khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Không CHUI mà cở nào cũng "ĐI CHUI"...











Địa đạo Củ Chi, vì sao phải chui, và chui như thế nào?

 
Dài cũng CHUI, ngắn cũng CHUI.
 
 


Đấu võ mồm đến tận răng



NGƠ NGÁC




Ngao Ngán !

Hello Hạ Long - Kyo York hát



"Nhức trí" với ngoại nhân : thích hưởng nên (lười biếng , thụ động, thiếu sáng tạo)



Tro Tàn -- Đinh Quang Anh Thái



Nhà văn Nguyễn Đình Toàn


Ta có thở khói thương nhau
Tình cũng như nhang tàn
Ta còn nương náu trong đời không bao lâu
Lòng có đau thì cũng như là nắng qua chiều
Thôi cũng nhẹ
Ta yêu nhau trong nghèo khó
Khi quê hương tàn phá
Được mấy ngày vui trong đời
Tóc biếc ngoảnh đi đã đỏ màu phai
Ta xa nhau vào lúc xa đời
Bóng bỏ theo người
Đổ một lần cho hết cuộc rủi may
Cứ coi là mất coi là hết
Lật ngửa bàn tay mà cắt dây
Dẫu cho còn có khi nào nữa
Gặp lại được nhau cũng muộn rồi
Đừng hỏi tình xa bao lâu tình sẽ lạ
Và hỏi người chia xa nhau lòng có sợ
Gương lạnh bóng mờ
Còn một phần ba cây nhang đợi cháy vội
Đội một hòn than chôn chân sầu đứng đợi
Tro tàn rụng rơi.
(Nguyễn Đình Toàn, Sài Gòn – 1984)

Tác giả Áo Mơ Phai đọc cho nghe bài thơ Tro Tàn vào một buổi tối tháng Tư 2014.

Đến thăm anh, bước ra khỏi xe, ngước nhìn lên căn hộ anh sống, đã thấy bóng anh in nơi cánh cửa sổ. Anh nhìn xuống, tôi đoan chắc là anh chỉ thấy rõ bóng người từ xa. Mắt anh đã mờ, vì những khói bụi cuộc đời – và cả tình người – kể từ ngày thoát khỏi những năm tháng nghiệt ngã trong nhà tù; rồi đặt chân đến Mỹ.

Căn hộ một phòng của anh u ám, anh đứng dậy mở cửa, lưng anh như khụm xuống vì sức nặng tuổi già, trông anh lao chao như vừa thoát ra khỏi cái bóng của ngọn đèn vàng vọt nơi bàn ăn. Anh trở lại chỗ ngồi cố hữu nơi cửa sổ, giọng yếu, nhưng vẫn còn hơi hướng Nguyễn Đình Toàn vào mỗi tối thứ Năm trong chương trình Nhạc Chủ Đề trên Đài Phát Thanh Sài Gòn thời trước 75. Anh bảo, chán thật, chỉ còn một một nấc nữa là tám bó. Nghe mà giật mình, thoáng cái anh đã sắp bước vào tuổi 80.

Nhớ những buổi tối thứ Sáu tôi vừa ra khỏi tù năm 1984, trên căn gác nhà bác Dzoãn Quốc Sĩ, bác gái cho ăn bữa cơm đạm bạc, có Nguyễn Đình Toàn, Thanh Tâm Tuyền, Duy Trác.  Giá lúc ấy anh Toàn đồng ý cùng tôi đào thoát và may mắn như chuyến đi của tôi ít tháng sau đó, anh đã có thể chữa được bệnh mắt. Hỏi anh sao anh quyết ở lại, anh bảo, nghệ sĩ như cái nhau của thai nhi và quê hương như bà mẹ, một khi cái nhau bị cắt rời khỏi cuống rún là lúc nguồn nuôi dưỡng trực tiếp không còn nữa.

Quả như anh nói, có mấy nghệ sĩ buộc phải sống xa quê nhà mà còn trước tác dồi dào, sinh động?

Ngày chia tay anh ở Sài Gòn, thoắt cái đã 28 năm. Và giờ thì anh còn “một nấc nữa là tám bó”.  Hỏi anh giờ này anh mong gì, anh nói, chả biết mình mong gì nữa, “ngày hai bữa nấu cơm cho vợ ăn là đủ hết ngày rồi”, còn mong gì nữa.
Chị Hồng, vợ anh đau bệnh. Mà chính bản thân anh cũng nào khá hơn: anh cũng mang bệnh hiểm nghèo từ hơn năm nay.

