khktmd 2015
Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015
NGÀY TRẮNG THÁNG ĐEN - Tác giả Hồ Đình Nghiêm
O tròn như quả trứng gà. Không, o không tròn, o mỏng người ốm nhom. Ô thời đội mũ ơ thì thêm râu. O không có râu, dĩ nhiên. O không có mũ, o chỉ đội chiếc nón lá cũ chẳng đọc rõ bài thơ dấu che. O cắp cái bị lát lỏng lẻo, thứ hành trang nhẹ hẫng dù trước đó o run tay nhét vội vào hai bộ áo quần Mạ may cho.
O đi ba bước ra vuông sân ngập nắng, nghĩ sao o quay lui, lạc hồn như để quên bên hiên nhà một vật hệ trọng. O quì gối cho ngang tầm đứng nghệch mặt của thằng người gỗ. Chị đi hí, em ở nhà mạnh giỏi. Mắt o đỏ, lấy tay áo lau vội bên ngoài con ngươi sầu muộn. O có chiếc khăn tay thêu chỉ hồng một cánh én đang bay ở góc, nhưng nó lỡ thế cái bóp để cuốn chặt những tờ giấy bạc Việt Nam Cộng Hoà in hình Lê Văn Duyệt, Quang Trung. O nhét đồng tiền liền khúc ruột ở lưng quần, sợi giây thun luồn vào làm thắt lưng có hơi chặt chịa khiến da quanh bụng o phải chịu hằn dấu, y như có con rết nhiều chân ửng đỏ bám chặt, không rời. O ôm lấy thân tôi phỗng đá dại khờ. Ngực o rung động, chễnh mảng để lộ phần da thịt làm tôn tạo vẻ đẹp nơi sợi giây chuyền bằng vàng có luồn vào miếng ngọc Phật bà Quan Âm mà Mạ tôi dùng làm món quà trao trước phút tiễn biệt. Em đừng buồn nghe. Miếng ngọc xanh lên nước, giọng o cũng úng nước khiến mắt tôi ướt át. Một khúc củi mục vướng mắc bên con nước chảy xiết, xuôi đổ về hạ lưu.
Mạ tôi từng nói: Hắn còn dại ngỗ lắm, tiếng là 16 rồi nhưng thậm thụt có biết chi mô, rứa chơ cũng bày đặt đi lấy chồng như thiên hạ. Ở ngoài làng tình hình loạn lạc bom đạn tơi bời, nói dại miệng điệu ni chẳng chừng hết còn ngó ra nhau. Làng quê o ở xa, o thủ thỉ bên tai tôi: Chị đi đò nửa ngày quá giang rồi lên bờ bắt xe đi tới chạng vạng mới đụng đầu luỹ tre xanh. Tâm tình nhỏ xíu rứa mà Mạ tôi nghe được: Cái con ăn nói mới lạ, ưa nhảy lò cò bỏ băng, mi phải đội nắng đi qua một cánh đồng cát trắng nổ con ngươi, băng ngang một đồi sim, hết một bãi tha ma còi cọc mới đặt chân vô làng. Luỹ tre xanh mọc ở chỗ mô? Được trớn, Mạ tôi vây khốn: Rứa mi đã thấy mặt hắn chưa? Vẫn nắm lấy đôi bàn tay tôi, o ấp úng: Dạ chưa, mặt ngang mặt dọc ra răng con chưa từng chộ qua. Nghe ba con nói anh là địa phương quân, củ mỉ cù mì thiệt thà như đếm, ít ăn ít nói sáng tối chỉ biết súng là vợ đạn là con. Mạ tôi phán: Cả gan! O thưa: Dạ nhờ trời.
O sẽ lấy chồng, o sắp bỏ tôi đi mất biệt. Tôi ghét những chữ như người ở đợ, đầy tớ, con sen, vú nuôi… Trước sau o vẫn là người chị thân thuộc sớm tối kề cận tôi, van lơn tôi ăn cơm lạy lục tôi đi tắm. O biết dấu những món ngon dưới đáy chén cơm để tôi oà vỡ tiếng cười hiếm muộn. O thức canh khuya để kể chuyện đời xưa, o sẵn sàng dẹp hết mọi công chuyện để lấy kim chỉ may vá áo quần tôi lỡ gây tai nạn toạc rách. Và o độ lượng chẳng la hét khi tôi bất chợt ngó ra cảnh o thay đổi xiêm y lụa là da thịt ngời sáng. Sao người o luôn biết thu cất một bí mật để biến nó thành một hấp lực khôn nguôi. Căn bản, đó là những khác biệt rạng rỡ mà con trai tuyệt không sở hữu được. Và tôi đang hụt hẫng ngó dáng o mờ xa. Tôi khóc mà o không nhìn nhận. Tôi buồn chạnh lòng mà chẳng ai hay.
Có dạo anh tôi, người đóng vai gia sư quyền huynh thế phụ đã khiển trách khi nhìn ra bài luận văn “đầy sai lạc” của tôi với bút mực đỏ mà cô giáo khó tính phê: Lạc đề. “Hãy tả một người em thương yêu và trình bày những cảm nhận của em về người đó”. Có buồn cười không khi tôi đã sa đà đem hình bóng o ra để thêu dệt mộng mơ? Dạ thưa cô, dạ thưa anh, rứa em bị lạc đề ở chỗ mô? Một người từng kề cận mình, ăn cùng mâm ngủ cùng chiếu, bất kể người đó đóng vai vế gì, không khiến lòng dạ mình đâm quyến luyến sao? Thương yêu có năm bảy đường và đường nào cũng đáng trân trọng nếu người ta còn biết mang tâm tưởng để nói ra đôi lời ngợi ca chân tình.
Dần dà theo năm tháng lớn khôn tôi đã bội bạc quên bẵng o. Trí nhớ như một bến nước cứ mãi bị phù sa lấp đầy, biến dạng. Sự phủ lấp chẳng cưỡng lại được khiến mỗi hồi ức tựa công dã tràng khi muốn gợn đục khơi trong. Mù mờ một nhân ảnh, một bờ vai gầy, một đầu tóc rối, một đôi vú nhỏ, một tượng ngọc xanh biết nhảy múa, một giọng nói thiết tha, một vỗ về đêm hôm trái gió trở trời, một… cơn gió thoảng. Lau sậy ven sông xao động, xác xơ, ngớ ngẫng trông theo dòng nước đục trôi băng, nhấn chìm một khoảng trời xanh đầy an lành thuở niên thiếu.
Bạn học cùng tôi dạo ấy đa số đều chóng trưởng thành, chúng chai mặt lì lợm đi ve gái, chúng biết nhín tiền quà sáng để mua thuốc hút sành điệu thổi khói vòng tròn xuống mặt bàn thành hình tim vỡ, chúng ưa ngồi ở quán cà phê mặt đăm chiêu suốt buổi. Chúng hát theo bản nhạc phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên vừa trổi lên:..”thi hỏng tú tài ta đợi ngày đi…”. Chúng lập ngôn một câu nghe chẳng mấy thuyết phục: Học tài thi phận. Và đứa nào cũng rất tin chuyện dị đoan, chúng nhất quyết ngó lơ quán bún bò mụ Rớt để đổ xuôi tìm tới quán mụ Đỏ chuyên trị bánh bèo bánh bột lọc bánh nậm. Chúng không ăn chè nhãn bọc hạt sen, chè bắp mà lựa toàn chè có dính tới chữ đậu. Đậu xanh đậu đỏ đậu ván đậu ngự. Mười thằng như chục sợ thi hỏng tú tài, sợ vào quân trường sợ xa kiếp sách đèn và sợ xa người yêu “đau lòng ta muốn khóc”. Trong mười thằng, có thằng mết tôi nhất để rồi hắn không ngớt nhồi nhét vào đầu tôi một thứ lập luận rất đỗi phản động: Hai đứa mình phải để dành tiền để làm cuộc cách mạng bản thân. Mi biết không, đi chơi đĩ là một cách xả xui linh nghiệm nhất. Sắp tới ngày thi rồi, gạo bài hoài cũng phờ râu, đợi một đêm trăng thanh gió mát tau dắt mi chui vô động hoa, chuẩn bị tinh thần là vừa đó mi. Đôi ba bữa sau, cóp nhặt nguồn tin thất thiệt nào về, hắn to nhỏ: Mi phải mở con mắt ra dòm chừng, con gái mà chỗ chết người kia không có mọc tóc thì liệu kiếm cớ bai bãi khước từ, dính vô là xui tận mạng đó nghe mi. Bao nhiêu kinh sách bài vở mãi tụng tự nhiên mất sạch sành sanh, đã thuộc nhừ như cháo bỗng trở chứng biến thành miếng cơm cháy cạy hoài không ra, thi hỏng là cái chắc, không lôi thôi trời ơi đất hỡi than thân trách phận gì ráo trọi. Hắn không cảnh báo an toàn bệnh tật chấn thương giang mai hoa liễu mà một hai cứ vẽ vời chuyện râu ria trắng da dài tóc.
Đêm nọ, trời chẳng trăng thanh gió mát, nực nội và đen tối là đằng khác, hắn tới trước cổng chỏ mỏ vào hú lên tiếng ám hiệu nghe như mèo gào khẩn thiết. Cơm nước chi chưa, thời cơ đã tới, leo lên yên tau đèo đi. Hắn nói, tau vừa giải một phương trình toán học và kết quả cho ra, đúng ngày tháng này sẽ rất thuận lợi nếu muốn hoán chuyển dạng thức từ con trai ra đàn ông. Đừng lo, chắc chắn tụi mình sẽ thi đậu, cho dù chỉ vừa đủ điểm để đậu vớt. Tuy là xe đạp nhưng vận tốc có thể sánh ngang với xe gắn máy, điều này xác quyết chuyện hệ trọng: hắn phấn chấn đặt để niềm tin vào việc xả xui, sớm mong thoát xác. Hắn quên chuyện hệ trọng khác: dồn hết năng lượng vào cặp giò để đạp toé khói, liệu kẻ đó có bủn rủn tay chân? Trong khi tìm tới động hoa, “sụm bà chè” là chữ tuyệt đố kỵ, chưa đánh đã vội nghe mỏi gối chồn chân e đành kíp cởi giáp quy hàng. Hắn thở hổn hển, giờ ni có hơi sớm, nhưng phàm làm việc vụng trộm chớ nên đợi giờ cao điểm. Đông đúc chộn rộn vốn không thích hợp cho bọn mình.
