khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

Thái Thanh hát Mười Bài Đạo Ca, nhạc Phạm Duy phổ thơ Phạm Thiên Thư, hòa âm Hồ Đăng Tín







Elvis Phương và Ban Phượng Hoàng hát Biệt Khúc Của Nguyễn Trung Cang







Anh Ngọc hát Quê Hương Là Người Đó, nhạc Phạm Đình Chương phổ thơ Du Tử Lê







Hội Luận: Thẩm phán Brett Kavanaugh







Thằng Chó Đẻ Của Má - Tác giả Tiểu Tử







Nghệ sĩ tung hứng người Nga







Công nghệ laser bảo vệ máy bay tiếp liệu Boeing KC46







Bánh mì Baguette được đề nghị vào di sản UNESCO







Một cách nhìn lịch sử







Một người Mỹ gốc Việt kỳ thị.. vừa phải!







Tui sống trong một xã hội đa chủng tộc, với lý tưởng Huê Kỳ, bao dung và là nơi đón biết bao con người đen, trắng, vàng, nâu nâu , mắt to mắt hí, mũi cao mũi tẹt, lùn như cây nấm, cao như miểu sào, đủ thứ, về đây tìm tương lai.

Vậy tui phải là người 100% không kỳ thị mới là "phải đạo"!

Mới gọi là "political correctness!".

Vậy mà khi anh bạn Nguyen Hoang kể ảnh sống trong khu đa chủng, về mấy ông "đen" dễ thương etc thì tui cảm thấy .. mắc cở.

Vì .. vì .. hình như tui "kỳ thị"!

Vậy tui xin xưng tội!

Lý ra tui phải 100% "tiến bộ" vì lớn lên ở âu châu những năm gọi là "1968".

Thuộc thế hệ "68 generation" nổi loạn!

Thời Hippy!

Tóc dài, hút cần sa, ở "Commune"!

Thời của Black panther, Black Power! Black is beautiful!

Thời của Martin Luther King, của Che Guavara , của Feminist như Alice Schwarzer!

Vậy thì kiểu gì tui cũng .."tiến bộ"!
Có nghĩa là khi còn là công dân Đức thì lá phiếu tui dành cho phía SPD hay "Đảng Xanh".

Là Mỹ gốc Dziệc tui bầu cho Dân Chủ và ông "nhọ" Obama .. he he ..

Dẫu ông Trâm có uýnh thấy mẹ thằng Tàu làm tui hả lòng hả dạ , chắc lần tới tui cũng vẫn không bầu cho ổng !

Vậy đủ chưa? "Liberal" , "Leftist" như vậy đó ..
 

Con gái tui lúc ra trường , nó tâm sư với ba nó và .. khen:
 

"Bố không phải là Asian! bố liberal!"

Nở từng khúc ruột!

Tui hỏi .. sao con nói bố không phải "á châu"?

Nó cười và kể một lô một lốc nỗi khổ của bạn nó có "Tiger mom"!

Sau giờ học ở trường là giờ học Piano.

Học piano xong đi học Ballet.

Ballet xong đi học toán.

Học tóan vừa xong thì đi học .. karate!

Karate xong đi học ... tiếng tàu , tiếng việt!

Gọi là .. ná thở!

Cuộc đời bạn nó phải nhắm vào "Ivy League" cho... ba má nở mày nở mặt.

Có cái .. đặng cho Tiger Mom ..khoe.. trong sòng mạt chược tứ sắc:

Con tui .. dzầy.. dzầy , nó .. Yale, Havard .. , nó Tiến sĩ, Bác sĩ , .. etc etc ..

Khác bạn bè , nó không bị ép.

Thích học ballet thì tiếp, còn học Piano mà cái mặt bí xị như đưa đám thì thôi!

Dẹp!

Toán? Ở trường dạy đủ rồi!, etc..., etc ..
 

Ba má nó mong con thành bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ.. nó chê , khoái xã hội học..

OK .. Thì tùy con!
 

Được con nhỏ "Berkeley" , đất của biểu tình! của homeless, của .. đủ thứ liberal, tả khuynh .. khen thì cũng là .. bằng cớ, là "huy chương"!

Thế nhưng ,, tui cười trong bụng mà bảo thầm:

- Lộn rồi con! Ba mày thì "tiến bộ", "liberal" cái miệng thôi!

Quả thế, nó biết đâu là cuộc đời nó được quyết định khi nó 2 tuổi!

Ba má nó dọn về ở khu có "học khu tốt"!

Ở Mỹ "học khu tốt" , trường tốt có nghĩa là khu "da trắng, da dzàng, Ấn độ"!

Hàng xóm: trước mặt là bà Mỹ "trắng" , xế đó là ông cựu chiến binh "trắng" , bên trái là ông chệt, bên phải là ông chà và ấn độ. Xa chút xíu là bà Việt, ông Tàu ...

