khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Văn Công Chí Linh hợp xướng Đường Đi Không Khó, nhạc Viết Chung







Văn Công Chí Linh hợp xướng Về Miền Trung, nhạc Phạm Duy







Đại Úy Hoàng Hải Thủy



Ngày xưa ấy là những năm 1966, 1967, tôi làm nhân viên tòa soạn nhật báo Tiền Tuyến.  Nhật báo Tiền Tuyến do Cục Tâm Lý Chiến xuất bản, phát hành như nhật báo tư nhân, nhân viên 50% là quân nhân, 50% là ký giả thường dân. Thời gian đầu tòa soạn Tiền Tuyến ở nhà in Hợp Châu, đường Cống Quỳnh; rồi vào trong khuôn viên Cục Tâm Lý Chiến, đường Hồng Thập Tự.

Tòa soạn Tiền Tuyến những năm ấy có: Phan Lạc Phúc (Ký giả Lô Răng), Huy Vân, Dương Ngọc Hoán, Viêm Hồng, anh Vũ Uẩn  (cựu võ sĩ quyền Anh Làng Bốc-sơ Bắc Kỳ những năm 1935-1940), họa sĩ Hĩm (Đinh Hiển).

Khi tòa soạn ở nhà in Hợp Châu, nhật báo Tiền Tuyến có Hoàng Anh Tuấn; khi tòa soạn vào Cục Tâm Lý Chiến; Hoàng Anh Tuấn lên Đalat làm quản đốc đài Phát thanh Đalat.

Những năm ấy, tôi hút một ngày khoảng 50 điếu thuốc lá.  Ra khỏi giường lúc 5 giờ sáng; vợ tôi dậy từ 4 giờ, đun nước, pha cho tôi ly cà phê đen — để đó — nàng vào giường ngủ tiếp với các con; tôi rửa mặt, bận y phục, hút khoảng 3 điếu thuốc đầu tiên trong ngày, uống ly cà phê đen vợ tôi pha, ra khỏi nhà; đến tòa báo lúc 6 giờ sáng.

Những sáng cuối năm trời lạnh, trời Sài Gòn, lúc 5 giờ sáng có khi còn trăng sao.  Từ 6 giờ đến 9 giờ; ngồi làm việc trong tòa sọan, tôi hút khoảng 5, đến 6 điếu thuốc. Thuốc Mỹ: Lucky, Pall Mall, Philip Morris Vàng. Đến 9 giờ sáng; bụng tôi cồn cào, dạ dày tôi chỉ có chất cà- phê đen, trong phổi tôi chỉ có khói thuốc và ni-cô-tin — tôi phải ăn sáng để hoá giải chất khói và cà phê trong tôi.


Nữ diễn viên Điện Ảnh Như Loan và Nhà Văn Văn Quang.
Nữ diễn viên Điện Ảnh Như Loan và Nhà Văn Văn Quang.


Cục Tâm Lý Chiến những năm ấy chưa có căng-tin.  Cục cho phép chị vợ một hạ sĩ quan mở một quán cà-phê, nước ngọt, hủ tíu, cơm; cho binh sĩ có nơi ăn uống, mà không phải ra ngoài trại.  Quán ăn ở góc trại, mái tôn, vách tôn, có chừng 4, 5 cái bàn nhỏ.  Gần như sáng nào trong tuần, vào khoảng 9 giờ; tôi cũng vào quán này ăn sáng; để khỏi phải đi xa; và, ăn xong, còn phải trở vào tòa soạn làm việc tiếp.

Tôi chỉ ăn sáng một trong 2 món: bánh mì ốp-la, hay bánh mì  ra-gu.  Mỗi sáng, chị chủ quán thường bảo con trai chị, trạc 11, 12 tuổi:


phamhuan

“Ra hỏi Đại úy, sáng nay ăn gì?”

Ăn xong, tôi uống ly cà-phê đen; và, chỉ uống cà-phê đen; nên thấy tôi ăn sáng xong, không cần hỏi tôi uống gì, chị bảo con:

“Bưng cà- phê, Đại úy”.

Năm 1952, khi tôi làm lính Đệ Nhất Đại Đội Võ Trang Tuyên Truyền, đơn vị thuộc Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu, Thiếu Tá Trần Tử Oai là Trưởng Phòng 5; tôi mang lon Trung sĩ (Sergent)

15 năm sau tôi trở lại Cục Tâm lý chiến; và, được chị chủ quán gọi là Đại úy.  Ấy là, dù tôi chỉ mặc đồ ‘si-dzin’ (civil) thường dân; nhưng vì tôi hay ngồi ăn sáng trong quán với ông Đại úy Nguyễn Quang Tuyến – nhà văn Văn Quang — và ông Đại úy Phạm Huấn, 2 ông Đại úy, vào năm 1966- 67 làm việc trong tòa soạn Chiến sĩ Cộng hòa, tòa báo này ở ngay cạnh tòa soạn báo Tiền Tuyến — nên, gần như ngày nào tôi cũng được gặp, hay nhìn thấy 2 ông.

Hai ông cũng hay ăn sáng, cà-phê ở quán trong Cục.  Chị chủ quán biết tôi làm trong tòa báo Tiền Tuyến, chị không thấy tôi mặc quân phục, mang lon Đại úy; có thể chị không biết tên tôi; song, chị thấy tôi thuờng ngồi ăn sáng với 2 ông Đại úy quân phục, lon lá đàng hoàng; là Đại úy Văn Quang, Đại úy Phạm Huấn, chị thấy tôi trạc tuổi hai ông; tôi có thái độ ngang hàng với hai ông; và, hai ông cũng có thái độ ngang hàng với tôi, hai ông mày tao với tôi, tôi mày tao với hai ông —  chị nghĩ tôi cũng là Đại úy, chị gọi tôi là Đại úy.

Cho đến một sáng, tôi ngồi ăn một mình.  Ăn xong, tôi nghe chị chủ quán bảo con:

“Bưng cà- phê, Thiếu tá ”

Tôi hơi lấy làm lạ.  Chị chủ thường ngày gọi tôi là Đại úy; sao hôm nay chị lại gọi tôi là Thiếu tá. Tôi ‘théc méc’ tí chút, rồi quên ngay — đang là Đại úy, có bị người ta gọi là Trung úy mới ‘théc méc’, là Đại úy được gọi là Thiếu tá, ‘théc méc’ cái gì?

Về tòa soạn làm việc tiếp; tôi thấy 3, 4 ông sĩ quan vào phòng, chúc mừng Đại úy Phan Lạc Phúc vừa lên Thiếu tá.  Và tôi biết tại sao hôm nay chị chủ quán lại gọi tôi là Thiếu tá; chị được biết trong Cục,  có mấy ông Đại úy vừa được lên Thiếu tá, trong đó có ông Đại úy báo Tiền Tuyến; nên chị nghĩ cấp bậc mới của tôi là Thiếu tá; chị gọi tôi là Thiếu tá.

Trong số sĩ quan đến chúc mừng Thiếu tá Phan Lạc Phúc sáng hôm ấy, có Đại úy Nguyễn đình Phúc, ông Đại úy này còn có tên là ‘Phúc Khàn’; và, ông cũng vừa lên Thiếu tá hôm qua.  Thấy 2 ông Thiếu tá Phúc trong phòng; tôi tức cảnh làm câu đối:

Phúc Lạt, Phúc Khàn, hai Phúc thiếu
Quang Văn, Quang Vũ, một Quang thừa
 
Hai ông sĩ quan tên Đình Phúc, Lạc Phúc cùng là Thiếu tá. (Lạc, nói theo giọng Nam, đôi khi nghe như Lạt.)

Năm ấy Cục trưởng Cục Tâm Lý Chiến là Đại tá Vũ Quang; Cục lại có ông Đại úy Văn Quang (Nguyễn quang Tuyến.)

Quân tử Tàu nói: “… Quốc gia, triều đại mà có ‘vũ quang’, tức ‘vũ sáng’; hay, có ‘văn quang’ là ‘văn sáng’– là nước được trị.” Cục Tâm Lý Chiến những năm 1966, 67; có cả  hai Vũ: ‘vũ quang, văn quang.”

Năm 1988, đi tù CS về; ông Văn Quang trên răng, dưới dép’; căn nhà trong Cư xá Chu Mạnh Trinh của ông bị bọn Bắc Cộng chiếm, ông không có nhà ở; cả 4 bà vợ ông đều đã ‘sang sông’, nôm na và huỵch tẹt là đã vượt biên, vượt biển sang Huê Kỳ.  Viết các bà “sang sông” là không đúng; đúng ra phải viết là các bà “qua biển.”

Sống độc thân giữa thành phố Sài Gòn cờ đỏ; ông Văn Quang viết tiểu thuyết tình vô thưởng vô phạt, ký tên ‘tác giả dzởm’  bán cho nhà xuất bản.

Những năm ấy các ông lái sách Sài Gòn đặt mua tiểu thuyết mới của các ông văn sĩ Sài Gòn cũ, yêu cầu tác giả để bút hiệu khác.

* Thập niên 80, (thế kỷ trước ) có điều luật không thành văn là ‘Không cho nhà văn Sài Gòn trước 1975 được tái bản sách xuất bản trước 1975, và không được viết truyện mới.’ Những tiểu thuyết các ông nhà văn Sài Gòn viết sau năm 1980 không được để tên đúng của tác giả.