Xe chui vô động hoa, hắn run tay khoá chiếc xe đạp đang muốn trật cóc sút dây sên bên giàn hoa thiên lý. Khung cửa hắt ra sân đất một hình khối xanh lét ánh điện néon. Tuy được đèo chở chẳng nhọc sức nhưng tôi nghe rõ vía mình đang yếu, hoang mang lo ngại. Mùi hoa thiên lý nồng nàn quá chừng, sao xông hương mùi ma quái liêu trai? Rụt rè bước qua khỏi ngạch cửa thì đụng đầu một người đàn bà, chắc đúng là bà Tám chủ động như lời thằng bạn sớm thông tin. Đứa vẽ đường cho hươu chạy thì thầm trình bày lý do sự hiện diện và tôi hoàn toàn xuội lơ giao trứng cho ác. Đã trót leo lên lưng cọp thì việc duy nhất cần tuân thủ là ngồi im re chớ vọng động. Hãy nhủ thầm, qua khỏi cánh rừng hoang dại cọp sẽ vất ta xuống, chẳng đoái hoài xơi mạng con cáy đang niệm thầm tội lỗi tội lỗi.
Sau cùng thì nghe giọng bà Tám trầm bổng: Có hai em ni dáng người thanh cảnh tuổi đời chưa trải e hợp tạng với hai cậu nho sinh. Bước vô mà chẳng hùng hổ bặm trợn thì tui cũng biết lựa ra đối tượng nhu mì đặng vui vầy cho êm thắm canh khuya. Phàm việc đời bất luận nói tới việc mua sắm thì nên đặt tiêu chí tiền trao cháo múc để sau đó được thuận buồm xuôi gió. Học trò học bè tiền bạc không có mấy hột, tui quyết công bằng chẳng đành tâm chặt chém. Con Mộng con Tiên mô rồi, đi ra cho hai cậu coi mặt. Tấm màn vải được vén lên, giống như trên sân khấu từ cánh gà bất thần vụt hiện hai nhân vật chính chuẩn bị diễn tuồng. Thằng bạn dạn dĩ nắm tay lôi đi cô gái vóc vạc đẫy đà, kẻ còn lại mình hạc xương mai ít thịt thà đưa mắt ngó chăm tôi. Đôi mắt buồn, đôi mắt của kẻ luôn chịu thiệt thòi, đôi mắt của kẻ đầu hàng số phận. Đôi mắt biết nói thầm: Cha mẹ sanh em trời bắt xấu. Đôi mắt không biết nhắm trong phút giây, cô mãi nhìn tôi như thể kiếm xem trên dung mạo kia ẩn chứa chút gì quen thuộc. Cô cười với tôi, không cứ là môi, hai mắt cũng biết cười. Đã tới đây sao còn làm bộ làm tịch, vô trong này đi, có ai ăn thịt anh đâu mà phải điếng hồn. Coi cái mặt kìa. Lần đầu tiên hả? Không biết là Mộng hay Tiên? Tiên hay Mộng đã nắm tay dìu tôi vào một địa phận của trần gian tù mù, và chật hẹp. Chỉ có chiếc giường nhỏ nằm cô quạnh, duy mình nó bị vây khốn giữa bốn bức vách gỗ, ngạt thở.
Như một người luôn thực thi đúng với châm ngôn “thời giờ là vàng bạc”, chẳng nói chẳng rằng cô trút bỏ toàn bộ áo quần chỉ trong một sát na. Sát na sau là Tiên là Mộng nằm xuống giường với một chân duỗi một chân co. Không cứ là môi là mắt, toàn thân trần của cô dường cũng biết cười vào sự lúng túng vây bọc lấy tôi. Thôi được rồi, để em giúp cho một tay, anh cởi áo em phụ cởi quần. Vạn sự khởi đầu nan, nếu đã ăn quen bén mùi thì vận sự lại đổi khác, chẳng chừng chính tay anh lột truồng em ra bất kể van lơn. Nói rứa nghe có lọt lỗ tai không? Người chi mà hiền lành, thương hết biết! Đêm hè nhưng tôi nghe lạnh, mát mẻ thì đúng hơn. Như mang vào người thứ võ công cái thế, thoắt cái, cô ảo thuật gia đã thổi biến y phục tôi bay đi. Cô dìu tôi nằm xuống. Thuỷ chung tôi vẫn là hiệp sĩ mù, nhớ lời thằng bạn từng ra thông cáo quan trọng: Hãy tập trung nhãn tuyến vào chỗ ấy, nếu nó không có tóc thì nghỉ chơi. Tôi mở lớn đồng tử, như quang khẩu có trên máy chụp hình, tự điều chỉnh khoảng cách trông sao cho rõ mười mươi vật thể được nhắm tới. Tôi thấy rõ nét vật chẳng muốn thấy: Sợi dây chuyền vàng có móc tượng Phật ngọc đong đưa tòn ten giữa trũng ngực. Quen thuộc quá. Lạ lùng quá. Đúng rồi, là của o. O, giờ này o ở đâu? Tôi nói: Tui hỏi chuyện ni chút? Người bán hoa đáp: Nếu anh ngại, em sẽ cho anh cái áo mưa. Tôi thưa: Tui muốn biết vì răng mà cô có được sợi dây chuyền ni? Cô gái áng chừng nhỏ thua tôi năm bảy tuổi nói giọng đàn chị: Cắc cớ, lộn xộn, nhiều chuyện, không lo nhúc nhích cho sướng thân mà đè chuyện tào lao ra hỏi. Nếu tui muốn mua thì cô tính răng? Tầm bậy, nó vô giá, không đủ tiền mua đâu. Vật gia bảo à? Ừ, của mạ tui cho, đã thoả mãn chưa?
Tôi ngó sâu vào mặt đứa con o để mong thấy lại o ngày cũ. Tôi dùng tay vuốt lại những sợi tóc rối vướng che và với tất cả những động thái nhằm biểu lộ lòng thương yêu, tôi kể cho cô ấy nghe chuyện ngày cũ, về xuất xứ sợi dây chuyền, về nguyên cớ o bỏ căn nhà tôi ở để về làng lập thân. Mạ em chết như rứa là đã bốn năm rồi, nhà cửa sa sút lắm… Tôi ngó giọt nước mắt chẳng tượng hình nằm lấp ló bên khoé, chẳng cầm lòng tôi ôm siết lấy thân cô.
Năm đó, cả hai đứa chúng tôi đều thi đậu, dò thấy tên họ in trên tờ giấy niêm yết trước cổng trường có lắm đứa chen chân. Phải đi ăn mừng, hắn nói. Đã qua truông lọt thì thôi kiêng cử, tà tà tấp vô quán mụ Rớt quất hai tô bún bò danh trấn giang hồ, nhớ bỏ ớt cho nhiều vào, cay thấu trời cho nước mắt trào đi bao dòng lệ cảm xúc. Tôi nói cho hắn nghe, chỉ với một hậu ý, những gì người ta thêu dệt đều xằng bậy cả: Nguyễn thị Tiên, chỗ ấy không mọc tóc. Sau khi nghe hết ngọn ngành, hắn đi tới kết luận: Do đâu mà mi thi đậu? Ấy là do bởi linh hồn O nớ đã về gần, phù hộ độ trì cho mi đó thôi. Ở cuộc đời khó hiểu này, mi nên tin tới một thứ gì siêu nhiên xa ngái chẳng thể giải thích được để an lòng khi gặp vấn nạn. Nhưng mà hiện tại, thi đậu rồi chừ mi tính đơm mộng ước ngày mai ra sao? Tôi nói, tôi chỉ có duy một cơn mộng rồ dại, là làm thế nào có thật nhiều tiền để làm thay đổi cuộc sống của Tiên, mang Tiên ra khỏi vòng vây của chiếu giường. Chỉ ngần ấy thôi. Nói tôi yêu Tiên thì nghe có điên không?
Thằng bạn nhìn tôi trân tráo, có phải là hắn đang đối mặt với kẻ sống ngoài hành tinh? Cận kề, thân thiết mà cũng quá đỗi xa ngái khó hiểu. Hắn hỏi: Ăn xong mi làm chi? Tôi nhai một trái ớt hiểm, rau ráu: Tau tới động mụ Tám, tau có trình bày lý do và được mụ ấy đồng ý cho phép Tiên dắt tau đi thăm mộ O. Chỉ nhổ cỏ chỉ thắp nhang chỉ khấn vái sơ sài vậy thôi, mai hậu mới tính chuyện cúng kiến hậu tạ tri ân tưởng nhớ. Ừ, nói cũng đúng, sẵn, thưa với mụ ấy: Học trò học bè tiền bạc mô có mấy hột mà sớm tối nướng thân vào động hoa. Cái chi cũng rứa cả, tập đều đặn thì luôn tốt cho sức khoẻ: Cơm ba bát thuốc ba thang, ngày làm đêm nghỉ thầy lang khỏi mời.
Tôi vẫn nuôi mộng cuồng cho tới mùa đông xám xịt năm ấy, Tiên đổ bệnh, mời thầy lang nhưng ổng lắc đầu. Phút giây bàn giao cho tử thần, Tiên trao vào tay tôi sợi dây chuyền, Phật bà Quan Âm xanh mét màu ngọc. Ngọc mát, chừng như đá quý biết rịn nước. Tiên muốn được tôi hôn cô lần cuối, được tôi vuốt mắt cô, được chính tay tôi lấy khăn đắp mặt. Tôi ngoan dại nghe lời, mừng thầm là Tiên ra đi nhẹ nhàng, thoát khỏi cái thế giới ám chướng trì nặng. Tôi cũng nhẹ người, thoát khỏi ám ảnh đội đá vá trời quyết giúp Tiên hoàn lương.