Khu này có trường tốt, tỷ lệ vào đại học cao, chả phải vì "gene"!

Chả phải vì là chủng tộc "thông minh" gì ráo trọi.

Chả qua là cái truyền thống , cái gene văn hóa ..

Nó "ép"!

Tiger mom, Tiger dad!

Trắng, vàng, ngăm ngăm .. ỏ khu này có đặc tính chung:

"Ép" con học!

Ba má nó dọn về đây, cho dù bấm bụng trả giá nhà cao , là vì .. thế!

Sống khu này, tui khỏe re!

Không phải lo lắng vì con cái.

Tui có quyền đóng vai trò ông bố "liberal"!

Ra cái điều "tiến bộ", giả bộ cho con "tự do" , sống đời nó "quyết định"!

Vì kiểu gì nó cũng bị hoàn cảnh nó "ép"!

Bạn bè nó nhắm Ivy thì nó chí ít phải Berkeley, UCLA ..

Bạn bè nó phải học thêm 10 thứ.

Nó học thêm 2 thứ là nó sướng!

Nó không tài nào nghĩ đến chuyện sau này đi cắt cỏ hoặc bán Mc Donald.

Khỏe re!

Vậy là sao?

Tui có vẻ không ép con nhưng thực chất là tui nhờ mấy bà "Tiger Mom" hàng xóm ép dùm!

Mượn tay "Hổ" , còn mình thì .. vô can!

Vậy thì dù tui thường chê bai "mấy con mẹ Tiger Mom , ép con quá mạng!"

Nhưng , nói cho ngay , tui phải "nhớ ơn" mấy mụ Tiger!

Vậy là tui có "kỳ thị" hay không?

Chắc là có!

Vì tui nói một đường làm một nẻo!

Cái miệng thì nói "đa chủng" hòa đồng nhưng tui cuối cùng vẫn chọn .. trắng, màu lờn lợt thôi!

Không "Đen", không "Mễ"..!

Kỳ thị vậy đó!

Vậy thì, nhớ lại anh bạn nhà văn Nguyễn Bá Trạc có tập phiếm

"Một người di cư nhức đầu vừa phải"

Mà tui rất "ấn tượng"..

Tui gọi tui là

"Một người Mỹ gốc Dziệc .. kỳ thị vừa phải"!

Vừa phải thôi!

Nhưng có kỳ thị!

Thiệt đó!


Hà Nội Phố...Đồ Chó Chết







Ca sĩ ANH NGỌC, tiếng hát trượng phu







"MadêinVN" đứng giữa chùa Bà Đanh tại Niu Oác, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ







Mái Dột Lũ Ngập - Tác giả Bs Đặng Đức







Hà Nội tiến lên công nghệ tin học Tư Gờ (4G)







Đụng Độ Ngôn Ngữ - Tác giả Dân Việt







Ngủ gật: Hình ảnh ngoại giao của csvn tại Đại Hội Đồng LHQ





Từ đêm 28 Tháng Chín, mạng xã hội lan truyền tấm ảnh của hãng AFP cho thấy một thành viên phái đoàn Việt Nam đang ngủ say sưa trong phiên tranh luận tại kỳ họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở New York hôm 25 Tháng Chín.
Trong hình, người đàn ông nhìn rõ mặt, đang tay chống cằm ngủ ngon lành, há miệng đằng sau bảng đề hai chữ “Viet Nam”.

Một số ý kiến bênh vực người đàn ông đó với lý do là vì có thể người này mới bay từ Việt Nam qua, trái múi giờ nên còn mệt và đành chợp mắt trong lúc họp. Và cũng có thể là người này “đang ngủ trong giờ giải lao”.

Tuy vậy, căn cứ vào lịch trình phái đoàn Việt Nam do Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu, thì người này không thuộc phái đoàn. Ông Phúc do phải dự ngày đầu quốc tang Chủ Tịch Nước CSVN Trần Đại Quang hôm 26 Tháng Chín nên bay trễ và vừa kịp đọc diễn văn hôm 27 Tháng Chín thay cho ông Quang.

Ít nhất hai nguồn tin thân cận với Sứ Quán CS Việt Nam tại Mỹ xác nhận với Nhật báo Người Việt rằng người đàn ông ngủ trong bức ảnh của AFP là ông Nguyễn Nam Dương, một trong các tham tán của Sứ Quán Việt Nam tại Mỹ.
Website của Sứ Quán Việt Nam cho hay ông Dương nằm trong danh sách 13 cán bộ ngoại giao thuộc phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc và thường trú tại New York. Trưởng phái đoàn là ông Đặng Đình Quý, Đại sứ CS Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc.

Trang này ghi chú về ông Dương là “tham tán, Hội Đồng Bảo An và Ủy Ban 6”.

Tại kỳ họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở New York lần thứ 73, Việt Nam được hiểu là đang vận động cho ghế ủy viên không thường trực ở Hội Đồng Bảo An.

