khktmd 2015
Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015
Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015
"Quích sơ măn bông xên" (Ai hiểu được tiếng Tây thuộc địa thua trận Điện Biên Phủ. Nhờ thông dịch giùm, méc xì bú cu). Sàigòn Tháng Tư Gạt Gẫm - Tác giả Đoàn Thị
Xứ Tây có ngày đầu tháng Tư “gạt gẫm”, ngày cá tháng Tư (Poisson dAvril) thiên hạ bày đủ trò phỉnh nhau cho vui, những chuyện “lừa dối” vô thưởng vô phạt với mục đích chọc cười người khác.
Sàigòn ngày cuối tháng Tư năm 75 dân Miền Nam bị gạt một cú mất mạng, 40 năm sau vẫn chưa hoàn hồn. Đó là ngày sụp đổ của VNCH tại miền Nam.
*
Đầu tháng Ba đài truyền hình số 9 trực tiếp phát thiên phóng sự đợt tản cư từ miền Trung về hướng Nam khiến dân chúng thấp thỏm tự hỏi, nếu Miền Nam sẽ có ngày như miền Trung, Sàigòn sẽ đi về đâu?
Quan chức Mỹ, nhân viên sở Mỹ đã rút dần, một số người đã ra đi, nhưng cả chục triệu dân Miền Nam sẽ đi đâu để lánh họa cộng sản, mà đi bằng cách nào, câu hỏi lớn khiến Sàigòn thất thần như người mất hồn.
Sáng ngày 08 tháng 4, Dinh Độc Lập bị đánh bom, trên lầu hai ĐH Văn Khoa náo loạn, sinh viên đổ xuống sân trường, cột khói trắng bốc lên màu tang tóc, tôi nắm tay cô bạn thân, hai đứa nhìn nhau chết lặng.
Rồi ngày định mệnh gõ cửa, Sàigòn thật sự bị bỏ ngõ, người ta thập thò trước nhà, nửa muốn ra đường xem mặt việt cộng, nửa ngại bị “họ xơi tái”, chị em tôi bị bố mẹ cấm cửa, đứng trong sân nhìn thiên hạ tụm năm tụm ba đưa tin vịt cồ.
Ông Soạn thất chí khi quân đội thoái lui từ tháng ba, ông cùng đồng đội và đồng bào miền Trung chạy giặc với đủ loại phương tiện, xe GMC, xe đò, xe Honda, xe đạp, xe ngựa, đi bộ…trực chỉ Sàigòn.
Hôm nay ngày cuối cùng ông khoác bộ chiến y cầm loa phóng thanh đếm, một hai ba, mọi người theo dõi nhân vật trong bộ quân phục VNCH đang tiến vào xóm, nín thở đợi chờ.
Ông tiến bước và lên tiếng,
- Nhà tôi hôm qua bị mất trộm một đàn gà gần chục con, tôi thông báo để bà con nếu ai thấy đàn gà của tôi xin mách giúp.
Bà Tư bực tức lớn tiếng,
- Việt cộng ở ngay đầu ngõ, ông không lo sao mà còn mặc đồ lính đi tìm gà.
Ông gìa lì lợm,
- Ai chả biết chúng nó đang vào đây, nhưng chúng nó làm gì được tôi nào.
Tôi không giận như bà Tư mà thấy nghèn nghẹn, người lính khi bắt buộc phải buông súng tháo chạy đau lòng đến thế đấy, Miền Nam đang hấp hối sắp rơi vào địa ngục CS, tôi không hình dung nổi ngày mai sẽ ra sao.
VNCH buông súng, việt cộng bồng súng độc quyền đổi đời dân Miền Nam, sĩ quan, quan chức chính quyền, văn nhân nghệ sĩ VNCH bị kết án có “nợ máu với nhân dân”.
Chả cần quan tòa xét xử, ngụy quân, ngụy quyền tự động trở thành tù nhân bị lùa vào trại cải tạo, địa ngục trần gian vừa mở cửa đón dân Miền Nam bị cưỡng bức chung sống với cộng sản.
Tất cả sinh viên nhập học trước năm 75 được gọi đến trường học tập chủ nghĩa CS, chúng tôi, “tàn dư Mỹ Ngụy” bị nhồi nhét nọc độc Mác Lê, xen kẽ những chuyến lao động cộng sản, ra ruộng đắp đê, đào kinh, trồng khoai... y chang gu lắc Xibêri.
Trong đợt lao động có bạn nổi hứng làm mấy câu đối mà chưa có câu đáp,
Ra kinh - Thấy Kinh - Thất Kinh
Riêng tôi khi thấy con kinh là thất kinh hồn vía, vì đứa đứng dưới ruộng bị đỉa đeo bám hút máu, con gái trên đê tải đất run bắn người vẫn phải ôm nắm bùn khi vài con đỉa ngo nghoe hù dọa.
Chuyện hành xác tuy khổ nhọc, lao động đến đuối sức với khẩu phần một trứng vịt cho bốn người ăn với rau, hôm sau ra kinh đúng là thất kinh, nhưng một năm chỉ có vài lần.
Đáng sợ hơn là chuyện tẩy não, nhồi sọ, xảy ra hàng ngày, ngoài mục điểm báo giữa giờ học, những buổi họp tổ thảo luận thật khiếp đảm, đoàn viên đảng viên nhai đi nhai lại, nhờ ơn bác đảng, gia cấp vô sản …
Đám Mỹ ngụy tàn dư chúng tôi bị tra tấn liên tục, may mà chưa có ai hóa rồ, đôi lúc tôi như bị mộng du giữa ban ngày, sân trường nhìn đâu cũng nón lá, nón tai bèo chen vai nhau như trong rừng Trường Sơn.
Văn Khoa bây giờ xa lạ đến thế, con gái quần đen áo bà ba, con trai dép râu, các bạn giờ đâu còn là bạn ta ngày xưa thân ái, họ đang mê sảng kinh tế chính trị Mác miết, ca ngợi thiên đàng CS trên đầu môi chót lưỡi.
Buồn thay ngày trước, bạn áo quần bảnh bao, nhảy nhót ăn chơi đúng điệu, bi chừ bỗng hóa thân như bộ đội ở rừng, hút thuốc rê tự vấn, tố cáo bằng hữu, sao bạn có thể lột xác như bướm đêm thế này.
Nghe bạn “thuyết pháp” tôi đâm lú lẫn, ô hay bạn nói tiếng việt cớ sao tôi chẳng hiểu mô tê chi cả, đến phiên tôi phát biểu, tôi ú ớ như đứa mù chữ, rặn mãi chả ra một câu ca ngợi đúng điệu “thờ ma cộng sản”.
Nói theo kiểu “dép râu”, tôi mất tập trung, giời ạ, hiểu sao nổi thiên đàng CS trong khi cả nước đang đói meo râu chỉ có bobo với ngô khoai, thức ăn của gia súc ngày xưa, bây giờ được bán theo nhân khẩu mới đểu.
Nhờ ơn bác đảng, cả nước lui về thời than củi, cúp điện, cúp nước, cúp thực phẩm, cúp tự do…, CSVN đoạt mấy loại cúp độc nhất vô nhị mà chưa có quốc gia nào trên thế giới dám “đăng cai” phát giải.
Tôi chỉ bị mất tập trung thôi, tôi mà phát điên lên lại khổ cho bố mẹ, và tôi tiếp tục mất tập trung đến lúc ra truờng, bài thi “chính chị chính em” của tôi đạt điểm khá, nhờ nhóm Mỹ Ngụy chúng tôi chia nhau làm bài.
Trả nợ quỷ thần cho cán cộng xong, tới lúc đi làm mới chua. Được đào tạo dưới “chế độ ngu dân” nên đầu óc tôi rỗng tuếch không nhớ nổi đường lối bác đảng ra răng.
Được bổ nhiệm làm cô giáo vùng kinh tế mới, cầm tờ quyết định của phòng tổ chức, tôi đi giữa sân trường thẫn thờ, bước chân vô định như tương lai của mình, chưa biết nói làm sao để bố mẹ yên lòng.
Trên đường về nhà tôi gặp cô bạn cùng khóa đang làm việc trong một “công trình” do Pháp viện trợ ở ngoại ô Sàigòn, nó rủ tôi đâm đơn xin việc vì ở đó thiếu người, tôi mừng như bắt được vàng.
Trước ngày “ứng thí”, tôi mua báo “Nhân Dân” để cập nhật chủ thuyết mác lê lết mà tôi đã bỏ lại ở sân trường, đọc hết tờ báo, đọc mờ cả mắt, càng đọc càng thấy mù mờ hơn.