Văn Quang là nhà văn thứ nhất — có thể là nhà văn Sài Gòn duy nhất — đi học ‘khoá sử dzụng computer’ ở nhà trường hẳn hoi; học có bài bản, bí kíp đàng hoàng; ông cũng là người ‘sử dzụng computer’ thứ nhất, nhuần nhuyễn nhất, trong số những ông nhà văn Sài Gòn cũ nay còn viết lách ở Sài Gòn cờ đỏ.

Vì những lý do riêng, không phải vì ghét Mỹ; nhà văn Văn Quang, Trung tá Nguyễn Quang Tuyến (1933- ) không đi H.O sang Huê Kỳ. Từ năm 2000, ông viết loạt bài ‘Thiên hạ sự’ gửi qua Internet, sang các nước Âu Mỹ — loạt bài thời sự viết về Sài Gòn,  được người Việt hải ngoại theo dõi, tìm đọc.

Khoảng tháng 2/ 2009, Công an Tp.HCM đến nhà riêng của Văn Quang; lấy đi tất cả dàn máy computer; nhà văn bị gọi đến cơ quan để khai báo, về những bài ông viết gửi ra nước ngoài.
Khi ấy ông nhắn những ông bạn viết của ông ở hải ngoại ‘đừng làm ồn ào vụ ông’ vì ông được đối xử hòa nhã, lịch sự  v.v … — ông cũng muốn tỏ ra hòa nhã đối xử lại…’

Đã 5, 6 tháng qua, ‘Lẩm cẩm Sài gòn thiên hạ sự’ hết còn xuất hiện trên một số báo Việt ở hải ngoại; và, 300 bài ‘Lẩm cẩm…’ trữ trong máy, mất luôn —  đôi khi tôi thấy tôi – CTHĐ — không viết gì về Văn Quang cũng kỳ, bạn đọc người Việt ở hải ngoại có thể, nghĩ:

” … Những người khác bị CACS cấm viết; thì, ông chửi ‘loạn cào cào’; đến khi bạn của ông bị nó sờ đít; ông im thin thít, như gái ngồi phải cọc.”

Những năm 1991, 92 có lần tôi nói với Văn Quang: “Tao chỉ được ‘mày, tao’ với mấy thằng mày, toàn là Trung tá. Nếu không có gì thay đổi, Quốc gia mình, Quân đội mình còn đến hôm nay thì mày thấy: những thằng nào trong số bọn mày có thể lên được ‘Tướng’ để,tao được ‘mày, tao với ‘Tướng’?”

Văn Quang trả lời ” …Nhiều thằng lắm chứ.”

oOo
Rừng Phong, Virginia, January 2016

Tôi viết bài trên khoảng năm 2000. Hôm nay, Ngày Một Tháng Giêng 2016, tôi viết thêm:

Đại Tá Vũ Quang những năm 2000 sống ở Minnesota, Kỳ Hoa. Tôi không biết năm nay – 2016 – ông ra sao.

Trung Tá Phan Lạc Phúc hiện sống ở Sydney, Úc.

Hoàng Anh Tuấn, Phạm Huấn qua đời ở Cali, Kỳ Hoa.

Anh Vũ Công Uẩn qua đời ở Sài Gòn.

Văn Quang hiện sống ở Sài Gòn. Hĩm Đinh Hiển ở Cali.

Đại Úy Phạm Huấn là sĩ quan Quân Lực Quốc Gia VNCH duy nhất bận quân phục đúng chụp ảnh giữa thành phố Hà Nội. Năm 1973 ông ở trong Ban Kiểm Xoát Đình Chiến Quốc Tế nên ông có dịp về Hà Nội.

Hôm nay – Ngày Một January 2016 – tôi biết trọn đời tôi, tôi không được mày tao với một ông Tướng nào.

o O o
 
Thơ Xuân Đất Khách (Thanh Nam)
 
Tờ lịch đầu năm rớt hững hờ
Mới hay năm tháng đã thay mùa
Ra đi từ thuở làm ly khách
Sầu xứ hai xuân chẳng đợi chờ
Trôi giạt từ đông sang cõi bắc
Hành trình trơ một gánh ưu tư
Quê người nghĩ xót thân lưu lạc
Đất lạ đâu ngờ buổi viễn du
Thức ngủ một mình trong tủi nhục
Dặm dài chân mỏi bước bơ vơ
Giống như người lính vừa thua trận
Nằm giữ sa trường nát gió mưa
Khép mắt cố quên đời chiến sĩ
Làm thân cây cỏ gục ven bời
Chợt nghe từ đáy hồn thương tích
Vẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưa .
Ơi hỡi quê hương, bè bạn cũ
Những ai còn mất giữa sa mù
Mất nhau từ buổi tàn xuân đó
Không một tin nhà, một cánh thư
Biền biệt thời gian mòn mỏi đợi
Rối bời tâm sự tuyết đan tơ
Một năm người có mười hai tháng
Ta trọn năm dài Một Tháng Tư !
Chấp nhận hai đời trong một kiếp
Đành cho giông bão phũ phàng đưa
Đầu thai lần nữa trên trần thế
Kéo nốt trăm năm kiếp sống nhờ
Đổi ngược họ tên cha mẹ đặt
Học làm con trẻ nói ngu ngơ
Vùi sâu dĩ vãng vào tro bụi
Thân phận không bằng đứa mãng phu
Canh bạc chưa chơi mà hết vốn
Cờ còn nước đánh phải đành thua
Muốn rơi nước mắt khi tàn mộng
Nghĩ đắt vô cùng giá Tự Do !
Bằng hữu qua đây dăm bẩy kẻ
Đứa nuôi cừu hận, đứa phong ba
Đứa nằm yên phận vui êm ấm
Đứa nhục nhằn lê kiếp sống thừa .
Mây nước có phen còn hội ngộ
Thâm tình viễn xứ lại như xa
Xuân này đón tuổi gần năm chục
Đối bóng mình ta say với ta .
 
Seattle, mùa xuân 1977
 
 

Hề Vân Sơn nói về An Nam Đô Hộ Phủ Hà Nội
















Hề Vân Sơn nói về Thanh Hồ bây giờ










Công An Mạng tại Ba Lan, Nga và VN đang bay lượn-lờ trên trang mạng K1 lúc 3 giờ 15 phút sáng, giờ VN, ngày 10/1/2016







Hai cảnh đời của những người thuộc bên thua cuộc



Hòa Ái trích đọc lá thư gửi về đài của cựu sĩ Trung úy Phan Văn Châu, hiện đang ở VN. Trong thư cho biết còn rất nhiều cựu sĩ quan VNCH không phải là TPB bị kẹt lại VN như trường hợp của chính ông là không đi học tập cải tạo đủ thời hạn 3 năm. Cuối thư có đoạn viết rằng:

“Hiện tại anh em chúng tôi cũng đã già nua, bệnh tật, chỉ còn ước nguyện cuối cùng được nhắm mắt an lành cuối đời ở một đất nước tự do và con cháu có được một tương lai tốt đẹp. Vì lẽ đó mà có một số anh em chờ hoài vô vọng, đành nhắm mắt mà trong lòng u uẩn. Nếu quý vị cảm thương hòan cảnh anh em chúng tôi còn sót lại, kính xin làm ơn trình bày hoàn cảnh nầy với chính quyền Hoa Kỳ để biết thêm một dạng sĩ quan còn sót lại không được ai nhắc nhở tới. Số nầy còn lại rất nhiều, hằng ngày vẫn gồng mình chịu đựng bệnh tật, đói nghèo, bất công, không được quan tâm của xã hội…Đó là tình cảnh anh em chúng tôi”.

Kính thưa cựu Trung úy Phan Văn Châu, Hòa Ái cũng tin rằng nguyện vọng của ông cùng các cựu sĩ quan VNCH khác được bà Thượng Nghị sĩ Janet Nguyễn, bà Hạnh Nhơn, nhạc sĩ Trúc Hồ cùng cộng đồng người Việt hải ngoại lắng nghe. Hòa Ái cũng được biết qua làn sóng phát thanh của đài, có rất nhiều người nhớ đến và tri ân quý vị, những người lính can trường trong lòng họ. Và Hòa Ái cũng ghi nhận ngày càng có những tấm lòng tương thân tương ái giúp đỡ cho những hoàn cảnh của những người lính VNCH ở VN.

2. Sau đây, mời quý vị cùng Hòa Ái nghe tin nhắn của thính giả Phúc Trần ở Hoa Kỳ:

“Xin chào chị Hòa Ái. Em là Phúc. Em nghe bản tin nói về TPB VNCH, không biết được thành công hay không nhưng mừng lắm. Nghe bản tin của chị phỏng vấn về bác TPB làm cho em cảm động, khiến em nhớ lại 2 năm về trước, em về VN, khi đang trên xe thì thấy 1 bác bị cụt 2 chân đang bò lết trên đường nhưng không có ăn xin.