Rất mau chóng sau khi bức ảnh đang ngủ lan truyền, ông Dương lập tức khóa trang Facebook cá nhân.

Hầu hết ý kiến trên mạng xã hội đều chỉ trích người được cho là ông Dương.

Luật Sư Lê Công Định ở Sài Gòn bình luận trên trang cá nhân: “Các quan chức CSVN hết lần này đến lần khác tiếp tục mang nhục đến cho quốc gia và công dân của mình bằng lối làm việc vô trách nhiệm và thô lậu như vậy, kể cả trước cộng đồng quốc tế. Tôi tự hỏi liệu chúng ta, những công dân, cứ chấp nhận đóng thuế để nuôi vĩnh viễn loại quan chức này cùng bộ máy cai trị của đảng CSVN hay sao? Các quan chức cộng sản được bổ nhiệm theo cách không cần đến ý kiến của công dân chúng ta, nhưng vẫn mặc nhiên sử dụng tiền thuế mà người dân bị buộc phải nộp như một nghĩa vụ.”

Nhưng cũng có ý kiến nói nửa đùa nửa thật rằng ngủ gật là phương thức ngoại giao “biểu đạt được tốt nhất tình hình của Việt Nam hiện tại”.

Dư luận chú ý đến người được cho là ông Dương vì ông này công khai ngủ tại kỳ họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc–một sự kiện thời sự được cả thế giới quan tâm từng hành vi nhỏ nhất của những người trong khán phòng. Bởi lẽ những người được hân hạnh có mặt tại đây đều nghiễm nhiêm thể hiện “hình ảnh và sĩ diện quốc gia”.

Do vậy, hình ảnh đại diện Việt Nam ngủ ở kỳ họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc nghiêm trọng hơn nhiều chuyện các “đại biểu Quốc Hội” ngủ tại nghị trường Việt Nam mà dư luận đã từng biết đến.

Tính đến chiều 29 Tháng Chín (giờ Việt Nam), chưa thấy người phát ngôn Bộ Ngoại Giao hay đại diện phái đoàn đại diện
thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc lên tiếng về tấm ảnh nêu trên.

Báo Giao Thông hôm 29 Tháng Chín đăng bài mang tính biện hộ: “Một phóng viên theo dõi mảng quốc tế kỳ cựu cho biết: Trong những ngày này, các nhân viên phái đoàn Việt Nam ở liên hợp quốc có cường độ làm việc khủng khiếp, mỗi người có khi chỉ được ngủ 2-4 giờ/ngày. Họp liên tục không ngủ gật đã là một nỗ lực rất lớn, nếu không cưỡng nổi chợp mắt một lúc buổi trưa ngay tại khu vực họp cũng là chuyện bình thường. Và thực tế, không ít thành viên các đoàn khác thậm chí có cả nguyên thủ lãnh đạo các nước cũng đã từng bị chụp ngủ gật khi đi họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hoặc các kỳ họp quốc tế.”

 



Tạ Chí Đại Trường, người viết "văn sử" - Tác giả Trần Doãn Nho







Bài phản biện sử học của Tạ Chí Đại Trường gửi hai sử gia "cung đình XHCN"







Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

TT Donald Trump tấn công thẳng chủ nghĩa xã hội












Hội Luận: phẩm chất điều trị bịnh nhân tại bịnh viện Chợ Rẫy







Công nghệ lạc hậu vẫn tràn vào Việt Nam







Người Thượng ở Thái Lan: số phận ra sao sau 1 tháng bị cảnh sát bố ráp?







Phỏng vấn William Nguyễn tại Washington DC







1000 đại học tốt nhất thế giới: Việt Nam không có trong khi Iraq có 1



Hôm trước đang rửa bát trong bếp tôi giật mình nghe BBC World Service đưa tin Iraq nay đã có đại học lọt vào danh sách 1000 trường hàng đầu thế giới theo một đánh giá của Anh. Một đất nước trong mười mấy năm vừa rồi trải qua hết chiến tranh lại tới khủng bố và xung đột sắc tộc mà vẫn cố gắng để có điểm sáng trong giáo dục thì thật đáng khâm phục.

Đại học Baghdad mới chỉ đứng cùng một loạt các đại học khác như Asia University của Đài Loan, Học Viện Công nghệ Bandung của Indonesia ở thang bậc đồng loạt từ 800-1000 của bảng xếp hạng đại học thế giới Times Higher Education. Tuyệt nhiên không có đại học nào của Việt Nam nằm trong danh sách xếp hạng dựa theo các đánh giá về việc giảng dạy, nghiên cứu, truyền đạt kiến thức, tầm nhìn quốc tế và các tiêu chí khác.