Hôm sau trình diện phòng Tổ Chức (phòng Nhân Sự) để cán bộ sát hạch trước khi nhận việc, bước vào phòng Tổ Chức tôi rùng mình, cố nhớ chủ thuyết “ma quỷ” tôi vừa tụng hôm qua, mà sao trí nhớ cứ chơi khăm, càng căng thẳng đầu óc càng lú lẫn không nhớ ông Mác là người Đức hay Liên Xô.
Một lần nữa tôi lại mất tập trung, đành chịu vì tôi không thích giao du với cán cộng nên những gì họ dạy bảo tôi quên biến rồi, tôi thầm mong người phỏng vấn chỉ hỏi về trình độ chuyên môn cho tôi nhờ.
Quan cán tiếp tôi ngồi rút chân lên ghế kiểu nước lụt, gương mặt khắc khổ, đôi môi thâm xì, chắc là di chứng sốt rét những ngày ở rừng.
Ông châm điếu thuốc lào, lật tới lật lui hồ sơ của tôi rồi nghiêm giọng thách đố,
- Cháu dịch câu này ra tiếng việt, nếu dịch thông suốt cháu sẽ được nhận việc.
Vậy là thoát ba cái mớ rác rưởi chính trị dối trá, tôi mừng húm nhỏ nhẹ,
- Vâng, xin chú cứ hỏi.
Quan cộng tằng hắng ra vẻ nghiêm trọng, nghe này,
- “Quích sơ măn bông xên” là cái gì, cháu dịch đi.
Tuy quan cán trước mặt tôi gìa ngắc, nhìn chán lắm, nhưng tôi lại thấy tinh tú quay cuồng mới đáng sợ.
Từ thuở cha sinh mẹ đẻ tôi chưa bao giờ nghe một câu tiếng tây như rứa, mà giọng quan lên xuống như tây thứ thiệt khiến tai tôi lùng bùng, đầu óc hoảng loạn mụ mẫm.
Tôi nhớ ông tây bà đầm đứng lớp ở Văn Khoa Sàigòn chưa hề đụng đến mấy chữ này, mấy niên học có bao giờ nghe thầy nói “sơ măn sơ miết” gì đâu, giờ bỗng quan phán một câu làm tôi phát sốt.
Đúng là quan bắt bí tôi, kiểu này là “mơ không thấy nổi” việc làm gần Sàigòn, giờ thì số phận của tôi như chuông treo tóc tơ, tương lai trực chỉ vùng kinh tế xa xôi diệu vợi.
Nghĩ đến viễn cảnh u tối sắp tới, tôi bèn lấy hết can đảm mà sao tôi cứ lắp bắp,
- Thưa chú, chú có thể đọc lại câu đó một lần nữa được không?
Thấy tôi quýnh quáng ngớ người, quan cán cười ngất, dịu giọng,
- Chú đùa, đấy là cách nói lái “quăng sơ mít bên sông” đó mà, ngày mai cháu vào đây nhận việc, công trường đang cần người khẩn cấp.
Cú gạt gẫm lần đó làm tôi suýt đứng tim, trên đường về nhà tôi đạp xe và cười tủm tỉm một mình, chắc thiên hạ tưởng tôi điên, ai từng sống với chế độ CS mà không có lúc lên cơn hoảng loạn như tôi ngày hôm đó.
Năm đầu tiên làm việc ở đây, ngày 14 tháng 7 chúng tôi được mời đến Lãnh Sự Quán Pháp dự lễ quốc khánh, tôi có nhiệm vụ cầm chuyện với nhóm Tây đang làm việc ở nhà máy, cứ tưởng đơn giản như đang giỡn, nhưng hôm đó tôi suýt bị chữ nghĩa chơi khăm.
Nói chuyện với Tây không khó, cái khó là xếp của tôi cứ đứng ỳ trước quầy thức ăn khai vị “tranh thủ” uống rượu đến “phút thứ chín mươi” vì “sâm banh” chưa lọt lưới, khiến tôi siểng niểng như kẻ sắp bại trận.
Nhân viên phục vụ tiệc Buffet khui Champagne cầm chừng, khui chai nào là hết ngay, xếp cán của tôi chậm chân mới uống có một ly, chưa đủ cơn thèm.
Xếp thiếu rượu, tôi bị vạ lây, mặc cho thiên hạ đưa đẩy chuyện vãn, xếp bảo tôi,
- Mình phải kiên trì bảo anh phục vụ khui Champagne, cháu yêu cầu anh ta đi.
Giời ạ, anh phục vụ người VN mà sao tôi nói không nên lời, uống rượu tôi rất thích, uống kiểu đòi nợ như vậy uống sao nổi, mà tôi làm gì có tính “kiên trì” như xếp, kiên nhẫn làm việc tôi không ngại, kiên trì làm lỳ thì tôi chịu thua.
May cho tôi, đang bối rối chưa dám lên tiếng mè nheo đòi rượu, gã tây trong đoàn dẫn xác đến hỏi xã giao,
- Quý vị thấy tiệc vừa khẩu vị chứ?
Như bắt được vàng, tôi dẻo mồm,
- Rượu tây không chê vào đâu được, nhưng tôi chưa thử Champagne.
Thế là ông tây ra tay “cứu bồ”, gã bảo anh kia khui Champagne, xếp tôi hả hê nốc vài ly, tôi chứng kiến màn ăn vạ, ăn xin, ăn hôi tệ nhất trong đời.
Gía tôi say được lúc này chắc đỡ nhục, dù sao xếp cũng là người VN, làm sao Tây hiểu được việt cộng với VNCH khác nhau cả một “chiến tuyến”, từ rừng ra phố họ không thể tỉnh táo trước cơm ngon rượu ngọt.
Tửu lượng của tôi không tệ nên đầu óc vẫn còn minh mẫn, xếp hớn hở uống từ rượu khai vị (ngọt) cho đến rượu trắng, đỏ, Champagne… làm mấy con ma men choảng nhau tưng bừng, nhìn xếp xiêu vẹo tôi đâm lo.
Hình như lần đầu trong đời được uống rượu Tây thỏa thích nên xếp bốc lửa nổi hứng phán một câu xanh rờn.
Trước khi lên tiếng, xếp dặn tôi, cháu cứ dịch thẳng thắn, bữa này là lễ mà, xếp lim dim cười mỉm,
- Quý vị còn nhớ chiến trận lòng chảo Điện Biên Phủ chứ, bao nhiêu vũ khí tối tân của Tây cũng không thắng nổi chúng tôi, vì chúng tôi “kiên cường, dũng cảm”.
Cái lo của tôi đã tới, chết cha mi chưa, xếp cán cộng lên men nã một tràng đại liên, tôi lãnh trọn băng đạn, lúc này mà dịch đúng ý xếp không biết chuyện gì sẽ xảy ra, bỗng tôi thấy rượu Tây có vị chát ngang xương.
Trong lúc cán bộ ngả nghiêng theo hơi men, tôi dịch một cách méo mó để tránh xảy ra một “Điện Biên” bên hông lễ Quốc Khánh của Tây, tôi cười như mếu, lên tiếng,
- Trong trận Điện Biên chúng ta là đối thủ, chuyện thắng thua chỉ là dĩ vãng, bi chừ chúng ta là bằng hữu.
Hú hồn, xếp cán không hiểu tiếng Tây lại đang nhảy đầm với con ma men, xếp Tây hài lòng nghĩ bạn ta biết dĩ hòa vi quý, thế là hai xếp vui vẻ cụng ly mặc cho “Đông Tây không thể gặp nhau”.
Tôi thoáng hoang mang tự hỏi, mình đã nhiễm cái thói gạt gẫm của cán cộng rồi sao, có thật là tôi đang thay đổi hay tôi cũng chỉ là nạn nhân của tình huống cười ra nước mắt như ri.
Trăm lần không, làm sao tôi có thể bị nhiễm trò lường gạt của họ, chẳng qua là trong lúc bom rơi đạn nổ tôi phải tránh đạn, chứ thường ngày tôi dịch kiểu này chắc nhà máy đang xây sẽ sập mất.
Tàn tiệc xếp cao hứng nắm tay ông Tây phát ngôn bừa bãi, tôi “miễn dịch” cứ để xếp thao thao “gửi gió cho mây ngàn bay”, ông Tây nhìn tôi cười thông cảm vì biết lúc này rượu nói chứ không phải xếp nói.
Những kinh nghiệm tôi học được từ người Do Thái - Tác giả Trần thái Văn
Không ai có thể lớn lên mà không trải qua điều mà các nhà khoa học xã hội và nhà tâm lý học gọi là ngày “định mệnh.” Đó là một ngày, có thể do lịch sử hoặc cá nhân tạo ra, mà nó có ảnh hưởng rất sâu đậm đối với số phận, cá tính, và tương lai, của một con người. Đối với hầu hết người Việt Nam ở hải ngoại, nhất là những người còn nhớ những định mệnh trong cuộc đời, chắc chắn họ không bao giờ quên ngày 30 Tháng Tư, 1975, ngày mà Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam. Đây cũng là ngày chúng ta rời bỏ quê hương đi tìm tự do.