Mùa đông mưa suốt trên thành phố xám đục. Hai hàng cây dẫn về nghĩa trang câm lặng gục đầu rơi rụng những cánh hoa tím, nhỏ li ti. Mưa rải đều hạt xuống ngày tháng chẳng còn vẹn toàn, ngày ngắn lại đêm dài hơn hoặc đêm ngày đồng loã hoá thân thành mũi tên, cắm sâu từ O, xuyên thâu lút cán tới Tiên, đứa con gái bị đày ải xuống trần gian vắn số. Trời buồn, trời khóc? Tôi ướt nghe ngói, rùng mình.
TRƯỜNG HỢP DƯƠNG THU HƯƠNG - Tác giả Hoàng Hải Thủy
Mời bạn ta, kẻ hiếu sự, đọc cho biết mặt trái của sân khấu cuộc đời ...
Trích:
"Bà DT Hương nói đến một người đàn ông từ Mỹ về, một Việt kiều.
Ông Việt kiều ấy là bác sĩ Bùi Duy Tâm, một nhân vật khá nổi ở Sàigòn trước 1975. Tôi quen biết ông Tâm nhưng không được thân với ông, tôi biết ông là bác sĩ, có thời gia đình ông sống trong Khu Gia Cư Nhà Thương Pasteur, có thời ông là Hiệu Trưởng Trường Đại Học Minh Đức. Ông thích chơi bóng bàn, tôi thích chơi ping pong, tôi được quen ông nhờ cái bàn ping pong. Những năm 1970, 1972 ông mở một phòng bóng bàn cho thiếu nhi trong tòa nhà khánh tiết Vận Động Trường Cộng Hòa Sàigòn. Tòa Đại Sứ Đức viện trợ 10 bàn bóng bàn đúng tiêu chuẩn quốc tế, các em thiếu nhi đến dượt không phải trả tiền muớn bàn, được cấp banh, có nước trà cho uống. Ông xin được Bộ Thanh Niên biệt phái Mai Văn Hòa đến phòng chỉ bảo các em mầm non, có Vũ Đình Nhạc được mời phụ giúp Mai Văn Hòa. Những năm đó có thời chiều chiều tôi xách vợt đến đánh banh với Mai Văn Hòa hay Vũ Đình Nhạc. Mỗi set tôi đánh với hai anh là 20 đồng bạc VNCH, anh Nhạc nói tôi dượt cho cậu mỗi set đủ lấy tiền mua cái vé số Kiến Thiết. Tôi chơi ping pong rất khá, Vũ Đình Nhạc chỉ chấp tôi có 12 banh, Mai Văn Hòa chấp tôi 16 banh. Gần như chiều nào tôi cũng phải nộp cho một trong hai anh ít nhất là 100 đồng, nhưng tôi được đánh, được tiu đã đời, thoải mái, hai anh cứ việc nâng cho tôi tiu thôi, cú nào tôi dứt là y như rằng banh ra ngoài bàn hay vướng lưới. Hôm nào không phải chi đồng nào tôi cho là tôi thắng. Một chiều tôi gặp ông BD Tâm ở đấy. Ông nói với tôi:
- Tôi mở phòng này cho các em thiếu nhi của mình vì tôi thấy các em tội nghiệp quá. Bố chết trận, mẹ đi bán bar..Ít nhất các em cũng có một chỗ như chỗ này để đến chơi..
Ngày ấy tôi vẫn nể ông, ít nhất ông cũng còn có lòng nhớ tới các em nhỏ nhà nghèo. Ngày Oan Nghiệt 30 Tháng Tư Đen Hơn Mõm Chó đến cùng với nón cối, giép râu, răng cải mả, tóc bím, mông đít to hơn cái thúng và ảnh Già Hồ. Chìm trong biển dâu tôi chỉ được biết loáng thoáng về bác sĩ BD Tâm. Nghe nói ông chạy được và ông ở Mỹ. Thế rồi đến những năm đầu 1990, ở tù về, tôi lại loáng thoáng nghe tin ông là Việt Kiều Yêu Nước Ngoài về thăm quê hương, ông bị Công An VC ở Hà Nội bắt bớ sao đó vì ông có liên hệ với nhà văn nữ chống đối ở ngoài nớ là Dương Thu Hương. Lại có tin ông là người tình của nhà văn DT Hương, Công An Hà Nội có cuộn phim chụp cảnh hai người làm tình với nhau vô cùng gay cấn. Nhưng theo lời bà DT Hương nói trong cuộc phỏng vấn thì sự liên hệ giữa bà và ông BD Tâm không có chuyện làm tình, làm tội như chuyện đồn đãi.
Lời Nhà Văn DT Hương. Trích: Năm nay là năm 2002. Cách đây 11 năm, người ta bắt tôi vào năm 1991. Dưới áp lực của chính phủ Pháp, của Mặt Trận Của Những Người Đấu Tranh Cho Dân Chủ Tại Âu Châu và của cộng đồng người Việt ở nước ngoài, họ đã phải thả tôi ra khỏi tù sau hơn bẩy tháng giam giữ.
Khi thả tôi ra, ông Bùi Thiện Ngộ lúc bấy giờ là Bộ Trưởng Nội Vụ, ông ta đã gửi một người là Thiếu tá Sơn đến gặp tôi và nói rằng, trên mặt lý thuyết thì tôi có quyền kiện nhà nước Việt Nam, vì nhà nước đã bắt tôi vô căn cứ, đã nhục mạ tôi trên hệ thống truyền thông và đặc biệt là trước các hội nghị trên toàn quốc dành cho những người trí thức. Trong tất cả những cuộc hội nghị đó, Thiếu Tướng Quan Phòng và Trung Tướng Dương Thông cùng một loạt những người khác đã phổ biến việc bắt tôi với tội danh gán cho tôi là gián điệp cho nước ngoài, bán tài liệu quốc gia, bán bí mật quốc gia cho nước ngoài. Họ còn sỉ nhục tôi khi nói rằng tôi có cuộc sống trụy lạc với ông Việt kiều Bùi Duy Tâm. Họ bảo rằng tôi và ông Tâm làm tình trên cạn, làm tình dưới nước như chiếc xe tăng, vừa bò trên cạn, vừa lội dưới nước. Sự phổ biến những tin tức như thế phổ biến đến cái độ không còn ai biết nhục nhã là gì nữa. Một đảng viên đã phải thốt lên rằng, đảng không còn việc gì làm nữa mà rúc vào cái khu của người đàn bà hay sao. Đến bấy giờ thì các quan chức cộng sản mới tỉnh ngủ và ngưng vu khống, lăng nhục tôi. Ngưng trích.
Và đây là lời bà DT Hương nói về ông Viêt Kiều BD Tâm. Trích: Không biết tại sao, có thể là do thần linh mách bảo, mà ngay khi gặp ông Bùi Duy Tâm lần đầu tiên, tôi đã có linh cảm là ông ta làm việc cho công an, bởi vì ông ta có một bộ mặt hết sức tự tin mà những Việt kiều khác khi về nước không hề có. Bộ mặt hết sức là vênh vang và đầy vẻ quyền hành. Bộ mặt ấy khẳng định rằng đây là đất của tao. Ngưng trích.
Lời kể của bà nhà văn Hà Nội về ông Việt Kiều Mỹ BD Tâm, người chủ trương cái gọi là Câu Lạc Bộ Gió Khơi ở Sàigòn trước năm 1975, làm tôi ngạc nhiên: ông BD Tâm giao du thân mật với anh Trung tướng VC Dương Thông, "Tổng Cục Trưởng Tổng Cục 1, bộ phận uy phong lẫm liệt nhất của Bộ Nội Vụ nhà nước cộng sản" theo lời bà DT Hương! Mèn ơi..! Ông BD Tâm.., nhân vật mà nhiều người cho là ấm ớ hội tề ở Sàigòn ngày nào nay hách sì sằng quá ta! Dzậy mà tôi từng nghe nhiều người nói ông là người sìu sìu ển ển, bị thịt, ba phải, không ra cái thống chế gì cả. Theo lời kể của bà DT Hương thì ông BD Tâm được anh Tướng VC Dương Thông đích thân mang xe ô tô ra phi tràng đón rước, ông BD Tâm đã đến Bộ Quốc Phòng VC, đã gặp mụ Nguyễn Thị Định để "bàn việc bán các kho vũ khí Long Thành!"
"Bán các kho vũ khí Long Thành?" Tôi théc méc vì câu này! Ai bán, ai mua kho võ khí Long Thành? Kho võ khí Long Thành do phe ta bỏ lại, bọn Bắc VC xâm lăng vồ được số vũ khí ấy. Năm 1991 ông Việt kiều Mỹ BD Tâm về Hà Nội để mua lại số võ khí ấy?? Nhưng nếu ông BD Tâm điều đình để mua kho võ khí thì bà DT Hương phải nói ông về để "mua" chứ? Mà ông Việt Kiều mua kho võ khí - súng, đạn, bom, mìn..- phế thải xếp xó đã mười mấy mùa thu chết ấy làm chi dzậy? Bà DT Hương nói là ông BD Tâm "đã gặp tất cả những người cầm quyền cao nhất ở xứ sở này.." nhưng ông BD Tâm vẫn cứ bị Công An VC bắt giam ở Hà Nội, ông bị Công An VC tó - hình như - không phải vì nguyên nhân vớ vẩn là chuyện ông đi lại thăm hỏi bà Nhà Văn DT Hương, mà là vì những nguyên nhân dễ nể hơn như lời bà DT Hương kể trong cuộc phỏng vấn.
