còn khiến người đời bụm mũi, nhăn mặt mãi mãi về sau. Đã có bao nhiêu máu xương của con dân Việt đã đổ xuống vì âm mưu xâm lăng của Trung Quốc, vì giấc mơ Đại Hán của nhiều đời, nhiều triều đại Trung Hoa? Đã có bao nhiêu người sống dở chết dở bởi người bạn “bốn tốt, mười sáu vàng” này? Đã có bao nhiêu ngư dân Việt Nam bỏ mình trên biển, để lại biết bao đau khổ và khoảng trống hụt hẫng cho gia đình cũng chỉ vì kẻ ngoại bang phương Bắc hung hăng và tàn ác này?

Bắt tay với kẻ xâm lăng, kẻ nuôi mộng nuốt chửng Việt Nam chẳng khác nào nộp thân cho quỉ dữ. Rước kẻ nói láo, không giữ lời hứa và làm ăn cẩu thả, xả bừa, gây ô nhiễm môi trường như Trung Quốc với Formosa, bauxite Tây Nguyên, nhiệt điện Vĩnh Tân, đường sắt Hà Đông – Cát Linh… vào nhà là rước họa. Là một trí thức, là người hiểu biết, việc đầu tiên cần làm là phải yêu nước thương nòi, phải yêu lấy quê hương, môi trường, yêu từng giọt mồ hôi của nhân dân đã đổ xuống để có ngày hôm nay. Rước kẻ ăn phàm, dối trá và bịp bợm như nhà thầu Trung Quốc vào làm một tuyến đường cao tốc xuyên quốc gia thì đích thị là phản động, không thể nói khác đi được.


Và đương nhiên, đáng trách hơn không phải là Huỳnh Thế Du hay những con người mang danh trí thức như anh ta vốn nhan nhản trong hệ thống nhà nước. Mà là cả một hệ thống báo chí nhà nước, cái hệ thống mang danh báo chí nhưng chưa bao giờ hoạt động báo chí, chỉ hành sự như những trạm, những trung tâm bồi bút cho các nhóm lợi ích. Các trạm, các trung tâm này viết và phổ biến ý đồ của nhóm lợi ích bằng những bài viết thoa son trét phấn và che đậy để đạt mục đích của các nhóm lợi ích này. Hậu quả của việc này là các nhóm lợi ích ngày càng tác oai tác quái, trí thức thì phát biểu như đứa đần độn, nhân dân bị tung hỏa mù và ngân sách quốc gia khủng hoảng, nợ công ngập đầu vì rước phải nhà thầu Trung Quốc, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội ngày càng xấu đi, chạm mức đen tối.

Và sở dĩ đất nước lâm vào thảm cảnh này là do, không ai khác, chính những trí thức tàu hủ đá, những kẻ người ngợm khó lường, những kẻ trắng đen lẫn lộn, những kẻ phản động giả danh yêu nước, những kẻ đặc lỏng không rõ nét, những kẻ ngọt không ra ngọt mặn không ra mặn với cái mác “trí thức thời đại vừa hồng vừa chuyên” này gây ra. Và nếu không sớm loại bỏ nhóm này ra khỏi hệ thống quyền lực, thì nhất định hệ thống đó phải đi đến hệ quả sụm bà chè. Và một khi nó sụm bà chè, nhân dân cũng điêu đứng vì cái món nợ nó gây ra và cái xác trương sình của nó.


Quán cà phê LÚA







Hưỡn quá !