Ngày 25 Tháng Tư, 1975 là một ngày định mệnh đối với tôi, khi gia đình tôi vội vã rời Sài Gòn, trên chiếc phi cơ vận tải C-130 của Không Quân Mỹ, vào lúc sáng sớm, bay ra khỏi phi trường Tân Sơn Nhất. Lúc đó, tôi chỉ mới 10 tuổi, và đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy quê hương.
Tháng Tư tới đây sẽ là ngày tôi xa quê hương 40 năm. Tuy vậy, trong ký ức của mình, ngày định mệnh đó vẫn còn khắc sâu trong tiềm thức của tôi, như thể là nó mới xảy ra hồi tuần trước.
Thời gian trôi nhanh, vào Tháng Tư, 1988, đúng 13 năm sau ngày Sài Gòn thất thủ, tôi lại có một cơ hội chứng kiến sự vui mừng và hiểu ý nghĩa thật sự một nền độc lập quốc gia, của một dân tộc từng bị khuất phục và bị trục xuất ra khỏi quê hương của họ trong hơn 2,000 năm. Dân tộc này, được gọi một cách mỉa mai là “dân tộc được Chúa chọn,” ý nói đến người Do Thái, giống như cuộc di tản của người Việt Nam hải ngoại, có mặt hầu như ở khắp nơi trên thế giới trong nhiều thế kỷ. Ngày nay, có cả người Hoa gốc Do Thái, hoặc có người gốc Do Thái sinh trưởng tại Ethiopia.
Chính lúc gặp người Do Thái ở Israel mà tôi nghiệm ra được niềm tự hào của một dân tộc từng bị đàn áp, nhưng vẫn tranh đấu và có được độc lập, trong khi số phận lại không mỉm cười với dân tộc Việt Nam, vẫn còn sống trong chế độ độc tài và tham nhũng, và chế độ này vẫn tiếp tục đàn áp chính người dân của mình. Cả hai sự kiện lịch sử trái ngược này lại tái hiện trong cùng một tuần lễ tôi có mặt tại Israel.
Tháng Tư, 1988, tôi và tám nhà lãnh đạo cộng đồng gốc Châu Á khắp Hoa Kỳ được tổ chức World Zionist Organization (WZO) mời sang thăm Israel trong 10 ngày. Đây là một tổ chức quốc tế góp phần vào việc thành lập quốc gia Israel ngày nay. WZO gọi đây là một “chuyến đi nghiên cứu” (study tour). Phái đoàn chúng tôi có một cố vấn cao cấp của Thống Đốc California George Deukmejian, một chỉ huy cảnh sát ở Philadelphia, và một giám sát viên ở San Francisco County.
Trên thực tế, chính phủ Israel, qua các tổ chức bán chính phủ như WZO, thường mời nhiều phái đoàn chính trị đến Israel như là một cách hiệu quả vận động ý kiến của người dân Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng các chính sách với các quốc gia Ả Rập, trong khi tạo nên mối quan hệ chặt chẽ hơn với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ qua các chuyến đi như vậy.
Tôi không biết tại sao mình được WZO mời đi trong chuyến này. Lúc đó, tôi mới 23 tuổi, là một phụ tá đặc biệt cho Thượng Nghị Sĩ California Ed Royce, và cũng là thành viên trẻ nhất trong phái đoàn. Tuy nhiên, tôi chấp nhận lời mời. Trong phái đoàn còn có một người Việt Nam khác nữa mà trước đó tôi chưa bao giờ gặp, nhưng sau này nhanh chóng trở thành người bạn thân. Đó là nhạc sĩ và MC nổi tiếng Nam Lộc, lúc đó là giám đốc chương trình phục vụ người tị nạn của tổ chức thiện nguyện Catholic Charities, thuộc Tổng Giáo Phận Los Angeles. Chúng tôi là hai người Việt Nam duy nhất trong phái đoàn thăm viếng một quốc gia có một lịch sử đầy biến động, người dân trải qua nhiều hy sinh, nhưng hồi sinh nhanh chóng và tạo được cho đất nước một chỗ đứng xứng đáng trong cộng đồng thế giới. Đối với tôi, chuyến thăm Israel giúp tôi khám phá nhiều sự ngạc nhiên vô cùng ý nghĩa, cùng với nhiều phát hiện rất sâu sắc.
Luật Sư Trần Thái Văn (thứ ba từ phải) ngồi trong nhà hàng
Đại La Thiên ở Jerusalem, Israel. (Hình: Trần Thái Văn cung cấp)
Chúng tôi bay máy bay của hãng El Al, một hàng không quốc gia Israel, và nhóm chúng tôi đáp xuống phi trường Ben Gurion nằm ở ngoại ô Tel Aviv vào ngày 26 Tháng Tư. Lúc đó, người Do Thái đang chuẩn bị kỷ niệm quốc khánh lần thứ 40, từ năm 1948 đến năm 1988. Đó là một chuỗi sinh hoạt kỷ niệm kéo dài cả năm trời, không chỉ cho sự tồn vong trong 40 năm, mà còn là một sự thừa nhận những thành tựu của người Do Thái khắp thế giới.
Điều gây chú ý nhất và đầu tiên của tôi đối với đất nước này, một nơi có thời tiết nóng và khô giống như San Bernardino County, là những quốc kỳ có ngôi sao của David - biểu tượng của quốc gia - bay phất phới dọc đường từ phi trường về đến trung tâm Jerusalem, dài khoảng 35 dặm. Ngôi sao của David, màu xanh dương, là điều gây ấn tượng sâu đậm của Israel đối với tôi. Tôi có cảm tưởng rằng, người Do Thái cũng vô cùng tự hào với lá cờ của họ. Và họ có quyền treo, bất cứ ở đâu.
Trong thời gian ở Jerusalem, thủ đô của Israel, chúng tôi được đi thăm nhiều tòa nhà chính phủ, với các viên chức chính quyền và quốc hội, gọi là “Knesset.” Chúng tôi cũng thăm một số bệnh viện, viện bảo tàng, và trường học. Qua tiếp xúc với nhiều tầng lớp trong xã hội Do Thái, từ chính trị gia cho tới giới giáo dục, phái đoàn biết được thêm nhiều về lịch sử của Israel, cuộc đấu tranh của họ, và cuộc xung đột đang xảy ra với các quốc gia láng giềng Ả Rập, đe dọa xóa sổ quốc gia nhỏ bé này.
Có một điều lý thú là anh Nam Lộc và tôi khám phá có hàng trăm người tị nạn Việt Nam đang sinh sống ở Israel. Chúng tôi được biết, sau năm 1975, trong số người Việt Nam ra đi tìm tự do khắp thế giới, có một số đến định cư tại Israel. Lúc đó, Thủ Tướng Menachem Begin đồng ý nhận gần 300 người Việt từ các trại tị nạn ở Đông Nam Á. Dù bị nhiều người Do Thái phản đối, Thủ Tướng Begin nhắc nhở họ rằng Israel có bổn phận đạo đức giúp những người tị nạn Việt Nam này. Ông nói rằng, trước đó không lâu, chính người Do Thái sống không tổ quốc ở Châu Âu và Bắc Phi vì họ cần lánh nạn, để không bị Đức Quốc Xã giết hại. Quyết định của Israel nhận người Việt Nam là một hành động nhân đạo cao đẹp mà chỉ có dân tộc từng bị đàn áp mới thấu hiểu nổi số phận của một dân tộc khác đang bị đàn áp.
Trong một buổi ăn tối ở Jerusalem, chúng tôi được mời ăn tại một nhà hàng Trung Hoa địa phương, nhưng người chủ và điều hành nhà hàng lại là một người Việt tị nạn, tên Lê Quang Phong, cựu phi công QLVNCH, từng lái trực thăng trong cuộc chiến Việt Nam. Không ai trong chúng tôi biết nhà hàng này, hoặc chủ nhân của nó, trước khi đến ăn. Quả là một sự tình cờ là nhà hàng này do một người Việt điều hành. Anh Phong rất vui mừng khi gặp anh Nam Lộc và tôi, những đồng hương từ Hoa Kỳ xa xôi đến thăm Jerusalem và ăn tối ở nhà hàng của anh, tên là Đại La Thiên. Ngay lập tức, cả ba chúng tôi chia sẻ sự gắn bó đặc biệt biệt này, từ một nơi rất xa quê hương Việt Nam. Tuy nhiên, vì là đồng hương với nhau, chúng tôi có những điểm giống nhau về chính trị, văn hóa, di sản, và ngôn ngữ.