Đương nhiên hệ thống giáo dục ở Iraq vẫn còn trong cơn khủng hoảng vì Liên Hiệp Quốc ước tính 84% các đại học của nước này đã bị “đốt, cướp phá hay phá huỷ” trong cuộc chiến Iraq do Hoa Kỳ và đồng minh gây ra hồi năm 2003, theo The Guardian. Tờ này cũng nói ít nhất 10 trường đại học đã bị phá huỷ khi nhóm tự xưng Nhà nước Hồi giáo tràn qua vùng tây bắc Iraq hồi năm 2014 kéo theo tình trạng hai phần ba trẻ em ở khu vực này thất học trong hai năm sau đó. Những điều này càng cho thấy ý nghĩa của chuyện Đại học Baghdad với gần 67.000 sinh viên lọt vào top 1.000, một điều Việt Nam không làm được sau 32 năm Đổi Mới mà lâu nay còn có tên ‘đổi mãi mà không mới’.

Trong khi đó nước cộng sản láng giềng Trung Quốc đã lần đầu tiên trở thành quốc gia có nhiều đại học tốt nhất ở châu Á theo Times Higher Education. Đại học Thanh Hoa đã thế chỗ Đại học Quốc gia Singapore ở vị trí 22 trong bảng xếp hạng. Cả thảy Trung Quốc có tới 72 trường trong bảng xếp hạng mới nhất, tăng thêm chín trường so với năm ngoái. Họ cũng có sáu trường nằm trong top 100 trong đó ngoài Đại học Thanh Hoa còn có Đại học Bắc Kinh, Đại học Hong Kong, Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong và Đại học Trung Hoa Hong Kong. Đại học Triết Giang cũng chỉ vừa nằm ngoài 100 trường tốt nhất khi đứng thứ 101, cao hơn 76 bậc so với năm ngoái.

Cả thảy 86 nước có tên trong danh sách xếp hạng 1.258 trường đại học hàng đầu trên thế giới và 25 nước có đại học có tên trong nhóm 200 trường hàng đầu.

Trong số các nước ASEAN mà Việt Nam là thành viên, Thái Lan có 14 trường lọt vào bảng xếp hạng, Malaysia có 11 trường, Indonesia có năm trường và Singapore có hai trường.

Các trường đứng từ thứ 1-5 trong bảng xếp hạng là Đại học Oxford (Anh), Đại học Cambridge (Anh), Đại học Standord (Hoa Kỳ), Viện Công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ) và Viện Công nghệ California (Hoa Kỳ).

Trở lại với Trung Quốc, dù người ta dự đoán có thể chỉ trong vòng 10 năm nữa, số tác giả được trích dẫn của nước này sẽ ngang ngửa với Hoa Kỳ, không phải không có than phiền từ gần nửa triệu sinh viên quốc tế (con số của chính quyền Trung Quốc đưa ra) đang theo học ở nước này.

Vẫn Times Higher Education hồi đầu tháng Chín dẫn nghiên cứu của một phó giáo sư Trung Quốc mà theo đó sinh viên quốc tế ở Trung Quốc cho rằng các giảng viên thường áp đảo quá trình dạy và học và giảng viên Trung Quốc cũng không khuyến khích học viên đặt câu hỏi. Điều này cũng dẫn tới tình trạng sinh viên Trung Quốc ra nước ngoài khá dè dặt. Một giảng viên từng dạy nhiều sinh viên Trung Quốc ở Anh nói với tôi dạy họ rất mệt vì họ nhường hết phần nói cho giảng viên thay vì tham gia thảo luận hay ít nhất là đặt câu hỏi. Nhiều sinh viên cũng luôn đeo trên cổ nỗi sợ tới mức không dám chọn những đề tài gây tranh cãi ở Trung Quốc để viết bài hay làm luận án dù họ đã sang tận Anh. Điều này thì họ khá giống với một số sinh viên Việt Nam.



Luật sư cũa Nghĩa Hòang Phó: ông Nghĩa không cố ý phạm tội







Việt Nam Tuần Qua, 29/9/2018







Á Châu Ngày Nay, 30/9/2018







Tàu Cộng phá hoại khí hậu toàn cầu







Trần Huỳnh Duy Thức: 33 ngày tuyệt thực và đơm hoa hy vọng







Hoàng Tường hát LÁ CỜ THIÊNG







Hạ cờ đỏ treo ở trường trung học Randolph tại Massachusetts







Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

TT Trump phê phán XHCN: dân Việt không cộng sản tán đồng




Tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm qua, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chỉ trích xã hội chủ nghĩa.
Ông đặc biệt dẫn chứng Venezuela, và rằng "chủ nghĩa xã hội đã làm phá sản một quốc gia giàu dầu mỏ và đẩy người dân nước này vào cảnh nghèo đói cơ cực".

"Gần như ở nơi nào mà chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản đã được thử nghiệm, chúng cũng gây ra đau khổ, tham nhũng và mục nát. Cơn khát quyền lực của chủ nghĩa xã hội dẫn đến sự bành trướng, thôn tính và đàn áp.''