Lời Nhà Văn DT Hương. Trích: Đợt bắt Bùi Duy Tâm và tôi diễn ra cách nhau mấy ngày. Tôi cho rằng việc bắt ông Tâm vì ông Tâm đã đi quá sâu vào nội bộ của những người cầm quyền ở Việt Nam, trong đó có việc liên hệ quá chặt chẽ với bà Nguyễn Thị Định của quân đội để bàn chuyện bán kho võ khí. Dương Thông là một thằng cà chớn và cũng có một phe cánh khác ghét Dương Thông. Khi họ bắt Bùi Duy Tâm là cái cớ để sau đó bắt tôi để vu cho tôi tội liên hệ với Việt kiều, bán tài liệu quốc gia cho nước ngoài...Ngưng trích.
Nhà Văn DT Hương phê phán ông Việt Kiều BD Tâm là "một ông mà hình thức cũng không lấy gì làm đẹp, còn tài năng thì không có gì xuất sắc", bà nói trước đó bà không biết ông Tâm nhưng cũng bà kể là bà đi chơi sông Đà với ông Tâm, ông Tâm và bà có nói chuyện về thơ Đường với nhau. Đây là nguyên văn lời bà:
Lời Nhà Văn DT Hương. Trích: Trong cuộc đi chơi sông Đà, vào những phút cuối cùng, ông Tâm đã phải khai thật rằng, ông Dương Thông đã hai lần giúp ông Tâm ra khỏi trại giam vì ông Thông nhận của ông Tâm rất, rất nhiều tiền. Tôi còn nhớ rõ là tôi và ông Tâm có nói chuyện thơ Đường với nhau. Ông Tâm cũng đọc vài câu thơ Đường. Tôi bèn bảo một người như anh thì tại sao lại bắt chước Hàn Tín chui qua trôn thằng bán thịt thì xấu hổ quá. Lúc đó ông Tâm phụt ra rằng, không "anh đã cho nó (Dương Thông) rất nhiều tiền. Ngưng trích.
Đà Giang đêm trăng, trời nước trữ tình, Thơ Đường, Thơ Mật, nhất là câu: "Anh đã cho nó rất nhiều tiền.." ông Tâm nói cho ta thấy sự liên hệ giữa ông và bà DT Hương thân mật, thắm thiết quá chứ? Nếu không thân hai người trai không vợ, rõ hơn là không có vợ đi theo, gái không chồng, không thể đi chơi sô lô với nhau lâu đến ba bốn ngày đêm, không thân đến cái độ nào đó người đàn ông xa lạ không thể xưng "anh" với người đàn bà. Như lời bà DT Hương kể ông BD Tâm đã hai lần bị VC bắt. Ông bị VC bắt hồi nào vậy cà? Ông làm gì mà bị VC bắt? Ông cũng bị kẹt lại sau Ngày 30 Tháng Tư hay sao? Tưởng ông chạy được chứ! Nhưng thôi, ta dẹp cuộc liên hệ giữa ông Việt kiều Cali và bà Nhà Văn Hà Nội sang một bên. Nó không đáng để ta phải théc méc nhiều. Đây là chuyện bà DT Hương kể bà chửi anh Trung Tướng VC Dương Thông:
Lời Nhà Văn DT Hương. Trích: Vào năm 1989, trong Đại Hội Nhà Văn lần thứ tư, ông Dương Thông đã đến để dậy dỗ 500 nhà văn Việt Nam rằng cần phải sống trong sạch, cần phải bảo vệ uy tín của đảng và nhà nước. Kết luận bài diễn văn, ông Thông nói rằng ông ta biết có nhiều nhà văn bị tha hóa đã nhận tiền của Việt kiều và cảnh cáo rằng cơ quan an ninh sẽ trực tiếp làm việc với những nhà văn này. Câu đó là một lời đe dọa với các nhà văn. Trong khi nói chuyện, Dương Thông đã có những cử chỉ hết sức côn đồ và khiếm nhã, khi đứng trên bục xỉa xói vung tay vung chân, y là một thằng chánh tổng đứng trước đám dân cầy của nó. Lúc đó, tôi đã đề nghị vài người đứng dậy hỏi thằng Dương Thông là nhà văn nào nhận tiền của Viêt kiều, bán mình cho Việt kiều. Tóm lại, khi ông Thông nói liên hệ với Việt kiều có nghĩa là tha hóa về mặt tinh thần và bán mình cho các lực lượng thù nghịch nước ngoài. Nhưng trước công an thì chẳng ai muốn nêu lên những câu hỏi như thế. Lúc đó bản thân tôi muốn dấy lên vấn đề với các nhà văn là không thể để cho một thằng như thế sỉ nhục những người cầm bút, nhưng khi tôi sắp lên tiếng thì Dương Thông đã tụt xuống khỏi hậu trường.
Đó là một mối nhục mà tôi không bao giờ quên được. Trong giờ giải lao, môt số nhà văn già gặp tôi, nước mắt họ giàn giụa và nói rằng chúng tôi đã mất hết cuộc đời để chống thực dân da trắng, mũi lõ, thì bây giờ lại để cho một thằng thực dân da vàng mũi tẹt sỉ nhục. Ngưng trích.
Thường thì khi ta bị thằng có quyền nó chửi, nếu ta có can đảm, nếu ta không sợ bị nó đánh ta năm, bẩy cái bạt tai ngay tại chỗ, hay nguy hiểm hơn nó cho ta đi tù năm, bẩy niên, ta chửi lại nó, nếu ta sợ ta ngồi im, ta cúi đầu xuống nghe nó chửi, ta ngậm ngùi vì ta thấy ta hèn. Nhưng ta không nhẫn tâm súi người khác chửi lại thằng có quyền. Bà DT Hương nói khi tên Dương Thông chửi, bà đã "đề nghị vài người đứng dậy hỏi thằng Dương Thông là nhà văn nào nhận tiền của Việt kiều, bán mình cho Việt kiều..". Rất tiếc bà đề nghị như thế - không phải với một mà là với vài người - nhưng không "nhà văn XHCN" nào đứng dậy hỏi cả. Rồi khi bà sắp lên tiếng chất vấn tên Dương Thông thì "Dương Thông đã tụt xuống khỏi hậu trường", bà nói như thế không phải là sai nhưng nếu bà nói tên Dương Thông đã tụt xuống khỏi bục nói, hay tụt ra khỏi diễn đàn có lẽ đúng hơn. Câu đó có nghĩa là bà kể lúc ấy bà định lên micro chửi lại tên Dương Thông nhưng vì nó không còn ở trên diễn đàn nữa nên bà không lên, bà không chửi. Tiếc quá. Cần gì thằng đó phải có mặt trên diễn đàn hay trong cuộc họp bà mới chửi nó được! Một miếng giữa làng bằng một sàng só bếp! Một tiếng bà chửi nó trước công chúng giá trị bằng vạn tiếng bà chửi nó trong chỗ riêng tư chỉ có nó với bà.
Bà DT Hương không chửi tên Trung Tướng VC Dương Thông nơi công chúng, nhưng theo lời bà kể với ký giả ĐQ Anh thái, bà có chửi nó vào mặt nó ở chỗ chỉ có nó với bà. Đây là lời bà kể:
Lời Nhà Văn DT Hương. Trích: Trong cuộc gặp Bùi Quốc Huy, tôi cho ông ta biết là tôi biết rất rõ những tụ điểm mà ông ta uống rượu đắt tiền, chơi gái như thế nào. Rốt cuộc, ông ta đồng ý cho tôi gặp Dương Thông. Trong cuộc gặp Dương Thông, tôi phải nói rằng đấy là lần đầu tiên tôi tiếp xúc tận mặt những kẻ gọi là đại diện cho quyền lực của cộng sản. Tôi thấy thật là thảm hại. Nhất là về kiến thức thì phải nói tất cả các hạng người này chúng nó chỉ biết nói những lời viết sẵn trên giấy chứ không bào giờ nghĩ được câu gì từ trong óc não của chúng nó. Trong cuộc gặp, tôi nói vào mặt Dương Thông là :"Ông chỉ là một con điếm, con điếm bán mình theo hạng tồi tàn nhất ở vỉa hè bán mình năm xu. Tại sao ông không chọn người nào khá hơn Bùi Duy Tâm để bán mình?" Khi tôi nói như thế, mặt Dương Thông thâm tím lại, người run bắn lên. Bản mặt ấy đã từng đưa hàng trăm người vào nhà tù, khiến hàng vạn người lo sợ. Thế mà lúc đó thâm tím lại. Tôi bảo, "Ông như thế đáng nhẽ trước các nhà văn Việt Nam ông phải câm mồm ông lại, vậy mà ông nhục mạ họ". Mặt Dương Thông rúm ró trông đến thảm hại. Tôi nói thêm, "Trước khi gặp ông, người ta đồn ông ghê gớm lắm, nhưng bây giờ thì tôi thấy mặt ông giống bộ phận sinh dục của một con ngựa già, vừa tăm tối, vừa nhơ nhuốc. Tôi không ngờ kẻ làm nghề công an chuyên đàn áp người khác mà lại run rẩy như vậy." Ngưng trích.
Lời chửi anh Tướng Việt Cộng của người phụ nữ Hà Nội người phụ nữ từng có thời là đảng viên, là đoàn viên Thanh Niên Xung Phong, là nữ chiến sĩ đi xâm lăng Quốc gia VNCH, nghe đã con ráy quá xá. Trong lời chửi có đôi tiếng làm tôi nhớ lại ngôn ngữ thanh tao của phụ nữ Hà Nội trước 1954. Tôi chưa một lần trở về Hà Nội sau 1975, tôi nghe nhiều người nói phụ nữ Hà Nội Xã Hội Chủ Nghĩa ăn nói cực kỳ đểu giả, bẩn thỉu. Ai bảo bà DT Hương không phải là phụ nữ Hà Nội? Ta chỉ có thể nói thêm bà là phụ nữ Hà Nội "thời đại Hồ Chí Minh quang vinh", bà là phụ nữ Hà Nội sau 1954. Việc bà khơi khơi kể lại bà nói bộ mặt một lằn của anh Tướng VC từng phụ trách ngành phản gián "giống bộ phân sinh dục của một con ngựa già.." làm người ta có cơ sở để nói là xã hội Hà Nội năm 2002 đã tiến đến chế độ công sản rồi, không còn ở tình trạng xã hội xã hội chủ nghĩa như sự mơ ước của anh Tổng Bí Lê Duẩn những năm 1976, 1977.