Vào lúc đó, tự nhiên tôi cảm thấy buồn kỳ lạ, ba chúng tôi, cũng như hàng triệu người Việt Nam khác, sống rải rác tại khắp các quốc gia, cách Việt Nam cả ngàn dặm, và lúc đó, chúng tôi đang ở Israel, sắp sửa chứng kiến hai sự kiện quan trọng - quốc khánh lần thứ 40 của Israel và ngày miền Nam Việt Nam thất thủ - trong cùng một tuần lễ. Tôi thắc mắc, tại sao lịch sử lại tàn nhẫn đến thế. Niềm vui của một quốc gia này lại xảy ra cùng lúc với nỗi đau của một quốc dân khác.
Tôi còn nhớ rất rõ một chuyện xảy ra trong lúc ăn tối ở Đại La Thiên, làm nhiều người trong phái đoàn rơi lệ, nhất là ba người Việt Nam chúng tôi - anh Phong, anh Nam Lộc, và tôi. Đó là lúc anh Phong bước ra khỏi nhà bếp để gặp một thực khách. Thế là anh Nam Lộc và tôi đề nghị chúng tôi cùng hát một bài hát bằng tiếng Việt tặng cho các bạn gốc Châu Á trong phái đoàn và các bạn người Do Thái. Tôi báo cho mọi người biết chúng tôi sẽ hát một bài hát để tưởng niệm ngày miền Nam Việt Nam thất thủ, đúng vào ngày hôm sau. Cả ba chúng tôi bước đến giữa bàn và bắt đầu hát, kiểu “A cappella,” bài hát duy nhất mà tôi còn nhớ lời. Đó là bài
“Việt Nam, Việt Nam.”
Việt Nam, Việt Nam, nghe từ vào đời,
Việt Nam hai câu nói bên vành nôi,
Việt Nam nước tôi...”
Chắc chắn đây không phải là chỗ hát bài này, nhưng đối với tôi, sự kiện này vô cùng ý nghĩa. Sau khi chấm dứt, tôi ngồi xuống, cảm thấy nghịch lý và vô cùng xúc động. Tôi đang ngồi trong một nhà hàng Trung Hoa ở Jerusalem, do một người Việt Nam tị nạn làm chủ, mừng ngày độc lập lần thứ 40 của Israel, trong lúc nhớ lại ngày kỷ niệm số phận của quê hương tôi, qua cái ngày số phận nghiệt ngã đã đến với hàng triệu đồng bào của tôi. Tôi nhận ra rằng, cho dù tôi ở đâu, hoặc đang làm gì, trong thâm tâm, tôi vẫn là người Việt Nam.
Tất cả những cảm nhận trái ngược của tôi khi ở Irael cũng cho tôi một hy vọng cho đồng bào tôi. Tôi suy luận, nếu người Do Thái phải mất đến 2,000 năm lưu vong trước khi trở về cố quốc, vậy thì, cộng đồng người Việt hải ngoại có thể đạt được điều này, hy vọng với thời gian ngắn hơn, để giúp Việt Nam thật sự có tự do, độc lập, và dân chủ. Tôi rất ngưỡng mộ người Do Thái, nhưng tôi cũng rất tin tưởng vào những người Việt Nam rất kiên nhẫn và tháo vát.
Đêm không ngủ tại bờ biển Tel Aviv, Israel. Người ôm đàn là nhạc sĩ Nam Lộc. (Hình: Trần Thái Văn cung cấp)
Anh Phong rất vui khi gặp anh Nam Lộc và tôi, và anh muốn dành thời gian nhiều hơn cho chúng tôi. Anh đề nghị mời những người Việt Nam sống ở vùng Jerusalem-Tel Aviv, rồi tổ chức một “đêm không ngủ” vào đêm tối 29 Tháng Tư. Anh Nam Lộc và tôi đồng ý ngay vì chúng tôi cũng muốn biết về đời sống của người Do Thái gốc Việt.
Khoảng 20 người Việt địa phương vui vẻ gặp chúng tôi tại một điểm hẹn trên bờ biển Tel Aviv, có đàn guitar, lửa trại, dầu, và nhiều thức ăn như thịt bò, cá, cua, và bánh mì, để nướng dã chiến. Thực ra, dù chúng tôi tưởng niệm ngày mất nước, nhưng ai cũng được no bụng!
Đối với tôi, một thanh niên Việt Nam mới 23 tuổi, ngồi trên bãi cát trắng ở bãi biển Tel Aviv, nhìn ra biển Địa Trung Hải, cùng đồng hương nói lên lòng khao khát cho quê hương, một quốc gia bị mất và bị lỡ cơ hội, qua những âm thanh buồn của đàn guitar, là một kỷ niệm không bao giờ quên được. Chúng tôi ngồi ở bãi biển suốt đêm, cho tới trước khi bình minh, chia sẻ những câu chuyện và kinh nghiệm cá nhân, tái xác quyết nguồn gốc Việt Nam của chúng tôi. Chúng tôi tâm sự. Chúng tôi hát. Chúng tôi cười. Chúng tôi khóc. Anh Nam Lộc hát một trong những bài hát nổi tiếng nhất do anh sáng tác, bài “Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt,” với lời hát vô cùng thấm thía về người Việt lưu vong sau khi cuộc chiến kết thúc. Giống như người Do Thái ở Israel, chúng tôi muốn nghiêm túc chia sẻ những ước vọng này, cho một đất nước và thế hệ mai sau tươi sáng hơn.
Trong suốt thời gian ở Israel, tôi kết bạn với một hướng dẫn viên người Do Thái trong đoàn, tên là Ben Edelstein, sinh ra và học ở bên Anh. Tôi không thể bao giờ quên được người đàn ông này, một người Anh lịch thiệp, có kiến thức rộng về Israel, cả về lịch sử và chính trị từ cổ xưa cho đến hiện đại của Israel. Ông nói tiếng Anh với một giọng Anh phong nhã và độ chừng hơn 60 tuổi. Ông nói với tôi rằng ông từng chiến đấu chống lại Đức Quốc Xã thời Đệ Nhị Thế Chiến. Ông cũng tình nguyện và được huấn luyện trở thành phi công Hoàng Gia Anh, lúc ở khoảng tuổi tôi. Chuyến bay đầu tiên của ông là đối đầu với không quân Đức Quốc Xã.
Thời gian phục vụ trong quân đội của ông Ben Edelstein trong Đệ Nhị Thế Chiến rất đáng chú ý, nhưng lại không lý thú và vô cùng ý nghĩa bằng việc ông định cư tại Israel khi tôi khai thác ông qua đề tài này. Ông nói với tôi rằng, là một công dân Anh, ông và gia đình thực ra không liên quan gì, thậm chí không cần phải đến sống ở Israel, từng thuộc về Palestine trước năm 1948. Tuy nhiên, vì là người gốc Do Thái, ông cảm thấy có trách nhiệm phải tham gia bảo vệ độc lập quốc gia, giúp thành lập một nhà nước Israel cho những người cùng dòng máu Do Thái khắp thế giới.
Trong cuộc chiến giành độc lập từ năm 1946 đến năm 1948, ông tình nguyện gia nhập tổ chức Haganah, tiền thân của Lực Lượng Phòng Vệ Israel (IDF), chiến đấu trong việc thiết lập quốc gia Israel ngày nay. Với kinh nghiệm thời Đệ Nhị Thế Chiến, ông đã đáp lời kêu gọi của chính phủ Israel để huấn luyện các phi công mới ra trường, vì đây là một lực lượng rất quan trọng trong việc bảo vệ Israel.
Điều làm tôi đáng nhớ nhất về ông Ben Edelstein không chỉ là tài năng và kinh nghiệm quân sự của ông, mà ông có một bề dày đáng kể. Chắc chắn, chính ông là người giúp xây dựng lực lượng IDF hiện đại. Bài học đáng nhớ nhất mà tôi học được từ người đàn ông người Anh này là ông rất tự hào và cảm thấy vinh dự về nguồn gốc Do Thái của mình. Ông không ngại hy sinh cho chính nghĩa của người dân, cho ngay cả một quốc dân trước đây không có gì cả. Ông chiến đấu cho những gì ông tin là dân tộc của ông muốn và xứng đáng được hưởng. Ông nói với tôi rằng, trong thời gian chiến đấu cho độc lập của Israel, có nhiều thanh niên và thiếu nữ trẻ gốc Do Thái, những người giống như ông, từ khắp nơi ở Châu Âu và Châu Mỹ trở về Palestine, để cống hiến cho công cuộc hồi phục quê hương Do Thái, ngay cả họ chưa bao giờ đặt chân lên mảnh đất được biết tới là Israel.