Bóng bỏ theo người
Đổ một lần cho hết cuộc rủi may

Ừ, anh nói, cũng đã sắp tới lúc “bóng bỏ theo người”.
Nhìn những thùng sách chất chồng trong căn nhà hẹp của anh, tôi hỏi, “Nguyễn Đình Toàn tiểu thuyết 1 và 2” có được độc giả chú tâm không, anh cười nhưng không dấu được niềm chua chát: “cứ xem đây là lần in cuối cùng dành tặng bằng hữu. Chỉ buồn là gửi cho chục người thì chỉ có hai đứa tử tế điện thoại cám ơn, những đứa còn lại chúng nó xem như không có”.

Ngồi chơi với anh rồi cũng phải về. Anh đóng cánh cửa sau lưng tôi và nói vói theo:“Đã thấy ta gần với cái xa.”

Câu thơ này, anh đã đọc cho tôi nghe hôm đám tang Nhạc sĩ Nhật Ngân buổi sáng Mùng Sáu Tết năm nào.

Theo đoàn người sau quan tài, đi ngang nơi an nghỉ của Nhà báo Đỗ Ngọc Yến, anh Toàn ngồi xuống bãi cỏ trước mộ phần anh Yến, đọc cho nghe nguyên cả bài thơ:

Đã  Nghe

Đã nghe đời xa ta
Người xa ta
Tình xa ta
Như cây khô trút dần hết lá
Đường đang đi bỗng như
Chập chờn có sóng đưa
Xô dồn
Trong một lối về
Đã thấy quanh ta đời quạnh quẽ
Những tiếng xôn xao im dần đi
Đời một phía ta trôi về một phía
Có phải ta mù dở hay sương che
Những bóng hình xưa
Nhập vào trong ước mơ
Giờ cũng bay ra làm gió
Ta có quên đâu
Nhưng nhìn xem cũng lạ
Hoa ngỡ như không còn là hoa nữa
Những mặt người ta giấu trong ta
Dấu mốc đời qua
cười băng giá
Ta cũng không mong quay lại nữa
Trăng thoắt rơi ngang trên đường đi
Ta bỗng nghe ra bằng thịt da
Đã thấy ta gần với cái xa
Ô hay đất đá nào rơi lở
Hay tự lòng ta lấp lối về.

Rời căn hộ tác giả “Áo Mơ Phai”, ngoái lại nhìn thấy dáng anh xiêu đổ.

Đêm Cali se lạnh, trong đầu bỗng vang lên câu cuối của bài thơ “Hay tự lòng ta lấp lối về.”

Một lần thoáng có -- Nhạc Trịnh công Sơn -- Ca sỉ Giang Trang


Bài hát này nghe lần đầu tiên năm 1973 ở quán cà phê của trừơng nằm dưới phòng thực tập Mạch Điện của thầy Vũ hùng Chương . Lúc ấy vừa nghe KL hát vừa nhìn xấp "cua" Máy Điện của thầy Đính, viết tinh là mấy phương trình loằng ngoằng của ông Tây Maxwell, để xã "xì tréc". Tình cờ tìm được bài hát này trên Net, do ca sĩ Giang Trang hát vào năm 2006 . Giọng hát trong trẻo, phát âm phảng phất "nhạc vàng đồi trụy Mỹ Nguy" của thành thị bị "địch tạm chiếm".  Xin chia sẻ audio clip này với quí bạn



1. Một lần bóng núi in bên sông dài
Một lần thấy bóng tôi
Một ngày có đoá hoa lan trong vườn
Một ngày thấy dáng em

Một chiều bỗng thấy hoa lan úa tàn
Vườn chiều vừa mất dáng em
Một chiều núi bỗng mang thân cánh đồng
Thì cùng giòng nước khóc giùm

Một lần thấy bóng em qua em nơi này
Một lần với bóng tôi
Một ngày đã có em xa nơi này
Một ngày với vắng tôi

2. Một chiều có bóng chim âu bay về
Cùng giòng nước đã đi
Một lần có bóng chim quyên bên nhà
Cùng lời hót đã xa

Một ngày tiếng nói lo âu ra đời
Nụ cười vội cất cánh bay
Một đời với những đua chen lâu dài
Người người còn tiếp nối người

Một lời nói với bông hoa trên đồi
Một lời nói đã phai
Một điều dấu kín trong tim con người
Là điều dấu kín thôi.
 

