khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2024

KHÔNG XỬ DỤNG NHỮNG SỐ ĐIỆN THOẠI NÀY VÀ ĐỪNG ON PHONE VỚI NHỮNG SỐ PHONES NÀY NHÉ

 

Cục an ninh mạng thông báo rất khẩn cấp”: Hãy chuyển thông điệp này cho gia đình và bạn bè của bạn NGAY BÂY GIỜ. Mọi người đã nhận được cuộc gọi từ
ĐT: +375602605281
ĐT: +37127913091
ĐT: +37178565072
ĐT: +56322553736
ĐT: +37052529259
ĐT: +255901130460
hoặc bất kỳ số nào bắt đầu từ + 371 +375 + 381
Những kẻ này chỉ đổ chuông một lần và cúp máy. Nếu bạn gọi lại, họ có thể sao chép danh sách liên hệ của bạn trong 3 giây và nếu bạn có chi tiết ngân hàng hoặc thẻ tín dụng trên điện thoại, họ cũng có thể sao chép danh sách đó ...
Mã +375 dành cho Belarus.
Mã +371 dành cho Lativa.
+381 Xéc-bi-a.
+563 Valparaiso.
+370 Vilnius.
+255 Tanzania.
+996 Kyzgyrstan
Đừng trả lời hoặc gọi lại.
Ngoài ra, đừng nhấn.
# 90 hoặc # 09 trên Điện thoại di động của bạn khi được bất kỳ người gọi nào hỏi. Đó là một thủ thuật mới được sử dụng để truy cập thẻ SIM của bạn, thực hiện cuộc gọi với chi phí của bạn và coi bạn là tội phạm.
NGAY LẬP TỨC thông báo này tới càng nhiều bạn bè càng tốt để ngăn chặn bất kỳ sự xâm nhập nào !!



Lễ khai mạc Thế Vận Hội Olympic 2024 với tầm nhìn táo bạo của Paris





Bốn địa điểm biểu trưng của Paris, kết nối văn hoá - lịch sử với Thế Vận Hội 2024





Nhạc ngoại lời Việt : "Điệu valse cuối cùng" được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?





DI SẢN NGUYỄN PHÚ TRỌNG DƯỚI GÓC NHÌN BÁO CHÍ QUỐC TẾ





CẬN CẢNH KÊNH ĐÀO PHÙ NAM TECHO TRƯỚC NGÀY ĐỘNG THỔ 5/8





ÔNG TÔ LÂM ‘THẾ NHƯ CHẺ TRE’ SAU KHI ÔNG TRỌNG KHÔNG CÒN ĐIỀU HÀNH?





Nơi làm "việc nhẹ lương cao" ở Philippines





Từ giáo viên trở thành nữ tướng chống "BOT bẩn"





Pháp: Đường sắt bị tấn công trước lễ khai mạc Olympic





Cơ hội, lựa chọn nào cho thời 'hậu Nguyễn Phú Trọng'?





Thêm 7 thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi không cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam





Môi trường đầu tư Việt Nam giữa những bất ổn chính trị





Nông dân trồng lúa ở Cần Đước





Thứ Năm, 25 tháng 7, 2024

Tâm tình với xích lô đạp!- Tác giả Nguyễn Gia Việt

 