Mô Hình Trung Quốc (?): Giành trả tiền ăn










Thanh Thúy hát Thầm Kín, nhạc Nguyễn Văn Đông







Phỏng Vấn ca sĩ Họa Mi







Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019

Quỳnh Giao, Hát Cho Kỷ Niệm 2







Anh Ngọc hát Nguyệt Cầm, nhạc Cung Tiến







Dvořák’s “New World” Symphony







Tình Khúc Phạm đình Chương







Tchaikovsky - Romeo and Juliet







Trên Bục Gỗ của ngôi trường yêu quý - Tác giả Nguyễn Xuan Hoàng



Người đầu tiên cho tôi hay rằng tôi đã được Sở Giáo Dục thành phố cho phép “thôi việc” là Sự, “hiệu phó” của Hiên. Sự người Nam, tập kết ra Bắc từ năm 54, lấy vợ Bắc. Cả hai đều là giáo viên cấp ba. Chồng dạy Toán, vợ dạy Việt văn. Sự nói tiếng Nam trăm phần trăm, chớ giọng không lơ lớ như những người tập kết đã sống ngoài Bắc hai mươi nhăm năm. Chị Tâm thì khác hẳn chồng. Chị là người Bắc rặt. Hà Nội thứ thiệt. Chị là cháu cụ Ngô Tất Tố, chậm rãi, nhỏ nhẹ, dịu dàng, chị biết lắng nghe người khác nói và cũng biết nói điều gì khi cần nói. Sự thì xốc vác, năng động, cởi mở.
Đơn xin thôi của anh đã được chị Sáu Nở, giám đốc sở Giáo Dục chấp thuận. Anh nghĩ sao mà xin thôi?”
 
Tôi nhìn Sự dò xét ý nghĩa câu hỏi của anh ta. Tôi chưa biết trả lời sao. Có nên nói rằng tôi không thể là loại người làm công việc xoay một vòng một trăm tám mươi độ trên chính nơi bục gỗ mà trước kia tôi đã từng đứng ở đó? Có nên nói rằng trước kia tôi chỉ là một người dạy học bất đắc dĩ, giờ đây việc đó còn bất đắc dĩ hơn, một triệu lần bất đắc dĩ hơn trước chăng? Phải chi tôi là người dạy Toán, Lý Hoá, Sinh vật,… thì có thể dễ dàng cho tôi biết là bao nhiêu!
 
Đứng ở lan can hành lang, chúng tôi cùng ngó ra sân trường. Tôi thấy mình sao quá xa lạ ngay giữa khung cảnh quen thuộc với tôi từ bao nhiêu năm nay. Giờ đây, lòng tôi không bao giờ yên, trái tim tôi không bao giờ ngưng lo âu hồi hộp.
 
Tôi sợ những câu hỏi, và tôi thấy mình lúng túng khi tìm câu trả lời.
 
Mừng quá phải không?”
 
Sự hỏi tiếp khi thấy tôi lặng thinh hơi lâu
.
“Cám ơn anh đã cho tôi biết tin. Nhưng bao giờ thì tôi được chính thức nghỉ?”
 
“Giấy đã về chỗ ông Hiên rồi. Có lẽ nội sáng nay ông Hiên sẽ đưa cho anh. Và từ ngày mai anh có thể… có thể…”
 
Sự không nói hết câu. Tôi không hiểu ý anh ta muốn gì. Tôi quay lại, nhìn anh. Một người đàn ông nhỏ con, đen và hơi thấp, da mặt sạm, nhưng hai con mắt sáng, giọng nói rổn rảng.
 
Có một điều tôi muốn nói với anh, ông Hiên đã làm một bản báo cáo về anh cho Sở. Bản báo cáo không tốt về anh, nhưng có lẽ nhờ đó anh đã được cho nghỉ việc theo ý muốn của anh.”
 
Bất ngờ, Sự mở cặp đưa cho tôi tờ “pelure”của bản lót giấy than đại khái viết rằng tôi là một người “phóng đãng”, cuộc sống của tôi không thể thích ứng với một nhà giáo, và càng không thể thích hợp với một nhà giáo xã hội chủ nghĩa trong chế độ cách mạng. Nhà trường cách mạng không cần một nhà giáo kiểu Trần Lâm Thăng. Bản báo cáo còn ghi sự liên hệ của tôi với gia đình ông Phan, một nhân vật phản động của chính trị tại miền Nam. Tôi không chờ đợi những lời tốt đẹp của Hiên viết về tôi. Tôi hiểu tôi là “thứ” người gì. Nhưng tôi không ngờ y viết về tôi kiểu đó.
 