Câu chuyện cá nhân của ông Ben Edelstein giúp tôi ghi nhận được những gì đang xảy ra cho công cuộc tranh đấu cho tự do và dân chủ của người Việt, đang được tiếp diễn tại hải ngoại và quốc nội. Xét về một mặt nào đó, người Việt may mắn hơn người Do Thái vì đã có một quốc gia rồi. Chúng ta không cần tạo ra một quốc gia khác. Chúng ta chỉ không có một chính quyền hợp pháp đại diện cho các khát vọng của dân tộc Việt Nam. Trước năm 1948, người Do Thái không có gì cả. Thế nhưng, bây giờ họ có cả hai, dù trải qua các cuộc tàn sát và diệt chủng của Đức Quốc Xã và tại các quốc gia họ sinh sống trong 2,000 năm lưu đày.
Israel là miền đất hứa của người Do Thái, và người Do Thái khắp thế giới, cho dù đang sống cách xa Jerusalem bao nhiêu, họ luôn có ý định giữ lời nguyền xây dựng một quốc gia cho chính họ. Ông Ben Edelstein có chia sẻ truyền thống Do Thái này với tôi, đặc biệt là thời kỳ trước khi nhà nước Israel ngày nay được thành lập, bằng một điệp khúc có hàng thế kỷ, mà người Do Thái mỗi khi gặp nhau thường trao đổi, đó là, “Hẹn gặp ở Jerusalem năm tới!” Đây là một lời cam quyết rất quen thuộc, nó có ý nghĩa tinh thần nhiều hơn là chuyện có mặt ở Jerusalem, một miền đất mà người Do Thái coi rất linh thiêng, giống như một lời cầu khẩn mong tất cả người Do Thái sống trong hòa bình, công bằng, và công lý. Đây là một cam quyết về danh tánh của người Do Thái và những gì họ mong muốn. Đó là lý do tại sao họ nói với nhau một cách hùng hồn: “Hẹn gặp ở Jerusalem năm tới!”
Để tưởng niệm 40 năm ngày miền Nam Việt Nam thất thủ, chúng ta nên tận dụng cơ hội này, như là một thời điểm để tái xác quyết sự đòi hòi cho tự do và dân chủ tại Việt Nam. Đối với người Việt Nam, 40 năm có thể là một thời gian chờ đợi quá lâu, nhưng lại không thấm vào đâu so với 2,000 năm chờ đợi của người Do Thái trước khi họ đến được miền đất hứa. Bổn phận và trách nhiệm tiếp tục cuộc tranh đấu cho tự do và dân chủ tại Việt Nam phải được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, trong lúc thế hệ cha anh chúng ta đang từ từ qua đi.
Thực ra, chúng ta cần có hàng ngàn người Việt Nam có tinh thần vững chắc như ông Ben Edelstein. Chúng ta đang có nhiều người Việt như ông Ben Edelstein, cả ở trong lẫn ngoài nước, và họ cần sự giúp đỡ của chúng ta. Mỗi người chúng ta, những người Việt hải ngoại, có trách nhiệm không được quên tại sao chúng ta có mặt ở đây, và cần làm gì cho những đồng bào còn đang sống mỏi mòn dưới ách Cộng Sản. Trách nhiệm này còn bao gồm dạy dỗ con cháu chúng ta không bao giờ được quên mình là ai, bài học lịch sử đau khổ của các bậc cha anh, và trách nhiệm của mình trong việc tạo ra một sự an bình, công bằng, và công lý, trên quê cha đất tổ.
Việt Nam không có con đường nào khác hơn là phải thay đổi để tốt hơn. Bánh xe lịch sử và sự phát triển của văn minh sẽ nghiền nát bất cứ ai cản trở con đường này. Vấn đề chỉ là thời gian, và phần lớn, nó tùy thuộc vào các nhà lãnh đạo Cộng Sản ở Việt Nam có đủ sự can đảm và thực sự muốn hủy bỏ cái lý thuyết dựa trên sự chuyên chế, dối trá, và tàn bạo. Thời gian không đứng về phía họ. Là những người yêu chuộng tự do, chúng ta hãy chia sẻ với tất cả người Việt Nam sự khao khát này, bằng câu nói, “Hẹn gặp nhau ở Sài Gòn năm tới!” Tôi chắc chắn ông bạn Ben Edelstein của tôi sẽ hoàn toàn đồng ý.
NEM LỤI xứ HUẾ
Hầu như vùng nào cũng có nem, nhưng nem lụi Huế có hương vị rất riêng, mặn mà, thấm thía không lẫn vào đâu được.
Thường được bán vào buổi chiều, bạn có thể dễ dàng tìm một quán nem lụi dân dã tại đường Bà Triệu hoặc Nhật Lệ… Sự tinh túy của món ăn không nằm ở nguyên liệu chủ đạo nào mà được người nấu chăm chút từng thành phần và công đoạn một, như phong cách xưa nay của người dân cố đô.
Thưởng thức nem lụi nướng trên lửa than vào một chiều đông rét mướt thì không gì thú bằng
Thịt heo chọn loại nuôi thả rong nên thịt thơm, ngon, ít mỡ. Rau sống cũng được chọn từ các chợ địa phương nên đầy đủ vị chua, cay, chat... giúp cân bằng cái ngấy của thịt.
Nước chấm phải nói là hảo hạng, như món bánh khoái, nem lụi cũng hấp dẫn nhờ nước chấm. Nên du khách đã ăn một lần là cứ nhớ, vấn vương mãi thôi, khi xa Huế cố tập tành làm cho bằng được, nhưng làm hoài không tìm được cái vị độc đáo đấy nên chỉ còn một cách là tìm đến xứ sở khai sinh ra nó để nhâm nhi.
Đầu tiên chọn thịt heo ngon có pha nạc, mỡ và da, giã nhuyễn rồi ướp nước mắm, hành, tiêu…trong vòng 30 phút. Cuốn thịt vào từng chiếc đũa nhỏ hoặc thân cây sả rồi nướng chín trên than hồng. Khi nướng phải trở qua trở lại đều tay để nem chín đều, nem chín có màu vàng nâu hấp dẫn, hương thơm ngào ngạt.
Tới nước lèo, lạ một điều là mỗi quán ở Huế làm nước lèo theo một kiểu, nên ai muốn bắt chước thật không dễ, chỉ biết thành phẩm chính là đậu phộng, gan, thịt heo, đem xay nhuyễn rồi cho gia vị vào nấu thành một hỗn hợp sền sệt có vị ngậy, bùi và.
Sau cùng là rau sống, dưa chuột và bánh tráng đa nem. Khi ăn cuốn các thứ lại rồi chấm ngập trong nước lèo, để cảm nhận chút mặn mà của thịt, chút chát, chua của rau, chút bùi của đậu phộng, hài hòa vô cùng. Có người chỉ ăn riêng nước lèo hoặc nem lụi, để xem khi tách bạch từng thứ ra thì thích thú như thế nào, quả thực rất đáng thử.
Hương vị tuyệt vời của nem lụi xứ Huế
CÁI GÌ TRÂN QUÝ NHẤT - Thích Hải Tín
Thuở xưa, trong một thành nọ, có một ngôi chùa tên là Viên Âm, mỗi ngày có rất nhiều người đến thắp hương lễ Phật, nên chùa cũng rất hưng thịnh. Trên xà ngang (đòn tay) ở nóc chùa có con Nhền Nhện (Tri Thù) giăng tơ làm tổ. Do vì mỗi ngày đều chịu nhiều khói hương và sự kiền thành lễ bái xông lên, cho nên con Nhền Nhện đã có Phật tánh. Trải qua hơn một ngàn năm tu luyện, Phật tánh của Nhền Nhện cũng đã tăng lên nhiều.
Một ngày nọ Ðức Phật quang lâm đến chùa Viên Âm, thấy hương khói nơi này rất thịnh vượng, Phật rất hoan hỷ. Lúc rời chùa, bất ngờ nhìn lên, thấy con Nhền Nhện trên xà ngang, Phật dừng lại, nói với Nhền Nhện rằng: “ Ta và ngươi có duyên mới gặp nhau, thấy ngươi tu luyện ở đây hơn ngàn năm rồi, không biết ngươi đã có kiến giải hay thấu triệt gì chưa, vậy Ta muốn hỏi ngươi một vấn đề, có được không?” Nhền Nhện gặp được Phật Nhền Nhện rất vui mừng, liền đồng ý lời Phật nói.
Ðức Phật hỏi Nhền Nhện rằng: “Trên đời này cái gì là trân quý nhất?” Nhền Nhện suy nghĩ một hồi rồi đáp rằng: “Bạch Thế Tôn, trên đời này cái trân quý nhất là cái “đạt không được” và cái “đã mất đi”.” Ðức Phật khẽ gật đầu rồi rời khỏi chùa Viên Âm.