Khi tui về Sài Gòn thì xích lô còn đầy đường. Sài Gòn có nhiều khu xích lô lắm, từ Hoà Hưng ra tới Khánh Hội, cầu Chữ Y, Hưng Phú, Chánh Hưng, Ba Đình, Bà Tàng, Lò Siêu, Bảy Hiền... đầy nhóc hẻm xích lô.
Miền Nam mình lạ kỳ! cùng phong tục, ẩm thực, nhưng Miền Đông và Miền Tây khác nhau về chiếc xích lô. Bà con Miền Tây đi xe lôi thì Miền Đông đi xích lô. Miền Đông xưa tính từ Mỹ Tho trổ lên Sài Gòn, Mỹ Tho trổ xuống là Miền Tây.
Xe lôi thì có xe lôi đạp và xe lôi máy, xích lô cũng có xích lô đạp và xích lô máy. Nhưng xích lô thì cái thùng nằm phía trước, người chạy ngồi phía sau đạp.
Ngồi xích lô mát, gió lộng tứ bề. Nhưng chạy sau đít chiếc xe lam thì coi chừng hửi khói xe lam chết giấc. Mà Sài Gòn hồi xưa không quá xô bồ như ngày nay.
Kể về Sài Gòn 1995 chắc nhiều đứa sanh sau 2000 không hình dung ra.
Sài Gòn 1995 đường đông nhưng chưa kẹt xe nhiều, xe gắn máy chỉ có Cub và Dream với xe đạp thôi, nhiều xe xích lô. Thành ra khói xe cũng lừng chừng, bụi đường chưa khủng khiếp, không có tiếng bóp kèn nhiều. Nước sông Sài Gòn chưa đen thui như bây giờ, con nít còn tắm sông được
Sài Gòn 1995 đường khá sạch vì dân khá ý thức, người bán lòng lề đường chưa "lì" như bây giờ, họ xả rác là mắc cỡ nên hạn chế.
Sài Gòn 1995 dân chưa đông như bây giờ, đường CMT8 chạy ra tới ngã sáu Dân Chủ là thấy xe cộ ít ít, rồi, chạy lên Gò Vấp còn thấy ruộng, chạy qua Tân Bình còn đất trống minh mông. Mé Đầm Sen, Ngã Tư Bốn Xã còn quê một cục, bụi mù, đường ổ trâu ổ bò xe đi lọc cọc.
Sài Gòn 1995 cách Sài Gòn 1975 chỉ 20 năm chứ nhiêu nên "dư âm" của Mỹ Ngụy còn nhiều, thành ra con nít còn "sợ" người lớn, học trò còn sợ còn ngán thầy cô, ra đường thấy con nít hư người lớn chỉ mặt nẹt một câu là chạy te te, học trò chửi bậy bị thầy giáo lớp khác chỉ mặt là nín re đi lảng chỗi khác liền. Cái này khác ngày nay, nẹt là nó ...chửi và "ché...m".
Sài Gòn 1995 còn nhiều người già hay dạy moral đạo đức, dạy con cháu xóm giềng đừng đổ rác ra đường, dạy đi im nói nhẹ, dạy khoanh tay cúi đầu chào.
Bây giờ Sài Gòn 2024 thì người già nín re vì sợ dạy là ...bị con nít "dạy" ngược lại. Thầy cô im miệng, nói là bị phụ huynh dạy lại liền.
Sài Gòn 1995 có dĩa cơm tấm sà bì chưởng có 1.000 tới 1.500 đồng bạc còn ngày nay thì.....(??), thấy sự mất giá của đồng tiền chưa?
Sài Gòn năm 1995 các quán xá chủ người Sài Gòn còn nhiều, nói giọng Nam rặc. Chủ quán xin lỗi khi khách chờ, "Chờ chị chút nha cưng", không giống như Sài Gòn nay chủ cả toàn nói giọng Bắc.
Đang nói xích lô mà lạc quẻ rồi!
Người già hay thích đi xích lô, thanh niên chừng 20 là nó không đi xích lô. Có lẽ vì chậm và tự ái, vì trai trẻ ngồi yên trên nệm êm mà coi ông già còng lưng đạp, mà leo dốc cầu Nhị Thiên Đường mà ngại thiệt. Nhiều ông xích lô phải dẫn hoặc ra trước kéo. Nhưng xích lô là nghề dễ kiếm tiền, cũng là lao động rất vừa sức. Là nồi cơm nhiều người.
Hết tiền, nhiều bạn sinh viên mượn chiếc xích lô của ông hàng xóm đạp tà tà một vòng là hồi lại có tiền chiều đi ăn cơm.
Người Sài Gòn kêu xích lô là xô xích le, ra đường ngoắt tay kêu "Ê xích lô!" nhưng khi xe trờ tới thì rất lịch sự "Chú làm ơn chở tui về Đa Kao được hem chú?"
Người Sài Gòn đi xe có khi trả giá, nhưng khi tính tiền thì lại boa thêm, kiểu "Kệ, ổng đạp cực tụt mồ hôi nảy giờ con ơi!"
Nhớ nhiều kỷ niệm khó quên, những ngày đầu về Sài Gòn thi đại học có nhiều đứa được cha mẹ giao và nhờ ông xích lô đưa rước trong ba ngày trời. Đi thi bằng xích lô cũng ngon lành như ai.
Nghe nói mùa dịch 2021 có nhiều ông già chết trên chiếc xích lô cũ ở bên đường.


