khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2020

Hai gương mặt, một cuộc đời cống hiến





Thời Sự Bàn Tròn : Hong Kong, Biển Đông và Nghiệp Đoàn tại VN





Hong Kong: hàng trăm người bị bắt vì biểu tình ngày 1/7





Quốc khánh Hoa Kỳ: Vì sao xã hội Mỹ không hoàn hảo nhưng luôn tốt hơn?- Tác giả Tạ Lương


Ngày 4, tháng 7, năm 1776 - Một quốc gia mới ra đời.

Bản Tuyên Ngôn Độc Lập khắc cốt, đi trước thời đại, vang vọng khắp thế giới: "Chúng ta khẳng định chân lý tự nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc".

Thấm thoát 244 năm trôi qua, bao nhiêu thăng trầm. Ngay cả lúc đất nước mong manh nhất là cuộc nội chiến Mỹ với 618,222 người chết, bản Tuyên Ngôn Độc Lập và Hiến Pháp Hoa Kỳ vẫn đứng vững trước thử thách của thời gian, để làm nền tảng cho chẳng những nước Mỹ, mà cả thế giới tự do, và niềm hy vọng cho tất cả những ai khát khao tự do, dân chủ.

Tôi đến New York vào mùa Thu lá trở màu năm 1981, khi đã là một thanh niên 19 tuổi. Một người tị nạn tay trắng, trình độ chập chững trung học, bỏ đã lâu, tiếng Anh vài chữ. Nước Mỹ bao dung đã nâng đỡ tôi, tạo điều kiện cho tôi trải qua hai năm trung học, đại học, rồi thạc sĩ. Cho tôi cả một tương lai, và một gia đình trọn vẹn. Văng vẳng tiếng người bạn: "Nếu mày ở Việt Nam thì trình độ mày chỉ có chạy xe ôm".

Không riêng tôi, bao trăm ngàn người Việt đã được cho cơ hội để học hành, làm việc và xây dựng sự nghiệp trên mảnh đất đầy cơ hội này.

Chúng tôi chăm chỉ làm ăn. Làm thân cây mắm và cây đước bồi đắp cho thế hệ tương lai. Bây giờ, thế hệ trẻ đã đạt được thành công rực rỡ trên hầu hết các ngành nghề khác nhau: thương mại, tài chính, nghệ thuật, báo chí, chính trị, luật pháp, y khoa, kỹ thuật, khoa học, quân sự, giáo dục, v.v. Và cứ như thế, thế hệ kế tới lại nối tiếp.

Kinh tế nước Mỹ là đầu tàu của cả thế giới. Năm 1947, khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu, tổng sản lượng của Mỹ là 2 ngàn tỉ Đô la.

Năm 2019, tổng sản lượng của Mỹ đã tăng gần 20 ngàn tỉ. Chỉ riêng California tiểu bang tôi ở, tổng sản lượng 2019 là 3200 tỉ. Nếu là một nước riêng, California chỉ sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật, và Đức. Quận hạt Orange County với 3.3 triệu dân, nơi tôi ở, có tổng sản lượng là 271 tỉ, so với tổng sản lượng của Việt Nam năm 2019 đạt 266 tỉ.

Sức làm ra tiền khủng khiếp cho tất cả mọi người, trong xã hội Mỹ pháp quyền và sáng tạo, đã thu hút hầu hết các chất xám khắp thế giới, để giúp cho người dân thêm cuộc sống địa đàng. Một ví dụ: Khoảng 15% thu nhập hàng tháng, $600-$750 Đô la, của một gia đình Việt trung bình 4 người ở Mỹ cho đồ ăn có chất lượng hàng ngày.

Khi mới đến nước Mỹ, hay Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, tôi được nghe đất nước này là một "melting pot", nồi soup chan hòa.

Tất cả các dân tộc không phân biệt, sẽ được trộn lẫn để cùng một tiếng nói, tư tưởng, đồng lòng.

Nhưng dần dần, tôi nhận ra ý tưởng là như thế, nhưng nước Mỹ thực ra là một dĩa rau salad, với rất nhiều kiểu nước chấm. Đôi khi chỏi nhau vì sắc tộc, văn hóa, tư duy, thế hệ, và quyền lợi. Mặc dù sau cùng, hầu hết đều ăn được phần của mình một cách ngon lành.

Nước Mỹ có hai khối chính: Khối bảo thủ và khối cấp tiến. Một phần đã quen cách sống truyền thống, không muốn thay đổi, nhất là khi sự thay đổi có thể khiến niềm tin, kinh tế, công ăn việc làm của họ bị xáo trộn.

Nhưng thế hệ mới và những người cấp tiến lại muốn hướng tới thay đổi. Đó là định nghĩa đối lập của đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ. Hai thế lực giằng co. Và cứ thế, con thuyền Hoa Kỳ cứ dích dắc đi tới.

Thủ Tướng huyền thoại Anh Quốc Winston Churchill từng nói: "Dân Chủ là kiểu mẫu tệ nhất của quản lý đất nước, ngoại trừ tất cả những kiểu mẫu khác ( democracy is the worst form of government except all those other forms). Rõ ràng một nước Mỹ hoàn hảo còn xa lắm, nhưng đất nước này đã mang đến cho tôi và những người thân yêu của tôi tất cả những gì chúng tôi cần.