Tất cả các quốc gia trên thế giới cần chống lại chủ nghĩa xã hội và sự bần cùng mà nó mang lại cho tất cả mọi người."

Nội dung này trong bài phát biểu không được báo chí Việt Nam đưa tin, tuy nhiên, được giới bất đồng chính kiến liên tục chia sẻ trên mạng xã hội.

Giới bất đồng chính kiến 'hả hê'


"[Giới bất đồng chính kiến] phát điên về ông ấy khi ông ấy nói về chủ nghĩa xã hội," nhà văn Đoàn Bảo Châu nói với BBC về bài phát biểu của ông Trump hôm 27/9.

"Tôi rất tâm đắc, bởi điều ấy là một sự thật mà cả thế giới đều biết. "

Ông Châu cho rằng giới đối lập chính quyền ở Việt Nam bắt đầu quan tâm đến ông Trump kể khi vị tổng thống Hoa Kỳ phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.





"Điều khiến tôi thích Trump là ông ấy có cách tư duy mạch lạc về thương mại, ông ấy nhìn ra được bản chất của [Trung Quốc] và việc đòi lại sự công bằng thương mại cho Mỹ rất tốt."

"Người Việt thích ông Trump bởi ông ấy thể hiện một sự thẳng thắn, mạnh mẽ và thái độ ấy sẽ thay đổi được thế giới tốt hơn. Nếu Mỹ mạnh lên thì sự nguy hiểm của Trung Quốc với thế giới cũng được giảm đi," ông Châu nói.

"Là công dân Việt Nam tôi trân trọng và có phần quý mến ông Trump," Trịnh Bá Phương nói với BBC hôm 27/9.

"Tôi đã đọc toàn văn phát biểu của ông Trump tại LHQ, tôi đánh giá cao bài phát biểu này," vì bài phát biểu "lột tả bản chất của chế độ XHCN, việc ông nêu minh chứng về Venezuela đã cho nhiều người không còn nghi ngờ gì về sự thối nát, tham nhũng, độc tài của những chế độ XHCN."

Và anh "hoan nghênh" việc ông Trump đang thực hiện những đòn trừng phạt Trung Quốc.

"Trung Quốc là nhà nước độc tài luôn muốn làm bá chủ Biển Đông, và xâm chiếm lãnh hải của Việt Nam! Sự can thiệp mạnh mẽ của Mỹ tại Biển Đông khiến tôi hi vọng sẽ ổn định lại tình hình, ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc."

Anh Nguyễn Trường Sơn, người phụ trách vận động cho khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), cũng cho rằng:

"Bài phát biểu của ông Trump khiến rất nhiều người trong giới bất đồng chính kiến hả hê, họ sử dụng bài phát biểu của ông ấy để chế nhạo và thách thức chính quyền việt Nam hiện tại."

"Dễ hiểu thôi vì người thường hiếm khi được nghe ý kiến chỉ trích CNXH, vốn được Đảng Cộng sản chọn để xây dựng mô hình chính trị. Rất ít khi các chỉ trích xuất hiện trong các bản tin và hệ thống giáo dục tại Việt Nam.

"Mà đặc biệt đây lại là một tổng thống Mỹ, chỉ trích rất công khai trước Liên Hiệp Quốc. Đó là tin sốt dẻo khiến người bình thường cũng phải quan tâm, dù ít hay nhiều."

Ý đồ chính trị


Tuy nhiên, theo anh Sơn, bài phát biểu của ông Trump có mục đích chính trị, và muốn nhắm vào người dân Mỹ hơn người Việt Nam hay các quốc gia CNXH.

"Thứ nhất, ông ấy dùng từ administration thay vì nước Mỹ, ông ấy muốn nói đến nội các của ông ấy.

Thứ hai, ông ấy chỉ trích CNXH, vì ông cho rằng Đảng Dân chủ, đối lập đảng ông ủng hộ CNXH."

"Cuộc bầu từ giữa kỳ tại Hoa Kỳ sắp diễn ra, đây là thời điểm rất gay go để chiếm lấy tình cảm của cử tri Mỹ cho nên tôi nghĩ rằng bài phát biểu của ông ấy là thông điệp gửi đến người dân Mỹ và hạ bệ Đảng Dân chủ."

Thêm vào đó, "không khí hả hê" chỉ xảy ra trong nhóm bất đồng chính kiến, chứ không chắc chắn phản ánh được quan điểm cả phần lớn người Việt Nam, anh Sơn nói.

"Vì phần đông dân số Việt Nam, sự quan tâm đến học thuyết chính trị về XHCN là khá mờ nhạt, vì từ CNXH nó đi sâu vào tiềm thức người Việt Nam từ mấy đời nay rồi, nhất là với những người sinh sau 1975.''

Nhưng dù sao thì "tình cảm của người Việt Nam dành cho Donald Trump rất tích cực" vì sự cứng rắn của ông Trump đối với Trung Quốc.