Thăm chùa Bà Kết ở Chợ Gạo





Paralympic Paris 2024 : Trận đấu cuối cùng của vận động viên Pháp gốc Việt Bopha Kong





Khai mạc Olympic Paris 2024 : Pháp huy động lực lượng an ninh hùng hậu •





Nguyễn Phú Trọng: vì nước vì dân hay tham quyền cố vị?





Mike Pompeo in full speech at 2024 RNC: Trump administration 'put America first every day'





Thứ Ba, 23 tháng 7, 2024

Di sản của Nguyễn Phú Trọng: Cuộc đốt lò dang dở





Ra mắt phim “Miền Nam Việt Nam của tôi” ở ngoại ô thủ đô Mỹ





Những dấu ấn Paris trong lịch sử Olympic hiện đại





Thế vận hội Paris 2024 : Nguy cơ tấn công tin tặc ám ảnh trước lễ khai mạc





Paris 2024: Thế Vận Hội phát khí thải ‘‘thấp nhất’’ trong lịch sử ?





Nhà dưỡng lão Thanh Tâm do quý cha Dòng Chúa Cứu Thế tại Cần Giờ điều hành - Tác giả Khô Mắm Ông Cọp.

 

Hồi những năm 1976-1985, làn sóng người vượt biên ra đi rất nhiều. khoảng hơn 2 triệu người Việt đã ra đi bằng đường biển. Chỉ hơn nữa số người đó sống sót. Gần nữa bất hạnh nằm lại biển sâu lạnh lẽo.
Đất rừng ngập mặn Cần Giờ, một huyện đảo giáp bốn bề là biển. Có rừng đước hoang vu. Nên được người ta chọn là nơi xuất phát. Nhưng cũng nơi đây, vừa là cửa sông, vừa là cửa biển. Nên số người bị trôi dạt ngược trở vào cũng rất nhiều. Thời điểm đó, gần như mỗi buổi chiều tà, xóm chài Cần Thạnh, Cần Giờ, lúc thủy triều lên , bà con đều kéo nhau ra vớt xác của những người vượt biên bất hạnh.
Ông ngoại mình có đón một cô chắc cỡ 18-20. Cô trôi dạt vô bờ biển thị trấn. Ông đem cô về chôn trong vườn xoài của nhà. Ông đặt tên và ghi lên mộ cô H. Kêu cô bằng con, xưng ba. Mỗi khi ngoại đi đâu, đều dặn trổng: H ở nhà coi chừng xoài nghe con!
Cô H coi chừng thiệt! Mấy đứa con nít thấy ông ngoại đi. Leo vô hái xoài 🥭 trộm, đều bị cô kéo xuống đất. Đứa gãy giò, đứa trặc tay … Riết rồi không ai dám vô hái trộm vườn xoài nhà mình nữa. Ông ngoại mất, cũng chôn gần mộ cô H. Mẹ mình cắt một rẽo cho người ta mướn mở quán. Ông chủ quán cũng hay thọc xoài mà không xin phép. Cứ trời sập tối là ổng thấy người phụ nữ đi lảng vảng trong vườn xoài. Ổng sợ quá, nên nhờ mẹ mình vô mộ cô đốt nhang. Từ đó ổng không thấy nữa.