Than ôi..! Một thời sạch, đẹp, thơ mộng đã qua. Bỉ nhất thời, thử nhất thời..Mais où sont les neiges d'antan? Chàng ơi..Đừng hỏi tại sao..Những nàng môi thắm, má đào nay đâu? Tại sao khúc nhạc này sầu? Sao không xanh lại mái đầu như tơ? Chàng ơi...Tuyết trắng ngày xưa..Tình yêu, tuổi trẻ bây giờ ở đâu? Tôi vừa đọc "Tuyết Xưa" của người viết Trần Ngọc Ninh. Trong "Tuyết Xưa" tác giả có viết đến bài thơ tôi gọi là bài Les Neiges d'antan của Francois Villon, bài thơ làm tôi xúc động từ những năm tôi trẻ tuổi. Sáng nay nắng thu vàng ánh trên Rừng Phong, ngôn từ của một phụ nữ Hà Nội XHCN làm tôi nhớ Hà Nội ngày xưa, Hà Nội năm tôi mười tám tuổi, Hà Nội thời tôi còn trinh tiết, và tôi đi một đường cảm khái, vi vút Thơ Tây Les Neiges d'antan...Tuyết trắng ngày xưa...Tôi nhớ Em đôi mắt trong như ngọc. Đã mờ phai sương khói những thu xưa..Thưở ấy mùa trăng ghen mái tóc..Tôi về say đổ nắng trai tơ..!
Chợt nhớ tôi có cái tật viết linh tinh, lang tang, đang chuyện này loay hoay quay chuyện nọ, đang chuyện nọ lọ mọ giọ chuyện kia, tôi trở về với chuyện những người Hà Nội hôm nay chửi bọn đảng viên cộng sản.
Loài hồ sợ loài hồ nhất! Loài hồ có thể làm hại loài hồ nhiều nhất. Thật vậy. Không ai chửi bọn đảng viên cộng sản Hà Nội hay, sâu sắc, đúng, trúng, cay chua, dữ dội, tàn bạo, nguy hiểm, tím ruột, thâm gan, nhục nhã, hoa mắt, nghẹn thở, hộc máu.. bằng những người Hà Nội từng là đảng viên cộng sản. Không ai chửi Bác Hồ muôn kính, ngàn yêu tàn tệ bằng những cháu ngoan Bác Hồ Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Dương Thu Hương..!
Những năm từ 1975 đến 1995 bọn đầu xỏ Việt Cộng luôn miệng nói câu "đấu tranh không khoan nhượng với bọn phản động.." "Đấu tranh không khoan nhượng" chúng nói đây là việc chúng bắt hết, bỏ tù hết, giết hết tất cả những người không theo chúng. Trong bao nhiêu năm chúng vẫn thẳng tay làm như thế, nhưng từ 1990 ta thấy có tình trạng bọn Công An VC không còn hung hãn bắt bỏ tù ngay lập tức một số người chống sự cai trị của chúng, đặc biệt chúng tỏ ra nhẹ tay với những người chống chúng ở Hà Nội. Nhà văn Dương Thu Hương chửi chúng tàn tệ như ta đã thấy, còn có rất nhiều người khác như ông Hoàng Tiến viết bài, ký tên thật, gửi ra nước ngoài qua internet, công khai, phây phây, còn ghi cả số phone, số nhà dưới bài viết.. Tình trạng khác hẳn với tình trạng những năm 1980.
Tình trạng ấy làm tôi nghĩ: bọn Công An VC nay không bắt ngay lập tức, không bỏ tù mút chỉ những người chống đối chúng như Dương Thu Hương, Hoàng Tiến, Hà Sĩ Phu..vv.. vì:
- Nay chúng yếu rồi, chúng không còn có thể phóng tay muốn bắt ai thì bắt như chúng đã làm mười, mười lăm, hai mươi, ba mươi năm trước!
Hay vì:
- Nay chúng mạnh rồi, nay chúng thấy những người chống đối chúng ở Hà Nội chẳng nguy hại gì cho chúng nên chúng không bắt.
Vì sao? Vì nay Vi Xi mạnh hay vì nay ViXi yếu? Nhưng đấy là một vấn đề khác."
TRONG VEO CẶP MẮT - Tác giả Hoàng Hải Thủy
Đêm. Mò trên NET, tôi thấy tấm ảnh của Mai Thảo. Ảnh quá đẹp. Tôi chắc tấm ảnh này được ghi ở Sài Gòn những năm 1955-1960. Năm ấy Mai Thảo trẻ tuổi. Nhìn ảnh Mai Thảo trẻ, tôi nhớ Thơ Thanh Nam:
Trong veo cặp mắt chưa vương bụi
Chăn chiếu còn thơm ngát mộng trai.
.
Ảnh Mai Thảo gợi hứng cho tôi viết bài này.
Cùng trong đêm qua, tôi tìm thấy bài Mai Thảo viết về: “Những ngày tháng cuối cùng của Vũ Hoàng Chương.”
Bài viết dài, tôi trích vài đoạn đăng ở đây.
Tháng 12 năm 1994 khi những bước chân lưu vong thứ nhất của tôi – như mơ, như thực – đặt trên những thảm lá vàng Virginia. Nôm na là những ngày đầu tôi đến Mỹ. Kiều Chinh, Mai Thảo đang ở Virginia. Kiều Chinh đến đọc diễn văn ở Bức Tường Đen, Mai Thảo từ Cali sang chơi. Anh chị Lê Văn mời tôi đến nhà. Tôi gặp lại Kiều Chinh, Mai Thảo ở nhà anh chị Lê Văn.
Kiều Chinh bảo tôi ngồi bên. Đưa máy ảnh cho Lê Văn, Kiều Chinh nói:
“Chụp cho anh em mình cái ảnh.”
Mai Thảo đưa bàn tay anh ra:
“Bàn tay này của tao đã đẩy ba thằng bạn tao vào lò thiêu. Tao còn thiết gì nữa.” Ba người bạn Mai Thảo nói đó là Thanh Nam, Vũ Khắc Khoan, Hoài Bắc Phạm Đình Chương.
Mai Thảo (1927-1998), tên thật: Nguyễn Đăng Quý, bút hiệu khác: Nguyễn Đăng; là một nhà văn hiện đại Việt Nam.
Mai Thảo sinh ngày 8 tháng 6 năm 1927 tại chợ Cồn, thị trấn Cồn, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định trong gia đình giàu có nhờ buôn bán và làm ruộng. Tuy nhiên, nguyên quán của ông là làng Thổ Khối, huyện Gia Lâm (xưa thuộc tỉnh Bắc Ninh), nay là phường Cự Khối, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Mai Thảo học tiểu học ở trường làng, học trung học ở Nam Định rồi lên Hà Nội học ở trường Đỗ Hữu Vị; trường này sau đổi tên là trường Chu Văn An.
Năm 1945, ông theo nhà trường sơ tán sang Hưng Yên. Khi chiến tranh Pháp-Việt bùng nổ năm 1946, ông theo gia đình từ Hà Nội tản cư về quê là chợ Cồn (Nam Định). Sau đó, ông rời nhà vào Thanh Hóa tham gia kháng chiến. Ông viết báo, rồi theo các đoàn văn nghệ đi khắp nơi từ Liên khu III, Liên khu IV đến chiến khu Việt Bắc. Thời kỳ này đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn chương ông.
Năm 1951, Mai Thảo bỏ kháng chiến về thành. Năm 1954, ông di cư vào Nam, gia nhập làng báo. Ông viết truyện ngắn trên các báo Dân Chủ, Lửa Việt, Người Việt… Trước kia, Mai Thảo làm nhiều bài thơ (có cả kịch thơ) từ năm 16, 17 tuổi, khi vào đây ông chuyên viết văn, không còn làm thơ nữa.
Năm 1956, ông chủ trương tạp chí Sáng Tạo, gây được tiếng vang. Năm 1966, ông chủ trương báo Nghệ Thuật, và từ 1974, ông trông nom tạp chí Văn. Ngoài ra, ông còn tham gia chương trình văn học nghệ thuật của Đài Phát Thanh Sài Gòn từ 1960 đến 1975.
Ngày 4 tháng 12 năm 1977, Mai Thảo vượt biển. Sau nhiều ngày đêm trên biển, thuyền đưa nhà văn tới Pulau Besar, Mã Lai.
Đầu năm 1978, ông được người em bảo lãnh sang Hoa Kỳ. Ít lâu sau, ông cộng tác ở tờ báo Đất Mới với Thanh Nam, ở Seatle, và một số báo khác tại hải ngoại.
Tháng 7 năm 1982, ông tái bản tạp chí Văn, làm Chủ biên Văn đến 1996, vì tình trạng sức khỏe ông trao Văn cho nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng.
Mai Thảo mất tại Santa Ana, California (Hoa Kỳ) ngày 10 tháng 1 năm 1998.
hình tượng
Từ trong cửa tối nhìn ra
Thấy gần: bóng lá, thấy xa: biển trời
Lá lay, bóng cách ngăn đời
Biển im, hình tượng cõi người không ta.
Thấy gần: bóng lá, thấy xa: biển trời
Lá lay, bóng cách ngăn đời
Biển im, hình tượng cõi người không ta.
thủy tinh
Trở mình chăn chiếu mênh mông
Giấc mơ chật hẹp vẫn trong cuộc đời
Mộng ta không xóa nổi người
Ðáy đêm còn đọng tiếng cười thủy tinh.
Giấc mơ chật hẹp vẫn trong cuộc đời
Mộng ta không xóa nổi người
Ðáy đêm còn đọng tiếng cười thủy tinh.
kim
Miếng da bịt mắt thành đêm
Cây kim khâu miệng thành im lặng mồ
Tay chân, dây trói bao giờ
Da, kim, dây ấy bây giờ là ta.