Dạ Hành -- Nhạc sĩ Phạm Duy hát


Dạ Hành đã được nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác vào đầu thập niên 70. Bài hát đã được phổ biến sâu rộng trong các sinh hoạt của Phong Trào Du Ca VN vào lúc ấy. Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đã hát bài hát này rất "tới". Nghe lại để nhớ một thời sinh viên xanh xưa bốn mươi năm trước của Saigon đã bị xóa tên .


                                                          


Người đi trong đêm tối, trong đêm thâu,
Trong đêm vắng, trong đêm sâu
Trong đêm dầy, trong đêm dài Việt Nam, hự ! (1)
Người đi giương đôi mắt, khua đôi tay,
Đưa chân bước trên chông gai,
Trên đất gầy, trên vũng lầy bùn nhơ, hự !
Người đi không ai dắt, không ai đưa
Như đui mắt, đi bơ vơ
Đi trong vòng vây quanh của bầy ma, hự !
Bầy ma chuyên uống máu nơi dân đen
Moi tim óc bao thanh niên
Ăn linh hồn, ăn da thịt Việt Nam, hự !
Bầy ma giơ tay níu, giơ tay mua
Giơ tay đón, giơ tay đưa
Giơ tay dọa không cho người vượt qua, hự !
Bầy ma giơ tay kéo, giơ tay ôm
Lôi ta cúi, lôi ta khom
Như con vật cong lưng bò trong đêm, hự !
Thế nhưng người là NGƯỜI nên không chịu làm thú
Thế nhưng người là NGƯỜI nên không sợ loài ma
Người đi, đi đi lên ! Người đi, đi đi lên
Người đi tìm ánh sáng mặt trời
Thế nhưng người là NGƯỜI nên không chịu làm thú
Thế nhưng người là NGƯỜI nên không sợ loài ma
Người đi, đi đi lên ! Người đi, đi đi lên
Người đi tìm ánh sáng trời lên.

Người đi trong đêm súng, trong đêm bom,
Trong đêm máu, trong đêm sương,
Trong đêm buồn, trong đêm hận thù vương, hự !
Người đi mang nước mắt, đeo khăn tang
Nhưng la hét, nhưng kêu vang
Trong ô nhục, trong muôn vàn hờn căm, hự !
Người đi trong kinh hãi, trong cô đơn
Nhưng đi tới, nhưng đi vươn
Đi ra ngoài, đi ra ngoài màn đêm, hự !
Bầy ma thêm hung dữ, thêm hung hăng
Thêm ngoan cố, thêm nhe răng
Thêm điên cuồng, thêm căm người hùng anh, hự !
Bầy ma giơ tay đánh, giơ tay phang,
Vung cây súng, vung thanh gươm
Không cho người, không cho người vùng lên, hự !
Bầy ma vung tay giết anh thanh niên
Trong đêm trắng, trong đêm đen,
Trong đêm tàn, nhưng soi bật niềm tin, hự !
Thế nhưng người là NGƯỜI nên không chịu làm thú
Thế nhưng người là NGƯỜI nên không sợ loài ma
Người đi, đi đi lên ! Người đi, đi đi lên
Người đi tìm ánh sáng mặt trời
Thế nhưng người là NGƯỜI nên không chịu làm thú
Thế nhưng người là NGƯỜI nên không sợ loài ma
Người đi, đi đi lên ! Người đi, đi đi lên
Người đi tìm ánh sáng trời lên.
 

Rừng lá thấp- nhạc Nhật Trường- ca sĩ Thanh Thúy



Trích từ nhận xét của Blog Tây Bụi về bài nhạc Rừng Lá Thấp của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh:

"Lá thấp vừa che chở, vừa che khuất.  Lá được bảo vệ và làm vắng mặt.  Vậy "lính giữa rừng yêu lá thấp."

Ở giữa lá thấp thì lính lầm lì nhận thân phận mình "là người vui chinh chiến dài lâu."  Là người xa khuất cho nên "mộng ước đầu tôi nghe đã chìm sâu."

Hình như rừng lá thấp cũng có ý nghĩa mô tả những cành lá ngụy trang trên mũ, áo và ba lô lính chiến ở trong rừng.