Nhìn lại chính trường Mỹ trong vài năm qua, tôi nhận thức rằng, nền tảng của nước Mỹ dân chủ hóa ra mong manh và có thể bị xô đổ.

Tôi nghiệm ra một điều: thực ra không phải chỉ nhờ bản Tuyên Ngôn Độc Lập hay Hiến Pháp Hoa Kỳ mà nước Mỹ hùng mạnh đến ngày hôm nay.

Cái chính làm nó hùng mạnh là vì những công dân Mỹ chân chính. Những người được giáo dục, có văn hóa, có tư cách, và yêu chuộng tự do đã gìn giữ hệ thống pháp quyền không bị lung lay vì quyền lợi riêng tư. Nước Mỹ sản sinh ra rất nhiều người như thế. Họ dám bỏ cả sự nghiệp tương lai để bảo vệ tiếng nói trung thực của họ, để bảo vệ đất nước và nền tảng hiến pháp thấm nhuần trong máu thịt của họ.

Năm 2020 là một năm đầy biến động chưa từng thấy trong gần 40 năm tôi sống ở Mỹ. Từ luận tội tổng thống, một việc vốn chỉ xảy ra ba lần trong lịch sử Mỹ. Một cơn đại dịch trăm năm mới có một lần, đến ngày hôm nay vẫn còn tăng. Dẫn đến thất nghiệp chưa từng thấy từ thời Đại Suy Thoái, 1930. Châu Âu lần đầu tiên trong lịch sử cấm cửa dân Mỹ vào. Rồi nổi loạn đòi hỏi nhân quyền cho người da đen khắp nơi chưa từng có. Nguyên nhân cho các biến động này là sự chia rẽ trầm trọng của người dân.

Niềm tin vào sự liêm chính của các đảng phái đối đầu hầu như không có. Tin tức giả lan tràn chưa từng thấy trên mạng xã hội, được chia sẻ, phát tán vô tội vạ, không kiểm chứng, không trách nhiệm. Người nhận tin tức giả hay không, hợp mắt, khoái tai củng cố thêm cho niềm tin của họ.

Nhìn vào căng thẳng tình hình hiện nay, tôi cảm thấy xã hội gần như muốn đổ bể. Tôi cảm thông cho những người có định kiến ở các khía cạnh khác nhau, theo tầm nhìn và kinh nghiệm cá nhân của họ. Trong gần 40 năm ở Mỹ, tôi chưa bao giờ cảm thấy lo âu như ngày hôm nay. Đất nước Mỹ mà tôi biết, dường như có thể thay đổi hoàn toàn trong những năm tháng tới.

Nhưng, dựa trên lịch sử nước Mỹ thăng trầm trong suốt 244 năm qua, tôi vẫn có niềm tin. Cuộc kháng chiến giành Độc lập khỏi ách thống trị của Anh Quốc năm 1776 đã cho chúng tôi vùng đất tự do này. Nội chiến tàn khốc nhưng đã giải phóng cho những người nô lệ vào năm 1865, bảo đảm cho những người da màu như tôi và các con tôi không bị phân biệt và được đối xử bình đẳng theo luật pháp. Phụ nữ có quyền bỏ phiếu đúng 100 năm trước, 1920, cho phép con gái của tôi có quyền chọn người đại diện.

Phán quyết Brown vs Board of Education năm 1954 giúp con tôi có thể học chung trường với người da trắng. Đạo luật Dân Quyền (Civil Right Act) năm 1964 nhờ cố gắng tranh đấu bất bạo lực không ngừng nghỉ của Tiến Sĩ Martin Luther King Jr. và phong trào dân quyền người da đen, trừng phạt những người phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính hoặc gốc gác. Hôn nhân đồng tính được công nhận vào năm 2015 sau những tranh đấu không mệt mỏi chống lại giáo điều và định kiến, để con người đồng tính có thể sống đúng với chính họ sau những năm bị đối xử bất công, đau khổ về tinh thần và bị ruồng bỏ.

Nước Mỹ chưa bao giờ hoàn hảo. Nhưng lịch sử đã chứng minh, đất nước này vẫn đang tiếp tục cố gắng để các thế hệ sau được sống trong một xã hội tốt đẹp hơn, như đã hứa từ thời lập quốc: "mọi người sinh ra đều bình đẳng." Họ có:"quyền được sống, quyền được tự do, và mưu cầu hạnh phúc". Mục sư Martin Luther King đã có một giấc mơ nhưng chưa thành. Riêng tôi, tôi vẫn luôn có niềm tin về một xã hội tương lai tốt hơn cho con cháu da màu của mình.

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên - Tác giả Đặng đình Mạnh

Sài Gòn, cái tên đã có từ hơn ba thế kỷ để chỉ vùng đất phương nam, nơi đã từng cởi mở đón nhận biết bao thế hệ người Việt nam tiến khai phá vùng đất mới. Sài Gòn, nơi giao thoa của nhiều tôn giáo, nền văn hóa, dân tộc, thành phần … biến sự thân thiện, chân thật, hào sảng trở thành tâm tính địa phương. Sài Gòn, nơi đã từng là thủ đô của cả một quốc gia trước khi ngơ ngác thấy mình có danh xưng mới.