Nhớ lại cảm giác em ngừng xe, đi lại phía bác, tự nhiên nước mắt em chảy, rồi bác cũng khóc. Bác nhận ra hỏi ‘con là Việt Kiều, phải không?’. ‘Dạ, ba con cũng là sĩ quan của VNCH’. Hai bác cháu ôm nhau mà khóc. Lúc đó em cũng tặng cho bác 50 đô la. Vừa rồi nghe chị phỏng vấn con bé ở Tiền Giang, nghe mà cảm động quá! Sẵn dịp Tết này, em sẽ gửi tiền về cho gia đình của bé đó. Sáng nay em liên lạc với chị để cho chị hay tin vui là được bạn bè ủng hộ giúp cho bác ở Tiền Giang. Bây giờ em cũng cố gắng quyên góp từ bạn bè của em để có 1 tài khoản để không chỉ giúp 1 người mà nếu có khả năng thì em sẽ giúp cho nhiều người nữa”.


Hội Giáo Chức Chu văn An ra đời tại VN vào ngày 5/1/2016







Đảng cộng sản Việt Nam phải sụp đổ



Chỉ còn 2 tuần nữa là Đại hội lần thứ XII của đảng CSVN và hơn 1.500 đảng viên được chọn lọc sẽ bầu ra các nhân vật chủ chốt để lãnh đạo đảng và chế độ. Một đai hội mà dư luận lề trái cho là “có thể đây là đại hội cuối cùng”, hoặc “chưa bao giờ có sự đấu đá nội bộ dữ dội như lần nầy”!

Một đại hội mà vận nước sẽ từ từ thoát khỏi được sự nô lệ Tàu cộng hay còn phải chịu kiếp chư hầu!

Thực ra lần nào trước khi có đại hội đảng cũng xảy ra chuyện tranh giành quyền lực, không chỉ riêng lần nầy. Nhưng khác nhau là các lần trước nhờ sự tuyệt đối bưng bít thông tin nên chuyện cung đình ít bị lộ, còn hiện tại cho dù cũng áp dụng cùng một cung cách cũ nhưng vô phương, vì internet, đó là chưa nói đến chính phe nhóm trong nội bộ bắn tin mật ra ngoài. Từ đó các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Zalo… chuyển tin nhanh như chớp và con số người theo dõi tăng nhanh đến chóng mặt!

Dù gì thì lần nầy cũng mang tính cách quyết định về số phận của đảng CSVN rõ hơn.

Hoặc, làm nô lệ cho giặc phương Bắc, bất chấp an nguy của tổ quốc để đảng được tồn tại.

Hoặc, ngã theo phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, để từng bước thực hiện Dân chủ và Tự do, tìm cách tháo gở gông cùm cộng sản, viết lại bản án lịch sử là đảng CSVN đã dùng máu người Việt Nam để thực hiện giấc mơ Đại Hán cho giặc.

Từ đây đảng CSVN phải tự lột xác, chuyển đổi từ độc tài đảng trị sang dân chủ đa nguyên theo lộ trình như Myanmar vừa đạt được!

Nhân vật đang nổi đình đám nhất là ông Nguyễn Tấn Dũng, người sẽ mãn 2 nhiệm kỳ Thủ tướng mà theo điều lệ thì không còn có thể tiếp tục. Nhưng cũng theo điều lệ đó thì hạn tuổi của các nhân vật đang lãnh đạo chóp bu cũng phải mãn nhiệm.

Thế nhưng vì tính cách sống còn của phe phái và chế độ nên nội bộ đảng đã phá lệ, cơi nới thêm hạn tuổi, “đẽo chân cho vừa giày”, một số vị trí chủ chốt mà báo chí gọi là “tứ trụ”!

Việc rõ ràng như thế nhưng hôm qua, 4/1/2016, ông Tổng Bí thư vẫn mạnh miệng tuyên bố là “Không đưa vào danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực…”(!) [1] [1] http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/282605/khong-dua-vao-danh-sach-ung-cu-nguoi-tham-vong-quyen-luc.html

Điều nầy cho thấy mức độ trơ tráo và hỗn loạn trong nội bộ đảng.

Ai ở, ai đi, vây cánh nào sẽ thống trị và vận nước sẽ về đâu?

Hơn 2 tháng trước, có thư trần tình việc “vào quốc tịch Mỹ”, của người được cho là bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái ông Nguyễn Tấn Dũng, để phản ứng lại thư tố cáo của 3 nhà “khoa bảng của chế độ”, được cho là thuộc phe nhóm Tổng Bí thư. Thư trần tình đó có kèm cả ảnh Visa của bà Nguyễn Thanh Phượng được Hoa Kỳ cấp ngày 19/4/2015.

Vừa rồi lại có thư khác, lần nầy của người được cho là ông Nguyễn Tấn Dũng gửi Bộ Chính trị, đề đích danh tên ông Nguyễn Phú Trọng, trần tình về những lời tuyên bố “thẳng thừng” đã làm dư luận chú ý, như “không chấp nhận đánh đổi chủ quyền để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Thư cũng cố gắng “minh bạch hóa” về tình trạng cá nhân, gia đình, gia sản… đặc biệt chi tiết về tình trạng của 3 người con. Nổi cộm là câu viết “TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ”!

Cả 2 lá thư đều thuộc loại trần tình, dù không rõ do ai tung ra, nhưng cho thấy sự phức tạp đàng sau hậu trường của Đại hội XII.

Là ông Nguyễn Tấn Dũng và phe nhóm đang “cỡi trên lưng cọp” và có thể bị rơi vào thế yếu hơn trước kia, không mạnh như dư luận đồn đoán! Tiến thoái đều lưỡng nan mà thời gian đến đại hội thì không còn nữa!

Ông Nguyễn Tấn Dũng đã từng thoát án ly kỳ trong đại hội Trung ương XI do phe ông Tổng Bí thư “lạnh cẳng”! Lúc đó dù Bộ Chính trị đã nhất trí kỷ luật nhưng vì e ngại phe ông Nguyễn Tấn Dũng có thể gây bất ổn nên mới đưa ra Trung ương, hy vọng với bóng đen quyền lực tối cao là “Bộ Chính trị đã quyết” làm các đại biểu sợ hãi nên sẽ đạt được đa số đồng thuận. Nhưng không thể nào ngờ là vây cánh ông Nguyễn Tấn Dũng bất chấp, chẳng những đảo ngược được tình thế mà còn bất tín nhiệm luôn cả hai nhân vật được Tổng Bí thư tiến cử vào Bộ Chính trị!

Ngay sau đó, chính Chủ tịch nước cũng không dám gọi đích danh tên “đồng chí bị Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật” mà phải dùng nặc danh là “3X”!

Cũng từ đó phe Tổng Bí thư vẫn âm thầm vận động tước bỏ bớt quyền hành của thủ tướng, gây thanh thế để tìm cơ hội phục hận. Và cơ hội đang đến khi ông Nguyễn Phú Trọng bất ngờ tuyên bố ngày giờ mở đại hội đảng XII. Với quyết định đột ngột nầy cho thấy phần nào chuyện bí ẩn ở hậu trường, không thể không có liên quan đến liên hệ con thoi giữa Việt Nam – Trung Cộng – Hoa Kỳ.

Phe Tổng Bí thư đã nhận được tín hiệu nào đó, của ai đó, hy vọng sẽ giành chiến thắng nên mới cho tổ chức đại hội đảng sớm hơn dự trù.

Nếu đúng thế thì phải chăng “thời đại Nguyễn Tấn Dũng” đã qua? Và ông Nguyễn Tấn Dũng trong tương lai sẽ là các nhân vật Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang… như đang diễn ra trong nội bộ đảng cộng sản Tàu dưới triều đại Tập Cận Bình?

Liệu gần 20 năm trên đỉnh cao quyền lực ông Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh đành chiụ khuất phục?

Vì thế những ngày nầy là những ngày giông bão phe phái trong lịch sử đảng CSVN!

Hoặc, ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ thân bại danh liệt.

Hoặc, ở thế bắt buộc, vì không còn chọn lựa nào khác, ông phải hành động để trở thành “Gorbachev hay Thein Sein Việt Nam”!

Tình thế đang “cỡi lưng cọp” phải ngã ngũ!

Trước kia, khi địa vị Thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng đang bị lung lay dữ dội vì những bê bối kinh tế và tham nhũng có hệ thống, ông đã tìm gặp và nhận được cái bắt tay của Tập Cận Bình tại một Hội chợ Thương mại ở Trung Quốc trong lúc họ Tập đang chờ nhận chức Tổng Bí thư. Nhờ cái bắt tay đó mà ông được sóng yên gió lặng.

Bây giờ thì đương kim chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (người đã mời Tập Cận Bình đọc diễn văn tại Quốc hội, bất chấp họ Tập đang chủ trương chiếm trọn biển Đông với Đường Lưỡi Bò và cũng vừa cho máy bay thử nghiệm hạ cánh xuống phi đạo nhân tạo đảo Đá Chữ Thập ở Trường Sa) đã được Tập Cận Bình đón tiếp nồng hậu. Đồng thời Nguyễn Sinh Hùng cũng đi “kính viếng” quê hương Mao Trạch Đông, cha đẻ của cuộc chiến cốt nhục tương tàn tại Việt Nam!

Phải chăng đây là dấu hiệu ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ là Thủ tướng?

Nếu thế thì việc cơi nới thêm hạn tuổi để “chọn nhân sự cho tứ trụ” là tạo cơ hội cho ông Nguyễn Phú Trọng được “hy sinh” thêm một hai năm hay một nhiệm kỳ Tổng Bí thư nữa!

Như thế thì phe bán nước để cứu đảng đã thắng!