"Đại đa số người Việt Nam không có thiện cảm với Trung Quốc vì lịch sử phức tạp giữa hai quốc gia cũng như tranh chấp chủ quyền biển đảo đang diễn ra. Nên theo phản xạ tự nhiên, nếu có ai đó thay mặt mình 'trừng trị' một đối thủ trước giờ vẫn hay bắt nạt mình thì mình luôn vui vẻ ủng hộ người đó," anh Sơn nói.

Chính vì vậy, nhiều nhà hoạt động dân sự tại Việt Nam ủng hộ ông Trump bất chấp việc ông luôn bị các nhóm hoạt động dân sự tại Hoa Kỳ chỉ trích mạnh mẽ về các vấn đề như nữ quyền, quyền lợi của LGBT, nạn phân biệt chủng tộc hay vấn đề về môi trường.

Ông Sơn cho rằng giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam ủng hộ ông Trump hầu hết vì thái độ của ông ấy với Trung Quốc và cuộc chiến thương mại do ông phát động, vì "coi trọng yếu tố chống Trung Quốc hơn các vấn đề khác."

Về điều này, chính nhà văn Đoàn Bảo Châu cũng thừa nhận rằng:

"Mọi người ghét Trump về những vấn đề ấy nhưng tôi quan tâm nhất tới việc làm sao để nước Mỹ mạnh lên, bởi nước Mỹ là nước tôn trọng dân chủ, nhân quyền. Nước Mỹ cần phải thật mạnh để giúp thế giới này chống lại Trung Quốc."
        

Nhà văn Tâm Phan thi tài cùng đầu bếp chuyên nghiệp Chefs Line







Không ăn thịt nhằm giảm bớt tỷ lệ ung thư trực tràng







Tù nhân Lương Tâm tại Việt Nam - "Các anh chị không đơn độc"







Tận hưởng thời gian nghỉ hưu như thế nào?







Đừng nên khoe hình vé máy bay trên Social Media: Rất nguy hiểm









Trước mỗi chuyến bay, không ít người có thói quen chụp hình vé và đăng tải lên mạng để ‘khoe’. Đành rằng quý vị có thể đang vô cùng háo hức trông đợi chuyến đi đó, nên muốn khoe với ‘cả thế giới’, nhưng quý vị có bao giờ nghĩ hành động tưởng như vô hại này, có thể đem lại hậu quả khôn lường cho chính mình?

Mã số vé, số ghế, mã số đặt vé

Chỉ cần nhiêu đó thông tin, tội phạm có thể sử dụng nó để đăng nhập tài khoản đặt vé của quý vị, thay đổi một vài thứ, nâng cấp hạng ghế máy bay, đổi giờ thậm chí đổi chuyến, hủy chuyến bay…
Chắc chắn quý vị không muốn chuyến đi mà mình đã lên kế hoạch bao lâu bỗng dưng trở thành trò tiêu khiển cho kẻ lạ.

Hành lý kí gửi

Trên chiếc vé máy bay còn có cả thông tin hành lý kí gửi của quý vị, nên quý vị cần lưu ý nếu không muốn mất hành lý.

Lộ thông tin từ mã vạch

Có không ít quý vị còn cẩn thận làm mờ tên, che một số thông tin chuyến bay, thông tin cá nhân của mình. Nhưng điểm mấu chốt không phải ở đó, mà là ở cái mã vạch nằm lồ lộ trên chiếc vé.

Chiếc mã vạch đó nhìn chẳng có gì ngoài…’vạch’ nhưng nó chứa đựng toàn bộ thông tin quan trọng của người đặt vé, tài khoản người dùng, v.v…

Bất kì ai cũng có thể phóng to tấm ảnh lên, chụp lại mã vạch và bỏ vào một chương trình giải mã để trích toàn bộ thông tin cá nhân bao gồm: tên tuổi, mã số của người dùng (nếu thường xuyên bay) và một bản định vị gồm 6 kí tự được sử dụng để ghi chú trong hệ thống đặt vé.

Chỉ cần bấy nhiêu thông tin là tội phạm đã có thể sử dụng để đăng nhập một số tài khoản cá nhân trên hệ thống đặt vé. Không có mật mã? Chuyên vô cùng đơn giản vì chúng có thể báo quên mật mã, quên số Pin để được gửi lại thông tin đó qua email.

Các tội phạm ‘hacker’ hoàn toàn có khả năng bẻ khóa được tài khoản email hay mạng xã hội. Chỉ cần một vài thông tin cơ bản, chúng có thể truy ra toàn bộ những thông tin còn lại.


Phỏng Vấn TT Trí Quang- Tác giả Ngô Thế Vinh







Hai mô hình phát triển, dựa trên lương bổng hay trên tiết kiệm?







Bà điên không nhớ chuyện gần, mà nhớ chuyện xa xưa







Luận về võ khí và cách mượn sức... ra tiền!