Sự kiện bắt đầu từ ngày 02/07/1976, khi ấy quốc hội của một quốc gia vừa thống nhất hồ hởi đổi tên Sài Gòn và thay vào đấy là tên giả lãnh tụ của họ. Người tiếc nuối Sài Gòn khi ấy khóc : “Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên”.

Thế nhưng, quả là “lo bò trắng răng”. Sau 45 năm thay tên đổi họ, có vẻ như danh xưng Sài Gòn chưa một lần "thọ tử", Sài Gòn vẫn cứ mạnh mẽ phủ sóng trên mọi mặt trận … xấu xa : Nếu mưa thì “Sài Gòn ngập đến đầu gối”, nếu nắng “Sài Gòn vật vã dưới nắng nóng”, nếu chết “Phát hiện xác chết nam giới nổi trên sông Sài Gòn”, nếu nghiện ngập “Bắt khối lượng ma túy lớn ở Sài Gòn”, nếu chơi bời “Phát hiện ổ mại dâm ở Sài Gòn”, nếu tệ nạn "Chém nhau trên phố Sài Gòn", thậm chí, nếu hỏa hoạn “Cháy lớn ở Sài Gòn” … đều là những cái tít giữ gìn tên tuổi Sài Gòn trên báo chí kách mệnh.

Đúng chất Sài Gòn là vậy, nơi chứa chấp đủ mọi loại hỷ, nộ, ái, ố trong cuộc đời mà vẫn giữ lòng thân thiện, chưa một lần buông lời thị phi phân biệt. Tồn tại với nắng vỡ đầu, với lụt lội, với tử thi, với nghiện ngập, với mại dâm, với tệ nạn, với hỏa hoạn .. và cũng từ đó mà định hình tính cách hào sảng chẳng dễ nom ở đất kinh kỳ. Sống dai như thế, dai dẵng hơn cả đời người, chủ nghĩa ... thì Sài Gòn cũng chẳng cần đến một lời tuyên bố về sự hồi sinh. Bởi lẽ, đã chết bao giờ mà hồi sinh ?

Xem ra, yêu đất này thì phải yêu cả báo chí Kách Mệnh khi họ cứ phải giữ gìn mãi Sài Gòn cho chúng ta, dù rằng, chẳng được bao lần thành ý…

"Why is Trump calling Black Lives Matter a symbol of hate?"





"My sexuality is not a sickness"





Giọng Sài Gòn “chuẩn” là như thế nào? - Tác giả Hải Phan


Hồi còn đi học, vẫn hay chọc mấy đứa bạn bằng 2 câu thơ nhại:
Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Gái Sài Gòn cái mỏ cong cong
Chuyện con gái Sài Gòn “mỏ” có cong không thì hổng có biết, chỉ biết con gái Sài Gòn có cái đầu môi cong cong, dễ làm chết người lắm, nhất là khi cánh môi be bé ấy cong lên một chữ “hônggg…” khi đứa con trai rủ rê đi đâu, năn nỉ gì đó. Lúc đó, đem gương hay kiếng soi, chắc cái mặt của đứa con trai đó tội lắm.
Mà con gái Sài Gòn có điệu đà, õng ẹo chút thì mới đúng thiệt là con gái Sài Gòn. Ai mà chẳng biết vậy. Gọi đó là cái duyên ngầm của người con gái đất Gia Định cũng chẳng có gì sai. Ai hiểu được, người đó sẽ thấy sao mà yêu mà thương đến vậy…
Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam, có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách trú (người Hoa hay chú ba tàu), những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…
Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian.
Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến cái giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được.
Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ còn có giọng tha thiết của người con gái xứ Huế trầm tư mới cùng được ví von như thế…
Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào… mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt. Giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn.
Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, thứ giọng chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, nó chính là cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ.
Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang, sang sảng riêng… Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu… Người miền khác có thích hay khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này.
Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen!” – Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!”.
Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói“Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!”. “Thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên lên tiếng “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…
Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau, lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”.
Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!”
Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen”, “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen, như cái “duyên” trong giọng Sài Gòn. Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” “xong dzồi”.
Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn..
Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó. Nghe một người Sài Gòn phát âm những chữ có phụ âm “v” như “về, vui, vườn, võng” có cảm giác sao sao ấy, không đúng là giọng Sài Gòn chút nào…
Nhìn lại một quãng thời gian hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh… cho đến Sài Gòn, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer… Các sử sách xưa chép lại, khi người Việt bắt đầu đến Đồng Nai – Gia Định thì người Kh’mer đã sinh sống ở đây khá đông, rồi tiếp đó là khách trú (người Hoa), và một số dân tộc láng giềng như Malaysia, Indonesia (Java) cũng có mặt. Sự hợp tụ này dẫn đến nhiều sự giao thoa về mặt văn hóa như đàn ông không mặc quần mà quấn sà rông, nhà giầu quê bận bộ áo bà ba mầu trắng, làm ăn khi giao tiếp phải có chầu “nhậu”, cũng như những mặt khác của đời sống, trong đó dĩ nhiên phải nói đến ngôn ngữ.
Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều “hình ảnh” và “màu sắc” hơn. Những từ như “lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì, cái ki …” là tiếng mượn của khách trú, những từ như “xà quầng, mình ên…” là tiếng của người Kh’mer.
Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ… Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.
Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ “dạ” khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ “vâng”. Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ “vâng”. Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói “vâng!” là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt.
Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ “dạ” vào mỗi câu nói. “Mày ăn cơm chưa con? – Dạ, chưa!”; “Mới dìa/dzề hả nhóc? – Dạ, con mới!”… Cái tiếng “dạ” đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó “thương” lạ…dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng “dạ” là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳng hay…
Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này”… người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.)
Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.
Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem… ”Nhỏ đó xinh lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thuý, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi.
Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề…nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều, tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, kiểu bắt chước Tây, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn. Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen.
Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà.
Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói“Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”… Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà… hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà. “coi dzậy mà hổng phải dzậy”.
Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!”. Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang “màu sắc” riêng.
Người Sài Gòn có cái kiểu gọi “Mày” xưng “Tao” rất “ngọt”. Một vài lần gặp nhau, nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Saigon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô thiển mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi.
Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng-hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó… tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như “cậu cậu – tớ tớ” của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.
Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy “tụi nhỏ” sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng “con” ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn “ưa” tiếng chú, thím, dì, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện.
Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì“Dì ơi dì… cho con hỏi chút…!” – còn lớn hơn thì dĩ nhiên là “Bác ơi bác…” rồi. Khi gọi một cách thân mật có ý khuyên bảo với một em nhỏ, người Sài gòn thường nói “Này, chú em…”
Những tiếng mợ, thím, cậu,… cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng “con” chứ không phải “cháu cháu” như một số vùng khác.
Cái tiếng “con” cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền.
Nói tiếp chuyện xưng-hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này:
Ông đó = ổng
Bà đó = bả
Anh đó = ảnh
Chị đó = chỉ
Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên trở nên giữ vai trò quan trọng… ngộ nghĩnh vậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay, đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Bộ – Sài Gòn á nghen.
Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo… số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm…Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi : chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng, anh Sáu Lèo …
Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng “anh-chị-em” đôi khi được….giản lược mất luôn, trở thành “Hai ơi Hai, em nói nghe nè…” và “Gì dzạ Út?”…Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ “Út ơi…con nhờ chút!” hoặc với mấy chị tôi thì “Hai ơi Hai…em nói nghe nè!”.
Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi…rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đình. Ngồi kể lể “anh Hai, chị Hai, dì Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba…” một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô gì rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi…lâu.
Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc biệt của cả một mảnh đất miền Nam sông nước. Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh.
Cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