Nói cụ thể thì bài ca này được viết để tưởng niệm một người lính chết lúc mà quân lực Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tấn cộng vào Sài Gòn thời Tết Mậu Thần.  Hình như đơn vị của Vũ Mạnh Hùng bảo vệ cầu Bình Lợi.  Theo một trang web thì:


Trung Úy Vũ Mạnh Hùng đã tử thương vì bị VC bắn sẽ khi anh tiến tới ra lịnh cho chiếc M41 không bắn đại bác vào nhà dân. (trang Tổng Hội Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam trích "Lử Ðoàn TQLC với trận chiến Tết Mậu Thân tại Sàigòn")

Vậy, theo tài liệu này thì Vũ Mạnh Hùng chết vì lo cho dân thường ở xung quanh cầu này.

Trên một tư liệu khác có người khác viết:

Khu vực Cầu Bình Lợi không như bây giờ không có dân cư đông đúc xung quanh toàn là những lùm cây tán thấp cỏ mọc um tùm. (forum của trang yeunhacvang.com) Bên kia cầu là một con "đường về phồn hoa," về thành. Vậy lúc bảo vệ sự phồn hoa ấy và những người được hưởng sự phồn hoa ấy, họ được có hiểu cho những người lính sống mạo hiểm và khó khăn không?

Tác giả ca khúc này nhận nhiệm vụ soi sáng trên cảnh này.  Ở thủ đô thì có những cô ca sĩ hát cho lính.  Họ hát những câu "Trọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà" thì các câu ấy nghe suông.  Tác giả này hỏi: "Sao không hát cho người giết giặc trên cầu, khi bùn lầy còn pha sắc áo xanh trong khói súng xây thành." Người lính của ca khúc này muốn sự thông cảm và hiểu biết của cô ca sĩ này và của khúc ca này. Tại sao không hát về cái sự thật?

Lý do là người công dân bình thường không muốn biết cái sự thật của chiến tranh.  Các chiến sĩ được coi như là vị anh hùng, lúc chết là liệt sĩ, và chết một cách vĩ đại.  Đơn giản, gọn gàng, và ngây thơ. Ca khúc này đòi mọi người nhìn vào thực tế.  Nhưng có phải bài hát này cũng xóa cái sự thật của chiến tranh?  Có phải là lính thực sự "quen yêu gian khổ quân hành" không?  Còn hai câu sau tỏ những ý rất đặc biệt mà cần mổ xẻ:

Nghe từ ngày thơ tiếng súng triền miên / Đánh giặc lâu bền cho non nước bình yên."

Có phải là cách đáp ứng xứng đáng của một người nghe tiếng súng triền miên từ bé là cầm súng để làm thêm tiếng súng?  Còn giặc là ai để mà phải đánh.  Giặc là một người thanh niên không khác gì mấy với mình?  Giặc cũng là người Việt.  Có lẽ giặc chính là các nhà chính trị, các bộ quốc phòng, các người tranh ghế ở nội các?

Làm chiến tranh cho hòa bình có hợp lý không?  Hạ súng thì hòa bình mới đến chứ?  Song khái niệm đánh giặc cho non nước bình yên hợp với tâm lý của thời gian ấy.  Nói chung Sài Gòn lúc bấy giờ là một ốc đảo bình yên trong nỗi loan.  Biến cố mô tả trong bài "Rừng lá thấp" mới chạm đến tình trạng bình yên ấy.  Tất nhiên xã hội ấy rất mộng ước đến hòa bình.  Thái độ của lính chiến ở trên là phải cắn răng cứ chiến đấu lâu dài để được hưởng hòa bình ấy.

Tất nhiên khái niệm ca khúc ở trên cũng là một loại tuyên truyền, nhưng tuyên truyền như thế có hiệu quả không? Trong sách sử mới History of the Vietnamese People, trang 607, Keith W. Taylor viết sau việc tấn công Tết Mậu Thần thì "the new government of the Second Republic in Saigon benefited from a rise of popular support as people rallied against the attackers with a new sense of appreciation for what was a stake" (chính phủ mới của Đệ Nhì Cộng Hòa ở Sài Gòn được hưởng sự ủng hộ đại chúng khi mà dân tập hợp lại chống những người tấn công với khả năng đánh giá mới của những nguy cơ trong cuộc).  Như vậy, có phải họ nên nói rõ hơn là họ đấu tranh để tránh một ngày thống nhất theo điều kiện của bên đã tấn cộng lúc Tết Mậu Thần?