Cây kim khâu miệng thành im lặng mồ
Tay chân, dây trói bao giờ
Da, kim, dây ấy bây giờ là ta.
MAI THẢO. Những ngày cuối cùng với Vũ Hoàng Chương.
Trích:
"Địa chỉ mới của Vũ Hoàng Chương nguyên là chỗ ở của gia đình thi sĩ Đinh Hùng, em vợ ông. Chỗ ở này sinh thời, Đinh Hùng, tự xưng là Đinh Công Tử, nghịch ngợm đặt tên là động Hoa Lư, trong cái ý nhà vua xưa Đinh Bộ Lĩnh dấy nghiệp ở động Hoa Lư thì Đinh Hùng đời sau cũng có một động Hoa Lư ở phường Cây Bàng, Khánh Hội, Sài Gòn. Đinh Hùng mất, vợ con ông vẫn ở, đây tên Hoa Lư vẫn còn. Nhưng từ khi Vũ Hoàng Chương dọn về ở chung, Hoa Lư còn có thêm một tên mới.
Đó là Gác Bút.
Hỏi tại sao không dùng lại tên Gác Mây của căn lầu trên vùng Phú Nhuận vừa rời bỏ, thi sĩ cười, hóm hỉnh:
“Đổi đời, giờ là Gác Bút mới đúng. Vì Hà Nội nó bắt ta gác hết bút lên rồi, đâu còn cho viết nữa.”
Thời gian này, sức khỏe của Vũ Hoàng Chương đã hết sức suy nhược và gia cảnh thì đã rớt xuống tới đáy cùng của túng thiếu cùng quẫn. Những tháng sau cùng ở Gác Mây, Phú Nhuận, ông đã đau yếu rất nhiều. Trong lồng ngực mỏng, con tim đã yếu. Trên cái vóc hạc, xế chiều đã tới. Vũ Hoàng Chương gần như không ra khỏi nhà nữa. Lên xuống mấy bậc thang lầu, cũng phải đứng lại nhiều lần để thở. Có việc phải đi đâu, bao giờ cũng phải có chị Đinh Kiều Oanh cùng đi. Ở Gác Mây anh em văn nghệ bảo nhau tới thăm ông đau yếu, đem thuốc thang tới nữa.
Về Gác Bút, tình trạng sức khỏe của thi sĩ càng mong manh. Những thiếu thốn vật chất, mặc dầu thi sĩ chẳng còn nhu cầu gì – ông đã bỏ thuốc phiện- càng làm trầm trọng mau chóng sự mong manh ấy. Ở Gác Bút, ông gầy teo, gần như không đi xuống tầng dưới nữa. Nhiều buổi chiều tôi tới, ông đắp một tấm chăn mỏng, nằm mỏi mệt thiêm thiếp trên mặt sàn trống trải, hình ảnh thi sĩ cuối đời hợp nhập với hình ảnh hoàng hôn thẫm mầu đang hắt hiu buông xuống ở chung quanh.
Điều này cũng là một lý do nữa để hàng ngày tôi lặn lội đạp xe sang thăm người Gác Bút. Thần trí ông vẫn minh mẫn, lấp lánh. Thần thái ông vẫn nhẹ nhàng ung dung. Nhưng thịt xương không phải là thần trí và thần thái. Thi sĩ đã hơn sáu mươi tuổi. Và không phải là linh cảm nữa mà là tôi đã nhìn thấy tài thơ cự phách, chẳng còn chịu ở hơn nhiều lắm nữa với đời. Những ngày tháng còn lại của Vũ Hoàng Chương ở Gác Bút là số ngày tháng cuối cùng.
Vậy mà, ngược nghịch, lạ lùng những ngày tháng cuối cùng này lại là thời kỳ sung sướng nhất của thi sĩ.
Một đêm tôi ở lại với ông thật khuya, tới sát giờ giới nghiêm cộng sản. Xã hội thê lương nằm phục bốn chung quanh vách Gác Bút. Ông đưa tôi xem một lá thư của Trần Dần.
Bị trừng phạt nặng nề, bị treo bút vĩnh viễn, nhà thơ Trần Dần, tài thơ trác tuyệt nhất của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, không được vào Sài Gòn, đã gửi cho ông một lá thư đầy những lời lẽ kính trọng, như ông vẫn nguyên vẹn là thi bá của cả một thế hệ thi sĩ đã hai miền chia cách suốt 30 năm chiến tranh.
Lá thư, tôi chỉ còn nhớ được câu này:
“Thơ anh, thơ anh Hùng, sống muôn đới với thi ca Việt Nam.”
Đêm đó, cầm nỗi kính phục của Trần Dần đối với ngôi sao Bắc Đẩu miền Nam trên tay, tôi nhìn bạn ngồi thư thái êm đềm trước mặt, đã chia xẻ được với thi ca một niềm sung sướng thống khoái vô tả. Kính phục của Trần Dần chắc còn lớn lao gấp bội. Nếu nhà thơ miền Bắc nhìn thấy được cõi thơ cuối đời và cái hiện tượng thăng hoa của tâm thức phóng thoát, ở thi sĩ!
Ông đưa tôi coi tiếp những thư từ bạn ông ngày trước viết vào từ Hà Nội. Thư Lưu Trọng Lư. Thư Hoàng Lập Ngôn. Thư Hoàng Cầm. Lá thư ngắn nhất của Nguyễn Tuân.
Vỏn vẹn:
“Mấy lời hỏi thăm cố nhân. Thư bất tận ngôn.”
Ông cười:
– Thằng Tuân ngày xưa với tao thân lắm. Khâm Thiên, bàn đèn, tao đâu nó đó, mà nó sợ. Chỉ dám dùng bốn chữ “thư bất tận ngôn.”
– Mày trả lời bọn họ không?
– Có. Thằng nào viết thư thăm, tao cũng viết lại cho phải lễ. Bằng một vài đoạn thơ.
Ông cười thành tiếng, ánh mắt tinh nghịch vui thú:
– Thằng Địch vào, nói bọn chúng nhận được thơ tao thích lắm, vác đi khoe cùng nhưng chỉ dám khoe với bạn thân. Tao trêu chúng mà. Với thằng Hoàng Lập Ngôn, tao hỏi mấy chục năm cộng sản, cái xe mê ly đãng tử có còn lăn bánh? Và bánh thực hay bánh vẽ. Thằng Tuân, tao gửi cho nó một bài thơ chữ Hán, lấy điển người xưa mừng nó vẫn là nó không bao giờ thay đổi. Nó đọc, nó hiểu, chắc no buồn lắm. Đã đi theo Đảng, Nguyễn Tuân bây giờ còn là Nguyễn Tuân ngày trước thế nào được nữa
Có thêm rượu, tôi ở lại, hưởng thêm một lần nữa, cái thú ngất ngưởng ngồi xếp chân vòng tròn, đối diện với bạn, lây được cái phong cách coi đời như không của bạn, an nhiên trước mọi chuyện và thây kệ ngày mai. Kéo dài câu chuyện những lời thơ tiên tri như “Xiết bao ngờ vực kiếp người đó ư?”
Tôi kể cho ông nghe về một Hoàng Hải Thủy mới. Từ sau ngày 30 tháng 4, Thủy đóng cửa nằm nhà và tìm được một nguồn vui mới: làm thơ. Thủy dịch thơ Mỹ thành thơ Việt, dịch thơ Thủy sang Anh ngữ, chép thành một tập nắn nót, mỗi lần tôi đến mang ra đọc, cười cười như có ý nói: với thơ, tao là một thằng ngoại đạo nhưng tao thích và thơ tao đây này, hay dở bất cần. Mỗi bài thơ, Thủy đề tặng một người bạn. Thơ Thủy, tinh thần và khí thơ Nguyễn Bính, rất minh bạch. Làm thơ về nhạc Hoài Bắc, tặng Hoài Bắc, về tiếng hát Thái Thanh, tặng Thái Thanh, về những ngày nắng chiều giữa trưa của Lê Trọng Nguyễn, tặng Lê Trọng Nguyễn. Vui lắm. Coi như mỗi bài thơ là một bức chân dung, vẽ xong tặng ngay cho người mẫu."
Thơ HHT.
TIẾNG HÁT THANH
Tiếng Mẹ ru từ thưở nằm nôi
Mẹ thôi, Mẹ không hát nữa.
Tiếng Hát Mẹ nằm trong ký ức
Tung cánh bay khi Em hát cho đời.
Mẹ thôi, Mẹ không hát nữa.
Tiếng Hát Mẹ nằm trong ký ức
Tung cánh bay khi Em hát cho đời.
Ngày xưa xa lắm ở bên trời
Có người xưa hát lúc đi rồi
Ba hôm tiếng hát còng vương vấn
Trên mái nhà xưa, âm chửa rơi.
Tiếng Em hát tim Anh nức nở
Hai chục năm trời Thanh chửa thôi.
Có người xưa hát lúc đi rồi
Ba hôm tiếng hát còng vương vấn
Trên mái nhà xưa, âm chửa rơi.
Tiếng Em hát tim Anh nức nở
Hai chục năm trời Thanh chửa thôi.
Em hát khi Anh hồng tuổi ngọc.
Em hát khi Anh giấc ngủ vùi.
Em hát khi Anh chưa biết khóc.
Em hát khi Anh biết mỉm cười.
Em hát tan vàng, ca nát đá.
Em hát cho Anh thấy ngậm ngùi…
Em hát khi Anh giấc ngủ vùi.
Em hát khi Anh chưa biết khóc.
Em hát khi Anh biết mỉm cười.
Em hát tan vàng, ca nát đá.
Em hát cho Anh thấy ngậm ngùi…
NẮNG CHIỀU
Xót mày dạ trúc, lòng tơ.
Họa cung đàn mọi, bây giờ hẳn đau.
Tóc chia hai thứ trên đầu.T
hương thì đã muộn, mà sầu lại dư.
Này Lê, này Nguyễn đều hư.
Nắng Chiếu mà gặp trời mưa thì phèo.
Họa cung đàn mọi, bây giờ hẳn đau.