Hẵn đây là thảm họa khôn lường của đất nước mà cũng cho chính ông Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh. Vì thế ông Nguyễn Tấn Dũng không còn con đường nào khác hơn là phải đào tẩu ra nước ngoài rồi hạ hồi phân giải, vì cho dù phe thần phục giặc phương Bắc có nhận được chỉ thị “đả hổ, diệt ruồi” hay “săn cáo” của Tập Cận Bình thì cũng cần có thêm nhiều thời gian!

Gieo gió thì phải gặt bão là chuyện đương nhiên nhưng Việt Nam lại mất đi một cơ hội thoát Trung và chính ông Nguyễn Tấn Dũng tự hủy diệt bản thân!

Một chế độ được khai sinh từ nòng súng (“cướp chính quyền”) và mãi 70 năm sau cũng phải nhờ nòng súng để bảo vệ (“quân đội trung với đảng”, “công an nhân dân, còn đảng còn mình”) thì chế độ đó đã đi ngược lại tiến trình văn minh của nhân loại, cho nên dù bất cứ diễn biến như thế nào thì chế độ đó nhứt định cũng phải sụp đổ!

Vì thế nếu ông Nguyễn Tấn Dũng không cướp được thời cơ lúc nầy để giành quyền lãnh đạo đảng, vừa bảo vệ cá nhân cũng như phe cánh, vừa thực hiện mong muốn của người dân là Độc lập, Dân chủ và Tự do thì lịch sử sẽ ghi tên ông vào danh sách những người làm chính trị tồi tệ nhất! “Dumbest”!

Còn nếu ông Nguyễn Tấn Dũng cũng rặt nòi cộng sản, vừa thiếu tâm thiếu tầm như đã, thì có câu nói của Bí thư đảng cộng sản Nam Tư, Milovan Djilas, lại thêm một lần chứng tỏ là chính xác!

“20 tuổi mà không theo cộng sản là không có trái tim. 40 tuổi mà không bỏ cộng sản là không có cái đầu”!

Người Việt đang từ bỏ quê hương



Cứ mỗi năm cuộc tranh giành quyền lực ở cấp lãnh đạo thượng tầng lại lập đi lập lại, và càng ngày mức độ càng gay gắt. Tôi tự hỏi không biết các vị lãnh đạo có từng bao giờ quan tâm để nhận biết ra rằng từ lâu nhiều người dân VN đã thầm lặng bỏ nước ra đi !

Điều đáng giật mình là – ngày nay người ta rời bỏ quê hương mình không một chút vấn vương luyến tiếc. Quê hương là nơi chốn thiêng liêng, nơi thân thuộc, nơi có cha mẹ, anh em, bằng hữu, có cả một trời thơ ấu; nhưng vì sao người VN lại tìm mọi cách để rời bỏ đất nước mình?

Bốn mươi năm trước, người ta buộc phải dứt áo ra đi, buồn thắt ruột khi phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn. Thi sĩ Luân Hoán có bốn câu thơ nhớ quê đến nao lòng:

“trông ra cửa kính trời mưa tuyết
ngó lại mình đang ngồi bó tay
quê hương nhắm mắt như sờ được
sao vẫn buồn xo đến thế này?”


Nếu như ngày xưa, người Việt tị nạn lìa xa quê, nhớ từng chiếc lá me, từng cành phượng vĩ, thương từ viên ngói vỡ, bóng con chim se sẻ trước hiên nhà; thì ngày nay, người giàu cũng như nghèo, ngay cả con cái các quan chức nằm trong bộ máy chính quyền cũng tìm mọi cách để rời bỏ đất nước, ra đi không cần ngoái đầu nhìn lại.

Trong cuộc họp tại văn phòng Quốc hội ngày 29 tháng 12 vừa qua, bàn về tình trạng các du học sinh cấp phổ thông trung học và đại học sau khi tốt nghiệp không trở về; Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng đã nhìn nhận với các đại biểu Quốc hội rằng: “Tôi nghĩ con em nhiều người ngồi ở đây cũng không về. Cá nhân gia đình tôi cũng vậy, 2 đứa không về”.

Vì đâu có tình trạng này? Chiến tranh, nghèo đói cũng không làm người ta rời bỏ quê hương mình. Chỉ mới ngày nào, khi cuộc chiến biên giới bùng nổ vào năm 1979, hàng hàng lớp lớp thanh niên ưu tú sẵn sàng viết đơn bằng máu để xin ra chiến trường. Dù khó khăn, gian khổ người ta vẫn gắn bó, vẫn hãnh diện về dân tộc mình. Tôi nhớ có lần đọc được trong facebook của một em sinh viên: “Tôi tự hào vì mỗi tên đất, tên đường ở xứ tôi đều viết bằng tên người chứ không phải đánh số”. Nhưng chỉ vài tuần trước đây, một bài viết trên trang mạng BBC viết rằng – tác giả muốn rời bỏ VN để con cái mình khi lớn lên được sống làm người tử tế.

Tôi có dịp gặp một số thanh niên VN ở Philippines. Họ trẻ, tốt lành và trong sáng, nhưng họ quay lưng hẳn và không muốn nhắc đến tình hình xã hội, chính trị tại đất nước mình. Sự gian dối, giả trá khắp nơi đã làm các em chán nản. Một em chia sẻ với tôi là hầu hết các bạn của em đều cảm thấy bất lực và muốn tìm cách rời khỏi VN.

Tôi gặp em H, một thiếu nữ sống một mình ở đất nước xa lạ này. Em sống và chống trả với những bất trắc, bão tố do tình trạng cư trú bất hợp pháp của mình. Gã chủ nhà muốn xâm hại em, thản nhiên cầm điện thoại và hăm dọa nếu em không thuận hắn sẽ báo cảnh sát. Rất may, H là một thiếu nữ thông minh và mạnh mẽ, em đã vượt thoát được. Cha mẹ ở miền quê làm sao biết được em đã phải chống chọi với những gì. Những thiếu nữ yếu đuối, không may mắn khác sẽ hành xử ra sao? Và định mệnh sẽ đưa đẩy các em về đâu?

Tôi cũng gặp một trường hợp khác, một phụ nữ miền biển, nghèo khó, vô danh nhưng chị đã làm tôi xúc động đến ngẩn ngơ.

Nếu bạn đang đi du lịch phượt trên đất Thái. Dừng chân uống một cốc nước dừa trên hè phố hay tại một quán ăn nào đó. Lúc bạn đang cố bập bẹ nói một ít tiếng Thái với người đang phục vụ, thì nhớ rằng người đang nói chuyện với bạn bằng tiếng địa phương đó có thể là một người VN. Bên dưới nụ cười xã giao và ánh mắt lẩn tránh đó, ẩn chứa cả một mối ân tình thắm thiết của người đồng hương.

Tôi gặp chị L, người phụ nữ gầy ốm da ngăm đen đứng bán một xe nước dừa bên hè phố. Ban đầu có lẽ nghe chúng tôi nói tiếng Việt, không nhịn được, chị cất tiếng hỏi tôi có phải người Việt Nam không. Thấy người đồng hương tôi vồn vã hỏi thăm, nhưng thấy thái độ chị lẩn tránh và đáp lại bằng tiếng Thái tôi đoán có lẽ chị đang có vấn đề về di trú. Bốn mươi năm trước, tôi đã gặp một người mẹ cắt ruột đẩy đứa con 6 tuổi của mình ra biển để mong nó tìm được tương lai. Ngày nay, tôi gặp người mẹ khác, cũng thắt ruột bỏ lại đứa con gái năm tuổi của mình cho bà ngoại để đi kiếm sống ở nước ngoài, đi “tha hương cầu thực”.

Khi đã tin cậy, chị níu chặt lấy cánh tay tôi luôn miệng nói chuyện, quên cả bán hàng. Được một lúc chị móc trong túi áo ra 25 baht tôi vừa trả tiền nước, đưa lại. Chị ngượng ngùng bảo tình cảm mà lấy tiền tối về không ngủ được. Tôi xúc động vì sự tốt lành, vì cái ân tình chị dành cho tôi, một người xa lạ. Bấy nhiêu thôi cũng đủ thấu hiểu tấm lòng tha thiết của chị đối với người Việt, đối với quê hương như thế nào. Vậy mà có đến mấy lần chị nói với tôi là chị không muốn trở về VN nữa. Xin ghi lại một đoạn đối thoại của tôi với người phụ nữ này để hiểu vì sao chị không muốn trở về. Tôi cố tình hỏi tiếp:

- Nhưng khi để dành đủ tiền rồi chị về quê mình chứ?

- Thôi không về đâu.


- Tại sao lại không về?


- Ở đây người Thái họ hiền lắm, họ thương mình. Mình đẩy xe đi bán từ 7 giờ sáng đến 12 giờ đêm mới về được đến nhà. Đi ban đêm cũng không sợ… Ở đây từ những người thấp nhất trong xã hội như xe ôm hay cảnh sát họ đều giúp đỡ mình hết mình.


- Nhưng mai mốt chị về thăm con, người khác dành mất chỗ bán của chị thì sao?


- Không sao đâu, không có mình thì họ bán, khi họ thấy mình đẩy xe tới, họ tự động đẩy xe đi chỗ khác.