Một ý khác trong những bài ca lính chiến là lòng trung thành với đồng đội trong đơn vị.  Vậy phải "hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua," và biết ơn những người ấy một cách xứng đáng niềm thương cảm?  Hình một thời nào đó ca khúc Sài Gòn được chuyển hướng từ "yêu người lính xa nhà" đến "yêu và hiểu đến người lính gian khổ."  Những người lính che dưới lá rừng như vô hình.  Việc "mắt quầng thâm mất ngủ tàn đêm khói lửa, giờ chỉ còn hai tiếng "mến anh" không đủ.  Người lính đòi nhiều hơn.  Các cô ca sĩ hậu phương "đừng hát như chim trên ngọn lá sầu xin thật lòng trong câu hát đầu môi."  Nhưng các cô ấy đại diện cho toàn xã hội mà nên chân thành tưởng nhớ đến những người lính được che chở bởi rừng lá thấp."



Quí bạn chọn bài số 7 trong danh sách nhạc để nghe ca sỉ Thanh Thúy hát bài Rừng Lá Thấp


                                    

Người ớ lại Charlie -- Nhật Trường và Thanh Lan song ca



Blog Tây Bụi nhận xét như sau:

"Bài ca này nhắc đến những địa điểm Kampuchia nghe rất lạ như: Krek, Snoul, Dambe. Chắc là những trận địa lính nhảy dù đã từng đi đánh. Trần Thiện Thanh cũng sử dụng nhiều ẩn dụ cho nhảy dù - ngôi sao, chim quí, bay, trùng khơi, v.v.

Nhạc slow rock nghe khá luyến tiếc. Giai điệu có nét fanfare như nhạc quân sự."








Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

RYNO, xe một bánh với động cơ chạy bằng năng lượng điện

Ở những nơi thường xuyên xảy ra ùn tắc thì chiếc xe điện một bánh Ryno được xem là lựa chọn tối ưu giúp lưu thông trên đường dễ dàng hơn.

Những năm gần đây, phương tiện di chuyển cá nhân dường như được thiết kế với một hướng chung là: nhỏ gọn, linh hoạt và hướng tới nhiều đối tượng sử dụng. Ryno là một phương tiện di chuyển cá nhân độc đáo, linh hoạt và rất thân thiện với môi trường.
 
Theo đó, Ryno Motors (Mỹ) đã giới thiệu chiếc xe một bánh độc đáo với tên gọi Ryno. Ryno là phương tiện di chuyển cá nhân thứ hai trên thế giới chỉ có một bánh xe, sau chiếc Orbis. Chiếc Ryno này có thiết kế khá nhỏ gọn, sử dụng một chiếc bánh có lốp cao su trông giống như một chiếc bánh xe hơi. Thân xe khá đơn giản với một chỗ ngồi và có tay lái như những chiếc xe hai bánh thông thường.
 
Ryno có thể đạt tốc độ tối đa 40 km/h, còn pin có thể nạp đầy điện sau 90 phút. Ryno có gắn một con quay hồi chuyển giúp nó duy trì tư thế thẳng đứng. Người điều khiển sẽ đổ người về phía trước để tăng tốc độ và đổ người về phía sau để giảm tốc độ.
 
Chris Hoffman, giám đốc điều hành của Ryno Motors, cho biết: "Bạn chỉ cần chưa tới 1h để học cách điều khiển Ryno, nhưng bạn sẽ phải tập trung tâm trí liên tục trong quá trình điều khiển nó. Khi bạn cùng Ryno xuất hiện trên phố, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đó là cỗ xe từ một trò chơi điện tử".


AIRTAME, une clé pour patarger du contenu vidéo en streaming


Tùng (K1) thân chúc quí bạn : "Bonne fêtes de Pâques"

           
         

USB HDMI (Airtame)





Mời quí bạn xem demo từ video clip bên dưới :


Như lời tuyên bố của Võ văn Kiệt: "Saigon của hàng triệu người buồn" nhân ngày đứt phim, 30 tháng 4 năm 1975.



Thủ đô Saigon trước ngày trời sập, 30 tháng 4 năm 1975.



SAIGON của em, SAIGON của anh -- Nhạc Phù Chí Phát -- Ca sĩ Mai Thiên Vân. Cám ơn nhạc sĩ Phù Chí Phát đã gởi cho bản nhạc mới: Saigon của Em, Saigon của Anh nhân tháng tư buồn 2014 (Tùng, Paris)