2019 Report on Political Prisoners and Activists at Risk in Vietnam - Tác giả THE 88 PROJECT





Chuyến Hải Hành Cuối Cùng, 30/4/1975





Địu Con Đi Học Trên Vùng Cao





Du Ca Phù Sa An Giang hợp ca Đường Việt Nam, nhạc Nguyễn Đức Quang





'Kent State Massacre': Biến động trong nước và Chiến tranh Việt Nam thời Nixon - Tác giả Nguyễn tiến Hưng


Ngày 30 /4/1970 Tổng thống Nixon lên TV tuyên bố rằng quân đội Mỹ và VNCH đã đánh sang Campuchia để tấn công trung tâm hoạt động quân sự của Cộng sản ở Nam Việt Nam.

Ngay ngày hôm sau, 1/5/1970, biểu tình bắt đầu ở Đại học Kent (tiểu bang Ohio), rồi bùng nổ khoảng nửa đêm, vào lúc một nhóm người ra khỏi quán bar rượu. Họ ném các chai bia vào xe cảnh sát và cửa số hàng quán ở trung tâm thành phố.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionSinh viên biểu tình phản đối Cuộc chiến Việt Nam tại Washington, DC

Trong một cuộc họp báo, Thống đốc Ohio Jim Rhodes đập bàn, cáo buộc sinh viên biểu tình là "un-American," và là "làm cách mạng".

Ông kết luận: "Chúng ta đang phải chống lại một nhóm cực mạnh, được đào tạo bài bản, và bạo động chưa từng có ở Mỹ."

Ngày 4/5/1970, một cuộc biểu tình lên kết hoạch ở Đại học Kent. Ban giám đốc phân phát 12.000 tờ thông báo cho các sinh viên về lệnh hủy bỏ cuộc biểu tình.

Một số đơn vị Bộ binh và Thiết kỵ (Armored Cavalry) cùng với Vệ binh Quốc gia Ohio và Cảnh sát của Đại học đã tới để phô trương lực lượng, thuyết phục đám đông. Xe cảnh sát đi qua đọc lệnh 'phải giải tán, nếu không thì sẽ bị bắt'.

Đoàn biểu tình ào ạt ném đá vào cảnh sát. Xe jeep phải rút lui.

"Pigs off campus" ('Bọn heo hãy xéo khỏi khu học xá')

Vào khoảng trưa, Vệ binh trở lại, và một lần nữa, ra lệnh giải tán. Cũng không thành công, nên họ phải dùng tới hơi cay để xử lý. Nhưng vì gió thổi mạnh, hơi cay không có tác dụng.

Lần ném đá thứ hai bắt đầu. Có tiếng hô to: "Bọn heo ở đây hãy cút đi" (Pigs off campus).