Nhà thờ Cần Giờ, một giáo xứ nhỏ, nghèo, buồn hiu hắt. Nhà thờ có một miếng đất nhỏ phía sau. Thời điểm xác người vượt biên trôi vô nhiều quá. Các Cha mới cho người ta chôn cất trong miếng đất đó. Rồi chắc thấy sự thống khổ của những con người liều mình ra đi trên những chiếc ghe bé nhỏ. Giáo xứ mới cắt đất lặp ra một xưởng đóng tàu gỗ đi biển “đánh cá”, xưởng làm nước mắm … tạo “công ăn việc làm” cho ngư dân Cần Giờ. Cần Giờ ngày nay có nhiều Việt kiều là vậy.
Sau này, khi làn sóng vượt biên dịu lại. Các Cha dòng Chúa Cứu Thế Cần Giờ xây trên đó một viện dưỡng lão nhỏ. Để phụng dưỡng những ông bà lớn tuổi cơ nhỡ. Nơi đây cũng chăm sóc nhiều ông là thương phế binh VNCH.
Nhà mình sát bên nhà thờ. Mình đạo Phật, nên không rành về đạo Chúa.. Mỗi khi về, hay vô nhà thờ chơi và uống với các Cha. Nghe các Cha kể về nhà dưỡng lão. Gặp các ông bà trong đó. Nghe họ ước được sống những ngày cuối đời bình an. Có người ước đủ ba bữa cơm tươm tất. Có người ước chết được cái hòm ⚰️ đàng hoàng... Thiệt là cám cảnh!
Giáo xứ Cần Giờ cũng nghèo. Mỗi buổi lễ chiều cuối tuần. Mình ngồi ngoài ghế đá chỗ tượng đức Mẹ, đếm được giỏi lắm chắc vài chục người đi lễ. Các Cha trong giáo xứ cũng không được xông xênh, nhìn khắc khổ, nhưng tấm lòng với những người già cả neo đơn trong nhà dưỡng lão thì chân tình, ấm áp… Nhiều bữa mình thấy bữa ăn của các Cha lèo tèo vài miếng thịt. Chắc để dành tiền chợ cho hơn 20 con người trong nhà dưỡng lão! Thỉnh thoảng mình nấu dư thêm xíu đồ ăn đem qua nhà thờ cho các Cha ăn.
Mình nghĩ mình ngoại đạo không giúp được gì nhiều, thì ngồi viết một vài dòng thô kệch, coi có ai ra đi từ cái xưởng đóng tàu của nhà thờ, hoặc giáo dân … thì rộng lòng.
Mình để cái link đoạn clip về nhà dưỡng lão. Ai có lòng hảo tâm thì phụ giúp đỡ các Cha.
Hình ở dưới là vườn xoài nhà mình, nơi chôn cô H. Bãi biển Cần Thạnh, nơi hồi xưa vớt cô H và xác những người vượt biên khác. Này chuyện có thiệt chứ không phải mình phịa đâu.

Nhà dưỡng lão Thanh Tâm do quý cha Dòng Chúa Cứu Thế tại Cần Giờ thành lập năm 1999, hiện nay Nhà dưỡng lão đang chăm sóc cho 18 hoàn cảnh đặc biệt; đây chính là một trong những hoạt động của vùng truyền giáo Cần Giờ, nơi quý cha quý thầy Dòng Chúa Cứu Thế đã hiện diện trên 50 năm.

Ước mong rằng sẽ có nhiều người thành tâm thiện chí cùng chung tay góp sức để việc chăm sóc cho các cụ già neo đơn được đầy đủ và bình an trong những ngày tháng cuối cuộc đời.