Nếu không ở được thì nên tìm cách đi đến một chỗ tốt hơn.”
 
Sự nắm cánh tay tôi giật giật rồi bước đi. Tôi nhìn theo anh không biết có phải thật là chính Sự nói những lời đó không. Tôi ngó xuống tay mình. Tờ giấy pelure vẫn còn đó.Thật tình tôi có mừng khi hay tin được nghỉ việc, nhưng đồng thời tôi cũng cảm thấy lòng mình xót xa, như thể có một con dao nào khá bén lịm đang cứa từ từ một phần thân thể mình.
 
Tôi đi chậm rãi dọc theo hành lang, trở lại phòng giáo sư. Tôi ngồi xuống chiếc ghế sát bên cửa hông. Đám đất nhỏ vừa được mấy thầy cô giáo xới lên trồng rau. Một chuồng heo vừa mới được rào giậu. Những cái đó thật xa lạ với ngôi trường mà tôi đã từng có mặt hơn mười lăm năm nay, từ một đứa học trò nhưng không sách cầm tay ngồi ở dưới bàn học kia, đến lúc đứng trên bục gỗ này nhìn lại tuổi trẻ của mình. Hai câu đối trước cổng trường, cây phượng trong sân che mát trạm của người gác dan, nơi có chú Phẩm một người Bắc hiền lành cục mịch như củ khoai mở cửa cho chúng tôi mỗi sáng. Phòng y tế nơi có bác Thư làm việc, người gầy nhom gầy nhách, nhưng lúc nào cũng tươi cười chăm lo sức khỏe cho cả trường. Thầy Ái dạy Pháp văn ăn nói lưu loát hoạt bát, ông Tổng giám thị Chương ưa nói chuyện thời sự, và còn bao nhiêu kỷ niệm đang quanh quẩn ở góc sân, ở vòm cây, ở mái ngói, ở đợt nắng sắp vào hè, ở cơn mưa dầm, ở khói lựu đạn cay tỏa đầy sân trường khi các em xuống đường. Không, có thể tôi không phải là một người dạy học hội đủ những điều kiện của một người thầy tốt theo quan niệm Khổng Tử, nhưng tôi chắc chắn là lòng tôi tràn đầy niềm yêu mến công việc của tôi. Tôi hiểu tôi phải làm gì khi đứng trên bục gỗ. Tôi biết tôi cung cấp điều gì cho học sinh của tôi: những kiến thức tối thiểu cho việc thi cử và những bất đồng giữa trang sách và đời sống. Tôi yêu các bạn đồng nghiệp của tôi, các em học sinh mà tôi chỉ gặp mỗi năm một lần rồi đi qua ngưỡng cửa vào đại học, rất ít khi ngoái đầu lại. Chắc chắn các em đã mang theo trong lòng những điều đồng ý và bất đồng ý với tôi qua những gì tôi trình bày. Nhưng điều đó có hề gì. Điều mà lòng tôi muốn gởi đến các em là con người và những giới hạn của nó: sự đau khổ, nghèo đói, dốt nát, bệnh tật và nhất là cái chết. Tôi muốn các em chia sẻ cùng tôi bài học làm người. Bài học ấy chúng tôi cùng học, không ai dạy ai.
 
Nhưng mà tôi vui, vì tôi biết rằng từ nay tôi sẽ không còn phải đứng trên bục gỗ nói những điều hoàn toàn trái nghịch với những gì tôi đã từng nói trước đây. Tôi sẽ không còn phải đêm đêm chong đèn biên chép cái gọi là “giáo án” để sáng mai vào lớp đọc từng chữ như một cậu học trò không thuộc bài. Tôi sẽ không còn phải… không còn phải… không còn phải…