Các ống khí cay được ném ngược trở lại đoàn quân.

Thế là 77 Vệ binh với lưỡi lê gắn trên súng M1 Garand tiến tới đoàn người biểu tình.

Bất chợt, tiếng súng nổ. Bên nào bắn trước thì vẫn còn là một vấn đề tranh cãi.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCuộc biểu tình của sinh viên trở nên bạo lực khi bắt đầu có súng nổ

Kết quả là ít nhất có tới 29 trong số 77 Vệ binh đã xả súng, ước tính tới 67 lượt đạn, giết chết bốn sinh viên và làm chấn thương chín sinh viên khác, chỉ trong vòng 13 giây. Có nguồn tin cho rằng cuộc xả súng đã kéo dài tới một phút hoặc lâu hơn.

Hình ảnh một cô gái trẻ bị sốc, la khóc bên cạnh thi thể một sinh viên bị giết được tung ra.

Cả nước Mỹ bàng hoàng. Giống như hình ảnh ông George Floyd bị chận cổ chết tháng 5/2020, nó đã trở nên một biểu tượng, ghi lại một thời nhiễu nhương.

Bạo động lan tới khu vực Washington

Bắt đầu từ Đại Học Maryland ở College Park (nằm trong vành đai Washington): hàng ngàn người biểu tình tới chiếm đóng và phá hoại Tòa nhà Hành chính của Đại học, rồi tiến tới trụ sở ROTC.

Thống đốc Maryland Marvin Mandel điều Vệ binh Quốc gia tới dẹp loạn.

Đêm hôm đó, khoảng 25 người bị bắt và 50 người bị thương. Tờ Washington Post gọi cuộc biểu tình này là "lớn nhất và bạo lực nhất trong lịch sử của trường đại học".

Thống đốc Mandel tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Từ xa xa, tiếng trực thăng nổ ầm ầm trên bầu trời. Lệnh giới nghiêm được áp đặt.

Thêm 48 người bị bắt giữ.

Ngày 9/5/1970 (chỉ năm ngày sau vụ Kent), khoảng 100.000 người tới Washington biểu tình.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionLực lượng Vệ binh Ohio chuẩn bị rời khỏi khu học xá của trường Kent State University

Thoạt đầu, để cố tránh cảnh xả súng như ở Kent, từng đoàn xe buýt - thay vì cảnh sát và vệ binh - đã được điều động tới để bao vây chung quanh Tòa Bạch Ốc, chận biểu tình tiến vào bên trong.

Không những TT Nixon đã được đưa tới Camp David hai ngày để cho an toàn, mà theo Charles Colson (luật sư của TT Nixon) thì quân đội đã được điều tới để bảo vệ chính phủ.

Ông nhớ lại: "Binh sĩ từ Sư đoàn Dù 82 đã có mặt dưới hầm tòa nhà Executive Office Building (nơi làm việc của nhân viên văn phòng tổng thống, nằm sát cạnh Tòa Bạch Ốc). Tôi xuống hầm nói chuyện với một vài người và đi giữa các binh sĩ. Họ nằm trên sàn, dựa vào túi ba lô, mũ sắt, với dây đai đạn cùng với súng trường. Và tôi nghĩ, 'Đây không thể là nước Mỹ. Đây không phải là nền dân chủ tự do lớn nhất trên thế giới. Đây là một quốc gia đang có chiến tranh với chính mình'."

Kiểm điểm và cải tổ sau bạo loạn

Nước Mỹ là một nước năng động cho nên những vụ loạn lạc hay biểu tình thường lại dẫn đến những tiến bộ và cải tổ xã hội sau đó.

Về thảm cảnh 4/5/1970, dù Vệ binh Quốc gia đã bắn 67 lượt đạn giết chết sinh viên, nhưng vì bạo động đã tới mức quá khích, đưa nước Mỹ tới cảnh xáo trộn, cho nên đa số người dân đã bất mãn với chính sinh viên.

Một cuộc thăm dò của Gallup được thực hiện cho thấy 58% số người được phỏng vấn đã đổ lỗi cho các sinh viên, 11% đổ lỗi cho Vệ binh Quốc gia, và 31% không bày tỏ ý kiến.

Năm tuần sau thảm cảnh, TT Nixon đã lập ra một ủy ban - Ủy ban Sranton - tìm hiểu cho thật sâu tình trạng bất ổn tại các đại học, đặc biệt là về những gì đã thực sự xảy ra ở Kent và những lý do tại sao.

Sau cùng, 24 sinh viên và một giáo sư đã bị truy tố về cuộc biểu tình và vụ đốt cháy tòa nhà ROTC.

Mặt khác, Tòa cũng truy tố năm Vệ binh về trọng tội (felony), và kết án tội nhẹ (misdemeanor) một số khác.

Vệ binh kháng cáo rằng họ đã phải nổ súng để tự vệ vì những bạo động trong mấy ngày trước đó đã làm cho họ hết sức lo âu và tin rằng chính mạng sống của mình đã bị đe dọa.

Bài học từ vụ việc đã được rút tỉa, buộc Vệ binh Quốc gia phải kiểm tra lại các phương pháp kiểm soát đám đông.