Từ Y Khoa dịch từ Anh sang Việt- Tác giả Yến Dương




https://drive.google.com/file/d/1X207VaNVNXaFF_yI5gws0va6OFacDAAP/view?usp=sharing

Từ Y Khoa dịch từ Việt sang Anh - Tác giả Yến Dương




https://drive.google.com/file/d/1BQLkL3pMgmHvR0aBAfMiLAZP_h4BNsay/view?usp=sharing

Từ Luật dịch từ Anh sang Việt- Tác giả Yến Dương




https://drive.google.com/file/d/1NQ9vikVIZkXf84yUMWpyJzhne00j1CFX/view?usp=sharing

Giấc Mơ Trung Hoa- Tác giả Trần Mộng Lâm




https://drive.google.com/file/d/1rkDEovKGNZ-EwbaDWCU01jjL2un94KyV/view?usp=sharing

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

Một Cuộc Đời Âm Thầm: LM Nguyễn Thế Thuấn - Tác giả Nguyễn Văn Đức







Đọc sách Trí Quang Tự Truyện của Thầy Thích Trí Quang- Tác giả Trần Bình Nam







Trí Quang Tự Truyện







What China Can Gain from Trump’s Trade War - Source Project Syndicate



An unintended outcome of US President Donald Trump's trade war is that China will reduce its reliance on foreign trade and imported technologies. The end result could be a China that is stronger, more resilient, and possibly less willing to acquiesce to US-designed rules.

The world’s two largest economies – China and the United States – are engaged in a full-blown trade war, and what US President Donald Trump hoped would be a blitzkrieg has turned out more like trench combat. Many fear that this is only the beginning of a long conflict that could include weapons – and casualties – far outside the realm of trade.
 
Since China joined the World Trade Organization in 2001, the US has taken issue with China’s large current-account surplus and the undervalued renminbi. But over the last ten years, that surplus has pretty much disappeared, and the renminbi has largely been appreciating. Now, the US has shifted its attention to China’s inadequate protection of intellectual-property rights and its policy of appropriating foreign technology in exchange for market access.
 
Yet, in China’s view, what the US is really reacting to is not only the specifics of its trade policy, but also its overall development model and its aspirations to become a major global power – aspirations that are not out of reach. In fact, the Chinese believe, Trump’s trade war effectively proves that China has become a real and present threat to American hegemony.
 
Whether this is true or not is irrelevant; what matters is Chinese perception. Whereas in the past, only a few conservatives warned of US attempts to “contain” China, virtually everyone in China now buys into this narrative, including a growing number of young people.
 
Having grown up amid prosperity and confidence, exposed to Western lifestyles and educations, China’s millennial generation – born in the 1980s and 1990s – were supposed to usher in an era of even greater openness and freedom. Yet these young people – who have previously reported much warmer feelings toward Western countries and Japan than their parents and grandparents – are having their faith in Western ideas tested by Trump’s actions.
 
The real danger is that rising nationalism could embolden a contingent of the Party, known in China as the New Left, that denounces capitalism and its Western proponents, and calls for a return to the Maoist socialist order of 40 years ago.
 
On the positive side, it is likely to produce the political cohesion needed to implement structural reforms that shift the economy away from trade and manufacturing and toward domestic consumption. As different interest groups and factions unite against a common foe, President Xi Jinping will gain even more political capital, facilitating the shift from export-led economic growth to a trade-neutral model. Tax cuts and the redistribution of wealth toward households are also possibilities.
 
This is not to say that China is not continuing to pursue its plans to open up further. Even as China raises tariffs on US imports, it is lowering tariffs for other countries in order to fulfill its promise to increase overall imports and bolster domestic consumption. And its impending liberalization of its financial-services sector will amount to its biggest step toward openness since its accession to the WTO.

Areas that will become open to foreign participation include banking, securities, insurance, payments, and ratings services. Restrictions on foreign investors’ equity holdings or investments in services are being sequentially eliminated. Reflecting Xi’s belief that “sooner is better than later, and faster is better than slower,” at least seven of the 11 measures the central bank announced in April have already been completed.
 
Even as China continues its economic opening, however, it is looking increasingly inward, at its citizens to serve as consumers and at its businesses to adopt and advance new technologies. Many companies have already redoubled their efforts to increase their value-added and innovation capacity.
Whether Trump’s trade war is about containing China or just about punishing it for its trade practices, the unintended consequence is that China is now fortifying itself for a new era of political and economic challenges. Yes, the country will find it more difficult to pursue the “Belt and Road Initiative,” for example, or to export its excess capacity. But in the longer term, reducing its reliance on foreign trade and imported technologies will leave China stronger, more resilient, and possibly less willing to acquiesce to US-designed rules.
 
Sometimes the “loser” of a trade war ends up better off than the “winner.” In the 1980s, when President Ronald Reagan imposed restrictions on the number of cars Japan could export to the US, Japan suffered. But, over time, it developed its auto industry so that it could export more expensive cars.