Tóc chia hai thứ trên đầu.T
hương thì đã muộn, mà sầu lại dư.
Này Lê, này Nguyễn đều hư.
Nắng Chiếu mà gặp trời mưa thì phèo.
Một mảnh hồng tiên trĩu ngón tay.
Hương mùa thu mất ngậm ngùi bay.
Anh vẫn Hoàng Chương, Vàng với Ngọc.
Trần ai nào lấm được trời Mây.
Người về ngôi cũ, Thơ trầm Nhạc.
Tàn lửa hồng hoang, khói Mái Tây.
Chín ngục A Tỳ, ma sửa áo.
Chín tầng Địa ngục, quỉ cung tay.
Cười vang một tiếng tan tinh đẩu.
Sáu cửa luân hồi nhẹ cánh bay.
Hương mùa thu mất ngậm ngùi bay.
Anh vẫn Hoàng Chương, Vàng với Ngọc.
Trần ai nào lấm được trời Mây.
Người về ngôi cũ, Thơ trầm Nhạc.
Tàn lửa hồng hoang, khói Mái Tây.
Chín ngục A Tỳ, ma sửa áo.
Chín tầng Địa ngục, quỉ cung tay.
Cười vang một tiếng tan tinh đẩu.
Sáu cửa luân hồi nhẹ cánh bay.
Tên Công An Huỳnh Bá Thành rất cay cú vì bọn nó bắt hụt Mai Thảo.
Gót chân giặc dẫm đạp trên sàn xưa! Nhớ những bước nhảy lả lướt cũa anh: người cựu sinh viên KHKTMĐ (1970-1975)
Một số người Việt tỵ-nạn rất ngây thơ, dễ tha-thứ và chóng quên !!!
Nhớ lại ngày nào, những loạt pháo-kích vội vàng không cần trúng mục tiêu, rơi vào thành phố, những vụ đặt chất nổ nơi chốn đông người và được tính toán cẩn thận để càng chết nhiều càng tốt !!!
Nhớ lại ngày nào, những loạt pháo-kích vội vàng không cần trúng mục tiêu, rơi vào thành phố, những vụ đặt chất nổ nơi chốn đông người và được tính toán cẩn thận để càng chết nhiều càng tốt !!! Thảm-trạng năm Mậu-thân, đại-lộ kinh-hoàng của mùa hè đỏ lửa. Kẻ tự nhận mình là giải-phóng quân, đã giải-phóng biết bao nhiêu là mạng sống của thường dân vô-tội trong đó có biết bao nhiêu là đàn bà và con trẻ. Ngày chiếm được miền Nam, những người CS đã lấp liếm che dấu tất cả những hành động bất nhân của họ trong thời chiến, tận dụng tất cả phương tiện và quyền lực của kẻ thắng trận để bôi bác và đổ hết tội lỗi lên đầu lũ bại binh.
Hoà bình tới, hàng hàng lớp lớp người chiến bại bị lường gạt đưa hết vào trại tập-trung, và bao nhiêu người đã bỏ mạng nơi thâm sâu cùng cốc ?
Bao nhiêu gia đình tan nát, thất-lạc tứ tán, bỏ thây trên biển cả khi cái gọi là nhà nước nhân dân toa rập bán bãi vượt biên để lột hết vàng của dân, tiền thì cơ-quan quyền-lực nhà nước cấu-kết chia nhau, dân nếu may mắn còn được cái quần xà lỏn đến bến bờ tự đo thì để đế-quốc nó nuôi. Để bào chữa cho hành động vô nhân này là một chiến dịch bôi bác người tị nạn nào là ‘‘ôm chân đế-quốc, một lũ bồi bếp, lưu-manh đĩ điếm, mê bơ thừa sữa cặn….’’
Ngày mà chế độ đổi tiền lần đầu, lúc đó tôi còn trốn chui trốn nhủi khi thì ở trong ruộng rẫy miền Phương-Lâm, lúc thì chuồn về Sàigòn. Từ sáng đến gần trưa, xe phóng thanh đi vòng khu phố lải nhải yêu cầu đồng-bào làm ăn buôn bán bình thường, đừng nghe tin đồn thất thiệt là có đổi tiền. Đúng 12 giờ trưa cũng chiếc xe đó thông báo giới nghiêm và thể thức đổi tiền trên cả nước. Có cái chính-phủ nào trên trái đất này có thể làm một chuyện chó má như thế, trừ nhà nước xã-hội chủ-nghĩa Việt-nam !!! Mỗi gia đình chỉ được đổI 200 $ (một đồng tiền ‘‘giải phóng’’ phải trị giá bằng 500 lần tiền ‘‘ngụy’’ cơ, và như các bạn đã thấy sau này tiền phỏng giái mất giá ra sao !). Mỗi nhà chỉ có hai trăm mà sao, sau vài tháng ‘‘tiền giải phóng’’ dầy dặc mọi nơi ? Xin thưa là nhà nước nhân dân phát cho cán-bộ, cơ-quan vô tội vạ để đám này vơ-vét hết của cải trong Nam, hàng họ trong Nam kìn kìn chở ra miền Bắc xã-hội chủ-nghĩa giầu đẹp. Dân miền Nam bị nhà nước nhân dân vớt đẹp cú đầu-tiên. Sau đó là đánh tư-sản mại-bản, tư-sản dân-tộc, thật là đủ trò ma mãnh.
Ngày đặt chân xuống tầu vượt biên, trăm người như một thề không đội trời chung với CS. Sang được vùng đất tự đo cuộc sống đầy đủ, ít nhất là không chật vật vì miếng cơm, manh áo, các quyền tự đo được phục hồi, nỗi tức giận từ từ biến đi và rồi người tỵ nạn quay trở lại với những tình cảm, những quyến luyến một thời của quê hương đã mất… Những con cáo già ở Bắc bộ phủ tâm-lý hơn ai hết đã nghĩ trước đến vấn đề này, họ hiểu rằng thời gian rồi sẽ qua đi, mọi chuyện sẽ trôi vào dĩ vãng và rồi đám người Việt quốc-gia nặng đầu óc uỷ-mị tiểu tư sản này rồi cũng sẽ quên cả thù cha, nợ nước và lại lần lượt chui vào bẫy lớn, bẫy nhỏ do đảng và nhà nước giăng ra.
Lịch-sử đã chứng minh điều đó, những lầm lỡ của cha anh, chúng ta lại đang bắt đầu lập lại. Chính-sách của CS là luôn luôn bịp bợm, họ tự nhận họ là hạng cùng đinh và dùng bất cứ mưu thần chước quỷ nào cũng được miễn là đạt được mục đích. Cứu cánh bện minh cho phương tiện đó là bài học nhập môn của họ. Có một hiệp-ước nào họ ký kết mà được thi hành nghiêm-chỉnh đâu ? Quân, cán chính của VNCH hiểu rõ điều này hơn ai hết. Họ luôn luôn áp dụng phương cách tẩy não, không nghe cũng bắt phải nghe, nghe hoài, nghe mãi cũng lọt lỗ tai và biến thành cái phải, chứng cớ là chúng ta có vài vị H.O đờ đờ, đẫn đẫn, ăn nói theo lập-trường CS và thời gian tính : để lâu cứt trâu cũng hoá bùn để hoá giải những hận thù do họ tạo ra. Và than ôi, người Việt quốc-gia trong vòng lẩn quẩn lại như một bầy thiêu thân lăn xả trở vào. CS rất là ngoan cố lúc nào cũng giải thích mọi sự kiện bằng lập luận hiện tượng và bản chất, và bất cứ cái gì xấu xa, đê tiện của họ cũng chỉ là hiện tượng mà thôi, còn bản chất thì rất tốt, và của đối phương thì dứt khoát hoàn toàn ngược lại. Giáo điều này dẫn đến sự bịp bợm không tránh khỏi của chế đô…
Sau ngày ‘‘phỏng giái’’, vào khoảng 77, 78 tôi có bà chị họ lấy một ông chồng tập kết, vào Nam để tiếp thu. Anh Chương, tên ông này đã từng được ưu đãi cho du-học bên Trung-cộng, khi vào Sàigòn được cấp một căn biệt thự ở đường Yên Đổ, có hai xe Peugeot 504 (tịch thu của người di tản) với tài xế và cận vệ. Bà chị thấy tôi đói rách thì thương, tuần nào cũng mời cậu em lên ăn cơm để bồi dưỡng một cách kín đáo, kiểu Bắc-kỳ. Riết rồi cũng thân thiết, lúc đó Việt-nam đói khổ lắm, bột mì, khoai lang và bo bo là tiêu-chuẩn của dân-chúng hàng ngày. Nhà anh Chương lúc nào cũng cơm gà, cá gỏi, rượu Martell, thuốc 555 mù-mịt. Một hôm trong bữa cơm, nói chuyện về lao động xã-hội chủ-nghĩa ở trường của mấy đứa nhỏ. Anh Chương la con : ‘‘Tụi bay phải đi lao động để biết rằng người nông dân cực khổ ra sao khi làm ra lúa gạo !’’. Mấy bữa sau, tôi thắc-mắc với bà chị về chuyện ấy, bà nói : ‘‘Ối dào, có mặt cậu thì ông ấy nói thế chứ đời nào ông ấy để con ông ấy đi !!!’’ - Trong nhà mà còn bịp nhau như thế há chi người ngoài ! Tôi trốn đi thoát giữa năm 78. Đến năm 80 tin nhà cho biết ông anh rể tập kết của tôi được gọi lên làm việc với cấp trên, vài hôm sau người nhà được thông báo lên nhận xác, lý do đương sự tự tử chết. CS thanh toán nhau như vậy là chuyện thường tình.