Khí giới mà Vệ binh đã dùng ngày 4/5/1970 tại Kent State là loại giết người (lethal), như súng trường M1 Garand có nạp đạn, lưỡi lê, và lựu đạn khí.

Trong những năm sau, Quân đội Mỹ bắt đầu chế tạo các phương tiện ít nguy hiểm hơn (như đạn cao su) để giải tán biểu tình khi cần.

Phương cách để 'kiểm soát đám đông' và 'chiến thuật dẹp bạo động' cũng được chỉnh sửa để giảm thiểu xu hướng gây hấn.

Có hai kết quả nổi bật:

Thứ nhất, thành lập một viện tại Đại học Kent để nghiên cứu những phương pháp ứng xử, gọi là 'Center for Peaceful Change'- Trung tâm giúp thay đổi một cách ôn bình (1971). Viện này phát triển và trở thành 'The Center for Applied Conflict Management' (CACM) - Trung tâm Quản lý Xung đột Ứng dụng (CACM); và

Thứ hai, thành lập một 'Institute for the Study and Prevention of Violence' - Viện nghiên cứu và phòng chống bạo lực (1998).

Phần lớn những kết quả nghiên cứu đã được áp dụng trong các tình huống tương tự sau này, như các cuộc bạo loạn ở Los Angeles năm 1992, vụ rối loạn sau trận bão Katrina năm 2005, và bây giờ, trong những bạo loạn sau vụ Floyd ở Minneapolis, Chicago và Los Angeles.

Hai bối cảnh: 1970 và 2020

Hiện nay, hệ lụy theo sau biến cố George Floyd vẫn tiếp tục gia tăng.

Bản quyền hình ảnh

Tuy nhiên, nếu nhìn lại lịch sử 50 năm trước đây thì ta thấy rằng: về tầm mức bạo động thì hoàn cảnh 1970 còn trầm trọng hơn xa hoàn cảnh 2020.

Về số người biểu tình từ tháng năm tới nay cũng ít hơn là 4 triệu sinh viên tham gia năm 1970 khi 450 đại học phải đóng cửa.

Tại Washington DC thì Sư đoàn Dù 82 (đóng ở Fort Bragg, North Carolina) cũng chưa phải đến để bảo vệ chính phủ, và trực thăng cũng chưa phải đưa TT Trump đi nánh lạn.

Cũng nên so sánh phong trào "Black Life Matters" (BLM) năm 2020 với "Black Panthers Party" (BPP) năm 1970.

BPP kêu gọi 'vũ trang tất cả những người Mỹ gốc Phi Châu, giải phóng tất cả người da đen ra khỏi nhà tù, và bồi thường cho việc bị khai thác lao động trong nhiều thế kỷ.'

Và những đòi hỏi như giải tán cảnh sát (2020) thì cũng không thể so sánh với đòi hỏi "lật đổ chủ nghĩa đế quốc Mỹ" của The Weather Underground (1970).

Tổng kết về những khó khăn của nước Mỹ năm ấy, TT Nixon ghi lại trong Hồi ký:

"Từ tháng 1/1968 qua tháng 4/1970 - dù ước tính một cách bảo thủ, thì cũng đã có tới 40.000 sự cố… Trong năm học 1969/1970, khủng bố đã thực hiện tới 174 cuộc đánh bom lớn, và mưu toan đánh bom tại các đại học."

Dù vậy, sau 1970 nước Mỹ đã trổi dậy và tiếp tục tiến bộ về mọi mặt và Liên Xô đã sụp đổ.. Cho nên, đừng ai vội nghĩ rằng nước Mỹ sẽ đi đến loạn lạc và làm mất vài trò lãnh đạo thế giới.

Sau khi đã cải tổ Vệ Binh Quốc Gia, bây giờ đến lượt cải tổ Lực lượng Cảnh sát. TT Trump đã ký sắc lệnh, và Quốc Hội đang chuẩn bị để có thể thông qua một đạo luật mới về vấn đề này trước Lễ Độc Lập ngày 4/7/2020.

Bạo loạn tác động đến bầu cử: từ Nixon tới Trump

Những hành động phi luật pháp, vô trật tự năm 1970 đã khởi động mạnh từ sau khi TT Nixon đẩy cuộc chiến Việt Nam sang Campuchia.

Nhưng đến khi vận động cho nhiệm kỳ hai thì ông lại dùng chính cảnh bạo động để thuyết phục cử tri.

Lập trường tranh cử 1972 của TT Nixon dựa trên hai cột trụ chính yếu được gắn vào hai khủng hoảng của thời cuộc: "Restore law and order and provide new leadership for the Vietnam War"- tái lập trật tự, luật pháp, và đem lại cách lãnh đạo mới cho cuộc chiến Việt Nam.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTT Nixon đã đặt nhu cầu vãn hồi trật tự và luật pháp trước cả Chiến tranh Việt Nam

Ta thấy ông đã đặt nhu cầu vãn hồi trật tự và luật pháp trước cả Chiến tranh Việt Nam.

Và ông đã thắng cử (ngày 7/11/1972). Lại đại thắng - người Mỹ gọi là "landslide" (long trời lở đất) - vì Nixon đã thắng ở 49/50 tiểu bang. Ứng cứ viên Đảng dân Chủ George McGovern chỉ thắng ở một tiểu bang là Massachussets và biệt khu Washington DC.