- …


Những dự thảo văn kiện đại hội đảng có bao giờ đặt ra vấn đề vì lẽ gì mà người dân nghèo, lương thiện lại không cảm thấy an toàn ở quê hương mình? Những người như chị bán nước dừa, hay cháu H đâu cần biết gì đến dân chủ hay nhân quyền !? Họ cũng không cần biết ngày mai ông Nguyễn Phú Trọng hay ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ trở thành Tổng Bí Thư. Họ chỉ cần một môi trường sống ổn định, an lành. Nơi hàng ngày không phải nơm nớp lo sợ gặp cảnh sát giao thông hay quân cướp giật. Nơi họ kiếm được miếng ăn hàng ngày và không phải im lặng trước những điều tai ác.


Đến bao giờ người dân mình khi “Rời Bỏ” quê hương đều ôm giấc mơ sẽ “Trở Về” để sớt chia những gian nan và dựng xây lại đất nước?

Tôi biết những người như vậy, những người đã ra đi, nhưng lại chọn trở về như Trần Văn Bá, Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh, Võ Hoàng, Ngô Chí Dũng…Chúng ta cũng biết những người đang nỗ lực thay đổi xã hội, những người gắn bó với tổ quốc, người muốn dân mình, đồng bào mình được có đời sống đích thực cần có của một con người. Họ là Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Hồ Đức Hoà, Đặng xuân Diệu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Văn Oai, Bùi Minh Hằng, Nguyễn Đình Cương, Võ An Đôn…Tiếc rằng những nỗ lực của họ chỉ đổi lấy tù tội, bất trắc và gian nan.

Tôi tự hỏi những người như Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, các vị đại biểu quốc hội, những đảng viên “chân chính”… họ nghĩ gì? Họ phục vụ cho ai? Một chính quyền dù có theo đuổi mục đích, lý tưởng cao đẹp gì đi chăng nữa thì cũng chẳng có ý nghĩa gì khi mà con em họ, khi mà mọi người dân, từ trí thức cho đến chị bán nước dừa cũng đều muốn ra đi.

Tôi cho rằng các vị lãnh đạo, những người liên hệ trong chính quyền, hay trong trận đấu đá tranh giành quyền lực năm 2016 – từ anh công an quèn quen bóp cổ dân, đến các nhân sự tứ-trụ-triều-đình tương lai cần có câu trả lời chính đáng cho chính mình và cho những người dân hiền lành, chất phác đang phải sống lưu vong khắp nơi.

Pháp thoại của Thầy Thích Pháp [không phải (Phước] Hòa về chủ đề: Sợ Ma (Ma thật không phải Ma femme)







Khóc hay Cười được tự động hóa như Robot !










Xe giao hàng chạy bằng điện và tự lái bằng robot







Evan Lê









“Con muốn trở thành người sáng tác nhạc khi con lớn lên.” Bé Evan trả lời câu hỏi “Khi con lớn lên con muốn làm gì?” của cha mẹ bé đặt ra.

Evan Lê năm nay 4 tuổi rưỡi, em được giải 3 trong kỳ tranh tài V-Star Kid, do V-star tổ chức, hồi Tháng Bảy, năm 2015.

Hôm cha mẹ bé Evan đưa bé đến gặp chúng tôi tại tòa soạn nhật báo Người Việt, trời mưa tầm tã, thời tiết khá lạnh. Mặc dù nghe kể về chuyện của bé đã lâu, thế nhưng khi được tiếp xúc riêng với bé Evan, tất cả mọi người trong ban biên tập đều không khỏi bất ngờ, khi nhìn thấy em bé còn quá nhỏ...
Vậy đó mà khi em leo lên ngồi trước chiếc đàn dương cầm, trong mắt mọi người, em bỗng lớn như hình ảnh cậu bé Thánh Gióng leo lên lưng ngựa, cầm roi xông ra chiến trận.

Evan ngồi lên đàn, để đôi bàn tay nhỏ bé, thoăn thoắt lướt nhẹ trên những phím đàn, đôi mắt em lim dim, mơ màng, như thể thoát ra khỏi thế giới này và đang hòa quyện vào với thế giới âm nhạc xa xôi nào đó...

“Gia đình em khám phá ra cháu Evan bắt đầu có biểu hiện yêu thích đàn dương cầm từ lúc cháu được 2 tuổi rưỡi.” Anh Quốc Lê, ba của bé kể lại những gì xảy ra suốt thời gian 2 năm vừa qua.
Anh cho biết, từ cây đàn key board, món đồ chơi đầu tiên, hai vợ chồng anh đi chợ Target mua về cho bé Evan và người anh của bé (lớn hơn 2 tuổi) chơi chung, mà anh và “bà xã” phát hiện được “Hình như thằng bé có chút gì đó khiếu về âm nhạc, khác lạ!”

Thế nhưng anh vẫn chưa tin, đến khi mang về món đồ chơi thứ hai, là cây đàn guitar nhỏ, có cài đặt sẵn những bài nhạc rock, nhạc ngoại quốc không lời, anh mới thấy rõ ràng hơn một chút, chuyện “thằng bé” tò mò, hỏi han về note nhạc này là gì, note nhạc kia là sao?

“Lúc đó em phải chạy ra tiệm sách để mang về cuốn sách nhạc căn bản, để đọc, và để mình có thể trả lời những thắc mắc của con.” Anh Quốc kể tiếp.

Sau đó một thời gian, không phải chỉ vợ chồng anh “lờ mờ” nghi ngờ cháu Evan có điểm đặc biệt về khiếu âm nhạc, mà ngay cả ông bà nội, ngoại, họ hàng ai cũng đều nói cháu là “thiên tài” về âm nhạc.
Tháng Mười Hai năm 2014, sau nhiều lần cố gắng tìm đúng thầy để có thể giúp đỡ cho cháu phát triển tài năng, cuối cùng hai vợ chồng họ cũng tìm đến được với các trường dạy piano như VRMA với cô Nguyễn Tường Vân (từ Tháng Mười Hai 2014 -Tháng Bảy 2015), và trung tâm Bee Piano Studio với cô Uyên Phương Thân (Từ Tháng Bảy 2015 đến tháng Mười Một, 2015.)

“Nhớ lại giây phút đầu tiên cô Tường Vân thử tài của cháu, chỉ 2 phút thôi, sau đó cô như mừng vì bắt được vàng, cô ôm bé Evan chạy khắp nơi trong phòng dạy nhạc, cô kêu các thầy cô giáo khác ra để nghe cháu Evan trình diễn...” Bố của bé Evan say sưa kể tiếp.

“Thế các thầy cô giáo có đánh giá trình độ piano của cháu là ở tuổi nào hay lớp nào không?” Câu hỏi được đặt ra, làm anh Quốc một thoáng lúng túng: “Thật ra em không nghe các cô nói về trình độ tương đương của cháu là lớp mấy? Nhưng chỉ có điều các cô nói Evan tuy là 4 tuổi, nhưng dạy Evan học trình độ của người lớn học piano sau nhiều năm ròng rã...”

Evan Lê hiện nay chưa đi học, bé vẫn còn ở nhà, được bố chăm sóc, hướng dẫn đọc, viết và đếm số.
Anh Quốc tiết lộ bé Evan ngoài có khiếu về piano, còn chuyện học toán thì khỏi nói, bé có sự thông mình và sáng dạ, tiếp thu rất nhanh.

Mặc dù chỉ 4 tuổi thôi, nhưng bé đã rành tính toán các phép tính như cộng, trừ, nhân, chia, và ngay cả những phép tính thập phân nữa.


Anh Quốc kể: “Cứ mỗi lần cho nó làm toán, là thằng bé vui mừng ra mặt, mới mấy tuổi đầu thôi, mà biết nói ‘con cám ơn ba, đã cho con làm toán,’ và có lần thằng bé mệt, mắt nó nhắm nghiền, vậy mà cứ nằng nặc đòi em phải dạy nó học, nhưng vì thấy nó mệt nên em không chịu dạy, thế là nó òa lên khóc sướt mướt, làm mẹ nó phải dỗ nó mãi, mới chịu nín!”

Tôi hỏi hai vợ chồng câu hỏi có một chút về tâm linh: “Hai ông bà có bao giờ nghĩ đây là nghiệp đời trước, hay kiếp trước cháu đã là nhạc sĩ, hoặc nhà thông thái không?”

Cả hai cười lớn: “Gia đình em là công giáo, em chưa bao giờ nghĩ về điều đó, nhưng em tin sự thông minh, sáng dạ cũng như ‘thần đồng’ về âm nhạc của con em, là món quà ơn trên ban xuống cho gia đình em.” Cô Ly Cơ Lê, mẹ của bé Evan nói.

Thật vậy, nếu bạn được ngắm đôi bàn tay nhỏ bé của cháu Evan chạy thoăn thoắt trên phím ngà, mắt không cần nhìn vào giá đàn có tập nhạc phía trên, nhưng “cậu nhỏ” vẫn lả lướt trên phím đàn như đùa giỡn cùng âm nhạc, không một chút khó khăn, bạn sẽ hiểu thế nào là hiện tượng “tuổi nhỏ tài cao,” đáng khâm phục.

Được biết đã có rất nhiều cơ quan truyền thông của Hoa Kỳ tìm đến để muốn tìm hiểu về bé Evan Lê như đài NBC.

Câu hỏi:“Tương lai hai anh chị sẽ định hướng cho cháu như thế nào?