Sau ngày miền Nam mất vào tay CS, dân chúng nghe chế độ tuyên-truyền về sự hy-sinh của miền Bắc trong cuộc chiến, hột gạo cắn làm tư, một cho dân miền Bắc, một cho miền Nam và hai phần cho Lào và Miên. Họ quên một điều là tổng bí-thư của họ đã từng tuyên-bố là Việt-nam đánh Mỹ là đánh cho ông Liên-sô, ông Trung-quốc và thật sự gạo tiếp-tế cho cả miền Bắc và các chiến trường là của Trung-cộng chứ miền Bắc không khi nào có thể tự túc về lúa gạo (chúng ta bắt được bao nhiêu kho gạo trên đường Trường-sơn với hàng chữ Tầu : ‘‘Cộng hoà nhân dân Trung-hoa’’ ? vào sâu trong chiến trường phía Nam thì toàn gạo của miền Nam do hậu cần thu mua, có khi là gạo Thái-lan do Mỹ mua viện trợ cho miền Nam lúc đó, và lọt vào tay bọn ăn cơm quốc-gia thờ ma CS, chứ gạo nào của miền Bắc như Vẹm tuyên truyền !) Khi đó Nga và Trung-cộng có lý do chiến-lược để thúc giục VC làm cho thế giới có cảm tưởng Mỹ là kẻ gây hấn và sa lầy ở VN. Và Lê Duẩn, tên tội đồ khát máu của dân tộc đã trực tiếp xác nhận mình là kẻ đánh thuê cho quyền lợi của quan thầy.
Miền Nam ơi, CS vào Nam là để giải-phóng cái dạ dầy họ thôi, họ thèm khát cái vựa lúa miền Nam để nuôi sống cả nước, đó là cái nhìn chiến-lược. Nhìn lại mà xem, những gì xuất-cảng bây giờ toàn là của miền Nam, từ dầu thô, lúa gạo, tôm cá, trái cây đến cà-phê, cao-su, cho đến ngoại tệ mạnh là Mỹ-kim cũng do những người đã từng liều chết ra đi với đại đa số là ở miền Nam, giờ đây vì tình riêng (hoặc quyền lợi riêng hay thú vui đê hèn riêng) mang về tới tấp để gián tiếp phụ lực cho chế độ tồn tại. Ai giúp ta khi tự ta không giúp ta lại còn tiếp tay với quân thù.
Nhiều người nói với tôi ‘‘giờ đây tụi nó không phải là CS nữa rồi, về VN anh muốn làm gì thì làm miễn là đừng đụng tới chế độ’’. Họ vẫn chưa hiểu gì về CS, lùi một bước để tiến ba bước là chiến-thuật của CS từ xưa tới nay và họ đã áp dụng rất nhiều lần, chỉ có chúng ta là mau quên!
Tôi theo dõi báo chí của họ (để biết ta biết địch chứ ngôn từ, tin tức của bọn báo-chí quốc doanh thì toàn là một chiều và chán phè), cách đây vài tháng, họ tăng phụ cấp cho giới lãnh đạo ngành công-an và mới đây thăng cấp cả chục tướng công-an một lần. A, thì ra là thế, họ dùng công-an để kềm kẹp dân, chống đỡ cho chế độ. Cả miền Nam ngày xưa trong thời chiến, với bọn nằm vùng nhung nhúc mà cũng chỉ có hai tướng cảnh-sát, chế độ tự- nhận là của dân mà phải duy trì một lực lượng công-an mấy lần hơn trong thời bình, thì chúng ta có bị họ bịp nữa không ? Chẳng lẽ cứ 10 người dân lại cần một công-an canh chừng? Chế độ CS trên lý-thuyết là không cần đến cảnh-sát, công-an và cơ-quan công-quyền, họ tự mâu-thuẫn lấy họ hay là họ lại bịp nữa rồi !!! Marx và Angels có sống lại thấy trò láo khoét của đồ đệ chắc cũng phải đội quần.
Có người khi qua lại đây trở thành cái loa tuyên-truyền không công cho chế độ Nào là VN thay đổi nhiều lắm, nhà cao tầng, xa-lộ, cầu cống xây dựng mọi nơi… Họ có hiểu đâu những gì của đất nước đảng đã bán đắt, bán rẻ cho ngoại nhân để đổi lấy đời sống phè phỡn cho đám công thần CS và lũ con cháu họ, chứ đại đa số dân ‘‘vô-sản’’ thì giờ đây vẫn hoàn bần cố, cái này CS gọi là phồn-vinh giả tạo đó quý vị ạ !
Ngày xưa chính thể Cộng-hoà xây một cái cầu cho dân, sau đó lại phải nuôi một trung đội nghĩa-quân không sản-xuất để canh gác cái cầu đó. VC cũng có vài thằng du-kích không sản-xuất, bắt dân chứa chấp và nuôi dưỡng rồi rình rập để phá cái cầu, rồi một ngày, cây cầu cũng bị phá sập, thử hỏi thiệt hại biết bao nhiêu cho công quỹ quốc-gia, giờ đây ai phá của họ ?
Chỉ đáng ngạc nhiên là đã hơn 40 năm qua mà họ chỉ mới xây dựng được bấy nhiêu mà đa số lại do tiền của ‘‘tư bản dẫy chết’’ ngoại quốc giúp đỡ !!! Cách đây khoảng chục năm, đã có bao nhiêu Việt kiều mang hết tiền dành dụm về đầu-tư vào nhà đất ? CS chờ cho vào rọ cả lũ, xong thay đổi luật lệ làm bao nhiêu người khóc dở, mếu dở. Bao nhiêu doanh gia làm ăn lớn với CS rồi cũng bỏ của chạy lấy người? Tù hay Tiền lựa cái nào, hỡi đám Vịt cừu ngây thơ?
Hết nhà thờ, đến chùa chiền; hết sư đến cha đến soeur lũ-lượt qua Mỹ quyên góp tiền của về xây nơi thờ tự, cho to hơn, đẹp hơn. Việc rất tốt để đẹp đạo, đẹp đời nhưng chỉ khổ cho con chiên, tín đồ bên này làm mửa mật ra để đóng góp, con chiên, tín đồ bên kia há miệng mắc quai ( chùa chiền, nhà thờ như thế thì đương nhiên là phải hạnh-phúc, no cơm ấm áo, tự do tôn-giáo chứ! (kêu ca cái nỗi gì?).Rốt cuộc chỉ có nhà nước CS là có lợi, được cả mọi bề, họ bịp được ta và bịp được cả thế-giới !
Mỗi khi có thiên-tai trong nước, người Việt khắp nơi mủi lòng thương đồng-bào khốn-khổ, quyên góp tiền bạc gởi về mua gạo củi cứu đói, trong khi đó chính-phủ nhân dân chứa gạo đầy trong kho chờ lên giá để xuất-cảng, và chỉ giúp đỡ nhỏ giọt cho người của họ (gia đình có chính sách) ! Thử suy-nghĩ như thế này nhé : Ta chí thú làm ăn, nhịn tiêu xài hoang phí để nuôi con cái nên người, có gia đình lối xóm, rượu chè, bài bạc, điếm đàng, con cái bỏ đói, bê tha. Thương mấy đứa nhỏ, ta muốn cho món quà, tấm bánh, nhưng bố mẹ chúng hoạnh hoẹ bắt ta ép đủ điều, phép tắc, thưa gửi này kia thì mới cho vào nhà và đòi tự tay phân phát cho mấy đứa nhỏ, bởi vì ti-tiện thay, họ có con yêu, con ghét và muốn dùng quyền lực đó để ban phát ân-huệ. Rồi của người, phúc ta dân đen nào có biết? Lo cho dân như vậy thì thằng bé lớp nhì cũng lập chính-phủ được cần gì đến đỉnh cao trí-tuệ ! ‘‘Cái gì mà CS yếu kém thì họ càng to mồm !’’ và tốt nghiệp đại-học mở (học đại ! Tổng bí thư là anh hoạn lợn ‘‘thiến heo’’ ngồi chồm hổm trên đầu cả nước thì học hành làm gì cho mệt ! Cứ theo bác, theo đảng bịp bợm hô-hào đấu tranh giai-cấp, để những thằng dại nó ôm bom chết banh xác cho Tổ-quốc ghi công, rồi khi đoạt được chính-quyền mình sẽ trở thành giai-cấp bóc lột, tàn bạo gấp mười lần hơn!!!) Cho tới bây giờ, giao dịch với thế-giới văn-minh, đảng mới nhận thức ra là đảng dốt thật, chỉ giỏi đi ăn cướp mà thôi. Bởi vậy khi họ ban hành chính-sách, vuốt ve Việt kiều là họ sửa soạn làm thịt Vịt cừu đấy. Chiến-lược đã thay đổi nên bồi bếp, lưu manh đĩ điếm nay trở thành khúc ruột ngàn dặm không rời, họ cần tiền và trí-tuệ của Viêt-kiều để củng cố cho chế độ vô nhân của họ, để họ còn ngồi mãi trên ghế quyền lực, chứ bạn đau ốm, ăn tiền già không chút lận lưng, trở về với tình trạng y như ngày bạn ra đi thử xem họ có hoan hỉ đón tiếp bạn không ?
Những ‘‘việt kiều’’ lỡ sa vào vòng lao lý, nhà nước ‘‘nhăn răng’’ (nhân dân) chối đây đẩy đâu có nhận về !!! Họ không là khúc ruột ngàn dặm à? Ruột cũng có khúc thối, khúc thơm chứ ??? Dân khoẻ thì nhà nước bóc lột sức lao động, khi đau ốm, đói khổ thì thân nhân ở nước ngoài nuôi. Thuốc men gởi về theo diện nhân đạo mà không đút lót thì cũng nằm mốc trong kho.
Chết thằng nào chứ CS chắc chắn là không chết, và họ cũng chẳng dại gì mà thay đổi. Cứ như thế này mãi muôn đời, nếu chúng ta vẫn cố tình không muốn hiểu biết dã tâm của họ ...
Những người tỵ nạn rất ngây thơ vẫn là những con ong, cái kiến tầm thường và đần độn, gián tiếp mang công sức ra củng cố cho chế độ mà họ đã từng kinh tởm, và đã phải liều chết bỏ nơi chôn nhau cắt rốn mà đi, vào những ngày này, hơn bốn chục năm về trước.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)