Chính trị nước Mỹ - nhất là về bầu cử tổng thống - thì thật là khó hiểu.

Chúng tôi đã sinh hoạt ở quốc gia này trên dưới là 62 năm - và sinh hoạt ở ngay trung tâm chính thống của xã hội, chứ không phải ở ngoại vi, mà cũng chỉ hiểu biết được một phần nào về chính trị nước Mỹ, nhất là về bầu cử tổng thống.

Trong cuộc bầu cử sắp tới (3/11/2020), TT Trump - cho tới nay và qua hai lần vận động ở Tulsa (Arkansas) và Phoenix (Arizona) xem ra đã rập theo cái khuôn của TT Nixon, đó là đặt nặng vấn đề trật tự và luật pháp. Ông cũng hay đưa ra viễn tượng thành công về thuốc chữa trị và chủng ngừa virus corona.

Nước Mỹ năm 2020 là một nước Mỹ mới, nó khác với nước Mỹ 1970 về dân số, sắc tộc, mức độ chia rẽ nội bộ, và phạm vi hoạt động của truyền thông. Thêm vào đó là phức tạp của truyền thông xã hội.

Bầu cử lại xảy ra trong bối cảnh đại dịch virus corona, gây nên một tình trạng đặc biệt ̣chưa bao giờ từng có trong lịch sử nước Mỹ - đó là 'lockdown' cả nền kinh tế - mà TT Trump phải đương đầu. Đây là những khó khăn mà chưa có tổng thống nào gặp phải.

Câu hỏi đặt ra là liệu ông Trump có vãn hồi được trật tự cho nước Mỹ và kiềm chế được sự tăng tốc của đại dịch trước ngày bầu cử?

Black Asian And Minority Ethnic (BAME)





"'Đừng lo lắng, bạn sẽ làm tốt vì bạn là BAME,' 'BAME là xu hướng mới.' "

Nicole Miners, 24 tuổi, lần đầu tiên nghe thấy thuật ngữ BAME - viết tắt chữ cái đầu trong tiếng Anh của black, Asian and minority ethnic (người da đen, châu Á và sắc tộc thiểu số) - là lúc cô học ở trường kịch.

"Là một diễn viên người Anh gốc Đông Á, đây là điều thực sự làm tôi khó chịu", cô nói.

Một người 'BAME' có nghĩa là người Châu Á, và bản thân đó là một thuật ngữ rất rộng. Nó có nghĩa là 'Nam Á', 'Đông Á', 'Đông Nam Á', 'Ấn Độ', 'Pakistan', 'Trung Quốc', 'Thái', 'Việt'? vân vân…

"Điều đó khiến mọi người lầm tưởng rằng tất cả những người không phải là người Anh da trắng sẽ rơi vào thuật ngữ 'BAME'. Và trên hết, vì tôi là con lai nên thậm chí tôi thấy còn khó hiểu hơn."

Cụm từ viết tắt, "Bame" - đã trở nên được nhiều người chú ý sau khi có các cuộc biểu tình 'Black Lives Matter' tại nhiều nơi trên thế giới và một báo cáo về nguồn gốc của những người có nguy cơ tử vong cao hơn với Covid-19.

Sinh viên Tosin Attah, 20 tuổi, đến từ West Midlands, lần đầu tiên nghe thấy thuật ngữ này tại trường đại học ở London.

"Đây là một thuật ngữ của người da trắng, họ làm điều đó để họ không phải nói từ "đen", bởi vì họ cảm thấy kỳ cục khi nói từ đen vì một số lý do nào đó.

"Tôi cảm thấy như 'BAME' chỉ là thuật ngữ an toàn của họ để họ không bị coi là có thái độ phân biệt chủng tộc."

Giáo sư Ted Cantle, giám đốc quỹ thiện nguyện Belong, nói rằng nguồn gốc của thuật ngữ này có từ những năm 60 và 70 khi mọi người nhắc đến 'cộng đồng đen'.

"Nhưng, dần dần, mọi người nói là cộng đồng châu Á không được đại diện "nên nó trở thành" đen và Á".

"Sau đó, người ta cũng nói rằng còn có các nhóm sắc tộc thiểu số khác ở Anh. Vì vậy, nó trở thành 'BME, black and minority ethnic [đen và sắc tộc thiểu số]. Nhưng không phải tất cả các nhóm dân tộc thiểu số đó đều là người da đen. Vì vậy, nó trở thành' BAME '. "

Ông nói mặc dù, về bề ngoài, thuật ngữ "không bao gồm nhiều nhóm thiểu số lại với nhau", nhưng trên thực tế lại không phải vậy.

"Chúng tôi thường thấy rằng một tổ chức cụ thể sẽ không thực sự tập trung vào nhóm BAME rộng đó. Họ sẽ cố gắng chia nhỏ ra.

"Vì vậy, nếu đó là một trường học chẳng hạn, xác định những đứa trẻ đặc biệt nào cần hỗ trợ, họ sẽ nhìn vào người da đen Caribbe, có thể là cộng đồng Trung Quốc hoặc Đông Âu nơi tiếng Anh không phải là ngôn ngữ đầu tiên.

"Nói cách khác, họ sẽ nhắm mục tiêu vào các nhu cầu cụ thể."