Bố mẹ của Evan cho biết: “Vợ chồng em không giống nhiều gia đình khác, tụi em không bắt buộc con cái phải học sao cho ra bằng cấp luật sư, bác sĩ hay kỹ sư... Ngược lại, em sẵn sàng ủng hộ con cái cho bất cứ ngành nghề nào chúng yêu thích, chọn lựa.”

“Tại sao con thích đàn piano?” Chú bé nhìn tôi một lát, xong trả lời: “Con muốn trở thành Mozart." Câu trả lời chỉ là bất ngờ, không ai dạy trước, thế nhưng làm mọi người trong phòng cười theo, bởi vì sự ngây thơ, nhưng rất thật lòng của một đứa bé chỉ mới hơn 4 tuổi.

Người Việt tỵ nạn CSVN phản đối sự hợp tác giữa hai đại học Evergreen Valley College at San Jose , CA, US và đại học Đà Nẵng










A Tăng Kỳ Kiếp là gì?







Huế: Công an đánh đập quý thầy Đan viện Thiên An



Gần 200 công an, dân phòng, Hội phụ nữ của xã, huyện, tỉnh gây khó khăn, đánh đập một số đan sĩ của Đan viện Thiên An, tỉnh Thừa Thiên Huế, vào chiều ngày 02.01.2016.

Quý Đan sĩ bị đạp vào mặt, người và bị lăng mạ
 
“Họ đánh đập, dọa, cấm không cho các đan sĩ quay phim chụp ảnh. Hai thầy bị đánh, một thầy bị đạp vào người và mặt túi bụi, một thầy khác chụp hình cũng bị đánh và họ đòi lấy cái máy ảnh, nhiều thầy bị xô đẩy ngã xuống đất. Những người xem ra có trác nhiệm hô hào mọi người giữ bình tĩnh, đừng gây ẩu đả nhưng lực lượng công an cứ đánh đập các thầy.” Cộng tác viên GNsP thuật lại.
 
“Các bà trong Hội phụ nữ chửi mắng, lăng mạ quý thầy những câu nói khó nghe, thô lỗ như: ‘Tụi mày mà quay phim thì tao sẽ cởi đồ ra cho chúng mày xem’… Những lúc đó, quý thầy chỉ biết im lặng và cầu nguyện, và một thầy duy nhất đứng ra trao đổi với nhà cầm quyền một cách ôn hòa.” CTV GNsP nói tiếp.
 
 
Gần 200 công an, dân phòng, Hội phụ nữ của xã, huyện, tỉnh gây khó khăn, đánh đập một số đan sĩ của Đan viện Thiên An, tỉnh Thừa Thiên Huế, vào chiều ngày 02.01.2016.
 
Những người xem ra có trách nhiệm hô hào mọi người giữ bình tĩnh, đừng gây ẩu đả nhưng lực lượng công an cứ đánh đập quý đan sĩ
 
Đồi thông và đồi cam thuộc nội vi cấm của Đan viện, bất chấp điều đó lực lượng công quyền ngang nhiên vào các khu vực này phá rối
 
 
Quý đan sĩ cưa, chặt thông trái phép?
 
Bên phía nhà cầm quyền nói rằng, họ thấy một số cây thông trong khu rừng đặc dụng bị cưa, đốn, chặt một cách trái phép mà những cây thông này lại nằm trong khu vực của Đan viện Thiên An, cho nên họ xuống lập biên bản, tịch thu các cây thông này về điều tra. Họ yêu cầu các đan sĩ ký vào các biên bản nhưng các đan sĩ cương quyết không ký bất kỳ một văn bản nào của họ.
 
Những cây thông bị cưa, chặt nằm trong khu vực đồi thông thuộc quyền sở hữu Đan viện Thiên An và nằm sát bên cạnh vườn cam. Mỗi lần thông đến mùa phấn thì bụi phấn thông bay vào vườn cam, sẽ ảnh hưởng đến cây cam, nên quý đan sĩ đã chặt một số cây thông gần khu vực vườn cam… Khu vực đồi thông và vườn cam thuộc quyền sở hữu của Đan viện Thiên An và thuộc nội vi của Đan viện, cấm người ngoài không được ra vào các khu vực này. Do đó, quý thầy Đan viện mời lực lượng công quyền vào phòng khách làm việc nhưng họ từ chối.
 
Mục đích nhà cầm quyền muốn vào khu vực nội vi của Đan viện để theo dõi các sinh hoạt tôn giáo của Đan viện. Trước đây, nhiều lần, họ đã xin quý đan sĩ cho vào các khu vực này nhưng quý đan sĩ không đồng ý, thỉnh thoảng họ đã lén lẻn vào bên trong, bị các thầy phát hiện và mời ra ngoài. Sự việc một số cây thông bị đốn, chặt chỉ là cái cớ để họ vào bên trong nội vi của Đan viện.
Những cây thông bị đốn, chặt được lực lượng công an chở về Ủy ban và củi khô của Đan viện được tích trữ nhiều năm tháng qua cũng bị họ ‘hôi của’ đầy hai xe chở về.
 
 
 
Lực lượng công quyền vác các thân gỗ thông mang về Ủy ban để ‘điều tra’
 
Củi khô của Đan viện được tích trữ nhiều năm tháng qua cũng bị họ ‘hôi của’ đầy hai xe chở về
 
 
20 giờ cùng ngày 02.01.2016, có khoảng 10 công an lởn vởn trong khu vực đồi thông, họ rọi đèn pin vào trong vườn…
 
Tham vọng chiếm 107 ha đất rừng của Đan viện Thiên An
 
Được biết, Đan viện Thiên An có khoảng 107 ha đất rừng thông, do không quản lý hết nên quý đan sĩ giao rừng thông cho nhà cầm quyền quản lý nhưng không giao đất, tuy nhiên họ đã lật lọng với lòng tham muốn ‘cướp’ đất của đan viện.
 
Trước đây, vào tháng 11.2014, 63 hécta đất của Đan viện bị nhà cầm quyền ‘cướp’ để làm khu du lịch hồ Thủy Tiên. Nhiều tờ báo trong nước cho biết, khu du lịch hồ Thủy Tiên ‘đã trở nên hoang phế, xuống cấp chỉ sau một vài năm đi vào hoạt động’.
 
Tham vọng chiếm trọn đồi thông của của Đan Viện Thiên An với diện tích gần 107 ha đất rừng là đang trở thành hiện thực.

 

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Hoa Kỳ vô can? - Không muốn can thiệp sau khi đã can thiệp - và gây chuyện đảo điên... - Tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa



Vào ngày mở hàng đầu tiên của năm 2016, thị trường cổ phiếu Hoa Kỳ rớt như cục gạch. Nói chung mất giá hơn 2%, điều chưa từng thấy từ 84 năm về trước, cũng vào một năm Thân, 1932. May qua, khi thị trường đóng cửa thì chỉ mất có 1.5%.

Giới quan sát nêu ra hai lý do.

Thứ nhất là thị trường cổ phiếu Thượng Hải mất giá hơn 7%, thị trường Thẩm Quyến nhỏ hơn thì mất trên 8%. Truy lên lý do mất giá bên Tầu là thị trường mất niềm tin vào 1) giá trị cổ phiếu, 2) đà tăng trưởng kinh tế và 3) khả năng quản lý của giới hữu trách. Tổng kết lại, mất niềm tin vào cơ chế kinh tế chính tri. Đấy là nguyên nhân. Còn hậu quả? Hậu quả là toàn cầu lo ngại ảnh hưởng bất lợi từ Trung Quốc nên thị trường Hoa Kỳ chưa mở bát vào sáng Thứ Hai thì các thị trường Âu Châu cũng sụt giá nặng. Nghĩa là Hoa Kỳ có bị hiệu ứng từ Trung Quốc, chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh biểu dương ý chí quân sự tại Đông Á...

Chúng ta sẽ trở lại chuyện bên Tầu sau, vì lý do thứ hai của vụ sụt giá cổ phiếu tại Hoa Kỳ là một biến cố Trung Đông.

Hôm Thứ Bảy mùng hai, Bộ Nội Vụ Saudi Arabia thông báo việc 47 tội phạm vừa bị hành quyết trên toàn quốc vì ba trọng tội là 1/ phản đạo Hồi, 2/ liên can đến việc tấn công lực lượng an ninh Saudi làm nhiều người thiệt mạng và 3/ âm mưu phá hoại kinh tế và uy thế chính trị Saudi khi đánh cướp ngân hàng và tràn vào tòa tổng lãnh sự Mỹ tại Jeddah. Trong số bị hành quyết có giáo sĩ Sheikh Nimr al-Nimr là dân Saudi nhưng lãnh đạo hệ phái Shia trong lãnh thổ Saudi Arabia.

Với Hoàng gia Saudi thì khủng bố xưng danh Thánh Chiến, hệ phái Shia hay tội phạm hình sự đều là kẻ thù phải bị trừng trị.

Lập tức, lãnh đạo khối Hồi giáo Shia là Iran có phản ứng: Tòa Đại sứ Saudi ở thủ đô Tehran bị đám đông tấn công và đốt phá. Hậu quả tức khắc ngày hôm sau là Hoàng Gia Saudi quyết định đoạn giao với Iran và triệu hồi nhân viên ngoại giao trong vòng 48 tiếng. Hai đồng minh Sunni của Saudi Arabia là Bahrain và các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất cũng cắt đứt bang giao với Iran.