Như vậy 500 năm đã trôi qua, Nhền Nhện vẫn tu luyện trên xà ngang của chùa Viên Âm. Tánh Phật của Nhền Nhện ngày càng sáng ra. Một ngày nọ Phật tổ lại đến chùa, nói với Nhền Nhện rằng: “Này Nhền Nhện, ngươi vẫn khỏe chứ? vấn đề 500 năm trước, ngươi có hiểu biết gì sâu rộng chưa?” Nhền Nhện đáp rằng: “Bạch Phật, con cảm thấy cái trân quý nhất trên đời này vẫn là cái “đạt không được” và cái “đã mất đi”.” Ðức Phật nói: Ngươi tiếp tục tu luyện và suy nghĩ thêm đi, Ta sẽ tiếp tục đến tìm ngươi”.
Năm trăm năm nữa lại trôi qua, một ngày nọ, gió mạnh nổi lên, gió thổi một giọt nước cam lộ bay và vướng vào ổ lưới Nhền Nhện. Nhền Nhện nhìn giọt cam lộ, thấy nó trong suốt óng ánh rất đẹp, bèn sanh ý ưa thích. Nhền Nhện mỗi ngày ngắm nhìn giọt cam lộ rất vui vẻ, nó cảm thấy rằng đây là những ngày vui vẻ nhất trong hai ngàn năm nay.
Bỗng nhiên một cơn gió mạnh thổi đến, giọt nước cam lộ kia cũng bị gió thổi đi mất. Nhền Nhện trong phút chốc cảm thấy mất đi cái gì đó, cảm thấy cô đơn buồn tẻ khó chịu. Lúc này Phật tổ lại đến, hỏi Nhền Nhện rằng: “Nhền Nhện à, năm trăm năm nay ngươi suy nghĩ kỹ vấn đề: Trên đời này cái gì là trân quý nhất?” Nhền Nhện nghĩ đến giọt cam lộ, vẫn đáp với Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, trên đời này cái quý nhất là vẫn là cái “đạt không được” và cái “đã mất đi”.” Phật nói rằng: “Hay lắm, ngươi đã kiến giải như vậy, hiểu biết như vậy, vậy Ta cho ngươi đi một vòng ở thế gian vậy”.
Như vậy, Nhền Nhện đầu thai làm một tiểu thơ giàu có, làm con của một gia đình quan đại thần, cha mẹ cô ấy đặt cho cô ấy một cái tên là Tri Nhi (Bé Nhền Nhện), đến năm 16 tuổi Bé Nhền Nhện đã trở thành một thiếu nữ thướt tha yểu điệu đẹp đẽ sạch sẽ cảm động lòng người.
Một ngày nọ, vua trong nước quyết định tổ chức tiệc mừng công cho tân khoa bảng vàng trạng nguyên Cam Lộc ở phía sau hoa viên. Trong buổi tiệc có rất nhiều thiếu nữ trẻ tuổi đến tham dự, có cả tiểu công chúa Trường Phong của vua. Trong buổi tiệc chàng trạng nguyên Cam Lộc, đem tài nghệ của mình ra cống hiến, như thi từ ca phú, tất cả thiếu nữ trong buổi tiệc không ai không bị tài nghệ của chàng trạng nguyên kia thuyết phục. Nhưng Bé Nhền Nhện không có gì tỏ ra lo lắng hay ganh tỵ gì, vì cô ấy biết, đây là nhân duyên Phật tổ thưởng cho cô ấy.
Mấy ngày sau, kể ra thì cũng lạ thật, lúc Bé Nhền Nhện đưa mẹ đi thắp hương lễ Phật, cũng lúc ấy Cam Lộc cũng đưa mẹ đến lễ Phật. Sau khi thắp hương lễ Phật xong, hai người mẹ đứng một bên thăm hỏi chuyện trò, Bé Nhện và Cam Lộc vừa đi trên hành lang vừa trò chuyện, Bé Nhền Nhện rất vui vẻ nghĩ rằng, cuối cùng mình cũng được ở bên cạnh người mình yêu thích, nhưng Cam Lộc không có biểu hiện với sự vui thích của cô ấy. Tri Nhi (Bé Nhền Nhện) nói với Cam Lộc rằng: “Lẽ nào bạn chưa từng nhớ sự việc trên mạng lưới nhền nhện ở chùa Viên Âm mười sáu năm về trước hay sao?!” Cam Lộc rất kinh ngạc, nói rằng: “Bạn Tri Nhi ơi, bạn rất đẹp, cũng làm cho người ta thích, nhưng sức tưởng tượng của bạn hơi phong phú một chút.” Nói xong hai người chia tay nhau, cùng với mẫu thân rời chùa.
Tri Nhi về đến nhà, trong lòng nghĩ rằng: “Phật tổ đã an bài chuyện hôn nhân như vậy, vì sao không làm cho anh ấy nhớ lại chuyện trước đây? Vì sao Cam Lộc không có cảm giác gì với mình?” Mấy ngày sau, vua ban lệnh, tân khoa trạng nguyên Cam Lộc kết hôn cùng với công chúa Trường Phong, Thái tử Chi Thảo kết hôn với Tri Nhi. Tin này đối với Tri Nhi như là sét đánh giữa trời quang, cố ấy nghĩ mãi mà nghĩ cũng không thông, vì sao Phật tổ đối với cô ấy như vậy?!
Trong mấy ngày sau khi biết tin tức như vậy, cô ấy không ăn không uống gì, tính mạng rất nguy kịch sớm chiều. Thái tử Chi Thảo vừa hay được tình hình của Tri Nhi, bèn vội vàng chạy đến, bổ nhào đến bên cạnh giường của Tri Nhi, nói với Tri Nhi đang thoi thóp chút hơi tàn rằng: “Ngày ấy, trong các tiểu thư ở sau hoa viên, ta mới gặp nàng đã đem lòng yêu quý, ta đã khổ nhọc khẩn cầu phụ hoàng, phụ hoàng mới đáp ứng lời khẩn cầu của ta. Nếu nàng chết rồi, thì ta cũng không thiết sống nữa”. Nói xong, bèn rút gươm định tự tử.
Ngay lúc này, Phật tổ đến, Ngài nói với thần thức của Tri Nhi sắp thoát khỏi thân xác rằng: “Này Nhền Nhện, ngươi đã từng nghĩ qua, Cam Lộ (hay Cam Lồ tức Cam Lộc) do ai mang đến bên cạnh ngươi vậy? Là do gió (công chúa Trường Phong) mang đến, cuối cùng cũng do gió mang nó đi. Cam Lộc là thuộc về công chúa Trường Phong, người ấy chẳng qua chỉ là khúc nhạc chen vào trong cuộc đời của ngươi mà thôi. Nhưng lúc ấy Thái tử Chi Thảo là cây cỏ nhỏ ở trước chùa Viên Âm, người ấy đã gặp ngươi hai nghìn năm rồi, đã ái mộ ngươi hai nghìn năm rồi, nhưng ngươi lại chưa từng cuối đầu nhìn qua người ấy. Này Nhền Nhện, bây giờ Ta lại hỏi ngươi, trên đời này cái gì là trân quý nhất?”
Tri Nhi (Bé Nhền Nhện) sau khi nghe những chân tướng này, bỗng nhiên đại triệt đại ngộ, cô ấy bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, trên đời này cái trân quý nhất không phải là cái “đạt không được” và cái “đã mất đi”, mà là hạnh phúc đang có trong hiện tại.”
Vừa nói xong Phật liền ra đi, thần thức của Tri Nhi cũng đã trở lại thân xác của Tri Nhi, cô ấy từ từ mở mắt ra, thấy Thái tử Chi Thảo đang muốn tự vẫn, cô ấy lập tức đánh thanh gươm rơi xuống đất, và ôm chặt Thái tử vào lòng…
Một con ếch ở Hà Nội
Xưa có một con ếch, do một sự ngẫu nhiên nào đó, ngay từ khi sinh ra đã ở trong một cái giếng.
Sống cùng với ếch ở trong giếng chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé bằng cái vung.
Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa tể.
Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật bé nhỏ kia hoảng sợ. Vì vậy nó càng lấy làm oai.
Nhưng năm ấy có một trận mưa thật to. Nước trong giếng dềnh lên, tràn qua bờ giếng, đưa ếch ta ra ngoài.
Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều so với cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta không tin và thấy bực bội vì điều đó.
Để ra oai, nó cất tiếng kêu ồm ộp. Vị chúa tể hy vọng là sau những tiếng kêu của mình, mọi thứ phải trở lại như cũ.
Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời.