Nhưng việc sử dụng thuật ngữ này không phải lúc nào cũng được cảm nhận bởi những người được gọi với cái nhãn mác đó.

"Tôi ghét thuật ngữ 'BAME', 'người da màu', tất cả những nhãn mác này," diễn viên hài Eshaan Akbar, 35 tuổi, nói.

"Trải nghiệm của tôi khi là một người Anh là một nửa người Bangladesh và một nửa người Pakistan rất khác với một người đàn ông da đen người Anh hoặc bất kỳ người châu Á nào khác."

Sử dụng "BAME" là sai lệch, ông nói, và đó một cách để chính quyền không phải đối phó với các cá nhân từ một cộng đồng.

"Trong đại dịch, tất cả những gì tôi có thể nghe trên đài báo là 'Cộng đồng BAME' bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bệnh tật, nhưng điều này không đúng.

"Trong cuộc biểu tình Black Lives Matter, 'BAME' lại xuất hiện.

"Nhưng nhiều người châu Á Hồi giáo cảm thấy rằng các vấn đề xảy ra trong cộng đồng của họ đã bị phớt lờ.

"Điều duy nhất tôi biết chúng tôi chắc chắn có điểm chung với những người khác trong nhóm 'BAME' là tất cả chúng tôi đều có thức ăn thực sự ngon."

Rapper Virgil Hawkins từ London nói rằng người da đen phải đối mặt với những khó khăn riêng mà những người thiểu số khác có thể không bị, chẳng hạn như định kiến rằng đàn ông da đen thì có cảm giác "đe dọa".

Pamela Bisson, CEO của Weirdos and Creatives Production thì cho biết thuật ngữ BAME đã được đưa vào một ô để đánh dấu ở nơi làm việc.

Nhưng "nó sẽ không cứu vãn hoặc thay đổi được thái độ kỳ thị về các nền văn hóa khác nhau".

Bà nói rằng bà đã sửng sốt với thái độ của Bộ trưởng Y tế Matt Hancock, khi bà hỏi có bao nhiêu người da đen trong nội các, và câu trả lời là: 'Chúng tôi có sự đa dạng về tư duy.'

"Thật sốc khi nghe điều này. Nó cho thấy thuật ngữ 'BAME', được tạo ra bởi chính phủ, vẫn chưa được thấu hiểu."

Two teenagers shot in Seattle's Chop autonomous zone


A teenager has been killed and another critically wounded in a shooting in Seattle's autonomous zone.

One teenager, 16, was fatally shot and died after being taken to hospital. The other victim, 14, is in intensive care.

The zone, initially known as Capitol Hill Autonomous Zone (Chaz) and now called Capitol Hill Occupied Protest (Chop), was set up amid protests over the killing of George Floyd.

As it is part of a protest against police brutality, it is self-policing.

In a statement, Seattle hospital Harborview Medical Center said one of the boys was brought in by a private vehicle at 03:15 local time, while the other was driven in by the Fire Department's medical team at 03:30 on Monday.

The male shooting victim who arrived to Harborview... at 03:30 from the Chop area on Capitol Hill in Seattle has unfortunately died," the statement added.

Although the site was initially occupied by hundreds of peaceful protesters, this is the fourth shooting within the boundaries of Chop in the last 10 days.

In the first shooting, which happened in the early hours of 20 June, a 19-year-old man called Horace Lorenzo Anderson was killed and a 33-year-old man was injured.

A second shooting the next day left a 17-year-old boy injured, and another person was wounded in a third shooting two days later.

After the latest violence city officials have said they are considering dismantling Chop, and reopening a police station in the area that was abandoned by officers when the zone was first set up.

Chief Carmen Best, from the Seattle Police Department, said they had found a white Jeep "riddled with bullet holes" near one of the concrete barriers to Chop.

She also accused protesters and residents of "not being cooperative with our requests for help", and said the zone was now "not safe for anybody".

Seattle Mayor Jenny Durkan, a Democrat who served as US attorney under former President Barack Obama, has also been facing calls to resign from people on both sides of the political divide over her handling of protests in the city and Chop.

Last week, she said she would work with protesters to bring an end to the protest zone. However, the barricades are still up.

What is it like in the protest zone?

According to local media, the area is largely peaceful during the day, with people relaxing in the park while volunteers hand out free food.

It spans a six-block radius of the city's trendy arts scene that has been gentrified in recent years.

Protesters have planted a community garden and painted a large "Black Lives Matter" mural on the street.

But at night, the area is said to become tense as demonstrators march and openly armed watchmen patrol the streets.

How did the protest zone come about?

The protests in Seattle in Washington state began in response to last month's death in police custody of an unarmed black man, George Floyd, in Minneapolis, Minnesota.

map of 'Chaz' area
Image captionProtesters also refer to it as the Capitol Hill Occupied Protest, or Chop
Presentational white space

The area around East Precinct in Seattle became a battleground between protesters and police at the beginning of this month, leading the governor to send in the National Guard and the mayor to impose a curfew.

The mayor finally ordered barricades to be removed near the precinct and the police building was boarded up.

President Donald Trump, a Republican, had threatened to "take back" the city, but Mayor Durkan and Washington Governor Jay Inslee, both Democrats, told him to mind his own business.