Dù Iran chưa, và có thể là không, áp dụng nghệ thuật giam giữ nhân viên ngoại giao làm con tin, biến cố ấy cũng dội ngược vào thị trường Hoa Kỳ làm cổ phiếu sụt giá.

Nước Mỹ đã muốn vô can mà vẫn hữu họa! Vào buổi đầu năm, “Hoa Kỳ nhìn từ bên ngoài” là chuyện lý thú...

Lý thú đầu tiên là đa số dân Mỹ không theo dõi mâu thuẫn lâu đời giữa xứ Iran của dân Ba Tư theo hệ phái Shia với xứ Saudi của dân Ả Rập theo hệ phái Sunni, nên ít chú ý đến sự kiện là hai cường quốc Hồi giáo này có hai tên gọi khác biệt cho cùng một vùng Vịnh. Saudi gọi đó là Vịnh Ả Rập, Arabian Gulf. Iran gọi đó là Vịnh Ba Tư, Persian Gulf. Có mặt thì phải đặt tên, để xác định mặt đó là mặt gì, của ai.

Mâu thuẫn giữa hai cường quốc Ba Tư và Ả Rập là chuyện quá xa cho người Mỹ. Năm xưa, khi Iran còn theo chế độ quân chủ của một Quốc Vương, một Sa Hoàng (Shah) và là đồng minh của Hoa Kỳ thì đã có tranh chấp ảnh hưởng với Hoàng Gia Saudi, một đồng minh khác của Mỹ. Cả hai đều ngồi trên những giếng dầu rất thanh và ngọt, không cần xin viện trợ Hoa Kỳ, nhưng tranh đoạt quyền lợi vì những nguyên nhân sâu xa, thuộc về chủ nghĩa quốc gia dân tộc.

Thế rồi, nhìn từ bên ngoài, Hoa Kỳ dưới chánh sách ngớ ngẩn của Jimmy Carter và theo lập trường cực tả của truyền thông còn ngớ ngẩn hơn, đã kết án chế độ Sa hoàng của Mohammad Reza Pahlavi là độc tài. Kết quả là cuộc “Cách Mạng Hồi Giáo” tại Iran vào đầu năm 1979, Giáo chủ Ruhollah Khomeini lên lãnh đạo, sứ quán Hoa Kỳ bị phong tỏa, nhân viên ngoại giao Mỹ bị bắt làm con tin trong 444 ngày. Chuyện nhỏ, nhưng cũng khiến Ronald Reagan đắc cử tổng thống.

Chuyện lớn hơn là mâu thuẫn giữa Iran và Saudi có thêm kích thước tôn giáo: giữa hai hệ phái Shia và Sunni.

Trên đà “thắng Mỹ,” Iran của Giáo chủ Khomeini còn xung đột với một cường quốc Sunni khác là Iraq, dưới sự lãnh đạo của Saddam Hussein. Tám năm chiến tranh Iran-Iraq từ 1980 là một tổn thất kinh hoàng sau Thế Chiến II mà người Mỹ không biết, và khỏi cần biết. Sau khi thắng Iran, Hussein cũng lại thừa thắng xông lên mà tấn công Kuweit. Lần này thì bị Chính Quyền George H. Bush chặn đứng với trận Bão Sa Mạc năm 1991, khi Liên Xô đã tàn lụi và sụp đổ.

Vì giấy báo có hạn nên xin nhìn lẹ hơn một chút mà gác qua chiến dịch Iraq tai hại của George W. Bush, làm Iran có thêm lợi thế, vừa can thiệp vào Iraq, vừa yểm trợ chế độ Bashar al-Assad...

Ngày nay, 25 năm sau. Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Barack Obama lại muốn bắt tay... Iran với một hiệp ước đáng nghi. Và thấy đáng nghi nhất là hai đồng minh khác của Mỹ. Israel và Saudi Arabia. Đấy là nguyên nhân sâu xa khiến Hoàng Gia Saudi lên lưới đối đầu với Iran, trực diện khai chiến với hệ phái Shia và huy động hậu thuẫn của dân Ả Rập theo hệ phái Sunni.

Nói vắn tắt thì nước Mỹ không phải là vô can! Những đảo điên lật lọng của siêu cường này gây bất an cho các nước khác, cả bạn lẫn thù, và còn tạo cơ hội cho tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ISIS bành trướng. Và với cuộc tranh cử tổng thống đang diễn ra thì giao tranh giữa Saudi Arabia với Iran cũng chỉ là chuyện nhỏ. Miễn sao, Obama khỏi phải tung quân vào trận như ông Bush con!

Bây giờ, ta nói chuyện Trung Quốc. Cũng một mô hình lý thú tương tự.

Năm 1972, Hoa Kỳ giải vây Trung Cộng để chặn Liên Xô, với kết quả là Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, Việt Nam Cộng Sản mời hạm đội Xô viết vào Cam Ranh. Nhưng hậu quả là Trung Cộng chiếm ghế của Đài Loan trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, cho Hà Nội một bài học. Khi ấy, nước Mỹ cũng cóc cần vì đã thắng Liên Xô và chấm dứt chiến tranh lạnh.

Rồi có Trung Cộng có 36 năm tiến hành cải cách để trở thành cường quốc kinh tế hạng nhì thế giới. Nhưng lại là mối nguy hạng nhất tại vùng Đông Á, sau khi đóng đai Hà Nội trong vòng kiềm tỏa của mình từ 1991. Cũng chẳng sao. Năm 2015 vừa qua là khi Hoa Kỳ có quan hệ quân sự khắng khít nhất với Trung Cộng, sau khi Chính quyền Obama còn mời Bắc Kinh tham gia cuộc thao dượt quân sự RIMPAC trên vòng cung Thái Bình Dương, lần đầu tiên kể từ hơn hai chục năm của RIMPAC.

Bây giờ, chuyện đáng ngại cho nước Mỹ là tình trạng kinh tế sa sút của nước Tầu!

Sau 36 năm vênh váo, kinh tế Trung Cộng đang bước vào chu kỳ suy trầm - hạ cánh nhẹ nhàng - có khi là suy thoái tức là hạ cánh nặng nề. Chu kỳ ấy mới thách đố hệ thống chính trị. Một vụ sụt giá cổ phiếu có thể gieo họa kinh tế lớn hơn, mà chưa chắc, vì thị trường chứng khoán Trung Cộng không vận hành như các nước Tây phương. Nhưng nếu tình hình kinh tế lại nguy ngập hơn, bất ổn chính trị sẽ lan rộng. Trong hoàn cảnh rối bời hiện nay tại Âu Châu, Liên bang Nga và Trung Đông, Hoa Kỳ không muốn phải canh chừng thêm một sự bất ổn khác tại Hoa lục, đáng dấu năm cuối cùng của hai nhiệm kỳ Obama.

Còn sóng gió Đông Hải? Thì cũng như sóng gió tại vùng Vịnh, chỉ là chuyện nhỏ!

Cục diện Đông Á và sự nhu nhược của Obama - Tác giả Hùng Tâm



Đông Á là khu vực mà người Việt chúng ta quan tâm nhất, vì có nước Việt Nam, có Trung Quốc là một mối nguy, và vừa bước qua năm mới lại bị giật mình với việc Bắc Hàn Cộng Sản thử bom lần thứ tư, mà lần này có thể là bom khinh khí. Nhân dịp năm mới, hồ sơ Người Việt sẽ lượng định khu vực này, như một bối cảnh giải thích những gì có thể xảy ra trong năm mới và sau này.

Đông Á ở đâu, là gì?

Dù khu vực này có chung một tên gọi mang ý nghĩa địa dư, chúng ta vẫn có thể phân biệt bốn vùng địa dư khác nhau.

Thứ nhất là quần đảo Thái Bình Dương, gồm có Nhật Bản, Đài Loan và cả Phi Luật Tân, là các quốc gia hải đảo hay quần đảo. Thứ nhì, đi về hướng Tây thì có Trung Quốc, ít ra là miền Đông của Trung Quốc, từ vùng duyên hải tới các tỉnh miền Tây ở bên trong. Dọc theo bờ biển, vùng đất khoảng gần một ngàn cây số bề ngang là trung tâm của Trung Quốc, gồm có lưu vực hai con sông lớn là Hoàng Hà và Dương Tử. Quanh vùng tạm gọi là “Trung Nguyên,” có các vùng đất khác, được coi là trái độn bảo vệ Trung Nguyên, là đất Tân Cương, Tây Tạng và Nội Mông. Xưa kia thì ta còn có thể kể thêm đất Mãn Châu không thuộc Hán tộc, nay là ba tỉnh Đông Bắc của Trung Quốc. Vùng đất thứ ba chính là Bán đảo Triều Tiên, gồm hai nước Nam-Bắc Hàn và lại kế cận với Nhật Bản. Vùng này có quốc gia tiên tiến nhất, gần ngang Nhật Bản, là Nam Hàn, mà cũng có quốc gia lạc hậu nghèo đói và nguy hiểm nhất là Bắc Hàn Cộng Sản.

Sau cùng, Đông Á còn có vùng bán đảo và hải đảo Đông Nam Á, bao gồm bán đảo Đông Dương xưa kia có tên là Ấn-Hoa, Indochina nằm giữa Ấn Độ và Trung Hoa, thực tế thì bao trùm lên các nước Miến Điện, Thái Lan, Lào, Miên, Việt Nam và bán đảo Mã Lai. Vùng đất thứ tư này được Trung Quốc coi là biên vực ngoại vi của mình và đã từng chi phối trong quá khứ.