Còn con ếch vì mải nhìn lên trời đã không chú ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015
Nhà Tù Phan Đăng Lưu - Tam Giang Hoàng Đình Báu
Nói đến ngày Quốc-Hận 30-4-1975 phải nói đến nhà tù Phan Đăng Lưu. Đây là nhà tù tuy không lớn nhưng nổi tiếng là khắt nghiệt nhất được Việt Cộng thành lập sau khi cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam. Nhà tù nầy nằm đối diện với chợ Bà Chiểu và sát với tòa tỉnh trưởng Gia Định, Sài Gòn xưa. Địa chỉ nhà tù nay là số 4 đường Phan Đăng Lưu, Sài Gòn.
Sau năm 1975, Việt Cộng dùng nhà tù nầy để nhốt các lãnh tụ tôn giáo miền Nam, các nhà tư bản, các chủ xí nghiệp, các phong trào phục quốc, cứu quốc, những văn nghệ sĩ miền Nam và kể cả các tổ chức vượt biên trốn ra nước ngoài. Tất cả những cá nhân, những tổ chức trên đều được chúng ghép vào tội phản động, tàn dư của Mỹ Ngụy và âm mưu lật đổ chính quyền cộng sản Việt Nam.
Trại có 2 khu là khu biệt giam và khu tập thể.Khu biệt giam với nhiều phòng nhỏ nằm sát nhau, mỗi phòng biệt giam rộng 1m và dài 2m.Mỗi phòng biệt giam có 2 sàn xi măng, sàn trên cao hơn sàn dưới độ 3 tấc. Sàn trên có một cái còng.Như vậy phòng biệt giam có thể nhốt 2 người tù mà bị còng thì chỉ có người nằm trên thôi. Trong phòng biệt giam có một cầu tiêu và một vòi nước khi mở khi không, trước phòng là một cửa sắt, trên cửa có một lỗ thông gió khoảng một tấc vuông dùng để đưa đồ ăn cho tù. Cải lỗ gió nầy được đóng hay mở cũng tùy thuộc cán bộ trực trại.
Lỗ gió nầy khi được mở và khi hành lang không có ai qua lại là niềm hạnh phúc của người tù. Nhờ lỗ gió mà người tù ở các phòng liền nhau có thể liên lạc với nhau dù không thấy mặt nhau. Họ có thể gọi nhau ra nói chuyện, cho nhau miếng bánh, cái kẹo, nhất là điếu thuốc rê đốt sẳn. Qua lỗ gió thấy an toàn, họ gọi nhau bằng cách gõ vào vách tường báo hiệu, xong thò tay qua lỗ gió, hai bàn tay sẽ gặp nhau…
Tôi bị bắt vào Phan Đăng Lưu năm 1983 về tội “ tổ chức vượt biên”.Tôi bị đưa vào phòng biệt giam. Tôi là tài công nhưng Việt Cộng tưởng tôi là tổ chức nên chúng đưa vào biệt giam và còng hai chân chân để tra khảo tôi phải khai tổ chức là ai và tiền, vàng, bạc để đâu. Lúc đầu ở biệt giam một mình, một tháng sau thì có thêm một người nữa. Người nầy là một cán bộ ngoài Bắc, không biết bị tội gì mà đưa vào ở chung với tôi.Một tháng sau, người cán bộ nầy ra thì một người tù khác vào, anh tên Cường có dính dáng đến “ Vụ Án Nhà Lam”. Cường người Huế, trước 1975 là một thợ chụp hình, khi T 54 của Việt Cộng tiến từ xa lộ Biên Hòa vào thành phố Sài Gòn, Cường đã ra đón và được cho lên xe tăng để chỉ đường cho đoàn xe vào Dinh Độc Lập. Chính anh đã chụp những bức ảnh T 54 ủi sập cổng chính của dinh và nhiều bức ảnh khác của những ngày Ba Mươi Tháng Tư. Cường không phải là ca sỉ nhưng có giọng hát hay mà lại bạo phổi, tối nào anh cũng đưa miệng qua lỗ gió hát lớn cho các tù biệt giam nghe. Cường cũng biết ngâm thơ nhất là bài “Hồ Trường”thì những ai ở biệt giam Phan Đăng Lưu vào những ngày ấy đều không quên giọng ngâm của anh vì tối nào nếu có dịp là anh ngâm, nhất là lúc trời mưa gió bên ngoài. Không may, một hôm anh đang ngâm “Hồ Trường” thì bị cán bộ trực trại phát hiện và anh bị kỷ luật và đưa đi nơi khác. Sau đó một người tù khác lại vào ở chung với tôi. Người thứ ba nầy là một cựu sĩ quan VNCH, ở chung với nhau một thời gian ngắn, chúng tôi hiểu nhau và chia sẽ mọi thứ cho nhau dù phòng kín chỉ vừa nửa chiếc chiếu, mồ hôi nhể nhải suốt ngày lại thêm muỗi mòng, gián chuột và mùi hôi thối từ lỗ cầu tiêu mục nát bốc lên.Có lúc đang ngủ giật mình thấy gián bò trên bụng hay chuột gậm gót chân.
Bảy tháng sau tôi được đưa qua phòng giam tập thể, phòng nầy dài khoảng 10 mét rộng 5 mét, chứa khoảng gần 80 người tù đủ mọi lứa tuổi và đủ mọi thành phần tù tội. Thấy tôi mới đến, tên trưởng phòng giam là một đại úy công an Việt Cộng bị bắt vì tội “Tổ chức vượt biên” chỉ định tôi nằm gần sát cầu tiêu bên cạnh là một người tù lớn tuổi. Tên nầy đúng là một cai tù. Nó cùng đám tay chân nằm gần cửa ra vào để dể dàng tiếp cận cán bộ trại và hít thở không khí bên ngoài, còn lại tất cả nằm sắp lớp như cá mòi trong hộp. Tất cả đều răm rắp theo lệnh cai tù, cai tù lại theo lệnh của cán bộ trại. Phần đông trước khi vào khu tập thể, người tù nào cũng phải trãi qua biệt giam nên ai cũng gầy yếu, xanh xao, và còn bị cai tù bắt nạt, dọa dẫm đủ điều. Nằm cạnh nhau cả ngày mà tôi chưa dám nói chuyện với bác bên cạnh vì sợ cai tù nghe vu cáo chuyện tù cũ tù mới nhỏ to nói xấu bác, đảng và cách mạng. Đợi lúc cai tù ra ngoài làm việc, bác nằm cạnh tôi nói nhỏ:
- Kệ nó. Tránh voi chẳng xấu mặt nào.
Tôi tự giới thiệu tên rồi hỏi bác:
- Bác tên gì?
- Tôi tên Nguyễn Hoạt
Tôi hỏi lại:
- Có phải Nguyễn Hoạt là Hiếu Chân tiên sinh ?
Bác gật đầu. Tôi hỏi tiếp:
- Bác bị bắt vì tội gì?
- Biệt kích văn hóa.
- Trước bác làm gi?
- Giám đốc Văn Bút Việt Nam
Tôi nói đã đọc nhiều bài viết của bác trên các báo và rất ngưỡng mộ bác.
Từ đó, chúng tôi quen thân nhau, nằm sát nhau rồi ăn chung với nhau. Cũng nhờ đó tôi đã học hỏi từ bác nhiều thứ và xem bác như người thầy. Bác lớn hơn tôi 10 tuổi, sáng nào bác cũng ngồi thiền, chiều lại bác tập “trồng chuối ngược”, tức tập chúc đầu xuống đất, hai chân đưa thẳng đứng lên trời. Bác nói đây là cách tập luyện“Tinh, Khí, Thần”, hằng ngày mình ngồi, đứng nhiều, làm đảo ngược lại sẽ giúp máu xuống tim và lên đầu mạnh hơn.
Tôi lại hỏi bác:
- Bác nghĩ thế nào về văn học miền Nam trước năm 1975.
Bác trả lời:
- Nhiều bước tiến rõ rệt. Bác dẫn chứng, miền Nam Việt Nam trước năm 1954 chưa có gì. Thế mà sau 20 năm, miền Nam có tất cả, dù chưa lớn lắm, nhưng đã hơn nhiều nước ở Đông Nam Á. Bác nói tiếp, bây giờ lại trở về con số không.
Tôi lại hỏi:
- Trong thời kỳ cầm bút, bác thích thú điều gì nhất?
- Tôi thích nhất là lúc gặp nhà văn Kim Dung khi ông trên đường bay từ Singapore về Hồng Kông, ông có ghé qua Tân Sơn Nhất vài tiếng. Vài tiếng nhưng tôi đã nói chuyện nhiều với ông ấy.