Trump thinks that attacking China through trade will help to “Make America Great Again.” But it is
more likely to make China stronger.
 
 
 
 

ViệtNam - Dân Tộc Rời Rạc Và Đầy Sân Hận? - Tác giả Quách Hạo Nhiên







Hãy xem (đừng đọc) "văn phong" của Quyền Chủ tịch nước






Rắn hai đầu







Bạo lực gia đình trong cộng đồng Việt tại Mỹ













Mở cửa triển lãm: "Tổng thống Mỹ - Gánh nặng vinh quang"







Thái Lan: Cho chim ăn, có thể đi tù







Thêm 15 người tại Bình Thuận bị đi tù vì biểu tình chống Đặc khu







Hội luận về cái chết thương tâm của thanh niên 19 tuổi ở bịnh viện Chợ Rẫy







Dịch vụ công trực tuyến chưa ‘thân thiện’ với nhiều người Việt







Hợp nhất chức vị tổng bí thư và chủ tịch nước, sẽ có một lú chạy theo tập ở Việt Nam!







Trump phóng lao, Iran theo lao







Đảng Tàu Cộng thao túng doanh nghiệp nhà nước







Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

Marcelino Trương, sáng tác truyện tranh để nhìn đúng hình ảnh những người Việt không cộng sản







Vô Đề – Thơ Nguyễn Đức Sơn







xưa ông nội đến nơi này
sóng xanh mơ mộng những ngày thanh niên
sáng chiều bơi lội như điên
tập cha vào cõi vô biên một mình
nước vô mặt mũi lềnh bềnh
cha gần ngộp thở nên kình lại luôn
bây giờ biển cũ mênh mông
dẫu con về thở cũng không kịp rồi
một ngàn tư tưởng xa xôi
rừng cao một khoảnh cha ngồi ru con.

 

Đừng Tưởng – Thơ Bùi Giáng





 

Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Cứ cao là sáng cứ tu là hiền.
Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ nhiều là được cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe là điếc không trông là mù
Đừng tưởng cứ trọc là sư…
Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của đã sang…
Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây
Đừng tưởng cứ uống là say…
Cứ chân là bước cứ tay là sờ
Đừng tưởng cứ đợi là chờ…
Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần
Đừng tưởng cứ mới là tân…

Cứ hứa là chắc cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh…


Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to
Đừng tưởng cứ quyết là nên…
Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua
Đừng tưởng cứ lớn là khôn….
Cứ bé là dại, cứ hôn… là chồng
Đừng tưởng giàu hết cô đơn…
Cao sang hết ốm, tham gian hết nghèo
Đừng tưởng cứ gió là mưa…
Bao nhiêu khô khát trong trưa nắng hè
Đừng tưởng cứ hạ là ve…
Sân trường vắng quá ai khe khẽ buồn…
Đừng tưởng thu lá sẽ tuôn…
Bao nhiêu khao khát con đường tình yêu.
Đừng tưởng cứ thích là yêu…
Nhiều khi nhầm tưởng bao điều chẳng hay
Đừng tưởng vua là anh minh…
Nhiều thằng khốn nạn, dân tình lầm than.
Đừng tưởng đời mãi êm đềm…
Nhiều khi dậy sóng, khó kềm bản thân.
Đừng tưởng cười nói ân cần…
Nhiều khi hiểm độc, dần người tan xương.
Đừng tưởng trong lưỡi có đường…
Nói lời ngon ngọt mười phương chết người
Đừng tưởng cứ chọc là cười…
Nhiều khi nói móc biết cười làm sao
Đừng tưởng khó nhọc gian lao…
Vượt qua thử thách tự hào lắm thay
Đừng tưởng cứ giỏi là hay…
Nhiều khi thất bại đắng cay muôn phần
Đừng tưởng nắng gió êm đềm…
Là đời tươi sáng hóa ra đường cùng
Đừng tưởng góp sức là chung…
Chỉ là lợi dụng lòng tin của người
Đừng tưởng cứ tiến là lên…
Cứ lui là xuống, cứ yên là nằm
Đừng tưởng rằm sẽ có trăng…
Trời giăng mây xám mà lên đỉnh đầu
Đừng tưởng cứ khóc là sầu…
Nhiều khi nhỏ lệ mà vui trong lòng
Đừng tưởng cứ nghèo là hèn…
Cứ sang là trọng, cứ tiền là xong.
Đừng tưởng quan chức là rồng
Đừng tưởng dân chúng là không biết gì.  
Đời người lúc thịnh, lúc suy
Lúc khỏe, lúc yếu, lúc đi, lúc dừng.
Bên nhau chua ngọt đã từng
Gừng cay, muối mặn, xin đừng quên nhau.
Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước, tình sâu, nghĩa bền.
Ai ơi nhớ lấy đừng quên…!