Thế kỷ 21 cứ gọi Đông Á là vùng năng động kinh tế và có tiềm năng phát triển cao nhất. Sự thật thì khu vực này là nơi hỗn loạn, bất ổn và bị chiến tranh tàn phá trong đa số thời gian của thế kỷ 21.
Và khi ấy, người ta còn có thể nhắc tới một quốc gia khác, là Hoa Kỳ. Dù ở tại Tây Bán Cầu, hay Đông Thái Bình Dương, Hoa Kỳ đã liên hệ rất nhiều và rất sâu tới Đông Á, đã tham gia chiến tranh chống Nhật từ năm 1941, bảo vệ Nam Hàn trong chiến tranh Cao Ly chống Bắc Hàn và Trung Quốc từ 1950 đến 1953, tham gia chiến tranh Việt Nam từ 1965 đến 1975 và ngày nay vẫn có lực lượng hải quân mạnh nhất trong khu vực.

Đông Á chỉ trở thành khu vực năng động về kinh tế kể từ thập niên 80 của thế kỷ 20, với Nhật Bản dẫn đầu, rồi tới Nam Hàn, Đài Loan, các nước Đông Nam Á và sau cùng mới là Trung Quốc. Khi Đông Á vươn lên thì khối lượng hàng hóa giao dịch qua Thái Bình Dương đã vượt lượng hàng buôn bán qua Đại Tây Dương. Riêng vói Hoa Kỳ, thì luồng giao dịch mua bán với Á Châu đã lần đầu qua mặt Âu Châu từ năm 1983.

Ngày nay, Đông Á có hai nền kinh tế đứng hạng nhì và hạng ba thế giới là Tầu và Nhật. Đông Á cũng có các eo biển tại Đông Nam Á là nơi vận chuyển hàng hóa từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương và từ Đông Bắc Á xuống Úc Châu. Ngày nay, Đông Á đang có nền kinh tế bắt đầu sa sút là của Trung Quốc, và nền kinh tế chưa hồi phục là của Nhật Bản. Sau cùng, ngày nay, cái trục chiến lược có thể quyết định về loạn hay trị cho cả Đông Á là quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Trong khi ấy, siêu cường có ảnh hưởng nhất cho an ninh Đông Á là Hoa Kỳ thì lại muốn đứng ngoài vì lập trường bất nhất của Chính Quyền Barack Obama!

Lịch sử bất an


Truyền thông nông cạn của thế giới thường nói đến sự kiện Đông Á đã có khoảng ba thập niên hòa bình trong giai đoạn vừa qua. Thật ra, đấy là ngoại lệ nếu người ta nhớ đến lịch sử.

Thế kỷ 20 đã mở đầu tại Đông Á với cuộc chiến Nga-Nhật năm 1904! Khi ấy, chiến hạm Nga phải lẩn trốn vào Cam Ranh để thoát chết!

Cũng trong thế kỷ 20, chiến tranh Hoa-Nhật bùng nổ kể từ khi Nhật Bản đưa quân vào Triều Tiên năm 1910 rồi vào Mãn Châu và chiếm đóng một phần lãnh thổ của Trung Quốc năm 1931.

Lồng trong cuộc chiến Hoa-Nhật là Nội Chiến Quốc-Cộng tại Hoa Lục từ năm 1937, là chiến tranh Mỹ-Nhật trên Thái Bình Dương từ 1941 đến 1945. Khi ấy, Trung Quốc là “con bệnh Đông Á” cho tới khi Mao Trạch Đông chiếm được Hoa Lục và mở cuộc tàn sát người dân vì những suy nghĩ và hành động hoang tưởng của ông ta. Trung Cộng, tên gọi chính xác hơn kể từ 1949, chi tỉnh giấc cuồng điên từ năm 1979 với Đặng Tiểu Bình. Nhưng cũng họ Đặng lại mở ra cuộc chiến Hoa-Việt vào đầu năm 1979 rồi còn yểm trợ lực lượng Khờme Đỏ hiếu sát cho tới 1989.

Trong suốt thế kỷ 20, ngoài cuộc chiến Mỹ-Nhật trên Thái Bình Dương, Hoa Kỳ đã hai lần lâm chiến tại Đông Á với hai cuộc chiến Cao Ly và Việt Nam để ngăn đà bành trướng của khối Cộng Sản với kết quả một thắng một thua. Thắng là tại bán đảo Triều Tiên và cho Nam Hàn cơ hội phát triển thành quốc gia tiên tiến về cả kinh tế lẫn chính trị. Thua là tại bán đảo Đông Dương, với hậu quả là Việt Nam thống nhất dưới một chế độ tệ hại nhất lịch sử xứ này, còn tệ hơn thời bị thực dân Pháp cai trị. Hậu quả quốc tế và chiến lược hơn: Trung Quốc đang coi khu vực Đông Á là vùng trái độn quân sự của mình, và đòi uy hiếp toàn cõi Đông Nam Á.

Ngày nay, siêu cường Á Châu đã từng can thiệp vào vùng này là Hoa Kỳ lại là siêu cường bất định với một chính quyền chỉ muốn cải tạo xã hội bên trong, nên lịch sử bất ổn của Đông Á có thể tái diễn.

Trung Cộng xuống, rồi lên, rồi đang xuống


Tại Đông Á, cường quốc kinh tế Trung Cộng mới chỉ có 36 năm tăng trưởng khả quan hơn thời khủng hoảng kinh tế liên tục kéo dài từ 1949 đến 1979. Trong giai đoạn gọi là “khởi phát” này, Trung Cộng đi theo con trường phát triển của Nhật Bản, tìm sức tăng trưởng cao nhờ đầu tư nhiều, xuất cảng mạnh những món hàng chế biến với nhân công rẻ. Nhưng cũng chẳng khác gì Nhật Bản kể từ năm 1991, Trung Cộng muốn cải sửa và chuyển hướng kinh tế và dồn sức vào tiêu thụ nội địa thay vì đầu tư và xuất cảng.

Nhưng thời khởi phát với đà tăng trưởng cao đã chấm dứt và tốc độ gia tăng sản lượng sẽ khó vượt 5%. Lợi thế nhân công rẻ cũng chẳng còn và việc chuyển hướng lại đụng vào quyền lợi của các thành phần đã hưởng lợi trong 36 năm qua nên bị cản trở, chống đối ở bên trong.

Chiến dịch diệt trừ tham nhũng có nhắm vào mục tiêu phá vỡ sự cưỡng chống này, nhưng gây hậu quả bất lường là làm bộ máy hành chánh công quyền bị tệ liệt. Trong xã hội Trung Cộng, tham nhũng là một đặc tính bình thường và liên quan tới mọi đảng viên cán bộ. Vì vậy, chiến dịch diệt trừ tham nhũng lại khiến bộ máy công quyền bị tê liệt. Trong khi ấy, vì nạn tổng suy trầm từ năm 2008 đến 2009, Bắc Kinh kích thích kinh tế bằng tăng chi và tín dụng nên đã chất lên một núi nợ sẽ đổ.

Cùng nhiều tai họa khác, năm nay, chúng ta sẽ chứng kiến sự sụp đổ tài chánh ấy, mở đầu cho một chu kỳ sa sút kinh tế có thể kéo dài cả chục năm.

Xưa nay, chế độ Bắc Kinh biện minh cho nhu cầu độc đảng là nhờ đảng Cộng Sản Trung Hoa đem lại cơm áo cho người dân. Lý do ấy đang phai lạt dần nên lãnh đạo Bắc Kinh phải tìm cách khác. Đó là phát huy tinh thần quốc gia của Hán tộc chống lại các quốc gia khác. Họ thay thế sự phồn vinh không có bằng tự ái dân tộc. Và trở thành hung hăng trên vùng biển Đông hải.

Chi tiết cần nhớ là sự hung hăng đó lại che giấu nỗi lo động loạn: Ngân sách cho nhu cầu bảo vệ an ninh trật tự bên trong vẫn cao hơn ngân sách quốc phòng, dành cho quân đội.

Nhưng dù sao, nhìn từ các quốc gia lân bang, nếu Trung Cộng chưa có khả năng đối đầu với Hoa Kỳ thì vẫn thừa sức uy hiếp các nước yếu kém hơn. Vì vậy, họ có hai mối lo trái ngược: 1) Kinh tế Trung Cộng mà sa sút, kinh tế Đông Á sẽ bị ảnh hưởng bất lợi. 2) Trong khi tình hình bên trong càng hỗn loạn thì Bắc Kinh lại càng dễ gây hấn với bên ngoài. Do đó, xung đột quân sự càng dễ xảy ra.
Đâm ra, Đông Á năm 2016 sẽ gặp hai rủi ro: Kinh tế suy trầm và an ninh bất ổn.

Kết luận ở đây là gì?


Hoa Kỳ triệt để bất nhất và bất lực trong suốt năm tranh cử này.

Trung Cộng càng lúng túng bên trong lại càng gây rủi ro lớn cho bên ngoài.

Nhật Bản sẽ đứng lên nhận lãnh trách nhiệm, về cả kinh tế lẫn an ninh, từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á.

Rủi ro xung đột Hoa-Nhật sẽ gia tăng từ năm nay.