Kim Dung là nhà văn nổi tiếng của Hồng Kông, tác giả của những tập truyện kiếm hiệp làm say mê hằng triệu độc giã khắp thế giới. Bác thích nhất câu nói của Kim Dung: “ Chỉ có tự do mới sáng tác hay được”.
Cuối năm 1984 tôi được chuyển lên nhà tù Chí Hòa. Một năm sau tôi lại chuyển lên trại tù Tống Lê Chân thuộc tỉnh Bình Long để phá rừng trồng cây tiêu, cây điều, ba năm sau, cuối năm 1987 mới được thả về. Sau đó tôi được biết bác Nguyễn Hoạt cũng bị đưa lên Chí Hòa và chết tại trại tù nầy, không biết lý do gì.
Nghĩ đến trại tù Phan Đăng Lưu. Gần 40 năm, tôi vẫn còn nhớ đến những bạn tù trong biệt giam cũng như những bạn tù trong phòng giam tập thể. Trong đó có người bạn tù không tên ở bên cạnh phòng biệt giam thường cho tôi điếu thuốc rê đốt sẳn. Tuy nghe giọng nói hằng ngày của nhau nhưng chưa bao giờ thấy mặt nhau, đã làm tim tôi khắc sâu ân tình nầy, tiếp đến là anh Cường, trẻ tuổi, vui tính và nhiệt tình, sau cùng là bác Hoạt tức Hiếu Chân tiên sinh, người đã nằm cạnh và ăn chung suốt nhiều tháng, một nhà văn tha thiết tự do với nhiều mơ ước chưa thành sự thật đã phải từ giã người thân, bạn bè và cây bút của mình trong nhà tù Công sản.
Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015
Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015
Mời nghe Hồi Ký của bà Đặng Mỹ Dung, Ngàn Giọt Lệ Rơi
- Tập 01: http://www.mediafire.com/download/lcemm ... GLR+01.mp3
- Tập 02: http://www.mediafire.com/download/v88du ... GLR+02.mp3
- Tập 03: http://www.mediafire.com/download/2vm6c ... GLR+03.mp3
- Tập 04: http://www.mediafire.com/download/7e19b ... GLR+04.mp3
- Tập 05: http://www.mediafire.com/download/zlofg ... GLR+05.mp3
- Tập 06: http://www.mediafire.com/download/cduxu ... GLR+06.mp3
- Tập 07: http://www.mediafire.com/download/asvou ... GLR+07.mp3
- Tập 08: http://www.mediafire.com/download/t1b3y ... GLR+08.mp3
- Tập 09: http://www.mediafire.com/download/jzfie ... GLR+09.mp3
- Tập 10: http://www.mediafire.com/download/1v0ax ... GLR+10.mp3
- Tập 11: http://www.mediafire.com/download/7d9x7 ... GLR+11.mp3
- Tập 12: http://www.mediafire.com/download/see00 ... GLR+12.mp3
- Tập 13: http://www.mediafire.com/download/vq2er ... GLR+13.mp3
- Tập 14: http://www.mediafire.com/download/xw5zl ... GLR+14.mp3
- Tập 15: http://www.mediafire.com/download/3t3ot ... GLR+15.mp3
- Tập 16: http://www.mediafire.com/download/9bzo2 ... GLR+16.mp3
- Tập 17: http://www.mediafire.com/download/wa9iy ... GLR+17.mp3
- Tập 18: http://www.mediafire.com/download/rqb20 ... GLR+18.mp3
- Tập 19: http://www.mediafire.com/download/cuxcm ... GLR+19.mp3
- Tập 20: http://www.mediafire.com/download/m6gku ... GLR+20.mp3
- Tập 21: http://www.mediafire.com/download/ipoc6 ... GLR+21.mp3
- Tập 22: http://www.mediafire.com/download/unwc7 ... GLR+22.mp3
- Tập 23: http://www.mediafire.com/download/7jzcs ... GLR+23.mp3
- Tập 24: http://www.mediafire.com/download/v77dv ... GLR+24.mp3
- Tập 25: http://www.mediafire.com/download/rs6tc ... GLR+25.mp3
- Tập 26: http://www.mediafire.com/download/48188 ... GLR+26.mp3
- Tập 27: http://www.mediafire.com/download/h41ma ... GLR+27.mp3
- Tập 28: http://www.mediafire.com/download/hxao8 ... GLR+28.mp3
- Tập 29: http://www.mediafire.com/download/latj5 ... GLR+29.mp3
- Tập 30: http://www.mediafire.com/download/7rcxb ... GLR+30.mp3
- Tập 31: http://www.mediafire.com/download/q0gcc ... GLR+31.mp3
- Tập 32: http://www.mediafire.com/download/774ae ... GLR+32.mp3
- Tập 33: http://www.mediafire.com/download/o0ebs ... GLR+33.mp3
- Tập 34: http://www.mediafire.com/download/abakq ... GLR+34.mp3
- Tập 35: http://www.mediafire.com/download/bsn0v ... GLR+35.mp3
- Tập 36: http://www.mediafire.com/download/3a2p8 ... GLR+36.mp3
- Tập 37: http://www.mediafire.com/download/qtclz ... GLR+37.mp3
- Tập 38end: http://www.mediafire.com/download/aemm8 ... +38end.mp3
Stanford University looks into allegations of cheating by students - San Jose Mercury News
STANFORD -- Stanford University is investigating allegations of academic cheating by students during the winter quarter.
University Provost John Etchemendy on Tuesday sent a letter to faculty and teaching staff that pointed to "an unusually high number of troubling allegations of academic dishonesty'' reported to the school's Office of Community Standards at the end of the quarter.
Among "a smattering of concerns from a number of winter courses," he said, one faculty member reported allegations that may involve as many as 20 percent of the students enrolled in one of Stanford's large introductory courses.
The allegations follow incidents of academic cheating at other top-ranked U.S. colleges.
Stanford is in the process of contacting students suspected of cheating, university officials confirmed Friday.
"In violating academic integrity," Etchemendy wrote, "they are cheating themselves of the very core of our mission -- the process of learning and discovery -- as well as risking severe consequences.''
The news put a damper on what is normally a celebratory week for Stanford, when it announces its incoming undergraduate class.
On Friday, Stanford admission officials said 2,144 students had been accepted to its Class of 2019 from a record 42,487 applicants.
Etchemendy said that all students entering the university are informed of the school's honor code and agree to abide by it.
"But with the ease of technology and widespread sharing that is now part of a collaborative culture," he wrote, "students need to recognize and be reminded that it is dishonest to appropriate the work of others."
Last fall, a story in the Stanford Daily reported that a professor of statistics conducted an experiment to find out how many of his students had cheated while at Stanford. The result showed that roughly 40 percent of 86 students who responded had done so.
Lisa Lapin, a university spokeswoman, said she didn't know how many Stanford honor code violations had occurred throughout the years.
But she said it is routine to have "several concerns" about possible cheating raised every quarter.
"We have a lot of classes and a lot of students," she said. "It's not unusual to have a handful of concerns raised every term."
Stanford officials say that 83 students violated the honor code during the 2013-14 academic year.
First-time cheaters are usually suspended for a quarter and have to complete 40 hours of community service. In addition, the students usually don't get credit for the course. The standard penalty for cheating more than once in the same course is a three-quarter suspension and 40 or more hours of community service.
Etchemendy's note, Lapin said, was a "precaution to tell the faculty to make sure they are being very clear in class with the students about the honor code and what are the expectations for the students.''
In the latest allegations, Lapin would not identify the course or grade level of the students suspected of cheating, nor would she offer any other details of the allegations against them.
Winter-quarter classes started Jan. 5 and ended March 13; finals were held March 16-20.
Stanford students, who are now on spring break, are expected to return to class on Monday.
If any of those under investigation were not contacted before the break, they will be contacted when they return to campus.
Lapin stressed that every allegation is reviewed and students have an opportunity to defend themselves against the charges.
Last fall, up to 64 Dartmouth College students -- including some athletes -- faced suspension or other disciplinary action for cheating in a sports ethics class.
At the same time, University of North Carolina employees were found to have participated in an 18-year cheating scandal to help 3,100 students make good grades with little work.
In 2012, Harvard University investigated 125 students in what it called "the most widespread cheating scandal" in campus history.
The cheating occurred during a take-home government exam. As a result, dozens of students were forced to withdraw temporarily. Others were put on disciplinary probation.
Stanford also announced on Friday that for the first time since 2008 it has increased its financial aid. Stanford parents with annual family incomes below $125,000 will pay no tuition. Previously, that figure was $100,000.
Parents with annual incomes below $65,000, up from $60,000, will pay no tuition, room or board.
"Our highest priority is that Stanford remain affordable and accessible to the most talented students, regardless of their financial circumstances," Etchemendy said in a statement.
He noted that more than half of Stanford undergraduates receive financial aid from the university.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)